You are on page 1of 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

7 KHOA TIẾNG ANH Độc lập -Tự do -Hạnh phúc

HƯỚNG DẪN THỰC TẬP TỔNG HỢP VÀ LÀM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022 - 2023
(cho sinh viên đại học chính quy khóa cũ và khóa 55 chuyên ngành Tiếng Anh Thương mại)

A. Mục đích, yêu cầu của việc thực tập tốt nghiệp
I. Mục đích
- Giúp sinh viên tiếp cận với thực tế sử dụng tiếng Anh trong các tổ chức và doanh nghiệp
- Vận dụng các kiến thức, phương pháp, kỹ năng đã được học vào việc nghiên cứu, tìm hiểu
việc sử dụng tiếng Anh của đơn vị thực tập trong môi trường làm việc hội nhập hiện nay.
- Tìm kiếm, phát hiện và giải quyết vấn đề nghiên cứu phù hợp với định hướng nghiên cứu
của chuyên ngành qua khóa luận tốt nghiệp
II. Yêu cầu
- Lựa chọn địa điểm thực tập phù hợp tại các doanh nghiệp, tổ chức có sử dụng tiếng Anh
và đã có thời gian hoạt động kinh doanh ít nhất 3 năm.
- Tuân theo sự hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn; thường xuyên liên hệ với người hướng
dẫn để triển khai nội dung thực tập theo kế hoạch được duyệt; chủ động, tích cực tham gia
vào các hoạt động cụ thể của đơn vị thực tập; đề cao ý thức học tập, rèn luyện phương pháp
giao tiếp, làm việc và nghiên cứu; chấp hành nghiêm túc các quy định, nội quy của Nhà
trường cũng như của đơn vị thực tập.
- Hoàn thành Báo cáo thực tập tổng hợp (BCTTTH) và Khóa luận tốt nghiệp (KLTN) đảm
bảo chất lượng theo đúng thời gian quy định và đề cương đã được giảng viên phê duyệt
Lưu ý:
- Sinh viên sẽ không được làm BCTTTH nếu không liên hệ với giảng viên hướng dẫn trong
tuần thứ 1 của thời gian thực tập tổng hợp, không được tiếp tục làm KLTN nếu không liên
hệ với giảng viên hướng dẫn trong tuần thứ 1 của thời gian làm KLTN mà không có lý do
chính đáng.
- Sinh viên nộp BCTTTH, KLTN muộn so với thời gian quy định, nếu không có lý do chính
đáng sẽ không được chấp nhận.

B. Nội dung thực tập tổng hợp


1. Sinh viên thực tập tổng hợp trong thời gian 4 tuần với các nội dung công việc cụ thể như
sau:
- Tuần 1: Đăng kí đơn vị thực tập với giảng viên hướng dẫn và đến đơn vị thực tập tìm hiểu
khái quát về tình hình chung của đơn vị, tiếp cận với các bộ phận có sử dụng tiếng Anh
- Tuần 2: Tìm hiểu và thu thập các thông tin liên quan đến Phần 1 trong đề cương BCTTTH
- Tuần 3: Tìm hiểu và thu thập các thông tin liên quan đến Phần 2 và Phần 3 trong đề cương
BCTTTH
- Tuần 4: Tiếp tục tìm hiểu sâu về các hoạt động kinh doanh và việc sử dụng tiếng Anh của
doanh nghiệp, định hướng về đề tài KLTN, viết BCTTTH theo đề cương, có dấu xác nhận
của đơn vị thực tập và nộp cho giảng viên hướng dẫn theo thời gian quy định.
2. Thời gian làm BCTTTH: 04 tuần từ 02/01/2023 đến 10/02/2023
3. Sinh viên nộp báo cáo thực tập cho Khoa vào ngày 10/02/2023

C. Hướng dẫn viết báo cáo TTTH


Khung kết cấu của BCTTTH (Khoảng 15-20 trang bằng tiếng Anh)

1
Mục lục
Danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ
Danh mục từ viết tắt
Phần 1: Giới thiệu chung về công ty thực tập
1.1 Các thông tin về công ty
1.2 Các thông tin về bộ phận thực tập
Phần 2: Giới thiệu về quá trình thực tập tại công ty
2.1 Các nhiệm vụ được thực hiện trong quá trình thực tập
2.2 Những khó khăn và bài học kinh nghiệm
Phần 3: Thực trạng sử dụng tiếng Anh tại đơn vị thực tập
3.1 Mô tả thực trạng sử dụng tiếng Anh tại đơn vị thực tập
3.2 Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực tiếng Anh
Phần 4: Đề xuất Hướng đề tài Khóa luận
Sinh viên có thể chọn một trong những hướng nghiên cứu sau:
1. Các vấn đề về kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết, thuyết trình, giao tiếp, phiên
dịch, biên dịch, soạn thảo thư tín Thương mại)
2. Các vấn đề về Lý thuyết ngôn ngữ (ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng, từ vựng, văn
hóa, giao văn hóa, …)

D. KHUNG ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


(GUIDELINES FOR WRITING A GRADUATION PAPER )
Abstract
Acknowledgements
Table of contents
List of abbreviations
List of tables and figures
Chapter 1: Overview of the study
1.1. Rationale
1.2. Previous studies
1.3. Aims of the study
1.4. Research Subjects
1.5. Scope of the study
1.6. Research methodology
1.7. Organization of the study
Chapter 2: Literature review
Presenting theories related to the study
Chapter 3: Research findings
Chapter 4: Recommendations and suggestions (optional)
Conclusion
References
Appendix

E. Hình thức trình bày Báo cáo thực tập tổng hợp và Khóa luận.
     - Độ dài: Khóa luận từ 35 - 40 trang đánh máy. (không kể tài liệu tham khảo và Phụ lục)
     - Định dạng trang:
            Khổ A4 tiêu chuẩn (trình bày 1 mặt),
            Căn lề: trái: 3cm; phải, trên và dưới: 2.5cm,
2
            Phông Unicode, Time New Roman, cỡ chữ 13,
            Dãn dòng 1.5, các đoạn cách nhau 1 dấu Enter.
-    Đánh số trang ở cuối; giữa trang; từ trang bìa đến trang Danh mục từ viết tắt dùng chữ số
La Mã thường (i, ii, …); từ Chương 1 đến Chương cuối đánh bằng số (1, 2, …).
1. Đánh số chương và các đề mục.
- Trong phần nội dung chính của Khóa luận, các phần (chương) được đánh số thứ tự thừ 1
đến n. Trong mỗi phần (chương) các đề mục được đánh bằng 2 số: số thứ nhất là số thứ tự
của phần (chương), số thứ 2 là số thứ tự của đề mục trong phần (chương), các tiểu đề mục
được đánh bằng 3 số : số thứ nhất là số thứ tự cuả phần (chương), số thứ hai là số thứ tự của
đề mục, số thứ 3 là số thứ tự của tiểu đề mục trong đề mục.
2. Trình bày bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, danh mục từ viết tắt
           -  Các bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ trong mỗi chương phải có tên tương ứng mô tả
chính xác nội dung của bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ và được đánh bằng 2 số: số thứ nhất là số
thứ tự của phần (chương), số thứ hai là số thứ tự của bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ trong mỗi
phần (chương).
           - Các bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ cần phải có nguồn trích dẫn.
- Danh mục từ viết tắt phải lập thành bảng bao gồm danh mục từ viết tắt bằng tiếng
Việt và danh mục từ viết tắt bằng tiếng nước ngoài được sắp xếp riêng theo từng ngôn ngữ
theo thứ tự (Việt, Anh, Đức, Nga, Nhật, Pháp, Trung,…). Danh mục từ viết tắt tiếng Việt
bao gồm: từ viết tắt, nghĩa tiếng Việt. Danh mục từ viết tắt tiêng nước ngoài bao gồm: từ
viết tắt, nghĩa tiêng nước ngoài, nghĩa tiếng Việt.
3. Danh mục tài liệu tham khảo và trích dẫn
            Tất cả các tài liệu đã tham khảo sử dụng để viết Khóa luận phải được liệt kê đầy đủ
theo quy định sau:
1- Danh mục tài liệu tham khảo được sắp xếp riêng theo từng ngôn ngữ theo thứ tự
(Việt, Anh, Đức, Nga, Nhật, Pháp, Trung,…). Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài
phải giữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch.
 Trong từng mối ngôn ngữ, các tài liệu được sắp xếp theo thứ tự Alphabet –ABC…:
Theo tên tác giả đối với tác giả người Việt (giữ nguyên thứ tự họ tên, không đảo tên lên
trước họ); đối với tác giả người nước ngoài xếp theo thứ tự ABC theo họ; đối với tài 
liệu không có tên tác giả thì sắp xếp theo thứ tự ABC của từ đầu tiên của tên cơ quan ban
hành, ví dụ Tổng cục thống kê xếp vào vần T, Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp vào vần B.
- Với mỗi tài liệu tham khảo phải ghi đầu đủ, theo thứ tự các thông tin sau: tên tác giả
hoặc cơ quan ban hành, cơ quan xuất bản (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc), tên
tài liệu (in ngiêng, dấu phẩy ở cuối), nhà xuất bản (dâu chấm nếu kết thúc tài liệu), nơi
xuất bản (dấu chấm nếu kết thúc tài liệu).
      Nếu tài liệu tham khảo là một bài báo trong tạp chí hay bài trong một cuốn sách thì
phần tên tài liệu được trình bày gồm Tên bài báo (đặt trong ngoặc kép, không in
nghiêng, kết thúc bằng dấu phẩy), Tên tạp chí (in nghiêng, dấu phẩy ngăn cách), số ( đặt
trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc), số trang (gạch ngang giữa số trang đầu và trang
cuối, dấu chấm kết thúc).
      Ví dụ:
      - Tài liệu tham khảo là sách: Nguyễn Văn B (2009), Kinh tế Việt Nam năm 2008,
Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
- Tài liệu tham khảo là bài trong tạp chí: Nguyễn Văn A (2010), “Vai trò của thông
tin trong kế toán quản trị”, Tạp chí khoa thương mại, (số 17), trang 21-27.
- Nguyễn Hòa (2004). Understanding English Semantics. NXB Đại Học Quốc Gia
Hà Nội.

3
- Hoàng Phê et al. (1994). Từ Điển Tiếng Việt. NXB Khoa học Xã hội Trung Tâm Từ
Điển Học Hà Nội, Hà Nội
- Nguyễn Hữu Quỳnh (1980), Ngữ pháp Tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội
- Randolph Quirk & Sidney Greenbaum (1973), A University Grammar of English,
Longman.
Lưu ý:
+ Thời gian làm KLTN: 09 tuần từ 27/02/2023 đến 28/04/2023
+ Sinh viên nộp KLTN cho giáo viên hướng dẫn và bộ môn vào ngày 28/04/2023
+ Giáo viên hướng dẫn thực tập nhớ nhấn mạnh việc đề xuất đề tài nghiên cứu vào trang
cuối của báo cáo thực tập tổng hợp
+ Sản phẩm cần nộp: 02 quyển bìa mềm và file mềm (bản hoàn chỉnh) gửi qua email cho
giáo viên hướng dẫn
- Quyển 1 (để nộp thư viện): Bản khóa luận hoàn chỉnh
- Quyển 2 (để chấm và kiểm tra), bao gồm:
+ Đề cương chi tiết
+ Bản thảo khóa luận có bút tích sửa chữa của giảng viên hướng dẫn, kể cả liên hệ
qua email
+ Bản khóa luận hoàn chỉnh

Note: Chấm báo cáo thực tập


Sau khi chấm báo cáo thực tập, các bộ môn nhập điểm và hướng nghiên cứu sinh viên đề
xuất vào danh sách (file mềm) Khoa gửi vào hòm thư các bộ môn, Bộ môn hoàn thành rồi
chuyển bản mềm về Khoa.

Hà Nội ngày 01 tháng 12 năm 2022


Trưởng khoa

TS. Nguyễn Thị Lan Phương

You might also like