You are on page 1of 5

Câu 1 : Anh chị hãy trình bày vị trí và tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước khu

vực Châu Á Thái Bình Dương


Châu Á – Thái Bình Dương là 1 khu vực trên Trái Đất năm gần hoặc nằm ở phía Tây Thái Bình Dương, bao gồm nhiều quốc gia và
vùng lãnh thổ, gồm các nước ở Châu Á , nhưng không tiếp xúc với biển Thái Bình Dương , các nước không nằm ở Châu Á , nhưng
tiếp xúc với biển Thái Bình Dương và các nước vừa nằm ở Châu Á , vừa tiếp xúc với biển Thái Bình Dương .
 - Diện tích 13.487.561 km2 chiếm 9.94 % diện tích thế giới
- Vị trí địa lý thuận lợi trong các hoạt động thương mại thế giới
+ Vị trí các nước châu Á TBD trong nền kinh tế thế giới
- Các nước châu Á Thái Bình Dương có tỉ lệ tăng trưởng GDP cao , giá trị xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn, theo IMF, tổng sản phẩm
quốc nội (GDP) tính theo danh nghĩa của khu vực này đạt khá cao (GDP năm 2017 ước tính: Mỹ 19.422 tỷ USD chiếm 25% tổng sản
phẩm thế giới, Trung Quốc 11.800 tỷ USD (theo PPP là 23.190 tỷ USD).nguồn tài chính dồi dào, trong số các nước thuộc khu vực
này có dự trữ  ngoại tệ lớn nhất thế giới, riêng khu vực Châu Á-Thái Bình Dương có 4 nước (Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông và
Hàn Quốc) và sự tăng cường hợp tác , liên kết kinh tế khu vực ngày một sâu rộng .
- Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế tại khu vực châu Á Thái Bình Dương tiếp tục đạt mức cao hơn tất cả các khu vực khác trên thế giới đưa
khu vực này trở thành chiếc nôi ổn định và là động lực mới của nền kinh tế toàn cầu .
- Châu Á Thái Bình Dương là thị trưởng tiêu thụ sản phẩm lớn như : tiêu thụ xe hơi, cao su , dầu mỏ ... . Đây là thị trường tiêu thụ dầu
mỏ quan trọng của thế giới.Do nhu cầu các nước khu vực này tăng khá nhanh. Khu vực này đa số là các nước xuất khẩu dầu như
Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Brunei… Nhưng trong tương lai các nước này sẽ nhập khẩu dầu.
- Châu Á Thái Bình Dương là thị trường cung cấp sức lao động lớn nhất thế giới, đây là nơi sinh sống của hơn 30 % dân số thế giới và
có hơn 50 % số siêu thành phố trên toàn cầu, ẩn chứa vô số tiềm năng cho sự phát triển của thế giới .Do tốc độ tăng trưởng kinh tế
cao, đời sống nhân dân ngày càng cải thiện, trình độ dân trí nâng cao, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển (trừ Nhật và các nước
NICs).Sâu xa hơn là sự " trỗi dậy " mạnh mẽ của nhiều nền kinh tế trong khu vực , trong đó tiêu biểu là Trung Quốc cường quốc kinh
tế thứ hai thế giới thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển .
 - Châu Á Thái Bình Dương là thị trưởng thu hút vốn đầu tư nước ngoài do khu vực này ổn định hơn so với các khu vực khác trên thế
giới về chính trị và có tiềm năng phát triển hàng đầu thế giới ,khu vực năng động nhất thế giới, là thị trường rộng lớn thế giới và còn là
tâm điểm trong chính sách đối ngoại có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với bất kỳ cường quốc nào muốn bảo đảm vị thế của mình trên
bàn cờ thế giới.
Câu 3: Nhật Bản làm gì giai đoạn ổn định 1974-1990 và khắc phục
Giai đoạn trở thành cường quốc kinh tế (1973-1991)
Đối phó thành công và trào lưu công nghiệp hóa đuổi theo từ châu Á, qua 2 cuộc khủng hoảng năng lượng và đồng yên lên giá đột
ngột. Địa vị quốc tế tăng nhanh.
a. Công nghiệp hóa đuổi theo từ châu Á
Yếu tố thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu. Cơ cấu sản xuất và xuất khẩu chuyển từ công nghiệp nhẹ sang công nghiệp nặng và các ngành có
hàm lượng công nghệ cao. Trong giai đoạn này Hàn Quốc, Hồng Kông và Đài Loan bắt đầu phát triển mạnh về công nghiệp. Do đó,
Nhật Bản phải phát triển cao hơn.
b. Hai cuộc khủng hoảng năng lượng và đối phó của Nhật
Cao độ hóa nền công nghiệp chuyển từ dày dài nặng to (ví dụ: thép, đóng tàu) sang mỏng ngắn nhẹ nhỏ (ví dụ: tivi). Tiết giảm năng
lượng trong ngành sản phẩm trung gian.
(cuộc khủng hoảng dầu lửa năm 1973, và cuộc cách mạng Iran 1979 ảnh hưởng đến năng lượng Nhật Bản)
c. Đồng yên lên giá và cuộc cạnh tranh mới.
Bối cảnh của cú shock đồng yên. Đối sách: Đầu tư nước ngoài; giảm phí tổn sản xuất bằng việc dùng nguyên liệu và linh kiện, bộ
phận nhập nhiều hơn, cao độ hóa sản phẩm, tăng sản phẩm bán được giá cao hơn. Kết quả là Nhật đã tăng sản xuất và xuất khẩu nhiều
mặt hàng mới, có kỹ thuật cao hơn.
(Nhật Bản đã thành công trong giai đoạn phát triển thần kỳ, Mỹ và Nhật khó khăn; sau khủng hoảng năng lượng, giới tiêu thụ của Mỹ
không dùng những xe lớn mà chỉ mua xe hơi nhỏ của Nhật. Nhật nhập siêu nhiều. Mỹ ép giá đồng yên -> cạnh tranh hàng hóa Mỹ ->
xuất khẩu khó khăn).
d. Địa vị quốc tế của Nhật
Tốc độ phát triển chậm lại nhưng vẫn rất cao so với thế giới. Trở thành nước xuất khẩu tư bản bậc nhất thế giới, có tài sản ròng lớn
nhất thế giới. Ảnh hưởng viện trợ lớn của Nhật trong các hoạt động kinh tế thế giới.
Thời kỳ suy thoái từ 1992 và chính sách phục hồi hiện nay của Thủ tướng Abe
(1) Một số diễn tiến trong nửa sau của giai đoạn trước trở thành nguyên nhân của giai đoạn suy thoái từ năm 1992: để đối phó với sự
tăng giá nhanh của đồng yên từ cuối năm 1985, chính sách tiền tệ được áp dụng liên tục nhưng triển khai trong thời gian ngắn (giảm
lãi suất 5 lần trong năm 1986 và tăng 4 lần trong năm 1989). Lần trước làm cho giá chứng khoán, giá đất tăng đột ngột, tạo nên nền
kinh tế bong bóng, lần sau làm bong bóng vỡ.
Mặt khác, trong xu thế tự do hóa trên thế giới, phạm vi hoạt động ngân hàng được mở rộng từ năm 1984, kết quả là họ đầu tư mạnh
vào nhà đất, chứng khoán và cho vay để đầu tư vào các lĩnh vực này. Nền kinh tế bong bóng vỡ gây nên vấn đề nợ xấu, không đòi lại
được, làm cho ngân hàng không có khả năng cho vay để đầu tư, làm kinh tế đình trệ.
(2) Đồng yên lên giá mạnh thúc đẩy các doanh nghiệp Nhật đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đặc biệt là sang châu Á. Thêm vào đó là sự
trỗi dậy của Trung Quốc từ thập niên 1990. Nhật mạnh về công nghiệp nhưng với tình hình này, kinh tế chuyển dịch nhanh sang dịch
vụ là ngành tương đối có sức cạnh tranh kém.
(3) Một số vấn đề có tính cơ cấu của một nền kinh tế đã phát triển như hiện tượng cơ cấu dân số già cũng làm giảm tiềm năng phát
triển. khuyến khích nữ giới phát triển nghề nghiệp, tạo điều kiện để nữ giới được làm việc lâu hơn, khuyến khích sinh con.
(4) Chính sách kinh tế của Abe Shinzo (Abenomics) từ đầu năm 2013 (tăng lượng cung tiền [hay nói cách khác đưa tiền ra thị trường]
để điều chỉnh giá trị đồng yên, khắc phục giảm phát [vật giá giảm xuống số âm], khuyến khích đầu tư) đang cải thiện một số mặt của
nền kinh tế (giá chứng khoán tăng, số người thất nghiệp giảm, sản xuất bắt đầu hồi phục). Sau thắng lợi cuộc tổng tuyển cử
(14/12/2014), chính sách của Abe sẽ được triển khai mạnh mẽ trong những năm sau đó.
Chính sách Abenomics đang bước vào phiên bản 2.0 với ba mục tiêu mới song cả hai phiên bản 1.0 và 2.0 tính đến thời điểm hiện tại
đều chưa mang lại nhiều kết quả.
- Abenomics 1.0 hướng tới mục tiêu: chính sách tăng trưởng kinh tế sâu rộng, chính sách tiền tệ nới lỏng và chính sách thúc đẩy chi
tiêu công.
- Abenomics 2.0 tập trung vào ba mũi tên: tăng trưởng kinh tế (thêm khoảng 20% GDP), tăng cường các biện pháp hỗ trợ nuôi và sinh
con, cải thiện an sinh xã hội.
Tuy nhiên, những mũi tên này đều đang đi chệch hướng, khi nền kinh tế Nhật Bản chưa có dấu hiệu cải thiện.
Thứ nhất, tăng trưởng GDP chỉ dao động xung quanh mốc 0-0,6% trong suốt giai đoạn 2009-2015. Mục tiêu lạm phát Nhật là 2%,
nhưng năm 2016 lạm phát chưa thể vượt mức 0,5%. Cải cách trên thị trường lao động chưa hiệu quả, tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn rất thấp
và các doanh nghiệp không thể tuyển dụng đủ nhân công.
Thứ hai, chính sách tài khóa linh hoạt của Nhật chỉ mang lại kết quả trong ngắn hạn. Các gói kích thích kinh tế của Chính phủ Nhật
đưa ra:
i) Ngày 01/4/2016, Quốc hội Nhật Bản phê chuẩn một khoảng ngân sách khổng lồ trị giá 852 tỷ USD trong năm 2016 nhằm giải quyết
vấn đề già hóa dân số và gia tăng tỷ lệ sinh.
ii) Ngày 02/8/2016, Thủ tướng Abe tiếp tục thông qua gói kích thích kinh tế trị giá 28,1 nghìn tỷ JPY (tương đương 276 tỷ USD) trong
nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng và chấm dứt tình trạng giảm phát, trong đó khoảng 13,6 nghìn tỷ JPY dành cho giải pháp tài chính (chi
tiêu công mới, cho vay đầu tư tài chính giá ưu đãi). Cụ thể, phân bổ 13,6 nghìn tỷ JPY như sau:
+ Mục tiêu nhân khẩu học 3,4 nghìn tỷ JPY
+ Cơ sở hạ tầng 6,2 nghìn tỷ JPY
+ Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa hậu Brexit 1,3 nghìn tỷ JPY
+ Khắc phục hậu quả thiên tai 2,7 nghìn tỷ JPY
iii) Ngày 22/12/2016, Thủ tướng Abe lại tiếp tục thông qua gói ngân sách kỷ lục trị giá 97,5 nghìn tỷ JPY (tương đương 830 tỷ USD)
nhằm phục hồi tăng trưởng kinh tế và củng cố hệ thống tài chính.
Thứ ba, chính sách tiền tệ mở rộng phản tác dụng, cụ thể:
i) Chính sách giảm lãi suất: từ tháng 2/2016, Chính phủ Nhật Bản lần đầu tiên ấn định lãi suất âm đối với một số định chế tài chính gửi
tiền tại BoJ (Bank of Japan-Ngân hàng TW Nhật Bản) với mục tiêu kích thích các ngân hàng thương mại cho vay và đẩy thêm tiền
vào lưu thông.
Cuộc họp ngày 16/6/2016, BoJ vẫn quyết định giữ nguyên mức lãi suất (âm) -0,1% và để lãi suất cho vay trên thị trường tiến sát về
0% nhằm kích cầu nội địa. Tuy nhiên, chính sách lãi suất âm của BoJ không những không kích thích cho vay và tiêu dùng trong nước
mà còn khiến chỉ số giá tiêu dung giảm mạnh, lạm phát ở mức thấp, thậm chí nền kinh tế còn phải đối mặt với nguy cơ giảm phát.
ii) BoJ tiến hành mua trái phiếu chính phủ và các tài sản rủi ro. Việc BoJ mua trái phiếu chính phủ đã cho thấy tín hiệu một nền kinh
tế bất ổn. Ngày 21/9/2016 BoJ đã đưa ra nhóm các chính sách tiền tệ mới nhằm mục tiêu đưa kinh tế Nhật thoát khỏi giảm phát và tiến
tới lạm phát 2%. Gói chính sách này là bước chuyển từ chính sách mở rộng tiền tệ sang chính sách kiểm soát tiền tệ, đây coi như một
công cụ chống giảm phát. Chính sách kiểm soát này bao gồm:
+ Tiếp tục duy trì lãi suất của các định chế tài chính -0,1% và có thể cắt giảm thêm nếu cần.
+ Giữ lãi suất đối với trái phiếu chính phủ 10 năm ở mức 0%, đồng thời tiếp tục mua trái phiếu chính phủ dài hạn 80 nghìn tỷ JPY mỗi
năm.
Câu 4: Tại sao Trung Quốc thực hiện phát triển kinh tế tại khu vực miền Tây? Để thu hút đầu tư vào khu vực này Nhà nước
cần phải có những chính sách phù hợp nào
-Từ năm 1978 đến nay sau khi đổi mới đất nước Trung Quốc đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, có vị thế cao trên trường
quốc tế tuy nhiên nền kinh tế Trung Quốc chủ yếu là phát triển ở phía đông và phía nam tập trung nhiều trung tâm thương mại, dân cư
tập trung đông đúc trong khi đó ở phía tây của Trung Quốc lại kém phát triển hơn hầu hết dân cư tập trung ít, nền kinh tế chênh lệch
khoảng cách so với với phía đông điều này đã đặt ra nhiệm vụ lớn cho chiến lược phát triển kinh tế ở Trung Quốc. Từ năm 1979 đến
năm 1995, trong vòng 17 năm tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của Trung Quốc là 9,8%. Trong đó, tốc độ tăng trưởng ở miền
Đông là 12,8%, còn ở miền Tây là 8,7%.
-Về mặt tài nguyên, trong số 137 loại tài nguyên khoáng sản, thì khu vực miền Tây (10 tỉnh, khu tự trị) có 126 loại, trong đó 26 loại có
trữ lượng chiếm 80% trở lên, 30 loại từ 44,4% đến 66,7%, 16 loại từ 30 đến 40%, đặt biệt là than, dầu mỏ, khí đốt... là rất phong phú.
-Sự phát triển nhanh của khu vực miền Đông, đã đặt nền móng tương đối vững chắc cho sự phát triển hơn nữa về sau, chính sách đầu
từ vốn chủ yếu tập trung ở miền Đông do đó điều này cũng làm ảnh hưởng nhiều đến thu nhập của miền Tây, khu vực miền Tây của
Trung Quốc đang phải vật vã với tình trạng dân số giảm, công việc thu hẹp, và nợ nần chồng chất.
- Khu vực miền Tây đã hội đủ những điều kiện cần thiết cho việc khai thác và phát triển. Hạ tầng bước đầu được cải thiện như: tuyến
đường sắt Lan Châu – Tân Cương, Nam – Cương, giao thông đường bộ Nam Ninh - Côn Minh... tạo điều kiện thuận lợi thu hút vốn
đầu tư bên ngoài.
- Thể chế kinh tế thị trường đang dần hình thành, bđầuphát huy tác dụng trong việc huy động nguồn nhân lực cho khai thác miền Tây.
- Miền Tây có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú cùng với tuyến đường biên giới dài hơn 1.000 km tiếp giáp với 14 quốc gia
láng giềng là lợi thế trong việc phát triển kinh tế ven biên giới. Không những thế ở khu vực miền Tây còn có vô vàn phương án khai
thác và phát triển:
- Xây dựng trung tâm bảo vệ môi trường.
- Xây dựng phương án kết cấu hình chữ H. Chuyển dịch cơ cấu hình chữ H, cạnh phải đại diện phát triển khu vực ven biển,
cạnh trái đại diện miền Tây đang khai thác và phát triển, gạch giữa là sông Trường Giang.
- Xây dựng trung tâm đô thị.
- Xây dựng kinh tế tuyến biên giới
- Xây dựng kinh tế đặc sắc. Phương án này coi việc phát triển các ngành nghề đặc sắc có lợi thế cạnh tranh trên thị trường
trong và ngoài nước làm cơ sở. Ngành nghề đặc sắc gồm: nông nghiệp, du lịch, gia công tài nguyên, thủ công nghiệp dân tộc và ngành
thuốc. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc biệt là khoáng sản đóng một vai trò quan trọng trong kinh tế cất cánh ở miền
tây TQ
Để thu hút đầu tư vào khu vực này Nhà nước cần đưa ra các biện pháp, chính sách phù hợp.
a. Xây dựng cơ sở hạ tầng.
Cơ sở hạ tầng ở đây bao gồm: giao thông vận tải, thông tin liên lạc, mạng lưới điện thoại thành thị và nông thôn...
Về mặt giao thông vận tải, tập trung đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt, đường bộ và đường hàng không.
+ Đường sắt: xây dựng những tuyến đường nối liền: Nam – Bắc là Bao Đầu – Hàng Châu, Lan Châu – Trùng Khánh, Lan Châu
– Côn Minh; Đông – Tây là Tây An – Hợp Phì – Nam Ninh... và tuyến đường sắt ven sông Trường Giang. 
+ Đường bộ: trong những năm tới phải xây dựng mới 35 vạn km (1,5 vạn km đạt tiêu chuẩn đường cao cấp) nối liền các tỉnh
thành phố miền Tây với miền Đông.
+ Hàng không: theo kế hoạch đến năm 2008 sẽ hình thành mạng lưới hàng không phủ khắp cả nước.
b. Giải quyết môi trường sinh thái.
+ Nghiêm cấm phá rừng thiên nhiên vùng thượng du sông Trường Giang và Hoàng Hà, chuyển các công ty khai thác rừng
trước đây thành đơn vị bảo vệ rừng và chăm sóc rừng;
+ Đầu tư phát triển các vùng công ích sinh thái, vùng hạn hán và sa mạc Tây Bắc;
+ Xóa bỏ canh tác đồi gò sang trồng rừng, trồng cỏ.
c. Điều chỉnh cơ cấu ngành nghề.
+ Chế biến nông nghiệp, chăn nuôi, các loại đặc sản miền núi, dược liệu Đông y;
+ Ngành công nghiệp vật liệu hợp kim mới và vật liệu mới phi kim loại;
+ Phát triển công nghiệp điện tử thông tin, máy điện quang, công trình sinh học;
+ Chế tạo điện cơ ở Tứ Xuyên, sắp xếp lại và cải tạo kỹ thuật, công trình tưới tiêu, xử lý ô nhiễm nguồn nước, thiết bị năng
lượng mặt trời, năng lượng gió...
d. Phát triển giáo dục và khoa học kỹ thuật.
- Về mặt khoa học kỹ thuật: xây dựng năng lực khoa học kỹ thuật, xây dựng hệ thống dịch vụ môi giới khoa học kỹ thuật, xây dựng
các hạng mục thí điểm khoa học kỹ thuật, kế hoạch khai thác và phát triển nguồn nhân lực...
- Về mặt giáo dục, phát triển giáo dục đại học, nâng cao chất lượng bồi dưỡng nhân tài, phát triển giáo dục hướng nghiệp, nâng cao
trình độ cho người lao động...
e. Cải cách mở cửa.
Với việc gia nhập WTO, công cuộc mở cửa đối ngoại của Trung Quốc bước sang giai đoạn mới. Khuyến khích các nhà đầu tư nước
ngoài xây dựng cơ sở hạ tầng và khai thác tài nguyên trong lĩnh vực như nông nghiệp, thủy lợi, sinh thái, giao thông, năng lượng, bảo
vệ môi trường, khoáng sản, du lịch... Nhà nước thực hiện miễn thuế thu nhập 2 năm, 3 năm sau giảm ½ thuế thu nhập. 
Câu 5: ASEAN phải thành lập khu vực mậu dịch tự do AFTA và tác động kinh tế Việt Nam? VN thu hút vốn. -AFTA ra đời là
kết quả tất yếu của những chuyển động về hợp tác kinh tế ASEAN được tính kể từ năm 1976, năm tổ chức Hội nghị thượng đỉnh
ASEAN lần II tại Bali (Indonesia). Từ việc nhận thức kém hiệu quả, sự liên kết lỏng lẻo, sự thiếu trách nhiệm lẫn nhau của các kế
hoạch hợp tác kinh tế… Chính bằng cách tạo dựng nền tảng thuế quan chung trong khuôn khổ AFTA, các quốc gia tạo được sự tương
hợp và phát huy lợi thế so sánh của mình trong quá trình tổ chức sản xuất và phân công lao động.  Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN
(AFTA là cụm từ viết tắt của ASEAN Free Trade Area) là một hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương giữa các nước trong khối
ASEAA. *Sự ra đời AFTA là kết quả phức hợp giữa sự tác động của 2 nhân tố sau:- Nhân tố bên trong:  có thể thấy rằng công
nghiệp hóa trong 2 thập kỷ gần đây đã làm tăng nhanh chóng quy mô buôn bán lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong khối ASEAN.
Nhân tố bên ngoài: sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường của hàng loạt các quốc gia, khu vực như Trung Quốc, Việt Nam và các
nước Đông Âu, … các quốc gia ASEAN ngày càng có nhiều cạnh tranh về thu hút đầu tư nước ngoài và thương mại. Xuất phát từ hai
yếu tố trên, AFTA ra đời là một khái niệm hướng ngoại, trở thành một bộ phận hợp thành của xu thế tự do hóa thương mại rộng lớn
hơn ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và toàn cầu. Do đó, tạo lập AFTA cho ASEAN cũng chính là tạo lập khu vực mở, một sự
thích ứng mới cho sự phát triển của ASEAN trong xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa.

Quyết định thành lập AFTA được đưa ra tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần IV ở Singapore tháng 2/1992. Theo kế hoạch ban đầu,
AFTA được hoàn thành vào năm 2008 với mục đích cơ bản là “Tăng cường khả năng cạnh tranh của ASEAN như một cơ sở quốc tế
nhằm cung cấp hàng hóa ra thị trường thế giới”.

Tuy nhiên, trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của các kinh tế toàn cầu khác, cũng như do sự tiến bộ của chính các quốc gia ASEAN; tại
Hội nghị các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) lần XXVI tháng 9/1994, ASEAN đã quyết định xúc tiến việc thành lập AFTA sớm
hơn (trong vòng 5 năm), từ 1/1/2003, thay cho thời hạn cuối cùng năm 2008. Mục tiêu này sẽ giúp cho ASEAN tiến nhanh trong các
thỏa thuận thương mại tự do đã phát thảo trong GATT và APEC.
Mục tiêu của AFTA:
- Tự do hóa thương mại nội bộ ASEAN bằng cách loại bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Quy mô thị trường ASEAN tương đối
nhỏ so với các thị trường thương mại khu vực khác như EU và NAFTA..
- Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào khu vực bằng việc tạo dựng một khối thị trường thống nhất. Đây là mục tiêu trung tâm của
AFTA, điều đó cho phép hợp lý hóa sản xuất, chuyên môn hóa và khai thác thế mạnh của các nền kinh tế thành viên khác nhau, có 3
lý do:
+ Sự phân công quốc tế được đẩy mạnh trong nội bộ ASEAN;
+ Đầu tư trực tiếp vào các nước ASEAN sẽ tăng kết quả chuyển hoàn mậu dịch giữa các quốc gia này tăng theo;
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào ASEAN tăng nhờ sự lớn mạnh của thị trường nội địa và tăng sức mua thị trường này.
- ASEAN thích nghi với những điều kiện kinh tế quốc tế đang thay đổi, đặc biệt là trong sự phát triển của xu thế tự do hóa thương mại
thế giới.
 Tác động của AFTA đối với nền kinh tế Việt Nam.
a. Về thương mại quốc tế.
* Nhập khẩu: Trong những năm gần đây, hàng hóa ASEAN vào Việt Nam chiếm khoảng 25% kim ngạch nhập khẩu, trong đó nguyên,
vật liệu dùng cho sản xuất và hàng công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Đến hết tháng 9 năm 2014 các doanh nghiệp Việt Nam đã nhập
khẩu 16,99 tỷ USD hàng hóa có xuất xứ từ các nước ASEAN, tăng 7,4% và chiếm 15,8% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước từ
tất cả các thị trường. Các mặt hàng này đã có thuế suất dưới 5% trước khi thực hiện CEPT. Vì vậy, AFTA không có tác động trực tiếp
tới việc nhập khẩu những mặt hàng này.
* Xuất khẩu: AFTA có tác động tăng sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trưởng ASEAN nhờ giảm thuế quan và loại bỏ
các hàng rào phi thuế quan. Trong vài năm tới, khả năng AFTA làm tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước này không
lớn do các nguyên nhân sau:
 Xét về cơ cấu hàng xuất khẩu: ASEAN thường chiếm khoảng 20-23% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
 Xét về bạn hàng: hơn 2/3 doanh số bán hàng của Việt Nam với ASEAN được thực hiện với Singapore.
* Về phần xuất khẩu sang các nước ngoài ASEAN: AFTA có tác động gián tiếp làm tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các
thị trường ngoài ASEAN do nhập được đầu vào cho sản xuất xuất khẩu với giá rẻ hơn từ các nước ASEAN. Các doanh nghiệp Việt
Nam đã xuất khẩu hàng hóa sang khu vực thị trường ASEAN đạt trị giá 13,64 tỷ USD, chỉ tăng nhẹ 0,3% và chiếm 12,4% kim ngạch
xuất khẩu của cả nước ra thế giới. 
b. Về đầu tư nước ngoài.
- Đầu tư từ các nước ASEAN khác: 
 với tiến trình hiện thức hóa Khu vực Đầu tư ASEAN, các nhà đầu tư ASEAN nói riêng và các nhà đầu tư nước ngoài nói
chung sẽ có nhiều thủ tục thuận lợi về hành chính cũng như pháp lý khi đầu tư vào Việt Nam.
- Đầu tư từ các nước ngoài ASEAN: 
 các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam, họ sẽ không chỉ nghĩ đến một thị trường với gần 100 triệu dân, mà còn
tính đến cả thị trường ASEAN với trên 600 triệu người.
 để tận dụng được những cơ hội thu hút đầu tư từ các nước khác mà AFTA đem lại, Việt Nam cần phải tiếp tục cải thiện một
cách đồng bộ và toàn diện môi trường đầu tư.
 Công nghiệp.
Về lâu dài, khi các ngành công nghiệp của những nước thành viên không còn được bảo hộ, AFTA sẽ làm thay đổi cơ cấu công nghiệp
khu vực theo hướng chuyên môn hóa và phân bổ các nguồn lực một cách hợp lý hơn.
AFTA tạo cho Việt Nam điều kiện và thời gian để chuẩn bị và vươn lên để có thể đứng vững và phát triển vì:
- Mọi thời hạn thực hiện và hoàn thành AFTA/CEPT đối với Việt Nam được cộng thêm 3 năm.
- Cũng như các nước ASEAN khác, Việt Nam không cần phải đưa ngay một lúc tất cả các danh mục hàng hóa vào chương trình giảm
thuế.
- Sau khi một mặt hàng được giảm thuế, các hàng rào phi thuế quan sau đó 5 năm mới được xóa bỏ.
- Việc cắt giảm thuế nhập khẩu đối với một số nguyên liệu, sản phẩm đầu vào sẽ làm giảm chi phí sản xuất và do vậy góp phần nâng
cao khả năng cạnh tranh cho một số sản phẩm công nghiệp.
 Ngân sách nhà nước.
Tham gia vào AFTA và thực hiện chương trình cắt giảm thuế quan theo CEPT sẽ tác động đến nguồn thu ngân sách, ít nhất là giai
đoạn đầu khi Việt Nam thực hiện cắt giảm thuế quan.
Thời gian gần đây, Việt Nam nhập khẩu từ các nước ASEAN chiếm khoảng 20-23%, thuế xuất khẩu (trừ dầu thô) đóng góp khoảng
25% tổng thu ngân sách. Như vậy, khi cắt giảm thuế quan thì nguồn thu ngân sách sẽ bị giảm.
 Nhìn chung, khi Việt Nam tham gia thực hiện cắt giảm thuế để thiết lập AFTA, tổng số thu ngân sách không có biến động lớn bởi vì
việc giảm thu do giảm thuế nhập khẩu sẽ được bù lại bởi phần tăng thu từ các sắc thuế khác.
Để thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI vào VN từ các nước trong khu vực
 Trước hết, nền kinh tế của chúng ta chưa thực sự phát triển mạnh mẽ so với các nước cùng tham gia AFTA. Việc lưu chuyển
hàng hóa là điều chúng ta chưa thực sự tham gia nên cần có sự cố gắng rất nhiều. Bên cạnh đó, sức cạnh tranh của hàng Việt
với với hàng ngoại còn ở mức thấp dẫn đến việc hàng hóa của Việt Nam sản xuất ra không có nơi tiêu thụ.
 Tham gia vào AFTA hàng hóa phải chịu không ít chi phí cho việc nhập khẩu nên giá cả hàng hóa sẽ cao hơn các nước thành
viên. Chính vì thế, việc đầu tiên khi tham gia AFTA, Việt Nam cần có sự chuyển dịch cơ cấu, đẩy mạnh sản xuất những mặt
hàng thuộc phần cắt giảm thuế CEPT. Đồng thời, đơn giản về thủ tục nhập khẩu, giảm giá thành nhằm tăng sức cạnh tranh
của hàng hóa trên thị trường
 phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại trong thu hút FDI từ các nước ASEAN vào Việt Nam, cần tiếp tục
hoàn thiện chính sách thuế và hải quan trong môi trường AEC, nhằm đảm bảo tự do hóa thương mại hàng hóa, tự do di
chuyển vốn đầu tư trong khối ASEAN. Để tránh tình trạng chuyển giá, trốn thuế, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện hành lang
pháp lý về quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá. Bên cạnh đó, các cơ quan hữu quan cần xây dựng chế tài xử phạt đủ
mạnh, đảm bảo tính răn đe đối với trường hợp cố tình vi phạm.
 Nhà nước cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân, không cho phép các dự án lạc hậu, không khả thi tác động xấu đến môi trường
được triển khai. Thẩm tra lại các dự án sử dụng nhiều đất, giao đất theo tiến độ và có điều kiện đính kèm…
 Các cơ quan chức năng cần định hướng và khuyến khích doanh nghiệp trong nước đầu tư vào nghiên cứu, ứng dụng công
nghệ mới nhằm tăng sức cạnh tranh với các đối thủ trong khối ASEAN.
 Khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ, đầu tư vào các vùng trồng nguyên liệu nhằm tăng tỷ lệ nội địa hóa nguyên phụ
liệu và giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp từ nước ngoài; Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư; Tiếp tục xây
dựng và cải thiện môi trường đầu tư...
 Doanh nghiệp trong nước cần nâng cao năng lực cạnh tranh để tiếp nhận dòng vốn FDI, đồng thời, tạo sự gắn kết để học hỏi,
tận dụng cơ hội từ các nước này; Tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp, sản phẩm Việt, từ
đó, nâng cao khả năng thu hút sự hợp tác, liên kết kinh doanh từ các doanh nghiệp trong và ngoài khối ASEAN...

You might also like