You are on page 1of 11

ĐỀ ÔN TẬP HK1 – TIN 7 – ĐỀ SỐ 3

MÔN: TIN 7
Thời gian làm bài: 90 phút
BIÊN SOẠN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM

MỤC TIÊU

✓ Đề ôn tập bám sát chương trình sách giáo khoa mới, bao gồm trắc nghiệm khách quan và tự luận
giúp học sinh ôn luyện Tin 7.
✓ Ôn tập nâng cao kiến thức Tin 7.

Phần I: Trắc nghiệm (6,0 điểm). Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước đáp án đó vào
bài làm.
Câu 1: (ID: 592585) Bộ điều khiển game trong hình vẽ bên dưới là loại thiết bị nào?

A. Thiết bị vào. B. Thiết bị ra.


C. Thiết bị vừa vào vừa ra. D. Thiết bị lưu trữ.
Câu 2: (ID: 592586) Em dùng phần mềm sơ đồ tư duy để mô tả các hoạt động của em trong ngày Chủ nhật.
Phương án nào say đây không phải là chức năng của phần mềm ứng dụng.
A. Sửa hoạt động “Nấu cơm” thành “Chuẩn bị bữa ăn gia đình”.
B. Thêm hoạt động “Nấu cơm” vào sơ đồ tư duy.
C. Khởi động phần mềm sơ đồ tư duy để mô tả hoạt động của em trong ngày Chủ nhật.
D. Xóa hoạt động “Đến với nhà bạn Khoa” khỏi sơ đồ tư duy.
Câu 3: (ID: 592587) Để phòng tránh bệnh nghiện Internet, em nên làm gì?
A. Khi muốn liên hệ với người thân, bạn bè hãy gọi điện thay vì dùng mạng xã hội.
B. Đặt mục tiêu và thời gian rõ ràng cho mỗi lần sử dụng Internet (ví dụ vào Internet để tìm thông tin về
các loại cây phù hợp với thời tiết ở địa phương cho dự án Trường học xanh trong khoảng 25 phút).
C. Tích cực tham gia các hoạt động ngoài trời như tập thể thao, đi dã ngoại, gặp gỡ bạn bè và người thân
mỗi khi có thời gian rảnh rỗi.
D. Tất cả các việc trên.
Câu 4: (ID: 592588) Công thức nào sau đây là đúng khi nhập vào ô D5 trong hình bên dưới để tính diện tích
hình chữ nhật.

1
A. =13*25 B. =a*25 C. =D3*D4 D. 325
Câu 5: (ID: 592589) Để bảo vệ dữ liệu em có thể sử dụng các cách nào sau đây?
A. Sao lưu dữ liệu ở bộ nhớ ngoài (ổ cứng ngoài, USB, thẻ nhớ,…) hoặc lưu trữ trên Internet nhờ công
nghệ đám mây.
B. Đặt mật khẩu mạnh để truy cập vào máy tính hoặc tài khoản trên mạng.
C. Cài đặt chương trình chống virus.
D. Cả A, B, C.
Câu 6: (ID: 592590) Mục đích của mạng xã hội là gì?
A. Chia sẽ, học tập. B. Chia sẻ, học tập, tương tác.
C. Chia sẻ, học tập, tiếp thị. D. Chia sẻ, học tập, tiếp thị, tương tác.
Câu 7: (ID: 592591) Một vùng dữ liệu trên bảng tính bao gồm m hàng và n cột sẽ có bao nhiêu ô dữ liệu?
A. m × n B. m + n C. 2(m × n) D. 2(m + n)
Câu 8: (ID: 590722) Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Tên tệp thường có hai thành phần là phần tên và phần mở rộng cách nhau bởi dấu chấm.
(2) Khi cài đặt chương trình, máy tính sẽ tự động tạo các tệp và thư mục chứa chương trình cài đặt.
(3) Có thể di chuyển, đổi tên, xóa bất kì một tệp và thư mục nào có trong máy tính.
(4) Thư mục chứa các thư mục khác gọi là thư mục mẹ.
(5) Cách tổ chức thư mục mẹ, thư mục con giúp lưu trữ dữ liệu một cách có hệ thống và dễ dàng quản lí dữ
liệu.
(6) Một thư mục có thể chứa nhiều loại tệp khác nhau.
(7) Trong một thư mục có thể tạo hai thư mục con cùng tên.
(8) Em có thể tạo, sao chép, di chuyển, đổi tên, xóa thư mục theo nhiều cách khác nhau.
(9) Khi đổi tên tệp, em chỉ có thể đổi phần tên của tệp mà không đổi được phần mở rộng của tệp.
(10) Khi sao chép tệp sang vị trí khác, tệp gốc sẽ bị xóa.
(11) Khi di chuyển tệp sang vị trí khác, tệp gốc sẽ bị xóa.
A. 5 B. 6 C. 7 D. 8
(ID: 592592) Với bảng tính bên dưới, em hãy trả lời các câu hỏi 9, 10 và 11.

2
Câu 9: (ID: 592593) Để tính tổng số sản phẩm làm được trong bảy ngày, em dùng hàm nào sau đây?
A. AVERAGE B. COUNT C. SUM D. ADD
Câu 10: (ID: 592594) Ô E11 có công thức =SUM(C3,C5) thì hiển thị kết quả là:
A. 29 B. 22 C. 21 D. 28
Câu 11: (ID: 592595) Công thức =SUM(C4,C6,C8) cho kết quả là:
A. 37 B. 38 C. 39 D. 40
Câu 12: (ID: 592596) Điện thoại thông minh có nhiều điểm tương đồng với máy tính. Em hãy cho biết bộ
phân nào của điện thoại thông minh là thiết bị vào – ra?
A. Tai nghe. B. Loa. C. Màn hình cảm ứng. D. Bộ nhớ.
Câu 13: (ID: 592597) Khi nhập văn bản vào ô tính thì dữ liệu được tự động:
A. Căn phải. B. Căn giữa. C. Căn trái. D. Căn đều hai bên.
Câu 14: (ID: 592598) Phần mềm bảng tính có chức năng chính là gì? Chọn phương án đúng nhất?
A. Soạn thảo văn bản và quản trị dữ liệu.
B. Quản trị dữ liệu.
C. Nhập và tính toán giống nhau máy tính cầm tay Casio.
D. Nhập và xử lí dữ liệu dưới dạng bảng.
Câu 15: (ID: 592599) Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
(1) Chỉ truy cập các trang web có thông tin phù hợp với lứa tuổi.
(2) Giao tiếp trên mạng là ảo, không cần các quy tắc và văn hóa giao tiếp.
(3) Ứng xử trên mạng không theo quy tắc và không có văn hóa có thể dẫn đến các hậu quả xấu.
(4) Internet chỉ là mạng thông tin, không phải là chất gây nghiện nên không thể nghiện Internet.
(5) Giao tiếp trên mạng cũng cần có quy tắc và văn hóa giống giao tiếp ngoài đời thực.
(6) Khi truy cập mạng, gặp các thông tin có nội dung xấu, không phù hợp cần đóng lại ngay.
(7) Luôn sử dụng ngôn ngữ lịch sự và ứng xử có văn hóa khi tham gia giao tiếp qua mạng.

3
(8) Internet có thể gây nghiện và ảnh hưởng xấu tới người sử dụng.
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
Câu 16: (ID: 592600) Em hãy nối mỗi mục ở cột bên trái với một mục phù hợp ở cột bên phải:
Hàm Mô tả

1) COUNT a) Để tính tổng số

2) MAX b) Đếm các ô có dữ liệu là số

3) MIN c) Tìm số lớn nhất

4) SUM d) Tìm giá trị trung bình cộng

5) AVERAGE e) Tìm số nhỏ nhất

A. 1 – a; 2 – d; 3 – b; 4 – c; 5 – e B. 1 – b; 2 – d; 3 – a; 4 – c; 5 – e
C. 1 – b; 2 – c; 3 – e; 4 – a; 5 – d D. 1 – a; 2 – c; 3 – d; 4 – e; 5 – d
Câu 17: (ID: 592601) Có bao nhiêu công thức là công thức đúng nhập vào bảng tính?
A. =15 +7. B. =2(3^3 + 4^4).
C. =(1^2+2^2)*(3^2+4^2). D. =a + b.
E. =2*14.789*3,14. F. =x=1.
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 18: (ID: 592602) Trong trường hợp độ rộng cột không đủ hiện thị dữ liệu như hình vẽ bên dưới, em cần
làm gì để dữ liệu ở cột B không tràn sang cột C.

A. Mở rộng cột A. B. Mở rộng cột B.


C. Mở rộng cột C. D. Mở rộng cả hai cột B và cột C.
Câu 19: (ID: 592603) Ghép mỗi phần mở rộng ở cổ bên trái với một loại tệp tương ứng ở cột bên phải.
Phần mở rộng Loại tệp
1) .mp3, .wma, .wav a) Hình ảnh
2) .mp4, .avi, .flv b) Video
3) .ipg, .png, .gif c) Âm thanh

A. 1 – c, 2 – b, 3 – a. B. 1 – a, 2 – c, 3 – b. C. 1 – b, 2 – c, 3 – a. D. 1 – b, 2 – a, 3 – c.

4
Câu 20: (ID: 592604) Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?
A. Thông tin trên mang có cả thông tin tốt và thông tin xấu, không nên sử dụng và chia sẽ tùy tiện.
B. Đăng và chia sẻ thông tin giả, thông tin cá nhân của người khác, thông tin đe dọa, bắt nạt, … gây hậu
quả cho người khác và chính mình là các ví dụ về việc sử dụng thông tin vào mục đích sai trái.
C. Thông tin trên mạng là thông tin được chia sẻ cho tất cả mọi người nên em có thể sử dụng tùy ý.
D. Sử dụng và chia sẻ thông tin vào mục đích sai trái có thể phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Phần II. Tự luận (4,0 điểm):
Bài 1: (2,0 điểm) (ID: 592605) Em hãy nêu cách tạo một nhóm trên Messenger của Facebook để thảo luận về
bài tập nhóm của một môn học?
Bài 2: (1,0 điểm) (ID: 592606) Cửa sổ File Explorer đang hiển thị nội dung của một thư mục, gọi là thư
mục hiện tại để phân biệt với thư mục ngay trước và thư mục ngay sau trong chuỗi các thư mục đã mở xem.
Trả lời các câu hỏi:
l) Khi nào thì cửa sổ File Explorer không hiển thị nội dung một thư mục cụ thể?
2) Ðể biết tên thư mục hiện tại cần nhìn vào đâu?
3) Trong chuỗi thư mục đã mở xem, để di chuyển về thư mục ngay trước, thư mục ngay sau thì làm thế nào?
Bài 3: (1,0 điểm) (ID: 592607) Để làm báo cáo về kết quả học tập học kì I, giáo viên có tệp bảng ghi bảng
điểm trung bình môn Toán của lớp 7A trong một trang tính tương tự như bảng tính bên dưới.

Giáo viên cần dùng hàm nào (SUM, AVERAGE, MIN, MAX, COUNT) để:
a) Tính điểm trung bình của cả lớp.
b) Tìm điểm trung bình cao nhất.
c) Tìm điểm trung bình thấp nhất.

-----HẾT-----

5
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM

Phần I: Trắc nghiệm:

1.A 2.C 3.D 4.C 5.D 6.D 7.A 8.C 9.C 10.B
11.D 12.C 13.C 14.A 15.A 16.A 17.C 18.A 19.A 20.C

Câu 1 (NB):
Phương pháp:
Thiết bị vào ra
Cách giải:
Bộ điều khiển game được coi là một loại thiết bị vào, nhận dữ liệu là trạng thái các nút được bấm xuống. Bộ
điều khiển game phù hợp với những game TPP (người chơi có góc nhìn từ phía sau nhân vật) hơn FPP (người
chơi có góc nhìn của nhân vật).
Khi có tương tác như bắn súng trong game, bộ điều khiển game có thể rung lên. Trong trường hợp đó, nó cũng
có thể được coi là một thiết bị ra. Tuy nhin chức năng chính của tay cầm vẫn là tiếp nhận điều khiển của người
chơi. Vì vậy đáp án đúng là A. Tuy nhiên, nếu phân tích yếu tố rung của tay cầm và chọn đáp án C thì cũng
chấp nhận được.
Chọn A.
Câu 2 (NB):
Phương pháp:
Phần mềm máy tính
Cách giải:
Khởi động phần mềm ứng dụng là chức năng của hệ điều hành. Các chức năng thêm, sửa, xóa một đối tượng
trong phần mềm sơ đồ tư duy là chức năng của phần mềm ứng dụng.
Chọn C.
Câu 3 (TH):
Phương pháp:
Để phòng tránh nghiện Internet em cần chú ý: chia sẻ, rời xa, giới hạn, theo đuổi.
Cách giải:
Các phát biểu ở đáp án A, B, C là điều em nên làm để phòng tránh bệnh nghiện Internet.
Chọn D.
Câu 4 (VD):
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về tính toán tự động trên bảng tính.

6
Cách giải:
Công thức tính đúng diện tích hình chữ nhật là: =D3*D4
Chọn C.
Câu 5 (TH):
Phương pháp:
Các biện pháp giữ an toàn dữ liệu:
- Sao lưu dự phòng.
- Đặt mật khẩu.
- Cài phần mềm diệt virus.
Cách giải:
Ba phương án A, B, C là ba cách để bảo vệ dữ liệu an toàn. Do đó, đáp án đúng là D.
Chọn D.
Câu 6 (TH):
Phương pháp:
Dựa vào sử hiểu biết của bản thân về mạng xã hội và một số kênh trao đổi thông tin trên Internet.
Cách giải:
Mọi người đang sử dụng mạng xã hội cho nhiều mục đích khác nhau. Bốn mục đích sử dụng chính của mạng
xã hội là: chia sẻ, học hỏi, tương tác và tiếp thị.
Chia sẻ: Với mạng xã hội, em có thể chia sẻ thông tin và ý tưởng theo nhiều cách khác nhau bằng văn bản,
hình ảnh, video hay bản ghi âm giọng nói; em cũng có thể sử dụng các siêu liên kết để dẫn dắt người đọc tới
các bài báo, hình ảnh và video thú vị. Thông tin chia sẻ có thể là riêng tư hoặc công khai. Ví dụ: em có thể
gửi thông tin riêng tư qua thư điện tử cho một người và cũng có thể chia sẻ video qua Youtube để tất cả mọi
người có thể xem.
Học tập: Mạng xã hội là công cụ học tập và mở mang kiến thức. Em có thể tìm thấy nhiều diễn đàn, hội nhóm
của những người có cùng chung quan điểm, sở thích,… Em có thể câp nhật thông tin về bạn bè và gia đình
của mình hoặc tìm hiểu về những gì đang xảy ra với cuộc sống của bạn và của mọi người khắp nơi trên thế
giới. Ngày nay, tin tức nóng hổi thường được phát qua mạng xã hội trước khi các phương tiện truyền thống
như ti vi và báo chí có thể đưa tin chi tiết,
Tương tác: Ưu điểm lớn nhất của mạng xã hội là tương tác. Mạng xã hội phá vỡ rào cản truyền thống về thời
gian và khoảng cách giữa mọi người. Với công nghệ trò chuyện video của Skype, em có thể nói chuyện trực
tiếp với mọi người ở bất kì đâu trên thế giới.
Tiếp thị: Càng ngày càng có nhiều công ty, doanh nghiệp sử dụng mạng xã hội để quảng cáo và bán sản phẩm.
Các tổ chức phi lợi nhuận gây quỹ và quảng bá các sự kiện từ thiện. Các cá nhân tiếp thị bản thận với các nhà
tuyển dụng,… và em có thể sử dụng mạng xã hội để giới thiệu các ý tưởng và dự án em muốn làm.
Chọn D.

7
Câu 7 (TH):
Phương pháp:
Thực hiện phép tính nhân để tính số ô dữ liệu của bảng tính.
Cách giải:
Một vùng dữ liệu trên bảng tính bao gồm m hàng và n cột sẽ có m × n ô dữ liệu.
Chọn A.
Câu 8 (VDC):
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức quản lí dữ liệu trong máy tính.
Cách giải:
Có 7 phát biểu đúng là: (1), (2), (4), (5) , (6), (8), (11)
Chọn C.
Câu 9 (TH):
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về công cụ hỗ trợ tính toán trong bảng tính.
Cách giải:
Trong tiếng Anh, các từ SUM, AVERAGE, COUNT, ADD có nghĩa là tương ứng là tổng, trung bình cộng,
đếm và cộng. Trong Excel, hàm SUM dùng để tính tổng các số trong các ô tính.
Chọn C.
Câu 10 (TH):
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về công cụ hỗ trợ tính toán trong bảng tính.
Cách giải:
Dấu giữa C3 và C5 là “,” nên được hiểu là tổng cộng hai số ở hai ô tính tương ứng. Nếu công thức
=SUM(C3:C5) thì được hiểu là tổng các số ở các ô tính vùng ô C3 đến ô C5.
Chọn B.
Câu 11 (TH)
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về công cụ hỗ trợ tính toán trong bảng tính.
Cách giải:
Tổng của 15, 8, 17 là 40.
Chọn D.
Câu 12 (TH)
Phương pháp:
Thiết bị vào ra
Cách giải:

8
Điện thoại thông minh có thể xử lí thông tin như một chiếc máy tính. Màn hình cảm ứng của nó vừa là thiết
bị vừa vào, vừa ra. Điện thoại thông minh
Chọn C.
Câu 13 (TH)
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về làm quan với phần mềm bảng tính: nhập, chỉnh sửa và định dạng dữ liệu trong trang
tính.
Cách giải:
Khi nhập văn bản vào ô tính thì dữ liệu được tự động: Căn trái.
Chọn C.
Câu 14 (TH)
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về làm quen với phần mềm bảng tính.
Cách giải:
Phần mềm bảng tính có chức năng chính là nhập và xử lí dữ liệu dưới dạng bảng.
Chọn D.
Câu 15 (VD)
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức khi ứng xử trên mạng: khi sử dụng, ứng xử và giao tiếp.
Cách giải:
Các phát biểu đúng là: (1), (3), (5), (6), (7), (8).
Phát biểu (2) sai vì giao tiếp trên mạng là ảo, nhưng người giao tiếp với chúng ta là thật nên cần tuân thủ các
quy tắc và văn hóa giao tiếp.
Phát biểu (4) sai vì Internet chỉ là mạng thông tin, nhưng có thể gây nghiện Internet.
Chọn C.
Câu 16 (VD):
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về công cụ tính toán.
Cách giải:
1 – b; 2 – c; 3 – e; 4 – a; 5 – d
Chọn C.
Câu 17 (TH)
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức tính toán tự đông trên bảng tính.
Cách giải:
Các công thức nhập đúng vào bảng tính là: A. =15 +7; C. =(1^2+2^2)*(3^2+4^2); E. =2*14.789*3,14.

9
Chọn A.
Câu 18 (TH)
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức làm quen với phần mềm bảng tính.
Cách giải:
Trong trường hợp độ rộng cột không đủ hiện thị dữ liệu như hình vẽ bên dưới, em cần mở rộng cột B.
Chọn A.
Câu 19 (VD)
Phương pháp:
Mỗi phần mềm ứng dụng hỗ trợ tạo và xử lí một số loại dữ liệu nhất định, với định dạng tệp riêng, được nhận
ra nhờ phần mềm mở rộng.
Phần mở rộng gồm những kí tự sau dấu chấm cuối cùng trong tên tệp. Loại tệp cũng cho biết phần mềm ứng
dụng nào đó có thể được dùng với nó.
Cách giải:
1 – c, 2 – b, 3 – a.
Chọn A.
Câu 20 (VD)
Phương pháp:
Người sử dụng mạng xã hội cụ thể cần tuân thủ các quy định và không chia sẻ thông tin vào mục đích sai trái.
Cách giải:
Phát biểu: “Thông tin trên mạng là thông tin được chia sẻ cho tất cả mọi người nên em có thể sử dụng tùy ý.”
Là phát biểu sai vì Thông tin trên mạng là thông tin được chia sẻ cho tất cả mọi người nên em cần lưu ý, xem
xét trước khi công khai cho mọi người.
Chọn C.
Phần II. Tự luận:
Bài 1 (VD):
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về mạng xã hội và một số kênh trao đổi thông tin trên Internet.
Cách giải:
Em thực hiện các cách sau:
Cách 1:
- Đăng nhập tài khoản Facebook.
- Chọn Messenger, chọn New Messenger, nhập tài khoản Facebook của các thành viên trong nhóm vào
mục To.
- Gửi tin nhắn, hình ảnh, lời nhắn thoại hoặc gọi video trao đổi trong nhóm.
Cách 2:

10
- Đăng nhập tài khoản Facebook.
- Chọn Messenger, chọn Creat new room, chọn tài khoản của các thành viên trong nhóm, chọn Invite.
- Thực hiện trao đổi trong nhóm.
Bài 2 (VD):
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức quản lí tệp.
Cách giải:
1) Khi dùng chức năng Quick access và thanh tiêu đề sẽ hiển thị File Explorer thay vì một tên cụ thể.
2) Để biết tên thư mục hiện tại cần nhìn vào thanh tiêu đề.
3) Để di chuyển về thư mục ngay trước (ngay sau), có thể nháy chuột vào các dấu mũi tên trỏ sang trái (trỏ
sang phải) ở bên trái thanh đường dẫn.
Bài 3 (VD):
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về công cụ hỗ trợ tính toán.
Cách giải:
a) Tính điểm trung bình của cả lớp: dùng hàm AVERAGE.
b) Tìm điểm trung bình cao nhất: dùng hàm MAX.
c) Tìm điểm trung bình thấp nhất: dùng hàm MIN.

11

You might also like