You are on page 1of 7

I.

CHỦ ĐỀ: HỮU NGHỊ, HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN


1. Khái niệm:
* Tình hữu nghị giữa các dân tộc thế giới là quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước
này với nước khác.
VD: quan hệ Việt – Lào, quan hệ Việt Nam – Cu-ba...
* Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc,
lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.
2. Ý nghĩa của quan hệ hữu nghị, hợp tác/ Quan hệ hữu nghị, hợp tác mang
lại lợi ý gì?
- Tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc cùng hợp tác, phát triển về nhiều
mặt: kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, kĩ thuật...
- Tạo sự hiểu biết lẫn nhau tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến
tranh.
3. Vì sao phải hợp tác?
- Thế giới đang đứng trước những vấn đề cấp thiết, đe dọa sự sống còn của nhân
loại như: ô nhiễm môi trường, thiên tai, lũ lụt, biến đổi khí hậu toàn cầu, khắc phục
tình trạng đói nghèo, phòng ngừa và đẩy lùi dịch bệnh...
- Để giải quyết các vấn đề đó, cần phải có sự hợp tác quốc tế, chứ không một quốc
gia, dân tộc riêng lẻ nào có thể tự giải quyết được.
4. Nguyên tắc hợp tác quốc tế:
- Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào
công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực.
- Bình đẳng và cùng có lợi.
- Giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng thương lượng hòa bình.
- Phản đối mọi âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền.
CÂU HỎI BỔ SUNG: Những tổ chức hợp tác với Việt Nam. Việt Nam là
thành viên sáng lập ra tổ chức nào?

Tên tổ Mục đích ra đời Ngày ra Ngày Việt


chức đời Nam tham gia
APEC - Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sự thịnh 11/1989 14/11/1998
vượng trong khu vực đồng thời thắt chặt
các mối quan hệ trong cộng đồng châu Á
– Thái Bình Dương.

WHO Giúp mọi người có được sức khoẻ tốt 07/04/1948 17/05/1950
nhất.

WTO Mở rộng sản xuất, thương mại hàng hoá 15/04/1994 7/11/2006
và dịch vụ, nâng cao mức sống, tạo thêm
việc làm của nhân dân các nước thành
viên.

ASEAN Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua 08/08/1967 28/7/1995
những nỗ lực hợp tác chung giữa các
nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà
bình và ổn định khu vực.

ASEM - Thúc đẩy giao lưu giữa các doanh 1996 1996
nghiệp.
- Cải thiện môi trường kinh doanh nhằm
thúc đẩy thương mại và đầu tư
- Tạo sự tăng trưởng kinh tế ổn định và
bền vững.

=> Việt Nam đồng sáng lập tổ chức ASEM.


II. BÀI 7: KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THÔNG TỐT ĐẸP CỦA
DÂN TỘC
1. Khái niệm: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc:
- Là những giá trị tinh thần (những tư tưởng, đức tính, lối sống, cách ứng xử tốt
đẹp...) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác.
2. Một số truyền thống tiêu biểu của dân tộc:
- Đạo đức: yêu nước, chống giặc ngoại xâm, tôn sư trọng đạo, cần cù lao động...
- Nghệ thuật: chèo, cải lương, dân ca...
- Làng nghề:
+ Ở Huế: làng nghề đúc đồng ở phường Phường Đúc, làng hoa giấy Thanh
Tiên, làng Hương Thủy Xuân, tranh làng Sình...
+ Các nơi khác: gốm sứ Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, tranh Đông Hồ...
- Trang phục: áo dài
- Phong tục tập quán: thờ cúng tổ tiên...
- Lễ hội: lễ hội chùa Hương, lễ hội đền Hùng, lễ hội Gióng...
- Tiêu cực: + Phong tục tập quán lạc hậu: trọng nam khinh nữ
+ Mê tín dị đoan

3. Thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
- Là bảo vệ, giữ gìn để những truyền thống đó không bị phai nhạt theo thời gian mà
ngày càng phát triển phong phú, sâu đậm hơn.
4. Vì sao phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
- Cần phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc đó là tài sản vô
giá, góp phần tích cực vào sự phát triển của mỗi cá nhân và cả dân tộc.
- Để góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam.
5. Trách nhiệm:
- Phải tự hào, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Phê phán, lên án, ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc.
CÂU HỎI BỔ SUNG:
1. Là học sinh em phải làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống của dân
tộc?
- Ra sức học tập, rèn luyện đạo đức, nâng cao hiểu biết.
- Phòng chống các tệ nạn xã hội, góp phần tích cực trong giữ gìn trật tự an toàn
giao thông và an ninh xã hội.
- Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt nam, tiếp thu tinh hoa-văn hóa nhân
loại.
- Phát huy tinh thần sẵn sàng, thực hiện 5 đều Bác hồ dạy, lời của Bác Hồ dạy: “Ở
đâu cần thanh niên có. Ở đâu khó có thanh niên."
III. CHỦ ĐỀ: LÀM VIỆC CÓ TỔ CHỨC, KHOA HỌC
1. Khái niệm:
- Năng động: là chủ động, tích cực, dám nghĩ dám làm.
- Sáng tạo: say mê nghiên cứu, tìm tòi học hỏi, phát hiện ra cái mới, cách giải
quyết mới, không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có sẵn.
- Làm việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả: tạo ra nhiều sản phẩm tốt, có chất
lượng về cả nội dung và hình thức trong một thời gian ngắn.
2. Ý nghĩa của làm việc có tổ chức, khoa học: 
- Giúp con người có thể vượt qua những khó khăn, thử thách. 
- Đạt được kết quả cao trong học tập, lao động và trong cuộc sống. 
- Góp phần nâng cao đời sống của cá nhân và xã hội.
3. Các yếu tố cần thiết: 
- Tích cực nâng cao tay nghề.
- Rèn luyện sức khoẻ, tự giác tuân theo kỉ luật lao động, luôn năng động, sáng tạo
4. Đối với học sinh cần phải: 
- Nâng cao nhận thức cá nhân trong việc tự học.
- Có ý thức học tập tốt, phương pháp học tập phù hợp.
CÂU HỎI BỔ SUNG:
2/33: Làm việc gì cũng cần phải có năng suất, chất lượng vì:
- Hoàn thành công việc tốt nhất, tiết kiệm thời gian, học thêm nhiều kiến thức, đáp
ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá…
- Ngày nay, xã hội chúng ta không chỉ có nhu cầu về số lượng sản phẩm mà điều
quan trọng là chất lượng của nó phải ngày càng được nâng cao (hình thức đẹp, độ
bền cao, công dụng tốt...). Đó chính là hiệu quả của công việc.
- Nếu làm việc chỉ chú ý đến năng suất mà không quan tâm đến chất lượng, hiệu
quả thì chúng ta có thể gây nên những tác hại xấu cho con người, môi trường và xã
hội.
- Ví dụ: Khi quy định bắt buộc mọi người tham gia giao thông bằng phương tiện
mô tô, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm được ban hành, vì hám lời, một số cơ sở
sản xuất mũ bảo hiểm đã sản xuất ồ ạt, chất lượng mũ không đảm bảo, gây hậu quả
không tốt cho người sử dụng...
1. Tại sao nói Năng Động – Sáng Tạo là phẩm chất cần có của người lao động
trong kinh tế thị trường?
 Nền kinh tế thị trường đang có sự cạnh tranh, muốn chiếm lĩnh được thị trường,
sản phẩm làm ra phải đảm bảo chất lượng, hình thức, giá thành rẻ, có như vậy mới
đáp ứng cho người tiêu dùng. Vì vậy con người lao động trong nền kinh tế thị
trường đòi hỏi phải có tính năng động, sáng tạo.
2. Em hiểu gì về câu nói: Làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả là yêu cầu
đối với người lao động trong sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất
nước?
 Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH – HĐH đất nước, trước mắt phải thực
hiện mục tiêu: “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.” Vậy
người lao động phải làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả thì mới thực hiện
được mục tiêu đó, nên làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả là yêu cầu của
người lao động trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.
3. a. Chủ tịch Hồ Chí Minh được công nhận là danh nhân văn hóa thế giới. Vì sao?
 Vì Bác Hồ đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân
tộc và nhân dân lao động bị áp bức trên thế giới. “Tôi hiến cả đời tôi cho dân tộc
tôi”
b. Câu nói nào của Bác cho em biết hạnh phúc, ước nguyện của đời Bác vì dân,
vì nước?
 “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước nhà độc lập,
đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.

IV. BÀI 10: LÍ TƯỞNG SỐNG CỦA THANH NIÊN


1. Khái niệm:
- Lí tưởng sống (lẽ sống) là cái đích của cuộc sống mà mỗi người khao khát muốn
đạt được. 
2. Biểu hiện:
- Người sống có lí tưởng là người luôn suy nghĩ, hành động không mệt mỏi để thực
hiện được lí tưởng của dân tộc, của nhân loại, vì sự tiến bộ của bản thân và xã hội,
luôn vươn tới sự hoàn thiện về mọi mặt, luôn mong muốn cống hiến trí tuệ và sức
lực cho sự nghiệp chung. 
3. Ý nghĩa: 
- Người sống có lí tưởng luôn được mọi người tôn trọng. 
- Góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ chung và được xã hội, nhà nước tạo điều
kiện để phát triển những khả năng của mình. 
4. Lí tưởng sống của thanh niên ngày nay: 
- Xây dựng nước Việt Nam dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn
minh. 
- Thanh niên học sinh phải ra sức học tập rèn luyện để có đủ tri thức, phẩm chất và
năng lực để thực hiện lí tưởng. 
 CÂU HỎI BỔ SUNG:
1. Trong bức thư gửi học sinh nhân ngày khai trường (9/1945) Bác Hồ viết: “ Non
sông Việt Nam có có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài
vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là
nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu’’. 
   - Câu nói trên có đề cập tới vấn đề thuộc về lí tưởng sống của thanh niên
không? 
   - Tại sao học tập được coi là nội dung quan trọng để thực hiện lí tưởng sống
của thanh niên. 
   Trả lời:  
    - Câu nói trên có vấn đề thuộc về lí tưởng là: Bác Hồ đã khẳng định vai trò to
lớn của các cháu học sinh là phải phấn đấu học tập để đưa đất nước bước tới đài
vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu. Đó chính là lí tưởng cao đẹp
của học sinh. 
   - Học tập là nội dung quan trọng để thực hiện lí tưởng vì:  
    + Học tập là con đường ngắn nhất để thực hiện lí tưởng. 
    + Học tập giúp chúng ta tiếp thu tri thức nhân loại, thành tựu khoa học kĩ
thuật, những tinh hoa văn hoá nhân loại để vận dụng vào điều kiện, hoàn cảnh
của đất nước nhằm phát triển đưa đất nước đi lên. 
  
+ Học tập và rèn luyện về mọi mặt để có đủ tri thức, phẩm chất và năng lực cần
thiết nhằm thực hiện lí tưởng sống cao đẹp. 
 

You might also like