You are on page 1of 23

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ

2015

Công nghệ thi công


nền đất yếu bằng
phương pháp bấc thấm

12/20/2015
MỤC LỤC

PHẦN A - MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1. CÁC BIỆN PHÁP XỮ LÍ NỀN ĐẤT YẾU HIỆN NAY.....................................................................1

1.1 KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT YẾU..........................................................................................................1

1.2 CÁC BIỆN PHÁP XỮ LÍ NỀN ĐẤT YẾU...................................................................................1

PHẦN B – CÔNG NGHỆ THI CÔNG NỀN ĐẤT YẾU BẰNG PHƯƠNG PHÁP BẤC THẤM 2
1. TÌM HIỂU VỀ BẤC THẤM...........................................................................................................2

1.1 Khái niệm:...............................................................................................................................2

1.2 Chức năng................................................................................................................................3

1.3 Phân loại..................................................................................................................................3

1.4 Ứng dụng:...............................................................................................................................10

2. CÔNG NGHỆ THI CÔNG............................................................................................................11

2.1. Trình tự thi công.........................................................................................................................12

2.2. Vấn đề gặp phải khi sử dụng bấc thấm.......................................................................................18


PHẦN A - MỞ ĐẦU

1. CÁC BIỆN PHÁP XỮ LÍ NỀN ĐẤT YẾU HIỆN NAY

1.1 KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT YẾU


Nền đắp trên đất yếu là một trong những công trình xây dựng thường gặp. Cho đến nay ở
nước ta, việc xây dựng nền đắp trên đất yếu vẫn là một vấn đề tồn tại và là một bài toán khó đối
với người xây dựng, đặt ra nhiều vấn đề phức tạp cần được nghiên cứu xử lý nghiêm túc, đảm
bảo sự ổn định và độ lún cho phép của công trình.
Nền đất yếu là nền đất không đủ sức chịu tải, không đủ độ bền và biến dạng nhiều, do vậy không
thể xây dựng các công trình. Đất yếu là một loại đất không có khả năng chống đỡ kết cấu bên
trên, vì thế nó bị lún tuỳ thuộc vào quy mô tải trọng bên trên.
Một số đặc điểm của nền đất yếu
Thuộc loại nền đất yếu thường là đất sét có lẫn nhiều hữu cơ; Sức chịu tải bé (0,5 – 1kg/cm2);
Đất có tính nén lún lớn (a>0,1 cm2/kg); Hệ số rỗng e lớn (e > 1,0); Độ sệt lớn (B>1); Mô đun
biến dạng bé (E<50kg/cm2); Khả năng chống cắt (C) bé, khả năng thấm nư¬ớc bé; Hàm l¬ượng
n-ước trong đất cao, độ bão hòa nước G>0,8, dung trọng bé
Các loại nền đất yếu chủ yếu và thường gặp
- Đất sét mềm: Gồm các loại đất sét hoặc á sét tương đối chặt, ở trạng thái bão hòa nước, có
cường độ thấp;
- Đất bùn: Các loại đất tạo thành trong môi trường nước, thành phần hạt rất mịn, ở trạng thái luôn
no nước, hệ số rỗng rất lớn, rất yếu về mặt chịu lực;
- Đất than bùn: Là loại đất yếu có nguồn gốc hữu cơ, được hình thành do kết quả phân hủy các
chất hữu cơ có ở các đầm lầy (hàm lượng hữu cơ từ 20 -80%);
- Cát chảy: Gồm các loại cát mịn, kết cấu hạt rời rạc, có thể bị nén chặt hoặc pha loãng đáng kể.
Loại đất này khi chịu tải trọng động thì chuyển sang trạng thái chảy gọi là cát chảy;
- Đất bazan: là loại đất yếu có độ rỗng lớn, dung trọng khô bé, khả năng thấm nước cao, dễ bị lún
sụt.

1.2 CÁC BIỆN PHÁP XỮ LÍ NỀN ĐẤT YẾU


Kỹ thuật cải tạo đất yếu thuộc lĩnh vực địa kỹ thuật, nhằm đưa ra các cơ sở lý thuyết và
phương pháp thực tế để cải thiện khả năng tải của đất sao cho phù hợp với yêu cầu của từng loại
công trình khác nhau.

1
Với các đặc điểm của đất yếu như trên, muốn đặt móng công trình xây dựng trên nền đất
này thì phải có các biện pháp kỹ thuật để cải tạo tính năng chịu lực của nó. Nền đất sau khi xử lý
gọi là nền nhân tạo.

Việc xử lý khi xây dựng công trình trên nền đất yếu phụ thuộc vào điều kiện như: Đặc
điểm công trình, đặc điểm của nền đất… Với từng điều kiện cụ thể mà người thiết kế đưa ra các
biện pháp xử lý hợp lý. Có nhiều biện pháp xử lý cụ thể khi gặp nền đất yếu như:
Các biện pháp xử lý về kết cấu công trình
- Dùng vật liệu nhẹ và kết cấu nhẹ, thanh mảnh
- Làm tăng sự linh hoạt của kết cấu công trình kể cả móng bằng cách dùng kết cấu tĩnh định hoặc
phân cắt các bộ phận của công trình bằng các khe lún để khử được ứng suất phụ phát sinh trong
kết cấu khi xảy ra lún lệch hoặc lún không đều.
- Làm tăng khả năng chịu lực cho kết cấu công trình để đủ sức chịu các ứng lực sinh ra do lún
lệch và lún không đều bằng các đai bê tông cốt thép để tăng khả năng chịu ứng suất kéo khi chịu
uốn, đồng thời có thể gia cố tại các vị trí dự đoán xuất hiện ứng suất cục bộ lớn.
Các biện pháp xử lý về móng
Khi xây dựng công trình trên nền đất yếu, ta có thể sử dụng một số phương pháp xử lý về móng
thường dùng như:
- Thay đổi chiều sâu chôn móng nhằm giải quyết sự lún và khả năng chịu tải của nền
- Thay đổi kích thước và hình dáng móng
- Thay đổi loại móng và độ cứng của móng cho phù hợp với điều kiện địa chất công trình
Các biện pháp xử lý nền .
- Các biện pháp cơ học
- Các biện pháp vật lý
- Các biện pháp hóa học

PHẦN B – CÔNG NGHỆ THI CÔNG NỀN ĐẤT YẾU BẰNG PHƯƠNG PHÁP BẤC THẤM
1. TÌM HIỂU VỀ BẤC THẤM

1.1 Khái niệm:


Vật thoát nước chế tạo sẵn gồm lõi bằng polypropylene/ polyester, có tiết diện dạng
băng hoặc tròn,nhiều rãnh tác dụng thoát nước; Bên ngoài được bọc vỏ lọc bằng vải
địa kĩ thuật không dệt tạo thành từ các sợi gắn kết bằng biện pháp cơ học, hóa học
hoặc gia nhiệt, có tác dụng ngăn bẩn và tăng thêm khả năng thoát nước cho lõi bấc
thấm.

2
Hình 1- Cấu tạo bấc thấm

1.2 Chức năng


Bấc thấm được dùng để dẫn nước từ trong nền đất yếu lên tầng đệm cát (Vải địa kỹ thuật
nếu cần) để thoát nước ra ngoài, nhờ đó tăng nhanh tốc độ cố kết, tăng khả năng chịu tải, thay
đổi một số chỉ tiêu cơ lý của đất (Lực dính và góc nội ma sát), làm tăng nhanh tốc độ lún của nền
đất yếu.Vỏ là hàng rào vật lí phân cách lòng dẫn của dòng chãy với đất bao quanh, và là bộ lọc
hạn chế cát hạt mịn đi vào lõi làm tắc thiết bị.

Gia cố nền đất yếu: Bấc thấm được sử dụng để xử lý gia cố nền đất yếu, trong thời gian
ngắn có thể đạt được tới 95% độ ổn định dài hạn, tạo khởi động cho quá trình ổn định tự nhiên ở
giai đoạn sau. Quá trình gia cố có thể được tăng tốc bằng gia tải.

Ổn định nền: Các công trình có thể ứng dụng bấc thấm để xử lý nền đất yếu rất đa dạng,
bao gồm đường cao tốc, đường dẫn đầu cầu, đường băng sân bay, đường sắt, bến cảng, kho bãi...
xây dựng trên nền đất yếu và có tải trọng động.

Hình 2- Hình ảnh về thi công bâc thấm

Xử lý môi trường: Bấc thấm được sử dụng để xử lý nền đất yếu, đất nhão thường ở các
khu vực ô chôn lấp rác thải. Nó cũng được sử dụng để tẩy rửa các khu vực đất ô nhiễm, bằng
công nghệ hút chân không, hút nước ngầm thấm qua các lớp đất bị ô nhiễm, mang theo các chất
ô nhiễm lên bề mặt để xử lý.
Những tính năng quan trọng khác:
Khả năng chống chịu được với vi khuẩn bacteria và các loại vi khuẩn hữu cơ khác.
Không bị ăn mòn hay biến chất bởi các loại axit, kim hay các loại chất hoà tan có trong đất.
Khả năng chống mài mòn cực tốt.

3
Đặc tính chính:
Giảm thiểu tối đa sự xáo trộn các lớp đất.
Khả năng tương thích cao của lõi cũng như vỏ bấc thấm với nhiều loại đất.
Dễ dàng thi công, hiệu suất có thể đạt tới 10.000m/ngày.
Không cần cấp nước khi thi công.
Có thể xử lý nền đất yếu dày do bấc thấm có thể đóng và phát huy tác dụng tới độ sâu 60m 
1.3 Phân loại

1.3.1 Theo chức năng sử dụng có:

1.3.1.1. Bấc thấm đứng:


Dạng tròn hoặc dạng băng là một loại của bấc thấm PVD, PCD Sản phẩm này đã được sử dụng
rộng rãi tại khu vực Đông Nam Á. Như: Thái Lan, Việt Nam, Singapore, Indonesia…
Đặc tính chính
- Giảm thiểu tối đa sự xáo trộn các lớp đất.
- Khả năng tương thích cao của lõi cũng như vỏ bấc thấm với nhiều loại đất.
- Dễ dàng thi công, hiệu suất có thể đạt tới 8.000md/ngày.
- Không cần cấp nước khi thi công.
- Có thể đóng bấc tới độ sâu 40m hoặc hơn.
Lợi thế thi công
- Chi phí thấp để xử lý nền đất yếu.
- Tiếc kiệm được khối lượng đào đắp.
- Rút ngắn được thời gian thi công.
- Giảm được chi phí vận chuyển, chi phí thi công.
1.3.1.1. Bấc thấm ngang:
là một loại của bấc thấm PVD được sản xuất để thay thế lớp đệm cát trong hệ thống
PVD, thay thế hệ thống ống thoát nước đục lỗ trong hệ thống PVD và thay thế vật
liệu thoát nước ngầm. Sản phẩm có độ bền cao, dễ thi công và giá cả cạnh tranh.
Thay thế lớp đệm cát trong hệ thống PVD.
Thay thế hệ thống ống thoát nước đục nỗ trong hệ thống PVD.
Thay thế vật liệu thoát nước ngầm.
Các loại phổ biến
Loại Chịu nén Rộng
NT-200 250kN/m2  20cm
NT-300 250kN/m2 30cm
NT-600 250kN/m2 60cm
- Cấu tạo bấc thấm ngang
Bấc thấm ngang có hình dạng và cấu tạo tương tự như bấc thấm thông thường (sử dụng
trong gia cố nền theo phương pháp thoát nước đứng), nhưng bấc thấm ngang có kích cỡ
lớn hơn.
Bấc thấm ngang có các loại với mặt cắt ngang như sau: 0.8cm x 15cm, 0.8cm x
20cm, 0.8cm x 30cm, 0.8cm x 60cm…; đối với chiều dài của bấc thấm ngang thường
theo thành phẩm của nhà sản xuất như 50m hoặc 100m và tùy theo nhu cầu lấp đặt. Đoạn

4
thử nghiệm thử nghiệm loại bấc thấm ngang T-200 có thông số chung sản phẩm xuất
xưởng như sau:

Bảng 1: Thông số chung sản phẩm xuất xưởng

Loại bấc Trọng


Rộng Chiều dài Bề dày Container Container
thấm lượng
(cm) cuộn (m) (cm) 20FT 40FT HQ’
ngang (kg)
11500m 28800m
T-200 20 50 8 7.10
(233 cuộn) (576 cuộn)
8050m 19200m
T-300 30 50 8 10.00
(151 cuộn) (384 cuộn)
3450m 9600m
T-600 60 50 8 20.30
(269 cuộn) (192 cuộn)

Nước từ nền đường

Hướng thoát
Vỏ lọc nước dọc bấc
Rảnh Lõi
bấc

0.8 c m

Hình II-1. Hình dạng cấu tạo bấc thấm ngang.

Cấu tạo của bấc thấm ngang gồm 2 bộ phận chính, đó là:
- Lõi bấc: được cấu tạo thành các rảnh dùng để dẫn nước, thường được chế tạo
bằng Polyvinyl Chloride hoặc Polyolefin;

5
- để lọc nước Lớp vỏ lọc: dùng thoát ra từ đất sau đó thông qua lõi bấc thoát nước
ra khỏi đất nền, thường được chế tạo bằng Polyester (không dệt).

Rảnh
Vỏ lọc

Hình II-2. Mặt cắt ngang cấu trúc bấc thấm ngang.

- Tính toán thiết kế bấc thấm ngang


 Tính mềm dẻo và co giãn

Bấc thấm ngang có thể kéo giãn dọc theo đất nền hoặc theo sự biến dạng của nền
đắp do tính mềm dẻo cao. Với giả định 2m bấc thấm ngang bị kéo giãn do độ lún của nền
đắp là 1.175m và bề rộng nửa nền đắp là 28.5m, biến dạng theo trục của bấc thấm ngang
được tính là 2m/(28.5+1.175*1.5)m = 6.6%, giá trị này đảm bảo yêu cầu cho phép của
BTN là < 25%.
Với kết quả tính toán nêu trên có thể khẳng định tính mềm dẻo và co giãn của bấc
thấm ngang đảm bảo tính liên tục khi nền đắp lún đến độ lún tính toán.
 Năng lực thoát nước

Bấc thấm ngang được thiết kế với khả năng thoát nước giống như đệm cát.
Lưu lượng thoát nước của vật liệu bấc thấm ngang được thực hiện dựa vào công thức
thông thường như tính toán đối với bấc thấm ngang như sau:
Q = ks * i * A (m3/s).

Trong đó: - i: gradient thủy lực;

- ks: hệ số thấm (m/giây).

-A=w*h

+ w: chiều rộng đơn vị của bấc thấm ngang (m);

+ h: chiều dày của bấc thấm ngang (m);

Việc xác định các thông số phục vụ cho tính toán năng lực thoát nước ngang của vật
liệu bấc thấm ngang được thực hiện thông qua các biểu chỉ tiêu do nhà sản xuất cung
6
cấp; từ các thông số đó, có thể xác định được lưu lượng thoát nước của vật liệu bấc
thấm ngang.
Tính toán cho đoạn thử nghiệm thể hiện như sau:
Bảng 2: Bấc thấm ngang
Loại bấc ngang Đ T-200 T-300 Ghi chú
Mô tả .
v

Chiều rộng bấc, [1] m 0.2 0.3 Đặc tính sản
phẩm
Chiều dày bấc, [2] m 0.008 0.008 Đặc tính sản
phẩm
Diện tích bấc, m 0.0016 0.0024
[3]=[1]*[2] 2

Hệ số thấm k của BTN, m 0.15 0.15 Đặc tính sản


[4] /s phẩm
Độ dốc thủy lực i, [5] 0.1 0.1
Hệ số an toàn=1.5, [6] 1.5 1.5
Q=kiA, m 1.6 x 10-5 2.4 x 10-5 Lưu lượng
[7]=([4]x[5]x[3])/[6] 3
/ thoát nước
s

Chiều rộng tương đương với lớp đệm cát thoát nước có thể được tính như sau:

Bảng 3: Đệm cát CSB


Loại bấc ngang Đ T-200 T-300 Ghi chú
Mô tả .
v

Q=kiA, [1] m 1.6 x 10-5 2.4 x 10-5 Lưu lượng thoát
3
/
s
Hệ số thấm k của CSB, m 0.00005 0.00005 Tiêu chuẩn kỹ
[2] /s thuật
Độ dốc thủy lực i, [3] 0.1 0.1
Diện tích đệm cát, m 3.2 4.8
[4]=[1]/([2]x[3]) 2

7
Chiều dày đệm cát, [5] m 0.8 0.8 Tiêu chuẩn kỹ
thuật
Chiều rộng đệm cát, m 4 6
[6]=[4]/[5]

Tính toán trên cho thấy lưu lượng thoát nước bởi 20cm chiều rộng bấc thấm ngang
(T-200) với khoảng cách 4.0m tương đương với chiều dày của lớp đệm cát 0.8m tại
cùng mặt cắt (chiều dày 0.8m được thiết kế cho đoạn thử nghiệm). Nói cách khác
0.2m bề rộng bấc thấm ngang có thể thay thế cho 4m chiều rộng lớp đệm cát với
chiều dày 0.8m.
Theo tính toán như trên, tại đoạn thử nghiệm với khoảng cách bấc thấm đứng 1.0m,
chọn khoảng cách bấc thấm ngang là 2.0m (tức là bố trí một hàng bấc thấm ngang cho
hai hàng bấc thấm đứng).
 Cách bố trí và phương pháp lắp đặt bấc thấm ngang

Với khoảng cách bấc thấm đứng đoạn thử nghiệm là 1.0m thì bố trí một hàng bấc
thấm ngang cho hai hàng bấc thấm đứng, tất cả bấc thấm đứng sẽ được nối với bấc thấm
ngang. Do nền đường có chiều rộng thay đổi (trung bình 57.5m) cho nên sẽ bố trí bốn
hàng bấc thấm ngang dọc theo tim đường (khoảng cách 12.0m) nhằm liên thông các bấc
thấm ngang lại với nhau và tăng khả năng thoát nước cả 1 hệ bấc thấm ngang.
Sơ đồ bố trí bấc thấm đứng với bấc thấm ngang như sau:

8
Ghi chú:

- a: Khoảng cách bấc thấm đứng;

- b: Bề rộng bấc thấm ngang;

- c: Khoảng cách bấc thấm ngang;

Bảng 4: Bố trí BTN với PVD

Khoảng cách Chiều rộng BTN Chiều cao cắt bấc đứng Khoảng cách
9
PVD (a), m (b), m (a/2+b/2+0.1), m BTN (c), m

1.0 0.2 0.7 2.0

1.3.2 Theo nơi sản xuất


Bấc thấm VID 65, VID 75 sản xuất tại Việt Nam
Bấc thấm : A1 ; A6 , A6-50, A7, CD811 – THÁI LAN
Bấc thấm : LD70 - HÀN QUỐC Quốc
THÔNG SỐ BẤC THẤM VID65 - VID75 - VIỆT NAM

VID 65 VID 75
1 Chỉ tiêu Phương pháp thử Đơn vị
Giá trị Giá trị
I. Bấc thấm
Khối lượng ASTM D 3776 g/m ≥ 65 ≥ 75
Chiều dày ASTM D 5199 mm ≥ 3.0 ≥ 3.2
Bề rộng Normal mm 100 100
Khả năng thoát nước tại áp lực 350 KN/m2 ASTM D 4716 x10-6m3/s 70÷100 70÷100
Cường độ chịu kéo khi đứt ASTM D 4595 kN ≥ 2.0 ≥ 2.2
Độ giãn khi đứt ASTM D 4595 % ≥ 20 ≥ 20
Cường độ chịu kéo khi giật ASTM D 4632 kN - 1.6
Cường độ chịu kéo tại tại 10% giãn dài ASTM D 4595 kN ≥ 1.0 ≥ 1.2
II. Vỏ lọc
Bề dày ASTM D 5199 mm ≥ 0.25 ≥ 0.3
Hệ số thấm ASTM D 4491 x10  m/s
-4
≥ 1.5 ≥ 1.5
Kích thước lỗ O95 ASTM D 4751 mm < 0.075 < 0.075

1.4 Ứng dụng:


Gia cố làm ổn định nền đất, xử lý các túi bùn khi thi công nghệ chân không hút nước
ngầm ở các khu đất ô nhiễm theo bấc thấm lên trên để xử lý. Sử dụng rộng rãi trong làm
đường cao tốc, sân bay,đường sắt, cảng, kho xăng dầu, khu chôn lấp rác..

Theo TCVN 9355:2012: “Bấc thấm thoát nước được dùng để gia cố nền đất yếu cho các
loại công trình sau:
- Xây dựng nền đường trên đất yếu có yêu cầu tăng nhanh tốc độ cố kết và tăng nhanh cường độ
của đất yếu để đảm bảo ổn định nền đắp và hạn chế độ lún trước khi làm kết cấu áo đường;

10
- Tôn nền trên đất yếu để làm mặt bằng chứa vật liệu, để xây dựng các kho chứa một tầng, để
xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp loại nhỏ có tải trọng phân bố trên diện rộng
(sau khi nền đã lún đến ổn định).”

2. CÔNG NGHỆ THI CÔNG

Hình 3- Quy trình làm việc của máy thi công bấc thấm

Bước 1: Lắp đặt thiết bị và vật liệu


- Xác định điểm bắt đầu trên máy cắm bấc thấm
- Tính toán chiều dài bâc thấm cắm trong đất
11
- Kiểm tra độ thẳng trục cắm bằng dây dọi
- Neo cố định đầu bấc thấm với chiều dài nhỏ nhất bằng ghim (khoảng 30cm)
Bước 2: Cắm bấc thấm
- Bấc thấm sẻ được cắm từ 1/2 chiều cao lớp cát thoát nước tới độ sau đã nghiên cứu
- Sai số phải nhỏ hơn 150mm
- Bấc thấm sẻ được nối với nhau với đoạn nối lớn hơn 30cm
- Tốc độ thi công của máy phải từ 0.15-0.6 m/sec
Bước 3: Kéo trục cắm PBD
- Bấc thấm phải được cắt còn lại tối thiều 200mm tính từ mặt cắt
Bước 4: Đắp lớm đệm cát
- Phải làm cẩn thận không hổng Bấc thấm
- Đầm nén được tiến hành bằng Lu rung và tưới nước
- Đầm nén liên tục đến độ chặt yêu cầu

CHÚ DẪN

1) Phần đắp gia tải 3) Đệm cát 5) Nền đất yếu 7) Mốc đo lún
nén trước
4) Bấc thấm 6) Vải địa kỹ thuật 8) Thiết bị đo áp
2) Nền đắp lực nước lỗ rỗng

Hình 4- Cấu tạo xử lí nền đất yếu

2.1. Trình tự thi công


Sau khi hệ thống thoát nước đứng được tiến hành thi công hoàn chỉnh, thực hiện lắp đặt bấc
thấm ngang theo trình tự sau:

12
- Chuẩn bị mặt bằng thi công: trước khi lắp đặt bấc thấm ngang, phải tiến hành dọn dẹp sạch sẽ bùn sét
dính trên đầu các bấc thấm đứng (hay cọc cát, giếng cát).
- Trải bấc thấm ngang theo đúng vị trí theo sơ đồ bố trí. .
- Liên kết giữa bấc thấm ngang với hệ thoát nước đứng: Sắp xếp bấc thấm ngang theo sơ đồ thiết kế, có
thể giữ cố định bằng cách đắp cát nền (tại các vị trí không ảnh hưởng đến thao tác kết nối), dùng
ghim kẹp chặc giữa bấc thấm đứng và bấc thấm ngang;

Hình 5: Minh họa nối dài bấc thấm bằng cách dùng ghim kẹp

Thí dụ minh họa việc nối kết bấc thấm và bấc thấm ngang được trình bày dưới đây: sử dụng cát
đè lên hay dùng ghim kẹp giữ chặt chúng lại với nhau.

Cách 1: Đổ cát Cách 2: Dùng ghim kẹp


Hình 6: Minh họa việc nối kết bấc thấm thoát nước dọc và bấc thấm thoát nước ngang

- Hoàn thành thao tác thi công bấc thấm ngang, cho tiến hành đắp lớp vật liệu nền đường tiếp
theo và gia tải. Việc thi công được tiến hành theo phương pháp đắp lấn dần nhằm tránh
trường hợp thiết bị thi công di chuyển trực tiếp lên hệ bấc thấm ngang gây hư hỏng mối nối,
thậm chí làm đứt bấc thấm ngang.
- Tạo rãnh thoát nước dọc taluy nền đắp để thoát nước chảy từ bấc thấm ngang ra hệ thống
13
thoát nước chung. Đào rãnh sâu khoảng 0.5m so với mặt bằng thi công, rộng 1m và với mái
rãnh 1:1 hay 1:1.5; có thể cho vào rãnh vật liệu thoát nước tốt (đá, sỏi,…), đặt ống thoát nước
(có đục lỗ) vào lõi rãnh dẫn vào hố thu.
Trình tự thi công lắp đặt 01 bấc thấm ngang kết nối với 04 hàng bấc thấm đứng được minh hoạ
như sau:
2.1.1 Nối bấc thấm dọc

STT Cách thức thực hiện Hình ảnh minh họa

1 Chuẩn bị nền đất

2 Thi công lớp cát tạo mặt bằng thi công

Thi công cắm hàng bấc thấm đứng thứ 1, cắt


3
bấc dư một đoạn theo tính toán trước

14
Thi công cắm hàng bấc thấm đứng thứ 2, cắt
4
bấc dư một đoạn theo tính toán trước

Thi công cắm hàng bấc thấm đứng thứ 3, cắt


5
bấc dư một đoạn theo tính toán trước

Thi công cắm hàng bấc thấm đứng thứ 4, cắt


6
bấc dư một đoạn theo tính toán trước

Gấp hàng bấc thấm đứng gần vị trí dự kiến đặt


7
bấc thấm ngang nhất về phía bấc thấm ngang

15
Gấp hàng bấc thấm đứng gần vị trí dự kiến đặt
8 bấc thấm ngang nhất còn lại (đối xứng) về
phía bấc thấm ngang

Tiếp tục gấp hàng bấc thấm đứng gần vị trí dự


9 kiến đặt bấc thấm ngang thứ hai còn lại về
phía bấc thấm ngang

Trải bấc thấng ngang vuông góc với bấc thấm


đứng vừa gấp đè lên vị trí tiếp giám giữa 4 bấc
10
thấm và tiến hành liên kết các bấc thấm đứng
bởi bấc thấm ngang

11 Đắp lớp vật liệu nền đường

16
Đắp gia tải cho đất cố kết đẩy nước trong các
12 lỗ rỗng theo bấc thấm đứng và bấc thấm
ngang thoát ra ngoài nền đường

Tạo rãnh thoát nước dọc theo taluy nền đắp và


13
thoát ra hệ thống thoát nước chung.

Các bước thi công: lắp đặt và ghép nối thao tác đơn giản, nên sử dụng nhân công để tiến hành
các thao tác lắp đặt và ghép nối là phù hợp và hiệu quả hơn.
2.1.2 Nối bấc thấm ngang
Bấc thấm ngang theo sản xuất thành phẩm có chiều dài hạn chế, vì vậy khi lắp
đặt, trường hợp cần thiết thì phải tiến hành nối các đoạn bấc thấm ngang lại với nhau nhằm mục
đích tiết kiệm vật liệu. Việc nối hai đoạn bấc thấm ngang với nhau phải đảm bảo tính thoát nước
theo thiết kế và tính liên tục của bấc thấm ngang, mô tả tóm tắt trình tự nối bấc thấm như sau:

STT Thao tác Hình minh hoạ Ghi chú

Thao tác
trên đầu
1 Vệ sinh đầu bấc thấm.
bấc thứ 1
và 2.

Tại vị trí giữa đầu bấc thứ 1, dùng kéo Thao tác
2 cắt vỏ bấc ở mép trên theo hướng dọc trên đầu
bấc 1 đoạn bằng ½ bề rộng bấc. bấc thứ 1.

17
Mở vỏ bấc tại vị trí vừa cắt, gấp về hai Thao tác
3 bên để chuẩn bị đưa phần lõi của đầu trên đầu
bấc thứ 2 nối vào. bấc thứ 1.

Thao tác
Cắt bỏ vỏ đầu bấc thứ 2 một đoạn
4 trên đầu
bằng ½ bề rộng bấc.
bấc thứ 2.

Thao tác
Đặt lõi đầu bấc thứ 2 đã cắt vào trong
trên đầu
5 vỏ và phía trên lõi đầu bấc kia tại vị trí
bấc thứ 1
đã cắt gấp (ở bước 3).
và 2.

Thao tác
Đưa đầu bấc thứ 2 vào sâu trong vỏ
trên đầu
6 của đầu bấc thứ 1, đến khi hai vỏ bấc
bấc thứ 1
sát nhau.
và 2.

Thao tác
Gấp vỏ bấc của đầu bấc thứ 1 từ hai
7 trên đầu
bên về vị trí cũ.
bấc thứ 1.

Lấy cao su quấn xung quanh cho kín Thao tác


vị trí nối, sau đó dùng băng keo dán trên đầu
8
kín lại và dùng kim ghim kẹp lại. Kết bấc thứ 1
thúc thao tác nối bấc thấm. và 2.

18
 Thi công bấc thấm ngang
2.1.3 Đo đạc nghiệm thu
Đo đạc, nghiệm thu khối lượng hạng mục lắp đặt bấc thấm thoát nước ngang theo mét dài theo
thực tế thi công, có tính đên các mối nối và hao hụt theo quy định.
2.2. Vấn đề gặp phải khi sử dụng bấc thấm
- Bấc thấm bị công vênh trong lòng nền đất ướt
- Khi thi công xong bấc thấm không nên đầm nén quá tải dể gây phá hỏng bấc
thấm
3. KẾT LUẬN
Nền đất yếu có nhiều tác hại và nguy cơ gây mất an toàn cho các công trình xây dựng. Việc
nghiên cứu nền đất yếu và xác định biện pháp xử lý phù hợp có một ý nghĩa quan trọng. Trong
thực tế, cần căn cứ vào điều kiện địa chất công trình cụ thể để sử dụng các biện pháp xử lý về kết
cấu công trình, các biện pháp xử lý về móng hay các biện pháp xử lý nền, hoặc sử dụng kết hợp
tổ hợp nhiều biện pháp, giải pháp phù hợp có liên quan.

Các tài liệu tham khảo:


1. TCVN 9355:2012 do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn,
Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ
Khoa học và Công nghệ công bố.
2. Thông tin từ internet
3. Nguồn từ sách báo

19
Nhóm sinh viên thực hiên:

Hoàng Chiếm Thuận

Lê Bá Huynh

Phan Đức Tài

Mai Xuân Nhật Minh

Trần Mạnh Hiếu

20

You might also like