You are on page 1of 69

TRƯỜNG ðẠI HỌC MỎ - ðỊA CHẤT

KHOA XÂY DỰNG


BỘ MÔN KỸ THUẬT XÂY DỰNG
--------------------------------

NGUYỄN VĂN MẠNH

BÀI GIẢNG
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRÊN NỀN ðẤT YẾU

Hà Nội, 2014
MỤC LỤC
Trang
Chương 1. Khái niệm chung 2
1.1. Khái niệm về ñất yếu và nền ñất yếu 2
1.2. ðặc ñiểm của một số loại ñất yếu 2
1.2.1. Nhận biết và phân loại 2
1.2.2. ðặc ñiểm của một số loại ñất yếu thường gặp 3
1.3. Cường ñộ chống cắt của ñất yếu 7
1.4. Các ñặc trưng nén lún trong phòng thí nghiệm 9
1.5. Các phương pháp thí nghiệm ñịa kỹ thuật ở hiện trường 12
1.6. Các vấn ñề ñặt ra khi xây dựng công trình trên nền ñất yếu 13

Chương 2. Nghiên cứu về ổn ñịnh và lún của nền ñất yếu 14


2.1. Ổn ñịnh của nền ñất yếu 14
2.2. Biến dạng của nền ñất yếu 15
2.3. Các giải pháp xây dựng công trình trên nền ñất yếu 16

Chương 3. Các giải pháp xử lý khi xây dựng công trình trên nền ñất yếu 17
3.1. Các giải pháp kết cấu khi xây dựng công trình trên nền ñất yếu 17
3.1.1. Dùng vật liệu nhẹ và kết cấu nhẹ 17
3.1.2. Lựa chọn sơ ñồ kết cấu hợp lý 17
3.1.3. Thiết kế giằng móng và giằng tường 20
3.2. Các giải pháp xử lý móng khi xây dựng công trình trên nền ñất yếu 25
3.2.1. Thay ñổi chiều sâu móng 25
3.2.2. Thay ñổi kích thước móng 27
3.2.3. Thay ñổi loại móng và ñộ cứng của móng 27
3.3. Các giải pháp xử lý nền ñất yếu 27
3.3.1. Phương pháp ñệm cát 27
3.3.2. Phương pháp ñầm chặt lớp ñất mặt 33
3.3.3. Phương pháp cọc cát 34
3.3.4. Phương pháp cọc vôi và cọc ñất - xi măng 38
3.3.5. Phương pháp nén trước bằng tải trọng tĩnh 43
3.3.6. Phương pháp gia cố nền bằng vải ñịa kỹ thuật 59
3.3.7. Phương pháp gia cố nền bằng cố kết hút chân không 62

Tài liệu tham khảo 68

1
CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM CHUNG

1.1. Khái niệm về ñất yếu và nền ñất yếu


ðất yếu là các loại ñất có lực dính nhỏ, góc ma sát trong nhỏ, gần như bão hòa hoàn toàn, hệ
số rỗng lớn, ñộ lún lớn, mô ñun biến dạng nhỏ. ðất yếu bao gồm các loại ñất sét mềm bão hòa
nước, các loại ñất cát hạt nhỏ-mịn, than bùn, các trầm tích bị mùm hóa…
Nền ñất yếu là nền ñất do nhiều lớp ñất yếu hoặc do nhiều lớp ñất tốt và lớp ñất yếu xen kẽ
nhau tạo thành. Nền ñất yếu phụ thuộc vào tải trọng công trình. Khi xây dựng công trình mà
nền ñất không thỏa mãn trạng thái giới hạn thứ nhất hoặc trạng thái giới hạn thứ hai thì gọi là
nền ñất yếu của công trình.
Nền ñất yếu là nền ñất không ñủ ñộ bền và bị biến dạng rất lớn khi chịu tải trọng của công
trình bên trên, do ñó không thể làm nền cho công trình xây dựng nếu không có các biện pháp
xử lý thích hợp. Hiện tại ở nước ta, việc xây dựng các công trình trên nền ñất yếu vẫn là một
bài toán khó ñối với người xây dựng, nhiều vấn ñề phức tạp cần ñược nghiên cứu xử lý ñể
ñảm bảo sự ổn ñịnh và ñộ lún cho phép của công trình. Tùy thuộc vào tính chất của các lớp
ñất yếu, ñặc ñiểm cấu tạo của công trình mà người ta sử dụng các phương pháp xử lý nền
móng cho phù hợp ñể nhằm làm tăng sức chịu tải của nền ñất, giảm ñộ lún, ñảm bảo ñiều kiện
làm việc bình thường cho công trình.
Trong thực tế xây dựng, có rất nhiều công trình bị lún, sập, hư hỏng khi xây dựng trên nền ñất
yếu do không có những biện pháp xử lý phù hợp, không ñánh giá chính xác ñược các tính chất
cơ lý của nền ñất. Do vậy việc ñánh giá chính xác và chặt chẽ các tính chất cơ lý của nền ñất
yếu ñể làm cơ sở lựa chọn các giải pháp xử lý nền móng phù hợp là một vấn ñề hết sức khó
khăn, nó ñòi hởi sự kết hợp chặt chẽ giữa kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực tế ñể giải
quyết vấn ñề này nhằm giảm thiểu các sự cố của công trình khi xây dựng trên nền ñất yếu.

1.1. ðặc ñiểm của một số loại ñất yếu


1.1.1. Nhận biết và phân loại

ðất yếu là loại ñất có sức chịu tải kém (< 0,5 ÷ 1,0 kG/cm2), dễ bị phá hoại, biến dạng dưới
tác dụng của tải trọng công trình. ðất yếu có thể ñược nhận biết dựa trên các chỉ tiêu cơ lý của
chúng như sau:

• Dựa vào chỉ tiêu vật lý, ñất ñược coi là yếu khi:

+ Dung trọng: γ ≤ 1,7 T/m3

+ Hệ số rỗng: e≥1

+ ðộ ẩm: W ≥ 40%

+ ðộ bão hòa: G ≥ 0,8

2
Chú ý: - ðất càng yếu thì dung trọng tự nhiên càng nhỏ do chứa nhiều nước hoặc bùn, hợp chất hữu cơ…

- Hệ số rỗng (e) là tỉ số giữa thể tích rỗng và thể tích hạt (Vr/Vh). Hệ số rỗng càng lớn thì ñất càng yếu.

- ðộ ẩm (W) là tỉ số giữa trọng lượng nước và trọng lượng hạt. ðộ ẩm càng lớn thì ñất càng chứa
nhiều nước.

- ðộ bão hòa (G) là tỉ lệ nước chiếm trong lỗ rỗng của ñất: G = Vn/Vr. G = 1 gọi là ñất bão hòa, nước
chiếm toàn bộ lỗ rỗng trong ñất.

• Dựa vào các chỉ tiêu cơ học, ñất ñược coi là yếu khi:

+ Mô ñun biến dạng: Eo ≤ 50 kG/cm2

+ Hệ số nén lún: a ≥ 0,1 cm2/kG

+ Góc ma sát trong: φ ≤ 10ο

+ Lực dính kết: c ≤ 0,1 kG/cm2


Chú ý: - Eo càng nhỏ thì ñộ lún của ñất càng lớn.

- Hệ số nén lún a = (e1-e2)/(p1-p2) với e1 và e2 là hệ số rỗng của ñất ứng với áp lực nén p1 và p2. Khi hệ
số nén lún a càng nhỏ thì ñất càng chặt hơn hay hệ số rỗng ít thay ñổi.

Trong thực tế xây dựng, chúng ta thường gặp các loại nền ñất yếu chủ yếu sau:

• ðất sét yếu: gồm các loại ñất sét hoặc á sét tương ñối chặt, ở trạng thái bão hòa nước,
có cường ñộ chịu nén thấp.

• ðất bùn: gồm các loại ñất tạo thành trong môi trường nước, thành phần hạt rất mịn, ở
trạng thái luôn no nước, hệ số ñộ rỗng rất lớn, rất yếu về mặt chịu lực.

• ðất than bùn: là loại ñất yếu có nguồn gốc hữu cơ, ñược hình thành do kết quả phân
hủy các chất hữu cơ có ở các ñầm lầy (hàm lượng hữu cơ từ 20% ñến 80%).

• ðất cát yếu (cát chảy): gồm các loại cát mịn, kết cấu hạt rời rạc, có thể bị nén chặt
hoặc pha loãng ñáng kể. Loại ñất này khi chịu tải trọng ñộng thì chuyển sang trạng
thái chảy gọi là cát chảy.

• ðất bazan: là loại ñất yếu có ñộ rỗng lớn, dung trọng khô rất nhỏ, khả năng thấm nước
cao, dễ bị lún sụt.

1.1.2. ðặc ñiểm của một số loại ñất yếu thường gặp
1.2.2.1. ðất sét yếu
Trong ñất sét thường gồm có 2 thành phần:

• Phần phân tán thô (gọi là những hạt sét) có kích thước > 0,002mm; chủ yếu có các
khoáng chất nguồn gốc lục ñịa như thạch anh, fenspat,…

• Phần phân tán mịn (gọi là khoáng chất sét) bao gồm những hạt có kích thước rất bé
(0,1÷2,0µm) và keo (0,001÷0,1µm). Những khoáng chất này quyết ñịnh tính chất cơ
lý của ñất sét. Các khoáng chất sét thường gặp nhất là 3 nhóm ñiển hình: kaolinit,
mônmôrilônit và illit.

3
+ Kaolinit: có công thức hóa học là Al2O3.2SiO2.2H2O; ñược tạo thành do phong hóa ñá phun
trào, ñá biến chất và ñá trầm tích trong ñiều kiện môi trường axit (pH = 5÷6). ðặc ñiểm của
mạng tinh thể kaolinit là tương ñối bền, ổn ñịnh và trương nở ít.

+ Mônmôrilônit: có công thức hóa học là (OH)4Si8Al4O20.nH2O; ñược thành tạo do phong
hoá ñá macma giàu Mg và các biến ñổi thứ sinh khác; ñược tạo thành do phong hóa ñá phun
trào kiềm trong ñiều kiện môi trường kiềm (pH = 7÷8,5).

Montmorilonit có mạng tinh thể kém bền vững và dễ sảy ra hiện tượng trương nở dưới ñáy
móng khi có mặt loại sét này. Loại này thường dễ gặp ở vùng ven biển.
+ Illit: ðại biểu của nhóm ilit là hyñrômica (K,Al2[Al,Si3O10](OH)2) ñược tạo thành từ nhiều
ñiều kiện khác nhau nhưng chủ yếu là trong môi trường kiềm. Loại này không có khả năng
trương nở hoặc trương nở rất ít.

Liên kết cấu trúc của ñất sét:


Trong tự nhiên, ñất loại sét luôn tồn tại 3 dạng liên kết cấu trúc, ñó là: liên kết dạng chảy, liên
kết dạng dẻo và liên kết dạng cứng (Hình 1.1).

Lực dính của ñất sét ñược chia thành 2 thành phần: lực dính mềm và lực dính cứng:

CW = ∑ W +C C (1-1)

Trong ñó: CW là lực dính tổng cộng

∑W là tổng lực dính mềm (lực dính có nguồn gốc keo nước)

CC là lực dính cứng (lực dính cấu trúc)


Hạt ñất
Nước tự do

Liên kết dạng chảy Liên kết dạng dẻo Liên kết dạng cứng

Hình 1.1. Các dạng liên kết trong ñất dính


ðể xác ñịnh các thành phần lực dính của ñất sét, chúng ta có thể sử dụng các phương pháp thí
nghiệm như sau:

- Cắt mẫu nguyên dạng và mẫu chế bị ở cùng ñộ ẩm, ñộ chặt:


Từ kết quả thí nghiệm cắt, xây dựng ñược biểu ñồ như trên hình 1.2. Lực dính cứng khi ñó
ñược xác ñịnh như sau:

CC = CW - ∑W = Cnd - Ccb (1-2)

Trong ñó: Cnd: lực dính theo kết quả cắt mẫu nguyên dạng

Ccb: lực dính theo kết quả cắt mẫu chế bị

4
Theo Maxlop thì lực dính cứng chỉ tồn tại ở ñất nguyên dạng cứng.

SW Mẫu nguyên dạng

CC
Mẫu chế bị

CW
∑W
P

Hình 1.2. Kết quả cắt mẫu xác ñịnh lực dính cứng

- Phương pháp cắt theo bản phẳng:


Cắt mẫu cứng nguyên dạng, sau ñó ép lại, ñể mẫu hồi phục và cắt lần thứ hai (thời gian ñể
phục hồi mẫu khoảng 20 phút).
CC = Cnd - Cbản phẳng (1-3)

- Phương pháp trùng lặp:


+ Lần ñầu cắt mẫu nguyên dạng theo chiều từ trái sang phải

+ Cắt tiếp lần thứ 2 theo chiều ngược lại


+ Có thể cắt tiếp lần 3, 4… theo chiều ngược lại cho ñến khi biểu ñồ ổn ñịnh
- Phương pháp cắt theo ñộ ẩm:
Mẫu thí nghiệm ñược lấy với cùng một loại ñất nhưng có ñộ ẩm khác nhau.

Bảng 1-1. Lực dính thành phần của các loại ñất sét

Lực dính thành phần


Cấu trúc của ñất ðộ sệt B
CC = %CW ∑W = %CW
B<0 80 20
0 ÷ 0,25 70 30
0,25 ÷ 0,50 50 50
Tự nhiên
0,50 ÷ 0,75 20 80
0,75 ÷ 1,00 10 90
> 1,00 0 100
B<0 70 30
0 ÷ 0,25 40 60
Nhân tạo 0,25 ÷ 0,50 30 70
0,50 ÷ 0,75 10 90
> 0,75 0 100

5
Trong các phương pháp trên thì thực tế thường sử dụng phương pháp cắt theo bản phẳng vì thí
nghiệm ñơn giản, trên cùng một mẫu và cho kết quả khá chính xác.

Khi không có ñiều kiện tiến hành thí nghiệm, có thể tham khảo các số liệu trong bảng 1-1 ñể
sử dụng trong thiết kế.

Hiện tượng hấp thụ: là khả năng hút nước từ môi trường xung quanh và giữ lại trên chúng
những vật chất khác nhau: cứng, lỏng và khí, những ion, phân tử và các hạt keo. Sự hấp thụ
của ñất sét có bản chất phức tạp và thường gồm một số quá trình xảy ra ñồng thời.
Tính dẻo: là một trong những ñặc ñiểm quan trọng của ñất sét. Tính chất này biểu thị sự lưu
ñộng của ñất sét ở một ñộ ẩm nào ñó khi chịu tác dụng của ngoại lực và chứng tỏ rằng về mức
ñộ biến dạng, ñất sét chiếm vị trí trung gian giữa thể cứng và thể lỏng hoặc chảy nhớt. ðộ dẻo
phụ thuộc vào nhiều nhân tố: mức ñộ phân tán và thành phần khoáng vật của ñất, thành phần
và ñộ khoáng hoá của dung dịch nước làm bão hòa ñất.
Gradien ban ñầu: ñất sét có ñặc tính thẩm thấu khác thường: chỉ cho nước thấm qua khi
gradien cột nước vượt quá một trị số nhất ñịnh nào ñó. Trị số ñó gọi là gradien ban ñầu.
Gradien ban ñầu là ñộ chênh lệch tối thiểu nào ñó của áp lực cột nước, mà thấp hơn nó tốc ñộ
thấm giảm xuống nhiều, rất bé và có thể coi như không thấm nước.
ðặc ñiểm biến dạng: biến dạng của ñất sét yếu do bản chất mối liên kết giữa các hạt của
chúng quyết ñịnh. Có thể chia biến dạng của ñất sét yếu ra các loại sau ñây:
+ Biến dạng khôi phục: bao gồm biến dạng ñàn hồi và biến dạng cấu trúc hấp phụ

+ Biến dạng dư: chỉ gồm biến dạng cấu trúc.


Biến dạng của ñất sét yếu là do sự phá hoại các mối liên kết cấu trúc và biến dạng các màng
hấp phụ của nước liên kết gây nên. Các loại biến dạng chủ yếu của ñất sét yếu là biến dạng
cấu trúc và biến dạng cấu trúc hấp phụ.

Tính chất lưu biến: ñất sét là một môi trường dẻo-nhớt. Chúng có từ biến và có khả năng
thay ñổi ñộ bền khi tải trọng tác dụng lâu dài. Khả năng này gọi là tính chất lưu biến.

Hiện tượng dão trong ñất sét yếu liên quan ñến sự ép thoát nước tự do khi nén chặt. Do vậy
hiện tượng này liên quan ñến sự thay ñổi mật ñộ kết cấu của ñất do kết quả chuyển dịch các
hạt và các khối lên nhau, cũng như những thay ñổi trong sự ñịnh hướng của các hạt và các
khối ñó với phương tác dụng của tải trọng.

1.2.2.2. ðất cát yếu


Cát ñược thành tạo ở biển hoặc vũng, vịnh. Về thành phần khoáng vật, cát chủ yếu là thạch
anh, ñôi khi có lẫn tạp chất. Cát gồm những hạt có kích thước 0,05 ÷ 2mm.

Cát ñược coi là yếu khi cỡ hạt thuộc loại nhỏ, mịn trở xuống, ñồng thời có kết cấu rời rạc, ở
trạng thái bão hòa nước, có thể bị nén chặt và hóa lỏng ñáng kể, chứa nhiều di tích hữu cơ và
lẫn sét. Những loại cát ñó khi chịu tác dụng rung hoặc chấn ñộng thì trở thành trạng thái lỏng
nhớt, gọi là cát chảy.

6
ðặc ñiểm quan trọng nhất của cát là bị nén chặt nhanh, có ñộ thấm nước rất lớn. Khi cát gồm
những hạt nhỏ, nhiều hữu cơ và bão hòa nước thì chúng trở thành cát chảy, hiện tượng này
ñôi khi rất nguy hiểm cho công trình và cho công tác thi công phần ngầm của công trình. Cần
lưu ý hai hiện tượng nguy hiềm thường xảy ra ñối với ñất cát yếu là hiện tượng biến loãng và
cát chảy.
1.2.2.3. Bùn, than bùn và ñất than bùn

Bùn là những trầm tích hiện ñại, ñược thành tạo chủ yếu do kết quả tích lũy các vật liệu phân
tán mịn bằng cơ học hoặc hoá học ở ñáy biển, ñáy hồ, bãi lầy… Bùn chỉ liên quan với các chỗ
chứa nước, là các trầm tích mới lắng ñọng, no nước và rất yếu về mặt chịu lực. Theo thành
phần hạt, bùn có thể là cát pha sét, sét pha cát, sét và cũng có thể là cát, nhưng chỉ là cát hạt
nhỏ trở xuống.

ðộ bền của bùn rất nhỏ, vì vậy việc phân tích sức chống cắt thành lực ma sát và lực dính là
không hợp lý. Sức chống cắt của bùn phụ thuộc vào tốc ñộ phát triển biến dạng. Góc ma sát
có thể xấp xỉ bằng không. Chỉ khi bùn mất nước, mới có thể cho góc ma sát. Xây dựng các
công trình trên bùn chỉ có thể thực hiện sau khi ñã tiến hành các biện pháp xử lý nền.

Than bùn là ñất có nguồn gốc hữu cơ, thành tạo do kết quả phân hủy các di tích hữu cơ, chủ
yếu là thực vật, tại các bãi lầy và những nơi bị hóa lầy. ðất loại này chứa các hỗn hợp vật liệu
sét và cát.

Trong ñiều kiện thế nằm thiên nhiên, than bùn có ñộ ẩm cao 85 ÷ 95% hoặc cao hơn tùy theo
thành phần khoáng vật, mức ñộ phân hủy, mức ñộ thoát nước…
Than bùn là loại ñất bị nén lún lâu dài, không ñều và mạnh nhất. Không thể thí nghiệm nén
than bùn với mẫu có chiều cao thông thường là 15 ÷ 20cm, mà phải từ 40 ÷50cm.

Khi xây dựng ở những vùng ñất than bùn, cần áp dụng các biện pháp gia cố: làm ñai cốt thép,
khe lún, cắt nhà thành từng ñoạn cứng riêng rẽ, ñóng cọc, ñào hoặc thay một phần than bùn.
1.2.2.4. ðất ñắp
Loại ñất này ñược tạo nên do tác ñộng của con người. ðặc ñiểm của ñất ñắp là phân bố ñứt
ñoạn và có thành phần không thuần nhất.
Theo thành phần có thể chia thành 4 loại sau:

+ ðất gồm hỗn hợp các chất thải của sản xuất công nghiệp và xây dựng.
+ ðất hỗn hợp các chất thải của sản xuất và rác thải sinh hoạt.

+ ðất của các nền ñắp trên cạn và khu ñắp dưới nước (ñể tạo bãi).
+ ðất thải bên trong và bên ngoài các mỏ khoáng sản.

Các loại ñất ñắp hầu hết ñều phải có biện pháp xử lý trước khi xây dựng công trình.

1.1.3. Cường ñộ chống cắt của ñất yếu


ðối với ñất, cường ñộ kháng cắt (chống trượt) là ñặc trưng cơ bản của ñộ bền. Sự phá hoại
của ñất xảy ra trong một tương quan xác ñịnh giữa các ứng suất chính, do hiện tượng trượt
7
của một phân tố ñất này trên phân tố ñất kia theo một mặt phẳng mà trên ñó ứng suất tiếp vượt
quá cường ñộ chống cắt của ñất. Trong trường hợp cân bằng giới hạn của ñất, chúng ta có mối
quan hệ giữa các thành phần ứng suất như sau:

τ = σ tan φ + C (1-4)

Trong ñó: σ là ứng suất pháp

φ là góc nội ma sát (góc ma sát trong)

C là lực dính của ñất.

c
σ
S O

c.cotgφ

Hình 1.3. ðiều kiện cân bằng giới hạn của Coulomb

Hình 1.3 giới thiệu ñiều kiện cân bằng giới hạn của Coulomb thỏa mãn ñiều kiện ở trên. ðó là
hai nửa ñường thẳng xuất phát từ ñiểm S của trục Oσ và tạo với trục này một góc φ, và cắt
trục Oτ tại giá trị lực dính C. Khi lực dính bằng không (ñất rời), các nửa ñường thẳng này ñi
qua gốc tọa ñộ và khi ñó tiêu chuẩn bền là: τ = σ tan φ .

Nếu lực dính khác không thì ñất thuộc loại ñất dính và cường ñộ chống cắt của nó phụ thuộc
vào lực dính và góc nội ma sát của nó. Với loại ñất dính bão hòa nước, cường ñộ chống cắt
ñược biểu diễn bằng công thức sau:

τ = (σ − u ) tan φ + C (1-5)

Trong ñó: u là áp lực nước lỗ rỗng

(σ - u) là ứng suất tiếp xúc giữa các hạt ñất hay còn gọi là ứng suất hữu hiệu.

Tùy theo phương pháp thí nghiệm nén ba trục ñể xác ñịnh cường ñộ chống cắt có hoặc không
ño áp lực nước lỗ rỗng trong ñất sẽ ñược các giá trị cường ñộ chống cắt khác nhau.

Thí nghiệm không thoát nước - UU (Unconsolidated - Undrained triaxial compression test)
Thí nghiệm này ñược thực hiện không ño áp lực nước lỗ rỗng và ñược áp dụng với các mẫu
ñất bão hòa nước. Do không biết áp lực nước lỗ rỗng nên cường ñộ chống cắt ñược biểu thị
theo các ứng suất tổng: τ = σ tan φu + C u là ứng suất cắt trên mặt phá hoại lúc mẫu ñất bị
trượt. Ở ñây chúng ta có φu = 0 ñặc trưng cho các thí nghiệm không thoát nước trên mẫu ñất
bão hòa nước. Như vậy, thí nghiệm không thoát nước dẫn ñến việc xác ñịnh một lực dính biểu
kiến Cu (Cundrained). Lực dính trong trường hợp này bằng một nửa lực dọc trục làm mẫu bị phá
hoại: Cu = 0,5(σ1 - σ3).
8
Thí nghiệm không thoát nước sau khi cố kết - CU (Consolidated - Undrained triaxial
compression test with measurement of pore pressure)

Trong thí nghiệm này mẫu ñất ñược cố kết dưới áp lực σr, sau khi cố kết xong (khi áp lực lỗ
rỗng ñã biến mất) thì tiến hành ngay thí nghiệm cắt không thoát nước và kết hợp ño áp lực lỗ
rỗng phát triển trong quá trình cắt này. Cường ñộ chống cắt trong trường hợp này có thể tính
theo ứng suất tổng hoặc theo ứng suất hữu hiệu:

τ = σ tan φ + C cu theo ứng suất tổng (1-6)

τ = σ ' tan φ ' + C cu' theo ứng suất hữu hiệu (1-7)

Với ñất sét cố kết bình thường luôn có φ cu' > φ cu , còn ñối với ñất sét quá cố kết thì φ cu' có giá
trị lớn hơn hoặc thấp hơn so với φ cu nhưng C cu > C cu' .

Thí nghiệm thoát nước - CD (Consolidated - Drained triaxial compression test with
measurement of volume change)
Cũng giống như thí nghiệm cố kết không thoát nước (CU), khi làm thí nghiệm cố kết thoát
nước (CD), các mẫu ñất phải ñược cố kết trước rồi sau ñó ñược cắt với tốc ñộ chậm sao cho
không xuất hiện áp lực lỗ rỗng ở trong mẫu lúc bị phá hoại. Như vậy, về nguyên tắc trong mọi
thời ñiểm luôn có ứng suất tổng bằng ứng suất hữu hiệu:

τ = σ ' tan φ ' + C ' hoặc τ = σ tan φ d' + C d' hoặc τ = σ ' tan φ d + C d (1-8)

Từ ñây có thể tính lực dính và góc nội ma sát theo kết quả thí nghiệm thoát nước (ký hiệu d).
Ngoài ra, trong thực tế xây dựng hiện nay, người ta còn xác ñịnh sức kháng cắt của ñất theo
ñộ ẩm - ñộ chặt của ñất: τ = σ tan φ w + C w

Trong ñó φ w và C w là góc ma sát trong và lực dính kết của ñất phụ thuộc vào ñộ lún w hay ñộ
chặt của ñất (xác ñịnh theo hệ số rỗng e của ñất).

1.1.4. Các ñặc trưng nén lún trong phòng thí nghiệm
Khi nén ñất trong hộp cứng hoặc nén bằng tải trọng phân bố ñều trên một diện tích tương ñối
lớn, ñất nền không có khả năng biến dạng theo phương ngang mà chỉ biến dạng theo phương
thẳng ñứng, gọi là lún (Hình 1.4). Trường hợp nén ñất như thế này gọi là nén lún hoặc nén ép.
Trong nén lún, biến dạng xảy ra do sự giảm thể tích lỗ rỗng của ñất (nén chặt).

q q

a) Nén trong hộp cứng b) Nén tải trọng phân bố ñều, liên tục

HìnH 1.4. Sơ ñồ nén lún ñất


9
Hình 1.5 là ñường cong nén lún ñối với mẫu ñất nguyên dạng (a) và ñối với mẫu ñất có kết
cấu bị phá hoại (b). Với kết cấu không bị phá hoại, nhánh nén lúc ñầu có dạng ñường thẳng
(khi tải trọng nén chưa vượt quá ñộ bền kết cấu của ñất σc) sau ñó là ñường cong. ðiều này
chứng tỏ sự nén chặt của ñất chỉ bắt ñầu phát triển khi tải trọng nén lún lớn hơn σc. Biến dạng
của mẫu ñất khi tải trọng nhỏ hơn σc là biến dạng ñàn hồi.

e1 M1

1 e2 α M2
2 1
2
σr
σ σ
0 0 σ1 σ2
a) b)

Hình 1.5. ðường nén lún của mẫu ñất nguyên dạng a) và mẫu ñất có kết cấu bị phá hoại b)
1.Nhánh nén, 2.Nhánh nở
ðể ñánh giá tính nén lún của ñất thường dùng hệ số nén lún (mv). Trên ñường cong nén lún
(hình 1.5.b), lấy hai ñiểm M1 và M2 gần nhau bất kỳ, ñường thẳng qua M1 và M2 tạo với
phương nằm ngang một góc α, chúng ta có:

∆e
tan α = (1-9)
∆σ

Nếu thay tanα = a; ∆e = e1 – e2; ∆σ = σ2 - σ1 vào (1-9) thì nhận ñược:

e1 − e2
a= (1-10)
σ 2 − σ1

Trong ñó: e1 là hệ số rỗng của ñất ứng với áp lực ban ñầu σ1

e2 là hệ số rỗng của ñất sau khi tăng áp lực lên σ2

∆σ = σ2 - σ1 là áp lực nén chặt của ñất, daN/cm2

a là hệ số nén lún, cm2/daN.


Như vậy hệ số nén ép ñặc trưng cho quá trình ngược giữa sự giảm ñộ rỗng với sự tăng tải
trọng. Nếu biến thiên của áp lực là vô cùng nhỏ thì:

de = -a.dσ (1-11)

ðây là phương trình rất quan trọng dùng làm cơ sở cho một số lý thuyết cơ bản trong cơ học
ñất như: nguyên lý biến dạng tuyến tính, phương trình vi phân cố kết thấm và ñược gọi là ñịnh

10
luật nén ép của ñất. Hệ số a là một trong những ñặc trưng nén ép quan trọng, biểu thị ñịnh
lượng tính nén ép của ñất.

Bảng 1-2. Hệ số nén lún và ñặc trưng của ñất

Hệ số nén lún a, cm2/daN Tính nén ép của ñất


< 0,001 Thực tế không có tính nén ép
0,001 ÷ 0,005 Tính nén lún nhỏ
0,005 ÷ 0,01 Tính nén lún vừa
0,01 ÷ 0,1 Tính nén lún lớn
> 0,1 Tính nén lún rất lớn

Quan hệ giữa biến dạng tương ñối εx, εy, εz và các ứng suất tương ứng σx, σy, σz cùng các ñặc
trưng biến dạng khác ñược viết như sau:

εx =
1
Eo
[ 
σ x − ν (σ y + σ z ) ]


εy =
1
Eo
[
σ y − ν (σ x + σ z ) ] (1-12)


εz =
1
Eo
[
σ z − ν (σ x + σ y ) ]

Trong ñó: Eo là mô ñun biến dạng của ñất, daN/cm2; ν là hệ số Poisson của ñất.

Khi nén ñất trong ñiều kiện không nở hông, áp lực ngang q sẽ tăng dần theo sự tăng của áp
lực thẳng ñứng σ. Tỉ số q/σ gọi là hệ số áp lực hông, ký hiệu là λ. Khi nén ñất trong ñiều kiện
không nở hông thì:

∆h
ε x = ε y = 0; ε z = ; σ z = σ ; σ x = σ y = q = λσ (1-13)
h
Từ (1-12), có thể viết:

σ  2ν 2  ∆h
εz = 1 −  = (1-14)
Eo  1 − ν  h

∆h σ
hay: = β (1-15)
h Eo

Trong ñó: Eo là mô ñun biến dạng ñược tính theo công thức:

1 + e1
Eo = β (1-16)
mv

β là hệ số không thứ nguyên, tính theo công thức:

2ν 2 (1 − λ )(1 + 2λ )
β = 1− hoặc β = (1-17)
1 −ν 1+ λ

11
Hệ số nở hông (ν) và hệ số áp lực hông (λ) có mối quan hệ:

ν λ
λ= ;ν = (1-18)
1 −ν 1+ λ

Eo, a và ν là các chỉ tiêu biến dạng của ñất, thường ñược xác ñịnh bằng phương pháp nén lún
trong phòng hoặc thí nghiệm bàn nén hiện trường.

1.1.5. Các phương pháp thí nghiệm ñịa kỹ thuật ở hiện trường
Thí nghiệm xuyên tĩnh có thể ñược thực hiện ñể làm rõ tính ñồng nhất của ñịa tầng, ñặc tính
biến dạng và sức chịu tải của ñất nền, dự tính sức chịu tải của cọc ñơn.v.v... Thí nghiệm ñược
thực hiện trong các lớp ñất dính và ñất rời không chứa cuội sỏi. Mục ñích của thí nghiệm này
là cung cấp thêm các thông tin ñể thiết kế và thi công các phần ngầm có ñộ sâu không lớn.

Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT là thí nghiệm xuyên ñộng ñược thực hiện trong hố khoan,
ñược dùng làm cơ sở ñể phân chia các lớp ñất ñá, xác ñịnh ñộ chặt của ñất loại cát, trạng thái
của ñất loại sét, xác ñịnh vị trí lớp ñất ñặt mũi cọc, tính toán khả năng chịu tải của cọc, cũng
như thiết kế móng nông… Thí nghiệm này còn ñược dùng ñể xác ñịnh chiều sâu dừng khảo
sát, ñánh giá khả năng hoá lỏng của ñất loại cát bão hoà nước.
Thí nghiệm cắt cánh ñược thực hiện trong các lớp ñất có trạng thái từ dẻo mềm ñến chảy, trong
hố khoan ñể xác ñịnh sức kháng cắt không thoát nước của ñất, cung cấp thêm các thông tin cho
việc thiết kế và thi công các công trình ngầm có ñộ sâu không lớn.

Thí nghiệm nén ngang trong hố khoan ñược sử dụng cho các lớp ñất rời và ñất dính và thực
hiện ñược ở các ñộ sâu khác nhau ñể xác ñịnh ñặc tính biến dạng và mô ñun biến dạng ngang
của ñất ñá.
Thí nghiệm ép nước trong hố khoan ñược dùng ñể xác ñịnh tính thấm nước, khả năng hấp thụ
nước của ñá gốc nứt nẻ. Bản chất của phương pháp thí nghiệm là cách ly từng ñoạn hố khoan
bằng các nút chuyên môn, sau ñó ép nước vào các ñoạn ñất ñá cách ly với các chế ñộ áp lực
ñịnh trước.
Thí nghiệm hút nước từ hố khoan nhằm xác ñịnh lưu lượng, hệ số thấm, kể cả của ñất ở
thành hố móng, ñộ dốc thuỷ lực và khả năng có thể sinh ra áp lực thuỷ ñộng… phục vụ cho
công tác thiết kế chống giữ và chống thấm cho thành và ñáy hố móng, công tác thiết kế thi
công hạ mực nước ngầm
Quan trắc nước ñể xác ñịnh chế ñộ biến ñổi mực nước dưới ñất trong khu vực khảo sát. Chế
ñộ nước trong ñất ñược ño bằng hai loại thí nghiệm:
- ðo mực nước tĩnh (ống standpipe): chiều sâu ñặt ống < 15m nhằm cung cấp các thông tin về
chế ñộ nước mặt. Ống ño nước cho phép thấm vào bên trong trên toàn bộ chiều dài. Các kết
quả ño ñược sử dụng cho việc thiết kế thi công hố ñào, tường tầng hầm , ñề xuất biện pháp
làm khô ñáy móng cho việc thi công.
- ðo áp lực nước theo ñộ sâu (ống piezometer): ñộ sâu ñặt ñầu ño phụ thuộc vào cấu tạo ñịa
tầng và vị trí tầng chứa nước. Các kết quả ño ñược sử dụng cho việc thiết kế thi công cọc

12
nhồi, tường trong ñất, các giải pháp thi công theo công nghệ ướt (chọn công nghệ thi công
thích hợp).

Thí nghiệm xác ñịnh ñiện trở của ñất: ñược thực hiện trong lòng hố khoan theo ñộ sâu ñể
cung cấp các thông số thiết kế chống sét và tiếp ñất.

Trong một số trường hợp cần xác ñịnh tầng hoặc túi chứa khí trong ñất có khả năng gây
nhiễm ñộc hoặc cháy nổ khi khoan cọc nhồi hoặc ñào hố móng sâu.

Khi khảo sát phục vụ cho thiết kế kỹ thuật và lập bản vẽ thi công móng cọc, tiến hành công
tác thí nghiệm nén tĩnh ñể xác ñịnh sức chịu tải của cọc ñơn và các phương pháp khác ñể
kiểm tra chất lượng cây cọc. Khối lượng và các yêu cầu kỹ thuật phải tuân thủ theo các tiêu
chuẩn hiện hành có liên quan.

1.2. Các vấn ñề ñặt ra khi xây dựng trên nền ñất yếu
ðể công trình có thể tồn tại lâu dài, ñảm bảo an toàn cho người sử dụng, bên cạnh những yếu
tố quan trọng về kĩ thuật thi công, vật liệu, …thì chất lượng ñất cũng là một yếu tố quyết ñịnh.
Nền ñất vững mới có thể giúp công trình tồn tại vững chãi với thời gian, chịu ñược thiên tai.
Khi xây dựng công trình trên nền ñất yếu thì vấn ñề lún là nguyên nhân chính gây ra các hậu
quả về sự cố của công trình. Lún là công trình bị chuyển vị thẳng ñứng từ trên xuống dưới của
ñất nền, kéo theo móng và cả bản thân công trình. Lún xảy ra do sự nén chặt của ñất nền dưới
tác dụng của trọng lượng toàn bộ công trình. Lún lệch hay còn gọi lún tương ñối là chuyển vị
thẳng ñứng không ñều dẫn ñến chuyển vị ngang gây nghiêng nhà. Nói chung tất cả các công
trình xây dựng ñều bị lún, miễn trong giới hạn.

Có nhiều nguyên nhân gây lún, trong ñó có 2 nguyên nhân chính thông thường nhất:

• Do công trình ñược ñặt trên nền ñất có sự chênh lệch về ñịa tầng làm cho khả năng
chịu lực của 2 miền này khác nhau, có nghĩa là gây ra ñộ lún khác nhau, dẫn ñến có
thể gây nứt hoặc xé tường.

• Do công trình có 2 khối khác nhau rõ rệt về trọng lượng, trường hợp này cũng gây lún
lệch. ðể giải quyết vấn ñề này người ta cắt khe lún ñể giảm bớt ảnh hưởng lún của
phần này ñến phần kia.
Vì vậy khi xây dựng công trình trên nền ñất yếu cần phải có các giải pháp xử lý nền ñất phù
hợp ñể nhằm làm tăng khả năng làm việc của ñất nền cũng như của công trình xây dựng, ñảm
bảo cho công trình làm việc an toàn, hiệu quả.

13
CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU VỀ ỔN ðỊNH VÀ LÚN CỦA NỀN ðẤT YẾU

2.1. Ổn ñịnh của nền


Ổn ñịnh (ñộ bền) của nền ñất là khả năng chịu tải mà không bị phá hoại của nền ñất khi chịu
tác dụng của tải trọng bản thân nền ñất và các tải trọng ngoài. ðộ bền của ñất tại một ñiểm
phân bố bất kỳ trong nền ñất ñược xác ñịnh bằng ñại lượng sức chống cắt của ñất theo biểu
thức sau:

τ w = σ tan φ w + C w (2-1)

Trong ñó: σ là ứng suất pháp do tải trọng bản thân của ñất và tải trọng ngoài gây ra

φw và Cw là góc nội ma sát và lực dính của ñất phụ thuộc vào thành phần, trạng
thái và ñặc biệt là ñộ chặt và ñộ ẩm của ñất (w).

Như vậy ñộ bền của ñất ñược tạo bởi lực ma sát (σtanφw) và lực dính (Cw) của ñất. ðất có góc
nội ma sát là lực dính càng lớn thì ñộ bền và khả năng chịu tải của nó càng lớn và ngược lại.
Theo Terzaghi, sức chống cắt của ñất dính bão hòa nước hoàn toàn trong quá trình cố kết
ñược xác ñịnh theo biều thức sau:

τ = (σ − u ) tan φ ' + c ' (2-2)

Trong ñó: σ là ứng suất nén toàn bộ; u là áp lực nước lỗ rỗng; φ’ và c’ là góc nội ma sát và lực
dính của ñất ứng với thời ñiểm ñất kết thúc quá trình cố kết dưới áp suất nén hiệu quả (σ-u).

ðộ ổn ñịnh của ñất trên một diện nào ñó phụ thuộc vào tương quan giữa sức chống cắt của ñất
(τfw) và ứng lực cắt do tải trọng gây ra (τ). Tuy nhiên, không phải là trên mặt cắt nào có τmax
thì ñó là mặt cắt nguy hiểm nhất. Tại mặt cắt có τ = τfw thì ñó là mặt nguy hiểm nhất của ñiểm
phân tố. Từ ñó ñộ ổn ñịnh của ñất tại một ñiểm phân tố ñược ñánh giá theo ñiều kiện sau:

θmax < φw: ñiểm ñang xét ở trạng thái ổn ñịnh

θmax = φw: ñiểm ñang xét ở trạng thái cân bằng giới hạn

θmax > φw: ñiểm ñang xét ở trạng thái mất ổn ñịnh (bị phá hoại).

Trong ñó θmax ñược xác ñịnh theo biểu thức sau:

σ1 − σ 2
sin θ max = (2-3)
σ 1 + σ 2 + 2γZ + 2C w tan φ w

Với σ1 và σ2 là các ứng suất chính lớn nhất và nhỏ nhất của ñiểm phân tố ñang xét do tải
trọng ngoài gây ra; γ là trọng lượng thể tích của ñất; Z là ñộ sâu của ñiểm phân tố ñang xét.

Khi tính toán ổn ñịnh nền ñất thường kiểm tra ñiều kiện làm việc của nền ñất theo trạng thái
giới hạn thứ nhất.

14
2.2. Biến dạng của nền ñất yếu
Biến dạng của nền ñất thường ñược xem xét chủ yếu là các biến dạng theo phương thẳng
ñứng hay còn gọi là ñộ lún khi chịu tải trọng. ðộ lún của ñất dưới tác dụng của tải trọng do
các loại biến dạng chủ yếu sau ñây gây ra:

+ Biến dạng do nén chặt: do các hạt rắn dịch chuyển lại gần nhau dưới tác dụng của các ứng
suất pháp tuyến, cho nên biến dạng nén chặt là loại biến dạng làm thu hẹp các lỗ rỗng trong
ñất, làm giảm thể tích của ñất. Thông thường, biến dạng nén chặt ñóng vai trò chủ yếu nhất so
với các loại biến dạng khác ở trong ñất, nó làm tăng góc nội ma sát và lực dính của ñất, do ñó
làm tăng ñộ bền, sức chịu tải và ổn ñịnh của ñất. ðối với ñất sét bão hòa nước, biến dạng nén
chặt có thể kéo dài hàng trăm năm trong sự phụ thuộc vào tốc ñộ ép ñẩy nước ra khỏi ñất. Khả
năng phục hồi biến dạng nén chặt (khi dỡ tải) rất nhỏ và gradien thấm thoát ban ñầu của ñất
ñã tăng cao do nén chặt ñất.
+ Biến dạng ñàn hồi: do ñộ ñàn hồi của tập hợp kết cấu hạt rắn, của các loại nước và khí
trong ñất. Biến dạng ñàn hồi thường xảy ra trong giây lát khi có tác dụng của tải trọng và có
khả năng phục hồi hoàn toàn nếu như ñộ chặt của ñất không ñổi. Trong thực tế, khi ñất chưa
ñạt tới ñộ chặt - ñộ ẩm tốt nhất, dưới tác dụng của tải trọng, biến dạng ñàn hồi thường xảy ra
kèm theo biến dạng nén chặt. Biến dạng ñàn hồi của ñất thường có trị số rất nhỏ so với biến
dạng nén chặt.
+ Biến dạng từ biến: ở ñây sẽ xem xét ñến biến dạng từ biến tạo ra nén lún trong ñất trong
giai ñoạn cố kết thứ 2 của ñất. Trong giai ñoạn này quá trình ép ñẩy nước ra khỏi ñất ñã
ngưng lại do tương quan giữa gradien nén và gradien ban ñầu trong ñất. Trong trường hợp
này, biến dạng từ biến nén lún của ñất xảy ra dưới tác dụng của tải trọng bản thân ñất và tải
trọng ngoài chủ yếu là do sự tăng cao ñộ chặt của các màng nước liên kết xung quanh các hạt
rắn, do ñó làm tăng cao theo thời gian ñộ nhớt (η) của ñất. ðể ñơn giản việc tính toán và cũng
là phù hợp với yêu cầu thực tế xây dựng hiện nay, chúng ta sẽ xét ñến loại biến dạng từ biến
nén lún tuyến tính tuân theo quy luật từ biến tuyến tính:
.
σ = eη (2-4)
.
Trong ñó: σ là ứng suất nén pháp tuyến tác dụng trong ñất; e là tốc ñộ biến dạng từ biến nén
lún của ñất; η là ñộ nhớt của ñất.

Ngoài ra biến dạng từ biến nén lún của ñất còn do sự hóa già của các màng keo trong ñất.
Biến dạng từ biến của ñất thường xảy ra trong thời gian khá dài, hàng chục năm ñến hàng
trăm năm như ở nền của tháp Pisa (Ý), lâu ñài Lubec (ðức). Trị số biến dạng lưu biến ở nền
của hai công trình này tương ứng ñạt tới 300cm và 100cm.
Trong ba loại biến dạng nêu trên, ñáng kể là biến dạng nén chặt và biến dạng từ biến. Ngoài
ra còn có các loại biến dạng tức thời và biến dạng dẻo, nhưng các loại biến dạng này thường ít
ñược xét ñến trong thực tế. Tính toán biến dạng của nền ñất yếu là kiểm tra ñiều kiện làm việc
của nó theo trạng thái giới hạn thứ hai.

15
2.3. Các giải pháp xây dựng công trình trên nền ñất yếu
Với các ñặc ñiểm của ñất yếu như ñã ñược trình bày ở các phần trước, muốn xây dựng công
trình trên nền ñất này thì phải có các biện pháp kỹ thuật ñể cải tạo tính chất của nền ñất trước
khi tiến hành xây dựng công trình. Nền ñất sau khi xử lý, cải tạo ñược gọi là nền ñất nhân tạo.

Việc xử lý khi xây dựng công trình trên nền ñất yếu phụ thuộc vào nhiều ñiều kiện như: ñặc
ñiểm công trình, ñặc ñiểm của nền ñất…. Trong từng ñiều kiện cụ thể mà người thiết kế ñưa
ra các biện pháp xử lý thích hợp. Hiện nay ñể xử lý nền ñất yếu phục vụ cho việc xây dựng
các công trình, thường có các nhóm giải pháp như sau:

• Các giải pháp xử lý về kết cấu công trình: chọn kiểu kết cấu ít nhạy lún, làm khe lún,
làm giằng bê tông cốt thép; dự trữ ñộ cao bằng ñộ lún dự kiến của công trình. Lựa
chọn ñộ sâu chôn móng và kích thước móng hợp lý, sử dụng vật liệu, các lớp cách
nước ngăn ngừa nước dâng mao dẫn theo các khe hở trong ñất.

• Các giải pháp xử lý về móng công trình: ñể cải thiện thành phần, trạng thái của ñất,
từ ñó làm cho các tính chất cơ học, vật lý của ñất nền ñáp ứng ñược yêu cầu trong xây
dựng. ðể làm tăng ñộ bền và làm giảm ñộ nén lún của ñất, có thể chọn những giải
pháp làm giảm ñộ rỗng hoặc tăng lực dính. Trong một số trường hợp khác, mục ñích
của gia cố là làm cho ñất ñá từ chỗ thấm nước trở thành cách nước.

• Các giải pháp xử lý về nền công trình: Lựa chọn các giải pháp về móng cho phù hợp
như : móng ñơn, móng băng (1 hoặc 2 phương), móng bè, móng cọc, … tùy theo tải
trọng tác dụng và ñặc ñiểm của công trình, từng loại ñất cụ thể.

Chi tiết từng nhóm giải pháp sẽ ñược trình bày chi tiết trong chương tiếp theo.

16
CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỀN KHI XÂY DỰNG
TRÊN NỀN ðẤT YẾU

3.1. Các giải pháp kết cấu khi xây dựng công trình trên nền ñất yếu
Kết cấu công trình có thể bị phá hỏng cục bộ hoặc toàn bộ do các ñiều kiện biến dạng không
thỏa mãn như: lún hoặc lún lệch quá lớn làm cho công trình bị nghiêng, lệch, ñổ…hoặc do áp
lực tác dụng lên mặt nền quá lớn trong khi nền ñất yếu, sức chịu tải bé. Các biện pháp về kết
cấu công trình nhằm làm giảm áp lực tác dụng lên mặt nền hặc làm tăng khả năng chịu lực
của kết cấu công trình.

3.1.1. Dùng vật liệu nhẹ và kết cấu nhẹ


Có thể sử dụng các loại vật liệu nhẹ, kết cấu thanh, mảnh nhưng vẫn ñảm bảo cường ñộ công
trình ñể làm giảm trọng lượng bản thân công trình, giảm ñược tĩnh tải tác dụng lên móng.

3.1.2. Lựa chọn sơ ñồ kết cấu hợp lý


Khi thiết kế các công trình trên nền ñất yếu, cần phải nắm ñược các hình thức kết cấu chịu lực
phần trên công trình cũng như tính nhạy của nó ñối với ñộ lún của nền ñất. ðộ nhạy lún của
công trình chủ yếu phụ thuộc vào ñộ cứng. Tùy theo ñộ cứng có thể phân loại kết cấu thành 3
loại như sau:

+ Loại kết cấu tuyệt ñối cứng: như ống khói, tháp nước, kết cấu khung nhiều tầng trên bản
móng liên tục, mố cầu… Loại kết cấu này có ñộ cứng không gian rất lớn do vậy công trình
không bị uốn, chỉ có khả năng lún ñều hoặc nghiêng.
ðối với kết cấu này, tính nhạy lún kém, không yêu cầu những biện pháp xử lý về phương diện
kết cấu. Trong trường hợp này, chỉ cần giảm bớt ñộ nghiêng nếu có của công trình.
+ Loại kết cấu mềm: như bản ñáy móng của các bể chứa, cống, âu thuyền và những cấu kiện
ñộc lập khớp như cột trên móng ñơn liên kết tự do với dàn hoặc dầm ngang…
Các công trình thuộc loại này có thể bị uốn cong cùng cấp với khả năng biến dạng của ñất
nền, do ñó không gây nên những nội lực phụ trong kết cấu và không ảnh hưởng ñến việc sử
dụng công trình. ðặc ñiểm của loại kết cấu này là có tính nhạy lún kém khi nền ñất biến dạng
không ñều.
+ Loại kết cấu có ñộ cứng giới hạn: như các khung siêu tĩnh trên các móng ñơn, dầm liên
tục nhiều nhịp, vòm không khớp…Các công trình thuộc loại này thường hay gặp trong thực tế
xây dựng.

Khi nền ñất có biến dạng không ñều, ñồng thời dưới ñế móng có sự phân bố lại ứng suất tiếp
xúc thì trong kết cấu móng và kết cấu chịu lực sẽ xuất hiện nội lực phụ cục bộ. Nếu kết cấu
không có khả năng tiếp thu nội lực phụ thì ở các tiết diện yếu sẽ có vết nứt. Ở những tiết diện
này, ñộ cứng của kết cấu giảm ñáng kể. ðặc ñiểm của loại kết cấu này là có tính nhạy lún lớn
do ñó cần có những biện pháp xử lý thích hợp.

17
Các giải pháp làm giảm ñộ lún không ñều của nền ñất:
● Bố trí khe lún: là một trong những biện pháp rất có hiệu quả khi xây dựng những công
trình có tải trọng khác nhau trên nền ñất có tính nén lớn và tính nén không ñều. Khe lún phải
ñược bố trí sao cho bảo ñảm cho những bộ phận của công trình có khả năng làm việc ñộc lập,
có ñủ cường ñộ và ñộ cứng khi chịu lực, không gây ra những vết nứt khi nền ñất có biến dạng
lớn và biến dạng không ñều.

Vị trí ñặt khe lún phải căn cứ vào sự phân bố các lớp ñất dưới ñế móng và hình thức kết cấu
của công trình. Hình 3.1 giới thiệu một số cách bố trí khe lún cho công trình khi gặp nền ñất
yếu hoặc công trình có chiều dài lớn.

Khe lún Khe lún

Lớp ñất yếu Lớp ñất yếu


Lớp ñất tốt Lớp ñất tốt

Hình 3.1. Sơ ñồ bố trí khe lún

Chiều rộng khe lún tùy thuộc vào tính chất biến dạng của công trình và sự phân bố lớp ñất yếu
dưới ñế móng. Chiều rộng tối thiểu của khe lún có thể tính theo công thức sau ñây:

δ = k .h.(tan θ p − tan θ tr ) (3-1)

Trong ñó: h là khoảng cách từ ñế móng ñến ñộ cao mà ở ñó xác ñịnh khe hở

k là hệ số kể ñến tính không ñồng nhất của nền, k = 1,3 ÷ 1,5

tanθp là ñộ nghiêng của móng công trình phần bên phải

tanθtr là ñộ nghiêng của móng công trình phần bên trái. Nếu các phần công
trình nghiêng vào nhau thì tanθtr nhận giá trị âm.

Trong thực tế khe lún thường ñược chọn trong khoảng từ 2 ñến 3cm.

Trong nhiều trường hợp, khe lún ñược kết hợp với khe co dãn. Tuy nhiên, khe lún cũng gây
nhiều khó khăn phức tạp trong công tác thi công và sử dụng công trình, gây tốn kém thêm
tường, móng ngang. Vì vậy, chỉ nên làm khe lún trong những trường hợp thật cần thiết như:
+ ðất nền có tính nén lún lớn

+ Công trình có hình dạng phức tạp, tải trọng, chiều cao tầng chênh lệch lớn
+ Công trình quá dài và có khả năng xảy ra lún không ñều (thường khi công trình có chiều dài
trên 60m).
Lưu ý rằng các tiêu chuẩn thiết kế nền móng và bê tông cố thép hiện hành ñều không quy
ñịnh khoảng cách giữa các khe lún hoặc chiều dài của khối công trình. Người thiết kế có thể

18
xem xét, quyết ñịnh tùy thuộc vào ñộ lún tổng cộng và ñộ lún lệch của các móng, loại móng
và nền ñất vị trí xây dựng công trình.

● Thay ñổi kích thước, ñộ sâu móng: sử dụng khi nền ñất có chiều dày các lớp khác nhau,
không ñồng nhất. Biện pháp này nhằm mục ñích làm cho chiều dày vùng chịu nén của lớp ñất
dưới ñế móng như nhau. Có thể thiết kế ñáy móng có chiều rộng thay ñổi làm cho biểu ñồ
phân bố ứng suất dưới ñáy móng có giá trị khác nhau tại các ñiểm dưới ñế móng. Hình 3.2 thể
hiện cấu tạo móng có chiều sâu khác nhau. Hình 3.3 mô tả ñế móng có chiều rộng thay ñổi.

Lớp ñất yếu


Lớp ñất tốt

Hình 3.2. Cấu tạo móng có chiều sâu khác nhau

Lớp ñất yếu

Lớp ñất tốt

Hình 3.3. Cấu tạo móng có chiều rộng khác nhau

● Sử dụng các loại móng hợp lý:

Lớp ñất yếu

Lớp ñất tốt

Hình 3.4. Dùng móng cọc ở những ñoạn lớp ñất yếu có chiều dày lớn

19
Dùng móng băng, móng băng giao thoa, móng bè, móng cọc… tùy theo tình hình thực tế của
công trình. Nếu chiều dày lớp ñất yếu không lớn lắm có thể dùng lớp ñệm cát hoặc ñệm các
vật liệu khác ñể thay thế. Khi chiều dày lớp ñất yếu lớn, ñể giảm bớt ñộ lún và khả năng lún
không ñều, có thể xử lý bằng móng cọc hay các phương pháp gia cố nhân tạo như cọc cát,
giếng cát…Trên hình 3.4 thể hiện những loại móng khác nhau ñược sử dụng cho công trình
trên nền ñất yếu.

3.1.3. Thiết kế giằng móng và giằng tường


Giằng móng và giằng tường có tác dụng:
+ Tiếp thu nội lực kéo xuất hiện khi lún không ñều.
+ Làm tăng thêm cường ñộ và ñộ cứng không gian của kết cấu.
Thiết kế giằng móng và giằng tường bao gồm các công việc:

+ Xác ñịnh vị trí của các giằng trong tường và móng


+ Tính toán lượng cốt thép cần thiết trong giằng.

Vị trí của các giằng phụ thuộc vào tính chất biến dạng của công trình (công trình có thể bị
vồng lên hoặc võng xuống):

+ Bố trí ở phía trên hoặc phía dưới của tường.


+ Giằng tường có thể bố trí ở cao trình ngăn giữa các tầng nhà, lanh tô cửa sổ…

ðể ñảm bảo ñộ cứng không gian, giằng nên ñược bố trí liên tục trên suốt các tường hoặc phần
móng bên dưới ñể tạo thành khung kín không gian.

Kích thước và số lượng giằng có thể xác ñịnh dựa vào tính chất không ñồng ñều của nền ñất
và ñặc tính làm việc của kết cấu công trình:

+ Khi cốt thép bố trí 1 hàng, chiều dày giằng không nhỏ hơn 75mm
+ Khi cốt thép bố trí 2 hàng, chiều dày giằng không nhỏ hơn 150mm.

Khi giằng trong tường gạch cốt thép ñường kính 6 ÷ 8mm, cách khoảng 3 ÷ 6 hàng gạch bố trí
một lớp. Chiều dày mạch thường từ 3 ÷ 4cm. Mác vữa không nhỏ hơn 75.

Nếu dùng các giằng ñúc sẵn thì các mối nối phải có mác bê tông lớn hơn hoặc bằng mác của
giằng. ðể tính toán cốt thép cho giằng có thể sử dụng một trong hai phương pháp sau:

1. Tính toán cốt thép giằng theo phương pháp ñơn giản

- Cơ sở tính toán:
Giả thiết cơ bản của phương pháp này là tường dọc của nhà ñược xem như một dầm ñặt trên
nền ñất có ñộ cứng thay ñổi. Tính nén không ñều của nền ñất ñược ñặc trưng bằng sự thay ñổi
trị số mô ñun biến dạng E0 của ñất tại các ñiểm dọc theo chiều dài của nhà.

- Nội lực trong giằng:


Mô men uốn lớn nhất:

20
(α 1 − 1)qL2
M max = (3-2)
16(α 1 + 2)

Lực cắt lớn nhất:

(α 1 − 1)qL
Qmax = (3-3)
5,2(α 1 + 2)

Trong ñó:

E0 max
α1 = (3-4)
E 0 min

E0max là mô ñun biến dạng lớn nhất của nền ñất dưới hai ñầu tường nhà

E0min là mô ñun biến dạng nhỏ nhất của nền ñất dưới hai ñầu tường nhà
q là tải trọng của tường nhà hoặc công trình ñược xem như phân bố ñều

L là chiều dài tường nhà hoặc công trình.


ðộ võng tuyệt ñối lớn nhất:

33(α 1 − 1)qL4
Ymax = (3-5)
5760(α 1 + 2) EJ

ðộ võng tương ñối lớn nhất:

Ymax
f0 = (3-6)
L
Trong ñó: E là mô ñun ñàn hồi của khối tường xây, ñối với tường gạch có thể lấy bằng 5.000
ñến 10.000 kG/cm2, phụ thuộc vào mác gạch và vữa xây

J là mô men quán tính tiết diện tường có xét ñến sự giảm do các ô cửa:

btñ H 3
J= (3-7)
12
btñ là chiều dày tương ñương của tường, btñ = 0,6b
b là chiều dày thực của tường.

- Tính toán cốt thép trong giằng:


Lượng cốt thép yêu cầu trong giằng ñược xác ñịnh theo công thức sau:

M max
Fct = (3-8)
Rct h0

Trong ñó: Mmax là mô men uốn lớn nhất


Rct là giới hạn chảy của cốt thép

h0 là chiều cao tính toán của tường nhà, h0 = (0,8÷0,9)H

21
H là chiều cao thực của tường.
Ứng suất tiếp trong khối tường xây do lực cắt gây ra ñược tính toán như sau:

Qmax
τ= (3-9)
Fn

Với Fn là diện tích tiết diện nguyên của móng và các giằng giữa các tầng nhà của khối xây

Fn = b∑ H i (3-10)

Hi là chiều cao của tường tầng thứ i.


Bảng 3-1. Trị số ñộ võng tương ñối giới hạn

Trị số L/H
Trị số α1
1,5 2 3 4 5 6
5 0,00025 0,00030 0,00035 0,00045 0,00050 0,00060
4 0,00030 0,00035 0,00045 0,00060 0,00070 0,00080
3 0,00045 0,00040 0,00055 0,00070 0,00080 0,00100

Ứng suất tiếp (τ) tính toán theo công thức (3-9) trong mọi trường hợp không nên vượt quá 2,5
kG/cm2. Nếu trị số f0 tính toán theo công thức (3-6) không vượt quá các trị số giới hạn cho
trong bảng 3-1 thì cho phép không phải bố trí các giằng tường.

2. Tính toán cốt thép giằng theo phương pháp của ðalmatov
Theo B.I. ðalmatov, dưới tác dụng của tải trọng phân bố ñều q của tường, biểu ñồ ứng suất
tiếp xúc p dưới ñế móng theo hướng dọc sẽ có một trong những dạng như hình 3.5 a,b.

q
a)
qmin
qmax

q
b)
qmin
qmax

p
c)
2p

Hình 3.5. Các dạng biểu ñồ ứng suất tiếp xúc p dưới ñế móng: a) khi tường nhà bị uốn cong
lên; b) khi tường bị uốn cong xuống; c) ứng suất tiếp xúc tính toán trong trường hợp a.

Trị ứng suất tiếp xúc p dưới ñế móng và diện tích cốt thép cần thiết Fct trong trường hợp 3.5a
có thể tính như sau:

22
1,2Ymax bt E k
p = 160 (3-11)
αL(7α 2 + 16)

1,2Ymax bt E k
Fct = 8 (3-12)
αL(7α 2 + 16)mk mct Rct

Trong ñó: 1,2 là hệ số vượt tải


Ymax là ñộ võng lớn nhất

∆SL
Ymax = (1 − n) Φ (α ) (3-13)
2
Với n là hệ số phụ thuộc vào thời gian cứng của vữa, tốc ñộ xây dựng và tốc ñộ
tăng ñộ lún theo thời gian, có thể lấy bằng 0,25÷0,75, ñối với khối xây gạch bằng vữa
hỗn hợp, lấy n = 0,50÷0,75; với nhà panel lớn dùng vữa xi măng thì lấy n = 0,25÷0,50.

∆S là ñộ không ñồng ñều tương ñối của biến dạng nền.

S max − S min
∆S = (3-14)
0,5 L

Smax, Smin là ñộ chênh của biến dạng nền, xác ñịnh theo tính toán ñộ lún; ñối
với tường dài 60 ÷100m, lấy sơ bộ bằng 0,4 ÷ 0,5 trị số ñộ lún trung bình.

L là chiều dài của tường

Φ(α) là hàm số phụ thuộc vào α lấy theo bảng 3-2.

Bảng 3-2. Trị số của hàm số Φ(α)

α = L/H ≤1 1,5 2,0 4,0


Φ(α) 0,90 0,80 0,70 0,50

bt là chiều dày tương ñương của tường có xét ñến sự giảm yếu do cửa số

Ek là mô ñun biến dạng lâu dài của khối xây:

E
Ek = (3-15)
1 + ϕt

E là mô ñun ñàn hồi của khối xây

ϕt là ñặc trưng từ biến, xác ñịnh bằng thực nghiệm hoặc có thể lấy gần ñúng bằng cách
căn cứ vào kết cấu của tường, theo bảng 3-3.

α = L/H (3-16)

H là chiều cao của tường nhà xác ñịnh như sau:

+ Nếu tường có khả năng bị uốn cong lên theo chiều dọc thì lấy H từ ñáy móng ñến
giằng trên cùng

+ Nếu tường có bị uốn cong xuống thì lấy H từ mái hắt ñến giằng dưới cùng
23
mk và mct là hệ số ñiều kiện làm việc của khối xây tường và của cốt thép
Rct là giới hạn chảy của cốt thép.

Bảng 3-3. Trị số gần ñúng của ñặc trưng từ biến ϕt

Kết cấu tường ϕt


Tường panen lớn 2÷3
Tường khối lớn 3÷4
Tường gạch, ñá vụn 4÷5
Khi có nhiều giằng bố trí trên chiều cao của tường, nếu giả thiết diện tích tiết diện cốt thép
trong mỗi giằng ñều như nhau thì tính như sau:

H −a
Fct1 = Fct 2 = ... = Fctn = Fct n
(3-17)
∑ ( H − a)
i =1

Trong ñó: Fct tính theo công thức (3-13)

a = 0,1H
n là số giằng làm việc ñồng thời.

Sau khi tính toán diện tích cốt thép cần kiểm tra lại ñiều kiện:

p ≤ b(σo - γh) (3-18)

Trong ñó:
p là ứng suất tiếp xúc dưới ñế móng, xác ñịnh theo công thức (3-11)

b là chiều rộng ñế móng

σo là ứng suất trung bình dưới ñế móng do tải trọng tính toán

γh là ứng suất do trọng lượng bản thân của ñất ở cao trình ñế móng

Ứng suất tiếp trong khối xây cần ñược thỏa mãn ñiều kiện sau ñây:


τ= ≤ Rkk (3-19)
7btñ

Trong ñó:

btñ là chiều dày tương ñương của tường có xét ñến sự giảm yếu do cửa
Rkk là ñộ bền tính toán của khối xây khi chịu nén.

Cấu tạo gối tựa cứng:


Với các công trình cao tầng xây dựng trên những vùng ñất có biến dạng lún lớn và biến dạng
không ñều thì ngoài việc thiết kế các giằng tường, giằng móng như trên, trong nhiều trường
hợp, ñể làm tăng ñộ cứng không gian, có thể bố trí các gối tựa cứng bằng bê tông cốt thép.

24
Ơ nhiều nước, người ta ñã thiết kế những gối tựa cứng giống như những móng hộp lớn bao
gồm bản ñáy, bản trên và các vách ngăn liên kết cứng với các tường ngăn và tường biên.
Ngoài ra còn kết hợp với việc bố trí thêm các loại cốt thép xiên, cốt thép dọc có sức chịu kéo
cao trong các tường vách ngăn, bản ñáy, bản trên của móng. Bố trí thêm các cốt thép phụ gia
cố ở các lỗ cửa sổ, cửa ñi…
Biện pháp cấu tạo gối tựa cứng dưới nhà và công trình là một phương hướng tiến bộ ñể xử lý
ñối với nền ñất yếu và ñã ñược áp dụng ở nhiều nước. ðây là biện pháp có hiệu quả ñối với
nhà và công trình cao tầng.

3.2. Các giải pháp xử lý móng khi xây dựng công trình trên nền ñất yếu
Khi xây dựng công trình trên nền ñất yếu, ñể ñảm bảo tính ổn ñịnh của công trình, có thể sử
dụng một số phương pháp xử lý về móng thường dùng trong thực tế như sau:

3.2.1. Thay ñổi chiều sâu của móng


Khi thay ñổi chiều sâu của móng có thể giải quyết về mặt lún và khả năng chịu tải của nền.
Chiều sâu chôn móng phụ thuộc vào các yếu tố sau ñây:

1. ðiều kiện ñịa chất công trình, ñịa chất thủy văn khu vực xây dựng:
ðiều kiện ñịa chất công trình và ñịa chất thủy văn khu vực xây dựng công trình là yếu tố có
ảnh hưởng nhiều nhất ñến việc lựa chọn ñộ sâu chôn móng, trong ñó vị trí của lớp ñất chịu lực
là ñiều kiện quan trọng nhất. Tùy thuộc vào các sơ ñồ phổ biến trong thực tế ñể lựa chọn ñộ
sâu chôn móng và các loại móng cho phù hợp.
Về ñiều kiện thủy văn của khu vực xây dựng cần phải ñược xem xét thận trọng về biên ñộ dao
ñộng của mực nước ngầm, dòng chảy ngầm có thể gây ra hiện tượng cát chảy… ñây là một
trong những yếu tố làm cơ sở cho việc lựa chọn phương án móng, ñộ sâu chôn móng, biện
pháp thi công móng… Khi mực nước ngầm nằm cao hơn ñế móng, do tác dụng ñẩy nổi của
nước, sẽ làm giảm trị số ứng suất tác dụng lên nền và hạn chế khả năng chống trượt khi chịu
lực ngang. Vì vậy, trong mọi trường hợp nên cố gắng ñặt móng ở bên trên mực nước ngầm.

2. Tải trọng tác dụng lên công trình:


Khi công trình chịu tải trọng lớn thì móng cần ñặt sâu ñể giảm bớt diện tích ñế móng và hạn
chế khả năng lún và biến dạng không ñều của ñất nền.

Khi công trình chịu tải trọng ngang và mô men uốn lớn, móng cũng phải có chiều sâu ñủ lớn
ñể ñảm bảo ổn ñịnh về trượt và lật.

3. ðặc ñiểm và yêu cầu sử dụng công trình:


Chiều sâu chôn móng còn phụ thuộc vào sự có mặt của các công trình như tầng hầm, ñường
giao thông, ñường ống dẫn nước… cũng như các công trình lân cận ñã xây dựng.

25
ðáy móng phải ñược ñặt sâu hơn tầng hầm ít nhất 40cm và mặt trên của móng phải nằm ở
dưới sàn tầng hầm. Khi công trình tiếp cận với các ñường giao thông ngầm thì ñế móng cần
ñặt sâu hơn các vị trí trên tối thiểu 20 ÷ 40cm.

Việc xem xét tình hình xây dựng và ñặc ñiểm móng của các công trình xây dựng lân cận là
hết sức quan trọng. Khi cao trình ñáy móng mới và cũ khác nhau thì phải ñảm bảo ñiều kiện
tối thiểu về khoảng cách và góc truyền lực ñể các móng không ảnh hưởng lẫn nhau.

4. Biện pháp thi công móng:


Chiều sâu chôn móng có liên quan ñến phương pháp thi công móng. Nếu lựa chọn chiều sâu
chôn móng một cách hợp lý thì có thể rút ngắn thời gian xây dựng móng và biện pháp thi
công không ñòi hỏi phức tạp. Có thể ñề xuất ra nhiều phương án móng, ñộ sâu chôn móng ñể
lựa chọn phương án cho phù hợp.

Khi tăng chiều sâu chôn móng sẽ làm tăng trị số sức chịu tải của nền. Trị số tăng của áp lực
tiêu chuẩn ∆R khi tăng chiều sâu chôn móng có thể tính theo công thức sau:

 π 
∆R = γ .∆h.1 +  = γ .∆h.B (3-20)
 cot gφ − φ + 0,5π 

Trong ñó: γ là dung trọng của ñất nền

∆h là ñộ tăng thêm chiều sâu chôn móng

φ là góc nội ma sát của ñất nền.

Ngoài ra, khi tăng ñộ sâu chôn móng thì sẽ giảm ñược ứng suất gây lún cho móng nên giảm
ñược ñộ lún của móng:

σ gl = σ tbd − γ (h + ∆h) (3-21)

Trong ñó: σ tbd là ứng suất trung bình tác dụng lên móng

σ gl là ứng suất gây lún.

ðồng thời khi tăng ñộ sâu chôn móng có thể ñặt móng xuống các tầng ñất phía dưới chặt hơn,
ổn ñịnh hơn. Tuy nhiên, việc tăng chiều sâu chôn móng phải cân nhắc giữa hai yếu tố kinh tế
và kỹ thuật.
Trong một số trường hợp, ñể giảm bớt ñộ chênh lệch lún giữa cao trình ñặt móng thiết kế với
cao trình ñáy móng sau khi lún ổn ñịnh, thường phải nâng cao trình ñặt móng lên một trị số
dự phòng:

S dp = 0,5( S + S tc ) (3-22)

Trong ñó: S là ñộ lún ổn ñịnh tính toán

Stc là ñộ lún xảy ra khi thi công (với công trình dân dụng Stc = 0,7S).
Trong trường hợp nền ñất yếu có chiều dày thay ñổi nhiều, ñể giảm chênh lệch lún có thể ñặt
móng ở nhiều cao trình khác nhau như trên hình 3.2.
26
3.2.2. Thay ñổi kích thước móng
Thay ñổi kích thước và hình dạng của móng sẽ có tác dụng thay ñổi trực tiếp áp lực tác dụng
lên mặt nền, do ñó cũng cải thiện ñược ñiều kiện chịu tải cũng như ñiều kiện biến dạng của
nền.

Khi tăng diện tích ñáy móng thường làm giảm ñược áp lực tác dụng lên mặt nền và làm giảm
ñộ lún của công trình. Tuy nhiên với ñất có tính nén lún tăng dần theo chiều sâu thì biện pháp
này không tốt.
Nếu tầng ñất yếu chịu nén có chiều dày thay ñổi, có thể dùng biện pháp thay ñổi chiều rộng
móng ñể cân bằng ứng suất cho toàn bộ công trình như trên hình 3.3.

3.2.3. Thay ñổi loại móng và ñộ cứng của móng


Khi thiết kế, tùy thuộc sự phân bố tải trọng tác dụng lên móng và ñiều kiện ñịa chất mà lựa
chọn kết cấu cho móng phù hợp. Với nền ñất yếu, khi dùng móng ñơn, ñộ lún chênh lệch sẽ
lớn, do vậy ñể giảm ảnh hưởng của lún lệch ta có thể thay thế bằng móng băng, móng băng
giao thoa, móng bè hoặc móng hộp.
Trường hợp sử dụng móng băng mà biến dạng vẫn lớn thì cần tăng thêm cường ñộ cho móng.
ðộ cứng của móng bản, móng băng càng lớn thì biến dạng bé và ñộ lún lệch sẽ bé. Ta có thể
sử dụng các biện pháp như: tăng chiều dày móng, tăng cốt thép dọc chịu lực, tăng ñộ cứng kết
cấu bên trên, bố trí các sườn tăng cường khi móng bản có kích thước lớn.

3.3. Các giải pháp xử lý nền ñất yếu


Xử lý nền ñất yếu nhằm mục ñích làm tăng sức chịu tải của nền ñất, cải thiện một số tính chất
cơ lý của nền ñất yếu như: giảm hệ số rỗng, giảm tính nén lún, tăng ñộ chặt, tăng trị số mô
ñun biến dạng, tăng cường ñộ chống cắt của ñất...

Các biện pháp xử lý nền ñất yếu thông thường bao gồm:
+ Các biện pháp cơ học: bao gồm các phương pháp làm chặt bằng ñầm, ñầm chấn ñộng,
phương pháp thay ñất, phương pháp nén trước...
+ Các biện pháp vật lý: gồm các phương pháp hạ mực nước ngầm, phương pháp dùng giếng
cát, bấc thấm, ñiện thấm...
+ Các biện pháp hóa học: bao gồm các phương pháp keo kết ñất bằng xi măng, vữa xi măng,
phương pháp silicat hóa, phương pháp ñiện hóa...

3.3.1. Phương pháp ñệm cát

Phạm vi áp dụng:
ðệm cát thường sử dụng khi lớp ñất yếu ở trạng thái bão hòa nước như sét nhão, cát pha bão
hòa nước, sét pha nhão, bùn, than bùn, có chiều dày lớp ñất cần thay thế không lớn lắm (nhỏ
hơn 3m). Người ta bóc bỏ các lớp ñất yếu này và thay thế bằng lớp cát có khả năng chịu lực
lớn hơn.

27
Tác dụng của ñệm cát:
+ Lớp ñệm cát ñóng vai trò như một lớp chịu lực, tiếp thu tải trọng công trình truyền xuống
lớp ñất tự nhiên, làm tăng sức chịu tải của ñất nền.
+ Làm giảm ñộ lún của móng; giảm ñộ lún lệch của móng do có sự phân bố lại ứng suất do tải
trọng ngoài gây ra trong ñất nền ở dưới tầng ñệm cát.
+ Giảm chiều sâu chôn móng từ ñó giảm khối lượng vật liệu xây móng.

+ Tăng nhanh tốc ñộ cố kết của nền, do ñó làm tăng nhanh sức chịu tải của nền và rút ngắn
quá trình lún.
+ Thi công ñơn giản, không ñòi hỏi thiết bị phức tạp nên ñược sử dụng tương ñối rộng rãi.
Tuy nhiên, khi sử dụng biện pháp ñệm cát cần phải chú ý ñến trường hợp sinh ra hiện tượng
cát chảy, xói ngầm trong nền do nước ngầm hoặc hiện tượng hóa lỏng do tác dụng của tải
trọng ñộng.

Những trường hợp không nên sử dụng ñệm cát:


+ Lớp ñất phải thay thế có chiều dày lớn hơn 3m, lúc này ñệm cát có chiều dày lớn, thi công
khó khăn, không kinh tế.

+ Mực nước ngầm cao và có áp. Khi ñó hạ mực nước ngầm rất tốn kém và ñệm cát không ổn
ñịnh.

Kích thước ñệm cát ñược xác ñịnh bằng tính toán nhằm thoả mãn 2 ñiều kiện: ổn ñịnh về
cường ñộ và ñảm bảo ñộ lún của công trình sau khi có ñệm cát nằm trong giới hạn cho phép.

Hình 3.6. Sơ ñồ bố trí ñệm cát

Xác ñịnh kích thước ñệm cát:


Việc xác ñịnh kích thước lớp ñệm cát một cách chính xác là một bài toán phức tạp vì tính chất
của ñệm cát và lớp ñất yếu hoàn toàn khác nhau. ðể tính toán, chúng ta coi ñệm cát như một
bộ phận của ñất nền, tức là ñồng nhất và biến dạng tuyến tính.

28
ðể ñảm bảo cho ñệm cát ổn ñịnh và biến dạng trong giới hạn cho phép thì kích thước ñệm cát
phải ñảm bảo ñiều kiện sau:

σ 1 + σ 2 ≤ Rñy (3-23)

Trong ñó: σ1 là ứng suất do trọng lượng bản thân ñất trên cốt ñáy móng và của ñệm cát
trên mặt tiếp xúc giữa ñệm cát và lớp ñất yếu:

σ 1 = γhm + γ ñ hñ (3-24)

Với γ và γñ là dung trọng của ñất và của cát ñệm; hm và hñ là chiều sâu chôn móng và chiều
dày của lớp ñệm cát.

σ2 là ứng suất do tải trọng công trình gây ra, truyền lên mặt lớp ñất yếu dưới
tầng ñệm cát: σ 2 = K 0 (σ 0tc − γhm ) (3-25)

Với K0 là hệ số phụ thuộc vào m = 2z/b và n = a/b, ñược tra bảng [Cơ học ñất – Lê Xuân Mai
– ðỗ Hữu ðạo]; a và b là cạnh dài và rộng của móng; z là ñộ sâu của ñiểm tính ứng suất; σ 0tc
là ứng suất trunh bình tiêu chuẩn dưới ñáy móng:

σ = γ tb hm
tc
+
∑N tc
0
(3-26)
0
F

Hình 3.7. Sơ ñồ tính toán lớp ñệm cát

Trong trường hợp móng chịu tải trọng lệch tâm:

σ = γ tb hm
tc
+
∑N tc
0
±
∑M tc
0
(3-27)
0
F W

Với: ∑N tc
0 là tổng tải trọng thẳng ñứng tiêu chuẩn của công trình tác dụng lên móng

∑M tc
0 là tổng mô men tiêu chuẩn do tải trọng công trình tác dụng lên móng

F là diện tích ñáy móng, F = a.b


W là mô men chống uốn của tiết diện ñáy móng

29
γtb là dung trọng trung bình của móng và ñất ñắp trên móng

Rñy là cường ñộ tiêu chuẩn của lớp ñất yếu dưới ñáy ñệm cát [TCVN 9362-2012]:

(
Rñy = A.b y .γ II + B.h y .γ II' + D.c II − γ II .h0 ) mkm
1 2
(3-28)
tc

Trong ñó:

A, B, D là các hệ số phụ thuộc vào góc nội ma sát φII ñược tra theo bảng 3-4.

m1 và m2 là các hệ số ñiều kiện làm việc của nền và của công trình tác dụng qua lại
với nền, lấy theo bảng 3-5.
ktc là hệ số tin cậy, nếu dựa vào kết quả thí nghiệm trực tiếp các mẫu ñất tại nơi xây
dựng thì ktc = 1; nếu theo tài liệu gián tiếp thì ktc = 1,1.

γ II' là giá trị trung bình (theo từng lớp) của trọng lượng thể tích ñất nằm phía trên ñộ
sâu ñặt móng (kN/m3)

γ II là giá trị trung bình (theo từng lớp) của trọng lượng thể tích ñất nằm phía dưới ñộ
sâu ñặt móng (kN/m3)
cII là giá trị tính toán của lực dính ñơn vị của ñất nằm trực tiếp dưới ñáy móng (kPa)

h0 = h - htñ là chiều sâu ñến nền tầng hầm (m); khi không có tầng hầm thì lấy h0 = 0.
htñ là chiều sâu ñặt móng tính ñổi kể từ nền tầng hầm bên trong nhà có tầng hầm, tính
theo công thức:

γ kc
htñ = h1 + h2 (3-29)
γ II'

h1 là chiều dày lớp ñất ở phía trên ñáy móng (m)

h2 là chiều dày của kết cấu sàn tầng hầm (m)

γkc là giá trị tính toán trung bình của trọng lượng thể tích của kết cấu sàn tầng
3
hầm (kN/m ).
by là bề rộng móng quy ước, ñược xác ñịnh như sau:
+ ðối với móng băng:

by =
∑N tc
0
(3-30)
σ 2b

+ ðối với móng chữ nhật:

b y = ∆2 + Fy − ∆ (3-31)

∆ = (a – b)/2 (3-32)

30
Fy =
∑N tc
0
(3-33)
σ2

hy là chiều cao của quy ước của móng:


hy = hm + hñ (3-34)

với hm là chiều sâu chôn móng; hñ là chiều dày của lớp cát ñệm, giá trị này có
thể tự chọn (1,5÷2,5m) rồi kiểm tra lại hoặc có thể xác ñịnh theo công thức gần ñúng sau ñây:
hñ = K.b (3-35)

Trong ñó: K là hệ số phụ thuộc vào tỷ số a/b và R1/R2 tra trên biểu ñồ hình 3.8; R1 và R2 là
cường ñộ tính tính toán của ñệm cát và lớp ñất yếu dưới lớp ñệm cát xác ñịnh bằng thí nghiệm
nén tĩnh ngoài hiện trường hoặc theo quy phạm.
R1/R2
6

5
a/b=1
4
a/b=2
3

2
a/b=x

1 K
0 0,5 1,0 1,5

Hình 3.8. Biểu ñồ xác ñịnh hệ số K

Bảng 3-4. Trị số A, B và D

φII A B D
0 0 1 3,14
2 0,03 1,12 3,32
4 0,06 1,25 3,51
6 0,10 1,39 3,71
8 0,14 1,55 3,93
10 0,18 1,73 4,17
12 0,23 1,94 4,42
14 0,29 2,17 4,69
16 0,36 2,43 5,00
18 0,43 2,72 5,31
20 0,51 3,05 5,66

31
22 0,61 3,44 6,04
24 0,72 3,87 6,45
26 0,84 4,37 6,90
28 0,98 4,93 7,40
30 1,15 5,59 7,95
32 1,34 6,35 8,55
φII A B D
34 1,55 7,21 9,21
36 1,81 8,25 9,98
38 2,11 9,44 10,80
40 2,46 10,84 11,73
42 2,87 12,50 12,77
44 3,37 14,48 13,96
45 3,66 15,64 14,64

Bảng 3-5. Trị số của m1 và m2

Hệ số m2 ñối với nhà và công trình có sơ ñồ


Hệ kết cấu cứng với tỉ số giữa chiều dài của
Loại ñất số công trình hoặc từng ñơn nguyên với chiều
m1 cao L/H trong khoảng
4 và lớn hơn 7,5 và nhỏ hơn
ðất hòn lớn có chất lấp nhét là cát và
1,4 1,2 1,4
ñất cát không kể ñất phấn và bụi
Cát mịn:
- Khô và ít ẩm 1,3 1,1 1,3
- No nước 1,2 1,1 1,3
Cát bụi:
- Khô và ít ẩm 1,2 1,0 1,2
- No nước 1,1 1,0 1,2
ðất hòn lớn có chất lấp nhét là sét và
1,2 1,0 1,1
ñất sét có chỉ số sệt ls ≤ 0,5
Như trên có chỉ số sệt ls > 0,5 1,1 1,0 1,0
Ghi chú:
1. Sơ ñồ kết cấu cứng là những nhà và công trình mà kết cấu của nó có khả năng ñặc biệt
ñể chịu nội lực thêm gây ra bởi biến dạng của nền.
2. ðối với nhà có sơ ñồ kết cấu mềm thì hệ số m2 lấy bằng 1.
3. Khi tỷ số chiều dài trên chiều cao của nhà công trình nằm giữa các trị số nói trên thì hệ
số m2 xác ñịnh bằng nội suy.

32
Chiều rộng của ñệm cát:

bñ = b + 2hñ.tanα (3-36)

Trong ñó: α là góc truyền lực, thường lấy bằng góc nội ma sát của cát hoặc có thể lấy trong
giới hạn 30° ÷ 45°.

Kiểm tra ñộ lún của ñệm cát và nền:


Sau khi xác ñịnh kích thước của ñệm cát cần phải kiểm tra lại theo công thức (3-23) và kiểm
tra ñộ lún toàn bộ của nền S:

S = S1 + S2 ≤ Sgh (3-376)

Trong ñó: S1 là ñộ lún của ñệm cát


S2 là ñộ lún của lớp ñất yếu dưới tầng ñệm cát

Sgh là ñộ lún giới hạn cho phép.

Thi công và kiểm tra lớp ñệm cát:


Hiệu quả của ñệm cát phụ thuộc phần lớn vào công tác thi công, do vậy phải ñầm nén ñảm
bảo ñủ ñộ chặt (thông thường ñộ chặt của ñệm cát phải ñạt D = 0,65÷0,7) và không làm phá
hoại kết cấu của lớp ñất bên dưới. Trường hợp không có nước ngầm, cát ñược ñổ từng lớp dày
khoảng 20cm, làm chặt bằng ñầm lăn, ñầm rung… khi có nước ngầm cao, phải có biện pháp
hạ mực nước ngầm hoặc dùng biện pháp thi công trong nước.

ðộ ẩm ñầm nén tốt nhất của cát làm vật liệu lớp ñệm xác ñịnh theo công thức sau ñây:

0,7eγ n
Wtn = (3-38)
γs

Trong ñó: e là hệ số rỗng của cát trước khi ñầm nén

γn là trọng lượng riêng của nước

γs là trọng lượng riêng của cát.

Sau khi ñầm nén cần kiểm tra lại ñộ chặt của ñệm cát bằng cách sử dụng xuyên tiêu chuẩn,
xuyên tĩnh hoặc xuyên ñộng.

3.3.2. Phương pháp ñầm chặt lớp ñất mặt


Khi gặp trường hợp nền ñất yếu có ñộ ẩm nhỏ (G < 0,7) thì có thể sử dụng phương pháp ñầm
chặt lớp ñất mặt ñể làm tăng cường ñộ chống cắt của ñất và làm giảm tính nén lún.

Lớp ñất mặt sau khi ñược ñầm chặt sẽ có tác dụng như một tầng ñệm ñất, không những ưu
ñiểm như phương pháp ñệm cát mà cón có ưu ñiểm là tận dụng ñược nền ñất tự nhiên ñể ñặt
móng, giảm ñược khối lượng ñào ñắp.
ðể ñầm chặt lớp ñất mặt, người ta có thể dùng nhiều biện pháp khác nhau, thường hay dùng
nhất là phương pháp ñầm xung kích: theo phương pháp này quả ñầm có trọng lượng 1 ÷ 4 tấn
(có khi 5 ÷ 7 tấn) và ñường kính không nhỏ hơn 1m. ðể hiệu quả tốt, khi chọn quả ñầm nên

33
ñảm bảo áp lực tĩnh do quả ñầm gây ra không nhỏ hơn 0,2kG/cm2 với ñất loại sét và
0,15kG/cm2 với ñất loại cát.

Trong quá trình ñầm, quả ñầm ñược kéo lên 4 ÷ 6m bởi cần trục và ñể rơi tự do. Theo dõi ñộ
chối (ñộ lún do một nhát ñầm gây ra) ñể kết thúc quá trình ñầm. ðối với ñất loại sét thì ñộ
chối e này không nhỏ hơn 1 ÷ 2cm, ñối với ñất loại cát thì e không nhỏ hơn 0,5 ÷ 1cm.

Mục ñích của việc ñầm là tạo nên lớp ñất có ñộ chặt lớn, dày từ 1,5 ÷ 3,5m. Tùy thuộc vào
trọng lượng, kích thước, chiều cao và số lần ñầm. Chiều dày của lớp mặt ñược ñầm chặt có
thể tính theo công thức:
h = K.D (3-39)
Với D là ñường kính mặt ñáy quả ñầm; K là hệ số, K = 1,55 với ñất cát, K = 1,45 với ñất á
sét, K = 1,2 với ñất loại sét và K = 1 ñối với ñất sét.
ðộ hạ thấp mặt ñất sau khi ñầm:

e0 − 0,5(em − etk )
∆h = h (3-40)
1 + e0

Với e0 là hệ số rỗng tự nhiên; em là hệ số rỗng sau khi ñầm; etk là hệ số rỗng thiết kế ở ñáy lớp
ñệm ñất mặt (ở ñộ sâu h).

Hình 3.9. Sơ ñồ ñầm xung kích

3.3.3. Phương pháp cọc cát


ðặc ñiểm và phạm vi áp dụng:
Khác với các loại cọc cứng khác (bê tông, bê tông cốt thép, cọc gỗ, cọc tre...) là một bộ phận
của kết cấu móng, làm nhiệm vụ tiếp nhận và truyền tải trọng xuống ñất nền, mạng lưới cọc
cát làm nhiệm vụ gia cố nền ñất yếu nên còn gọi là nền cọc cát. Cọc cát ñược sử dụng khi
công trình chịu tải trọng lớn trên nền ñất yếu có chiều dày lớn hơn 3m. Không nên dùng cọc
cát trong những trường hợp như ñất quá nhão yếu, lưới cọc cát không thể lèn chặt ñược ñất

34
(hệ số rỗng nén chặt enc > 1); chiều dày lớp ñất yếu dưới ñáy móng nhỏ hơn 3m thì dùng ñệm
cát tốt hơn.

Hình 3.10. Sơ ñồ bố trí cọc cát

Cọc cát ñể gia cố nền ñất yếu có những tác dụng sau:

• Làm cho ñộ rỗng, ñộ ẩm của nền ñất giảm ñi, trọng lượng thể tích, mô ñun biến dạng,
lực dính và góc ma sát trong tăng lên.

• Do nền ñất ñược nén chặt, nên sức chịu tải tăng lên, ñộ lún và biến dạng không ñều
của ñất nền dưới ñế móng giảm ñi ñáng kể.

• Dưới tác dụng của tải trọng, cọc cát và vùng ñất ñược nén chặt xung quanh cọc cùng
làm việc ñồng thời, ñất ñược nén chặt ñều trong khoảng cách giữa các cọc. Vì vậy, sự
phân bố ứng suất trong nền ñược nén chặt bằng cọc cát có thể ñược coi như một nền tự
nhiên.

• Khi dùng cọc cát, quá trình cố kết của nền ñất diễn ra nhanh hơn nhiều so với nền tự
nhiên hoặc nền gia cố bằng cọc cứng. Phần lớn ñộ lún của công trình diễn ra trong quá
trình thi công, do vậy công trình mau chóng ñạt ñến giới hạn ổn ñịnh.
Sử dụng cọc cát rất kinh tế so với cọc cứng (so với cọc bê tông giá thành giảm 50%, so với
cọc gỗ giảm 30%), không bị ăn mòn, xâm thực. Biện pháp thi công ñơn giản không ñòi hỏi
những thiết bị thi công phức tạp.

Thiết kế cọc cát:


Khi thiết kế sơ bộ có thể chấp nhận giả thiết rằng cọc cát chỉ nén chặt vùng ñất xung quanh,
thể tích nén chặt ñúng bằng thể tích của cọc. Trước khi thiết kế cọc cát, cần biết hệ số ñộ rỗng
tự nhiên e0 của lớp ñất yếu. Sau khi nén chặt bằng cọc cát thì ñất có hệ số rỗng nén chặt là enc.
Từ ñiều kiện ñộ chặt tương ñối của ñất:

emax − enc
Id = (3-41)
emax − emin
35
Chúng ta có: enc = emax − I d (emax − emin )

Trong ñó: emax là hệ số ñộ rỗng của cát ở trạng thái xốp nhất; emin là hệ số ñộ rỗng của cát ở
trạng thái chặt nhất; Id là ñộ chặt tương ñối, Id = 0,7 ÷ 0,8.

Diện tích nén chặt: diện tích cần nén chặt Fnc rộng hơn ñáy móng, theo kinh nghiệm diện tích
cần nén chặt rộng hơn ñáy móng ≥ 0,2b (b là chiều rộng móng) về các phía:

Fnc = 1,4b(a + 0,4b) (3-42)

Với a và b là chiều dài và chiều rộng của ñáy móng.

Tỉ lệ diện tích tiết diện của tất cả các cọc cát Fc ñối với diện tích ñất nền ñược nén chặt Fnc
ñược xác ñịnh như sau:

Fc e − enc
=Ω= 0 (3-43)
Fnc 1 + e0

Số lượng cọc cát: cần thiết ñể nén chặt nền ñất yếu dưới ñáy móng:

ΩFnc
n= (3-44)
fc

Với fc là diện tích tiết diện ngang của mỗi cọc cát (bằng diện tích tiết diện ống khi tạo lỗ).
0,2b

0,2b b
a

Hình 3.11. Bố trí cọc cát và phạm vi nén chặt Hình 3.12. Bố trí cọc cát theo sơ ñồ tam
ñất nền giác

Cọc cát thường ñược bố trí theo lưới tam giác ñều, ñây là sơ ñồ bố trí hợp lý nhất ñể ñảm bảo
cho ñất ñược nén chặt ñều trong khoảng cách giữa các cọc cát.
Khoảng cách giữa các cọc cát ñối với ñất dính:

γ nc
L = 0,95d (3-45)
γ nc − γ 0

Khoảng cách giữa các cọc cát ñối với ñất dời:

1 + e0
L = 0,95d (3-46)
e0 − enc

36
Trong ñó: d là ñường kính cọc cát (400 ÷ 500mm)

γ0
γ nc = (1 + W ) (3-47)
1 + enc

W là ñộ ẩm tự nhiên của ñất

γ0 là trọng lượng riêng của ñất ở trạng thái tự nhiên

γnc là trọng lượng riêng của ñất ở trạng thái nén chặt

e0 là ñộ rỗng của ñất ở trạng thái tự nhiên


enc là ñộ rỗng của ñất sau khi gia cố bằng cọc cát.
Chiều sâu nén chặt bằng chiều dài của cọc:

+ Với móng chữ nhật: Lc ≥ 2b

+ Với móng bản: Lc ≥ 4b

Khi b > 10m thì Lc ≥ 9m + 0,15b (ñối với nền sét) và Lc ≥ 6m + 0,10b (ñối với nền cát).

Theo kinh nghiệm chiều dài của cọc cát thường lấy ñến ñộ sâu của nền dưới ñáy móng ñược
xem là hết lún (tại ñộ sâu có σz ≤ 0,2σbt).

Thi công cọc cát:


Việc thi công ñóng cọc cát thường sử dụng các máy chuyên dụng. Nếu là móng công trình cần
phải ñào thì ñào chừa lại 1m ñể sau khi thi công thì vét ñi vì ñất ở vị trí này không ñược chặt.
Công tác thi công ñóng cọc nhờ bộ phận chấn ñộng, máy rung ấn ống thép (ñường kính 40 ÷
60cm) vào lòng ñất ñến cao ñộ thiết kế. Sau khi ñóng xuống ñất, ống thép có ñầu ñóng lại
(hình 3.13.a). Sau ñó người ta nhấc bộ phận chấn ñộng ra, nhồi cát vào rồi ñặt máy chấn ñộng
vào rung khoảng 15 ÷ 20 giây cho ñầu cọc mở ra (hình 3.13.b) ñể cát tụt xuống. Sau ñó rút
ống lên dần ñều, vừa rút ống vừa rung cho cát ñược chặt.

Hình 3.13. ðầu ống thép sử dụng thi công cọc cát
Sau khi thi công cọc cát cần kiểm tra lại nền cọc cát bằng các phương pháp sau:

• Khoan lấy mẫu ñất ở giữa các cọc cát ñể xác ñịnh trọng lượng riêng của ñất ñược nén
chặt γnc, hệ số rỗng nén chặt enc và c, φ sau khi nén chặt. Từ ñó tính ra cường ñộ của
37
ñất nền sau khi nén chặt.

• Dùng xuyên tiêu chuẩn ñể kiểm tra ñộ chặt của cát trong cọc và ñất giữa các cọc cát.

• Thử bàn nén tĩnh tại hiện trường, trên mặt nền cọc cát. Diện tích bàn nén phải lớn ñể
trùm qua ñược ít nhất 3 cọc cát.

Thông thường, nếu cọc cát ñược thi công tốt, sức chịu tải của ñất nền có thể tăng lên 2 ÷ 3 lần
so với ban ñầu.

3.3.4. Phương pháp cọc vôi và cọc ñất-xi măng


Cọc vôi:

ðặc ñiểm và phạm vi áp dụng:


Cọc vôi thường ñược sử dụng ñể xử lý, nén chặt các lớp ñất yếu như than bùn, bùn, sét và sét
pha ở trạng thái dẻo nhão. Việc sử dụng cọc vôi có những tác dụng sau:
+ Sau khi cọc vôi ñược ñầm chặt, ñường kính cọc vôi sẽ tăng thêm 20% làm cho ñất xung
quanh bị nén chặt lại.
+ Khi vôi ñược tôi trong lỗ khoan thì nó tỏa ra một nhiệt lượng lớn làm cho nước lỗ rỗng bốc
hơi dẫn ñến làm giảm ñộ ẩm và tăng nhanh quá trình nén chặt.
Sau khi xử lý nền ñất yếu bằng cọc vôi thì nền ñất ñược cải thiện ñáng kể: ñộ ẩm của ñất giảm
5 ÷ 8%; lực dính tăng lên khoảng 1,5 ÷ 3 lần; mô ñun biến dạng tăng lên 3 ÷ 4 lần; cường ñộ
của ñất giữa các cọc vôi có thể tăng lên ñến 2 lần.
Với những ưu ñiểm như trên cho thấy khi xử lý nền ñất yếu bằng cọc vôi có hiệu quả ñáng kể.
Tuy nhiên khi gặp các nền ñất nhão, yếu (có B > 1) thì hiệu quả nén chặt của cọc vôi bị hạn
chế. Với các loại bùn gốc sét nhão yếu thì hiệu quả nén chặt càng nhỏ vì vôi tôi và ñất sét ñều
thấm nước yếu nên việc ép thoát nước lỗ rỗng rất khó khăn và kém hiệu quả.

Thiết kế cọc vôi:


Việc tính toán và thiết kế cọc vôi tương tự như cọc cát. Tuy nhiên, cần chú ý khả năng thoát
nước của chúng khác nhau. Với cọc cát thì khả năng thoát nước ñều và thời gian dài, còn ñối
với cọc vôi thì khả năng thoát nước nhanh hơn trong thời gian ñầu và sau ñó giảm ñi nhiều.

Thi công cọc vôi:

ðể thi công cọc vôi trước tiên phải khoan tạo lỗ. Lỗ khoan có ñường kính trong khoảng 24 ÷
50cm. Nếu thành lỗ khoan bị sạt lở thì hạ ống thép. Khi khoan ñến ñộ sâu thiết kế thì bắt ñầu
quá trình phun vôi. Vôi bột ñược chứa trong xi lô và dùng máy nén khí ñể tạo áp lực ñẩy vôi
bột từ xi lô vào ống cao su dẫn qua cần khoan vào lỗ khoan. Vôi bột tác dụng với nước lỗ
rỗng trong ñất tạo nên liên kết xi măng và các liên kết này gắn kết các hạt khoáng vật trong
ñất lại làm cho ñất cứng hơn. Hiệu quả nén chặt của cọc vôi phụ thuộc vào chất lượng ñầm
chặt và thành phần hóa học của vôi. ðất yếu ở nước ta có ñộ ẩm tự nhiên từ 40 ÷ 70% thì sử
dụng hàm lượng vôi từ 6 ÷ 12% là hợp lý. Với tỉ lệ ñó thì cường ñộ cọc vôi ñạt 50% sau 1
tháng và ñạt 70 ÷ 80% sau 3 tháng.
38
ðộ chặt và cường ñộ của ñất nền cọc vôi có thể kiểm tra như ñối với nền cọc cát.

Hình 3.14. Sơ ñồ máy thi công cọc ñất-vôi

Cọc ñất-xi măng:


Việc gia cố nền ñất bằng biện pháp dùng trụ ñất xi măng ñược thực hiện theo Tiêu chuẩn xây
dựng Việt Nam TCXDVN 385 : 2006
Loại gia cố nền theo công nghệ này có giá trị về kinh tế và có thể làm móng cho nhà có ñộ
cao tới 12 tầng.

Mô tả về công nghệ:
Dùng máy ñào kiểu gàu xoay, bỏ gàu và lắp lưỡi khuấy ñất kiểu lưỡi chém ngang ñể làm tơi
ñất trong hố khoan mà không lấy ñất khỏi lỗ khoan. Xoay và ấn cần xoay ñến ñộ sâu ñáy trụ.
Ta ñược một trụ mà bên trong ñất ñược khuấy ñều. Khi mũi khuấy ở ñáy trụ thì bắt ñầu bơm
sữa xi măng ñược dẫn trong lòng cần khoan ñến mũi khoan. ðất lại ñược trộn với sữa xi măng
thành dạng xền xệt có xi măng. Vừa rút vừa bơm sữa xi măng và trộn. Cuối cùng khi cần
khoan nâng mũi lên ñến mặt ñất, ta ñược cọc ñất trộn xi măng. Xi măng sẽ phát triển cường
ñộ như tính toán.
Những trụ ñất xi măng trộn ướt thường bố trí sát nhau dưới chân móng băng, ñường kính trụ
nọ sát trụ kia. Lượng xi măng dùng cho 1m3 trụ từ 250 ÷ 350kg. Tỷ lệ Nước/Ximăng là 60 ÷
120% với sữa xi măng bơm xuống cọc. Sau 28 ngày, khoan lấy mẫu trong các trụ này cường
ñộ ñạt 17 kG/cm2 với lượng xi măng là 250 kg/m3 và hơn nữa tuỳ thuộc loại ñất tại chỗ.

Phương pháp này ñã ñược các nước Hoa kỳ, Anh, Pháp, ðức và nhiều nước châu Âu khác sử
dụng. Nước Nhật cũng xây dựng nhiều nhà với loại trụ này. Với trụ này có thể xây dựng nhà
từ 8 tầng ñến 10 tầng.

39
Nhật Bản giới thiệu với thị trường nước ta loại máy làm trụ loại này là TENOCOLUMN. Các
chỉ tiêu khi sử dụng máy TENOCOLUMN như trên bảng 3-6.

Bảng 3-6. Các chỉ tiêu khi sử dụng máy TENOCOLUMN

Lượng ximăng Tỷ lệ N/X Cường ñộ mẫu


Loại ñất tại chỗ
(kg/m3) (%) (kG/cm2)
Cát 250 120 41,8
Bùn,sét 226 100 30
Á cát 250 60 17,1
ðất lẫn hữu cơ 350 60 15,7
Than bùn 325 60 16,4
Với những chỉ tiêu trên ñây, phương pháp tỏ ra hữu hiệu khi quy ñổi sức chịu tải dưới nền
thành trị số ñồng nhất dùng khi tính toán móng băng dưới công trình. Với sức chịu của trụ
khoảng 15 kG/cm2 có thể qui ñổi sức chịu ñáy móng băng thành bình quân 5 ÷ 7 kG/cm2 là
ñiều có ý nghĩa khi thiết kế móng.

Thiết kế cọc ñất-xi măng:


Cường ñộ kháng cắt của nền gia cố ñược tính theo công thức:

C tb = C u (1 − a ) + aC c (3-48)

Trong ñó: Cu là sức kháng cắt của ñất, tính theo phương pháp trọng số cho nền nhiều lớp

Cc là sức kháng cắt của cọc ñất-xi măng


a là tỉ số diện tích, a = nAc/Bs
n là số cọc trong 1m chiều dài ñất nền
Ac là diện tích tiết diện cọc

Bs là chiều rộng nền


ðộ lún tổng (S) của nền gia cố ñược xác ñịnh bằng tổng ñộ lún của bản thân khối gia cố và ñộ
lún của ñất nền phía dưới khối gia cố:
S = S1 + S2 (3-49)

Trong ñó: S1 là ñộ lún bản thân khối gia cố


S2 là ñộ lún của ñất chưa gia cố bên dưới mũi cọc.
ðộ lún của bản thân khối gia cố ñược tính theo công thức:

qH qH
S1 = = (3-50)
E tb aE c + (1 − a ) E s

Với q là tải trọng công trình truyền lên khối gia cố

H là chiều sâu của khối gia cố

40
a là tỉ số diện tích, a = nAc/BL (B, L là kích thước khối gia cố)

Ec là mô ñun ñàn hồi của vật liệu làm cọc, có thể lấy Ec = (50÷100)Cc

Cc là sức kháng cắt của vật liệu làm cọc

Es là mô ñun biến dạng của ñất nền giữa các cọc, có thể lấy theo công thức thực
nghiệm Es = 250Cu, với Cu là sức kháng cắt không thoát nước của ñất nền.

Xác lập các ñiều kiện thiết kế

Kết quả khảo sát Thí nghiệm trong phòng với ñất Cơ sở dữ liệu về tương
hiện trường ñại diện và theo tỉ lệ trộn khác quan giữa cường ñộ trong
nhau phòng và hiện trường

Xác lập cường ñộ thiết kế

ðề xuất giải pháp thi công và sơ


bộ xác ñịnh kích thước khối gia
cố

Phân tích thiết kế ñể ñáp ứng các


yêu cầu chức năng tổng thể

ðiều chỉnh tính năng trộn Chế tạo trụ thử ñể xác nhận
nếu cường ñộ và ñộ ñồng cường ñộ dự tính và ñộ ñồng
nhất chưa ñạt nhất

Thiết kế kỹ thuật thi công, thi


công ñại trà theo quy trình ñã
ñảm bảo chất lượng yêu cầu

Hình 3.15. Quy trình thiết kế cọc ñất-xi măng

ðộ lún S2 ñược tính theo nguyên lý cộng lún từng lớp (xem phụ lục C TCXD 9362-2012). Áp
lực ñất phụ thêm trong ñất có thể tính theo lời giải cho bán không gian biến dạng tuyến tính
(tra bảng) hoặc phân bố giảm dần theo chiều sâu với ñộ dốc (2:1) như trên hình 3.18. Phạm vi
vùng ảnh hưởng lún ñến chiều sâu mà tại ñó áp lực gây lún không vượt quá 10% áp lực ñất tự
nhiên (theo quy ñịnh trong TCXD 9362-2012).
ðể thiên về an toàn, tải trọng (q) tác dụng lên ñáy khối gia cố xem như không thay ñổi suốt
chiều cao của khối.

41
Cấp Nước Máy phát

Năng lượng

Xi măng

Thùng chứa Máy trộn Máy bơm Máy bơm


Xi măng vữa vữa tuần hoàn

Hình 3.16. Sơ ñồ công nghệ thi công cọc ñất xi măng

Dạng khối Dạng vây Dạng hàng Cột ñơn

Hình 3.17 Các dạng bố trí trụ ñất trộn xi măng trong thực tế

Hình 3.18. Tính lún nền gia cố khi tải trọng tác dụng chưa vượt quá sức chịu tải cho phép của
vật liệu cọc

42
3.3.5. Phương pháp nén trước bằng tải trọng tĩnh
ðặc ñiểm và phạm vi ứng dụng:
Nén trước bằng tải trọng tĩnh sử dụng trong trường hợp gặp nền ñất yếu như than bùn, bùn,
sét và sét pha dẻo nhão… Mục ñích của gia tải trước là :

• Tăng cường sức chịu tải của ñất nền.

• Tăng nhanh thời gian cố kết, tức là làm cho lún ổn ñịnh nhanh hơn.

Muốn ñạt ñược mục ñích trên, người ta dùng các biện pháp sau ñây :

• Chất tải trọng bằng cát, sỏi, gạch, ñá… bằng hoặc lớn hơn tải trọng công trình dự ñịnh
xây dựng ñể cho nền chịu tải trước và lún trước khi xây dựng.

• Dùng giếng cát hoặc bản giấy thấm ñể thoát nước lỗ rỗng, tăng nhanh quá trình cố kết
của ñất nền.

Tùy theo yêu cầu cụ thể của công trình, ñiều kiện nơi xây dựng mà dùng biện pháp xử lý thích
hợp, có thể dùng ñơn lẻ hoặc kết hợp các biện pháp trên ñể gia cố nền ñất yếu.

Phương pháp nén trước không dùng giếng thoát nước:


ðể ñạt ñược mục ñích nén chặt ñất và nước trong lỗ rỗng thoát ra, ñiều kiện cơ bản là phải có
chỗ cho nước thoát ra ñược. Những sơ ñồ về ñịa chất sau ñây ñược xem là phù hợp cho
phương pháp này.

a) b)

Hình 3.19. Các ñiều kiện ñịa chất công trình


ñể dùng phương pháp gia tải nén trước không
dùng giếng thoát nước

c)

43
a) Sơ ñồ theo hình 3.19.a: trên cùng là lớp ñất trồng trọt, giữa là lớp ñất yếu cần gia cố, dưới
cùng là lớp cát tự nhiên. Khi chịu tải trọng nén trước q thì nước lỗ rỗng của ñất yếu sẽ bị ép
thoát xuống lớp cát tự nhiên bên dưới.
b) Sơ ñồ theo hình 3.19.b: trên cùng là lớp cát tự nhiên, ở giữa là lớp ñất yếu cần xử lý, dưới
cùng là lớp cát tự nhiên. Khi chịu tải trọng nén trước q, nước lỗ rỗng trong lớp ñất yếu bị ép
thoát ra ngoài theo cả hai chiều lên và xuống vào hai lớp cát tự nhiên.

c) Sơ ñồ theo hình 3.19.c: trong trường hợp này khi chịu tải trọng nén q, nước thoát ra theo
chiều lên trên vào tầng cát, trường hợp nếu không có lớp cát tự nhiên thì có thể làm một lớp
ñệm cát nhân tạo sau ñó tác dụng tải trọng nén trước.

ðể ñạt ñược hiệu quả xử lý tốt, chiều dày lớp ñất yếu nên ñược hạn chế hñy ≤ 3m.

Tính toán tải trọng nén trước:


ðộ lớn của tải trọng nén trước ñược lựa chọn như sau:
+ Dùng tải trọng nén trước ñúng bằng tải trọng công trình sẽ xây dựng.

+ Dùng áp lực nén trước lớn hơn tải trọng công trình (khoảng 20%) ñể tăng nhanh quá trình
cố kết. Tuy nhiên, không nên chọn quá lớn sẽ làm cho nền ñất bị phá hoại.

ðộ lún dự tính của nền ñất yếu dưới tác dụng của tải trọng nén trước ñược xác ñịnh theo công
thức kinh nghiệm sau:

t
St = S − (3-51)
t +α
Trong ñó: St là ñộ lún dự tính trong thời gian t nào ñó

t: thời gian nén trước

α: hệ số kinh nghiệm xác ñịnh theo công thức:

S
α= t1 − t1 (3-52)
St

Với S là ñộ lún ổn ñịnh trong quá trình nén trước, xác ñịnh theo quan trắc thực tế.

t 2 − t1
S= (3-53)
t2 t
− 1
S t2 S t1

ở ñây S t1 và S t2 là ñộ lún quan trắc ñược tại thời ñiểm t1 và t2.

Biện pháp thi công:


Có hai cách gia tải nén trước:
- Chất tải trọng nén trước ngay trên mặt ñất, tại vị trí sẽ xây móng, ñợi một thời gian theo yêu
cầu ñể ñộ lún ổn ñịnh, sau ñó dỡ tải và ñào hố thi công móng.

44
- Có thể xây móng, sau ñó chất tải lên móng cho lún ñến ổn ñịnh, sau ñó dỡ tải và xây các kết
cấu bên trên.

Lưu ý chất tải tăng dần theo từng cấp. Mỗi cấp khoảng 15 ÷ 20% tổng tải trọng. Cần tiến hành
theo dõi, quan trắc ñộ lún ñể xem ñộ lún có ñạt yêu cầu không, nếu không ñạt cần có biện
pháp tích cực hơn ñể nước tiếp tục thoát ra.

Phương pháp nén trước dùng giếng cát thoát nước:


ðặc ñiểm và phạm vi áp dụng:

Hình 3.20. Sơ ñồ bố trí giếng cát gia cố nền ñất yếu

Giếng cát là một trong những biện pháp gia tải trước ñược sử dụng ñối với các loại ñất bùn,
than bùn cũng như các loại ñất dính bão hòa nước, có tính biến dạng lớn… khi xây dựng các
công trình có kích thước và tải trọng lớn thay ñổi theo thời gian như nền ñường, sân bay, bản
ñáy các công trình thủy lợi…
Giếng cát có hai tác dụng chính:
+ Giếng cát sẽ làm cho nước tự do trong lỗ rỗng thoát ñi dưới tác dụng của gia tải, vì vậy làm
tăng nhanh tốc ñộ cố kết của nền, làm cho công trình nhanh ñạt ñến giới hạn ổn ñịnh về lún,
ñồng thời làm cho ñất nền có khả năng biến dạng ñồng ñều.

+ Nếu khoảng cách giữa các giếng ñược chọn thích hợp thì nó còn có tác dụng làm tăng ñộ
chặt của nền và do ñó sức chịu tải của ñất nền tăng lên.
Những ñiểm giống và khác nhau giữa giếng cát và cọc cát:
+ Kích thước (ñường kính và chiều dài) tương tự như nhau, nhưng khoảng cách giữa các
giếng cát thì lớn hơn cọc cát.
Nhiệm vụ của chúng khác nhau:
+ Cọc cát làm chặt ñất là chính, làm tăng sức chịu tải của ñất nền, thoát nước lỗ rỗng là phụ.

45
+ Giếng cát ñể thoát nước lỗ rỗng là chính, tăng nhanh quá trình cố kết, làm cho ñộ lún của
nền nhanh chóng ổn ñịnh, làm tăng sức chịu tải của nền là phụ.

Thiết kế giếng cát:


Cấu tạo của giếng cát gồm có ba bộ phận chính (hình 3.21) là hệ thống các giếng cát, ñệm cát
và lớp gia tải.
q

ðệm
m cacát
Ñeä ù
t
d

L
Giếng
Gieá cát
ng ca ù
t
ðất
Ña yếu
á
t yeá
u

Cấuu tạo
Ca á ta ïo giếng
ng cát
gieá t trên
ca ù treâ mặtët ba
n ma bằng
è
ng.
Tầng
Ta à không
ng thathấm
ng khoâ á cnước
m nöôù

Hình 3.21. Sơ ñồ cấu tạo giếng cát

ðệm cát: có nhiệm vụ tạo ñiều kiện cho công trình lún ñều, chiều dày lớp ñệm cát tính theo
công thức kinh nghiệm:

hñ = S + (0,3 ÷ 0,5m) (3-54)

Trong ñó: hñ là chiều dày lớp ñệm cát; S là ñộ lún tính toán của nền ñất.

Cát làm lớp ñệm thường sử dụng cát hạt trung hoặc hạt to.
Lớp gia tải: chiều cao lớp gia tải ñược xác ñịnh như sau:

σ
h= (3-554)
γ

Trong ñó: σ là áp lực do tải trọng ngoài gây ra, σ ≤ Rtc (hoặc Qat). Rtc tính với ñất yếu có
φ = 0 và ñất ñắp ngay trên mặt nên h = 0. Vì vậy Rtc = πc. Nếu ñiều kiện trên không thỏa mãn
thì phải ñắp lớp gia tải nhiều lần hoặc dùng bệ phản áp.

π (γh + 2c. cot gφ )


Qat = + γh (3-56)
cot gφ + φ − π / 2

Giếng cát: ñường kính giếng cát tốt nhất dc = 35 ÷ 45cm, chiều dài của giếng thường lấy bằng
chiều sâu chịu nén cực hạn của ñất nền dưới móng:

+ Móng ñơn: lg = (2 ÷ 3)b b là chiều rộng móng

+ Móng băng: lg = 4b

+ Móng bè: lg ≥ 9m + 0,15b ñối với ñất loại sét; lg ≥ 6m + 0,10b ñối với ñất loại cát

46
Khoảng cách giữa các giếng cát: phụ thuộc vào ñường kính giếng cát cũng như tốc ñộ cố kết
của nền ñất. Theo kinh nghiệm, khoảng cách giữa các giếng trong khoảng 1,0 ÷ 5,0m.

Tính biến dạng của nền:


ðộ lún của nền ñất yếu khi chưa có giếng cát:

e1ñ − e2 ñ
S= h (3-57)
1 + e1ñ

Trong ñó: e1ñ và e2ñ là hệ số ñộ rỗng của ñất xung quanh giếng cát trước và sau khi có tải
trọng; h là chiều dày lớp ñất yếu có giếng cát.
Khi nền ñất có nhiều lớp khác nhau có thể dùng phương pháp tổng ñộ lún ñể xác ñịnh.

ðộ lún của nền ñất yếu khi có giếng cát có thể xác ñịnh theo công thức thực nghiệm:

 e0 − e p d c2 
S gc =  − 2 h (3-58)
 1 + e0 L 

Trong ñó: e0 là hệ số ñộ rỗng của nền ñất ở trạng thái tự nhiên


ep là hệ số ñộ rỗng của nền ñất khi có tải trọng ngoài
dc là ñường kính giếng cát
L là khoảng cách giữa các trục giếng cát

h là chiều dày lớp ñất có giếng cát.


ðộ lún theo thời gian:

h[q − Pn ( z , r , t )]
mv
St = (3-59)
1 + e1

Mức ñộ cố kết:

St P ( z, r , t )
Ut = = 1− n (3-60)
S q

Trong ñó: mv là hệ số nén của ñất; e1 là hệ số ñộ rỗng ban ñầu của ñất; q là tải trọng phân bố
ñều của công trình; Pn(z,r,t) là áp lực nước lỗ rỗng; h là chiều dày lớp ñất có giếng cát.

Thi công giếng cát:


Quá trình thi công giếng cát nói chung giống như cọc cát. Có thể hạ ống thép xuống bằng máy
ñóng hoặc máy rung. Giếng cát nói chung chưa ñược sử dụng phổ biến ở nước ta.

Phương pháp nén trước dùng bấc thấm thoát nước (TCVN 9355-2012):

ðặc ñiểm và phạm vi áp dụng:


ðây là biện pháp ñã ñược sử dụng ở nước ta và với những công trình ñã ñược thoát nước theo
phương thẳng ñứng của bấc thấm chứng tỏ tốc ñộ cố kết của nền ñất yếu là nhanh so với các

47
phương pháp khác. Biện pháp này có thể sử dụng ñược rộng rãi vì theo kinh nghiệm nước
ngoài, ñây là biện pháp hữu hiệu trong bài toán giải quyết tốc ñộ cố kết của nền ñất yếu.

Công nghệ này sử dụng thích hợp cho việc xây dựng nhà ở 3 ÷ 4 tầng, xây dựng trên nền ñất
mới lấp mà dưới lớp ñất lấp là lớp bùn sâu.

Mô tả về công nghệ:
Nền ñất sình lầy, ñất bùn và á sét bão hoà nước nếu chỉ lấp ñất hoặc cát lên trên, thời gian ñể
lớp sình lầy cố kết rất lâu kéo dài thời gian chờ ñợi xây dựng. Cắm xuống ñất các ống có bấc
thoát nước thẳng ñứng xuống ñất làm thành lưới ô với khoảng cách mắt lưới ô là 50 cm. Vị trí
ống có bấc nằm ở mắt lưới. ống thoát nước có bấc thường cắm sâu khoảng 18 ÷ 22 mét.

Hình 3.22. Cắm bấc thấm vào nền sét yếu

Hình 3.23. Cấu tạo xử lý nền ñất yếu bằng bấc thấm
1) Phần ñất ñắp gia tải nén trước; 2) Nền ñắp; 3) ðệm cát; 4) Bấc thấm; 5) Nền ñất yếu;
6) Vải ñịa kỹ thuật; 7) Mốc ño lún; 8) Thiết bị ño áp lực nước lỗ rỗng.
48
Ống thoát nước có bấc có ñường kính 50 ÷ 60 mm. Vỏ ống bằng nhựa có rất nhiều lỗ châm
kim ñể nước tự do qua lại. Trong ống ñể bấc bằng sợi pôlime dọc theo ống ñể nước dẫn theo
bấc lên, xuống, trong ống.

Phương pháp này ñược gọi là phương pháp thoát nước thẳng ñứng. Việc cắm ống xuống ñất
nhờ loại máy cắm bấc thấm.

Khi nền ñất ñược ñổ các lớp cát bên trên ñể nâng ñộ cao, ñồng thời dùng làm lớp gia tải giúp
cho sự thoát nước ở lớp dưới sâu ñể lớp ñất này cố kết ñủ khả năng chịu tải, nước trong ñất bị
áp lực của tải trọng làm nước tách ra và lên cao theo bấc, ñất cố kết nhanh. Khi giảm tải, nước
chứa trong ống có bấc mà không hoặc ít trở lại làm nhão ñất. Kết hợp sử dụng vải ñịa kỹ thuật
tiếp tục chắt nước trong ñất và ñổ cát bên trên sẽ cải thiện tính chất ñất nền nhanh chóng.

Thiết kế ñệm cát trên ñầu bấc thấm:


Chiều dày tầng ñệm cát tối thiểu là 50 cm và phải có biện pháp ñảm bảo thoát nước ngang
trong toàn bộ quá trình xử lý nền, chịu ñược tải trọng của xe máy thi công cắm bấc thấm, cắm
ñược bấc thấm qua tầng ñệm cát dễ dàng và thoát nước tốt. Có thể dùng bấc thấm thoát nước
ngang thay cho ñệm cát.

Cát ñể làm tầng ñệm cát phải là cát thô hoặc cát trung, ñạt các yêu cầu sau:

• Tỉ lệ cỡ hạt lớn hơn 0,5 mm phải chiếm trên 50 %;

• Tỉ lệ cỡ hạt nhỏ hơn 0,14 mm không quá 10 %;

• Hệ số thấm của cát không nhỏ hơn 10-4 m/s;

• Hàm lượng hữu cơ không quá 5 %.

ðộ ñầm nén của lớp ñệm cát phải thỏa mãn hai ñiều kiện:

• Máy thi công di chuyển và làm việc ổn ñịnh;

• Phù hợp ñộ chặt K yêu cầu trong kết cấu nền ñắp.

Trong phạm vi chiều cao tầng ñệm cát và dọc theo chu vi (biên) tầng ñệm cát phải có tầng lọc
ngược thiết kế bằng sỏi ñá theo cấp phối chọn lọc hoặc sử dụng vải ñịa kĩ thuật.
Sử dụng vải ñịa kĩ thuật:

• Khi nền là ñất yếu ở trạng thái dẻo nhão, có khả năng làm nhiễm bẩn lớp ñệm cát
trực tiếp bên trên ñầu bấc thấm thì dùng vải ñịa kĩ thuật ngăn cách lớp ñất yếu và
lớp ñệm cát.

• Sử dụng vải ñịa kỹ thuật ñể tăng khả năng chống trượt của khối ñắp khi cần thiết;

• Sử dụng vải ñịa kỹ thuật ñể làm kết cấu tầng lọc ngược.

Khi lớp ñất yếu không làm nhiễm bẩn tầng ñệm cát thoát nước trên ñầu bấc thấm thì không
cần dùng vải ñịa kỹ thuật.

49
Tính toán bố trí bấc thấm:
Nền ñất có cắm bấc thấm dưới tác dụng của tải trọng sẽ cố kết theo sơ ñồ bài toán ñối xứng
trục. Áp lực nước lỗ rỗng và ñộ cố kết U biến ñổi theo thời gian t tùy thuộc khoảng cách bấc
thấm L và các tính chất cơ lí của ñất (chiều dày h, hệ số cố kết Cvz, Cvh). Bài toán này có thể
giải quyết bằng phần mềm chuyên dụng, hoặc có thể tính bằng phương pháp giải tích.
Khoảng cách giữa các bấc thấm:

Căn cứ vào thời gian cần thiết t (tính bằng % của năm) ñể ñạt cường ñộ cố kết theo yêu cầu U
(thường lấy U = 90%) ñể xác ñịnh ñường kính ảnh hưởng của bấc thấm D. Từ ñó xác ñịnh
ñược khoảng cách giữa các bấc thấm L theo công thức sau:

α 2 Dγ n  1 
L= D  − 1 (3-61)
λ ∆P  1 − U 

Trong ñó: λ = 0,5 ÷ 1,0

α là hệ số phụ thuộc n = D/dw xác ñịnh theo biểu ñồ hình 3.24.

α
0,5

0,4

0,3

0,2

0,1

0 D/dw
10 20 30 40 50 60 70

Hình 3.24. Biểu ñồ xác ñịnh hệ số α

dw là ñường kính tương ñương của bấc thấm dw = 2(a + b)/π với a, b là kích
thước bấc thấm.

γn là dung trọng của nước, lấy bằng 1 kN/m3

∆P là tải trọng công trình hay tải trọng gia tải nén trước (kPa)

Hình 3.25. Sơ ñồ bố trí bấc thấm: sơ ñồ hình vuông a) và sơ ñồ hình tam giác b)
50
Bố trí bấc thấm theo sơ ñồ hình vuông: D = 1,13L (3-62)
Bố trí bấc thấm theo sơ ñồ hình tam giác: D = 1,05L (3-63)

Dự báo ñộ lún của nền ñất yếu:


1. ðộ lún cố kết Sc (khi nền chưa có bấc thấm) của nền ñất ñược tính theo phương pháp tổng
các lớp phân tố bằng công thức sau:

n
hi  i σ zi + σ vzi σ ipz 
Sc = ∑ i  c
C log + C r log i 
i
(3-64)
i =1 1 + e0 
 σ ipz σ vz 

Trong ñó: hi là chiều dày lớp ñất tính lún thứ i (hi ≤ 2m)

e0i là hệ số rỗng của lớp ñất thứ i ở trạng thái tự nhiên ban ñầu (chưa ñắp nền
lên trên)

C ci là chỉ số nén lún hay ñộ dốc của ñoạn ñường cong nén lún (biểu ñồ e ∼
logσ) trong phạm vi σ i > σ ipz

C ri là chỉ số nén lún phục hồi khi dỡ tải hay ñộ dốc của ñoạn ñường cong nén
lún trong phạm vi σ i < σ ipz

σ ipz là áp lực tiền cố kết ở lớp ñất thứ i

σ vzi là áp lực do trọng lượng bản thân của các lớp ñất nằm trên lớp ñất thứ i

σ zi là áp lực do công trình gây nên.

2. Chiều sâu vùng ñất yếu bị lún dưới tác dụng của tải trọng ñắp hoặc tải trọng công
trình có thể xác ñịnh như sau:

+ ðối với nhà và công trình thì chiều sâu chịu nén cực hạn Ha kết thúc khi:

σ z ≤ 0,1σ vz (3-65)

+ ðối với ñường thì Ha kết thúc khi có:

σ z ≤ 0,15σ vz hoặc σ z ≤ 0,2σ vz (3-66)

3. ðộ lún tổng cộng S dự tính theo quan hệ kinh nghiệm như sau:
S = m.Sc (3-67)

Trong ñó: m là hệ số kể ñến sự phá hỏng kết cấu ñất khi thi công bấc thấm và sự dịch chuyển
ngang của nền ñất yếu. Với m = 1,1 ÷ 1,4, nếu có các biện pháp hạn chế nền ñất yếu bị ñẩy
trồi ngang dưới tải trọng ñắp (bằng cách ñắp phản áp hoặc dùng vải ñịa kĩ thuật) thì dùng trị
số m = 1,1. Ngoài ra, ñất nền càng yếu và chiều cao ñắp càng cao thì dùng trị số m càng lớn.

4. ðộ lún tức thời dự tính như sau:


St = (m-1)Sc (3-68)
51
5. Dự báo ñộ lún cố kết theo thời gian của nền ñất khi dùng bấc thấm:
ðộ cố kết U ñạt ñược sau thời gian t kể từ lúc ñắp xong ñược xác ñịnh theo công thức sau:

U = 1 – (1 – Uv)(1 – Uh) (3-69)


Trong ñó: Uv là ñộ cố kết theo phương thẳng ñứng

Uh là ñộ cố kết theo phương ngang

Xác ñịnh ñộ cố kết thẳng ñứng Uv:


ðộ cố kết Uv phụ thuộc nhân tố thời gian Tv và Tv ñược xác ñịnh như sau:

C vtb
Tv = t (3-70)
H2

Trong ñó: C vtb là hệ số cố kết trung bình theo phương thẳng ñứng của các lớp ñất yếu trong
phạm vi chiều sâu chịu nén cực hạn Ha.

H a2
C vtb = 2
(3-71)
 h 
∑ i 
 C vi 

Với hi là chiều dày các lớp ñất yếu nằm trong phạm vi vùng chịu nén Ha.
Cvi là hệ số cố kết thẳng ñứng của lớp ñất yếu thứ i, xác ñịnh theo TCVN 4200:2012, tương
σ vzi + σ zi
ñương với áp lực trung bình mà lớp ñất yếu i phải chịu ñựng trong quá trình cố kết.
2
H là chiều sâu thoát nước cố kết theo phương pháp thẳng ñứng. Nếu chỉ có một mặt thoát
nước ở phía trên thì H = Ha, còn nếu có hai mặt thoát nước cả trên và dưới (dưới có lớp cát
hoặc thấu kính cát) thì H = 1/2 Ha.

Trị số của ñộ cố kết thẳng ñứng Uv có thể xác ñịnh theo Bảng 3-7.
Bảng 3-7. ðộ cố kết Uv ñạt ñược tùy thuộc nhân tố thời gian Tv

Tv 0,004 0,008 0,012 0,020 0,028 0,036 0,048


Uv 0,080 0,104 0,125 0,160 0,189 0,214 0,247
Tv 0,060 0,072 0,100 0,125 0,167 0,200 0,250
Uv 0,276 0,303 0,357 0,399 0,461 0,504 0,562
Tv 0,300 0,350 0,400 0,500 0,600 0,800 1,000
Uv 0,631 0,650 0,698 0,764 0,816 0,887 0,931
2
Tv 2,000 Ghi chú: Nếu Cv tính bằng (cm /s) thì hi và H tính bằng (cm)
Uv 0,994 và t tính bằng giây (s)

Xác ñịnh ñộ cố kết theo phương ngang Uh:


8Th
F ( n ) + Fs + Fr
Uh = 1− e (3-72)
52
Trong ñó các số hạng ñược xác ñịnh như sau:
Th là nhân tố thời gian theo phương ngang:

Th = Ch.t/D2 (3-73)
Với D là ñường kính ảnh hưởng của bấc thấm

Nếu bố trí bấc thấm theo kiểu ô vuông, D = 1,13L; theo kiểu tam giác, D = 1,05L
Với L là khoảng cách giữa các tim bấc thấm;

Ch là hệ số cố kết theo phương ngang, ở giai ñoạn lập dự án khả thi, có thể dùng:

C h = (2 ÷ 5)C vtb (3-74)

F(n) là nhân tố xét ñến ảnh hưởng của khoảng cách bấc thấm

n2 3n 2 − 1
F ( n) = 2 ln(n) − (3-75)
n −1 4n 2
Ở ñây: n = D/dw với dw là ñường kính tương ñương của bấc thấm ñược xác ñịnh theo công
thức sau:

dw = 2(a + b)/π hoặc dw = (a + b)/2 (3-76)

(a, b tương ứng là chiều dày và chiều rộng của bấc thấm)

Vì dw thường nhỏ, do ñó n thường lớn và n2 >> 1, nên có thể xác ñịnh F(n) theo công thức
ñơn giản như sau:

3
F (n) = ln(n) − (3-77)
4
Fs là nhân tố xét ñến ảnh hưởng xáo ñộng ñất nền khi ñóng bấc thấm:

k  d 
Fs =  n − 1 ln s  (3-78)
 ks   dw 

Trong ñó: kn là hệ số thấm của ñất theo phương ngang khi chưa ñóng bấc thấm
ks là hệ số thấm của ñất theo phương ngang sau khi ñóng bấc thấm

k n k n cn
(trong trường hợp thực tế thường áp dụng = = = 2÷5)
k s k v cv

ds là ñường kính tương ñương của vùng ñất bị xáo ñộng xung quanh bấc thấm.
Trong thực tế thường dùng ds/dw = 2 ÷ 3.
Fr là nhân tố xét ñến sức cản của bấc thấm:

2 k
Fr = πH 2 n (3-79)
3 qw

53
Với H là chiều dài tính toán của bấc thấm (m). Nếu chỉ có một mặt thoát nước phía trên thì H
bằng chiều sâu ñóng bấc thấm, nếu có hai mặt thoát nước (cả trên và dưới) thì lấy H bằng một
nửa chiều sâu ñóng bấc thấm;
qw là khả năng thoát nước của bấc thấm tương ñương với gradient thủy lực bằng một, lấy theo
chứng chỉ xuất xưởng của bấc thấm, tính bằng m³/s.
Thực tế tính toán cho phép lấy:

kn
= 0,000 01 ÷ 0,001 m-2 ñối với ñất yếu loại sét hoặc á sét
qw

kn
= 0,001 ÷ 0,01 m-2 ñối với ñất than bùn
qw

kn
=0,01 ÷ 0,1 m-2 ñối với bùn gốc cát.
qw

ðộ lún cố kết của nền ñắp trên ñất yếu ñược gia cố bằng bấc thấm sau thời gian t ñược xác
ñịnh như sau:

St = Sc.U (3-80)
Trong ñó: Sc là ñộ lún của nền ñất yếu khi chưa có bấc thấm

U là ñộ cố kết của nền ñất yếu sau khi ñã ñược gia cố bằng bấc thấm
Phần ñộ lún cố kết còn lại sau thời gian t sẽ là:

∆S = (1 – U) Sc (3-81)

Tính toán gia tải nén trước:


Tổng tải trọng gia tải nén trước lớn hơn hoặc bằng 1,2 lần tổng tải trọng thiết kế của công
trình. Giá trị này do tư vấn thiết kế quy ñịnh.

Vật liệu gia tải nén trước có thể bằng ñất loại sét, ñất loại cát hoặc bằng tải trọng công trình
(nếu công trình là nhà).
Khi nền ñất không ổn ñịnh, phải ñắp theo từng giai ñoạn. Tải trọng của từng giai ñoạn ñắp
phải bảo ñảm nền luôn trong ñiều kiện ổn ñịnh, có thể tính gần ñúng theo phương pháp xuất
phát từ công thức xác ñịnh tải trọng giới hạn của lớp ñất yếu như ở ñồ Hình 3.26.

Trường hợp B/Hy ≤ 1,49 thì tính toán theo công thức:

π +2
H di = C ui (3-82)
γF

Trường hợp B/Hy > 1,49 thì thay (π + 2) bằng Nc tính theo toán ñồ hình 3.26.

Trong ñó: Hdi là chiều dày lớp ñất thứ i, tính bằng (m)

B là bề rộng ñáy nền ñắp, tính bằng (m)


Hy là chiều dày lớp ñất yếu, tính bằng (m)
54
γ là khối lượng thể tích ñất ñắp, tính bằng (kN/m³)

Cui là sức kháng cắt không thoát nước của lớp ñất yếu, tính bằng (kPa)
F là hệ số an toàn (trong quá trình ñắp có thể lấy F trong khoảng 1,05 ñến 1,1).
Nc
10

4 B

3 Hy Cu

0 B/Hy
0 11,49 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Hình 3.26. Sơ ñồ hệ số chịu tải Nc của nền ñắp chiều rộng B trên nền ñất yếu chiều dày Hy

Cường ñộ lớp ñất yếu ñược gia tăng sau cố kết tính theo công thức:

∆C u = ∆Pi .U . tan φ (3-83)

Trong ñó: ∆Pi là ứng suất nén do tải trọng ñắp ñất gây nên ở lớp thứ i

U là ñộ cố kết ñạt ñược ở thời ñiểm tính toán

φ là góc ma sát trong của lớp ñất yếu.

Kiểm tra ổn ñịnh nền ñất yếu khi gia tải:


Khi trong nền cần gia cố có một lớp ñất tốt, mỏng (≤ 2 m) nằm bên trên thì phải bảo ñảm tải
trọng ñặt trên mặt lớp ñất tốt phải ñủ lớn ñể phá vỡ ñược ñộ bền kết cấu của lớp ñất này và
gây nên ñộ lún theo dự báo.

Áp lực do lớp gia tải gây nên không vượt quá sức chịu tải giới hạn của ñất nền ñể ñảm bảo
cho nền lún trong giới hạn quy ñịnh ñúng với thiết kế mà không phá hoại nền ñất cần gia cố.

Trong quá trình ñắp nền và ñắp gia tải trước, cần phải ñảm bảo cho phần ñắp cao Hd luôn luôn
ñược ổn ñịnh (không bị trượt trồi). ðể ñánh giá mức ñộ ổn ñịnh, ngoài việc dựa vào cách quan
trắc lún và chuyển vị ngang, còn phải kiểm toán theo các phương pháp phân tích ổn ñịnh mái
ñắp (chương trình thương mại, tính tay cổ ñiển).

55
Phần ñắp cao Hd ñược xem là ñã ñủ ổn ñịnh nếu hệ số ổn ñịnh Kjmin ≥ 1,2 (theo phương pháp
phân mảnh cổ ñiển) hoặc Kjmin ≥ 1,4 (theo phương pháp Bishop).

Có thể dùng một trong hai phương pháp sau ñây ñể kiểm tra ổn ñịnh nền ñất ñắp trên ñất yếu:

Phương pháp phân mảnh cổ ñiển:


Phương pháp phân mảnh cổ ñiển ñược tính theo sơ ñồ ở Hình 3.27 và hệ số ổn ñịnh Kj ứng
với một mặt trượt tròn có tâm Oj ñược xác ñịnh theo công thức sau:
n

∑ (c l i i + Qi cos α i tan φi + F (Y / R j ))
Kj = i =1
n
(3-84)
∑ (Q sin α )
i =1
i i

Lớp 1: có thể bao gồm tầng ñệm cát mỏng, trên ñó có lớp vải ñịa kĩ thuật hoặc có thể gặp một
tầng ñất mỏng không yếu lắm;

Lớp 2: lớp ñất yếu có chiều dày lớn


li là chiều dài cung trượt trong phạm vi mảnh i

n là tổng số mảnh trượt trong phạm vi khối trượt

αi là góc giữa pháp tuyến của cung li với phương của lực qi

Rj là bán kính ñường cong của cung trượt

Ci và ϕi là lực dính và góc ma sát của lớp ñất chứa cung trượt li của mảnh trượt thứ i

q là tải trọng của công trình quy ñổi

Hình 3.27. Sơ ñồ phân mảnh với mặt trượt tròn:

1) Nền ñắp; 2) Lớp 1; 3) Lớp 2 (ñất yếu); 4) Cung trượt tròn; 5) Mảnh i
F là lực giữ (chống trượt) do vải ñịa kĩ thuật tạo ra, ñược xác ñịnh như sau:
Sử dụng vải ñịa kĩ thuật ñể tăng cường mức ổn ñịnh của nền ñất ñắp trên ñất yếu
56
a) Khi bố trí vải ñịa kĩ thuật giữa lớp ñất yếu và nền ñắp (Hình 3.28) thì ma sát giữa ñất ñắp
và mặt trên của vải ñịa kĩ thuật sẽ tạo ra một lực giữ khối trượt F (bỏ qua ma sát giữa ñất yếu
và mặt dưới của vải) và nhờ ñó mức ñộ ổn ñịnh của nền ñắp trên ñất yếu ñược tăng lên:

Hình 3.28. Tính trượt kể ñến tác dụng của vải ñịa kỹ thuật: 1 - Vải ñịa kỹ thuật; 2 - Cung trượt
nguy hiểm nhất; I - Vùng hoạt ñộng (khối trượt); II - Vùng bị ñộng (có vải ñịa kỹ thuật chống
trượt); F - Lực kéo tác dụng lên vải ñịa kỹ thuật; Y - cánh tay ñòn của lực F so với tâm trượt
nguy hiểm nhất
ðể ñảm bảo tác dụng chống trượt của vải ñịa kĩ thuật phải thỏa mãn ñiều kiện sau:

F ≤ Fcp (3-85)

Trong ñó: F là Lực kéo mà vải ñịa kĩ thuật phải chịu;


Fcp là lực kéo cho phép của vải rộng 1m, tính bằng tấn trên mét (T/m).

Lực kéo cho phép của vải ñịa kĩ thuật Fcp ñược xác ñịnh theo các ñiều kiện sau:

• ðiều kiện bền của vải ñịa kĩ thuật:


Fcp = Fmax/k (3-86)

Fmax là lực kéo ñứt của vải khổ 1m, tính bằng tấn trên mét (T/m)
k là hệ số an toàn về lực ma sát cho phép ñối với lớp vải rải trực tiếp trên ñất

k = 2 khi vải làm bằng polyeste; k = 5 nếu vải làm bằng polypropylen hoặc
polyethylen

• ðiều kiện về lực ma sát cho phép ñối với lớp vải rải trực tiếp trên ñất yếu:
l1
Fcp = ∑ γ d hi f '
(3-87)
i =0

l2
Fcp = ∑ γ d hi f '
(3-88)
i =0

l1, l2 là chiều dài vải trong phạm vi vùng hoạt ñộng và vùng bị ñộng

γd là khối lượng thể tích của ñất ñắp;


57
hi là chiều cao khối ñất ñắp trên vải thay ñổi từ 0 ñến h
f’ là hệ số ma sát giữa ñất ñắp và vải cho phép dùng ñể tính toán

2
f ' = k' tan φ (3-89)
3

ϕ là góc ma sát trong của ñất ñắp

k’ là hệ số dự trữ về ma sát, lấy bằng 0,66.

Phương pháp Bishop:


Tính toán theo phương pháp Bishop thì hệ số ổn ñịnh Kj ứng với một mặt trượt tròn trung tâm
Oj (Hình 3.28) ñược xác ñịnh theo công thức sau:
n
 Qi tan φi 
∑ c l i i +
cos α i 
 mi + F (Y / R j )
Kj =
i =1  (3-90)
n

∑ (Q sin α )
i =1
i i

1
mi = (1 + tan φi tan α i ) −1 (3-91)
kj

Phương pháp Bishop về cơ bản cũng giống như phương pháp phân mảnh cổ ñiển. Chỉ có khác
là hệ số mi lại phụ thuộc vào hệ số kj cho nên phải tinh lặp, ñúng dần nhờ việc sử dụng các
chương trình máy tính;
Nếu không sử dụng máy tính, thì có thể mò tìm mặt trượt nguy hiểm nhất bằng cách cho vị trí
tâm Oj của chúng thay ñổi trong vùng “tâm trượt nguy hiểm nhất” như trên Hình 3.29.
Nếu nền ñắp bằng cát (lực dính c = 0) thì giao ñiểm giữa mặt trượt nguy hiểm với bề rộng nền
ñường có thể thay ñổi trên cả phạm vi AB, còn nếu ñắp bằng ñất dinh thì giao ñiểm này
thường ở lân cận ñiểm A

Hình 3.29. Sơ ñồ xác ñịnh tâm trượt nguy hiểm:


1) Nền ñắp; 2) ðất yếu; 3) Vùng tâm trượt nguy hiểm

Thi công bấc thấm:


Trình tự thi công cắm bấc thấm như sau:
58
• ðịnh vị tất cả các ñiểm sẽ phải cắm bấc thấm bằng máy ño ñạc thông thường theo
hàng dọc và ngang ñúng với thiết kế, ñánh dấu vị trí ñịnh vị, công việc này cần làm
cho từng ca máy;

• ðưa máy cắm bấc thấm vào vị trí theo ñúng hành trình ñã vạch trước. Xác ñịnh vạch
xuất phát trên trục tâm ñể tính chiều dài thấm bấc ñược cắm vào ñất, kiểm tra ñộ thẳng
ñứng của trục tâm bằng dây dọi hoặc bằng thiết bị con lắc ñặt trên giá máy ép;

• Lắp bấc thấm vào trục tâm và ñiều khiển máy ñưa ñầu trục tâm ñến vị trí cắm bấc
thấm;

• Gắn ñầu neo vào ñầu bấc thấm với chiều dài bấc thấm ñược gấp lại tối thiểu là 30 cm
và ñược ghim bằng ghim thép. Các ñầu neo phải có kích thước phù hợp với bấc thấm.
Kích thước của ñầu neo thường là 85 mm x 150 mm bằng tôn dày 0,5 mm;

• Cắm trục tâm ñã ñược lắp bấc thấm ñến ñộ sâu thiết kế với tốc ñộ ñều trong pham vi
từ 0,2 m/s ñến 0,6 m/s. Sau khi cắm bấc thấm xong, kéo trục tâm lên (lúc này ñầu neo
sẽ giữ bấc thấm lại trong lòng ñất). Khi trục tâm ñã ñược kéo lên hết, dùng kéo cắt ñứt
bấc thấm, còn lại 20 cm ñầu bấc thấm nhô lên trên lớp ñệm cát và quá trình bắt ñầu lại
từ ñầu ñối với một vị trí cắm bấc thấm tiếp theo.

3.3.6. Phương pháp gia cố nền bằng vải ñịa kỹ thuật


Gia cố nền ñường:
ðối với nền ñất ñắp, việc ñặt vào 1 hoặc nhiều lớp vải ñịa kỹ thuật sẽ làm tăng cường ñộ chịu
kéo và cải thiện ñộ ổn ñịnh của nền ñường chống lại sự trượt tròn. Mặt khác, vải ñịa kỹ thuật
còn có tác dụng làm cho ñộ lún của nền ñất ñắp ñược ñồng ñều hơn.

Hình 3.30. Gia cố vải ñịa kỹ thuật nền ñường


Phạm vi áp dụng: xử lý cục bộ sự mất ổn ñịnh của nền ñất ñắp, sử dụng nhiều trong các công
trình giao thông hoặc nền gia cố bằng ñệm cát, giếng cát, gia cường cho tường chắn, …

Một số lưu ý khi gia cố nền ñường:


Nên sử dụng các vật liệu ñịa kỹ thuật tổng hợp (vải ñịa kỹ thuật, lưới kỹ thuật) có cường ñộ
cao, biến dạng nhỏ, lâu lão hóa làm lớp thảm tăng cường cho nền ñất ñắp. Hướng dọc hoặc
hướng có cường ñộ cao của lớp thảm phải thẳng góc với tim ñường.

59
Việc sử dụng vật liệu ñịa kỹ thuật không bị hạn chế bới ñiều kiện ñịa chất, nhưng khi nền ñất
càng yếu thì tác dụng càng rõ. Số lớp thảm tăng cường phải dựa vào tính toán ñể xác ñịnh, có
thể bố trí 1 hoặc nhiều lớp, cách nhau khoảng 15 ÷ 30cm.

Phải bố trí ñủ chiều dài ñoạn neo giữ, trong chiều dài ñoạn neo, tỷ số của lực ma sát với mặt
trên và mặt dưới của lớp thảm Pf và lực kéo thiết kế của lớp thảm Pj phải thỏa mãn ñiều kiện:

Pf
≥ 1,5 (3-92)
Pj

Góc ma sát giữa lớp thảm và vật liệu ñắp φf nên dựa vào kết quả thí nghiệm ñể xác ñịnh, nếu
không làm ñược thí nghiệm, có thể xác ñịnh theo công thức sau:

2
tan φ f = tan φ q (3-93)
3

Trong ñó φq là góc ma sát trong xác ñịnh bằng thí nghiệm cắt nhanh của vật liệu ñắp tiếp xúc
với lớp thấm.

Gia cố tường chắn ñất:

Hình 3.31. Dùng vải ñịa kỹ thuật làm tường chắn ñất

Hiện nay người ta chọn phương pháp gia cố phần ñất ñắp sau lưng tường bằng vải ñịa kỹ
thuật hay các lưới kim loại ñể tạo ra các tường chắn ñất mềm dẻo nhằm thay thế các loại
tường chắn thông thường bằng tường cứng. Các lớp vải ñịa kỹ thuật này sẽ chịu áp lực ngang
từ khối ñất sau lưng tường. Cấu tạo tường chắn như trên hình 3.31.

Ghi chú : Pa1 = KaγH (3-94)


Pa2 = Kaq (3-95)

Ka là hệ số áp lực ngang
Sv - khoảng cách giữa các lớp vải (chiều dày lớp ñất);

Le -chiều dài ñoạn neo giữ cần thiết, Le ≥ 1m.


Lr - chiều dài lớp vải nằm trước mặt trượt;

Lo - chiều dài ñoạn vải ghép chồng.


Tồng chiều dài : ∑L = Le + Lr + Lo + Sv (3-96)
60
Chiều dài thiết kế : L = Le + Lr (3-97)
Tính toán khoảng cách và chiều dài lớp vải:

Hình 3.32. Sơ ñồ tính toán tường chắn ñất gia cố vải ñịa kỹ thuật

Xét áp lực ngang tác dụng lên 1m dài tường:

T
Pa S v = (3-98)
FS
Tính toán khoảng cách giữa các lớp vải:

T
Sv = (3-99)
Pa FS

Trong ñó FS là hệ số an toàn, FS = 1,3 ÷ 1,5 ; T là cường ñộ chịu kéo của vải ñược cung cấp
từ nhà sản xuất tùy thuộc vào loại vải.
Tính toán chiều dài neo giữ cần thiết:

S v Pa FS S (1 − sin φ )(γZ + q ) FS
Le = = v ≥ 1m (3-100)
2(C a + γZ tan δ ) 2(C a + γZα tan φ )

Tính toán chiều dài lớp vải nằm trước mặt trượt:

Lr = ( H − Z ) tan(45 0 − φ / 2) (3-101)

Tính toán chiều dài ñoạn ghép chồng:

S v Pa FS
L0 = ≥ 1m (3-102)
4(C a + γZ tan δ )

Trong ñó: Ca là lực dính của ñất ñắp sau tường

δ là góc ma sát trượt giữa vải và ñất, tanδ = αtanφ, với α là hệ số ñược xác
ñịnh theo bảng 3-8.

Bảng 3-8. Tương quan giữa hệ số α và ñộ rỗng của vải ñịa kỹ thuật

ðộ rỗng diện tích của vải ðKT (%) α


≥ 80 0,5
51 ÷ 79 0,7
< 51 0,6

61
Ngoài ra cần kiểm tra về ñiều kiện chống trượt và chống lật ñổ của tường chắn như các loại
tường chắn thông thường khác.

3.3.7. Phương pháp gia cố nền bằng cố kết hút chân không

ðặc ñiểm và phạm vi áp dụng:


Hút chân không là phương pháp xử lý nền bằng cách bơm hút nước ra khỏi ñất nền ñể giảm
hệ số rỗng, tăng liên kết giữa các hạt ñất, nhờ ñó mà giảm ñược ñộ lún và tăng sức chịu tải
của nền khi xây dựng công trình. Có hai phương pháp cố kết hút chân không là phương pháp
cách khí bằng màng kín và phương pháp ống hút trực tiếp.
Khi cần gia cố vị trí nền nào ñó, người ta dùng một lớp vải bạt hay màng nhựa phủ kín vùng
ñó không cho không khí lọt vào và tạo chân không ở bên dưới lớp màng này. ðể tạo chân
không người ta dùng hệ thống ống hút và bơm chân không. Công nghệ này có thể tạo ra một
tải trọng nén trước tương ñương với một khối ñắp nén trước cao khoảng 4-5m.

Phương pháp ống hút trực tiếp: các bấc thấm ñược nối trực tiếp vào các ống nhựa dẻo và dẫn
ñến các bơm hút chân không.

Phương pháp này ñược sử dụng trong những trường hợp sau ñây:

• Sử dụng ñể thay thế hoặc thay thế một phần tải trọng ñắp gia tải trước ñể cố kết nền
ñất sét yếu có sử dụng hệ thống thoát nước thẳng ñứng bằng bấc thấm.

• Khi trong lớp ñất yếu có xen kẹp lớp ñất bụi, ñất cát hoặc các lớp thấm nước và khí,
phải dùng các phương pháp bịt kín (tường kín khí) trong khu vực xử lý. Chiều sâu của
tường kín khí phải lớn hơn chiều sâu của lớp xen kẹp dưới cùng.

• Chiều sâu xử lý có hiệu quả không quá 35m và không ñược sử dụng trong ñiều kiện
dưới ñáy của lớp ñất yếu cần xử lý là lớp ñất bụi, ñất cát hoặc lớp ñất có hệ số thấm
lớn hơn 10-5cm/s.

Tính toán thiết kế xử lý nền bằng bơm hút chân không


Xác ñịnh chiều dày lớp gia tải
a) ðối với phương pháp hút chân không có màng kín khí
Theo phương pháp này, lớp gia tải có vai trò chính là tạo khoảng không ñể bơm hút khí, tạo
áp lực chân không phía dưới màng kín khí. Vì vậy, vật liệu gia tải cần có hệ số thấm khí lớn,
còn chiều dày lớp gia tải thì không cần lớn, thường trong khoảng 0,5÷1,5 m, tùy thuộc loại
máy bơm và khả năng cung cấp vật liệu gia tải. Máy bơm có công suất lớn thì chọn chiều dày
gia tải lớn.

b) ðối với phương pháp hút chân không không có màng kín khí
Trong trường hợp này, chiều dày lớp gia tải phải ñủ lớn ñể ngăn không khí ñi vào nền ñang
ñược xử lý bơm hút. Ngoài ra, lớp gia tải còn có tác dụng tăng tốc ñộ cố kết ñất nền.
Theo ñiều kiện kín khí, chiều dày gia tải HS(m) ñược xác ñịnh theo công thức:
62
Pvac
HS = K A (3-103)
γ wQa air

Trong ñó: Pvac: áp suất chân không dưới lớp gia tỉa kín khí (KN/m2);

γw: trọng lượng riêng của nước (KN/m3);

Qa: lưu lượng máy bơm hút chân không (m3/s);


Kair: hệ số thấm khí của lớp gia tải kín khí (m/s);
A: diện tích bề mặt xử lý (m2).

Xác ñịnh chiều sâu cắm bấc thấm:


Chiều sâu cắm bấc thấm phụ thuộc vào ñiều ñiện ñịa chất nền, cấp tải trọng do công trình tác
dụng lên nền và yêu cầu hạn chế ñộ lún sau khi xây dựng công trình. Trước khi quyết ñịnh
biện pháp xử lý nền cần thực hiện các tính toán ñịa kỹ thuật, xác ñịnh:

• Ổn ñịnh tổng thể của công trình trên nền (trạng thái giới hạn I);

• ðộ lún của công trình (lún sơ cấp, lún cố kết, lún dư): theo trạng thái giới hạn II.

Từ các tính toán nêu trên sẽ xác ñịnh ñược yêu cầu về xử lý nền ñể tăng cường ñộ (ñảm bảo
ổn ñịnh) và giảm ñộ lún dư (ñảm bảo ñiều kiện biến dạng). Chiều sâu nền cần xử lý là trị số
lớn nhất xác ñịnh từ 2 ñiều kiện ñã nêu. Chiều sâu cắm bấc ñược xác ñịnh như sau:

• Trường hợp chiều dày lớp ñất yếu trong nền nhỏ hơn chiều sâu cần xử lý theo tính
toán: lấy chiều sâu cắm bấc bằng chiều dày lớp ñất yếu, tức là hút chân không xử lý
toàn bộ lớp ñất yếu trong nền.

• Trường hợp chiều dày lớp ñất yếu trong nền lớn hơn chiều sâu cần xử lý theo tính
toán: lấy chiều sâu cắm bấc bằng chiều sâu cần xử lý.

• Nếu chiều sâu cắm bấc xác ñịnh như trên ñây có giá trị L ≥ 30m thì cần luận chứng
bằng cách so sánh với một số phương án xử lý khác.

Lựa chọn loại bấc thấm:


Việc lựa chọn loại bấc thấm chủ yếu phụ thuộc vào khả năng cung cấp của thị trường và
thông số kỹ thuật của máy cắm bấc. Hiện nay, ñiều kiện cung cấp bấc thấm của thị trường là
tương ñối dễ dàng. Vì vậy việc lựa chọn loại bấc là theo ñặc tính kỹ thuật của hệ thống thiết bị
do từng ñơn vị thi công sở hữu.

Lựa chọn sơ ñồ cắm bấc:


Trong thi công thường gặp 2 sơ ñồ cắm bấc chính là sơ ñồ tam giác và sơ ñồ hình vuông. Việc
chọn sơ ñồ nào là phụ thuộc vào cách vận hành thiết bị cắm bấc.

Xác ñịnh khoảng cách cắm bấc (d):


Khoảng cách cắm bấc phụ thuộc vào thời gian gia cố cho phép và khối lượng gia tải. Trình tự
tính toán như sau:

63
• Với một thời gian gia cố dự ñịnh trước (t) giả thiết một số giá trị khoảng cách bấc
thấm d.

• Với trị số t và d, theo các công thức tính toán cố kết, xác ñịnh ñược chiều dày gia tải
tương ứng HS.

• So sánh kinh tế giữa các phương án khoảng cách bấc thấm d, với các thành phần chi
phí ñược tính bao gồm chi phí cho bấc thấm (tính theo tổng chiều dài bấc) và chi phí
theo gia tải (tính theo tổng khối lượng gia tải), từ ñó lựa chọn ñược khoảng cách bấc
thấm hợp lý.
Bài toán xác ñịnh mối quan hệ giữa khoảng cách cắm bấc với các thông số khác (chiều sâu
cắm bấc, chiều dày gia tải, áp lực chân không, thời gian xử lý ...) có thể ñược giải theo các
phương pháp khác nhau. Thường sử dụng các phần mềm tính toán chuyên dụng (ví dụ: các
phần mềm Plaxis, Fossa, Msettle…).

Lựa chọn máy bơm và sơ ñồ nối ống:


Thông thường ñối với một ñơn vị thi công, hệ thống máy bơm ñã ñược trang bị sẵn và ñược
sử dụng cho nhiều công trình. Khi ñó nội dung tính toán không phải là chọn máy bơm mà là
chọn sơ ñồ nối ống tập trung nước vào máy bơm, theo các bước sau:

- Tính toán khả năng tập trung nước của một bấc thấm Qg (m3/s)
- Tính toán số bấc thấm do một máy bơm phụ trách:

Qa
nb = K b (3-104)
Qg

Trong ñó:

Qa: năng lực của máy bơm (m3/s);


Qg: khả năng tập trung nước của 1 giếng (bấc), m3/s;

Kb: hệ số xét ñến tổn thất năng lượng trong hệ thống tập trung nước.
Khi một máy bơm phụ trách hút nước cho nhiều ống thì thường nối ống theo sơ ñồ phân cấp:
cấp 1 - ống nối với máy bơm; cấp 2- các ống cùng ñổ vào một ống cấp 1; cấp 3- các ống cùng
ñổ vào một ống cấp 2.

Bố trí hệ thống hào vây:


Hệ thống hào vây chỉ ñược bố trí khi xử lý bơm hút chân không có màng kín khí. Nhiệm vụ
của hào là ñể nhém mí màng kín khí phủ trên bề mặt khu vực xử lý. Sau khi gắn chặt mí màng
chống thấm vào ñáy hào thì ñổ vữa bentonite lên ñể làm kín khí. Trong trường hợp quy mô
khu vực xử lý không lớn thì có thể dùng ñất sét nhão ñể nhém mí màng chống thấm thay cho
vữa bentonite.
Hào ñược ñào trong ñất nguyên thổ, với kích thước mặt cắt không lớn: chiều rộng ñáy:
(0,3÷0,5)m; chiều sâu: (0,4÷0,6)m; hệ số mái dốc: m = 0,5÷1,0 (phụ thuộc vào khả năng ổn
ñịnh của mái).
64
Bố trí thiết bị quan trắc, bao gồm:
Thiết bị quan trắc thường bao gồm: quan trắc lún ñứng bề mặt (lún tổng); quan trắc lún cho
từng lớp ñịa chất; quan trắc lún nghiêng (chuyển vị ngang); quan trắc áp lực nước lỗ rỗng
trong ñất, áp lực chân không trong bấc thấm.

Các số liệu quan trắc ñược sử dụng trong quá trình xử lý ñể ñiều chỉnh áp lực chân không khi
bơm hút cho phù hợp với sơ ñồ tính toán và quyết ñịnh thời ñiểm dừng bơm hút (khi ñộ cố kết
ñã ñạt yêu cầu thiết kế).

Thi công:
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều công ty xây dựng triển khai công nghệ hút chân không,
mỗi một công ty lại có những cải tiến riêng, những thiết bị riêng ñể phù hợp với các công
trình xây dựng mà công ty ñó thực hiện. Vì vậy trong thực tế có nhiều biện pháp thi công hút
chân không khác nhau. Tuy nhiên các phương pháp này ñều dùng gia tải ñể hỗ trợ quá trình
rút nước khỏi nền. Về cơ bản có thể phân thành hai loại chính là thi công hút chân không có
màng kín khí và không có màng kín khí.

Nhóm phương pháp thi công có màng kín khí:


Màng kín khí thông thường là màng ñịa kỹ thuật (geo-membrane) bao kín toàn bộ khu vực thi
công. Trong quá trình bơm hút, mực nước ngầm hạ xuống và không khí cũng ñược rút ra, tạo
một vùng áp suất nhỏ hơn áp suất khí quyển trong lớp ñất gia tải nằm dưới màng, từ ñó hình
thành một gia tải phụ do sự chênh lệch về áp suất không khí ở trên và dưới màng kín khí (hình
3.33).

Hình 3.33. Sơ ñồ nguyên lý phương pháp hút chân không có màng kín khí

65
Trình tự thi công xử lý nền bằng biện pháp cố kết hút chân không có màng kín khí ñược thực
hiện theo các bước sau:

 Chuẩn bị thi công


 Thi công lớp vải ñịa kỹ thật ngăn cách

 Thi công lớp ñệm cát thoát nước ngang và hệ thống thoát nước bề mặt
 Thi công cắm bấc thấm, hào kín khí hoặc tường kín khí

 Thi công hệ thống thoát nước ngang và ñồng hồ ño áp lực chân không
 Thi công hệ thống quan trắc
 Thi công lớp màng kín khí

 Thi công hệ thống gia tải chân không


 Thi công lớp bù lún và gia tải thêm

 Kết thúc chạy chân không và dỡ tải.

Nhóm phương pháp thi công không có màng kín khí:


Nguyên tắc của nhóm phương pháp thi công không có màng kín khí dựa trên việc ñơn giản
hóa phương pháp cố kết chân không có màng kín khí bằng cách bỏ ñi màng kín khí, cũng là
bỏ ñi sự trợ giúp của áp suất khí quyển. Thay vào ñó, nhóm phương pháp này yêu cầu ñắp lớp
gia tải cao hơn ñể bù ñắp sự thiếu hụt về áp lực gia tải (Hình 3.34). Nhìn chung nhóm phương
pháp này thi công ñơn giản, nhưng khối lượng gia tải lại tương ñối lớn.

thoát nước ngang

thoát nước ñứng

Bơm thoát nước

Cát

ðất chưa xử lý
(ñất sét, than
Bấc thấm
bùn)

Cát

Hình 3.34. Sơ ñồ nguyên lý phương pháp hút chân không không có màng kín khí
66
ðại diện cho nhóm thi công hút chân không không có màng kín khí là phương pháp
Beaudrain (hệ thống ống tập trung nước ñược thi công lắp ñặt ngầm dưới mặt ñất) và phương
pháp Beaudrain-S (hệ thống ống tập trung nước ñược thi công lắp ñặt nổi trên mặt ñất, sau ñó
ñắp lớp gia tải phủ lên trên).

ðể gia tăng hiệu quả bơm hút chân không trên diện rộng, cả hai nhóm phương pháp ñều có
thể áp dụng các biện pháp cải tiến như là nối ống kín trực tiếp với bấc. ðiều này làm cho áp
suất chân không trong bấc ñạt tới ñộ sâu lớn hơn, tăng lưu lượng nước bơm hút ñược.

67
Tài liệu tham khảo
TCVN 4200-2012:
TCVN 9148-2012:

TCVN 9149-2012:
TCVN 8868-2011:

TCVN 9351-2012:
TCVN 9352-2012:

TCVN 9355-2012:
TCVN 9362-2012:

TCVN 9403-2012:
TCVN 9842-2013:

68

You might also like