You are on page 1of 3

CHƯƠNG III: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN

BÀI 5: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN


(TIẾT 2)
3. Trung Quốc thời Minh, Thanh:
a. Sự thành lập nhà Minh, nhà Thanh:
- Nhà Minh (1368 - 1644).
- Nhà Thanh (1644 - 1911).
b. Sự phát triển kinh tế:
- Từ thế kỷ XVI đã xuất hiện mầm mống kinh tế TBCN:
+ Thủ công nghiệp: xuất hiện công trường thủ công, quan hệ chủ - người làm thuê.
+ Thương nghiệp: phát triển, thành thị mở rộng và phồn thịnh.
c) Nhà nước phong kiến thời Minh, Thanh:
- Chính trị:
+ Xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền.
+ Bỏ chức Thừa tướng và Thái úy.
+ Lập ra 6 bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công.
- Đối ngoại:
+ Mở rộng bành trướng ra bên ngoài, xâm lược Việt Nam...
+ Thời nhà Thanh thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”.
4. Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến:
a) Tư tưởng:
- Nho giáo: Do Khổng Tử sáng lập, là công cụ sắc bén phục vụ cho chế độ phong kiến.
- Đạo giáo: Do Lão Tử đề xướng, đề cao tự do cá nhân.
- Phật giáo: Phát triển thịnh hành nhất dưới thời Đường.
b) Sử học:
- Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên (thời Hán), Hán thư, Đường thư, Minh sử...
- Thời Đường cơ quan biên soạn lịch sử gọi là Sử quán.
c) Văn học:
- Thơ Đường: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị...
- Tiểu thuyết Minh - Thanh: Thủy hử (Thi Nại Am), Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung), Tây du
kí (Ngô Thừa Ân), Hồng lâu mộng (Tào Tuyết Cần)...
d) Khoa học - kĩ thuật:
- Khoa học: Toán học (Cửu chương toán thuật), Lịch pháp và Thiên văn học (Nông lịch), Y học
(Danh y Hoa Đà thời Hán, sách thuốc Bản thảo cương mục)…
- Kĩ thuật: Phát minh ra giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.
e) Nghệ thuật, kiến trúc:
- Hội họa, điêu khắc, thủ công mĩ nghệ độc đáo.
- Kiến trúc: Vạn lý trường thành, cung A Phòng, lăng Li Sơn, Cố Cung (Tử cấm thành)...
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Năm 1380, nhà Minh đã bỏ các chức Thừa tướng, Thái úy và thay vào đó bằng chức gì?
A. Tiết độ sứ.
B. Tể tướng.
C. Quan văn, quan võ.
D. Thượng thư phụ trách các bộ.
Câu 2. Hệ tư tưởng, công cụ sắc bén phục vụ cho chế độ phong kiến tập quyền ở Trung Quốc là
A. Phật giáo.
B. Nho giáo.
C. Đạo giáo.
D. Minh giáo.
Câu 3. Phật giáo thịnh hành nhất dưới triều đại nào ở Trung Quốc?
A. Hán.
B. Minh.
C. Đường.
D. Thanh.
Câu 4. Bốn phát minh quan trọng của nhân dân Trung Quốc thời phong kiến có đóng góp cho nền
văn minh thế giới là
A. Giấy, kĩ thuật in, đóng thuyền.
B. Giấy, kỹ thuật in, la bàn, dệt.
C. Giấy, kĩ thuật in, thuốc súng, đại bác.
D. Giấy, kỹ thuật in, la bàn, thuốc súng.
Câu 5. Đặc điểm nổi bật của tổ chức bộ máy nhà nước Trung Quốc thời Minh – Thanh là gì?
A. Quyền lực tập trung vào tay vua.
B. Phân chia quyền lực cho các bộ.
C. Bộ máy nhà nước tinh gọn.
D. Quyền lực của vua bị hạn chế.
Câu 6. Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị là ba nhà thơ lớn dưới triều đại phong kiến nào của Trung
Quốc?
A. Hán.
B. Tống.
C. Minh.
D. Đường.
Câu 7. Lời thơ đẹp và hào hùng, ý thơ có màu sắc của chủ nghĩa lãng mạn. Đó là đặc điểm nghệ
thuật của nhà thơ nào ở Trung Quốc thời phong kiến?
A. Đỗ Phủ.
B. Bạch Cư Dị.
C. Lý Bạch.
D. Đường Huyền Tông.
Câu 8. Thơ ông tập trung miêu tả những cảnh bất công trong xã hội, miêu tả cảnh nghèo khổ và
những nỗi oan khuất của nhân dân lao động, vạch trần sự áp bức bóc lột và xa xỉ của giai cấp
thống trị. Ông là ai?
A. Lý Bạch.
B. Đỗ Phủ.
C. Bạch Cư Dị.
D. Đỗ Lăng.
BÀI TẬP VẬN DỤNG
- Em hãy nhận xét về văn hóa Trung Quốc thời phong kiến? Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc
đến nền văn hóa Việt Nam thời phong kiến và hiện nay.
TÌM TÒI MỞ RỘNG
- Để hiểu thêm về bài học, em có thể tìm đọc các cuốn sách sau:
+ Lịch sử Trung Quốc / Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Huy Qúy, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2001.
+ Bước thịnh suy của các triều đại phong kiến Trung Quốc (Tập 1), Nhà Tần, nhà Hán, Ngụy - Tấn
và Nam Bắc triều / Cát Kiếm Hùng; Phong Đảo dịch, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2005.
+ Bước thịnh suy của các triều đại phong kiến Trung Quốc (Tập 2), Nhà Đường, Lưỡng Tống, nhà
Nguyên / Cát Kiếm Hùng ; Phong Đảo dịch, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2005.
+ Lịch sử thế giới trung đại / Nguyễn Gia Phu ... [và những người khác], NXB Giáo dục, Hà Nội,
2005.
+ Các trang website.
DẶN DÒ
- Làm bài tập theo các câu hỏi trong SGK.
- Chuẩn bị tư liệu và tìm hiểu trước Chủ đề: Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa truyền thống Ấn Độ
(bài 6 và bài 7).
- Ôn tập kiểm tra giữa học kì 1.

You might also like