You are on page 1of 3

Toán học rời rạc Lớp học phần INT1050 3, 21 / Học kì II, 2021-2022

Bài tập về nhà số 2:


Logic vị từ + Các phương pháp chứng minh
1. [Đề thi 2013] Giả sử Q(x, y) là câu “x + y = x - y”, với miền xác định đối với mỗi
biến là tất cả các số nguyên. Hãy tìm giá trị chân lý của các mệnh đề sau:
a) ∀x∃yQ(x, y) b) ∃y∀xQ(x, y)
c) ∀y∃xQ(x, y) d) ∀x∀yQ(x, y)
2. [Đề thi cũ] Dùng các vị từ, lượng từ, các liên từ logic (nếu cần) để dịch các câu sau:
a) Ít nhất có một console có thể truy cập được trong mọi điều kiện mắc lỗi
b) Địa chỉ email của mọi người dùng đều có thể được lấy ra bất cứ khi nào kho lưu
trữ chứa ít nhất một thông báo được gửi tới tất cả người dùng trên hệ thống.
c) Đối với mọi sự vi phạm an ninh có ít nhất một cơ chế có thể phát hiện sự vi
phạm đó nếu và chỉ nếu có một quá trình không bị vi phạm.
d) Không ai biết mật khẩu của tất cả người dùng trên hệ thống, trừ người quản trị
mạng.
e) Lấy miền xác định là toàn thể sinh viên trong lớp: Mọi người trong lớp đều có
laptop.
f) Lấy miền xác định là toàn thể loài người: Mọi người trong lớp đều có laptop.
g) Lấy miền xác định là toàn thể sinh viên trong lớp: Một người nào đó trong lớp
đã đi làm ở một công ty khởi nghiệp.
h) Lấy miền xác định là toàn thể loài người: Một người nào đó trong lớp đã đi làm
ở một công ty khởi nghiệp.
3. [Đề thi cũ] Diễn đạt các câu sau bằng cách dùng các lượng từ. Sau đó lập mệnh đề
phủ định của mệnh đề trên sao cho không có dấu phủ định nào ở bên trái của lượng
từ. Cuối cùng, dịch các mệnh đề phủ định đó thành các câu trong ngôn ngữ thông
thường.
a) Mọi con chim đều biết bay.
b) Có một con chó biết cộng.
c) Không có con sư tử nào biết nói.
d) Một số con gấu già có thể học được các trò mới.
4. [Đề thi cũ] Quy tắc suy luận nào được dùng trong mỗi lập luận sau:
a) Thơm sẽ làm việc ở một công ty tài chính vào mùa hè này. Do đó, mùa hè này
cô ta sẽ làm việc ở một công ty tài chính hoặc về quê phụ giúp gia đình.
b) Nếu tôi mất cả đêm làm bài tập này thì tôi có thể trả lời được tất cả các bài tập.
Nếu tôi trả lời được tất cả các bài tập thì tôi sẽ hiểu giáo trình này. Do đó, nếu
tới mắt cả đêm làm bài tập này thì tôi sẽ hiểu được giáo trình này.

diepht@vnu 1
Toán học rời rạc Lớp học phần INT1050 3, 21 / Học kì II, 2021-2022

c) Hoặc hôm nay trời nóng trên 40°C hoặc là sự ô nhiễm là nguy hại. Hôm nay
nhiệt độ ngoài trời dưới 40°C. Do đó, sự ổ nhiệm là nguy hại.
d) Thùy, một sinh viên trong lớp biết viết chương trình bằng ngôn ngữ C/C++.
Mọi người biết viết chương trình bằng ngôn ngữ C/C++ đều kiếm được công
việc với mức lương cao. Do đó, có ai đó trong lớp nhận được công việc với mức
lương cao.
e) Mọi bộ phim do Trần Văn Thủy làm đạo diễn đều tuyệt vời. Trần Văn Thủy
làm đạo diễn phim “Hà Nội trong mắt ai”, một bộ phim về Hà Nội. Do đó, có
một bộ phim tuyệt vời về Hà Nội.
5. Xác lập các tương đương logic sau. Trong câu b, c thì 𝐴 là mệnh đề không có liên
quan với lượng từ nào :
a) Ǝ𝑥𝑃(𝑥) → ∀𝑦𝑄(𝑦) ⇔ ∀𝑥(𝑃(𝑥) → 𝑄(𝑥))
b) ∀𝑥𝑃(𝑥) ∧ 𝐴 ⇔ ∀𝑥 (𝑃 (𝑥) ∧ 𝐴)
c) (∃𝑥𝑃(𝑥)) ∧ 𝐴 ⇔ ∃𝑥(𝑃(𝑥) ∧ 𝐴)
6. [Giáo trình dịch] Cho P(x), Q(x), R(x) và S(x) tương ứng là các câu "x là một em
bé"; "x có khả năng tư duy logic"; "x có khả năng cai quản một con cá sấu" và "x
bị coi thường". Giả sử rằng miền xác định là toàn thể loài người. Hãy dùng các
lượng từ, các liên từ logic cùng với Px), Q(x), R(x) và S(x) để diễn đạt các câu sau:
a) Những em bé không có khả năng tư duy logic.
b) Không ai bị coi thường nếu cai quản được cá sấu.
c) Những người không có khả năng tư duy logic bị coi thường.
d) Những em bé không cai quản được cá sấu.
e) (d) có suy ra được từ (a), (b) và (c) không? Nếu không, thì liệu có một kết luận
đúng không?
7. [Giáo trình dịch] Cho P(x), Q(x), R(x) và S(x) tương ứng là các câu sau: "x là một
con vịt"; "x là một trong số gia cầm của tôi"; "x là một viên sĩ quan" và "x sẵn lòng
khiêu vũ". Dùng các lượng từ các liên từ logic cùng với P(x), Q(x), R(x) và S(x) để
diễn đạt các câu sau :
a) Không có con vịt nào sẵn lòng khiêu vũ cả.
b) Không có viên sĩ quan nào từ chối khiêu vũ.
c) Toàn bộ đàn gia cầm của tôi đều là vịt.
d) Đàn gia cầm của tôi không phải là các sĩ quan.
e) (d) có thể suy ra từ (a), (b) và (c) không? Nếu không, thì liệu có một kết luận
đúng không?
8. [Giáo trình dịch] Chứng minh rằng các phát biểu sau đây về số 𝑛 nguyên là tương
đương nhau:
a) P1: 𝑛 chẵn.
b) P2: 𝑛 − 1 lẻ.
c) P3: 𝑛 chẵn.

diepht@vnu 2
Toán học rời rạc Lớp học phần INT1050 3, 21 / Học kì II, 2021-2022

9. Chứng minh √2 là số vô tỉ. Bạn đã sử dụng phương pháp chứng minh nào?
10. [Giáo trình dịch] “Chứng minh” nổi tiếng cho đẳng thức 1=2 sau đây sai ở đâu?
"Chứng minh": Ta tiến hành các bước sau đây với 𝑎 và 𝑏 là 2 số nguyên dương bằng nhau.
Bước Lí do
1. 𝑎=𝑏 Giả thiết
2. 𝑎 = 𝑎𝑏 Nhân cả 2 vế của (1) với 𝑎
3. 𝑎 − 𝑏 = 𝑎𝑏 − 𝑏 Trừ 𝑏 khỏi cả 2 vế của (2)
4. (𝑎 − 𝑏)(𝑎 + 𝑏) = 𝑏(𝑎 − 𝑏) Nhóm theo thừa số chung cho cả 2 vế của (3)
5. 𝑎+𝑏 =𝑏 Chia cả 2 vế của (4) cho 𝑎 − 𝑏
6. 2𝑏 = 𝑏 Trong (5) thay 𝑎 bằng 𝑏 vì 𝑎 = 𝑏
7. 2=1 Rút gọn
Chia cả 2 vế của (6) cho 𝑏

diepht@vnu 3

You might also like