You are on page 1of 7

BỘ XÂY DỰNG

HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

TÀI LIỆU TẬP HUẤN, HỘI THẢO


PHỔ BIẾN CÁC QUY CHUẨN KỸ THUẬT,
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA NGÀNH XÂY DỰNG

NỘI DUNG: 02
DỰ THẢO TIÊU CHUẨN VIỆT NAM THIẾT KẾ KẾT CẤU
BÊ TÔNG CHỊU LỬA

Hà Nội, 2022
DỰ THẢO TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
THIẾT KẾ KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP CHỊU LỬA
PGS. TS Nguyễn Trường Thắng - Trường Đại học Xây dựng Hà Nội

1. Giới thiệu chung

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình QCVN
06:2021/BXD [1] quy định an toàn kết cấu cũng là một tiêu chí quan trọng cùng với hệ
thống bảo vệ chống nhiễm khói, hệ thống họng nước chữa cháy bên trong, hệ thống
cấp nước chữa cháy ngoài nhà, các hệ thống chữa cháy tự động, hệ thống báo cháy và
âm thanh công cộng, hệ thống đèn chiếu sáng sự cố và đèn chỉ dẫn thoát nạn, thang
máy chữa cháy, phương tiện cứu nạn cứu hộ, giải pháp thoát nạn, giải pháp ngăn khói,
ngăn cháy lan v.v… nhằm đảm bảo an toàn cháy của công trình.

QCVN 06:2021/BXD [1] quy định giới hạn chịu lửa của cấu kiện xây dựng nói
chung và cấu kiện kết cấu nói riêng dựa trên khoảng thời gian (tính bằng phút) kể từ
khi bắt đầu thử chịu lửa theo chế độ nhiệt tiêu chuẩn cho đến khi xuất hiện một hoặc
một số dấu hiệu nối tiếp nhau của các trạng thái giới hạn được quy định đối với cấu
kiện đã cho như sau:

- Mất khả năng chịu lực (khả năng chịu lực được ký hiệu bằng chữ R);

- Mất tính toàn vẹn (tính toàn vẹn được ký hiệu bằng chữ E);

- Mất khả năng cách nhiệt (khả năng cách nhiệt được ký hiệu bằng chữ I).

Ở điều kiện nhiệt độ thường, cấu kiện kết cấu được thiết kế trên nguyên tắc sao
cho tại trạng thái giới hạn, cấu kiện không bị phá hoại trên các tiết diện thẳng góc, tiết
diện nghiêng và vênh khi hệ quả tương ứng của tác động là mômen uốn, lực cắt và
mômen xoắn đạt tới giá trị tới hạn [2]. Đối với kết cấu BTCT, khả năng chịu lực trên
tiết diện thẳng góc được xác định thông qua hợp lực của ứng suất trong các thanh cốt
thép dọc được bố trí ở vùng kéo và hợp lực của ứng suất nén trong bê tông và cốt thép
ở phía đối diện qua trục trung hòa của tiết diện. Khi xảy ra sự cố hỏa hoạn trong công
trình, cấu kiện dầm BTCT bị tác động trực tiếp bởi nhiệt độ cao từ các mặt tiếp xúc
với lửa. Do tính chất truyền nhiệt của bê tông, nhiệt độ tại cốt thép dọc và bê tông đều
tăng lên, kết hợp với sự suy giảm của các tính chất cơ lý của vật liệu, làm giảm giá trị
của nội ngẫu lực. Tương tự như vậy, đối với kết cấu thép, nhiệt độ tăng cao ở mặt

1
ngoài của cấu kiện kết hợp với tính dẫn nhiệt tốt của thép nhanh chóng làm giảm
cường độ của các phần tử thép phân bố trên tiết diện. Các yếu tố trên làm giảm dần
khả năng chịu lực của cấu kiện trong suốt thời gian hỏa hoạn. Nếu khoảng thời gian
tính từ khi bắt đầu cháy cho đến khi cấu kiện BTCT không còn khả năng chịu lực lớn
hơn khả năng chịu lực R (tính bằng phút), hay nói cách khác trong khoảng thời gian R
mà khả năng chịu lực của cấu kiện chưa giảm xuống thấp hơn giới hạn cho phép, thì
kết cấu được xác định là đảm bảo điều kiện an toàn cháy.

QCVN 06:2021/BXD [1] quy định giới hạn chịu lửa tối thiểu của cấu kiện chịu
lực trong công trình chung cư (từ 75 đến 150 m) và nhà hỗn hợp (từ 50 đến 150 m)
trong Bảng A.1 và quy định bổ sung về an toàn cháy đối với một số nhóm nhà cụ thể
với các khoảng thời gian từ 60, 90, 120, 150, 180 phút trong Phụ lục A.

Phụ lục F của QCVN 06:2020/BXD [1] quy định giới hạn chịu lửa danh định
của một số cấu kiện kết cấu chịu lực và không chịu lực (gồm tường, vách, dầm, cột
BTCT, dầm ứng suất trước và kết cấu thép, sàn BTCT, gỗ) phụ thuộc vào chiều dày
nhỏ nhất (không kể lớp trát) của cấu kiện cũng như vào bề dày của lớp vật liệu bảo vệ.

Khả năng bảo toàn của kết cấu BTCT sau cháy được hiểu là trạng thái của nó
mà khi đó độ bền còn lại hoặc biến dạng không thể phục hồi còn lại đảm bảo sự làm
việc của kết cấu chịu lực phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn. Trạng thái bảo toàn
của kết cấu cho phép đảm bảo nó có thể được sửa chữa mà không phải gia cường hoặc
thay thế.

Mục 1.1.11 của QCVN 06:2021/BXD [1] cho phép sử dụng các phương pháp
tính toán có cơ sở để xác định khả năng chịu lửa của cấu kiện. Đây là cơ sở cho việc
biên soạn Tiêu chuẩn Việt Nam về Thiết kế kết cấu bê tông chịu lửa.

Trên thế giới, một số nước và vùng lãnh thổ có nền khoa học công nghệ tiên
tiến đã sớm thực hiện nhiều nghiên cứu về giới hạn chịu lửa của cấu kiện BTCT với
các thông số được khảo sát bao gồm đường gia nhiệt, loại cốt liệu, sự phân phối lại
nội lực… [3-5]. Trên thế giới, nhiều tác giả đã sử dụng quan hệ độ ứng suất - biến
dạng của vật liệu bê tông và cốt thép ở nhiệt độ cao để thực hiện nghên cứu thực
nghiệm, mô phỏng số và tính toán lý thuyết để nghiên cứu sự làm việc ở nhiệt độ cao
và khả năng chịu lửa của của các cấu kiện BTCT [6-11]. Các kết quả nghiên cứu đã
được cập nhật vào tiêu chuẩn thiết kế, trong đó tiêu chuẩn Nga SP 468.1325800.2019

2
[12], tiêu chuẩn châu Âu EN 1992-1-2 [13] có tương đối đầy đủ thông tin và được áp
dụng khá rộng rãi trong lĩnh vực thiết kế kết cấu BTCT ở nhiệt độ thường và nhiệt độ
cao theo chế độ nhiệt tiêu chuẩn ISO 834 [14].

Tại Việt Nam trong thời gian qua đã liên tiếp xảy ra nhiều vụ hỏa hoạn nghiêm
trọng trong các công trình xây dựng, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Quy
chuẩn quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình [1] quy định cấp chịu lửa của kết
cấu BTCT đơn thuần thông qua kích thước nhỏ nhất của tiết diện và bề dày lớp bê
tông bảo vệ cốt thép. Tuy nhiên, cần làm rõ các cơ sở khoa học của các quy định này
như đường gia nhiệt tiêu chuẩn, tính truyền nhiệt của bê tông và cốt thép, sự suy giảm
đặc trưng cơ lý của vật liệu ở nhiệt độ cao v.v… Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu hiện hành
của Việt Nam [15] chưa cung cấp số liệu về tính chất cơ lý ở nhiệt độ cao của bê tông
và cốt thép và cũng chưa hướng dẫn các phương pháp tính toán khả năng chịu lực của
cấu kiện BTCT trong điều kiện cháy. Gần đây, một số công trình nghiên cứu đã được
áp dụng tiêu chuẩn thiết kế hiện hành của Liên bang Nga và của châu Âu vào điều kiện
Việt Nam, chủ yếu được thực hiện trên cấu kiện BTCT cơ bản bao gồm cột, dầm và
sàn [16-28]. Đây là tiền đề cho việc xây dựng dự thảo cho tiêu chuẩn Việt Nam về
thiết kế chịu lửa cho kết cấu nói chung và kết cấu bê tông cốt thép nói riêng.

Tại Việt Nam, tiêu chuẩn châu Âu được sử dụng khá phổ biến cho các dự án
lớn trong khoảng thời gian từ năm 2012 trở lại đây, trong đó điển hình là tòa nhà The
Landmark 81 tại thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, việc sử dụng tiêu chuẩn Tiêu
chuẩn châu Âu đòi hỏi phải có bộ Phụ lục quốc gia riêng khi áp dụng vào các công
trình xây dựng tại Việt Nam. Hiện nay Việt Nam chưa có bộ Phụ lục này và gần như
dựa hoàn toàn vào số liệu của Vương quốc Anh. Mặt khác do tính chất học thuật cao
của cách thức xây dựng tiêu chuẩn, nhiều kỹ sư thực hành chưa nắm được bản chất của
tiêu chuẩn châu Âu mà chỉ đơn thuần sử dụng các phần mềm thương mại có sẵn.

Phần lớn các TCVN hiện hành trong ngành Xây dựng được chuyển dịch từ các
tiêu chuẩn tương ứng của Liên bang Nga trước đây. Tuy nhiên, trong thời gian 10 năm
gần đây, Liên bang Nga cũng đã liên tục chuyển đổi và cập nhật các tiêu chuẩn thiết kế
và vật liệu hội nhập châu Âu và một phần ISO. Như vậy, từ nay đến năm 2030 việc
cập nhật TCVN theo tiêu chuẩn Liên bang Nga có thể coi vừa là hình thức song hành,
vừa là một bước đệm hợp lý cho việc chuẩn bị chuyển đổi hoàn toàn sang tiêu chuẩn
châu Âu từ năm 2030 [29,30].

3
2. Nội dung

2.1. Cơ sở khoa học

2.2. Phạm vi áp dụng

2.3. Tài liệu viện dẫn

2.4. Thuật ngữ và định nghĩa

2.5. Các yêu cầu chung về đảm bảo khả năng chịu lửa của kết cấu bê tông cốt thép

2.6. Các tính chất của bê tông và cốt thép khi chịu tác động của lửa và sau khi chịu
tác động của lửa

2.7. Các yêu cầu cơ bản về tính toán nhiệt kỹ thuật cho kết cấu bê tông cốt thép

2.8. Đánh giá giới hạn chịu lửa của bản và tường khi mất khả năng cách nhiệt (I)

2.9. Tính toán giới hạn chịu lửa khi mất khả năng chịu lực (R)

2.10. Đánh giá giới hạn chịu lửa theo tính toàn vẹn (E)

2.11. Dữ liệu bảng tra và các yêu cầu cấu tạo để đảm bảo khả năng chịu lửa của kết
cấu tĩnh định

Tài liệu tham khảo

[1] QCVN 06:2021/BXD (2021), Quy chuẩn kỹ thuật về an toàn cháy cho nhà và công
trình. Bộ Xây dựng, Việt Nam.
[2] Phan Quang Minh, Ngô Thế Phong, Nguyễn Trường Thắng, Võ Mạnh Tùng (2021). Kết
cấu bê tông cốt thép - Phần cấu kiện cơ bản. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
[3] Lin, T.D., Gustaferoo, A.H., Abrams, M.S. (1981), Fire endurance of continuous
reinforced concrete beams. PCA R&D Bulletin 1981;RD072.01B.
[4] Dotreppe, J.C., Franssen J.M. (1985), “The use of numerical models for the fire analysis
of reinforced concrete and composite structures”. Engineering analysis, vol. 2. CML
Publications; 2, pages 67-74.
[5] Ellingwood, B., Lin, T.D (1991), “Flexure and shear behavior of concrete beams during
fire”. Jourrnal of Structural Engineering ASCE; vol. 117(No. 2), pages 440-58.
[6] Daiwkat, M.B, Kodur, V.K.R, (2008), “A numerical approach for modelling the fire
induced restrained eftects in reinforced concrete beams”, Fire Safety Journal, 43(2008),
pages 291-307.
[7] Daiwkat, M.B, Kodur, V.K.R, (2008), “A numerical model for predicting the fire
resistance of reinforced concrete beams”, Cement and Concrete Composites, 30 (2008)
pages 431-443.

4
[8] Tan Kang-Hai, Nguyen Truong-Thang (2013), “Structural responses of reinforced
concrete columns subjected to uniaxial bending and restraint in fire”, Fire Safety
Journal, pages 1-13, No.60.
[9] Tan Kang-Hai, Nguyen Truong-Thang (2013), “Experimental behaviour of reinforced
concrete columns subjected to biaxial bending and restraint at elevated temperatures”,
Engineering Structures Journal, pages 823-836, No.56.
[10] Nguyen Truong-Thang, Tan Kang-Hai (2014), “Thermal-induced restraint forces of heated
columns in concrete framed structures”, Fire Safety Journal, pages 136-146, No.69.
[11] Nguyen Truong-Thang, Tan Kang-Hai (2015), “A simplified analysis method on
reinforced concrete columns subjected to uniaxial bending in fire”, Proceedings of the
Fifth International Conference on Design and Analysis of Protective Structures (DAPS
2015), Singapore, pages 1053-1063.
[12] SP 468.1325800.2019 (2019), Бетонные и железобетонные конструкции. Правила
обеспечения огнестойкости и огнесохранности.
[13] EN 1992-1-2:2004 (2004), Eurocode 2: Design of concrete structures. Part 1-2:
General rules - structural fire design.
[14] ISO 834 (1975). Fire resistance tests - elements of building construction. International
Organization for Standardization.
[15] TCVN 5574:2018 (2018), Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế. Bộ
Khoa học và Công nghệ, Việt Nam.
[16] Nguyễn Trường Thắng, Nguyễn Tuấn Ninh, (2016), “Biểu đồ tương tác của cột bê tông
cốt thép ở nhiệt độ cao theo tiêu chuẩn châu Âu EC2”, Tạp chí Khoa học Công nghệ
Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng, số 28 (3-2016), trang 55-61.
[17] Nguyen Truong Thang (2016), “Effect of concrete cover on axial load resistance of
reinforced concrete columns in fire”, Journal of Science and Technology in Civil
Engineering, National University of Civil Engineering, 31(10-2016), pages 29-36.
[18] Nguyen Truong Thang, Pham Thanh Tung (2016), “The development of axial force in
restrained reinforced columns at elevated temperatures”, Proceedings of the
International Conference on Sustainable Development in Civil Engineering (SDCE
2016), Hanoi, pages 145-153.
[19] Nguyễn Trường Thắng (2017), “Ảnh hưởng của sự bố trí cốt thép dọc tới khả năng chịu
lực của cột bê tông cốt thép tại nhiệt độ cao”, Tạp chí Xây dựng Việt Nam, Bộ Xây
dựng, số 588 (3-2017), trang 141-144.
[20] Nguyễn Trường Thắng (2017), “Khả năng kháng cháy của cột trong kết cấu khung bê
tông cốt thép”, Tạp chí Xây dựng Việt Nam, Bộ Xây dựng, số 589 (4-2017), trang 53-57.
[21] Nguyen Truong Thang, Tran Viet Tam, Nguyen Tuan Ninh (2018), "Investigation of
strength degradation of concrete encased steel composite columns at elevated
temperatures”, Proceedings of the International Conference on the 55th Anniversary of
Establishing of Vietnam Institute for Building Science and Technology (IBST55), Hanoi,
pages 213-221.

5
[22] Nguyen Truong-Thang, Tan Kang-Hai (2018), "Simplified fire-resistant analysis of
reinforced concrete columns under biaxial bending to EC2-1.2”, Proceedings of the 7th
International Conference on Protection of Structures against Hazards (PSH18), Hanoi,
pages 425-436; ISBN 978-981-11-7777-4.
[23] Trần Việt Tâm, Nguyễn Tuấn Ninh, Nguyễn Trường Thắng (2018), “Biểu đồ tương tác
của cột liên hợp bê tông cốt cứng ở nhiệt độ cao theo tiêu chuẩn châu Âu”, Tạp chí Xây
dựng, Bộ Xây dựng, số tháng 12-2018, trang 85-92.
[24] Nguyễn Tuấn Trung, Dương Văn Hai, Phạm Mai Phương (2019), “Đánh giá khả năng
chịu lửa của sàn bê tông cốt thép bằng các phương pháp đơn giản theo tiêu chuẩn EN
1992-1-2”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng, số 13
(2V), trang 41-52; ISSN: 1859-2996.
[25] Nguyễn Trường Thắng, Nguyễn Tuấn Trung (2019), “Khảo sát sự suy giảm khả năng
kháng uốn khi cháy của dầm bê tông cốt thép theo tiêu chuẩn châu Âu”. Tạp chí Khoa
học Công nghệ Xây dựng, 13(4V) tháng 9-2019, trang 22-34.
[26] Nguyen Thi Thanh Thao, Nguyen Truong Thang (2021), “Investigation of deteoration
in reinforced conrete beams’ normal-section strength at elevated temperatures using
SAFIR software”, Journal of Structural Engineering and Construction Technology,
05(2021), pages 83-98. ISSN 1859.3194.
[27] Nguyen Truong Thang, Nguyen Hai Viet (2021), “Simplified calculation of flexural
strength deterioration of T-beams exposed to ISO 834 standard fire”, Journal of Science
and Technology in Civil Engineering, HUCE, 15(4), papes. 123-135.
[28] Nguyen Truong Thang, Nguyen Trung Kien (2021), “Calculation of reinforced concrete
beams’ shear strengths at ambient and fire conditions according to Russian design
standards”, Journal of Science and Technology in Civil Engineering, HUCE, 15(4),
pages 157-171.
[29] Nguyễn Trường Thắng, Võ Mạnh Tùng, Nguyễn Tuấn Trung, Phan Minh Tuấn
(2019), “Về việc xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam phục vụ thiết kế kết cấu bê tông và bê
tông cốt thép”, Tạp chí Kết cấu và Công nghệ Xây dựng, số 29(2019), trang 40-52.
ISSN 1859.3194.
[30] Phạm Thanh Tùng, Nguyễn Trường Thắng, Vũ Anh Tuấn, Nguyễn Tuấn Trung (2022).
“Ảnh hưởng của định hướng mới hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật tới chương trình đào tạo
ngành Xây dựng”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Xây dựng, HUCE, 16(IV), trang
152-157.

You might also like