You are on page 1of 95

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGÔ GIA MẠNH

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG


THANG ĐIỂM MAYO TRONG PHÂN LOẠI
VIÊM LOÉT ĐẠI TRỰC TRÀNG CHẢY MÁU

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGÔ GIA MẠNH

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG


THANG ĐIỂM MAYO TRONG PHÂN LOẠI
VIÊM LOÉT ĐẠI TRỰC TRÀNG CHẢY MÁU

Chuyên ngành: Nội khoa


Mã số  : 60720140

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS.TRẦN NGỌC ÁNH

HÀ NỘI – 2018
LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:


PGS.TS. Trần Ngọc Ánh –Người thầy đã tận tâm truyền đạt kiến thức,
trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong hội đồng đã đóng góp
những ý kiến khoa học để tôi hoàn thiện luận văn.
Tôi vô cùng biết ơn các thầy cô Trường Đại học Y Hà Nội đã truyền đạt
những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Kế hoạch tổng hợp – bệnh viện Bạch
Mai, Phòng Kế hoạch tổng hợp – bệnh viện Đại học Y Hà Nội, tập thể Khoa
Nội tổng hợp bệnh viện đại học Y Hà Nội, tập thể khoa Tiêu hóa bệnh viện
Bạch Mai đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi thực hiện khóa luận này.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn sâu sắc tới bố mẹ, anh chị, bạn bè đã luôn ủng
hộ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.

Hà Nội, ngày 15 tháng 09 năm 2018

NGÔ GIA MẠNH


LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Ngô Gia Mạnh, học viên lớp bác sĩ nội trú khóa 41 chuyên ngành
Nội khoa, trường Đại học Y Hà Nội, xin cam đoan:
1. Đây là khóa luận do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS Trần Ngọc Ánh.
2. Công trình này không trùng lặp với bất cứ nghiên cứu nào khác
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của nơi
cơ sở nghiên cứu
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.

Hà Nội, ngày 15 tháng 09 năm 2018


Người viết cam đoan

NGÔ GIA MẠNH


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

5- ASA 5-aminosalicylate.
ASCA Anti – Sacharomyces cerevisiae antibodies.
BMI Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể).
CRP C-Reactive protien (Protein phản ứng C).
ICC Intraclass Correlations (hệ số tương quan intraclass).
pANCA Perinuclear antineutrophil cytoplasmic antibodies.
ROC Receiver operating characteristic.
SCCAI Simple Clinical Colitis Activity Index.
SEO (AI) Activity Index.
TNF Tumor necrosis factor (Yếu tố hoại tử u).
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN............................................................................3
1.1 Đại cương về bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu..........................3
1.1.1 Dịch tễ học viêm loét đại trực tràng chảy máu................................3
1.1.2 Tuổi khởi phát..........................................................................................3
1.2 Nguyên nhân gây bệnh..........................................................................4
1.3 Chẩn đoán bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu..............................5
1.3.1 Triệu chứng lâm sàng.............................................................................5
1.3.2 Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu....8
1.4 Các bảng điểm đánh giá mức độ hoạt động bệnh viêm loét đại trực
tràng chảy máu....................................................................................12
1.4.1 Thang điểm Truelove-Witts................................................................18
1.4.2 Thang điểm Mayo.................................................................................19
1.5 Các nghiên cứu ứng dụng thang điểm Mayo trong chẩn đoán và điều
trị viêm loét đại trực tràng cháy máu..................................................21
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........24
2.1 Đối tượng nghiên cứu..........................................................................24
2.2 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................25
2.3 Các biến số nghiên cứu.......................................................................26
2.4 Xử lý số liệu........................................................................................27
2.5 Tiêu chẩn đánh giá và phân loại..........................................................28
2.5.1 Đánh giá giai đoạn tổn thương trên nội soi theo Baron...............28
2.5.2 Thang điểm Truelove – Witts.............................................................29
2.5.3 Thang điểm Mayo.................................................................................30
2.6 Đạo đức nghiên cứu............................................................................31
2.7 Sơ đồ nghiên cứu.................................................................................32
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................33
3.1 Dịch tễ.................................................................................................33
3.1.1 Tuổi...........................................................................................................33
3.1.2 Giới...........................................................................................................34
3.2 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng...................................................34
3.2.1 Chỉ số khối cơ thể..................................................................................34
3.2.2 Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân...............................................35
3.2.3 Triệu chứng cận lâm sàng...................................................................37
3.3 Phân loại mức độ bệnh theo thang điểm Mayo..................................43
3.4 Đối chiếu thang điểm Mayo và thang điểm Truelove-Witts trong đánh
giá mức độ bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu...........................48
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.............................................................................55
4.1 Đặc điểm nhóm bệnh nhân nghiên cứu...............................................55
4.2 Phân loại mức độ bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu theo thang
điểm Mayo...........................................................................................61
4.3 Đối chiếu thang điểm Mayo và thang điểm Truelove-Witts trong đánh
giá mức độ bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu...........................66
KẾT LUẬN....................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Đánh giá giai đoạn bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu trên
hình ảnh nội soi theo Baron .......................................................10
Bảng 1.2. Phân biệt viêm loét đại trực tràng chảy máu và bệnh Crohn trên
mô bệnh học ...............................................................................11
Bảng 1.3 Định nghĩa của các tổ chức quốc tế về mức độ hoạt động bệnh
viêm loét đại trực tràng chảy máu...............................................14
Bảng 1.4 Các thang điểm đánh giá mức độ hoạt động bệnh viêm loét đại
trực tràng chảy máu ....................................................................15
Bảng 1.5 Thang điểm Truelove-Witts phân loại mức độ nghiêm trọng của
viêm loét đại tràng chảy máu......................................................18
Bảng 1.6 Thang điểm Mayo đánh giá mức độ hoạt động của bệnh viêm loét
đại tràng chảy máu......................................................................20

Bảng 3.1 Phân bố chỉ số khối cơ thể 34

Bảng 3.2 Mức độ thiếu máu.......................................................................37


Bảng 3.3 So sánh tỷ lệ thiếu máu giữa nam và nữ.....................................37
Bảng 3.4 Liên quan tình trạng thiếu máu và vị trí tổn thương trên nội soi......39
Bảng 3.5 Liên quan tình trạng thiếu máu và giai đoạn tổn thương trên nội
soi theo Baron.............................................................................40
Bảng 3.6 Liên quan số lần đại tiện và vị trí tổn thương trên nội soi..........40
Bảng 3.7 Liên quan số lần đại tiện và giai đoạn tổn thương trên nội soi
theo Baron...................................................................................41
Bảng 3.8 Liên quan giai đoạn tổn thương trên nội soi theo Baron và vị trí
tổn thương trên nội soi đại tràng.................................................42
Bảng 3.9 Phân loại mức độ bệnh theo thang điểm Mayo...........................43
Bảng 3.10 Liên quan giữa nhóm tuổi và phân loại mức độ bệnh theo thang
điểm Mayo..................................................................................44
Bảng 3.11 Liên quan giữa giới và phân loại mức độ bệnh theo thang điểm
Mayo...........................................................................................45
Bảng 3.12 Liên quan giữa giai đoạn tổn thương trên nội soi theo Baron và
phân loại mức độ bệnh theo thang điểm Mayo...........................46
Bảng 3.13 Liên quan giữa vị trí tổn thương trên nội soi và phân loại mức độ
bệnh theo thang điểm Mayo........................................................47
Bảng 3.14 Liên quan mức độ thiếu máu và mức độ bệnh theo thang điểm Mayo.45
Bảng 3.15 Phân loại mức độ bệnh theo thang điểm Truelove-Witts............48
Bảng 3. 16 Liên quan giữa nhóm tuổi và phân loại mức độ bệnh theo thang
điểm Truelove-Witts...................................................................49
Bảng 3. 17 Liên quan giới và phân loại mức độ bệnh theo thang điểm
Truelove-Witts............................................................................50
Bảng 3. 18 Liên quan giữa giai đoạn tổn thương trên nội soi theo Baron và
phân loại mức độ bệnh theo thang điểm Truelove-Witts............51
Bảng 3.19 Liên quan giữa vị trí tổn thương trên nội soi và phân loại mức độ
bệnh theo thang điểm Truelove-Witts.........................................52
Bảng 3. 20 Liên quan thang điểm Mayo và thang điểm Truelove – Witts....53
Bảng 3. 21. Quan hệ tuyến tính giữa 2 thang điểm Mayo, Truelove-Witts và
giai đoạn tổn thương trên nội soi theo Baron..............................54
Bảng 3. 22 Hệ số tương quan intraclass (ICC) giữa 2 thang điểm Mayo,
Truelove-Witts và mức độ tổn thương trên nội soi.....................54

Bảng 4.1 Định nghĩa về thuyên giảm điều trị ở bệnh nhân viêm loét đại
trực tràng chảy máu. 62
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Phân bố bệnh nhân theo độ tuổi...................................................33


Biểu đồ 3.2 Phân bố bệnh nhân theo giới........................................................34
Biểu đồ 3.3 Đặc điểm lâm sàng.......................................................................35
Biểu đồ 3.4 Số lần đại tiện trong ngày............................................................36
Biểu đồ 3.5 Vị trí tổn thương trên nội soi.......................................................38
Biểu đồ 3.6 Giai đoạn bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu trên hình ảnh
nội soi theo Baron.......................................................................38
DANH MỤC HINH ẢNH

Hình 1.1 Niêm mạc đại tràng bình thường .......................................................9


Hình 1.2 Viêm loét đại trực tràng mức độ nhẹ .....................................................9
Hình 1.3 Viêm loét đại trực tràng mức độ trung bình ..........................................9
Hình 1.4 Viêm loét đại trực tràng mức độ nặng...................................................9
1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Viêm loét đại trực tràng chảy máu là bệnh lý viêm mạn tính, hay tái phát,
có tính chất tự miễn, gây loét và chảy máu đại trực tràng, gây tổn thương lan
tỏa lớp niêm mạc và dưới niêm mạc, vị trí chủ yếu ở trực tràng và giảm dần
cho đến đại tràng phải.[1]
Đây là bệnh lý có xu hướng ngày càng tăng trên lâm sàng. Ở Mỹ, viêm
loét đại trực tràng chảy máu ảnh hưởng đến khoảng 500.000 người, với tỷ lệ
mắc mới 8-12/100.000 dân mỗi năm. Hàng năm hơn 30.000 trường hợp viêm
loét đại trực tràng chảy máu phải nhập viện, mất hơn 1.000.000 ngày làm việc
mỗi năm, chi phí y tế giành cho viêm loét đại trực tràng chảy máu vượt quá 4
tỷ USD/năm.[2-3]
Tại châu Á, tỷ lệ mắc bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu có xu
hướng tăng nhanh. Năm 1981-1990 ở Trung Quốc có 2506 trường hợp, sau
10 năm (1991-2000) số lượng người mắc đã là 7512 trường hợp (gấp 3 lần).
Ở Nhật Bản, tỷ lệ mắc mới năm 1975 là 5,5/100.000 dân thì đến năm 2001 tỷ
lệ này là 57,1/100.000 dân (gấp 10 lần). Tại Việt Nam, những thập kỷ 70-80
của thế kỷ 20, bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu là một bệnh ít gặp. Tuy
nhiên đến năm 2007, theo nghiên cứu của Vũ Văn Khiên và Khúc Đình Minh,
viêm loét đại trực tràng chảy máu chiếm khoảng 1,7% trong số các bệnh nhân
được soi đại tràng.[4-6]
Đã có rất nhiều các thang điểm được đưa ra để đánh giá mức độ hoạt
động của bệnh viêm loét đại tràng chảy máu và đánh giá đáp ứng của bệnh
với điều trị như thang điểm Baron, thang điểm Rachmilewitz Endoscopic,
thang điểm Sutherland, thang điểm Matts, thang điểm Truelove-Witts, thang
điểm Mayo [7]….. Trong đó thang điểm Truelove-Witts và thang điểm Mayo
là 2 thang điểm thường được các bác sĩ lâm sàng sử dụng.
2

Thang điểm Truelove-Witts là thang điểm sử dụng các chỉ số lâm sàng
và xét nghiệm để đánh giá mức độ bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu.
Thang điểm Mayo là thang điểm có sự kết hợp giữa đánh giá lâm sàng và trên
hình ảnh nội soi. Thang điểm này lần đầu tiên được đề xuất bởi Schroeder và
cộng sự vào năm 1987 trong 1 thử nghiệm lâm sàng về thuốc 5-ASA ở Mỹ,
và đã được sử dụng trong những năm tiếp theo. [8]
Thang điểm Mayo đã được sử dụng phổ biến tại nhiều nước trên thế giới,
tuy nhiên ở Việt Nam thang điểm Mayo còn khá mới mẻ. Nhận thấy sự cần thiết
của việc đánh giá mức độ hoạt động cũng như đánh giá đáp điều trị của bệnh
viêm loét đại trực tràng chảy máu cũng như những ưu điểm của thang điểm
Mayo chúng tôi tiến hành nghiên cứu : “Nghiên cứu ứng dụng thang điểm
Mayo trong phân loại viêm loét đại trực tràng chảy máu”. Với mục tiêu:
1. Phân loại mức độ bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu theo thang
điểm Mayo.
2. Đối chiếu thang điểm Mayo và thang điểm Truelove-Witts trong đánh
giá mức độ bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu.
3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1 Đại cương về bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu.
1.1.1 Dịch tễ học viêm loét đại trực tràng chảy máu.
Trong những thập kỷ gần đây, tỷ lệ của viêm loét đại trực tràng chảy
máu đã tăng lên trên toàn thế giới đặc biệt là ở các nước phát triển. Tỷ lệ gia
tăng của viêm loét đại trực tràng chảy máu phụ thuộc vào từng vùng địa lý,
chủng tộc. Tỷ lệ viêm loét đại trực tràng chảy máu chủ yếu tăng ở vùng châu
Mỹ La tinh, Châu Á và Đông Âu. Tuy nhiên tỷ lệ này lại không tăng hoặc
giảm ở Bắc Mỹ và Tây Âu. Tỷ lệ mắc bệnh có thể thay đổi từ 0,5 -31,5 tùy
thuộc và dân số được nghiên cứu [9-13].
Tỷ lệ mắc viêm loét đại trực tràng cháy máu thấp hơn ở các nước đang
phát triển. Tỷ lệ mắc bệnh viêm loét đại trực tràng cháy máu cao hơn ở phía
bắc và thấp hơn ở phía nam. Theo tác giả Appleyard tỷ lệ mặc viêm loét đại
trực tràng chảy máu ở Puerto Rico là 12,5/100.00 dân/năm. Theo tác giả
Victoria tỷ lệ viêm loét đại trực tràng tại vùng đông nam Brazil là
14,81/100.000 dân/năm. Theo Cosnes và cộng sự tỷ lệ mắc viêm loét đại trực
tràng chảy máu ở Bắc Mỹ từ 37,5 đến 238 / 100.000 dân/năm [11],[14-15].
Tỷ lệ viêm loét đại trực tràng chảy máu ở Anh là 240/100.000 dân [16]. Tại
châu Á – Thái Bình Dương tỷ lệ viêm loét đại trực tràng chảy máu dao động
0,24 – 7,47/100.000 dân. Tại Hồng Kông tỷ lệ này là 1,3/100.000 dân.[17]
1.1.2 Tuổi khởi phát.
Trong những thập kỷ gần đây, mặc dù đã có sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh
viêm loét đại trực tràng chảy máu ở các nhóm tuổi khác nhau. Tuy nhiên các
tác giả đều thống nhất, phần lớn các bệnh nhân viêm loét đại trực tràng chảy
máu được chẩn đoán bệnh lần đầu tiên ở độ tuổi 30-40 tuổi [14]. Độ tuổi
4

trung bình khi được chẩn đoán ở các nước châu Á cao hơn so với các nước
phương tây [18].
Mặc dù viêm loét đại trực tràng chảy máu ít phổ biến ở trẻ em, các
nghiên cứu gần đây chỉ ra sự ra tăng các trường hợp viêm loét đại trực tràng
chảy máu ở trẻ em và thanh thiếu niên. Ở Scotland, tỷ lệ mắc viêm loét đại
trực tràng chảy máu ở nhóm tuổi dưới 16 đã tăng lên: giai đoạn 1990-1995 là
1,59/100.000 trẻ, giai đoạn 2003- 2008 là 2,06/100.000 trẻ [19]. Tại Mỹ, từ
năm 2000 đến năm 2009, số trẻ nhập viện vì viêm loét đại trực tràng chảy
máu tăng từ 4171 lên 7127 trường hợp mỗi năm. [20]
1.2 Nguyên nhân gây bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh hiện nay chưa được xác định rõ ràng. Trước đây
người ta cho rằng chế độ ăn kiêng và stress là nguyên nhân, nhưng hiện nay
các bác sĩ biết rằng những yếu tố này làm trầm trọng thêm nhưng không gây
bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu. Các nghiên cứu chỉ ra các yếu tố
nguy cơ của bệnh bao gồm:
- Gia đình: các nghiên cứu cho thấy 10-25% bệnh nhân có người nhà bị
bệnh viêm ruột mãn tính tự phát. Bệnh viêm loét đại tràng chảy máu thì phổ
biến hơn ở người gốc Do Thái, ít gặp ở người gốc Mỹ hay Tây Ba Nha. Các
biến thể của gen HLA-DqA1 liên quan chặt chẽ với viêm loét đại trực tràng
chảy máu. Các tác giả Nhật Bản đã chỉ ra rằng: người mang gen HLA-
DRB1*1502(DR2) có nguy cơ mắc bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu
cao hơn những người mang gen DR4. Các yếu tố di truyền khác như gen mã
hóa cytokine như TNFRSF-15, TNFRSF9…[21-22]
- Môi trường: các nghiên cứu đã chỉ ra vai trò của yếu tố môi trường với
sự xuất hiện của bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu: Hút thuốc là được
coi là yếu tố bảo vệ chống lại viêm loét đại trực tràng chảy máu. Theo Calkins
người không hút thuốc có nguy cơ bị viêm loét đại trực tràng chảy máu cao
5

gấp 3 lần người có hút thuốc. Tuy nhiên hút thuốc lá lại làm tăng nguy cơ mắc
bệnh Crohn [23-24]. Trong nghiên cứu của mình, Rutgeerts đã kết luận rằng
việc cắt bỏ ruột thừa chống lại sự xuất hiện của viêm loét đại trực tràng chảy
máu.[25-27]
- Nhiễm khuẩn có thể liên quan đến sự khởi phát hay đợt tái phát của
bệnh. Bệnh tái phát thường liên quan đến nhiễm trùng đường ruột. Hướng dẫn
của hội đồng thuận châu Âu về bệnh lý ruột viêm khuyến cáo nên loại trừ
bệnh lý nhiễm khuẩn ở những bệnh nhân viêm loét đại trực tràng chảy máu tái
phát bao gồm Clostridium Difficile và Cytomegalovirus. [28-29]
1.3 Chẩn đoán bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu.
1.3.1 Triệu chứng lâm sàng.
1.3.1.1 Triệu chứng cơ năng.
- Đại tiện phân lỏng nhiều lần, ỉa máu, đau bụng là triệu chứng gợi ý
viêm loét đại trực tràng chảy máu.[30-31]
- Rối loạn phân: Tình trạng rối loạn phân tùy thuộc vào mức độ hoạt
động của bệnh. Bệnh nhân thường xuất hiện đại tiện phân lỏng, nhiều lần
trong ngày. Phân có thể lẫn nhày hoặc máu. Đại tiện phân máu đỏ tươi thường
khi tổn thương ở đoạn thấp. Nhiều trường hợp không thể phát hiện phân máu
bằng mắt thường mà phải qua xét nghiệm soi phân tìm hồng cầu. Khoảng
30% bệnh nhân viêm loét đại trực tràng chảy máu có táo bón.
- Đau bụng: trong những đợt bệnh hoạt động, bệnh nhân thường xuất
hiện cơn đau quặn bụng, kèm mót rặn đăc biệt khi tổn thương trực tràng. Sau
khi đi đại tiện, bệnh nhân đỡ đau bụng. Vị trí đau thường tương xứng với vị
trí tổn thương.
1.3.1.2 Tình trạng toàn thân.
- Gầy sút cân: Do bệnh nhân ăn uống kém, kèm mệt mỏi nhiều. Gầy sút
cân thường xảy ra ở những bệnh nhân có tổn thương rộng.
6

- Thiếu máu: là dấu hiệu hay gặp. Thiếu máu do mất máu mạn tính qua
đường tiêu hóa. Do tình trạng viêm mạn tính gây nên tình trạng thiếu máu. Do
chế đô ăn kiêng dẫn tới thiếu axit folic. Hay do tác dụng phụ của thuốc điều
trị methotrexat. Mức độ thiếu máu phụ thuộc vào mức độ hoạt động của bệnh.
[32]
- Rối loạn nước điện giải: do đại tiện phân lỏng nhiều lần gây lên tình
trạng mất nước, rối loạn điện giải.
- Sốt: trong đợt tiến triển của bệnh, bệnh nhân có thể xuất hiện sốt. Mức
độ sốt tùy thuộc tình trạng của bệnh.
1.3.1.3 Biểu hiện ngoài đường tiêu hoá.
- Biểu hiện ở khớp: 25% bệnh nhân viêm ruột mạn tính có biểu hiện ở
khớp. Có thể đau khớp hoặc viêm khớp.Viêm khớp có tính chất di chuyển,
tổn thương nhiều khớp, không gây biến dạng khớp. Viêm khớp ngoại vi
thường xuất hiện sau các triệu chứng ở ruột, hay gặp ở viêm loét đại trực
tràng chảy máu hơn bệnh Crohn. Trong khi viêm khớp trung tâm hoặc viêm
cột sống dính khớp thì không liên quan đến hoạt động bệnh ở ruột, có thể xuất
hiện trước tổn thương ruột vài năm và dai dẳng sau khi bệnh đã thoái lui sau
điều trị phẫu thuật hoặc nội khoa.[32]
- Biểu hiện ở da, niêm mạc: Khoảng 15% bệnh nhân, mức độ nặng tương
quan với mức độ hoạt động của bệnh. Tổn thương cơ bản bao gồm: Hồng ban
nốt, viêm da mủ hoại tử, loét áp tơ ở miệng.
- Biểu hiện ở mắt: Gặp ở 10% bệnh nhân. Tổn thương gồm có: viêm mống
mắt tái diễn, viêm màng mạch nhỏ. Tổn thương mắt thường đi kèm với tổn
thương da và khớp. 
- Biểu hiện ở gan: Gan nhiễm mỡ gặp ở 30 % trường hợp viêm ruột mạn
tính, sỏi mật gặp ở 10% bệnh nhân viêm ruột mạn tính, hay gặp ở Crohn hơn
viêm loét đại trực tràng chảy máu. Viêm đường mật xơ cứng nguyên phát hay
7

gặp ở nam giới, 2–7 % trường hợp viêm loét đại trực tràng chảy máu. Những
dấu hiệu gợi ý viêm đường mật xơ cứng nguyên phát là: mệt mỏi, vàng da,
ngứa, đau bụng nhưng trên các xét nghiệm chỉ có biểu hiện là phosphatase
kiềm tăng cao. Cần phải sinh thiết hoặc chụp đường mật để chẩn đoán bệnh.
- Biểu hiện ở thận: Sỏi thận gặp ở 2 – 6% trường hợp viêm ruột mạn
tính, hay gặp ở bệnh Crohn hơn viêm loét đại trực tràng chảy máu. Sỏi thận
trên bệnh nhân viêm loét đại tràng thường là sỏi oxalate canxi do tăng hấp thu
oxalate ở ruột.
- Tắc mạch: huyết khối tĩnh mạch cửa, huyết khối tĩnh mạch sâu,
nhồi máu phổi. 
Ngoài ra, bệnh có thể còn kèm theo các bệnh và hội chứng liên
quan đến miễn dịch hệ thống khác như: viêm tuỵ tự miễn, bệnh lý tuyến giáp,
hội chứng Raynaud.
Các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân thay đổi tùy theo mức độ bệnh
và vị trí tổn thương của bệnh nhân: theo vị trí tổn thương ta có [33]:
- Viêm loét trực tràng (proctitis): tổn thương giới hạn ở trực tràng,
khoảng 15-20 cm, là tổn thương phổ biến nhất, chiếm 15-30% các trường
hợp. Thường là những tổn thương nhẹ nhàng nhất. Bệnh nhân thường bị táo
bón, và có các tổn thương ngoài đường tiêu hóa.
- Viêm loét trực tràng và đại tràng sigma (distal colitis): tổn thương ở trực
tràng đến giữa đại tràng sigma (khoảng 60 cm với ống soi đại tràng mềm).
- Viêm đại tràng trái (left – sided colitis): từ trực tràng lên đến đại
tràng góc lách nhưng không bao gồm đại tràng góc lách. Chiếm khoảng 40%
trường hợp, là hội chứng trung gian, trong đó bệnh nhân có thể táo bón hoặc
tiêu chảy, kèm với ỉa máu.
- Viêm đại tràng phải (extensive colitis): từ trực tràng lên tới đại tràng
góc gan, không bao gồm manh tràng.
8

- Viêm đại tràng toàn bộ (pancolitis): Được chẩn đoán khi tổn thương
kéo dài vào đại tràng ngang và hoặc đại tràng phải. Bệnh nhân thường bị tiêu
chảy do giảm khả năng hấp thu của địa tràng, kèm theo chảy máu đại tràng.
1.3.2 Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu.
1.3.2.1 Đặc điểm trên nội soi đại tràng.
Đây là cận lâm sàng có giá trị quan trọng trong chẩn đoán viêm loét đại
trực tràng chảy máu. Tại Nhật, 94,8% bệnh nhân được phát hiện bệnh qua nội
soi lần đầu. Nghiên cứu của Vũ Văn Khiên và cộng sự, 100% số trường hợp
được phát hiện bệnh qua nội soi lần đầu [34].
Hình ảnh nội soi đại tràng bình thường: Niêm mạc hồng nhẵn, bóng
mịn, hình ảnh mạng lưới mạch máu phân nhánh rõ.
Trong viêm loét đại trực tràng chảy máu, chỉ tổn thương ở trực tràng và
đại tràng, không có tổn thương ruột non, rất ít gặp tổn thương ở hâu môn. Tổn
thương trực tràng là hay gặp nhất. Những đặc điểm tổn thương trên nội soi
bao gồm: Niêm mạch xung huyết, phù nề, mất phản xạ ánh sáng, không nhìn
rõ các mạch máu, mất rãnh ngang của đại tràng. Hình ảnh niêm mạc đại tràng
trong viêm loét đại trực tràng chảy máu được ví như hình ảnh “giấy giáp ẩm”.
Niêm mạc có thể nhìn thô, xuất hiện các vết loét, vết loét có thể chảy máu,
loét nghiêm trọng đến lớp dưới niêm mạc. Có thể xuất hiện các giả polyp. Khi
sang giai đoạn bệnh ổn định bề mặt niêm mạc thô ráp, mạch máu méo mó, ít
phân nhánh hoặc xuất hiện các vòng bất thường.[8],[33]
9

- Niêm mạc nhẵn bóng, mịn,


phản xạ ánh sáng
- Mô hình mạch máu rõ, phân
nhánh.

Hình 1.1 Niêm mạc đại tràng bình thường [33].

- Niêm mạc lẩn sẩn, xung huyết,


mất phản xạ ánh sáng
- Mất mô hình mạch máu biến
mất

Hình 1.2 Viêm loét đại trực tràng mức độ nhẹ [33].

- Niêm mạc thô.


- Vết loét nhỏ.
- Dễ chảy máu.

Hình 1.3 Viêm loét đại trực tràng mức độ trung bình [33].

- Ổ loét lớn.
- Chảy máu tự phát

Hình 1.4 Viêm loét đại trực tràng mức độ nặng[33].


10

Bảng 1.1. Đánh giá giai đoạn bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu trên
hình ảnh nội soi theo Baron [35]

Giai đoạn Hình ảnh nội soi

Giai đoạn 0 Niêm mạc nhạt màu, các mạch máu dưới niêm mạc mỏng
mảnh, thưa thớt, thậm chí hình ảnh nội soi bình thường

Giai đoạn 1 Niêm mạc lần sần, sung huyết đỏ, các mạch máu chỉ nhìn
thấy một phần

Giai đoạn 2 Niêm mạc mất nếp ngang, có những ổ loét đặc trưng,
không nhìn thấy mạch máu dưới niêm mạc, dễ chảy máu
khi đèn chạm phải

Giai đoạn 3 Niêm mạc phù nề, sung huyết, mủn, có những ổ loét lớn,
chảy máu niêm mạc tự phát là đặc điểm quan trọng trong
giai đoạn này

1.3.2.2 Mô bệnh học.


Mặc dù không có tiêu chuẩn mô bệnh học để chẩn đoán viêm loét đại
trực tràng chảy máu. Tuy nhiên có sự khác biệt giữa bệnh viêm ruột mạn tính
như viêm loét đại trực tràng chảy máu với viêm loét đại tràng cấp tính (do
nhiễm khuẩn) và có sự khác biệt giữa viêm loét đại trưc tràng chảy máu và
bệnh Crohn.[33]
Đại thể: Mẫu bị cắt bị phù nề và sung huyết, có hoặc không có vết loét.
Thành ruột có chiều dày bình thường, phản ánh không có sự viêm nhiễm và
không có vết rò nên bề mặt. Trường hợp bệnh tiến triển trong thời gian dài
với rất nhều đợt loét, liền sẹo và tái phát, tạo thành hình ảnh giả polyp.[33]
11

Vi thể: Thể hiện viêm mạn tính. Về cấu trúc niêm mạc có sự giảm số
lượng các khe tuyến. Bình thường các khe tuyến xếp song song và nằm sát
nhau. Trong viêm loét đại trực tràng chảy máu, các tuyến ngắn lại, giãn rộng,
mất sự song song và chia nhánh, khoảng cách giữa các tuyến giãn rộng. Biểu
mô bị bào mòn (loét), mất chất mucin, dị sản Paneth. Về cấu trúc mô đệm: Có
sự xâm nhập của bạch cầu đa nhân trung tính, lympho vào, tương bào xuống
tận lớp đáy mô đệm. Sự xuất hiện của bạch cầu đa nhân trung tính ở các vị trí
khác nhau của niêm mạc ruột, đánh giá mức độ viêm. Áp xe lòng tuyến là dấu
hiệu viêm hoạt động mạnh nhất. Khi bạch cầu đa nhân trung tính chỉ xâm
nhập vào lớp biểu mô bề mặt niêm mạc thể hiện viêm hoạt động nhẹ.[36-38]
Bảng 1.2. Phân biệt viêm loét đại trực tràng chảy máu và bệnh Crohn trên mô
bệnh học [39]

Viêm loét đại trực tràng


Đặc điểm Bệnh Crohn
chảy máu

Mất chất nhầy Lan tỏa Theo từng ổ

Cấu trúc bất thường Liên tục Gián đoạn

Tương bào ở lớp đáy Có Không

U hạt không Có

Viêm dưới niêm mạc Hiếm có Có

Tổn thương lớp cơ Không Có

1.3.2.3 Các xét nghiệm khác.


Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có sự hiện diện của các marker trong
huyết thanh của bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu bao gồm: pANCA
12

(perinuclear antineutrophil cytoplasmic antibodies) và ASCA (anti –


Sacharomyces cerevisiae antibodies). pANCAs thường thấy ở 65% bệnh nhân
viêm loét đại trực tràng chảy máu và dưới 10% ở bệnh Crohn
Công thức máu: Có thể có thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ do tình
trạng ỉa máu kéo dài. Trong đợt tiến triển của bệnh có thể có bạch cầu tăng,
máu lắng tăng.
Sinh hóa máu: Khi tình trạng đại tiện phân lỏng kéo dài không được
điều trị có thể xuất hiện rối loạn điện giải: giảm Natri, Kali máu. Khi tổn
thương lan rộng kéo dài, bệnh nhân ăn uống kém có thể có giảm Albumin
máu. Trong đợt tiến triển của bệnh có thể có CRP tăng. Phosphatase kiềm
tăng khi có bệnh lý gan mật kết hợp. TNF alpha tăng trong viêm loét đại trực
tràng chảy máu.[34],[33]
Xquang ổ bụng: Với sự ra đời và phát triển của nội soi đại trực tràng,
vai trò của Xquang ổ bụng trong chẩn đoán viêm loét đại trực tràng chảy máu
càng mờ nhạt.
Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng: Trong viêm loét đại trực tràng chảy máu
có thể thấy thành đại tràng dày nhỏ hơn 1,5 cm, không dày thành ruột non,
tổn thương chỉ tập trung quanh trực tràng và đại tràng. [40]
1.4 Các bảng điểm đánh giá mức độ hoạt động bệnh viêm loét đại trực
tràng chảy máu.
Các bảng điểm đánh giá mức độ hoạt động của bệnh viêm loét đại trực
tràng chảy máu là phép phân tích đa biến của nhiều yếu tố. Có thể chia làm 3
nhóm các thang điểm:
- Thang điểm đánh giá mức độ hoạt động bệnh dựa trên các chỉ số lâm
sàng và sinh hóa. Bao gồm các thang điểm: Thang điểm Truelove-Witts,
thang điểm Powell – Tuck, thang điểm CAI ( Clinical Activity Index), thang
điểm Seo, thang điểm SCCAI….
13

- Thang điểm đánh giá mức độ hoạt động dựa trên hình ảnh nội soi. Bao
gồm các thang điểm: thang điểm Baron, thang điểm Mayo trên nội soi, thang
điểm Sutherland…
- Thang điểm đánh giá mức độ hoạt động bệnh dựa trên các chỉ số lâm
sàng và hình ảnh nội soi. Bao gồm các thang điểm: thang điểm Mayo, thang
điểm UCDAI…
Một số thang điểm đánh giá mức độ bệnh dựa trên mộ bệnh học như
thang đo Riley, thang điểm Geboes. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào chỉ ra
sự tương quan giữa mức độ mô bệnh học và mức độ hoạt động của bệnh.
Một số các tác giả sử dụng một số chỉ số hóa sinh như CRP,
Calprotectin phân, Lactoferin phân để dự báo mức độ bệnh viêm loét đại trực
tràng chảy máu. Khi xem xét các yếu tố tiên lượng của viêm loét đại trực
tràng chảy máu: bệnh nặng hoặc phức tạp được xác định liên quan đến tỷ lệ
tái phát cao, cần 2 hoặc nhiều đợt steroid và / hoặc nhập viện vì bùng phát
bệnh sau chẩn đoán ban đầu mặc dù điều trị tối ưu với mesalamine và một số
thuốc ức chế miễn dịch, cần phẫu thuật, phát triển ưng thư đại tràng.
14

Bảng 1.3 Định nghĩa của các tổ chức quốc tế về mức độ hoạt động bệnh viêm
loét đại trực tràng chảy máu.[41]

Triệu
chứng Nghiêm
Nhẹ Vừa Nặng
thuyên trọng
giảm

Hiệp hội Đại tiện < 4 Đại tiện > 4 Đại tiện > Đại tiện >
tiêu hóa lần/ngày. lần/ngày. 6 lần/ngày. 10
Mỹ Không có Triệu chứng Triệu lần/ngày.
biểu hiện nhiễm độc chứng Xuất huyết
nhiễm nhẹ nhiễm tiêu hóa
trùng, trùng: sốt, tiến triển.
nhiễm độc. mạch Nhiễm
Máu lắng nhanh, độc. Đau
bình thường thiếu máu. bụng,
Máu lắng bụng
tăng chướng.
Cần truyền
máu. Biểu
hiện đại
viêm tràng
nhiễm độc

Hội Đại tiện < Ỉa máu < 4 Ỉa máu > 4 Ỉa máu ≥ 6 lần/ngày.
Crohn và 4 lần/ngày. lần/ngày. lần/ngày. Mạch > 90 lần/phút.
đại tràng Không ỉa Mạch < 90 Mạch < 90 Nhiệt độ >37,8 ºC.
châu Âu máu lần/phút. lần/phút.
Hemoglobin < 105 g/l.
Nhiệt độ < Nhiệt độ
37,5 ºC. <37,8 ºC. Máu lắng > 30 mm/h.
Hemoglobin Hemoglobin CRP> 30 mg/dl.
>115g/l. >105 g/l.
Máu lắng < máu lắng
20 mm/h. <30 mm/h.
CRP bình CRP ≤ 30
15

Triệu
chứng Nghiêm
Nhẹ Vừa Nặng
thuyên trọng
giảm

thường mg/dl

Hội tiêu Đại tiện< 4 Triệu chứng Ỉa máu ≥ 6 lần/ngày.


hóa Nhật lần/ngày. giữa nhẹ và Mạch > 90 lần/phút.
Bản Mạch < 90 nặng Nhiệt độ > 37,5 ºC
lần/phút.
Hemoglobin < 105 g/l.
Nhiệt độ <
37,5 ºC. Máu lắng > 30 mm/h.
Hemoglobin
CRP > 30 mg/dl.
> 105 g/l.
Máu lắng <
20 mm/h.

CRP bình
thường

Bảng 1.4 Các thang điểm đánh giá mức độ hoạt động bệnh viêm loét đại trực
tràng chảy máu [41-42]
Ngưỡng điểm hoạt động

Thang Không
Năm Các chỉ số
điểm hoạt Nhẹ Vừa Nặng
động

Các thang điểm sử dụng chỉ số lâm sàng và sinh hóa

Truelove- 1955 Số lần đi ngoài. Nhịp x x x


Witts tim. Nhiệt độ.
16

Ngưỡng điểm hoạt động

Thang Không
Năm Các chỉ số
điểm hoạt Nhẹ Vừa Nặng
động

Hemoglobin. Máu lắng


1h. CRP.

Powell - 1978 Đau bụng. Số lấn đại ≤3 4-10 11-14 ≥14


Tuck tiện. Tính chất phân. Ỉa
máu. Chán ăn. Nôn,
buồn nôn. Tổn thương
ngoài đường tiêu hóa,
nhiệt độ.

CAI 1988 Số lần đại tiện/tuần. 0-4 5-10 11-17 >17


Máu trong phân. Đau
bụng. Nhiệt độ. Biểu
hiện ngoài da. Máu
lắng. CRP. Đáng giá
của bác sĩ.

SEO 1992 Số lần đại tiện phân <120 <150 150- >220
máu/ngày. Số lần đại 220
tiện phân lỏng/ngày.
Máu lắng.
Hemoglobin. Albumin.

SCCAI 1998 Số lần đại tiện ban ≤2 3-10


17

Ngưỡng điểm hoạt động

Thang Không
Năm Các chỉ số
điểm hoạt Nhẹ Vừa Nặng
động

ngày. Số lần đại tiện


ban đêm. ỉa máu. Chất
lượng cuộc sống. Mức
độ khẩn cấp đi vệ sinh

Thang điểm sử dụng hình ảnh nội soi

Baron 1964 0 1 2 3

Mayo 1987 0 1 2 3
cho nội
soi

Thang điểm sử dụng chỉ số lâm sàng và nội soi

Mayo 1987 Số lần đại tiện/ngày. ỉa 0-2 3-5 6-10 11-12


máu. Hình ảnh nội soi.
Đánh giá bác sĩ về
mức độ bệnh

UCDAI 1987 Số lần đại tiện. Ỉa máu. 0-2 3-8 9-12


Tổn thương niêm mạc
trên nội soi. Đánh giá
bác sĩ

1.4.1 Thang điểm Truelove-Witts.


18

Bảng 1.5. Thang điểm Truelove-Witts phân loại mức độ nghiêm trọng của
viêm loét đại tràng chảy máu.[43-44]

Nhẹ Vừa Nặng

Số lần đi ngoài/ngày <4 4-6 >6

Nhịp tim (lần/phút) < 90 ≤ 90 > 90

Nhiệt độ (độ C) < 37.5 ≤ 37.8 > 37.8

Hemoglobin (g/l) >115 ≥ 105 < 105

Máu lắng 1h (mm/h) < 20 ≤ 30 > 30

CRP mg/dl <5 ≤ 30 > 30

Thang điểm Truelove-Witts để đánh giá mức độ bệnh viêm loét đại trực
tràng chảy máu được đưa ra lần đầu tiên năm 1955 trong nghiên cứu đánh gia
vai trò của cortisone đường uống trong điều trị viêm loét đại trực tràng chảy
máu.
Thang điểm Truelove-Witts là thang điểm đơn giản chỉ bao gồm các
chỉ số lâm sàng: số lần đại tiện/ngày, mạch, nhiệt độ, nồng độ Hemoglobin,
máu lắng giờ đầu, nồng độ CRP. Thang điểm Truelove-Witts có thể thực hiện
ở tất cả các cơ sở y tế, giúp đánh giá nhanh mức độ hoạt động của bệnh.
Tuy nhiên các chỉ số như CRP, máu lắng, nhiệt độ sẽ bị ảnh hưởng khi
bệnh nhân có tình trạng nhiễm khuẩn ở các cơ quan khác do dó làm sai lệch
kết quả đánh giá mức độ bệnh. Số lần đại tiện trong ngày của bệnh nhân phụ
thuộc rất nhiều vào chủ quan của người bệnh. Thang điểm Truelove-Witts đã
không đánh giá triệu chứng ỉa máu – triệu chứng quan trọng của bệnh nhân
viêm loét đại trực tràng chảy máu. Thang điểm Truelove-Witts đã không đưa
19

ra các định nghĩa về sự thuyên giảm lâm sàng, đáp ứng điều trị để đánh giá
đáp ứng điều trị của bệnh nhân.
Đã có nhiều nghiên cứu về ứng dụng thang điểm Truelove-Witts trong
phân loại bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu. Năm 2014, tác giả Kedia
nghiên cứu điều trị bệnh nhân viêm loét đại trực tràng chảy máu mức độ
nặng. Trong viêm loét đại trực tràng chảy máu mức độ nặng theo thang
điểm Truelove-Witts thì tiêm tĩnh mạch Corticoid là liệu pháp điều trị đầu
tiên cho bệnh nhân, đáp ứng với Corticoid nên đánh giá vào ngày thứ ba.
Hiệu quả của Cyclosporin và Infliximad trong trường hớp này là tương
đương nhau [45].Năm 2018, tác giả Jain và cộng sự đã nghiên cứu ứng
dụng thang điểm Truelove-Witts trong phân loại bệnh nhân viêm loét đại
tràng mức độ nặng ở Ấn Độ. Nghiên cứu chỉ ra rằng có thể sử dụng thang
điểm Truelove-Witts để phân loại bệnh nhân dù nồng độ hemoglobin trung
bình của người dân bản địa thấp hơn so với người châu Âu [46].
1.4.2 Thang điểm Mayo.
Thang điểm Mayo cho viêm loét đại trực tràng chảy máu được đưa ra
lần đầu tiên năm 1987 cho một thử nghiệm lâm sàng cho thuốc 5-ASA tại
Mayo Clinic. Thang điểm Mayo được phát triển để chuẩn hóa mức độ nghiêm
trọng của các triệu chứng của bệnh nhân viêm loét đại trực tràng chảy máu.
Thang điểm gồm 4 phần: số lần đại tiện trong ngày, ỉa máu, mức độ bệnh trên
nội soi, đánh giá của bác sĩ về mức độ bệnh. Mỗi phần được cho điểm từ 0-3.
Tổng điểm 0-12, điểm số càng cao thể hiện mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Sự thuyên giảm sau điều trị được xác định khi tổng điểm giảm từ 2 điểm trở
xuống.[47],[48]
20

Bảng 1.6 Thang điểm Mayo đánh giá mức độ hoạt động của bệnh viêm loét
đại tràng chảy máu.[8],[47],[48]

Bình thường 0

Số lần đại tiện trong 1-2 lần /ngày 1

ngày 3-4 lần/ngày 2

>4 lần/ngày 3

Không 0

Ỉa máu không liên tục 1


Ỉa máu
Ỉa máu liên tục 2

Ỉa máu đỏ tươi 3

Bình thường hoặc không hoạt động 0

Bệnh nhẹ: niêm mạc ban đỏ, giảm tưới máu 1


Hình ảnh niêm mạc
nội soi Bệnh trung bình: niêm mạc sói mòn, ban đỏ từng 2
điểm

Bệnh nặng ( chảy máu tự phát, loét) 3

Bình thường 0

Đánh giá bác sĩ về Nhẹ 1

mức hoạt động bệnh Trung bình 2

Nghiêm trọng 3
21

- Đánh giá của bác sĩ cho các triệu chứng khác bao gồm đau bụng, biểu hiện
khác như sốt, nhịp tim nhanh, biểu hiện ngoài da….
- Khi tổng điểm 0-2: bệnh không hoạt động
Khi tổng điểm 3-5: Hoạt động nhẹ
Khi tổng điểm 6-10: Hoạt động vừa
Khi tổng điểm 11-12: hoạt động nặng
1.5 Các nghiên cứu ứng dụng thang điểm Mayo trong chẩn đoán và
điều trị viêm loét đại trực tràng cháy máu.
Viêm loét đại trực tràng chảy máu được mô tả như một bệnh từ thế kỷ
19 nhưng phải cho đến sau chiến tranh thế giới thứ 2 mới có các nghiên cứu
lâm sàng đầu tiên. Thuật ngữ viêm loét đại tràng chảy máu được mô tả lần
đầu tiên trong một bài báo của Samuel Wilks năm 1859. Đến năm 1940,
Nanna Svartz đăng tải kinh nghiệm điều trị viêm loét đại trực tràng chảy máu
với Sulphasalazine. [49]
Trên thế giới đã có rất nhiều thử nghiệm lâm sàng về điều trị viêm loét
đại trực tràng chảy máu: Truelove-Witts và Witts với nghiên cứu vai trò
corticoid trong điều trị viêm loét đại trực tràng chảy máu năm 1955, Lennard
và cộng sự nghiên cứu tác dụng của corticoid và sulphasalazine năm 1960.
Lichtiger và cộng sự nghiên cứu về tác dụng của cislosporin trong điều trị
viêm loét đại trực tràng chảy máu năm 1994. Oren với nghiên cứu vai trò của
methotrexate năm 1996 hay Ogata nghiên cứu tác dụng của tacrolimus trong
điều trị viêm loét đại trực tràng chảy máu năm 2006 và rất nhiều nhiên cứu
khác.[50-54]
Bên cạnh các thuốc điều trị, các tác giả cũng đưa ra nhiều nghiên cứu
về các thang điểm để đánh giá mức độ hoạt động của bệnh viêm loét đại trực
tràng chảy máu cũng như đánh giá đáp ứng của bệnh với điều trị như thang
điểm SCCAI (Simple Clinical Colitis Activity Index) trong nghiên cứu của
22

Walmsley năm 1998, thang điểm Seo trong nghiên cứu của Erik năm 2005 để
đáng giá vai trò thuốc infliximab. Thang điểm Truelove-Witts được đưa lần
đầu năm 1955 được sử dụng trong nhiều nghiên cứu trong đó có nghiên cứu
của John Williams năm 2016 về so sánh tác dụng infliximab và ciclosporin
trong bệnh viêm loét đại tràng chảy máu.
Tại Việt Nam có nhiều nghiên cứu về viêm loét đại trực tràng chảy máu
trong đó ta có thể kể đến: Năm 2010, tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền với đề tài
nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh viêm loét đại trực
tràng chảy máu. Năm 2015, tác giả Phạm Văn Dũng với đề tài nghiên cứu đặc
điểm lâm sàng, xét nghiệm và các yếu tố (sắt, ferritin, acid folic) ở bệnh nhân
viêm loét đại trực tràng chảy máu. Năm 2016, tác giả Mai Đình Minh với
nghiên cứu khảo sát nồng độ TNF – alpha huyết thanh bệnh nhân viêm loét
đại trực tràng chảy máu tại bệnh viện Bạch Mai.[34-55-56]
Trước khi thang điểm Mayo ra đời, các thang điểm khác đánh giá mức
độ hoạt động của bệnh chủ yếu dựa trên biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân.
Tuy nhiên trên lâm sàng có những bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng nặng
nhưng tổn thương trên nội soi đại trực tràng lại nhẹ, và ngược lại.
Năm 1987 trong một thử nghiệm lâm sàng tại Mayo Clinic, thang điểm
Mayo ra đời với sự kết hợp giữa những tổn thương trên lâm sàng và tổn
thương trên nội soi đại trực tràng. Thang điểm Mayo được sử dụng lần đầu
tiên trong thử nghiệm lâm sàng cho thuốc 5-ASA tại Mayo Clinic.
Năm 2008 James Lewis sử dụng thang điểm Mayo trong nghiên cứu về
đáp ứng điều trị của bệnh nhân viêm loét đại tràng chảy máu. Tác giả đã chỉ
ra khi sử dụng mức thay đổi 2,5 điểm ở tuần thứ 12 để đánh giá đáp ứng điều
trị thì độ nhạy là 88%, độ đặc hiệu là 80% với diện tích dưới đường cong
ROC là 0,85 [47] .
23

Nghiên cứu của Meenakshi và cộng sự trong so sánh vai trò của thang
điểm Mayo và thang điểm SCCAI trong đánh giá mức độ hoạt động của viêm
loét đại trực tràng chảy máu năm 2014. Tác giả nhận thấy thang điểm Mayo
có tương quan chặt chẽ với thang điểm SCCAI với rho = 0,71. Khi sử dụng
điểm cắt giảm 1,5 điểm để đánh giá thuyên giảm bệnh có độ nhạy 83%, độ
đặc hiệu 72%, diện tích dưới đường cong ROC là 0,85 [57]
Tác giả Walsh năm 2014 đã nghiên cứu khi so sánh 3 tháng điểm
SCCAI, Mayo và Seo trong đánh giá mức độ hoạt động bệnh viêm loét đại
trực tràng chảy máu. Đánh giá sự thống nhất của các chuyên gia khi đánh giá
mức độ bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu qua 3 thang điểm bằng chỉ sổ
Kappa. Theo đó chỉ số Kappa của 3 tháng điểm Mayo, SCCAI, Seo lần lượt là
0,72, 0,75, 0,89. Trong thang điểm Mayo điểm nội soi có sự đồng thuận thấp
nhất với Kappa là 0,38 [7].
Thang điểm Mayo vốn được sử dụng trong đánh giá đáp ứng điều trị.
Theo khuyến cáo của hiệp hội tiêu hóa Mỹ sau 12 tuần điều trị, số điểm
Mayo giảm ít nhất 2 điểm được coi là đáp ứng điều trị. Tại Việt Nam, chúng
tôi chưa tìm được nghiên cứu nào đã công bố về ứng dụng thang điểm Mayo
trong phân loại viêm loét đại trực tràng chảy máu. Với mong muốn nghiên
cứu về áp dụng thang điểm Mayo trong điều trị viêm loét đại trực tràng chảy
máu, tuy nhiên với nghiên cứu này chúng tôi mới chỉ đặt làm nền móng cho
những nghiên cứu tiếp theo.
24

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu.
2.1.1 Đối tượng
Bệnh nhân viêm loét đại trực tràng chảy máu được chẩn đoán và điều
trị tại bệnh viện đại học Y Hà Nội và bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1 năm
2017 đến tháng 8 năm 2018.
Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.2 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán xác định viêm loét đại trực tràng
chảy máu được điều trị nội khoa tại khoa nội tổng hợp- bệnh viện đại học Y
Hà Nội và khoa tiêu hóa – bệnh viện Bạch Mai khi có các tiêu chuẩn:
- Các tiêu chuẩn lâm sàng:[58]
+ Đại tiện nhiều lần trong ngày, phân lỏng hoặc có lẫn nhày máu.
+ Đau quặn bụng.
+ Sốt, gày sút cân.
- Các tiêu chuẩn về hình ảnh nội soi đại tràng toàn bộ:[58]
+ Vị trí tổn thương: Từ trực tràng đến mang tràng.
+ Niêm mạc phù nề, xung huyết, mủn.
+ Dễ chảy máu khi chạm đèn soi hoặc chảy máu niêm mạc tự phát.
+ Tổn thương giả polyp.
+ Không có tổn thương ở hậu môn và hồi tràng.
+ Phân loại tổn thương trên đại tràng theo Baron.
- Các tiêu chuẩn về hình ảnh mô bệnh học:[58]
+ Tổn thương chỉ ở lớp niêm mạc, dưới niêm mạc, không tổn thương
đến lớp cơ.
+ Biểu mô phủ bong tróc, mất bằng phẳng.
25

+ Cấu trúc khe tuyến bất thường: ngắn lại, mất sự song song, chia
nhánh, giảm số lượng tế bào hình đài, tế bào hình đài cạn kiệt chất nhày.
+ Tương bào thâm nhập xuống mô đệm.
+ Áp xe khe, hốc.
+ Xuất huyết niêm mạc, các mạch máu xung huyết.
Những bệnh nhân đã được chẩn đoán viêm loét đại trực tràng chảy
máu có nhiều đợt tái phát, điều trị theo hướng viêm loét đại trực tràng chảy
máu có đáp ứng
Bệnh nhân có đầy đủ hồ sơ bệnh án bao gồm: hành chính, lâm sàng,
cận lâm sàng ( kết quả nội soi đại tràng, công thức máu, sinh hóa máu…..)
Không phân biệt tuổi giới nghề nghiệp
2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ
Những bệnh nhân không có hồ sơ đầy đủ
Những bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
Những bệnh nhân nghi ngờ hội chứng Crohn: trên nội soi đại tràng
toàn bộ có tổn thương ở hồi tràng. Có bệnh lý quanh hậu môn. Có tổn thương
hẹp, dò, loét vòng hoặc loét dọc nham nhở hình bản đồ, ranh giới rõ, có vùng
niêm mạc lành xen kẽ, loét aptơ. Trên mô bệnh học: có hình ảnh u hạt, tế bào
khổng lồ, tổn thương ổ, cục bộ, tổn thương sâu đến lớp cơ
Những bệnh nhân có các bệnh lý đại trực tràng gây ỉa máu khác : trĩ,
ung thư trực tràng, ung thư đại tràng
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Chọn mẫu: Chọn mẫu không xác suất, lựa chọn tất cả các bệnh nhân
đủ tiêu chuẩn trong thời gian nghiên cứu từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 6
năm 2018.
Cỡ mẫu: Thuận tiện
26

Thu thập số liệu: sử dụng số liệu hồi cứu và số liệu tiến cứu. Các chỉ
số đánh giá mức độ bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu được thu thập
ngay khi bệnh nhân vào viện hoặc đến khám.
2.3 Các biến số nghiên cứu
 Dịch tễ:
 Tuổi trung bình, nhóm tuổi (<20, 20-30,30-40, 40-50, 50-60, >60).
 Giới: Tỷ lệ nam/nữ
 BMI
 Tiền sử: uống rượu, hút thuốc lào, thuốc lá, các thuốc đang sử dụng,
các bệnh lý khác kèm theo
 Lâm sàng:
 Lý do vào viện: đại tiện phân lỏng, ỉa máu, đau bụng, đau bụng gày
sút, khám sức khỏe định kỳ….
 Số lần đại tiên trong ngày: <1, 1-2,3-4,5-6, >6
 Rối loạn phân: rắn, lỏng, nhày máu, bình thường.
 Mức độ máu: không, ít hơn 1/2 số lần đại tiện, nhiều hơn 1/2 số lần
đại tiện, tất cả số lần đại tiện.
 Đau bụng: có, không.
 Gày sút: số cân gầy sút trung bình,
 Sốt (độ C): <37.5, 37.5-37.8, >37,8.
 Mạch: ≤90, >90
 Cận lâm sàng
 Công thức máu:
 Hemoglobin
 Máu lắng 1h: <20, 20-30, >30
 Sinh hóa máu
27

 CRP (mg/dl): <5, 5-30, >30.


 Ure, creaatinin.
 GOT, GPT, Albumin, Protein.
 Siêu âm ổ bụng: Bình thường, sỏi mật, xơ gan, sỏi thận,…
 Nội soi đại tràng:
 Vị trí tổn thương: trực tràng, đại tràng sigma, đại tràng trái, đại tràng
ngang, đại tràng phải, viêm đại tràng toàn bộ.
 Mức độ tổn thương: Theo thang điểm Baron: giai đoạn 0, giai đoạn 1,
giai đoạn 2, giai đoạn 3.
 Kết quả giải phẫu bệnh:
 Thang điểm Truelove-Witts: Dựa vào các chỉ số: số lần đi ngoài trong
ngày (<4, 4-6, >6), nhịp tim(<90, >90), nhiệt độ( < 37,5,≤ 37,8,
>37,8), nồng độ hemoglobin( >115, ≥105, <105), máu lắng 1h (<20,
≤30, >30), CRP (<5, ≤30, >30). Phân ra 3 mức độ nhẹ, vừa, nặng
 Thang điểm Mayo: Dựa vào các chỉ số: số lần đi đại tiện trong ngày(0,
1-2, 3-4>4), mức độ ỉa máu ( không, ỉa máu không liên tục, ỉa máu
liên tục,ỉa máu đỏ tươi), mức độ tổn thương trên nội soi (bình
thường, nhẹ, vừa, nặng), đánh giá mức độ hoạt động của bác sĩ (bình
thường, nhẹ, trung bình, nghiêm trọng). Mỗi chỉ số được cho điểm
từ 0 đến 3. Tổng số điểm từ 0-12, chia làm các mức độ: 0-2 bệnh
không hoạt động, 3-5 bệnh hoạt động thấp,6-10 bệnh hoạt động
trung bình,11-12 bệnh hoạt động nặng.
2.4 Xử lý số liệu
- Phân tích số liệu: Sử dụng phần mềm SPSS 22.0.
- Số liệu thể hiện đến dạng:
 Trung bình ± độ lệch chuẩn (nếu có biến số).
 Tỷ lệ % nếu là biến logic.
28

 Sử dụng các thuật toán thống kê sử dụng trong y học kiểm định x 2 cho
các biến định tính, T test cho biến định lượng.
 Khảo sát mối tương quan giữa 2 biến và tính hệ số tương quan r. Với r
> 0,3 thì 2 biến được coi là có mối tương quan với nhau.
 Các số liệu được coi là có ý nghĩa thống kê khi p< 0,05.
 Hệ số tương quan Pearson (P) được dùng để kiểm định mối quan hệ
tuyến tính giữa 2 biến:
P : 0-0,25 được coi là thiếu tương quan
P: 0.25-0.5 có sự tương quan
P: 0.5-0.75 có sự tương quan tốt.
P: >0.75 sự tương quan rất tốt.
 Độ tin cậy của phương pháp tính bẳng hệ số tương quan intraclass
(ICC). Chỉ số ICC càng gần 1 độ tin cậy càng cao.
2.5 Tiêu chẩn đánh giá và phân loại.
2.5.1 Đánh giá giai đoạn tổn thương trên nội soi theo Baron.

Giai đoạn Hình ảnh nội soi


Giai đoạn 0 Niêm mạc nhạt màu, các mạch máu dưới niêm mạc mỏng
mảnh, thưa thớt, thậm chí hình ảnh nội soi bình thường.
Giai đoạn 1 Niêm mạc lần sần, sung huyết đỏ, các mạch máu chỉ nhìn
thấy một phần
Giai đoạn 2 Niêm mạc mất nếp ngang, có những ổ loét đặc trưng, không
nhìn thấy mạch máu dưới niêm mạc, dễ chảy máu khi đèn
chạm phải
Giai đoạn 3 Niêm mạc phù nề, sung huyết, mủn, có những ổ loét lớn,
chảy máu niêm mạc tự phát là đặc điểm quan trọng trong
giai đoạn này
29

2.5.2 Thang điểm Truelove – Witts.


Nhẹ Vừa Nặng

Số lần đi ngoài/ngày <4 4-6 >6

Nhịp tim (lần/phút) < 90 ≤ 90 > 90

Nhiệt độ (độ C) < 37.5 ≤ 37.8 > 37.8

Hemoglobin (g/l) >115 ≥ 105 < 105

Máu lắng 1h (mm/h) < 20 ≤ 30 > 30

CRP mg/dl <5 ≤ 30 > 30


30

2.5.3 Thang điểm Mayo.


Bình thường 0
Số lần đại tiện trong 1-2 lần /ngày 1
ngày 3-4 lần/ngày 2
>4 lần/ngày 3
Không 0
Ỉa máu không liên tục 1
Ỉa máu
Ỉa máu liên tục 2
Ỉa máu đỏ tươi 3
Bình thường hoặc không hoạt động 0
Bệnh nhẹ: niêm mạc ban đỏ, giảm tưới máu 1
Hình ảnh niêm mạc
Bệnh trung bình: niêm mạc sói mòn, ban đỏ từng 2
nội soi
điểm
Bệnh nặng ( chảy máu tự phát, loét) 3
Bình thường 0
Đánh giá bác sĩ về Nhẹ 1
mức hoạt động bệnh Trung bình 2
Nghiêm trọng 3

- Đánh giá của bác sĩ cho các triệu chứng khác bao gồm đau bụng, biểu hiện
khác như sốt, nhịp tim nhanh, biểu hiện ngoài da….
- Khi tổng điểm 0-2: bệnh không hoạt động
Khi tổng điểm 3-5: Hoạt động nhẹ
Khi tổng điểm 6-10: Hoạt động vừa
Khi tổng điểm 11-12: hoạt động nặng
31

2.6 Đạo đức nghiên cứu.


Nghiên cứu được thông qua hội đồng đề cương của bộ môn Nội tổng hợp.
Nghiên cứu được sự đồng ý của trưởng phân môn Nội Tiêu Hóa – Bộ
môn nội Tổng Hợp, trưởng khoa Tiêu Hóa bệnh viện Bạch Mai, trưởng khoa
Nội Tổng Hợp bệnh viện Đại học Y Hà Nội đồng ý.
Các đối tượng tham gia nghiên cứu được giải thích rõ về nghiên cứu,
lợi ích, trách nhiệm tham gia nghiên cứu.
Các thông tin thu thập được chỉ dùng vào mục đích nghiên cứu, không
tiết lộ thông tin các nhân, bệnh tình của đối tượng tham gia nghiên cứu.
Đối tượng tham gia nghiên cứu có thể từ chối tham gia nghiên cứu ở
bất cứ thời điểm nào của quá trình nghiên cứu.
32

2.7 Sơ đồ nghiên cứu

- Bệnh nhân chẩn đoán và điều trị theo hướng


viêm loét đại trực tràng chảy máu
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu

- Đánh giá tình trạng lâm sàng của bệnh nhân


- Đánh giá qua các xét nghiệm cận lâm sàng

Đánh giá mức độ hoạt


Đánh giá mức độ hoạt động bệnh qua thang điểm
động bệnh qua thang Truelove-Witts
điểm Mayo

So sánh 2 thang điểm Mayo và


Chương 3:
Truelove-Witts trong đánh giá
mức độKết quảcủa bệnh
hoạt động

.
33

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 8 năm 2018 có 98 bệnh nhân đạt tiêu
chuẩn lựa chọn vào đối tượng nghiên cứu, với đặc điểm như sau
3.1 Dịch tễ.
3.1.1 Tuổi.
30
28 (28,6%)

25 24 (24,5%)

20

16(16,3%)
15

12( 12,2%)
11 (11,,2%)
10

7 (7,1%)

0
<20 20-29 30-39 40-49 50-59 ≥60

Biểu đồ 3.1 Phân bố bệnh nhân theo độ tuổi.(N =98)

Nhận xét: Tuổi trung bình là 44,4 ± 15,6 ( từ 14 đến 88). Phân bố theo độ
tuổi: Nhóm tuổi 30-39 gặp nhiều nhất (28,6%), nhóm tuổi 50-59 chiếm
24,5%, nhóm tuổi dưới 20 ít gặp nhất (7,1%).
34

3.1.2 Giới.

45
(46,4%)
53 Nam
(54,1,%) Nữ

Biểu đồ 3.2 Phân bố bệnh nhân theo giới.(N =98)

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân nữ găp nhiều hơn bệnh nhân nam 1,2 lần.
3.2 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng.
3.2.1 Chỉ số khối cơ thể.
Bảng 3.1 Phân bố chỉ số khối cơ thể (BMI).

BMI n Tỷ lệ (%)

<18.5 19 19,4

18.5-24.9 75 76,5

≥25 4 4,1

Tổng 98 100

Nhận xét: Phần lớn các bệnh nhân có chỉ số khối cơ thể bình thường (76,5%).
35

3.2.2 Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân.


120

100 98(100%)

80
70(71,4%)
61(62,2%)
60
46(46,9%)
39(39,8%)
40

20

0
Ỉa máu Phân lỏng Đau bụng Gầy sút cân Thiếu máu

Số bệnh nhân

Biểu đồ 3.3 Đặc điểm lâm sàng.(N =98)

Nhận xét:
- Đa số các bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng là ỉa máu ( 100%) và đại
tiện phân lỏng ( 71,4%).
- Thiếu máu là triệu chứng ít gặp nhất : 39,8%.
36

50
46
45

40

35

30

25 24

20 19

15

10 9

0
<2 3 ­4 5 ­6 >6

Biểu đồ 3.4 Số lần đại tiện trong ngày.(N =98)

Nhận xét:
- Phần lớn các bệnh nhân có số lần đại tiện > 6 lần/ngày ( 46,9%). Nhiều
nhất là 20 lần/ngày. Ít nhất là 1 lần/ngày.
- Số lần đại tiện trung bình 6,9 ± 3,7.
37

3.2.3 Triệu chứng cận lâm sàng.


Bảng 3.2 mức độ thiếu máu.

Nồng độ Hemoglobin ( g/l) n Tỷ lệ (%)

≥120 59 60,2

90-120 30 30,6

60-90 7 7,1

<60 2 2,1

Tổng 98 100

Nhận xét: 39,8% bệnh nhân có biểu hiện thiếu máu trên xét nghiệm. Phần lớn
các bệnh nhân thiểu máu mức độ nhẹ 30,6%.
Bảng 3.3 So sánh tỷ lệ thiếu máu giữa nam và nữ.

Thiếu máu
Tổng
Có Không

Nam 15 30 45
Giới 33,3% 66,7% 100%

Nữ 24 29 53
45,3% 54,7% 100%

Tổng 39 59 98
39,8% 60,2% 100%

Nhận xét: Không có sự khác biệt về tỷ lệ thiếu máu giữa nam và nữ. p =
0,159
38

35 33

30
26
25
20
20

15 13

10
6
5

0
Trực tràng Đại tràng sigma Đại tràng trái Đại tràng phải Toàn bộ đại
tràng

Biểu đồ 3.5 Vị trí tổn thương trên nội soi.(N =98)


Nhận xét: Trong nghiên cứu của chúng tôi: phần lớn bệnh nhân có tổn thương
ở đại tràng sigma (33 bệnh nhân – 33.7% ) và đại tràng trái (26 bệnh nhân –
26.5% ).
60
52
50

40

30
30

20 16

10

0
0
Không hoạt động Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3

Biểu đồ 3.6 Giai đoạn bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu trên hình ảnh
nội soi theo Baron.(N =98)

Nhận xét: phần lớn các bệnh nhân có tổn thương trên nội soi theo Baron là
giai đoạn 2 (53,1%) và giai đoạn 1( 30,6%). Không có bệnh nhân nào ở giai
đoạn không hoạt động
Bảng 3.4 Liên quan tình trạng thiếu máu và vị trí tổn thương trên nội soi.
39

Vị trí tổn thương Nồng độ Hemoglobin (g/l)


trên nội soi
n Nhỏ nhất Trung bình Lớn nhất

Trực Tràng 6 129 141,3± 11,7 157

Đại tràng Sigma 33 70 129,2±21,0 160

Đại tràng trái 26 71 124,5± 20,4 154

Đại tràng phải 13 57 107,3± 30,3 155

Toàn bộ đại tràng 20 55 115,0± 21,8 148

Tổng 98 55 122,9± 23,4 160

Nhận xét:
- Bệnh nhân tổn thương đại tràng phải và toàn bộ đại tràng có nồng độ
Hemoglobin trung bình thấp hơn các vị trí khác. p = 0,005.
- Bệnh nhân tổn thương chỉ ở trực tràng có nồng độ Hemoglobin trung
bình cao nhất.

Bảng 3.5 Liên quan tình trạng thiếu máu và giai đoạn tổn thương trên nội soi
theo Baron.
40

Giai đoạn tổn thương Nồng độ Hemoglobin (g/l)


trên nội soi theo
n Nhỏ nhất Trung bình Lớn nhất
Baron

Giai đoạn 1 30 70 124,4± 19,2 160

Giai đoạn 2 52 71 127,4± 20,9 160

Giai đoạn 3 16 55 105,4± 30,6 146

Tổng 98 55 122,9± 23,4 160

Nhận xét: Bệnh nhân có mức độ tổn thương trên nội soi là giai đoạn 3 theo
Baron có nồng độ Hemoglobin trung bình thấp hợn các giai đoạn khác. Sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê p = 0,003.
Bảng 3.6 Liên quan số lần đại tiện và vị trí tổn thương trên nội soi.
Vị trí tổn thương Số lần đại tiện /ngày
trên nội soi
n Nhỏ nhất Trung bình Lớn nhất

Trực Tràng 6 1 3,8± 3,3 10

Đại tràng Sigma 33 2 6,2± 3,9 20

Đại tràng trái 26 3 7,7± 2,8 15

Đại tràng phải 13 2 8,2 ± 4,3 20

Toàn bộ đại tràng 20 2 7,45 ± 3,4 15

Tổng 98 1 6,9 ± 3,7 20

Nhận xét:
41

- Bệnh nhân chỉ có tổn thương ở trực tràng có số lần đại tiện/ ngày thấp
nhất: 3,8± 3,3.
- Bệnh nhân có tổn thương đại tràng phải có số lần đại tiện nhiều nhất:
8,2 ± 4,3. Sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê p = 0,058.
Bảng 3.7 liên quan số lần đại tiện và giai đoạn tổn thương trên nội soi theo
Baron.
Giai đoạn tổn thương Số lần đại tiện /ngày
trên nội soi theo
n Nhỏ nhất Trung bình Lớn nhất
Baron

Giai đoạn 1 30 2 7,3± 4,4 20

Giai đoạn 2 52 1 6,9± 3,0 15

Giai đoạn 3 16 2 6,5 ± 4,4 20

Tổng 98 1 6,9 ± 3,7 20

Nhận xét: Những bệnh nhân có giai đoạn tổn thương trên nội soi là giai đoạn
1 có số lần đại tiện trong ngày nhiều hơn các giai đoạn khác. Tuy nhiên sự
khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê p = 0,783

Bảng 3.8 Liên quan giai đoạn tổn thương trên nội soi theo Baron và vị trí tổn
thương trên nội soi đại tràng.
42

Vị trí tổn thương Giai đoạn tổn thương trên nội soi theo Baron
trên nội soi
Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Tổng

Trực Tràng 4 2 0 6

66,7% 33,3% 0% 100%

Đại tràng Sigma 15 15 3 33

45,5% 45,5% 9,0% 100%

Đại tràng trái 6 20 0 26

23,1% 76,9% 0% 100%

Đại tràng phải 3 6 4 13

23,1% 46,2% 30,8% 100%

Toàn bộ đại tràng 2 9 9 20

10% 45% 45% 100%

Tổng 30 52 16 98

30,6% 53,1% 16,3% 100%

Nhận xét:
- Bệnh nhân có vị trí tổn thương từ trực tràng đến đại tràng ngang thì
chủ yếu ở giai đoạn 1 và 2 theo Baron.
- Bệnh nhân tổn thương từ đại tràng phải đến đại tràng toàn bộ chủ yếu ở
giai đoạn 2 và 3 theo Baron. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p =
0,000.
43

3.3 Phân loại mức độ bệnh theo thang điểm Mayo.


Bảng 3.9 Phân loại mức độ bệnh theo thang điểm Mayo.

Phân loại mức độ bệnh


n Tỷ lệ (%)
theo thang điểm Mayo

Nhẹ 9 9,2

Vừa 83 84,7

Nặng 6 6,1

Tổng 98 100

Nhận xét: Theo thang điểm Mayo, phần lớn bệnh nhân trong nghiên cứu có
mức độ hoạt động vừa 84,7%.
44

Bảng 3.10 Liên quan giữa nhóm tuổi và phân loại mức độ bệnh theo thang
điểm Mayo.
Phân loại mức độ bệnh theo thang
điểm Mayo Tổng
Nhẹ Vừa Nặng

1 6 0 7
<20
14,3% 85,7% 0% 100%

2 8 1 11
20-29
18,2% 72,7% 9,1% 100%

4 23 1 28
30-39
14,3% 82,1% 3,6% 100%

1 9 2 12
Nhóm tuổi 40-49
8,3% 75,0% 16,7% 100%

1 22 1 24
50-59
4,2% 91,7% 4,2% 100%

0 15 1 16
≥60
0% 93,8% 6,2% 100%

9 83 6 98
Tổng
9,2% 84,7% 6,1% 100%

Nhận xét: Không có sự khác biệt về mức độ hoạt động của bệnh theo thang
điểm Mayo ở các nhóm tuổi khác nhau. p = 0,634.
45

Bảng 3.11 Liên quan giữa giới và phân loại mức độ bệnh
theo thang điểm Mayo.
Phân loại mức độ bệnh theo thang
điểm Mayo Tổng
Nhẹ Vừa Nặng

6 38 1 45
Nam
13,3% 84,4% 2.3% 100%
Giới
3 45 5 53
Nữ
5,7% 84,9% 9,4% 100%

9 83 6 98
Tổng
9,2% 84,7% 6,1% 100%

Nhận xét: Không có sự khác biết về mức độ bệnh theo thang điểm Mayo giữa
nam và nữ. Q = 0,192 p = 0,163.
46

Bảng 3.12 Liên quan giữa giai đoạn tổn thương trên nội soi theo Baron
và phân loại mức độ bệnh theo thang điểm Mayo.
Phân loại mức độ bệnh theo thang
điểm Mayo Tổng

Nhẹ Vừa Nặng

Giai đoạn 8 22 0 30

1 26,7% 73,3% 0% 100%

Giai đoạn 1 51 0 52
Giai đoạn
tổn thương
2 1,9% 98,1% 0% 100%
trên nội soi
theo Baron Giai đoạn 0 10 6 16

3 0% 62,5% 37,5% 100%

9 83 6 98
Tổng
9,2% 84,7% 6,1% 100%

Nhận xét: Các bệnh nhân có tổn thương trên nội soi ở giai đoạn 3 chủ yếu có
mức độ hoạt động vừa, nặng theo thang điểm Mayo. Sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p = 0,000
47

Bảng 3.13 Liên quan giữa vị trí tổn thương trên nội soi và phân loại mức độ
bệnh theo thang điểm Mayo.
Phân loại mức độ bệnh theo
thang điểm Mayo Tổng

Nhẹ Vừa Nặng

2 4 0 6
Trực tràng
33,3% 66,7% 0% 100%

5 28 0 33
Đại tràng Sigma
15,2% 84,8% 0% 100%

2 24 0 26
Đại tràng trái
7,7% 92,3% 0% 100%
Vị trí tổn
thương 0 12 1 13
trên nội soi Đại tràng phải
0% 92,3% 7,7% 100%

0 15 5 20
Toàn bộ đại tràng
0% 75% 25% 100%

9 83 6 98
Tổng
9,2% 84,7% 6,1% 100%

Nhận xét: Các bệnh nhân có tổn thương từ đại tràng phải đến tổn thương toàn
bộ đại tràng chủ yếu ở mức độ bệnh vừa và nặng theo thang điểm Mayo. Sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,002
48

Bảng 3.14 Liên quan mức độ thiếu máu và mức độ bệnh theo thang điểm Mayo.

Phân loại mức độ bệnh theo Nồng độ Hemoglobin trung bình


n
thang điểm Mayo ( g/l)

Nhẹ 9 136,7±14,3

Vừa 83 122,8± 22,2

Nặng 6 103,9± 23,4

Nhận xét: Bệnh nhân ở mức độ nặng theo thang điểm Mayo có nồng độ
Hemoglobin trung bình là 103,9± 23,4 g/l thấp hơn bệnh nhân ở mức độ nhẹ
và vừa. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p = 0,026.
3.4 Đối chiếu thang điểm Mayo và thang điểm Truelove-Witts trong
đánh giá mức độ bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu
Bảng 3.15 Phân loại mức độ bệnh theo thang điểm Truelove-Witts.
Phân loại mức độ bệnh theo
n Tỷ lệ (%)
thang điểm Truelove-Witts

Nhẹ 16 16,3

Vừa 11 11,2

Nặng 71 72,5

Tổng 98 100

Nhận xét: Theo thang điểm Truelove-Witts phần lớn bệnh nhân trong nghiên
cứu có mức độ bệnh là nặng ( 72,5%). Chỉ có 16,3 % bệnh nhân trong nghiên
cứu ở mức độ bệnh nhẹ.
49

Bảng 3. 16 Liên quan giữa nhóm tuổi và phân loại mức độ bệnh theo thang
điểm Truelove-Witts.
Phân loại mức độ bệnh theo thang điểm
Truelove-Witts Tổng

Nhẹ Vừa Nặng

1 1 5 7
<20
14,3% 14,3% 71,4% 100%

3 1 7 11
20-29
27,3% 9,1% 63,6% 100%

7 2 19 28
30-39
25% 7,1% 67,9% 100%

Nhóm 0 0 12 12
40-49
tuổi 0% 0% 100% 100%

5 4 15 24
50-59
20,8% 16,7% 62,5% 100%

0 3 13 16
≥60
0% 18,8% 81,2% 100%

16 11 71 98
Tổng
16,3% 11,2% 71,5% 100%
50

Nhận xét: Không có sự khác biệt về mức độ bệnh theo thang điểm Truelove-
Witts ở các nhóm tuổi khác nhau. P = 0,269.
Bảng 3. 17 Liên quan giới và phân loại mức độ bệnh theo thang điểm
Truelove-Witts.
Phân loại mức độ bệnh theo thang điểm
Truelove-Witts Tổng
Nhẹ Vừa Nặng

11 4 30 45
Nam
24,4% 8,9% 55,7% 100%

5 7 41 53
Giới Nữ
9,4% 13,2% 77,4% 100%

16 11 71 98
Tổng
16,3% 11,2% 71,5% 100%

Nhận xét: Không có sự khác biết về mức độ bệnh theo thang điểm Truelove-
Witts giữa nam và nữ. Q = 4,147, p = 0,126
51

Bảng 3. 18 Liên quan giữa giai đoạn tổn thương trên nội soi theo Baron và
phân loại mức độ bệnh theo thang điểm Truelove-Witts.
Phân loại mức độ bệnh theo thang
điểm Truelove-Witts Tổng

Nhẹ Vừa Nặng

Giai đoạn 8 3 19 30

1 26,7% 10% 63,3% 100%

Giai đoạn 7 5 40 52
Giai đoạn
tổn thương
2 13,5% 9,6% 76,9% 100%
trên nội soi
theo Baron Giai đoạn 1 3 12 16

3 6,2% 18,8% 75,0% 100%

16 11 71 98
Tổng
16,3% 11,2% 72,5% 100%

Nhận xét: Q = 0,155 p = 0,321. Không có sự khác biệt về mức độ bệnh theo
thang điểm Truelove-Witts ở các giai đoạn tổn thương trên nội soi theo
Baron.
52

Bảng 3.19 Liên quan giữa vị trí tổn thương trên nội soi và phân loại mức độ
bệnh theo thang điểm Truelove-Witts.
Phân loại mức độ bệnh theo
thang điểm Truelove-Witts Tổng

Nhẹ Vừa Nặng

3 2 1 6
Trực tràng
50% 33,3% 16,7% 100%

10 7 16 33
Đại tràng Sigma
30,3% 21,2% 48,5% 100%

2 0 24 26
Đại tràng trái
7,7% 0% 92,3% 100%
Vị trí tổn
thương 0 0 13 13
trên nội soi Đại tràng phải
0% 0% 100% 100%

1 2 17 20
Toàn bộ đại tràng
5% 10% 85% 100%

16 11 71 98
Tổng
16,3% 11,2% 72,5% 100%

Nhận xét: Các bệnh nhân có tổn thương từ đại tràng trái đến tổn thương toàn
bộ đại tràng chủ yếu ở mức độ bệnh nặng theo thang điểm Truelove-Witts. Sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,000.
53

Bảng 3. 20 Liên quan thang điểm Mayo và thang điểm Truelove – Witts
Phân loại mức độ bệnh theo thang Tổng
điểm Mayo

Nhẹ Vừa Nặng

Phân loại mức độ Nhẹ 7 9 0 16


bệnh theo thang điểm
43,8% 56,3% 0,0% 100%
Truelove-Witts
Vừa 1 10 0 11

9,1% 90,9% 0,0% 100%

Nặng 1 64 6 71

1,4% 90,1% 8,5% 100%

Tổng 9 83 6 98

9,2% 84,7% 6,1% 100%

Nhận xét:

- Bệnh nhân ở mức độ nhẹ theo thang điểm Truelove-Witts thì chủ yếu ở
mức độ nhẹ và vừa theo thang điểm Mayo: 43,8% mức độ nhẹ, 56,3%
mức độ vừa.
- Bệnh nhân mức độ vừa theo thang điểm Truelove-Witts: 90,9% bệnh
nhân ở mức độ vừa theo thang điểm Mayo.
- Bệnh nhân mức độ nặng theo thang điểm Truelove-Witts: chủ yếu bệnh
nhân mức độ vừa theo thang điểm Mayo: 90,1%.
- Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,000.
54

Bảng 3. 21. Quan hệ tuyến tính giữa 2 thang điểm Mayo, Truelove-
Witts và giai đoạn tổn thương trên nội soi theo Baron.

Thang điểm Thang Mức độ tổn


Truelove-Witts điểm Mayo thương
theo Baron
Thang điểm Hệ số P 1 0,47 0,16
Truelove-Witts
p 0,00 0,12
Thang điểm Mayo Hệ số P 0,47 1 0,53
P 0,00 0,00
Mức độ tổn thương Hệ số P 0,16 0,53 1
theo Baron p 0,12 0,00
Nhận xét: Thang điểm Mayo có quan hệ tuyến tính với giai đoạn tổn thương
trên nội soi theo Baron tốt hơn thang điểm Truelove-Witts. Thang điểm Mayo
và thang điểm Truelove – Witts có sự tương quan thấp với P = 0,47 p = 0,00.
Bảng 3. 22 Hệ số tương quan intraclass (ICC) giữa 2 thang điểm Mayo,
Truelove-Witts và mức độ tổn thương trên nội soi.
Phân loại tổn thương theo Baron

ICC P

Thang điểm Mayo 0.63 ( 0.45-0.75). 0.001

Thang điểm Truelove- 0.27 (-0.09 – 0.51) 0.06


Witts

Nhận xét: Hệ số tương quan intraclass của thang điểm Mayo với phân loại tổn
thương trên nội soi cao hơn của thang điểm Truelove-Witts.
55

CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN
4.1 Đặc điểm nhóm bệnh nhân nghiên cứu.
4.1.1 Đặc điểm tuổi, giới.
Bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi có tuổi trung bình là
44,4 ± 15,6 tuổi. Tuổi thấp nhất là 14 tuổi, tuổi cao nhất là 88 tuổi. Trong đó
nhóm tuổi từ 20 đến 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 75 bệnh nhân (76,5%).
Nhóm tuổi dưới 20 chiếm tỷ lệ thấp nhất với 7 bệnh nhân (7,1%).
Tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với nghiên
cứu của Nguyễn Thị Thu Hiền: 42,9 ± 9,1tuổi, cao hơn so với tác giả Tuner
và cộng sự 37,6 ± 13,7 tuổi. Tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi
cao hơn các tác giả khác do chúng tôi thu thập số liệu từ 2 bệnh viện thuộc
tuyến cuối của miền Bắc nên các bệnh nhân của chúng tôi chủ yếu là những
bệnh nhân đã được chẩn đoán và điều trị bệnh cách nhiều năm (dài nhất là 14
năm).[55],[59]
Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân chủ yếu thuộc nhóm tuổi từ
30 đến 39 tuổi và từ 50 đền 59 tuổi với tỷ lệ lần lượt là: 28,6% và 24,5%. Kết
quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Theo nghiên
cứu của tác giả Nguyễn Thị Tuyên độ tuổi hay gặp từ 50 đến 59 tuổi . Theo
tác giả Mai Đình Minh độ tuổi hay gặp là từ 31 đến 40 tuổi. Theo tác giả
Bruno, phần lớn các bệnh nhân được chẩn đoán viêm loét đại trực tràng chảy
máu lần đầu tiên ở độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi. Độ tuổi thường gặp của viêm
loét đại trực tràng chảy máu chủ yếu ở tuổi lao động. Do đó, bệnh ảnh hướng
rất nhiều đến công việc của người bệnh và năng suất lao động. Theo thống kê
ở Mỹ, mỗi năm mất mất hơn 1.000.000 ngày làm việc do viêm loét đại trực
tràng chảy máu. [2], [34],[60-61]
56

Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ bệnh nhân nữ gặp nhiều hơn bệnh
nhân nam .Kết quả của chúng tôi tương đồng với các tác giả khác: Theo
Nguyễn Thị Thu Hiền thì tỷ lệ này là 1:1, Vũ Văn Khiên thì tỷ lệ nam nhiều hơn
nữ (3:1), Tuner tỷ lệ nam nữ gần 1:1. Tỷ lệ về giới khác nhau tùy từng nghiên
cứu trên thế giới. Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu cho thấy sự phân bố bình
đẳng giữa nam và nữ, có nghiên cứu cho thấy nam giới chiếm ưu thế hơn và
cũng có tác giả cho rằng tỷ lệ mắc bệnh ở nữ cao hơn. [6],[55],[59],[14-62-63]
4.1.2 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng.
4.1.2.1 Đặc điểm lâm sàng.
Chỉ số khối cơ thể: Phần lớn bệnh nhân trong nghiên cứu có chỉ số khối
cơ thể từ 18,5 đến 24,9( 76,5%). Chỉ có 19,4% bệnh nhân có chỉ số chỉ số
khối cơ thể nhỏ hơn 18,5. Những bệnh nhân có chỉ số khối cơ thể nhỏ hơn
18,5 thường là những bệnh nhân có gầy sút cân nhiều. Bệnh nhân gầy sút cân
nhiều nhất trong nghiên cứu của chúng tôi là 6 kg/ tháng. Sự gầy sút cân gặp
ở 46,9 % các bệnh nhân trong nghiên cứu. Sự gầy sút cân là tổn thương đại
tràng kéo dài, tình trạng dinh dưỡng kém, bệnh nhân mệt mỏi chán ăn, bệnh
nhân tự ý ăn kiêng trong những đợt bệnh tiến triển.
Tỷ lệ bệnh nhân có chỉ số khối cơ thể thấp hơn 18,5 trong nghiên cứu
của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuyên ( 42,5%). Tỷ lệ gầy
sút cân của chúng tôi cũng thấp hơn các tác giả khác trong nước: tác giả Mai
Đình Minh tỷ lệ gầy sút là 54,9%, tác giả Vũ Văn Khiên và cộng sự là 62,5%,
tác giả Nguyễn Thị Tuyên là 89,6%. Sự khác biệt này có thể giải thích do
trong nghiên cứu chúng tôi lựa chọn bao gồm những bệnh nhân ngoại trú có
bệnh hoạt động mức độ nhẹ nên ít có biểu hiện gầy sút cân. Hơn nữa, với sự
phát triển của y tế và xã hội điều kiện chăm sóc dinh dưỡng và điều trị cho
các bệnh nhân viêm loét đại trực tràng chảy máu đang ngày càng được cải
thiện đã hạn chế sự gày sút cân cho bệnh nhân.
57

ỉa máu: 100% bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi có triệu chứng
ỉa máu. Đây là triệu chứng điển hình hay gặp nhất của bệnh nhân viêm loét
đại trực tràng chảy màu và là lý do chính khiến người bệnh đi khám. Đại tiện
phân có thể nhày máu, máu đỏ sẫm hoặc máu đỏ tươi tùy thuộc vào mức độ
bệnh. Những bệnh nhân đại tiện phân máu đỏ tươi thường có tổn thương đại
tràng ở phần thấp như trực tràng, đại tràng Sigma. Những bệnh nhân đại tiện
phân máu đỏ sẫm thường có tổn thương lan rộng và ở phần cao của đại tràng.
Kết quả của chúng tôi phù hợp với các tác giả khác: Tác giả Nguyễn Thị Thu
Hiền tỷ lệ đại tiện phân máu 95%, tác giả Mai Đình Minh tỷ lệ đại tiện phân
máu 80,4%, tác giả Hà Văn Mạo tỷ lệ đại tiện phân máu 100%. [34-55],[64]
Rối loạn phân là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân viêm loét đại trực
tràng chảy máu. Số lần đại tiện trong ngày thường tăng lên trong các đợt bệnh
tiến triển. Theo biểu đồ 3.3 tỷ lệ bệnh nhân đại tiện phân lỏng là 71,4%. Theo
biểu đồ 3.4 ta thấy số lần đại tiện/ngày trung bình là 6,9± 3,7 lần/ngày, ít nhất
1 lần/ngày, nhiều nhất 20 lần/ngày. Có 46,9% bệnh nhân có số lần đại tiện/
ngày lớn hơn 6 lần. Trong nghiên cứu của chúng tôi không có bệnh nhân nào
có biểu hiện táo bón. Theo tác giả Nguyễn Thị Tuyên tỷ lệ bệnh nhân đại tiện
nhiều hơn 6 lần/ ngày là 51,7%, tác giả Mai Đình Minh tỷ lệ bệnh nhân đại
tiện nhiều hơn 6 lần/ ngày là 70,6%.[34],[60]
Theo bảng 3.6 những bệnh nhân viêm loét trực tràng có số lần đại
tiện/ngày trung bình là 3,8± 3,3 lần/ngày thấp hơn các vị trí tổn thương khác.
Bệnh nhân viêm đại tràng phải có số lần đại tiện/ngày trung bình là 8,2 ± 4,3
lần/ngày cao hơn các vị trí tổn thương khác. Tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý
nghĩa thống kê với p = 0,058. Theo bảng 3.7 ta thấy, những bệnh nhân có tổn
thương trên nội soi là giai đoạn 1 theo Baron có số lần đại tiện/ ngày là 7,3±
4,4 lần/ngày cao hơn các giai đoạn khác. Tuy nhiên sự khác biệt này chưa có
ý nghĩa thống kê với p = 0,783. Như vậy số lần đại tiện/ ngày của bệnh nhân
58

viêm loét đại trực tràng chảy máu không liên quan đến vị trí tổn thương và
mức độ tổn thương trên nội soi đại tràng.
4.1.2.2 Đặc điểm cận lâm sàng.
Xét nghiệm máu: Theo bảng 3.2 có 39,8% bệnh nhân có biểu hiện thiếu
máu trên xét nghiệm. Nồng độ Hemoglobin trung bình của các bệnh nhân
trong nghiên cứu là 122,9 ±23,4 g/l. Thấp nhất là 55 g/l, cao nhất là 160 g/l.
Bệnh nhân có nồng độ Hemoglobin 55 g/l là bệnh nhân tổn thương toàn bộ
đại tràng, có đại tiện phân máu lớn hơn 10 lần/ngày trong nhiều tháng. Bệnh
nhân này đã được truyền khối hồng cầu cùng nhóm cấp. Thiếu máu do mất
máu mạn tính qua đường tiêu hóa. Do tình trạng viêm mạn tính gây nên tình
trạng thiếu máu. Do chế đô ăn kiêng dẫn tới thiếu axit folic. Hay do tác dụng
phụ của thuốc điều trị methotrexate.
Tỷ lệ bệnh nhân thiếu máu trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn các
tác giả khác trong nước: Nguyễn Thị Thu Hiền là 45%, Mai Đình Minh là
60,8%, Nguyễn Thị Tuyên là 52,8%. Tuy nhiên tỷ lê này cao hơn các nghiên
cứu của các tác giả nước ngoài: theo tác giả Greenberg tỷ lệ thiếu máu là
15%, theo tác giả Gerhard tỷ lệ này là 21%. Sự khác biệt này có thể giải thích:
so với các tác giả trong nước, thì ngày nay với sự phát triển của y tế chúng ta
đã phát hiện bệnh sớm hơn, kiểm soát, chăm sóc và điều trị tốt hơn cho các
bệnh nhân viêm loét đại trực tràng chảy máu nên tình trạng thiếu máu được
cải thiện. Điều kiện chăm sóc, điều trị của các nước phát triển tốt hơn ở nước
ta nên các bệnh nhân viêm loét đại trực tràng chảy máu được kiểm soát tốt
hơn, do đó tỷ lệ thiếu máu cũng thấp hơn. [55], [34], [60], [65-66]
Theo bảng 3.3 ta thấy 45,3% bệnh nhân nữ có biểu hiện thiếu máu, cao
hơn so với bệnh nhân nam (33,3 % có biểu hiện thiếu máu). Tuy nhiên sự
khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê với p = 0,159. Tỷ lệ thiếu máu của bệnh
nhân nữ nhiều hơn bệnh nhân nam có thể giải thích do bình thường nam giới
59

có nồng độ Hemoglobin cao hơn nữ giới do hormon sinh dục nam


testosterone kích thích sản xuất erythropoietin – 1 hormon điều hòa quá trình
sinh hồng cầu và nữ giới mất máu qua kinh nguyệt. Như vậy giới tính không
ảnh hưởng đến tình trạng thiếu máu của các bệnh nhân viêm loét đại trực
tràng chảy máu.
Theo bảng 3.4 bệnh nhân viêm đại tràng phải, viêm toàn bộ đại tràng
có nồng độ Hemoglobin trung bình lần lượt là 107,3± 30,3 g/l và 115,0± 21,8
g/l thấp hơn các vị trí tổn thương khác. Bệnh nhân viêm loét trực tràng có
nồng độ Hemoglobin trung bình là 141,3± 11,7 g/l cao hơn các vị trí tổn
thương khác. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,005. Ta thấy, nồng
độ Hemoglobin trung bình có xu hướng giảm dần từ viêm loét trực tràng đền
viêm đại tràng phải. Điều này có thể giải thích do tổn thương càng lên cao thì
càng tổn thương càng rộng, mất máu qua đường tiêu hóa càng nhiều.
Theo bảng 3.5 những bệnh nhân có tổn thương trên nội soi là giai đoạn
3 theo Baron có nồng độ Hemoglobin trung bình là 105,4± 30,6 g/l thấp hơn
so với giai đoạn 1 và giai đoạn 2. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p =
0,003. Điều này giải thích do, tổn thương giai đoạn 3 theo Baron là niêm mạc
đại tràng phù nề, sung huyết, mủn, có những ổ loét lớn, chảy máu niêm mạc
tự phát. Do đó, bệnh nhân tổn thương ở giai đoạn 3 sẽ mất máu qua đường
tiêu hóa nhiều hơn giai đoạn 1 và giai đoạn 2.
Như vậy, tình trạng thiếu máu của bệnh nhân viêm loét đại trực tràng
chảy máu có liên quan đến vị trí tổn thương và mức độ tổn thương trên nội soi
đại tràng. Vị trí tổn thương càng lên cao mức độ thiếu máu càng nhiều, mức
độ tổn thương càng nặng thì tình trạng thiếu máu càng nhiều.
Nội soi đại trực tràng là xét nghiệm quan trọng trong bệnh viêm loét
đại trực tràng cháy máu. Nội soi đại trực tràng giúp xác định vị trí tổn thương,
mức độ tổn thương, sinh thiết niêm mạc đại tràng làm xét nghiệm mô bệnh
60

học giúp chẩn đoán xác định, quyết định kế hoạch điều trị, theo dõi và tiên
lượng bệnh. Trong viêm loét đại trực tràng chảy máu, chỉ tổn thương ở trực
tràng và đại tràng, không có tổn thương ruột non, rất ít gặp tổn thương ở hâu
môn .Trên nội soi trong đợt tiến triển của bệnh có thể thấy niêm mạch xung
huyết, đỏ nhiều hơn,phù nề, mất sự phản xạ ánh sáng, không nhìn rõ các mạch
máu, mất rãnh ngang của đại tràng. Niêm mạc có thể nhìn thô, xuất hiện các
vết loét, vết loét có thể chảy máu, loét nghiêm trọng đến lớp dưới niêm mạc.
Có thể xuất hiện các giả polyp.
Theo biểu đồ 3.5 trong nghiên cứu của chúng tôi, vị trí tổn thương chủ
yếu ở đại tràng Sigma (33.7%) và đại tràng trái (26.5%). Tổn thương thể viêm
loét trực tràng gặp ít nhất với 6,1%. Kết quả của chúng tôi có khác biệt với
các tác giả khác: Tác giả Nguyễn Thị Tuyên thì vị trí tổn thương chủ yếu đại
tràng phải (32.1%) và đại tràng sigma (25.3%). Theo Turner thì chủ yếu tổn
thương đại tràng phải (69%) . Tác giả Walsh và cộng sự: 27% tổn thương trực
tràng, 39% tổn thương đại tràng trái. Trong nghiên cứu của chúng tôi 20,4%
bệnh nhân có tổn thương toàn bộ đai tràng cao hơn so với nghiên cứu của tác
giả Nguyễn Thị Tuyên ( 14,9%), thấp hơn so với nghiên cứu của tác giả
Walsh (34%). [60],[59], [7].
Hình ảnh tổn thương trên nội soi: niêm mạc phù nề xung huyết, có giả
mạc được nhận thấy ở hầu hết các trường hợp. Có thể thấy hình ảnh ổ loét
nông. Hình ảnh giả polyp cũng được ghi nhận ở các bệnh nhân viêm loét đại
trực tràng chảy máu. Giả polyp hình thành do quá trình tái tạo lại tổ chức
cùng với quá trình viêm mạn tính. Có hình ảnh giả polyp chứng tỏ bệnh đã
trải qua một thời gian dài.
Theo biểu đồ 3.6 trong nghiên cứu của chúng tôi, mức độ tổn thương
trên nội soi theo Baron chủ yếu là ở giai đoạn 2 với 52 bệnh nhân ( 53.1%),
61

kết quả này phù hợp với kết quả của Nguyễn Thị Tuyên ( mức độ vừa 41.4%),
tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền mức độ vừa và nặng là 50%-50%. [55], [60]
Theo bảng 3.8 bệnh nhân viêm loét trực tràng, viêm loét đại tràng
Sigma, viêm đại tràng trái chủ yếu có tổn thương ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2
theo Baron. Bệnh nhân viêm loét trực tràng: 66,7% ở giai đoạn 1, 33,3% ở
giai đoạn 2. Bệnh nhân viêm loét đại tràng Sigma: 45,5% ở giai đoạn 1,
45,5% ở giai đoạn 2. Bệnh nhân viêm đại tràng trái: 23,1% ở giai đoạn 1,
76,9% ở giai đoạn 2. Bệnh nhân viêm đại tràng phải và viêm toàn bộ đại
tràng có tổn thương chủ yếu ở giai đoạn 2 và giai đoạn 3 theo Baron. Bệnh
nhân viêm đại tràng phải: 46,2% ở giai đoạn 2, 30,8% bệnh nhân ở giai đoạn
3. Bệnh nhân viêm toàn bộ đại tràng: 45% ở giai đoạn 2, 45% ở giai đoạn 3.
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p = 0,000. Kết quả này tương đồng với kết
quả của tác giả Nguyễn Thị Tuyên: viêm loét đại tràng trái 83,3% ở giai đoạn
1, viêm loét đại tràng sigma và đại tràng trái có tỷ lệ ở giai đoạn 2 là : 63,3%
và 91,7%. Viêm đại tràng toàn bộ 46,2% ở giai đoạn 3. Các bệnh nhân có tổn
thương các rộng, càng cao thì mức độ tổn thương càng nặng. Trong bệnh
viêm loét đại trực tràng chảy máu tổn thương hay gặp và nặng nhất ở trực
tràng, mức độ tổn thương giảm dần từ trực tràng đến manh tràng.
4.2 Phân loại mức độ bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu theo thang
điểm Mayo.
Những hệ thống tính điểm trong viêm loét đại trực tràng chảy máu đã
được phát triển nhằm đánh giá một cánh có hệ thống các đáp ứng với các phương
pháp điều trị đang được nghiên cứu. Hệ thống chấm điểm thường được sử dụng
nhất trong lâm sàng trong những năm gần đây là thang điểm Mayo.
Thang điểm Mayo cho viêm loét đại trực tràng chảy máu được đưa ra
lần đầu tiên năm 1987. Thang điểm Mayo gồm 4 phần: số lần đại tiện trong
ngày, ỉa máu, mức độ bệnh trên nội soi, đánh giá của bác sĩ về mức độ bệnh.
62

Mỗi phần được cho điểm từ 0-3.Tổng điểm 0-12, điểm số càng cao thể hiện
mức độ nghiêm trọng của bệnh. Khi tổng điểm 0-2: bệnh không hoạt động.
Khi tổng điểm 3-5: Hoạt động nhẹ. Khi tổng điểm 6-10: Hoạt động vừa. Khi
tổng điểm 11-12: hoạt động nặng. Sự thuyên giảm sau điều trị được xác định
khi tổng điểm giảm từ 2 điểm.
Bảng 4.1 Định nghĩa về thuyên giảm điều trị ở bệnh nhân viêm loét đại trực
tràng chảy máu.[67]

Khuyến cáo Định nghĩa

Cục quản lý dược phẩm Điểm Mayo lâm sàng giảm <2 điểm, ỉa máu 0
và thực phẩm Hoa Kỳ điểm. Điểm Mayo nội soi 0 điểm. Đáp ứng lâm
sàng khi Mayo giảm > 3 điểm và > 30% so với
tổng điểm Mayo lúc nhập viện, ỉa máu < 1 điểm.
Có thể ngừng costicoid.

Tổ chức tiêu hóa thế Đáp ứng lâm sàng khi UCDAI < 2. Xét ngừng
giới corticoid.

Tổ chức quốc tế nghiên Niêm mạc lành, không còn hiện tượng niêm mạc
cứu IBD xung huyết, phù nề, loét và không có triêu chứng
lâm sàng.

Hội tiêu hóa Mỹ Chưa rõ ràng.

Hội tiêu hóa Anh Chưa rõ ràng.

Tổ chức Crohn và đại Sự thuyên giảm các triệu chứng lâm sàng và chữa
tràng châu Âu lành niêm mạc trên nội soi. Đại tiện < 3 lần/ngày.
Chỉ số hoạt động giảm > 30%.
63

Trong nghiên cứu của chúng tôi, khi phân loại bệnh nhân theo thang
điểm Mayo: phần lớn các bệnh nhân ở mức độ vừa: 84,7%. 9,2% bệnh nhân ở
mức độ nhẹ. 6.1% bệnh nhân ở mức độ vừa.Tỷ lệ bệnh nhân ở mức độ vừa
theo thang điểm Mayo cao hơn khi đánh giá mức độ bệnh trên nội soi theo
Baron với 53,1% bệnh nhân ở giai đoạn 2. Tỷ lệ bệnh mức độ vừa theo thang
điểm Mayo cao hơn khi đánh giá trên nội soi vì thang điểm Mayo ngoài điểm
nội soi còn điểm cho các chỉ số lâm sàng như mức độ ỉa máu, số lấn đại tiện.
Nhờ vậy đã giải quyết những trường hợp có sự khác biệt về mức độ tổn
thương trên nội soi và biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân: bệnh nhân trên nội
soi tổn thương nặng nhưng biểu hiện lâm sàng nhẹ nhàng, bệnh nhân biểu
hiện trên nội soi nhẹ nhưng biểu hiện trên lâm sàng rất rầm rộ.
Theo bảng 3.10 theo thang điểm Mayo,nhóm tuổi < 20 tuổi có tỷ lệ
bệnh nhân nặng thấp nhất 0%. Nhóm tuổi từ 40 đến 49 tuổi có tỷ lệ bệnh nhân
nặng theo thang điểm Mayo cao nhất là 16,7%. Nhóm tuổi ≥60 có tỷ lệ bệnh
nhân ở mức độ nhẹ thấp nhất 0%. Nhóm tuổi từ 20 đến 29 tuổi có tỷ lệ bệnh
nhân ở mức độ nhẹ cao nhất là 18,2%. Tỷ lệ bệnh nhân ở mức độ vừa chiếm
đa số ở tất cả các nhóm tuổi.Tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa
thống kê p = 0,634 hay không có sự khác biệt về tỷ lệ bệnh nhẹ, vừa, nặng
theo thang điểm Mayo ở các nhóm tuổi khác nhau.
Theo bảng 3.11 theo thang điểm Mayo, ở các bệnh nhân nữ tỷ lệ bệnh
nhẹ, vừa, nặng lần lượt là: 5,7%, 84,9%, 9,4%. Ở các bệnh nhân nam tỷ lệ này
là: 13,3%, 84,4%, 2,3%. Các bệnh nhân nữ có tỷ lệ bệnh ở mức độ nặng cao
hơn bệnh nhân nam. Các bệnh nhân nam có tỷ lệ bệnh ở mức độ nhẹ cao hơn
bệnh nhân nữ. Tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê p = 0,163.
Như vây, tuổi, và giới không ảnh hương đến phân loại mức độ bệnh
viêm loét đại trực tràng chảy máu theo thang điểm Mayo.
64

Theo bảng 3.12 bệnh nhân có tổn thương trên nội soi là giai đoạn 1 khi
phân loại theo thang điểm Mayo: 26,7% mức độ nhẹ, 73,3% mức độ vừa, 0%
mức độ nặng. Bệnh nhân có tổn thương trên nội soi là giai đoạn 2 khi phân
loại theo thang điểm Mayo: 1,9% mức độ nhẹ, 98,1% mức độ vừa, 0% mức
độ nặng. Bệnh nhân có tổn thương trên nội soi là giai đoạn 3 khi phân loại
theo thang điểm Mayo: 0% mức độ nhẹ, 62,5% mức độ vừa, 37,5% mức độ
nặng. Tỷ lệ bệnh nhân nặng theo thang điểm Mayo ở giai đoạn 3 theo Baron
cao hơn các giai đoạn khác. Tỷ lệ bệnh nhân nhẹ theo thang điểm Mayo ở giai
đoạn 1 theo Baron cao hơn các giai đoạn khác. Sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê p = 0,000 hay các bệnh nhân có mức độ tổn thương trên nội soi khác
nhau thì có tỷ lệ phân loại bệnh theo thang điểm Mayo khác nhau. Điều này
cho thấy sự phức tạp trong việc sử dụng các bảng điểm để phân loại viêm loét
đại trực tràng chảy máu quyết định chiến lược điều trị. Trong thực tế lâm
sàng, có rất nhiều biểu hiện lâm sàng ở mức độ nhẹ nhưng tổn thương trên nội
soi ở mức độ nặng và ngược lại. Việc ra đời thang điểm kết hợp cả lâm sàng
và nội soi trong thang điểm Mayo nhằm đưa ra một phương pháp lựa chọn tốt
hơn trong đánh giá bệnh nhân viêm loét đại trực tràng chảy máu. Hơn nữa
thang điểm Mayo còn áp dụng rất nhiều trong theo dõi điều trị bệnh nhân
viêm loét đại trực tràng chảy máu, không thể dựa vào lâm sàng hay tổn
thương nội soi đơn thuần có thể giúp cho các bác sĩ thay đổi chiến lược điều
trị. Nghiên cứu này của chúng tôi mới chỉ bước đầu áp dụng thang điểm
Mayo trong phân loại bệnh nhân viêm loét đại trực tràng và đặt bước tiếp theo
cho việc sử dụng thang điểm này trong theo dõi điều trị viêm loét đại trực
tràng chảy máu
Theo bảng 3.13 phần lớn các bệnh nhân viêm loét trực tràng, viêm loét
đại tràng Sigma, viêm đại tràng trái có bệnh ở mức độ nhẹ, vừa theo thang
điểm Mayo. Tỷ lệ bệnh nhân nhẹ, vừa, nặng ở bệnh nhân viêm loét trực tràng
65

là: 33,3%, 66,7%, 0%. Tỷ lệ bệnh nhân nhẹ , vừa, nặng ở bệnh nhân viêm loét
đại tràng Sigma là: 15,2%, 84,8%, 0%. Tỷ lệ bệnh nhân nhẹ, vừa, nặng ở
bệnh nhân viêm đại tràng trái là: 7,7%, 92,3%, 0%. Phần lớn các bệnh nhân
viêm đại tràng phải, viêm toàn bộ đại tràng có bệnh ở mức độ vừa và nặng
theo thang điểm Mayo. Tỷ lệ bệnh nhân nhẹ , vừa, nặng ở bệnh nhân viêm đại
tràng phải là 0%, 92,3%, 7,7%. Tỷ lệ bệnh nhân nhẹ, vừa, nặng ở bệnh nhân
viêm toàn bộ đại tràng là 0%, 75%, 25%. Khi phân loại mức độ bệnh theo
thang điểm Mayo, tỷ lệnh bệnh nhân ở mức độ nhẹ giảm dần từ thể viêm loét
trực tràng đến thể viêm toàn bộ đại tràng, và ngược lại tỷ lệ bệnh nhân ở mức
độ nặng tăng dần. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,002
Như vây vị trí tổn thương trên nội soi đại tràng và mức độ tổn thương
trên nội soi đại tràng có ảnh hướng đến phân loại mức độ bệnh theo thang
điểm Mayo. Bệnh nhân tổn thương trên nội soi càng nặng thì mức độ bệnh
nặng theo thang điểm Mayo càng cao. Bệnh nhân có tổn thương trên nội noi
đại tràng càng sâu, rộng thì tỷ lệnh bệnh mức độ nặng theo thang điểm Mayo
càng cao. Sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê.
Theo bảng 3.14, nồng độ Hemoglobin trung bình của nhóm bệnh nhân
mức độ nhẹ theo thang điểm Mayo là 136,7± 14,3 g/l cao hơn bệnh nhân ở
mức độ vừa và nặng. Nồng độ Hemoglobin trung bình giảm dần từ nhóm
bệnh nhân mức độ nhẹ đến nhóm bệnh nhân mức độ nặng. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê với p = 0,026. Điều này giải thích do bệnh nhân ở mức độ
càng nặng theo thang thang điểm Mayo thì mức độ ỉa máu càng nhiều, do đó
những bệnh nhân ở mức độ nặng mất máu qua đường tiêu hóa nhiều hơn
những bệnh nhân ở mức độ nhẹ.
Thang điểm Mayo đã sử dụng chỉ sổ đại tiện phân máu – triệu chứng
lâm sàng quan trọng của bệnh nhân mà bác sĩ cần quan tâm, theo dõi. Điều
này đã giải quyết phần nào hạn chế của thang điểm Truelove-Witts. Thang
66

điểm Mayo chỉ ra sự đáp ứng điều trị khi tổng điểm giảm từ 2 điểm. Nhờ vậy
giúp bác sĩ điều trị có thang điểm để đánh giá đáp ứng điều trị bệnh nhân với
liệu trình điều trị hiện tại.
Trước khi nội soi đường tiêu hóa phát triển tại Việt Nam thì việc ứng
dụng thang điểm Mayo trên lâm sàng tương đối khó khăn do không phải tất cả
các cơ sở y tế đều có khả năng nội soi đại tràng. Tuy nhiên, hiện nay với sự
phát triển của y tế, nội soi đường tiêu hóa đã phổ biến ở các bệnh viện công,
bệnh viện tư nhân do đó việc áp dụng thang điểm Mayo trên lâm sàng để đánh
giá mức độ bệnh viêm loét đại trực trảng chảy máu trở lên dễ dàng.
4.3 Đối chiếu thang điểm Mayo và thang điểm Truelove-Witts trong
đánh giá mức độ bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu.
Thang điểm Truelove-Witts là thang điểm lâu đời để đánh giá mức độ
bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu. Thang điểm Truelove-Witts đơn
thuần đánh giá bệnh nhân qua các chỉ số lâm sàng: số lần đi ngoài/ngày, nhịp
tim, nhiệt độ, nồng độ hemoglobin, máu lắng giờ đầu, CRP để chia bệnh ra 3
mức độ: nhẹ, vừa, nặng.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, khi phân loại bệnh nhân theo thang
điểm Truelove-Witts: phần lớn các bệnh nhân ở mức độ nặng: 72,5%. 16,3%
bệnh nhân ở mức độ nhẹ. 11,2% bệnh nhân ở mức độ vừa. Tỷ lệ này có sự
khác biệt với đánh giá mức độ tổn thương trên nội soi đai tràng theo Baron:
53,1% bệnh nhân ở giai đoạn 2, 30,6% bệnh nhân ở giai đoạn 1. Điều này cho
thấy có sự khác biệt về đánh giá mức độ hoạt động bệnh viêm loét đại trực
tràng cháy máu trên nội soi và đánh giá mức độ bệnh qua các chỉ số lâm
sàng. Chính vì vậy, trên thực tế lâm sàng có những bệnh nhân có tổn thương
trên nội soi rất nặng nề nhưng các biểu hiện lâm sàng lại rất ít. Có những bệnh
nhân có tổn thương trên nội sọi nhẹ nhưng biểu hiện lâm sàng lại rất rầm rộ.
67

Điều đó trở thành thách thức cho các bác sĩ điều trị khi quyết định điều trị:
theo mức độ bệnh trên nội soi hay theo mức độ bệnh trên lâm sàng?
Theo bảng 3.16 theo thang điểm Truelove-Witts: nhóm tuổi ≥60 và từ
40 đến 49 tuổi có tỷ lệ bệnh nhân mức độ nhẹ thấp nhất 0%. Nhóm tuổi từ 20-
29 có tỷ lệ bệnh nhân ở mức độ nhẹ cao nhất 27,3%. Nhóm tuổi 40 đến 49 có
tỷ lệ bệnh nhân ở mức độ vừa thấp nhất với 0%. Nhóm tuổi 50 đến 59 có tỷ lệ
bệnh nhân ở mức độ vừa cao nhất là 16,7%. Tỷ lệ bệnh nhân ở mức độ nặng
chiếm đa số ở tất cả các nhóm tuổi. Tỷ lệ bệnh nhân mức độ nặng cao nhất ở
nhóm tuổi 40 đến 49 với tỷ lệ là 100%. Tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý
nghĩa thống kê với p = 0,269 hay không có sự khác biệt về tỷ lệ bệnh nhẹ,
vừa, nặng theo thang điểm Truelove-Witts ở các nhóm tuổi khác nhau.
Theo bảng 3.17 theo thang điểm Truelove-Witts, ở các bệnh nhân nữ
tỷ lệ bệnh nhẹ, vừa, nặng lần lượt là: 14,3%, 14,3%, 71,4%. Ở các bệnh nhân
nam tỷ lệ này là: 24,4%, 8,9%, 55,7%. Các bệnh nhân nữ có tỷ lệ bệnh ở mức
độ nặng cao hơn bệnh nhân nam. Các bệnh nhân nam có tỷ lệ bệnh ở mức độ
nhẹ cao hơn bệnh nhân nữ. Tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống
kê p = 0,126 không có sự khác biệt về tỷ lệ bệnh nhẹ, vừa, nặng theo thang
điểm Truelove-Witts giữa nam và nữ.
Như vây tuổi và giới không ảnh hưởng đến phân loại mức độ bệnh
viêm loét đại trực tràng chảy máu theo thang điểm Truelove-Witts.
Theo bảng 3.18 bệnh nhân có tổn thương trên nội soi là giai đoạn 1 khi
phân loại theo thang điểm Truelove-Witts: 26,7% mức độ nhẹ, 10% mức độ
vừa, 63,3% mức độ nặng. Bệnh nhân có tổn thương trên nội soi là giai đoạn 2
khi phân loại theo thang điểm Truelove-Witts: 13,5% mức độ nhẹ, 9,6% mức
độ vừa, 76,9% mức độ nặng. Bệnh nhân có tổn thương trên nội soi là giai
đoạn 3 khi phân loại theo thang điểm Truelove-Witts: 6,2% mức độ nhẹ,
18,8% mức độ vừa, 75,0% mức độ nặng. Tỷ lệ bệnh nhân nặng theo thang
68

điểm Truelove-Witts ở giai đoạn 2 theo Baron cao hơn các giai đoạn khác. Tỷ
lệ bệnh nhân nhẹ theo thang điểm Truelove-Witts ở giai đoạn 1 theo Baron
cao hơn các giai đoạn khác. Tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống
kê p = 0,321 hay không có sự khác biệt về mức độ bệnh theo thang điểm
Truelove-Witts ở các bệnh nhân có mức độ tổn thương trên nội soi khác nhau.
Theo bảng 3.19 bệnh nhân viêm loét trực tràng có tỷ lệ bệnh mức độ
nhẹ theo thang điểm Truelove-Witts là 50% cao hơn các vị trí tổn thương
khác, tỷ lệ bệnh nặng là 16,7% thấp hơn các vị trí khác. Bệnh nhân viêm đại
tràng trái, viêm đại tràng phải, viêm toàn bộ đại tràng có bệnh ở mức độ nặng
theo thang điểm Truelove-Witts với tỷ lệ lần lượt là: 92,3%, 100%, 85%.
Bệnh nhân viêm đại tràng phải có tỷ lệ bệnh nặng theo thang điểm Truelove-
Witts cao hơn các vi trí tổn thương khác. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
p = 0.000.
Như vậy mức độ tổn thương trên nội soi đại tràng theo Baron không
ảnh hưởng đến phân loại bệnh theo thang điểm Truelove-Witts. Vị trí tổn
thương trên nội soi đại tràng có ảnh hưởng đến phân loại bệnh theo thang
điểm Truelove-Witts. Những bệnh nhân có vi trí tổn thương trên đại tràng là:
viêm đại tràng trái, viêm đại tràng phải, viêm đại tràng toàn bộ chủ yếu ở mức
độ nặng theo thang điểm Truelove-Witts.
Thang điểm Truelove-Witts là thang điểm lâu đời, rất dễ sử dụng do chỉ
bao gồm các chỉ số lâm sàng mà có thể thực hiện được ở bất kỳ cơ sở y tế
nào. Tuy nhiên các chỉ số lâm sàng trong thang điểm Truelove-Witts cũng dễ
bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nhiễu làm giảm độ chính xác của việc đánh giá
mức độ bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu. Các chỉ số nồng độ
Hemoglobin, máu lắng giờ đầu, nồng độ CRP thay đổi phụ thuộc vào máy
xét nghiệm của từng cơ sở y tế mà hiện tại hệ thống máy xét nghiệm còn chưa
được thống nhất ở các cơ sở y tế khác nhau. Chỉ số nhiệt độ, máu lắng giờ
69

đầu, CRP sẽ thay đổi nếu bệnh nhân có tình trạng nhiễm khuẩn ở các cơ quan
khác.
Thang điểm Truelove-Witts không có sự tương đồng với mức độ bệnh
trên nội soi. Do đó bác sĩ điều trị sẽ khó khăn khi lựa chọn kế hoạch điều trị
bệnh nhân khi có sự khác biệt về mức độ bệnh trên lâm sàng và trên nội soi.
Thang điểm Truelove-Witts không bao gồm chỉ số mức độ ỉa máu của bệnh
nhân – triệu chứng lâm sàng quan trọng khiến bệnh nhân đi khám và là triệu
chứng chính cần phải can thiệp và theo dõi trong quá trình điều trị.
Thang điểm Truelove-Witts chưa đưa ra mốc để xác định sự thuyên
giảm bệnh để đánh giá kết quả điều trị. Điều này sẽ hạn chế quá trình theo dõi
đáp ứng bệnh nhân với kế hoạch điều trị của bác sĩ.
Theo bảng 3.20, những bệnh nhân ở mức độ nhẹ theo thang điểm
Truelove-Witts thì khi phân loại theo thang điểm Mayo có 43,8% bệnh nhân ở
mức độ nhẹ, 56,3% ở mức độ vừa, 0% ở mức độ nặng. Những bệnh nhân ở
mức độ vừa theo thang điểm Truelove-Witts thì khi phân loại theo thang điểm
Mayo có 9,1% ở mức độ nhẹ, 90,9% ở mức độ vừa, 0% ở mức độ nặng.
Những bệnh nhân ở mức độ nặng theo thang điêm Truelove-Witts thi khi
phân loại theo thang điểm Mayo có 1,4% ở mức độ nhẹ, 90,1% ở mức độ vừa,
8,5% ở mức độ nặng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,000.
Theo bảng 3.21 phân loại theo thang điểm Mayo và phân loại trên nội
soi có quan hệ tuyến tính tương quan tốt với P = 0.53. có ý nghĩa thống kê với
p = 0.001. Quan hệ tuyến tính giữa phân loại Truelove-Witts và phân loại trên
nội soi theo Baron: P = 0.16 p = 0.12. Như vậy thang điểm Mayo có quan hệ
tuyến tính với phân loại tổn thương trên nội soi tốt hơn thang điểm Truelove-
Witts. Điều này có thể giải thích dễ hiểu do thang điểm Trulove chỉ sử dụng
triệu chứng lâm sàng đơn thuần: ngay trong một triệu chứng số lần đi ngoài ra
máu cũng rất phụ thuộc vào chủ quan của người bệnh: khi tổn thương viêm
70

loét ở trực tràng nhiều hơn làm bệnh nhân xuất hiện triệu chứng mót rặn nên
bệnh nhân có thể có số lần đi ngoài nhiều hơn nhưng bệnh nhân có tổn thương
ở đại tràng phải. Điều này sẽ gây rất khó khăn cho các bác sĩ lâm sàng khi đánh
giá trên lâm sàng là mức độ trung bình nhưng tổn thương trên nội soi lại ở mức
độ nhẹ. Thang điểm Mayo đã kết hợp được cả việc đánh giá trên lâm sàng, tổn
thương trên nội soi và ngày càng trở thành một công cụ hữu ích cho các bác sĩ
tiêu hoá trong việc phân loại bệnh nhân và áp dụng chiến lược điều trị. Sự thay
thế thang điểm Mayo trong thực hành lâm sàng là cần thiết nhưng cũng không
thể phủ nhận vai trò của thang điểm Trulove cổ điển do tính đơn giản, ít thông
số, không cần kết quả nội soi và áp dụng rộng rãi ở các tuyến cơ sở. Thang
điểm Mayo và thang điểm Truelove-Witts có sự tương quan thấp với hệ số
tương quan Pearson là 0,47.
Theo bảng 3.22 hệ số tương quan intraclass (ICC) khi sử dụng thang
điểm Mayo là 0.63 cao hơn khi sử dụng thang điểm Trulove( ICC = 0.27). Do
đó, sử dụng thang điểm Mayo có độ tin cậy cao hơn thang điểm Truelove-
Witts trong đánh giá mức độ hoạt động viêm loét đại trực tràng chảy máu.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, chỉ số ICC của thang điểm Mayo thấp hơn
với kết quả của tác giả Turner với ICC khi sử dụng thang điểm Mayo là 0.82
[59]. Tuy nhiên với giá trị này thì thì độ tin của thang điểm Mayo có thể đảm
bảo độ tin cậy cần thiết để các bác sĩ sử dụng trong thực hành lâm sàng.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, giá trị ICC thấp hơn so với tác giả Turner .
Điều này có thể giải thích do cỡ mẫu của chúng tôi thấp hơn so với của tác giả
Turner và việc đánh giá các chỉ số trong thang điểm Mayo và đánh giá mức
độ tổn thương trên nội soi sẽ khác nhau khi người đánh giá khác nhau. Việc
đánh giá tổn thương trên nội soi cần được đào tạo và tập huấn liên tục để có
đánh giá chính xác hơn, đặc biệt là trong theo dõi điều trị. Theo tác giả Walsh
và cộng sự: khi để 4 chuyên gia đánh giá các chỉ số của thang điểm Mayo (sự
71

đồng thuận của 4 tác giả được đánh giá theo chỉ số kappa ( chỉ số càng cao thì
sự đồng thuận càng lớn): mức độ ỉa máu đồng thuận cao nhất (Kappa =0.77)
sau đó đến đánh giá mức độ của bác sĩ và mức độ tổn thương trên nội soi
( Kappa = 0.56.và 0.38). Kết quả cho thấy đánh giá mức độ tổn thương trên
nội soi là chỉ số mang tính chủ quan của người nội soi rất nhiều. Chỉ số Kappa
khi đánh giá thang điểm Mayo theo tác giả Walsh là 0,72. Điều này thể hiện
sự đồng thuận cao của các chuyên gia khi đánh giá mức độ bệnh bằng thang
điểm Mayo. [7]
72

KẾT LUẬN
Nghiên cứu 98 bệnh nhân viêm loét đại trực tràng chảy máu tại bệnh
viện đại học Y Hà Nội và bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ tháng 1 năm
2017 đến tháng 8 năm 2018 chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Phân loại mức độ bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu theo thang
điểm Mayo.
- Phân loại bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu theo thang điểm
Mayo: 9,2% bệnh nhân ở mức độ nhẹ, 84,7% bệnh nhân ở mức độ vừa, 6,1%
bệnh nhân ở mức độ nặng.
- Tuổi và giới không ảnh hưởng đến phân loại mức độ bệnh viêm loét đại
trực tràng chảy máu theo thang điểm Mayo với p lần lượt là 0,634 và 0,163.
- Bệnh nhân tổn thương trên nội soi ở giai đoạn 1 và 2 theo Baron thì chủ
yếu ở mức độ bệnh nhẹ và vừa khi phân loại theo thang điểm Mayo với tỷ lệ
lần lượt là 26,7% - 73,3% và 1,9% - 98,1%. Bệnh nhân tổn thương giai đoạn
3 theo Baron khi phân loại theo thang điểm Mayo thì chủ yếu ở mức độ vừa
(62,5%) và nặng ( 37,5%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,000.
- Bệnh nhân tổn thương ở đại tràng phải và toàn bộ đại tràng thì chủ yếu
ở mức độ vừa và nặng khi phân loại theo thang điểm Mayo với tỷ lệ lần lượt
là 92,3% - 7,7% (đại tràng phải), 75% - 25% (toàn bộ đại tràng). Sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê với p = 0,002.
2. Đối chiếu thang điểm Mayo và thang điểm Truelove-Witts trong đánh
giá mức độ bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu
- Những bệnh nhân ở mức độ nhẹ theo thang điểm Truelove-Witts thì
khi phân loại theo thang điểm Mayo có 43,8% bệnh nhân ở mức độ nhẹ,
56,3% ở mức độ vừa, 0% ở mức độ nặng.
73

- Những bệnh nhân ở mức độ vừa theo thang điểm Truelove-Witts thì
khi phân loại theo thang điểm Mayo có 9,1% ở mức độ nhẹ, 90,9% ở mức độ
vừa, 0% ở mức độ nặng.
- Những bệnh nhân ở mức độ nặng theo thang điêm Truelove-Witts thì
khi phân loại theo thang điểm Mayo có 1,4% ở mức độ nhẹ, 90,1% ở mức độ
vừa, 8,5% ở mức độ nặng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,00
- Thang điểm Mayo có quan hệ tuyến tính với phân loại tổn thương trên
nội soi tốt hơn thang điểm Truelove-Witts với P lần lượt là 0,53 và 0,16.
Thang điểm Mayo có quan hệ tuyến tính thấp với thang điểm Truelove-Witts
P = 0,47.
- Hệ số tương quan intraclass (ICC) khi sử dụng thang điểm Mayo là
0.63 cao hơn khi sử dụng thang điểm Truelove-Witts ( ICC = 0.27). Do đó, sử
dụng thang điểm Mayo có độ tin cậy cao hơn thang điểm Truelove-Witts
trong đánh giá mức độ hoạt động viêm loét đại trực tràng chảy máu
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chinyu S, James D et al (2007). A Meta-Analysis of the Placebo Rates


of Remission and Response in Clinical Trials of Active Ulcerative
Colitis. GASTROENTEROLOGY, 132, 516-526.
2. Kronbluth A, Sachar DB (2010). Ulcerative colitis practice guidelines in
adults: American College Of Gastroenterology, Practice Parameters
Committee. Am J Gastroentero, 105 (3), 501-523.
3. Loftus EV, Silversein MD (2000). Ulcerative colitis in Olmsted County,
Minnesota, 1940-1993: incidence, prevalence, and survival. Gut, 46,
336-343.
4. Tạ Long, Vũ Văn Khiên và cộng sự (2005). Viêm loét đại tràng: đặc
điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả điều trị. Đặc san tiêu hóa Việt
Nam, 1, 27-30.
5. Jiang XL, Cui HF (2002). An analysis of 10218 ulcerative colitis in
China. . World J Gastroenterol, 8, 158-161.
6. Vũ Văn Khiên và Khúc Đình Minh (2007). Hiệu quả điều trị 40 trường
hợp viêm loét đại trực tràng tại bệnh viện trung ương quân đội 108. Tạp
chí y dược lâm sàng,, 1 (2), 38-42.
7. Walsh AJ , Ghosh A et al (2014). Comparing disease activity indices in
ulcerative colitis. Journal of Crohn's and Colitis, 8, 318-325.
8. Elizabeth R (2014). Colonoscopic evaluation in ulcerative colitis.
Gastroenterol Rep (Oxf), 2 (3), 161-168.
9. Gower R.C, Molinié F (2004). Opposite evolution in incidence of
Crohn’s disease and ulcerative colitis in Northern France (1988-1999).
Gut, 53, 843–848.
10. Lakatos PL (2006). Recent trends in the epidemiology of inflammatory
bowel diseases: up or down? World J Gastroenterol, 12, 6102- 6108.
11. Hernandez G, Appleyard C.B, Rios-Bedoya CF et al (2004). Basic
epidemiology of inflammatory bowel disease in Puerto Rico. Inflamm
Bowel Dis, 10, 106-111.
12. Yang SK, Hong WS et al (2000). Incidence and prevalence of ulcerative
colitis in the Songpa-Kangdong District, Seoul, Korea, 1986-1997. J
Gastroenterol Hepatol, 15, 1037-1042.
13. Burisch J, Munkholm P (2013). Inflammatory bowel disease
epidemiology. Curr Opin Gastroenterol, 29, 357- 362.
14. Cosnes J, Cortot A (2011). Epidemiology and natural history of
inflammatory bowel diseases. Gastroenterology, 140, 1785 - 1794.
15. Victoria CR, Sassak LY (2009). Incidence and prevalence rates of
inflammatory bowel diseases, in midwestern of São Paulo State, Brazil.
Arq Gastroenterol, 46, 20-25.
16. Rubin GP, Hungin AP et al (2000). Inflammatory bowel disease:
epidemiology and management in an English general practice
population. Alimentary Pharmacology and Therapeutic, 14 (12), 1553 -
1559.
17. Ghosh S (2014). Ulcerative colitis – what can we learn from the Asia-
Pacific region? Canadian Journal of Gastroenterology & Hepatology,
28 (3), 122.
18. Prideaux L, Kamm MA et al (2012). Inflmmatory bowel disease in Asia:
a systematic review. J Gastroenterol Hepatol, 27, 1266 - 1280.
19. Henderson P, Hansen R (2012). Rising incidence of pediatric inflammatory
bowel disease in Scotland. Inflmm Bowel Dis, 18, 999 - 1005.
20. Pant C, Anderson MP et al (2013). Trends in hospitalizations of children
with inflmmatory bowel disease within the United States from 2000 to
2009. J Investig Med 61, 1036-1038.
21. Joseph D, Adam S (2014). Ulcerative Colitis: Epidemiology, Diagnosis,
and Management. Mayo Foundation for Medical Education and
Research, 89 (11), 1553-1563.
22. Russen D, Cohen. MD (2003). Inflammatory Bowel Disease Diagnosis
and Therapeutics. Humana Press Inc, 17-33.
23. Calkins BM (1989). A meta-analysis of the role of smoking in
inflammatory bowel disease. Dig Dis Sci, 34, 1841-1854.
24. Aldhous MC, Drummond HE (2007). Smoking habit and load influence
age at diagnosis and disease extent in ulcerative colitis. Am J
Gastroenterol, 102, 589-597.
25. Kaplan GG, Jackson T, Sands BE et al (2008). The risk of developing
Crohn’s disease after an appendectomy: a meta-analysis. Am J
Gastroenterol, 103, 2925–2931.
26. Rutgeerts P, Hiele M et al (1994). Appendectomy protects against
ulcerative colitis. Gastroenterology, 106, 1251-1253.
27. Bruno CS, Andre CL, Raquel R et al (2014). Epidemiology,
demographic characteristics and prognostic predictors of ulcerative
colitis. World J Gastroenterol, 20 (28), 9458-9467.
28. Peter MI, Peter RG (2008). Infections and IBD. Nature Reviews
Gastroenterology and Hepatology, 5, 18-27.
29. Xi Jin, Zun Xiang et al (2013). Association between Helicobacter Pylori
Infection and Ulcerative Colitis-A Case Control Study from China.
International Journal of Medical Sciences, 10 (11), 1479-1484.
30. Carter MJ , Lobo AJ (2004). Guidelines for the management of
inflammatory bowel disease in adults. GUT, 53, 1-16.
31. Chinyu S, Gary R (2006). Ucerative Colitis, Sleisenger & Fordtran’s
Gastrointestinal and Liver Disease, Saunders, Lichtenstein.
32. Danese S (2005). Extraitestinal manifestations in inflammatory bowel
disease. World J Gastroenterol, 11 (46), 7227 – 7236.
33. Daniel K, Michael C et al (2016). Yamada's Textbook of
Gastroenterology, Wiley Blackwell,
34. Mai Đình Minh (2016). Khảo sát nồng độ TNF - Alpha huyết thanh ở
bệnh nhân viêm loét đại trực tràng chảy máu tại bệnh viện Bạch Mai.,
Đại học Y Hà Nội.
35. Nguyễn Thị Vân Hồng (2015). Các bảng điểm ứng dụng trong thực
hành tiêu hóa,
36. Tom C, Shu -Yuan Xiao, Xiuli Liu (2014). Histological evaluation in
ulcerative colitis. Gastroenterol Rep (Oxf), 2 (3), 178-192.
37. Bentley E, Jenkins D, et al (2002). How coud pathologists improve the
initial diagnosis of colitis? Evidence from an international workshop. J
Clin Pathol, 55, 955-960.
38. Geboes K, Riddel R et al (2000). A reproducible grading scale for
histological assessment of inflammation in ulcerative colitis. Gut, 47,
404-409.
39. Robert E (2004). Sternberg’s Diagnostic surgical pathology
fourthedition,
40. Diefenbach KA (2006). Pediatric inflammatory bowel disease. World J
Gastroenterol., 12, 3204-3212.
41. Laurent PB, William JB, Silvio D et al (2016). Defining Disease Severity
in Inflammatory Bowel Diseases: Current and Future Directions. Clinical
Gastroenterology and Hepatology, 14 (3), 348-354.
42. GEERT D, William JS, Brian GF et al (2007). A Review of Activity
Indices and Efficacy End Points for Clinical Trials of Medical Therapy in
Adults With Ulcerative Colitis. Gastroenterology, 132, 763-786.
43. Saurabh K, Vineet A et al (2014). Management of acute severe ulcerative
colitis. World Journal Gastrointest Pathophysiol, 5 (4), 579-588.
44. Pieter H, Vipul J (2016). Acute severe ulcerative colitis: from
pathophysiology to clinical management. Nature Reviews Gastroenterology
and Hepatology, 13, 654-664.
45. Kedia S, Ahuja V, Tandon R (2014). Management of acute severe
ulcerative colitis. World Journal of Gastrointestinal Pathophysiology, 5 (4),
579 -588.
46. Jain S, Kedia S, Bopanna S et al (2018). Are Truelove-Witts and Witts
criteria for diagnosing acute severe colitis relevant for the Indian population?
A prospective study. . Intestinal Research, 16 (1), 69-74.
47. James L, Shaokun C et al (2008). Use of the Non-invasive Components of
the Mayo Score to Assess Clinical Response in Ulcerative Colitis. Inflamm
Bowel Dis, 14 (12), 1660-1666
48. Schroeder KW, Tremaine WJ et al (1987). Coated oral 5-aminosalicylic
acid therapy for mildly to moderately active ulcerative colitis. A randomized
study. The New England Joural of Medicine., 317 (26), 1625-1629
49. Pieter H , Filip B et al (2015). Clinical Trials in Ulcerative Colitis: A
Historical Perspective. J Crohns Colitis, 9 (7), 580-588
50. Truelove-Witts S , Witss L (1955). Cortisone in ulcerative colitis: final
report on a therapeutic trial. Br Med J, 2, 1041-1048.
51. Lennard J, L. A (1960). An assessment of prednisone, salazopyrin, and
topical hydrocortisone hemisuccinate used as out-patient treatment for
ulcerative colitis. Gut, 1, 217-222
52. Lichtiger S (1994). Cyclosporine in severe ulcerative colitis refractory to
steroid therapy. N Engl J Med, 330, 1841-1845
53. Oren R, Arber N et al (1996). Methotrexate in chronic active ulcerative
colitis: a double-blind, randomized, Israeli multicenter trial.
Gastroenterology, 110, 1416-1421
54. Ogata H, Nakamura M et al (2006). A randomised dose finding study of
oral tacrolimus (FK506) therapy in refractory ulcerative colitis. Gut, 55,
1255-1262.
55. Nguyễn Thị Thu Hiền (2010). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm
sàng bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu, Trường đại học Y Hà Nội
56. Phạm Văn Dũng (2015). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm và
các yếu tố (sắt, ferritin, acid folic) ở bệnh nhân viêm loét đại trực tràng chảy
máu, Trường đại học Y Hà Nội
57. Andre CL, Bewtra M, Tomov VT et al (2014). An Optimized Patient-
reported Ulcerative Colitis Disease Activity Measure Derived from the Mayo
Score and the Simple Clinical Colitis Activity Index. Inflammatory bowel
diseases, 20 (6), 1070-1078
58. Marcus H, Rami E, Dominik B et al (2017). Third European Evidence-
based Consensus on Diagnosis and Management of Ulcerative Colitis.
Journal of Crohn's and Colitis, 769-784.
59. Turner D, Cynthia H (2009). A systematic prospective comparison of
noninvasive disease activityindices in Ulcerative Colitis. Clinical
Gastroenterology and Hepatology 7,1081–1088.
60. Nguyễn Thị Tuyên (2017). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
và mô bệnh học ở bệnh nhân viêm loét đại trực tràng chảy máu, Đại học Y
Hà Nội.
61. Da Silva, Bruno C et al (2014). Epidemiology, demographic
characteristics and prognostic predictors of ulcerative colitis. World Journal
of Gastroenterology, 20 (28), 9458-9467.
62. Kamm MA, Prideaux L et al (2012). Inflmmatory bowel disease in Asia: a
systematic review. J Gastroenterol Hepatol, 27, 1266 - 1280.
63. Barreiro-de Acosta M, Carpio D et al (2010). Ulcerative colitis in northern
Portugal and Galicia in Spain. Inflmm Bowel Dis, 16, 1227- 1238.
64. Hà Văn Mạo, Nguyễn Đăng Gia và cộng sự (1983). Bệnh viêm loét đại
trực tràng chảy máu nhân 7 trường hợp điều trị tại viện Quân Y 108. Tạp chí
nội khoa, 1, 18-25.
65. Greenberg. Inflammatory bowel disease First Principles of
Gastroenterology, fifth Edition, 307-357.
66. Gerhard, Rogler, Stephan V (2014). Anemia in Inflammatory Bowel Disease:
An Under-Estimated Problem? Frontiers in Medicine 1, 58, 1-8
67. Jitsumura M, Harris DA (2017). Remission endpoints in ulcerative
colitis: A systematic review. World J Meta-Analysis, 5 (4), 85-102
MẪU BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU
I. Hành chính
1.1. Họ tên bệnh nhân: ……………………………… MSBA………
1.2. Tuổi: ..……………………………………………………………..
1.3. Giới: Nam  Nữ 
1.4. Nghề nghiệp: ……………………………………………………….
1.5. Địa chỉ: ……………………………………………………………..
1.6. Ngày vào viện: ……………………………………………………..
1.7. Ngày ra viện ………………………………………………………..
1.8. Khi cần báo tin cho: ………………………………………………..
1.9. Số điện thoại hoặc email …………………………………………
II. Hỏi bệnh và khám bệnh
2.1. Lý do vào viện:
Đi ngoài nhiều lần 
Đi ngoài phân lỏng 
Ỉa máu 
Đau bụng 
Khác 
2.2. Tiền sử.
Uống rượu, bia 
Hút thuốc lá, hút thuốc lào 
Đang sử dụng NSAIDs 
Khác 
2.3. Triệu chứng cơ năng
2.3.1. Số lần đi ngoài: <1  ; 1-2 ; 3-4 ; 4-6 ; >6 
2.3.2. Tính chất phân: rắn ; bình thường ; Lỏng 
2.3.3. Ỉa máu: Không ; <1/2 số lần đại tiện ;
>1/2 số lần đại tiện ; Tất cả các lần đại tiện 
2.3.4. Đau bụng: Có  Không 
2.3.5. Gày sút: Có  số Kg……….. Không 
2.3.6. Biểu hiện ngoài đường tiêu hóa
Viêm khớp 
Tổn thương da 
Tổn thương mạch 
Khác 
2.4. Khám thực thể.
2.4.1. Cân nặng: chiều cao BMI
2.4.2. Nhiệt độ: <37.5  37.5-37.8  > 37.8 
2.4.3. Mạch ≤90  >90 
2.4.4. Tim mạch:
Nghe tim: đều , không đều  Tiếng tim bất thường 
Mạch ngoại vi: đều 2 bên  Không đều 2 bên 
2.4.4. Hô hấp:
Rì rào phế nang: rõ  có rale 
2.4.5 Bụng
- Mềm  Không mềm 
- Điểm đau khu trú: có  không 
- Gan: không to  To 
III. Cận lâm sàng
3.1 Công thức máu
- số lượng hồng cầu: < 4  4-5  >5 
- Hemoglobin <105  105-115  >115 
- Tiểu cầu >100  ≥100 
- Bạch cầu <4  4-10  >10 
- Máu lắng 1 h <20  20-30  >30 
3.2 Sinh hóa máu
- CRP: <5  5-30  >30 
- Urê
- Creatinin
- GOT
- GPT
- Albumin
- Protein
- Glucose
3.3 siêu âm ổ bụng:
Bình thường  Xơ gan  sỏi mât 
Sỏi thận  Khác 
3.4 Nội soi đại tràng
- Vị trí tổn thương
Trực tràng  Đại tràng phải 
Đại tràng Sigma  Toàn bộ đại tràng 
Đại tràng trái 
Đại tràng ngang 
- Mức độ tổn thương
Không hoạt động  Nhẹ 
Trung bình  Nặng 
3.5 Kết quả giải phẫu bệnh
IV. Đánh giá thang điểm
4.1 Đánh giá mức độ bệnh của bác sĩ
Bình thường  nhẹ  trung bình  nghiệm trọng 
4.2 Thang điểm Truelove-Witts
Nhẹ  Vừa  Nặng 
4.3 Thang điểm Mayo
0  1-3  4-6  7-9  10-12 

You might also like