You are on page 1of 4

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

TRẦN VĂN TIẾN


20C34021

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI


LUẬN VĂN THẠC SĨ

Tên đề tài: Nghiên cứu đặc trưng phóng xạ tự nhiên trong đất và thực vật sử dụng
hệ phổ kế gamma phông thấp HPGe

Ngành: Vật lý Nguyên tử và Hạt nhân

Mã số ngành: 8440106

Xác nhận của cán bộ hướng dẫn


(Ký tên và ghi rõ họ tên)

PGS.TS. Trương Thị Hồng Loan

TS. Hồ Văn Doanh

TP. HCM, tháng 04 năm 2022


1. Giới thiệu tổng quan
Lịch sử hình thành Trái Đất gắn liền với các đồng vị phóng xạ tự nhiên có nguồn
gốc từ ba họ 238
U, U và
235 232
Th, chúng được gọi là các hạt nhân phóng xạ nguyên thuỷ.
Hạt nhân phóng xạ tự nhiên như 40
K, Ra,
226
U và
238
Th trong đất bề mặt có thể di
232

chuyển vào cây cối và được hấp thụ trong cơ thể người qua việc ăn lương thực, rau quả.
Theo IAEA, Các hạt nhân phóng xạ này đóng góp chủ yếu (khoảng 85%) cho liều hiệu
dụng hàng năm đối với con người. Mức phóng xạ này có thể tăng lên từ các tác động thay
đổi khí hậu, sự biến đổi địa chất, hoạt động khai phá khoáng sản, rác thải từ nguồn phóng
xạ, thuốc xạ trị trong y tế...[1]. Vì thế, việc nghiên cứu các hạt nhân phóng xạ tự nhiên
trong đất và thực vật luôn được chú trọng quan tâm thường xuyên, đặc biệt là những khu
vực chịu sự thay đối lớn của khí hậu và địa chất.
Khảo sát phông phóng xạ tự nhiên luôn là một trong những hướng nghiên cứu môi
trường được rất nhiều nước trên thế giới và các tổ chức quốc tế quan tâm. Nhiều kết quả
khảo sát về phóng xạ tự nhiên trên toàn thế giới có liên quan đến các tia vũ trụ và bức xạ
mặt đất đã được trình bày trong Báo cáo của UNSCEAR [2]. Hầu hết các quốc gia trên
thế giới đều có các chương trình kiểm soát phóng xạ tự nhiên và các trạm quan trắc
phóng xạ để kiểm soát hiện trạng phóng xạ theo thời gian. Việc nghiên cứu này là một
yêu cầu bắt buộc đối với các nước tham gia phát triển năng lượng nguyên tử vì mục đích
hoà bình, trong đó có Việt Nam.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là khu vực nông nghiệp lớn nhất ở phía
Nam. Khu vực này chịu sự tác động của hai khối nước lớn là sông Mê Kông và thủy triều
của biển, do đó chế độ thủy văn của khu vực khá phức tạp, vừa chịu ảnh hưởng của dòng
chảy thượng lưu sông Mê Kông, đồng thời chịu ảnh hưởng của thủy triều biển Đông.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã ký Quyết định 287/QĐ-

TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030
trở thành trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững, năng động và hiệu quả cao của quốc
gia, khu vực và thế giới trên cơ sở phát triển hệ thống các trung tâm đầu mối về nông
nghiệp, các hành lang kinh tế và các đô thị động lực tập trung các dịch vụ và công nghiệp
đa dạng với hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, thích ứng với biến đổi khí hậu;...[3].
Trong luận văn này, chúng tôi bước đầu nghiên cứu đặc trưng phóng xạ và nguyên
tố vi lượng của đất và thực vật ở một số vùng nông nghiệp của ĐBSCL, đặc biệt chú ý
đến sự tác động của các biến đổi sinh thái để đánh giá mức nền phông phóng xạ tự nhiên
hiện tại có ảnh hưởng như thế nào đến mội trường cuộc sống của con người trong khu
vực.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích chính của nghiên cứu bao gồm hai phần:
- Xây dựng quy trình phân tích áp dụng tiêu chuẩn ISO 18589-3:2015 [4] (Đo
hoạt độ phóng xạ môi trường và đất. Phần 3: Phương pháp thử các nhân phóng
xạ phát gamma bằng hệ đo phổ gamma) để đánh giá hoạt độ phóng xạ.
- Áp dụng đánh giá hoạt độ phóng xạ tự nhiên trên đối tượng đất và thực vật ở
một số khu vực quan tâm.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Quy trình phân tích phóng xạ tự nhiên sử dụng hệ phổ kế gamma HPGe.
- Phân tích hoạt độ phóng xạ tự nhiên của các mẫu đất và thực vật được thu thập
tại một số khu vực nông nghiệp quan tâm.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phân tích mẫu đất và thực vật bằng hệ phổ kế đo gamma đầu dò bán dẫn HPGE
với phần mềm GENIE 2000. Xử lý hiệu suất đỉnh phổ bằng phần mềm LABSOCS và
thực nghiệm.
5. Nội dung và phạm vi của vấn đề sẽ đi sâu nghiên cứu:
- Dựa vào tiêu chuẩn ISO 18589-3:2015 xây dựng quy trình đo gamma theo hệ
đo HPGe của Trung tâm hạt nhân.
- Tiến hành thu thập mẫu đất và thực vật ở một số khu vực nông nghiệp.
- Thực hiện các bước đo theo quy trình đã xây dựng đối với các mẫu đã thu thập.
- Đánh giá hoạt độ phóng xạ tự nhiên trong mẫu thu thập.
- Rút ra kết luận về đặc trưng phóng xạ khu vực khảo sát.
6. Nơi thực hiện đề tài nghiên cứu của luận văn
- Trung tâm hạt nhân Thành phố Hồ Chí Minh.
- Bộ môn Vật lý hạt nhân, Trường – Đại học Khoa học Tự nhiên.
7. Thời gian thực hiện luận văn
Từ tháng 3/2022 đến 12/2022.

8. Tài liệu tham khảo


[1] Abubakar D. BAJOGA (2016), Evaluation of Natural and Anthropogenic
Radioactivity in Environmental samples from Kuwait Using High-resolution
Gamma-ray Spectrometry.
[2] United Nations Scientific Committee on the Effects of Atomic Radiation (2000),
“Report to the General Assembly”, Annex B: Exposures from natural radiation
sources, In UNSCEAR 2000 Report.
[3] https://baochinhphu.vn/phe-duyet-quy-hoach-vung-dong-bang-song-cuu-long-
102220302211708981.htm
[4] TCVN (2016), Đo hoạt độ phóng xạ trong môi trường đất, Phần 3: Phương pháp
thử các nhân phóng xạ chất gamma bằng đo phổ gamma. Tiêu chuẩn Quốc gia.

You might also like