You are on page 1of 5

AUGUSTINO NGUYỄN TẤN DŨNG

TGP SÀI GÒN

Người Việt Nam có còn tìm kiếm Thiên Chúa?

Trong tình trạng chung của thế giới khi mà dân số Kito hữu ở Việt Nam vẫn đều đặn tăng

dần theo các năm1. Nhiều điểm truyền giáo mới được lập nên thu hút nhiều người thuộc các tôn

giáo bạn tới tham gia như Giáo Điểm Tin Mừng tại Nhà Bè. Nhiều điểm hành hương thu hút

được đông đảo người tới tham quan, cầu nguyện như Cha Diệp, Đức Mẹ La Vang, Đức Mẹ Tà

Pao v…v… Thậm chí những người chưa bao giờ quan tâm đến Kito Giáo vẫn luôn thờ ông Trời,

thờ Thượng đế. Câu cửa miệng của người Việt Nam khi gặp khó khăn trắc trở là “Trời ơi”. Qua

những sự kiện đó, cho thấy đông đảo người dân Việt Nam vẫn đang khao khát Chúa, tìm đến

Chúa mỗi ngày mỗi giờ.

Tuy nhiên, cần có cái nhìn sâu hơn, đâu là động cơ đích thực thúc đẩy họ tìm kiếm Chúa.

Nói cách khác, cần xác định rõ, Thiên Chúa mà họ đang tìm kiếm là ai? Một Thiên Chúa như thế

nào?

Tất nhiên không loại trừ nhiều anh em tân, dự tòng đến với Chúa với tất cả lòng tin kính,

sự xám hối và vô vụ lợi. Nhưng xem qua một số clip bài giảng của cha Trần Đình Long, ta nhận

ra rất nhiều, rất nhiều người lương dân cũng như tôn giáo bạn đến với Chúa với những lý do gần

giống nhau: Xin hết bệnh, xin bình an, xin vượt được nghèo khó.

Cũng vậy, nhiều người đến với điểm hành hương Cha Diệp, nhận hình cha Diệp về đốt

nhang mỗi ngày gần như “thờ” cha Diệp nhưng mục đích của việc xin hình, đến viếng đó có phải

là noi gương đức tin của cha Diệp hoặc tìm kiếm một nguồn mạch chân lý hoặc quay về với lòng

1
x. https://worldpopulationreview.com/countries/vietnam-population
xám hối như một đứa con hoang đàng đang tìm về nhà Cha? Thưa, vẫn là xin chữa bệnh, xin làm

ăn hoặc các ơn như ý khác

Vâng! Đó là những gì họ tìm ở Chúa. Một Thiên Chúa của phép lạ, một Thiên Chúa luôn

ở sẵn đó và giúp họ mỗi khi họ khó khăn, bệnh tật, nghèo khó. Để rồi khi không được mãn

nguyện họ lại quay sang trách móc, than thân trách phận cho mình. Còn khi được toại nguyện, có

thể họ sẽ theo đạo, sẽ tin hơn những gì trong các bài giảng nhưng họ tin vì họ nghĩ sẽ được may

mắn, bình an như lời Chúa Jesus đã nói “Thật, tôi bảo thật các ông, các ông đi tìm tôi không phải

vì các ông đã thấy dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê.” (Ga 6, 26). Họ đến với Chúa

vì họ cần một phao cứu sinh, một ông thần giúp họ vượt qua những nghịch cảnh. Với họ Thiên

Chúa của phép lạ không khác gì một ông thần tài mang tên Jesus có trách nhiệm hoàn thành các

ước mơ của họ. Họ chỉ tin vào Thiên Chúa nếu đó là một Thiên Chúa làm những phép lạ giúp họ

hoặc người này, người kia được nghịch cảnh. Từng có một người đặt câu hỏi trong một bải giảng

của cha Martino Nguyễn Bá Thông rằng: “Thưa cha, nếu không có người làm chứng thì làm sao

con biết những gì Thiên Chúa làm với người khác để mà tin được?” Vâng, không phép lạ thì

không tin.

Từ những việc trên có thể thấy người Việt Nam luôn là một dân tộc hướng thượng, luôn

tìm kiếm và có lòng tin vào một Đấng Tối Cao. Tuy nhiên, thời nay niềm tin vào Thiên Chúa ít

nhiều có tính vụ lợi và mang tính đi tìm phép lạ hơn là tìm kiếm về nguồn mạch của chân, thiện,

mỹ và chân lý tuyệt đối. Qua đó ít nhiều mỗi Kito hữu nên có phương pháp truyền giáo thích hợp

hơn, hãy loan truyền một Thiên Chúa chết đi để gánh lấy tội lỗi con người hơn là một Thiên

Chúa của phép lạ có trách nhiệm đáp ứng những đòi hỏi của con người
Thiên Chúa theo quan điểm Augustino

Augustino cho rằng Thiên Chúa là thực tại tối cao, là Đấng tạo ra thế giới khả giác từ hư

vô. Mặt khác, vì Thiên Chúa tạo ra thế giới, nên Người là nguồn chân lý tối cao, tuyệt đối và

vĩnh cửu. Thiên Chúa là thực tại tối cao, chân, thiện, mỹ mà con người cần hướng đến.Thiên

Chúa không đồng nhất hoặc thuộc về Thế giới khả giác mà Người là một siêu việt vượt lên trên

thế giới khả giác. Chỉ một mình Thiên Chúa là hằng hữu.

Thiên Chúa tạo thành vạn vật trong thế giới nên mọi vật là sản phẩm của hành vi tự do do

Thiên Chúa thực hiện. Các tạo vật đều thể hiện những nét đẹp riêng của Thiên Chúa, Do đó,

trong mỗi tạo vật đều ẩn tàng sự hiện diện của Chúa qua đó giúp con người có thể nhận biết

Thiên Chúa. Con người có thể nhận thức được nguồn chân lý vĩnh cửu là Thiên Chúa thông qua

ánh sáng mạc khải Thiên Chúa giúp soi sáng phán đoán của con người, nhờ đó chúng ta có có

thể nhận ra các ý niệm chứa đựng chân lý.

Theo Augustino, Thiên Chúa là vĩnh cửu nên Thiên Chúa cũng siêu vượt trên con người,

trí khôn của con người cần được soi sáng để có thể nhận biết Thiên Chúa nơi các tạo vật. Để

được soi sáng và có khả năng nhận biết Thiên Chúa, con người buộc phải nhận được và tin vào

Mạc khải của Thiên Chúa. Sự mạc khải từ Thiên Chúa giúp con người vươn lên trên lý trí, tin

vào những dấu chỉ đặc biệt là Kinh Thánh nhận ra Thiên Chúa là đối tượng vĩnh cửu . Thông qua

các mặc khải, con người có thể nhận biết một phần chân lý từ đó được một phần bản tính Thiên

Chúa là chân lý. Thế giới khả giác là phản ánh của sự hiện hữu và hoạt động của Thiên Chúa. Sự

hiện hữu của mọi sự vật đều là thông phần vào hiện hữu của Thiên Chúa, đến từ Thiên Chúa là

nguồn mạch mọi sự hiện hữu. Thiên Chúa là cái hiện hữu tối cao không phụ thuộc vào không

gian và thời gian, là chân lý tuyệt đối, thực tại vĩnh cửu. Bản chất của Thiên Chúa là hiện hữu và

là một hiện hữu vĩnh cửu toàn năng, toàn tri.


Thiên Chúa theo quan điểm của Thomas Aquinas

Thomas Aquinas đi sâu vào việc chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa. Ngũ đạo của

Thomas Aquinas được khởi đi từ một kinh nghiệm về những thực tại khả giác: Ở con đường 1,

Ông dựa vào việc các sự vật trong vũ trụ có sự biến dịch; Đường 2 dựa vào việc các sự vật trong

vũ trụ tác động lên nhau, chúng làm thành một chuỗi nguyên nhân lệ thuộc nhau; Đường 3 rút ra

từ kinh nghiệm vạn vật có sinh có diệt, có khởi đầu và có kết thúc; Ở đường 4 ông thấy rằng vạn

vật có sự hoàn hảo khác nhau, tức chúng có những cấp độ thiện hảo khác nhau; Cuối cùng ở

đường 5 ông nhìn vào tổng thể và thấy sự vận động của vạn vật có trật tự và mục tiêu ngay cả ở

những vật vô tri (đ.5).

Sau đó, bằng việc áp dụng nguyên lý nhân quả vào các sự kiện Thomas Aquinas thấy

rằng ở đường 1, bất cứ vật gì chuyển động đều có nguyên nhân chuyển động; Đường 2 ông cho

rằng không có sự vật nào trong thế giới khả giác có thể là nguyên nhân tác thành cho chính

mình; Đường 3 vạn vật dù có sinh có diệt nhưng không sự vật nào có thể tự bắt đầu hiện hữu; Ở

đường 4, các cấp độ thiện hảo của sự vật luôn qui chiếu về một hữu thể tối hảo và là cùng đích

và nguồn mạch của chúng; Đường 5 Thomas Aquinas cho rằng vạn vật vận động theo trật tự và

có mục đích tức chúng có sự hướng dẫn của một hữu thể toàn tri hay toàn thức.

Cuối cùng, Ông đi đến kết luận ở đường 1 phải có một hữu thể là động cơ bất bị động;

Đường 2 cho thấy có một nguyên nhân tác thành đệ nhất; Đường 3 chứng minh tồn tại một hữu

thể tất hữu tự tại; Đường 4 dẫn đến một hữu thể hoàn hảo tuyệt đối; Đường 5 buộc phải có một

Đấng toàn tri, toàn thức đã sắp đặt trật tự vạn vật.

Ông thấy rằng một hữu thể như thế có bản chất khác hẳn với những sự vật trong thế giới

khả giác. Và hữu thể đó không thể là ai ngoại trừ Thiên Chúa. Qua đó ông đã chứng minh buộc
phải có sự hiện hữu của một Thiên Chúa toàn năng và toàn tri. Ngài đã dựa vào mạc khải danh

Thiên Chúa: “Ta là Đấng Hiện Hữu” (Xh 3,14) để khẳng định “Đấng Hiện Hữu” là danh xưng

thích hợp nhất của Thiên Chúa.

You might also like