You are on page 1of 2

BÀI TẬP HÌNH HỌC

Bài 1: Cho tam giác ABC cân tại A. Gọi H, K lần lượt là trung điểm của BC và AC.
a) Chứng minh tứ giác ABHK là hình thang.
b) Trên tia đối của tia HA lấy điểm E sao cho H là trung điểm của cạnh AE. Chứng minh tứ giác ABEC
là hình thoi.
c) Qua A vẽ đường thẳng vuông góc với AH cắt tia HK tại D. Chứng minh AD  BC

Bài 2: Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 6cm, AC = 8cm, đường cao AH, đường trung tuyến AM.
a) Tính độ dài của BC và AM
b) Từ H kẻ HD, HE lần lượt vuông góc với AB, AC. Chứng minh AH = DE.
c) Chứng minh AM  DE

Bài 3: Ông Hà dự kiến lát gạch một căn phòng hình vuôn có cạnh 4cm bằng những viên gạch hình chữ nhật
có chiều dài 0,5cm và chiều rộng 0,4cm.
a) Tính diện tích mỗi viên gạch hình chữ nhật nói trên.
b) Tính số viên gạch ít nhất cần thiết để ông Hà lát vừa đủ căn phòng nói trên.

Bài 4: Cho tam giác ABC vuông tại A (AB < AC), đường cao AH, đường trung tuyến AM. Vẽ HD  AB,
HE  AC ( D ∈ A , E ∈ AC ¿
a) Chứng minh: tứ giác ADHE là hình chữ nhật
b) Gọi P là điểm đối xứng của A qua E. Tứ giác DHPE là hình gì? Vì sao?
c) Gọi V là giao điểm của DE và AH. Qua A kẻ đường thẳng xy vuông góc với đường thẳng MV. Chứng
minh ba đường thẳng xy, BC, DE đồng quy.

Bài 5: Hình vẽ bên là bản thiết kế tầng trệt của ngôi nhà. Biết AB  BC,
CD  BC và AB=4m, CD=7m, AD=11m. Em hãy tính độ dài đoạn BC
(kết quả làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất)

Bài 6: Cho tam giác ABC vuông tại A (AB<AC) và đường cao AH. Từ H kẻ HE  AB, HF  AC.
a) Chứng minh AEHF là hình chữ nhật.
b) Gọi D là điểm đối xứng của A qua F. Chứng minh DHEF là hình bình hành.
c) Gọi I là giao điểm của EF và AH; M là trung điểm của BC. Qua A kẻ tia Ax vuông góc với đường
thẳng MI cắt tia CB tại K. CM bốn điểm K, E, I, F thẳng hàng,

Bài 7: Cho tam giác ABC vuông tại A (AB<AC). Kẻ HE  AB tại E, HF  AC tại F.
a) Chứng minh AEHF là hình chữ nhật.
b) Qua B vẽ đường thẳng song song với AH và cắt FH tại D. CM: BD=AH
c) Chứng minh: BC2 = 3AH2 + BE2 + CF2
Bài 8: Cho tam giác ABC vuông tại A (AB<AC). Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB, BC.
a) Tứ giác AMNC là hình gì? Vì sao?
b) Trên tia đối của tia MN lấy điểm D sao cho MN = MD. CM tứ giác ADBN là hình thoi.
c) Gọi E, F lần lượt là trung điểm của MN, AC. CM: B, E, F thẳng hàng.

Bài 9: Cho tam giác ABC vuông tại A (AB<AC), đường cao AH. Gọi M là trung điểm của AB. Gọi D là điểm
đối xứng của H qua M.
a) Chứng minh: Tứ giác AHBD là hình chữ nhật
b) Gọi E là điểm đối xứng với B qua điểm H. Chứng minh: ADHE là hình bình hành.
c) Kẻ EF  AC, HK  AC (F, K ∈ AC). Chứng minh AH = HF.

Bài 10: Để lát nền nhà tầng trệt ngôi nhà (gồm phòng khách và phòng ăn), nhà bạn Minh cần 50 thùng gạch
nền có kích thước một viên 60cm x 60cm. Tiền công lát là 70.000 đồng/m2. Hỏi nhà Minh phải tốn bao nhiêu
tiền để lát gạch cho tầng trệt ngôi nhà? Biết 1 thùng gạch có giá 520.000 đồng/ thùng gồm 4 viên.

Bài 11:
1. Chu vi của một tam giác là 50cm. Tính tổng độ dài của ba đường trung bình của tam giác đó
2. Cho tam giác ABC, đường cao AH. Gọi M là trung điểm của AB, vẽ D đối xứng với H qua M.
a) Chứng minh tứ giác AHBD là hình chữ nhật
b) Cho biết AC = 10cm, BC = 9cm, AH = 8cm. Tính diện tích hình chữ nhật AHBD.
c) Tứ giác ADBC là hình gì? Vì sao

Bài 12: Cho hình chữ nhật ABCD (AB>AD). Trên cạnh AD, BC lần lượt lấy các điểm M, N sao cho
AM=CN.
a) Chứng minh rằng BM // CN.
b) Gọi O là trung điểm của BD. Chứng minh AC, BD, MN đồng quy tại O
c) Qua O vẽ đường thẳng d vuông góc với BD, d cắt AB tại P, cắt CD tại Q. Chứng minh: tứ giác PBQD
là hình thoi
d) Đường thẳng qua B song song với PQ và đường thẳng qua Q song song với BD cắt nhau tại K. Chứng
minh: OBKQ là hình chữ nhật

Bài 13: Cho tam giác ABC vuông tại A (AB<AC) có M và E lần lượt là trung điểm của BC và AC, vẽ MD
vuông góc với AB tại D.
a) ADME là hình gì? Vì sao?
b) Gọi K là điểm đối xứng với M qua E. Tứ giác AMCK là hình gì? Vì sao?
c) Gọi O là giao điểm của AM và DE, H là hình chiếu của M trên AK. Chứng minh: HD  HE.

Bài 14: Cho tam giác ABC nhọn có trực tâm H. Các đường vuông góc với AB tại В và vuông góc với AC tại
С cắt nhau tại D.
a) Chứng minh tứ giác BDCH là hình bình hành.
b) Chứng minh ВАС + BHC = 180°.
c) Chứng minh 4 điểm A, B, D, C cách đều một điểm.

You might also like