You are on page 1of 17

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TP HÀ NỘI

BAN CHẤP HÀNH TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA HN


---------------------
Số: 14 /CV-TNBK-TT
(V/v: Thông báo số 2 về cuộc thi SVBK 2011) Hà Nội, ngày 12 tháng 3 năm 2011

Kính gửi: CÁC LIÊN CHI ĐOÀN


Dựa trên kết quả đăng ký bốc thăm chia bảng thi SVBK 2011 vào ngày 03/03/2011 và tiếp
nhận ý kiến của các đội dự thi, Ban Tổ chức cuộc thi SVBK 2011 “Tôi là Đoàn viên !” xin thông
báo một số nội dung như sau:
1. Kết quả bốc thăm
- Bảng A: Khoa Kinh tế & Quản lý, Viện Công nghệ sinh học & Thực phẩm, Khoa Dệt
may & Thời trang, Khoa KH & CN Vật liệu, Khoa Toán Tin Ứng dụng.
- Bảng B: Khoa CN Hóa học, Viện Đào tạo Quốc tế, Khoa Sư phạm kỹ thuật, Trường Cao
đẳng Nghề, Viện Cơ khí động lực.
- Bảng C: Viện Điện tử viễn thông, Viện KH & CN Nhiệt Lạnh, Trung tâm đào tạo KSTN
& KSCLC, K55, Viện Cơ khí.
- Bảng D: Viện Điện, Khoa Ngoại ngữ, Viện KH & CN Môi trường, Viện Công nghệ
thông tin và Truyền thông, Viện Vật lý kỹ thuật.
2. Lưu ý về thể thức các phần thi
- Phần thi Hiểu biết, vòng sơ loại: Điều chỉnh tăng số câu hỏi trắc nghiệm thành 15 câu
- Phần thi Thuyết trình, thuộc cả 2 vòng thi: Mỗi đội có 6 thành viên trên sân khấu, cử một
đại diện bốc thăm chủ đề. Sau đó, cả đội được suy nghĩ và hội ý trong 2 phút, rồi cử một
đại diện thuyết trình trong giới hạn 5 phút. Người thuyết trình phải trả lời câu hỏi phụ của
BGK mà không được hội ý với đội nữa.
3. Thời gian tổ chức
- Ngày 20 / 03 / 2011: Thi 4 trận vòng loại, lần lượt từ bảng A, B, C, D.
- Ngày 21 - 22 / 03 / 2011: Hỗ trợ 4 đội xếp vị trí Nhất bảng hoàn thiện kỹ năng sân khấu.
- Ngày 24 / 03 / 2011: Tổng duyệt
- Ngày 25 / 03 / 2011: Lễ chào mừng 80 năm thành lập Đoàn và thi vòng chung khảo.
Cuộc thi SVBK 2011 “Tôi là Đoàn viên” là hoạt động quan trọng của Đoàn trường
trong năm Thanh niên 2011. Để đảm bảo thành công cho cuộc thi, đề nghị các Liên chi đoàn
sắp xếp, bố trí đông đảo sinh viên đến dự và cổ vũ.
TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC
Nơi nhận TS. Lê Hiếu Học
- Như trên (để thực hiện)
- Lưu VP
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
CUỘC THI SVBK 2011 – “TÔI LÀ ĐOÀN VIÊN !”

Câu hỏi 1: “Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào
khác”. Lý Tự Trọng, người đoàn viên thuộc lớp đầu tiên của Đoàn ta đã nói câu nói trên trong hoàn
cảnh nào?
a.  Ngay sau khi Anh bị địch bắt đưa về hỏi cung tại nhà giam ngày 8/2/1931.
b.  Trước toà đại hình do bọn thực dân lập ra để xét xử Anh ngày 17/4/1931.
c.  Tại pháp trường sáng sớm ngày 21/11/1931 cùng với lời hô các khẩu hiệu cách mạng vang dội.
Câu hỏi 2: : Phong trào “Ba sẵn sàng” xuất hiện và phát triển từ một cơ sở Đoàn của thủ đô Hà Nội
sau đó được Thành đoàn và Trung ương Đoàn nghiên cứu rồi kịp thời phát động trên toàn miền
Bắc. Cơ sở Đoàn đó là:
a.  Đoàn Nhà máy Cơ khí Hà Nội.
b.  Đoàn trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
c.  Đoàn trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Câu hỏi 3: Một trong những điều kiện để một thanh niên được kết nạp vào Đoàn?
a.  Được hội nghị chi đoàn xét đồng ý kết nạp với sự biểu quyết tán thành của trên 1/2 số đoàn viên có mặt
tại hội nghị.
b.  Được hội nghị chi đoàn xét đồng ý kết nạp với sự biểu quyết tán thành của 1/2 số đoàn viên trong chi
đoàn.
c.  Được Ban Chấp hành chi đoàn xét đồng ý kết nạp với sự biểu quyết tán thành của trên 1/2 số Uỷ viên
Ban Chấp hành.
Câu hỏi 4: Ngày 26/3 hằng năm trở thành ngày kỷ niệm thành lập Đoàn do Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ mấy của Đoàn quyết định?
a.  Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II, tháng 10 năm 1956.
b.  Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III, tháng 3 năm 1961.
c.  Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IV, tháng 11 năm 1980
Câu hỏi 5: Thẩm quyền kết nạp đoàn viên danh dự là của?
a.  Quận, huyện Đoàn và tương đương
b.  Đoàn cơ sở, chi đoàn cơ sở
c.  Đoàn cơ sở, Đoàn cấp Huyện và tương đương
Câu hỏi 6: Bác Hồ đã trực tiếp bồi dưỡng, giáo dục và rèn luyện những đoàn viên đầu tiên gồm:
a.  06 đồng chí
b.  08 đồng chí
c.  10 đồng chí
Câu hỏi 7: Tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” bùng lên và được duy trì trong thanh niên
cả nước suốt thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954) qua các phong trào
“Thi đua tòng quân giết giặc lập công”, “Mỗi đoàn viên là một dân quân du kích”, “Tất cả cho tiền
tuyến, tất cả để chiến thắng”… Tinh thần ấy được dấy lên từ thời điểm nào ?
a.  Từ ngày 23/9/1945 với các đội cảm tử quân ở Thành phố Sài Gòn (nay là Tp. Hồ Chí Minh)
b.  Từ ngày toàn quốc kháng chiến 19/12/1946
c.  Từ sau bức thư của Hồ Chủ tịch gửi các chiến sĩ trung đoàn Thủ đô quá 60 ngày đêm chiến đấu với
giặc tại Hà Nội 27/01/1947
Câu hỏi 8: Trong thời gian đi chiến trường qua một số chiến dịch lớn cuối năm 1950 và mùa xuân
năm 1951, Bác Hồ đã đến thăm đơn vị Thanh niên xung phong đang sửa cầu Nà Cù (Na Tu, Bắc
Kạn) và tặng các cháu thanh niên xung phong bốn câu thơ: Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không
bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên. Sự kiện đó xảy ra vào dịp nào ?
a.  Chiến dịch Biên giới
b.  Chiến dịch đường 18
c.  Sau thành công của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II
Câu hỏi 9: Cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh là cuộc đấu tranh rộng lớn, quyết liệt do Đảng ta lãnh đạo.
Có được cao trào ấy là do:
a.  Nghệ Tĩnh sớm có một Đảng bộ vững mạnh và sớm hình thành một liên minh Công - Nông vững chắc
làm nòng cốt
b.  Nghệ Tĩnh sớm xây dựng được đội xung kích cách mạng của Đảng với số lượng lên đến 2.356 đoàn
viên và một mặt trận đoàn kết thanh niên rộng rãi
c.  Cả hai phương án trên.
Câu hỏi 10: Hai phong trào lớn “Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước” được duy trì và
phát triển trong thời gian là:
a.  05 năm (một nhiệm kỳ)
b.  10 năm (hai nhiệm kỳ)
c.  Cho đến nay.
Câu hỏi 11: Phong trào “Năm xung phong” đã thu hút hơn 2 triệu đoàn viên, thanh niên miền Nam
tham gia trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Phong trào “Năm xung phong” được phát
động từ:
a.  Đại hội lần thứ nhất Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Việt Nam (TNNDCM Việt Nam)
b.  Đại hội lần thứ hai Đoàn TNNDCM Việt Nam
c.  Từ ngay sau phong trào Ba Sẵn Sàng
Câu hỏi 12: Bạn hãy cho biết Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã trải qua mấy lần Đại hội?
a.  7 lần
b.  8 lần
c.  9 lần
Câu hỏi 13: Thực hiện nghị quyết 15 của Trung ương Đảng, tháng 1 năm 1960, Tỉnh uỷ Bến Tre đã
phát động phong trào đồng khởi: Mở đầu là:
a.  Quân dân và tuổi trẻ huyện Giồng Trôm
b.  Quân dân và tuổi trẻ huyện Ba Tri
c.  Quân dân và tuổi trẻ huyện Mỏ Cày
Câu hỏi 14: Đại hội Đại biểu Đoàn toàn quốc lần thứ nhất được triệu tập vào tháng 2 năm 1950 với
hơn 400 đại biểu ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam của Tổ quốc. Đại hội diễn ra tại một điểm thuộc
huyện:
a.  Đại Từ
b.  Định Hóa
c.  Chiêm Hóa
Câu hỏi 15: Tại lễ tang và các lễ truy điệu anh hùng anh Trần Văn Ơn, người học sinh kiên cường
đã anh dũng hy sinh tại Sài Gòn ngày 9/1/1950; học sinh, sinh viên nhiều địa phương từ Nam ra Bắc
đã trích máu viết nên những lời ca ngợi tinh thần đấu tranh của anh Ơn. Câu sau đây: “Chết vì Tổ
quốc, chết mà sống, Sống kiếp Việt gian ô nhục muôn đời” xuất hiện ở đâu?
a.  Sài Gòn
b.  Huế
c.  Hà Nội
Câu hỏi 16: Hưởng ứng Tháng an toàn giao thông, đoàn viên thanh niên tham gia cùng đội thanh
niên tình nguyện giữ gìn trật tự an toàn giao thông theo kế hoạch của Đoàn cấp trên. Theo bạn hoạt
động đó nằm trong nội dung nào của phong trào “5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô”?
a.  Xung kích lao động phát triển kinh tế - xã hội
b.  Xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng
c.  Xung kích bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh trật tự và an toàn xã hội.
d.  Xung kích thực hiện cải cách hành chính.
e.  Xung kích trong hội nhập kinh tế quốc tế
Câu hỏi 17: Phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe, nghe đồng bào tôi nói” phát triển rất mạnh
trong hoạt động của học sinh, sinh viên, thanh niên các đô thị miền Nam, nhưng tiêu biểu nhất và có
thời gian đã lôi cuốn hàng vạn bạn trẻ tham gia là ở
a.  Thành phố Sài Gòn
b.  Thành phố Huế
c.  Thành phố Đà Nẵng
Câu hỏi 18: Nội dung của giải pháp trọng dụng tài năng trẻ được thể hiện như thế nào trong nghị
quyết 25 - NQ/TW của Ban chấp hành trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công
tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
a.  Tạo cơ chế chính sách công bằng, thuận lợi để mọi tài năng trẻ đều được tham gia phát triển đất nước.
Tạo bước đột phát trong việc bố trí, sử dụng cán bộ trẻ cán bộ trong độ tuổi thanh niên ở tất cả các cấp.
b.  Xác định tiêu chí và phương pháp khoa học để phát hiện, theo dõi quá trình phát triển các tài năng trẻ.
Xây dựng chương trình đào tạo thích hợp để hình thành đội ngũ tài năng trẻ trên mọi lĩnh vực, đáp ứng sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
c.  Có chính sách sử dụng và đãi ngộ hợp lý để thu hút tài năng trẻ đang học tập, công tác, sinh sống ở
nước ngoài tham gia phát triển đất nước.
d.  Cả 3 phương án trên
Câu hỏi 19: Theo Luật Thanh niên Nhà nước, gia đình, xã hội có trách nhiệm gì đối với thanh niên?
a.  Đào tạo, bồi dưỡng và phát huy thanh niên; định hướng nghề nghiệp cho thanh niên, tạo môi trường
làm việc thuận lợi cho sinh viên học tập và làm việc.
b.  Có chính sách tạo điều kiện cho thanh niên học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ; định
hướng nghề nghiệp cho thanh niên.
c.   Đào tạo, bồi dưỡng và phát huy thanh niên; có chính sách tạo điều kiện cho thanh niên học tập, lao
động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ; Chăm lo, đào tạo, bồi dưỡng và phát huy vai trò của thanh niên
Câu hỏi 20: Mỗi cấp được giữ lại bao nhiêu số tiền Đoàn phí do đoàn viên nộp hoặc trích nộp của tổ
chức Đoàn cấp dưới
a.  2/3 số Đoàn phí
b.  1/3 số Đoàn phí
c.  1/4 số Đoàn phí
Câu hỏi 21: Trong cuộc tấn công và nổi dậy Tết Mậu thân (1968) tại Sài Gòn, nhà thơ trẻ Lê Anh
Xuân quê ở Bến Tre đã viết bài thơ nhan đề “Dáng đứng Việt Nam” ca ngợi tinh thần anh dũng vô
song của các chiến sĩ giải phóng quân và biệt động quân thành phố mang tên Bác. Lê Anh Xuân lấy
cảm xúc từ hình ảnh trận chiến đấu nào để có được tác phẩm bất hủ ấy?
a.  Trận tấn công chiếm Đài phát thanh Sài Gòn
b.  Trận tấn công chiếm cầu chữ Y
c.  Trận tấn công sân bay Tân Sơn Nhất
Câu hỏi 22: Năm chương trình hành động cách mạng của tuổi trẻ được đề ra tại Đại hội Đoàn toàn
quốc lần thứ mấy sau ngày đất nước thống nhất:
a.  Đại hội IV
b.  Đại hội V
c.  Đại hội VI
Câu hỏi 23: Luật thanh niên là bộ luật quy định về?
a.  Quy định về quyền và nghĩa vụ của thanh niên mà không đề cập đến trách nhiệm của nhà nước, gia
đình và xã hội đối với thanh niên.
b.  Quy định về quyền lợi của thanh niên và trách nhiệm của nhà nước, gia đình và xã hội đối với thanh
niên.
c.  Quy định về quyền và nghĩa vụ của thanh niên, trách nhiệm của nhà nước, gia đình và xã hội đối với
thanh niên
Câu hỏi 24: Hệ thống tổ chức của Đoàn gồm
a.  2 cấp: Trung ương, cấp tỉnh
b.  3 cấp: Trung ương, cấp tỉnh (thành), cấp huyện (tương đương)
c.  4 cấp: Trung ương, cấp tỉnh (thành), cấp huyện (tương đương), cấp cơ sở (Đoàn cơ sở, chi đoàn cơ sở)
Câu hỏi 25: Trong cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp, trên cả nước ta có các đội thiếu niên du
kích đánh địch rất giỏi như Đội thiếu niên du kích Đình Bảng, Đội thiếu niên du kích Biên Hòa, Đội
du kích thiếu niên Đồng Tháp, Đội thiếu niên du kích Thành Huế.v.v… Được Nhà nước ta tặng
thưởng Huân chương quân công đầu tiên là:
a.  Đội thiếu niên niên du kích Đình Bảng
b.  Đội thiếu niên du kích Đồng Tháp
c.  Đội thiếu niên du kích Thành Huế
Câu hỏi 26: Chiến thắng Điện Biên Phủ được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một Bạch Đằng, một
Chi Lăng, một Đống Đa trong thế kỷ XX và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi đột
phá thành trì nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. Rất nhiều chiến sĩ trẻ tuổi đã nêu cao khí
phách anh hùng lập công xuất sắc. Trong số các anh hùng trẻ tuổi sau đây, dồng chí nào đã lấy thân
mình lấp lỗ châu mai của giặc?
a.  Bế Văn Đàn
b.  Tô Vĩnh Diện
c.  Phan Đình Giót
Câu hỏi 27: Đại hội, hội nghị đại biểu và các hội nghị của Đoàn chỉ có giá trị khi
a.  Có ít nhất một phần ba (1/3) số đại biểu được triệu tập thay mặt cho một phần ba (1/3) số đơn vị trực
thuộc tham dự
b.  Có ít nhất một phần hai (1/2) số đại biểu được triệu tập thay mặt cho một phần hai (1/2) số đơn vị trực
thuộc tham dự
c.  Có ít nhất hai phần ba (2/3) số đại biểu được triệu tập thay mặt cho ít nhất hai phần ba (2/3) số đơn vị
trực thuộc tham dự
Câu hỏi 28: Thời gian sinh hoạt chi đoàn theo định kỳ
a.  1 tháng /1 lần
b.  3 tháng /1 lần
c.  6 tháng /1 lần
Câu hỏi 29: Hoạt động của các đội “Thanh niên tình nguyện giữ gìn trật tự, an toàn giao thông” ở
các địa phương nằm trong nội dung nào của phong trào “Năm xung kích phát triển kinh tế - xã hội
và bảo vệ Tổ quốc” do Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX phát động?
a.  Xung kích bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội
b.  Xung kích thực hiện cải cách hành chính
c.  Xung kích trong hội nhập kinh tế quốc tế
Câu hỏi 30: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”,
câu nói trên được nêu trong tác phẩm nào của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
a.  Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân (1969)
b.  Thư khen đội Thanh niên xung phong số 333 và toàn thể thanh niên xung phong (1969)
c.  Di chúc (1969)
Câu hỏi 31: Chủ đề của Liên hoan Thanh niên, Sinh viên thế giới lần thứ 17 được tổ chức tại Cộng
hòa Nam Phi tháng 12 năm 2010?
a.  "Vì một thế giới hòa bình, đoàn kết và cải biến xã hội – Hãy đánh bại Chủ nghĩa đế quốc”
b.  "Vì hòa bình và đoàn kết, chúng ta đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và chiến tranh".
c.  "Toàn cầu hoá cuộc đấu tranh vì hoà bình, đoàn kết, phát triển, chống đế quốc"
Câu hỏi 32: Độ tuổi của người được xét kết nạp vào Đoàn?
a.  Từ 15 tuổi đến 30 tuổi
b.  Từ 15 tuổi đến 35 tuổi
c.  Từ 16 tuổi đến 30 tuổi
Câu hỏi 33: “Xe thanh niên”, “máy thanh niên”, “Cánh đồng cao sản của thanh niên”, “Phần việc
thanh niên”.v.v… xuất hiện ngày càng nhiều trong phong trào nào sau đây trên miền Bắc:
a.  Lao động kiến thiết Tổ quốc
b.  Xung phong thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội
c.  Xung phong tình nguyện vượt mức kế hoạch 5 năm lần thứ nhất
Câu hỏi 34: Tại địa điểm nào sau đây, các đại diện của Tiểu đoàn 101, 102, 103 thuộc Trung đoàn
Thủ đô làm lễ “Tuyên thệ quyết tử” để thực hiện lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch
Hồ Chí Minh?
a.  Trong một ngôi nhà ở phố Hàng Bồ
b.  Trong một ngôi nhà ở phố Hàng Đào
c.  Trong rạp hát Tố Như ở phố Hàng Bạc
Câu hỏi 35: Cơ sở Đoàn tại địa phương giúp đoàn viên vay vốn ngân hàng để tổ chức sản xuất theo
đơn đề nghị của đoàn viên, việc này nằm trong nội dung đồng hành nào trong phong trào Bốn đồng
hành với thanh niên?
a.  Đồng hành với thanh niên trong học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ
b.  Đồng hành với thanh niên trong nghề nghiệp và việc làm
c.  Đồng hành với thanh niên trong nâng cao sức khỏe sức khỏe thể chất và đời sống văn hóa tinh thần
d.  Đồng hành với thanh niên trong phát triển kỹ năng xã hội
Câu hỏi 36: Điều kiện thành lập Đoàn cơ sở
a.  Có từ 2 chi đoàn trở lên và có ít nhất 30 đoàn viên
b.  Có từ 3 chi đoàn trở lên và có ít nhất 30 đoàn viên
c.  Có từ 50 đoàn viên trở lên
Câu hỏi 37: “Quyết tử quân” anh hùng nào đã hô vang “quyết tử bảo vệ thủ đô” rồi ôm bom ba
càng lao vào diệt xe tăng địch trên đường phố Hà Nội?
a.  Lê Gia Định
b.  Nguyễn Phúc Lai
c.  Nguyễn Ngọc Nại
Câu hỏi 38: Thực hiện lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mùa Xuân
năm 1947, các chiến sĩ Cảm tử quân Sài Gòn đã tổ chức nhiều trận tập kích táo bạo trong đó có trận
ta diệt tên Đại tá Pháp In-phai-lơ và làm nhiều tên sĩ quan khác bị thương, đó là trận?
a.  Đột kích vào sân bay Tân Sơn Nhất
b.  Đánh địch di chuyển trên đường xe lửa Sài Gòn – Mỹ Tho
c.  Đột kích vào khách sạn National trên đường Sác-ne (Charner)
Câu hỏi 39: Đội Thanh niên xung phong công tác đầu tiên do Trung ương Đoàn thành lập theo chỉ
thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh để làm trường học thực tiễn cho thanh niên gồm?
a.  207 cán bộ, đội viên
b.  215 cán bộ, đội viên
c.  225 cán bộ, đội viên
Câu hỏi 40: Nhiệm kỳ đại hội chi đoàn?
a.  1 năm 1 lần
b.  5 năm 2 lần
c.  5 năm 1 lần
Câu hỏi 41: Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX diễn ra vào năm nào?
a.  1997
b.  2002
c.  2007
Câu hỏi 42: Đồng chí Bí thư Trung ương Đoàn nào sau đây đã từng là phi công - Anh hùng lực
lượng vũ trang nhân dân Việt Nam?
a.  Đặng Quốc Bảo
b.  Lê Thanh Đạo
c.  Vũ Mão
Câu hỏi 43: Năm đầu tiên được Ban Bí thư Trung ương Đảng lựa chọn là "Năm Thanh niên"?
a.  2000
b.  2005
c.  2011
Câu hỏi 44: "Ngày Chủ nhật hồng" là ngày thanh niên tình nguyện tham gia công tác gì?
a.  Ngày Thanh niên vì Biên cương Tổ quốc
b.  Ngày Thanh niên hiến máu tình nguyện
c.  Ngày Thanh niên hành động vì người nghèo
Câu hỏi 45: Với thành tích xuất sắc phục vụ chiến dịch Biên giới (thu đông 1950), Đội TNXP công
tác Trung ương được Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp biểu dương ngay sau đó tại lễ mừng
chiến thắng tại thị xã Cao Bằng. Ban Thường vụ TƯ Đoàn có thư khen và yêu cầu đơn vị bình chọn
một số đội viên gương mẫu về TƯ Đoàn báo công tại hội nghị cán bộ Đoàn toàn quốc gồm:
a.  02 đội viên
b.  03 đội viên
c.  05 đội viên
Câu hỏi 46: Do đặc điểm của chiến trường, lực lượng Thanh niên xung phong các tỉnh Nam bộ được
Xứ Đoàn cho tổ chức từ cấp xã đến huyện và tỉnh trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp để phục vụ
những nhiệm vụ khó khăn, đột xuất ngay tại đạ phương đi đôi với phục vụ chiến đấu theo yêu cầu
của quân đội. Lực lượng Thanh niên xung phong Nam bộ được thành lập vào?
a.  Cuối năm 1950
b.  Giữa năm 1951
c.  Đầu năm 1952
Câu hỏi 47: Trong số 15 chiến sĩ thi đua của lực lượng Thanh niên xung phong do Liên khu V tổ
chức phục vụ chiến dịch Bắc Tây Nguyên (Đông Xuân 1953 – 1954) có 3 đồng chí được Bộ Tư lệnh
Mặt trận tặng thưởng Huân chương, sau đó được cử tham gia đoàn đại biểu của quân dân Liên khu
V ra Hà Nội dự lễ mừng Hồ Chủ tịch và Chính phủ trở về thủ dô sau khi miền Bắc được hoàn toàn
giải phóng. Trong đó có Chủ tịch Hội Cựu Thanh niên xung phong Việt Nam năm 20110, đó là ai ?
a.  Nguyễn Hứa
b.  Nguyễn Tửu
c.  Nguyễn Anh Liên
Câu hỏi 48: Nghị quyết về công tác vận động thanh niên đầu tiên của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào thời gian nào?
a.  Tháng 10/1930
b.  Tháng 3/1931
c.  Tháng 5/1935
Câu hỏi 49: Từ năm 1931 đến năm 1941, Đoàn ta đã qua bao nhiêu lần đổi tên cho phù hợp với
nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn cách mạng?
a.   Một lần
b.  Hai lần
c.  Ba lần
Câu hỏi 50: Trong giai đoạn cách mạng 1936 – 1939, tổ chức Đoàn tại Hà Nội có một sinh viên yêu
nước rất dũng cảm là cán bộ Đoàn dám đứng lên phản đối mạnh mẽ những lời thóa mạ dân tộc ta
của một thầy giáo người Pháp. Anh là Nguyễn Văn Trạch tức Hồng Quang học tại:
a.  Đại học Y Dược
b.  Đại học Giao thông Công chính
c.  Đại học Luật
Câu hỏi 51: Trong vòng 3 năm (1937 – 1939), Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương tiếp nối
truyền thống của Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương cho xuất bản 3 tờ báo lớn làm Diễn đàn
của Tuổi trẻ. Tờ báo nào xuất bản cuối cùng sau khi Đại chiến thế giới lần thứ hai nổ ra (Tháng
9/1939) và nhân dân cùng tuổi trẻ nước ta bị Thực dân Pháp thẳng tay đàn áp, khủng bố:
a.  Báo Bạn dân
b.  Báo Thế giới
c.  Báo Mới
Câu hỏi 52: Tháng 11/1940, Cuộc khởi nghĩa Nam kỳ bùng nổ mạnh mẽ hầu khắp các tỉnh Nam bộ
do xứ ủy Đảng lãnh đạo. Lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vào năm cánh (sau này trở thành Quốc kỳ nước
Việt Nam DCCH và Cộng hòa XHCN Việt Nam) xuất hiện ở:
a.  Vĩnh Long
b.  Mỹ Tho
c.  Tây Ninh
Câu hỏi 53: Trong cuộc Khởi nghĩa Nam kỳ, có một chiến sĩ cộng sản rất trẻ mới ngoài 20 đã dũng
cảm chỉ huy nghĩa quân giữ vững đảo Hòn Khoai (Cà Mau) trong nhiều ngày và tổ chức đánh trả
các đợt tấn công dữ dội của kẻ thù. Đó là:
a.  Đỗ Văn Sến
b.  Ngô Kim Luân
c.  Phan Ngọc Hiển
Câu hỏi 54: Mùa hè năm 1943, ở các trường Đại học Hà Nội dấy lên Phong trào “Xếp bút nghiên lên
đường tranh đấu”. Những ai khởi xướng Phong trào này?
a.  Tổ chức Tổng hội Sinh viên Đông Dương
b.  Nhóm sinh viên Hà Nội trong Tổng hội
c.  Nhóm sinh viên Nam bộ tại Hà Nội.
Câu hỏi 55: Bài ca yêu nước nổi tiếng của Lưu Hữu Phước được tác giả đổi tên 3 lần, cuối cùng
mang tên:
a.  Hành khúc sinh viên (Marche des étudiants, lời toàn bài --> tiếng Pháp)
b.  Tiếng gọi thanh niên (lời toàn bài tiếng Việt)
c.  Tiếng gọi sinh viên (Lời toàn bài tiếg Việt)
Câu hỏi 56: Ba vở kịch “Hội nghị Diên Hồng”, “Nợ Mê Linh”, “Đêm Lam Sơn” được lưu diễn tại
nhiều tỉnh, thành từ Bắc vào Nam để cổ vũ tinh thần yêu nước của thanh niên, học sinh, sinh viên
trong các năm 1943, 1944 và đầu năm 1945 nhằm chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 là do:
a.  Nhóm sinh viên Đại học Y Dược Hà Nội
b.  Nhóm sinh viên trường Luật Hà Nội
c.  Nhóm Huỳnh Mai Lưu, cùng với cơ sở Đoàn tại địa phương thực hiện.
Câu hỏi 57: Tháng 1-1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước để cùng Trung ương Đảng ta lãnh đạo
cách mạng Việt Nam. Người triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ VIII, sau đó viết lời
kêu gọi đồng bào cả nước đứng lên đấu tranh giành giải phóng dân tộc. Tài liệu đó được in tại một
cơ sở in bí mật của Ban Chấp hành thành đoàn thanh niên cứu quốc Hà Nội. Cơ sở này ở phố nào ?
a.  Phố Hàng Mã
b.  Phố Hàng Thiếc
c.  Phố Hàng Nón.
Câu hỏi 58: Trong tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, Thành đoàn Sài Gòn đã có sáng
kiến thành lập các “Ủy ban thanh niên, học sinh, sinh viên cứu trợ đồng bào bị nạn”, đồng thời giúp
đỡ, nuôi giấu, bảo vệ thương binh của ta với nhiều hoạt động rất có hiệu quả được Thành ủy biểu
dương. Các Ủy ban nói trên hoạt động:
a.  Công khai
b.  Bí mật
c.  Bán công khai
Câu hỏi 59: “Gậy Trường Sơn”, “Nhẫn chung thủy” là những kỷ vật gắn bó với nam, nữ thanh niên
miền bắc trong phong trào “Ba sẵn sàng”. Các kỷ vật ấy xuất hiện đầu tiên tại địa phương nào?
a.  Thái Bình
b.  Hà Tây (cũ)
c.  Hưng Yên
Câu hỏi 60: Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhiều nam nữ đội viên thanh niên xung phong
trên tuyến lửa miền bắc được nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng. Trong các nam, nữ anh
hùng trẻ tuổi sau đây, đồng chí nào được tôn vinh là “Vua phá bom nổ chậm”
a.  La Thị Hán
b.  Đinh Thị Thu Hiệp
c.  Nguyễn Tri Ân
Câu hỏi 61: “Thà mình hi sinh chứ không để thương binh bị thương lần thứ hai”, đó là câu nói của
một nữ thanh niên xung phong giải phóng (miền Nam) trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đó
là:
a.  Võ Thị Rậm
b.  Đoàn Thị Liên
c.  Nguyễn Thị Đẹp
Câu hỏi 62: Trên tuyến lửa miền Trung có một đội nữ pháo binh anh dũng đã từng bắn bị thương
nhiều tàu chiến của Mỹ, đó là Đội nữ pháo binh ở:
a.  Nghệ An
b.  Hà Tĩnh
c.  Quảng Bình
Câu hỏi 63: Tháng 9/1966, Tổng đội TNXP giải phóng miền Nam tiến hành Đại hội liên hoan chiến
sĩ thi đua toàn lực lượng. Đại hội nêu lên bốn truyền thống trong đó có một nội dung: “Kiên cường,
dũng cảm trong lửa đạn, hăng say bền bỉ trong lao động, nghiêm chỉnh chấp hành mọi mệnh lệnh,
chưa hoàn thành nhiệm vụ chưa về quê hương”. Bạn cho biết đó là truyền thống thứ mấy:
a.  Thứ nhất
b.  Thứ hai
c.  Thứ ba
d.  Thứ tư
Câu hỏi 64: “Ra sức học tập nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật và quân sự để cống hiến
ngày càng nhiều cho Tổ quốc, cho nhân dân” là điều thứ mấy trong 5 điều Bác Hồ căn dặn thanh
niên (chung cho mọi đối tượng)?
a.  Điều thứ nhất
b.  Điều thứ ba
c.  Điều thứ tư
Câu hỏi 65: Người chiến sĩ trẻ tuổi đầu tiên được Nhà nước ta phong tặng Danh hiệu Anh hùng Lực
lượng Vũ trang nhân dân và được tôn vinh là “Lá cờ đầu trong phong trào thi đua Tòng quân giết
giặc lập công”
a.  Cù Chính Lan
b.  La Văn Cầu
c.  Ngô Mây
Câu hỏi 66: Đại hội tiêu biểu Đoàn toàn Nam bộ lần thứ II được tiến hành vào cuối năm 1949 tại?
a.  Tây Ninh
b.  Rạch Giá
c.  Đồng Tháp Mười
Câu hỏi 67: Thay mặt Xứ ủy Đảng Nam bộ, trực tiếp chỉ đạo Đại hội tiêu biểu Đoàn toàn Nam bộ
lần II cuối năm 1949 là:
a.  Đ/c Dương Quốc Chính
b.  Đ/c Nguyễn Văn Linh
c.  Đ/c Lê Đức Thọ
Câu hỏi 68: Từ khi thành lập (ngày 26/3/1931) cho đến nay, trải qua các thời kỳ cách mạng khác
nhau, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã trải qua bao nhiêu lần thay đổi tên?
a.  5 lần
b.  6 lần
c.  7 lần
Câu hỏi 69: Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam đã tổ chức trọng thể lễ đón nhận vinh dự được
mang tên Bác Hồ theo Nghị quyết của Trung ương Đảng vào thời gian nào?
a.  Tháng 10/1969
b.  Tháng 5/1970
c.  Ngày 26/3/1970
Câu hỏi 70: Thể theo đề nghị của tổ chức Đoàn hai miền sau Đại thắng mùa xuân năm 1975, Trung
ương Đảng đồng ý cho Đoàn được mang tên thống nhất chung trong cả nước vào thời gian nào?
a.  Tháng 5/1975
b.  Tháng 5/1976
c.  Tháng 6/1976
Câu hỏi 71: Đồng chí Bí thư thứ nhất đầu tiên của Ban Chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
a.  Đ/c Nguyễn Lam
b.  Đ/c Vũ Quang
c.  Đ/c Đặng Quốc Bảo
Câu hỏi 72: Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II năm 1956 diễn ra ở đâu?
a.  Thái Nguyên
b.  Hà Nội
c.  Tuyên Quang
Câu hỏi 73: Tháng 12 năm 1975, thiếu nhi trong cả nước nô nức triển khai cuộc vận động “Thu
lượm 4 triệu kg giấy loại và lao động tiết kiệm lấy tiền đóng các toa tàu mang tên Đội”. Sáng kiến
này là từ tổ chức Đội của thành phố nào?
a. Hà Nội
b. Đà Nẵng
c. Tp. Hồ Chí Minh
Câu hỏi 74: Phong trào “Ba xung kích làm chủ tập thể” cùng với sự hình thành “Lực lượng thanh
niên xung kích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” được phát động vào thời gian nào?
a. Tháng 1/1978
b. Tháng 5/1978
c. Tháng 9/1978
Câu hỏi 75: Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ lần thứ VII đã được tổ chức ở Hà Nội và một tỉnh nữa là?
a. Hải Phòng
b. Nghệ An
c. Đà Nẵng
Câu hỏi 76: Năm 2010, Đoàn đại biểu thanh niên Việt Nam với số lượng lớn nhất (3000 đại biểu) đã
tham gia hoạt động đối ngoại nào?
a. Liên hoan thanh niên Việt Trung 2010
b. Festival thanh niên Sinh viên Thế giới lần thứ 17
c. Tàu thanh niên Đông Nam Á 2010
Câu hỏi 77: Nội dung của chương trình “Cốc trà đá vì cộng đồng” do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
trường ĐH Bách Khoa HN phát động là gì ?
a.  Mỗi tuần, mỗi sinh viên mua một cốc trà đá, ủng hộ quỹ “Tuổi trẻ Bách Khoa nhân ái”
b.  Mỗi tuần, mỗi sinh viên tiết kiệm một cốc trà đá, ủng hộ quỹ “Tuổi trẻ Bách Khoa nhân ái”
c.  Mỗi sinh viên giành một tuần uống trà đá để ủng hộ quỹ “Tuổi trẻ Bách Khoa nhân ái”
Câu hỏi 78: Chương trình hiến máu “Bách Khoa nghìn giọt yêu thương” năm 2010 đã thu được kết
quả bao nhiêu đơn vị máu?
a.  1150 đơn vị
b.  1260 đơn vị
c.  1310 đơn vị
Câu hỏi 79: Sự kiện chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường
ĐH Bách Khoa HN tổ chức vào ngày 08/10/2010, với sự tham gia của Nhà sử học Dương Trung
Quốc và Nhạc sỹ Phú Quang, có chủ đề là gì ?
a.  Tôi yêu Hà Nội
b.  Ký ức Hà Nội
c.  Tháng Mười Hà Nội
Câu hỏi 80: Một cựu sinh viên, cựu cán bộ Đoàn trường ĐH Bách Khoa HN là phi công - Anh hùng
lực lượng vũ trang, đã từng hạ được máy bay B52 trong chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không”
tháng 12/1972, anh là ai ?
a.  Nguyễn Văn Cốc
b.  Phạm Tuân
c.  Vũ Xuân Thiều
Câu hỏi 81: Trong kháng chiễn chống Mỹ, các thầy cô giáo và sinh viên khoa Vô tuyến điện trường
ĐH Bách Khoa HN đã tham gia phục hồi, sửa chữa trạm phát thanh nào của Đài Tiếng nói Việt
Nam (bị máy bay Mỹ đánh phá) ?
a.  Trạm phát thanh Mễ trì, Hà Nội
b.  Trạm phát thanh 58 Quán Sứ, Hà Nội
c.  Trạm phát thanh chùa Trầm, Hà Tây (cũ)
Câu hỏi 82: Đại hội Đoàn trường ĐH Bách Khoa HN lần thứ 31 diễn ra vào thời gian nào ?
a.  Tháng 10/2005
b.  Tháng 03/2008
c.  Tháng 12/2010
Câu hỏi 83: Anh hùng liệt sỹ Bùi Ngọc Dương - cựu sinh viên ĐH Bách Khoa HN, người trước khi
hy sinh, còn dặn đồng đội về báo cáo lại “Tôi đã hoàn thành nhiệm vụ Trường giao cho” thuộc quân
binh chủng nào ?
a. Công binh
b. Đặc công
c. Hải quân
Câu hỏi 84: Phương châm của Năm Thanh niên 2011 do trung ương Đoàn phát động là gì ?
a. “Hành động vì một môi trường xã hội lành mạnh cho tuổi trẻ”
b. “Tự hào và Trách nhiệm”
c. “Tôi yêu Hà Nội”
Câu hỏi 85: Chủ đề Năm Thanh niên 2011 do Thành Đoàn Hà Nội phát động là gì ?
a. “Hành động vì một môi trường xã hội lành mạnh cho tuổi trẻ”
b. “Tự hào và Trách nhiệm”
c. “Tôi yêu Hà Nội”
Câu hỏi 86: Năm tiêu chí của thanh niên thời đại mới là gì ?
a. Bản lĩnh vững vàng, thanh lịch văn minh, tri thức phong phú, sức khỏe dồi dào, kỹ năng thành thạo
b. Đạo đức chuẩn mực, thanh lịch văn minh, tri thức phong phú, sức khỏe dồi dào, kỹ năng thành thạo
c. Đạo đức chuẩn mực, thanh lịch văn minh, tri thức sáng tạo, kỷ luật trách nhiệm, sức khỏe dồi dào
Câu hỏi 87: Sáu giá trị cốt lõi của thanh niên, sinh viên Hà Nội là gì ?
a.  Trung thành, Sáng tạo, Khát vọng, Dấn thân, Tôn trọng và Trách nhiệm
b.  Bản lĩnh, Sáng tạo, Khát vọng, Hy sinh, Tôn trọng và Trách nhiệm
c.  Đạo đức, Trí tuệ, Khát vọng, Quyết tâm, Tôn trọng và Trách nhiệm
Câu hỏi 88: Tiêu chí nào được nhấn mạnh đầu tiên trong 5 tiêu chí của thanh niên thời đại mới ?
a.  Bản lĩnh vững vàng
b.  Thanh lịch văn minh
c.  Tri thức phong phú
Câu hỏi 89: Giá trị cốt lõi nào được nhấn mạnh đầu tiên trong 6 giá trị cốt lõi của thanh niên thời
đại mới ?
a.  Trí tuệ
b.  Trung thành
c.  Hy sinh
Câu hỏi 90: Hãy nêu các tiêu chí của sinh viên 5 tốt ?
a.  Đạo đức tốt, Học tập tốt, Thể lực tốt, Kỹ năng tốt, Hội nhập tốt
b.  Đạo đức tốt, Học tập tốt, Lao động tốt, Kỷ luật tốt, Sức khỏe tốt
c.  Đạo đức tốt, Học tập tốt, Tác phong tốt, Kỷ luật tốt, Hội nhập tốt
CHỦ ĐỀ THUYẾT TRÌNH VÒNG SƠ LOẠI CUỘC THI
SVBK 2011 “TÔI LÀ ĐOÀN VIÊN !”
Chủ đề 1
Tại Việt Nam, có nhiều tổ chức đại diện cho thanh niên, sinh viên và thu hút thanh niên, sinh viên tham
gia. Vậy theo bạn, tổ chức nào đóng vai trò quan trọng nhất, vì sao ?

Chủ đề 2
Nhiệm vụ chủ yếu của sinh viên là học tập, rèn luyện kiến thức chuyên môn. Vậy theo bạn, tham gia công
tác Đoàn có ý nghĩa gì đối với thanh niên, sinh viên ?

Chủ đề 3
Theo bạn, quá trình hội nhập đặt ra yêu cầu gì mới về bản lĩnh, nhân cách của người Đoàn viên ? Là Đoàn
viên, sinh viên ĐH Bách Khoa HN, bạn làm thế nào để đáp ứng được những yêu cầu mới đó ?

Chủ đề 4
Năm 2011 là năm diễn ra nhiều sự kiện chính trị trọng đại của đất nước, nhưng được chọn làm năm Thanh
niên. Vậy bạn hiểu thế nào về ý nghĩa của việc lựa chọn năm 2011 là năm Thanh niên ?

Chủ đề 5
Phương châm của năm Thanh niên 2011 là: “Hành động vì một môi trường xã hội lành mạnh cho tuổi
trẻ”. Với tư cách là người Đoàn viên, bạn mong muốn một môi trường xã hội lành mạnh như thế nào ? Và
bạn có thể đóng góp gì để xây dựng môi trường xã hội lành mạnh đó ?

Chủ đề 6
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, các thế hệ thanh niên đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Theo bạn, vai trò và sự đóng góp của thanh niên cộng sản thế hệ Hồ Chí Minh có gì mới
so với các thế hệ thanh niên thời kỳ trước ?

Chủ đề 7
Đoàn kết, gắn bó vì tập thể là đặc trưng của người Đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, xu thế toàn
cầu hóa ngày càng đòi hỏi sự cá tính, khẳng định mình. Vậy bạn sẽ giải quyết mâu thuẫn này như thế
nào ?

Chủ đề 8
Con người là yếu tố quyết định cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Theo bạn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có
vai trò như thế nào đối với sự nghiệp đào tạo nhân lực cho đất nước trong xu thế toàn cầu hóa ?

Chủ đề 9
Nếu cần lấy một tấm gương tiêu biểu, đại diện cho hình ảnh người Đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh, thì bạn
sẽ chọn ai ? Vì sao ?

Chủ đề 10
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có tổ chức, kỷ luật rất chặt chẽ. Trong khi đó, thanh niên, sinh viên hiện nay lại
có xu thế thế sôi động, phá cách. Nếu là người cán bộ Đoàn, bạn sẽ có giải pháp gì để phát huy được cá
tính của thanh niên, sinh viên, đồng thời củng cố tổ chức Đoàn vững mạnh ?

You might also like