You are on page 1of 60

LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay nền khoa học kỹ thuật tiến triển vuợt bậc và nhu cầu xã hội
trong việc nắm bắt thông tin cũng như ứng dụng những thành tựu khoa học
kỹ thuật ngaøy càng cao.

Khoa học và công nghệ ngày càng phát triển trên thế giới. Chúng ta
cần trang bị caùc kiến thức khoa học kỹ thuật và công nghệ cho học sinh, sinh
viên trong nhà trường, những người mong muốn được học tập nghieân cứu để
tiếp tục sự nghiệp phát triển nền công nghiệp Việt Nam.

Tài liệu “Giáo trình công nghệ hàn MIG, MAG ”. Nhằm đáp ứng nhu
cầu học tập của học sinh, sinh viên, ñoäi ngũ công nhân về tài liệu học tập,
nghiên cứu và ứng dụng.

Mặc dù rất cố gắng, do trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và thôøi


gian còn hạn chế mà nội dung đề cập rộng, nên không tránh khỏi thiếu sót,
mong nhận được ý kiến đóng góp.

Chân thành cám ơn !

TP Tuy hòa, Tháng 8 năm 2009

Biên soạn

Võ Xuân Hoang

1
Giaùo trình coâng ngheä haøn MAG/MIG
BÀI 1:NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN KHI HÀN MIG, MAG
LÝ THIYẾT: 5 GIỜ; THỰC HÀNH : 10 GIỜ
I. Nguyên lí hàn MIG, MAG:
Hàn hồ quang nóng chảy trong môi trường khí bảo vệ là quá trình hàn nóng chảy
trong đó nguồn nhiệt hàn được cung cấp bỡi hồ quang tạo ra giữa điện cực nóng chảy(dây
hàn) vật hàn, hồ quang và kim loại nóng chảy được bảo vệ khỏi tác dụng của ôxy và ni nơ
trong môi trường xung quanh bỡi một loại khí hoặc một hỗn hợp khí.Tiếng Anh gọi
phương pháp này gọi là GMAW (Gas Metal welding).
Khí bảo vệ có thể là khí trơ (Ar, He hoặc hỗn hợp Ar + He ) không tác dụng với kim
loại lỏng trong khi hàn hoặc các loại khí hoạt tính (C02; C02 + 02; C02 +Ar, …)có tác dụng
chiếm chỗ đẩy không khí ra khỏi vùng hàn hạn chế tác dụng xấu của nó.
Khi điện cực hàn hay dây hàn được cấp tự động vào vùng hồ quang thông qua cơ
cấu cấp dây, còn sự dịch chuyển hồ quang dọc theo mối hàn được thao tác bằng tay thì gọi
là hồ quang bán tự động trong môi trường khí bảo vệ. Nếu tất cả chuyển động cơ bản được
cơ khí hoá thì được gọi là hồ quang tự động trong môi trường khí bảo vệ .
II. Vật liệu hàn MIG, MAG:
1. Dây hàn:
Khi hàn trong môi trường khí bảo vệ, sự hợp kim hoá kim loại mối hàn cũng như
các tính chất yêu cầu của mối hàn được thực hiện chủ yếu thông qua dây hàn. Do vậy,
những đặc tính của quá trình công nghệ hàn phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng và chất
lượng dây hàn. Khi hàn MAG, đường kính dây hàn từ 0,8 đến 2,4mm.
Sự ổn định của quá trình hàn cũng như chất lượng của liên kết hàn phụ thuộc nhiều
vào tình trạng bề mặt dây hàn. Cần chú ý đến phương pháp bảo quản, cất giữ và biện
pháp làm sạch dây hàn nếu dây bị rỉ hoặc bẩn. Một trong những cách để giải quyết là sử
dụng dây có bọc lớp mạ đồng. Dây mạ đồng sẽ nâng cao chất lượng bề mặt và khả năng
chống rỉ, đồng thời nâng cao tính ổn định của quá trình hàn.
Theo hệ thống tiêu chuẩn AWS, kí hiệu dây dùng hàn thép các bon như sau:
ER70S-X
Trong đó:
ER: Kí hiệu điện cực hàn hoặc que hàn phụ
70: Độ bền kéo nhỏ nhất (ksi)
S-: Dây hàn đặc
X: Thành phần hoá học và khí bảo vệ
2. Khí bảo vệ:
Khí Ar tinh khiết( ~ 100%) thường dùng để hàn các loại vật liệu thép. Khí He tinh
khiết( ~ 100%) thường được dùng để hàn các liên kết có kích thước lớn, các loại vật liệu
có tính giãn nhiệt nở cao như Al, Mg, Cu, …..Khi dùng khí He tinh khiết bề rộng mối hàn
2
Giaùo trình coâng ngheä haøn MAG/MIG
sẽ lớn so với dùng lọai khí khác, vì vậy có thể dùng hỗn hợp Ar +(50 ÷80%)He. Do khí He
có trọng lượng riêng nhỏ hơn khí Ar mà lưu lượng kí Ar dùng cần thấp hơn so với khí He.
Khi hàn các hợp kim chứa Fe có thể bổ sung thêm O2 hoặc CO2 vào Ar để khắc
phục các khuyết tật như lõm khuyết, bắn toé và hình dạng mối hàn không đồng đều.
CO2 được dùng rộng rãi để hàn thép các bon trung bình, do giá thành thấp, mối hàn
ổn định, cơ tính của liên kết hàn đạt yêu cầu, tốc độ hàn cao và độ ngấu sâu. Nhược điểm
của hàn trong khí bảo vệ CO2 là gây bắn toé kim loại lỏng.
III. Thiết bị dụng cụ hàn MIG, MAG:
Hệ thống thiết bị cần thiết dùng cho hàn hồ quang nóng chảy trong môi tường khí
bảo vệ bao gồm:
- Nguồn điện hàn.
- Cơ cấu cấp dây hàn tự động.
- Mỏ hàn hay súng hàn.
- Hệ thống ống dẫn khí.
- Dây hàn (điện cực hàn).
- Dây cáp điện.
- Chai chứa khí bảo vệ.
- Đồng hồ đo áp suất, đồng hồ đo lưu lượng khí và van khí.
Nguồn điện hàn thông thường là nguồn điện một chiều DC. Nguồn điện xoay chiều
AC không thích hợp do hồ quang bị tắt ở từng nửa chu kỳ và sự chỉnh lưu chu kỳ phân cực
nguội làm cho hồ quang không ổn định.
Đặc tính ngoài của nguồn điện hàn thông thường là đặc tính cứng(điện áp không
đổi). Điều này được dùng với tốc độ cấp dây hàn không đổi, cho phép điều chỉnh tự động
chiều dài hồ quang.
1. Cơ cấu cấp dây tự động:
a. Kiểu 2 con lăn:

3
Giaùo trình coâng ngheä haøn MAG/MIG
1. Cuộn dây hàn.
2. Vòi dây ra từ cuộn dây.
3. Con lăn kéo dây.
4. Con lăn tạo lực ép.
5. Vòi dây chạy vào bó dây dẫn hàn ra đến cần hàn.
b. Kiểu 4 con lăn:
Được sử dụng cho loại dây hàn độn và dây hàn đặc loại mềm (Al)

1. Vòi dẫn dây ra từ cuộn dây hàn.


2. Các con lăn kéo dây.
3. Các con lăn tạo lực ép.
4. Vòi định vị dây hàn.
5. Vòi dẫn dây hàn vào bó dây dẫn hàn cho đến cần hàn.
2. Đồng hồ đo áp suất và van khí:

1. Đồng hồ chỉ áp suất chai.


2. Đồng hồ chỉ lượng khí
3. Ốc điều chỉnh áp suất
4. Van chặn.
5. Vòi thu hẹp
6. Chỉ báo loại khí
7. Ký hiệu màu chỉ loại khí

4
Giaùo trình coâng ngheä haøn MAG/MIG
Với phao nổi

1. Đồng hồ chỉ áp suất chai.


2. Ống đo với phao nổi
3. Van điều chỉnh.
4. Chỉ báo loại khí.
5. Ký hiệu màu chỉ loại khí
Bộ giảm áp được điều chỉnh ở một trị số
không đổi, nhờ sự điều chỉnh van 3 thì
mặt cắt ngang của dòng khí và lưu lượng
khí thay đổi. Khí bảo vệ nâng phao nổi
trong ống đo dạng côn tương ứng với
lưu lượng khí.

3. Dây hàn (điện cực hàn):


a. Nhieäm vụ:
Dây hàn dẫn dòng điện đến hồ quang và tạo nên một phần kim loại nung chảy trong vũng
hàn. Dưới tác dụng của hồ quang, phụ thuộc vào loại khí bảo vệ và thông số hàn, vũng hàn
sẽ tự thay đổi tính chất do sự tiếp nhận khí và cặn bã từ các yếu tố hợp kim.

Dây hàn được hợp kim hóa để cân bằng sao cho tính chất của mối hàn tạo ra giống như vật
liệu cơ bản.
b. Các kiểu dây hàn.
• Dây hàn massiv (đặc)

• Dây hàn full (độn)


c. Chất độn
5
Giaùo trình coâng ngheä haøn MAG/MIG
Chất độn ở trong dây hàn đảm nhận nhiệm vụ như lớp thuốc bọc que hàn:
• Tạo xỉ để che phủ vũng hàn.
• Tạo thành khí để giảm những ảnh hưởng xấu của không khí chung quanh,
• Đưa vào vũng hàn các thành phần hợp kim cần thiết.
d. Đường kính.

Đường kính danh nghĩa (mm) 0,8 0,9 1,0 1,2 1,4 1,6 2,0 2,4
Dây hàn đặc X X X X X X X
Dây hàn độn X X X X X X
Sự lựa chọn đường kính dây hàn tuỳ theo nhiệm vụ hàn
Ví dụ
Chiều dày chi tiết
1mm X X
7mm X X
15mm X X X

4. Chai chứa khí bảo vệ:

1.nắp bảo vệ
2.khoá đầu chai
3.vòi lấy khí
4.màu kí hiệu

IV Đặc điểm, công dụng của hàn MIG, MAG:


1. Đặc điểm:
Hàn hồ quang bằng điện cực nóng chảy trong môi trường khí trơ (Ar,He) tiếng Anh
gọi là phương pháp hàn MIG(Metal Inert Gas).Vì các loại khí trơ có giá thành cao nên
không được sử dụng rộng rãi, chỉ dùng để hàn kim loại màu và thép hợp kim.
Hàn hồ quang bằng điện cực nóng chảy trong môi trường khí hoạt tính (CO2, CO2 +
O2 , ….) tiếng Anh gọi là phương pháp hàn MAG(Metal Active Gas).Phương pháp hàn
MAG sử dụng khí bảo vệ CO2 được phát triển rộng rãi do có rất nhiều ưu điểm:
- CO2 là loại khí dễ kiếm, dễ sản xuất và giá thành thấp
- Năng suất hàn trong CO2 cao gấp hơn 2,5 lần so với hàn hồ quang tay
- Tính công nghệ của hàn trong CO2 cao hơn so với hàn hồ quang dưới lớp thuốc vì
có thể tiến hành ở mọi vị trí không gian khác nhau.

6
Giaùo trình coâng ngheä haøn MAG/MIG
- Chất lượng hàn cao. Sản phẩm hàn ít bị cong vênh do tốc độ hàn cao, nguồn nhiệt
tập trung, hiệu suất sử dụng nhiệt lớn, vùng ảnh hưởng nhiệt hẹp.
- Điều kiện lao động tốt hơn so với hàn hồ quang tay và trong quá trình hàn không
phát sinh khí độc.
2. Công dụng:
Trong nền công nghiệp hiện đại, hàn hồ quang nóng chảy trong môi trường khí bảo
vệ chiếm một vị trí rất quang trọng. Nó không những có thể hàn các loại thép kết cấu thông
thường, mà còn hàn được các loại thép không rỉ, thép chịu nhiệt, thép bền nóng, các hợp
kim đặc biệt, các hợp kim nhôm, magiê, niken, đồng, các hợp kim có ái lực hoá học mạnh
với ôxy.
Phương pháp này có thể sử dụng được ở mọi vị trí không gian. Chiều dày vật hàn từ
0,4 ÷ 4 mm thì chỉ cần hàn một lớp mà không phải vát mép, từ 5 ÷10 mm hàn một lớp có
vát mép, còn từ 12 ÷ 25mm thì hàn nhiều lớp.
V.Các khuyết tật của mối hàn:
1. Sự chuẩn bị mối hàn không tốt, không đầy đủ:

Góc mở của cạnh vát đường hàn quá


nhỏ.
Đúng : từ 400 đến 600

Cạnh vát quá cao, khoảng cách cạnh


vát quá lớn.

Độ lệch cạnh lớn.

Hàn phủ trên đường hàn hình vòm


Đúng: Trước khi hàn phủ đường hàn
bên dưới cần phải mài dạng lòng
máng.

Khuyết tật chỗ nối khi hàn với công


suất hồ quang nhỏ, chỗ nối không
mài, lớp hàn chồng nối quá ít.
Đúng : Mài cuối đường hàn, mồi hồ
quang ở cuối đường hàn và hàn tiếp
tục, nếu cần thiết có thể mài chỗ nhô
cao.
7
Giaùo trình coâng ngheä haøn MAG/MIG
2. Vũng hàn chảy trước hồ quang:

Do vũng hàn chảy trước nên hồ


quang không thể nung chảy cạnh
sườn mối hàn hoặc lớp đã hàn.

Tốc độ hàn quá nhỏ hoặc công suất


nung chảy quá lớn, không nên hàn
đường hàn đơn quá dày.

Hàn ở vị trí từ trên xuống công suất


nung chảy phải được giới hạn,
không hàn quá chậm !

Giữ cần hàn không đẩy tới quá mạnh

8
Giaùo trình coâng ngheä haøn MAG/MIG
3. Điều khiển cần hàn không chuẩn:

Hồ quang nung chảy một bên cạnh


đường hàn cần hàn đặt lệch tâm.

Cần hàn nghiêng nhiều về một


cạnh đường hàn.

Không gian di chuyển cần hàn


hạn chế.
Chú ý: Vũng hàn không thể tự
đạt nhiệt độ cần thiết để có thể
nung chảy cạnh đường hàn. Sự
nung chảy chỉ có thể thực hiện do
hồ quang. Hồ quang không đủ
công suất thì khe hàn xuất hiện
khuyết tật.

VI.Những ảnh hưởng tới sức khoẻ của người công nhân khi hàn MIG, MAG:

Nguy hiểm đến sức khỏe

9
Giaùo trình coâng ngheä haøn MAG/MIG
1. Do sự xâm nhập các chất độc hại vào cơ thể con người:

Đường hô hấp
Khoang mũi khí, hơi nước,
bụi, khói

Khí quản Đường tiêu hoá


Bụi và các chất lỏng
Thực quản

Phổi

Thấm qua da
Bụi và các chất lỏng

2. Nguy hiểm do tia quang học:

Nhiệt Anh sáng Tia cực tím

Mắt
Giảm thị lực (mờ) Làm mù mắt Gây chết người
Da
Phỏng _ Phỏng da

Biện pháp an toàn: Kính bảo vệ, mặt nạ, mũ bảo vệ.
Độ lọc sáng của kính hàn phải thích hợp theo DIN EN 4647.

10
Giaùo trình coâng ngheä haøn MAG/MIG
Bậc bảo vệ (DIN 4647)
Sáng Tối
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Trợ giúp Hàn hơi Hàn điện Hàn WIG/MA

VII. An toàn và vệ sinh phân xưởng khi hàn MIG, MAG:


1. Vị trí người thợ hàn và chi tiết:

Sai !
Đúng !
Miệng / mũi nằm
Vị trí hàn cao
trong khói hàn
ngang tầm ngực

11
Giaùo trình coâng ngheä haøn MAG/MIG
2. Thông gió:
• Các cửa chính , cổng và cửa sổ phải thoáng và mở .(Thông gió tự nhiên)
• Dùng quạt hút. (thông gió cơ khí)
3. Hút ra từ chỗ phát sinh bằng:
• Thiết bị cố định như các chụp trên buồng hàn.
• Dụng cụ di động như những vòi hút.
Giá trị giới hạn của các chất độc hại như sau:
MAK = nồng độ lớn nhất ở nơi làm việc.
TRK = nồng độ tính toán theo kỹ thuật.
4. Nguy hiểm do tiếng ồn:
Nguyên nhân Phương pháp / thiết bị của kỹ thuật hàn sinh ra tiếng ồn
• Thiết bị cắt bằng plasma
• Mỏ hàn một lổ lớn.
• Sự gỏ xỉ.
• Mài.
• Hàn biến đổi điện.
Tác dụng
Tiếng ồn trên 85 dB có thể làm hỏng khả năng nghe và cũng làm
ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

On

Biện pháp bảo vệ

Lựa chọn phương pháp / thiết bị làm giảm tiếng ồn,


ví dụ : Cắt plasma dưới lớp nước, mỏ hàn nung nóng với vòi nhiều
lổ.
Hãm thanh nguồn ồn, phòng cách âm
ví dụ : buồng cho đầu phun plasma.
Mang bảo hộ cá nhân khi làm việc với tiếng ồn
trên 85 dB:
ốp che tai; nút nhét tai; bông nhét tai.

12
Giaùo trình coâng ngheä haøn MAG/MIG
BÀI 2: VẬN HÀNH MÁY HÀN MIG/MAG
LÝ THIYẾT: 5 GIỜ; THỰC HÀNH : 10 GIỜ
I. Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của máy hàn MIG,MAG
1. Cấu tạo:

2. Nguyên lí hoạt động:


Hàn MIG, MAG là quá trình hàn trong môi trường khí bảo vệ, nó có thể là hàn tự
động hoặc bán tự động tuỳ thuộc vào công nghệ của máy móc thiết bị.
Phương pháp hàn hàn hồ quang điện cực nóng chảy trong khí bảo vệ có sự cấp dây
tự động của một điện cực nóng chảy liên tục được bảo vệ bỡi một nguồn khí bảo vệ cấp
ngoài.Sau khi người thợ cài đặt những tham số ban đầu, thiết bị sẽ tự động điều chỉnh đặc
điểm của hồ quang điện. Do đó những điều khiển bằng tay của người thợ trong quá trình
hàn bán tự động chỉ là tốc độ di chuyển, hướng di chuyển và vị trí của súng hàn.Trong điều
kiện đã cài đặt đúng những tham số ban đầu, chiều dài của hồ quang và cường độ dòng
điện (tốc độ cấp dây) sẽ được duy trì một cách tự dộng.
Khi hàn, đầu tiên cho đầu que hàn hoặc dây hàn tiếp xúc với vật hàn để sinh ra chập
mạch (trường hợp điện cực nóng chảy). Do điện trở tiếp xúc và dòng điên chập mạch sinh
ra nhiệt độ cao. Khoảng không khí giữa đầu điện cực và vật hàn thành thể khí dẫn điện
sinh ra nhiệt độ cao và ánh sáng mạnh. Hiện tượng này gọi là hồ quang điện.Duy trì cột hồ
quang ở một khoảng cách ổn định sẽ tạo ra quá trình hàn.
II.Vận hành, sử dụng và bảo quản máy hàn MIG/MAG:
1. Trình tự vận hành máy hàn:
13
Giaùo trình coâng ngheä haøn MAG/MIG
a. Đấu điện nguồn:
- Gạt công tắc nguồn điện của máy về vị trí off
- Lắp dây nguồn của máy vào mạng điện 220V hoặc 380V tuỳ thuộc vào qui
định của nhà sản xuất
b. Lắp dây hàn:
- Lắp dây hàn vào bộ phận cấp dây
c. Nối khí
- Đặt bình khí lên giá, mắc dây xích chằng chắc chắn
- Mở van bình khí xả bụi rồi đóng lại.
- Lắp đồng hồ.
- Lắp ống dẫn khí với đồng hồ.
- Cắm điện cho bộ phận dự nhiệt
d. Mở khí:
- Mở van bình khí.
- Mở van giảm áp.
- Mở đồng hồ lưu lượng khí.
e. Đóng điện:
- Bặt công tắt nguồn.
- Bóp cò mỏ hàn để nạp dây vào mỏ, kết hợp quan sát đồng hồ điều chỉnh lưu
lượng khí.
- Điều chỉnh lại lực tỳ của buli di động nếu cần.
2. Bảo quản máy hàn MIG,MAG:
Khi vận hành sử dụng máy hàn MIG,MAG cần lưu ý một số điểm sau:
a. Phần điện:
- Trước khi nối máy với nguồn điện cần phải kiểm tra các thiết bị, hệ thống
bảo vệ các thiết bị dây dẫn phải chịu được dòng tối đa.
- Máy phải có dây nối đất. Nếu máy nối thường xuyên với nguồn điện thì dây
nối đất phải nối liên tục để tránh điện giật.
- Thường xuyên kiểm tra độ cách điện của các thiết bị như: phích cắm, dây
dẫn điện, đầu nối, mỏ cặp, mỏ hàn..
- Không để các kim loại, vật sắc nặng chạm đè vào hệ thống dây dẫn, ống dẫn.
- Trước khi tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng, máy phải được ngắt ra khỏi nguồn
điện.
- Việc bảo dưỡng, sửa chữa phải do người có chuyên môn thực hiện.
b. Phần khí:

14
Giaùo trình coâng ngheä haøn MAG/MIG
- Phải thực hiện mọi qui định do nhà sản xuất và cung cấp khí đề ra.
- Khu vực để khí phải thoáng gió, xa chỗ hàn cắt hoặc xa các nguồn điện khác.
- Nhiệt độ nơi để bình khí không quá 500C .
- Bình khí phải được chằng giữ chắc chắn, tránh mọi hình thức va đập mạnh.
- Đánh dấu các đường ống dẫn khí bằng các màu khác nhau.
- Nguồn khí cấp có áp suất tương đương với mọi thiết bị.
- Kiểm tra định kì độ chặt khít các thiết bị như: ống dẫn khí, các đầu nối, van
giảm áp, đồng hồ đo áp lực…
- Nơi làm việc phải đảm bảo thông thoáng, tránh ngộ độc, ngạt hoặc cháy nổ.
III. Tư thế thao tác hàn:
Tuỳ theo vị trí mối hàn trong không gian mà ta lựa chọn một tư thế hàn thuận lợi
cho mình trong quá trình hàn.Trước khi hàn ta nên đặt mỏ hàn vào rãnh hàn và dịch
chuyển thử dọc theo rãnh hàn để lựa chọn tư thế thuận lợi nhất rồi mới tiến hành hàn.
Vị trí mỏ hàn và điện cực ứng với đường hàn có ảnh hưởng rõ rệt đối với độ ngấu
và hình dạng mối hàn. Góc mỏ hàn thường trong khoảng 10 – 200 nghiêng theo chiều
thẳng đứng.Tuỳ theo độ nghiêng của mỏ hàn, Kỹ thuật hàn được coi là thuận tay hoặc
ngược tay. Các kỹ thuật và vị trí điện cực như hình vẽ .

Hướng hàn
Góc nghiêng

Hướng hàn

Hướng hàn
Góc nghiêng

Kỹ thuật mỏ hàn vuông góc được dùng nhiều trong hàn tự động, nhưng không dùng
trong hàn bán tự động, do đầu phun khí làm hạn chế tầm nhìn của thợ hàn.
IV. Chọn chế độ hàn:
Các thông số của chế độ hàn MIG/MAG như sau:
1. Đường kính dây hàn:
Nói chung, đường kính dây hàn tăng khi tăng bề dày vật hàn. Tuy nhiên, sự lựa
chọn đường kính dây hàn có ảnh hưởng rất lớn đến sự chuyển dịch kim loại lỏng vào bể
15
Giaùo trình coâng ngheä haøn MAG/MIG
hàn. Đối với dòng điện hàn cho trước, khi giảm đường kính dây hàn sẽ làm tăng tốc độ
chuyển dịch kim loại lỏng và tốc độ nóng chảy sẽ cao hơn do mật độ dòng điện tăng lên.
2. Dòng điện hàn:
Dòng điện hàn được chọn phụ thuộc vào kích thước điện cực (dây hàn), dạng truyền
kim loại và chiều dày của liên kết hàn. Khi dòng điện quá thấp sẽ không đảm bảo ngấu hết
chiều dày liên kết, giảm độ bền của mối hàn. Khi dòng điện quá cao sẽ làm tăng sự bắn toé
kim loại, gây ra rỗ xốp, biến dạng, mối hàn không ổn định.
Với loại nguồn điện có đặc tính ngoài cứng (điện áp không đổi) dòng điện hàn tăng
khi tăng tốc độ cấp dây và ngược lại.
3. Điện áp hàn:
Đây là thông số rất quan trọng trong hàn GMAW, quyết định dạng truyền kim loại
lỏng. Điện áp hàn sử dụng phụ thuộc vào chiều dày chi tiết hàn, kiểu liên kết, kích cỡ và
thành phần điện cực, thành phần khí bảo vệ, vị trí hàn... Để có được giá trị điện áp hàn
hợp lý, có thể phải hàn thử vài lần, bắt đầu bằng giá trị điện áp hồ quang theo tính toán hay
tra bảng, sau đó tăng hoặc giảm theo quan sát đường hàn để chọn giá trị điện áp thích hợp.

Điện áp hồ quang
Thấp Tốt Cao

Dài
Tốt Ngắn

Chiều dài hồ quang

Quan hệ giữa điệp áp hồ quang và hình dạng mối hàn

Khi điện áp hồ quang tăng, độ dài hồ quang sẽ tăng và phần kim loại đắp của mối
hàn sẽ phẳng. Khi điện áp hồ quang giảm, chiều dài hồ quang sẽ ngắn và kim loại đắp của
mối hàn sẽ nổi lên. Điện áp hồ quang ảnh hưởng đến sự ổn định của hồ quang và số lượng
hạt kim loại bắn tóe.

16
Giaùo trình coâng ngheä haøn MAG/MIG
Chon điện áp theo đường kính dây hàn
Đường kính dây mm Kiểu chuyển dịch Điện áp V
φ0.6mm Ngắn mạch 16 ÷ 17V
φ0.6mm Giọt cầu 17 ÷ 21V
φ0.6mm Phun 21 ÷ 24V
φ0.8mm Ngắn mạch 17 ÷ 19V
φ0.8mm Giọt cầu 19 ÷ 23V
φ0.8mm Phun 23 ÷ 26V
φ1.0mm Ngắn mạch 18 ÷ 21V
φ1.0mm Giọt cầu 21 ÷ 26V
φ1.0mm Phun 26 ÷ 30V
φ1.2mm Ngắn mạch 21 ÷ 24V
φ1.2mm Giọt cầu 24 ÷ 29V

4. Tốc độ hàn:
Tốc độ hàn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ tay nghề của thợ hàn. Tốc độ hàn quyết
định chiều sâu ngấu của mối hàn. Nếu tốc độ hàn thấp, kích thước vũng hàn sẽ lớn và ngấu
sâu. Khi tăng tốc độ hàn, tốc độ cấp nhiệt của hồ quang sẽ giảm, làm giảm độ ngấu và thu
hẹp đường hàn.
5. Tốc độ cấp dây:
Tốc độ cấp dây hàn phải tương ứng với tốc độ nóng chảy của dây hàn, tức là phụ
thuộc vào cường độ dòng điện hàn và đường kính dây hàn. Tốc độ cấp dây hàn được điều
chỉnh theo qui định của nhà sản xuất. Tuy nhiên, trước khi hàn nên hàn thử và điều chỉnh
tốc độ cấp dây theo yêu cầu hàn cụ thể.
6. Lưu lượng khí bảo vệ:
Sự tiêu hao khí bảo vệ phụ thuộc vào cường độ dòng điện hàn và đường kính dây
hàn. Lưu lượng khí bảo vệ ít thì lượng kim loại lỏng bắn tóe càng nhiều, lưu lượng khí bảo
vệ nhiều sẽ gây ra sự lãng phí không cần thiết
7. Chiều dài phần nhô ra của dây hàn (Độ nhú điện cực):
Đó là khoảng cách giữa đầu điện cực và mép bét tiết diện (hình 3.2). Khi tăng chiều
dài phần nhô, nhiệt nung nóng đoạn dây hàn này sẽ tăng, dẫn tới làm giảm cường độ dòng
điện hàn cần thiết để nóng chảy điện cực theo tốc độ cấp dây nhất định. Khoảng cách này
rất quan trọng khi hàn thép không gỉ, sự biến thiên nhỏ cũng có thể làm tăng sự biến thiên
dòng điện một cách rõ rệt.
Chiều dài phần nhô quá lớn sẽ làm dư kim loại nóng chảy ở mối hàn, làm giảm độ
ngấu và lãng phí kim loại hàn. Tính ổn định của hồ quang cũng bị ảnh hưởng. Nếu chiều
dài phần nhô quá nhỏ sẽ gây ra sự bắn tóe, kim loại lỏng dính vào mỏ hàn, chụp khí làm
17
Giaùo trình coâng ngheä haøn MAG/MIG
cản trở dòng khí bảo vệ, gây ra rỗ xốp trong mối hàn.

Khí bảo vệ

Chụp khí

Bép tiếp điện

Dây hàn
Phần nhô dây hàn Khí bảo vệ
Hồ quang

Vật hàn

a) b)
Chiều dài phần nhô ra của dây hàn (a) và quan hệ dòng điện - phần nhô (b)

Bảng A và B giới thiệu thông số hàn MIG/MAG trên thép và thép hợp kim thấp

Thông số hàn MIG/MAG trên thép và thép hợp kim thấp


Chuyển dịch ngắn mạch Bảng A
Cỡ dây hàn inch Dòng điện hàn A Điện áp hàn V Tốc độ cấp dây ipm
0.023 30 ÷ 90 14 ÷ 19 100 ÷ 400
0.030 40 ÷ 145 15 ÷ 21 160 ÷ 380
0.035 50 ÷ 180 16 ÷ 22 165 ÷ 340
0.045 75 ÷ 250 17 ÷ 22 100 ÷ 220

Các thông số trên được thiết lập khi hàn với CO2 trên thép thường và Ar - CO2
trên thép hợp kim thấp
Chuyển dịch phun (Tia) Bảng B
Cỡ dây hàn inch Dịng điện hàn A Điện áp hàn V Tốc độ cấp dây ipm
0.030 135 ÷ 230 24 ÷ 28 390 ÷ 670
0.035 165 ÷ 300 24 ÷ 28 360 ÷ 520
0.045 200 ÷ 375 24 ÷ 30 210 ÷ 390
1/16 275 ÷ 500 24 ÷ 32 150 ÷ 360
3/32 300 ÷ 600 24 ÷ 33 75 ÷ 125

Khí dùng cho các thông số trong bảng trến là Ar + 5%O2


18
Giaùo trình coâng ngheä haøn MAG/MIG
Nguyên tắc chung để điều chỉnh các thông số hàn được cho trong Bảng C như
sau:
Bảng C
Tham
số Dòng Tốc độ Khí bảo
Điện áp Góc hàn ESO Cỡ dây
hàn* hàn vệ
Hiệu chỉnh
3 5
1 Hàn thuận 2 Nhỏ 4
Ngấu sâu hơn Tăng Giảm CO2
Max 250 hơn
3 5 4
1 Hàn 2 Lớn Ar+CO
Ngấu cạn hơn Giảm Tăng
ngược hơn 2
1 2 3
Rộng hơn Tăng Giảm Tăng*
Chiều cao & rộng

1 2 3
Hẹp hơn Giảm Tăng Giảm*
Cao & hẹp
mối hàn

1 2 3
Giảm Hàn thuân Tăng
hơn
2
Hàn
Phẳng & rộng 1 3
Tăng ngược Giảm
hơn
hoặc 900
3
1 2 Nhỏ
Tăng năng suất đắp Tăng Tăngy
hơn
3
1 2 Lớn
Giảm năng suất đắp Giảm Giảm*
hơn

Ghi chú: 1. 1,2,3,4,5: Thứ tự ưu tiên hiệu chỉnh (Vai trò quan trọng của tham số)
2. y Hiệu chỉnh thông qua tốc độ cấp dây
3. * Hiệu chỉnh đồng bộ với tốc độ cấp dây để bảo đảm dòng hàn.
V. Góc nghiêng mỏ hàn,tầm với điện cực:
1. Ảnh hưởng của việc thay đổi góc nghiêng mỏ hàn với sự điều chỉnh thiết bị
không thay đổi:

19
Giaùo trình coâng ngheä haøn MAG/MIG
Hướng hàn

Vuông
Đẩy góc Kéo

Sự giữ cần hàn so


với
hướng hàn Đẩy tới Thẳng góc Kéo đi

Độ sâu ngấu Nông hơn Trung bình Sâu hơn

Sự chuyển tiếp Tốt hơn Trung bình Xấu hơn


kim loại

Sự ổn định Xấu hơn Trung bình Tốt hơn


của hồ quang

Sự bắn tóe Nhiều hơn Trung bình Ít hơn


kim loại

Bề rộng Rộng hơn Trung bình Hẹp hơn


mối hàn

2. Ảnh hưởng của sự thay đổi tầm với điện cực với sự điều chỉnh thiết bị không
thay đổi:

20
Giaùo trình coâng ngheä haøn MAG/MIG
Khoảng cách ống tiếp Nhỏ hơn Trung bình khoảng Lớn hơn
xúc 10mm
Sự nung nóng điện trở Nhỏ hơn Trung bình Lớn hơn

Công suất hồ quang Lớn hơn Trung bình Nhỏ hơn

Độ sâu ngấu Sâu hơn Trung bình Nông hơn

Sự bắn tóe kim loại Ít Trung bình Nhiều


VI.Các phương pháp chuyển động mỏ hàn, que hàn:
Ví dụ tư thế hàn 1
1 Kiểm tra chuyển động cánh tay, khuỷu tay và sự
thoải mái của cổ tay.
2 Kiểm tra tư thế nhìn từ phía trước đường hàn.
3 Ngồi ở bên phải về phía trước bàn làm việc và đặt
vật hàn trên bàn làm việc về phía phải người.
4 Nếu hàn thuận tay hoặc trái tay, cố gắng đặt vật hàn
lệch sang phía trước người bạn khoảng 30o.
5 Không đặt khuỷu tay cầm mỏ hàn trên đầu gối. Cầm
mỏ hàn ở trạng thái chuyển động. Nới lỏng vai.
6 Kiểm tra chuyển động của mỏ hàn từ phải sang trái hoặc từ trái sang phải một cách
thường xuyên.
7 Kiểm tra vị trí cầm mỏ hàn.

21
Giaùo trình coâng ngheä haøn MAG/MIG
8 Kiểm tra vị trí bàn làm việc và thân người.
9 Kiểm tra vị trí thân người và vật hàn.
Ví dụ tư thế hàn 2

- Khoảng cách từ đầu mỏ hàn đến bề mặt vật hàn là “10~15”mm


- Gây hồ quang bằng cách bấm công tắc mỏ hàn ở vị trí “ON”.
- Để đầu dây hàn cách bề mặt vật hàn khoảng 1~2 mm.
- Chỉnh mỏ hàn thẳng đứng trước khi gây hồ quang.
- Giữ mỏ hàn ở vị trí thẳng đứng so với bề mặt vật hàn trong khi gây hồ quang.
- Di chuyển mỏ hàn theo đường xoáy ốc làm thành điểm hàn tròn có đường kính
khoảng 20mm.
Nếu sự chuyển động của mỏ hàn không ổn định, có thể tỳ ngón tay trỏ của tay cầm
mặt nạ vào tay cầm mỏ hàn một cách nhẹ nhàng.
VII .Các phương pháp gây và duy trì hồ quang hàn, kết thúc hồ quang:
2. Vị trí của mỏ hàn trước khi gây hồ quang:

3. Tự kiểm tra:
- Sự bám dính của xỉ hàn.
- Sự bám dính của các hạt kim loại.
- Sự đồng đều về hình dạng của các điểm hàn.
- Sự đồng đều về chiều cao điểm hàn.

22
Giaùo trình coâng ngheä haøn MAG/MIG
BÀI 3: HÀN ĐƯỜNG THẲNG Ở VỊ TRÍ HÀN BẰNG
LÝ THIYẾT: 5 GIỜ; THỰC HÀNH : 10 GIỜ
I. Chuẩn bị các loại dụng cụ,thiết bị,vật liệu hàn:
1. Máy hàn:
- Phần nối mạng.
- Bộ phận nắn dòng.
2. Dây hàn:
- Cuộn dây hàn.
- Cơ cấu dẫn dây hàn
3. Khí bảo vệ:
- Chai đựng khí bảo vệ (KBV)
- Bộ giảm áp và đo lưu lượng khí ra.
- Van từ trường cho khí bảo vệ.
4. Bó dây dẩn hàn:
- Cáp công tắc (điều khiển).
- Dây hàn.
- Đường dẩn khí bảo vệ.
- Dây dẫn dòng điện hàn.
5. Cần hàn:
- Cần hàn với công tắc đóng mở.
- Kẹp mát nối với chi tiết
- Dây mát và kẹp mát vào chi tiết.
6. Dụng cụ:
- Búa nguội
- Thước lá, thước cuộn,vạch dấu
- Mặt nạ hàn
- Găng tay da, áo da
7. Vật liệu:
- Sắt la 50
- Thép tấm
23
Giaùo trình coâng ngheä haøn MAG/MIG
II. Chuẩn bị phôi hàn:
- Phôi sắt la 50
- Kích thước 250 x 50 x 5
- Số lượng 4 phôi

III. Chọn chế độ hàn:

Chiều dày vật hàn


0,6 0,9 1,5 1,9 2,6 3,4 4,8 6,4
(mm)
Cỡ dây hàn (mm) 0,6 0,8 0,8 0,9 0,8 0,9 0,8 0,9 0,8 0,9 0,8 0,9 1,1 1,1 1,1
Tốc độ cấp dây (m/ph) 2,5 1,9 3,2 2,5 4,4 3,8 5,7 4,4 7,0 5,7 7,6 6,4 3,2 3,8 5,0
Dòng hàn (A) 35 35 55 80 80 120 100 130 115 160 130 175 145 165 200
Tốc độ hàn (m/ph) 0,25 0,25 0,35 0,33 0,33 0,50 0,45 0,45 0,50 0,50 0,43 0,50 0,45 0,38 0,33
18- 19- 20-
Điện áp hàn4 (V) 17 17 18 18 19 19 20 20 21 21 22 22
20 21 22
Lưu lượng khí (L/ph) 12 - 17
Độ nhô điện cực (mm) 6 - 12
IV. Chọn phương pháp chuyển động mỏ hàn:

V. Kỹ thuật hàn đường thẳng:

24
Giaùo trình coâng ngheä haøn MAG/MIG
(1) Giữ mỏ hàn tạo với phía ngược với hướng hàn một góc 700~800.

(2)Di chuyển mỏ hàn liên tục theo đường thẳng đều. Đồng thời quan sát sự nóng
chảy của bể hàn trên đường hàn.

(3) Sau khi hàn, làm sạch và kiểm tra mối hàn.

VI. Các khuyết tật mối hàn:

Khuyết tật Nguyên nhân Giải pháp


Chưa mở Gas Kiểm tra van khí
Hết Gas Thay bình khí mới

Khó mồi hồ quang


Sai cực tính Kiểm tra : Dây hàn + Chi tiết −
Nối điện hoặc “mát” không tốt Kiểm tra “mát”
Kiểm tra, thay thế các linh kiện
Mạch điều khiển hỏng
hỏng
Cháy dây, hồ quang Kiểm tra bánh xe và hiệu chỉnh áp
Bánh xe cấp dây không đúng cỡ
thất thường lực
Bánh xe ép dây không đủ áp lực Tăng áp lực ép dây
Bánh xe ép dây căng quá Giảm áp lực ép dây
Tốc độ cấp dây quá chậm Tăng tốc độ cấp dây
Bép tiếp điện bị mòn, dính Làm sạch hoặc thay mới
Phóng hồ quang trong bép tiếp
Làm sạch hoặc thay mới
điện
Điện áp nguồn không ổn định Kiểm tra điện áp cung cấp
Sai cực tính Kiểm tra : Dây hàn + Chi tiết −
25
Giaùo trình coâng ngheä haøn MAG/MIG
Thay súng có công suất lớn hơn
(hầu hết súng có công suất >200A
Súng hàn bị nóng phải làm nguội bằng nước). Kiểm
tra hệ thống nước làm nguội, bộ lọc
hoặc nguồn cấp nước.
Ống dẫn dây bị bẩn hoặc mòn Thay ống dẫn dây
Bị nhốt khí do dòng khí bảo vệ Điều chỉnh lưu lượng khí cho phù
bị rối hợp với cỡ mỏ phun
Bị nhốt khí do dòng hàn quá cao Giảm dòng hàn hoặc tốc độ hàn
Bảo quản dây nơi khô ráo không bị
nhiễm bẩn, dầu. Bao che cuôn dây
Dây hàn bị dính dầu hoặc bẩn lắp trên máy, Nếu dây hàn bị bẩn,
gỉ nhiều thì loại bỏ các phần bị bẩn,
sử dụng phần còn lại của cuộn dây.
Rửa sạch và làm khô ráo các bánh
Bánh xe cấp dây bị bẩn
xe
Ống dẫn dây bẩn Thay ống dẫn dây mới
Rỗ khí Kiểm tra điểm sương của khí bảo
Khí bảo vệ bị ẩm vệ. Không dùng các chai khí có
điểm sương trên −400F
Nước làm nguội súng hàn bị rò Sửa chữa súng hàn
Rửa sạch bằng dung môi và chải
Chi tiết còn dính dầu mỡ
sạch bằng bàn chải Inox
Hiệu chỉnh các thông số nhằm
Văng tóe từ vùng hàn quá nhiều
giảm văng tóe

Điều chỉnh cho mỏ phun gần chi


tiết hơn. Tăng lưu lượng khí bảo
vệ. Điều chỉnh góc độ hàn. Kiểm
Không đủ khí bảo vệ tra súng xem có bị rò khí hoặc
Mối hàn bị bẩn nước làm nguội. Tăng cường bảo
vệ vùng hàn bằng các thiệt bị phụ
trợ. Định tâm lại bép tiếp điện.
Dây hàn bị bẩn (Xem Mục trên)
Chi tiết hàn bị bẩn (Xem Mục trên)
Nứt nóng chân Dây hàn không đúng loại Thay loại dây hàn phù hợp

26
Giaùo trình coâng ngheä haøn MAG/MIG
chim Kiểm tra các thông số chuẩn bị mối
Thiết kế mối hàn không đúng
hàn: Khe hở, bề dày chân, góc vát
Kiểm tra đồ gá, hiệu chỉnh chi tiết
Gá kẹp không đúng
trước khi hàn
Tốc độ hàn quá chậm Tăng tốc độ hàn
Kỹ thuật hàn không đúng Thay đổi góc hàn hoặc tốc độ đắp
Hàn ngược lại một chút khi kết
thúc mối hàn. Hàn nhanh ở đoạn
Kết thúc hàn không đúng kỹ
Nứt đuôi lửa cuối để có vũng hàn nhỏ hơn. Dùng
thuật
các tấm gá khi khởi đầu và kết thúc
mối hàn.
Chuẩn bị mối hàn sai Kiểm tra kích thước chuẩn bị
Hàn nhanh quá Giảm tốc độ hàn
Không đủ ngấu Dòng hàn quá thấp Tăng dòng hàn
Hồ quang quá dài Giảm chiều dài hồ quang
Góc hàn không đúng Hiệu chỉnh lại góc hàn
Kiểm tra khe hở, bề dày chân, góc
Chuẩn bị mối hàn sai
vát
Không đủ chảy
Hồ quang quá dài Giảm chiều dài hồ quang
Mối ghép bẩn Tẩy sạch mối ghép
Kiểm tra và thay thế cỡ dây phù
Cỡ dây cung cấp không đủ lớn
hợp
Dây cấp nguồn hàn Các chỗ nối dây bị lỏng Kiểm tra và xiết chặt lại
quá nóng Dây cấp nguồn hàn quá dài Tăng lưu lượng nước làm nguội
Ktra sự rò rỉ trên mạch nước làm
Làm nguội không đủ
nguội

VII. Kiểm tra chất lượng mối hàn:


Tự kiểm tra
- Sự bám dính của xỉ hàn
- Sự bám dính của các hạt kim loại bắn toé.
- Độ dồng đều chiều cao phần kim loại đắp của mối hàn.
- Độ đồng đều của hình dạng mối hàn
- Xử lý điểm bắt đầu của mối hàn
- Xử lý điểm cuối của mối hàn
- Cháy cạnh

27
Giaùo trình coâng ngheä haøn MAG/MIG
BÀI 4: HÀN GIÁP MỐI KHÔNG VÁT MÉP Ở VỊ TRÍ HÀN BẰNG
LÝ THIYẾT: 5 GIỜ; THỰC HÀNH : 10 GIỜ
I. Mối hàn giáp mối:
- Kỹ thuật hàn giáp mối không vát mép:

δ a [mm] d [mm] Ih [A] Uh [V] Vh CO2 (lít/ph)


[mm] [cm/ph]
1,2 0 0,8 ÷ 0,9 70 ÷ 80 18 ÷ 19 45 ÷ 55 10
1,6 0 0,8 ÷ 1,0 80 ÷ 100 18 ÷ 19 45 ÷ 55 10 ÷ 15
2,0 0 ÷ 0,5 0,8 ÷ 1,0 100 ÷ 110 19 ÷ 20 50 ÷ 55 10 ÷ 15

2,3 0,5 ÷ 1,0 ÷ 1,2 110 ÷ 130 19 ÷ 20 50 ÷ 55 10 ÷ 15


1,0
3,2 1,0 ÷ 1,0 ÷ 1,2 130 ÷ 150 19 ÷ 21 40 ÷ 50 10 ÷ 15
1,2
4,5 1,2 ÷ 1,2 150 ÷ 170 21 ÷ 23 40 ÷ 50 10 ÷ 15
1,5
6,0 1,2 ÷ 1,2 220 ÷ 260 24 ÷ 26 40 ÷ 50 15 ÷ 20
1,5
9,0 1,2 ÷ 1,2 320 ÷ 340 32 ÷ 34 45 ÷ 55 15 ÷ 20
1,5

28
Giaùo trình coâng ngheä haøn MAG/MIG
Vận hành , sử dụng và bảo quản máy hàn MAG, MIG
Mô tả và vận hành mỗi bộ phận

1.Nguồn hàn:

[Ghi chú]
(1) Ampe kế

(2) Vôn kế
(3) Cầu chì

(4) Đèn báo (đèn này sáng và tự động tắt khi làm việc)

(5) Đèn công suất chính (đèn sáng khi nguồn hàn được cung cấp điện áp 380 V)

(6) Công tắc điều khiển (khi đặt ở vị trí “ON” quạt bắt đầu quay và máy sẵn sàng làm việc)

(7) Công tắc khí (Khi điều chỉnh lưu lượng khí đặt ở vị trí “CHEK”, khi hàn đặt ở vị trí
“WELD”)

(8) Công tắc lấp rãnh hồ quang (đặt ở “ON” để thực hiện lấp rãnh hồ quang)

(9) Núm điều chỉnh dòng điện và điện áp lấp rãnh hồ quang
29
Giaùo trình coâng ngheä haøn MAG/MIG
2.Hộp điều khiển:

[Ghi chú]
(1) Núm điều chỉnh dòng điện hàn
(2) Núm điều chỉnh điện áp hàn
(3) Công tắc inching (nếu ấn nút này, chỉ dây hàn chuyển động). Núm dòng điện bên trái
có thể thay đổi tốc độ đẩy dây hàn.

Trên mỗi mẫu hàn điều chỉnh để lựa chọn được dòng điện và
điện áp thích hợp.

Làm như vậy cho mỗi mẫu với mỗi chế độ hàn riêng biệt
.
3.Cơ cấu cấp dây hàn:

[Ghi chú]
1 ống mềm dẫn khí, 2Cáp điều khiển, 3Tang cuộn dây , 4Chốt hãm, 5Bộ phận nắn dây
6 Tấm kẹp, 7 Mô tơ đẩy dây, 8 Tay cầm cơ cấu ép,9Bộ phận nối đầu hàn, khung,
b11c Bộ phận nối cáp phía đầu hàn, (12) Con lăn đẩy dây, (13) Bản lề, (14) Bản lề định vị, (15)
Vòng kẹp
(16) Đai ốc cánh (tai hồng)

30
Giaùo trình coâng ngheä haøn MAG/MIG
4.Lắp dây hàn:

[Ghi chú]
(1) Bộ phận nắn dây, (2) Tay nắm cơ cấu ép, (3) Cửa của bộ phận dẫn hướng, (4) Tấm
kẹp , (5) Bản lề ,(6) Đai ốc cánh , (7) ống đỡ cuộn dây , (8) Chốt hãm , (9) Dây hàn.
Kiểm tra cỡ của con lăn đẩy dây:
(1) Kiểm tra rãnh của con lăn dẫn dây thích hợp với cỡ dây. Lắp con lăn vào cơ cấu đẩy
dây, mặt ghi giá trị con số tương ứng với đường kính dây quay ra phía ngoài.

Lắp dây hàn


(2) Nâng chốt hãm và xoay về vị trí nằm ngang.
(3) Lắp cuộn dây vào ống đỡ cuộn dây.
(4) Đưa chốt hãm về vị trí ban đầu.
(5) Hạ tay nắm cơ cấu ép.
(6) Nâng tấm kẹp.
(7) Kéo dây đi qua cơ cấu nắn dây qua con lăn đẩy dây và luồn dây vào bộ phận dẫn
hướng.
(8) Hạ tấm kẹp và nâng tay nắm cơ cấu ép để giữ tấm kẹp.

31
Giaùo trình coâng ngheä haøn MAG/MIG
Điều chỉnh lực cơ cấu ép và cơ cấu nắn dây:
(9) Quay tay nắm cơ cấu ép đến giá trị lực phù hợp với cỡ dây
(10) Nới lỏng đai ốc cánh , quay bản lề đến trị số phù hợp cỡ dây rồi vặn chặt lại.
(Dây đặc đường kính 1,2 mm, Số của lực ép trên tay nắm cơ cấu ép là 5~6 và số trên bản
lề nắn thẳng là 1~3).

5.Mỏ hàn:

[Ghi chú] : (1) Miệng phun, (2) Vòi phun, (3) ống tiếp điện, (4) Miếng cách điện,
(5) Thân mỏ hàn, (6) Công tắc

Kiểm tra ống tiếp điện, vòi phun và miệng phun


( Kiểm tra cẩn thận ).

32
Giaùo trình coâng ngheä haøn MAG/MIG
6.Bộ điều chỉnh lưu lượng khí CO2:

[Ghi chú]

(1) Đồng hồ lưu lượng khí.

(2) Đồng hồ áp suất.

(3) Van điều chỉnh lưu lượng khí.

(4) Van điều chỉnh áp suất khí.

(5) ống dẫn khí.

(6) Chai khí CO2

Thứ tự lắp:

(1) Lắp đai ốc với chai khí rồi dùng cà lê xiết


chặt cẩn thận

(2) Lắp đai ốc của đầu nối ống dẫn khí với đầu
ra trên đồng hồ lưu lượng. Dùng cà lê xiết chặt
cẩn thận.

(3) Cắm phích của bộ sấy vào nguồn điện 220v

33
Giaùo trình coâng ngheä haøn MAG/MIG
7 Trình tự công việc vận hành máy hàn MAG

(1) Đóng cầu dao của máy hàn

(2) Kiểm tra đèn báo công suất chính khi


điện áp 380V vào máy

(3) Bật công tắc điều khiển

(4) Mở van chai khí CO2

[Ghi chú] Khi mở van chai khí CO2, không được đứng đối diện với cửa ra khí . khí áp
suất cao có thể thổi gây chấn thương cho người . Trước khi kiểm tra, van điều chỉnh lưu
lượng khí đặt ở vị trí “SHUT”, mở van chai khí CO2 , điều chỉnh áp suất khí từ 1~3
kg/cm2.


(5) Đặt công tắc kiểm tra ở vị trí
“CHECK”

34
Giaùo trình coâng ngheä haøn MAG/MIG
[Ghi chú] Điều chỉnh lưu lượng khí bằng cách xoay van điều chỉnh tới vị trí “OPEN”

(6) Điều chỉnh lưu lượng khí 15 l/ min.


Điều chỉnh tâm viên bi của đồng hồ lưu
lương khí trùng với vạch 15 l/min

(7) Sau khi điều chỉnh lưu lượng khí, bật


công tắc kiểm tra về vị trí “WELD”

(8) Chọn chế độ lấp rãnh hồ quang “OFF


“ hoặc “ON”

[Ghi chú] Khi chọn chế độ lấp rãnh hồ quang “ON”, điều chỉnh dòng điện và điện áp lấp
rãnh hồ quang trên bảng ở nguồn điện hàn.

Kết thúc việc chuẩn bị hàn MAG

35
Giaùo trình coâng ngheä haøn MAG/MIG
III.Bảo dưỡng dụng cụ máy hàn MAG:
1. Hình dạng và kết cấu của mỏ hàn loại làm nguội bằng khí:

[Ghi chú]
1 miệng phun
2 ống tiếp điện
3 Vòi phun
4 Bộ phận cách điện
5 Thân mỏ hàn

2. Kiểm tra lỗ của ống tiếp điện:


Hồ quang sẽ không ổn định khi đường kính lỗ của ống tiếp điện và đường kính của đây
hàn không khớp và lỗ của ống tiếp điện bị ô van.
Nếu xuất hiện “burn-back”, dây hàn bị nóng chảy dính vào đầu ống tiếp điện. Loại trừ sự
bám dính của kim loại dây hàn nóng chảy vào đầu ống tiếp điện bằng cách dũa.

[Ghi chú] 1 Dây hàn nóng chảy


2 ống tiếp điện
3 miệng phun
36
Giaùo trình coâng ngheä haøn MAG/MIG
Hiện tượng “burn-back” sẽ xuất hiện

[Ghi chú] 1 ống tiếp điện


2 Dây hàn
Khi bắt đầu gây hồ quang không để đầu đây hàn tiếp xúc với kim loại cơ bản, mà phải để
đầu dây hàn cách kim loại cơ bản một khoảng ( 1 – 2 ) mm

3. Kiểm tra tình trạng lắp ghép của ống tiếp điện :
Nếu ống tiếp điện bị lỏng, hồ quang sẽ không ổn định và sự truyền điện cho dây hàn có
thể không thực hiện được. Đầu ren có thể bị cháy, hỏng. Chúng ta không thể phát hiện ra
sự lắp ghép không tốt của ống tiếp điện từ bên ngoài. Vì vậy, chúng ta phải kiểm tra trạng
thái lắp ghép của ống tiếp điện bằng cách vặn chặt ống tiếp điện

[Ghi chú] 1 Lỗ phun khí

4. Làm sạch các hạt kim loại dính trong miệng phun:
Nếu các hạt kim loại bám vào phía trong miệng phun, khí bảo vệ CO2 không thể phun ra
từ miệng phun đều đặn . Bọt khí hoặc lỗ rỗ có thể xuất hiện. Vật liệu hàn bị ô xy hoá, mối
hàn và vùng xung quanh nó bị xám đen. Vì vậy phải thường xuyên làm sạch miêng phun
bằng loại dụng cụ mềm ví dụ như gỗ. Nếu dùng dụng cụ cứng để làm sạch có thể làm xước
miêng phun, như vậy rất nhiều hạt kim loại sẽ bám dính vào bên trong miệng phun.

37
Giaùo trình coâng ngheä haøn MAG/MIG
“Các hạt kim loại” →

[Ghi chú] 1 Đầu ống tiếp điện


2 Miệng phun

5. Kiểm tra vòi phun:


Nếu không sử dụng vòi phun, các hạt kim loại và xỉ bắn toé sẽ dính vào phía cuối
miệng phun. Mỏ hàn có thể cháy do sự cách ly giữa miệng phun và thân mỏ hàn không
tốt và khí bảo vệ CO2 không thể phun đều đặn từ miệng phun.
Khi làm sạch miệng phun và thay ống tiếp điện, không được để vòi phun trong miệng
phun. Nếu vòi phun bị vỡ, cần phải thay vòi phun mới. Nếu lỗ vòi phun dính các hạt kim
loại hoặc xỉ sẽ làm khí bảo vệ không thể phun ra đều đặn. Do đó lỗ vòi phun phải được
làm sạch và không được làm hư hại chúng.

38
Giaùo trình coâng ngheä haøn MAG/MIG
BÀI 5: HÀN GIÁP MỐI CÓ VÁT MÉP Ở VỊ TRÍ BẰNG
LÝ THIYẾT: 3 GIỜ; THỰC HÀNH : 12 GIỜ
I.Mối hàn giáp mối có vát mép:
1. Vật liệu hàn:

(1) Kích thước phôi

(2) Vật liệu và dụng cụ hàn

(3) Hình dạng vật liệu

2. Chế độ hàn

Cường độ Dòng điện hàn A Công tắc lấp rãnh hồ quang Off ‚ On
Điện áp hồ quang V Cường độ dòng điện lấp rãnh hồ quang A
Lưu lượng khí CO2 l/min Điện áp lấp rãnh hồ quang V

3.vị trí mỏ hàn trước khi gây hồ quang:


- Khoảng cách từ đầu mỏ hàn đến bề mặt vạt hàn là “10~15”mm
- Gây hồ quang bằng cách bấm công tắc mỏ hàn ở vị trí “ON”.
- Để đầu dây hàn cách bề mặt vật hàn khoảng 1~2 mm.
- Chỉnh mỏ hàn thẳng đứng trước khi gây hồ quang.
-Giữ mỏ hàn ở vị trí thẳng đứng so với bề mặt vật hàn trong khi gây hồ quang.
4. Bắt đầu hàn:
Gây hồ quang cách điểm bắt đầu của mối hàn từ 10 – 20 mm, kéo dài hồ quang rồi đẩy
nhanh về vị trí hàn.

5. Góc độ của mỏ hàn:


(1) Giữ mỏ hàn tạo với phía ngược với hướng hàn một góc 700~800.
(2) Di chuyển mỏ hàn liên tục theo đường thẳng đều. Đồng thời quan sát sự nóng
chảy của bể hàn trên đường hàn.
(3) Sau khi hàn, làm sạch và kiểm tra mối hàn.
6. Quan sát 3 vị trí của hồ quang (Đầu dây hàn) so với bể hàn:

39
Giaùo trình coâng ngheä haøn MAG/MIG
(1) Vị trí của hồ quang (Đầu dây hàn)

(2) Vị trí của hồ quang (Đầu dây hàn)

(3) Vị trí của hồ quang (Đầu dây hàn)

7. Góc độ của mỏ hàn nhìn theo hướng hàn.


Không cầm mỏ hàn nghiêng sang trái hoặc sang
phải (Góc ố hoặcr ố’).

L0 là khoảng cách giữa đầu mỏ hàn (ống tiếp điện)


và bề mặt kim loại cơ bản. L0 = 10~15 mm.

8. Phương pháp xử lý điểm kết thúc của mối hàn.


[Ghi chú] (1) Rãnh hồ quang, (2)Kim loại cơ bản
Phần cuối của mối hàn không được đắp đầy gọi là “rãnh hồ quang”. Nếu ta để lại vết
lõm này thì các khuyết tật như: nứt, rỗ co có thể xuất hiện.

40
Giaùo trình coâng ngheä haøn MAG/MIG
Phương phương pháp 1
- Đến điểm kết thúc, từ từ đẩy ngược mỏ hàn về phía sau một khoảng 5 – 10 mm.
- Sau khi ngắt hồ quang, không di chuyển mỏ hàn khỏi vị trí rãnh hồ quang trong
khoảng thời gian dòng khí bảo vệ còn tiếp tục phun (Khoảng 10 giây).

Phương pháp 2

- Bật, tắt công tắc 1, 2 hoặc 3 lần ở vị trí cuối đường hàn để bổ sung kim loại cho rãnh
hồ quang cho tới khi rãnh hồ quang có hình dạng như mối hàn.
- Sau khi ngắt hồ quang, không di chuyển mỏ hàn khỏi vị trí rãnh hồ quang trong
khoảng thời gian, dòng khí bảo vệ còn tiếp tục phun (Khoảng 10 giây).
II.Tự kiểm tra
- Sự bám dính của xỉ hàn.
- Sự bám dính của các hạt kim loại bắn toé.
- Độ đồng đều chiều cao phần kim loại đắp của mối hàn.
- Độ đồng đều của hình dạng mối hàn.
- Xử lý điểm bắt đầu của mối hàn.
- Xử lý điểm cuối của mối hàn.
- Cháy cạnh.
- Không ngấu.
- Các vết rỗ.
- Nứt.

41
Giaùo trình coâng ngheä haøn MAG/MIG
BÀI 6: HÀN GÓC KHÔNG VÁT MÉP Ở VỊ TRÍ HÀN BẰNG
LÝ THIYẾT: 3 GIỜ; THỰC HÀNH : 12 GIỜ
1. Chuẩn bị vật liệu, thiết bị, dụng cụ hàn:
a. Vật liệu hàn
- Dây hàn: Sự ổn định của quá trình hàn cũng như chất lượng của mối hàn phụ thuộc
rất nhiều vào tình trạng bề mặt dây hàn. Dây hàn không được bị rỉ hoặc bẩn, do đó thường
sử dụng dây có lớp mạ đồng, đường kính dây hàn từ 0,8 - 2,4mm.
- Khí bảo vệ: Khí Ar thường đựơc dùng để hàn các vật liệu thép. Khí He dùng để hàn
các liên kết có kích thước lớn, các vật liệu có tính dãn nở nhiệt cao như Al, Cu, Mg, …
CO2 được dùng rộng rãi để hàn thép cacbon trung bình do giá thành thấp, mối hàn
ổn định, cơ tính của liên kết hàn đạt yêu cầu, tốc độ hàn cao và có độ ngấu sâu. Nhược
điểm của hàn trong khí bảo vệ CO2 là gây bắn tóe kim loại lỏng.
b. Thiết bị hàn
Hệ thống thiết bị cần thiết dùng cho hàn hồ quang nóng chảy trong môi trường
khí bảo vệ bao gồm nguồn điện hàn, cơ cấu cấp dây hàn tự động, mỏ hàn (hay súng hàn) đi
cùng với đường ống dẫn khí, dây cáp điện, chai chứa khí bảo vệ kèm theo đồng hồ đo áp
suất và lưu lượng khí cung cấp (H2.10).

c. Nguồn điện hàn:


Thường là một biến thế hàn 3 pha một chiều, có bảng điều khiển để chọn các thông số hàn.
Hình 2.11 là sơ đồ điều khiển ở mặt trước của nguồn điện hàn.

42
Giaùo trình coâng ngheä haøn MAG/MIG
Đèn báo sự cố (khi máy làm việc
Ampe kế Volt kế Cầu chì quá tải thì có hệ thống tự động ngắt
và đèn bật sáng)

A V Đèn báo có điện vào máy

Công tắt chính

ON
ON SET

OFF RUN OFF

Công tắt kiểm tra khí bảo vệ (bấm


SET thì có khí thổi ra ở mỏ hàn,
bấm RUN để hàn)
Hai núm điều chỉnh dòng điện và Công tắt xử lý rãnh hồ quang (bật
điện áp để điền đầy rãnh hồ quang ON khi cần xử lý điền đầy rãnh hồ
(Dòng điền đầy = 60 - 70% dòng hàn) quang)

Hình 2.11: Sơ đồ điều khiển ở mặt trước của nguồn điện hàn
d.Mỏ hàn (súng hàn):
Bao gồm bép tiếp điện để nối điện từ dây cáp đến dây hàn, đường dẫn khí và chụp
khí để hướng dòng khí bảo vệ bao quanh vùng hồ quang, bộ phận làm nguội có thể bằng
khí hoặc nước tuần hoàn, công tắt đóng ngắt đồng bộ dòng điện hàn, dây hàn và dòng khí
bảo vệ (H2.12).

Tay cầm

Chụp khí Công tắt

Dây hàn

Hình 2.12: Sơ đồ mỏ hàn cổ cong

43
Giaùo trình coâng ngheä haøn MAG/MIG
e. Hộp điều khiển từ xa:
(hình 2.13) có hai nút điều chỉnh dòng điện và điện thế hàn, một nút ấn đùn dây
hàn. Hộp này được kéo theo gần thợ hàn để tiến hành điều chỉnh khi cần thiết. Điều này có
ý nghĩa khi hàn tự động, ngoài ra vì sự bắn tóe kim loại lỏng cho nên thiết bị hàn thường ở
xa vật hàn, có hộp điều khiển từ xa người thợ hàn sẽ hạn chế được việc đi lại không cần
thiết. Nút điều chỉnh Nút điều chỉnh
dòng điện điện áp

Nút đùn dây hàn


f. Bộ tiếp dây hàn: Hình 2.13: Hộp điều khiển từ xa
Hoạt động theo nguyên tắc ma sát. Khi ấn nút đùn dây hàn (ở hộp điều khiển từ xa)
hay ấn công tắt ở mỏ hàn thì môtơ tiếp dây sẽ quay làm quay các rulô tiếp dây. Nhờ ma sát,
dây hàn sẽ đùn ra khỏi mỏ hàn. Tốc độ đùn dây hàn (tốc độ cấp dây) tùy thuộc vào sự điều
chỉnh lực căng ép dây vào rulô.
Cần chỉnh độ ép
Môtơ tiếp dây dây hàn
Cuộn dây
Đầu nối dây ra
mỏ hàn
Nối với cáp Dây hàn
điều khiển

Rulô tiếp dây

Hình 2.14: Bộ tiếp dây hàn


2. Công nghệ hàn điện cực nóng chảy trong môi trường khí bảo vệ:
a. Chuẩn bị vật hàn:
Các yêu cầu về hình dáng, kích thước, bề mặt liên kết trong phương pháp hàn hồ
quang nóng chảy trong môi trường khí bảo vệ giống như trong phương pháp hàn SAW.
Tuy nhiên, do đường kính dây hàn nhỏ hơn so với hàn SAW cho nên góc vát mép sẽ nhỏ
hơn (45 - 60o) do dây hàn có khả năng đưa sâu vào rãnh hàn.
b. Chế độ hàn
Các thông số của chế độ hàn MIG/MAG như sau:
- Đường kính dây hàn
Nói chung, đường kính dây hàn tăng khi tăng bề dày vật hàn. Tuy nhiên, sự lựa
chọn đường kính dây hàn có ảnh hưởng rất lớn đến sự chuyển dịch kim loại lỏng vào bể
44
Giaùo trình coâng ngheä haøn MAG/MIG
hàn. Đối với dòng điện hàn cho trước, khi giảm đường kính dây hàn sẽ làm tăng tốc độ
chuyển dịch kim loại lỏng và tốc độ nóng chảy sẽ cao hơn do mật độ dòng điện tăng lên.
- Cường độ dòng điện hàn
Cường độ dòng điện hàn phụ thuộc vào bề dày vật hàn, đường kính dây hàn, dạng
truyền kim loại lỏng vào bể hàn. Nói chung khi dòng điện quá thấp sẽ không đảm bảo độ
ngấm sâu mối hàn, làm giảm độ bền của mối hàn. Khi dòng điện quá cao sẽ làm tăng sự
bắn tóe kim loại gây ra rỗ xốp, biến dạng, mối hàn không ổn định.
- Điện áp hồ quang hàn
Điện áp hồ quang là thông số rất quan trọng đối với sự chuyển dịch kim loại lỏng
từ dây hàn vào bể hàn. Giá trị này được chọn để đạt tần số ngắn mạch cao nhất, tránh sự
bắn tóe kim loại lỏng.
- Chiều dài phần nhô ra của dây hàn
Đó là khoảng cách giữa đầu dây hàn và mép bép tiếp điện (Hình 2.15).

Chiều dài phần nhô quá lớn sẽ làm dư kim loại nóng chảy ở mối hàn, làm

giảm độ ngấu và lãng phí kim loại dây hàn. Nếu chiều dài phần nhô quá nhỏ sẽ gây
ra sự bắn tóe kim loại, kim loại lỏng dính vào mỏ hàn, vào chụp khí làm cản trở dòng khí
bảo vệ, gây ra rỗ xốp trong mối hàn.

- Tốc độ cấp dây hàn

Tốc độ cấp dây hàn phải tương ứng với tốc độ nóng chảy của dây hàn, tức là phụ
thuộc vào cường độ dòng điện hàn và đường kính dây hàn. Tốc độ cấp dây hàn được điều
chỉnh theo qui định của nhà sản xuất. Tuy nhiên, trước khi hàn nên hàn thử và điều chỉnh
tốc độ cấp dây theo yêu cầu hàn cụ thể.

- Tốc độ hàn

45
Giaùo trình coâng ngheä haøn MAG/MIG
Là tốc độ dịch chuyển hồ quang dọc theo đường hàn, tốc độ hàn cần có một giá trị
xác định để đạt được độ ngấm sâu lớn nhất. Nếu tốc độ hàn thấp, mối hàn rộng. Nếu tốc độ
cao, mối hàn hẹp, độ ngấm sâu giảm.

- Lưu lượng khí bảo vệ

Sự tiêu hao khí CO2 phụ thuộc vào cường độ dòng điện hàn và đường kính dây hàn. Lưu
lượng khí bảo vệ ít thì lượng kim loại lỏng bắn tóe càng nhiều, lưu lượng khí bảo vệ nhiều
sẽ gây ra sự lãng phí không cần thiết.

Mối hàn góc

Mối hàn góc ngoài

3. Khuyết tật điển hình xuất hiện trong hàn MAG và biện pháp đề phòng:
a. Khuyết tật trong mối hàn:
(1) Bọt khí và lỗ rỗ:
Bọt khí xốp dạng hình cầu xuất hiện trong mối hàn. Đặc biệt lỗ rỗ hình cầu có thể xuất
hiện trên bề mặt mối hàn . Bọt khí và lỗ rỗ có thể xuất hiện do tạp chất từ không khí đi vào
46
Giaùo trình coâng ngheä haøn MAG/MIG
vũng hàn: dầu mỡ,gỉ, sơn trên bề mặt vật hàn, lớp ô xít của tấm thép hoặc do điều kiện hàn
không thích hợp. Nếu tốc độ gió lớn hơn 2 m/sec, bọt khí hoặc lỗ rỗ sẽ xuất hiện do chất
bẩn của không khí. Do vậy cần phải bảo vệ vùng hàn không bị ảnh hưởng bởi gió.

[Ghi chú]
ảnh hưởng của gió đến lỗ rỗ 1 Số lỗ rỗ trên 200 mm
2 Tốc độ gió
o: Dây đặc
U Dây đặc
ì: Dây lõi thuốc
Nói chung, tốc độ gió là1.5 m/ sec và nhỏ
hơn. Lưu lượng khí bảo vệ khi hàn MAG là
10-- 15 l/min khi dòng điện hàn nhỏ hơn hoặc
bằng 200 A và lưu lượng khí là 15--25 l/min
khi dòng điện hàn lớn hơn hoặc bằng 200 A.

1.2mm, 300A, 30cm/min, 25l/min, vị trí


sấp

[Chú ý]
1 Số lỗ rỗ trên 200 mm
2 Lưu lượng khí bảo vệ (l/min)
o: Dây đặc
U: Dây đặc
ì: Dây lõi thuốc

Phải luôn làm sạch bên trong miệng phun và


chú ý đến khoảng cách giữa kim loại cơ bản
và đầu miệng phun. Nếu xỉ và hạt kim loại
dính vào trong miệng phun, khí bảo vệ sẽ bị
rối loạn. Do vậy khí bên ngoài có xu hướng đi
vào hồ quang hoặc vũng hàn.

ảnh hưởng của lưu lượng khí bảo vệ đến


lỗ rỗ1.2mm, 300A, 30cm/min, vị trí sấp

47
Giaùo trình coâng ngheä haøn MAG/MIG
Quan hệ giữa hàm lượng nitơ trong kim loại mối [Ghi chú]
hàn và sự bám các hạt kim loại trong miệng phun 1 Hàm lượng nitơ trong mối hàn
2 Khối lượng xỉ trong miệng
phun (g)

YGW-11, 350A, 20 cm/min, DCEN, 100% CO2

[Ghi chú]
1 Số bọt khí trên 200 mm
2 Khoảng cách của kim loại cơ bản và đầu
miệng phun
Phải làm sạch các chất bẩn, dầu mỡ, lớp ô xýt
sắt trên bề mặt kim loại cơ bản.

ảnh hưởng của khoảng cách giữa


kim loại cơ bản và đầu miệng phun
1.2 mm, 200A, 30 cm/min, Ar/CO2
(80/20), vị trí sấp

48
Giaùo trình coâng ngheä haøn MAG/MIG
Khoảng cách thích hợp giữa kim loại cơ bản và miệng phun
[Ghi chú] 1 Trường hợp dòng điện hàn nhỏ hơn hoặc bằng 200A
2 Trường hợp dòng điện hàn từ 200~350A
3 Trường hợp dòng điện hàn lớn hơn hoặc bằng 350A.

ảnh hưởng của lớp ô xýt trên bề mặt [Ghi chú]


tấm kim loại tới lỗ rỗ 1 Số lỗ rỗ trên 40 mm
2 Lưu lượng khí CO2 (l/min)
3 Mẫu thí nghiệm có lớp ô xýt
4 Mẫu thí nghiệm không có lớp ô xýt

200A, 23V, 40cm/min

(2) Sự thiếu nóng chảy:


Sự thiếu nóng chảy là tình trạng không làm chảy hoàn toàn các mép hàn.Vì vậy, nó là
tình trạng mà kẽ hở không nóng chảy có thể xuất hiện giữa kim loại bổ xung và kim loại
vật hàn. Sự thiếu nóng chảy xảy ra do chế độ hàn và thao tác hàn cùng với hình dạng mép
vát của mối ghép hàn và hình dạng mối hàn không thích hợp. Ví dụ: Chúng ta hàn mối hàn
lồi lên khi hàn mối hàn nhiều đường thì sự thiếu nóng chảy có thể xảy ra. Đặc biệt chúng ta
nên chú ý tới dòng điện hàn và tốc độ hàn.
49
Giaùo trình coâng ngheä haøn MAG/MIG
(3) Không ngấu
Không ngấu có nghĩa là một phần nào đó trên mối ghép hàn không nóng chảy đầy đủ
như hình vẽ. Không ngấu xuất hiện trong trường hợp dòng điện hàn thấp, tốc độ hàn cao,
vị trí chĩa đầu dây hàn sai.

(4) Ngậm xỉ
Ngậm xỉ xuất hiện trong trường hợp hàn mối hàn nhiều đường nhưng không làm sạch xỉ
ở bề mặt mối hàn trước.

50
Giaùo trình coâng ngheä haøn MAG/MIG
b. Khuyết tật bên ngoài mối hàn
(1) Khuyết cạnh
Khuyết cạnh là những vết lõm hoặc rãnh hẹp xuất hiện ở mép mối hàn giữa kim loại cơ
bản và kim loại hàn. Khuyết cạnh xuất hiện khi dòng điện hàn lớn, điện áp hồ quang và tốc
độ hàn cao.

51
Giaùo trình coâng ngheä haøn MAG/MIG
(2) Chảy tràn
Chảy tràn là nơi kim loại mối hàn phình ra, xuất hiện ở mép giữa kim loại cơ bản và kim
loại hàn. Nếu chảy tràn xảy ra, chúng ta nên đặt lại chế độ hàn: Chọn dòng điện hàn nhỏ,
tăng điện áp hồ quang và tốc độ hàn sẽ giảm được chảy tràn.

(4) Khuyết tật hình dạng mối hàn

52
Giaùo trình coâng ngheä haøn MAG/MIG
BÀI 7: HÀN MỐI HÀN GÓC CÓ VÁT MÉP Ở VỊ TRÍ HÀN BẰNG
LÝ THIYẾT: 3 GIỜ; THỰC HÀNH : 12 GIỜ

1. Hướng di chuyển của mối hàn:


(1) Hàn từ phải sang trái (hàn trái)
Giữ mỏ hàn nghiêng một góc từ 10~20°so
với chiều thẳng đứng và đưa mỏ hàn dọc trục
mối hàn theo hướng hàn.
[Ghi chú]
1 Hướng hàn

(2) Hàn từ trái sang phải (hàn phải)


Giữ mỏ hàn nghiêng một góc từ 10~20°so với
chiều thẳng đứng và kéo mỏ hàn dọc theo hướng
hàn với góc nghiêng không thay đổi.
[Ghi chú] 2 Hướng hàn

2. Đặc trưng của phương pháp hàn trái và hàn phải:

Hàn trái Hàn phải

Mặt cắt ngang của mối


hàn

Bề rộng mối hàn Rộng Hẹp

Chiều cao mối hàn Thấp Cao

53
Giaùo trình coâng ngheä haøn MAG/MIG
Chiều sâu ngấu Nông Sâu

Cấu trúc kim loại mối hàn

3. Điều chỉnh tốc độ hàn MAG:

Nếu tốc độ hàn chậm, thì khuyết tật chảy tràn có thể xảy ra.
Nếu như kim loại nóng chảy tràn lên phía trước hồ quang,
thì kim loại vật hàn sẽ không được hồ quang nung nóng đầy
đủ.
(3) Phần mép hàn không được nóng chảy do hồ quang
không nung nóng đầy đủ.
Trong thực tế hiện tượng đóng cục kim loại là do không có
sự nóng chảy của kim loại vật hàn . Trong trường hợp tốc độ
hàn quá chậm thì sẽ xảy ra khuyết tật chảy tràn.

[Ghi chú] (1) Bể hàn, (2) Hồ quang (đầu dây hàn)

Khi chúng ta quan sát được vị trí của hồ quang (đầu dây
hàn) tại bể hàn, chúng ta sẽ điều chỉnh đúng tốc độ hàn.
Chúng ta phải giữ cho hồ quang ở phần nửa đầu của bể hàn.

[Ghi chú] (1) Bể hàn, (2) Hồ quang (đầu dây hàn),(3) Kim
loại mối hàn ,(4) Chiều sâu ngấu.

54
Giaùo trình coâng ngheä haøn MAG/MIG
Góc độ mỏ hàn và vị trí chĩa đầu dây hàn trong hàn góc ở vị trí ngang
(1) Góc độ mỏ hàn

[Ghi chú] (1) Góc mỏ hàn phía trước: Góc được tạo
về phía ngược với hướng hàn
(2) Góc mỏ hàn phía sau: Góc được tạo về phía cùng với
hướng hàn
(3) Hướng hàn

Khi hàn với góc mỏ hàn là + 20°, sẽ nhận được mối


hàn có kết quả tốt, nếu hàn với góc mỏ hàn vượt quá
+20°, chúng ta có thể nhận được mối hàn có các lỗ
rỗ.
Khi hàn với góc mỏ hàn là – 20°, sẽ nhận được mối
hàn với độ ngấu sâu. .
Trên mặt cắt ngang của mối hàn, phần kim loại đắp
sẽ lồi lên và mối hàn chảy xệ xuống tấm ngang.
Nói chung, góc độ mỏ hàn khoảng từ: + 10° tới +
20°.

[Ghi chú] (1) Góc mỏ hàn phía trước, (2)Góc mỏ


hàn phía sau

55
Giaùo trình coâng ngheä haøn MAG/MIG
(2) Vị trí chĩa đầu dây hàn

Hình vẽ bên chỉ sự thay đổi


mặt cắt ngang của mối hàn khi vị
trí chĩa của đầu dây hàn thay đổi
trong khi góc mỏ hàn tạo với tấm
đứng không thay đổi (bằng 450).
Trường hợp dòng điện hàn bằng
300A, khi chúng ta chĩa đầu dây
hàn ở vị trí cách kẽ hàn khoảng 2
mm trên tấm ngang, sẽ nhận được
mối hàn có kết quả tốt.
Nếu chĩa đầu dây hàn trên tấm
đứng, khuyết tật cháy cạnh và
chảy xệ của mối hàn sẽ xuất hiện.
Nếu chĩa đầu dây hàn trên tấm
ngang nhưng cách quá xa kẽ hàn,
chân của mối hàn sẽ trở thành
không bình thường và mối hàn
cũng bị chảy xệ.
Nói chung khi dòng điện hàn
không vượt quá 250A, chĩa đầu
dây hàn vào đúng kẽ hàn. Khi
dòng điện hàn lớn hơn 250A,
chĩa đầu dây hàn cách kẽ hàn từ
2mm đến 3 mm trên tấm ngang.

56
Giaùo trình coâng ngheä haøn MAG/MIG
BÀI 8: HÀN GẤP MÉP KIM LOẠI MỎNG Ở VỊ TRÍ BẰNG
LÝ THIYẾT: 3 GIỜ; THỰC HÀNH : 12 GIỜ

1.Hình ảnh mối hàn:

2. Vật liệu:
(1) Kích thước phôi

(2) Vật liệu hàn

3. Hình dạng mối ghép hàn:

4. Hàn đính và chế độ hàn:


(1) Chế độ hàn đính

A
Dòng điện hàn đính
V
Điện áp hồ quang
l/min
Lưu lượng khí CO2
Công tắc lấp rãnh hồ Off
quang

57
Giaùo trình coâng ngheä haøn MAG/MIG
(2) Vị trí hàn đính

5. Hàn mối hàn góc:

(1) Chế độ hàn

Dòng điện hàn A Công tắc lấp rãnh Off On


hồ quang
Điện áp hồ V Dòng điện lấp rãnh A
quang hồ quang
Lưu lượng khí l/min Điện áp lấp rãnh hồ V
CO2 quang

(2) Hàn góc ở vị trí ngang với chuyển động thẳng bằng phương pháp hàn trái

Chĩa đầu dây hàn vào chân của mối ghép hàn. Giữ hồ quang tại phần đầu của bể hàn.
Dịch chuyển mỏ hàn, đồng thời quan sát sự nóng chảy đều của cạnh hàn .

6. Hàn mối hàn giáp mối:

58
Giaùo trình coâng ngheä haøn MAG/MIG
6-1. Hàn mối hàn giáp mối
• Chế độ hàn
Dòng điện hàn A Công tắc lấp rãnh Off On
hồ quang
Điện áp hồ V Dòng điện lấp rãnh A
quang hồ quang
Lưu l/min Điện áp lấp rãnh hồ V
lượng khí CO2 quang

Chĩa đầu dây hàn vào chân của mối ghép.

Giữ hồ quang ở phần đầu của bể hàn và di


chuyển mỏ hàn dọc theo kẽ hàn.

6-2. Hàn mối hàn giáp mối


• Chế độ hàn

Dòng điện hàn A Cônng tắc lấp rãnh Off On


hồ quang
Điện áp hồ V Dòng điện lấp rãnh A
quang hồ quang

Lưu lượng l/min Điện áp hồ quang V


khíCO2

Chĩa đầu dây hàn vào chân của mối


ghép.

Giữ hồ quang ở phần đầu của bể hàn và


di chuyển mỏ hàn dọc theo kẽ hàn.

59
Giaùo trình coâng ngheä haøn MAG/MIG
PHỤ LỤC
Trang
Bài 1 NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN KHI HÀN MIG,MAG .......................................... 2
I.Nguyên lí hàn MIG,MAG ...................................................................................................... 2
II.Vật liệu hàn MIG,MAG ........................................................................................................ 2
III.Thiết bị dụng cụ hàn MIG,MAG ......................................................................................... 3
IV.Đặc điểm, công dụng của hàn MIG,MAG........................................................................... 6
V. Các khuyết tật của mối hàn .................................................................................................. 7
VI.Những ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân khi hàn MIG,MAG ....................................... 10
VII.An toàn và vệ sinh phân xưởng khi hàn MIG,MAG......................................................... 11
Bài 2 VẬN HÀNH MÁY HÀN MIG,MAG ......................................................................... 13
I.Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của máy hàn MIG,MAG..................................................... 13
II.Vận hành, sử dụng và bảo quản máy hàn MIG,MAG ......................................................... 14
III.Tư thế thao tác hàn.............................................................................................................. 15
IV.Chọn chế độ hàn ................................................................................................................. 15
V.Góc nghiêng mỏ hàn tầm với điện cực ................................................................................ 20
VI.Các phương pháp chuyển động mỏ hàn,que hàn................................................................ 22
VII.Các phương pháp gây và duy trì hồ quang,kết thúc hồ quang .......................................... 23
Bài 3 HÀN ĐƯỜNG THẲNG Ở VỊ TRÍ BẰNG................................................................ 23
I.Chuẩn bị các loại dụng cụ thiết bị vật liệu hàn...................................................................... 23
II.Chuẩn bị phôi hàn ................................................................................................................ 24
III.Chọn chế độ hàn.................................................................................................................. 24
IV.Chọn phương pháp chuyển động mỏ hàn ........................................................................... 24
V.Kỹ thuật hàn đường thẳng.................................................................................................... 24
VI.Các khuyết tật mối hàn ....................................................................................................... 25
VII.Kiểm tra chất lượng mối hàn............................................................................................. 27
Bài 4 HÀN GIÁP MỐI KHÔNG VÁT MÉP Ở VỊ TRÍ HÀN BẰNG ............................. 28
I.Mối hàn giáp mối................................................................................................................... 28
II.Vận hành, sử dụng và bảo quản máy hàn MIG,MAG ......................................................... 29
III.Bảo dưỡng dụng cụ máy hàn MIG,MAG ........................................................................... 37
Bài 5 HÀN GIÁP MỐI CÓ VÁT MÉP Ở VỊ TRÍ HÀN BẰNG........................................ 39
I.Mối hàn giáp mối có vát mép ................................................................................................ 39
II.Tự kiểm tra ........................................................................................................................... 41
Bài 6 HÀN GÓC KHÔNG VÁT MÉP Ở VỊ TRÍ HÀN BẰNG......................................... 42
Bài 7 HÀN GÓC CÓ VÁT MÉP Ở VỊ TRÍ HÀN BẰNG .................................................. 53
Bài 8 HÀN GẤP MÉP KIM LOẠI MỎNG Ở VỊ TRÍ HÀN BẰNG .............................. 57

60
Giaùo trình coâng ngheä haøn MAG/MIG

You might also like