You are on page 1of 11

Hệ thống Ngữ âm tiếng Trung

Sự hình thành của âm tiết trong tiếng Trung được tạo thành bởi Thanh mẫu,
Vận mẫu và Thanh điệu. Thanh điệu trong tiếng Trung giống dấu câu trong
tiếng Việt nên thanh điệu khác nhau, ý nghĩa và biểu đạt cũng có thể khác
nhau ( tiếng Trung hiện đại có hơn 400 âm tiết)
Vd: chữ Hăo (Tốt) là âm tiết
H là Thanh mẫu ( Phụ âm trong tiếng Việt)
Ao là Vận mẫu ( Nguyên âm trong tiếng Việt )
Dấu phụ trên Vận mẫu Ao là Thanh điệu ( Giống dấu trong tiếng Việt)

Ví dụ về Thanh Mẫu, Vận mẫu, Biến điệu

Trong tiếng Trung ta có tổng cộng:


– 21 Thanh mẫu (Phụ âm)
– 36 Vận mẫu ( Nguyên âm)
– 4 Thanh điệu cơ bản ( Dấu trong tiếng Việt)
– 1 Thanh điệu phụ trợ

7 Quy tắc Cơ bản trong viết Phiên âm tiếng


Trung
P hiên âm tiếng Trung bao gồm: vận mẫu, thanh mẫu, thanh điệu. Nói

đơn giản là: phiên âm = nguyên âm + phụ âm + dấu.


Những bài trước chúng ta cũng đã tìm hiểu cơ bản về phiên âm trong tiếng
Trung. Để củng cố kiến thức, hôm nay trung tâm Chinese mang tới cho bạn
các Quy tắc viết Phiên âm tiếng Trung
→ Trước khi tìm hiểu Quy tắc chúng ta cũng ôn lại bài:  Phụ âm ( Thanh
mẫu) và Nguyên âm ( Vận mẫu) trong tiếng Trung để học tốt bài này hơn.

Quy tắc viết Phiên âm tiếng Trung Quốc


Quy tắc #1: Các nguyên âm i, in, ing
Khi mở đầu một âm tiết phải thêm y đằng trước

Ví dụ:
i → yi

in →yin

ing→ying

Quy tắc #2: Đối với các nguyên âm: “ ia, ie, iao, ia, iou,
iong”
Khi trở thành một từ có nghĩa thì phải đổi i thành y và thêm thanh điệu.

Ví dụ:
ia → ya → yá                                                 iang → yang → yăng

iao → yao → yăo                                           iou → you →yŏu

iong → yong→ yŏng                                     ie → ye → yě

ian → yan → yăn

Quy tắc #3: Các nguyên âm: “ü, üe, üan, ün”
Khi mở đầu một âm tiết thì bỏ dấu chấm và thêm y đằng trước và thêm thanh
điệu.

ü → yu  → yŭ                                                üe → yue → yuè

üan → yuan → yuán                                      ün → yun → yún

Quy tắc #4: Các nguyên âm “ ü, üe, üan, ün”


Khi ghép với các âm “ j, q, x” thì bo hai dấu chấm trên chữ u, nhưng vẫn giữ
nguyên cách phát âm.

Ví dụ:
jü → ju                              qü → qu                    xü → xu

jüe→ jue                           qüe → que                 xüe → xue

jüan → juan                      qüan → quan             xuân → xuan

jün → jun                         qün → qun                 xün → xun

Quy tắc #5: Các nguyên âm “ ü, üe, üan, ün”


Khi ghép với l và n thì để nguyên hai dấu chấm trên đầu.

Ví dụ: nü; lü

Quy tắc: #6: Các nguyên âm “ ua, uo, uai, uan, uang,
uei, uen, ueng”
Khi mở đầu âm tiết thì phải đổi chữ ü  thành w và thêm thanh điệu. Riêng
nguyên âm ü khi đứng một mình thì phải thêm w vào phía trước.

Quy tắc #7: Đối với các nguyên âm “ iou, uei, uen”
Khi ghép với một phụ âm thì bỏ o, e nhưng vẫn giữ nguyên cách phát âm.

Ví dụ: q + iou→ qiu

7 Quy tắc vàng dạy viết chữ Hán (tiếng Trung)


cơ bản
K hi bạn bắt đầu học tiếng Trung cơ bản, thì việc viết tiếng Trung là việc vô

cùng khó nếu bạn chưa hiểu cấu tạo hay đặc điểm của chữ Hán.

Thực ra, bạn chỉ cần nắm chắc 8 nét cơ bản trong tiếng Trung và các quy
tắc viết chữ Hán là bạn có thể học tiếng Trung tốt rồi.
Việc viết đúng các nét theo đúng thứ tự sẽ giúp cho việc tập viết chữ Hán
chính xác, và đếm chính xác số lượng nét viết của một chữ. Từ đó giúp việc
tra cứu từ điển chính xác và nhanh chóng hơn.
Bài viết đề cập đến nội dung sau: ⇓
 8 Nét cơ bản trong chữ Hán (tiếng Trung)
 Quy tắc viết chữ Hán tiếng Trung
 Các nét viết của chữ Hán

8Nét cơ bản trong chữ Hán (tiếng Trung)

Các nét cơ bản


trong chữ Hán

o Nét ngang: nét thẳng ngang, kéo từ trái sang phải.


o Nét sổ thẳng: nét thẳng đứng, kéo từ trên xuống dưới.
o Nét chấm: một dấu chấm từ trên xuống dưới.
o Nét hất: nét cong, đi lên từ trái sang phải.
o Nét phẩy: nét cong, kéo xuống từ phải qua trái.
o Nét mác: nét thẳng, kéo xuống từ trái qua phải.
o Nét gập: có một nét gập giữa nét.
o Nét móc: nét móc lên ở cuối các nét khác.
Quy tắc viết chữ Hán tiếng Trung
1 Ngang trước sổ sau.

Đây là các quy tắc viết tay thuận, các bạn sẽ cảm thấy viết chữ Hán trong tâm
tay khi tạo được thói quen viết bút tay thuận nhé:

Ví dụ: Với chữ Thập (số mười) 十 Nét ngang sẽ được viết trước sau đó đến
nét dọc.

2 Phẩy trước mác sau.

Các nét xiên trái (丿) được viết trước, các nét xiên phải (乀) viết sau.

Ví dụ: Với chữ Văn  文. Số 8 八。


3 Trên trước dưới sau.

Các nét bên trên được viết trước các nét bên dưới.

VD: Số 2 二  số 3 三。Mỗi nét được viết từ trái qua phải và lần lượt từ trên
xuống dưới.

4 Trái trước phải sau.

Trong chữ Hán các nét bên trái được viết trước, nét bên phải viết sau.

VD: Với chữ “mai” – míng 明 bộ nhật viết trước, bộ nguyệt viết sau

5 Ngoài trước trong sau.

Khung ngoài được viết trước sau đó viết các nét trong sau. Cái này được ví
như xây thành bao trước, có để cổng vào và tiến hành xây dựng bên trong
sau.
VD: Chữ “dùng” 用- Khung ngoài được viết trước, sau đó viết chữ bên trong.

6 Vào trước đóng sau.

Nguyên tắc này được ví như vào nhà trước đóng cửa sau cho các bạn dễ
nhớ nhé.
VD: Chữ “Quốc” trong“Quốc gia” – 囯 khung ngoài được viết trước, sau đó
viết đến bộ vương bên trong và cuối cùng là đóng khung lại => hoàn thành
chữ viết.

7 Giữa trước hai bên sau.

Giữa trước hai bên sau là nguyên tắc căn bản thứ 7 trong viết chữ Hán.
Lưu ý: Giữa trước 2 bên sau được áp dụng khi 2 bên đối xứng nhau (đối
xứng chứ không phải các nét giống nhau, các nét giống nhau theo quy tắc 4:
Trái trước, phải sau).
VD: chữ “nước” trong nước chảy – 水。Nét sổ thẳng được viết trước, sau đó
viết nét bên trái, cuối cùng là nét bên phải.

Sau khi thành thạo với 7 nguyên tắc này thì gặp chữ Hán nào các bạn đều
có thể tháo gỡ một cách đơn giản
– Quy tắc khác: Viết nét bao quanh ở đáy sau cùng
Các thành phần bao quanh nằm dưới đáy của chữ thường được viết sau
cùng, như trong các chữ: 道, 建, 凶,  Bộ 辶 và 廴 viết sau cùng

Phần bổ sung…
1. Viết từ trên xuống dưới, và từ trái qua phải
Theo quy tắc chung, các nét được viết từ trên xuống dưới và từ trái qua phải.
Chẳng hạn, chữ nhất được viết là một đường nằm ngang: 一. Chữ này có 1
nét được viết từ trái qua phải.
Chữ nhị có 2 nét: 二. Trong trường hợp này, cả 2 nét được viết từ trái qua
phải nhưng nét nằm trên được viết trước. Chữ tam có 3 nét: 三. Mỗi nét được
viết từ trái qua phải, bắt đầu từ nét trên cùng.
Quy tắc này cũng áp dụng cho trật tự các thành phần.
Chẳng hạn, chữ 校 có thể được chia thành 2 phần. Phần bên trái (木) được
viết trước phần bên phải (交). Có vài trường hợp ngoại lệ đối với quy tắc này,
chủ yếu xảy ra khi phần bền phải của một chữ có nét đóng nằm dưới (xem
bên dưới).
Khi có phần nằm trên và phần nằm dưới thì phần nằm trên được viết trước rồi
mới đến phần nằm dưới, như trong chữ 品 và chữ 星.
2. Các nét ngang viết trước, các nét dọc viết sau
Khi có nét ngang và nét sổ dọc giao nhau thì các nét ngang thường được viết
trước rồi đến các nét sổ dọc. Như chữ thập (十) có 2 nét. Nét ngang 一 được
viết trước tiên, theo sau là nét sổ dọc 十.
3. Nét sổ thẳng viết sau cùng, nét xuyên ngang viết sau cùng
Các nét sổ dọc xuyên qua nhiều nét khác thường được viết sau cùng, như
trong chữ 聿 và chữ 弗.
Các nét ngang xuyên qua nhiều nét khác cũng thường được viết sau cùng,
như trong chữ 毋 và chữ 舟.
4. Viết các nét xiên trái (nét phẩy) trước, rồi đến các nét xiên phải (nét
mác)
Các nét xiên trái (丿) được viết trước các nét xiên phải (乀) trong trường hợp
chúng giao nhau, như trong chữ 文.
Chú ý quy tắc trên áp dụng cho các nét xiên đối xứng; còn đối với các nét
xiên không đối xứng, như trong chữ 戈, thì nét xiên phải có thể được viết
trước nét xiên trái, dựa theo quy tắc khác.
5. Viết phần ở giữa trước các phần bên ngoài ở các chữ đối xứng về
chiều dọc
Ở các chữ đối xứng theo chiều dọc, các phần ở giữa được viết trước các
phần bên trái hoặc bên phải. Các phần bên trái được viết trước các phần bên
phải, như trong chữ 兜 và chữ 承.
6. Viết phần bao quanh bên ngoài trước phần nội dung bên trong
Các phần bao quanh bên ngoài được viết trước các phần nằm bên trong; các
nét dưới cùng trong phần bao quanh được viết sau cùng nếu có, như trong
chữ 日 và chữ 口. Các phần bao quanh cũng có thể không có nét đáy, như
trong chữ 同 và chữ 月.
7. Viết nét sổ dọc bên trái trước các nét bao quanh
Các nét sổ dọc bên trái được viết trước các nét bao quanh bên ngoài. Trong
hai ví dụ sau đây, nét dọc nằm bên trái (|) được viết trước tiên, theo sau là
đường nằm phía trên cùng rồi đến đường nằm bên phải (┐) (hai đường này
được viết thành 1 nét): chữ 日 và chữ 口.
8. Viết nét bao quanh ở đáy sau cùng
Các thành phần bao quanh nằm dưới đáy của chữ thường được viết sau
cùng, như trong các chữ: 道, 建, 凶.
9. Viết các nét chấm, nhỏ sau cùng
Các nét nhỏ thường được viết sau cùng, như nét chấm nhỏ trong các chữ
sau đây: 玉, 求, 朮.
Các nét viết của chữ Hán
Chữ Hán trông có nhiều nét phức tạp, nhưng phân tích kỹ ra thì các nét dùng
trong chữ Hán chỉ bao gồm 6 nét cơ bản và một số nét viết riêng có quy định
cách viết. Việc viết đúng các nét và theo thứ tự giúp cho việc viết chính xác
chữ Hán, và đếm chính xác số lượng nét viết của một chữ và do đó giúp việc
tra cứu từ điển chính xác và nhanh chóng hơn. Các nét viết của chữ Hán như
sau

1. Nét ngang, viết từ trái qua phải: 大


2. Nét sổ đứng (dọc), viết từ trên xuống dưới: 丰
3. Nét phẩy, viết từ trên phải xuống trái dưới: 八
4. Nét mác, viết từ trên trái xuống phải dưới: 八
5. Nét chấm: 六
6. Nét hất: 汁
7. Nét ngang có móc: 欠
8. Nét sổ đứng (dọc) có móc: 小
9. Nét cong có móc:了
10. Nét mác có móc: 我
11. Nét sổ đứng (dọc) kết hợp gập phải: 四
12. Nét ngang kết hợp nét gập đứng:口
13. Nét đứng kết hợp với bình câu và móc: 儿
14. Nét phẩy về trái kết thúc bởi chấm: 女
15. Nét ngang kết hợp với nét gập có móc: 月
16. Nét ngang kết hợp nét phẩy: 又
17. Nét phẩy kết hợp nét gập phải:幺
18. Nét sổ dọc kết hợp nét hất: 长
19. Nét sổ với 2 lần gập và móc: 弟
20. Nét ngang kết hợp nét phẩy và nét cong có móc: 队
21. Nét ngang kết hợp gập cong có móc: 九
22. Nét ngang kết hợp sổ cong:  没
23. Nét ngang với 3 lần gập và móc:  乃
24. Nét ngang kết hợp nét mác có móc:  风
25. Nét ngang với 2 lần gập và phẩy:  及
26. Nét sổ đứng kết hợp nét gập và phẩy: 专
27. Nét sổ đứng với 2 lần gập:  鼎
28. Nét ngang với 2 lần gập:  凹
29. Nét ngang với 3 lần gập:  凸

You might also like