You are on page 1of 160

Chƣơng 1

ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CHỨC


NĂNG CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

Chƣơng 1 cung cấp những tri thức cơ bản về sự ra đời và phát


triển của môn học kinh tế chính trị Mác - Lênin, về đối tƣợng nghiên
cứu, phƣơng pháp nghiên cứu và chức năng của kinh tế chính trị Mác -
Lênin trong nhận thức cũng nhƣ trong thực tiễn.
1.1. KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ
CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
Thuật ngữ Kinh tế chính trị (political economy) xuất hiện vào đầu
thế kỷ thứ XVII trong tác phẩm Chuyên luận về kinh tế chính trị (1615)
của A.Montchretien (Pháp). Tuy nhiên, tác phẩm này mới chỉ là những
phác thảo ban đầu về môn học kinh tế chính trị. Tới thế kỷ XVIII, với sự
xuất hiện lý luận của A.Smith (Anh) - thì kinh tế chính trị mới trở thành
môn khoa học có tính hệ thống với các phạm trù, khái niệm chuyên
ngành.
Xét một cách khái quát, quá trình phát triển tƣ tƣởng kinh tế của
loài ngƣời có thể đƣợc mô tả nhƣ sau:
1.1.1. Giai đoạn từ thời cổ đại đến cuối thế kỷ XVIII
- Tư tưởng kinh tế thời kỳ cổ, trung đại (từ thời cổ đại đến thế kỷ
thứ XV): do trình độ phát triển khách quan còn lạc hậu của các nền sản
xuất nên chỉ xuất hiện số ít tƣ tƣởng kinh tế mà không phải là những hệ
thống lý thuyết kinh tế hoàn chỉnh.
- Chủ nghĩa trọng thương (từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XVII ở
Anh, Pháp và Italia). Chủ nghĩa trọng thƣơng với các đại biểu: Starfod,
Thomas Mun (Anh); Xcaphuri, A. Serra (Italia); A. Montchretien (Pháp)
là hệ thống lý luận kinh tế chính trị đầu tiên nghiên cứu về nền sản xuất
tƣ bản chủ nghĩa. CNTT đã đặt vấn đề tìm hiểu về vai trò của thƣơng
mại với sự giàu có của một quốc gia tƣ bản giai đoạn tích luỹ ban đầu,
coi trọng vai trò của hoạt động thƣơng mại, đặc biệt là ngoại thƣơng.
- Chủ nghĩa trọng nông (từ giữa thế kỷ thứ XVII đến nửa đầu thế
1
kỷ XVIII ở Pháp) là hệ thống lý luận kinh tế chính trị nhấn mạnh vai trò
của sản xuất nông nghiệp, coi trọng sở hữu tƣ nhân và tự do kinh tế. Chủ
nghĩa trọng nông đã nghiên cứu và phân tích để rút ra lý luận kinh tế
chính trị từ trong lĩnh vực sản xuất. Mặc dù còn phiến diện, song bƣớc
tiến này phản ánh lý luận kinh tế chính trị đã bám sát vào thực tiễn phát
triển của sản xuất xã hội. Đại biểu tiêu biểu của chủ nghĩa trọng nông ở
Pháp gồm: F.Quesney; Turgot; Boisguillebert. - kinh tế chính trị tƣ sản
cổ điển Anh (từ giữa thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XVIII).
- Kinh tế chính trị cổ điển Anh là hệ thống lý luận kinh tế của các
nhà kinh tế tƣ sản trình bày một cách hệ thống các phạm trù kinh tế trong
nền kinh tế thị trƣờng nhƣ hàng hóa, giá trị, tiền tệ, giá cả, tiền công, lợi
nhuận… để rút ra những quy luật vận động của nền kinh tế thị trƣờng.
Đại biểu tiêu biểu của kinh tế chính trị tƣ sản cổ điển Anh gồm: W.Petty;
A.Smith; D.Ricardo.
1.1.2. Giai đoạn từ sau thế kỷ XVIII đến nay.
- Lý thuyết kinh tế chính trị của C.Mác (1818-1883): kế thừa trực
tiếp những giá trị khoa học của kinh tế chính trị tƣ sản cổ điển Anh,
C.Mác xây dựng hệ thống lý luận kinh tế chính trị một cách khoa học,
toàn diện về nền sản xuất tƣ bản chủ nghĩa, tìm ra những quy luật kinh tế
chi phối sự hình thành, phát triển và luận chứng vai trò lịch sử của
phƣơng thức sản xuất tƣ bản chủ nghĩa. Cùng với C.Mác, Ph.Ănghen
(1820-1895) cũng là ngƣời có công lao vĩ đại trong việc công bố lý luận
kinh tế chính trị. Lý luận Kinh tế chính trị của C.Mác và Ph.Ănghen
đƣợc thể hiện tập trung và cô đọng nhất trong bộ Tư bản. Trong đó,
C.Mác trình bày một cách khoa học và chỉnh thể các phạm trù cơ bản
của nền kinh tế tƣ bản chủ nghĩa, thực chất cũng là nền kinh tế thị
trƣờng, nhƣ: hàng hóa, tiền tệ, giá trị thặng dƣ, tích luỹ, lợi nhuận, lợi
tức, địa tô, tƣ bản, cạnh tranh cùng các quy luật kinh tế cơ bản cũng nhƣ
các quan hệ xã hội giữa các giai cấp trong nền kinh tế thị trƣờng của tƣ
bản chủ nghĩa. Các lý luận của C.Mác đƣợc khái quát thành các học
thuyết lớn nhƣ học thuyết giá trị, học thuyết giá trị thặng dƣ, học thuyết
tích luỹ, học thuyết về lợi nhuận, học thuyết về địa tô… Với học thuyết

2
giá trị thặng dƣ nói riêng và Bộ Tƣ bản nói chung C.Mác đã xây dựng cơ
sở khoa học, cách mạng cho sự hình thành chủ nghĩa Mác nói chung và
nền tảng tƣ tƣởng cho giai cấp công nhân. Học thuyết giá trị thặng dƣ
của C.Mác đồng thời cũng là cơ sở khoa học luận chứng cho vai trò lịch
sử của phƣơng thức sản xuất tƣ bản chủ nghĩa.
- V.I.Lênin kế thừa, bổ sung, phát triển lý luận kinh tế chính trị.
Trong đó nổi bật là nghiên cứu, chỉ ra những đặc điểm kinh tế của chủ
nghĩa tƣ bản giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX (giai đoạn độc
quyền), những vấn đề kinh tế chính trị cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội... Với ý nghĩa đó, dòng lý thuyết kinh tế chính trị này đƣợc
định danh với tên gọi kinh tế chính trị Mác - Lênin.
- Các Đảng Cộng sản tiếp tục nghiên cứu và bổ sung, phát triển
kinh tế chính trị Mác - Lênin cho đến ngày nay. Cùng với lý luận của các
Đảng Cộng sản, hiện nay, trên thế giới có rất nhiều nhà kinh tế nghiên
cứu kinh tế chính trị theo cách tiếp cận của kinh tế chính trị của C.Mác
với nhiều công trình đƣợc công bố trên khắp thế giới. Các công trình
nghiên cứu đó đƣợc xếp vào nhánh Kinh tế chính trị mácxít.
- Dòng lý thuyết kinh tế kế thừa những luận điểm mang tính khái
quát tâm lý, hành vi của kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh (kinh tế
chính trị tầm thƣờng) không đi sâu vào phân tích, luận giải các quan hệ
xã hội trong quá trình sản xuất cũng nhƣ vai trò lịch sử của chủ nghĩa tƣ
bản tạo ra cách tiếp cận khác với cách tiếp cận của C.Mác. Sự kế thừa
này tạo cơ sở hình thành nên các nhánh lý thuyết kinh tế đi sâu vào hành
vi ngƣời tiêu dùng, hành vi của nhà sản xuất (cấp độ vi mô) hoặc các
mối quan hệ giữa các đại lƣợng lớn của nền kinh tế (cấp độ vĩ mô). Dòng
lý thuyết này đƣợc xây dựng và phát triển bởi rất nhiều nhà kinh tế và
nhiều trƣờng phái lý thuyết kinh tế của các quốc gia khác nhau phát triển
từ thế kỷ XIX cho đến ngày nay.
- Lý thuyết kinh tế của các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa không
tưởng (thế kỷ XV-XIX) và kinh tế chính trị tiểu tư sản (cuối thế kỷ thứ
XIX). Các lý thuyết kinh tế này hƣớng vào phê phán những khuyết tật
của chủ nghĩa tƣ bản song nhìn chung các quan điểm dựa trên cơ sở tình

3
cảm cá nhân, chịu ảnh hƣởng của chủ nghĩa nhân đạo, không chỉ ra đƣợc
các quy luật kinh tế cơ bản của nền kinh tế thị trƣờng tƣ bản chủ nghĩa
và do đó không luận chứng đƣợc vai trò lịch sử của chủ nghĩa tƣ bản
trong quá trình phát triển của nhân loại.
1.2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA KINH TẾ
CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
1.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác – Lênin
a) Đối tượng nghiên cứu
Xét về lịch sử, trong mỗi giai đoạn phát triển, các lý thuyết kinh tế
có quan niệm khác nhau về đối tƣợng nghiên cứu của kinh tế chính trị:
- Chủ nghĩa trọng thƣơng xác định đối tƣợng nghiên cứu là lƣu
thông (chủ yếu là ngoại thƣơng).
- Chủ nghĩa trọng nông lại coi nông nghiệp là đối tƣợng nghiên
cứu.
- Kinh tế chính trị tƣ sản cổ điển Anh thì xác định nguồn gốc của
của cải và sự giàu có của các dân tộc là đối tƣợng nghiên cứu.
Hộp 1.1. Quan niệm của A.Smith về đối tƣợng nghiên cứu của Kinh tế chính trị
Kinh tế chính trị là một ngành khoa học gắn với chính khách hay nhà lập pháp hƣớng
tới hai mục tiêu, thứ nhất là tạo ra nguồn thu nhập dồi dào và sinh kế phong phú cho ngƣời
dân, hay chính xác hơn là tạo điều kiện để ngƣời dân tự tạo ra thu nhập và sinh kế cho bản
thân mình, thứ hai là tạo ra khả năng có đƣợc nguồn ngân sách đầy đủ cho nhà nƣớc hay
toàn bộ nhân dân để thực hiện nhiệm vụ công. Kinh tế chính trị hƣớng tới làm cho cả ngƣời
dân cũng nhƣ quốc gia trở nên giàu có.
Nguồn: A.Smith (1776), An Inquiry in to the Nature and Causes of the Wealth of
Nations.
Các quan điểm nêu trên mặc dù chƣa thực sự toàn diện, song
chúng có giá trị lịch sử và phản ánh trình độ phát triển của khoa học kinh
tế chính trị trƣớc C.Mác.
Kế thừa những thành tựu khoa học kinh tế chính trị cổ điển Anh,
dựa trên quan điểm duy vật về lịch sử, C.Mác và Ph.Ănghen xác định:
Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị là các quan hệ của
sản xuất và trao đổi trong phương thức sản xuất mà các quan hệ đó
hình thành và phát triển.

4
Với quan niệm nhƣ vậy, lần đầu tiên trong lịch sử của kinh tế
chính trị học, đối tƣợng nghiên cứu của kinh tế chính trị đƣợc xác định
một cách khoa học, toàn diện ở mức độ khái quát cao, thống nhất biện
chứng giữa sản xuất và trao đổi. Điều này thể hiện sự phát triển mang
tính vƣợt trội trong lý luận của C.Mác so với các nhà tƣ tƣởng kinh tế
trƣớc đó.
Mặt khác, về phạm vi tiếp cận đối tƣợng nghiên cứu, C.Mác và
Ph. Ănghen còn chỉ ra, kinh tế chính trị có thể đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp
hoặc theo nghĩa rộng.
Theo nghĩa hẹp, kinh tế chính trị nghiên cứu quan hệ sản xuất và
trao đổi trong một phƣơng thức sản xuất nhất định.
Theo nghĩa rộng, Ph.Ănghen cho rằng: “Kinh tế chính trị, theo
nghĩa rộng nhất, là khoa học về những quy luật chi phối sự sản xuất vật
chất và sự trao đổi những tƣ liệu sinh hoạt vật chất trong xã hội loài
ngƣời…Những điều kiện trong đó ngƣời ta sản xuất sản phẩm và trao
đổi chúng đều thay đổi tuỳ từng nƣớc, và trong mỗi nƣớc lại thay đổi tuỳ
từng thế hệ. Bởi vậy, không thể có cùng một môn kinh tế chính trị duy
nhất cho tất cả mọi nƣớc và tất cả mọi thời đại lịch sử…môn kinh tế
chính trị, về thực chất là một môn khoa học có tính lịch sử… nó nghiên
cứu trƣớc hết là những quy luật đặc thù của từng giai đoạn phát triển của
sản xuất và của trao đổi, và chỉ sau khi nghiên cứu nhƣ thế xong xuôi rồi
nó mới có thể xác định ra một vài quy luật hoàn toàn có tính chất chung,
thích dụng, nói chung cho sản xuất và trao đổi”1.
Nhƣ vậy, đối tƣợng nghiên cứu của kinh tế chính trị không phải là
một lĩnh vực, một khía cạnh của nền sản xuất xã hội mà là một chỉnh thể
các quan hệ sản xuất và trao đổi. Đó là hệ thống các quan hệ giữa ngƣời
với ngƣời trong sản xuất và trao đổi, các quan hệ trong mỗi khâu và quan
hệ giữa các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội với tƣ cách là sự thống
nhất biện chứng của sản xuất, phân phối, lƣu thông, trao đổi, tiêu dùng.
Kinh tế chính trị không nghiên cứu biểu hiện kỹ thuật của sự sản
xuất và trao đổi mà là hệ thống các quan hệ xã hội của sản xuất và trao

1
C.Mác và Ph. Ănghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, t.20, tr.207, 208.
5
đổi. Về khía cạnh này, V.I.Lênin nhấn mạnh thêm: “kinh tế chính trị
không nghiên cứu sự sản xuất mà nghiên cứu những quan hệ xã hội giữa
ngƣời với ngƣời trong sản xuất, nghiên cứu chế độ xã hội của sản xuất”2.
Mặt khác, nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin tất yếu
phải đặt các quan hệ xã hội của sản xuất và trao đổi trong mối liên hệ
biện chứng với trình độ của lực lƣợng sản xuất và kiến trúc thƣợng tầng
tƣơng ứng của phƣơng thức sản xuất đang nghiên cứu.
Với ý nghĩa nhƣ vậy, khái quát lại, đối tượng nghiên cứu của kinh
tế chính trị Mác - Lênin là các quan hệ xã hội của sản xuất và trao đổi
mà các quan hệ này được đặt trong sự liên hệ biện chứng với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng
của phương thức sản xuất nhất định.
Theo nội hàm nêu trên, đối tƣợng nghiên cứu của kinh tế chính trị
trong giáo trình này đƣợc tiếp cận trọng tâm theo nghĩa hẹp.
b) Mục đích nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin:
Về mục đích nghiên cứu của kinh tế chính trị, C.Mác và
Ph.Ănghen cho rằng, việc nghiên cứu là để nhằm tìm ra những quy luật
kinh tế chi phối sự vận động và phát triển của phƣơng thức sản xuất.
Quy luật kinh tế:
Quy luật kinh tế là những mối liên hệ phản ánh bản chất, khách
quan, lặp đi lặp lại của các hiện tượng và quá trình kinh tế.
- Quy luật kinh tế mang tính khách quan. Với bản chất là quy luật
xã hội, nên sự tác động và phát huy vai trò của nó đối với sản xuất và
trao đổi phải thông qua các hoạt động của con ngƣời trong xã hội với
những động cơ lợi ích khác nhau.
- Quy luật kinh tế tác động vào các động cơ lợi ích và quan hệ lợi
ích của con ngƣời từ đó mà điều chỉnh hành vi kinh tế của họ.
- Phân biệt giữa quy luật kinh tế và chính sách kinh tế:
+ Quy luật kinh tế tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý chí
của con ngƣời, con ngƣời không thể thủ tiêu quy luật kinh tế, nhƣng có
thể nhận thức và vận dụng quy luật kinh tế để phục vụ lợi ích của mình.

2
V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Maxcơva, 1976, t.3, tr.58.
6
Khi vận dụng không phù hợp, con ngƣời phải thay đổi hành vi của mình
chứ không thay đổi đƣợc quy luật.
+ Chính sách kinh tế là sản phẩm chủ quan của con ngƣời đƣợc
hình thành trên cơ sở vận dụng các quy luật kinh tế. Chính sách kinh tế
vì thế có thể phù hợp, hoặc không phù hợp với quy luật kinh tế khách
quan. Khi chính sách không phù hợp, chủ thể ban hành chính sách có thể
ban hành chính sách khác để thay thế.
c) Quan hệ giữa kinh tế chính trị với các khoa học kinh tế khác
Nhƣ vậy, đối tƣợng, mục đích nghiên cứu của kinh tế chính trị
Mác - Lênin đƣợc phân biệt với các môn khoa học kinh tế khác, nhất là
với kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, kinh tế phát triển, kinh tế công cộng…
Kinh tế chính trị Mác - Lênin là nghiên cứu và phát hiện ra những
nguyên lý và quy luật trừu tƣợng chi phối các quan hệ lợi ích giữa con
ngƣời với con ngƣời trong sản xuất và trao đổi, có tác động chiều sâu,
bản chất, toàn diện, lâu dài.
Các khoa học kinh tế khác chỉ ra những hiện tƣợng hoạt động kinh
tế cụ thể trên bề mặt xã hội, có tác động trực tiếp, xử lý linh hoạt các
hoạt động kinh tế trên bề mặt xã hội.
Vì vậy, cần nắm vững những nguyên lý của kinh tế chính trị Mác -
Lênin để có cơ sở khoa học phƣơng pháp luận cho các chính sách kinh tế
ổn định, xuyên suốt, giải quyết những mối quan hệ lớn trong phát triển
quốc gia. Đồng thời, tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của các khoa
học kinh tế khác để góp phần giải quyết những tình huống mang tính cụ
thể nảy sinh.
1.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin
Với tƣ cách là một môn khoa học, kinh tế chính trị Mác - Lênin sử
dụng phép biện chứng duy vật và nhiều phƣơng pháp nghiên cứu khoa
học xã hội nói chung nhƣ: trừu tƣợng hóa khoa học, logíc kết hợp với
lịch sử, quan sát thống kê, phân tích tổng hợp, quy nạp diễn dịch, hệ
thống hóa, mô hình hóa...
- Phương pháp trừu tượng hóa khoa học là cách thức thực hiện
nghiên cứu bằng cách gạt bỏ những yếu tố ngẫu nhiên, những hiện tƣợng

7
tạm thời xảy ra trong các hiện tƣợng quá trình nghiên cứu để tách ra
đƣợc những hiện tƣợng bền vững, mang tính điển hình, ổn định của đối
tƣợng nghiên cứu. Từ đó mà nắm đƣợc bản chất, xây dựng đƣợc các
phạm trù và phát hiện đƣợc tính quy luật và quy luật chi phối sự vận
động của đối tƣợng nghiên cứu.
Khi sử dụng phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học, cần phải biết
xác định giới hạn của sự trừu tƣợng hóa. Không đƣợc tuỳ tiện, chủ quan
loại bỏ những nội dung hiện thực của đối tƣợng nghiên cứu gây sai lệch
bản chất của đối tƣợng nghiên cứu. Việc tạm thời gạt đi những yếu tố cụ
thể ngẫu nhiên trên bề mặt của nền sản xuất xã hội phải bảo đảm yêu cầu
tìm ra đƣợc bản chất giữa các hiện tƣợng dƣới dạng thuần tuý nhất của
nó; đồng thời phải bảo đảm không làm mất đi nội dung hiện thực của các
quan hệ đƣợc nghiên cứu.
- Phương pháp logíc kết hợp với lịch sử: cho phép nghiên cứu,
tiếp cận bản chất, các xu hƣớng và quy luật kinh tế gắn với tiến trình
hình thành, phát triển của các quan hệ xã hội của sản xuất và trao đổi.
Việc áp dụng phƣơng pháp logíc kết hợp với lịch sử cho phép rút ra
những kết quả nghiên cứu mang tính lôgíc từ trong tiến trình lịch sử của
các quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời trong quá trình sản xuất và
trao đổi.
1.3. CHỨC NĂNG CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
1.3.1. Chức năng nhận thức
- Kinh tế chính trị Mác - Lênin cung cấp hệ thống tri thức khoa
học về sự vận động của các quan hệ giữa ngƣời với ngƣời trong sản xuất
và trao đổi; về sự liên hệ tác động biện chứng giữa các quan hệ giữa
ngƣời với ngƣời trong sản xuất và trao đổi với lực lƣợng sản xuất và kiến
trúc thƣợng tầng tƣơng ứng trong những nấc thang phát triển khác nhau
của nền sản xuất xã hội.
- Kinh tế chính trị Mác - Lênin cung cấp hệ thống tri thức mở về
những quy luật chi phối sự phát triển của sản xuất và trao đổi gắn với
phƣơng thức sản xuất, về lịch sử phát triển các quan hệ của sản xuất và
trao đổi của nhân loại nói chung, về nền sản xuất tƣ bản chủ nghĩa và

8
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nói riêng.
- Kinh tế chính trị Mác - Lênin phát hiện và nhận diện các quy luật
kinh tế của nền kinh tế thị trƣờng làm cơ sở lý luận cho việc nhận thức
các hiện tƣợng kinh tế mang tính biểu hiện trên bề mặt xã hội.
1.3.2. Chức năng tƣ tƣởng
- Kinh tế chính trị Mác - Lênin góp phần tạo nền tảng tƣ tƣởng
cộng sản cho những ngƣời lao động tiến bộ và yêu chuộng tự do, yêu
chuộng hòa bình, củng cố niềm tin cho những ai phấn đấu vì mục tiêu
dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
- Kinh tế chính trị Mác - Lênin góp phần xây dựng thế giới quan
khoa học cho những ai có mong muốn xây dựng một chế độ xã hội tốt
đẹp, hƣớng tới giải phóng con ngƣời, xóa bỏ dần những áp bức, bất công
giữa con ngƣời với con ngƣời.
1.3.3. Chức năng thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin là phát hiện
ra những quy luật và tính quy luật chi phối sự vận động của các quan hệ
giữa con ngƣời với con ngƣời trong sản xuất và trao đổi, giúp con ngƣời
cũng nhƣ những nhà hoạch định chính sách biết vận dụng các quy luật
kinh tế ấy vào trong thực tiễn hoạt động lao động cũng nhƣ quản trị quốc
gia của mình.
- Quá trình vận dụng đúng các quy luật kinh tế khách quan thông
qua điều chỉnh hành vi cá nhân hoặc các chính sách kinh tế sẽ góp phần
thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển theo hƣớng tiến bộ. Kinh tế chính
trị Mác - Lênin, theo nghĩa đó mang trong nó chức năng cải tạo thực
tiễn, thúc đẩy văn minh của xã hội.
1.3.4. Chức năng phƣơng pháp luận
Mỗi môn khoa học kinh tế ngành có hệ thống phạm trù, khái niệm
khoa học riêng, song để hiểu đƣợc một cách sâu sắc, bản chất, thấy đƣợc
sự gắn kết một cách biện chứng giữa kinh tế với chính trị và căn nguyên
của sự dịch chuyển trình độ văn minh của xã hội thì cần phải dựa trên cơ
sở am hiểu nền tảng lý luận từ kinh tế chính trị. Kinh tế chính trị Mác -
Lênin thể hiện chức năng phƣơng pháp luận, nền tảng lý luận khoa học

9
cho việc tiếp cận các khoa học kinh tế chuyên ngành.
Các thuật ngữ cần ghi nhớ:
Kinh tế chính trị, chủ nghĩa trọng thương, chủ nghĩa trọng nông,
kinh tế chính trị tư sản cổ điển, kinh tế chính trị Mác - Lênin, quan hệ xã
hội của sản xuất và trao đổi, trừu tượng hóa khoa học, quy luật kinh tế.
Chƣơng 2
HÀNG HÓA, THỊ TRƢỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC CHỦ THỂ
THAM GIA THỊ TRƢỜNG
Chƣơng 2 trình bày hai phần:
i) Lý luận của C.Mác về sản xuất hàng hóa và hàng hóa, nội dung
này sẽ nhấn mạnh những nội dung lý luận thuộc học thuyết giá trị của
C.Mác,
ii) Thị trƣờng và vai trò của các chủ thể tham gia thị trƣờng. Trong
nội dung này, cung cấp các tri thức căn bản về thị trƣờng, cơ chế thị
trƣờng, kinh tế thị trƣờng và các quy luật cơ bản của thị trƣờng.
2.1. LÝ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ SẢN XUẤT HÀNG HÓA VÀ HÀNG HÓA
2.1.1. Sản xuất hàng hóa
a) Khái niệm sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó, những người
sản xuất ra sản phẩm không nhằm phục vụ mục đích phục vụ nhu cầu
tiêu dùng của chính mình mà để trao đổi, mua bán.
b) Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa hình thành và phát triển, cần có hai điều kiện:
Điều kiện thứ nhất, phân công lao động xã hội.
- Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động trong xã hội
thành các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau, tạo nên sự chuyên
môn hóa của những ngƣời sản xuất thành những ngành, nghề khác nhau.
- PCLĐXH làm cho mỗi ngƣời chỉ sản xuất một hoặc một số sản
phẩm nhất định. Trong khi nhu cầu của họ lại đòi hỏi nhiều loại sản
phẩm. Để thỏa mãn nhu cầu của mình, tất yếu những ngƣời sản xuất phải
trao đổi sản phẩm với nhau.
Điều kiện thứ hai: Sự tách biệt tƣơng đối về mặt kinh tế của các
10
chủ thể sản xuất.
- Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất làm cho
những ngƣời sản xuất độc lập với nhau, khác nhau về lợi ích. Trong điều
kiện đó, ngƣời này muốn tiêu dùng sản phẩm của ngƣời khác phải thông
qua trao đổi, mua bán sản phẩm, tức là phải trao đổi dƣới hình thức hàng
hóa.
- Trong lịch sử, sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản
xuất hiện khách quan dựa trên sự tách biệt về quyền sở hữu. Xã hội loài
ngƣời càng phát triển, càng làm cho sự tách biệt về quyền sở hữu càng
sâu sắc, nền sản xuất hàng hóa vì thế càng ngày càng phát triển phong
phú.
c) Ưu thế của sản xuất hàng hóa
So với sản xuất tự nhiên, tự túc thì sản xuất hàng hóa có những ƣu
điểm nổi bật sau:
- Một là, tạo khả năng thỏa mãn tối đa các nhu cầu luôn phát triển
của con ngƣời. Sản xuất hàng hóa không bị hạn chế bởi nhu cầu hạn hẹp
của ngƣời sản xuất mà ngƣợc lại nhu cầu lớn và không ngừng tăng lên là
một động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của sản xuất hàng hóa.
- Hai là, kích thích sự năng động, sáng tạo của con ngƣời. Do việc
sản xuất nhằm hƣớng tới phụ vụ nhu cầu của ngƣời mua hàng hóa cho
nên, ngƣời sản xuất phải không ngừng sáng tạo, năng động, nắm bắt nhu
cầu của ngƣời mua để có thể bán đƣợc hàng hóa.
- Ba là, sản xuất hàng hóa thúc đẩy các quan hệ kinh tế luôn rộng
mở, từ góp phần thúc đẩy văn minh cho con ngƣời. Các quan hệ kinh tế
không ngừng mở rộng, không bị giới hạn bởi phạm vi hạn hẹp cả về
không gian và thời gian.
Bên cạnh những mặt tích cực trên, sản xuất hàng hóa cũng có mặt
trái và tác động tiêu cực đối với đời sống kinh tế, xã hội nhƣ phân hóa
giàu nghèo giữa những ngƣời sản xuất; chạy theo lợi ích cá nhân làm tổn
hại đến các giá trị đạo đức truyền thống, nạn hàng giả, hàng kém chất
lƣợng, thậm chí hàng hóa độc hại cũng có thể đem ra trao đổi gây tổn hại
cho xã hội; sản xuất không kiểm soát đƣợc tiềm ẩn nguy cơ mất cân đối,

11
khủng hoảng kinh tế, phá hoại môi trƣờng sinh thái… Những tác động
tiêu cực đó có thể hạn chế đƣợc, nếu có sự quản lý, điều tiết của nhà
nƣớc.
2.1.2. Hàng hóa
a) Khái niệm hàng hóa
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn một nhu cầu
nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.
Hàng hóa có thể sử dụng cho nhu cầu cá nhân hoặc nhu cầu sản
xuất. Hàng hóa có thể tồn tại ở dạng vật thể (hàng hóa hữu hình) hoặc ở
dạng phi vật thể (hàng hóa vô hình).
b) Hai thuộc tính của hàng hóa
Bất kỳ hàng hóa nào cũng đều có hai thuộc tính là giá trị sử dụng
và giá trị.
- Giá trị sử dụng
+ Giá trị sử dụng là công dụng của vật phẩm, có thể thỏa mãn một
nhu cầu nào đó của con ngƣời; nhu cầu đó có thể là nhu cầu vật chất
hoặc nhu cầu tinh thần; cũng có thể là nhu cầu cho tiêu dùng cá nhân, có
thể là nhu cầu tiêu dùng cho sản xuất.
+ Giá trị sử dụng của hàng hóa do thuộc tính tự nhiên hoặc các
yếu tố cấu thành nên hàng hóa đó quy định. Nền sản xuất càng phát triển,
khoa học, công nghệ càng tiên tiến, càng giúp cho con ngƣời phát hiện ra
nhiều và phong phú các giá trị sử dụng của hàng hóa khác nhau.
+ Giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng dành đáp ứng yêu
cầu của ngƣời mua và đƣợc biểu hiện trong quá trình tiêu dùng hàng
hóa.
- Giá trị
+ Các hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau nhƣng trao đổi đƣợc
với nhau là vì chúng có một điểm chung. Điểm chung đó là: chúng đều
là kết quả của sự hao phí sức lao động. Trao đổi hàng hóa thực chất là
trao đổi lao động này với lao động khác.
+ Các hàng hóa đƣợc trao đổi với nhau theo một tỷ lệ nhất định
gọi là giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi là quan hệ tỷ lệ về lượng giữa các

12
giá trị sử dụng khác nhau khi trao đổi với nhau ( ví dụ 1m vải = 10 kg
thóc). Nhƣ vậy, giá trị trao đổi là sự biểu hiện của giá trị.
+ Trong sản xuất hàng hóa, mỗi ngƣời có hao phí lao động cá biệt
khác nhau, song trong trao đổi hàng hóa, không thể dựa vào hao phí lao
động cá biệt của mỗi ngƣời mà phải căn cứ vào hao phí lao động mà các
bên trao đổi thừa nhận (hao phí lao động xã hội).
Vậy: Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất
ra hàng hóa kết tinh trong hàng hóa ấy.
Nhƣ vậy, giá trị hàng hóa biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa
những ngƣời sản xuất, trao đổi hàng hóa và là phạm trù lịch sử. Giá trị
không thể tự biểu hiện ra mà biểu hiện thông qua giá trị trao đổi. Giá trị
trao đổi là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị; giá trị là nội
dung, là cơ sở của trao đổi.

Hộp 2.1 Một số quan niệm về hàng hóa trong kinh tế học
Hàng cá nhân là một loại hàng hóa mà nếu đƣợc một ngƣời tiêu dùng rồi thì
ngƣời khác không thể dùng đƣợc nữa. Kem là một loại hàng cá nhân. Khi bạn ăn cái
kem của mình thì ngƣời bạn của bạn sẽ không lấy que kem đó mà ăn nữa. Khi ta mặc
áo quần, thì bất kể ai khác đều không đƣợc cùng lúc mặc những quần áo đó nữa.
Hàng công cộng là một loại hàng hóa mà thậm chí nếu có một ngƣời dùng rồi,
thì những ngƣời khác vẫn còn dùng đƣợc. Bầu không khí trong sạch là một loại hàng
hóa công cộng. Quốc phòng hoặc an toàn công cộng cũng vậy. Nếu nhƣ các lực
lƣợng vũ trang bảo vệ đất nƣớc khỏi hiểm nguy, thì việc bạn hƣởng an toàn không vì
lý do nào lại cản trở những ngƣời khác cũng hƣởng an toàn.
Hàng khuyến dụng là những hàng hóa mà xã hội nghĩ rằng ngƣời dân nên tiêu
dùng hoặc tiếp nhận, cho dù thu nhập của họ ở mức nào đi chăng nữa. Hàng khuyến
dụng thƣờng bao gồm y tế, giáo dục, nhà ở và thực phẩm.Mọi ngƣời nên có đầy đủ
nơi ăn chốn ở và tiến hàng các bƣớc để đảm bảo điều đó.
Nguồn: David Begg, Stanley Fisher, Rudiger Dornbusch, Kinh tế học, Nhà xuất
bản Giáo dục Hà Nội 1992, trang 71, 72, 74.

c) Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
Hàng hóa có hai thuộc tính là do lao động của ngƣời sản xuất hàng
hóa có tính hai mặt: một mặt là lao động cụ thể và mặt khác là lao động
trừu tượng.
13
- Lao động cụ thể là lao động có ích dƣới một hình thức cụ thể của
những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục
đích lao động riêng, đối tƣợng lao động riêng, công cụ lao động riêng,
phƣơng pháp lao động riêng và kết quả riêng.
+ Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hoá. Các loại lao
động cụ thể khác nhau về chất nên tạo ra những sản phẩm có giá trị sử
dụng khác nhau.
+ Phân công lao động xã hội càng phát triển thì xã hội càng nhiều
ngành nghề khác nhau, do đó có nhiều giá trị sử dụng khác nhau. Khoa
học kỹ thuật, phân công lao động càng phát triển thì các hình thức lao
động cụ thể càng phong phú, đa dạng.
- Lao động trừu tượng là lao động xã hội của ngƣời sản xuất hàng
hoá không kể đến hình thức cụ thể của nó.
+ Lao động trừu tƣợng là lao động đồng chất của con ngƣời, lao
động dƣới hình thức cụ thể nhƣ thế nào cũng đều là sự hao phí sức lao
động, là sự hao phí về cơ bắp, thần kinh, trí óc.
+ Lao động trừu tƣợng tạo ra giá trị của hàng hoá. Vì vậy, giá trị
hàng hóa là lao động trừu tượng của người sản xuất kết tinh trong hàng
hoá. Lao động trừu tƣợng là cơ sở để so sánh, trao đổi các giá trị sử dụng
khác nhau.
Lao động cụ thể phản ánh tính chất tƣ nhân của lao động sản xuất
hàng hóa bởi việc sản xuất cái gì, ở đâu, bao nhiêu, bằng công cụ nào…
là việc riêng của mỗi chủ thể sản xuất. Ngƣợc lại, lao động trừu tƣợng
phản ánh tính chất xã hội của lao động sản xuất hàng hóa, bởi lao động
của mỗi ngƣời là một bộ phận của lao động xã hội, nằm trong hệ thống
phân công lao động xã hội. Nên, ngƣời sản xuất phải đặt lao động của
mình trong sự liên hệ với lao động của xã hội.
Mâu thuẫn giữa lao động cụ thể và lao động trừu tƣợng xuất hiện
khi sản phẩm do những ngƣời sản xuất hàng hóa tạo ra không phù hợp
với nhu cầu xã hội, hoặc khi mức tiêu hao lao động cá biệt cao hơn mức
tiêu hao mà xã hội có thể chấp nhận đƣợc. Khi đó, sẽ có một số hàng hóa
không bán đƣợc hoặc bán thấp hơn mức hao phí lao động đã bỏ ra,

14
không đủ bù đắp chi phí. Nghĩa là có một số hao phí lao động cá biệt
không đƣợc xã hội thừa nhận. Đây là mầm mống của khủng hoảng thừa.
d) Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của
hàng hóa
- Thời gian lao động xã hội cần thiết - đơn vị đo lường lượng giá
trị của hàng hóa
+ Lƣợng giá trị trong mỗi đơn vị hàng hoá đƣợc tính bằng thời
gian hao phí lao động để sản xuất ra hàng hóa đó. Tuy nhiên, thời gian
lao động ấy phải đƣợc tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết. (chứ
không phải là thời gian hao phí lao động cá biệt). Đó là thời gian lao
động ở mức trung bình và đƣợc xã hội thừa nhận.
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian sản xuất ra một
đơn vị giá trị hàng hóa trong điều kiện trung bình với trình độ thành
thạo trung bình, cường độ lao động trung bình trong những điều kiện
bình thường của xã hội.
Vậy, lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa là lượng thời gian hao
phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra đơn vị hàng hóa đó.
Trong sản xuất, ngƣời sản xuất thƣờng phải tìm mọi cách để giảm
thời gian hao phí lao động cá biệt của mình xuống mức thấp hơn mức
hao phí lao động xã hội cần thiết để có đƣợc ƣu thế trong cạnh tranh.
Xét về mặt cấu thành, lƣợng giá trị của một đơn vị hàng hóa đƣợc
sản xuất ra bao hàm:
- Hao phí lao động quá khứ đã đƣợc kết tinh trong các yếu tố
nguyên vật liệu, thiết bị, vật tƣ đầu vào (hao phí lao động đã đƣợc vật
hoá), giá trị của các yếu tố tƣ liệu sản xuất này còn gọi là giá trị cũ.
- Hao phí lao động sống của ngƣời lao động: là hao phí lao động
của ngƣời sản xuất trực tiếp tạo ra hàng hóa đó.
Nếu ký hiệu G là giá trị hàng hóa, c là hao phí lao động quá khứ
tạo ra tƣ liệu sản xuất, v + m là hao phí lao động sống (lao động hiện tại)
thì G = c + v + m. Trong đó c là giá trị cũ, v + m là giá trị mới.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa
Thứ nhất, năng suất lao động.

15
+ Năng suất lao động là là năng lực sản xuất của ngƣời lao động,
đƣợc tính bằng số lƣợng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời
gian, hay số lƣợng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
+ Khi tăng năng suất lao động, số lƣợng sản phẩm sản xuất ra
trong một thời gian tăng lên, mức hao phí lao động cần thiết trong một
đơn vị hàng hóa giảm xuống và làm giảm lƣợng giá trị trong một đơn vị
hàng hóa. Năng suất lao động có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với lƣợng giá
trị của một đơn vị hàng hóa.
+ Các nhân tố tác động đến năng suất lao động gồm những yếu tố
chủ yếu nhƣ: trình độ của ngƣời lao động; trình độ tiên tiến và mức độ
trang bị kỹ thuật, khoa học, công nghệ trong quá trình sản xuất; trình độ
quản lý; cƣờng độ lao động và yếu tố tự nhiên.
Thứ hai, cường độ lao động
+ Cƣờng độ lao động là mức độ khẩn trƣơng, tích cực của hoạt
động lao động trong sản xuất.
+ Tăng cƣờng độ lao động là tăng mức độ khẩn trƣơng, tích cực
của hoạt động lao động, làm cho tổng số sản phẩm tăng lên. Tổng lƣợng
giá trị của tất cả các hàng hóa gộp lại tăng lên. Song, lƣợng thời gian hao
phí để sản xuất một đơn vị hàng hóa không thay đổi, dó đó giá trị của
một hàng hóa không đổi.
+ Tăng cƣờng độ lao động cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong
việc tạo ra số lƣợng các giá trị sử dụng nhiều hơn, góp phần thỏa mãn tốt
hơn nhu cầu của xã hội. Cƣờng độ lao động chịu ảnh hƣởng của các yếu
tố sức khỏe, thể chất, tâm lý, trình độ tay nghề thành thạo của ngƣời lao
động, công tác tổ chức, kỷ luật lao động…
+ Cần chú ý là tăng cƣờng độ lao động sẽ làm tăng mức hao phí
lao động của ngƣời sản xuất trong một thời gian. Xét về mặt này, tăng
cƣờng độ lao động cũng giống nhƣ việc kéo dài thời gian lao động. Do
đó, kéo dài thời gian lao động cũng có tác động tới giá trị giống nhƣ tăng
cƣờng độ lao động.
Thứ ba, tính chất phức tạp hay giản đơn của lao động.
+ Lao động giản đơn là lao động không đòi hỏi có quá trình đào

16
tạo một cách hệ thống, chuyên sâu về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ
cũng có thể thao tác đƣợc.
+ Lao động phức tạp là những hoạt động lao động yêu cầu phải
trải qua một quá trình đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của
những nghề nghiệp chuyên môn nhất định.
Với tính chất khác nhau đó, nên, trong cùng một đơn vị thời gian,
một hoạt động lao động phức tạp sẽ tạo ra đƣợc nhiều lƣợng giá trị hơn
so với lao động giản đơn. C.Mác gọi lao động phức tạp là lao động giản
đơn đƣợc nhân bội lên.
2.1.3. Tiền
a) Bản chất của tiền
Tiền là kết quả của quá trình phát triển sản xuất và trao đổi hàng
hóa, là sản phẩm của sự phát triển các hình thái giá trị từ thấp đến cao.
- Hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên của giá trị: Trong lịch sử, khi
sản xuất chƣa phát triển, việc trao đổi hàng hóa lúc đầu chỉ mang tính
đơn lẻ, ngẫu nhiên, ngƣời ta trao đổi trực tiếp hàng hóa có giá trị sử dụng
này để đổi lấy một hàng hóa có giá trị sử dụng khác. Hàng hóa đƣợc
dùng để biểu hiện giá trị gọi là vật ngang giá. (1m vải = 10 kg thóc)
- Hình thái mở rộng của giá trị: Quá trình sản xuất phát triển hơn,
hàng hóa đƣợc sản xuất ra phong phú hơn, nhu cầu của con ngƣời cũng
đa dạng hơn, trao đổi đƣợc mở rộng và trở nên thƣờng xuyên hơn, một
hàng hóa có thể đƣợc đem trao đổi với nhiều hàng hóa khác nhau. Trong
hình thái này vật ngang giá đƣợc mở rộng ở nhiều hàng hóa. (1m vải =
10 kg thóc, hoặc = 1con cừu, hoặc 0,1 gr vàng…)
- Hình thái tiền tệ: trong hình thái này, những ngƣời sản xuất hàng
hóa quy ƣớc thống nhất sử dụng một loại hàng hóa nhất định làm vật
ngang giá chung. Hình thái tiền của giá trị hàng hóa xuất hiện. Quá trình
đó tiếp tục đƣợc thúc đẩy đến khi những ngƣời sản xuất hàng hóa cố
định yếu tố ngang giá chung đó ở vàng hoặc bạc. Tiền vàng hoặc tiền
bạc xuất hiện trở thành vật ngang giá chung cho toàn bộ thế giới hàng
hóa. Khi đó, ngƣời tiêu dùng muốn có đƣợc một loại hàng hóa để thỏa
mãn nhu cầu, họ có thể sử dụng tiền để mua hàng hóa ấy. (1m vải, 10 kg

17
thóc, 1 con cừu = 0,1gr vàng).
Nhƣ vậy, về bản chất, tiền là một loại hàng hóa đặc biệt, là vật
ngang giá chung cho thế giới hàng hóa. Tiền là hình thái biểu hiện
giá trị của hàng hóa. Tiền phản ánh lao động xã hội và quan hệ giữa
những người sản xuất và trao đổi hàng hóa.
Khi tiền ra đời thì giá trị của hàng hóa sẽ đƣợc biểu hiện bằng một
số lƣợng tiền, số tiền ấy đƣợc gọi là giá cả hàng hóa. Vậy, giá cả là biểu
hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa.
Giá cả hàng hóa trƣớc hết do giá trị hàng hóa quyết định nhƣng nó
còn chịu ảnh hƣởng của nhiều nhân tố nhƣ: quan hệ cung cầu, tình trạng
đầu cơ, giá trị của đồng tiền…do đó, giá cả sẽ vận động lên xuống xoay
quanh giá trị.
b) Chức năng của tiền
Theo C.Mác, tiền có năm chức năng sau:
Thước đo giá trị: Thực hiện chức năng thƣớc đo giá trị, tiền đƣợc
dùng để biểu hiện và đo lƣờng giá trị của tất cả các hàng hóa khác nhau.
Để đo lƣờng giá trị của các hàng hóa, tiền cũng phải có giá trị. Vì vậy để
thực hiện chức năng thƣớc đo giá trị ngƣời ta ngầm hiểu đó là tiền vàng.
Sở dĩ nhƣ vậy là vì giữa giá trị của vàng và giá trị của hàng hóa trong
thực tế đã phản ánh lƣợng lao động xã hội hao phí nhất định.
Phương tiện lưu thông:
Khi thực hiện chức năng phƣơng tiện lƣu thông, tiền đƣợc dùng
làm môi giới cho quá trình trao đổi hàng hóa. Công thức vận động của
lƣu thông hàng hóa là H – T – H.
Để phục vụ lƣu thông hàng hóa, nhà nƣớc đúc vàng thành những
đơn vị tiền tệ nhất định, sau đó là đúc tiền bằng kim loại.
Để thực hiện chức năng lƣu thông, không nhất thiết phải dùng tiền
vàng (tiền đủ giá trị), mà chỉ cần tiền ký hiệu giá trị (tiền không có giá trị
nội tại). Từ đó tiền giấy ra đời và sau này là các loại tiền ký hiệu giá trị
khác nhƣ tiền kế toán, tiền séc, tiền điện tử, gần đây với sự phát triển của
thƣơng mại điện tử, các loại tiền ảo xuất hiện (bitcoin) và đã có quốc gia
chấp nhận bitcoin là phƣơng tiện thanh toán.

18
Tiền giấy ra đời giúp trao đổi hàng hóa đƣợc tiến hành dễ dàng,
thuận lợi và ít tốn kém hơn tiền vàng, tiền kim loại. Tuy nhiên, tiền giấy
chỉ là ký hiệu giá trị, bản thân chúng không có giá trị thực nên nhà nƣớc
phải in và phát hành số lƣợng tiền giấy theo yêu cầu của quy luật lƣu
thông tiền tệ. Nếu phát hành quá nhiều tiền giấy sẽ làm cho giá cả tăng
lên, gây ra lạm phát.
Phương tiện cất trữ: Tiền là đại diện cho giá trị, đại diện cho của
cải nên khi tiền xuất hiện, thay vì cất trữ hàng hóa, ngƣời dân có thể cất
trữ bằng tiền. Lúc này tiền đƣợc rút ra khỏi lƣu thông, đi vào cất trữ dƣới
hình thái vàng, bạc và sẵn sàng tham gia lƣu thông khi cần thiết.
Phương tiện thanh toán: Khi thực hiện chức năng thanh toán, tiền
đƣợc dùng để trả nợ, trả tiền mua chịu hàng hóa…Chức năng phƣơng
tiện thanh toán của tiền gắn liền với chế độ tín dụng thƣơng mại, tức mua
bán thông qua chế độ tín dụng, thanh toán không dùng tiền mặt mà chỉ
dùng tiền trên sổ sách kế toán, hoặc tiền trong tài khoản, tiền ngân hàng,
tiền điện tử…
Tiền tệ thế giới: Khi trao đổi hàng hóa mở rộng ra ngoài biên giới
quốc gia, tiền làm chức năng tiền tệ thế giới. Lúc này tiền đƣợc dùng làm
phƣơng tiện mua bán, thanh toán quốc tế giữa các nƣớc với nhau. Để
thực hiện chức năng này, tiền phải có đủ giá trị, phải là tiền vàng hoặc
những đồng tiền đƣợc công nhận là phƣơng tiện thanh toán quốc tế nhƣ
USD, Euro.
2.1.4. Dịch vụ và một số hàng hóa đặc biệt
a) Dịch vụ
- Dịch vụ là một loại hàng hóa, nhƣng đó là hàng hóa vô hình. Để
có đƣợc các loại dịch vụ, ngƣời ta cũng phải hao phí sức lao động và
mục đích của việc cung ứng dịch vụ cũng là nhằm thỏa mãn nhu cầu của
ngƣời có nhu cầu về loại hình dịch vụ đó.
- Theo C.Mác, các dịch vụ cho sản xuất thuộc khu vực hàng hóa
cho sản xuất (cung ứng vật tƣ, nguyên liệu, vận tải…), còn dịch vụ cho
tiêu dùng là hàng hóa cho tiêu dùng (mua bán hàng hóa, du lịch, tƣ vấn,
giải trí…).

19
- Khác với hàng hóa thông thƣờng, dịch vụ là hàng hóa không thể
cất trữ. Việc sản xuất và tiêu dùng dịch vụ đƣợc diễn ra đồng thời. Trong
điều kiện ngày nay, do sự phát triển của phân công lao động xã hội dƣới
tác động của sự phát triển khoa học công nghệ, dịch vụ ngày càng có vai
trò quan trọng trong việc thỏa mãn nhu cầu của con ngƣời.
b) Một số hàng hóa đặc biệt
Nền sản xuất hàng hóa phát triển thúc đẩy hình thành quan hệ mua
bán nhiều yếu tố không hoàn toàn do lao động hao phí mà có. Những
yếu tố này đƣợc xem là những yếu tố có tính hàng hóa. Vì chúng hội đủ
giá trị sử dụng, có giá cả, có thể trao đổi, mua bán.
Đất đai
Đất đai là một phần của vỏ quả địa cầu. Theo nghĩa đó, đất đai
nhìn chung không là kết quả của sự hao phí sức lao động. Tuy nhiên, độ
màu mỡ và sự tiện dụng của mảnh đất lại có thể là kết quả của hao phí
sức lao động. Đó là trƣờng hợp mảnh đất là kết quả của hoạt động khai
hoang, phục hóa hoặc san lấp mà có, lao động không tạo ra đất đai
nhƣng có thể làm tăng giá trị sử dụng của nó.
Đất đai có giá trị sử dụng: Đất đai có thể là đối tượng lao động
(để sản xuất), cũng có thể là tư liệu tiêu dùng (để làm chỗ ở).
Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, dân số ngày một
gia tăng, đô thị hóa ngày càng mở rộng, làm cho nhu cầu về đất đai để
phục vụ sản xuất hoặc xây dựng nơi ở cho con ngƣời ngày càng gia tăng.
Từ đó thúc đẩy các giao dịch, mua bán đất đai. Mua, bán đất đai thực
chất là mua bán quyền sử dụng một mảnh đất để xác định tính hợp pháp
của việc sử dụng mảnh đất đó, để phân định quyền được sử dụng mảnh
đất đó với người khác. Trong trƣờng hợp này quyền sử dụng đất có tính
hàng hóa, vì nó đƣợc trao đổi, mua bán và nó có thể thỏa mãn nhu cầu
của con ngƣời. Còn trong trƣờng hợp việc xúc đất từ chỗ này, chuyển
qua chỗ khác (để san lấp mặt bằng chẳng hạn) thông qua trao đổi, mua
bán là hiện tƣợng phái sinh của việc mua, bán quyền sử dụng đất. Bởi lẽ,
ngƣời bán muốn bóc một cấu phần đất đai để bán cho ngƣời khác, tất yếu
ngƣời đó phải có quyền sử dụng mảnh đất đó. Trong trƣờng hợp không

20
có quyền sử dụng đất mà tự ý bóc mảnh đất đó để bán là sự lạm dụng tự
nhiên.
Nhƣ vậy, quyền sử dụng đất cũng có thể mua bán đƣợc, nó có tính
hàng hóa, nó có giá trị sử dụng. Cơ sở của sự hình thành hàng hóa kiểu
nhƣ vậy không nguyên nghĩa là do hao phí lao động trừu tƣợng, mà do
sự khan hiếm của đất đai trong một không gian nhất định với một cộng
đồng xã hội nhất định nên làm cho yếu tố tự nhiên cũng có thể đƣợc trao
đổi, mua bán.
Ngày nay, do nhu cầu nguồn lực và mặt bằng để phục vụ sản xuất,
kinh doanh, ngƣời ta còn có thể mua, bán cả mặt nƣớc, thậm chí một
phần mặt biển, sông, hồ… những hiện tƣợng này chỉ là sự phái sinh của
việc sử dụng đất đai để trao đổi, mua bán dựa trên quyền sử dụng đã
đƣợc thừa nhận mà thôi.
Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng, xuất hiện hiện tƣợng một bộ
phận xã hội trở nên giàu có do mua bán quyền sử dụng đất. Số lƣợng tiền
đó chính là hệ quả của việc tiền từ chủ thể này chuyển qua chủ thể khác,
trong phạm vi toàn xã hội, giá trị không phát sinh từ các giao dịch đó.
Tiền trong trƣờng hợp nhƣ vậy là phƣơng tiện thanh toán, không phải là
thƣớc đo giá trị. Quyền sử dụng đất cũng có giá cả, nhƣng trong trƣờng
hợp đó, giá cả không phải phản ánh giá trị của quyền sử dụng đất, mà
phản ánh mối quan hệ giữa con ngƣời với nhau trong sự khan hiếm đất.
Thương hiệu (danh tiếng)
“Thương hiệu” là các giá trị được tạo nên qua quá trình xây
dựng, phát triển doanh nghiệp, giúp khẳng định sức cạnh tranh và giá trị
của mình trên thị trường. Thƣơng hiệu hay danh tiếng không phải tự
nhiên có đƣợc, nó là kết quả của sự nỗ lực của sự hao phí sức lao động
của ngƣời nắm giữ thƣơng hiệu, thậm chí là của nhiều ngƣời.
Trong thực tế, thƣơng hiệu của một doanh nghiệp (hay danh tiếng
của một cá nhân) cũng có thể đƣợc trao đổi, mua bán, đƣợc định giá, tức
chúng có giá cả, thậm chí có giá cả cao.
Ngay kể cả một cầu thủ đá bóng đƣợc định giá rất cao, thì cầu thủ
đó cũng đã phải hao phí thần kinh, cơ bắp thực sự cùng với tài năng.

21
Ngƣời ta mua bán hoạt động lao động là đá bóng của cầu thủ đó, nghĩa là
mua cái cách thức đá bóng của cầu thủ đó chứ không phải mua cái cơ thể
sinh học. Nhƣng vì hoạt động đá bóng của cầu thủ đó gắn với cơ thể sinh
học của anh ta, nên ngƣời ta nhầm tƣởng đó là mua bán danh tiếng của
anh ta. Sở dĩ giá cả của các vụ mua bán đó rất cao là vì sự khan hiếm của
cái lối chơi bóng của cầu thủ đó khác với lối chơi bóng của cầu thủ khác.
Mà cái lối chơi này, không phải ai cũng có đƣợc, nó còn do năng khiếu
bẩm sinh. Giá cả trong các vụ mua bán nhƣ vậy vừa phản ánh giá trị hoạt
động lao động đá bóng, vừa phản ánh yếu tố tài năng, vừa phản ánh quan
hệ khan hiếm, vừa phản ánh lợi ích kỳ vọng của ngƣời mua.
Chứng khoán và một số giấy tờ có giá
Chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) và một số loại giấy tờ có giá
(ngân phiếu, thƣơng phiếu) cũng là một loại hàng hóa, có thể mua bán,
trao đổi và đem lại lƣợng tiền lớn hơn cho ngƣời mua, bán. C.Mác gọi
những loại giấy tờ này là tƣ bản giả để phân biệt với tƣ bản tham gia
thực tế vào quá trình sản xuất trao đổi hàng hóa trong nền kinh tế.
Mua, bán chứng khoán trở thành một loại thị trƣờng hàng hóa phái
sinh, đƣợc gọi là thị trƣờng chứng khoán để phân biệt với thị trƣờng
hàng hóa (dịch vụ) thực.
Cơ sở để mua, bán các loại chứng khoán hoặc giấy tờ có giá, các
loại giấy tờ chứng khoán đó phải dựa trên cơ sở sự tồn tại của một tổ
chức sản xuất kinh doanh có thực. (PAC: cổ phiếu của Công ty cổ phần
pin Miền Nam, PAI: cổ phiếu của CTCP Công nghệ thông tin, Viễn
thông và Tự động hóa Dầu Khí, PBC: cổ phiếu của CTCP Dƣợc phẩm
Trung ƣơng I – Pharbaco…Không ai có thể mua một loại chứng khoán,
hay giấy tờ có giá nào đó mà loại chứng khoán này không gắn với một
chủ thể sản xuất kinh doanh thực trong nền kinh tế.
Giá cả của chứng khoán phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập của
chúng (cổ tức, trái tức) và phản ánh lợi ích kỳ vọng mà ngƣời mua.
2.2. THỊ TRƢỜNG VÀ VAI TRÕ CỦA CÁC CHỦ THỂ THAM GIA THỊ
TRƢỜNG
2.2.1. Thị trƣờng

22
a) Khái niệm về thị trường
Thị trƣờng ra đời, phát triển gắn liền với sự phát triển của sản xuất
hàng hoá.
Theo nghĩa hẹp, thị trƣờng là nơi diễn ra hành vi trao đổi, mua bán
hàng hoá giữa các chủ thể kinh tế với nhau. Tại đó, ngƣời có nhu cầu về
hàng hoá, dịch vụ sẽ nhận đƣợc thứ mà mình cần và ngƣợc lại, ngƣời có
hàng hoá, dịch vụ sẽ nhận đƣợc một số tiền tƣơng ứng. Thị trƣờng có
biểu hiện dƣới hình thái thể là chợ, cửa hàng, quầy hàng lƣu động, văn
phòng giao dịch hay siêu thị…
Theo nghĩa rộng, thị trƣờng là tổng hòa các mối quan hệ liên quan
đến trao đổi, mua bán hàng hóa trong xã hội, đƣợc hình thành do
những điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội nhất định. Theo nghĩa này, thị
trƣờng là tổng thể các mối quan hệ kinh tế gồm cung cầu, giá cả; quan
hệ hàng - tiền; quan hệ giá trị, giá trị sử dụng; quan hệ hợp tác, cạnh
tranh; quan hệ trong nƣớc, ngoài nƣớc…các quan hệ và yếu tố kinh tế
này đƣợc vận động theo quy luật của thị trƣờng.
Hộp 2.3. Quan niệm về thị trƣờng
Thị trƣờng là sự biểu hiện thu gọn của quá trình mà thông qua đó các quyết
định của các gia đình về tiêu dùng các mặt hàng nào, các quyết định của các công
ty về sản xuất cái gì, sản xuất nhƣ thế nào và các quyết định của ngƣời công nhân
về việc làm bao lâu cho ai đều đƣợc dung hòa bằng sự điều chỉnh giá cả.
Nguồn: David Begg, Stanley Fisher, Rudiger Dornbusch, Kinh tế học, Nhà xuất
bản Giáo dục Hà Nội 1992, trang 11.

b) Phân loại thị trường


- Căn cứ vào đối tƣợng hàng hóa đƣa ra mua bán trên thị trƣờng,
có thể chia ra thị trƣờng tƣ liệu sản xuất và thị trƣờng tƣ liệu tiêu dùng.
- Căn cứ vào phạm vi hoạt động, có thể chia ra thị trƣờng trong
nƣớc và thị trƣờng thế giới.
- Căn cứ vào đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất có thể chia
ra thị trƣờng các yếu tố đầu vào, thị trƣờng hàng hóa đầu ra.
- Căn cứ vào tính chuyên biệt của thị trƣờng có thể chia thành các
loai thị trƣờng gắn với các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
- Căn cứ vào tính chất và cơ chế vận hành của thị trƣờng, có thể
23
chia ra thị trƣờng tự do, thị trƣờng có điều tiết, thị trƣờng cạnh tranh
hoàn hảo, thị trƣờng cạnh tranh không hoàn hảo (độc quyền).
Ngày nay, các nền kinh tế phát triển ngày càng nhanh và phức tạp
hơn, do đó hệ thống thị trƣờng cũng biến đổi phù hợp với điều kiện, trình
độ phát triển của nền kinh tế.
c) Vai trò của thị trường
Một là, thị trƣờng vừa là điều kiện, vừa là môi trƣờng cho sản xuất
phát triển. Sản xuất hàng hóa càng phát triển, sản xuất ra càng nhiều
hàng hóa, dịch vụ thì càng đòi hỏi thị trƣờng tiêu thụ rộng lớn hơn. Sự
mở rộng thị trƣờng đến lƣợt nó lại thúc đẩy trở lại sản xuất phát triển. Vì
vậy, thị trƣờng là môi trƣờng kinh doanh, là điều kiện không thể thiếu
đƣợc của quá trình sản xuất kinh doanh. Thị trƣờng là cầu nối giữa sản
xuất với tiêu dùng. Không có thị trƣờng thì sản xuất và trao đổi hàng hóa
không thể tiến hành một cách bình thƣờng. Thị trƣờng đặt ra các nhu cầu
tiêu dùng, buộc các doanh nghiệp muốn tồn tại phải nắm bắt đƣợc các
nhu cầu đó, là lực lƣợng hƣớng dẫn, định hƣớng sản xuất kinh doanh.
Hai là, thị trƣờng là nơi quan trọng để đánh giá, kiểm định năng
lực của các chủ thể kinh tế. Mọi hoạt động sản xuất và trao đổi phải căn
cứ trên hao phí lao động xã hội cần thiết. Năng lực của các chủ thể kinh
tế sẽ đƣợc kiểm định rõ nhất trên thị trƣờng. Khi thị trƣờng không chấp
nhận sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể, khi đó đồng nghĩa với
việc chủ thể đó sẽ phải đối diện với việc phá sản. Khi thị trƣờng chấp
nhận, hàng hoá đƣợc khách hàng ƣa chuộng thì sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp đƣợc coi là có hiệu quả. Thị trƣờng chính là thƣớc đo hiệu
quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Ba là, thị trƣờng gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thể từ sản
xuất, phân phối, lƣu thông, trao đổi, tiêu dùng, gắn kết nền sản xuất
trong nƣớc với nền kinh tế thế giới. Thị trƣờng điều chỉnh sản xuất, liên
kết nền kinh tế thành một thể thống nhất, gắn các quá trình kinh tế trong
nƣớc với các quá trình kinh tế thế giới. Thị trƣờng là nơi kiểm nghiệm
các chi phí và thực hiện yêu cầu quy luật tiết kiệm lao động xã hội. Thị
trƣờng là khách quan, các chủ thể kinh tế phải tiếp cận thị trƣờng, tuận

24
thủ quy luật thị trƣờng và thích ứng với biến đổi của thị trƣờng.
d) Chức năng chủ yếu của thị trường
Chức năng cơ bản của thị trƣờng có thể đƣợc khái quát cụ thể
gồm:
Một là, chức năng thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng của hàng
hóa. Thị trƣờng là nơi thừa nhận công dụng, tính có ích hay giá trị sử
dụng của hàng hoá, thừa nhận chi phí lao động để sản xuất ra hàng hoá.
Sản phẩm của ngƣời sản xuất tiêu thụ đƣợc trên thị trƣờng, tức là hàng
hóa đã đƣợc thị trƣờng thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng. Khi đó, quá
trình tái sản xuất mới tiếp tục diễn ra bình thƣờng. Chức năng này đòi
hỏi các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh phải
tìm hiểu kỹ thị trƣờng, đặc biệt là nhu cầu thị trƣờng; phải xác định thị
trƣờng cần gì, khối lƣợng bao nhiêu... để hàng hóa sản xuất ra có thể tiêu
thụ đƣợc.
Hai là, thị trƣờng là nơi thực hiện giá trị của hàng hóa. Giá trị là
lao động xã hội kết tinh trong hàng hóa, nằm trong hàng hóa. Do vậy,
muốn thu đƣợc giá trị đó, hàng hóa phải bán đƣợc. Ngƣời sản xuất chỉ có
thể thực hiện đƣợc giá trị của hàng hóa, dịch vụ thông qua thị trƣờng. Vì
vậy, thị trƣờng là nơi thực hiện các hành vi trao đổi hàng hóa, thực hiện
giá trị hàng hóa và thực hiện cân bằng cung cầu từng loại hàng hóa.
Ba là, thị trƣờng cung cấp thông tin cho các chủ thể kinh tế, điều
tiết và kích thích hoạt động đổi mới, hạ thấp hao phí lao động cá biệt.
Thị trƣờng là nơi phát tín hiệu, thông tin về tình hình cung, cầu, giá cả và
những biến động của nền kinh tế. Căn cứ thông tin trên thị trƣờng, ngƣời
sản xuất kinh doanh đƣa ra đƣợc các quyết định, hành vi ứng xử cụ thể
của mình nhằm thu đƣợc lợi ích lớn nhất. Ngƣời tiêu dùng cũng dựa vào
thông tin này để quyết định hành vi mua sắm.
Bốn là, thị trƣờng hoạt động nhƣ một trọng tài khách quan, dân
chủ trong việc chọn lọc các yếu tố tiến bộ, có ích cho xã hội. Với chức
năng này, thị trƣờng thực hiện việc chọn lọc, đào thải, kích thích hoặc
hạn chế sản xuất, tiêu dùng, đảm bảo cho sản xuất phù hợp với nhu cầu
xã hội.

25
2.2.2. Cơ chế thị trƣờng và nền kinh tế thị trƣờng
a) Cơ chế thị trường
Cơ chế thị trường là hệ thống các quan hệ kinh tế mang đặc tính
tự điều chỉnh các cân đối của nền kinh tế theo yêu cầu của các quy luật
kinh tế.
Dấu hiệu đặc trƣng của cơ chế thị trƣờng là cơ chế hình thành giá
cả một cách tự do. Ngƣời bán, ngƣời mua thông qua thị trƣờng để xác
định giá cả của hàng hóa, dịch vụ.
Cơ chế thị trƣờng là phƣơng thức cơ bản để phân phối và sử dụng
các nguồn vốn, tài nguyên, công nghệ, sức lao động, thông tin, trí
tuệ…Đây là cơ chế vận hành nền kinh tế mang tính khách quan, do bản
thân nền sản xuất hàng hóa hình thành. Cơ chế thị trƣờng đƣợc A.Smith
goại là cơ chế điều khiển của «bàn tay vô hình » có khả năng tự điều
chỉnh các quan hệ kinh tế.
b) Nền kinh tế thị trường
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế
thị trường. Đó là nền kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao ở đó mọi
quan hệ sản xuất và trao đổi đều được thông qua thị trường, chịu sự tác
động, điều tiết của các quy luật hoạt động trên thị trường.
Với tƣ cách là nền kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao,
nền kinh tế thị trƣờng là sản phẩm của văn minh nhân loại. Sự hình
thành kinh tế thị trƣờng là khách quan trong lịch sử từ kinh tế tự
nhiên, tự túc, kinh tế hàng hóa rồi từ kinh tế hàng hóa phát triển thành
kinh tế thị trƣờng. Kinh tế thị trƣờng cũng trải qua quá trình phát triển
ở các trình độ khác nhau từ kinh tế thị trƣờng sơ khai đến kinh tế thị
trƣờng hiện đại ngày nay.
Đặc trưng chung của kinh tế thị trường:
Thứ nhất, kinh tế thị trƣờng đòi hỏi sự tồn tại của các chủ thể kinh
tế độc lập dƣới nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Các chủ thể kinh tế
độc lập và bình đẳng với nhau trƣớc pháp luật và trong hoạt động sản
xuất kinh doanh, song lại có vai trò,vị thế và chức năng đặc thù trên thị
trƣờng.

26
Thứ hai, thị trƣờng đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ các
nguồn lực xã hội và có sự tồn tại đồng thời của các thị trƣờng khác nhau
nhƣ thị trƣờng hàng hóa, thị trƣờng dịch vụ, thị trƣờng sức lao động, thị
trƣờng tài chính, thị trƣờng bất động sản, thị trƣờng khoa học công
nghệ…
Thứ ba, giá cả đƣợc hình thành trên cơ sở giá trị hàng hóa và quan
hệ cung cầu nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận; cạnh tranh vừa là môi
trƣờng, vừa là động lực thúc đẩy kinh tế thị trƣờng phát triển.
Thứ tư, động lực phát triển quan trọng nhất của kinh tế thị trƣờng
là lợi ích kinh tế, mà trƣớc hết là lợi ích của các nhà đầu tƣ, của những
ngƣời tiêu dùng, lợi ích của nhà nƣớc và toàn xã hội.
Thứ năm, nhà nƣớc là chủ thể của nền kinh tế, thực hiện quản lý
toàn bộ nền kinh tế nhằm khắc phục những khuyết tật của thị trƣờng,
thúc đẩy những yếu tố tích cực, đảm bảo sự bình đẳng xã hội và sự ổn
định của toàn bộ nền kinh tế.
Thứ sáu, kinh tế thị trƣờng là nền kinh tế mở, thị trƣờng trong
nƣớc gắn liền với thị trƣờng quốc tế.
Các đặc trƣng trên mang tính phổ biến của mọi nền kinh tế thị
trƣờng. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện lịch sử cụ thể và chế độ chính trị
xã hội của mỗi quốc gia mà các đặc trƣng đó thể hiện không hoàn toàn
giống nhau, tạo nên tính đặc thù và các mô hình kinh tế thị trƣờng khác
nhau.
Ưu thế của nền kinh tế thị trường:
Kinh tế thị trƣờng là nền kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ
cao, cho nên ngoài những ƣu thế của nền kinh tế hàng hóa nhƣ đã đƣợc
nghiên cứu, kinh tế thị trƣờng các ƣu thế nổi bật là :
Một là, kinh tế thị trƣờng tạo động lực kích thích hoạt động của
các chủ thể kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tự do của họ,
qua đó tập hợp và phát huy đƣợc trí tuệ, tiềm lực của các chủ thể sản
xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, tăng năng suất lao động,
tăng hiệu quả sản xuất, làm cho nền kinh tế hoạt động năng động, hiệu
quả.

27
Hai là, kinh tế thị trƣờng với sự tác động của các quy luật kinh tế
tạo ra sự phù hợp tự phát giữa khối lượng, cơ cấu sản xuất với khối
lượng, cơ cấu nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Nhờ đó, nhu cầu tiêu dùng
về các loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau đƣợc đáp ứng kịp thời; ngƣời
tiêu dùng đƣợc thỏa mãn nhu cầu cũng nhƣ đáp ứng đầy đủ mọi chủng
loại hàng hóa, dịch vụ.
Ba là, kinh tế thị trƣờng tạo ra cơ chế phân bổ các nguồn lực một
cách tối ưu. Trong nền kinh tế thị trƣờng, việc di chuyển, phân bổ các
yếu tố sản xuất, vốn, lợi ích… theo nguyên tắc cạnh tranh, ngƣời giỏi sẽ
đƣợc nhiều hơn ngƣời kém. Các nguồn lực sẽ đƣợc di chuyển đến nơi sử
dụng với hiệu quả cao nhất mà không tốn kém chi phí của cơ chế giám
sát, điều hành nền kinh tế bởi kế hoạch tập trung của nhà nƣớc.
Bốn là, kinh tế thị trường tạo động lực kích thích đổi mới kỹ thuật,
hợp lý hóa sản xuất một cách mạnh mẽ nhất. Sức ép của cạnh tranh buộc
những ngƣời sản xuất phải giảm chi phí sản xuất cá biệt đến mức tối
thiểu bằng cách áp dụng những phƣơng pháp sản xuất tốt nhất, không
ngừng đổi mới kỹ thuật, công nghệ sản xuất, đổi mới sản phẩm, đổi mới
tổ chức sản xuất, nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh.
Năm là, kinh tế thị trƣờng góp phần thúc đẩy xu thế liên doanh,
liên kết và đẩy mạnh giao lưu kinh tế giữa các nước thông qua các sản
phẩm mang bản sắc riêng của từng dân tộc, từng địa phƣơng, từng quốc
gia. Các nƣớc đang phát triển có cơ hội đƣợc chuyển giao và tiếp nhận
công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến từ các nƣớc phát triển;
ngƣợc lại, các nƣớc phát triển có điều kiện để tranh thủ thị trƣờng, khai
thác nguồn tài nguyên, nhân công giá rẻ từ các nƣớc đang phát triển.
Khuyết tật của nền kinh tế thị trường
Bên cạnh những ƣu thế, kinh tế thị trƣờng cũng có không ít những
khuyết tật vốn có mà phần nhiều trong số đó tự nó không thể khắc phục,
sửa chữa đƣợc. Những hạn chế cơ bản của kinh tế thị trƣờng bao gồm:
Một là, kinh tế thị trƣờng tự nó không đảm bảo cung ứng tốt một
số hàng hóa dịch vụ công cộng mà thiếu những hàng hóa, dịch vụ này,
hầu hết các chủ thể kinh tế không hoạt động đƣợc. Đó là hệ thống kết

28
cấu hạ tầng, an sinh xã hội, nghiên cứu khoa học cơ bản, bảo vệ môi
trƣờng, quốc phòng, an ninh… Đây là những lĩnh vực đòi hỏi vốn đầu tƣ
lớn, thời gian thu hồi vốn chậm, lợi nhuận thấp, nhiều rủi ro… nên các
nhà đầu tƣ tƣ nhân không muốn thực hiện, trừ phi đƣợc trợ cấp từ ngân
sách nhà nƣớc.
Hai là, mục đích hoạt động của doanh nghiệp trong kinh tế thị
trƣờng là tối đa hóa lợi ích của bản thân họ, chạy theo lợi ích trƣớc mắt,
ngắn hạn. Điều này có thể dẫn đến tình trạng khai thác cạn kiệt tài
nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, mất cân đối giữa các vùng kinh
tế, làm gia tăng một số loại tội phạm và tệ nạn xã hội…
Ba là, phân phối thu nhập trong kinh tế thị trường là tự phát có
thể dẫn tới phân hóa giàu nghèo, chênh lệch thu nhập, phân cực của cải;
thậm chí làm gia tăng tình trạng bất công xã hội, làm nảy sinh mâu thuẫn
và xung đột xã hội.
Bốn là, kinh tế thị trƣờng gắn liền với cạnh tranh nên các chủ thể
kinh tế có thể vì lợi ích riêng mà độc chiếm hoặc che giấu thông tin, độc
chiếm phát minh sáng chế. Kinh tế thị trường phát triển có thể dẫn tới
độc quyền và cùng với đó là tình trạng lũng đoạn sản phẩm, thị trường,
giá cả, kìm hãm đổi mới kỹ thuật…
Năm là, một nền kinh tế do cơ chế thị trƣờng thuần túy điều tiết có
thể dẫn tới mất cân đối kinh tế, làm xuất hiện khủng hoảng có tính chu
kỳ và thất nghiệp. Thực tiễn phát triển kinh tế thị trƣờng cho thấy, không
một nền kinh tế thị trƣờng nào trong một thời gian dài lại có lạm phát
thấp và việc làm đầy đủ.
Do những khuyết tật của kinh tế thị trƣờng nên trong thực tế
không tồn tại một nền kinh tế thị trƣờng thuần túy, mà thƣờng có sự can
thiệp của nhà nƣớc để sửa chữa những thất bại của cơ chế thị trƣờng. Khi
đó, nền kinh tế đƣợc gọi là kinh tế thị trƣờng có sự điều tiết của nhà
nƣớc hay nền kinh tế hỗn hợp.
2.2.3. Một số quy luật kinh tế chủ yếu trong nền kinh tế thị trƣờng
a) Quy luật giá trị
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hoá. Ở

29
đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có sự hoạt động của quy
luật giá trị. Quy luật giá trị là quy luật chi phối cơ chế thị trƣờng và chi
phối các quy luật kinh tế khác; các quy luật kinh tế khác là biểu hiện yêu
cầu của quy luật giá trị mà thôi.
Về nội dung, quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi
hàng hóa phải được tiến hành trên cơ sở của hao phí lao động xã hội
cần thiết. Theo yêu cầu của quy luật giá trị, ngƣời sản xuất muốn bán
đƣợc hàng hóa trên thị trƣờng, muốn đƣợc xã hội thừa nhận sản phẩm thì
lƣợng giá trị của một hàng hoá cá biệt phải phù hợp với thời gian lao
động xã hội cần thiết. Vì vậy họ phải luôn luôn tìm cách hạ thấp hao phí
lao động cá biệt xuống nhỏ hơn hoặc bằng hao phí lao động xã hội cần
thiết. Trong lĩnh vực trao đổi, phải tiến hành theo nguyên tắc ngang giá,
lấy giá trị xã hội làm cơ sở, không dựa trên giá trị cá biệt.
Cơ chế tác động của quy luật giá trị: Quy luật giá trị hoạt động
và phát huy tác dụng thông qua sự vận động của giá cả xung quanh giá
trị dƣới sự tác động của quan hệ cung - cầu. Giá cả thị trƣờng lên xuống
xoay quanh giá trị hàng hóa trở thành cơ chế tác động của quy luật giá
trị. Thông qua sự sự vận động của giá cả thị trƣờng sẽ thấy đƣợc sự hoạt
động của quy luật giá trị. Những ngƣời sản xuất và trao đổi hàng hóa
phải tuân theo mệnh lệnh của giá cả thị trƣờng.
Tác động của quy luật giá trị:
Thứ nhất, điều tiết các quan hệ sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Trong sản xuất, thông qua sự biến động của giá cả, ngƣời sản xuất sẽ biết
đƣợc tình hình cung - cầu về hàng hóa đó và quyết định phƣơng án sản
xuất. Nếu giá cả hàng hóa bằng giá trị thì việc sản xuất là phù hợp với
yêu cầu xã hội; hàng hoá này nên đƣợc tiếp tục sản xuất. Nếu giá cả
hàng hóa cao hơn giá trị, sản xuất cần mở rộng để cung ứng hàng hoá đó
nhiều hơn vì nó đang khan hiếm trên thị trƣờng; tƣ liệu sản xuất và sức
lao động sẽ đƣợc tự phát chuyển vào ngành này nhiều hơn các ngành
khác. Nếu giá cả hàng hóa thấp hơn giá trị, cung về hàng hoá này đang
thừa so với nhu cầu xã hội; cần phải thu hẹp sản xuất ngành này để
chuyển sang mặt hàng khác.

30
Trong lƣu thông, quy luật giá trị điều tiết hàng hóa từ nơi có giá cả
thấp đến nơi có giá cả cao, từ nơi cung lớn hơn cầu đến nơi cung nhỏ
hơn cầu. Thông qua mệnh lệnh của giá cả thị trƣờng, hàng hoá ở nơi có
giá cả thấp đƣợc thu hút, chảy đến nơi có giá cả cao hơn, góp phần làm
cho cung cầu hàng hoá giữa các vùng cân bằng, phân phối lại thu nhập
giữa các vùng miền, điều chỉnh sức mua của thị trƣờng (nếu giá cao thì
mua ít, giá thấp mua nhiều)...
Thứ hai, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất nhằm
tăng năng suất lao động. Trên thị trƣờng, hàng hóa đƣợc trao đổi theo
giá trị xã hội. Ngƣời sản xuất có giá trị cá biệt nhỏ hơn giá trị xã hội, khi
bán theo giá trị xã hội sẽ thu đƣợc nhiều lợi nhuận hơn. Ngƣợc lại, ngƣời
sản xuất có giá trị cá biệt lớn hơn giá trị xã hội sẽ gặp bất lợi hoặc thua
lỗ. Để đứng vững trong cạnh tranh và tránh không bị phá sản, ngƣời sản
xuất phải luôn tìm cách làm cho giá trị cá biệt hàng hóa của mình nhỏ
hơn hoặc bằng giá trị xã hội. Muốn vậy, phải cải tiến kỹ thuật, áp dụng
công nghệ mới, đổi mới phƣơng pháp quản lý, thực hiện tiết kiệm... Kết
quả lực lƣợng sản xuất ngày càng phát triển, năng suất lao động xã hội
tăng lên, chi phí sản xuất hàng hóa giảm xuống. Trong lƣu thông, để bán
đƣợc nhiều hàng hóa, ngƣời sản xuất phải không ngừng tăng chất lƣợng
phục vụ, quảng cáo, tổ chức tốt khâu bán hàng... làm cho quá trình lƣu
thông đƣợc hiệu quả cao hơn, nhanh chóng, thuận tiện với chi phí thấp
nhất.
Thứ ba, phân hoá những người sản xuất thành những người giàu,
người nghèo một cách tự nhiên. Trong quá trình cạnh tranh, những ngƣời
sản xuất nhạy bén với thị trƣờng, trình độ năng lực giỏi, sản xuất với hao
phí cá biệt thấp hơn mức hao phí chung của xã hội sẽ trở nên giàu có.
Ngƣợc lại, những ngƣời do hạn chế về vốn, kinh nghiệm sản xuất thấp
kém, trình độ công nghệ lạc hậu... thì giá trị cá biệt sẽ cao hơn giá trị xã
hội và dễ lâm vào tình trạng thua lỗ, dẫn đến phá sản, thậm chí phải đi
làm thuê. Trong nền kinh tế thị trƣờng thuần túy, chạy theo lợi ích cá
nhân, đầu cơ, gian lận, khủng hoảng kinh tế… là những yếu tố có thể
làm tăng thêm tác động phân hóa sản xuất cùng những tiêu cực về kinh

31
tế xã hội khác.
Tóm lại, quy luật giá trị vừa có tác dụng đào thải cái lạc hậu, lỗi
thời, kích thích sự tiến bộ, làm cho lực lƣợng sản xuất phát triển mạnh
mẽ; vừa có tác dụng lựa chọn, đánh giá ngƣời sản xuất, bảo đảm sự bình
đẳng đối với ngƣời sản xuất; vừa có cả những tác động tích cực lẫn tiêu
cực. Các tác động đó diễn ra một cách khách quan trên thị trƣờng nên
cần có sự điều tiết của nhà nƣớc để hạn chế tiêu cực, thúc đẩy tác động
tích cực.
b) Quy luật cung cầu
Quy luật cung cầu là quy luật kinh tế điều tiết quan hệ giữa cung
và cầu hàng hóa trên thị trƣờng. Quy luật này đòi hỏi cung - cầu phải có
sự thống nhất, nếu không có sự thống nhất giữa chúng thì sẽ có các nhân
tố xuất hiện điều chỉnh chúng.
- Cung là số lƣợng hàng hóa hoặc dịch vụ mà ngƣời bán muốn bán
tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định..
- Cầu là nhu cầu cộng với khả năng thanh toán cho nhu cầu đó.
Trên thị trƣờng, cung - cầu có mối quan hệ hữu cơ với nhau,
thƣờng xuyên tác động lẫn nhau và ảnh hƣởng trực tiếp đến giá cả. Nếu
cung lớn hơn cầu thì giá cả thấp hơn giá trị; ngƣợc lại, nếu cung nhỏ hơn
cầu thì giá cả cao hơn giá trị; nếu cung bằng cầu thì giá cả bằng với giá
trị.
Quy luật cung - cầu có tác dụng điều tiết quan hệ giữa sản xuất và
lƣu thông hàng hoá; làm biến đổi cơ cấu và dung lƣợng thị trƣờng, quyết
định giá cả thị trƣờng.
Khi cung = cầu thì giá cả = giá trị
Khi cung > cầu thig giá cả < giá trị
Khi cung < cầu thì giá cả > giá trị
Vì vậy, căn cứ quan hệ cung - cầu, có thể dự đoán xu thế biến
động của giá cả; khi giá cả thay đổi, cần đƣa ra các chính sách điều tiết
giá cho phù hợp nhu cầu thị trƣờng...
Ở đâu có thị trƣờng thì ở đó quy luật cung - cầu tồn tại và hoạt
động một cách khách quan. Nếu nhận thức đƣợc chúng thì có thể vận

32
dụng để tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hƣớng có lợi
cho quá trình sản xuất. Nhà nƣớc có thể vận dụng quy luật cung - cầu
thông qua các chính sách, các biện pháp kinh tế nhƣ giá cả, lợi nhuận, tín
dụng, hợp đồng kinh tế, thuế, thay đổi cơ cấu tiêu dùng… để tác động
vào các hoạt động kinh tế, duy trì những tỷ lệ cân đối cung - cầu một
cách lành mạnh và hợp lý.
c) Quy luật lưu thông tiền tệ
Quy luật lƣu thông tiền tệ là quy luật xác định số lƣợng tiền cần
thiết cho lƣu thông. Theo quy luật này, số lƣợng tiền cần thiết cho lƣu
thông hàng hóa ở mỗi thời kỳ nhất định đƣợc xác định bằng công thức
tổng quát sau:

Trong đó M là số lƣợng tiền cần thiết cho lƣu thông trong một thời
gian nhất định; P là mức giá cả; Q là khối lƣợng hàng hóa dịch vụ đƣa ra
lƣu thông; V là số vòng lƣu thông của đồng tiền.
Nhƣ vậy, khối lƣợng tiền cần thiết cho lƣu thông tỷ lệ thuận với
tổng số giá cả hàng hóa đƣợc đƣa ra thị trƣờng và tỷ lệ nghịch với tốc
độ lƣu thông của tiền tệ.
Khi lƣu thông hàng hóa phát triển, việc thanh toán không dùng
tiền mặt trở nên phổ biến thì số lƣợng tiền cần thiết cho lƣu thông đƣợc
xác định nhƣ sau:
( )

Trong đó P.Q là tổng giá cả hàng hóa; G1 là tổng giá cả hàng hóa
bán chịu; G2 là tổng giá cả hàng hóa khấu trừ cho nhau; G3 là tổng giá
cả hàng hóa đến kỳ thanh toán; V là số vòng quay trung bình của tiền tệ.
Khi tiền giấy ra đời, thay thế tiền vàng trong thực hiện chức năng
phƣơng tiện lƣu thông đã làm xuất hiện khả năng tách rời lƣu thông hàng
hóa với lƣu thông tiền tệ. Tiền giấy bản thân nó không có giá trị mà chỉ
là ký hiệu giá trị. Nếu tiền giấy đƣợc phát hành quá nhiều, vƣợt quá
lƣợng tiền vàng cần thiết cho lƣu thông mà tiền giấy là đại diện, sẽ làm
cho tiền giấy bị mất giá trị, giá cả hàng hóa tăng lên dẫn đến lạm phát.
33
Bởi vậy, nhà nƣớc không thể in và phát hành tiền giấy một cách tùy tiện
mà phải tuân theo quy luật lƣu thông tiền tệ.
d) Quy luật canh tranh
Quy luật cạnh tranh là quy luật kinh tế điều tiết một cách khách
quan mối quan hệ ganh đua kinh tế giữa các chủ thể trong sản xuất và
trao đổi hàng hoá.
Cạnh tranh là sự ganh đua giữa những chủ thể kinh tế với nhau
nhằm có được những ưu thế về sản xuất cũng như tiêu thụ và thông qua
đó mà thu được lợi ích tối đa.
Kinh tế thị trƣờng càng phát triển thì cạnh tranh trên thị trƣờng
càng trở nên thƣờng xuyên, quyết liệt hơn. Do tác động của quy luật
cạnh tranh làm cho việc cạnh tranh trở thành hoạt động tất yếu của
mỗi chủ thể kinh tế trên thị trƣờng nhằm bảo đảm sự tồn tại và phát
triển của mình với mục đích tối đa hoá lợi ích.
Cạnh tranh có vai trò thúc đẩy sự tiến bộ, là động lực thúc đẩy
mạnh mẽ tiến bộ khoa học và sự phát triển lực lƣợng sản xuất. Cạnh
tranh buộc ngƣời sản xuất phải năng động, nhạy bén, thƣờng xuyên
cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới, đổi mới sản phẩm, thay đổi
phƣơng thức tổ chức quản lý hiệu quả hơn… để đáp ứng nhu cầu thị
trƣờng và xã hội tốt hơn.
Mặt trái của cạnh tranh là phân hoá ngƣời sản xuất; gây rối, phá
hoại thị trƣờng; cạnh tranh bằng các thủ đoạn phi đạo đức, vi phạm
luật pháp để thu lợi cá nhân, gây tổn hại lợi ích tập thể và xã hội. Điều
này đòi hỏi nhà nƣớc phải có biện pháp để hạn chế, ngăn chặn mặt trái
của cạnh tranh. Biểu hiện của cạnh tranh trên bề mặt nền kinh tế sẽ
đƣợc phân tích rõ hơn trong nội dung về cạnh tranh và độc quyền
trong nền kinh tế thị trƣờng, chƣơng 4.
2.2.4. Vai trò của một số chủ thể chính tham gia thị trƣờng
Trong nền kinh tế tế thị trƣờng, có rất nhiều chủ thể khác nhau
tham gia trị trƣờng, mỗi chủ thể có những vai trò quan trọng riêng.
a) Người sản xuất
Người sản xuất hàng hóa là những người sản xuất và cung cấp

34
hàng hóa, dịch vụ ra thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã
hội. Ngƣời sản xuất bao gồm các nhà sản xuất, đầu tƣ, kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ... Họ là những ngƣời trực tiếp tạo ra của cải vật chất, sản
phẩm cho xã hội để phục vụ tiêu dùng.
Mục đích hoạt động của người sản xuất là lợi nhuận tối đa. Ngƣời
sản xuất là những ngƣời sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất, kinh
doanh và thu lợi nhuận. Nhiệm vụ của họ không chỉ làm thỏa mãn nhu
cầu hiện tại của xã hội, mà còn tạo ra và phục vụ cho những nhu cầu
trong tƣơng lai với mục tiêu đạt lợi nhuận tối đa trong điều kiện nguồn
lực có hạn. Vì vậy, ngƣời sản xuất luôn phải quan tâm đến việc lựa chọn
sản xuất hàng hóa nào, số lƣợng bao nhiêu, sản xuất với các yếu tố nào
sao cho có lợi nhất.
Sản xuất là gốc và người sản xuất luôn giữ vai trò quyết định
trong nền kinh tế. Trong toàn bộ các khâu của quá trình tái sản xuất, sản
xuất luôn giữ vai trò quyết định bởi sản xuất tạo ra sản phẩm cho phân
phối, trao đổi và để tiêu dùng; quy mô và cơ cấu sản phẩm do sản xuất
tạo ra quyết định quy mô và cơ cấu tiêu dùng; chất lƣợng và tính chất
của sản phẩm quyết định chất lƣợng và phƣơng thức tiêu dùng.
Trong nền kinh tế thị trƣờng, tất cả những ngƣời sản xuất đƣợc gọi
chung là các doanh nghiệp. Doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng là hai tác
nhân chủ yếu trên thị trƣờng; họ tác động lẫn nhau trên thị trƣờng hình
thành nên giá cả thị trƣờng; qua đó hàng hóa đƣợc trao đổi thỏa mãn cho
cả ngƣời tiêu dùng và ngƣời sản xuất.
b) Người tiêu dùng
Người tiêu dùng là những người mua hàng hóa, dịch vụ trên thị
trường để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng. Trong nền kinh tế thị trƣờng,
ngƣời tiêu dùng bao gồm tất cả các cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức xã
hội, nhà nƣớc, ngƣời nƣớc ngoài... Chi tiêu của ngƣời tiêu dùng đại diện
cho nhu cầu đối với các hàng hóa, dịch vụ trên thị trƣờng. Ngƣời tiêu
dùng mua với số lƣợng lớn thì ngƣời sản xuất bán đƣợc nhiều hàng, có
thu nhập lớn và ngƣợc lại.
Sự phát triển đa dạng về nhu cầu của người tiêu dùng là động lực

35
quan trọng của sự phát triển sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất.
Tiêu dùng tạo ra nhu cầu và là mục đích của sản xuất. Sức mua của
ngƣời tiêu dùng là yếu tố quyết định sự thành bại của ngƣời sản xuất.
Mục tiêu của người tiêu dùng là đạt được lợi ích tối đa trong tiêu
dùng với nguồn thu nhập có hạn. Họ là ngƣời quyết định hành vi mua
sắm của mình. ngƣời tiêu dùng có quyền đƣợc tự do tham khảo, lựa chọn
sản phẩm mình muốn mua sao cho phù hợp nhất với nhu cầu, mục đích,
theo giá cả mong muốn. Vì vậy, thông qua hành vi mua sắm, ngƣời tiêu
dùng có ảnh hƣởng lớn đến giá cả thị trƣờng của hàng hóa, dịch vụ.
Người tiêu dùng có ảnh hưởng lớn tới quyết định việc sản xuất cái
gì, số lượng bao nhiêu trong nền kinh tế. Từ nhu cầu mua sắm của ngƣời
tiêu dùng, ngƣời sản xuất căn cứ vào đó để đƣa ra sản phẩm, dịch vụ
nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao của ngƣời tiêu dùng.
Cũng từ nhu cầu của ngƣời tiêu dùng, ngƣời sản xuất sẽ có kế hoạch và
chiến lƣợc phát triển lâu dài phù hợp với tình hình thực tế nhằm đạt lợi
ích cao nhất.
Người tiêu dùng có vai trò rất quan trọng trong định hướng sản
xuất. Họ là ngƣời đặt hàng chủ yếu của các doanh nghiệp, các hãng sản
xuất trên thị trƣờng. Với tƣ cách là ngƣời mua và sử dụng hàng hóa, dịch
vụ của doanh nghiệp, ngƣời tiêu dùng có thể đƣa ra ý kiến góp ý chính
xác về sản phẩm, dịch vụ đang sử dụng. Tùy thuộc vào thị hiếu tiêu dùng
và ý kiến thu thập đƣợc từ phía ngƣời tiêu dùng, ngƣời sản xuất có thể
điều chỉnh lại phƣơng pháp sản xuất, hoàn thiện sản phẩm của mình cho
phù hợp nhu cầu của ngƣời tiêu dùng.
Lƣu ý, việc phân chia ngƣời sản xuất, ngƣời tiêu dùng chỉ có tính
chất tƣơng đối để thấy đƣợc chức năng chính của các chủ thể này khi
tham gia thị trƣờng. Trên thực tế, doanh nghiệp luôn đóng vai trò vừa là
ngƣời mua cũng vừa là ngƣời bán.
c) Các chủ thể trung gian trong thị trường
Do sự phát triển của sản xuất và trao đổi dƣới tác động của phân
công lao động xã hội, làm cho sự tách biệt tƣơng đối giữa sản xuất và
trao đổi ngày càng sâu sắc. Trên cơ sở đó xuất hiện những chủ thể trung

36
gian trong thị trƣờng.
Các chủ thể trung gian trong thị trƣờng là các chủ thể hoạt động
nhằm mục đích kết nối, thông tin trong các quan hệ mua, bán giữa các
chủ thể của thị trƣờng. Nhờ vai trò của các trung gian này mà nền kinh tế
thị trƣờng trở nên sống động, linh hoạt hơn.
Hoạt động của các trung gian trong thị trƣờng làm tăng cơ hội thực
hiện giá trị của hàng hóa cũng nhƣ thỏa mãn nhu cầu của ngƣời tiêu
dùng. Các chủ thể trung gian làm tăng sự kết nối giữa sản xuất và tiêu
dùng, làm cho sản xuất và tiêu dùng trở nên ăn khớp với nhau. Trong
điều kiện nền kinh tế thị trƣờng, các chủ thể trung gian thị trƣờng bao
gồm các trung gian thƣơng nhân, môi giới chứng khoán, môi giới nhà
đất, môi giới khoa học công nghệ...Các trung gian trong thị trƣờng
không những hoạt động trên phạm vi thị trƣờng trong nƣớc mà còn trên
phạm vi quốc tế. Mặc dù có vai trò quan trọng, song bên cạnh đó cũng
có nhiều loại hình trung gian không phù hợp với các chuẩn mực đạo đức.
Những trung gian này cần đƣợc loại trừ.
d) Nhà nước
Trên thị trƣờng, nhà nƣớc vừa là ngƣời tiêu dùng lớn; đồng thời
vừa là nhà sản xuất và cung cấp chủ yếu các hàng hóa, dịch vụ công
cộng cho cá nhân và xã hội nhƣ dịch vụ quốc phòng, y tế, giáo dục, giao
thông vận tải, thông tin liên lạc… Mục tiêu hoạt động của nhà nƣớc là
lợi ích chung của toàn xã hội, của cả nền kinh tế; song nhà nƣớc không
chỉ nhằm vào lợi ích kinh tế đơn thuần mà còn vì nhiều lợi ích khác nhƣ
chính trị, quốc phòng, an ninh, giáo dục...
Có nhiều cách tiếp cận về vai trò của nhà nƣớc, ở đây, vai trò của
nhà nƣớc với tƣ cách là một chủ thể tham gia thị trƣờng đƣợc khái quát
nhƣ sau:
Một là, thiết lập thể chế, môi trƣờng pháp luật cho các hoạt động
của các chủ thể tham gia thị trƣờng (kể cả nhà nƣớc) đạt hiệu quả tối đa.
Nhà nƣớc tạo hành lang pháp lý, định ra những luật về sở hữu, về
quyền tài sản và hoạt động của các chủ thể tham gia các hoạt động kinh
tế trên thị trƣờng, nhà nƣớc quy định trách nhiệm xã hội của doanh

37
nghiệp cũng nhƣ trách nhiệm xã hội của ngƣời tiêu dùng khi tham gia thị
trƣờng.
Hai là, nhà nƣớc đảm bảo tính công bằng, thúc đẩy cạnh tranh
bình đẳng, khắc phục những khuyết tật của thị trƣờng.
Nhà nƣớc sử dụng công cụ luật pháp nhằm đảm bảo cho cơ chế thị
trƣờng vận hành tốt nhất, đảm bảo tự do kinh doanh, cạnh tranh bình
đẳng giữa các tác nhân kinh tế, khắc phục các yếu tố làm giảm hiệu quả
của nền kinh tế. Thực hiện chức năng này, nhà nƣớc sử dụng các biện
pháp, công cụ, chính sách để can thiệp vào nền kinh tế nhằm nâng cao
hiệu quả của nền kinh tế, khắc phục các thất bại của thị trƣờng, ngăn
chặn các tác động tiêu cực của cơ chế thị trƣờng.
Nhà nƣớc sử dụng các chính kinh tế, các chƣơng trình phúc lợi xã
hội nhằm giảm bớt tình trạng phân phối bất bình đẳng trong nền kinh tế
do cơ chế thị trƣờng gây ra; khắc phục những bất công trong xã hội trên
nhiều lĩnh vực; tạo điều kiện cho mọi thành viên đƣợc hƣởng phúc lợi
nhƣ nhau và trợ cấp, giúp đỡ những ngƣời nghèo, hoàn cảnh khó khăn,
gặp rủi ro bất trắc trong xã hội. Nhà nƣớc còn đóng vai trò chính trong
củng cố quốc phòng - an ninh, cung cấp hàng hóa dịch vụ công cộng,
chống ô nhiễm môi trƣờng, phát triển giáo dục... để duy trì sự phát triển
ổn định, lành mạnh của nền kinh tế.
Ba là, nhà nƣớc thực hiện định hƣớng phát triển một số quan hệ
kinh tế trong sản xuất và trao đổi nhằm đem lại phúc lợi cho xã hội. Nhà
nƣớc định hƣớng cho sự phát triển nền kinh tế và thực hiện điều tiết các
hoạt động kinh tế để đảm bảo cho sản xuất, thị trƣờng ổn định, phát triển
theo đúng mục tiêu đề ra. Nhà nƣớc xây dựng các chiến lƣợc và quy
hoạch phát triển, trực tiếp đầu tƣ vào một số lĩnh vực để dẫn dắt nền kinh
tế đáp ứng các yêu cầu phát triển. Nhà nƣớc cũng tạo ra hành lang pháp
luật cho các hoạt động kinh tế bằng cách đặt ra các điều luật cơ bản cho
hoạt động của thị trƣờng; đặt ra những quy định chi tiết cho hoạt động
của ngƣời sản xuất, các doanh nghiệp. Khuôn khổ pháp luật do nhà nƣớc
thiết lập sẽ tác động, điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh tế theo định
hƣớng nhất định.

38
Tóm lại, trong nền kinh tế, mọi quan hệ sản xuất và trao đổi, các
hoạt động của các chủ thể đều chịu sự tác động của các quy luật kinh tế
khách quan của thị trƣờng; đồng thời chịu sự điều tiết, can thiệp của nhà
nƣớc qua việc thực hiện hệ thống pháp luật và các chính sách kinh tế.
Mô hình kinh tế thị trƣờng có sự điều tiết của nhà nƣớc ở từng nƣớc,
từng giai đoạn có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ can thiệp của
chính phủ đối với thị trƣờng, song tất cả các mô hình đều có điểm chung
là không thể thiếu vai trò kinh tế của nhà nƣớc.
Các thuật ngữ cần ghi nhớ:
Sản xuất hàng hóa, hàng hóa, giá trị sử dụng, giá trị, lượng giá
trị, năng suất lao động, cường độ lao động, lao động cụ thể, lao động
trừu tượng, lao động giản đơn, lao động phức tạp, tiền tệ, thị trường,
quy luật giá trị, quy luật cung cầu, lưu thông tiền tệ, cạnh tranh, quy luật
cạnh tranh, thị trường, cơ chế thị trường, kinh tế thị trường, người sản
xuất, người tiêu dùng.

Chƣơng 3
SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƢ
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG

Chƣơng 3 sẽ đƣợc trình bày với ba nội dung cốt lõi: i) Lý luận của
C.Mác về giá trị thặng dƣ ii) Tích lũy tƣ bản; iii) Phân phối giá trị thặng
dƣ trong nền kinh tế thị trƣờng tự do cạnh tranh tƣ bản chủ nghĩa
3.1. LÝ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ GIÁ TRỊ THẶNG DƢ
3.1.1. Nguồn gốc của giá trị thặng dƣ

39
a) Công thức chung của tư bản
Theo C.Mác, quan hệ lƣu thông hàng hóa giản đơn vận động theo
công thức H - T - H (lƣu thông hàng hóa giản đơn). Còn lƣu thông hàng
hóa tƣ bản chủ nghĩa vận động theo công thức T - H - T.
Xét về mục đích vận động của hai quá trình lƣu thông nói trên ta
thấy: lƣu thông hàng hóa giản đơn chỉ nhằm mục đích giá trị sử dụng.
Còn trong sự vận động T - H - T, nếu việc bỏ tiền ra để thu lại số tiền
nhƣ cũ thì sự vận động này không có ý nghĩa. Do đó, thực chất sự vận
động này phải là T - H - T’, trong đó T’= T + ∆T. ∆T chắc chắn phải là
một số dƣơng và đƣợc gọi là giá trị thặng dƣ (ký hiệu là m). Vậy, mục
đích của lƣu thông tƣ bản chủ nghĩa là giá trị thặng dƣ.
Công thức T – H – T’ gọi là công thức chung của tƣ bản là vì mọi
tƣ bản đều vận động theo công thức khái quát này.
b) Hàng hóa sức lao động
Sau quá trình vận động T - H - T’ thì xuất hiện giá trị thặng dƣ.
Vậy nguồn gốc của giá trị thặng dƣ là có từ đâu? C.Mác đã chứng minh
rằng, việc mua, bán hàng hóa thấp hơn hoặc bằng giá trị thì chắc chắn
không có giá trị tăng thêm, nếu ngƣời mua hàng hóa để rồi bán hàng hóa
đó cao hơn giá trị thì chỉ đƣợc lợi xét về ngƣời bán, nhƣng xét về ngƣời
mua thì lại bị thiệt. Trong nền kinh tế thị trƣờng, mỗi ngƣời đều đóng vai
trò là ngƣời bán và đồng thời cũng là ngƣời mua, cho nên nếu đƣợc lợi
khi bán thì lại bị thiệt khi mua. Trong trƣờng hợp nhƣ vậy, lƣu thông
không tạo ra giá trị tăng thêm xét trên phạm vi xã hội.
Theo C.Mác, bí mật ở đây là nhà tƣ bản đã mua đƣợc một loại
hàng hóa đặc biệt nào đó mà trong quá trình sử dụng loại hàng hóa này,
giá trị của nó không những đƣợc bảo tồn mà còn tạo ra đƣợc giá trị mới
lớn hơn giá trị bản thân nó. Đó là hàng hóa sức lao động.
“Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực
thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang
sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị
sử dụng nào đó”3

3
C.Mác - Ph. Ănghen, Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, H, 1993, tr.251.
40
Theo C.Mác hai điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa là:
Một là, ngƣời lao động đƣợc tự do về thân thể
Hai là, ngƣời lao động không có đủ các tƣ liệu sản xuất cần thiết
để tự kết hợp với sức lao động của mình tạo ra hàng hóa để bán, cho nên
họ phải bán sức lao động.
Khi sức lao động trở thành hàng hóa, nó cũng có hai thuộc tính
nhƣ hàng hóa thông thƣờng. Đó là thuộc tính giá trị và thuộc tính giá trị
sử dụng.
Giá trị của hàng hóa sức lao động cũng do thời gian lao động xã
hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động quyết định.
- Sức lao động là khả năng lao động, tồn tại trong con ngƣời đang
sống, nên để sống và tái sản xuất sức lao động, ngƣời lao động phải tiêu
dùng lƣợng tƣ liệu sinh hoạt nhất định. Do vậy, thời gian lao động xã hội
cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động sẽ đƣợc quy thành thời gian lao
động xã hội cần thiết để sản xuất ra những tƣ liệu sinh hoạt mà ngƣời lao
động tiêu dùng, đƣợc đo lƣờng gián tiếp thông qua lƣợng giá trị của các
tƣ liệu sinh hoạt để tái sản xuất ra sức lao động. Hàng hóa sức lao động
là loại hàng hóa đặc biệt, nó mang yếu tố tinh thần và lịch sử.
- Cấu thành giá trị của hàng hóa sức lao động bao gồm:
Một là, giá trị tƣ liệu sinh hoạt cần thiết (cả vật chất, tinh thần) để
tái sản xuất ra sức lao động;
Hai là, phí tổn đào tạo ngƣời lao động;
Ba là, giá trị những tƣ liệu sinh hoạt cần thiết (vật chất và tinh
thần) nuôi con của ngƣời lao động.
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động cũng là để thỏa mãn
nhu cầu của ngƣời mua. Khi sử dụng hàng hóa sức lao động (tức là quá
trình ngƣời bán sức lao động thực hiện lao động) ngƣời mua hàng hóa
sức lao động mong muốn có đƣợc giá trị lớn hơn, giá trị tăng thêm.
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có tính năng đặc biệt là
khi sử dụng nó, không những giá trị của nó đƣợc bảo tồn mà còn tạo ra
đƣợc lƣợng giá trị lớn hơn. Phần lớn hơn giá trị của bản thân sức lao
động chính là giá trị thặng dƣ. Đây chính là chìa khóa chỉ rõ nguồn gốc

41
của giá trị thặng dƣ chính là do hao phí sức lao động của ngƣời bán sức
lao động ( ngƣời làm thuê) tạo ra.
c) Ví dụ về sự sản xuất giá trị thặng dư
Nghiên cứu về hàng hóa sức lao động đã chỉ ra nguồn gốc của giá
trị thặng dƣ là do lao động của ngƣời làm thuê tạo ra. Vậy quá trình tạo
ra giá trị thặng dƣ đƣợc tiến hành nhƣ thế nào. Chúng ta xét ví dụ về sự
sản xuất giá trị thặng dƣ.
Giả sử có một nhà tƣ bản sản xuất sợi. Để tiến hành sản xuất, nhà
tƣ bản phải ứng ra số tiền là 50 USD để mua 50 kg bông, 3 USD hao
mòn máy móc để kéo 50 kg bông thành sợi, 15 USD mua hàng hoá sức
lao động để sử dụng trong 1 ngày làm việc 8 giờ. Nhƣ vậy, nhà tƣ bản
ứng ra 68 USD. Trong quá trình sản xuất sợi, bằng lao động cụ thể,
ngƣời công nhân biến bông thành sợi, theo đó giá trị của bông và hao
mòn máy móc đƣợc chuyển vào giá trị của sợi; bằng lao động trừu tƣợng
ngƣời công nhân tạo ra giá trị mới.
Giả định, trong 4 giờ lao động công nhân đã hoàn thành chuyển
toàn bộ 50 kg bông thành sợi thì giá trị của sợi gồm:
Giá trị 50 kg bông chuyển vào : 50 USD
Hao mòn máy móc: 3 USD
Giá trị mới bằng giá trị sức lao động: 15 USD
Tổng cộng: 68 USD
Nhà tƣ bản ứng ra 68 USD, bán sợi thu về 68 USD. Nếu quá
trình lao động dừng lại tại điểm này thì không có giá trị thặng dƣ, tiền
ứng ra chƣa trở thành tƣ bản. Do đó, để có giá trị thặng dƣ, thời gian lao
động phải vƣợt quá cái điểm bù lại giá trị sức lao động. Nhà tƣ bản mua
sức lao động của công nhân để sử dụng trong 8 giờ chứ không phải 4
giờ. Công nhân phải tiếp tục làm việc trong 4 giờ nữa và nhà tƣ bản phải
bỏ thêm 50 USD để mua 50 kg bông và 3 USD hao mòn máy móc. Quá
trình lao động 4 giờ sau diễn ra nhƣ quá trình đầu. Số sợi đƣợc tạo ra
trong 4 giờ lao động sau cũng có giá trị 68 USD. Tổng cộng, nhà tƣ bản
ứng ra 100 USD (mua bông) + 6 USD (khấu hao máy móc) + 15 USD
(trả tiền công) = 121 USD, trong khi đó số sợi sản xuất ra có giá trị 136

42
USD. Do đó, nhà tƣ bản thu đƣợc lƣợng giá trị thặng dƣ là 136 USD –
121 USD = 15 USD.
Giá trị hàng hóa tạo ra: 106c + (15v + 15m) = 136 (USD)
Trong ví dụ này, C.Mác đã giả định ngƣời mua sức lao động là
nhà tƣ bản với tƣ cách là chủ sở hữu thuần tuý để phân biệt với ngƣời lao
động làm thuê. Trong trƣờng hợp việc quản lý doanh nghiệp cũng do
ngƣời lao động đƣợc thuê thì giá trị mới là do lao động làm thuê mà có.
Còn trong trƣờng hợp ngƣời mua hàng hóa sức lao động cũng phải hao
phí sức lao động dƣới dạng quản lý thì giá trị mới đó cũng có sự đóng
góp một phần từ lao động quản lý với tƣ cách là lao động phức tạp.
Từ sự phân tích trên có thể kết luận:
- Giá trị thặng dư là bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức
lao động do người bán sức lao động (người lao động làm thuê) tạo ra và
thuộc về nhà tư bản (người mua hàng hóa sức lao động).
- Quá trình sản xuất giá trị thặng dƣ là sự thống nhất của quá trình
tạo ra và làm tăng giá trị. Để có đƣợc giá trị thặng dƣ, nền sản xuất xã
hội phải đạt đến một trình độ nhất định. Trình độ đó phản ánh, ngƣời lao
động chỉ phải hao phí một phần thời gian lao động trong ngày là có thể
bù đắp đƣợc giá trị hàng hóa sức lao động. Trên cơ sở đó, thời gian lao
động trong ngày đƣợc chia thành hai phần: thời gian lao động tất yếu và
thời gian lao động thặng dƣ:
+ Thời gian lao động tất yếu: là thời gian ngƣời làm thuê lao động
để tạo ra giá trị mới bằng với giá trị sức lao động (ký hiệu là t)
+ Thời gian lao động thặng dư: là thời gian ngƣời lao động làm
thuê lao động để tạo ra giá trị thặng dƣ ( ký hiệu là t’).
Vậy thời gian lao động = TGLĐTY + TGLĐTD (t + t’)
Sự phân chia hai loại thời gian này phụ thuộc chủ yếu vào năng
suất lao động của ngƣời làm thuê.
d) Tư bản bất biến, tư bản khả biến
Quá trình sản xuất giá trị thặng dƣ, xét từ phía nhà tƣ bản, là quá
trình ứng ra và sử dụng tƣ bản nhằm mục đích thu giá trị thặng dƣ. Vậy
tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư.

43
Để tiến hành sản xuất, nhà tƣ bản phải ứng tƣ bản ra mua tƣ liệu
sản xuất và sức lao động. Tƣ bản mua tƣ liệu sản xuất (ký hiệu là c),
tƣ bản mua sức lao động (ký hiệu là v). Vậy, tƣ bản = c + v.
Để làm rõ hơn khẳng định nguồn gốc của giá trị thặng dƣ là do
lao động làm thuê tạo ra, C.Mác đã đi sâu phân tích vai trò của tƣ liệu
sản xuất và ngƣời lao động trong quá trình làm tăng giá trị. C.Mác
nghiên cứu dƣới nội hàm của hai thuật ngữ: Tƣ bản bất biến và tƣ bản
khả biến.
Bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất mà giá trị
được lao động cụ thể của công nhân làm thuê bảo tồn và chuyển nguyên
vẹn vào giá trị sản phẩm, tức là giá trị không biến đổi trong quá trình
sản xuất được C.Mác gọi là tư bản bất biến (ký hiệu là c).
Tƣ bản bất biến không tạo ra giá trị thặng dƣ nhƣng là điều kiện
cần thiết để cho quá trình tạo ra giá trị thặng dƣ đƣợc diễn ra. Máy móc
dù hiện đại, dù đƣợc tự động hóa thì vai trò của nó, chỉ là là điều kiện để
cho quá trình làm tăng giá trị đƣợc diễn ra. Không có máy móc, không
có quá trình tổ chức kinh doanh thì đƣơng nhiên không có quá trình sản
xuất giá trị thặng dƣ.
Bộ phận tƣ bản biến thành sức lao động thì khác. Giá trị của nó
đƣợc chuyển cho công nhân làm thuê, biến thành tƣ liệu sinh hoạt cần
thiết và mất đi trong quá trình tái sản xuất sức lao động của họ. Tuy
nhiên, trong quá trình sản xuất, công nhân làm thuê bằng lao động trừu
tƣợng tạo ra giá trị mới với lƣợng lớn hơn giá trị sức lao động.
Bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái sức lao động không tái hiện
ra, nhưng thông qua lao động trừu tượng của công nhân mà tăng lên,
tức biến đổi về số lượng trong quá trình sản xuất, được Mác gọi là tư
bản khả biến (ký hiệu là v).
Sự phân tích trên cho thấy: nguồn gốc trực tiếp của giá trị thặng
dư là tư bản khả biến, tư bản bất biến không trực tiếp tạo ra giá trị
thặng dư nhưng đóng vai trò là điều kiện cần thiết của quá trình này.
Tiền công
Trong quan hệ mua, bán sức lao động. Ngƣời bán sức lao động sẽ

44
đƣợc ngƣời mua sức lao động (nhà tƣ bản) trả cho một số tiền. Số tiền
này đƣợc gọi là tiền công.
Tiền công là giá cả của hàng hóa sức lao động.
Trong thực tiễn, ngƣời bán sức lao động thƣờng chỉ nhận đƣợc
tiền công sau khi kết thúc quá trình lao động. Trong quá trình lao động
họ tạo ra giá trị mới (v + m). Sau khi bán hàng hóa, nhà tƣ bản trích ra
một số tiền (v) ra để trả tiền công. Vì vậy, tiền công do chính hao phí sức
lao động của ngƣời lao động làm thuê tạo ra. Cần nhấn mạnh điểm này
để ngƣời lao động cũng nhƣ ngƣời chủ mua hàng hóa sức lao động phải
đặt địa vị của mỗi bên trong một quan hệ lợi ích thống nhất. Ngƣời kinh
doanh, thuê sức lao động cũng cần phải đối xử với ngƣời lao động có
trách nhiệm vì ngƣời lao động là nguồn gốc cho sự giàu có của mình.
Mặt khác, ngƣời bán sức lao động cũng cần phải biết bảo vệ lợi ích của
bản thân trong quan hệ lợi ích với ngƣời mua sức lao động.
e) Tuần hoàn và chu chuyển của tư bản
- Tuần hoàn của tư bản: Để có giá trị thặng dƣ, nhà tƣ bản không
những phải thực hiện quá trình sản xuất giá trị thặng dƣ, mà còn cần phải
thực hiện giá trị, tức là bán hàng hóa ra thị trƣờng để thu giá trị về. Do
đó, công thức chung của tƣ bản là T – H – T’ chỉ là mô tả sự vận động
khái quát của tƣ bản, còn công thức vận động đầy đủ của tƣ bản phải
gồm cả sản xuất và lƣu thông:
SLĐ
T–H< … SX … H’ – T’
TLSX

Tổng thể những hoạt động đó biểu hiện sự vận động tuần hoàn
của tƣ bản. Sự vận động này diễn ra liên tục, hết chu kỳ này sang chu kỳ
khác. Trong một chu kỳ vận động nhƣ vậy, tƣ bản lần lƣợt vận động qua
3 giai đoạn:
1) Giai đoạn 1: T – H tƣ bản tồn tại dƣới hình thức tƣ bản tiền tệ,
thực hiện chức năng mua các yếu tố sản xuất.
2) Giai đoạn 2: …SX… tƣ bản tồn tại dƣới hình thức tƣ bản sản

45
xuất, thực hiện chức năng sản xuất ra giá trị thặng dƣ.
3) Giai đoạn 3: H’- T’: tƣ bản tồn tại dƣới hình thức tƣ bản hàng
hóa, thực hiện chức năng thực hiện giá trị thặng dƣ, tức là bán hàng hóa
để thu lại tiền.
Vậy, Tuần hoàn của tư bản là sự vận động của tư bản lần lượt trải
qua ba giai đoạn dưới ba hình thái kế tiếp nhau (tư bản tiền tệ, tư bản
sản xuất, tư bản hàng hóa) gắn với thực hiện những chức năng tương
ứng (chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sản xuất giá trị thặng dư, sản
xuất giá trị thặng dư, thực hiện giá trị tư bản và giá trị thặng dư) và
quay trở về hình thái ban đầu cùng với giá trị thặng dư.
Tuần hoàn tƣ bản phản ánh những mối quan hệ khách quan giữa
các hoạt động cần kết hợp nhịp nhàng, kịp thời, đúng lúc trong quá trình
sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trƣờng nói chung và kinh tế thị
trƣờng tƣ bản chủ nghĩa nói riêng. Để sản xuất kinh doanh hiệu quả, chủ
thể kinh doanh phải có các yếu tố sản xuất cần thiết với số lƣợng, chất
lƣợng, cơ cấu phù hợp, phải có đủ trình độ tổ chức sắp xếp và thực hiện
công việc theo quy trình, đồng thời cần có những điều kiện bên ngoài
thuận lợi cho việc thực hiện quá trình đó, do đó, không những cần có nỗ
lực to lớn của doanh nhân, mà còn cần tới sự hỗ trợ tích cực của nhà
nƣớc thông qua kiến tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi nhằm đảm bảo
sự vận động liên tục, không bị gián đoạn của tƣ bản trong quá trình vận
động.
Chu chuyển tư bản
Chu chuyển tư bản là tuần hoàn tư bản được xét là quá trình định
kỳ, thường xuyên lặp đi lặp lại và đổi mới theo thời gian.
Chu chuyển tƣ bản đƣợc đo lƣờng bằng thời gian chu chuyển và
tốc độ chu chuyển tƣ bản:
Thời gian chu chuyển tƣ bản là khoảng thời gian mà một tƣ bản kể
từ khi đƣợc ứng ra dƣới một hình thái nhất định cho đến khi quay trở về
dƣới hình thái đó cùng với giá trị thặng dƣ. Thời gian chu chuyển tƣ bản
bao gồm thời gian sản xuất và thời gian lƣu thông.
Tốc độ chu chuyển tư bản là số lần mà một tƣ bản đƣợc ứng ra

46
dƣới một hình thái nhất định quay trở về dƣới hình thái đó cùng với giá
trị thặng dƣ tính trong một đơn vị thời gian nhất định. Thông thƣờng tốc
độ chu chuyển đƣợc tính bằng số vòng chu chuyển của tƣ bản trong thời
gian 1 năm.
Nếu ký hiệu số vòng chu chuyển của tƣ bản là n, thời gian của một
năm là CH, thời gian một vòng chu chuyển là ch, thì tốc độ chu chuyển
của từng bộ phận tƣ bản đƣợc tính nhƣ sau:

Tốc độ chu chuyển có ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất kinh
doanh, tác động trực tiếp đến tổng số giá trị thặng dƣ thu đƣợc trong một
thời gian nhất định.
f) Tư bản cố định, tư bản lưu động
Trong quá trình sản xuất ra sản phẩm, giá trị của các bộ phận tƣ
bản đƣợc bảo tồn và chuyển vào sản phẩm. Xét theo phƣơng thức chu
chuyển giá trị của tƣ bản sản xuất vào giá trị sản phẩm, tƣ bản đƣợc chia
thành các bộ phận là tƣ bản cố định và tƣ bản lƣu động.
Tư bản cố định (ký hiệu c1) là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại
dưới hình thái tư liệu lao động tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất
nhưng giá trị của nó chỉ chuyển dần dần, từng phần vào giá trị sản
phẩm theo mức độ hao mòn.
Ví dụ: một cái máy có giá trị khi mua về là 1000 USD, đƣợc sử
dụng trong 10 năm thì mỗi năm giá trị của máy này sẽ chuyển bình quân
vào sản phẩm là 100 USD. Bộ phận giá trị của tƣ bản cố định đã chuyển
vào sản phẩm gọi là khấu hao tƣ bản cố định (Ký hiệu: Khc1).
Trong quá trình sử dụng, tƣ bản bị hao mòn. Hao mòn của tƣ bản
cố định bao gồm:
- Hao mòn hữu hình (sự mất mát về giá trị sử dụng và giá trị) do
sử dụng và tác động của tự nhiên gây ra.
- Hao mòn vô hình (sự mất giá thuần túy) do sự tăng lên của năng
suất lao động sản xuất tƣ liệu lao động và sự xuất hiện của những thế hệ
tƣ liệu lao động mới có năng suất cao hơn. Tác động này chủ yếu do tiến
bộ kỹ thuật trong sản xuất.
47
Tư bản lưu động là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới hình thái
sức lao động, nguyên nhiên vật liệu, vật liệu phụ, giá trị của nó được
chuyển một lần, toàn phần vào giá trị sản phẩm khi kết thúc từng quá
trình sản xuất.
Nếu ký hiệu c2 là giá trị của nguyên, nhiên liệu, vật liệu phụ, v là
giá trị sức lao động (tiền lƣơng) thì tƣ bản lƣu động = c2 + v. (Lƣu ý c =
c1 + c2).
Trong thực tế, do tƣ bản cố định đƣợc sử dụng trong nhiều năm và
chỉ chuyển từng phần giá trị vào sản phẩm trong một thời gian nhất định
(thƣờng là một năm) nên giá trị của hàng hóa đƣợc sản xuất ra trong thời
gian đó sẽ đƣợc tính bằng công thức: G = Khc1 + c2 + v + m. Do đó giá
trị hàng hóa G = c + v + m chỉ áp dụng trong trƣờng hợp giả định tƣ bản
cố định chuyển hết giá trị vào sản phẩm trong năm.
Để thu đƣợc hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, các nhà tƣ bản phải
nỗ lực rút ngắn thời gian chu chuyển hay đẩy nhanh tốc độ chu chuyển
tƣ bản trên cơ sở nắm vững các yếu tố ảnh hƣởng đến thời gian chu
chuyển tƣ bản, đồng thời sử dụng hiệu quả tƣ bản cố định và tƣ bản lƣu
động.
3.1.2. Bản chất của giá trị thặng dƣ
a) Bản chất của giá trị thặng dư
Nghiên cứu về nguồn gốc của giá trị thặng dƣ trên đây cho chúng
ta thấy, giá trị thặng dƣ là kết quả của quá trình tạo ra và làm tăng giá trị.
Giá trị thặng dƣ có đƣợc khi nền sản xuất xã hội đã đạt đến một trình độ
nhất định cho phép quá trình sản xuất có thể tạo ra đƣợc giá trị thặng dƣ.
Quá trình tạo ra và làm tăng giá trị đƣợc diễn ra trong quan hệ xã
hội giữa ngƣời mua và ngƣời bán hàng hóa sức lao động. Do đó, nếu giả
định xã hội chỉ có hai giai cấp, là giai cấp tƣ sản và giai cấp công nhân,
thì giá giá trị thặng dƣ trong nền kinh tế thị trƣờng tƣ bản chủ nghĩa
mang bản chất kinh tế - xã hội là quan hệ giai cấp, trong đó giai cấp các
nhà tƣ bản làm giàu dựa trên cơ sở thuê mƣớn lao động của giai cấp
công nhân. C.Mác gọi đó là quan hệ bóc lột và ông đã mô tả đƣợc một
thực tế, nhà tƣ bản đã không vi phạm quy luật kinh tế về trao đổi ngang

48
giá thông qua ký hợp đồng thỏa thuận với ngƣời lao động làm thuê, song
trong trao đổi ngang giá đó, giá trị thặng dƣ vẫn đƣợc tạo ra cho nhà tƣ
bản bằng lao động sống chứ không phải do máy móc sinh ra. Trong điều
kiện ngày nay, quan hệ đó vẫn đang diễn ra nhƣng với trình độ và mức
độ rất khác, rất tinh vi và dƣới hình thức văn minh hơn so với cách mà
nhà tƣ bản đã từng thực hiện trong thế kỷ XIX.
b) Tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư
Mục đích của nhà tƣ bản trong nền kinh tế thị trƣờng tƣ bản chủ
nghĩa không những chỉ dừng lại ở mức có đƣợc giá trị thặng dƣ, mà quan
trọng là phải thu đƣợc nhiều giá trị thặng dƣ, do đó cần có thƣớc đo để
đo lƣờng giá trị thặng dƣ về lƣợng.
C.Mác sử dụng phạm trù tỷ suất và khối lƣợng giá trị thặng để đo
lƣờng giá trị thặng dƣ.
Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và
tư bản khả biến. Công thức tính tỷ suất giá trị thặng dƣ là:

Trong đó, m’ là tỷ suất giá trị thăng dƣ; m là giá trị thặng dƣ; v là tƣ
bản khả biến.
Tỷ suất giá trị thặng dƣ cũng có thể tính theo tỷ lệ phần trăm giữa
thời gian lao động thặng dƣ (t’) và thời gian lao động tất yếu (t).

Khối lượng giá trị thặng dư là lượng giá trị thặng dư bằng tiền mà
nhà tư bản thu được. Công thức tính khối lƣợng giá trị thặng dƣ là:
M = m’. V
Trong đó, M là hối lƣợng giá trị thặng dƣ, V là tổng tƣ bản khả
biến.
3.1.3. Các phƣơng pháp sản xuất giá trị thặng dƣ trong nền kinh tế
thị trƣờng tƣ bản chủ nghĩa
Để thu đƣợc nhiều giá trị thặng dƣ cần cần phải làm tăng thời gian
lao động thặng dƣ. Trên cơ sở đó, ta chia thành phƣơng pháp sản xuất
giá trị thặng dƣ tuyệt đối và sản xuất giá trị thặng dƣ tƣơng đối.
49
a) Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài
ngày lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất
lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không thay
đổi.
Ví dụ: nếu ngày lao động là 8 giờ, thời gian lao động tất yếu là 4
giờ, thời gian lao động thặng dƣ là 4 giờ, tỷ suất giá trị thặng dƣ là
100%.
Giả định nhà tƣ bản kéo dài ngày lao động thêm 2 giờ nữa với mọi
điều kiện không đổi thì giá trị thặng dƣ tuyệt đối tăng từ 4 giờ lên 6 giờ
và tỷ suất giá trị thặng dƣ sẽ là:

Để có nhiều giá trị thặng dƣ, ngƣời mua hàng hóa sức lao động
phải tìm mọi cách để kéo dài ngày lao động và tăng cƣờng độ lao động.
Song ngày lao động chịu giới hạn về mặt sinh lý (công nhân phải có thời
gian ăn, ngủ, nghỉ ngơi, giải trí) nên không thể kéo dài bằng ngày tự
nhiên, còn cƣờng độ lao động cũng không thể tăng vô hạn quá sức chịu
đựng của con ngƣời. Hơn nữa, việc kéo dài thêm thời gian lao động
thƣờng gặp phải sự phản kháng của ngƣời lao động. Ở các nƣớc,
trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể có thể quy định độ dài nhất định
của ngày lao động. Tuy nhiên, ngày lao động phải dài hơn thời gian lao
động tất yếu và cũng không thể vƣợt giới hạn thể chất và tinh thần của
ngƣời lao động.
b) Sản xuất giá trị thặng dư tương đối
Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được nhờ rút
ngắn thời gian lao động tất yếu; do đó kéo dài thời gian lao động thặng dư
trong khi độ dài ngày lao động không thay đổi hoặc thậm chí rút ngắn.
Ví dụ: ngày lao động 8 giờ, với 4 giờ lao động tất yếu, 4 giờ lao
động thặng dƣ, tỷ suất giá trị thặng dƣ là 100%. Nếu giá trị sức lao động
giảm khiến thời gian lao động tất yếu rút xuống còn 2 giờ thì thời gian
lao động thặng dƣ sẽ là 6 giờ. Khi đó:

50
Để hạ thấp giá trị sức lao động thì phải làm giảm giá trị các tƣ liệu
sinh hoạt và dịch vụ cần thiết để tái sản xuất sức lao động, do đó phải
tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất ra tƣ liệu sinh hoạt và
các ngành sản xuất ra tƣ liệu sản xuất để chế tạo ra tƣ liệu sinh hoạt đó.
Giá trị thặng dư siêu ngạch
Để sản xuất giá trị thặng dƣ tƣơng đối cần phải có sự tăng năng
suất lao động xã hội. Song trong thực tế, việc cải tiến kỹ thuật, tăng năng
suất lao động có thể chỉ diễn ra trƣớc hết ở một hoặc vài xí nghiệp riêng
biệt, làm cho hàng hoá do các doanh nghiệp ấy sản xuất ra có giá trị cá
biệt thấp hơn giá trị xã hội. Nhờ đó, các doanh nghiệp ngày sẽ thu đƣợc
một số giá trị thặng dƣ vƣợt trội so với các xí nghiệp khác. Phần giá trị
thặng dƣ trội hơn đó là giá trị thặng dƣ siêu ngạch.
Vậy, giá trị thặng dư siêu ngạch là giá trị thặng dư thu được do
tăng năng suất lao động cá biệt trong các doanh nghiệp, làm cho giá trị
cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa đó.
Giá trị thặng dƣ siêu ngạch là một hình thức đặc biệt (hình thái
biến tƣớng) của giá trị thặng dƣ tƣơng đối, chúng đều có cơ sở chung là
tăng năng suất lao động, đồng thời là động lực mạnh nhất thúc đẩy các
nhà tƣ bản ra sức cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động.
Trong thực tiễn lịch sử phát triển, giai cấp các nhà tƣ bản đã thực
hiện những cuộc cách mạng lớn về sản xuất để không ngừng nâng cao
năng suất lao động. Đó là cách mạng về tổ chức, quản lý lao động thông
qua thực hiện hiệp tác giản đơn, cách mạng về sức lao động thông qua
thực hiện hiệp tác có phân công và cách mạng về tƣ liệu lao động thông
qua sự hình thành phát triển của nền đại công nghiệp.
Sự hình thành và phát triển của nền đại công nghiệp thông qua
cách mạng công nghiệp đã mở ra những điều kiện mới cho phát triển
khoa học và công nghệ thúc đẩy sản xuất nói chung và sản xuất giá trị
thặng dƣ phát triển nhanh. Cùng với toàn cầu hóa kinh tế, khoa học và
công nghệ ngày càng trở thành nhân tố quan trọng của sản xuất giá trị

51
thặng dƣ trong nền kinh tế thị trƣờng trên thế giới hiện nay.
3.2. TÍCH LŨY TƢ BẢN
Sau khi nghiên cứu bản chất của việc tạo giá trị thặng dƣ, nội dung
tiếp theo sẽ nghiên cứu cách thức nhà tƣ bản sử dụng giá trị thặng dƣ
nhƣ thế nào.
3.2.1. Bản chất của tích lũy tƣ bản
Trong thực tế nền kinh tế thị trƣờng, tích luỹ tƣ bản chính là quá
trình tái sản xuất tƣ bản.
Tái sản xuất, xét về qui mô có thể đƣợc thực hiện dƣới hình thức:
- Tái sản xuất giản đơn: là quá trình sản xuất đƣợc lặp lại với qui
mô nhƣ cũ.
- Tái sản xuất mở rộng là quá trình sản xuất đƣợc lặp lại với qui
mô lớn hơn trƣớc.
Trong chủ nghĩa tƣ bản, tƣ bản không những đƣợc bảo tồn mà còn
không ngừng lớn lên, thể hiện thông qua tích lũy tƣ bản trong quá trình
tái sản xuất mở rộng. Để thực hiện tái sản xuất mở rộng, nhà tƣ bản phải
biến một bộ phận giá trị thặng dƣ thành tƣ bản phụ thêm.
Ví dụ: một tƣ bản có qui mô năm 2019 là: c + v = 100 (triệu
USD), đƣợc phân chia thành 90 triệu USD là giá trị của c, 10 triệu USD
là giá trị của v, nếu tỷ suất giá trị thặng dƣ là 150 % thì giá trị thặng dƣ
thu đƣợc là 15 triệu USD. Giả sử nhà tƣ bản phân chia 15 triệu USD
thành: 5 triệu USD dành cho tiêu dùng (ký hiệu m1) và 10 triệu USD
dành cho tích lũy mở rộng sản xuất (ký hiệu m2), nếu cấu tạo hữu cơ (tỷ
lệ giữa c và v) không đổi thì 10 triệu USD sẽ đƣợc chia thành: 9 triệu
USD tăng thêm cho c ( ký hiệu là Δc), 1 triệu tăng thêm cho v (ký hiệu là
Δv). Vậy qui mô của tƣ bản này vào năm 2020 sẽ là 110 triệu USD,
trong đó có: 99c và 11v.
Vậy, tích lũy tư bản là tư bản hóa giá trị thặng dư.
Nhƣ vậy, bản chất của tích lũy tƣ bản là quá trình tái sản xuất mở
rộng tƣ bản chủ nghĩa thông qua việc biến giá trị thặng dƣ thành tƣ bản
phụ thêm để tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh thông qua mua thêm
hàng hóa sức lao động, mở mang nhà xƣởng, mua thêm nguyên vật liệu,

52
trang bị thêm máy móc thiết bị.
Tích lũy tƣ bản là quá trình có tính quy luật dƣới tác động của
động lực giá trị thặng dƣ và cạnh tranh. Nguồn gốc của tƣ bản tích luỹ là
giá trị thặng dƣ. Nhờ tích lũy tƣ bản, quan hệ sản xuất tƣ bản chủ nghĩa
không những trở thành thống trị, mà còn không ngừng mở rộng sự thống
trị đó.
3.2.2. Những nhân tố ảnh hƣởng tới quy mô tích luỹ
Quy mô tích luỹ phụ thuộc vào khối lƣợng giá trị thặng dƣ thu
đƣợc và tỷ lệ phân chia giá trị thặng dƣ thành quỹ tích luỹ và quỹ tiêu
dùng của nhà tƣ bản. Với tỷ lệ phân chia giá trị thặng dƣ thành quỹ tích
luỹ và quỹ tiêu dùng nhất định, thì các nhân tố góp phần làm tăng quy
mô tích luỹ bao gồm:
Thứ nhất, nâng cao tỷ suất giá trị thặng dƣ. Tỷ suất giá trị thặng dƣ
tăng thì khối lƣợng giá trị thặng dƣ cũng tăng và nếu tỷ lệ tích lũy không
đổi thì giá trị thặng dƣ dành cho tích lũy tƣ bản cũng tăng. Để nâng cao
tỷ suất giá trị thặng dƣ, ngoài sử dụng các phƣơng pháp sản xuất giá trị
thặng dƣ tuyệt đối và sản xuất giá trị thặng dƣ tƣơng đối, nhà tƣ bản còn
có thể sử dụng các biện pháp cắt xén tiền công, tăng ca tăng kíp.
Thứ hai, nâng cao năng suất lao động. Năng suất lao động tăng
làm cho giá trị tƣ liệu tƣ liệu sản xuất và tƣ liệu sinh hoạt giảm xuống,
do đó với một số lƣợng giá trị thặng dƣ tích lũy sẽ mua đƣợc khối lƣợng
tƣ liệu sản xuất khối lƣợng sức lao động nhiều hơn, tạo điều kiện tăng
quy mô tích luỹ.
Thứ ba, sử dụng hiệu quả máy móc. C.Mác gọi việc này là chênh
lệch giữa tƣ bản sử dụng và tƣ bản tiêu dùng. Theo C.Mác, máy móc
đƣợc sử dụng toàn bộ tính năng của nó, song giá trị chỉ đƣợc tính dần
vào giá trị sản phẩm qua khấu hao. Giá trị khấu hao tƣ bản cố định đƣợc
thu hồi về ngày càng tăng trong khi chƣa cần thiết phải đổi mới tƣ bản cố
định cũng trở thành nguồn tài chính có thể sử dụng cho mở rộng sản
xuất.
Thứ tư, đại lƣợng tƣ bản ứng trƣớc. Qui mô tƣ bản ứng trƣớc có
tác động trực tiếp tới số lƣợng tƣ bản khả biến, qui mô càng lớn thì số

53
lƣợng tƣ bản khả biến sử dụng càng nhiều, làm tăng khối lƣợng giá trị
thặng dƣ và qui mô tích lũy tƣ bản.
3.2.3. Một số quy luật của tích luỹ tƣ bản
Theo C.Mác, quá trình tích lũy tƣ bản trong nền kinh tế thị trƣờng
tƣ bản chủ nghĩa dẫn tới các hệ quả kinh tế mang tính quy luật nhƣ sau:
a) Tích lũy tư bản làm tăng cấu tạo hữu cơ tư bản.
Cấu tạo hữu cơ của tƣ bản (ký hiệu c/v) là cấu tạo giá trị được
quyết định bởi cấu tạo kỹ thuật và phản ánh sự biến đổi của cấu tạo kỹ
thuật của tư bản.
Nếu xem xét quá trình sản xuất về hình thái hiện vật ta thấy bao
gồm hai yếu tố: yếu tố vật chất (tƣ liệu sản xuất) và yếu tố ngƣời (ngƣời
lao động). Quan hệ tỷ lệ giữa số lượng tư liệu sản xuất và số lượng sức
lao động được coi là cấu tạo kỹ thuật.
Nếu xét về hình thái giá trị thì nó trở thành tỷ lệ giữa tư bản bất
biến (c) với tư bản khả biến (v). Tỷ lệ giá trị (c/v) này đƣợc gọi là cấu tạo
hữu cơ. Cấu tạo hữu cơ phụ thuộc vào cấu tạo kỹ thuật. Tiến bộ kỹ thuật
không ngừng tăng lên làm cho cấu tạo kỹ thuật cũng luôn biến đổi, vì
vậy mà cấu tạo hữu cơ cũng luôn thay đổi theo chiều hƣớng tăng lên. Sự
tăng lên của cấu tạo hữu cơ làm cho bộ phận tƣ bản bất biến tăng cả
tuyệt đối và tƣơng tƣơng đối, còn bộ phận tƣ bản khả biến sẽ giảm tƣơng
đối. Hiện tƣợng này có ảnh hƣởng đến số cầu của lao động trên thị
trƣờng.
b) Tích luỹ tư bản làm tăng tích tụ và tập trung tư bản.
Trong quá trình tái sản xuất tƣ bản chủ nghĩa, quy mô của tƣ bản
cá biệt tăng lên thông qua quá trình tích tụ và tập trung tƣ bản.
Tích tụ tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng
cách tư bản hóa giá trị thặng dư.
Tích tụ tƣ bản làm tăng quy mô tƣ bản cá biệt đồng thời làm tăng
quy mô tƣ bản xã hội do giá trị thặng dƣ đƣợc biến thành tƣ bản phụ
thêm. Tích tụ tƣ bản là kết quả trực tiếp của tích luỹ tƣ bản.
Tập trung tư bản là sự tăng lên của quy mô tư bản cá biệt mà
không làm tăng quy mô tư bản xã hội do hợp nhất các tư bản cá biệt vào

54
một chỉnh thể tạo thành một tư bản cá biệt lớn hơn.
Tập trung tƣ bản cũng làm tăng qui mô của tƣ bản cá biệt song do
chỉ là sự sát nhập, liên kết các tƣ bản cá biệt có sẵn nên không làm tăng
qui mô tổng tƣ bản của xã hội.
c) Quá trình tích luỹ tư bản làm không ngừng làm tăng chênh
lệch giữa thu nhập của nhà tư bản với thu nhập của người lao động
làm thuê cả tuyệt đối lẫn tương đối.
Thực tế, xét chung trong toàn bộ nền kinh tế tƣ bản chủ nghĩa, thu
nhập mà các nhà tƣ bản có đƣợc, lớn hơn gấp rất nhiều lần so với thu
nhập dƣới dạng tiền công của ngƣời lao động làm thuê. C.Mác gọi đó là
sự bần cùng hóa ngƣời lao động. Cùng với sự gia tăng quy mô sản xuất
và cấu tạo hữu cơ của tƣ bản, tƣ bản khả biến có xu hƣớng giảm tƣơng
đối so với tƣ bản bất biến, dẫn tới nguy cơ thừa nhân khẩu. Do đó, quá
trình tích luỹ tƣ bản có tính hai mặt, một mặt thể hiện sự tích luỹ sự giầu
sang về phía giai cấp tƣ sản, và mặt khác tích lũy sự bần cùng về phía
giai cấp công nhân làm thuê.
Bần cùng hoá giai cấp công nhân làm thuê biểu hiện dƣới hai hình
thái là bần cùng hoá tƣơng đối và bần cùng hoá tuyệt đối.
Bần cùng hoá tƣơng đối biểu hiện ở phần sản phẩm phân phối cho
giai cấp công nhân làm thuê tuy có tăng tuyệt đối, nhƣng lại giảm tƣơng
đối so với phần dành cho giai cấp tƣ sản.
Bần cùng hoá tuyệt đối thể hiện sự sụt giảm tuyệt đối về mức sống
của giai cấp công nhân làm thuê trong khi nhu cầu của họ ngày càng
tăng. Bần cùng hóa tuyệt đối thƣờng xuất hiện đối với bộ phận giai cấp
công nhân làm thuê đang thất nghiệp và đối với toàn bộ giai cấp công
nhân làm thuê trong điều kiện kinh tế khó khăn, đặc biệt trong khủng
hoảng kinh tế.
3.3. CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƢ
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG
Giá trị thặng dƣ là cơ sở tồn tại, phát triển của nền kinh tế thị
trƣờng tƣ bản chủ nghĩa đƣợc biểu hiện ra dƣới nhiều hình thức nhƣ lợi
nhuận, lợi tức, địa tô.

55
3.3.1. Lợi nhuận
Giá trị thặng nhƣ cũng nhƣ giá trị, chúng không tự biểu hiện mà
phải biểu hiện thông qua hình thức của chúng ở bên ngoài. Hình thức
biểu hiện của giá trị là giá cả, còn hình thức biểu hiện của giá trị thặng
dƣ là lợi nhuận.
a) Chí phí sản xuất
Để làm rõ bản chất của lợi nhuận, C.Mác bắt đầu phân tích làm rõ
chi phí sản xuất.
Đối với nhà tƣ bản, để sản xuất hàng hóa họ phải bỏ tƣ bản ra để
mua tƣ liệu sản xuất và sức lao động và phải thu hồi đƣợc giá trị tƣ bản
đã ứng ra từ giá trị hàng hóa đã bán đƣợc.
Ví dụ: Để sản xuất hàng hóa nhà tƣ bản phải đầu tƣ khối lƣợng tƣ
bản có giá trị là 1.000.000 USD, đƣợc chia thành các phần:
Tƣ bản cố định (c1): 500.000 USD với thời gian chu chuyển 10
năm, nghĩa là mỗi năm sẽ khấu hao (Khc1) là 50.000 USD, phần này sẽ
đƣợc tính vào giá trị hàng hóa của năm;
Tƣ bản lƣu động bất biến (c2) là: 400.000 USD với thời gian chu
chuyển 1 năm;
Tƣ bản khả biến (v): 100.000 USD với thời gian chu chuyển 1
năm;
Nếu tỷ suất giá trị thặng dƣ là: 100 thì m = 100.000 USD
Do đó giá trị hàng hóa đƣợc tạo ra trong một năm là:
G = 50.000 (Khc1) + 40.000 (c2) + 100.000 (v) + 100.000 (m) =
650.000 USD
Nếu trong giá trị 650.000 USD trừ đi 100.000 USD là giá trị thặng
dƣ thì chỉ còn lại 550.000 USD. Phần này đƣợc gọi là chi phí sản xuất.
Chi phí sản xuất là chi phí tư bản để sản xuất hàng hóa.
Theo C.Mác, Phần giá trị ấy của hàng hóa, bù lại giá cả của những
tƣ liệu sản xuất đã tiêu dùng và giá cả của sức lao động đã đƣợc sử dụng,
- chỉ bù lại số chi phí mà bản thân nhà tƣ bản đã bỏ ra để sản xuất hàng
hóa; đối với hắn, phần giá trị ấy của hàng hóa là chi phí sản xuất của

56
hàng hóa“4.
Chi phí sản xuất đƣợc ký hiệu là k. Về mặt lƣợng, k = c + v. Khi
xuất hiện phạm trù chí phí sản xuất thì giá trị hàng hóa G = c + (v + m)
sẽ biểu hiện thành: G = k + m.
Chi phí sản xuất có vai trò quan trọng: bù đắp tƣ bản về giá trị và
hiện vật, đảm bảo điều kiện cho tái sản xuất trong kinh tế thị trƣờng; tạo
cơ sở cho cạnh tranh, là căn cứ quan trọng cho cạnh tranh về giá cả bán
hàng giữa các nhà tƣ bản.
b) Lợi nhuận
Giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất có một khoảng chênh
lệch, cho nên sau khi bán hàng hóa (bán ngang giá), nhà tƣ bản không
những bù đắp đủ số chi phí đã ứng ra mà còn thu đƣợc số tiền lời bằng
giá trị thặng dƣ. Số tiền này C.Mác gọi là lợi nhuận. Ký hiệu là p.
Khi đó giá trị hàng hóa đƣợc viết là: G = k + p (tức là: p = G – k).
Trên thực tế, ngƣời ta chỉ quan tâm tới khoản chênh lệch giữa giá
trị hàng hóa bán đƣợc với chi phí phải bỏ ra mà không quan tâm đến
nguồn gốc sâu xa của khoản chênh lệch đó chính là giá trị thặng dƣ
chuyển hóa thành. Thậm chí, với nhà tƣ bản, lợi nhuận còn đƣợc quan
niệm là do tƣ bản ứng trƣớc sinh ra.
C.Mác nêu ra định nghĩa: giá trị thặng dư, được quan niệm là con
đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước, mang hình thái chuyển hóa là lợi
nhuận.
Điều đó có nghĩa, lợi nhuận chẳng qua chỉ là hình thái biểu hiện
của giá trị thặng dƣ ở bên ngoài. Nhà tƣ bản chỉ cần bán hàng hóa với giá
cả cao hơn chi phí sản xuất là đã có lợi nhuận. Nếu giá cả hàng hóa bằng
chi phí sản xuất thì không có lợi nhuận.
Cơ sở của lợi nhuận là giá trị thặng dƣ song chúng có thể chênh
lệch nhau về lƣợng do ảnh hƣởng của quan hệ cung cầu.
Lợi nhuận chính là mục tiêu, động lực của hoạt động sản xuất,
kinh doanh trong nền kinh tế thị trƣờng.

Hộp 3.1. Quan niệm của P. Samuelson về lợi nhuận


4 Lợi nhuận
C.Mác là phần thuToàn
và Ph.Ăngghen, nhậptập, Tập dƣ
thặng 25,tính
Phầnbằng hiệu
I, Nxb quảtrịgiữa
Chính quốcgiá
gia,trịHà
tổng
Nội,doanh
1994,thu trừ đi
tr.50-51.
tổng chi phí. 57
Lợi nhuận là phần thƣởng cho việc gánh chịu rủi ro và cho sự đổi mới.
Nguồn: P.Samuelson, Kinh tế học, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, H, 1997, tr. 515, 533.
Tuy nhiên, lợi nhuận khi đƣợc đo bằng số tuyệt đối chỉ phản ánh
quy mô của hiệu quả kinh doanh mà chƣa phản ánh rõ mức độ hiệu quả
của kinh doanh, do đó cần đƣợc bổ sung bằng số đo tƣơng đối là tỷ suất

c) Tỷ suất lợi nhuận


Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận và toàn bộ giá
trị của tư bản ứng trước (ký hiệu là p’).
Tỷ suất lợi nhuận có thể đƣợc tính theo công thức:

Tỷ suất lợi nhuận phản ánh mức doanh lợi đầu tƣ tƣ bản.
Tỷ suất lợi nhuận thƣờng đƣợc tính hàng năm, từ đây hình thành
khái niệm tỷ suất lợi nhuận hàng năm. Mặc dù lợi nhuận có vai trò quan
trọng đối với kinh doanh tƣ bản chủ nghĩa, nó thể hiện hiệu quả kinh tế,
tuy nhiên so với lợi nhuận thì tỷ suất lợi nhuận phản ánh đầy đủ hơn mức
độ hiệu quả kinh doanh. Chính vì vậy, tỷ suất lợi nhuận với tƣ cách là số
đo tƣơng đối của lợi nhuận, đã trở thành động cơ quan trọng nhất của
hoạt động kinh doanh tƣ bản chủ nghĩa.
Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận
Từ công thức tính tỷ suất lợi nhuận có thể thấy, những nhân tố ảnh
hƣởng tới tỷ suất lợi nhuận là:
Thứ nhất, tỷ suất giá trị thặng dƣ. Sự gia tăng của tỷ suất giá trị
thặng dƣ sẽ có tác động trực tiếp làm tăng tỷ suất lợi nhuận.
Thứ hai, cấu tạo hữu cơ tƣ bản. Cấu tạo hữu cơ của tƣ bản càng
tăng thì tỷ suất lợi nhuận càng giảm, nếu các nhân tố khác không đổi.
P’ = m/(c + v) * 100% = (m/v)/ [(c/v) + 1] * 100%. Từ công thức
này ta thấy p’ tỷ lệ thuận với m’ và tỷ lệ nghịch với (c/v).
Thứ ba, tốc độ chu chuyển của tƣ bản. Nếu tốc độ chu chuyển của
tƣ bản càng lớn thì tỷ lệ giá trị thặng dƣ hàng năm tăng lên, do đó, tỷ
suất lợi nhuận tăng.

58
Thứ tư, tiết kiệm tư bản bất biến.Trong điều kiện tƣ bản khả biến
không đổi, nếu giá trị thặng dƣ giữ nguyên, tiết kiệm tƣ bản bất biến làm
tăng tỷ suất lợi nhuận.
d) Lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất
Chúng ta đều biết rằng, ở các ngành sản xuất kinh doanh khác
nhau, do có những điều kiện tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật và tổ chức quản
lý khác nhau, nên tỷ suất lợi nhuận giữa các ngành cũng khác nhau. Giả
sử có ba ngành sản xuất (cơ khí chế tạo, dệt may và da giầy), vốn của
các ngành đều bằng nhau (bằng 100 đơn vị tiền tệ), tỷ suất giá trị thặng
dƣ đều bằng nhau (bằng 100%), tốc độ chu chuyển của vốn ở các ngành
đều bằng nhau. Nhƣng do đặc điểm của mỗi ngành sản xuất khác nhau,
nên cấu tạo hữu cơ của vốn (tƣ bản) ở từng ngành khác nhau, do đó tỷ
suất lợi nhuận ở các ngành khác nhau (xem bảng).

Ngành Chi phí m' m P'  P ' P GCSX


sản xuất sản xuất (%) (%)
Cơ khí chế tạo 80 c + 20 v 100 20 20 30% 30 130
Dệt may 70 c + 30 v 100 30 30 30% 30 130
Da giày 60 c + 40 v 100 40 40 30% 30 130
Ở đây, tỷ suất lợi nhuận ở ngành da giày là cao nhất, nên các
doanh nghiệp ở ngành cơ khí chế tạo (thậm trí cả ở ngành dệt may) sẽ di
chuyển vốn của mình sang đầu tƣ vào ngành da giày. Do đầu tƣ tăng nên
sản phẩm của ngành da giày sẽ tăng lên (cung lớn hơn cầu), làm cho giá
cả hàng hoá ở ngành da giày sẽ hạ xuống thấp hơn giá trị của nó và tỷ
suất lợi nhuận ở ngành này giảm xuống. Ngƣợc lại, sản phẩm của ngành
cơ khí chế tạo sẽ giảm đi (cung nhỏ hơn cầu), nên giá cả sẽ cao hơn giá
trị và do đó tỷ suất lợi nhuận ở ngành cơ khí chế tạo sẽ tăng lên. Đây gọi
là hiện tƣợng tự do di chuyển vốn sản xuất kinh doanh. Sự tự do di
chuyển vốn vào các ngành chỉ tạm dừng lại khi tỷ suất lợi nhuận ở tất cả
các ngành đều xấp xỉ bằng nhau, tức là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình
quân  P ' .

59
Tỷ suất lợi nhuận bình quân đƣợc tính bằng số bình quân gia
quyền của các tỷ suất lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận bình quân là tỷ lệ
phần trăm giữa tổng số giá trị thặng dư và tổng số tư bản của các
ngành.
m
p'  x 100%
 (c  v)
Trong nền kinh tế thị trƣờng cạnh tranh giữa các ngành tất yếu dẫn
tới hình thành lợi nhuận bình quân. Khi tỷ suất lợi nhuận bình quân hình
thành thì lợi nhuận mà các ngành thu đƣợc sẽ đƣợc tính theo tỷ suất lợi
nhuận bình quân.
Lợi nhuận bình quân là lợi nhuận thu được theo tỷ suất lợi nhuận
bình quân (ký hiệu là P ). Nếu ký hiệu giá trị tƣ bản ứng trƣớc là K thì
lợi nhuận bình quân đƣợc tính nhƣ sau:
P = P'x K

Khi tỷ suất lợi nhuận bình quân hình thành thì giá trị của hàng hóa
chuyển hóa thành giá cả sản xuất. Giá cả sản xuất là giá cả mang lại lợi
nhuận bình quân. Nếu ký hiệu giá cả sản xuất là GCSX thì giá cả sản
xuất đƣợc tính nhƣ sau: GCSX = k + P
Điều kiện để hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân, lợi nhuận
bình quân, giá cả sản xuất là tƣ bản và sức lao động tự do di chuyển giữa
các ngành. Trong nền kinh tế thị trƣờng cạnh tranh tƣ bản chủ nghĩa, quy
luật lợi nhuận bình quân là biểu hiện hoạt động của quy luật giá trị thặng
dƣ, còn quy luật giá cả sản xuất là biểu hiện hoạt động của quy luật giá
trị.
3.3.2. Lợi nhuận thƣơng nghiệp
Tư bản thương nghiệp là tư bản hoạt động trong lĩnh vực lưu
thông hàng hóa.
Trong chủ nghĩa tƣ bản, sự ra đời của tƣ bản thƣơng nghiệp là kết
quả của phân công lao động và chuyên môn hóa sản xuất. Tƣ bản thƣơng
nghiệp là một bộ phận đƣợc tách ra từ giai đoạn vận động thứ 3 (H’ – T’)
của nhà tƣ bản sản xuất, đảm nhiệm việc bán hàng hóa cho các nhà tƣ
bản sản xuất. Công thức vận động của tƣ bản thƣơng nghiệp là T – H –
60
T’.
Lợi nhuận thương nghiệp
Tƣ bản thƣơng nghiệp là tƣ bản kinh doanh do đó cũng phải thu
đƣợc lợi nhuận. Từ công thức vận động của tƣ bản thƣơng nghiệp ta thấy
lợi nhuận thƣơng nghiệp là sự chênh lệch giữa giá bán và giá mua hàng
hóa.
Nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp chính là một phần của
giá trị thặng dư mà nhà tư bản sản xuất trả cho nhà tư bản thương
nghiệp do nhà tư bản thương nghiệp thực hiện việc tiêu thụ hàng hóa.
Cách thức thực hiện là nhà tƣ bản sản xuất bán hàng hóa cho nhà
tƣ bản thƣơng nghiệp với giá cả cao hơn chi phí sản xuất để đến lƣợt nhà
tƣ bản thƣơng nghiệp bán hàng hóa bằng hoặc cao hơn giá trị của hàng
hóa. Khi đó lợi nhuận thƣơng nghiệp là phần chênh lệch giữa giá mua và
giá bán song giá bán không nhất thiết phải cao hơn giá trị. Vẻ bề ngoài
này làm cho ngƣời ta nhầm tƣởng việc mua bán đã tạo ra lợi nhuận cho
nhà tƣ bản thƣơng nghiệp. Trái lại, lợi nhuận thƣơng nghiệp thực chất là
một phần của giá trị thặng dƣ.
3.3.3. Lợi tức
Trong nền kinh tế thị trƣờng, luôn xuất hiện hiện tƣợng có chủ thể
thì có lƣợng tiền nhàn rỗi, trong khi lại có những chủ thể khác lại cần
tiền để mở rộng sản xuất kinh doanh. Tình hình đó thúc đẩy hình thành
quan hệ cho vay và đi vay.
Tư bản cho vay là tư bản mà người chủ của nó nhường cho người
khác sử dụng trong một thời gian nhất định.
Ngƣời cho vay sẽ thu đƣợc lợi tức. Ngƣời đi vay phải trả lợi tức
cho ngƣời cho vay. Vậy lợi tức đó từ đâu?.
Ngƣời đi vay thông qua việc sử dụng tƣ bản vào kinh doanh sẽ thu
đƣợc lợi nhuận bình quân, và họ phải khấu trừ một phần lợi nhuận bình
quân để trả cho ngƣời cho vay dƣới hình thức lợi tức (ký hiệu là z).
Vậy là, lợi tức là một phần của lợi nhuận bình quân mà người đi
vay phải trả cho người cho vay vì đã sử dụng lượng tiền nhàn rỗi của
người cho vay. Đây là quan hệ kinh tế phản ánh quan hệ lợi ích giữa

61
ngƣời đi vay với ngƣời cho vay. Lợi tức chính là một phần của giá trị
thặng dƣ mà ngƣời đi vay đã thu đƣợc thông qua sử dụng tiền vay đó.
Tƣ bản cho vay trong chủ nghĩa tƣ bản có đặc điểm:
Thứ nhất, quyền sử dụng tách khỏi quyền sở hữu. Chủ thể sở hữu
tƣ bản không phải là chủ thể sử dụng, chủ thể sử dụng tƣ bản chỉ đƣợc sử
dụng trong một thời hạn nhất định và không có quyền sở hữu.
Thứ hai, là hàng hóa đặc biệt. Ngƣời bán không mất quyền sở hữu,
ngƣời mua chỉ đƣợc quyền sử dụng trong một thời gian. Sau khi sử dụng,
tƣ bản cho vay không mất giá trị sử dụng và giá trị mà đƣợc bảo tồn,
thậm chí còn tăng thêm. Giá cả của tƣ bản cho vay (lợi tức) đƣợc quyết
định bởi giá trị sử dụng của nó là khả năng thu đƣợc lợi nhuận bình
quân, do đó không những không đƣợc quyết định bởi giá trị, mà còn thấp
hơn nhiều so với giá trị
Thứ ba, là hình thái tƣ bản phiến diện nhất song đƣợc sùng bái
nhất. Tƣ bản cho vay vận động theo công thức T – T’, tạo ra ảo tƣởng là
tiền đẻ ra tiền, che dấu quan hệ bóc lột vì không phản ánh rõ nguồn gốc
của lợi tức cho vay.
Tỷ suất lợi tức là tỷ lệ phần trăm giữa lợi tức và tƣ bản cho vay.
Nếu ký hiệu tỷ suất lợi tức là z’, tƣ bản cho vay là TBCV, thì công thức
tính tỷ suất lợi tức nhƣ sau:
Z
Z'  x 100%
TBCV
Tỷ suất lợi tức chịu ảnh hƣởng của các nhân tố chủ yếu là tỷ suất
lợi nhuận bình quân và tình hình cung cầu về tƣ bản cho vay.
3.3.4. Địa tô tƣ bản chủ nghĩa
Tƣ bản kinh doanh nông nghiệp là bộ phận tƣ bản xã hội đầu tƣ
vào lĩnh vực nông nghiệp. Cũng nhƣ các nhà tƣ bản kiinh doanh trên các
lĩnh vực khác, nhà tƣ bản kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp cũng thu
đƣợc lợi nhuận bình quân. Nhƣng khác với các chủ thể kinh doanh khác,
nhà tƣ bản kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp phải trả một lƣợng tiền
cho địa chủ vì đã thuê đất của họ. Vậy là, ngoài số lợi nhuận bình quân,
nhà tƣ bản kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp thu thêm đƣợc một
phần giá trị thặng dƣ dôi ra nữa, tức là lợi nhuận siêu ngạch, lợi nhuận
62
siêu ngạch này phải trả cho địa chủ.
Vậy, địa tô là phần giá trị thặng dư còn lại sau khi đã khấu trừ đi
phần lợi nhuận bình quân mà các nhà tư bản kinh doanh trên lĩnh vực
nông nghiệp phải trả cho địa chủ.
Theo C.Mác, có các hình thức địa tô nhƣ: i) Địa tô chênh lệch.
Trong đó, địa tô chênh lệch I là địa tô mà địa chủ thu đƣợc do vị trí cho
thuê ruộng đất thuận lợi và độ màu mỡ cao, điều kiện tự nhiên thuận lợi.
Địa tô chênh lệch II là địa tô mà địa chủ thu đƣợc do chỗ cho thuê mảnh
đất đã đƣợc đầu tƣ, thâm canh và làm tăng độ màu mỡ của đất. ii) Địa tô
tuyệt đối, là địa tô mà địa chủ thu đƣợc trên mảnh đất cho thuê, không kể
độ màu mỡ tự nhiên thuận lợi hay do thâm canh. Đó là phần lợi nhuận
siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân đƣợc tính bằng số chênh
lệch giữa giá trị nông sản và giá cả sản xuất chung của nông sản.
C.Mác ký hiệu địa tô là R.
Trong thực tiền đời sống kinh tế, địa tô là cơ sở để tính toán giá cả
ruộng đất khi thực hiện bán quyền sử dụng đất cho ngƣời khác. Giá cả
ruộng đất đƣợc tính trên cơ sở so sánh với tỷ lệ lãi suất ngân hàng, theo
công thức:

Lý luận địa tô tƣ bản chủ nghĩa của C.Mác không chỉ vạch rõ bản
chất quan hệ sản xuất tƣ bản chủ nghĩa trong nông nghiệp mà còn là cơ
sở khoa học dể xây dựng các chính sách kinh tế liên quan đến thuế đất
đai, điều tiết các loại địa tô và giải quyết các quan hệ đất đai... Tất cả
nhằm kết hợp hài hoà các lợi ích, khuyến khích thâm canh, sử dụng đất
đai tiết kiệm, phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá sinh thái bền
vững.

Các thuật ngữ cần ghi nhớ:


Giá trị thặng dư, tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư, tư bản, tư
bản bất biến, tư bản khả biến, tư bản cố định, tư bản lưu động, khấu hao
tư bản cố định, tích lũy tư bản, cấu tạo hữu cơ tư bản, tích tụ và tập

63
trung tư bản, chi phí sản xuất, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, lợi nhuận
thương nghiệp, lợi tức, địa tô tư bản chủ nghĩa.

64
Chƣơng 4
CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG

Nội dung chƣơng 4 trình bày hai chủ đề: i) Hai loại hình cạnh
tranh và tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trƣờng; ii) Độc
quyền, độc quyền nhà nƣớc trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tƣ
bản.
4.1. HAI LOẠI HÌNH CẠNH TRANH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CẠNH
TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG
4.1.1. Hai loại hình cạnh tranh cơ bản trong nền kinh tế thị trƣờng
Trong nền kinh tế thị trƣờng, xét về phạm vi cạnh tranh, có hai
loại cạnh tranh cơ bản là cạnh tranh trong nội bộ ngành để hình thành giá
trị thị trƣờng của sản phẩm và cạnh tranh giữa các ngành để hình thành
lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất.
a) Cạnh tranh trong nội bộ ngành
Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp kinh doanh trong cùng một ngành, cùng sản xuất một loại hàng
hóa. Đây là một trong những phƣơng thức để thực hiện lợi ích của doanh
nghiệp trong cùng một ngành sản xuất.
Mục đích của cạnh tranh trong nội bộ ngành là nhằm thu lợi nhuận
siêu ngạch.
Biện pháp cạnh tranh là các doanh nghiệp ra sức cải tiến kỹ thuật,
đổi mới công nghệ, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động để hạ
thấp giá trị cá biệt của hàng hóa, làm cho giá trị hàng hoá của doanh
nghiệp sản xuất ra thấp hơn giá trị xã hội của hàng hoá đó.
Kết quả của cạnh tranh trong nội bộ ngành là hình thành giá trị thị
trƣờng (giá trị xã hội) của từng loại hàng hoá. Cùng một loại hàng hóa
đƣợc sản xuất ra trong các doanh nghiệp sản xuất khác nhau, do điều
kiện sản xuất (điều kiện trang bị kỹ thuật, trình độ tổ chức sản xuất, trình
độ tay nghề của ngƣời lao động ...) khác nhau, cho nên hàng hoá sản
xuất ra có giá trị cá biệt khác nhau, nhƣng trên thị trƣờng các hàng hoá
65
phải bán theo một giá thống nhất, đó là giá cả thị trƣờng. Giá cả thị
trƣờng dựa trên cơ sở giá trị thị trƣờng (giá trị xã hội). Giá cả thị trƣờng
chính là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị thị trƣờng. Giá cả thị
trƣờng do giá trị thị trƣờng quyết định.
Giá trị thị trƣờng là giá trị trung bình của những hàng hóa đƣợc
sản xuất ra trong một khu vực sản xuất nào đó hay là giá trị cá biệt của
những hàng hóa đƣợc sản xuất ra trong những điều kiện trung bình của
khu vực và chiếm đại bộ phận trong tổng số những hàng hóa của khu
vực đó. Theo C.Mác, "Một mặt phải coi giá trị thị trƣờng là giá trị trung
bình của những hàng hoá đƣợc sản xuất ra trong một khu vực sản xuất
nào đó. Mặt khác, lại phải coi giá trị thị trƣờng là giá trị cá biệt của
những hàng hoá đƣợc sản xuất ra trong những điều kiện trung bình của
khu vực đó và chiếm một khối lƣợng lớn trong tổng số những sản phẩm
của khu vực này"5.
b) Cạnh tranh giữa các ngành
Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh ở các ngành khác nhau.
Cạnh tranh giữa các ngành, vì vậy, cũng trở thành phƣơng thức để
thực hiện lợi ích của doanh nghiệp thuộc các ngành sản xuất khác nhau
trong điều kiện kinh tế thị trƣờng.
Mục đích của cạnh tranh giữa các ngành là nhằm tìm nơi đầu tƣ có
lợi nhất.
Biện pháp cạnh tranh là các doanh nghiệp tự do di chuyển vốn của
mình từ ngành này sang ngành khác, tức là tự phát phân phối vốn (c và
v) vào các ngành sản xuất kinh doanh khác nhau. Kết quả của cạnh tranh
giữa các ngành là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và giá trị hàng
hoá chuyển thành giá cả sản xuất.
Khi hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân thì các doanh nghiệp
nếu có số vốn bằng nhau, dù đầu tƣ vào ngành nào cũng đều thu đƣợc số
lợi nhuận bằng nhau, gọi là lợi nhuận bình quân ( P ). Sự bình quân hoá

5
C. Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999, t.25, phần I, tr.74.

66
tỷ suất lợi nhuận chỉ đƣợc thực hiện khi nền kinh tế thị trƣờng đã phát
triển đến một trình độ nhất định. Khi hình thành tỷ suất lợi nhuận bình
quân và lợi nhuận bình quân thì giá trị hàng hoá chuyển thành giá cả sản
xuất (k + P ).
Xét về mặt lƣợng, ở mỗi ngành sản xuất giá cả sản xuất và giá trị
hàng hoá có thể không bằng nhau, giá cả sản xuất có thể lớn hơn hoặc
nhỏ hơn giá trị hàng hoá, nhƣng xét trong toàn xã hội thì tổng giá cả sản
xuất luôn bằng tổng giá trị hàng hoá. Do đó, giá cả sản xuất chính do giá
trị hàng hóa chuyển hóa thành. Trong mối quan hệ này thì giá trị vẫn là
cơ sở, là nội dung bên trong giá cả sản xuất; giá cả sản xuất là cơ sở của
giá cả thị trƣờng và giá cả thị trƣờng lên xuống xoay quanh giá cả sản
xuất. Khi chƣa xuất hiện phạm trù giá cả sản xuất thì giá cả hàng hoá
trên thị trƣờng lên xuống xoay quanh giá trị hàng hoá, còn khi xuất hiện
phạm trù giá cả sản xuất thì giá cả hàng hoá sẽ lên xuống xoay quanh giá
cả sản xuất.
Vì vậy, giá cả sản xuất và lợi nhuận bình quân là quy luật kinh tế
của nền kinh tế thị trƣờng tƣ bản chủ nghĩa. Trong đó, quy luật giá cả
sản xuất là hình thức biểu hiện hoạt động cụ thể của quy luật giá trị, còn
quy luật lợi nhuận bình quân là hình thức biểu hiện hoạt động cụ thể của
quy luật giá trị thặng dƣ.
4.1.2. Tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trƣờng
a) Tác động tích cực của cạnh tranh
Thứ nhất, cạnh tranh vừa là môi trường vừa là động lực thúc đẩy
phát triển nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trƣờng, mọi hoạt
động của các chủ thể kinh tế hoạt động trong nền kinh tế thị trƣờng đều
nhằm mục đích lợi nhuận tối đa, do vậy họ phải cạnh tranh gay gắt với
nhau để có đƣợc những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và kinh doanh
để thu đƣợc lợi nhuận cao nhất.
Thứ hai, cạnh tranh là cơ chế điều chỉnh linh hoạt và phân bổ các
nguồn lực kinh tế của xã hội một cách tối ưu. Mục đích hoạt động của
các doanh nghiệp là lợi nhuận tối đa, do đó họ sẽ đầu tƣ vào những nơi,
những lĩnh vực có lợi nhuận cao (cung nhỏ hơn cầu) và bỏ trống những

67
nơi, những lĩnh vực có lợi nhuận thấp hoặc không có lợi nhuận (cung lớn
hơn cầu), do đó các nguồn lực kinh tế của xã hội sẽ đƣợc chuyển đến nơi
mà chúng đƣợc sử dụng với hiệu quả cao nhất.
Thứ ba, cạnh tranh kích thích tiến bộ kỹ thuật, áp dụng công nghệ
mới vào sản xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển nhanh.
Cạnh tranh tạo áp lực buộc ngƣời sản xuất phải cải tiến kỹ thuật, ứng
dụng những công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất, tăng năng suất
lao động, nhờ đó kỹ thuật, công nghệ sản xuất của toàn xã hội không
ngừng phát triển và thúc đẩy lực lƣợng sản xuất xã hội phát triển nhanh.
Thứ tư, cạnh tranh góp phần tạo cơ sở cho sự phân phối thu nhập
lần đầu. Trong nền kinh tế thị trƣờng, ngƣời sản xuất nào có năng suất,
chất lƣợng, hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, tức là có lợi thế trong cạnh
tranh, thì sẽ có lợi nhuận cao và do đó có thu nhập cao. Ngƣợc lại, ngƣời
sản xuất nào có năng suất, chất lƣợng, hiệu quả kinh doanh thấp, tức là
kém lợi thế trong cạnh tranh, thì sẽ có lợi nhuận thấp hoặc không lợi
nhuận, thậm trí bị thua lỗ và do đó họ sẽ có thu nhập thấp hoặc bị phá sản.
Thứ năm, cạnh tranh tạo ra khối lượng sản phẩm đa dạng, phong
phú, chất lượng tốt, giá thành hạ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người
tiêu dùng và xã hội. Trong nền kinh tế thị trƣờng, ngƣời tiêu dùng là
ngƣời cuối cùng quyết định chủng loại, số lƣợng và chất lƣợng của hàng
hóa trên thị trƣờng. Chỉ có những sản phẩm hàng hóa và dịch vụ mà ngƣời
tiêu dùng lựa chọn thì mới bán đƣợc và do đó ngƣời sản xuất mới có lợi
nhuận. Vì vậy, ngƣời sản xuất phải tìm mọi cách để tăng năng suất lao
động, tạo ra khối lƣợng sản phẩm đa dạng, dồi dào, phong phú, chất lƣợng
tốt, giá thành hạ, đáp ứng nhu cầu của ngƣời tiêu dùng và xã hội.
Hộp 4.1. Tác động của cạnh tranh trong quan điểm của kinh tế học
Với các nguồn lực và công nghệ cho trƣớc của xã hội, ngay cả những nhà lập kế
hoạch thành thạo nhất hoặc một chƣơng trình tái tổ chức thông minh nhất cũng không
thể tìm ra đƣợc một giải pháp tốt hơn so với thị trƣờng cạnh tranh.
Nguồn: P. Samuelson, Kinh tế học, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, 1997, Hà Nội, tr. 547.

b) Tác động tiêu cực của cạnh tranh

68
Cạnh tranh cũng có những ảnh hƣởng tiêu cực đến đời sống kinh
tế, xã hội:
Một là, cạnh tranh cũng gây ra sự ô nhiễm môi trường và mất cân
bằng sinh thái. Trong nền kinh tế thị trƣờng, vì mục tiêu lợi nhuận, nên
các chủ thể kinh tế phải giảm chi phí sản xuất đến mức tối thiểu, do đó
các chất thải do quá trình sản xuất sinh ra không đƣợc các doanh nghiệp
xử lý, gây ô nhiễm môi trƣờng, làm thiệt hại cho ngƣời tiêu dùng và xã
hội. Hơn nữa, cũng vì mục tiêu lợi nhuận, nên các doanh nghiệp tìm mọi
thủ đoạn khai thác bừa bãi làm cạn kiệt tài nguyên, gây mất cân bằng
sinh thái.
Hai là, trong cạnh tranh không lành mạnh, các chủ thể kinh tế
thường dẫn đến những hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh, vi phạm
pháp luật. Trong kinh tế thị trƣờng, các chủ thể có thể dùng những thủ
đoạn cạnh tranh làm phƣơng hại đối thủ cạnh tranh, ngƣời tiêu dùng và
xã hội để thu lợi nhuận cao nhất về mình nhƣ: sử dụng các hành vi vi
phạm đạo đức kinh doanh, vi phạm pháp luật, làm hàng giả, hàng nhái,
trốn lậu thuế, tung tin giả, … tất cả những hành vi đó sẽ gây thiệt hại lợi
ích cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính, làm thiệt hại lợi ích cho
ngƣời tiêu dùng và xã hội.
Ba là, cạnh tranh góp phần làm gia tăng sự phân hóa giàu nghèo
trong xã hội. Trong cạnh tranh, những ngƣời có điều kiện sản xuất thuận
lợi, có trang bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, có trình độ tay nghề lao động
cao, hợp lý hóa sản xuất tốt, thì sẽ có năng suất lao động cao, có hao phí
lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết, họ sẽ không
ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh và do đó sẽ có lãi cao và giàu lên
nhanh chóng. Ngƣợc lại, những ngƣời không có điều kiện kinh doanh
thuận lợi, trang bị kỹ thuật lạc hậu, trình độ tay nghề thấp, tổ chức quản
lý yếu kém, năng suất lao động thấp, hao phí lao động cá biệt sẽ cao hơn
hao phí lao động xã hội cần thiết,… Họ sẽ bị thua lỗ, phá sản và sẽ trở
thành những ngƣời nghèo khó trong xã hội.
4.2. ĐỘC QUYỀN VÀ ĐỘC QUYỀN NHÀ NƢỚC TRONG NỀN KINH TẾ
THỊ TRƢỜNG

69
4.2.1. Lý luận của V.I. Lênin về độc quyền trong nền kinh tế thị
trƣờng
a) Nguyên nhân hình thành và tác động của độc quyền
Nghiên cứu chủ nghĩa tƣ bản tự do cạnh tranh, C.Mác và
Ph.Ăngghen dự báo rằng: tự do cạnh tranh sẽ dẫn đến tích tụ và tập trung
sản xuất, tích tụ và tập trung sản xuất phát triển đến một mức độ nào đó
sẽ dẫn đến độc quyền. Đầu thế kỷ XX, V.I.Lênin đã vận dụng sáng tạo
những nguyên lý của chủ nghĩa Mác phân tích nền kinh tế tƣ bản chủ
nghĩa trong giai đoạn độc quyền.
Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, nắm trong
tay phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hoá, có khả năng
định ra giá cả độc quyền, nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao.
Sự xuất hiện các tổ chức độ quyền đánh dấu sự chuyển biến của
chủ nghĩa tƣ bản sang giai đoạn phát triển mới cao hơn đó là giai đoạn
chủ nghĩa tƣ bản độc quyền. V.I.Lênin khẳng định: "... tự do cạnh tranh
đẻ ra tập trung sản xuất và sự tập trung sản xuất này, khi phát triển đến
mức độ nhất định, lại dẫn tới độc quyền"6.
Chủ nghĩa tƣ bản độc quyền xuất hiện do những nguyên nhân chủ
yếu sau:
Một là, sự phát triển của lực lƣợng sản xuất dƣới tác động của tiến
bộ khoa học kỹ thuật, đòi hỏi các doanh nghiệp phải ứng dụng những
tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất kinh doanh. Trong nhiều lĩnh vực, đòi
hỏi các doanh nghiệp phải có vốn lớn mà các doanh nghiệp có qui mô
vừa và nhỏ khó đáp ứng đƣợc. Vì vậy, các doanh nghiệp phải đẩy nhanh
quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, hình thành các doanh nghiệp quy
mô lớn.
Hai là, cuối thế kỷ XIX, những thành tựu khoa học kỹ thuật mới
xuất hiện nhƣ lò luyện kim mới; các máy móc mới ra đời, nhƣ: động cơ
điêzen, máy phát điện; phát triển những phƣơng tiện vận tải mới, nhƣ: xe
hơi, tàu thuỷ, xe điện, máy bay, tàu hỏa ... Những thành tựu khoa học kỹ
thuật mới này, một mặt làm xuất hiện những ngành sản xuất mới đòi hỏi
6
V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, 2005, t.27, tr.402.
70
các doanh nghiệp phải có quy mô lớn; mặt khác thúc đẩy tăng năng suất
lao động, tăng khả năng tích lũy, tích tụ và tập trung sản xuất. Thành tựu
của cách mạng công nghiệp đã thúc đẩy phát triển sản xuất quy mô lớn.
làm biến đổi cơ cấu kinh tế của xã hội theo hƣớng tập trung sản xuất quy
mô lớn.
Ba là, cạnh tranh gay gắt cũng buộc các doanh nghiệp phải tăng
nhanh quy mô để nâng cao khả năng cạnh tranh.
Bốn là, khủng hoảng kinh tế làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
bị phá sản hàng loạt, và chúng thƣờng bị các công ty lớn thôn tính. Đặc
biệt, cuộc khủng hoảng kinh tế lớn năm 1873 trong toàn bộ thế giới tƣ
bản chủ nghĩa làm phá sản hàng loạt các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thúc
đẩy tích tụ và tập trung sản suất hình thành các doanh nghiệp có quy mô
lớn.
Năm là, sự phát triển của hệ thống tín dụng trở thành đòn bẩy
mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất, nhất là việc hình thành, phát triển
các công ty cổ phần, tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức độc quyền.
b) Tác động của độc quyền
- Tác động tích cực:
+ Độc quyền tạo ra khả năng to lớn trong việc nghiên cứu và triển
khai các hoạt động khoa học kỹ thuật, thúc đẩy sự tiến bộ kỹ thuật. Độc
quyền là kết quả của quá trình tích tụ, tập trung sản xuất ở mức độ cao. Do
đó, các tổ chức độc quyền có khả năng tập trung đƣợc các nguồn lực, đặc
biệt là nguồn lực về tài chính trong việc nghiên cứu và triển khai các hoạt
động khoa học kỹ thuật, thúc đẩy sự tiến bộ kỹ thuật.
+ Độc quyền có thể làm tăng năng suất lao động, nâng cao năng
lực cạnh tranh của bản thân tổ chức độc quyền. Là kết quả của tập trung
sản xuất, độc quyền tạo ra đƣợc ƣu thế về nguồn lực trong ứng dụng thành
tựu kỹ thuật, công nghệ sản xuất mới, hiện đại, áp dụng những phƣơng
pháp sản xuất tiên tiến, làm tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản
xuất.
+ Độc quyền tạo được sức mạnh kinh tế góp phần thúc đẩy nền kinh
tế phát triển theo hướng sản xuất lớn hiện đại. Với ƣu thế tập trung đƣợc

71
sức mạnh kinh tế to lớn tạo cho độc quyền có điều kiện đầu tƣ vào các
lĩnh vực kinh tế trọng tâm, mũi nhọn, do đó thúc đẩy nền kinh tế thị
trƣờng phát triển theo hƣớng sản xuất tập trung, quy mô lớn, hiện đại.
- Tác động tiêu cực:
+ Độc quyền xuất hiện làm cho cạnh tranh không hoàn hảo gây
thiệt hại cho người tiêu dùng và xã hội. Với sự thống trị của độc quyền và
vì mục đích lợi nhuận độc quyền cao, họ luôn áp đặt giá bán hàng hóa cao
và giá mua thấp, thực hiện sự trao đổi không ngang giá, hạn chế khối
lƣợng hàng hóa… tạo ra sự cung cầu giả tạo về hàng hóa, gây thiệt hại
cho ngƣời tiêu dùng và xã hội.
+ Độc quyền cũng phần nào kìm hãm sự tiến bộ kỹ thuật, theo đó
kìm hãm sự phát triển kinh tế, xã hội. Độc quyền tập trung đƣợc các
nguồn lực lớn, tạo ra khả năng nghiên cứu, phát minh các sáng chế khoa
học, kỹ thuật. Song, hoạt động nghiên cứu, phát minh, sáng chế chỉ đƣợc
thực hiện chủ yếu nhằm mang lại lợi ích cho các tổ chức độc quyền chứ
không phải nhằm mang lại lợi ích cho xã hội, do vậy có thể kìm hãm tiến
bộ kỹ thuật, kìm hãm sự phát triển kinh tế, xã hội.
+ Độc quyền chi phối các quan hệ kinh tế, xã hội, làm tăng sự phân
hóa giàu nghèo. Với địa vị thống trị kinh tế của mình, độc quyền có khả
năng chi phối sang các lĩnh vực chính trị, xã hội, kết hợp với các nhân
viên chính phủ để thực hiện mục đích lợi ích nhóm, kết hợp với sức mạnh
nhà nƣớc hình thành độc quyền nhà nƣớc, chi phối cả quan hệ, đƣờng lối
đối nội, đối ngoại của quốc gia, vì lợi ích của các tổ chức độc quyền. Do
đó, độc quyền góp phần làm tăng sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội ở
các nƣớc tƣ bản cũng nhƣ trên phạm vi thế giới.
c) Lợi nhuận độc quyền và giá cả độc quyền
Khi các tổ chức độc quyền xuất hiện các tổ chức độc quyền có thể
ấn định giá cả độc quyền mua, độc quyền bán để thu lợi nhuận độc
quyền cao.
Lợi nhuận độc quyền: là lợi nhuận thu được cao hơn lợi nhuận
bình quân, do sự thống trị của các tổ chức độc quyền đem lại.
Các tổ chức độc quyền thống trị bằng cách khống chế (áp đặt) giá

72
bán hàng hóa cao và giá mua hàng hóa thấp, do đó các tổ chức độc
quyền luôn thu đƣợc lợi nhuận độc quyền cao. Nguồn gốc của lợi nhuận
độc quyền cao là lao động không công của công nhân làm việc trong các
xí nghiệp độc quyền; một phần lao động không công của công nhân làm
việc trong các xí nghiệp ngoài độc quyền; một phần giá trị thặng dƣ của
các nhà tƣ bản vừa và nhỏ bị mất đi do thua thiệt trong cuộc cạnh tranh;
phần lao động thặng dƣ và đôi khi cả một phần lao động tất yếu của
những ngƣời sản xuất nhỏ, nhân dân lao động ở các nƣớc tƣ bản và các
nƣớc thuộc địa và phụ thuộc.
Giá cả độc quyền: là giá cả do các tổ chức độc quyền áp đặt
trong mua và bán hàng hóa.
Giá cả độc quyền gồm chí phí sản xuất cộng với lợi nhuận độc
quyền (GCĐQ = K = Pđq).
Do chiếm đƣợc vị trí độc quyền về sản xuất và tiêu thụ hàng hóa
nên các tổ chức độc quyền áp đặt đƣợc giá cả độc quyền. Giá cả độc
quyền gồm có giá cả độc quyền cao (khi bán) và giá cả độc quyền thấp
(khi mua). Về thực chất, giá cả độc quyền vẫn không thoát ly và không
phủ định cơ sở của nó là giá trị. Trong mối quan hệ này thì giá trị vẫn là
cơ sở, là nội dung bên trong giá cả độc quyền. Giá cả độc quyền chỉ lên
xuống xoay quanh giá trị hàng hóa và khi xuất hiện giá cả độc quyền thì
giá cả thị trƣờng lên xuống xoay quanh giá cả độc quyền.
Nếu trong giai đoạn cạnh tranh tự do của nền kinh tế thị trƣờng tƣ
bản chủ nghĩa các doanh nghiệp tƣ bản luôn mua và bán hàng hóa xoay
quanh giá cả sản xuất, do đó họ luôn thu đƣợc lợi nhuận bình quân, thì
trong giai đoạn độc quyền các tổ chức độc quyền luôn mua và bán hàng
hóa xoay quanh giá cả độc quyền, do đó họ luôn thu đƣợc lợi nhuận độc
quyền cao. Vì vậy, giá cả độc quyền và lợi nhuận độc quyền là quy luật
kinh tế của nền kinh tế thị trƣờng tƣ bản chủ nghĩa trong giai đoạn độc
quyền. Trong đó, quy luật giá cả độc quyền là hình thức biểu hiện hoạt
động cụ thể của quy luật giá trị, còn quy luật lợi nhuận độc quyền là hình
thức biểu hiện hoạt động cụ thể của quy luật giá trị thặng dƣ.
d) Những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc

73
quyền
* Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền
Trong giai đoạn chủ nghĩa tƣ bản độc quyền, tích tụ và tập trung
sản xuất cao, biểu hiện số lƣợng các xí nghiệp lớn chiếm tỷ trọng nhỏ,
nhƣng nắm giữ các lĩnh vực sản xuất chủ yếu của nền kinh tế, nắm số
lƣợng công nhân lớn và sản xuất phần lớn tổng sản phẩm xã hội.
Trong những năm 1900, ở Mỹ, Đức, Anh, Pháp các doanh nghiệp
lớn chỉ chiếm khoảng 1% tổng số các doanh nghiệp nhƣng chiếm hơn
3/4 tổng số máy hơi nƣớc và điện lực, gần một nửa tổng số công nhân và
sản xuất ra gần một nửa tổng số sản phẩm.
Sự tích tụ và tập trung sản xuất đến mức cao nhƣ vậy đã trực tiếp
dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền. Vì một mặt, do số lƣợng các
doanh nghiệp lớn ít nên có thể dễ dàng thoả thuận với nhau; mặt khác,
các doanh nghiệp có quy mô lớn, kỹ thuật cao nên cạnh tranh sẽ rất gay
gắt, quyết liệt, khó đánh bại nhau, do đó đã dẫn đến khuynh hƣớng thoả
hiệp với nhau để nắm lấy địa vị độc quyền. Khi mới bắt đầu quá trình
độc quyền hoá, các tổ chức độc quyền hình thành theo liên kết ngang,
nghĩa là mới chỉ liên kết những doanh nghiệp trong cùng một ngành,
nhƣng về sau theo mối liên hệ dây chuyền, các tổ chức độc quyền đã
phát triển theo liên kết dọc, mở rộng ra nhiều ngành khác nhau.
Các hình thức tổ chức độc quyền cơ bản từ thấp đến cao, bao gồm:
Cartel (Các ten) là hình thức tổ chức độc quyền trong đó các xí
nghiệp tƣ bản lớn ký các hiệp nghị thoả thuận với nhau về giá cả, sản
lƣợng hàng hóa, thị trƣờng tiêu thụ, kỳ hạn thanh toán, ... Các xí nghiệp
tƣ bản tham gia Cartel vẫn độc lập cả về sản xuất và lƣu thông hàng hóa.
Syndicate (Xanhđica) là hình thức tổ chức độc quyền cao hơn, ổn
định hơn Cartel. Các xí nghiệp tƣ bản tham gia Syndicate vẫn giữ độc
lập về sản xuất, chỉ mất độc lập về lƣu thông hàng hóa (mọi việc mua,
bán do một ban quản trị chung của Syndicate đảm nhận).
Trust (Tờ rơt) là hình thức độc quyền cao hơn Cartel và
Syndicate. Trong Trust thì cả việc sản xuất, tiêu thụ hàng hóa đều do một
ban quản trị chung thống nhất quản lý. Các xí nghiệp tƣ bản tham gia

74
Trust trở thành những cổ đông để thu lợi nhuận theo số lƣợng cổ phần.
Consortium (Công xooc xi um) là hình thức tổ chức độc quyền có
trình độ và quy mô lớn hơn các hình thức độc quyền trên. Tham gia
Consortium không chỉ có các xí nghiệp tƣ bản lớn mà còn có cả các
Syndicate, các Trust, thuộc các ngành khác nhau nhƣng liên quan với
nhau về kinh tế, kỹ thuật. Với kiểu liên kết dọc nhƣ vậy, một Consortium
có thể có hàng trăm xí nghiệp liên kết trên cơ sở hoàn toàn phụ thuộc về
tài chính vào một nhóm các nhà tƣ bản kếch xù.
Hiện nay, đặc điểm tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền có
những biểu hiện mới, đó là sự xuất hiện các công ty độc quyền xuyên
quốc gia bên cạnh sự phát triển của các xí nghiệp vừa và nhỏ.
Do sự phát triển của lực lƣợng sản xuất, của khoa học và công
nghệ nên đã diễn ra quá trình hình thành những sự liên kết giữa các độc
quyền theo cả hai chiều: chiều dọc và chiều ngang, ở cả trong và ngoài
nƣớc. Từ đó, những hình thức tổ chức độc quyền mới đã ra đời. Đó là
các Concern (Consơn) và các Conglomerate (Công-gơ-lô-mê-rết).
Concern: Là tổ chức độc quyền đa ngành, thành phần của nó có
hàng trăm xí nghiệp có quan hệ với những ngành khác nhau và đƣợc
phân bố ở nhiều nƣớc. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến độc quyền đa
ngành là do cạnh tranh gay gắt việc kinh doanh chuyên môn hoá hẹp dễ
bị phá sản. Hơn nữa, hình thức độc quyền đa ngành còn để đối phó với
luật chống độc quyền ở hầu hết các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa (luật này cấm
độc quyền 100% mặt hàng trong một ngành).
Conglomerate: Là sự kết hợp vài ba chục những hãng vừa và nhỏ
không có bất kỳ sự liên quan nào về sản xuất hoặc dịch vụ cho sản xuất.
Mục đích chủ yếu của các Conglomerate là thu lợi nhuận bằng kinh
doanh chứng khoán. Do vậy phần lớn các Conglomerate dễ bị phá sản
nhanh hoặc chuyển thành các Concern. Tuy nhiên một bộ phận các
Conglomerate vẫn tồn tại vững chắc bằng cách kinh doanh trong lĩnh
vực tài chính trong những điều kiện thƣờng xuyên biến động của nền
kinh tế thế giới. Ở các nƣớc tƣ bản phát triển hiện nay, bên cạnh các tổ
chức độc quyền lớn lại ngày càng xuất hiện nhiều doanh nghiệp (công ty,

75
hãng) vừa và nhỏ (chiếm hơn 90% tổng số hãng có đăng ký) có vai trò
quan trọng trong nền kinh tế. Sự xuất hiện nhiều doanh nghiệp vừa và
nhỏ là do:
Thứ nhất, việc ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ cho
phép tiêu chuẩn hoá và chuyên môn hoá sản xuất sâu, dẫn đến hình thành
hệ thống gia công. Đây cũng chính là biểu hiện của độc quyền dƣới một
dạng mới, thể hiện ở chỗ là: các hãng, công ty vừa và nhỏ phụ thuộc vào
các Concern và Conglomerate về nhiều mặt. Sự kiểm soát của độc quyền
đƣợc thực hiện dƣới những hình thức mới thông qua quan hệ hợp tác
giữa độc quyền lớn với các hãng vừa và nhỏ. Thông qua quan hệ hợp tác
này, các độc quyền lớn sẽ mở rộng khả năng kiểm soát sản xuất nói
chung, tiến bộ khoa học và công nghệ nói riêng.
Thứ hai, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có những thế mạnh của nó,
đó là: nhạy cảm đối với thay đổi trong sản xuất; linh hoạt ứng phó với sự
biến động của thị trƣờng; mạnh dạn đầu tƣ vào những ngành mới đòi hỏi
sự mạo hiểm; dễ đổi mới trang thiết bị, kỹ thuật mà không cần nhiều chi
phí bổ sung; có thể kết hợp nhiều loại hình kỹ thuật để sản xuất ra những
sản phẩm có chất lƣợng cao trong điều kiện kết cấu hạ tầng hạn chế.
Ngoài ra, độc quyền cũng bắt đầu xuất hiện cả ở những nƣớc đang
phát triển. Đó là kết quả của sự thâm nhập của các công ty xuyên quốc
gia vào các nƣớc này và sự ứng dụng những thành tựu khoa học - kỹ
thuật hiện đại khiến cho chỉ một doanh nghiệp lớn cũng đủ sức mạnh chi
phối việc sản xuất và tiêu thụ của cả một ngành mới ra đời ở một nƣớc
đang phát triển và tới mức độ nhất định có thể bành trƣớng ra bên ngoài.
Các tổ chức độc quyền luôn có xu hƣớng bành trƣớng quốc tế.
Trong điều kiện hiện nay, xu hƣớng vận động của chúng là trở thành các
công ty xuyên quốc gia và liên minh với nhà nƣớc hình thành chủ nghĩa
tƣ bản độc quyền nhà nƣớc. Đó là biểu hiện mới của độc quyền và là
hình thức vận động mới của quan hệ sản xuất tƣ bản chủ nghĩa trong
những điều kiện mới.
* Tư bản tài chính và hệ thống tài phiệt
Song song với quá trình tích tụ và tập trung sản xuất trong công

76
nghiệp, trong ngân hàng cũng diễn ra quá trình tích tụ, tập trung dẫn đến
hình thành các tổ chức độc quyền trong ngân hàng.
Quá trình độc quyền hoá trong công nghiệp và ngân hàng có quan
hệ chặt chẽ với nhau làm nảy sinh một loại hình tƣ bản mới, gọi là tƣ bản
tài chính.
Tư bản tài chính là sự hợp nhất giữa tư bản độc quyền ngân hàng
và độc quyền công nghiệp. V.I.Lênin viết: "Tƣ bản tài chính là kết quả
của sự hợp nhất giữa tƣ bản ngân hàng của một số ít ngân hàng độc
quyền lớn nhất, với tƣ bản của những liên minh độc quyền các nhà công
nghiệp"7.
Sự phát triển của tƣ bản tài chính dần dần dẫn đến sự hình thành
một nhóm nhỏ những nhà tƣ bản kếch xù chi phối toàn bộ đời sống kinh
tế, chính trị của toàn xã hội, gọi là tài phiệt (hay đầu sỏ tài chính, trùm
tài chính).
Các tài phiệt thực hiện sự thống trị của mình thông qua “chế độ
tham dự”. Thực chất của “chế độ tham dự” là một nhà tài chính lớn, hoặc
một tập đoàn tài chính mua số cổ phiếu khống chế, chi phối một công ty
lớn nhất - công ty gốc gọi là "công ty mẹ"; công ty này lại mua đƣợc cổ
phiếu khống chế, thống trị các "công ty con"; "công ty con" đến lƣợt nó
lại chi phối các "công ty cháu", ... Nhờ vậy, bằng một lƣợng tƣ bản đầu
tƣ nhỏ, mà tài phiệt có thể khống chế và điều tiết đƣợc một lƣợng tƣ bản
lớn gấp nhiều lần. Ngoài "chế độ tham dự", tài phiệt còn sử dụng những
thủ đoạn nhƣ lập công ty mới, phát hành trái khoán, kinh doanh công
trái, đầu cơ chứng khoán ở sở giao dịch, đầu cơ ruộng đất... để thu lợi
nhuận độc quyền cao. Về mặt chính trị, hệ thống các nhà tài phiệt chi
phối mọi hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc, đặc biệt là chi phối các
chính sách đối nội, đối ngoại của nhà nƣớc, biến nhà nƣớc tƣ sản thành
công cụ phục vụ lợi ích cho chúng, do chúng thống trị đƣợc về kinh tế.
Từ cuối thế kỷ XX đến nay, tư bản tài chính đã có sự thay đổi và
những biểu hiện mới, đó là:
- Do sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công
7
V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, t.27, tr.489.
77
nghệ hiện đại, trong nền kinh tế tƣ bản chủ nghĩa đã xuất hiện và phát
triển nhiều ngành kinh tế mới, đặc biệt là các ngành thuộc "phần mềm"
nhƣ dịch vụ, bảo hiểm ... ngày càng chiếm tỷ trọng lớn. Thích ứng với sự
biến đổi đó, phạm vi liên kết và xâm nhập vào nhau đƣợc mở rộng ra
nhiều ngành, dƣới hình thức một tổ hợp đa dạng kiểu: công - nông -
thương - tín - dịch vụ hay công nghiệp - quân sự - dịch vụ quốc phòng...
- Nội dung của sự liên kết cũng đa dạng hơn, tinh vi hơn và phức
tạp hơn. Cơ chế tham dự của tƣ bản tài chính cũng có sự biến đổi, cổ
phiếu có mệnh giá nhỏ đƣợc phát hành rộng rãi, khối lƣợng cổ phiếu
tăng lên, nhiều tầng lớp dân cƣ cũng có thể mua đƣợc cổ phiếu và trở
thành các cổ động nhỏ, ...
- "Chế độ tham dự" đƣợc bổ sung thêm bằng "chế độ uỷ nhiệm",
nghĩa là những đại cổ đông đƣợc "uỷ nhiệm" thay mặt cho đa số cổ đông
có ít cổ phiếu (các cổ đông nhỏ) quyết định phƣơng hƣớng hoạt động của
công ty cổ phần. Các chủ sở hữu lớn giờ đây vừa khống chế trực tiếp vừa
khống chế gián tiếp thông qua biến động trên thị trƣờng tài chính, buộc
các nhà quản lý phải tuân theo lợi ích của chúng.
- Để thích ứng với quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế, các tập
đoàn tƣ bản tài chính đã thành lập các ngân hàng đa quốc gia và xuyên
quốc gia, thực hiện việc điều tiết các Concern và Conglomerate xâm
nhập vào nền kinh tế của các quốc gia khác. Sự ra đời của các trung tâm
tài chính của thế giới nhƣ Nhật Bản, Mỹ, Anh, Đức, Xingapo là kết quả
hoạt động của các tập đoàn tài chính quốc tế.
* Xuất khẩu tư bản
Xuất khẩu hàng hoá là đặc điểm cơ bản của giai đoạn chủ nghĩa tƣ
bản tự do cạnh tranh còn xuất khẩu tƣ bản là đặc điểm cơ bản của chủ
nghĩa tƣ bản độc quyền.
Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đầu tư tư bản
ra nước ngoài) nhằm mục đích chiếm đoạt giá trị thặng dư và các nguồn
lợi nhuận khác ở các nước nhập khẩu tư bản.
Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, xuất khẩu tƣ bản trở thành tất
yếu vì: Một số ít nƣớc phát triển đã tích lũy đƣợc một khối lƣợng tƣ bản

78
lớn và có một số "tƣ bản thừa" tƣơng đối, nghĩa là lƣợng tƣ bản này nếu
đầu tƣ ở trong nƣớc thì lợi nhuận thấp, nên họ cần tìm nơi đầu tƣ ra nƣớc
ngoài có nhiều lợi nhuận cao hơn. Đồng thời, nhiều nƣớc lạc hậu về kinh
tế bị lôi cuốn vào sự giao lƣu kinh tế thế giới nhƣng lại rất thiếu vốn để
phát triển kinh tế, giá cả ruộng đất tƣơng đối hạ, tiền lƣơng lại thấp,
nguyên liệu rẻ, nên tỷ suất lợi nhuận cao, rất hấp dẫn đầu tƣ nƣớc ngoài.
Xét về hình thức, xuất khẩu tƣ bản đƣợc thực hiện dƣới hai hình
thức chủ yếu: đầu tƣ trực tiếp và đầu tƣ gián tiếp.
- Đầu tƣ trực tiếp là hình thức xuất khẩu tƣ bản để xây dựng
những xí nghiệp mới hoặc mua lại những xí nghiệp đang hoạt động ở
nƣớc nhận đầu tƣ để trực tiếp kinh doanh thu lợi nhuận cao, biến nó
thành một chi nhánh của “công ty mẹ” ở chính quốc. Các xí nghiệp mới
hình thành thƣờng tồn tại dƣới dạng hỗn hợp song phƣơng hoặc đa
phƣơng, nhƣng cũng có những xí nghiệp toàn bộ vốn là của công ty nƣớc
ngoài.
- Đầu tƣ gián tiếp là hình thức đầu tƣ thông qua việc cho vay để
thu lợi tức, mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác,
quỹ đầu tƣ chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian
khác mà nhà đầu tƣ không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tƣ.
Xét về chủ thể xuất khẩu, thì xuất khẩu tƣ bản đƣợc chia thành:
xuất khẩu tƣ bản tƣ nhân và xuất khẩu tƣ bản nhà nƣớc.
- Xuất khẩu tƣ bản tƣ nhân là hình thức xuất khẩu do tƣ bản tƣ
nhân thực hiện. Hình thức này có đặc điểm cơ bản là thƣờng đƣợc đầu tƣ
vào những ngành kinh tế có vòng quay vốn ngắn và thu đƣợc lợi nhuận
độc quyền cao, dƣới hình thức các hoạt động cắm nhánh của các công ty
xuyên quốc gia.
- Xuất khẩu tƣ bản nhà nƣớc là nhà nƣớc tƣ bản độc quyền dùng
nguồn vốn từ ngân quỹ của mình, tiền của các tổ chức độc quyền để đầu
tƣ vào nƣớc nhập khẩu tƣ bản; hoặc viện trợ có hoàn lại hay không hoàn
lại để thực hiện những mục tiêu về kinh tế, chính trị và quân sự nhất định
của chúng.
Về kinh tế, xuất khẩu tƣ bản nhà nƣớc thƣờng hƣớng vào các

79
ngành thuộc kết cấu hạ tầng để tạo môi trƣờng thuận lợi cho đầu tƣ của
tƣ bản tƣ nhân. Nhà nƣớc tƣ bản độc quyền còn thực hiện hình thức
“viện trợ” không hoàn lại cho nƣớc nhập khẩu tƣ bản để ký đƣợc những
hiệp định thƣơng mại và đầu tƣ có lợi...
Về chính trị, “viện trợ” của nƣớc tƣ bản thƣờng nhằm duy trì và
bảo vệ chế độ chính trị "thân cận" đã bị lung lay ở các nƣớc nhập khẩu
tƣ bản, tăng cƣờng sự phụ thuộc của các nƣớc đó vào các nƣớc tƣ bản
phát triển, thực hiện chủ nghĩa thực dân mới, tạo điều kiện cho tƣ nhân
đẩy mạnh xuất khẩu tƣ bản.
Về quân sự, “viện trợ” của nhà nƣớc tƣ bản nhằm lôi kéo các nƣớc
phụ thuộc vào khối quân sự hoặc buộc các nƣớc nhận viện trợ phải cho
các nƣớc xuất khẩu tƣ bản lập các căn cứ quân sự trên lãnh thổ của
mình...
Xuất khẩu tƣ bản là sự mở rộng quan hệ sản xuất tƣ bản chủ nghĩa
ra nƣớc ngoài, là công cụ chủ yếu để bành trƣớng sự thống trị của tƣ bản
tài chính trên phạm vi toàn thế giới.
Hiện nay, xuất khẩu tư bản có những biểu hiện mới, cụ thể:
Thứ nhất, trƣớc kia luồng tƣ bản xuất khẩu chủ yếu từ các nƣớc tƣ
bản phát triển sang các nƣớc kém phát triển (chiếm tỷ trọng trên 70%).
Nhƣng những thập kỷ gần đây đại bộ phận dòng đầu tƣ lại chảy qua lại
giữa các nƣớc tƣ bản phát triển với nhau. Đó là do: ở các nƣớc tƣ bản
phát triển đã phát triển các ngành có hàm lƣợng khoa học - kỹ thuật cao
và hàm lƣợng vốn lớn, nên đầu tƣ vào đây lại thu đƣợc lợi nhuận cao. Ở
các nƣớc đang phát triển lại có kết cấu hạ tầng lạc hậu, tình hình chính
trị kém ổn định, nên đầu tƣ có phần rủi ro và tỷ suất lợi nhuận của tƣ bản
đầu tƣ không còn cao nhƣ trƣớc đây.
Thứ hai, chủ thể xuất khẩu tƣ bản có sự thay đổi lớn, trong đó vai
trò của các công ty xuyên quốc gia (Transnational Corporation - TNCs)
trong xuất khẩu tƣ bản ngày càng to lớn, đặc biệt là đầu tƣ trực tiếp nƣớc
ngoài (Foreign Direct Investment - FDI). Mặt khác, đã xuất hiện nhiều
chủ thể xuất khẩu tƣ bản từ các nƣớc đang phát triển.
Thứ ba, hình thức xuất khẩu tƣ bản rất đa dạng, sự đan xen giữa

80
xuất khẩu tƣ bản và xuất khẩu hàng hoá tăng lên. Chẳng hạn trong đầu tƣ
trực tiếp xuất hiện những hình thức mới nhƣ: xây dựng - kinh doanh -
chuyển giao (Build-Operate-Transfer - BOT); xây dựng - chuyển giao
(Built and Transfer – BT) ... Sự kết hợp giữa xuất khẩu tƣ bản với các
hợp đồng buôn bán hàng hoá, dịch vụ, chất xám, … không ngừng tăng
lên.
Thứ tư, sự áp đặt mang tính chất thực dân trong xuất khẩu tƣ bản
đã đƣợc gỡ bỏ dần và nguyên tắc cùng có lợi trong đầu tƣ đƣợc đề cao.
* Sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tập đoàn tư bản độc
quyền
Quá trình tích tụ và tập trung tƣ bản phát triển, việc xuất khẩu tƣ
bản tăng lên cả về quy mô và phạm vi tất yếu dẫn tới sự phân chia thế
giới về mặt kinh tế giữa các tập đoàn tƣ bản độc quyền và hình thành các
tổ chức độc quyền quốc tế.
Lịch sử phát triển của chủ nghĩa tƣ bản đã chứng tỏ thị trƣờng
trong nƣớc luôn gắn với thị trƣờng ngoài nƣớc. Đặc biệt trong giai đoạn
chủ nghĩa tƣ bản độc quyền, thị trƣờng ngoài nƣớc còn có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng đối với các nƣớc tƣ bản. V.I.Lênin nhận xét: "Bọn tƣ sản
chia nhau thế giới, không phải do tính độc ác đặc biệt của chúng, mà do
sự tập trung đã tới mức độ buộc chúng phải đi vào con đƣờng ấy để kiếm
lời"8.
Sự đụng độ trên trƣờng quốc tế giữa các tổ chức độc quyền có sức
mạnh kinh tế hùng hậu lại đƣợc sự ủng hộ của nhà nƣớc "của mình" và
các cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa chúng tất yếu dẫn đến xu hƣớng thoả
hiệp, ký kết các hiệp định, để củng cố địa vị độc quyền của chúng trong
những lĩnh vực và những thị trƣờng nhất định. Từ đó hình thành các liên
minh độc quyền quốc tế dƣới dạng Cartel, Syndicate, Trust quốc tế.
Ngày nay, sự phân chia thế giới về kinh tế có những biểu hiện
mới, đó là xu hƣớng quốc tế hoá, toàn cầu hoá kinh tế ngày càng tăng
bên cạnh xu hƣớng khu vực hoá nền kinh tế.
Sức mạnh và phạm vi bành trƣớng của các công ty xuyên quốc gia

8
V.I. Lênin, Toàn tập, tập 27, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2005, tr.472
81
(TNCs) tăng lên đã thúc đẩy xu hƣớng quốc tế hoá, toàn cầu hoá kinh tế
và sự phân chia phạm vi ảnh hƣởng giữa chúng với nhau, thúc đẩy việc
hình thành chủ nghĩa tƣ bản độc quyền quốc tế.
Cùng với xu hƣớng toàn cầu hoá kinh tế lại diễn ra xu hƣớng khu
vực hoá kinh tế, hình thành nhiều liên minh kinh tế khu vực nhƣ: Liên
minh châu Âu (EU) ra đời từ ngày 1-1-1999 với đồng tiền chung châu
Âu (EURO). Đến nay liên minh này đã bao gồm 27 (ngoại trừ nƣớc Anh
đã tách ra khỏi EU năm 2017) quốc gia tham gia. Khối Mậu dịch tự do
Bắc Mỹ (NAFTA) gồm: Canađa, Mêhicô và Mỹ…Việc phân chia thế
giới về kinh tế cũng có sự tham gia của một loạt nƣớc đang phát triển
nhằm chống lại sức ép của các cƣờng quốc tƣ bản. Đó là việc thành lập
tổ chức các nƣớc xuất khẩu dầu mỏ (OPEC); thị trƣờng chung vùng Nam
Mỹ (MERCOSUS) gồm 4 nƣớc: Brazin, Achentina, Urugoay, Paragoay;
... Ngày càng có nhiều nƣớc tham gia vào các Liên minh mậu dịch tự do
(FTA) và các Liên minh thuế quan (CU), …Tƣ bản độc quyền quốc tế là
thế lực đang chi phối quá trình toàn cầu hoá thông qua các tổ chức kinh
tế quốc tế và đang ra sức hạn chế sự phát triển của các tổ chức khu vực.
* Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc tư bản
Sự phân chia thế giới về kinh tế đƣợc củng cố và tăng cƣờng bằng
việc phân chia thế giới về lãnh thổ.
Các cƣờng quốc tƣ bản ra sức xâm chiếm thuộc địa, bởi vì thuộc
địa là nơi đảm bảo nguồn nguyên liệu và thị trƣờng thƣờng xuyên, là nơi
tƣơng đối an toàn trong cạnh tranh, đảm bảo thực hiện đồng thời những
mục đích về kinh tế, quân sự và chính trị. Vào đầu thế kỷ XX, các nƣớc
tƣ bản đã hoàn thành việc phân chia lãnh thổ thế giới. Sự phân chia này
phụ thuộc vào sức mạnh kinh tế của từng nƣớc tƣ bản. Nƣớc Anh chiếm
đƣợc nhiều thuộc địa nhất, sau đó đến Nga (Nga hoàng) và Pháp. Số dân
thuộc địa của Anh nhiều gấp hơn 12 lần số dân thuộc địa của Nga và
bằng 7 lần của Pháp. Số dân thuộc địa của Pháp lại nhiều hơn số dân
thuộc địa của ba nƣớc Đức, Mỹ, Nhật cộng lại.
Do sự phân chia lãnh thổ và phát triển không đều của các cƣờng
quốc tƣ bản, tất yếu dẫn đến cuộc đấu tranh đòi chia lại lãnh thổ thế giới

82
sau khi đã chia xong. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến chiến tranh thế
giới. Kết quả là sự ra đời của hai loại nƣớc: Những nƣớc chiếm thuộc
địa và những thuộc địa.
Từ những năm 50 của thế kỷ XX trở đi, phong trào giải phóng dân
tộc phát triển mạnh mẽ đã làm sụp đổ và tan rã hệ thống thuộc địa kiểu
cũ, nhƣng điều đó không có nghĩa là chủ nghĩa thực dân đã bị thủ tiêu.
Trái lại, các cƣờng quốc tƣ bản chuyển sang thi hành chính sách thực
dân mới, mà nội dung chủ yếu của nó là dùng viện trợ kinh tế, kỹ thuật,
quân sự để duy trì sự lệ thuộc của các nƣớc đang phát triển.
Hiện nay, sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cƣờng quốc
tƣ bản vẫn tiếp tục dƣới những hình thức cạnh tranh và thống trị mới:
- Vào nửa cuối thế kỷ XX, tuy chủ nghĩa thực dân cũ đã hoàn toàn
sụp đổ và chủ nghĩa thực dân mới đã suy yếu, nhƣng các cƣờng quốc tƣ
bản vẫn tranh giành nhau phạm vi ảnh hƣởng bằng cách thực hiện "chiến
lƣợc biên giới mềm", ra sức bành trƣớng "biên giới kinh tế" rộng hơn
biên giới địa lý, ràng buộc, chi phối các nƣớc kém phát triển từ sự lệ
thuộc về vốn, công nghệ đi đến sự lệ thuộc về chính trị vào các cƣờng
quốc tƣ bản dƣới mọi hình thức lúc ngấm ngầm, lúc công khai.
- Đầu thế kỷ XXI, chiến tranh lạnh kết thúc, nguy cơ chiến tranh
thế giới bị đẩy lùi, nhƣng vẫn tiềm ẩn những nguy cơ chạy đua vũ trang
mới, thực chất là nguy cơ chiến tranh lạnh phục hồi trở lại. Mặt khác, sự
phân chia lãnh thổ thế giới lại đƣợc thay thế bằng những cuộc chiến
tranh thƣơng mại, những cuộc chiến tranh sắc tộc, tôn giáo mà đứng bên
trong hoặc núp đằng sau, trực tiếp hoặc gián tiếp các cuộc đụng độ đó
chính là các cƣờng quốc tƣ bản.
Năm đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tƣ bản độc quyền có
quan hệ chặt chẽ với nhau, nói lên bản chất của chủ nghĩa tƣ bản độc
quyền về mặt kinh tế là sự thống trị của tƣ bản độc quyền, về mặt chính
trị là hiếu chiến, xâm lƣợc. Đó cũng là biểu hiện của phƣơng thức thực
hiện lợi ích của các tập đoàn độc quyền trong giai đoạn phát triển độc
quyền của chủ nghĩa tƣ bản. Dƣới sự thống trị của các tổ chức tƣ bản độc
quyền, chủ nghĩa tƣ bản tiếp tục phát triển và có những điều chỉnh mới,

83
những điều chỉnh mới đó đã thúc đẩy chủ nghĩa tƣ bản phát triển lên một
trình độ cao hơn - chủ nghĩa tƣ bản độc quyền nhà nƣớc.
4.2.2. Lý luận của V.I. Lênin về chủ nghĩa tƣ bản độc quyền nhà
nƣớc
a) Nguyên nhân ra đời và phát triển chủ nghĩa tư bản độc quyền
nhà nước
Đầu thế kỷ XX, nghiên cứu về chủ nghĩa tƣ bản, V.I. Lênin đã chỉ
rõ: Chủ nghĩa tƣ bản độc quyền chuyển thành chủ nghĩa tƣ bản độc
quyền nhà nƣớc là khuynh hƣớng tất yếu. Nhƣng chỉ đến những năm gần
giữa của thế kỷ XX, chủ nghĩa tƣ bản độc quyền nhà nƣớc mới trở thành
một thực thể rõ ràng và là một đặc trƣng cơ bản của chủ nghĩa tƣ bản
hiện đại.
Chủ nghĩa tƣ bản độc quyền nhà nƣớc ra đời do những nguyên
nhân chủ yếu sau đây:
Một là, tích tụ và tập trung vốn càng lớn thì tích tụ và tập trung
sản xuất càng cao, sinh ra những cơ cấu kinh tế to lớn đòi hỏi phải có
một sự điều tiết từ một trung tâm đối với sản xuất và phân phối. Sự phát
triển cao của xã hội hoá lực lƣợng sản xuất đã dẫn đến yêu cầu khách
quan là nhà nƣớc với tƣ cách đại biểu cho toàn bộ xã hội phải quản lý
nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trƣờng tƣ bản chủ nghĩa, quan hệ sản
xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tƣ nhân tƣ bản chủ nghĩa về tƣ liệu sản
xuất, do đó tất yếu đòi hỏi phải có một hình thức mới của quan hệ sản
xuất để mở đƣờng cho lực lƣợng sản xuất có thể tiếp tục phát triển. Hình
thức mới của quan hệ sản xuất đó chính là chủ nghĩa tƣ bản độc quyền
nhà nƣớc.
Hai là, sự phát triển của phân công lao động xã hội đã làm xuất
hiện một số ngành mới có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã
hội, nhƣng các tổ chức độc quyền tƣ nhân không thể hoặc không muốn
đầu tƣ, nhất là các ngành thuộc kết cấu hạ tầng nhƣ năng lƣợng, giao
thông vận tải, giáo dục, nghiên cứu khoa học cơ bản, ... Vì vậy, nhà nƣớc
phải đứng ra đảm nhận phát triển các ngành đó, tạo điều kiện cho các tổ
chức độc quyền tƣ nhân kinh doanh các ngành khác có lợi hơn.

84
Ba là, sự thống trị của độc quyền đã làm gia tăng sự phân hóa giàu
nghèo, làm sâu sắc thêm sự mâu thuẫn giai cấp trong xã hội. Trong điều
kiện nhƣ vậy đòi hỏi nhà nƣớc phải có những chính sách xã hội để xoa
dịu những mâu thuẫn đó, nhƣ các chính sách trợ cấp thất nghiệp, điều
tiết thu nhập quốc dân, phát triển phúc lợi xã hội, ...
Bốn là, cùng với xu hƣớng quốc tế hoá đời sống kinh tế, sự bành
trƣớng của các liên minh độc quyền quốc tế vấp phải những hàng rào
quốc gia dân tộc và xung đột lợi ích với các đối thủ trên thị trƣờng thế
giới. Tình hình đó đòi hỏi phải có sự điều tiết các quan hệ chính trị và
kinh tế quốc tế, trong đó không thể thiếu vai trò của nhà nƣớc.
Năm là, việc thi hành chủ nghĩa thực dân mới và tác động của
cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại cũng đòi hỏi sự can thiệp
của nhà nƣớc vào đời sống kinh tế.
b) Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự kết hợp giữa các tổ
chức độc quyền tư nhân với nhà nước tư bản thành một thể chế thống
nhất nhằm phục vụ lợi ích của các tổ chức độc quyền và tiếp tục duy trì,
phát triển chủ nghĩa tư bản.
Chủ nghĩa tƣ bản độc quyền nhà nƣớc không phải là giai đoạn phát
triển mới của chủ nghĩa tƣ bản, mà chỉ là một nấc thang mới phát triển cao
hơn của chủ nghĩa tƣ bản độc quyền (chủ nghĩa đế quốc). Nó là sự thống
nhất của ba quá trình gắn bó chặt chẽ với nhau: tăng sức mạnh của các tổ
chức độc quyền, tăng vai trò can thiệp của nhà nƣớc vào kinh tế, kết hợp
sức mạnh của độc quyền tƣ nhân với sức mạnh của nhà nƣớc trong một cơ
chế thống nhất và làm cho bộ máy nhà nƣớc ngày càng phụ thuộc vào các
tổ chức độc quyền.
Bất cứ nhà nƣớc nào cũng có vai trò kinh tế nhất định đối với xã hội
mà nó thống trị, song ở mỗi chế độ xã hội, vai trò kinh tế của nhà nƣớc có
sự biến đổi thích hợp đối với xã hội đó. Các nhà nƣớc trƣớc chủ nghĩa tƣ
bản chủ yếu can thiệp bằng bạo lực và theo lối cƣỡng bức siêu kinh tế.
Trong giai đoạn chủ nghĩa tƣ bản tự do cạnh tranh, nhà nƣớc tƣ sản ở bên
trên, bên ngoài quá trình kinh tế, vai trò của nhà nƣớc chỉ dừng lại ở việc

85
điều tiết bằng thuế và pháp luật. Ngày nay vai trò của nhà nƣớc tƣ sản đã có
sự biến đổi, không chỉ can thiệp vào nền sản xuất xã hội bằng thuế, luật
pháp mà còn có vai trò tổ chức và quản lý các xí nghiệp thuộc khu vực kinh
tế nhà nƣớc, điều tiết bằng các đòn bẩy kinh tế vào tất cả các khâu của quá
trình tái sản xuất là sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng.
Chủ nghĩa tƣ bản độc quyền nhà nƣớc không phải là chính sách
kinh tế mà nó là hình thức vận động mới của quan hệ sản xuất tƣ bản chủ
nghĩa, là một quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội trong giai đoạn chủ nghĩa
tƣ bản độc quyền.
c) Những biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc quyền
nhà nước
Một là, sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà
nước Sự kết hợp về nhân sự đƣợc thực hiện thông qua các đảng phái.
Chính các đảng phái này đã tạo cho tƣ bản độc quyền một cơ sở xã hội
để thực hiện sự thống trị và trực tiếp xây dựng đội ngũ công chức cho bộ
máy nhà nƣớc.
Đứng đằng sau các đảng phái này là một lực lƣợng có quyền lực
rất lớn, đó chính là các Hội chủ xí nghiệp, (nhƣ: Hội Công nghiệp toàn
quốc Mỹ, Tổng Liên đoàn công nghiệp Italia, Liên đoàn các nhà kinh tế
Nhật Bản, Liên minh Liên bang công nghiệp Đức, Hội đồng quốc gia
giới chủ Pháp, Tổng Liên đoàn công thƣơng Anh) ... Chính các Hội chủ
xí nghiệp này trở thành lực lƣợng chính trị, kinh tế to lớn, là chỗ dựa cho
chủ nghĩa tƣ bản độc quyền nhà nƣớc. Các Hội chủ này hoạt động thông
qua các đảng phái của giai cấp tƣ sản, cung cấp kinh phí cho các đảng,
quyết định về mặt nhân sự và đƣờng lối chính trị, kinh tế của các đảng,
tham gia vào việc thành lập bộ máy nhà nƣớc ở các cấp. Vai trò của các
hội lớn đến mức mà dƣ luận thế giới đã gọi chúng là “những chính phủ
đằng sau chính phủ”, “một quyền lực thực tế đằng sau quyền lực” của
chính quyền.
Thông qua các Hội chủ, các đại biểu của các tổ chức độc quyền
tham gia vào bộ máy nhà nƣớc với những cƣơng vị khác nhau; mặt khác,
các quan chức và nhân viên chính phủ đƣợc “cài cắm” vào ban quản trị

86
của các tổ chức độc quyền, giữ những chức vụ trọng yếu chính thức hoặc
danh dự hoặc trở thành những ngƣời đỡ đầu cho các tổ chức độc quyền.
Hai là, sự hình thành, phát triển sở hữu nhà nước
Sở hữu độc quyền nhà nước là sở hữu tập thể của giai cấp tư sản,
của tư bản độc quyền có nhiệm vụ ủng hộ và phục vụ lợi ích của tư bản
độc quyền nhằm duy trì sự tồn tại, phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Sở hữu nhà nƣớc không chỉ bao gồm những động sản và bất động
sản cần cho hoạt động của bộ máy nhà nƣớc, mà gồm cả những doanh
nghiệp nhà nƣớc trong công nghiệp và trong các lĩnh vực kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội, nhƣ: giao thông vận tải, giáo dục, y tế, bảo hiểm xã hội, ...
Trong đó, ngân sách nhà nƣớc là bộ phận quan trọng nhất.
Sở hữu nhà nƣớc đƣợc hình thành dƣới nhiều hình thức khác nhau:
xây dựng doanh nghiệp nhà nƣớc bằng vốn của ngân sách; quốc hữu hoá
các doanh nghiệp tƣ nhân bằng cách mua lại; nhà nƣớc mua cổ phần của
các doanh nghiệp tƣ nhân; mở rộng doanh nghiệp nhà nƣớc bằng vốn tích
lũy của các doanh nghiệp tƣ nhân...
Sở hữu nhà nƣớc thực hiện đƣợc các chức năng cơ bản sau:
Thứ nhất, mở rộng sản xuất tƣ bản chủ nghĩa, bảo đảm địa bàn rộng
lớn cho sự phát triển của chủ nghĩa tƣ bản.
Thứ hai, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc di chuyển tƣ bản của
các tổ chức độc quyền từ những ngành ít lãi sang những ngành kinh doanh
có hiệu quả hơn một cách dễ dàng, thuận lợi.
Thứ ba, làm chỗ dựa cho sự điều tiết kinh tế tƣ bản chủ nghĩa theo
những chƣơng trình nhất định.
Cùng với sự phát triển của sở hữu nhà nƣớc thì thị trƣờng nhà nƣớc
cũng hình thành và phát triển. Sự hình thành thị trƣờng nhà nƣớc thể hiện ở
việc nhà nƣớc bao mua sản phẩm của các doanh nghiệp độc quyền thông
qua những hợp đồng đƣợc ký kết.
Sự tiêu thụ của nhà nƣớc đƣợc thực hiện qua những đơn đặt hàng
của nhà nƣớc với độc quyền tƣ nhân, đặc biệt là các đơn đặt hàng quân sự.
Các hợp đồng này đảm bảo cho các độc quyền tƣ nhân kiếm đƣợc một khối
lƣợng lợi nhuận lớn và ổn định, vì tỷ suất lợi nhuận của việc sản xuất các

87
loại hàng hoá đó cao hơn hẳn tỷ suất lợi nhuận thông thƣờng.
Ba là, sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản
Một trong những hình thức biểu hiện quan trọng của chủ nghĩa tƣ
bản độc quyền nhà nƣớc là sự điều tiết quá trình kinh tế của nhà nƣớc.
Hệ thống điều tiết của nhà nƣớc tƣ sản bao gồm bộ máy quản lý
gắn với hệ thống chính sách, công cụ có khả năng điều tiết sự vận động
của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, toàn bộ quá trình tái sản xuất xã hội.
Sự điều tiết kinh tế của nhà nƣớc đƣợc thực hiện dƣới nhiều hình
thức nhƣ: hƣớng dẫn, kiểm soát, uốn nắn những lệch lạc bằng các công
cụ kinh tế và các công cụ hành chính - pháp lý, bằng cả ƣu đãi và trừng
phạt; bằng những giải pháp chiến lƣợc dài hạn nhƣ lập chƣơng trình, kế
hoạch tổng thể phát triển kinh tế, khoa học, công nghệ, bảo vệ môi
trƣờng, bảo hiểm xã hội, ... và bằng cả các giải pháp ngắn hạn.
Các chính sách kinh tế của nhà nƣớc là sự thể hiện rõ nét nhất sự
điều tiết kinh tế của chủ nghĩa tƣ bản độc quyền nhà nƣớc. Chúng bao
gồm nhiều lĩnh vực nhƣ chính sách chống khủng hoảng chu kỳ, chống
lạm phát, chính sách về tăng trƣởng kinh tế, chính sách xã hội, chính
sách kinh tế đối ngoại. Các công cụ chủ yếu của nhà nƣớc để điều tiết
kinh tế và thực hiện các chính sách kinh tế nhƣ ngân sách, thuế, hệ thống
tiền tệ, tín dụng, các doanh nghiệp nhà nƣớc, kế hoạch hoá hay chƣơng
trình hoá kinh tế và các công cụ hành chính, pháp lý.
Tổ chức bộ máy điều tiết kinh tế của nhà nƣớc bao gồm cơ quan lập
pháp, hành pháp, tƣ pháp và về mặt nhân sự có sự tham gia của những
đại biểu của tập đoàn tƣ bản độc quyền lớn và các quan chức nhà nƣớc.
Cơ chế điều tiết kinh tế của chủ nghĩa tƣ bản độc quyền nhà nƣớc là
sự dung hợp cả ba cơ chế: thị trƣờng, độc quyền tƣ nhân và điều tiết của
nhà nƣớc nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của từng
cơ chế. Hay nói cách khác, đó là cơ chế thị trƣờng có sự điều tiết của nhà
nƣớc nhằm phục vụ lợi ích của chủ nghĩa tƣ bản độc quyền.
4.3. VAI TRÕ LỊCH SỬ CỦA CHỦ NGHĨA TƢ BẢN
4.3.1. Vai trò tích cực của chủ nghĩa tƣ bản
Trong quá trình phát triển, chủ nghĩa tƣ bản có nhiều mặt tích cực

88
đối với sự phát triển sản xuất xã hội. Đó là:
a) Chuyển nền sản xuất nhỏ thành nền sản xuất lớn hiện đại.
Sự ra đời của chủ nghĩa tƣ bản đã đoạn tuyệt với nền kinh tế tự
nhiên, chuyển kinh tế hàng hóa giản đơn lên kinh tế hàng hóa tƣ bản chủ
nghĩa phát triển, chuyển nền sản xuất nhỏ thành nền sản xuất tập trung
quy mô lớn, hiện đại, năng suất cao. Dƣới tác động của quy luật giá trị
thặng dƣ và các quy luật của nền kinh tế thị trƣờng, chủ nghĩa tƣ bản đã
kích thích cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, tạo ra khối lƣợng
sản phẩm hàng hóa khổng lồ lớn hơn nhiều so với các xã hội trƣớc cộng
lại.
b) Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng.
Quá trình phát triển của chủ nghĩa tƣ bản đã làm cho lực lƣợng sản
xuất phát triển mạnh mẽ với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng
cao: chuyển từ kỹ thuật lao động thủ công lên kỹ thuật cơ khí, sang tự
động hóa, tin học hóa, …. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật và công
nghệ là quá trình giải phóng sức lao động, nâng cao hiệu quả khám phá
và chinh phục tự nhiên của con ngƣời. Chủ nghĩa tƣ bản có công lớn
trong phát triển các cuộc cách mạng công nghiệp và hiện nay là cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0 xuất hiện vào đầu thế kỷ XXI, chuyển nền
kinh tế của nhân loại bƣớc vào một thời đại mới - thời đại của kinh tế tri
thức.
c) Thực hiện xã hội hóa sản xuất.
Chủ nghĩa tƣ bản đã thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa phát triển
mạnh và đạt tới mức điển hình nhất trong lịch sử, cùng với nó là quá
trình xã hội hóa sản xuất cả về chiều rộng và chiều sâu. Đó là sự phát
triển của phân công lao động xã hội; sản xuất tập trung với quy mô lớn,
hợp lý; chuyên môn hóa sản xuất và hợp tác lao động sâu sắc; mối liên
hệ kinh tế giữa các đơn vị, các ngành, các lĩnh vực, giữa các quốc gia
ngày càng chặt chẽ… làm cho các quá trình sản xuất phân tán đƣợc liên
kết với nhau và phụ thuộc lẫn nhau thành một hệ thống, một quá trình
sản xuất xã hội thống nhất. Đây cũng là một trong những điều kiện về
kinh tế thuận lợi thúc đẩy nền sản xuất xã hội phát triển ngày càng cao

89
hơn.
4.3.2. Giới hạn phát triển của chủ nghĩa tƣ bản
Bên cạnh những mặt tích cực trên, trong quá trình phát triển chủ
nghĩa tƣ bản cũng bộc lộ không ít những hạn chế mang tính lịch sử.
a) Mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa chủ yếu vì lợi ích
của thiểu số giai cấp tư sản, không phải vì lợi ích của đại đa số quần
chúng nhân dân lao động.
Mục đích của sản xuất tƣ bản chủ nghĩa không phải vì lợi ích
của đông đảo quần chúng nhân dân lao động, mà chủ yếu là vì lợi ích
thiểu số giai cấp tƣ sản, của bọn tƣ bản độc quyền, nhất là tƣ bản tài
chính. Mục đích này không phù hợp với thời đại phát triển của cách
mạng công nghiệp hiện đại, không phù hợp với yêu cầu của trình độ xã
hội hóa cao của lực lƣợng sản xuất, với quy luật phát triển của xã hội
loài ngƣời.
Đó là do cở sở kinh tế của chủ nghĩa tƣ bản là dựa trên chế độ
chiếm hữu tƣ nhân tƣ bản chủ nghĩa về tƣ liệu sản xuất, trong đó giai cấp
công nhân là những ngƣời lao động không có hoặc về cơ bản không có
tƣ liệu sản xuất, họ phải bán sức lao động cho các nhà tƣ bản và bị bóc
lột giá trị thặng dƣ, tạo ra xu thế kìm hãm tiến bộ kỹ thuật và phát triển sản
xuất.
b) Chủ nghĩa tư bản là một trong những nguyên của hầu hết các
cuộc chiến tranh trên thế giới.
Vì sự tồn tại, phát triển, các cƣờng quốc tƣ bản ra sức chiếm lĩnh
thuộc địa, chiếm lĩnh thị trƣờng, các cƣờng quốc tƣ bản đã tiến hành
phân chia lãnh thổ, thị trƣờng thế giới. Đó chính là nguyên nhân chính
dẫn đến hai cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918) và lần thứ
hai (1939-1945) cùng với hàng trăm các cuộc chiến tranh khác trên thế
giới và là nguyên nhân của các cuôc chạy đua vũ trang, chiến tranh lạnh
đã kéo tụt lùi kinh tế thế giới hàng chục năm.
Sang đầu thế kỷ XXI, chiến tranh lạnh đã tạm thời kết thúc, nhƣng
chiến tranh cục bộ, chiến tranh khu vực, chiến tranh sắc tộc và chiến
tranh thƣơng mại vẫn liên tiếp xảy ra, trong đó hoặc đứng bên trong hay

90
đằng sau, hoặc trực tiếp hay gián tiếp, hoặc ngấm ngầm hay công khai
đều có bàn tay của các cƣờng quốc tƣ bản.
c) Sự phân hóa giàu nghèo ở các nước tư bản có xu hướng ngày
càng sâu sắc.
Sự phân hóa, chênh lệch giàu nghèo trong các nƣớc tƣ bản đã tồn
tại ngay từ khi chủ nghĩa tƣ bản ra đời bằng quá trình tích lũy nguyên
thủy của tƣ bản - giai cấp tƣ sản dùng “bạo lực” để tƣớc đoạt những
ngƣời sản xuất nhỏ, đặc biệt là những ngƣời nông dân cá thể. Chủ nghĩa
tƣ bản càng phát triển, tích lũy, tích tụ và tập trung tƣ bản càng cao, giá
trị thặng dƣ mà các tập đoàn tƣ bản độc quyền thu đƣợc càng lớn, làm
cho thu nhập của giai cấp công nhân ngày càng giảm tƣơng đối, còn thu
nhập của giai cấp tƣ sản thì ngƣợc lại.
Hộp 4.3. Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ Donald J.Trump nói về bất bình
đẳng tại Mỹ
Tôi rất quan ngại về con số 46,5 triệu ngƣời đang sống trong cảnh nghèo đói,
và về việc đại đa số ngƣời Mỹ trung lƣu khó lòng mua nổi căn nhà cho họ (hoặc đã
mất nhà). Tôi rất quan ngại về những ngƣời không thể trả tiền học cho con cái họ.
Nói ngắn gọn, tôi quan ngại cho những ai không thể tin tƣởng vào giấc mơ Mỹ vì
những chƣơng trình tài chính của đất nƣớc này quá thiên vị lợi ích của ngƣời giàu.
Không ngạc nhiên khi sự căng thẳng trong xã hội chúng ta đang ở mức cao nhất
chƣa từng có.
Nguồn: Donald J.Trump, Nước Mỹ nhìn từ bên trong, bản tiếng Việt, Nxb.
Thế giới, 2016, tr.106-108.
Sự phân cực giàu - nghèo giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng
cao. Một nhóm nhỏ các cƣờng quốc tƣ bản ngày càng giàu lên nhanh
chóng, trong khi đó, đại bộ phận các quốc gia còn lại, nhất là các nƣớc
chậm phát triển thì vẫn chìm sâu trong nạn đói nghèo và lạc hậu.
4.3.3. Xu hƣớng vận động của chủ nghĩa tƣ bản:
Những hạn chế trên đây của chủ nghĩa tƣ bản bắt nguồn từ mâu
thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tƣ bản, đó là mâu thuẫn giữa trình độ xã hội
hóa ngày càng cao của lực lƣợng sản xuất với quan hệ sản xuất dựa trên
quan hệ chiếm hữu tƣ nhân tƣ bản chủ nghĩa về tƣ liệu sản xuất.
Chủ nghĩa tƣ bản càng phát triển, trình độ xã hội hóa của lực
lƣợng sản xuất ngày càng cao thì mâu thuẫn trên cang gay gắt. Mặc dù
91
trong quá trình phát triển, quan hệ sản xuất tƣ bản chủ nghĩa trong
những chừng mực nhất định cũng đã đƣợc điều chỉnh, mở rộng để
mang tính xã hội hơn về hình thức cả về quan hệ sở hữu, quan hệ quản
lý và quan hệ phân phối. Đặc biệt quan hệ sở hữu tƣ bản chủ nghĩa đã
có sự vận động về mặt hình thức từ sở hữu tƣ nhân của các nhà tƣ bản
(trong giai đoạn chủ nghĩa tƣ bản tự do cạnh tranh) đến sở hữu tập thể
của các nhà tƣ bản (chủ nghĩa tƣ bản độc quyền) và hình thức sở hữu
nhà nƣớc tƣ sản với tƣ cách là đại diện xã hội (chủ nghĩa tƣ bản độc
quyền nhà nƣớc). Những sự điều chỉnh về quan hệ sở hữu đó đã có
những sự phù hợp nhất định với trình độ xã hội hóa ngày càng cao của
lực lƣợng sản xuất. Điều này cho thấy, nền sản xuất ở các nƣớc tƣ bản
chủ nghĩa hiện nay vẫn có những sự thích ứng và những sự phát triển
nhất định.
Song, nhà nƣớc tƣ bản độc quyền về thực chất không đại diện
một cách tự giác cho toàn xã hội, mà nhằm mục đích bảo vệ lợi ích
cho thiểu số giai cấp tƣ sản, đặc biệt là tƣ bản độc quyền. Nên mặc dù
phát triển sở hữu nhà nƣớc, nhƣng đó chỉ là những sự thay đổi về hình
thức, về thực chất quan hệ sản xuất tƣ bản chủ nghĩa vẫn dựa trên chế
độ chiếm hữu tƣ nhân tƣ bản chủ nghĩa về tƣ liệu sản xuất.
Trong thời đại ngày nay, mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tƣ bản
vẫn ngày càng gay gắt và chủ nghĩa tƣ bản phát triển đến một trình độ
nhất định thì quan hệ sản xuất tƣ bản chủ nghĩa sẽ bị thay bằng một
quan hệ sản xuất khác dựa trên sở hữu xã hội về tƣ liệu sản xuất để
phù hợp với trình độ xã hội hóa ngày càng cao của lực lƣợng sản xuất.
Đó là do yêu cầu của quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình
độ phát triển của lực lƣợng sản xuất quy định. Lý luận chủ nghĩa Mác
- Lênin khẳng định: chủ nghĩa tƣ bản không tồn tại vĩnh viễn, mà phát
triển đến một trình độ nhất định sẽ bị thay thế bởi một hình thái kinh
tế - xã hội mới cao hơn - hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Các thuật ngữ cần ghi nhớ:
Cạnh tranh; độc quyền; lợi nhuận độc quyền; giá cả độc quyền;
độc quyền nhà nước; vai trò lịch sử của chủ nghĩa tư bản.

92
Chƣơng 5
KINH TẾ THỊ TRƢỜNG ĐỊNH HƢỚNG XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VÀ CÁC QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ
Ở VIỆT NAM

Nội dung chƣơng 5 sẽ đƣợc trình bày trong ba phần chính:


Phần thứ nhất về khái niệm và đặc trƣng của nền kinh tế thị trƣờng
định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Cơ sở lý luận và tri thức tiền
đề của nội dung này là hệ thống những tri thức đã đƣợc nghiên cứu trong
các chƣơng trƣớc.
Phần thứ hai về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trong nội dung này, tri thức mới về thể chế
kinh tế sẽ đƣợc bổ sung để làm sâu sắc hơn lý luận kinh tế chính trị Mác
- Lênin gắn với thực tiễn Việt Nam.
Phần thứ ba, trình bày về quan hệ lợi ích và bảo đảm hài hòa các
quan hệ lợi ích trong phát triển ở Việt Nam.
5.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC TRƢNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƢỜNG ĐỊNH
HƢỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
5.1.1. Khái niệm kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam
Kinh tế thị trường là kiểu tổ chức kinh tế xã hội mà trong đó các
quan hệ kinh tế, phân phối sản phẩm, lợi ích đều do các quy luật của thị
trường điều tiết, chi phối. Kinh tế thị trƣờng là sản phẩm của văn minh
nhân loại, là kết quả phát triển lâu dài của lực lƣợng sản xuất và xã hội
hóa các quan hệ kinh tế, trải qua các giai đoạn kinh tế thị trƣờng sơ khai,
kinh tế thị trƣờng tự do và kinh tế thị trƣờng hiện đại.
Tuy nhiên, không có mô hình kinh tế thị trƣờng chung cho mọi
quốc gia và mọi giai đoạn phát triển. Mỗi nƣớc có những mô hình kinh
tế thị trƣờng khác nhau nhƣ: Mô hình kinh tế thị trƣờng tự do mới ở Hoa
Kỳ, kinh tế thị trƣờng xã hội ở Cộng hòa liên bang Đức, kinh tế thị
trƣờng ở Nhật Bản, kinh tế thị trƣờng xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc,
kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN ở Việt Nam…
93
Kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một
kiểu nền kinh tế thị trƣờng phù hợp với Việt Nam, phản ánh trình độ
phát triển và điều kiện lịch sử của Việt Nam.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vận
hành theo các quy luật khách quan của thị trường đồng thời góp phần
hướng tới từng bước xác lập một xã hội mà ở đó dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh; có sự điều tiết của nhà nước Việt Nam do
Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Thực chất, giá trị dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội dân chủ, công bằng,
văn minh là những giá trị của xã hội tƣơng lai, định hƣớng xã hội chủ
nghĩa thực chất là hƣớng tới các giá trị cốt lõi của xã hội mới ấy.
Hộp 5.1. Quá trình hình thành nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về
kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN.
- Khi bắt đầu đổi mới (1986) Đảng ta quan niệm kinh tế hàng hóa có những
mặt tích cực cần vận dụng cho xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Trong quá trình đổi mới, từ tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận Đảng ta
đã nhận thức rõ hơn, kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trƣờng là phƣơng thức, điều kiện
tất yếu để xây dựng chủ nghĩa xã hội; từ áp dụng cơ chế thị trƣờng đến phát triển
kinh tế thị trƣờng; đƣa ra quan niệm và từng bƣớc cụ thể hóa mô hình và thể chế kinh
tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
- Tổng kết thực tiễn đổi mới kinh tế, Đại hội IX khẳng định “Kinh tế thị trƣờng
định hƣớng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở nƣớc ta”.
- Đại hội XI khẳng định: “Nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa
ở nƣớc ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trƣờng,
có sự quản lý của nhà nƣớc, dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
- Đại hội XII của Đảng có sự phát triển mới bằng việc đƣa ra quan niệm: “Nền
kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế vận hành
đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trƣờng, đồng thời bảo đảm định
hƣớng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nƣớc. Đó là
nền kinh tế thị trƣờng hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của nhà nƣớc pháp
quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân
giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
Nguồn: Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện các đại hội VI, VII, VIII, IX, X, XI,
XII.

94
Từ khái niệm trên đây, có thể thấy nội hàm của khái niệm kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa bao gồm những khía cạnh chủ yếu
sau:
Một là: Kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam là một mô hình kinh tế thị trƣờng đặc thù của thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tƣ bản chủ nghĩa. Xét về trình độ phát
triển, nền kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam bao gồm nhiều cấp độ: Sản xuất
hàng hóa nhỏ, kinh tế thị trƣờng sơ khai, kinh tế thị trƣờng hiện đại đan
xen. Xét về tính chất xã hội của kinh tế thị trƣờng là vừa có những giá trị
của xã hội tƣơng lai, vừa còn những hệ quả của xã hội cũ chƣa bị thay
thế.
Hai là: Nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam vừa chứa đựng những đặc điểm của kinh tế thị trƣờng nói chung
(tính phổ biến) vừa chứa đựng những đặc điểm của định hƣớng xã hội
dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh một cách tự
giác, xuyên suốt quá trình phát triển kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam (tính
đặc thù).
(1) Đặc điểm chung của kinh tế thị trƣờng thể hiện ở những
khía cạnh cơ bản sau:
- Vận hành đầy đủ và đồng bộ theo các quy luật thị trường (quy
luật giá trị, quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh …).
- Có nhiều hình thức sở hữu: Sở hữu nhà nƣớc, sở hữu tƣ nhân, sở
hữu tập thể, sở hữu hỗn hợp…
- Chủ thể thị trường có tính độc lập: ngƣời sản xuất - kinh doanh
có quyền tự do kinh doanh, tự chủ trong việc ra quyết định sản xuất cái
gì? sản xuất nhƣ thế nào? sản xuất cho ai? Họ lấy lợi nhuận làm mục tiêu
của hoạt động kinh tế, tự chịu rủi ro và tự chịu trách nhiệm trong sản
xuất - kinh doanh. Còn ngƣời tiêu dùng đƣợc chủ động lựa chọn hàng
hóa, dịch vụ trên thị trƣờng và đƣợc xem là “thƣợng đế”, vì họ là ngƣời
“bỏ phiếu” cho việc mở rộng hay thu hẹp việc sản xuất - kinh doanh một
mặt hàng, ngành hàng hay doanh nghiệp nào đó.
- Các chủ thể thị trường có địa vị bình đẳng về mặt pháp lý trong

95
các giao dịch, kinh doanh, được bảo hộ bởi hệ thống pháp luật. Do vậy,
các yếu tố cạnh tranh của thị trƣờng đƣợc bảo hộ và không bị bóp méo.
- Thị trường giữ vai trò quyết định phân bổ các nguồn lực xã hội.
Theo đó, các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất đƣợc lƣu thông tự do
trên thị trƣờng sẽ đƣợc phân phối vào những nơi sử dụng có hiệu quả
kinh tế cao nhất.
- Giá cả hàng hóa, dịch vụ hình thành tự do trên thị trường. Giá
cả hàng hóa và dịch vụ phụ thuộc vào hao phí lao động xã hội cần thiết
và sự điều tiết của quan hệ cung - cầu.
- Là nền kinh tế mở (cả bên trong và bên ngoài); thị trƣờng dân tộc
thông suốt, gắn với thị trƣờng quốc tế.
- Chính phủ quản lý vĩ mô nền kinh tế nhằm khắc phục những
khuyết tật của thị trường. Chính phủ thực hiện quản lý các cân đối vĩ
mô, sử dụng các công cụ: kế hoạch định hƣớng (chiến lƣợc), hệ thống
luật pháp, chính sách, các đòn bẩy kinh tế mà không can thiệp sâu vào
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
(2) Về định hƣớng xã hội chủ nghĩa thể hiện ở những khía
cạnh cơ bản nhƣ sau:
- Là nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc Việt Nam
mà nhà nƣớc này do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
- Là nền kinh tế thị trƣờng mà việc xác lập thể chế về sở hữu, phân
phối, quản trị kinh doanh của các chủ thể cũng nhƣ quản lý nhà nƣớc
hƣớng tới những giá trị dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội dân chủ, công bằng,
văn minh.
- Thực hiện phân phối công bằng chủ yếu theo kết quả lao động,
hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực
khác và thông qua phúc lợi xã hội. Thực hiện tiến bộ và công bằng xã
hội trong chính sách phát triển, từng giai đoạn phát triển mà không chờ
đến khi có nền kinh tế phát triển mới thực hiện.
- Là nền kinh tế thị trƣờng cần sự phát huy trí tuệ, nguồn lực của
toàn bộ hệ thống các tổ chức chính trị xã hội cũng nhƣ của tất cả nhân
dân cùng tham gia phát triển, dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

96
Ba là: là nền kinh tế thị trƣờng có tính hiện đại và hội nhập quốc
tế thể hiện ở chỗ kế thừa có chọn lọc những thành tựu phát triển kinh tế
thị trƣờng của nhân loại, có hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách phù
hợp với thông lệ, nguyên tắc, chuẩn mực phổ biến của quốc tế và tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Bốn là: Trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa,
nhà nƣớc đóng vai trò định hƣớng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh
tế; sử dụng các công cụ chính sách và nguồn lực nhà nƣớc để định hƣớng
và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi
trƣờng; thực hiện phát triển xã hội.
5.1.2. Tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trƣờng
định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa là đƣờng
lối chiến lƣợc nhất quán, là mô hình kinh tế tổng quát trong suốt thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Sự tất yếu đó xuất phát từ
những lý do cơ bản sau đây:
Một là, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa là phù hợp với tính quy luật phát triển khách quan.
Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện lịch sử
hiện nay. Kinh tế thị trƣờng là một phạm trù kinh tế riêng, có tính độc
lập tƣơng đối, phát triển theo những quy luật riêng vốn có của nó dù nó
tồn tại ở đâu và bất kỳ thời điểm nào của lịch sử. Song không thể có một
nền kinh tế thị trƣờng trừu tƣợng, chung chung cho mọi hình thái kinh tế
- xã hội, mọi quốc gia, dân tộc. Kinh tế thị trƣờng ở mỗi quốc gia, dân
tộc cũng khác nhau, mang màu sắc và đặc tính khác nhau.
Kinh tế thị trƣờng tƣ bản chủ nghĩa dù đã đạt tới giai đoạn phát
triển khá cao ở các nƣớc tƣ bản phát triển, nhƣng nó không phải là mô
hình KTTT duy nhất và bản thân nó cũng có rất nhiều hạn chế. Do đó,
sự lựa chọn mô hình kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa
của Việt Nam là nhằm sử dụng sức mạnh của thị trƣờng để phát triển
nhƣng phải hạn chế tác động tiêu cực của nó. Sự lựa chọn này phù hợp
với xu thế của thời đại và đặc điểm phát triển của dân tộc.

97
Hai là, do tính ưu việt của kinh tế thị trường trong thúc đẩy phát
triển
Kinh tế thị trƣờng là phƣơng thức phân bổ nguồn lực hiệu quả mà
loài ngƣời đã đạt đƣợc so với các mô hình kinh tế phi thị trƣờng. Kinh
tế thị trƣờng là động lực thúc đẩy lực lƣợng sản xuất phát triển nhanh
và có hiệu quả. Dƣới tác động của các quy luật thị trƣờng nền kinh tế
luôn phát triển theo hƣớng năng động, kích thích tiến bộ kỹ thuật -
công nghệ, nâng cao năng xuất lao động, chất lƣợng sản phẩm.
Sự phát triển của kinh tế thị trƣờng không mâu thuẫn với mục
tiêu của chủ nghĩa xã hội. Ngƣợc lại, phát triển kinh tế thị trƣờng đƣợc
sử dụng làm phƣơng tiện để thúc đẩy lực lƣợng sản xuất phát triển để
thực hiện mục tiêu “dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh”.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế thị trƣờng cần chú ý
tới những thất bại và khuyết tật của thị trƣờng để có sự can thiệp, điều
tiết kịp thời của nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa.
Ba là, phát triển kinh tế thị trường là phù hợp với nguyện vọng
của nhân dân với mong muốn dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh.
Phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội dân chủ, công
bằng, văn minh là khát vọng của nhân dân Việt Nam. Việc thực hiện
kinh tế thị trƣờng, hƣớng tới những giá trị đó là tất yếu khách quan để
hiện thực hóa khát vọng của nhân dân.
Kinh tế thị trƣờng sẽ còn tồn tại lâu dài ở nƣớc ta là một tất yếu
khách quan, do những điều kiện cho sự ra đời và tồn tại của sản xuất
hàng hóa nhƣ: phân công lao động xã hội, các hình thức khác nhau của
quan hệ sở hữu về tƣ liệu sản xuất không mất đi thì việc sản xuất và phân
phối sản phẩm vẫn phải đƣợc thực hiện thông qua thị trƣờng với những
quan hệ giá trị - tiền tệ.
Phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa sẽ phá vỡ
tính chất tự cấp, tự túc của nền kinh tế; đẩy mạnh phân công lao động xã
hội, phát triển ngành nghề; tạo việc làm cho ngƣời lao động; thúc đẩy lực

98
lƣợng sản xuất phát triển mạnh mẽ, khuyến khích ứng dụng kỹ thuật
công nghệ mới bảo đảm tăng năng xuất lao động; khuyến khích tính
năng động, sáng tạo trong các hoạt động kinh tế; là bƣớc đi quan trọng
nhằm xã hội hóa nền sản xuất xã hội, là bƣớc đi tất yếu từ sản xuất nhỏ
lên sản xuất lớn, là bƣớc quá độ để đi lên chủ nghĩa xã hội.
5.1.3. Đặc trƣng của kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam
a) Về mục đích:
- Kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa là phƣơng thức để
phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ
nghĩa xã hội; nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện “dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
- Đi đôi với việc phát triển lực lƣợng sản xuất hiện đại, quá trình
phát triển kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam còn gắn với xây dựng quan hệ
sản xuất tiến bộ, phù hợp, hoàn thiện cơ sở kinh tế - xã hội của chủ nghĩa
xã hội.
- Việt Nam đang ở chặng đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội, lực lƣợng sản xuất còn yếu kém, lạc hậu nên việc sử dụng cơ chế thị
trƣờng là để kích thích sản xuất, khuyến khích sự năng động, sáng tạo
của người lao động, giải phóng sức sản xuất, thúc đẩy công nghiệp hóa,
hiện đại hóa.
b) Về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế.
Kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền
kinh tế có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó
kinh tế nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tƣ nhân là một động lực
quan trọng, kinh tế nhà nƣớc, kinh tế tập thể cùng với kinh tế tƣ nhân là
nòng cốt để phát triển một nền kinh tế độc lập tự chủ.
Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác, cạnh
tranh cùng phát triển theo pháp luật. Mỗi thành phần kinh tế đều là một
bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân, bình đẳng trƣớc pháp luật,
cùng tồn tại và phát triển, cùng hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
- Trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, kinh tế

99
nhà nƣớc đóng vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở
thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Đó là vấn đề có tính
nguyên tắc nhằm bảo đảm định hƣớng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế
thị trƣờng.
+ Kinh tế nhà nƣớc không tách rời mà luôn có mối quan hệ gắn bó
hữu cơ với toàn bộ nền kinh tế.
+ Là đòn bẩy để thúc đẩy tăng trƣởng nhanh, bền vững và giải
quyết các vấn đề xã hội; mở đƣờng, hƣớng dẫn, hỗ trợ các thành phần
kinh tế khác cùng phát triển;
+ Là lực lƣợng vật chất để nhà nƣớc thực hiện chức năng điều tiết,
quản lý nền kinh tế.
+ Các doanh nghiệp nhà nƣớc chỉ đầu tƣ vào những ngành kinh tế
then chốt vừa chi phối đƣợc nền kinh tế vừa đảm bảo đƣợc an ninh, quốc
phòng và phục vụ lợi ích công cộng…
- Khuyến khích các thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tƣ nhân coi
đó là động lực quan trọng, thực hiện sự liên kết giữa các loại hình công
hữu – tƣ hữu sâu rộng ở cả trong và ngoài nƣớc.
Do đó, phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa
không chỉ là phát triển lực lƣợng sản xuất, mà còn là từng bƣớc xây
dựng quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp theo định hƣớng xã hội chủ
nghĩa.
c) Về quan hệ quản lý nền kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện đại ở mọi quốc gia trên thế giới,
nhà nƣớc đều phải can thiệp (điều tiết) quá trình phát triển kinh tế của
đất nƣớc nhằm khắc phục những hạn chế, khuyết tật của kinh tế thị
trƣờng và định hƣớng chúng theo mục tiêu đã định.
Quan hệ quản lý và cơ chế quản lý trong nền kinh tế thị trƣờng định
hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam có đặc trƣng riêng đó là:
- Nhà nƣớc quản lý và thực hành cơ chế quản lý là nhà nƣớc pháp
quyền xã hội chủ nghĩa.
- Đảng lãnh đạo nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa
thông qua cƣơng lĩnh, đƣờng lối phát triển kinh tế - xã hội và các chủ

100
trƣơng, quyết sách lớn trong từng thời kỳ phát triển của đất nƣớc, là yếu
tố quan trọng bảo đảm tính định hƣớng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế
thị trƣờng.
- Nhà nƣớc quản lý nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ
nghĩa thông qua pháp luật, các chiến lƣợc, kế hoạch, quy hoạch và cơ
chế chính sách cùng các công cụ kinh tế trên cơ sở tôn trọng những
nguyên tắc của thị trƣờng, phù hợp với yêu cầu xây dựng xã hội xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam.
- Nhà nƣớc tạo môi trƣờng để phát triển đồng bộ các loại thị
trƣờng, khuyến khích các thành phần kinh tế phát huy mọi nguồn lực để
mở mang kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh, có trật tự, kỷ
cƣơng.
- Nhà nƣớc tác động vào thị trƣờng nhằm bảo đảm tính bền vững
của các cân đối kinh tế vĩ mô; khắc phục những khuyết tật của kinh tế thị
trƣờng, khủng hoảng chu kỳ, khủng hoảng cơ cấu, khủng hoảng tài chính
- tiền tệ, thảm họa thiên tai, nhân tai…
- Nhà nƣớc hỗ trợ thị trƣờng trong nƣớc khi cần thiết, hỗ trợ các
nhóm dân cƣ có thu nhập thấp, gặp rủi ro trong cuộc sống… nhằm giảm
bớt sự phân hóa giàu nghèo và sự bất bình đẳng trong xã hội mà kinh tế
thị trƣờng mang lại.
d) Về quan hệ phân phối.
- Nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa là nền kinh
tế nhiều thành phần với sự đa dạng hóa các loại hình sở hữu và do vậy
thích ứng với nó là các loại hình phân phối khác nhau (cả đầu vào và đầu
ra của các quá trình kinh tế). Thực hiện nhiều hình thức phân phối thu
nhập là yêu cầu khách quan, phù hợp với thực trạng của quan hệ sản xuất
do đó có tác dụng thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và tiến bộ xã hội
- Các hình thức phân phối chủ yếu là: phân phối kết quả làm ra
(đầu ra) chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, theo mức đóng
góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua hệ thống an sinh xã hội,
phúc lợi xã hội.
- Nhà nƣớc thực hiện điều tiết phân phối để đảm bảo phân phối

101
công bằng các yếu tố sản xuất, tiếp cận và sử dụng các cơ hội và điều
kiện phát triển của mọi chủ thể kinh tế, tiến tới xây dựng xã hội mọi
ngƣời đều giàu có, góp phần cải thiện và nâng đời sống cho mọi tầng lớn
nhân dân trong xã hội, bảo đảm công bằng xã hội trong sử dụng các
nguồn lực kinh tế và đóng góp của họ trong quá trình lao động và sản
xuất, kinh doanh.
d) Gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội một cách tự
giác.
Nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
phải gắn tăng trƣởng kinh tế với công bằng xã hội; phát triển kinh tế đi
đôi với phát triển văn hóa – xã hội; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội
ngay trong từng chính sách, chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch và từng giai
đoạn phát triển của kinh tế thị trƣờng.
Giải quyết công bằng xã hội không chỉ là phƣơng tiện để tăng
trƣởng ổn định, bền vững mà còn là mục tiêu phải thực hiện. Mỗi chính
sách kinh tế đều phải hƣớng đến mục tiêu phát triển xã hội và mỗi chính
sách xã hội cũng phải nhằm tạo động lực thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế.
Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội không phải là cào bằng hay
kiểu bình quân, chia đều các nguồn lực và của cải làm ra bất chấp chất
lƣợng, hiệu quả sản xuất kinh doanh và sự đóng góp của mỗi ngƣời cho
sự phát triển chung của nền kinh tế.
Giải quyết công băng xã hội cần kết hợp sức mạnh của cả nhà nƣớc,
cộng đồng và mỗi ngƣời dân, coi trọng huy động các nguồn lực trong
nhân dân để đem lại lợi ích chung cho xã hội và mỗi ngƣời.
5.2. HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƢỜNG ĐỊNH HƢỚNG XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
5.2.1. Thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam
a) Khái niệm thể chế hinh tế và thể chế kinh tế thị trường định
hướng XHCN
* Thể chế kinh tế là hệ thống quy tắc, luật lệ, bộ máy quản lý và cơ
chế vận hành nhằm điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh tế, các hành

102
vi sản xuất kinh doanh và các quan hệ kinh tế.
Thể chế kinh tế bao gồm: (1) Hệ thống pháp luật về kinh tế của nhà
nƣớc và các quy tắc xã hội đƣợc nhà nƣớc thừa nhận; (2) hệ thống các
chủ thể thực hiện các hoạt động kinh tế; (3) các cơ chế, phƣơng pháp,
thủ tục thực hiện các quy định và vận hành nền kinh tế.
 Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: là hệ
thống đường lối, chủ trương chiến lược, hệ thống luật pháp, chính sách
quy định xác lập cơ chế vận hành, điều chỉnh chức năng, hoạt động, mục
tiêu, phương thức hoạt động, các quan hệ lợi ích của các tổ chức, các
chủ thể kinh tế nhằm hướng tới xác lập đồng bộ các yếu tố thị trường,
các loại thị trường hiện đại theo hướng góp phần thúc đẩy dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Theo đó, các thành tố cấu thành thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa bao gồm:
Một là: Các bộ quy tắc, chế định, luật pháp… với tƣ cách là các
chuẩn mực cho hành vi của các chủ thể trong nền kinh tế thị trƣờng định
hƣớng xã hội chủ nghĩa:
- Thể chế chính thức (bắt buộc mọi chủ thể phải thực hiện) đƣợc
quy định bằng các văn bản quy phạm pháp luật nhƣ: chế độ về sở hữu,
quản lý, phân phối, về chủ thể kinh doanh, về tổ chức và hoạt động của
cơ quan nhà nƣớc, về các loại thị trƣờng…
- Thể chế phi chính thức (không bắt buộc) chủ yếu có tính chất
ngầm định nhƣ các phong tục, tập quán xã hội, các thỏa ƣớc cộng
đồng…
Hai là: Các chủ thể tham gia kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa (ngƣời chơi) gồm các doanh nghiệp; các tổ chức kinh tế;
các tổ chức chính trị, xã hội; xã hội - nghề nghiệp… các cơ quan quản lý
nhà nƣớc về kinh tế và hoạt động của các tổ chức này.
Các chủ thể tham gia kinh tế thị trường gồm:
Nhà nước, Nhà nƣớc có các chức năng nhƣ: Xây dựng và hoàn
thiện thể chế; cung cấp các hàng hóa công cộng; kiểm soát độc quyền;
khắc phục tình trạng thị trƣờng không hoàn hảo; bảo hiểm xã hội; phối

103
hợp các hoạt động tƣ nhân và thực hiện phân phối lại của cải xã hội…
Doanh nghiệp, các chủ thể hoạt động sản xuất kinh doanh: là tế
bào, chủ thể của nền kinh tế thị trƣờng mà sự phát triển của nó có ý
nghĩa to lớn, ảnh hƣởng đến sự tồn vong, phát triển của nền kinh tế.
Trong quá trình phát triển các tế bào kinh tế này vừa phụ thuộc vào thể
chế kinh tế, vừa góp phần không nhỏ vào xây dựng và hoàn thiện thể chế
kinh tế.
Các tổ chức xã hội như: các hội, các tổ chức xã hội - nghề
nghiệp…các thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức
đoàn thể…họ là chủ thể phi sản xuất kinh doanh nằm ngoài hệ thống
cơ quan nhà nƣớc và tồn tại song song với thể chế nhà nƣớc.
Ba là: Các cơ chế vận hành kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa gồm: i) cơ chế vận hành các loại thị trƣờng (cạnh tranh, cung
cầu, giá cả tự do…), ii) và cơ chế vận hành các chủ thể tham gia thị
trƣờng (cạnh tranh; phân cấp; phối hợp; tham gia; điều tiết, kiểm tra,
đánh giá, giám sát…).
Bốn là: Thể chế về các yếu tố thị trường và các thị trường. Một
nền kinh tế thị trƣờng hiện đại, hoàn thiện cần có đầy đủ, đồng bộ các
yếu tố và các bộ phận của nó nhƣ: thị trƣờng hàng hóa, dịch vụ; thị
trƣờng các yếu tố sản xuất; thị trƣờng sức lao động; thị trƣờng tài chính
(thị trƣờng vốn, thị trƣờng tiền tệ); thị trƣờng khoa học - công nghệ…
5.2.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng định
hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Thứ nhất: Kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam là một nền kinh tế thị trƣờng hiện đại, một mặt nó phải đƣợc vận
hành theo các quy luật thị trƣờng, mặt khác phải có sự quản lý, điều tiết
của nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong khi đó chúng ta lại
chƣa có đƣợc những yếu tố này. Cho nên, việc tiếp tục hoàn thiện thể
chế là yêu cầu mang tính khách quan để phát huy mặt tích cực, khắc
phục mặt tiêu cực và khuyết tật của nó.
Thứ hai: Xuất phát từ yêu cầu nâng cao năng lực quản lý của nhà
nƣớc trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.

104
Thứ ba: Xuất phát từ sự phát triển của các tổ chức chính trị - xã
hội, xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức này ngày càng có vai trò quan
trọng trong xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng nhƣ đóng góp
xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng; phản biện chính sách
công; là cầu nối giữa nhà nƣớc, chính phủ với quần chúng nhân dân, với
các tổ chức trong và ngoài nƣớc.
Hộp 5.2. Đánh giá của Đảng Cộng sản Việt Nam về quá trình xây dựng thể chế
kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa
1. Thành tựu.
Một là, nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày
càng đầy đủ hơn; kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước được
hình thành, có nhiều đặc điểm của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập.
Hai là, hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách ngày càng hoàn thiện và phù hợp
hơn với luật pháp và thực hiện cam kết hội nhập quốc tế; môi trường đầu tư và kinh
doanh được cải thiện và thông thoáng hơn; quyền tự do kinh doanh và cạnh tranh
bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được bảo đảm hơn;
hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng; từng bước thích ứng với nguyên tắc và
chuẩn mực của thị trường toàn cầu.
Ba là, chế độ sở hữu, các thành phần kinh tế, loại hình doanh nghiệp phát triển
đa dạng. Các quyền và nghĩa vụ về tài sản được thể chế hóa tương đối đầy đủ. Hiệu
quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên. Việc đổi mới, sắp xếp, cơ cấu
lại, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước được đẩy mạnh; kinh tế tập thể được
quan tâm đổi mới; kinh tế tư nhân ngày càng được coi trọng; đội ngũ doanh nhân
không ngừng lớn mạnh; thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt được kết quả tích cực.
Bốn là, các yếu tố thị trường và các loại thị trường được hình thành đồng bộ
hơn, gắn kết hơn với thị trường khu vực và thế giới. Hầu hết các loại giá hàng hóa,
dịch vụ được xác lập theo cơ chế thị trường.
Năm là, huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực phù hợp hơn với cơ chế thị
trường. Các cơ chế, chính sách đã chú trọng giữa phát triển kinh tế với thực hiện
tiến bộ, công bằng xã hội, tạo điều kiện cho người dân tham gia và nhận được thành
quả từ quá trình phát triển kinh tế.
Sáu là, phương thức lãnh đạo của Đảng và hoạt động của nhà nước từng bước
được đổi mới phù hợp hơn với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
2. Hạn chế, yếu kém:
Một là, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta thực hiện còn chậm. Một số quy định pháp luật, cơ chế, chính sách còn
105
chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu ổn định, nhất quán; chưa tạo được đột phá trong huy
động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển.
Hai là, hiệu quả hoạt động của các chủ thể kinh tế, các loại hình doanh nghiệp
trong nền kinh tế còn nhiều hạn chế. Việc tiếp cận một số nguồn lực xã hội chưa bình
đẳng giữa các chủ thể kinh tế. Cải cách hành chính còn chậm.
Ba là, môi trường đầu tư, kinh doanh chưa thật sự thông thoáng, mức độ minh
bạch, ổn định chưa cao. Quyền tự do kinh doanh chưa được tôn trọng đầy đủ. Quyền
sở hữu tài sản chưa được bảo đảm thực thi nghiêm minh.
Bốn là, một số thị trường chậm hình thành và phát triển, vận hành còn nhiều
vướng mắc, kém hiệu quả; giá cả một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu chưa phù hợp
với cơ chế thị trường.
Năm là, thể chế bảo đảm thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội còn nhiều bất
cập. Bất bình đẳng xã hội, phân hóa giàu – nghèo có xu hướng gia tăng. Xóa đói,
giảm nghèo còn chưa bền vững. Hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả chưa cao, thiếu
chủ động phòng ngừa và xử lý tranh chấp thương mại quốc tế.
Sáu là, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với việc thực hiện nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới về kinh tế; cơ chế
kiểm soát quyền lực, phân công, phân cấp còn nhiều bất cập. Quản lý nhà nước chưa
đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; hiệu lực,
hiệu quả chưa cao; kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm.
Nguồn: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 03/6/2017 về
hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, H. 2017..

5.2.3. Những nhiệm vụ chủ yếu trong thực hiện hoàn thiện thể chế
kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
a) Hoàn thiện thể chế về sở hữu
Để hoàn thiện thể chế về sở hữu trong nền kinh tế thị trƣờng định
hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
Một là: Thể chế hóa đầy đủ quyền tài sản (quyền sở hữu, quyền sử
dụng, quyền định đoạt và hƣởng lợi từ tài sản) của nhà nƣớc, tổ chức và
cá nhân. Bảo đảm công khai, minh bạch về nghĩa vụ và trách nhiệm
trong thủ tục hành chính nhà nƣớc và dịch vụ công để quyền tài sản đƣợc
giao dịch thông suốt; bảo đảm hiệu lực thực thi và bảo vệ có hiệu quả
quyền sở hữu tài sản.
Hai là: Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về đất đai để huy động và sử
dụng hiệu quả đất đai, khắc phục tình trạng sử dụng đất lãng phí.
106
Ba là: Hoàn thiện pháp luật về quản lý, khai thác và sử dụng tài
nguyên thiên nhiên.
Bốn là: Hoàn thiện pháp luật về đầu tƣ vốn nhà nƣớc, sử dụng có
hiệu quả các tài sản công; phân biệt rõ tài sản đƣa vào kinh doanh và tài
sản để thực hiện mục tiêu chính sách xã hội.
Năm là: Hoàn thiện hệ thống thể chế liên quan đến sở hữu trí tuệ
theo hƣớng khuyến khích đổi mới, sáng tạo, bảo đảm tính minh bạch và
độ tin cậy, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Sáu là: Hoàn thiện khung pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh
chấp dân sự theo hƣớng thống nhất, đồng bộ. Phát triển hệ thống đăng ký
các loại tài sản, nhất là bất động sản.
b) Hoàn thiện thể chế phát triển các thành phần kinh tế, các loại
hình chủ thể kinh tế
Để hoàn thiện thể chế phát triển các thành phần kinh tế, các loại
hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ
nghĩa cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
Một là: Thực hiện nhất quán một mặt bằng pháp lý và điều kiện
kinh doanh cho các loại hình doanh nghiệp, không phân biệt hình thức sở
hữu và thành phần kinh tế. Mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh
tế đều bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật.
Hai là: Hoàn thiện pháp luật về đầu tƣ, kinh doanh, xóa bỏ các rào
cản đối với hoạt động đầu tƣ, kinh doanh; bảo đảm đầy đủ quyền tự do
kinh doanh của các chủ thể kinh tế đã đƣợc Hiến pháp quy định.
Ba là: Hoàn thiện thể chế về cạnh tranh, bảo đảm cạnh tranh lành
mạnh; xử lý dứt điểm tình trạng chồng chéo các quy định về điều kiện
kinh doanh.
Bốn là: Rà soát, hoàn thiện pháp luật về đấu thầu, đầu tƣ công và
các quy định pháp luật có liên quan, kiên quyết xóa bỏ các quy định bất
hợp lý.
Năm là: Hoàn thiện thể chế về các mô hình sản xuất kinh doanh,
nâng cao hiệu quả của các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã, các đơn vị
sự nghiệp, các nông lâm trƣờng.

107
Sáu là: Thúc đẩy các thành phần kinh tế, các khu vực kinh tế phát
triển đồng bộ để phát triển kinh tế tƣ nhân, phát triển các tập đoàn kinh
tế tƣ nhân, hoàn thiện thể chế thu hút đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài, hỗ
trợ doanh nghiệp trong nƣớc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
c) Hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường
và các loại thị trường
Để hoàn thiện thể chế phát triển đồng bộ các yếu tố thị trƣờng, các
loại thị trƣờng trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa
cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
Một là: Hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ các yếu tố thị
trường:
- Thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trƣờng; bảo đảm tính đúng,
tính đủ và công khai, minh bạch các yếu tố hình thành giá hàng hóa, dịch
vụ công thiết yếu.
- Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng,
phát huy đúng và đầy đủ vai trò chủ thể của ngƣời tiêu dùng, các hội bảo
vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng trong nền kinh tế;
- Thực hiện bình đẳng trong tiếp cận các yếu tố đầu vào của các
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
- Tăng cƣờng tính minh bạch đối với độc quyền nhà nƣớc; kiểm
soát chặt, xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp;
- Hoàn thiện thể chế phân bổ nguồn lực theo nguyên tắc thị trƣờng
- Hoàn thiện pháp luật phá sản doanh nghiệp theo cơ chế thị
trƣờng,.
Hai là: Hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ, vận hành thông
suốt các loại thị trường:
- Thị trường hàng hóa và dịch vụ: Phát triển mạnh các phƣơng thức
giao dịch thị trƣờng hiện đại. Phát triển thị trƣờng dịch vụ, nhất là các
dịch vụ có hàm lƣợng tri thức và công nghệ cao;
- Thị trường vốn: Cơ cấu lại ngân sách nhà nƣớc, quản lý nợ công
để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững. Đổi mới cơ chế
phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nƣớc, quản lý tài sản công;

108
- Thị trường tiền tệ: Hoàn thiện pháp luật, chính sách tiền tệ, phát
triển nhanh dịch vụ tài chính, ngân hàng;
- Thị trường khoa học, công nghệ: Phát triển và đồng bộ thị trƣờng
khoa học, công nghệ. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
- Thị trường bất động sản và quyền sử đụng đất: Hoàn thiện hệ
thống pháp luật, cơ chế, chính sách để phát triển thị trƣờng bất động sản
nhằm sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả đất đai và tài sản, kết cấu hạ tầng
trên đất.
- Thị trường sức lao động: Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát
triển thị trƣờng sức lao; có cơ chế, chính sách để định hƣớng chuyển
dịch sức lao động, phân bổ hợp lý sức lao động theo vùng. Coi trọng bảo
vệ lợi ích của ngƣời lao động.
d) Hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với bảo đảm
phát triển bền vững, tiến bộ và công bằng xã hội, quốc phòng an ninh
và thích ứng với biến đổi khí hậu
Một là: Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế nhanh và bền vững với
phát triển xã hội bền vững, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Phát
triển an sinh xã hội, huy động sự tham gia của các thành phần xã hội vào
thực thi chính sách an sinh xã hội, thực hiện giảm nghèo bền vững.
Hai là: Tăng cƣờng hiệu quả cơ chế giám sát, thanh tra, kiểm tra,
xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng, phòng, chống thiên tai,
thảm họa, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Ba là: Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Phát triển y tế,
bảo vệ sức khỏe nhân dân. Phát triển văn hóa, xây dựng con ngƣời Việt
Nam phát triển toàn diện.
Bốn là: Hoàn thiện thể chế kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm
quốc phòng - an ninh
Năm là: Xây dựng thể chế liên kết vùng, hoàn thiện quy hoạch
phát triển kinh tế vùng trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của từng địa
phƣơng.
e) Hoàn thiện thể chế về hội nhập kinh tế quốc tế

109
- Tiếp tục rà soát, bổ sung, điều chỉnh hệ thống pháp luật và các
thể chế liên quan đáp ứng yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế của Việt
Nam. Đổi mới công tác xúc tiến thƣơng mại và đầu tƣ, nâng cao năng
lực phòng ngừa, giải quyết tranh chấp thƣơng mại, đầu tƣ quốc tế.
Hai là: Thực hiện nhất quán chủ trƣơng đa phƣơng hóa, đa dạng
hóa trong hợp tác kinh tế quốc tế. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc
gia, tiềm lực của các doanh nghiệp trong nƣớc.
g) Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, vai trò xây dựng và
thực hiện thể chế kinh tế của nhà nước, phát huy vai trò làm chủ của
nhân dân trong hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa
Thứ nhất, đổi mới nội dung và phƣơng thức lãnh đạo của Đảng về
kinh tế - xã hội. Trong đó nâng cao năng lực về hoạch đƣờng lối, chủ
trƣơng phát triển kinh tế - xã hội của Đảng.
Thứ hai, Đổi mới phƣơng thức quản lý nhà nƣớc về kinh tế; thực
hiện đúng và đẩy đủ chức năng của nhà nƣớc trong nền kinh tế thị
trƣờng.
Thứ ba, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân. Thể chế hóa các
quy định của Hiến pháp về quyền con ngƣời, bảo đảm để ngƣời dân và
các tổ chức này đƣợc tham gia quá trình xây dựng thể chế, phát triển
kinh tế; giải quyết các vấn đề xã hội và thực thi các chính sách an sinh xã
hội.
5.3. CÁC QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ Ở VIỆT NAM
5.3.1. Lợi ích kinh tế và quan hệ lợi ích kinh tế
a) Lợi ích kinh tế
Khái niệm lợi ích kinh tế
Để tồn tại, phát triển, con ngƣời cần đƣợc thoả mãn các nhu cầu
vật chất cũng nhƣ nhu cầu tinh thần. Lợi ích thu đƣợc khi con ngƣời
đƣợc thỏa mãn nhu cầu của mình. Lợi ích có thể là lợi ích vật chất, có
thể là lợi ích tinh thần.
Lợi ích kinh tế là lợi ích vật chất, lợi ích thu được khi thực hiện
các hoạt động kinh tế của con người.

110
Tính chất, bản chất và biểu hiện của lợi ích kinh tế
- Xét về tính chất, lợi ích kinh tế phản ánh quan hệ xã hội giữa các
thành viên trong xã hội với nhau thông qua hoạt động kinh tế. Lợi ích
kinh tế mang tính chất khách quan. Lợi ích kinh tế là sự thỏa mãn nhu
cầu kinh tế của con ngƣời đƣợc quyết định bởi các điều kiện, trình độ
phát triển của xã hội, lợi ích kinh tế.
- Xét về bản chất, lợi ích kinh tế phản ánh bản chất quan hệ kinh tế.
Các quan hệ kinh tế đƣợc xác lập đã hàm chứa những lợi ích kinh tế của
những ngƣời tham gia quan hệ kinh tế đó. Các quan hệ kinh tế trong xã
hội luôn mang tính lịch sử, do vậy, lợi ích kinh tế trong mỗi giai đoạn
cũng phản ánh bản chất xã hội của giai đoạn lịch sử đó.
- Về biểu hiện, gắn với các chủ thể kinh tế khác nhau là những lợi
ích tƣơng ứng nhƣ lợi nhuận của nhà kinh doanh, tiền công của ngƣời
lao động... Lợi ích kinh tế đƣợc xác lập trong quan hệ kinh tế nhất định,
tùy thuộc vào vai trò của các chủ thể trong quan hệ đó.
b) Vai trò của lợi ích kinh tế trong nền kinh tế thị trường
- Lợi ích kinh tế là mục tiêu của các hoạt động kinh tế. Con
ngƣời tiến hành các hoạt động kinh tế trƣớc hết là để thỏa mãn các nhu
cầu vật chất của mình. Mọi chủ thể kinh tế đều phải hành động để nâng
cao thu nhập của mình. Thực hiện lợi ích kinh tế của các giai tầng xã hội,
đặc biệt của ngƣời dân vừa là cơ sở bảo đảm cho sự ổn định và phát triển
xã hội.
- Lợi ích kinh tế là động lực của các hoạt động kinh tế. Về khía
cạnh kinh tế, tất cả các chủ thể kinh tế đều hành động trƣớc hết vì lợi ích
chính đáng của mình. Mọi ngƣời đều phải tích cực lao động sản xuất;
chủ doanh nghiệp phải tìm cách nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn
lực, đáp ứng các nhu cầu…Tất cả những điều đó đều có tác dụng thúc
đẩy sự phát triển của lực lƣợng sản xuất, nâng cao đời sống của ngƣời
dân.
- Lợi ích kinh tế là động lực của các hoạt động xã hội. “Động
lực của toàn bộ lịch sử chính là cuộc đấu tranh của các giai cấp và những
xung đột về quyền lợi của họ” và “nguồn gốc vấn đề trƣớc hết là những

111
lợi ích kinh tế”9. Nhƣ vậy, mọi vận động của lịch sử, dù dƣới hình thức
nhƣ thế nào, xét đến cùng, đều xoay quanh vấn đề lợi ích, mà trƣớc hết
là lợi ích kinh tế.
- Lợi ích kinh tế còn là cơ sở thực hiện lợi ích chính trị, lợi ích
xã hội, lợi ích văn hóa. Lợi ích kinh tế đƣợc thực hiện sẽ tạo điều kiện
vật chất cho sự hình thành và thực hiện lợi ích chính trị, lợi ích xã hội,
lợi ích văn hóa của các chủ thể xã hội.
c) Quan hệ lợi ích kinh tế
Khái niệm về quan hệ lợi ích kinh tế
Quan hệ lợi ích kinh tế là sự thiết lập những tương tác giữa con
người với con người, giữa các cộng đồng người, giữa các tổ chức kinh
tế, giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế, giữa con người với tổ chức
kinh tế, giữa quốc gia với phần còn lại của thế giới nhằm mục tiêu xác
lập các lợi ích kinh tế trong mối liên hệ với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng của một giai đoạn
phát triển xã hội nhất định.
Sự thống nhất và mâu thuẫn trong các quan hệ lợi ích kinh tế
- Sự thống nhất:
+ Các chủ thể đều có quan hệ với nhau, do đó lợi ích của chủ thể
này đƣợc thực hiện thì lợi ích của chủ thể khác cũng trực tiếp hoặc gián
tiếp đƣợc thực hiện.
+ Mục tiêu của các chủ thể chỉ đƣợc thực hiện trong mối quan hệ
và phù hợp với mục tiêu của các chủ thể khác. Khi các chủ thể kinh tế
hành động vì mục tiêu chung hoặc các mục tiêu thống nhất với nhau thì
các lợi ích kinh tế của các chủ chể đó thống nhất với nhau.
- Sự mâu thuẫn:
+ Các chủ thể kinh tế có thể hành động theo những phƣơng thức
khác nhau để thực hiện các lợi ích của mình. Sự khác nhau đó đến mức
đối lập thì trở thành mâu thuẫn.
+ Lợi ích của những chủ thể kinh tế có quan hệ trực tiếp trong việc
phân phối kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, thu nhập của chủ thể

9
C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 4, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội – tr.410.
112
này tăng lên thì thu nhập của chủ thể khác giảm xuống. Mâu thuẫn về lợi
ích kinh tế là cội nguồn của các xung đột xã hội.
d) Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế
Các quan hệ lợi ích trong nền kinh tế thị trƣờng chịu tác động của
nhiều nhân tố, cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Lợi ích kinh
tế trƣớc hết phụ thuộc vào số lƣợng, chất lƣợng hàng hóa và dịch vụ, mà
điều này lại phụ thuộc vào trình độ phát triển lực lƣợng sản xuất. Do đó,
trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất càng cao, việc đáp ứng lợi ích
kinh tế của các chủ thể càng tốt.
Thứ hai, địa vị của chủ thể trong hệ thống quan hệ sản xuất xã
hội. Quan hệ sản xuất, mà trƣớc hết là quan hệ sở hữu về tƣ liệu sản
xuất, quyết định vị trí, vai trò của mỗi con ngƣời, mỗi chủ thể trong quá
trình tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội. Do đó, không có lợi ích
kinh tế nằm ngoài những quan hệ sản xuất và trao đổi, mà nó là sản
phẩm của những quan hệ sản xuất và trao đổi, là hình thức tồn tại và biểu
hiện của các quan hệ sản xuất và trao đổi trong nền kinh tế thị trƣờng.
Thứ ba, chính sách phân phối thu nhập của nhà nước. Sự can
thiệp của nhà nƣớc thông qua chính sách phân phối thu nhập của nhà
nƣớc làm thay đổi mức thu nhập và tƣơng quan thu nhập của các chủ thể
kinh tế.
Thứ tư, hội nhập kinh tế quốc tế. Khi mở cửa hội nhập, các quốc
gia có thể gia tăng lợi ích kinh tế từ thƣơng mại quốc tế, đầu tƣ quốc tế
nhƣng cũng có thể bị ảnh hƣởng bởi cạnh tranh của hàng hóa nƣớc ngoài.
Do đó, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tác động mạnh mẽ và nhiều chiều đến lợi
ích kinh tế của các chủ thể.
e) Một số quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị
trường và phương thức thực hiện lợi ích kinh tế trong các quan hệ lợi
ích chủ yếu
Quan hệ lợi ích giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao
động. - Người lao động là ngƣời bán sức lao động, chịu sự quản
lý, điều hành của ngƣời sử dụng lao động. Lợi ích kinh tế của ngƣời lao

113
động thể hiện tập trung ở thu nhập (trƣớc hết là tiền lƣơng, tiền thƣởng)
mà họ nhận đƣợc từ việc bán sức lao động
- Người sử dụng lao động là chủ doanh nghiệp (nhà tƣ bản trong
CNTB), cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mƣớn,
sử dụng lao động theo hợp đồng lao động. Lợi ích kinh tế của ngƣời sử
dụng lao động thể hiện ở lợi nhuận mà họ thu đƣợc
- Lợi ích kinh tế của ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động có
quan hệ chặt chẽ, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau.
+ Sự thống nhất về lợi ích kinh tế giữa ngƣời lao động và ngƣời sử
dụng lao động thể hiện: lợi ích của họ đều gắn với kết quả sản xuất kinh
doanh, sự cố gắng của mỗi bên là điều kiện để thực hiện lợi ích kinh tế
của cả hai bên.
+ Sự mâu thuẫn: biểu hiện ở chỗ thu nhập từ các hoạt động kinh tế
là xác định nên lợi nhuận của ngƣời sử dụng lao động tăng lên thì tiền
lƣơng của ngƣời lao động giảm xuống và ngƣợc lại. Nếu mâu thuẫn
không đƣợc giải quyết hợp lý sẽ ảnh hƣởng xấu tới các hoạt động kinh
tế.
- Phương thức thực hiện lợi ích kinh tế trong quan hệ giữa những
người lao động và những người sử dụng lao động.
+ Ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động trƣớc hết phải tham
gia thị trƣờng lao động. Sự cạnh tranh giữa hai bên sẽ hình thành một
mức giá (tiền lƣơng) hai bên chấp nhận đƣợc. Đây là thỏa thuận, nhân
nhƣợng, đồng thuận đầu tiên để hai bên thực hiện lợi ích kinh tế của
mình.
+ Thỏa thuận tiếp theo là việc thực hiện quá trình lao động, kết
quả của quá trình lao động là hàng hóa, dịch vụ trong đó chứa đựng giá
trị và giá trị thặng dƣ mà ngƣời lao động đã tạo ra. Sau khi thực hiện giá
trị và giá trị thặng dƣ, ngƣời lao động đƣợc trả lƣơng, ngƣời sử dụng lao
động nhận đƣợc lợi nhuận. Lợi ích kinh tế của hai bên đã đƣợc thực
hiện.
Quan hệ lợi ích giữa những ngƣời sử dụng lao động.
- Những ngƣời sử dụng lao động vừa là đối tác, vừa là đối thủ của

114
nhau, từ đó tạo ra sự thống nhất và mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa họ.
+ Những ngƣời sử dụng lao động liên kết và cạnh tranh với nhau
trong ứng xử với ngƣời lao động, với những ngƣời cho vay vốn, cho thuê
đất, với nhà nƣớc, trong chiếm lĩnh thị trƣờng…
+ Cạnh tranh quyết liệt với nhau để giành giật các điều kiện có lợi
trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa. Trong cạnh tranh tất yếu một số nhà
kinh doanh bị thua lỗ, phá sản… bị loại bỏ khỏi thƣơng trƣờng. Đồng
thời, những ngƣời thu đƣợc nhiều lợi nhuận sẽ phát triển nhanh chóng.
- Phương thức thực hiện lợi ích kinh tế trong quan hệ giữa những
người sử dụng lao động.
+ Cạnh tranh trong việc mua các yếu tố đầu vào (thuê đất đai, vốn,
sức lao động…). và tìm mọi cách để nâng cao chất lƣợng hàng hóa, dịch
vụ; tiết giảm mọi chi phí đến mức có thể để có thể bán đƣợc hàng hóa,
dịch vụ nhằm thu hồi vốn và có lãi. Cạnh tranh trong cùng ngành đã hình
thành nên giá trị thị trƣờng của hàng hóa.
+ Những ngƣời sử dụng lao động ở các ngành kinh doanh khác
nhau cũng cạnh tranh với nhau thì họ cạnh tranh bằng di chuyển vốn đầu
tƣ từ những ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp sang những ngành có tỷ suất
lợi nhuận cao. Quá trình này dẫn tới hình thành tỷ suất lợi nhuận bình
quân và giá cả sản xuất và phân chia lại giá trị thặng dƣ giữa các ngành.
Quan hệ lợi ích giữa những ngƣời lao động.
- Trong nền kinh tế thị trƣờng, nhiều ngƣời muốn bán sức lao
động. Do đó, ngƣời lao động phải cạnh tranh với nhau để bán sức lao
động.
- Nếu những ngƣời lao động thống nhất đƣợc với nhau, họ có thể
thực hiện đƣợc các yêu sách của mình (ở một chừng mực nhất định) đối
với giới chủ (những ngƣời sử dụng lao động).
- Mâu thuẫn giữa những ngƣời lao động trong cạnh tranh tìm việc
làm có thể dẫn đến hậu quả tiền lƣơng của ngƣời lao động bị giảm
xuống, một bộ phận ngƣời lao động bị sa thải. Để hạn chế mâu thuẫn
này, ngƣời lao động đã thành lập tổ chức riêng, điều đó là cần thiết
nhƣng phải dựa trên các quy định của pháp luật.

115
- Phương thức thực hiện lợi ích trong quan hệ giữa những người
lao động.
+ Ngƣời lao động phải cạnh tranh với nhau trên thị trƣờng lao
động, để bán sức lao động, muốn vậy, họ cần phải học tập, nâng cao tay
nghề, nâng cao sức khỏe, thể lực… Điều này phù hợp với yêu cầu phát
triển nguồn nhân lực, với lợi ích xã hội. Tuy nhiên, cạnh tranh với nhau
ngƣời lao động buộc phải chấp nhận hạ thấp tiền lƣơng hoặc khó tránh
khỏi tình trạng một bộ phận ngƣời lao động không tìm đƣợc việc làm.
+ Để thực hiện lợi ích kinh tế của mình, ngƣời lao động phải đoàn
kết với nhau trong cuộc đấu tranh với những ngƣời sử dụng lao động, đòi
tăng lƣơng, giảm giờ làm…
Quan hệ giữa lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội.
- Trong cơ chế thị trƣờng, cá nhân tồn tại dƣới nhiều hình thức nhƣ
ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động. Mỗi ngƣời đều có lợi ích cá
nhân riêng của mình. Lợi ích cá nhân là động lực của hoạt động kinh tế
- Lợi ích xã hội là lợi ích chung, lợi ích của toàn xã hội.
- Lợi ích xã hội đóng vai trò định hƣớng cho lợi ích cá nhân và các
hoạt động thực hiện lợi ích cá nhân. Lợi ích xã hội là cơ sở của sự thống
nhất giữa các lợi ích cá nhân, tạo ra sự thống nhất trong hoạt động của
các chủ thể khác nhau trong xã hội. Ở đâu không có lợi ích chung thì ở
đó không thể có sự thống nhất về mục đích và cũng không thể có sự
thống nhất về hành động đƣợc.
- Các cá nhân, tổ chức hoạt động trong cùng ngành, cùng lĩnh vực,
liên kết với nhau trong hành động để thực hiện tốt hơn lợi ích riêng (lợi
ích cá nhân, tổ chức) của họ hình thành nên “lợi ích nhóm”. “Lợi ích
nhóm” và “nhóm lợi ích” nếu phù hợp với lợi ích quốc gia, không gây
tổn hại đến các lợi ích khác cần đƣợc tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện
vì đất nƣớc có thêm động lực phát triển; ngƣợc lại, khi chúng mâu thuẫn
với lợi ích quốc gia, làm tổn hại các lợi ích khác thì cần phải ngăn chặn.
- Phương thức thực hiện quan hệ giữa lợi ích người lao động, lợi
ích người sử dụng lao động và lợi ích xã hội.
+ Lợi ích kinh tế của ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động

116
đƣợc các chủ thể trực tiếp chăm lo, thực hiện. Trong cơ chế thị trƣờng,
lợi ích xã hội không có chủ thể trực tiếp chăm lo nhƣng khi các cá nhân
(ngƣời lao động, chủ doanh nghiệp) hoạt động theo các quy định của
pháp luật thì họ vừa đảm bảo lợi ích cá nhân vừa tạo ra lợi ích cho xã
hội. Lợi ích lớn nhất của xã hội (hay đất nƣớc, quốc gia) là phát triển. Khi
lợi ích xã hội đƣợc thực hiện có nghĩa là đất nƣớc phát triển.
+ Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện đại, nhà nƣớc là một chủ thể
kinh tế, có lợi ích riêng. Lợi ích kinh tế của nhà nƣớc đƣợc thực hiện
bằng việc thu thuế với các tổ chức và cá nhân. Nguồn thu từ thuế càng
tăng, lợi ích nhà nƣớc càng đƣợc bảo đảm. Nhƣ thế, nhà nƣớc cũng có
quan hệ lợi ích, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với các chủ thể khác.
+ Tuy nhiên, không phải lợi ích cá nhân nào cũng hài hòa với lợi
ích xã hội. Trong cơ chế thị trƣờng, những hiện tƣợng lừa đảo, gian lận,
buôn lậu… diễn ra khá phổ biến và làm tổn hại không chỉ lợi ích ngƣời
tiêu dùng, mà cả lợi ích của các doanh nghiệp thực hiện đúng các quy
định của pháp luật, đến sự phát triển của nền kinh tế. Để khắc phục cần
phải có sự quản lý của nhà nƣớc.
Nhƣ vậy, cơ chế thị trƣờng là phƣơng thức thực hiện các quan hệ
lợi ích kinh tế thông qua hợp tác và cạnh tranh giữa các chủ thể, dƣới sự
tác động của các quy luật thị trƣờng.
5.3.2. Vai trò nhà nƣớc trong bảo đảm hài hòa các quan hệ lợi ích
a) Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt
động tìm kiếm lợi ích của các chủ thể kinh tế
- Các hoạt động kinh tế bao giờ cũng cũng diễn ra trong một môi
trƣờng nhất định. Môi trƣờng càng thuận lợi, các hoạt động kinh tế càng
hiệu quả và không ngừng mở rộng. Môi trƣờng vĩ mô thuận lợi không tự
hình thành, mà phải đƣợc nhà nƣớc tạo lập. Tạo lập môi trƣờng thuận lợi
cho các hoạt động kinh tế trƣớc hết là giữ vững ổn định về chính trị.
- Tạo lập môi trƣờng thuận lợi cho các hoạt động kinh tế đòi hỏi
phải xây dựng đƣợc môi trƣờng pháp luật thông thoáng, bảo vệ đƣợc lợi
ích chính đáng của các chủ thể kinh tế trong và ngoài nƣớc, đặc biệt là
lợi ích của đất nƣớc. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế mỗi quốc gia còn

117
phải tuân thủ các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
- Tạo lập môi trƣờng thuận lợi cho các hoạt động kinh tế tất yếu
phải đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng của nền kinh tế (bao gồm hệ thống
đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng sông, đƣờng hàng không…; hệ thống cầu
cống; hệ thống điện, nƣớc; hệ thống thông tin liên lạc…).
- Tạo lập môi trƣờng thuận lợi cho các hoạt động kinh tế còn là tạo
lập môi trƣờng văn hóa phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trƣờng.
Đó là môi trƣờng trong đó con ngƣời năng động, sáng tạo; tôn trọng kỷ
cƣơng, pháp luật; giữ chữ tín…
b) Điều hòa lợi ích giữa cá nhân - doanh nghiệp - xã hội
- Nhà nƣớc cần có các chính sách, trƣớc hết là chính sách phân
phối thu nhập nhằm bảo đảm hài hòa các lợi ích kinh tế. Trong điều kiện
kinh tế thị trƣờng, một mặt, phải thừa nhận sự chênh lệch về mức thu
nhập giữa các tập thể, các cá nhân là khách quan; nhƣng mặt khác phải
ngăn chặn sự chênh lệch thu nhập quá đáng.
- Phân phối không chỉ phụ thuộc vào quan hệ sở hữu, mà còn phụ
thuộc vào trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất. Do đó, phát triển
mạnh mẽ lực lƣợng sản xuất, phát triển khoa học - công nghệ để nâng
cao thu nhập cho các chủ thể kinh tế. Đó chính là những điều kiện vật
chất để thực hiện ngày càng đầy đủ sự công bằng xã hội trong phân phối.
c) Kiểm soát, ngăn ngừa các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu
cực đối với sự phát triển xã hội
- Nhà nƣớc phải tích cực, chủ động thực hiện phân phối công
bằng, hợp lý góp phần quan trọng đảm bảo hài hòa các lợi ích kinh tế.
- Nhà nƣớc phải chăm lo đời sống vật chất cho mọi ngƣời dân,
ngƣời dân phải đạt đƣợc mức sống tối thiểu. Cần thực hiện có hiệu quả
các chính sách xoá đói giảm nghèo.
- Chú trọng các chính sách ƣu đãi xã hội, vận động toàn dân tham
gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nƣớc nhớ nguồn. Đẩy mạnh
các hoạt động nhân đạo, từ thiện, giúp đỡ ngƣời nghèo, đồng bào các
vùng gặp thiên tai...
- Xây dựng và thực thi các chính sách khuyến khích ngƣời dân

118
làm giàu hợp pháp. Về nguyên tắc, ngƣời dân đƣợc làm tất cả những gì
luật pháp không cấm; luật pháp chỉ cấm những hoạt động gây tổn hại lợi
ích quốc gia và các lợi ích hợp pháp khác. Bên cạnh đó, nhà nƣớc cần có
những giải pháp rất cần thiết để loại bỏ những đòi hỏi không hợp lý về
thu nhập, loại bỏ thu nhập bất hợp pháp, phải kiểm soát đƣợc thu nhập
của công dân, trƣớc hết là thu nhập của cán bộ, công chức nhà nƣớc.
- Nhà nƣớc cần xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật pháp, đó là
công cụ quan trọng để thực hiện công khai, minh bạch, thực hiện sự
giám sát và phòng chống tham nhũng...
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra và
xử lý vi phạm, thực hiện công bằng xã hội, mà quan trọng hơn là ngăn
chặn các hình thức thu nhập bất hợp pháp.
d) Giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế
- Mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế là khách quan, nếu không
đƣợc giải quyết sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến động lực của các hoạt động
kinh tế. Do đó, khi các mâu thuẫn phát sinh cần đƣợc giải quyết kịp thời.
Muốn vậy, các cơ quan chức năng của nhà nƣớc cần phải thƣờng xuyên
quan tâm phát hiện mâu thuẫn và chuẩn bị chu đáo các giải pháp đối
phó. Nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế là phải có
sự tham gia của các bên liên quan, có nhân nhƣợng và phải đặt lợi ích
đất nƣớc lên trên hết.
Ngăn ngừa là chính nhƣng khi mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế
bùng phát có thể dẫn đến xung đột (đình công, bãi công…). Khi có xung
đột giữa các chủ thể kinh tế, cần có sự tham gia hòa giải của các tổ chức
xã hội có liên quan, đặc biệt là nhà nƣớc.
Các thuật ngữ cần ghi nhớ:
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: đặc trưng; thể chế;
thể chế kinh tế; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Lợi
ích kinh tế, quan hệ lợi ích, người lao động, người sử dụng lao động,
quan hệ lợi ích cá nhân - xã hội.

119
Chƣơng 6
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP KINH
TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Nội dung của chƣơng 6 sẽ cung cấp hệ thống tri thức về công
nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam trong bối cảnh thích ứng với cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ (4.0). Đồng thời cung cấp một cách
có hệ thống tri thức về hội nhập kinh tế quốc tế, tác động của hội nhập
kinh tế quốc tế và việc xây dựng nền kinh tế Việt Nam Độc lập - Tự
chủ trong hội nhập kinh tế quốc tế.
120
6.1. CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM
6.1.1. Khái quát cách mạng công nghiệp và công nghiệp hóa
a) Khái quát về cách mạng công nghiệp
Khái niệm cách mạng công nghiệp
Trong nghiên cứu lý luận, hiện nay có nhiều cách quan niệm về
cách mạng công nghiệp cũng nhƣ tiêu chí xác định về một cuộc cách
mạng công nghiệp, ở đây, theo cách tiếp cận của kinh tế chính trị Mác -
Lênin có thể hiểu:
Cách mạng công nghiệp được hiểu đó là những bước phát triển
nhảy vọt về chất trình độ của tư liệu lao động trên cơ sở những phát
minh đột phá về kỹ thuật và công nghệ trong quá trình phát triển của
nhân loại kéo theo sự thay đổi căn bản về trình độ phân công lao động
xã hội cũng như tạo bước phát triển năng suất lao động cao hơn hẳn
nhờ áp dụng một cách phổ biến những tính năng mới trong kỹ thuật -
công nghệ đó vào đời sống xã hội.
Cách mạng công nghiệp theo nghĩa hẹp: là cuộc cách mạng trong
lĩnh vực sản xuất, tạo ra sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế - xã hội,
văn hóa và kỹ thuật, xuất phát từ nƣớc Anh sau đó lan tỏa ra toàn thế
giới. Cách mạng công nghiệp theo nghĩa rộng: là những cuộc cách
mạng diễn ra ngày càng sâu rộng trong lĩnh vực sản xuất, dẫn đến những
thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế - xã hội, văn hoá và kỹ thuật của xã
hội loài ngƣời với mức độ ngày càng cao. Nhƣ vậy, theo nghĩa rộng thì
“cách mạng công nghiệp” bao quát tất cả các cuộc cách mạng công
nghiệp diễn ra trên thế giới.
Khái quát lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp
Về mặt lịch sử, cho đến nay, loài ngƣời đã trải qua ba cuộc cách
mạng công nghiệp và đang bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
tƣ (cách mạng công nghiệp 4.0). Cụ thể:
Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (1.0) khởi phát từ nƣớc Anh,
bắt đầu từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX. Nội dung cơ bản của
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là chuyển từ lao động thủ công
thành lao động sử dụng máy móc, thực hiện cơ giới hóa sản xuất bằng

121
việc sử dụng năng lƣợng nƣớc và hơi nƣớc.
Nghiên cứu về cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, C.Mác đã
khái quát tính quy luật của cách mạng công nghiệp qua ba giai đoạn phát
triển là: hiệp tác giản đơn, công trƣờng thủ công và đại công nghiệp.
Cách mạng công nghiệp lần thứ hai (2.0) diễn ra vào nửa cuối thế
kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Nội dung của cách mạng công nghiệp lần
thứ hai đƣợc thể hiện ở việc sử dụng năng lƣợng điện và động cơ điện,
để tạo ra các dây chuyền sản xuất có tính chuyên môn hoá cao, chuyển
nền sản xuất cơ khí sang nền sản xuất điện - cơ khí và sang giai đoạn tự
động hóa cục bộ trong sản xuất.
Cách mạng công nghiệp lần thứ ba (3.0) bắt đầu từ khoảng những
năm đầu thập niên 60 thế kỷ XX đến cuối thế kỷ XX. Đặc trƣng cơ bản
của cuộc cách mạng này là sử dụng công nghệ thông tin, tự động hóa sản
xuất. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba đã chuyển từ công nghiệp
điện tử - cơ khí, sang công nghệ số. Sản phẩm đƣợc sản xuất hàng loạt
với sự chuyên môn hóa cao, cùng với sự phát triển của mạng Internet,
máy tính điện tử, điện thoại di động.
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) đƣợc đề cập lần đầu tiên
tại Hội chợ triển lãm công nghệ Hannover (CHLB Đức) năm 2011 và
đƣợc Chính phủ Đức đƣa vào “Kế hoạch hành động chiến lƣợc công
nghệ cao” năm 2012. Gần đây tại Việt Nam cũng nhƣ trên nhiều diễn
đàn kinh tế thế giới, việc sử dụng thuật ngữ cách mạng công nghiệp lần
thứ tƣ với hàm ý có một sự thay đổi về chất trong lực lƣợng sản xuất
trong nền kinh tế thế giới. Cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ đƣợc hình
thành trên cơ sở cuộc cách mạng số, gắn với sự phát triển và phổ biến
của Internet kết nối vạn vật với nhau (Internet of Things – IoT). Cách
mạng công nghiệp lần thứ tƣ đƣợc phát triển ở ba lĩnh vực chính là vật
lý, công nghệ số và sinh học. Biểu hiện đặc trƣng là sự xuất hiện các
công nghệ mới có tính đột phá về chất so với các công nghệ truyền
thống.
Hộp 6.1. Tóm tắt đặc trƣng của các cuộc cách mạng công nghiệp
Cách mạng công Cách mạng công Cách mạng công Cách mạng công
nghiệp lần thứ nghiệp lần thứ hai nghiệp lần thứ ba nghiệp lần thứ tƣ
nhất 122
Sử dụng năng Sử dụng năng lƣợng Sử dụng công nghệ Liên kết giữa thế giới
lƣợng nƣớc và hơi điện và động cơ thông tin và máy thực và ảo, để thực
nƣớc, để cơ khí điện, để tạo ra dây tính, để tự động hiện công việc thông
hoá sản xuất truyền sản xuất hàng hoá sản xuất minh và hiệu quả nhất
Nhƣ vậy, mỗi cuộc cách mạng công nghiệp xuất hiện có những nội
dung cốt lõi về tƣ liệu lao động. Sự phát triển của tƣ liệu lao động đã
thúc đẩy sự phát triển của văn minh nhân loại. Theo nghĩa đó, vai trò của
cách mạng công nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thúc đẩy
phát triển.
Vai trò của cách mạng công nghiệp đối với phát triển
i) Một là, thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất
- Các cuộc cách mạng công nghiệp có những tác động vô cùng to
lớn đến sự phát triển lực lƣợng sản xuất của các quốc gia. Từ chỗ máy
móc ra đời thay thế cho lao động chân tay cho đến sự ra đời của máy tính
điện tử, chuyển nền sản xuất sang giai đoạn tự động hóa, tác động tới
quá trình điều chỉnh cấu trúc và vai trò của các nhân tố trong lực lƣợng
sản xuất xã hội, tài sản cố định thƣờng xuyên đƣợc đổi mới, quá trình tập
trung hóa sản xuất đƣợc đẩy nhanh.
- Cách mạng công nghiệp có vai trò to lớn trong phát triển nguồn
nhân lực, nó vừa đặt ra những đòi hỏi về chất lƣợng nguồn nhân lực
ngày càng cao nhƣng mặt khác lại tạo điều kiện để phát triển nguồn nhân
lực.
- Cách mạng công nghiệp đã đƣa sản xuất của con ngƣời vƣợt quá
những giới hạn về tài nguyên thiên nhiên cũng nhƣ sự phụ thuộc của sản
xuất vào các nguồn năng lƣợng truyền thống.
- Cách mạng công nghiệp tạo cơ hội cho các nƣớc đang và kém
phát triển tiếp cận với những thành tựu mới của khoa học công nghệ, tận
dụng lợi thế của những nƣớc đi sau; thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại

123
hóa để bứt phá, rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển với các nƣớc
đi trƣớc.
- Cách mạng công nghiệp tạo cơ hội cho các nƣớc phát triển nhiều
ngành kinh tế và những ngành mới thông qua mở rộng ứng dụng những
thành tựu về công nghệ thông tin, công nghệ số, công nghệ điều khiển,
công nghệ sinh học. Cách mạng công nghiệp thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, hình thành cơ cấu kinh tế mới theo hƣớng hiện đại, hội nhập
quốc tế và hiệu quả cao.
- Tạo điều kiện cho ngƣời dân đƣợc hƣởng lợi nhờ tiếp cận đƣợc
với nhiều sản phẩm và dịch vụ mới có chất lƣợng cao với chi phí thấp
hơn.
ii) Hai là, thúc đẩy hoàn thiện quan hệ sản xuất
- Các cuộc cách mạng công nghiệp tất yếu dẫn đến quá trình điều
chỉnh, phát triển và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội. Trƣớc hết là sự
biến đổi về sở hữu tƣ liệu sản xuất. Nền sản xuất lớn ra đời thay thế dần
cho sản xuất nhỏ, khép kín, phân tán. Công ty cổ phần ra đời và sự phát
triển của loại hình công ty này cho phép mở rộng chủ thể sở hữu tƣ bản
ra các thành phần khác của xã hội. Đồng thời, thúc đẩy chủ nghĩa tƣ bản
chuyển biến từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền.
- Cách mạng công nghiệp cũng đặt ra những yêu cầu hoàn thiện
thể chế kinh tế thị trƣờng, tạo điều kiện thuận lợi cho hội nhập kinh tế
quốc tế và trao đổi thành tựu khoa học công nghệ giữa các nƣớc.
- Cách mạng công nghiệp làm cho lĩnh vực tổ chức, quản lý kinh
doanh cũng có sự thay đổi to lớn. Việc quản lý quá trình sản xuất của các
doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn, thông qua ứng dụng các công nghệ
nhƣ internet, trí tuệ nhân tạo, mô phỏng, robot… từ đó tạo điều kiện cho
doanh nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu và năng lƣợng mới hiệu quả
giúp nâng cao năng suất lao động và định hƣớng lại tiêu dùng.
- Trong lĩnh vực phân phối, cách mạng công nghiệp mà nhất là
cách mạng công nghiệp 4.0 đã thúc đẩy nâng cao năng suất lao động,
làm giảm chi phí sản xuất, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của
ngƣời dân. - Cách mạng công nghiệp tạo điều kiện để tiếp thu, trao đổi

124
kinh nghiệm tổ chức, quản lý kinh tế - xã hội giữa các nƣớc. Thông qua
đó, các nƣớc lạc hậu có thể rút ra những bài học kinh nghiệm của các
nƣớc đi trƣớc để hạn chế những sai lầm, thất bại trong quá trình phát
triển.
iii) Ba là, thúc đẩy đổi mới phương thức quản trị phát triển
- Tạo điều kiện để chuyển biến các nền kinh tế công nghiệp sang
nền kinh tế tri thức. Hàm lƣợng tri thức tăng lên trong sản phẩm và dịch
vụ, khoảng cách thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào thực
tiễn ngày càng đƣợc rút ngắn.
- Phƣơng thức quản trị, điều hành của chính phủ cũng có sự thay
đổi nhanh chóng để thích ứng với sự phát triển của công nghệ mới, hình
thành hệ thống tin học hóa trong quản lý và “chính phủ điện tử”. Việc
quản trị và điều hành của nhà nƣớc phải đƣợc thực hiện thông qua hạ
tầng số và internet. Kỷ nguyên số với các công nghệ mới, nền tảng điều
hành mới liên tục thay đổi cho phép ngƣời dân đƣợc tham gia rộng rãi
hơn vào việc hoạch định chính sách. Đồng thời, các cơ quan công quyền
có thể dựa trên hạ tầng công nghệ số để tối ƣu hóa hệ thống giám sát và
điều hành xã hội theo mô hình “chính phủ điện tử”, “đô thị thông
minh”... Bộ máy hành chính nhà nƣớc vì vậy phải cải tổ theo hƣớng
minh bạch và hiệu quả.
- Làm thay đổi thể chế quản lý kinh doanh trong các doanh nghiệp
với việc sử dụng công nghệ cao để cải tiến quản lý sản xuất, thay đổi
hình thức tổ chức doanh nghiệp. Sự thay đổi của công nghệ sản xuất dựa
trên ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất làm cho các doanh nghiệp
phải thay đổi cách thức thiết kế, tiếp thị và cung ứng hàng hóa dịch vụ
theo cách mới, bắt nhịp với không gian số. Các doanh nghiệp cần phải
xây dựng chiến lƣợc kinh doanh xuất phát từ nguồn lực, trong đó, nguồn
lực chủ yếu là công nghệ, trí tuệ đổi mới, sáng tạo. Trên cơ sở đó, xây
dựng định hƣớng chiến lƣợc và hoạch định kế hoạch phát triển một cách
hiệu quả nhất, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.

125
- Tuy nhiên, cách mạng công nghiệp cũng đặt ra nhiều vấn đề gay
gắt:
+ Việc phát triển và phổ biến công nghệ thông tin cũng đặt ra
nhiều vấn đề an ninh mạng, về bảo mật thông tin và dữ liệu đối với chính
phủ, doanh nghiệp và ngƣời dân.
+ Đặt ra những thách thức vô cùng lớn với doanh nghiệp. Làn
sóng đổi mới công nghệ tốc độ cao song hành với hội nhập và tự do hóa
thƣơng mại toàn cầu sẽ tạo sức ép cạnh tranh rất lớn.
+ Cuộc cách mạng công nghiệp có tác động đến nhiều mặt của xã
hội, sự ra đời và sử dụng máy móc, công nghệ ngày càng hiện đại có thể
đƣa ngƣời lao động tới tình trạng mắt việc làm.
c) Khái quát về công nghiệp hóa và các mô hình công nghiệp
hóa trên thế giới
Khái quát về công nghiệp hoá
Theo Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên Hiệp Quốc
(UNIDO) công nghiệp hóa là quá trình kinh tế trong đó một bộ phận
nguồn lực quốc gia ngày càng lớn, đƣợc huy động để xây dựng cơ cấu
kinh tế nhiều ngành với công nghệ hiện đại, để chế tạo ra tƣ liệu sản
xuất, hàng tiêu dùng, có khả năng bảo đảm nhịp độ tăng trƣởng cao và sự
tiến bộ về kinh tế-xã hội.
Kế thừa có chọn lọc và phát triển những tri thức của văn minh
nhân loại về công nghiệp hoá vào điều kiện lịch sử cụ thể của nƣớc ta
hiện nay, Đảng ta nêu ra quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nhƣ sau: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản,
toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế -
xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách
phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên
tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học
công nghệ, nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
Quan niệm nêu trên cho thấy, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa ở nƣớc ta phải kết hợp chặt chẽ hai nội dung công nghiệp hoá và
hiện đại hoá trong quá trình phát triển.

126
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nƣớc ta có những đặc điểm chủ
yếu sau đây:
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa,
thực hiện mục tiêu "dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh".
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức.
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trƣờng
định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh
tế và Việt Nam đang tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Các mô hình công nghiệp hoá tiêu biểu trên thế giới
Mô hình công nghiệp hoá của các nước tư bản cổ điển
Quá trình công nghiệp hoá của các nƣớc tƣ bản cổ điển diễn ra
trong một thời gian tƣơng đối dài, trung bình từ 60 – 80 năm.
- Công nghiệp hoá của các nƣớc tƣ bản cổ điển, mà tiêu biểu là
nƣớc Anh đƣợc thực hiện gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ nhất vào giữa thế kỷ XVIII.
- Công nghiệp hoá ở nƣớc Anh đƣợc bắt đầu từ ngành công nghiệp
nhẹ, mà trực tiếp là ngành công nghiệp dệt kéo theo sự phát triển của
ngành trồng bông và chăn nuôi cừu, để đáp ứng nguyên liệu cho ngành
dệt. Sự phát triển của công nghiệp nhẹ tạo tiền đề cho sự phát triển của
ngành công nghiệp nặng, mà trực tiếp là ngành cơ khí chế tạo máy.
- Nguồn vốn để công nghiệp hoá chủ yếu do bóc lột lao động làm
thuê, làm phá sản những ngƣời sản xuất nhỏ trong nông nghiệp, đồng
thời gắn liền với việc xâm chiếm và cƣớp bóc thuộc địa. Quá trình công
nghiệp hoá dẫn đến mâu thuẫn giữa các nƣớc tƣ bản với nhau, đƣa đến
cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất 1914 – 1918 và chiến tranh thế
giới lần thứ hai 1939 – 1945 đòi phân chia lại thuộc địa giữa các nƣớc tƣ
bản.
Mô hình công nghiệp hoá kiểu Liên Xô (cũ)
- Mô hình này bắt đầu từ đầu những năm 1930 ở Liên Xô (cũ) sau
đó đƣợc áp dụng cho các nƣớc XHCN ở Đông Âu (cũ) sau năm 1945 và

127
một số nƣớc đang phát triển đi theo con đƣờng XHCN, trong đó có Việt
Nam vào những năm 1960.
- Con đƣờng công nghiệp hoá theo mô hình Liên Xô (cũ) thƣờng là
ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Để thực hiện đƣợc mục tiêu này đòi
hỏi nhà nƣớc phải huy động những nguồn lực to lớn trong xã hội, từ đó
phân bổ, đầu tƣ cho ngành công nghiệp nặng, mà trực tiếp là ngành cơ
khí, chế tạo máy, thông qua cơ chế kế hoạch hoá tập trung, mệnh lệnh.
- Công nghiệp hoá theo mô hình này đã cho phép trong một thời
gian ngắn các nƣớc theo mô hình Liên Xô (cũ) đã xây dựng đƣợc hệ
thống cơ sở vật chất - kỹ thuật to lớn, hoàn thành đƣợc mục tiêu đề ra.
Tuy nhiên, khi tiến bộ khoa học, kỹ thuật ngày càng phát triển, hệ thống
cơ sở vật chất - kỹ thuật đã không thích ứng đƣợc, làm kìm hãm việc ứng
dụng những tiến bộ kỹ thuật mới, đồng thời với cơ chế kế hoạch hoá tập
trung mệnh lệnh đƣợc duy trì quá lâu đã dẫn đến sự trì trệ, đây là một
trong những nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của Liên
Xô và hệ thống XHCN ở Đông Âu.
Mô hình công nghiệp hoá của Nhật Bản và các nước công nghiệp
mới (NICs)
- Rút kinh ngiệm từ quá trình công nghiệp hoá của các nƣớc tƣ bản
cổ điển và các nƣớc XHCN (cũ), Nhật Bản và các nƣớc công nghiệp hoá
mới (NICs) nhƣ Hàn Quốc, Singapor đã tiến hành công nghiệp hoá theo
con đƣờng mới. Chiến lƣợc công nghiệp hoá của các nƣớc này, thực chất
là chiến lƣợc công nghiệp hoá rút ngắn, đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển
sản xuất trong nƣớc thay thế hàng nhập khẩu, thông qua việc tận dụng
lợi thế về khoa học, công nghệ của các nƣớc đi trƣớc, cùng với việc phát
huy nguồn lực và lợi thế trong nƣớc, thu hút nguồn lực từ bên ngoài để
tiến hành công nghiệp hoá gắn với hiện đại hoá.
- Kết quả là trong một khoảng thời gian ngắn, trung bình khoảng 20
– 30 năm đã thực hiện thành công quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá. Từ thực tiễn của Nhật Bản và các nƣớc công nghiệp hoá mới (NICs)
cho thấy, trong thời đại ngày nay các nƣớc đi sau nếu biết khai thác tốt
lợi thế trong nƣớc và tận dụng, tiếp thu những nguồn lực, đặc biệt là

128
những thành tựu khoa học, công nghệ mới, hiện đại của các nƣớc tiên
tiến, thì sẽ giúp cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đƣợc thực
hiện nhanh chóng, hiệu quả. Việc tiếp thu và phát triển khoa học, công
nghệ mới, hiện đại của các nƣớc kém phát triển có thể thực hiện bằng
các con đƣờng cơ bản nhƣ:
- Một là, thông qua đầu tƣ nghiên cứu, chế tạo và hoàn thiện dần
dần trình độ công nghệ từ trình độ thấp đến trình độ cao, con đƣờng này
thƣờng diễn ra trong thời gian dài, và tổn thất nhiều trong quá trình thử
nghiệm.
- Hai là, tiếp nhận chuyển giao công nghệ hiện đại từ nƣớc phát
triển hơn, con đƣờng này một mặt đòi hỏi phải có nhiều vốn và ngoại tệ,
mặt khác luôn luôn chịu sự phụ thuộc vào nƣớc ngoài.
- Ba là, xây dựng chiến lƣợc phát triển khoa học, công nghệ nhiều
tầng, kết hợp cả công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại. Kết hợp
vừa nghiên cứu chế tạo vừa tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ các
nƣớc phát triển hơn, con đƣờng vừa cơ bản, lâu dài và vững chắc vừa
đảm bảo đi tắt và bám đuổi theo các nƣớc phát triển hơn.
Con đƣờng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Nhật Bản và các
nƣớc công nghiệp hoá mới (NICs) là gợi ý tốt cho Việt Nam trong quá
trình tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân.
6.1.2 Tính tất yếu khách quan và nội dung của công nghiệp hóa, hiện
đại hóa ở Việt Nam
a) Tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
Lý luận và thực tiễn cho thấy, công nghiệp hóa là quy luật phổ biến
của sự phát triển lực lƣợng sản xuất xã hội mà mọi quốc gia đều trải qua
dù ở các quốc gia phát triển sớm hay các quốc gia đi sau.
- CNH, HĐH là con đƣờng duy nhất để xây dựng CSVCKT cho
CNXH. ở nƣớc ta:
+ Mỗi phƣơng thức sản xuất có một cơ sở vật chất - kỹ thuật tƣơng
ứng. Cơ sở vật chất - kỹ thuật của một phƣơng thức sản xuất là hệ thống
các yếu tố vật chất của lực lƣợng sản xuất xã hội, phù hợp với trình độ

129
kỹ thuật mà lực lƣợng lao động xã hội sử dụng để tiến hành quá trình lao
động sản xuất.
+ Bất kỳ quốc gia nào đi lên chủ nghĩa xã hội đều phải thực hiện
nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Cơ sở
vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền công nghiệp lớn hiện đại,
có cơ cấu kinh tế hợp lý, có trình độ xã hội hóa cao dựa trên trình độ
khoa học và công nghệ hiện đại đƣợc hình thành một cách có kế hoạch
và thống trị trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
+ Đối với các nƣớc quá độ từ chủ nghĩa tƣ bản lên chủ nghĩa xã
hội, dù đã có công nghiệp, có cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa tƣ
bản tiến bộ đến đâu cũng chỉ là những tiền đề vật chất chứ chƣa phải là
cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Muốn có cơ sở vật chất -
kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, các nƣớc này phải tiến hành cách mạng xã
hội chủ nghĩa về quan hệ sản xuất; tiếp thu vận dụng và phát triển cao
hơn những thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất; hình thành cơ
cấu kinh tế mới xã hội chủ nghĩa có trình độ cao và tổ chức, sắp xếp lại
nền đại công nghiệp tƣ bản chủ nghĩa một cách hợp lý, hiệu quả hơn.
+ Đối với các nƣớc có nền kinh tế kém phát triển quá độ lên chủ
nghĩa xã hội nhƣ nƣớc ta, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ
nghĩa xã hội phải thực hiện từ đầu thông qua công nghiệp hóa, hiện đại
hóa.Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt nam, trƣớc hết là
nhằm xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho nền kinh tế dựa trên những
thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại, tăng cƣờng cơ sở vật
chất - kỹ thuật của CNXH, đồng thời củng cố và hoàn thiện quan hệ sản
xuất XHCN, làm cho nền sản xuất xã hội không ngừng phát triển, đời
sống vật chất, văn hoá, tinh thần của ngƣời dân không ngừng đƣợc nâng
cao.
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá để phát triển lực lƣợng sản xuất,
nhằm khai thác, phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và
ngoài nƣớc, nâng cao dần tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế. Đồng
thời, thúc đẩy sự liên kết, hợp tác giữa các ngành, các vùng trong nƣớc

130
và mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, tham gia vào quá trình phân công
lao động và hợp tác quốc tế ngày càng hiệu quả.
- Quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá làm cho khối
liên minh công nhân, nông dân và trí thức ngày càng đƣợc tăng cƣờng,
củng cố, đồng thời nâng cao vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân.
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đƣợc thực hiện cũng sẽ tăng cƣờng
tiềm lực cho an ninh, quốc phòng, góp phần nâng cao sức mạnh của an
ninh, quốc phòng, đồng thời tạo điều kiện vật chất và tinh thần để xây
dựng nền văn hoá mới và con ngƣời mới XHCN.
Nhƣ vậy, có thể nói công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhân tố quyết
định sự thắng lợi của con đƣờng đi lên CNXH mà Đảng và nhân dân ta
đã lựa chọn. Vì vậy, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đƣợc Đảng và Nhà
nƣớc ta xác định là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên
CNXH.
b) Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
i) Phát triển lực lượng sản xuất dựa trên cơ sở những thành tựu
khoa học, công nghệ mới, hiện đại
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá trƣớc hết là quá trình chuyển từ lao
động thủ công, kỹ thuật lạc hậu lên lao động sử dụng kỹ thuật, công nghệ
tiên tiến, hiện đại, trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật ngày càng hiện đại
cho nền sản xuất, thông qua thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, tự động
hoá.
- Đối với những nƣớc còn kém phát triển, nhiệm vụ trọng tâm là
thực hiện cơ khí hoá để nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên, khi điều
kiện và khả năng có thể ứng dụng ngay những thành tựu khoa học, công
nghệ mới hiện đại để rút ngắn khoảng cách với các nƣớc phát triển.
- Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp sản xuất tƣ liệu sản
xuất (sản xuất máy cái), vì đây là ngành có vị trí quan trọng quyết định
cho sự phát triển của các ngành khác, tăng tính độc lập, tự chủ của nền
kinh tế.
- Quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đòi hỏi phải
ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới hiện đại vào tất cả

131
các ngành, các vùng, các lĩnh vực của nền kinh tế. Tuy nhiên, cần phải
có sự lựa chọn cho phù hợp với khả năng, trình độ và điều kiện thực.
- Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng đòi hỏi phải phát
triển các ngành công nghiệp bao gồm: công nghiệp nhẹ, công nghiệp
hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm…, đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, ứng dụng những thành tựu khoa
học, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông
thôn mới.
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nƣớc ta hiện nay phải gắn liền
với phát triển kinh tế tri thức.
Từ thập niên 80 thế kỷ XX đến nay, lực lƣợng sản xuất xã hội
đang chuyển từ kinh tế tài nguyên sang kinh tế tri thức, nền văn minh
loài ngƣời chuyển từ văn minh công nghiệp sang văn minh trí tuệ.
Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đƣa ra năm
1995: Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập
và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh
tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Với định nghĩa trên, có thể hiểu kinh tế tri thức là trình độ phát
triển cao của lực lƣợng sản xuất xã hội, theo đó hàm lƣợng lao động cơ
bắp, hao phí lao động cơ bắp giảm đi vô cùng nhiều trong khi hàm lƣợng
tri thức, hao phí lao động trí óc tăng lên vô cùng lớn.
Trong nền kinh tế tri thức, những ngành kinh tế có tác động to lớn
tới sự phát triển là những ngành dựa vào tri thức, dựa vào những thành
tựu mới của khoa học, công nghệ. Đó có thể là những ngành kinh tế mới
dựa trên công nghệ cao (nhƣ công nghệ thông tin, công nghệ sinh học...);
nhƣng cũng có thể là những ngành kinh tế truyền thống (nhƣ nông
nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) đƣợc ứng dụng khoa học, công nghệ cao.
Qua thực tế phát triển, có thể khái quát những đặc điểm chủ yếu
của kinh tế tri thức nhƣ sau:
- Trong nền kinh tế tri thức, tri thức trở thành lực lƣợng sản xuất
trực tiếp, là vốn quý nhất, là nguồn lực quan trọng hàng đầu, quyết định
sự tăng trƣởng và phát triển kinh tế.

132
- Trong nền kinh tế tri thức, cơ cấu tổ chức và phƣơng thức hoạt
động kinh tế có những biến đổi sâu sắc, nhanh chóng; trong đó các
ngành kinh tế dựa vào tri thức ngày càng tăng và chiếm đa số.
- Trong nền kinh tế tri thức, công nghệ thông tin đƣợc ứng dụng
rộng rãi trong mọi lĩnh vực và thiết lập đƣợc các mạng thông tin đa
phƣơng tiện phủ khắp nƣớc, nối với hầu hết các tổ chức, các gia đình.
Thông tin trở thành tài nguyên quan trọng nhất của nền kinh tế.
- Trong nền kinh tế tri thức, nguồn nhân lực nhanh chóng đƣợc tri
thức hoá; sự sáng tạo, đổi mới, học tập trở thành yêu cầu thƣờng xuyên
đối với mọi ngƣời và phát triển con ngƣời trở thành nhiệm vụ trung tâm
của xã hội.
- Trong nền kinh tế tri thức, mọi hoạt động đều có liên quan đến
vấn đề toàn cầu hoá kinh tế, có tác động tích cực hoặc tiêu cực sâu rộng
tới nhiều mặt của đời sống xã hội trong mỗi quốc gia và trên toàn thế
giới.
Những đặc điểm trên đòi hỏi trong quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa ở nƣớc ta, nhất thiết phải tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều
hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu công nghệ hiện đại
và tri thức mới; công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải gắn với kinh tế tri
thức.
ii) Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý và
hiệu quả
Cơ cấu kinh tế là mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành, các vùng và
các thành phần kinh tế. Cơ cấu kinh tế cũng chính là tổng thể cơ cấu các
ngành, cơ cấu các vùng và cơ cấu các thành phần kinh tế.
- Trong hệ thống các cơ cấu kinh tế, thì cơ cấu ngành kinh tế (công
nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ) giữ vị trí quan trọng nhất. Chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế theo hƣớng hiện đại, hiệu quả chính là quá trình
tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng của ngành
nông nghiệp trong GDP.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, phải gắn liền với sự phát triển của phân công lao động trong và

133
ngoài nƣớc, từng bƣớc hình thành các ngành, các vùng chuyên môn hoá
sản xuất, để khai thác thế mạnh, nâng cao năng xuất lao động, đồng thời
phát huy nguồn lực của các ngành, các vùng và các thành phần kinh tế.
- Cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại và hiệu quả phải đáp ứng đƣợc
các yêu cầu sau:
+ Khai thác, phân bổ và phát huy hiệu quả các nguồn lực trong
nƣớc, thu hút có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế -
xã hội.
+ Cho phép ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ mới,
hiện đại vào các ngành, các vùng và các lĩnh vực của nền kinh tế.
+ Phù hợp xu thế phát triển chung của nền kinh tế và yêu cầu của
toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.
- Chuyển dịch cơ cấu ngành, vùng và thành phần kinh tế theo
hƣớng hiện đại, hợp lý và hiệu quả cần gắn liền với phát triển các lĩnh
vực khác nhƣ công nghệ thông tin, năng lƣợng, viễn thông, giao thông
vận tải… Đồng thời, phải đƣợc đặt trong chiến lƣợc phát triển tổng thể
của nền kinh tế, có tính đến các mối quan hệ trong và ngoài nƣớc; quan
hệ giữa trung ƣơng với địa phƣơng; quan hệ giữa phát triển kinh tế với
đảm bảo an ninh, quốc phòng; quan hệ giữa tích luỹ với tiêu dùng.
iii) Tăng cường và củng cố quan hệ sản xuất phù hợp với trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất
- Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nƣớc ta là nhằm
xây dựng CNXH, vì vậy phải củng cố và tăng cƣờng địa vị chủ đạo của
quan hệ sản xuất XHCN mà nền tảng là chế độ công hữu về những tƣ
liệu sản xuất chủ yếu, tiến tới xác lập địa vị thống trị của quan hệ sản
xuất XHCN trong toàn bộ nền kinh tế.
- Phát triển lực lƣợng sản xuất phải đảm bảo sự phù hợp với quan
hệ sản xuất trên cả ba mặt của quan hệ sản xuất là: quan hệ sở hữu về tƣ
liệu sản xuất, quan hệ tổ chức quản lý và quan hệ phân phối, trao đổi.
- Công nghiệp hóa, hiên đại hóa phải coi thực hiện chế độ phân
phối theo lao động và phân phối qua các quỹ phúc lợi xã hội là chủ yếu.

134
6.1.3. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh
cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ
a) Quan điểm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam
trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Ngày nay, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tất cả các
nƣớc đều chịu sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp
4.0. Đây là thách thức, đồng thời cũng là cơ hội đối với tất cả các nƣớc,
đặc biệt là các nƣớc còn kém phát triển.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của cách mạng công nghiệp, đặc
biệt là cách mạng công nghiệp 4.0, nên trong chiến lƣợc phát triển kinh
tế - xã hội của đất nƣớc qua các kỳ Đại hội Đảng, Đảng ta luôn khẳng
định và nhất quán chiến lƣợc xây dựng và phát triển nƣớc ta trở thành
một nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại.
Hội nghị Trung ƣơng 4 khoá XII của Đảng (2016) đã ban hành
Nghị quyết 05/NQ-TW “về một số chủ trƣơng, chính sách lớn nhằm tiếp
tục đổi mới mô hình tăng trƣởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của
nền kinh tế”, trong đó nhấn mạnh đến việc xây dựng và thực hiện chính
sách công nghiệp quốc gia, với trọng tâm đột phá là nâng cao năng suất
chất lƣợng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 16/CT-TTg (2017) “về
việc tăng cƣờng năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
tƣ”, trong đó đã chỉ ra những giải pháp quan trọng và phân công nhiệm
vụ cho các bộ, ban, ngành nâng cao năng lực tiếp cận cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ tƣ.
Ngày 22/3/2018, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 23-
NQ/TW về định hƣớng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc
gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đề ra mục tiêu:
- Đến năm 2030, hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, với
mục tiêu cụ thể là: Tỷ trọng công nghiệp trong GDP đạt trên 40%; tỷ
trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 30%, trong
đó công nghiệp chế tạo đạt trên 20%; tỷ trọng giá trị sản phẩm công
nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt tối thiểu

135
45%; tốc độ tăng trƣởng giá trị gia tăng công nghiệp đạt bình quân trên
8,5%/năm, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo đạt bình quân trên
10%/năm; tốc độ tăng năng suất lao động công nghiệp đạt bình quân
7,5%/năm; chỉ số hiệu suất cạnh tranh công nghiệp (CIP) nằm trong
nhóm 3 nƣớc dẫn đầu ASEAN; tỷ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp
và dịch vụ đạt trên 70%; xây dựng đƣợc một số cụm liên kết ngành công
nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp trong nƣớc có quy mô lớn, đa quốc
gia, có năng lực cạnh tranh quốc tế.cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp
theo hƣớng hiện đại...
- Đến năm 2045, trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại.

Hộp 6.3: Một số tiêu chí cơ bản “nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại”
Tiêu chí Mức phải đạt
GDP bình quân đầu ngƣời Trên 5.000 USD/năm (Giá 2010)
Cơ cấu CN-XD-DV trong tổng GDP Trên 90%
Tỷ trọng CN chế tạo trong GDP Trên 20%
Tỷ lệ lao động trong CN-XD-DV Trên 70%
Tỷ lệ đô thị hóa Trên 50%
Điện sản xuất bình quân đầu ngƣời Trên 3000 kWh/ngƣời
Chỉ số HDI Trên 0,7
Hệ số GINI Từ 0,32 - 0,38
Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo Trên 55%
Tỷ lệ dân số đƣợc sử dụng nƣớc sạch 100%
Nguồn: Tổng hợp từ "Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế -
xã hội 5 năm 2011 - 2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm
2016 - 2020 (Văn kiện Đại hội Đảng CSVN lần thứ XII)

Từ những chủ trƣơng, đƣờng lối, nghị quyết, chính sách của Đảng
và Nhà nƣớc có thể xác định những quan điểm cơ bản về công nghiệp
hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là:
Một là, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự nghiệp của toàn dân,
của các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nƣớc giữa vai trò chủ
đạo.

136
Hai là, phát huy nguồn lực con ngƣời, đảm bảo sự phát triển
nhanh, bền vững. Phát triển kinh tế gắn liền với giải quyết tốt những vấn
đề xã hội, đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trƣờng.
Ba là, coi trọng việc nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu khoa
học công nghệ mới, hiện đại, đặc biệt là những thành tựu của cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0. Kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ
hiện đại, ứng dụng nhanh công nghệ hiện đại vào những khâu quyết
định, tạo sự đột phá trong phát triển khoa học, công nghệ.
Bốn là, đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội trong việc xác định các
phƣơng án phát triển và lựa chọn dự án đầu tƣ. Đầu tƣ chiều sâu ở một
số ngành và lĩnh vực để khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh hiện
có.
Năm là, giữ vững độc lập, tự chủ, đi đôi với mở rộng quan hệ hợp
tác quốc tế, đa dạng hoá, đa phƣơng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại.
Sáu là, kết hợp phát triển kinh tế với củng cố và tăng cƣờng sức
mạnh của an ninh, quốc phòng.
b) Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam thích ứng với cách
mạng công nghiệp lần thứ tư
Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
nhất là trong bối cảnh cách mạng 4.0, Việt Nam cần phải tập trung các
vấn đề cơ bản sau:
(1) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, đổi
mới mô hình tăng trưởng kinh tế
+ Hoàn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách phù hợp với
thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN, tạo điều kiện thuận lợi cho
nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ mới phù hợp với xu hƣớng
phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0.
+ Xây dựng Chính phủ hành động Chính phủ, triển khai thực hiện
“Chính phủ điện tử”.
+ Đổi mới mô hình tăng trƣởng kinh tế theo hƣớng kết hợp có hiệu
quả giữa phát triển theo chiều rộng với phát triển theo chiều sâu, chú
trọng phát triển theo chiều sâu.

137
(2) Tập trung cao độ các nguồn nhân lực, trí lực, vật lực cần thiết
để phát triển khoa học công nghệ, ứng dụng thành tựu của cách mạng
công nghiệp để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
+ Xác định các lĩnh vực công nghệ cần ƣu tiên phát triển nhanh
nhƣ công nghệ thông tin, công nghệ mạng xã hội, di động, phân tích và
điện toán đám mây (SMAC).
+ Đổi mới chính sách phát triển khoa học công nghệ. Thực sự coi
coi khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu.
+ Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia để nâng cao năng
suất, chất lƣợng và hiệu quả. Tăng nguồn vốn con ngƣời cho đổi mới
sáng tạo. Thúc đẩy liên kết đổi mới sáng tạo. Phát huy vai trò của các
trƣờng đại học, học viện, trung tâm nghiên cứu có chất lƣợng cao ở trong
nƣớc, đồng thời kết nối với mạng lƣới tri thức toàn cầu.
+ Đổi mới quản lý nhà nƣớc về nghiên cứu, triển khai khoa học
công nghệ. Khắc phục đầu tƣ dàn trải, bệnh hình thức trong đấu thầu,
nghiệm thu công trình nghiên cứu khoa học, gây lãng phí cho ngân sách.
(3) Nắm bắt và đẩy mạnh việc ứng dụng những thành tựu của cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0.
+ Nâng cao nhận thức của Nhà nƣớc, doanh nghiệp và ngƣời dân
về những cơ hội và thách thức, của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
trong phát triển kinh tế - xã hội.
+ Huy động ở mức cao nhất các nguồn lực của Nhà nƣớc, của toàn
dân và nguồn lực quốc tế phục vụ cho nghiên cứu, triển khai, ứng dụng
khoa học công nghệ hiện đại.
+ Thúc đẩy các doanh nghiệp phải tối ƣu hoá mô hình kinh doanh,
hƣớng tới tự động, tin học hoá quản lý, xây dựng chuỗi cung ứng thông
minh.
(4) Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để ứng phó với những tác
động tiêu cực của cách mạng công nghiệp 4.0.
+ Cách mạng công nghiệp 4.0 có thể gây ra những tác động tiêu
cực về môi trƣờng, văn hóa, xã hội. Do vậy, Việt Nam phải hƣớng đến

138
khắc phục những xu hƣớng đang làm mờ nhạt nền tảng gốc của bản chất
ngƣời, bản sắc văn hóa dân tộc.
+ Giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự xã hội, đảm bảo
vững chắc chủ quyền quốc gia.
+ Chuẩn bị tốt nhất các điều kiện để ứng phó với nguy cơ gia tăng
của thất nghiệp.
(5) Xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật về công nghệ thông tin
và truyền thông.
+ Cần huy động các nguồn lực để phát triển nhanh hạ tầng công
nghệ thông tin và truyền thông.
+ Đẩy mạnh đào tạo và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực công
nghệ thông tin.
+ Đảm bảo an toàn, an ninh mạng, tạo điều kiện bình đẳng cho
ngƣời dân và doanh nghiệp khi tiếp cận thông tin và nội dung số.
(6) Phát triển ngành công nghiệp.
+ Ƣu tiên phát triển ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo phục vụ
cho nông nghiệp, công nghiệp chế biến và công nghiệp hàng tiêu dùng.

+ Phát triển có chọn lọc một số ngành, lĩnh vực công nghiệp hiện
đại và có khả năng tạo tác động lan tỏa trong nền kinh tế.
+ Phát triển những ngành công nghiệp có tính nền tảng, có lợi thế
so sánh và có ý nghĩa chiến lƣợc đối với sự phát triển nhanh, bền vững;
+ Xây dựng các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, phù hợp với
điều kiện và khả năng thực tế để tạo điều kiện, cơ sở cho việc nghiên
cứu, ứng dụng công nghệ mới.
(7) Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông
thôn
+ Đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ mới
vào sản xuất nông nghiệp, để nâng cao năng suất, chất lƣợng và hiệu
quả. + Thực hiện cơ giới hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, phát triển
công, thƣơng nghiệp và dịch vụ phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn,

139
từng bƣớc xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ cho phát triển
nông nghiệp, nông thôn.
(8) Cải tạo, mở rộng, nâng cấp và xây dựng mới có trọng điểm kết
cấu hạ tầng kinh tế, xã hội tạo điều kiện để thu hút đầu tư.
+ Đẩy mạnh việc huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội
để tập trung đầu tƣ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
tƣơng đối đồng bộ với một số công trình hiện đại.
+ Ƣu tiên đầu tƣ cho hạ tầng giao thông, kết nối giữa các trung tâm
kinh tế lớn và giữa các trục giao thông đầu mối. Hạ tầng ngành điện, hạ
tầng thủy lợi, hạ tầng đô thị lớn.
(9) Phát triển du lịch, dịch vụ.
Khai thác những tiềm năng và lợi thế trong nƣớc để phát triển du
lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch xanh. Đồng thời, phát triển các
dịch vụ hàng không, hàng hải, bƣu chính – viễn thông, tài chính, ngân
hàng, kiểm toán, pháp lý, bảo hiểm…và các dịch vụ phục vụ, nâng cao
đời sống ngƣời dân. Từng bƣớc đƣa nƣớc ta trở thành trung tâm du lịch,
thƣơng mại, dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực.
(10) Phát triển hợp lý các vùng lãnh thổ.
+ Xây dựng và chuyển dịch cơ cấu vùng lãnh thổ phù hợp với
tiềm năng và lợi thế của vùng, tạo liên kết, hỗ trợ các vùng để phát triển
kinh tế, văn hoá, xã hội của từng vùng.
+ Xây dựng và phát triển một số vùng kinh tế trọng điểm, làm
động lực cho sự phát triển của các vùng khác.
(11) Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất
lượng cao.
+ Đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ lĩnh vực giáo dục, đào tạo theo
hƣớng coi trọng chất lƣợng, hiệu quả và coi trọng phát triển phẩm chất,
năng lực của ngƣời học.
+ Quy hoạch lại mạng lƣới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục
đại học gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn
nhân lực.

140
+ Tăng cƣờng đầu tƣ cho phát triển nguồn nhân lực, mà trực tiếp
nhất là đầu tƣ cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
+ Gắn kết giữa nghiên cứu, đào tạo với doanh nghiệp theo cơ chế
hợp tác cùng có lợi.
+ Coi trọng chính sách trọng dụng, thu hút nhân tài. Có chính sách
đãi ngộ thỏa đáng đối với ngƣời tài, coi hiền tài là nguyên khí quốc gia.
(12) Tích cực, chủ động hội nhập quốc tế.
+ Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nguồn lực từ bên ngoài
vào phát triển kinh tế trong nƣớc, đặc biệt là nguồn vốn, công nghệ và
quản lý.
+ Phát huy lợi thế so sánh ở trong nƣớc để phát triển sản xuất hàng
xuất khẩu, từng bƣớc tham gia vào phân công lao động quốc tế và chuỗi
giá trị toàn cầu.
+ Mở rộng quan hệ quốc tế trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, du
lịch, văn hoá. Thực hiện đầy đủ các quy định và cam kết với các tổ chức
kinh tế khu vực và toàn cầu nhƣ ASEAN, APEC, ASEM, WTO,
CPTTP...
+ Đẩy mạnh quan hệ hợp tác song phƣơng, đa phƣơng trên cơ sở
bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập chủ quyền và không can thiệp
vào công việc nội bộ của nhau.
6.2. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
6.2.1. Khái niệm và các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế
a) Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu khách quan trong thế giới
ngày nay. Ở Việt Nam, thuật ngữ “hội nhập kinh tế quốc tế” bắt đầu
đƣợc sử dụng từ khoảng giữa thập niên 1990 cùng với quá trình Việt
Nam gia nhập ASEAN, tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
(AFTA) và các thể chế kinh tế quốc tế khác.
Hiện có hai cách hiểu về hội nhập kinh tế quốc tế:
Thứ nhất, hiểu theo nghĩa hẹp coi hội nhập kinh tế quốc tế là sự
tham gia của các quốc gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực.
Thứ hai, cách hiểu theo nghĩa rộng, hội nhập kinh tế quốc tế là quá

141
trình mở cửa nền kinh tế và tham gia vào mọi mặt của đời sống quốc tế;
đối lập với tình trạng đóng cửa, cô lập hoặc ít giao lƣu quốc tế.
Từ nhiều cách tiếp cận khác nhau, theo một cách chung nhất, có thể
hiểu hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình các nước tiến hành các hoạt
động tăng cường sự gắn kết giữa các nền kinh tế của các quốc gia với
nhau dựa trên sự chia sẻ nguồn lực và lợi ích trên cơ sở tuân thủ các
luật chơi chung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế.
Chủ thể của hội nhập kinh tế quốc tế trƣớc hết là các quốc gia, chủ
thể chính của quan hệ quốc tế có đủ thẩm quyền và năng lực đàm phán,
ký kết và thực hiện các cam kết quốc tế. Bên cạnh chủ thể chính này, các
chủ thể khác cùng hợp thành lực lƣợng tổng hợp tham gia vào quá trình
hội nhập quốc tế.
b) Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình từng bƣớc xây dựng một nền
kinh tế mở, gắn kết nền kinh tế trong nƣớc với nền kinh tế khu vực và
thế giới, từ những thập niên 80 trở lại đây, hội nhập kinh tế quốc tế mới
trở thành một trào lƣu, cuốn hút sự tham gia của tất cả các nƣớc. Tính tất
yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế là:
Sự phát triển của phân công lao động quốc tế
- Phân công lao động quốc tế là sự phân công lao động giữa các
quốc gia trên phạm vi thế giới, đƣợc hình thành khi sự phân công lao
động xã hội vƣợt ra ngoài biên giới một quốc gia do sự phát triển của lực
lƣợng sản xuất.
- Điều kiện để phát triển phân công lao động quốc tế là: sự khác
biệt giữa các quốc gia về điều kiện tự nhiên; về trình độ phát triển của
lực lƣợng sản xuất, của khoa học - kỹ thuật và công nghệ, về truyền
thống sản xuất và sự tác động nhất định của chế độ kinh tế - xã hội của
đất nƣớc.
- Sự phát triển của phân công lao động quốc tế làm cho nền kinh tế
của các nƣớc ngày càng gắn chặt vào nền kinh tế toàn cầu, hình thành
các mối quan hệ vừa lệ thuộc, vừa tƣơng tác lẫn nhau trong một chỉnh
thể khiến cho hội nhập kinh tế quốc tế trở thành xu thế chung của thế

142
giới.
Hội nhập kinh tế quốc tế là đòi hỏi khách quan trong bối cảnh
toàn cầu hóa kinh tế
- Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã
hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày
càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn
hóa, kinh tế... trên quy mô toàn cầu.
- Toàn cầu hoá diễn ra trên nhiều phƣơng diện: kinh tế, chính trị,
văn hoá, xã hội v.v...trong đó, toàn cầu hoá kinh tế là xu thế nổi trội nhất.
Toàn cầu hoá kinh tế chính là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động
kinh tế vƣợt qua mọi biên giới quốc gia, khu vực, tạo ra sự phụ thuộc lẫn
nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động phát triển hƣớng tới một
nền kinh tế thế giới thống nhất.
- Toàn cầu hóa đi liền với khu vực hóa. Khu vực hoá kinh tế chỉ
diễn ra trong một không gian địa lý nhất định dƣới nhiều hình thức nhƣ:
khu vực mậu dịch tự do, đồng minh (liên minh) thuế quan, đồng minh
tiền tệ, thị trƣờng chung, đồng minh kinh tế… nhằm mục đích hợp tác,
hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển.
- Trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế, khu vực hóa kinh tế, hội
nhập kinh tế quốc tế trở thành tất yếu khách quan do:
+ Toàn cầu hóa kinh tế đã lôi cuốn tất cả các nƣớc vào hệ thống
phân công lao động quốc tế, khiến cho nền kinh tế của các nƣớc trở
thành một bộ phận hữu cơ và không thể tách rời nền kinh tế toàn cầu.
+ Trong toàn cầu hóa kinh tế, các yếu tố sản xuất đƣợc lƣu thông
trên phạm vi toàn cầu. Do đó, nếu không hội nhập kinh tế quốc tế, các
nƣớc không thể tự đảm bảo đƣợc các điều kiện cần thiết cho sản xuất.
+ Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra cơ hội để các quốc gia tận dụng
đƣợc các thành tựu của cách mạng công nghiệp, biến nó thành động lực
cho sự phát triển.
Hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức phát triển chủ yếu và
phổ biến của các nước, nhất là các nước đang và kém phát triển trong
điều kiện hiện nay.

143
- Đối với các nƣớc đang và kém phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế
là cơ hội để tiếp cận và sử dụng đƣợc các nguồn lực bên ngoài nhƣ tài
chính, khoa học công nghệ, kinh nghiệm cho phát triển của mình.
- Hội nhập kinh tế quốc tế là con đƣờng giúp cho các nƣớc đang và
kém phát triển tận dụng thời cơ phát triển rút ngắn, thu hẹp khoảng cách
với các nƣớc tiên tiến, khắc phục nguy cơ tụt hậu.
- Hội nhập kinh tế quốc tế còn tác động tích cực đến việc ổn định
kinh tế vĩ mô, thúc đẩy công nghiệp hoá mà còn tăng tích luỹ, cải thiện
thâm hụt ngân sách, tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới và nâng cao mức
thu nhập tƣơng đối của các tầng lớp dân cƣ.
- Tuy nhiên, điều cần chú ý ở đây là chủ nghĩa tƣ bản hiện đại với
ƣu thế về vốn và công nghệ đang ráo riết thực hiện ý đồ chiến lƣợc biến
quá trình toàn cầu hoá thành quá trình tự do hoá kinh tế và áp đặt chính
trị theo quỹ đạo tƣ bản chủ nghĩa. Điều này khiến cho các nƣớc đang và
kém phát triển phải đối mặt với không ít rủi ro, thách thức: đó là gia tăng
sự phụ thuộc do nợ nƣớc ngoài, tình trạng bất bình đẳng trong trao đổi
mậu dịch - thƣơng mại giữa các nƣớc đang phát triển và phát triển.
c) Các hình thức Hội nhập kinh tế quốc tế
Xét về hình thức, hội nhập kinh tế quốc tế là toàn bộ các hoạt động
kinh tế đối ngoại của một nƣớc gồm nhiều hình thức đa dạng nhƣ: ngoại
thƣơng, đầu tƣ quốc tế, hợp tác quốc tế, dịch vụ thu ngoại tệ…
Ngoại thương
- Ngoại thương, hay còn gọi là thương mại quốc tế, là sự trao đổi
hàng hoá, dịch vụ (hàng hoá hữu hình và vô hình) giữa các quốc gia
thông qua hoạt động xuất nhập khẩu.
- Ngoại thƣơng giữ vị trí trung tâm và có tác dụng to lớn: tăng tích
luỹ cho nền kinh tế nhờ sử dụng có hiệu quả lợi thế so sánh; là động lực
thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế; "điều tiết thừa, thiếu" trong mỗi nƣớc; nâng
cao trình độ công nghệ và cơ cấu ngành nghề trong nƣớc; tạo công ăn
việc làm và nâng cao đời sống của ngƣời lao động trong các ngành xuất
khẩu.
- Nội dung của ngoại thƣơng bao gồm: xuất khẩu và nhập khẩu

144
hàng hoá, thuê nƣớc ngoài gia công tái xuất khẩu, trong đó xuất khẩu là
hƣớng ƣu tiên và là trọng điểm của ngoại thƣơng.
Hợp tác về sản xuất kinh doanh và khoa học công nghệ
Hợp tác trong lĩnh vực sản xuất bao gồm gia công, xây dựng xí
nghiệp chung, chuyên môn hoá và hợp tác hóa sản xuất quốc tế...
- Nhận gia công cho nƣớc ngoài là một hình thức giúp tận dụng
nguồn lao động dự trữ, tạo thêm nhiều việc làm và tận dụng công suất
máy móc hiện có.
- Xây dựng những xí nghiệp chung với sự hùn vốn và công nghệ
từ nƣớc ngoài. Về mặt pháp lý, xí nghiệp chung thƣờng đƣợc tổ chức
dƣới hình thức công ty cổ phần.
- Hợp tác sản xuất quốc tế trên cơ sở chuyên môn hoá theo quy
trình công nghệ là hình thức hợp tác sản xuất trong đó mỗi bên chịu
trách nhiệm sản xuất một bộ phận hay chi tiết sản phẩm trong quá trình
tạo nên sản phẩm cuối cùng.
- Hợp tác khoa học công nghệ đƣợc thực hiện dƣới nhiều hình
thức, nhƣ trao đổi tài liệu - kỹ thuật và thiết kế, mua bán giấy phép, trao
đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, phối hợp nghiên cứu khoa học
- kỹ thuật, hợp tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ và công nhân, đƣa lao động
và chuyên gia đi làm việc theo hợp đồng ở nƣớc ngoài...
Đầu tư quốc tế
Đầu tư quốc tế (xuất khẩu tư bản) là quá trình đầu tư vốn ra nước
ngoài nhằm mục đích sinh lợi. Có hai loại hình đầu tƣ quốc tế: đầu tƣ
trực tiếp (FDI) và đầu tƣ gián tiếp (FII).
- Đầu tư trực tiếp (xuất khẩu tƣ bản hoạt động):
+ Là hình thức đầu tƣ mà quyền sở hữu và quyền sử dụng quản
lý vốn của ngƣời đầu tƣ thống nhất với nhau, ngƣời có vốn đầu tƣ trực
tiếp tham gia vào việc tổ chức, quản lý và điều hành dự án đầu tƣ, chịu
trách nhiệm về kết quả, rủi ro trong kinh doanh và thu lợi nhuận.
+ Đầu tƣ quốc tế trực tiếp đƣợc thực hiện dƣới các hình thức:
Tự lập ra xí nghiệp mới;
Mua hoặc liên kết với xí nghiệp nƣớc ngoài;

145
Đầu tƣ mua cổ phiếu;
Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng;
Thành lập xí nghiệp liên doanh mà vốn do hai bên cùng góp;
Xí nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài;
Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), BTO,
BT... - Đầu tư gián tiếp (xuất khẩu tƣ bản cho vay)
+ Là loại hình đầu tƣ mà quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng
vốn đầu tƣ, tức là ngƣời có vốn không trực tiếp tham gia vào việc tổ
chức, điều hành dự án.
+ Ngƣời đầu tƣ gián tiếp không có quyền khống chế xí nghiệp
đầu tƣ mà chỉ có thể thu lợi tức trái phiếu, cổ phiếu và tiền lãi.
+ Nguồn vốn đầu tƣ gián tiếp rất đa dạng về chủ thể và hình thức.
Chủ thể đầu tƣ gián tiếp có thể là chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ
chức phi chính phủ, v.v với các hình thức nhƣ: viện trợ có hoàn lại, viện
trợ không hoàn lại, cho vay ƣu đãi hoặc không ƣu đãi; mua cổ phiếu và
các chứng khoán theo mức quy định của từng nƣớc.
Trong các nguồn vốn đầu tƣ gián tiếp, một bộ phận quan trọng là
viện trợ phát triển chính thức (ODA) của chính phủ một số nƣớc có nền
kinh tế phát triển. Bộ phận này có tỷ trọng lớn và thƣờng đi kèm với điều
kiện ƣu đãi. ODA bao gồm các khoản hỗ trợ không hoàn lại, các khoản
tín dụng ƣu đãi khác do các tổ chức trong hệ thống Liên hợp quốc, các
chính phủ, các tổ chức kinh tế quốc tế dành cho các nƣớc chậm phát
triển.
Xuất khẩu lao động và các hình thức dịch vụ thu ngoại tệ, du
lịch quốc tế
Xuất khẩu lao động ra nước ngoài và tại chỗ: Xuất khẩu lao động
góp phần thu đƣợc lƣợng ngoại tệ đáng kể cho ngƣời trực tiếp lao động
và cho ngân sách nhà nƣớc; ngƣời lao động đƣợc rèn luyện tay nghề và
thói quen hoạt động công nghiệp ở các nƣớc có nền kinh tế phát triển.
Tuy nhiên, cũng phát sinh nhiều bất cập do trình độ và ý thức ngƣời lao
động, tình trạng lƣu trú bất hợp; về cơ chế, chính sách, quản lý từ cả hai
phía trong và ngoài nƣớc. Ngoài ra, ngƣời lao động còn có thể đối mặt

146
với việc bị lừa đảo, bóc lột và ngƣợc đãi.
Du lịch quốc tế: Du lịch là nhu cầu khách quan, vốn có của con
ngƣời. Kinh tế càng phát triển, năng suất lao động càng cao thì nhu cầu
du lịch - nhất là du lịch quốc tế càng tăng vì thu nhập của con ngƣời tăng
lên, thời gian nhàn rỗi, nghỉ ngơi cũng nhiều hơn.
Vận tải quốc tế: Vận tải quốc tế là hình thức chuyên chở hàng hoá
và hành khách giữa hai nƣớc hoặc nhiều nƣớc. Vận tải quốc tế sử dụng
các phƣơng thức nhƣ: đƣờng biển, đƣờng sắt, đƣờng bộ (ôtô), đƣờng
hàng không... trong các phƣơng thức đó, vận tải đƣờng biển có vai trò
quan trọng nhất. Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng, có nhiều hải cảng
thuận tiện cho vận tải đƣờng biển nên có thể phát huy thế mạnh của
mình thông qua việc đẩy mạnh vận tải quốc tế.
Các hoạt động dịch vụ thu ngoại tệ: hội nhập kinh tế quốc tế còn
có nhiều hoạt động dịch vụ thu ngoại tệ khác nhƣ dịch vụ thu bảo hiểm,
dịch vụ thông tin bƣu điện, dịch vụ kiều hối, dịch vụ ăn uống, dịch vụ tƣ
vấn...
6.2.2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển của Việt
Nam
a) Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế
- Hội nhập kinh tế quốc tế thực chất là mở rộng thị trƣờng để thúc
đẩy thƣơng mại phát triển, tạo điều kiện cho sản xuất trong nƣớc, tận
dụng các lợi thế kinh tế của nƣớc ta trong phân công lao động quốc tế.
- Hội nhập kinh tế quốc tế tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hƣớng hợp lý, hiện đại và hiệu quả hơn, hình thành các
lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, góp phần cải thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh
doanh, làm tăng khả năng thu hút khoa học công nghệ hiện đại và đầu tƣ
vào nền kinh tế.
- Hội nhập kinh tế quốc tế giúp nâng cao trình độ của nguồn nhân
lực và tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia.
- Tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nƣớc tiếp cận thị trƣờng
quốc tế, nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế để thay đổi công nghệ sản
xuất, tiếp cận với phƣơng thức quản trị phát triển để nâng cao năng lực

147
cạnh tranh quốc tế.
- Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội để cải thiện tiêu dùng trong
nƣớc, ngƣời dân đƣợc thụ hƣởng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đa
dạng, có cơ hội tìm kiếm việc làm cả ở trong lẫn ngoài nƣớc.
- Tạo điều kiện để các nhà hoạch định chính sách nắm bắt tốt hơn
tình hình và xu thế phát triển của thế giới, từ đó xây dựng và điều chỉnh
chiến lƣợc phát triển hợp lý, đề ra chính sách phát triển phù hợp.
- Tạo điều kiện để tiếp thu những giá trị tinh hoa của thế giới,
những giá trị và tiến bộ của văn hóa, văn minh thế giới để làm giàu thêm
văn hóa dân tộc.
- Hội nhập kinh tế quốc tế còn tác động mạnh mẽ đến hội nhập
chính trị, tạo điều kiện cho cải cách toàn diện hƣớng tới xây dựng một
nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng một xã hội mở, dân
chủ, văn minh.
- Hội nhập tạo điều kiện để nâng cao vai trò, uy tín và vị thế quốc
tế của nƣớc ta trong các các tổ chức chính trị, kinh tế toàn cầu.
- Hội nhập kinh tế quốc tế giúp đảm bảo an ninh quốc gia, duy trì
hòa bình, ổn định ở khu vực và quốc tế để tập trung cho phát triển kinh
tế xã hội; đồng thời mở ra khả năng phối hợp các nỗ lực và nguồn lực
của các nƣớc để giải quyết những vấn đề quan tâm chung nhƣ môi
trƣờng, biến đổi khí hậu, phòng chống tội phạm và buôn lậu quốc tế.
b) Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ đƣa lại những lợi ích, trái lại,
nó cũng đặt ra nhiều rủi ro, bất lợi và thách thức, đó là:
- Hội nhập kinh tế quốc tế làm gia tăng sự cạnh tranh gay gắt khiến
nhiều doanh nghiệp và ngành kinh tế gặp khó khăn, thậm chí là phá sản,
gây nhiều hậu quả bất lợi về kinh tế - xã hội.
- Làm gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị
trƣờng bên ngoài, khiến nền kinh tế dễ bị tổn thƣơng trƣớc những biến
động về chính trị, kinh tế và thị trƣờng quốc tế.
- Phân phối không công bằng lợi ích và rủi ro cho các nƣớc và các
nhóm khác nhau trong xã hội, làm tăng khoảng cách giàu - nghèo và bất

148
bình đẳng xã hội.
- Các nƣớc đang phát triển phải đối mặt với nguy cơ chuyển dịch
cơ cấu kinh tế tự nhiên bất lợi, có vị trí bất lợi và thua thiệt trong chuỗi
giá trị toàn cầu. Do vậy, dễ trở thành bãi thải công nghiệp và công nghệ
thấp, bị cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và hủy hoại môi trƣờng.
- Tạo ra một số thách thức đối với quyền lực Nhà nƣớc, chủ quyền
quốc gia và phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đối với việc duy trì an ninh
và ổn định trật tự, an toàn xã hội.
- Làm gia tăng nguy cơ xói mòn bản sắc dân tộc và văn hóa truyền
thống Việt Nam trƣớc sự “xâm lăng” của văn hóa nƣớc ngoài.
- Hội nhập làm tăng nguy cơ gia tăng của tình trạng khủng bố quốc
tế, buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, nhập cƣ bất hợp
pháp…
6.2.3. Phƣơng hƣớng nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế
trong phát triển của Việt Nam
Hội nhập kinh tế quốc tế là có tác động tới toàn bộ tiến trình phát
triển kinh tế xã hội của nƣớc ta hiện nay. Để thực hiện hội nhập kinh tế
quốc tế thành công, Việt Nam cần phải tính toán cách thức phù hợp với
điều kiện thực tế của mình.
a) Nhận thức sâu sắc về thời cơ và thách thức do hội nhập kinh
tế quốc tế mang lại
Nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế là cơ sở lý luận và thực tiễn
quan trọng để xây dựng chủ trƣơng và chính sách phát triển thích ứng.
- Trong nhận thức, trƣớc hết cần phải thấy rằng hội nhập kinh tế là
một thực tiễn khách quan, là xu thế khách quan của thời đại, không một
quốc gia nào có thể né tránh hoặc quay lƣng với hội nhập. Việt Nam
cũng không thể đứng ngoài dòng chảy của lịch sử, hội nhập quốc tế
không chỉ là “khẩu hiệu thời thƣợng” mà phải là “phƣơng thức tồn tại và
phát triển” của nƣớc ta hiện nay.
- Nhận thức về hội nhập kinh tế cần phải thấy rõ cả mặt tích cực và
tiêu cực vì tác động của nó là đa chiều, đa phƣơng diện. Trong đó, cần
phải coi mặt thuận lợi, tích cực là cơ bản nhƣng đồng thời cũng phải thấy

149
rõ những tác động mặt trái của hội nhập kinh tế. Đó là cơ sở để đề ra đối
sách thích hợp trong hội nhập kinh tế quốc tế.
- Nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế cần xác định rõ nhà nƣớc là
ngƣời dẫn dắt tiến trình hội nhập và hỗ trợ các chủ thể khác cùng tham
gia sân chơi ở khu vực và toàn cầu, doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân
sẽ là lực lƣợng nòng cốt. Hội nhập kinh tế quốc tế phải đƣợc coi là sự
nghiệp của toàn dân.
Từ khi thực hiện đổi mới (1986), Việt Nam đã chủ trương phát
triển một nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, tham gia ngày càng rộng rãi vào việc phân
công và hợp tác quốc tế. Đại hội Đảng lần thứ VII (1991) đề ra phương
châm “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng quốc
tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”, đánh dấu mốc quan
trọng khởi đầu của Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế quốc tế trong
thời kỳ mới, không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế đối ngoại
song phương và đa phương sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông
Âu tan rã.
Đại hội Đảng lần thứ VIII (1996), với mục tiêu: “Xây dựng một
nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới” được coi là bước
chuyển biến cơ bản trong nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế.
Đại hội Đảng lần thứ IX (2001) nhấn mạnh việc “chủ động” hội
nhập kinh tế quốc tế và Bộ Chính trị đã ban hành riêng Nghị quyết số
07-NQ/TW về hội nhập kinh tế.
Tại Đại hội Đảng lần thứ X (2006), Đảng ta đã nhấn mạnh “chủ
động và tích cực” hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác
trên các lĩnh vực khác. Giai đoạn này cũng đánh dấu sự kiển nổi bật về
hợp tác kinh tế quốc tế khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế
giới (WTO) vào tháng 1/2007.
Đại hội lần thứ XI (2011), tiếp tục khẳng định chủ trương “chủ
động và tích cực hội nhập quốc tế”. Nghị quyết khẳng định: “Nâng cao
hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tiếp tục đưa các mối quan hệ quốc tế
vào chiều sâu trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, phát huy tối đa nội

150
lực, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc; chủ động ngăn ngừa và giảm
thiểu tác động tiêu cực của quá trình hội nhập quốc tế”1. Đồng thời Bộ
Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW để cụ thể hóa chủ
trương này trong điều kiện tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất
nước đã chuyển sang giai đoạn hội nhập toàn diện trên tất cả các mặt:
Kinh tế; chính trị, khoa học công nghệ và giáo dục, đào tạo...
Đại hội Đảng lần thứ XII cũng khẳng định: “Chủ động, tích cực
hội nhập kinh tế quốc tế; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ kinh tế
quốc tế, tránh lệ thuộc vào một thị trường, một đối tác cụ thể; kết hợp
hiệu quả ngoại lực và nội lực, gắn hội nhập kinh tế quốc tế với xây dựng
nền kinh tế độc lập, tự chủ”1. Ngày 5/11/2016, Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XII ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TW về thực hiện có
hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị -
xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do
(FTA) thế hệ mới. Nghị quyết xác định hội nhập kinh tế quốc tế là trọng
tâm của hội nhập quốc tế; hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo
thuận lợi cho hội nhập kinh tế quốc tế.
Như vậy, ngay từ đầu, chúng ta đã có nhận thức đúng về tính
khách quan, vai trò của hội nhập kinh tế quốc tế và những nhận thức này
ngày càng có bước phát triển quan trọng. Tư duy hội nhập chuyển từ
“mở rộng quan hệ, gia nhập và tham gia hợp tác quốc tế” sang “chủ
động đóng góp, tích cực khởi xướng và tham gia định hình các cơ chế
hợp tác”. Với tầm và quy mô hội nhập hiện nay, các mối quan hệ kinh tế
quốc tế của nước ta không đơn thuần là “hội nhập” mà ở tầm “liên
kết”.
b) Xây dựng chiến lược và lộ trình hội nhập kinh tế phù hợp
Chiến lược hội nhập kinh tế là một kế hoạch tổng thể về phƣơng
hƣớng, mục tiêu và các giải pháp cho hội nhập kinh tế.

1
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc ĐCSVN lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia-Sự thật,
Hà Nội, 2011. Tr 236.
1
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc ĐCSVN lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia-Sự thật,
Hà Nội, 2016.

151
Xây dựng chiến lƣợc hội nhập kinh tế phải phù hợp với khả năng
điều kiện thực tế:
- Cần đánh giá đúng được bối cảnh quốc tế, xu hướng vận động
kinh tế, chính trị thế giới; tác động của toàn cầu hóa, của cách mạng
công nghiệp đối với các nƣớc và cụ thể hóa đối với nƣớc ta. Trong đó,
cần chú ý tới sự chuyển dịch tƣơng quan sức mạnh kinh tế giữa các trung
tâm; xu hƣớng đa trung tâm, đa tầng nấc đang ngày càng đƣợc khẳng
định; nền tảng kinh tế thế giới có những chuyển dịch căn bản do tác
động của cách mạng công nghiệp 4.0 và sự phát triển của công nghệ
thông tin.
- Đánh giá được vai trò của tổ chức kinh tế quốc tế, các công ty
xuyên quốc gia và vai trò của các nước lớn nhƣ Mỹ, Trung Quốc, Nhật
Bản, Nga và EU cũng nhƣ sự điều chỉnh chính sách của họ trong vai trò
chủ đạo, dẫn dắt các xu hƣớng liên kết kinh tế quốc tế.
- Đánh giá được những điều kiện khách quan và chủ quan có ảnh
hưởng đến hội nhập kinh tế nước ta. Cần làm rõ vị trí của Việt nam để
xác định khả năng và điều kiện để Việt Nam có thể hội nhập. Xây dựng
phƣơng hƣớng, mục tiêu, giải pháp hội nhập kinh tế phải đề cao tính hiệu
quả, phù hợp với thực tiễn về năng lực kinh tế, khả năng cạnh tranh, tiềm
lực khoa học công nghệ và lao động theo hƣớng tích cực, chủ động.
- Trong xây dựng chiến lược hội nhập kinh tế cần nghiên cứu kinh
nghiệm của các nước nhằm đúc rút cả những bài học thành công và thất
bại của họ để tránh đi vào những sai lầm mà các nƣớc đã từng phải gánh
chịu hậu quả.
- Chiến lược hội nhập kinh tế phải gắn với tiến trình hội nhập toàn
diện đồng thời có tính mở, điều chỉnh linh hoạt để ứng phó kịp thời với
sự biến đổi của thế giới và các tác động mặt trái phát sinh trong quá trình
hội nhập kinh tế.
- Chiến lược hội nhập kinh tế cần phải xác định rõ lộ trình hội nhập
một cách hợp lý để đảm bảo hội nhập kinh tế có hiệu quả, nhằm tránh
những cú sốc không cần thiết, gây tổn hại cho nền kinh tế và các doanh
nghiệp. Lộ trình cần phải xác định đƣợc các yếu tố thời gian, mức độ,

152
bƣớc đi trong các giai đoạn hội nhập kinh tế và bám sát đƣợc tiến triển
bên ngoài và bên trong để điều chỉnh lộ trình một cách thích hợp. Bên
cạnh đó, cũng cần xác định các ngành, các lĩnh vực cần ƣu tiên trong hội
nhập kinh tế, trên cơ sở đó tập trung các nguồn lực để hình thành các
lĩnh vực nòng cốt, các nhân tố đột phá trong tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế.
c) Tích cực, chủ động tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế và
thực hiện đầy đủ các cam kết của Việt Nam trong các liên kết kinh tế
quốc tế và khu vực
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, cho đến nay, về hợp tác
song phƣơng, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc
gia trên thế giới, mở rộng quan hệ thƣơng mại, xuất khẩu hàng hoá tới
trên 230 thị trƣờng của các nƣớc và vùng lãnh thổ, ký kết trên 90 Hiệp
định thƣơng mại song phƣơng, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ
đầu tƣ, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần.
Đặc trƣng của hội nhập kinh tế quốc tế là sự hình thành các liên
kết kinh tế quốc tế và khu vực để tạo ra sân chơi chung cho các nƣớc.

Hộp 6.5: Các mốc cơ bản trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
của Việt Nam
Năm 1995: gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
Năm 1996: tham gia Khu vực thƣơng mại tự do ASEAN (AFTA)
Năm 1996: tham gia sáng lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM)
Năm 1998: tham gia Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dƣơng (APEC)
Năm 2007: chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thƣơng mại thế giới
(WTO)
Nguồn: Tổng hợp từ: Những thành tựu trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam - Lâm Quỳnh Anh – Văn phòng UBQG Hợp tác kinh tế quốc tế, Bộ Ngoại giao –
Cổng Thông tin tin điện tử Bộ Ngoại giao Việt Nam 02/08/2018).

Với tƣ cách là thành viên của các tổ chức kinh tế quốc tế: WTO,
ASEAN, APEC… Việt Nam đã nỗ lực thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các
cam kết và tích cực tham gia các hoạt động trong khuôn khổ các tổ chức
này.
153
Việt nam đã thực hiện nhiều cải cách chính sách thƣơng mại theo
hƣớng minh bạch và tự do hóa thể hiện ở các cam kết đa phƣơng về pháp
luật và thể chế cũng nhƣ các cam kết mở cửa thị trƣờng hàng hoá, dịch
vụ. Thực hiện các cam kết hội nhập sâu rộng nhằm xây dựng Cộng đồng
ASEAN; thực hiện nghiêm túc các cam kết hợp tác của APEC, tích cực
đề xuất và triển khai nhiều sáng kiến, hoạt động của ASEM…
Việt Nam triển khai đầy đủ, nghiêm túc các cam kết hội nhập kinh
tế quốc tế, đặc biệt là về cắt giảm thuế quan, mở cửa dịch vụ, đầu tƣ,...
về cơ bản Việt Nam đã hoàn thành lộ trình cắt giảm theo WTO từ năm
2014. Bên cạnh đó, Việt Nam đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ ban hành các
biểu thuế ƣu đãi, thuế nhập khẩu đối với các FTA đã ký kết.
Hiện nay, chúng ta đang nỗ lực hoàn tất các cam kết quốc tế lớn
có thời hạn vào 2015 - 2020 nhằm nâng tầm hội nhập quốc tế nhƣ: cam
kết xây dựng Cộng đồng ASEAN, tầm nhìn ASEAN đến năm 2025; cam
kết gia nhập WTO (thời hạn 31/12/2018), các Mục tiêu Bô-go của APEC
về tự do hóa thƣơng mại và đầu tƣ vào năm 2020…
Việc tích cực tham gia các liên kết kinh tế quốc tế và thực hiện
nghiêm túc các cam kết của các liên kết góp phần nâng cao uy tín, vai trò
của Việt Nam trong các tổ chức này; tạo đƣợc sự tin cậy, tôn trọng của
cộng đồng quốc tế đồng thời giúp chúng ta nâng tầm hội nhập quốc tế
trên các tầng nấc, tạo cơ chế liên kết theo hƣớng đẩy mạnh chủ động
đóng góp, tiếp cận đa ngành, đa phƣơng, đề cao nội hàm phát triển để
đảm bảo các lợi ích cần thiết trong hội nhập kinh tế.
d) Hoàn thiện thể chế kinh tế và luật pháp
Việc phát triển theo mô hình “kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội
chủ nghĩa” của nƣớc ta mặc dù có sự khác biệt với các nƣớc về định
hƣớng chính trị của sự phát triển nhƣng nó không hề cản trở sự hội nhập.
Song do cơ chế thị trƣờng của nƣớc ta chƣa hoàn thiện. Vì vậy, để nâng
cao hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế cần:
- Hoàn thiện cơ chế thị trƣờng trên cơ sở đổi mới mạnh mẽ về sở
hữu, coi trọng khu vực tƣ nhân, đổi mới sở hữu và doanh nghiệp nhà
nƣớc; hình thành đồng bộ các loại thị trƣờng; đảm bảo môi trƣờng cạnh

154
tranh bình đẳng giữa các chủ thể kinh tế…
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới chính sách kinh tế, cơ chế
quản lý theo hƣớng ngày càng minh bạch, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ,
kinh doanh trong nƣớc để thúc đẩy mạnh mẽ đầu tƣ của các thành phần
kinh tế, các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc.
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là luật pháp liên quan đến hội
nhập kinh tế nhƣ: đất đai, đầu tƣ, thƣơng mại, doanh nghiệp, thuế, tài
chính tín dụng, di chú… Hoàn thiện pháp luật về tƣơng trợ tƣ pháp phù
hợp với pháp luật quốc tế giảm thiểu các thách thức do tranh chấp quốc
tế, nhất là tranh chấp thƣơng mại, đầu tƣ quốc tế.
e) Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế
Hiệu quả của hội nhập kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào năng lực
cạnh tranh của nền kinh tế cũng nhƣ của các doanh nghiệp.
- Đối với doanh nghiệp, ngành hàng: các doanh nghiệp phải chú
trọng tới đầu tƣ, cải tiến công nghệ để nâng cao khả năng cạnh tranh của
mình. Đặc biệt là phải học hỏi cách thức kinh doanh trong bối cảnh mới:
(1) học tìm kiếm cơ hội kinh doanh, (2) học kết nối cùng chấp nhận cạnh
tranh, (3) học cách huy động vốn, (4) học quản trị sự bất định, (5) học
đồng hành với chính phủ, (6) học “đối thoại pháp lý”.
- Nhà nƣớc cần tăng cƣờng hỗ trợ các doanh nghiệp, giúp các doanh
nghiệp vƣợt qua những thách thức của thời kỳ hội nhập. Nhà nƣớc cần
chủ động, tích cực đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất
lƣợng cao, hoàn thiện cơ sở hạ tầng sản xuất, giao thông, thông tin, dịch
vụ… giúp giảm chi phí sản xuất và tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút
vốn, công nghệ tiên tiến, thúc đẩy tăng năng suất lao động của các doanh
nghiệp.
f) Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ của Việt Nam
Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ không chỉ xuất phát từ quan
điểm, đƣờng lối chính trị độc lập tự chủ mà còn là đòi hỏi của thực tiễn.
Nền kinh tế độc lập tự chủ là nền kinh tế không bị lệ thuộc, phụ
thuộc vào nước khác, người khác, hoặc vào một tổ chức kinh tế nào đó
về đường lối, chính sách phát triển, không bị bất cứ ai dùng những điều

155
kiện kinh tế, tài chính, thương mại, viện trợ... để áp đặt, khống chế, làm
tổn hại chủ quyền quốc gia và lợi ích cơ bản của dân tộc.
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của
việc xây dựng nề kinh tế độc lập tự chủ. Để xây dựng thành công nền
kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với tích cực và chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế, đòi hỏi Việt Nam phải thực hiện một số biện pháp sau đây:
Thứ nhất, hoàn thiện, bổ sung đƣờng lối chung và đƣờng lối kinh
tế, xây dựng và phát triển đất nƣớc.
Thứ hai, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Đây là
nhiệm vụ trọng tâm nhằm xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Trong
giai đoạn hiện nay, cần tập trung vào một số biện pháp sau:
(1) Đẩy mạnh tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển sang tăng trƣởng
chủ yếu theo chiều sâu.
(2) Mở rộng và tìm kiếm thị trƣờng mới, đa dạng hóa thị trƣờng,
nguồn vốn đầu tƣ và đối tác, tránh phụ thuộc vào một thị trƣờng, một đối
tác, tạo nền tảng cho phát triển ổn định, bền vững.
(3) Mạnh dạn trong đổi mới công nghệ. Đi liền với quá trình du
nhập công nghệ, cần tăng đầu tƣ cho nghiên cứu và triển khai nghiên
cứu, ứng dụng công nghệ mới, tiến tới tự chủ dần về công nghệ.
Thứ ba, đẩy mạnh quan hệ kinh tế đối ngoại và chủ động
HNKTQT (1) Tiếp tục nghiên cứu, đàm phán, ký kết, chuẩn bị kỹ các
điều kiện thực hiện các FTA yêu cầu ở cấp độ cao hơn trong hội nhập
kinh tế toàn cầu, tham gia các điều ƣớc quốc tế trong các lĩnh vực kinh
tế, thƣơng mại, đầu tƣ...; có đại diện làm việc tại các tổ chức thƣơng mại,
đầu tƣ, giải quyết tranh chấp quốc tế.
(2) Huy động mọi nguồn lực để thực hiện ba đột phá chiến lƣợc:
cải cách thể chế; phát triển cơ sở hạ tầng; phát triển nguồn nhân lực.
( 3) Thực hiện các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô và cải thiện
môi trƣờng sản xuất, kinh doanh để thu hút đầu tƣ trong và ngoài nƣớc
đáp ứng nhu cầu trong nƣớc và đẩy mạnh xuất khẩu.
Thứ tư, tăng cƣờng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế bằng đổi
mới, hoàn thiện thể chế kinh tế, hành chính, đặc biệt là tăng cƣờng áp

156
dụng khoa học công nghệ hiện đại, đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng
cao cho các ngành kinh tế, nhất là những ngành có vị thế của Việt Nam.
Thứ năm, kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh và đối
ngoại trong hội nhập quốc tế. Mở rộng quan hệ quốc tế phải quán triệt
và thực hiện nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ
quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; giữ gìn bản
sắc văn hóa dân tộc; giải quyết các tranh chấp bằng thƣơng lƣợng hòa
bình. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả các quan hệ hợp tác quốc tế về
kinh tế, quốc phòng, an ninh và đối ngoại để tạo sự hiểu biết và tin cậy
lẫn nhau giữa nƣớc ta với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới.
Thứ sáu, giải quyết tốt mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội
nhập quốc tế ở Việt Nam
Nghị quyết Trung ƣơng 8 khóa IX nhấn mạnh: “độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội là mục tiêu cơ bản của cách mạng và cũng là lợi ích
căn bản của quốc gia”.
Độc lập, tự chủ là khẳng định chủ quyền quốc gia, dân tộc. Do đó,
giữ vững độc lập, tự chủ, phát huy sức mạnh bên trong là nền tảng của
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Để giải quyết tốt mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập
quốc tế cần chú ý các vấn đề sau:
- Cần phải thấy đƣợc mối quan hệ biện chứng giữa độc lập, tự chủ
và hội nhập quốc tế có; chúng vừa tạo tiền đề cho nhau, phát huy lẫn
nhau, vừa thống nhất với nhau trong việc trong việc đảm bảo lợi ích của
dân tộc.
- Độc lập, tự chủ không có nghĩa là biệt lập, “đóng cửa” với thế
giới, vì điều đó không phù hợp với xu thế khách quan của thời đại, sẽ
kìm hãm phát triển và làm suy yếu độc lập, tự chủ. Hội nhập quốc tế
có hiệu quả chính là tạo điều kiện để nâng cao khả năng và tiềm lực
quốc gia, nâng cao vị thế của Việt Nam ở khu vực và trên thế giới.
- Đảm bảo sự độc lập, tự chủ trong việc quyết định chiến lƣợc,
mức độ, phạm vi, lộ trình và bƣớc đi trong hội nhập quốc tế trên từng
lĩnh vực. Tránh hội nhập quá nhanh, quá rộng trong khi năng lực tự chủ

157
còn yếu. Mặt khác, không để hội nhập biến thành “hòa tan”.
- Giữ gìn bản sắc của dân tộc, chú trọng giữ gìn giá trị văn hóa,
truyền thống dân tộc.
- Khắc phục những tác động mặt trái của hội nhập quốc tế đối với
nhiệm vụ giữ vững độc lập, tự chủ. Những tác động này chủ yếu là:
+ Tạo ra sự lệ thuộc của nƣớc này vào nƣớc khác, nhất là đối với
các nƣớc nghèo, nƣớc nhỏ trong mối quan hệ với các nƣớc giàu, nƣớc
lớn.
+ Hội nhập quốc tế cũng có thể tác động tới sự phân hóa xã hội
của từng nƣớc, khi lợi ích từ việc hội nhập đƣợc phân chia khác nhau đối
với các nhóm khác nhau trong xã hội.
+ Hội nhập quốc tế còn có thể làm cho lợi ích nhóm nổi trội hơn,
nhất là trong trƣờng hợp các nhóm lợi ích trong nƣớc có liên kết với các
yếu tố nƣớc ngoài để trục lợi.
Tóm lại, giữ vững độc lập, tự chủ và tích cực hội nhập quốc tế là
phƣơng thức kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong sự
nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc. Để hội nhập có hiệu quả,
không thể tuyệt đối hóa độc lập, tự chủ và quan niệm về độc lập, tự chủ
là bất biến. Tuyệt đối hóa hay quan niệm cứng nhắc về độc lập, tự chủ sẽ
ngăn cản hội nhập, bỏ lỡ thời cơ hoặc làm giảm hiệu quả của hội nhập và
do đó sẽ tác động tiêu cực trở lại tới độc lập, tự chủ. Mặt khác, nếu
không chủ động, sáng tạo tìm ra những phƣơng thức mới phù hợp với
hoàn cảnh và các điều kiện hình thành từ quá trình hội nhập quốc tế, thì
việc bảo đảm độc lập, tự chủ cũng sẽ gặp nhiều thách thức.
Các thuật ngữ cần ghi nhớ: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá; cách
mạng công nghiệp; cách mạng công nghiệp 4.0; toàn cầu hóa, hội nhập
kinh tế quốc tế, kinh tế độc lập tự chủ.
MỤC LỤC
Chƣơng 1. ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CHỨC NĂNG
CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN .............................................................. 1
1.1. KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ CHÍNH
TRỊ MÁC - LÊNIN .......................................................................................................... 1

158
1.2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA KINH TẾ CHÍNH
TRỊ MÁC - LÊNIN .......................................................................................................... 4
1.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin ....................................... 4
1.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin .................................. 7
1.3. CHỨC NĂNG CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN .................................. 8
1.3.1. Chức năng nhận thức .............................................................................................. 8
1.3.2. Chức năng tƣ tƣởng ................................................................................................ 9
1.3.3. Chức năng thực tiễn ................................................................................................ 9
1.3.4. Chức năng phƣơng pháp luận ................................................................................. 9
Chƣơng 2: HÀNG HÓA, THỊ TRƢỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC CHỦ THỂ
THAM GIA THỊ TRƢỜNG 20
2.1. LÝ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ SẢN XUẤT HÀNG HÓA VÀ HÀNG HÓA .......... 10
2.1.1. Sản xuất hàng hóa ................................................................................................. 10
2.1.2. Hàng hóa ............................................................................................................... 12
2.1.3. Tiền ....................................................................................................................... 17
2.1.4. Dịch vụ và một số hàng hóa đặc biệt .................................................................... 19
2.2. THỊ TRƢỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC CHỦ THỂ THAM GIA
THỊ TRƢỜNG................................................................................................................ 22
2.2.1. Thị trƣờng ............................................................................................................. 22
2.2.2. Vai trò của một số chủ thể chính tham gia thị trƣờng .......................................... 34
Chƣơng 3. SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƢ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƢỜNG 54
3.1. LÝ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ GIÁ TRỊ THẶNG DƢError! Bookmark not defined.
3.1.1. Lý luận của C.Mác về giá trị thặng dƣ .................. Error! Bookmark not defined.
3.2. TÍCH LŨY TƢ BẢN 65
3.3. CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƢ TRONG NỀN
KINH TẾ THỊ TRƢỜNG
3.3.1. Lợi nhuận ............................................................................................................ 529
3.3.2 Lợi tức .................................................................................................................. 73
3.3.3. Địa tô 74
Chƣơng 4. CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH TẾ
THỊ TRƢỜNG 78
4.1. HAI LOẠI HÌNH CẠNH TRANH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CẠNH TRANH
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG ....................................................................... 78
4.1.1. Hai loại hình cạnh tranh cơ bản trong nền kinh tế thị trƣờng ............................... 78
4.1.2. Tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trƣờng .......................................... 80
4.2. ĐỘC QUYỀN VÀ ĐỘC QUYỀN NHÀ NƢỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƢỜNG ....................................................................................................................... 83
159
4.2.1. Lý luận của V.I.Lênin về độc quyền trong nền kinh tế thị trƣờng ....................... 83
4.2.2. Lý luận của V.I.Lênin về chủ nghĩa tƣ bản độc quyền nhà nƣớc ......................... 97
Chƣơng 5. KINH TẾ THỊ TRƢỜNG ĐỊNH HƢỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VÀ CÁC QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ Ở VIỆT NAM ........................................109
5.1.KHÁI NIỆM, ĐẶC TRƢNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƢỜNG
ĐỊNH HƢỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM .............................................. 109
5.1.1. Khái niệm kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ........... 109
5.1.2. Tính tất yếu kháh quan của việc phát triển kinh tế thị trƣờng
định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam .................................................................... 114
5.1.3. Đặc trƣng của KTTT định hƣớng XHCN ở Việt Nam ....................................... 117
5.2. HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƢỜNG ĐỊNH HƢỚNG XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM........................................................................................ 121
5.2.1. Thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ................ 121
5.2.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ........................................................................................ 125
5.2.3. Những nhiệm vụ chủ yếu trong thực hiện hoàn thiện thể chế kinh tế
thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ................................................... 128
5.3. QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ Ở VIỆT NAM .................................................... 134
5.3.1. Lợi ích kinh tế và quan hệ lợi ích kinh tế 134
5.3.2. Vai trò của nhà nƣớc trong bảo đảm hài hòa các quan hệ lợi ích 148
Chƣơng 6. CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ
QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM ................................................................................... 1204
6.1. CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM .................................. 1214
6.1.1. Khái quát về cách mạng công nghiệp và công nghiệp hóaError! Bookmark not defined.4
6.1.2 Tính tất yếu khách quan và nội dung CNH, HĐH của Việt Nam Error! Bookmark not defi
6.1.3. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng
công nghiệp lần thứ tƣ (4.0) ........................................ Error! Bookmark not defined.76
6.2. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM ........................................... 186
6.2.1. Khái niệm và các hình thức Hội nhập kinh tế quốc tế ........................................ 186
6.2.2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển của Việt Nam ........................ 194
6.2.3. Phƣơng hƣớng nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế trong
phát triển của Việt Nam ................................................................................................ 196

160

You might also like