You are on page 1of 28

THIẾT KẾ THỊ GIÁC 2

KIẾN TRÚC
khái niệm và các yếu tố liên quan

NHÓM 11
Thành viên nhóm
1. Khương Minh Châu
2. Vũ Ngọc Khuê
3. Đoàn Phan Anh
4. Nguyễn Thị Lan Anh
MỤC LỤC
01
Định nghĩa kiến trúc 04 - 06
02
Kỹ năng cần có để trở thành một kiến trúc sư 07 - 15
03
Định nghĩa đồ án kiến trúc 16 - 23
04
Thẩm mỹ kiến trúc là gì? 24 - 27
PHẦN I
ĐỊNH NGHĨA KIẾN TRÚC
KIẾN TRÚC NẾU NÓI MỘT CÁCH XA VÀ RỘNG THÌ CÓ
THỂ COI LÀ KIẾN TẠO THỰC TẠI
Kiến trúc ngành được phản ánh bởi hai yếu tố:
KHOA HỌC và NGHỆ THUẬT

Được sinh ra để đáp ứng cho công năng và thể hiện các tính chất nhất định qua việc thiết
kế, sắp xếp công trình và không gian -> phục vụ hai yếu tố ỨNG DỤNG THỰC TIỄN và DIỄN
ĐẠT Ý TƯỞNG

(sự liên kết của hai yếu tố này một phần tạo nên thứ gọi là “kiến trúc” và không thể tách rời)

3 yếu tố hình thành nên kiến trúc:


CÔNG NĂNG
VẬT CHẤT - KỸ THUẬT
NGHỆ THUẬT
3 TÍNH CHẤT ĐẶC BIỆT CỦA “KIẾN TRÚC” TÁCH RỜI NÓ VỚI
“CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG ĐƠN THUẦN”

1
Công năng và sự thích nghi của công trình với
hoạt động cụ thể của con người.

2
Sự bền vững và trường tồn của công trình.

3
Sự giao tiếp và trải nghiệm của công trình với
con người qua thể thức.

Tính chất thứ hai tồn tại không thay đổi trong mọi công trình.
Tuy nhiên tính chất 1 và 3 sẽ thay đổi và chiếm ưu thế lẫn nhau
phụ thuộc vào chức năng chính của công trình kiến trúc.
PHẦN II
KỸ NĂNG CẦN CÓ ĐỂ TRỞ THÀNH
MỘT KIẾN TRÚC SƯ
KỸ NĂNG THẤU HIỂU NỘI TÂM
Bao gồm khả năng phản ánh bản thân, hiểu về điểm mạnh –
điểm yếu, cá tính riêng và khả năng dự đoán cảm xúc.

Kỹ năng thấu hiểu nội tâm liên quan đến sự nhạy cảm của
mỗi người đối với những mong muốn, nỗi sợ hãi cũng như
tiềm thức của họ.

Thông qua
(i) khả năng theo đuổi cảm xúc và ý nghĩa thiết kế qua tiềm
thức cá nhân
(ii) khả năng khám phá phép ẩn dụ và phép loại suy trong
thiết kế
(iii) sự nhạy cảm với kiến thức cá nhân.
KỸ NĂNG THẤU HIỂU XÃ HỘI
Giúp kiến trúc sư có được sự đồng cảm và nắm rõ được nhu
cầu của khách hàng, tôn trọng và đánh giá cao quan điểm
đa dạng của mỗi cá nhân, nắm bắt được mong muốn, tâm
trạng và ý định của những người trực tiếp trải nghiệm dự án
kiến trúc của mình.
Thông qua:
(i) sự đồng cảm đối với nhu cầu của xã hội
(ii) khả năng thuyết phục xã hội
(iii) khả năng tham gia vào các hợp tác thiết kế

KỸ NĂNG SIÊU CÁ NHÂN


Là khả năng xác định vị trí của bản thân đối với các đặc
điểm tồn tại của con người
Thông qua:
(i) khả năng kết nối bên ngoài thế giới vật chất
(ii) khả năng tham gia vào hình ảnh nhận thức sống động
KỸ NĂNG NHẬN THỨC CƠ THỂ
Kỹ năng nhận thức cơ thể bao gồm vai trò của các giác
quan trong kiến trúc, bao gồm xúc giác, định hướng, áp suất
và nhiệt độ.

Kỹ năng vận động cơ thể trong thiết kế có thể được mô tả


thông qua
(i) sự nhạy cảm với tỷ lệ của con người
(ii) nhận thức về chuyển động của cơ thể
(iii) khả năng kích hoạt hiệu suất xã hội trong không gian.
KỸ NĂNG THẤU HIỂU TỰ NHIÊN
Cách sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách có ý nghĩa
hơn, giảm tiêu thụ năng lượng, cải thiện chất lượng môi
trường và gắn liền việc tôn trọng thiên nhiên với quá trình
xây dựng.

Thông qua:
(i) sự nhạy cảm khi xem xét các đặc điểm tự nhiên như địa
hình, thực vật và động vật.
(ii) khả năng kết hợp các tính chất và chức năng của tự
nhiên.
(iii) khả năng theo đuổi đạo đức thiết kế bền vững và khả
năng phục hồi sinh thái.
KỸ NĂNG NHẬN THỨC KHÔNG GIAN
Nhận thức, biến đổi và sửa đổi thông tin không gian một
cách dễ dàng.

Kỹ năng nhận thức không gian liên quan đến việc giải quyết
các vấn đề về định hướng không gian và bố trí các đối tượng
trong kiến trúc.

Thông qua:
(i) khả năng tưởng tượng và vận dụng không gian theo những
cách linh hoạt
(ii) khả năng thực hiện tổ chức không gian
(iii) sự nhạy cảm với không gian
(iv) khả năng hình thành không gian một cách chiến lược.
KỸ NĂNG DIỄN ĐẠT NGÔN NGỮ LỜI NÓI
Ngoài việc sử dụng ngôn ngữ như một công cụ giao tiếp,
truyền đạt thông tin, các kiến trúc sư cũng có thể ứng dụng
chất liệu văn học vào dự án thiết kế của mình như một câu
chuyện kể, mang lại sự bay bổng, mềm mại cho thiết kế.

Thông qua:
(i) khả năng kết hợp cú pháp thiết kế
(ii) khả năng sử dụng các công cụ bằng lời nói như tường
thuật để tạo ra thiết kế
(iii) khả năng thuyết phục ý tưởng thiết kế bằng diễn đạt
ngôn ngữ/ lời nói.
KỸ NĂNG TƯ DUY LOGIC - TOÁN HỌC
Sử dụng suy luận logic, đặt ra mối liên hệ nguyên nhân – kết
quả cho mỗi vấn đề và hiểu được mối quan hệ giữa các
hành động, đối tượng hoặc ý tưởng.

Thông qua
(i) sự nhạy cảm với việc sử dụng số và hình học
(ii) khả năng đưa ra các giả thiết cho các chiến lược thiết kế
(iii) khả năng giải quyết các khía cạnh chức năng và lập trình
của thiết kế.
NGOÀI RA, một kiến trúc sư cần phải có:
Có kiến thức về pháp luật
Đối với công việc của kiến trúc sư, việc hiểu biết về pháp

luật, pháp lý liên quan đến cơ sở hạ tầng là yếu tố vô cùng

cần thiết.
Kỹ năng thiết kế
Kiến trúc sư phải liên tục làm việc với các bản vẽ, vì vậy,

bạn không thể nào không biết thiết kế.


Kỹ năng giao tiếp và phối hợp làm việc nhóm
Tương tác với nhà thầu, chủ đầu tư, chính quyền địa phương,

đơn vị cung cấp vật liệu xây dựng, nhân công xây dựng,...
Sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế
Thực tế, việc phác thảo kế hoạch xây dựng, lên ý tưởng trên

bản vẽ của các kiến trúc sư thường được thực hiện chủ yếu

bằng giấy bút.


Tuy nhiên, ở thời đại “công nghệ số” phát triển như hiện nay,

bạn cũng nên dần làm quen với các phần mềm thiết kế
PHẦN III
ĐỊNH NGHĨA ĐỒ ÁN KIẾN TRÚC
CÁCH TRÌNH BÀY ĐỒ ÁN
Đồ án kiến trúc là tập hợp những bản vẽ,
chi tiết, hình ảnh dùng để thiết kế,cải tiến
trong các công trình xây dựng kiến trúc.
Được rất nhiều các kiến trúc sư, kỹ sư xây
dựng sử dụng. Và cũng xuất hiện trong
nhiều đồ án tốt nghiệp của nhiều sinh viên.
Bước 1: Tìm tài liệu tham khảo
Bước 2: Phân tích khu đất
Bước 3: Dựa vào những gì đã phân tích tìm ý tưởng chủ đạo
(thường là các ý tưởng để có thể giải quyết các vấn đề tìm
CÁC BƯỚC thấy ở bước 2)
Bước 4: Thiết kế tổng mặt bằng
TRÌNH BÀY Bước 5: Phân khu chức năng
Bước 6: Tạo ý niệm về hình khối: độ cao, độ to, độ rộng của
MỘT ĐỒ ÁN công trình trong khu đất.
Bước 7: Thiết kế mặt bằng
Bước 8: Liên tục kết hơp, thay đổi MB và hình khối đưa ra giải
pháp. Cùng lúc vẽ MC để tưởng tượng không gian theo 3
chiều, đừng chỉ làm việc trên MB.
Bước 9: Tham khảo tài liệu để xem cách thiết kế về vật liệu,
mặt đứng, ….
BƯỚC 10: DÀN TRANG ĐỒ ÁN
Kích thước, định hướng
Hầu hết các đồ án đều được giới hạn kích thước bản vẽ cụ thể.

Bạn cần xác định đồ án của mình được trình bày theo chiều

ngang hay dọc. Bạn cũng cần quyết định sẽ chia thành nhiều

bài trình bày nhỏ trong một pano lớn, trình bày hết trong một

pano có kích thước tương đương, hay trình bày các pano riêng

biệt sắp xếp theo thứ tự.

TRÌNH BÀY NGANG TRÌNH BÀY DỌC


BƯỚC 10: DÀN TRANG ĐỒ ÁN
Bố cục
Nếu trình bày các bản vẽ bằng tay thì bạn có

thể phác thảo trước bố cục trên giấy A4. Cố

gắng ước lượng chính xác không gian cần thiết

cho mỗi bản vẽ và khoảng trống xung quanh.


BƯỚC 10: DÀN TRANG ĐỒ ÁN
Vị trí và phân vùng
Hãy nghĩ đến cách bạn định hướng

mọi người xem bài trình bày của

mình: Phần nào bạn muốn họ thấy

trước tiên, làm thế nào để họ hiểu rõ

những gì bạn vẽ.

Nếu concept của bạn dựa trên những

hình khối nhất định, bạn nên trình bày

hình khối đó trước, sau đó mới đến

phương án thiết kế, để thể hiện rõ bạn

đã biến đổi hình khối đó như thế nào.

Nếu concept của bạn được thể hiện

trực tiếp trong phương án thiết kế,

bạn có thể trực tiếp trình bày thiết kế

kèm theo hình render phối cảnh.


BƯỚC 10: DÀN TRANG ĐỒ ÁN
Nền
Bài trình bày nên có phần nền làm nổi

bật các bản vẽ, không gây phân tán.


Màu sắc
Bạn nên lựa chọn những hình ảnh nổi

bật và thể hiện rõ nhất ý đồ thiết kế

của mình.
Phân bậc hình
Hãy thu hút sự chú ý của mọi

người vào điều bạn muốn làm nổi

bật trong bản vẽ.


Nếu ý tưởng chính nằm trong phần

mặt cắt, bạn có thể trình bày nó ở

kích thước lớn với đầy đủ màu sắc,

so với bản vẽ quy hoạch đen trắng.


VÙNG MÀU NỔI BẬT TRÊN NỀN ĐEN - TRẮNG BÀI ĐƠN SẮC
BƯỚC 10: DÀN TRANG ĐỒ ÁN
LƯU Ý

Giảm thiểu số chữ trên bảng trình bày.


Đừng lãng phí thời gian khi viết những dòng mô tả dài.

Thay thế bất cứ khi nào có thể các từ ngữ bằng phác hoạ đơn giản.
Một bức tranh có giá trị hơn cả ngàn từ ngữ.
Có thể sử dụng màu sắc và từ khoá để làm rõ hơn hình vẽ của mình.

Sử dụng phông chữ phù hợp cho tiêu đề và văn bản, không sử dụng
nhiều kiểu phông trong một đồ án.
Thay đổi kích cỡ chữ để phân biệt giữa tiêu đề, concept và tên các
bản vẽ. Các phông chữ Sans Serif, Century Gothic và Helvetica khá
phù hợp với các tiêu đề.

Không nên đóng khung các bản vẽ và văn bản ở mọi góc trong
pano đồ án.
PHẦN IV
THẨM MỸ KIẾN TRÚC LÀ GÌ?
Thẩm mỹ được xem là một trong những mục tiêu chính của kiến trúc.

ĐỊNH NGHĨA "THẨM MỸ"


Thẩm mỹ là một nhánh của triết học liên Sự hấp dẫn của một công trình kiến trúc
quan đến các nghiên cứu về bản chất và được kết hợp bởi:
biểu hiện của vẻ đẹp hoặc hương vị. Hình dạng, kích thước, kết cấu, màu sắc,

sự cân bằng, thống nhất, chuyển động,
Tính thẩm mỹ của một tòa nhà là một điểm nhấn, độ tương phản, đối xứng, tỷ
trong những khía cạnh chính được xem lệ, không gian, sự liên kết, mô hình, trang
xét trong kiến trúc. trí, văn hóa và bối cảnh của công trình.
MỘT CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC ĐẸP DỰA TRÊN

NHỮNG NGUYÊN TẮC GÌ?

TIỆN ÍCH BỀN VỮNG


Đầu tiên một công trình cần đảm bảo Thứ hai là thiết kế kiến trúc đảm bảo an
công năng sử dụng. toàn kỹ thuật. Tính an toàn kỹ thuật là
Mỗi loại hình đặc trưng của từng công điều khá quan trọng mà người kiến trúc
trình cần đảm bảo các tiêu chuẩn thiết sư luôn quan tâm đến.
kế kiến trúc và những chức năng khác. Các công trình thiết kế đẹp có quy định
rõ về các nguyên tắc thiết kế và tiêu
chuẩn thiết kế kiến trúc từ cơ bản tới
phức tạp.
MỘT CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC ĐẸP DỰA TRÊN

NHỮNG NGUYÊN TẮC GÌ?

KINH TẾ THẨM MỸ
Chi phí đầu tư cần tính toán để tiết kiệm Thẩm mỹ, một trong những giá trị to lớn
tối đa, đây là vấn đề các chủ đầu tư của lĩnh vực thiết kế kiến trúc.
quan tâm nhất khi thuê các đơn vị thiết Muốn một công trình hút mắt cuốn hút
kế kiến trúc. hay ấn tượng cần có sự sắp xếp các
hình khối cân đối bố cục và phối cảnh
màu sắc hài hòa kết hợp trang trí đồ
dùng ý nghĩa, hay chọn đồ nội thất đẹp
hợp lý. Đặc biệt là thể hiện được tinh
thần và nét đẹp đặc trưng cũng như
riêng biệt của công trình.
NGUỒN
https://kienviet.net/2020/09/09/8-ky-nang-can-thiet-cho-nhung-kien-truc-su-the-ky-21/

https://careerbuilder.vn/vi/talentcommunity/wiki-career/kien-truc-su-va-nhung-yeu-cau-cong-viec-

ma-ban-can-biet.35A51E28.html

https://www.hoasen.edu.vn/huongnghiep/kien-truc-su-nghe-hao-hoa-nhat-trong-cac-nghe/

https://www.archdaily.com/991706/the-noun-crisis-defining-an-architect?

ad_source=search&ad_medium=search_result_articles

https://www.tapchikientruc.com.vn/dao-tao/tham-khao-kinh-nghiem-lam-do-an-kien-truc.html

https://kienviet.net/2017/07/17/trinh-bay-kien-truc-10-nguyen-tac-khong-bo-qua/

https://www.palmarchi.vn/vai-tro-va-yeu-cau-co-ban-trong-thiet-ke-kien-truc/7/

You might also like