You are on page 1of 4

Edited by Phan Thảo Mi My

BỆNH NHA CHU


BS. Dương Minh Phương

I. Cấu tạo mô nha chu


 Gồm 4 thành phần:
1) Nướu
2) Dây chằng nha chu
3) Xương ổ răng
4) Xê măng chân răng
1. Nướu
- Bề mặt màu hồng nhạt, lấm tấm da cam
- Gồm nướu rời tạo thành khe nướu (gai nướu là phần nướu rời nhô lên ở kẻ răng) và sát bên
dưới là nướu dính (là nơi nướu dính vào cổ răng gọi là biểu mô bám dính: E.A)
2. Dây chằng nha chu
- Còn gọi là màng nha chu gồm nhiều hệ thống sợi collagen gồm 5 nhóm:
1) Nhóm đỉnh
2) Nhóm ngang
3) Nhóm nghiêng
4) Nhóm chóp gốc
5) Nhóm răng nối răng
- Nối liền giữa xê măng chân răng và xương ổ răng
- Nhiệm vụ giữ răng ổn định và phân tán lực tác động lên răng
3. Xương ổ răng
- Bao bọc quanh chân răng
- Cấu tạo bởi 2 phiến xương cứng và lớp xương xốp nằm chen giữa (xương xốp có nhiều mạch
máu, bạch huyết và thần kinh)
4. Xê măng chân răng
- Hay còn gọi là vỏ gốc răng
- Phần trên thường tiếp xúc với men răng
- Bên dưới có lỗ chóp gốc để mạch máu và thần kinh lưu thông với tủy răng
- Có 4 kiểu tiếp giáp giữa xê măng chân răng và men răng:
1) Men răng và xê măng chân răng nối liên tiếp với nhau
2) Men răng trùm lên xê măng chân răng  răng dài
3) Xê măng chân răng trùm lên men răng  phân cổ răng gần rãnh nướu rời có màu hơi đen
đen
4) Xê măng chân răng và men răng không tiếp xúc  lộ ngà răng  khi ăn lạnh  buốt răng

II. Nguyên nhân bệnh nha chu


- Bệnh nha chu xảy ra khi có một hoặc nhiều thành phần của mô nha chu bị tổn thương.
- Có thể phân làm hai loại nguyên nhân:
1) Tại chỗ
2) Tổng quát

1
Edited by Phan Thảo Mi My

1. Tại chỗ
- Quan trọng và chủ yếu nhất
- Nguyên nhân: Sự xuất hiện mảng bám, vôi răng mà nguyên do là vệ sinh răng miệng kém
hoặc không đúng cách, miếng trám dư, răng giả không đúng cách, xáo trộn hoặc chấn thương
khớp cắn
2. Tổng quát
- Thường khó xác định
- Thường ở những bệnh cảnh làm giảm sức đề kháng của cơ thể, nhiễm siêu vi, dinh dưỡng, tình
trạng căng thẳng lo âu kéo dài (stress), một số bệnh về đường huyết, đôi khi là phản ứng quá
mẫn của cơ thể hoặc xáo trộn nội tiết tố …

III. Dạng lâm sàng


1. Viêm nướu:
- Viêm nướu rời
- Không di chuyển biểu mô bám dính
- Triệu chứng: sưng, đỏ, đau, kiểu khó chịu tại chỗ, không có tình trạng nóng thay vào đó là tình trạng
nướu dễ chảy máu

Bệnh Nguyên nhân Lâm sàng Điều trị


- Ở trẻ sau bệnh cúm, viêm phổi, sởi… - Nâng cao thể trạng
- Xuất hiện 1 lần trong đời và thời gian - Sử dụng kháng sinh
Viêm nướu khỏi bệnh trong vòng 10 ngày phòng ngừa bội nhiễm
Herpes cấp - Giai đoạn đầu: mụn nước sau 24h
mụn vỡ  để lại vết loét tròn gây
đau rát khi ăn
Xoắn khuẩn - Sang thương lõm hình chén - Dùng kháng sinh họ
Borrelia Vincent - Viền đỏ xuất hện ở gai nướu, bờ nướu Penicilline
rời
Viêm nướu hoại - Bề mặt phủ lớp màng giả màu xám
tử lở loét cấp tính nhạt khó tróc
(viêm nướu - Miệng hôi mùi kim loại
Vincent) - Đau rát khi ăn kèm sốt cao, nổi hạch
- Nặng có thể hoại tử cả vùng mô nha
chu làm trơ gốc răng hoặc nhiễm
trùng huyết
Thuốc chống động - Mảng bám - Hướng dẫn vệ sinh
kinh (Dilantine de - Phản ứng nướu quá sản (thấy rõ ở gai răng miệng tránh viêm
Viêm nướu quá Sodium) nhiễm
sản do sử dụng nướu) tạo túi giả
thuốc Thuốc ức chế miễn - Thay đổi thuốc hoặc
dịch (ghép thận - không dùng nữa
Cyclosporine)
Do vệ sinh răng - Nướu mềm, bở sưng đỏ, bề mặt mất - Lấy sạch mảng bám,
miệng kém lấm tấm da cam vôi răng
Viêm nướu mạn
- Cảm giác khó chịu ray rứt tại chỗ - Hướng dẫn vệ sinh răng
tính
- Chạm vào rất dễ chảy máu miệng

2
Edited by Phan Thảo Mi My

2. Viêm nha chu:


- Viêm không chỉ khu trú ở nướu mà ảnh hưởng toàn bộ mô nha chu  tiêu xương ổ, di chuyển biểu mô
bám dính
- Tạo túi nha chu (túi thật)
Bệnh Nguyên nhân Lâm sàng
Actinobacillus - Tuổi: 12  26
Viêm nha chu thanh thiếu actinomycetemcomitans (Aa) - Nữ : nam=3 : 1
niên hoặc suy nha chu
(Priodontosis) - Thường gặp ở răng 6 tuổi và răng
cửa
Phá hủy mô nha chu tương đối - < 35 tuổi
Viêm nha chu tiến triển nhanh có thể kết hợp với nguyên - Nữ > nam
nhanh nhân tổng quát

- > 35 tuổi
- Nam = nữ
- Sự phá hủy mô nha chu xảy ra bộc
Viêm nha chu mạn tính ở phát xen lẫn các thời kỳ yên nghỉ
người trường thành  bệnh có thể kéo dài hàng chục
năm

IV. Phòng ngừa


 Giữ gìn vệ sinh răng miệng đúng cách
 Dinh dưỡng đầy đủ tạo sức đề kháng cho mô nha chu (vitamin C)
 Tránh lo âu, suy nghĩ, giảm stress
 Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các bệnh toàn thân có thể ảnh hưởng đến mô
nha chu
 Khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần để loại trừ sớm mảng bám, vôi răng nếu có

V. Community Periodontal Index of Treatment Needs (CPITN)


- Dụng cụ thăm dò túi nha chu được chế tạo đặc biệt với đầu tận cùng hình tròn đường kính
0.5mm có vạch đen ở giữa khoảng 3.5mm  5.5mm. Chiều dài tính từ vạch đen trên đến tận
cùng đầu bi là 8.5mm và chiều dài từ đầu bi đến vạch trên cùng của cây thăm dò là 11.5mm
- Các răng chỉ số được khám là:
17, 16, 11, 26, 27
47, 46, 31, 36, 37

- Ghi mã số cao nhất của răng chỉ số trong sextants:


 Mã số 0: lành mạnh
 Mã số 1: chảy máu nướu khi thăm dò
 Mã số 2: có vôi răng

3
Edited by Phan Thảo Mi My

 Mã số 3: túi nha chu 4 – 5 mm (viền nướu nằm trong vạch đen của cây thăm dò)
 Mã số 4: túi nha chu ≥ 6 mm (không thấy vạch đen)
- Đếm từng nhóm có mã số cao nhất trong 6 sextants của mẫu nghiên cứu để tính tỷ lệ % người
Số cá thể có code cao nhất
có code tương ứng = 𝑥 100
Số người còn răng
- Từ đó ra tỷ lệ nhu cầu điều trị cho cộng đồng TN (Treatment Needs)
 %TN 0 = tỷ lệ % lành mạnh  không cần điều trị
 %TN 1 = tỷ lệ % chảy máu nướu + % vôi răng + % túi nông + % tủi sâu  hướng dẫn
vệ sinh răng miệng
 %TN 2 = tỷ lệ % vôi răng + % túi nông + % túi sâu  cạo vôi
 %TN 3 = tỷ lệ % túi sâu  phẫu thuật nạo túi, cạo láng gốc răng

LƯỢNG GIÁ (đúng – sai)


1. Mô nha chu không nằm trên răng?  sai do có xê măng chân răng nằm ở chân răng
2. Tất cả thành phần mô nha chu đều thấy được trên film X – quang?  sai vì dây chằng nha
chu, nướu, …
3. Dây chằng nha chu bao quanh chóp răng như một lớp đệm?  đúng
4. Viêm nướu mạn tính thường gặp nhất?  đúng
5. Viêm quanh răng là biểu hiện phản ứng của cơ thể với tác nhân gây bệnh?  đúng
6. Bệnh nhân nha chu không có triệu chứng gì để họ phải quan tâm?  sai, có chảy máu răng
7. Khi mắt bệnh nha chu thì chắc chắn răng sẽ bị rụng đi?  sai
8. Mỗi hàm răng gọi là sextants?  sai
9. Viêm nha chu có sự di chuyển của E.A?  đúng
10. CPITN cho biết nhu cầu điều trị của mỗi BN?  sai vì là của cộng đồng

You might also like