You are on page 1of 9

Câu 1: Hãy nêu nguyên tắc làm việc nhóm?

-Nguyên tắc là những tiêu chí mang tính chuẩn mực về hành vi cá nhân và hành vi
nhóm được cả nhóm chấp nhận và tuân theo.
-Nguyên tắc hoạt động của nhóm là những chuẩn mực nhất định, những chỉ dẫn cho
các thành viên thấy cần phải làm việc và ứng xử với nhau như thế nào, điều gì nên và
điều gì không nên.
-Có những nguyên tắc chung áp dụng được cho tất cả các nhóm nhưng tùy theo mục
tiêu nhóm cần đạt được, lĩnh vực mà nhóm đang hoạt động,…mà các nhóm khác nhau
sẽ có thêm những nguyên tắc làm việc riêng.
-Có hai loại nguyên tắc làm việc nhóm:
+Nguyên tắc nhìn thấy được: Đó là những nguyên tắc được công bố rõ ràng, minh
bạch đòi hỏi sự chấp hành nghiêm ngặt của mọi thành viên, được viết một cách ngắn
gon, súc tích, dễ hiểu. Những nguyên tắc đó thường được viết ra, lập thành văn bản,
đóng khung, và để ở nơi mà các thành viên nhìn thấy dễ dàng và thường xuyên nhất.
+Nguyên tắc “ngầm”: Những nguyên tắc này được “lưu hành” dưới hình thức truyền
miệng hoặc mọi người tự quan sát, phát hiện rồi tiếp nhận và thực hiện theo. Trong
nguyên tắc “ngầm” lại có nguyên tắc “ngầm” tích cực và nguyên tắc ngầm “tiêu cực”.
-Ví dụ về nguyên tắc làm việc nhóm: Sau khi các thành viên trong nhóm và nhóm
trưởng cùng bàn bạc thì đưa ra những nguyên tắc sau để mọi người cùng tuân theo:
+Tham gia các cuộc họp nhóm đúng giờ. Không làm việc riêng khi trong cuộc họp.
Nếu cần sử dụng điện thoại có thể xin phép ra ngoài sử dụng.
+Ai cũng phải làm, không có hiện tượng người có việc, người không có việc. Mọi
người cần hoàn thành nhiệm vụ mà mình được giao đúng thời hạn.
+Tác phong nhanh nhẹn, trang phục chỉnh tề, gọn gàng khi tham gia các cuộc họp
nhóm.
+Khi một người nói thì những người khác nghe, không ngắt lời người khác đang trình
bày. Sau khi một người trình bày xong thì các thành viên khác mới đóng góp ý kiến.
+Đồng ý hay không đồng ý một vấn đề bằng cách giơ tay biểu quyết.
+Mọi nhiệm vụ của từng người khi làm xong sẽ được công khai trước nhóm để cùng
bàn bạc.
+Hoa hồng sẽ được hưởng theo nguyên tắc làm ít hưởng ít, làm nhiều hưởng nhiều,
không làm không hưởng.
+Phê bình hay khen thưởng đều sẽ được công khai trước tập thể nhóm.
+Một số nguyên tắc “ngầm” sẽ dần hình thành qua thời gian mọi người làm việc cùng
nhau, tiếp xúc với nhau như: luôn hòa đồng, vui vẻ với mọi người trong nhóm; giúp
đỡ lẫn nhau;…
-Qua ví dụ trên, ta thấy nguyên tắc nhóm có thể coi là kỷ luật của một nhóm. Làm
việc nhóm có nguyên tắc rõ ràng nhắc nhở nhóm cần phải lập lại trật tự mỗi khi các
thành viên đi chệch hướng hoặc có những hành vi không phù hợp. Có thể nói, nguyên
tắc nhóm là một nhân tố tác động đến quá trình làm việc của cá nhân cũng như thành
công chung của nhóm. Từng người sẽ có ý thức hơn, thái độ, hành động sẽ tích cực vì
“một người vì mọi người”.

1
Câu 2: Để xây dựng nhóm làm việc hiệu quả anh (chị) cần phải làm gì?
-Để xây dựng nhóm làm việc hiệu quả, chúng ta cần tuân theo 5 yếu tố quan trọng
sau:
+Xác định mục tiêu, phân công nhiệm vụ và trách nhiệm rõ ràng.
+Tạo lập môi trường làm việc hiệu quả.
+Duy trì hoạt động giao tiếp hiệu quả.
+Giải quyết mâu thuẫn trong nhóm.
+Tăng cường động lực làm việc.
*Xác định mục tiêu, phân công nhiệm vụ và trách nhiệm rõ ràng:
-Xác định mục tiêu:
+Việc xác định mục tiêu được coi là những bước đi đầu tiên đặt nền móng vững chắc
cho những bước tiến trong tương lai vì nếu không có mục tiêu chung của nhóm thì các
thành viên trong nhóm sẽ mỗi người đi một hướng riêng, đi sai hướng khiến cho công
việc của nhóm không đi đến đâu và thậm chí nhóm có thể tan rã.
+Mục tiêu chung luôn là thứ mà một nhóm cần và phải hướng đến. Mục tiêu càng
đúng đắn và có được sự đồng tình của tất cả các thành viên thì càng tạo động lực
mạnh mẽ cho nhóm, khiến nhóm liên kết chặt chẽ, nhanh tiến đến đích. Ngược lại,
mục tiêu mơ hồ, không phù hợp, thiếu thực tế khiến nhóm hoạt động rời rạc, bấp
bênh, khó khả thi.
+Bốn ý nghĩa của việc xác định mục tiêu:
¿ Giúp các thành viên nhóm thấy cái đích cần phải đến, những điểm mốc cần phải đạt

và định hướng cho nhóm khỏi bị chệch mục tiêu.


¿ Giúp nhóm tập trung nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu, tránh sao nhãng, bỏ bê,

lãng phí nguồn lực.


¿ Quá trình nỗ lực để đạt được mục tiêu giúp nhóm hiểu rõ về những năng lực, kỹ

năng, kinh nghiệm, những đặc điểm riêng của nhóm và cả những gì đang diễn ra xung
quanh để biết nhóm (mình) là ai, nhóm (mình) cần phải tiếp tục phấn đấu như thế nào.
¿ Mỗi thành viên nhóm được truyền cảm giác hào hứng, năng nổ, nhiệt huyết để hành

động hết mình cho mục tiêu và tin tưởng vào tương lai.
+Chúng ta cần xác định mục tiêu theo nguyên tắc SMART:
¿ S: Specific: cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu.
¿ M: Measurable: đo lường được.
¿ A: Agreed: được nhất trí.
¿ R: Realistic: khả thi.
¿ T: Time bound: có thời hạn xác định.

+Các thành viên trong nhóm cần đặt lợi ích chung lên lợi ích riêng, đồng nhất mục
tiêu của bản thân với mục tiêu nhóm để nhóm có thể đạt tới mục tiêu chung một cách
hiệu quả nhất.
-Phân công nhiệm vụ và trách nhiệm rõ ràng: Khi phân công nhiệm vụ cần lưu ý
những tiêu chí sau:
+Mỗi nhiệm vụ nên giao cho một người cụ thể để người đó hoàn toàn chịu trách
nhiệm về công việc.

2
+Cần phải hiểu rõ những ưu-nhược điểm của mỗi thành viên, đánh giá được những kỹ
năng mà họ sở hữu. Từ đó mới có thể đảm rằng nhiệm vụ được giao phó cho thành
viên phù hợp và tính khả thi cao nhất.
+Khi phân công nhiệm vụ, hãy giao những nguồn lực cần thiết và quyền tự quyết định
phần việc của nhóm viên. Họ sẽ thể hiện sự nhiệt tình, hăng hái với công việc hơn khi
cảm thấy được tự chủ nhiều hơn với những điều kiện thuận lợi.
+Cần rà soát lại xem có thành viên nào trong tình rạng quá tải công việc và thành viên
nào không được giao đủ việc. Mọi người đều phải đóng góp và được hưởng quyền lợi
như nhau. Sự công bằng mang lại cảm giác an tâm, tin tưởng và thúc đẩy hiệu quả
công việc.
+Nếu nhiệm vụ không thể tìm ra được người có đủ năng lực giải quyết hoặc nếu thành
viên nào đó không đủ khả năng đảm nhận nhiệm vụ trong nhóm thì cần phải tiến hành
việc tái đào tạo. Trong trường hợp tìh hình không thể cải thiện được, nhóm phải nghĩ
đến việc sa thải thành viên không đủ năng lực và tuyển dụng người mới.
*Tạo lập môi trường làm việc hiệu quả:
-Tạo điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần:
+Cung cấp một môi trường làm việc thuận lợi về vật chất và tinh thần đảm bảo rằng
nhiệm vụ sẽ được xử lí một cách trôi chảy và thông suốt. Người lãnh đạo nhóm cần
tạo lập một môi trường làm việc thuận lợi về vật chất và thoải mái về tinh thần – môi
trường làm việc lý tưởng nhất mà bất cứ nhóm nào cũng cần để hoàn thành công việc
được giao.
+Sự hiện diện của nhiều tác nhân hỗ trợ trong một môi trường thuận lợi sẽ đem lại
những kết quả mang tính sáng tạo cao hơn, mở rộng tầm suy nghĩ của mỗi con người.
Vì vậy cần phải tổ chức một không gian làm việc riêng cho nhóm, thường là một căn
phòng – nơi để họp nhóm, để các thành viên gặp gỡ, giao tiếp, chia sẻ thông tin hay ý
kiến, là nơi được trang bị đầy đủ các phương tiện hỗ trợ công việc như dụng cụ, máy
móc, thiết bị, hồ sơ, giấy tờ, tài liệu, các báo cáo, sách chuyên môn,…
+Đặc biệt mỗi khi nhóm viên gặp rắc rối hay khó khăn khi xử lí công việc, thì môi
trường làm việc nhóm mang tính hỗ trợ, khuyến khích, động viên là nơi để họ chia sẻ,
giải tỏa, tìm kiếm sự trợ giúp và đưa ra được những giải pháp thích đáng.
+Để tạo ra môi trường khuyến khích về mặt tinh thần thì cần tạo ra không gian văn
hóa đặc trưng của nhóm mà các thành viên khi gia nhập nhóm đều cảm thấy an toàn
và tự hào. Văn hóa nhóm được tạo ra từ việc các thành viên chia sẻ những giá trị cốt
lõi như: sự tương trợ, sự động viên, đồng thuận, những chuẩn mực, nền tảng lịch sử,
thấu hiểu về mục tiêu, lãnh đạo là tấm gương, câu chuyện về người sáng lập,…
+Nếu môi trường làm việc thuận lợi và thoải mái, những thành viên trong nhóm sẵn
sàng cam kết tận tâm với nhiệm vụ được giao, thúc đẩy tinh thần hợp tác giữa các
thành viên, sẵn sàng chia sẻ, tương trợ cho nhau nhằm đạt được mục tiêu chung của
nhóm.
-Nguyên tắc hoạt động của nhóm:
+Nguyên tắc là những tiêu chí mang tính chuẩn mực về hành vi cá nhân và hành vi
nhóm được cả nhóm chấp nhận và tuân theo.
+Nguyên tắc hoạt động của nhóm là những chuẩn mực nhất định, những chỉ dẫn cho

3
các thành viên thấy cần phải làm việc và ứng xử với nhau như thế nào, điều gì nên và
điều gì không nên.
+Có những nguyên tắc chung áp dụng được cho tất cả các nhóm nhưng tùy theo mục
tiêu nhóm cần đạt được, lĩnh vực mà nhóm đang hoạt động,…mà các nhóm khác nhau
sẽ có thêm những nguyên tắc làm việc riêng.
+Có hai loại nguyên tắc làm việc nhóm:
¿ Nguyên tắc nhìn thấy được: Đó là những nguyên tắc được công bố rõ ràng, minh

bạch đòi hỏi sự chấp hành nghiêm ngặt của mọi thành viên, được viết một cách ngắn
gon, súc tích, dễ hiểu. Những nguyên tắc đó thường được viết ra, lập thành văn bản,
đóng khung, và để ở nơi mà các thành viên nhìn thấy dễ dàng và thường xuyên nhất.
¿ Nguyên tắc “ngầm”: Những nguyên tắc này được “lưu hành” dưới hình thức truyền

miệng hoặc mọi người tự quan sát, phát hiện rồi tiếp nhận và thực hiện theo. Trong
nguyên tắc “ngầm” lại có nguyên tắc “ngầm” tích cực và nguyên tắc ngầm “tiêu cực”.
+Nguyên tắc nhóm có thể coi là kỷ luật của một nhóm. Làm việc nhóm có nguyên tắc
rõ ràng nhắc nhở nhóm cần phải lập lại trật tự mỗi khi các thành viên đi chệch hướng
hoặc có những hành vi không phù hợp. Có thể nói, nguyên tắc nhóm là một nhân tố
tác động đến quá trình làm việc của cá nhân cũng như thành công chung của nhóm.
*Duy trì hoạt động giao tiếp hiệu quả:
-Các dạng giao tiếp trong nhóm: Giao tiếp là hành vi hoặc quá trình trao đổi thông tin,
ý tưởng, cảm xúc giữa con người với nhau nhằm đạt được mục tiêu nhất định. Giao
tiếp là cầu nối giữa các cá nhân, các nhóm với nhau, giúp con người xích lại gần nhau,
nhờ đó con người thỏa mãn được nhu cầu xã hội của bản thân. Quá trình giao tiếp
giúp con người tự nhận thức, đánh giá về nhau, tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn
nhau; từ đó đưa ra những ứng xử phù hợp, những quyết định chính xác. Con người
trong bất kỳ tình huống giao tiếp nào cũng phải sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi
ngôn ngữ để truyền tải thông điệp:
+Giao tiếp ngôn ngữ: Là việc sử dụng hệ thống từ ngữ để giao tiếp với người khác, có
thể thông qua lời nói hoặc văn bản (chữ viết):
¿ Ưu điểm: Rõ ràng, nhanh chóng và có sự phản hồi. Người nói và người nhận có thể

ngay lập tức làm rõ vấn đề để sớm đạt được kết quả giao tiếp. Ngôn ngữ được lưu lại
bằng văn bản nên người giao tiếp có thể xem lại khi cần, người gửi có thể bộc lộ suy
nghĩ, cảm xúc một cách dễ dàng, trung thực, thẳng thắn mà khi nói khó mà biểu đạt
được. Với những thông tin quan trọng thì hình thức giao tiếp này là một chuẩn mực vì
nó là kết quả của một quá trình cân nhắc, lựa chọn ngôn ngữ kỹ càng, phù hợp, logic
và chính xác.
¿ Nhược điểm: Mất nhiều thời gian, phản hồi chậm, thiếu hoặc thậm chí không có

phản hồi.
+Giao tiếp phi ngôn ngữ: Dùng cử chỉ, điệu bộ, dáng vẻ, nét mặt, ánh mắt, nụ cười,
trang phục, để thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, ý tưởng, thông tin của bản thân đến người
giao tiếp. Giao tiếp phi ngôn ngữ là hình thức bổ trợ đắc lực cho giao tiếp ngôn ngữ,
nhiều khi tính chính xác còn cao hơn giao tiếp ngôn từ và có lúc nó còn thay thế hoàn
toàn giao tiếp ngôn từ. Chúng ta cần lưu ý một số điều sau để có thể giảm thiểu các
yếu tố gây cản trở đến quá trình giao tiếp đồng thời thúc đẩy hiệu quả giao tiếp:

4
¿ Tiếp nhận những thông tin phản hổi.
¿ Đơn giản hóa ngôn ngữ: Áp dụng nguyên tắc 7C để truyền đạt thông tin một cách
hiệu quả:
1.Clear (Rõ ràng): thông tin dễ hiểu và được hiểu theo một nghĩa.
2.Complete (Hoàn chỉnh): thông điệp phải chứa đựng đầy đủ thông tin cần thiết.
3.Concise (Ngắn gọn, súc tích): tránh dài dòng, rườm rà, thừa thông tin.
4.Correct (Chính xác): thông tin phải chính xác, trung thực.
5.Courteous (Lịch sự): từ ngữ và cách thức truyền đạt cần mang tính chuẩn mực, văn
phong lịch sự thể hiện sự tôn trọng đối với người giao tiếp.
6.Consistency (Nhất quán): Nhất quán giữa các ý và các phần trong văn bản.
7.Cautions (Cẩn trọng): Cân nhắc kỹ trước khi nói (viết), không nói (viết) những điều
mình không nắm chắc.
¿ Tạo thiện cảm trong giao tiếp.
¿ Chú ý lắng nghe.
¿ Theo dõi và đánh giá các dấu hiệu phi ngôn từ.
¿ Tránh cảm xúc gượng ép.

-Kỹ năng lắng nghe trong nhóm:


+Lợi ích của việc lắng nghe hiệu quả:
¿ Tiếp nhận được nhiều thông tin.
¿ Giải quyết vấn đề nhanh chóng và hiệu quả.
¿ Thỏa mãn nhu cầu của người nói. Kích thích người nói hay hơn, chia sẻ nhiều hơn.
¿ Hiểu biết hơn về đối tượng giao tiếp với mình.
¿ Tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa các bên giao tiếp.

+Để lắng nghe hiệu quả chúng ta cần:


¿ Dùng ánh mắt: nhìn vào mắt người nói để thể hiện sự tôn trọng, sự tập trung chú ý

lắng nghe, tránh sao nhãng và không quan tâm đến những gì xung quanh.
¿ Gật đầu đồng tình và biểu lộ nét mặt: để thể hiện sự thiện chí, quan tâm đến vấn đề

của người nói nhằm khuyến khích họ nói.


¿ Tránh những hoạt động, cử chỉ lơ đễnh: đang nghe người khác nói mà thể hiện

những cử chỉ như quay mặt đi chỗ khác, nhìn đồng hồ, sắp xếp giấy, lắc lư người,…
khiến người nói cũng thấy bất an, không còn hứng thú muốn nói nữa.
¿ Đặt câu hỏi: Lắng nghe có phân tích, đánh giá và đặt lại câu hỏi khi nghe chưa rõ

hoặc chưa hiểu vấn đề giúp người nghe hiểu thấu đáo vấn đề.
¿ Làm rõ ý.
¿ Tránh không cắt lời người nói: Để người nói trình bày xong ý tưởng hoặc nói hết ý,

hết câu rồi người nghe mới nên hỏi lại hỏi phản hồi lại. Không nên chen ngang, ngắt
giữa chừng, phỏng đoán trước ý tưởng của người nói.
Phối hợp nghe và nói: Người nghe tích cực là người biết phối hợp nhẹ nhàng giữa
nghe và nói, vừa giúp mình hiểu rõ vấn đề vừa thể hiện sự khích lệ, động viên người
nói, rút ngắn khoẳng cách giữa người nghe và người nói.
*Giải quyết mâu thuẫn trong nhóm:
-Quan niệm mới về xung đột:
+Xung đột là điều không thể tránh khỏi và nó là một phần tất yếu của bất cứ môi

5
trường nhóm nào. Xung đột được hiểu là sự bất đồng, sự đối nghịch hay tranh chấp
giữa hai hay nhiều phía.
+Quan niệm cũ: Xung đột là tiêu cực, ảnh hưởng đến tinh thần, các mối quan hệ trong
nhóm, công việc của nhóm và nhóm có nguy cơ tan rã.
+Quan niệm mới: Xung đột còn mang tính tích cực nếu chúng ta hiểu một cách thấu
đáo và xử lý nó một cách hiệu quả. Xung đột giúp củng cố nhóm, tăng cường trao đổi,
thảo luận, thúc đẩy ý tưởng mới. Xung đột còn là động lực tích cực giúp nhóm biết
phê bình và tự phê bình, có khả năng cạnh tranh, sáng tạo và đổi mới.
-Nguồn gốc của xung đột:
+Nguyên nhân chủ quan (do sự khác biệt giữa các cá nhân): Sự bất đồng quan điểm
hay một số thói xấu của cá nhân như ích kỷ, độc đoán, chuyên quyền, hợm hĩnh có
nguy cơ gây ra xung đột. Vì vậy, chúng ta cần tìm hiểu sự khác biệt giữa các cá nhân.
Điều đó giúp giúp chúng ta thấy được nguồn gốc của sự hiểu lầm, bất đồng, mâu
thuẫn, từ đó giúp ta nắm được đầu mối để giải quyết xung đột một cách triêt để.
+Nguyên nhân khách quan (do tổ chức, môi trường xung quanh):
¿ Các nguồn lực bị giới hạn: Trong điều kiện khan hiếm về nguồn lực như tiền bạc,

thời gian, không gian, trang thiết bị, quyền lực, vị trí xã hội, … nên tranh chấp xảy ra
nhằm giành ưu thế cho riêng mình hoặc cho nhóm của mình.những cuộc giằng co,
tranh giành nguồn lực dễ khiến các bên rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng, bất mãn.
¿ Đặc điểm của nhóm:

1.Quy mô nhóm: càng lớn càng dễ tạo ra sự chia rẽ, bất đồng, bè phái thành các nhóm
nhỏ, khó đạt được thống nhất.
2.Tuổi tác: tuổi đời các thành viên càng trẻ xung đột càng dễ xảy ra khi cái tôi của mỗi
người còn quá lớn, họ chưa học được cách lắng nghe, thương lượng hay đàm phán.
3.Chuyên môn: Hoạt động chuyên môn hóa càng cao càng dễ xảy ra những tranh luận
4.Phong cách lãnh đạo: quá nghiêm ngặt và có kiểm soát chặt chẽ hành vi của người
khác.
5.Hệ thống khen thưởng chưa toàn diện, thiếu công bằng.
6.Vị trí xã hội: có người là giám đốc, là doanh nhân thành đạt, có người là công nhân,
là người bán hàng…những vị trí xã hội khác nhau cũng dẫn đến sự khác biệt trong suy
nghĩ và hành động.
¿ Thiếu hụt thông tin: Thông tin trao đổi không đầy đủ, thông điệp truyền tải bị hiểu

sai gây cản trở cho quá trình thực hiện nhiệm vụ và làm giảm hiệu quả của sự hợp tác
dẫn đến xung đột giữa các bên liên quan. Để giải quyết được vấn đề này, cần phải làm
sáng tỏ, rõ ràng các thông điệp; bổ sung những thông tin cần thiết, giải thích nguồn dữ
liệu bị hiểu sai.
-Các biện pháp giải quyết xung đột: Có 5 biện pháp:
+Rút lui: Biện pháp này nên áp dụng khi vấn đề không quan trọng, hậu quả giải quyết
vấn đề lớn hơn lợi ích đem lại.
+Áp đảo: Lựa chọn biện pháp này có hiệu quả khi vấn đề cần được giải quyết nhanh
chóng, người áp đặt hoàn toàn tin tưởng vào quyết định đúng đắn của mình.
+Xoa dịu: Áp dụng biện pháp này khi mong muốn mang lại sự hài lòng cho người
khác và để được người khác yêu thương, quý mến mình đồng thời nhận thấy vấn đề

6
quan trọng với người khác hơn với bản thân mình.
+Thỏa hiệp: Người sử dụng biện pháp này phải chấp nhận hy sinh một phần quyền lợi
và vận động đối phương cùng hành động như mình, nếu không hậu quả sẽ nghiệm
trọng hơn sự nhượng bộ của đôi bên.
+Hợp tác: Để hợp tác hiệu quả và nhanh chóng đạt được các mục tiêu và mối quan hệ
lâu dài, ta cần:
¿ Bước 1: Phân tích : Xác định nội dung xung đột càng cụ thể càng tốt, không dãn

nhãn, không tố cáo.


¿ Bước 2: Trao đổi: Lắng nghe, đánh giá ý kiến của nhau.
¿ Bước 3: Hiểu hoàn cảnh: Cố gắng hiểu hoàn cảnh của bên kia, đặt mình vào vị trí

của đối phương.


¿ Bước 4: Thỏa thuận: Cùng tìm ra giải pháp phù hợp với cả đôi bên. Linh hoạt và sẵn

sàng hợp tác.


*Tăng cường động lực làm việc nhóm:
-Động lực chỉ sức mạnh tác động lên một người hoặc sức mạnh nảy sinh ngay trong
lòng anh ta, thúc đẩy người đó hành động hướng tới một mục tiêu nhất định.
-Có 2 nhóm nhân tố tạo nên động lực:
+Nhân tố bên ngoài: như đặc điểm nhóm, cơ cấu nhóm, mục tiêu nhóm, vă hóa nhóm,
quan hệ nhóm, nguồn lực nhóm, các nguyên tắc nhóm, cơ chế nhóm, yêu cầu về năng
lực,…
+Nhân tố bên trong: Tập trung vào các nhân tố bên trong con người như thái độ, quan
điểm, tính cách, nhu cầu cá nhân, tự nhận thức, năng lực, kỹ năng, kinh nghiệm,…
-Quá trình hình thành động lực: Nhu cầu không được thỏa mãn → Sự căng thẳng →
Các động cơ → Hành vi → Nhu cầu được thỏa mãn → Giảm căng thẳng.
-Nhu cầu là điều kiện thúc đẩy động lực của con người. Nhu cầu nào mãnh liệt nhất sẽ
khiến con người có nhiều động lực nhất để thúc đẩy hành vi đồng thời đối với những
nhu cầu khác sẽ giảm hoặc mất hoàn toàn động lực. Năm nhu cầu từ thấp đến cao:
+Nhu cầu sinh lý: gồm ăn, uống, ngủ, mặc, chỗ ở, đi lại và các nhu cầu thể xác khác.
+Nhu cầu an toàn: nhu cầu an ninh cuộc sống và được bảo vệ khỏi những nguy hại
hay các mối đe dọa về thể chất và tinh thần.
+Nhu cầu xã hội bao gồm tình yêu thương, tình bạn, sự hòa nhập, giao tiếp và xây
dựng các mối quan hệ xã hội.
+Nhu cầu về danh dự: Lòng tự trọng, tự tôn và được người khác tôn trọng.
+Nhu cầu tự hoàn thiện mình: mong muốn và nỗ lực phát huy hết khả năng, tiềm năng
để được tiến bộ, được công nhận, được khẳng định bản thân, được cống hiến, được
thành đạt và tự chủ.
-Một số cách thức tạo động lực:
+Tìm hiểu, nhận biết nhu cầu của mỗi người.
+Tạo ra các hoạt động cho con người nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết đó.
+Nếu nhu cầu chưa cao, cần kích cầu. Nếu trình độ tư duy và hành động còn thấp, cần
nâng cao trình độ.
+Mỗi hoạt động phải có cơ chế ràng buộc rõ ràng về mức độ tham gia đóng góp và

7
hưởng thụ. Ràng buộc càng chặt chẽ, thông minh và có ý nghĩa thiết thực càng tăng
cường động lực mạnh mẽ.
Câu 3: Bạn hãy đánh giá thực trạng kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên
Việt Nam nói chung và sinh viên PTIT nói riêng.
-Sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên PTIT nói riêng bên cạnh những mặt tích
cực thì cũng có nhiều điểm hạn chế trong kỹ năng làm việc nhóm:
+Bên cạnh những sinh viên thích làm việc nhóm, rất tích cực, hào hứng, đóng góp rất
nhiều cho hoạt động chung của nhóm thì cũng có những sinh viên bàng quan, thờ ơ
trong công việc nhóm, không có hứng thú, khó chịu khi làm việc nhóm, làm chống
đối, làm mang ý nghĩa cho có, cho xong.
+Các bạn sinh viên, nhất là các tân sinh viên thường bỡ ngỡ với hình thức làm việc
nhóm vì ở cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông các bạn không được
làm việc dưới hình thức nhiều.
+Có những nhóm lập ra những không có mục tiêu chung, không có nguyên tắc làm
việc rõ ràng.
+Một số nhóm trưởng không có kỹ năng lãnh đạo khiến cho công việc dẫn dắt nhóm
gặp nhiều khó khăn.
+Vẫn có hiện tượng trong nhóm có người làm, người không làm.
+Một số thành viên thiếu kỹ năng hợp tác, thiếu trách nhiệm, chủ động,…
+Nhóm chưa có kỹ năng giải quyết xung đột một cách hiệu quả, có những nhóm còn
không giải quyết khi xung đột diễn ra dẫn đến nhóm tan rã.
+Kỹ năng đóng góp ý kiến còn hạn chế do một số bạn ngại giao tiếp, thu mình, luôn
chấp nhận ý kiến người khác đưa ra.
+Một số bạn chưa quản lý được thời gian kiểu của mình khiến cho vắng mặt trong các
buổi họp nhóm, công việc của nhóm làm ảnh hưởng đến các công việc khác và ngược
lại.
+Một số bạn thiếu kỹ năng phân tích vấn đề khiến cho công việc của nhóm gặp nhiều
khó khăn, trở ngại.
+Một số thành viên thiếu trách nhiệm với công việc được giao, thiếu tôn trọng người
khác, thiếu kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu.
+Có những bạn kỹ năng trình bày kém dẫn đến nội dung đưa ra khiến cho mọi người
trong nhóm cảm thấy khó tiếp thu, khó hiểu. Từ đó mọi người không biết đóng góp
điều gì để cải thiện nội dung.
-Chính vì thực trạng này mà bây giờ trong chương trình học của các bậc tiểu học,
trung học cơ sở, trung học phổ thông đã có nhiều hoạt động tập thể, nhiều bài học đòi
hỏi phải hoạt động nhóm để học sinh làm quen dần với nhóm. Còn ở những trường đại
học cũng đã có những môn kỹ năng mềm (như ở Học viện Công nghệ Bưu Chính
Viễn thông (PTIT) kỳ này em được học môn Kỹ năng làm việc nhóm) để trang bị
những kiến thức chuyên môn vô cùng quan trọng, rất cần thiết cho mỗi bạn sinh viên
về những môn kỹ năng mềm- một trong số những kỹ năng không thể thiếu trong môi
trường làm việc sau này.

8
9

You might also like