You are on page 1of 24

UNIT 1: MY NEW SCHOOL

A. THÌ HIỆN TẠI ĐƠN (The Present Simple)


I. Động từ "to be"
Cách chia động từ "to be” ở thì hiện tại đơn như sau:
Thể Chủ ngữ To be Ví dụ
Khẳng I am I am a pupil.
định (Tôi là học sinh.)
He/She/lt/danh từ is She is beautiful.
số ít (Cô ấy xinh đẹp.)
He is a doctor.
(Ông ấy là bác sĩ.)
You/We/They/ are They are boys.
danh từ số nhiều (Họ là những cậu bé.)
We are teachers.
(Chúng tôi là giáo viên.)
Phủ I am not I am not a boy.
định (Tôi không phải là cậu bé.)
He/She/lt/danh từ is not She is not a pupil.
số ít (Cô ấy không phải là học sinh.)
He is not a farmer.
(Anh ấy không phải là nông dân.)
You/We/They/ are not They are not girls.
danh từ số nhiều (Họ không phải là con gái.)
We are not pupils.
(Chúng tôi không phải là học sinh.)
Nghi Am I + ...? Am I a pupil?
vấn (Tôi là học sinh à?)
Is he/she/it/danh từ số Is she a teacher?
ít +...? (Cô ấy là giáo viên sao?)
Is he a pupil?
(Anh ấy là học sinh à?)
Are y Are they pupils?
o (Họ là học sinh sao?)
u Are we new students?
/ (Chúng ta là học sinh mới hả?)
w
e
/
t
h
e

/
d
a
n
h
t

s

n
h
i

u
+
..
.
?
II. Động từ thường
Cách chia động từ thường ở thì hiện tại đơn như sau:
Thể Chủ ngữ Động từ (V) Ví dụ
Khẳng He/She/lt/ danh từ số ít V + s/es (o, s, z, ch, x, sh) She likes books.
định (Cô ấy thích
những quyển
sách.)
He washes his
face.
(Anh ấy rửa mặt.)
l/You/We/They/ danh từ số nhiều V (nguyên thể) They like books.
(Họ thích những
quyển sách.)
I wash my face.
(Tôi rửa mặt.)
Phủ He/She/lt/ danh từ số ít does not (doesn’t) + V (nguyên She
định thể) doesn’t
like
books.
(Cô ấy không thích
những quyển
sách.)
He doesn’t wash
his face.
(Anh ấy không rửa
mặt.)

  l/You/We/They/ danh từ do not (don’t) They don’t like books.


số nhiều + V (nguyên thể) (Họ không thích những quyển
sách.)
I don’t wash my face.
(Tôi không rửa mặt.)
Nghi Does + he/she/it/ danh từ V (nguyên thể)...? Does she like books?
vân số ít... (Cô ấy có thích những quyển sách
không?)
Does he wash his face?
(Anh ấy có rửa mặt không?)

Do + l/you/we/they/ danh V (nguyên thể)...? Do they like books?


từ số nhiều... (Họ có thích những quyển sách
không?
Do I wash my face?
(Tôi có rửa mặt không?)

III. Cách dùng thì hiện tại đơn


Thì hiện tại đơn (The simple present) là một thì rất quan trọng trong tiếng Anh và được dùng thường xuyên để
diễn tả:
1) Thói quen hằng ngày.
Ex: They drive to the office every day.
(Hằng ngày họ lái xe đi làm.)
She doesn't come here very often.
(Cô ấy không đến đây thường xuyên.)
2) Sự việc hay sự thật hiển nhiên.
Ex: We have two children.
(Chúng tôi có 2 đứa con.)
What does this expression mean?
(Thành ngữ này có nghĩa là gì?)
3) Sự việc sẽ xảy ra trong tương lai theo thời gian biểu hay lịch trình.
Ex: Christmas Day falls on a Monday this year.
(Năm nay Giáng sinh rơi vào ngày thứ Hai.)
The plane leaves at 5.00 tomorrow morning.
(Máy bay cất cánh vào lúc 5 giờ sáng ngày mai.)
4) Suy nghĩ và cảm xúc tại thời điểm nói.
Tuy những suy nghĩ và cảm xúc này có thể chỉ mang tính nhất thời và không kéo dài, chúng ta vẫn dùng thì
hiện tại đơn chứ không dùng thì hiện tại tiếp diễn.
Ex: They don't ever agree with us.
(Họ chưa bao giờ đồng ý với chúng ta.)
She doesn't want you to do it.
(Cô ấy không muốn anh làm điều đó.)
Phần B
B. Trạng từ tần suất (Adverbs of frequency)
- Chúng ta sử dụng trạng từ tần suất để cho thấy việc gì đó xảy ra thường xuyên như thế nào.
- Chúng ta sử dụng trạng từ tần suất với thì hiện tại đơn.
- Chúng ta thường đặt động từ tần suất trước động từ chính và sau động từ "to be".
Ví dụ: 
+ Tom usually takes the bus to school.
(Tom thường đi xe buýt đến trường.)
+ They don't often go to the cinema.
(Họ không thường đi xem phim.)
+ I am never late for school.
(Tôi không bao giờ trễ học.)
- Các trạng từ chỉ tần suất thông dụng:
+ always: luôn luôn
+ usually: thường xuyên
+ often: thông thường
+ sometimes: thỉnh thoảng
+ never: không bao giờ
UNIT 2: MY FRIENDS
I. Possessive case (Sở hữu cách)
- Chúng ta sử dụng ‘s sau một tên riêng.
Ví dụ: This is Elena’s room.
(Đây là phòng của Elena.)
- Chúng ta sử dụng ‘s sau một danh từ số ít.
Ví dụ: This is my mum’s book.
(Đây là quyển sách của mẹ tôi.)
II. Prepositions of place (Giới từ chỉ nơi chốn)
- Giới từ chỉ nơi chốn mô tả người hoặc vật đang ở đâu.
- Sau đây là một số giới từ chỉ nơi chốn.
+ in: trong
+ on: trên
+ behind: phía sau
+ under: bên dưới
+ next to: bên cạnh
+ in front of: phía trước
+ between: giữa
UNIT 3: MY FRIENDS
THÌ HIỆN TẠI TIẾP DIỄN
(PRESENT CONTINUOUS)
I. Cấu trúc thì hiện tại tiếp diễn:
1. Câu khẳng định: S + am/ is/ are + V-ing
CHÚ Ý:
– S = I + am
– S = He/ She/ It + is
– S = We/ You/ They + are
=> Ta thấy động từ trong câu sử dụng thì hiện tại tiếp diễn cần phải có hai thành phần là: động từ “tobe” và “V-
ing”. Với tùy từng chủ ngữ mà động từ “to be” có cách chia khác nhau.
Ví dụ:
- They are watching TV now. 
(Bây giờ họ đang xem TV.)
- She is cooking with her mother.
(Cô ấy đang nấu ăn với mẹ của cô ấy.)
- We are studying English.
(Chúng tôi đang học tiếng Anh.)

2. Câu phủ định: S + am/ is/ are + not + V-ing


CHÚ Ý:
– am not: không có dạng viết tắt
– is not = isn’t
– are not = aren’t
=> Đối với câu phủ định của thì hiện tại tiếp diễn, ta chỉ cần thêm “not” vào sau động từ “tobe” rồi cộng động
từ đuôi “–ing”.
Ví dụ:
- I am not listening to music at the moment.
(Lúc này tôi đang không nghe nhạc.)
- My sister isn’t working now.
(Chị gái tôi đang không làm việc.)
- They aren’t watching the TV at present.
(Hiện tại họ đang không xem TV.)
 
3. Câu nghi vấn: Am/ Is/ Are + S + V-ing ?
Trả lời:
- Yes, I am. – Yes, he/ she/ it + is. – Yes, we/ you/ they + are.
- No, I + am not. – No, he/ she/ it + isn’t. – No, we/ you/ they + aren’t.
=> Đối với câu nghi vấn, ta chỉ việc đảo động từ “tobe” lên trước chủ ngữ.
Ví dụ:
- Are you doing your homework?
(Con đang làm bài tập về nhà phải không?)
Yes, I am./ No, I am not.
- Is he going out with you?
(Anh ấy đang đi chơi cùng cậu có phải không?)
Yes, he is./ No, he isn’t.
- Are they studying English? 
(Họ đang học tiếng Anh à?)
Yes, they are./ No, they aren't.
II. Cách sử dụng thì hiện tại tiếp diễn:
-  Diễn tả một hành động đang xảy ra ngay tại thời điểm nói
Ví dụ:
+ They are watching TV now. 
(Bây giờ họ đang xem TV.)
+ Tim is riding his bike to school at the moment. 
(Lúc này Tim đang đạp xe đến trường.)
- Diễn tả hành động thường xuyên lặp đi lặp lại, gây sự bực mình hay khó chịu cho người nói, thường dùng
trong câu có sử dụng “always”
Ví dụ:
+ He is always coming late.
(Anh ta luôn tới trễ.)
+ Why are you always putting your dirty clothes on your bed?
(Sao lúc nào con cũng để quần áo bẩn trên giường thế hả?)
+ They are always arguing.
(Họ luôn luôn tranh luận với nhau.)
III. Dấu hiệu nhận biết thì hiện tại tiếp diễn:
1. Trạng từ chỉ thời gian
● now: bây giờ
● right now: ngay bây giờ
● at the moment: lúc này
● at present: hiện tại
● at + giờ cụ thể (at 12 o’clock)
Ví dụ:
- I am not listening to music at the moment. 
(Lúc này tôi đang không nghe nhạc)
- It is raining now.
(Trời đang mưa)
2. Trong câu có câu mệnh lệnh ngắn
● Look! (Nhìn kìa!)
● Listen! (Hãy nghe này!)
● Keep silent! (Hãy im lặng!)
Ví dụ:
- Look! The train is coming. 
(Nhìn kia! Tàu đang đến.)
- Look! Somebody is trying to steal that man's wallet. 
(Hãy nhìn xem! Người kia đang cố ăn cắp ví tiền của người đàn ông đó.)
- Listen! Someone is crying. 
(Nghe này! Ai đó đang khóc.)
- Keep silent! The baby is sleeping. 
(Hãy giữ yên lặng! Em bé đang ngủ.)
1. want : muốn 13. depend: phụ thuộc
2. like : thích 14. seem : dường như/ có vẻ như
3. love : yêu 15. know : biết
4. need : cần 16. belong : thuộc về
5. prefer : thích hơn 17. hope : hy vọng
6. believe : tin tưởng 18. forget : quên
7. contain : chứa đựng 19. hate : ghét
8. taste: nếm 20. wish : ước
9. suppose : cho rằng 22. mean : có nghĩa là
10. remember : nhớ 23. lack : thiếu
11. realize : nhận ra 24. appear : xuất hiện
12. understand: hiểu biết 25. sound : nghe có vẻ như

***Chú ý: Những động từ sau không chia ở Hiện tại tiếp diễn mà sử dụng thì Hiện tại đơn để thay thế
Ví dụ:
- I like this book. (đúng)
(Tôi thích quyển sách này.)
- I’m liking this book. (sai)
IV. Quy tắc thêm -ing cho động từ:
- Động từ kết thúc bởi “-e” => bỏ “e” thêm “ing”
Ví dụ: have – having; make – making; write – writing; come – coming,...
 
- Động từ kết thúc bởi “ie”=> đổi “ie” thành “y” rồi thêm –ing.
Ví dụ: lie – lying ; die – dying,...
 
- Động từ kết thúc bởi “ee”, thêm –ing mà không bỏ “-e”
Ví dụ: see – seeing; agree – agreeing,...
 
- Động từ kết thúc bởi một trọng âm chứa 1 nguyên âm (a,i,e,o,u) + 1 phụ âm cuối rồi thêm “-ing”
Ví dụ: get – getting; travel – travelling,..
UNIT 4: MY NEIGHBOURHOOOD
COMPARATIVE ADJECTIVES
(TÍNH TỪ SO SÁNH HƠN)
I. Cách sử dụng so sánh hơn của tính từ
Ta sử dụng so sánh hơn của tính từ để so sánh giữa người (hoặc vật) này với người (hoặc vật) khác. Như vậy, ta
chỉ dùng so sánh hơn để so sánh 2 đối tượng. Trong câu so sánh hơn, tính từ sẽ được chia làm hai loại là tính từ
dài và tính từ ngắn, trong đó:
- Tính từ ngắn là những tính từ có 1 âm tiết. Ví dụ: tall, high, big,...
- Tính từ dài là những tính từ có từ 2 âm tiết trở lên. Ví dụ: expensive, intelligent,...
Ví dụ:
- Today is hotter than yesterday.
(Hôm nay nóng hơn hôm qua.)
- This book is more expensive than that one.
(Quyển sách này đắt hơn quyển sách kia.)
II. Cấu trúc so sánh hơn với tính từ ngắn
N1 + to be + adj-er + than + N2
Trong đó:
● N1 là danh từ thứ nhất
● N2 là danh từ thứ hai
Với tính từ ngắn, thêm đuôi “er” vào sau tính từ
Ví dụ:
- I am shorter than my brother.
(Tôi thấp hơn anh trai tôi.)
- His pen is newer than my pen.
(Bút của anh ấy mới hơn bút của tôi.)
III. Cấu trúc so sánh hơn với tính từ dài
N1 + to be + more + adj + than + N2
Với tính từ dài, thêm more trước tính từ
Ví dụ:
- Your book is more expensive than his book.
(Quyển sách của bạn đắt hơn quyển sách của anh ấy.)
- Exercise 1 is more difficult than exercise 2.
(Bài tập số 1 khó hơn bài tập số 2.)
*Lưu ý:
Để nhấn mạnh ý trong câu so sánh hơn, ta thêm “much” hoặc “far” trước hình thức so sánh.
Ví dụ:
My house is much/far older than her house.
(Ngôi nhà của tôi cũ hơn nhà của cô ấy rất nhiều.)
IV. Cách thêm đuôi -er vào tính từ ngắn
Quy tắc Ví dụ
- Tính từ kết thúc bởi 1 phụ âm => thêm đuôi – er old – older
near – nearer
- Tính từ kết thúc bởi nguyên âm “e”=> chỉ cần thêm đuôi “r” nice – nicer
fine - finer
- Tính từ kết thúc bởi 1 nguyên âm (u,e,o,a,i) + 1 phụ âm => gấp đôi phụ âm big – bigger       
cuối và thêm đuôi -er fat - fatter
hot – hotter
- Tính từ kết thúc bởi “y” dù có 2 âm tiết vẫn là tính từ ngắn => bỏ “y” và happy – happier
thêm đuôi “ier ” pretty - prettier
- Một số tính từ có hai âm tiết kết thúc bằng “et, ow, le, er,y “thì áp dụng quy quiet - quieter 
tắc thêm đuôi "-er" như tính từ ngắn thông thường clever - cleverer
  simple - simpler 
narrow - narrower
Với một số tính từ ngắn sau, dạng so sánh hơn của chúng không theo quy tắc trên.
Tính từ Dạng so sánh hơn
good better
bad worse
far farther/further
much/many more
little less
old older/elder

UNIT 5: NATURAL WONDERS OF VIETNAM


A. DANH TỪ ĐẾM ĐƯỢC & DANH TỪ KHÔNG ĐẾM ĐƯỢC
I. Danh từ đếm được
- Countable noun (Danh từ đếm được) là những danh từ có thể dùng con số để đếm số lượng. Countable
noun (Danh từ đếm được) có hai hình thức đó là số ít và số nhiều.
- Danh từ số nhiều là từ chỉ vật có số lượng từ 2 đơn vị trở lên, có thể biến danh từ số ít thành số nhiều bằng
cách thêm đuôi “s/es” vào danh từ số ít.
Ví dụ:  apple =>apples, orange => oranges, pen => pens
- Danh từ đếm được không đứng một mình mà thường đi đôi với mạo từ hoặc tính từ chỉ số đếm. Các mạo
từ “a”, “an”, “the” thường đứng trước các danh từ đếm được số ít.
Ví dụ: an apple (một trái táo)
Các tính từ chỉ số đếm khác: one, two… many, few…
Ví dụ: one flower, many mosquitos, …
Ngoài các danh từ đếm được số ít và danh từ đếm được số nhiều theo quy tắc như trên:
- Một số danh từ số nhiều bất quy tắc bạn cần phải ghi nhớ để tránh việc sử dụng sai từ
man – men (đàn ông)
woman – women (phụ nữ)
tooth – teeth (răng)
child – children (trẻ con)
foot – feet (bàn chân)
mice – mouse (chuột)
leaf- leaves (lá)
 - Một số danh từ ở dạng đặc biệt dù là số nhiều hay số ít đều giống nhau 
Ví dụ: aircraft (máy bay), sheep (con cừu), deer (con nai), swine (con lợn), craft (tàu), trout (cá hồi chấm),
salmon (một loại cá hồi), carp (cá chép), fish (cá), headquarters (trụ sở chính), means (phương tiện),
species (loài),...
II. Danh từ không đếm được
- Uncountable noun (Danh từ không đếm được) là những danh từ không thể tính số lượng bằng số đếm bằng
cách sử dụng số đếm.
Ví dụ: water, milk, honey, rice,…
- Uncountable noun (Danh từ không đếm được) có một dạng duy nhất vì nó không thể phân ra là số ít hay số
nhiều.
- Uncountable noun (Danh từ không đếm được) có thể đứng một mình, đi kèm với danh từ khác hay sử dụng
riêng với mạo từ “the”. Nó không thể đi cùng với “a” hay “an”.
Ví dụ: too much sugar, a little bit of headache.
- Uncountable noun (Danh từ không đếm được) không được dùng với số đếm mà phải kết hợp dùng với một
danh từ đếm được chỉ đơn vị đo lường khác.
Ví dụ: one bottle of water, two bottles of water, …
- Uncountable nouns (Danh từ không đếm được) thường đứng trước “much, little, a little of, a little bit of”
Chú ý:
Trong một vài trường hợp đặc biệt, danh từ có thể vừa là danh từ đếm được vừa danh từ không đếm được. 
Ví dụ: food, meat, money, sand, water, time.
“Time” mang ý nghĩa chỉ thời gian là danh từ không đếm được nhưng ở trong trường hợp này nó lại trở thành
danh từ đếm được với nghĩa “thời đại” hay số lần đếm.
 They’ve already read this book twice times.
B. ĐỘNG TỪ KHUYẾT THIẾU "MUST"
I. Định nghĩa động từ khuyết thiếu "must"
Động từ khuyết thiếu (Modal verbs) là động từ nhưng lại không chỉ hành động mà nó chỉ giúp bổ nghĩa cho
động từ chính. Nó thường đứng sau chủ ngữ và đứng trước một động từ nguyên thể không có “to”.
Đặc biệt, must cũng có thể sử dụng như một danh từ mang nghĩa là “điều phải làm”.
Ví dụ:
You must deliver this to me today.
(Bạn phải giao cái này cho tôi hôm nay.)
I must goto the meeting place by 7:00 pm.
(Tôi phải đến điểm hẹn trước 7 giờ tối.)
II. Cấu trúc với động từ "must"
a. Câu khẳng định: S + must + V (nguyên thể)
Ví dụ:
I must pick up my mom at 5 p.m.
(Tôi phải đón mẹ tôi vào lúc 5 giờ chiều.)
- You must be here before 8 a.m. 
(Bạn phải ở đây trước 8h sáng.) 
- You must be hungry after working hard.
(Chắc hẳn bạn sẽ đói sau khi làm việc chăm chỉ.)
b. Câu phủ định:  S + mustn’t + V (nguyên thể)
Ví dụ: 
- The boy mustn't play baseball in that garden.
(Thằng bé không được phép chơi bóng chày trong khu vườn ấy.)
- You mustn't walk on the grass.
(Cấm đi trên cỏ.)
III. Cách sử dụng động từ "must"
a. Nói về một việc vô cùng quan trọng mà ta bắt buộc phải làm, thường để nói về luật lệ. Điều này chúng ta
phải làm trong hiện tại hoặc tương lai.
Ví dụ:
- You must go to work on time.
(Bạn phải đi làm đúng giờ.)
- You must wear a seat belt while driving.
(Bạn phải thắt dây an toàn khi lái xe.)
b. Nhấn mạnh một ý kiến nào nó.
Ví dụ: 
- Mike must admit, this job is too difficult for him.
(Mike phải thừa nhận, công việc này quá khó đối với anh.)
- I must say, the weather today is very great.
(Phải nói rằng, thời tiết hôm nay rất tuyệt.)
c. Đưa ra một lời mời, lời gợi ý, lời đề nghị làm điều gì đó mà chúng ta vô cùng tha thiết và muốn làm. 
Ví dụ: 
- Remember! You must call me when you get back to Hanoi. 
(Nhớ nhé! Bạn phải gọi tôi khi bạn trở về Hà Nội đấy.)
- You must try this ice cream! It’s so yummy. 

(Bạn phải thử loại kem này đi! Nó rất ngon.)


- We must watch Avengers immediately, I heard that it’s brilliant!
(Chúng ta phải đi xem phim Avengers ngay lập tức. Tôi nghe nói nó rất tuyệt vời!)
d. Đưa ra lời cấm đoán với dạng phủ định “musn’t”
Ví dụ:
- Tom mustn’t park here.
(Tom không được phép đỗ xe ở đây.)
- Hung mustn’t go on the left of the streets.
(Hùng không được phép đi bên phải đường.)
IV. Phân biệt "must" và "have to"

Trong tiếng Anh, must và have to đều mang nghĩa là ‘phải”, dùng để diễn tả sự cưỡng bách, bắt buộc. Tuy
nhiên, sự khác biệt về cách dùng của hai động từ khuyết thiếu này được thể hiện dưới bảng sau:
a. Câu khẳng định:
must + V have/has to V
Mang nghĩa bắt buộc từ người Mang ý nghĩa sự bắt buộc đến từ hoàn cảnh bên ngoài, do
nói (mang tính chủ quan) luật lệ, quy tắc hay người khác quyết định (mang tính khách
quan)
Ví dụ: Ví dụ:
I must finish the exercises. I have to finish the exercises.
(Tôi phải hoàn thành bài tập.) (Tôi phải hoàn thành bài tập.)
(Situation: I'm going to have a (Situation: Tomorrow is the deadline.)
party.) Câu này có thể được nói trong tình huống, ngày mai là hạn
Câu này có thể được nói trong cuối cùng để hoàn thành bài tập nên người nói phải hoàn
tình huống người nói sắp có một thành bài tập.
bữa tiệc, nên cần phải hoàn thành
bài tập để đi dự tiệc.

mustn’t + V don’t/doesn’t have to + V


Diễn tả ý cấm đoán Diễn tả không cần thiết phải làm gì
Ví dụ:  Ví dụ:
You must not eat that. You don’t have to do homework.
(Bạn không được phép ăn cái (Bạn không cần phải làm bài tập về nhà.)
đó.) Tình huống: You look really tired. 
Tình huống: It’s already stale. Câu trên có thể được nói trong tình huống là vì mệt rồi nên không cần
Câu nói dùng để ngăn cản ai thiết phải làm bài tập về nhà. (Hay bạn làm hoặc không làm cũng được.)
làm gì. (Bạn không được phép
ăn cái đó vì nó đã thiu rồi.)
b. Câu phủ định:

UNIT 6: OUR TET HOLIDAY


A. ĐỘNG TỪ KHIẾM KHUYẾT SHOULD/ SHOULDN'T 
1. Cấu trúc
a. Câu khẳng định: S + should + V (nguyên thể)
Ví dụ: You should see a doctor.
(Bạn nên đi khám bác sĩ.)
b. Câu phủ định:  S + shouldn't + V (nguyên thể)
Ví dụ: You shouldn’t eat too many candies.
(Bạn không nên ăn quá nhiều kẹo.)
c. Câu nghi vấn:  Should + S + V nguyên thể...?
Ví dụ: Should he go to the dentist?
(Cậu ấy có nến đi khám ở nha sĩ không?)
2. Cách dùng
 - should/shouldn’t được dùng để khuyên ai nên hay không nên làm gì.
A: I’ve got a sore throat.  (Tôi bị đau họng).
B: You should go to see the doctor. (Bạn nên đi khám bác sĩ.)
A: I’ve got a backache. (Tôi bị đau lưng.)
B: You shouldn’t carry heavy things. (Bạn không nên mang đồ nặng.)
- Dùng trong câu hỏi để diễn tả sự nghi ngờ, thiếu chắc chắn.
Ví dụ: 
+ How should I know? (Làm sao tôi biết được kia chứ?)
+ Why should he thinks that? (Sao cậu ta lại nghĩ như vậy chứ?)
- Dùng với các đại từ nghi vấn như what I where I who để diễn tả sự ngạc nhiên, thường dùng với “but”.
Ví dụ:
I was thinking of going to see John when who should appear but John himself.
(Tôi đang tính đến thăm John thì người xuất hiện lại chính là anh ấy.)
What should I find but an enormous spider?
(Cái mà tôi nhìn thấy lại chính là một con nhện khổng lồ.)
B. SOME & ANY
I. some
"some" (một số, một vài) được dùng với cả danh từ đếm được và không đếm được. 
Ví dụ:
- Some children enjoy sports. (Một số trẻ thích chơi thể thao.)
- I drank some orange juice this morning. (Tôi đã uống một ít nước cam sáng nay.)
a. Dùng "some" trong câu khẳng định.
Ví dụ:
- There are some cups in the kitchen. (Có một vài chiếc chén ở trong bếp.)
- I need some milk in my coffee. (Tôi cần một ít sữa cho cafe.)
b. Dùng "some" trong lời mời.
Ví dụ:
- Would you like some soda? (Anh muốn một chút soda không?)
- Do you want some water? (Anh muốn uống nước không?)
c. Dùng "some" trong lời đề nghị.
Ví dụ:
- May I have some salt, please?  (Cho tôi một chút muối được không?)
- Can I have some apples? (Cho tôi một ít táo được không?)
II. any
"any" (ít, một chút) được dùng với danh từ đếm được và không đếm được.
Ví dụ:
- I don't have any books. (Mình không có quyển sách nào cả.)
- She didn't give me any money. (Cô ấy chẳng đưa đồng nào cho tôi cả.)
a. Trong các ví dụ trên, chúng ta dễ dàng nhận thấy "any" được dùng trong các câu phủ định. Chúng ta
cùng dùng "any" khi muốn hỏi thứ gì đó có còn hay không.
Ví dụ: 
- Do you have any coffee? (Anh còn chút cafe nào không?)
- Do you have any architecture magazines? (Anh có cuốn tạp chí nào về kiến trúc không?)
b. Any  có nghĩa “bất cứ” được dùng trong mệnh đề khẳng định, trước danh từ số ít (đếm được hoặc không
đếm được) hoặc sau các từ có nghĩa phủ định (never, hardly, scarely, without,...)
Ví dụ:
- You can catch any bus. They all go to the center.
(Bạn có thể đón bất cứ chiếc xe buýt nào. Tất cả chúng đều đến khu trung tâm.)
- I’m free all day. Come and see me anytime you like.
(Tôi rảnh rỗi cả ngày, Hãy đến thăm tôi bất cứ lúc nào anh thích.)
- He’s lazy. He never does any work.
 (Anh ta thật lười nhác. Anh ta chẳng bao giờ làm bất cứ việc gì.)
UNIT 7: TELEVISION
A. TỪ ĐỂ HỎI WH- WORDS
I. Chức năng của các từ để hỏi
Từ để hỏi Chức năng (Nghĩa) Ví dụ
What Hỏi thông tin (gì, cái gì) What is your name?
(Tên bạn là gì?)
When/ Hỏi thời gian - When were you born?
What time (When: khi nào, bao giờ/What time: (Bạn sinh ra khi nào?)
mấy giờ) - What time did you leave home yesterday?
(Hôm qua bạn rời khỏi nhà lúc mấy giờ?)
Where Hỏi nơi chốn (ở đâu) Where do you live?
(Bạn sống ở đâu?)
Which Hỏi lựa chọn (cái nào, người nào) Which color do you like?
(Bạn thích màu nào?)
Who Hỏi người (làm chủ ngữ) Who opened the door?
(Ai đã mở cửa ra vậy?)
How Hỏi cách thức (như thế nào) How does this work?
(Cái này hoạt động như thế nào?)
How + adj - How far: Hỏi khoảng cách (bao xa) - How far is Hai Phong from Hanoi?
- How long: Hỏi độ dài về thời gian (bao (Khoảng cách từ Hải Phòng đến Hà Nội là
lâu) bao xa?)
- How much/ many : Hỏi số lượng - How long will it take to fix my car?
(Sẽ mất bao lâu để sửa cái ô tô của tôi?)
- How many cars are there?
(Có bao nhiêu chiếc ô tô?)
II. Cấu trúc đặt câu hổi với từ để hỏi
a. Who/ What
- Khi muốn biết chủ ngữ hay chủ thể của hành động là ai/ cái gì, ta đặt câu hỏi chủ ngữ. Với dạng câu hỏi này,
ta không cần sử dụng trợ động từ:
What/ Who + V+…?
Ví dụ:
Who lives in London with Daisy? (Ai sống ở London với Daisy?)
What happened? (Chuyện gì xảy ra vậy?)
- Khi muốn biết tân ngữ hay vật/ người chịu tác động, ta đặt câu hỏi tân ngữ. Với dạng câu hỏi này, ta cần sử
dụng trợ động từ và Who được thay thế bằng Whom
What/ Whom + trợ động từ (be, do, does, did, can, will,…) + S + V?
Ví dụ:
Whom do you go to school with every day? (Ai đi học với bạn hàng ngày?)
What does she eat in the morning? (Cô ấy ăn gì vào bữa sáng?)
b. Các từ để hỏi còn lại
Wh- word + trợ động từ (be, do, does, did, can, will,…) + S + V?
Ví dụ:
Where do they live? (Họ sống ở đâu?)
What are you doing? (Bạn đang làm gì thế?)
What should I do? (Tôi nên làm gì?)
B. LIÊN TỪ
I. Định nghĩa liên từ
Conjunction có nghĩa là liên từ được dùng để liên kết hai từ, cụm từ hoặc liên kết hai mệnh đề lại với nhau. 
Ví dụ: 
She is beautiful and kind.
(Cô ấy xinh đẹp và tốt bụng.)
Because I wake up late, I am late for school.
(Bởi vì tôi thức dậy muộn, tôi bị trễ học.)
II. Liên từ "and"
and (và): dùng để thêm thông tin vào câu nói
Ví dụ: 
- My hobbies are playing soccer and listening to music.
(Sở thích của tôi là chơi bóng đá và nghe nhạc)
- I love eating Pho and noodles.
(Tôi thích ăn phở và mì.)
III. Liên từ "but"
but (nhưng): dùng để nêu lên hai thông tin đối ngược nhau
Ví dụ: 
- I want other car but I have no money.
(Tôi muốn cái xe khác nhưng tôi không có tiền.)
- She is poor but she is always happy.
(Cô ấy nghèo nhưng luôn vui vẻ.)
IV. Liên từ "or"
or (hoặc): dùng để giới thiệu một khả năng khác hoặc một lựa chọn khác
Ví dụ: 
- Would you like tea or coffee?
(Bạn muốn trà hay cà phê?)
- In my free time, I often play video games or watch cartoons.
(Vào thời gian rảnh, tôi thường chơi điện tử hoặc xem phim hoạt hình.)
V. Liên từ "so"
so (do đó, cho nên, vì vậy): dùng để chỉ kết quả, hệ quả, phía trước “so” luôn có dấu phẩy ngăn cách.
Ví dụ: 
- It’s raining, so I’ll stay home and read.
(Trời đang mưa, nên tôi sẽ ở nhà và đọc sách.)
- I woke up late this morning so I can’t go to school on time.
(Tôi dậy muộn sáng nay nên tôi không thể đến đúng giờ.)
VI. Liên từ "because"
because (bởi vì): dùng để chỉ nguyên nhân, luôn đứng trước mệnh đề phụ thuộc
Ví dụ: 
- I failed my exam because I didn’t study.
(Tôi rớt bài kiểm tra vì tôi không học bài.)
- I want to buy some flowers because today is my mom’s birthday.
(Tôi muốn mua một vài bông hoa vì hôm nay là sinh nhật của mẹ tôi.)
VII. Liên từ "however"
however (tuy nhiên): dùng để giới thiệu một sự việc có ý nghĩa trái ngược với sự việc được nhắc trước đó. Liên
từ này phải được ngăn cách với 2 mệnh đề bằng dấu ",   ," hoặc ",  ;"
Ví dụ: 
- I feel sleepy, however, I must finish the report.
(Tôi cảm thấy buồn ngủ, tuy nhiên, tôi phải hoàn thành xong báo cáo.)
- It is raining; however, I still try to go to school.
(Trời đang mưa, tuy nhiên, tôi vẫn cố gắng đi học.)
UNIT 8: SPORTS AND GAMES
A. THÌ QUÁ KHƯ ĐƠN (THE PAST SIMPLE)
I. Cấu trúc với động từ "to be"
Động từ “to be” ở thì quá khứ đơn có hai dạng là “was” và “were”.
1. Khẳng định: S + was/ were + …
CHÚ Ý:
S = I/ He/ She/ It (số ít) + was
S = We/ You/ They (số nhiều) + were
Ví dụ:
- I was at my friend’s house yesterday morning.
(Tôi đã ở nhà bạn tôi sang hôm qua.)
- They were in London on their summer holiday last year.
(Họ ở Luân Đôn vào kỳ nghỉ hè năm ngoái.)
2. Phủ định: S + was/were + not + …
Đối với câu phủ định ta chỉ cần thêm “not” vào sau động từ “to be”.
CHÚ Ý:
- was not = wasn’t
- were not = weren’t
Ví dụ:
- She wasn’t very happy last night because of having lost money.
(Tối qua cô ấy không vui vì mất tiền.)
- We weren’t at home yesterday.
(Hôm qua chúng tôi không ở nhà.)
3. Câu hỏi: Were/ Was + S …?
Trả lời:
Yes, I/ he/ she/ it + was. – No, I/ he/ she/ it + wasn’t.
Yes, we/ you/ they + were. – No, we/ you/ they + weren’t.
Câu hỏi ta chỉ cần đảo động từ “to be” lên trước chủ ngữ
Ví dụ:
- Was she tired of hearing her customer’s complaint yesterday?
(Cô ấy có bị mệt vì nghe khách hàng phàn nàn ngày hôm qua không?)
  Yes, she was./ No, she wasn’t.
(Có, cô ấy có./ Không, cô ấy không.)
- Were they at work yesterday?
(Hôm qua họ có làm việc không?)
   Yes, they were./ No, they weren’t.
(Có, họ có./ Không, họ không.)
II. Cấu trúc với động từ thường
1. Khẳng định: S + V-ed/ V2
Trong đó:      
S: Chủ ngữ
V-ed: Động từ chia thì quá khứ đơn (theo quy tắc thêm ed)
V2: Động từ chia thì quá khứ đơn (theo bất quy tắc- cột 2)
Ví dụ:
- We studied English last night.
(Tối qua chúng tôi đã học tiếng Anh.)
- He met his old friend near his house yesterday.
(Anh ấy đã gặp người bạn cũ của mình ngay gần nhà ngày hôm qua.)
2. Phủ định: S + did not + V (nguyên thể)
Trong thì quá khứ đơn câu phủ định ta mượn trợ động từ “did + not” (viết tắt là “didn’t), động từ theo sau ở
dạng nguyên thể.)
Ví dụ:
- He didn’t come to school last week.
(Tuần trước cậu ta không đến trường.)
- We didn’t see him at the cinema last night.
(Chúng tôi không trông thấy anh ta tại rạp chiếu phim tối hôm qua.)
3. Câu hỏi: Did + S + V (nguyên thể)?
Ví dụ:
- Did you visit Ho Chi Minh Museum with your class last weekend?
(Bạn có đi thăm bảo tàng Hồ Chí Minh với lớp của bạn cuối tuần trước hay không?)
   Yes, I did./ No, I didn’t.
(Có, mình có./ Không, mình không.)
- Did he miss the train yesterday?
(Cậu ta có lỡ chuyến tàu ngày hôm qua hay không?)
    Yes, he did./ No, he didn’t.
(Có, cậu ta có./ Không, cậu ta không.)
III. Cách sử dụng thì quá khứ đơn
Dùng để diễn tả một hành động đã xảy ra và kết thúc trong quá khứ.
Ví dụ:
- They went to the concert last night.
(Họ đã tới rạp hát tối hôm qua.)
Ta thấy “tối hôm qua” là một mốc thời gian trong quá khứ. Hành động “tới nhà hát” đã xảy ra tối hôm qua và
kết thúc rồi nên ta sử dụng thì quá khứ đơn.
- The plane took off two hours ago.
(Máy bay đã cất cánh cách đây 2 giờ.)
Ta thấy “cách đây 2 giờ” là thời gian trong quá khứ và việc “máy bay cất cánh” đã xảy ra nên ta sử dụng thì quá
khứ đơn.
IV. Dấu hiệu nhận biết thì quá khứ đơn
Trong câu có các trạng từ chỉ thời gian trong quá khứ:
- yesterday: hôm qua 
- last night/ last week/ last month/ last year: tối qua/ tuần trước/ tháng trước/ năm ngoái
- ago: cách đây (two hours ago: cách đây 2 giờ/ two weeks ago: cách đây 2 ngày …)
- when: khi (trong câu kể)
V. Cách chia động từ thường ở quá khứ đơn
1. Ta thêm “-ed” vào sau động từ có quy tắc:
Thông thường ta thêm “ed” vào sau động từ.
Ví dụ: watch – watched, turn – turned, want – wanted
*** Chú ý khi thêm đuôi “-ed” vào sau động từ:
+ Động từ tận cùng là “e” -> ta chỉ cần cộng thêm “d”.
Ví dụ:  type – typed, smile – smiled, agree – agreed
+ Động từ có MỘT âm tiết, tận cùng là MỘT phụ âm, trước phụ âm là MỘT nguyên âm -> ta nhân đôi phụ
âm cuối rồi thêm “-ed”.
Ví dụ: stop – stopped, shop – shopped, tap – tapped
+ Động từ tận cùng là “y”:
Nếu trước “y” là MỘT nguyên âm (a,e,i,o,u) ta cộng thêm “ed”.
Ví dụ: play – played, stay - stayed
Nếu trước “y” là phụ âm (còn lại ) ta đổi “y” thành “i + ed”.
Ví dụ:  study – studied,  cry - cried
2. Một số động từ bất quy tắc không thêm “ed”.
Có một số động từ khi sử dụng ở thì quá khứ không theo quy tắc thêm “ed”. Những động từ này ta cần học
thuộc ở cột thứ 2 theo bảng động từ bất quy tắc.
B. CÂU MỆNH LỆNH 
I. Dạng khẳng định: V (nguyên thể)!
Khi muốn người nghe thực hiện một hành động nào đó, chúng ta dùng một động từ nguyên thể mà không cần
chủ ngữ. Dạng câu này là phổ biến nhất trong các dạng câu yêu cầu, mệnh lệnh và thường được lên giọng ở cuối
câu.
Ví dụ:
It’s cold, put some more clothes on and turn off the fan.
(Lạnh đấy, mặc thêm áo vào và tắt quạt đi.)
Get up and make breakfast for me!
(Thức dậy và làm bữa sáng cho mình đi!)
II. Dạng phủ định:
Đây là dạng tương tự như câu yêu cầu thông dụng với động từ nguyên thể, nhưng người nói không muốn người
nghe làm điều gì đó.
Công thức chung: Do not/ Don’t + V nguyên thể
Ví dụ:
Do not cross the road while looking at your phone.
(Đừng băng qua đường khi đang nhìn chằm chằm vào điện thoại.)
Don’t forget to feed the dog today, son.
(Đừng quên cho con cún ăn hôm nay nhé, con trai.)
III. Câu mệnh lệnh có đối tượng chỉ định:
Ở dạng câu phía trên, chủ ngữ là được ngầm hiểu là người nghe. Dạng câu đầy đủ của nó là một câu yêu cầu có
đối tượng chỉ định. Chúng ta chỉ cần chỉ rõ đối tượng của mệnh lệnh là ai.
Ví dụ:
Students from class 6A1, move to the soccer field.
(Học sinh lớp 6A1, di chuyển về phía sân đá bóng.)
Watch where you’re going, children!
(Đi đứng cẩn thận chứ, mấy đứa!)
IV. Câu mệnh lệnh với "do":
Câu yêu cầu với trợ động từ “do” mang ý nghĩa nhấn mạnh vào hành động. Cấu trúc câu tương đối đơn giản,
bạn chỉ cần dùng “do” với một động từ nguyên thể.
Ví dụ:
Do finish your homework before the next class.
(Các em nhớ hoàn thành bài tập về nhà trước buổi học tới nhé.)
I know you cannot do it easily, but do try your best!
(Tôi biết bạn không thể làm việc đó một cách dễ dàng, nhưng hãy cứ cố gắng nhất có thể nhé!)
V. Câu mệnh lệnh với "please"
Để câu cầu khiến không bị nặng nề và lịch sự hơn, chúng ta có thể sử dụng từ “please” ở đầu hoặc cuối câu.
“Please” có nghĩa là “làm ơn”, thường được sử dụng khi bạn muốn yêu cầu một người lạ hoặc có vai vế cao hơn
mình.
Ví dụ:
Please stand in line and wait for your order.
(Làm ơn hãy xếp hàng và đợi lấy đồ của bạn.)
Keep silent and take notes of what’s on the board, please.
(Làm ơn hãy giữ trật tự và ghi bài vào vở.)
UNIT 9: CITIES OF THE WORLD
A. ĐẠI TỪ SỞ HỮU
I. Định nghĩa đại từ sở hữu
Đại từ sở hữu là những đại từ để chỉ sự sở hữu và được sử dụng thường xuyên nhằm tránh sự lặp từ ỏ những câu
phía trước.
Đại từ nhân xưng Đại từ sở hữu
I Mine
We Ours
You Yours
He His
She Hers
It Its
They Theirs
Ví dụ:
Her house is wide. Mine is narrow.
(Nhà của cô ấy rộng. Nhà của tôi hẹp.)
Ở đây đại từ sở hữu được sử dụng với vai trò là 1 chủ ngữ của câu thứ hai. Nhằm thay thế cho danh từ ngôi nhà
ở câu thứ nhất, tùy nhiên nhấn mạnh sự sở hữu là “của tôi” chứ không phải “của cô ấy” như ở câu thứ nhất.
II. Cách sử dụng đại từ sở hữu
Người ta dùng đại từ sở hữu để tránh không phải nhắc lại tính từ sở hữu + danh từ đã đề cập trước đó. 
Cụ thể: 
- mine (cái... của tôi) = my + danh từ
- yours (cái của (các) bạn) = your + danh từ
Vì vậy, sau đại từ sở hữu không có danh từ theo sau.
Ví dụ:
- I gave it to my friends and to yours (= your friend).
(Tôi đưa nó cho các bạn của tôi và bạn của bạn.)
- Her shirt is white, and mine (= my shirt)  is blue.
(Áo cô ấy màu trắng còn của tôi màu xanh.)
B. TÍNH TỪ SỞ HỮU
I. Định nghĩa tính từ sở hữu
Tính từ sở hữu thể hiện tính chất sở hữu của người hoặc vật với danh từ đi sau nó. Tính từ sở hữu tùy thuộc chủ
sở hữu.
Đại từ nhân xưng Tính từ sở hữu
I My
You Your
He His
She Her
It Its
We Our
They Their
Các tính từ sở hữu luôn đi trước danh từ mà nó sở hữu và các danh từ này không có mạo từ đi theo.
Ví dụ: 
- my mother (mẹ của tôi)
- his work (công việc của anh ta)
- our office (cơ quan của chúng tôi)
- your good friend (người bạn tốt của bạn)
II. Cách sử dụng tính từ sở hữu
Tính từ sở hữu được dùng để chỉ một người hay vật thuộc về một ngôi nào đó. Khái niệm "thuộc về" ở đây phải
được hiểu với nghĩa rất rộng.
Khi nói "my car" ta có thể hiểu chiếc xe thuộc về tôi, nhưng khi nói "my uncle" thì không thể hiểu một cách
cứng nhắc rằng ông chú ấy thuộc về tôi.
Tính từ sở hữu trong tiếng Anh lệ thuộc vào người làm chủ chứ không thay đổi theo số lượng của vật bị sở hữu.
Ví dụ:
He sees his grandmother. (Anh ấy thăm bà của mình.)
He sees his grandparents. (Anh ấy thăm ông bà của mình.)
He has lost his dog. (Anh ta lạc mất con chó của mình.)
He put on his hat and left the room. (Anh ta đội nón lên và rời phòng của mình.)
I have had my hair cut. (Tôi đi hớt tóc.)
She changed her mind. (Cô ta đổi ý.)
UNIT 10: OUR HOUSES IN THE FUTURE
A. THÌ TƯƠNG LAI ĐƠN
I. Cấu trúc thì tương lai đơn
1. Câu khẳng định: S + will + V (nguyên thể)
Trong đó:
S (subject): chủ ngữ
will: trợ động từ
V (nguyên thể): động từ ở dạng nguyên thể
Ví dụ:
- I will help her take care of her children tomorrow morning.
(Tôi sẽ giúp cô ấy trông bọn trẻ vào sáng mai.)
- She will bring you a cup of tea soon.
(Cô ấy sẽ mang cho bạn một tách trà sớm thôi.)
2. Câu phủ định: S + will not + V (nguyên thể)
Câu phủ định trong thì tương lai đơn ta chỉ cần thêm “not” vào ngay sau “will”.
CHÚ Ý: will not = won’t
Ví dụ: 
- I won’t help her take care of her children tomorrow morning.
(Tôi sẽ không giúp cô ấy trông bọn trẻ vào sáng mai.)
- She won’t go to school tomorrow.
(Cô ấy sẽ không đi học ngày mai.)
3. Câu nghi vấn: Will + S + V(nguyên thể)?
=> Yes, S + will./ No, S + won't
Ví dụ:
- Will you come here tomorrow?
(Bạn sẽ đến đây vào ngày mai chứ?)
Yes, I will./ No, I won’t.
- Will they accept your suggestion?
(Họ sẽ đồng ý với đề nghị của bạn chứ?)
Yes, they will./ No, they won’t.
II. Cách sử dụng thì tương lai đơn
1. Diễn tả một quyết định, một ý định nhất thời nảy ra ngay tại thời điểm nói.
Ví dụ:
- Are you going to the supermarket now? I will go with you.
(Bây giờ bạn đang tới siêu thị à? Tớ sẽ đi với bạn.)
=> Ta thấy quyết định đi siêu thị được nảy ra ngay tại thời điểm nói khi thấy một người khác cũng đi siêu thị.
- I will come back home to take my document which I have forgotten. 
(Tôi sẽ về nhà để lấy tài liệu mà tôi để quên.)
=> Ta thấy đây cũng là một quyết định tức thời ngay tại thời điểm nói.
2. Diễn tả một dự đoán không có căn cứ., thường đi kèm với các động từ: think, suppose, guess, ...
Ví dụ:
- I think she will come to the party.
(Tôi nghĩ rằng cô ấy sẽ tới bữa tiệc.)
=> Ta thấy đây là một dự đoán chủ quan không có căn cứ nên ta sử dụng thì tương lai đơn để diễn đạt.
- She supposes that she will get a better job.
(Cô ấy tin rằng cô ấy sẽ kiếm được một công việc tốt.)
3. Diễn tả một lời hứa hay lời yêu cầu, đề nghị.
Ví dụ:
- I promise that I will tell you the truth.
(Tôi hứa là tôi sẽ nói với bạn sự thật.)
=> Đây là một lời hứa nên ta sử dụng thì tương lai đơn để diễn đạt.
- Will you please bring me a cup of coffee?
(Bạn làm ơn mang cho tôi một cốc cà phê được không?)
=> Đây là một lời đề nghị nên ta cũng sử dụng thì tương lai đơn để diễn đạt.
4. Sử dụng trong câu điều kiện loại một, diễn tả một giả định có thể xảy ra ở hiện tại và tương lai.
Ví dụ:
- If she comes, I will go with her.
(Nếu cô ấy đến, tôi sẽ đi với cô ấy.)
=> Ta thấy việc “cô ấy đến” hoàn toàn có thể xảy ra nên ta sử dụng câu điều kiện loại I để diễn đạt và mệnh đề
chính ta sử dụng thì tương lai đơn.
- If it stops raining soon, we will go to the cinema.
(Nếu trời tạnh mưa sớm thì chúng tôi sẽ đi tới rạp chiếu phim.)
III. Dấu hiệu nhận biết thì tương lai đơn
Trong câu có các trạng từ chỉ thời gian trong tương lai:
- in + thời gian: trong … nữa (in 2 minutes: trong 2 phút nữa)
- tomorrow: ngày mai
- next day: ngày hôm tới
- next week/ next month/ next year: tuần tới/ tháng tới/ năm tới
Trong câu có những động từ chỉ quan điểm như:
-  think/ believe/ suppose/ …: nghĩ/ tin/ cho là
- perhaps: có lẽ
- probably: có lẽ
B. ĐỘNG TỪ KHUYẾT THIẾU "MIGHT"
I. Định nghĩa và cách sử dụng động từ "might"
“might” (có thể) là động từ khuyết thiếu, động từ theo sau “might” được giữa nguyên ở dạng nguyên thể.
Chúng ta thường dùng might để nói về cơ hội (khả năng) điều gì đó sẽ xảy ra hay thành sự thật (mang tính
phỏng đoán).
II. Cấu trúc với động từ "might"
a. Câu khẳng định: S + might + V (nguyên thể)
Ví dụ:
We might go climbing in the Alps next summer.
(Chúng ta có thể sẽ đi leo núi ở dãy Alps mùa hè tới.)
Peter might phone. If he does, ask him to ring later.
(Peter có thể gọi. Nếu anh ấy gọi, hãy  bảo anh ấy gọi lại sau.)
b. Câu phủ định:  S + might not + V (nguyên thể)
Chú ý:  might not không có dạng viết tắt
Ví dụ:
You might not win him in the competition.
(Bạn có thể không thắng anh ta trong cuộc thi.)
He might not revise for the next exam.
(Anh ấy có thể sẽ không ôn tập cho kỳ thi tiếp theo.)
c. Câu nghi vấn:  Might + S + V nguyên thể?
=> Yes, S + might/ No, S + might not
Ví dụ:
Might you go camping? 
(Cậu có thể đi cắm trại chứ?)
Might your family go to London next summer? 
(Gia đình bạn sẽ đi London vào mùa hè tới chứ?)
UNIT 11: OUR GREENER WORLD
A. MẠO TỪ
I. Mạo từ "a"
1. Định nghĩa
Mạo từ “a”: đứng trước danh từ đếm được, số ít và danh từ đó phải có phiên âm bắt đầu bằng một phụ âm.
Ví dụ:
- a cat (một con mèo)
- a dog (một con chó) 
Trong trường hợp danh từ bắt đầu bằng nguyên âm, nhưng phiên âm bắt đầu bằng phụ âm thì ta theo nguyên tắc
thêm “a”.
Ví dụ:
- a university /ˌjuːnɪˈvɜːsəti/ (một trường đại học)
- a union /ˈjuːniən/ (một liên minh)
2. Cách dùng
+ Thường đứng trước danh từ đếm được, số ít và đó là một danh từ chỉ chung chung, không xác định (được
nhắc đến lần đầu tiên)
Ví dụ: I bought a cat yesterday.
(Tôi mua một con mèo hôm qua.)
Ta thấy “con mèo” trong trường hợp này lần đầu được nhắc đến và người NGHE trước đó không biết đó là con
mèo nào nên ta sử dụng mạo từ không xác định.
+ Dùng trong các từ ngữ chỉ lượng nhất định
Ví dụ: a lot, a couple (một đôi/cặp), a third (một phần ba)
a dozen  (một tá), a hundred (một trăm), a quarter (một phần tư)
II. Mạo từ "an"
1. Định nghĩa:
Mạo từ “an”: Đứng trước danh từ đếm được số ít và danh từ đó có phiên âm bắt đầu bằng một nguyên âm
(a,e,i,o,u).
Ví dụ:
- an apple (một quả táo)
- an umbrella (một cái ô)
Trong trường hợp danh từ bắt đầu bằng phụ âm, nhưng phiên âm bắt đầu bằng nguyên âm thì ta theo nguyên tắc
thêm “a”
Ví dụ:
- an hour /ˈaʊə(r)/ (một giờ)
- an “L” /el/ (chữ cái L)
2. Cách dùng
Tương tự như mạo từ "a, mạo từ "an"thường đứng trước danh từ đếm được, số ít và đó là một danh từ chỉ
chung chung, không xác định (được nhắc đến lần đầu tiên).
Ví dụ: I buy an umbrella. (Tôi mua một chiếc ô)
III. Mạo từ "the"
1. Định nghĩa
Mạo từ "the" đứng trước danh từ đếm được và không đếm được đã được xác định.
2. Cách dùng
+ Đứng trước một danh từ xác định đã được nhắc ở phía trước (người NGHE đã biết được đối tượng mà
người nói nhắc đến là gì)
Ví dụ: I bought a cat and a dog yesterday. The cat is white and the dog is black.
(Hôm qua tôi mua một con mèo và một con chó. Con mèo thì màu trắng và con chó thì màu đen.)
=> Ta thấy khi nói câu thứ nhất thì người NÓI lần đầu nhắc tới “con mèo” và “con chó”. Lúc này người NGHE
chưa biết cụ thể đó là “con mèo” và “con chó” nào nên mạo từ KHÔNG XÁC ĐỊNH “a” được sử dụng trước
danh từ “cat” và “dog”. Tuy nhiên, khi nói câu thứ hai thì người NGHE đã xác định được “con mèo” và “con
chó” mà người NÓI muốn nhắc tới (là hai con vật mới được mua) nên MẠO TỪ XÁC ĐỊNH “the” được sử
dụng trước danh từ “cat” và “dog”.
+ Đứng trước các danh từ là chỉ người hoặc vật chỉ có DUY NHẤT.
 Ví dụ:
- The earth (trái đất), the sun (mặt trời).
- The president of America is Joe Biden now.
(Tổng Thống Mỹ bây giờ là ông Joe Biden.)
+ Đứng trước danh từ riêng chỉ HỌ ở dạng số nhiều để nói đến cả vợ chồng hay cả gia đình.
Ví dụ: the Smiths, the Nguyen,…
- The Browns are travelling in Vietnam now.
(Ông bà Brown / Gia đình ông bà Brown bây giờ đang du lịch ở Việt Nam.)
+ Sử dụng trong cấu trúc so sánh hơn nhất
Cấu trúc: the most + adj/ the adj-est
Ví dụ: Your sister is the most intelligent girl I’ve ever met.
(Em gái bạn là cô gái thông minh nhất mà tôi từng gặp.)
IV. Trường hợp không dùng mạo từ
+ Trước các danh từ riêng chỉ TÊN về địa điểm như quốc gia, thành phố, quận, thị xã,..
Ví dụ: My sister wants to go to England in the near future.
(Em gái tôi muốn tới nước Anh trong tương lai gần.)
I live in Hanoi with my family.
(Tôi sống ở Hà Nội với gia đình của tôi.)
Ta thấy “England” là tên của một quốc gia, “Hanoi” là tên của một thành phố và trước chúng ta không sử dụng
mạo từ.
+ Trước thứ, năm
Ví dụ:
- My son goes to school from Monday to Friday.
(Con trai tôi tới trường từ thứ 2 đến thứ 6.)
Ta thấy “Monday” và “Tuesday” là hai thứ trong tuần nên ta không sử dụng mạo từ trước chúng.
- In 2000  (vào năm 2000)
+ Trước các môn thể thao
Ví dụ: I like playing badminton and football.
(Tôi thích chơi cầu lông và bóng đá.)
Ta thấy “badminton” và “football” là hai môn thể thao nên ta không sử dụng mạo từ phía trước.
+ Trước Danh từ chỉ phương tiện vận tải như là by bus / by train / by plane / by car / on foot / on horse-back.
Ví dụ: 
We traveled all over Europe by bus.
(Chúng tôi đã du lịch Châu Âu bằng xe buýt.)
I came here on the local bus.
(Tôi đã đến đây bằng xe buýt địa phương.)
+ Trước danh từ chỉ tên ngôn ngữ
Ví dụ: 
Can you speak English? 
(Bạn có thể nói tiếng Anh không?)
They speak French at home.
(Lúc ở nhà họ nói tiếng Pháp.)
B. CÂU ĐIỀU KIỆN LOẠI 1
I. Định nghĩa câu điều kiện
Câu điều kiện dùng để nêu lên một giả thiết về một sự việc, mà sự việc đó chỉ có thể xảy ra khi điều kiện được
nói đến xảy ra. Câu điều kiện gồm có hai phần (hai mệnh đề):
- Mệnh đề nêu lên điều kiện (còn gọi là mệnh đề IF) là mệnh đề phụ hay mệnh đề điều kiện
- Mệnh đề nêu lên kết quả là mệnh đề chính.
Ví dụ: If it rains - I will stay at home.
(Nếu trời mưa, tôi sẽ ở nhà.)
(Mệnh đề điều kiện - mệnh đề chính) 
Hai mệnh đề trong câu điều kiện có thể đổi chổ cho nhau được: nếu mệnh đề chính đứng trước thì giữa hai
mệnh đề không cần dấu phẩy, ngược lại thì phải có dấu phẩy ở giữa. 
Ví dụ: You will pass the exam if you work hard.
(Bạn sẽ vượt qua kỳ thi nếu bạn học tập chăm chỉ.) 
=> If you work hard, you will pass the exam.
(Nếu bạn học tập chăm chỉ, bạn sẽ vượt qua kỳ thi.)
II. Cách dùng câu điều kiện loại 1
Câu điều kiện loại I còn được gọi là câu điều kiện có thực ở hiện tại, dùng để diễn tả điều kiện có thể xảy ra ở
hiện tại hoặc tương lai.
Ví dụ:
If I get up early in the morning, I will go to school on time. 
(Nếu tôi dậy sớm vào buổi sáng, tôi sẽ đến trường học đúng giờ.)
III. Cấu trúc câu điều kiện loại 1
If + S + V (s,es), S + will + V nguyên thể
Nói cách khác, ở câu điều kiện loại 1, mệnh đề IF dùng thì hiện tại đơn, mệnh đề chính dùng thì tương lai đơn.
Ví dụ:
If you come into my garden, my dog will bite you. 
(Nếu anh vào vườn của tôi, con chó của tôi sẽ cắn anh đó.)
If it is sunny, I will go fishing. 
(Nếu trời nắng tốt, tôi sẽ đi câu cá.)
UNIT 12: ROBOTS
SO SÁNH NHẤT CỦA TÍNH TỪ 
(SUPERLATIVE ADJECTIVES)
I. Định nghĩa so sánh nhất
Ta sử dụng so sánh nhất để so sánh người (hoặc vật) với tất cả người (hoặc vật) trong nhóm. Trong câu so sánh
nhất, tính từ sẽ được chia làm hai loại là tính từ dài và tính từ ngắn, trong đó:
- Tính từ ngắn là những tính từ có 1 âm tiết. Ví dụ: tall, high, big,...
- Tính từ dài là những tính từ có từ 2 âm tiết trở lên. Ví dụ: expensive, intelligent....
Trong bài học này chỉ đề cập đến dạng so sánh nhất của tính từ ngắn.
II. So sánh nhất với tính từ ngắn
S + be + the + adj-est …
Ví dụ: 
- Russia is the biggest country in the world.
(Nga là đất nước lớn nhất trên thế giới.)
- My father is the oldest person in my family.
(Bố tôi là người lớn tuổi nhất trong nhà.)
- Quang is the tallest in his class.
(Quang là người cao nhất trong lớp của anh ấy.)
Lưu ý: Để nhấn mạnh ý trong câu so sánh nhất, ta thêm “much” hoặc “by far” vào sau hình thức so sánh.
Ví dụ:
He is the smartest by far.
(Anh ấy thông minh nhất, hơn mọi người nhiều.)
III. Quy tắc thêm -est vào tính từ ngắn
a. Cách thêm đuôi –est vào tính từ ngắn.
- Tính từ kết thúc bởi 1 phụ âm, thêm đuôi –est old – oldest, near – nearest
tall – tallest, new – newest, cold – coldest
Tính từ kết thúc bởi nguyên âm “e”, chỉ cần thêm nice – nicest
đuôi –st.
Tính từ kết thúc bởi 1 nguyên âm (a,i,e,o,u) + 1 phụ big – biggest, fat – fattest, hot – hottest
âm, gấp đôi phụ âm cuối và thêm đuôi –est.
Tính từ kết thúc bởi “y” dù có 2 âm tiết vẫn là tính từ happy – happiest, busy – busiest
ngắn, bỏ “y” thêm đuôi -est pretty – prettiest, easy – easiest
Một số những tính từ có 2 âm tiết nhưng có tận cùng simple – simplest, narrow – narrowest,
là “y,le, ow, er” thì áp dụng quy tắc thêm đuôi –est clever – cleverest
của tính từ ngắn.
b. Một số tính từ bất quy tắc:
Với những tính từ sau, dạng so sánh nhất của chúng sẽ có sự thay đổi.
Tính từ So sánh nhất

good best

bad worst

far farthest/furthest

much/many most

little least
old oldest

You might also like