You are on page 1of 85

BUỔI 1: Làm quen với bảng chữ cái – Dòng BUỔI 1: Hình vuông, hình tròn

kẻ, ô ly, nét ngang, nét sổ thẳng


BUỔI 2: Làm quen với thanh huyền – nét BUỔI 2: Hình chữ nhật, hình tam giác.
xiên trái, nét xiên phải
BUỔI 3: Làm quen với thanh sắc – nét móc BUỔI 3 : Luyện tập - Hình vuông, hình
ngược, nét móc xuôi, nét móc hai đầu. tròn - Hình chữ nhật, hình tam giác.
BUỔI 4 : Làm quen với thanh hỏi – nét cong BUỔI 4: Số 1
trái, nét cong phải, nét cong kín.
BUỔI 5 : Làm quen với thanh ngã – nét BUỔI 5: Số 2
khuyết trên, nét khuyết dưới.
BUỔI 6 : Làm quen với thanh nặng – nét BUỔI 6: Số 3
xoắn, nét thắt trên nét thắt giữa.
BUỔI 7: Làm quen chữ i, tập viết chữ i. BUỔI 7 : Ôn số 1-2-3
BUỔI 8 : Làm quen chữ t, tập viết chữ t. BUỔI 8 : Số 4
BUỔI 9 : Làm quen chữ u, tập viết chữ u. BUỔI 9 : Số 5
BUỔI 10 : Làm quen chữ ư, tập viết chữ ư. BUỔI 10 : Số 6
BUỔI 11: Làm quen chữ p, tập viết chữ p. BUỔI 11: Ôn số 4-5-6
BUỔI 12: Làm quen chữ n, tập viết chữ n. BUỔI 12: Số 7
BUỔI 13: Làm quen chữ m, tập viết chữ m. BUỔI 13: Số 8
BUỔI 14: Làm quen chữ v, tập viết chữ v. BUỔI 14: Số 9
BUỔI 15: Làm quen chữ s, tập viết chữ s. BUỔI 15: Ôn số 7-8-9
BUỔI 16: Làm quen chữ r, tập viết chữ r. BUỔI 16 : Số 0
BUỔI 17 : Làm quen chữ tr, tập viết chữ tr. BUỔI 17 : Số 10
BUỔI 18: Làm quen chữ o, tập viết chữ o. BUỔI 18 : Ôn số lượng từ 1-10
BUỔI 19 : Làm quen chữ ô, tập viết chữ ô. BUỔI 19: Nhiều hơn – ít hơn – bằng
nhau.
BUỔI 20: Làm quen chữ ơ, tập viết chữ ơ. BUỔI 20: Bằng nhau – dấu =
BUỔI 21: Làm quen chữ c, tập viết chữ c. BUỔI 21: Lớn hơn – dấu >
BUỔI 22: Làm quen chữ x, tập viết chữ x. BUỔI 22: Bé hơn – dấu <
BUỔI 23: Làm quen chữ e, tập viết chữ e. BUỔI 23: Luyện tập dấu <; >; =
BUỔI 24: Làm quen chữ ê, tập viết chữ ê. BUỔI 24: Toán gộp trong phạm vi 10
BUỔI 25: Làm quen chữ a, tập viết chữ a. BUỔI 25: Toán tách trong phạm vi 10
BUỔI 26: Làm quen chữ ă, tập viết chữ ă. BUỔI 26: Phép cộng, dấu + _ Phép cộng
trong phạm vi 2.
BUỔI 27: Làm quen chữ â, tập viết chữ â. BUỔI 27: Phép cộng trong phạm vi 3.
MỤC LỤC GIÁO ÁN
BUỔI 28: Làm quen chữ d, tập viết chữ d. BUỔI 28: Phép cộng trong phạm vi 4.
BUỔI 29: Làm quen chữ đ, tập viết chữ đ. BUỔI 29: Phép cộng trong phạm vi 5.
BUỔI 30: Làm quen chữ q, tập viết chữ q. BUỔI 30: Luyện tập phép cộng trong
phạm vi từ 1 đến 5.
BUỔI 31: Làm quen chữ qu, tập viết chữ BUỔI 31: Phép cộng trong phạm vi 6.
qu.
BUỔI 32: Làm quen chữ l, tập viết chữ l. BUỔI 32: Phép cộng trong phạm vi 7. B
BUỔI 33: Làm quen chữ b, tập viết chữ b. BUỔI 33: Phép cộng trong phạm vi 8. U

BUỔI 34: Làm quen chữ h, tập viết chữ h. BUỔI 34: Phép cộng trong phạm vi 9. I
BUỔI 35: Làm quen chữ th, tập viết chữ BUỔI 35: Phép cộng trong phạm vi 10.
th.
BUỔI 36: Làm quen chữ nh, tập viết chữ BUỔI 36: Luyện tập phép cộng trong
nh. phạm vi từ 6 đến 10.
BUỔI 37: Làm quen chữ ch, tập viết chữ BUỔI 37: Khối hộp chữ nhật – khối lập
ch. phương.
BUỔI 38: Làm quen chữ ph, tập viết chữ BUỔI 38: Phép trừ, dấu - _Phép trừ
ph. trong phạm vi 2.
BUỔI 39: Làm quen chữ k, tập viết chữ k. BUỔI 39: Phép trừ trong phạm vi 3.
BUỔI 40: Làm quen chữ kh, tập viết chữ BUỔI 40: Phép trừ trong phạm vi 4.
kh.
BUỔI 41: Làm quen chữ i, tập viết chữ i. BUỔI 41: Phép trừ trong phạm vi 5.
BUỔI 42: Làm quen chữ g, tập viết chữ BUỔI 42: Luyện tập phép trừ trong
gh. phạm vi từ 1 đến 5.
BUỔI 43: Làm quen chữ gh, tập viết chữ BUỔI 43: Phép trừ trong phạm vi 6.
gh.
BUỔI 44: Làm quen chữ gi, tập viết chữ BUỔI 44: Phép trừ trong phạm vi 7.
gi.
BUỔI 45: Làm quen chữ ng, tập viết chữ BUỔI 45: Phép trừ trong phạm vi 8.
ng.
BUỔI 46: Làm quen chữ ngh, tập viết chữ BUỔI 46: Phép trừ trong phạm vi 9.
ngh.
BUỔI 47: Ôn 29 chữ cái và 11 âm ghép – BUỔI 47: Phép trừ trong phạm vi 10.
Luyện viết vở ô ly.
BUỔI 48: Ôn 29 chữ cái và 11 âm ghép – BUỔI 48: Luyện tập phép trừ trong
Luyện viết vở ô ly. phạm vi từ 6 đến 10.
BUỔI 49: Ôn 29 chữ cái và 11 âm ghép –
Luyện viết vở ô ly.
1: TIẾNG VIỆT
LÀM QUEN VỚI BẢNG CHỮ CÁI
DÒNG KẺ, Ô LY, NÉT NGANG, NÉT SỔ THẲNG
1. Làm quen với bảng chữ cái.
- Cô giới thiệu 29 chữ cái và 11 phụ âm ghép cho trẻ làm quen
- Cô đọc bảng chữ cái cho trẻ nghe.
- Cho cả lớp đọc bảng chữ cái cùng cô 2 lượt
2. Hướng dẫn dòng kẻ, ô ly
a. Dòng kẻ (đường kẻ)
- Cho cả lớp đứng lên, giơ tay phải lên trời kéo tay theo hướng từ trên xuống dưới (chỉ
xuống đất) (làm 3 lần và cho trẻ nói cùng cô “kéo từ trên xuống dưới”
- Cô giới thiệu trên bảng to của cô có những dòng kẻ kéo từ trên xuống dưới (cho cả lớp
nhắc lại kéo từ trên xuống dưới còn cô dùng ngón trỏ vẽ theo dòng kẻ đó). Cô gọi đó là
đường kẻ dọc.
- Cho trẻ nhắc lại tên đường kẻ dọc (cá nhân, cả lớp), sau đó cô nhấn mạnh lại đường kẻ
dọc đưa từ trên xuống dưới
- Hướng dẫn trẻ để bảng đúng cách
- Cho trẻ lấy phấn viết đường kẻ dọc đưa từ trên xuống dưới vào bảng. (viết nhiều) (khi
cô nói cô làm luôn cho trẻ xem sau đó quan sát sửa sai cho trẻ)
- Cho trẻ giơ bảng kiểm tra
- Cho trẻ đứng lên đưa ngón trỏ sang bên trái kéo chỉ sang bên phải (cho trẻ làm 2,3 lần
và nói chỉ sang bên trái kéo sang bên phải)
- Nhìn lên bảng to của cô và giới thiệu đây là đường kẻ ngang
- Cho HS viết đường kẻ ngang vào bảng (cô quan sát nhận xét)
- Cho trẻ giơ bảng lên kiểm tra
- Cho trẻ quan sát bảng của cô có những đường kẻ to hơn (đậm hơn) và đường kẻ nhỏ
hơn (mờ hơn). Cô chỉ vào đường kẻ cho trẻ nói to, nhỏ. Trên bảng cô có những đường kẻ
ngang to, nhỏ, các con nhìn vào bảng mình xem có đường kẻ ngang to, nhỏ không? Cho
trẻ vẽ ngón tay theo đường nằm ngang to, cô gọi đường nằm ngang to là đường kẻ ngang
đậm. Tiếp tục cho trẻ vẽ ngón tay theo đường nằm ngang nhỏ, cô gọi là đường nằm
ngang nhỏ là đường kẻ ngang mờ. Cho cả lớp chỉ tay và nhắc lại. Tương tự như vậy cô
cũng có đường kẻ dọc đậm và đường kẻ dọc mờ. Cô chỉ tay vào đường kẻ dọc và cho trẻ
nói đường kẻ dọc đậm, đường kẻ dọc mờ
- Cho trẻ nhìn vào bảng dùng phấn chấm các chấm tròn ở đầu mép bên trái của những
đường kẻ ngang đậm.

- Cho trẻ đứng lên thư giãn chạy tại chỗ và hỏi trẻ chân chạy ở đâu? (ở trên mặt đất, k đi
lên trời,k đi xuống ao). Chữ cũng vậy, chữ phải viết trên đường kẻ.Các con dùng khăn
xoá chấm trên cùng đi, để lại chấm thứ 2 từ trên xuống thôi. cô chỉ tay vào đường kẻ
ngang đậm và nói chúng ta tạm gọi đây là mặt đất, chữ sẽ nằm trên mặt đất.
b. Ô ly
* Độ cao
- Cho trẻ chơi trò chơi xây nhà (xây nhà 1 tầng tay chạm đầu gối, xây nhà 2 tầng tay
chạm vào vai, xây nhà 3 tầng tay chạm vào đầu, xây nhà cao tầng cho trẻ nhảy lên trên)
- Hỏi trẻ: xây nhà thường xây ở đâu? (trên mặt đất)
- Cô vẽ lên bảng cách xây nhà:
+ Nhà 1 tầng được tạo bởi 1 ô ly. Nhà 2 tầng là 2 ô ly...nhà 5 tầng là ô ly
+ Cho trẻ vẽ vào bảng. Cô quan sát và nhận xét

1T 2T 3T 4T 5T
- Cho trẻ xây thêm 1 nhà 2 tầng nữa rồi hỏi nhà xây ở dưới đất gọi là tầng gì? (tầng hầm)
- Cô vẽ mô phỏng 2 tầng hầm cho trẻ vẽ vào bảng.
- Tiếp tục xây nhà 2 tầng và 3 tầng hầm (cô vẽ lên bảng và cho trẻ vẽ vào bảng của trẻ)
- Cho trẻ giơ bảng lên kiểm tra.
* Độ rộng
- Xác định mặt đất, xây nhà 1 tầng vào bảng sau đó xây tiếp nhà 1 tầng nữa ngay sát bên
cạnh ngôi nhà vừa xây.Cô nói ngôi nhà này có 2 căn phòng cô gọi là nhà rộng 2 ô ly.
Tương tự với các ngôi nhà có độ rộng khác nhau.

1P 2P 3P 4P 5Phòng
- Cô xây nhà rộng 1 phòng sau đó lấy phấn chia đôi căn phòng đó và 1 phòng này được
ngăn vách ngăn làm 2 phần, mỗi phần có độ rộng là nửa căn phòng, chúng ta gọi là nửa ly
0.5

0.5

- Cho trẻ xây nhà nửa ly, 1.5ly, 2.5ly....


- Cho trẻ giơ bảng cô nhận xét
3. Hướng dẫn viết nét ngang, nét thẳng.
a. Phân tích cấu tạo, cách viết

* Nét ngang
- Cấu tạo: Nét ngang có độ rộng 2 ly
(2 ô vuông)
- Cách viết: Đặt bút trên đường
giao nhau giữa đường kẻ dọc 2 và
đường kẻ ngang số 3, kéo nét ngang
từ trái sang phải, tới điểm giao nhau
giữa đường kẻ dọc số 4 và đường
kẻ ngang số 3 thì dừng bút.
* Nét sổ thẳng
- Cấu tạo: Nét sổ thẳng có độ cao
2 ly (2 ô vuông).
- Cách viết: Đặt bút trên đường
giao nhau giữa đường kẻ dọc số 3 và
đường kẻ ngang số 3, đưa bút viết 1 nét
thẳng xuống phía dưới chạm đường kẻ
đậm 1 thì dừng bút.

b. HS tập viết bảng con.


c. HS tập viết vở tập viết hoặc vở ô ly.
- Trước khi viết GV giới thiệu tư thế ngồi, cách cầm bút đúng cách:
+ Ngồi lưng thẳng, chân vuông góc mặt sàn,đầu hơi cúi
+ Cầm bút bằng tay phải, dùng ngón cả và ngón trỏ cầm giữ bút, ngón giữa đỡ bút. Thân
bút dọc theo cẳng tay phải. Không ấn mạnh quá.
- GV cho trẻ cầm bút và sửa lỗi
- Gv cho trẻ cầm bút viết trên không 2 nét vừa học rồi cho viết vào vở. Trong quá trình
viết cô quan sát, sửa lỗi cho HS.
d. Nhận xét, khen ngợi HS.
e. Giao về nhà viết bài
            

BUỔI 2: TIẾNG VIỆT


LÀM QUEN VỚI THANH HUYỀN, NÉT XIÊN TRÁI, NÉT XIÊN PHẢI
1. Làm quen với thanh huyền
- HS đồng thanh đọc lại bảng chữ cái cùng cô 2 lượt.
- Giới thiệu thanh huyền
+ Cô cho trẻ xem ảnh có thanh huyền, cô giới thiệu đây là thanh huyền
+ Cho cả lớp đọc to “thanh huyền” 3 lần
+ Cho trẻ làm động tác chào bằng tay phải và nói khi chúng ta giơ tay phải lên chạm và
đầu lông mày bên phải nhìn sẽ giống thanh huyền đúng không nào
- Cô viết mẫu thanh huyền lên bảng, vừa viết vừa nói cách viết
- Cho trẻ viết thanh huyền vào bảng con
- Cho trẻ xem 1 số hình ảnh , dưới hình ảnh có những tiếng có thanh huyền để trẻ nhận ra
thanh huyền trong các tiếng.
1. Hướng dẫn viết nét xiên trái, nét xiên phải.
a. Phân tích cấu tạo, cách viết

* Nét xiên trái


- Cấu tạo: Nét xiên trái cao 2 ly, rộng
1 ly.
- Cách viết: Đặt bút trên đường giao
nhau giữa đường kẻ dọc số 2 và
đường kẻ ngang số 3, kéo 1 nét xiên
về bên phải xuống phía dưới chạm
góc trên đường kẻ ngang đậm 1 thì
dừng bút. Lưu ý nét xiên trái chỉ rộng
1 ô ly.
* Nét xiên phải
- Cấu tạo: Nét xiên phải cao 2 ly,
rộng 1 ly.
- Cách viết: Đặt bút trên đường giao
nhau giữa đường kẻ dọc số 3 và
đường kẻ ngang số 3, kéo 1 nét xiên
về bên trái xuống phía dưới chạm
góc trên đường kẻ ngang đậm 1 thì
dừng bút. Lưu ý nét xiên
phải chỉ rộng 1 ly.

b. HS tập viết bảng con.


- GV quan sát, sửa lỗi cho HS
c. HS tập viết vở tập viết hoặc vở ô ly.
- Nhắc lại tư thế ngồi, cách cầm bút
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
d. Nhận xét, khen ngợi HS.
e. Giao về nhà viết bài

TOÁN
HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN
1. Giới thiệu hình vuông.
- GV treo mẫu hình vuông lên bảng hoặc cho trẻ quan sát hình qua màn hình máy vi tính
- HS quan sát, nhận xét.
+ Hình vuông có bao nhiêu cạnh? Các cạnh như thế nào với nhau? (Hình vuông có 4
cạnh, các cạnh dài bằng nhau)
- Gv hướng dẫn cách vẽ hình trên bảng to
+ Hướng dẫn lấy tọa độ trên bảng con: Trên đường kẻ dọc 1 cắt đường kẻ ngang 5 lấy
điểm số 1, trên đường kẻ dọc và ngang 1 lấy điểm số 2, trên đường kẻ dọc 5 cắt với
đường kẻ ngang 1 lấy điểm số 3, trên đường kẻ dọc và ngang 5 lấy điểm số 4.
+ Nối từ điếm số1 đến 2 rồi đến 3 và 4
- HS tập vẽ bảng con.
2. Giới thiệu hình tròn.
- GV treo mẫu hình tròn lên bảng hoặc cho trẻ quan sát hình qua màn hình vi tính
- HS quan sát, nhận xét.
+ Hình tròn có đặc điểm gì? (Không có cạnh như hình vuông)
- GV hướng dẫn vẽ hình tròn trên bảng to: Từ đường kẻ dọc 3 cắt với đường kẻ ngang 5
đặt bút vẽ nét cong chạm vào các đường kẻ dọc và kẻ ngang đậm của ô li to.
- HS tập vẽ vào bảng con
3. Nhận xét, khen ngợi HS.
            
BUỔI 3: TIẾNG VIỆT
LÀM QUEN VỚI THANH SẮC
NÉT MÓC NGƯỢC, NÉT MÓC XUÔI, NÉT MÓC HAI ĐẦU
1. Làm quen với thanh sắc
- HS đồng thanh đọc lại bảng chữ cái cùng cô 2 lượt.
- Giới thiệu thanh sắc
+ Cô cho trẻ xem ảnh có thanh sắc. Hôm trước cô và các con được học thanh huyền rồi,hôm
nay chúng mình học 1 thanh đối ngược với thanh huyền đó là thanh sắc
+ Cho cả lớp đọc to “thanh sắc” 3 lần
+ Cho trẻ làm động tác chào bằng tay trái và nói khi chúng ta giơ tay trái lên chạm và đầu
lông mày bên trái nhìn sẽ giống thanh sắc. Cho trẻ ôn lại thanh huyền khi chơi trò chơi này
luôn.
- Cô viết mẫu thanh sắc lên bảng, vừa viết vừa nói cách viết
- Cho trẻ viết thanh sắc vào bảng con
- Cho trẻ xem 1 số hình ảnh , dưới hình ảnh có những tiếng có thanh sắc để trẻ nhận ra thanh
sắc trong các tiếng.
2. Hướng dẫn viết nét móc ngược, nét móc xuôi, nét móc hai đầu.
*Nét móc ngược
- Cấu tạo: Nét móc ngược cao 2 ly,
rộng 1 ly.
- Cách viết: Đặt bút trên đường giao
nhau giữa đường kẻ dọc số 2 và
đường kẻ ngang số 3, kéo 1 nét thẳng
xuống dưới chạm đường kẻ ngang số
1 thì đưa bút hất lên chạm góc giao
nhau giữa đường kẻ ngang số 2 và
đường kẻ dọc số 3 thì dừng bút.

* Nét móc xuôi


- Cấu tạo: Nét móc xuôi cao 2 ly,
rộng 1 ly.
- Cách viết: Đặt bút trên đường kẻ
dọc số 2 tại vị trí giữa đường kẻ
ngang số 2 và đường kẻ ngang số 3,
đưa bút vòng lên trên sang phải
chạm đường kẻ dọc số 3 sau đó kéo
thẳng xuống chạm đường kẻ ngang
số 1 thì dừng bút.
* Nét móc hai đầu
- Cấu tạo: Nét móc hai đầu cao 2 ly,
rộng 2,5 ly.
- Cách viết: Đặt bút trên đường
giao nhau giữa đường kẻ ngang 2
và đường kẻ dọc 2, đưa bút lên trên
sang phải chạm điểm giao nhau
giữa đường kẻ ngang 3 và đường kẻ
dọc 3 thì hơi đưa bút ra 1 chút tới
giữa ô thì kéo thẳng xuống dưới
chạm đường kẻ ngang 1 rồi hất lên
dừng bút ở giữa đường kẻ dọc 4
và 5 trên đường kẻ ngang 2.

3. HS tập viết bảng con.


- GV quan sát, sửa lỗi cho HS
4. HS tập viết vở tập viết hoặc vở ô ly.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
5. Nhận xét, khen ngợi HS.
6. Giao về nhà viết bài
TOÁN
HÌNH CHỮ NHẬT, HÌNH TAM GIÁC
1. Giới thiệu hình chữ nhật.
- GV treo mẫu hình chữ nhật lên bảng hoặc cho trẻ quan sát hình qua màn hình máy vi tính
- HS quan sát, nhận xét.
+ Hình chữ nhật có bao nhiêu cạnh? Các cạnh có gì khác so với hình vuông? (Hình chữ nhật
có 4 cạnh, có 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn dài bằng nhau)
- Gv hướng dẫn cách vẽ hình trên bảng to
+ Hướng dẫn lấy tọa độ trên bảng con: Trên đường kẻ dọc 1 cắt đường kẻ ngang 3 lấy điểm
số 1, trên đường kẻ dọc và ngang 1 lấy điểm số 2, trên đường kẻ dọc 5 cắt với đường kẻ
ngang 1 lấy điểm số 3, trên đường kẻ dọc 5 cắt đường kẻ ngang 3 lấy điểm số 4.
+ Nối từ điếm số1 đến 2 rồi đến 3 và 4
- HS tập vẽ bảng con.
2. Giới thiệu hình tam giác.
- GV treo mẫu hình tam giác lên bảng.
- HS quan sát, nhận xét.
+ Hình tam giác có bao nhiêu cạnh? Có bao nhiêu góc? (Hình tam giác có 3 cạnh, 3 góc)
- GV hướng dẫn cách vẽ hình.
+ Hướng dẫn lấy tọa độ trên bảng con: Trên đường kẻ dọc 3 cắt đường kẻ ngang 5 lấy điểm
số 1, trên đường kẻ dọc 1 cắt đường kẻ ngang 1 lấy điểm số 2, trên đường kẻ dọc 5 cắt với
đường kẻ ngang 1 lấy điểm số 3.
- HS tập vẽ bảng con.
3. Nhận xét, khen ngợi HS.
            

BUỔI 4: TIẾNG VIỆT


LÀM QUEN VỚI THANH HỎI
NÉT CONG TRÁI, NÉT CONG PHẢI, NÉT CONG KÍN
1. Làm quen với thanh hỏi
- HS đồng thanh đọc lại bảng chữ cái cùng cô 2 lượt.
- Giới thiệu thanh hỏi
+ Cô cho trẻ xem ảnh có thanh hỏi. Đây là thanh hỏi, các con nhìn có giống cái móc câu cá
không nào
+ Cho cả lớp đọc to “thanh hỏi” 3 lần
- Cô viết mẫu thanh hỏi lên bảng, vừa viết vừa nói cách viết
- Cho trẻ viết thanh hỏi vào bảng con
- Cho trẻ xem 1 số hình ảnh , dưới hình ảnh có những tiếng có thanh hỏi để trẻ nhận ra thanh
hỏi trong các tiếng.
2. Hướng dẫn viết nét cong trái, nét cong phải, nét cong kín.
* Nét cong trái:
- Cấu tạo: Nét cong trái cao 2 ly, rộng
1,5 ly.
- Cách viết: Đặt bút dưới đường kẻ
ngang 3 một chút, đưa bút lên trên
viết nét cong sang bên trái chạm
đường kẻ ngang 3 sau đó chạm
đường kẻ dọc 1 rồi kéo vòng xuống
chạm đường kẻ ngang 1 tới giữa ô
vuông 2 thì dừng bút.
* Nét cong phải:
- Cấu tạo: Nét cong phải cao 2 ly,
rộng 1,5 ly.
- Cách viết: Đặt bút dưới đường kẻ
ngang 3 một chút, đưa bút lên trên
viết nét cong sang bên phải chạm
đường kẻ ngang 3 sau đó chạm
đường kẻ dọc 3 rồi kéo vòng xuống
chạm đường kẻ ngang 1 tới giữa ô
vuông 1 thì dừng bút.
* Nét cong kín.
- Cấu tạo: Nét cong kín cao 2 ly, rộng
1,5 ly.
- Cách viết: Đặt bút dưới đường kẻ
ngang 3 một chút, đưa bút lên trên
viết nét cong sang bên trái chạm
đường kẻ ngang 3 sau đó chạm
đường kẻ dọc 1 rồi kéo vòng xuống
chạm đường kẻ ngang 1 rồi vòng lên
trên chạm đường kẻ dọc 3 và chạm
điểm đặt bút
đầu tiên thì dừng bút.
1. HS tập viết bảng con.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS
2. HS tập viết vở tập viết hoặc vở ô ly.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
3. Nhận xét, khen ngợi HS.
4. Giao về nhà viết bài
TOÁN
LUYỆN TẬP HÌNH VUÔNG, HÌNH
TRÒN, HÌNH TAM GIÁC, HÌNH
CHỮ NHẬT
1. Cho trẻ nhận biết lại các hình
- GV treo mẫu 4 hình lên bảng.
- HS quan sát, nêu lại đặc điểm của các hình
2. Nhận xét, khen ngợi trẻ
             

BUỔI 5: TIẾNG VIỆT


LÀM QUEN VỚI THANH NGÃ
NÉT KHUYẾT TRÊN, NÉT KHUYẾT DƯỚI
1. Làm quen với thanh ngã
- HS đồng thanh đọc lại bảng chữ cái cùng cô 2 lượt.
- Giới thiệu thanh ngã
+ Cô cho trẻ xem ảnh có thanh ngã. Đây là thanh ngã
+ Cho cả lớp đọc to “thanh ngã” 3 lần
- Cô viết mẫu thanh ngã lên bảng, vừa viết vừa nói cách viết
- Cho trẻ viết thanh ngã vào bảng con
- Cho trẻ xem 1 số hình ảnh, dưới hình ảnh có những tiếng có thanh ngã để trẻ nhận ra
thanh ngã trong các tiếng.
2. Hướng dẫn viết nét khuyết trên, nét khuyết dưới.
* Nét khuyết trên.
- Cấu tạo: Nét khuyết trên cao 5 ly,
rộng 1,5 ly.
- Cách viết: Đặt bút trên đường kẻ
ngang 2 cách dòng kẻ dọc đậm 1 nửa
ô ly, đưa bút đi qua góc giao giữa
đường kẻ ngang 3 và đường kẻ dọc 1
rồi tiếp tục kéo lên đi qua góc giao
giữa đường kẻ ngang 5 và đường kẻ
dọc 2 rồi vòng sang trái chạm đường
kẻ ngang 6 sau đó vòng kéo xuống
viết nét thẳng trên đường kẻ dọc 1.
Dừng bút tại đường kẻ ngang 1.
* Nét khuyết dưới.
- Cấu tạo: Nét khuyết dưới cao 5 ly,
rộng 1,5 ly.
- Cách viết: Đặt bút tại góc giao
nhau giữa đường kẻ ngang 3 và
đường kẻ dọc 1, kéo bút viết nét sổ
thẳng từ trên xuống dưới, tới đường
kẻ ngang 3 thì hơi lượn cong sang
trái chạm đường kẻ ngang 2 thì
vòng lên rồi kéo thẳng đi qua góc
giao nhau giữa đường kẻ ngang
1(5) và đường kẻ dọc 1, dừng bút trên
đường kẻ ngang 2 tại điểm giữa đường
kẻ dọc 1 và 2.
3. HS tập viết bảng con.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS
4. HS tập viết vở tập viết hoặc vở ô ly.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
5. Nhận xét, khen ngợi HS.
6. Giao về nhà viết bài
TOÁN
SỐ 1
1. Giới thiệu số 1
- GV treo mẫu số 1 lên bảng.
- HS quan sát, nhận xét.
+ Số 1 cao bao nhiêu ly? Rộng bao nhiêu ly? (Cao 2 ô ly, rộng 0.5 ô ly)
+ Số 1 được tạo bởi bao nhiêu nét? Đó là những nét nào? (Tạo bởi 2 nét là nét xiên và nét
thẳng)
2. GV hướng dẫn cách viết số 1.
+ Hướng dẫn lấy tọa độ trên bảng con: Giữa đường kẻ dọc 2, 3 và giữa đường kẻ ngang
2,3 lấy điểm số 1, trên đường kẻ dọc 3 cắt đường kẻ ngang 3 lấy điểm số 2, trên đường kẻ
dọc 3 cắt ngang đường kẻ ngang 1 lấy điểm số 3.
+ Nối điểm 1 đến 2 rồi từ 2 đến 3.
- HS tập vẽ bảng con
3. GV hướng dẫn HS làm bài tập trong sách toán
4. Nhận xét, khen ngợi HS.
             

BUỔI 6 : TIẾNG VIỆT


LÀM QUEN VỚI THANH NẶNG
NÉT XOẮN, NÉT THẮT TRÊN, NÉT THẮT GIỮA
1. Làm quen với thanh nặng
- HS đồng thanh đọc lại bảng chữ cái cùng cô 2 lượt.
- Giới thiệu thanh nặng
+ Cô cho trẻ xem ảnh có thanh nặng. Đây là thanh nặng
+ Cho cả lớp đọc to “thanh nặng” 3 lần
- Cô viết mẫu thanh nặng lên bảng, vừa viết vừa nói cách viết
- Cho trẻ viết thanh nặng vào bảng con
-Cho trẻ xem 1 số hình ảnh, dưới hình ảnh có những tiếng có thanh nặng để trẻ nhận ra
thanh nặng trong các tiếng.
2. Hướng dẫn viết nét xoắn,nét thắt trên, nét thắt giữa.
* Nét xoắn
- Cấu tạo: Nét xoắn cao hơn 2 ly một chút, rộng 1 ly.
- Cách viết: Đặt bút trên đường kẻ ngang 1 ở giữa
dòng kẻ dọc 1 và 2, đưa bút lên tới góc giao nhau giữa
đường kẻ ngang 3 và đường kẻ dọc 2 sau đó viết xoắn 1
nét nhỏ theo chiều từ phải sang trái rồi đưa bút sang
phải trên đường kẻ ngang 3, tới giữa đường kẻ dọc 2 và
3 thì dừng bút.
* Nét thắt trên
- Cấu tạo: Nét thắt trên cao 2 ly, rộng 1 ly.
- Cách viết: Đặt bút tại góc giao đường kẻ ngang 1 và
đường kẻ dọc 2, đưa bút lên hơi cong về bên trái sau đó
xoắn 1 vòng xoắn nhỏ chạm vào góc giao giữa đường
kẻ ngang 3 và đường kẻ dọc 2 theo chiều từ phải sang
trái rồi đưa bút sang phải chạm vào đường kẻ dọc 3 tại
điểm giữa đường kẻ ngang 2 và 3 thì dừng bút.
* Nét thắt giữa
- Cấu tạo: Nét thắt giữa cao 2 ly, rộng 2,5 ly.
- Cách viết: Đặt bút tại góc giao nhau giữa đường kẻ
dọc 1 và đường kẻ ngang 2, đưa bút lên sang bên phải
giống cách viết nét móc hai đầu. Tuy nhiên ở nét thắt
giữa thì ta xoắn 1 nét xoắn nhỏ tại góc giao giữa đường
kẻ dọc 2 và đường kẻ ngang 3 sau đó kéo thẳng xuống
dưới chạm đường kẻ ngang 1 rồi hất lên dừng bút trên
đường kẻ ngang 2 tại giữa đường kẻ dọc 3 và 4.

3. HS tập viết bảng con.


- GV quan sát, sửa lỗi cho HS
4. HS tập viết vở tập viết hoặc vở ô ly.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
5. Nhận xét, khen ngợi HS.
6. Giao về nhà viết bài

TOÁN
SỐ 2
1. Giới thiệu số 2.
- GV treo mẫu số 2 lên bảng.
- HS quan sát, nhận xét.
+ Số 2 cao bao nhiêu ly? Rộng bao nhiêu ly? (Cao 2 ly, rộng 1 ly)
+ Số 2 được tạo bởi bao nhiêu nét? Đó là những nét nào? (Tạo bởi 2 nét là nét cong xiên
và nét ngang)
2. GV hướng dẫn cách viết số 2.
+ Hướng dẫn lấy tọa độ trên bảng con: Trên đường kẻ dọc 2 tại điểm giữa dòng kẻ ngang
2,3 lấy điểm số 1. Trên đường kẻ ngang 3 tại điểm giữa đường kẻ dọc 2 và 3 lấy điểm số
2. Trên đường kẻ dọc 3 tại điểm giữa đường kẻ ngang 2 và 3 lấy điểm số 3. Tại góc giao
giữa đường kẻ ngang 1 và đường kẻ dọc 2 lấy điểm số 4. Tại góc giao giữa đường kẻ
ngang 1 và đường kẻ dọc 3 lấy điểm số 5.
+ Ta bắt đầu nối điểm 1,2,3,4,5 như sau: Từ điểm 1 đưa bút cong lên sang bên phải chạm
điểm 2 rồi vòng xuống chạm điểm 3, kéo thẳng chéo xuống sang bên trái chạm điểm 4 rồi
viết 1 nét ngang ngắn chạm điểm 5 thì dừng bút.
- HS tập vẽ bảng con.
3. GV hướng dẫn HS viết vở
4. Nhận xét, khen ngợi HS.
               

BUỔI 7 : TIẾNG VIỆT


LÀM QUEN CHỮ i – TẬP VIẾT CHỮ i
1. Làm quen với chữ i

- Cho trẻ chơi trò chơi vẽ khuôn mặt trên bảng con để ôn lại các thanh đã học
- Giới thiệu chữ i
-Cô phát âm chữ i 3 lần, cho trẻ phát âm lại theo cô theo hình thức cả lớp, bạn trai,
bạn gái, cá nhân.
- Cô phân tích cấu tạo chữ i in thường gồm 1 nét sổ thẳng và 1 dấu chấm trên đầu âm i.
- Cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ i
-Cô đọc mẫu bài luyện đọc trong vở luyện đọc và cho trẻ đọc theo với các hình thức khác
nhau.
- Hướng dẫn trẻ làm nhanh bài tập trong vở luyện đọc.
1. Hướng dẫn viết chữ i
- Cấu tạo: Chữ i cao 2 ly, rộng 1,5 ly. Gồm 3 nét: nét
hất, nét móc ngược và dấu chấm
- Cách viết:
+ Nét hất: Đặt bút trên đường kẻ ngang 2, viết nét hất
tới đường kẻ ngang 3 thì dừng lại.
+ Nét móc ngược: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển
hướng viết tiếp nét móc ngược, dừng bút ở góc giao
nhau tại đường kẻ ngang 2 và đường kẻ dọc 3.
+ Dấu chấm: Đặt dấu chấm trên đầu nét móc, nằm trên
đường kẻ dọc 2 tại khoảng giữa đường kẻ ngang 3 và 4,
để tạo thành chữ i.
2. HS tập viết bảng con.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS
3. HS tập viết vở tập viết hoặc vở ô ly.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
4. Nhận xét, khen ngợi HS.
5. Giao về nhà viết bài
TOÁN
SỐ 3
1. Giới thiệu số 3.
- GV treo mẫu số 3 lên bảng.
HS quan sát, nhận xét
+ Số 3 cao bao nhiêu ly? Rộng bao nhiêu ly? (Cao 2 ly, rộng 1 ly)
+ Số 3 được tạo bởi bao nhiêu nét? Đó là những nét nào? (Tạo bởi 2 nét cong phải)
2. GV hướng dẫn cách viết số 3.
+ Hướng dẫn lấy tọa độ trên bảng con: Trên đường kẻ dọc 2 tại điểm giữa dòng kẻ ngang
2,3 lấy điểm số 1. Trên đường kẻ ngang 3 tại điểm giữa đường kẻ dọc 2 và 3 lấy điểm số
2. Trên đường kẻ dọc 3 tại điểm giữa đường kẻ ngang 2 và 3 lấy điểm số 3. Trên đường
kẻ ngang 2 tại điểm giữa đường kẻ dọc 2 và 3 lấy điểm số 4. Trên đường kẻ dọc 3 tại
điểm giữa đường kẻ ngang 1 và 2 lấy điểm số 5. Trên đường kẻ ngang 1 tại điểm giữa
đường kẻ dọc 2 và 3 lấy điểm số 6. Trên đường kẻ dọc 2 tại điểm giữa dòng kẻ ngang 1,2
lấy điểm số 7.
+ Ta bắt đầu nối các điểm với nhau như sau: Từ điểm 1 đưa bút viết nét cong phải đi qua
điểm 2,3 đến điểm 4 tiếp tục viết nối tiếp nét cong phải nữa đi qua điểm 5,6,7 thì dừng
bút.
- HS tập viết bảng con.
3. GV hướng dẫn HS làm bài tập trong sách toán
4. Nhận xét, khen ngợi HS.
             

BUỔI 8 : TIẾNG VIỆT


LÀM QUEN CHỮ t – TẬP VIẾT CHỮ t
1. Làm quen với chữ t
- Giới thiệu chữ t
-Cô phát âm chữ t 3 lần, cho trẻ phát âm lại theo cô theo hình thức cả lớp, bạn trai,
bạn gái, cá nhân.
- Cô phân tích cấu tạo chữ t in thường gồm 1 nét sổ thẳng và 1 ngang ngắn.
- Cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ t
-Cô đọc mẫu bài luyện đọc trong vở luyện đọc và cho trẻ đọc theo với các hình thức khác
nhau.
- Hướng dẫn trẻ làm nhanh bài tập trong vở luyện đọc.
2. Hướng dẫn viết chữ t
- Cấu tạo: Chữ t cao 3 ly, rộng 1,5 ly. Gồm 3 nét: nét
hất, nét móc ngược dài và 1 nét ngang ngắn.
- Cách viết:
+ Nét hất: Đặt bút trên đường kẻ ngang 2, viết nét hất
tới đường kẻ ngang 3 thì dừng lại.
+ Nét móc ngược: Từ điểm dừng bút của nét 1, rê bút
lên đường kẻ ngang 4 rồi chuyển hướng ngược lại viết
nét móc ngược, dừng bút ở góc giao nhau tại đường kẻ
ngang 2 và đường kẻ dọc 3.
+ Nét ngang ngắn: Từ điểm dừng bút của nét 2, lia bút
lên đường kẻ 3 viết nét ngang ngắn (viết trùng đường
kẻ) theo chiều từ trái sang phải thì dừng bút ta được
chữ t.
3. HS tập viết bảng con.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS
4. HS tập viết vở tập viết hoặc vở ô ly.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
5. Nhận xét, khen ngợi HS.
6. Giao về nhà viết bài
TOÁN
ÔN SỐ 1-2-3
1. Hướng dẫn lại cách viết các số 1, 2, 3.
- GV treo mẫu số 1, 2, 3 lên bảng.
- HS quan sát, nêu lại độ cao, độ rộng, các nét chính của các chữ số.
2. GV cho HS viết lại vào bảng con số 1,2,3
3. Hướng HS viết ra vở
4. Nhận xét, khen ngợi .
             

BUỔI 9 : TIẾNG VIỆT


LÀM QUEN CHỮ U– TẬP VIẾT CHỮ U
1. Làm quen với chữ u
- Giới thiệu chữ u
-Cô phát âm chữ u 3 lần, cho trẻ phát âm lại theo cô theo hình thức cả lớp, bạn trai, bạn
gái, cá nhân.
- Cô phân tích cấu tạo chữ u in thường gồm 1 móc ngược và nét sổ thẳng ở bên phải
- Cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ u
-Cô đọc mẫu bài luyện đọc trong vở luyện đọc và cho trẻ đọc theo với các hình thức khác
nhau.
- Hướng dẫn trẻ làm nhanh bài tập trong vở luyện đọc.
2.Hướng dẫn viết chữ u
- Cấu tạo: Chữ u cao 2 ly, rộng 3 ly. Gồm 3 nét: nét
hất, nét móc ngược rộng và 1 nét móc ngược.
- Cách viết:
+ Nét hất: Đặt bút trên đường kẻ ngang 2, viết nét hất
tới đường kẻ ngang 3 thì dừng lại.
+ Nét móc ngược rộng: Từ điểm dừng bút của nét 1,
chuyển hướng bút để viết nét móc ngược rộng thứ nhất,
kết thúc tại điểm giữa đường kẻ dọc 3 và 4 trên đường
kẻ ngang 2.
+ Nét móc ngược: Từ điểm dừng bút của nét 2, lia bút
lên đường kẻ 3 viết nét móc ngược thứ 2, dừng bút ở
đường kẻ ngang 2 giữa đường kẻ dọc 4 và 5.

1. HS tập viết bảng con.


- GV quan sát, sửa lỗi cho HS
2. HS tập viết vở tập viết hoặc vở ô ly.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
3. Nhận xét, khen ngợi HS.
4. Giao về nhà viết bài

TOÁN
SỐ 4
1. Giới thiệu số 4.
- GV treo mẫu số 4 lên bảng.
- HS quan sát, nhận xét.
Số 4 cao bao nhiêu ly? Rộng bao nhiêu ly? (Cao 2 ly, rộng hơn 1 ly)
+ Số 4 được tạo bởi bao nhiêu nét? Đó là những nét nào? (Tạo bởi 3 nét xiên phải, nét
ngang và nét sổ thẳng)
2. GV hướng dẫn cách viết số 4.
+ Hướng dẫn lấy tọa độ trên bảng con: Tại điểm giao nhau giữa đường kẻ ngang 2 và dọc
3 lấy điểm 1. Trên đường kẻ dọc 2 tại điểm giữa đường kẻ ngang 1 và 2 lấy điểm số 2.
Cạnh đường kẻ dọc 3 1 chút tại điểm giữa đường kẻ ngang 1 và 2 lấy điểm sô 3. Trên
đường kẻ dọc 3 tại điểm giữa đường kẻ ngang 2 và 3 lấy điểm sô 4. Tại điểm giao nhau
giữa đường kẻ ngang 1 và dọc 3 lấy điểm số 5.
- Ta bắt đầu nối các điểm với nhau như sau: Từ điểm 1 đưa bút viết nét xiên phải tới
điểm 2. Từ điểm 2 viết nét ngang ngắn sang điểm 3. Nhấc bút lên điểm 4 kéo thẳng
xuống điểm 5 thì dừng bút.
- HS tập viết bảng con.
3. GV hướng dẫn HS viết vở
4. Nhận xét, khen ngợi HS.
             

BUỔI 10 : TIẾNG VIỆT


LÀM QUEN CHỮ Ư – TẬP VIẾT CHỮ Ư
1. Làm quen với chữ ư
- Giới thiệu chữ ư
- Cô phát âm chữ ư 3 lần, cho trẻ phát âm lại theo cô theo hình thức cả lớp, bạn trai, bạn
gái, cá nhân.
- Cô phân tích cấu tạo chữ ư in thường gồm 1 móc ngược, 1 nét sổ thẳng ở bên phải và 1
cái móc nhỏ bên phải trên đầu chữ ư
- Cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ ư
- Cô đọc mẫu bài luyện đọc trong vở luyện đọc và cho trẻ đọc theo với các hình thức khác
nhau.
- Hướng dẫn trẻ làm nhanh bài tập trong vở luyện đọc.
2. Hướng dẫn viết chữ ư
- Cấu tạo: Chữ ư cao 2 ly, rộng 3 ly. Gồm 4 nét: nét
hất, nét móc ngược rộng, 1 nét móc ngược và 1 nét râu.
- Cách viết:
+ Nét hất: Đặt bút trên đường kẻ ngang 2, viết nét hất
tới đường kẻ ngang 3 thì dừng lại.
+ Nét móc ngược rộng: Từ điểm dừng bút của nét 1,
chuyển hướng bút để viết nét móc ngược rộng thứ nhất,
kết thúc tại điểm giữa đường kẻ dọc 3 và 4 trên đường
kẻ ngang 2.
+ Nét móc ngược: Từ điểm dừng bút của nét 2, lia bút
lên đường kẻ 3 viết nét móc ngược thứ 2, dừng bút ở
đường kẻ ngang 2 giữa đường kẻ dọc 4 và 5.
+ Nét râu: Từ điểm dừng bút của nét 3, lia bút lên phía
trên đường kẻ 3 một chút (gần đầu nét 3) viết nét râu
hơi cong giống dấu hỏi, dừng bút khi chạm vào nét 3.

3. HS tập viết bảng con.


- GV quan sát, sửa lỗi cho HS
4. HS tập viết vở tập viết hoặc vở ô ly.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
5. Nhận xét, khen ngợi HS.
6. Giao về nhà viết bài

TOÁN
SỐ 5

1. Giới thiệu số 5.
- GV treo mẫu số 5 lên bảng.
HS quan sát, nhận xét
+ Số 5 cao bao nhiêu ly? Rộng bao nhiêu ly? (Cao 2 ly, rộng 1 ly)
+ Số 5 được tạo bởi bao nhiêu nét? Đó là những nét nào? (Tạo bởi 3 nét: 1 nét
sổ thẳng, 1 nét cong phải và 1 nét ngang ngắn)
2. GV hướng dẫn cách viết số 5.
+ Hướng dẫn lấy tọa độ trên bảng con: Tại điểm giao nhau giữa đường kẻ ngang
3 và dọc 2 lấy điểm 1. Tại điểm giao nhau giữa đường kẻ ngang 2 và dọc 2 lấy
điểm 2. Trên đường kẻ ngang 2 một chút tại giữa đường kẻ dọc 2,3 lấy điểm 3.
Trên đường kẻ dọc 3 tại điểm giữa đường kẻ ngang 1,2 lấy điểm 4. Trên đường
kẻ dọc 2 tại điểm giữa đường kẻ ngang 1,2 lấy điểm 5. Tại điểm giao nhau giữa
đường kẻ ngang 3 và dọc 3 lấy điểm 6.
+ Ta bắt đầu nối các điểm với nhau như sau: Từ điểm 1 đưa bút viết nét sổ
thẳng xuống điểm 2. Từ điểm 2 viết nét cong phải đi qua điểm 3, 4 đến điểm 5
thì nhấc bút lên điểm 1 viết nét ngang ngắn sang điểm 6 thì dừng bút.
- HS tập viết bảng con.
3. GV hướng dẫn HS làm bài tập trong sách toán
4. Nhận xét, khen ngợi HS.
            
BUỔI 11 : TIẾNG VIỆT
LÀM QUEN CHỮ P– TẬP VIẾT CHỮ P
1. Làm quen với chữ p
- Giới thiệu chữ p
- Cô phát âm chữ p 3 lần, cho trẻ phát âm lại theo cô theo hình thức cả lớp,
bạn trai, bạn gái, cá nhân.
- Cô phân tích cấu tạo chữ p in thường gồm 1 nét sổ thẳng và 1 nét cong kín
bên phải nét sổ thẳng
- Cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ p
- Cô đọc mẫu bài luyện đọc trong vở luyện đọc và cho trẻ đọc theo với các hình
thức khác nhau.
- Hướng dẫn trẻ làm nhanh bài tập trong vở luyện đọc.
2. Hướng dẫn viết chữ p
- Cấu tạo: Chữ p cao 4 ly, rộng 3 ly. Gồm 3 nét: nét
hất, nét sổ thẳng dài và nét móc hai đầu.
- Cách viết:
+ Nét hất: Đặt bút trên đường kẻ ngang 2, viết nét hất
tới đường kẻ ngang 3 thì dừng lại.
+ Nét sổ thẳng dài: Từ điểm dừng bút của nét 1,
chuyển hướng lên đường kẻ ngang 3 ở trên viết nét sổ
thẳng dài kéo từ trên xuống dưới, dừng bút tại đường
kẻ ngang 3 dưới (viết nét sổ thẳng dài trùng với đường
kẻ dọc 2).
+ Nét móc hai đầu: Từ điểm dừng bút của nét 2, rê bút
lên đường kẻ ngang 2 ở trên, viết tiếp nét móc hai đầu
chạm đường kẻ ngang 3 ở trên và dừng bút ở đường kẻ
ngang 2 trên tại điểm giữa dòng kẻ dọc 3 và 4.
3. HS tập viết bảng con.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS
4. HS tập viết vở tập viết hoặc vở ô ly.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
5. Nhận xét, khen ngợi HS.
6. Giao về nhà viết bài.

TOÁN
SỐ 6
1. Giới thiệu số 6.
- GV treo mẫu số 6 lên bảng.
- HS quan sát, nhận xét.
+ Số 6 cao bao nhiêu ly? Rộng bao nhiêu ly? (Cao 2 ly, rộng 1 ly)
+ Số 6 được tạo bởi bao nhiêu nét? Đó là những nét nào? (nét cong trên nối
với nét cong kín)
2. GV hướng dẫn cách viết số 6.
+ Hướng dẫn lấy tọa độ trên bảng con: Trên đường kẻ dọc 3 tại điểm giữa
đường kẻ ngang 2,3 lấy điểm 1. Trên đường kẻ ngang 3 tại điểm giữa đường kẻ
dọc 2,3 lấy điểm 2. Tại điểm giao nhau giữa đường kẻ ngang 2 và dọc 2 lấy
điểm 3. Trên đường kẻ ngang 1 tại điểm giữa đường kẻ dọc 2,3 lấy điểm 4. Tại
điểm giao nhau giữa đường kẻ ngang 2 và dọc 3 lấy điểm 5. Trên đường kẻ
ngang 2 một chút tại điểm giữa đường kẻ dọc 2,3 lấy điểm 6.
+ Ta bắt đầu nối các điểm với nhau như sau: Từ điểm 1 đưa bút viết nét cong
trái đi qua điểm 2 rồi đến 3,4 sau đó vòng lên viết nét cong kín nối liền với nét
cong trái di qua điểm 5,6 rồi nối về điểm 3 thì dừng bút
- HS tập viết bảng con.
3. GV hướng dẫn HS viết vở
4. Nhận xét, khen ngợi HS.
            

BUỔI 12 : TIẾNG VIỆT


LÀM QUEN CHỮ N – TẬP VIẾT CHỮ N
1. Làm quen với chữ n
- Giới thiệu chữ n
- Cô phát âm chữ n 3 lần, cho trẻ phát âm lại theo cô theo hình thức cả lớp,
bạn trai, bạn gái, cá nhân. (chú ý sửa sai vì chữ n hay ngọng)
- Cô phân tích cấu tạo chữ n in thường gồm 1 nét sổ thẳng và 1 nét móc xuôi
- Cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ n
- Cô đọc mẫu bài luyện đọc trong vở luyện đọc và cho trẻ đọc theo với các hình
thức khác nhau.
- Hướng dẫn trẻ làm nhanh bài tập trong vở luyện đọc.
2. Hướng dẫn viết chữ n
- Cấu tạo: Chữ n cao 2 ly, rộng 3,5 ly. Gồm 2 nét: nét
móc xuôi và nét móc hai đầu.
- Cách viết:
+ Nét móc xuôi: Đặt bút trên đường kẻ 1 giữa đường
kẻ ngang 2 và 3 viết nét móc xuôi chạm đường kẻ
ngang 3, dừng bút ở đường kẻ ngang1
+ Nét móc hai đầu: Từ điểm dừng bút của nét 1, rê bút
lên gần đường kẻ ngang 2 để viết tiếp nét móc hai đầu,
độ rộng bằng nét 2, dừng bút ở đường kẻ ngang 2 tại
điểm giữa đường kẻ dọc 4 và 5.

3. HS tập viết bảng con.


- GV quan sát, sửa lỗi cho HS
4. HS tập viết vở tập viết hoặc vở ô ly.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
5. Nhận xét, khen ngợi HS.
6. Giao về nhà viết bài

TOÁN
ÔN SỐ 4-5-6
1. Hướng dẫn lại cách viết các số 4, 5,6
- GV treo mẫu số 4,5,6 lên bảng.
- HS quan sát, nêu lại độ cao, độ rộng, các nét chính của các chữ số.
2. GV cho HS viết lại vào bảng con số 4,5,6
3. Hướng dẫn HS viết vở
4. Nhận xét, khen ngợi trẻ
            
BUỔI 13 : TIẾNG VIỆT
LÀM QUEN CHỮ M – TẬP VIẾT CHỮ M
1. Làm quen với chữ m
- Giới thiệu chữ n
- Cô phát âm chữ m 3 lần, cho trẻ phát âm lại theo cô theo hình thức cả lớp,
bạn trai, bạn gái, cá nhân.
- Cô phân tích cấu tạo chữ m in thường gồm 1 nét sổ thẳng và 2 nét móc xuôi
- Cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ m
- Cô đọc mẫu bài luyện đọc trong vở luyện đọc và cho trẻ đọc theo với các hình
thức khác nhau.
- Hướng dẫn trẻ làm nhanh bài tập trong vở luyện đọc.
2. Hướng dẫn viết chữ m
- Cấu tạo: Chữ m cao 2 ly, rộng 5 ly. Gồm 3 nét: nét
móc xuôi, nét móc xuôi rộng và nét móc hai đầu.
- Cách viết:
+ Nét móc xuôi: Đặt bút trên đường kẻ 1 giữa đường
kẻ ngang 2 và 3 viết nét móc xuôi chạm đường kẻ
ngang 3, dừng bút ở đường kẻ ngang 1.
+ Nét móc xuôi rộng: Từ điểm dừng bút của nét 1, rê
bút lên gần đường kẻ ngang 2 để viết tiếp nét móc xuôi
thứ 2 có độ rộng nhiều hơn của nét 1, dừng bút ở đường
kẻ ngang 1.
+ Nét móc hai đầu: Từ điểm dừng bút của nét 2, rê bút
lên gần đường kẻ ngang 2 để viết tiếp nét móc hai đầu,
độ rộng bằng nét 3, dừng bút ở đường kẻ ngang 2 tại
điểm giữa đường kẻ dọc 5 và 6.
3. HS tập viết bảng con.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS
4. HS tập viết vở tập viết hoặc vở ô ly.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
5. Nhận xét, khen ngợi HS.
6. Giao về nhà viết bài
TOÁN
SỐ 7

1. Giới thiệu số 7.
GV treo mẫu số 7 lên bảng
+ Số 7 cao bao nhiêu ly? Rộng bao nhiêu ly? (Cao 2 ly, rộng 1 ly)
+ Số 7 được tạo bởi bao nhiêu nét? Đó là những nét nào? (Là 2 nét ngang, nét
xiên phải)
2. GV hướng dẫn cách viết số 7.
+ Hướng dẫn lấy tọa độ trên bảng con: Tại điểm giao nhau giữa đường kẻ ngang
3 và dọc 2 lấy điểm 1. Tại điểm giao nhau giữa đường kẻ ngang 3 và dọc 3 lấy
điểm 2. Trên đường kẻ ngang 1 tại điểm gần góc giao giữa đường kẻ dọc 2 và
ngang 1 lấy điểm 3. Trên đường kẻ ngang 2 tại điểm gần đường kẻ dọc 2 lấy
điểm 4 và điểm 5 gần đường kẻ dọc 3.
+ Ta bắt đầu nối các điểm với nhau như sau: Từ điểm 1 đưa bút viết nét ngang
đến điểm 2, sau đó viết nét xiên phải tới điểm 3. Nhấc bút viết nét ngang ngắn
nối điểm 4 và 5 thì dừng bút.
- HS tập viết bảng con.
3. GV hướng dẫn HS viết vở
4. Nhận xét, khen ngợi HS.
              

BUỔI 14 : TIẾNG VIỆT


LÀM QUEN CHỮ V – TẬP VIẾT CHỮ V
1. Làm quen với chữ v
- Giới thiệu chữ v
- Cô phát âm chữ v 3 lần, cho trẻ phát âm lại theo cô theo hình thức cả lớp,
bạn trai, bạn gái, cá nhân.
- Cô phân tích cấu tạo chữ v in thường gồm 1 nét xiên trái và 1 nét xiên phải
- Cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ v
- Cô đọc mẫu bài luyện đọc trong vở luyện đọc và cho trẻ đọc theo với các hình
thức khác nhau.
- Hướng dẫn trẻ làm nhanh bài tập trong vở luyện đọc.
2. Hướng dẫn viết chữ v
- Cấu tạo: Chữ v cao 2 ly, rộng 3 ly. Gồm 2 nét: nét
móc hai đầu và nét thắt trên.
- Cách viết: Đặt bút ở khoảng giữa của đường kẻ
ngang 2 và 3, viết nét móc 2 đầu, cuối nét được kéo dài
tới gần đường kẻ ngang 3 thì lượn sang trái, tới đường
kẻ ngang 3 thì lượn bút trở lại sang phải,tạo vòng xoắn
nhỏ (ở cuối nét), dừng bút trên đường kẻ dọc 4 ở gần
đường kẻ ngang 3.
3. HS tập viết bảng con.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS
4. HS tập viết vở tập viết hoặc vở ô ly.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
5. Nhận xét, khen ngợi HS.
6. Giao về nhà viết bài.

TOÁN
SỐ 8
1. Giới thiệu số 8.
- GV treo mẫu số 8 lên bảng.
- HS quan sát, nhận xét.
+ Số 8 cao bao nhiêu ly? Rộng bao nhiêu ly? (Cao 2 ly, rộng 1 ly)
+ Số 8 được tạo bởi bao nhiêu nét? Đó là những nét nào? (Là nét cong trái
nối với nét cong phải)
2. GV hướng dẫn cách viết số 8.
+ Hướng dẫn lấy tọa độ trên bảng con: Trên đường kẻ ngang 3 tại điểm giữa
đường kẻ dọc 2,3 lấy điểm 1. Gần đường kẻ dọc 2 tại điểm giữa đường kẻ
ngang 2,3 lấy điểm 2. Trên đường kẻ ngang 2 tại điểm giữa đường kẻ dọc 2,3
lấy điểm 3. Trên đường kẻ dọc 3 tại điểm giữa đường kẻ ngang 1,2 lấy điểm 4.
Trên đường kẻ ngang 1 tại điểm giữa đường kẻ dọc 2,3 lấy điểm 5. Trên
đường kẻ dọc 2 tại điểm giữa đường kẻ ngang 1,2 lấy điểm 6. Gần đường kẻ
dọc 3 tại điểm giữa đường kẻ ngang 2,3 lấy điểm 7.
+ Ta bắt đầu nối các điểm với nhau như sau: Từ điểm 1 đưa bút viết nét cong
trái đi qua điểm 2, 3 rồi viết nối tiếp nét cong phải đi qua điểm 4, 5. Tiếp tục
vòng lên viết nét cong trái đi qua điểm 6 rồi đi qua điểm 3 rồi viết nét cong
phải qua điểm 7 và đến điểm 1 thì dừng bút.
- HS tập viết bảng con.
3. GV hướng dẫn HS viết vở
4. Nhận xét, khen ngợi HS.
            
BUỔI 15 : TIẾNG VIỆT
LÀM QUEN CHỮ S– TẬP VIẾT CHỮ S
1. Làm quen với chữ s
- Giới thiệu chữ s
- Cô phát âm chữ s 3 lần, cho trẻ phát âm lại theo cô theo hình thức cả lớp,
bạn trai, bạn gái, cá nhân.
- Cô phân tích cấu tạo chữ s in thường gồm 1 nét cong trái nối liền với 1 nét cong
phải
- Cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ s
- Cô đọc mẫu bài luyện đọc trong vở luyện đọc và cho trẻ đọc theo với các hình
thức khác nhau.
- Hướng dẫn trẻ làm nhanh bài tập trong vở luyện đọc.
2. Hướng dẫn viết chữ s
- Cấu tạo: Chữ s cao hơn 2 ly
một chút, rộng 2 ly. Gồm 2 nét:
nét hất dài và nét cong phải.
Cách viết: Đặt bút tại góc giữa
đường kẻ dọc 1 và đường kẻ ngang 1,
viết 1 nét hất tới góc giao đường kẻ
ngang 3 và đường kẻ dọc 2, sau đó
hơi lượn sang bên trái tạo vòng xoắn
nhỏ (cao hơn đường kẻ ngang 3 nửa
ô ly),đưa bút viết tiếp nét cong phải,
dừng bút ở khoảng giữa đường kẻ
ngang 1 và 2 (gần nét hất dài).

3. HS tập viết bảng con.


- GV quan sát, sửa lỗi cho HS
4. HS tập viết vở tập viết hoặc vở ô ly.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
5. Nhận xét, khen ngợi HS.
6. Giao về nhà viết bài
TOÁN
SỐ 9
1. Giới thiệu số 9.
- GV treo mẫu số 9 lên bảng.
- HS quan sát, nhận xét.
+ Số 9 cao bao nhiêu ly? Rộng bao nhiêu ly? (Cao 2 ly, rộng 1 ly)
+ Số 9 được tạo bởi bao nhiêu nét? Đó là những nét nào? (Là nét cong kín
nối với nét cong dưới)
2. GV hướng dẫn cách viết số 9.
+ Hướng dẫn lấy tọa độ trên bảng con: Dưới đường kẻ ngang 3 một chút tại gần
đường kẻ dọc 3 lấy điểm 1. Trên đường kẻ dọc 2 tại điểm giữa đường kẻ ngang
2 và 3 lấy điểm 2.
Dưới dòng kẻ ngang 2 một chút tại điểm giữa đường kẻ dọc 2 và 3 lấy điểm 3.
Trên đường kẻ dọc 3 tại điểm giữa đường kẻ ngang 1 và 2 lấy điểm 4. Trên
đường kẻ ngang 1 tại điểm giữa đường kẻ dọc 2,3 lấy điểm 5. Trên đường kẻ
dọc 2 tại điểm giữa đường kẻ ngang 1 và 2 lấy điểm 6.
+ Ta bắt đầu nối các điểm với nhau như sau: Từ điểm 1 đưa bút viết nét cong
kín đi qua điểm 2, 3 rồi vòng lên điểm 1 sau đó kéo xuống trùng với đường kẻ
dọc 3 đến điểm 4 viết tiếp nét cong dưới đi qua điểm 5, đến điểm 6 thì dừng bút
- HS tập viết bảng con.
3. GV hướng dẫn HS viết vở
4. Nhận xét, khen ngợi HS.
            

BUỔI 16 : TIẾNG VIỆT


LÀM QUEN CHỮ r – TẬP VIẾT CHỮ r
1. Làm quen với chữ r
- Giới thiệu chữ r
- Cô phát âm chữ r 3 lần, cho trẻ phát âm lại theo cô theo hình thức cả lớp,
bạn trai, bạn gái, cá nhân. (chú ý sửa sai vì chữ n hay ngọng)
- Cô phân tích cấu tạo chữ r in thường gồm 1 nét sổ thẳng và 1 nét móc ngắn
bên phải ở phía trên
- Cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ r
- Cô đọc mẫu bài đọc trong vở luyện đọc và cho trẻ đọc theo với các hình thức
khác nhau.
- Hướng dẫn trẻ làm nhanh bài tập trong vở luyện đọc.
2. Hướng dẫn viết chữ r
- Cấu tạo: Chữ r cao hơn 2 ly một chút, rộng 2,5 ly.
Gồm 2 nét: nét xoắn và nét móc ngược.
- Cách viết:
+ Nét xoắn: Đặt bút trên đường kẻ ngang 1 tại điểm
giữa đường kẻ dọc 1 và 2 viết nét xoắn, thắt vòng sang
trái trên đường kẻ ngang 3 nửa ly rồi kéo sang phải gần
chạm góc giữa đường kẻ ngang 3 và đường kẻ dọc 3 thì
dừng lại.
+ Nét móc ngược: Từ điểm dừng bút của nét 1, viết
tiếp nét móc ngược trùng với đường kẻ dọc 3 sau đó hất
lên dừng bút tại góc giao giữa đường kẻ ngang 2 và 4.
3. HS tập viết bảng con.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS
4. HS tập viết vở tập viết hoặc vở ô ly.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
5. Nhận xét, khen ngợi HS.
6. Giao về nhà viết bài

TOÁN
ÔN SỐ 7-8-9
1. Hướng dẫn lại cách viết các số 7,8,9
- GV treo mẫu số 7,8,9 lên bảng.
- HS quan sát, nêu lại độ cao, độ rộng, các nét chính của các chữ số.
2. GV cho HS viết lại vào bảng con số 7,8,9
3. Hướng dẫn HS viết vở
4. Nhận xét, khen ngợi trẻ
            

BUỔI 17 : TIẾNG VIỆT


LÀM QUEN CHỮ tr – TẬP VIẾT CHỮ tr
1. Làm quen với chữ tr

- Giới thiệu chữ tr: Cô giơ thẻ chữ t, chữ r lên và hỏi trẻ đây là chữ gì?
- À đúng rồi đây là chữ t và chữ r mà buổi trước cô đã dạy các con rồi đấy.
Vậy theo các con nếu cô ghép chữ t vào chữ r sẽ được chữ gì? Đó là chữ tr mà
hôm nay cô sẽ cho các con làm quen nhé.
- Cô phát âm chữ tr 3 lần, cho trẻ phát âm lại theo cô theo hình thức cả lớp,
bạn trai, bạn gái, cá nhân. (chú ý cách đọc chữ tr, sửa lỗi cho trẻ)
- Cô phân tích cấu tạo chữ tr in thường gồm 1 nét sổ thẳng và 1 nét móc ngắn
bên phải ở phía trên
- Cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ tr
- Cô đọc mẫu bài luyện đọc trong vở luyện đọc và cho trẻ đọc theo với các hình
thức khác nhau.
- Hướng dẫn trẻ làm nhanh bài tập trong vở luyện đọc.
2. Hướng dẫn viết chữ tr
- Cấu tạo: Chữ tr cao 3 ly, rộng 3,5 ly. Chữ tr gồm chữ
t và chữ r ghép lại với nhau.
- Cách viết:
+ Đặt bút trên đường kẻ ngang 2, viết nét hất tới đường
kẻ ngang 3 thì dừng lại. Từ điểm dừng bút của nét 1, rê
bút lên đường kẻ ngang 4 rồi chuyển hướng ngược lại
viết nét móc ngược rồi viết nối tiếp nét xoắn, thắt vòng
sang trái trên đường kẻ ngang 3 nửa ly rồi kéo sang
phải gần chạm góc giữa đường kẻ ngang 3 và đường kẻ
dọc 4 sau đó kéo thẳng xuống viết nét móc ngược, tới
góc giao giữa đường kẻ ngang 2 và dọc 5 thì nhấc bút
viết nét ngang ngắn của chữ t.
3. HS tập viết bảng con.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS
4. HS tập viết vở tập viết hoặc vở ô ly.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
5. Nhận xét, khen ngợi HS.
6. Giao về nhà viết bài

TOÁN
SỐ 0
1. Giới thiệu số 0.
- GV treo mẫu số 0 lên bảng.
- HS quan sát, nhận xét.
+ Số 0 cao bao nhiêu ly? Rộng bao nhiêu ly? (Cao 2 ly, rộng 1 ly)
+ Số 0 được tạo bởi bao nhiêu nét? Đó là nét nào? (Là nét cong kín)
2. GV hướng dẫn cách viết số 0.
+ Hướng dẫn lấy tọa độ trên bảng con: Trên đường kẻ ngang 3 tại điểm giữa
đường kẻ dọc 2,3 lấy điểm 1. Tại góc giao giữa đường kẻ dọc 2 và ngang 2 lấy
điểm 2. Trên đường kẻ ngang 1 tại điểm giữa đường kẻ dọc 2,3 lấy điểm 3. Tại
góc giao giữa đường kẻ dọc 3 và ngang 2 lấy điểm 4
+ Ta bắt đầu nối các điểm với nhau như sau: Từ điểm 1 đưa bút viết nét cong
kín đi qua điểm 2, 3,4 rồi vòng lên điểm 1 thì dừng bút.
- HS tập viết bảng con.
3. GV hướng dẫn HS viết vở
4. Nhận xét, khen ngợi HS.
            
BUỔI 18 : TIẾNG VIỆT
LÀM QUEN CHỮ O – TẬP VIẾT CHỮ O
1. Làm quen với chữ o
- Giới thiệu chữ o
-Cô phát âm chữ o 3 lần, cho trẻ phát âm lại theo cô theo hình thức cả lớp, bạn
trai, bạn gái, cá nhân.
- Cô phân tích cấu tạo chữ o in thường gồm 1 nét cong kín
- Cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ o
-Cô đọc mẫu bài luyện đọc trong vở luyện đọc và cho trẻ đọc theo với các hình
thức khác nhau.
- Hướng dẫn trẻ làm nhanh bài tập trong vở luyện đọc.
2. Hướng dẫn viết chữ o
- Cấu tạo: Chữ o cao 2 ly, rộng 1,5 ly. Có 1 nét cong
kín.
- Cách viết: Đặt bút dưới đường kẻ ngang 3 một chút,
viết nét cong kín từ phải sang trái, dừng bút ở điểm
xuất phát.
* Chú ý: nét cong kín cần cân đối, độ rộng hẹp hơn
độ cao (bằng 3 phần 4 độ cao)
3. HS tập viết bảng con.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS
4. HS tập viết vở tập viết hoặc vở ô ly.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
5. Nhận xét, khen ngợi HS.
6. Giao về nhà viết bài
TOÁN
SỐ 10
1. Giới thiệu số 10.
- GV treo mẫu số 10 lên bảng.
HS quan sát, nhận xét
+ Số 10 cao bao nhiêu ly? Rộng bao nhiêu ly? (Cao 2 ly, rộng 2 ly)
+ Số 10 được tạo bởi số nào? (số 1 đứng trước,số 0 đứng sau)
2. GV hướng dẫn cách viết số 10.
+ Hướng dẫn lấy tọa độ trên bảng con: Trên đường kẻ dọc 2 tai điểm giữa
đường kẻ ngang 2,3 lấy điểm số 1. Trên đường kẻ ngang 3 tại điểm giữa đường
kẻ dọc 2,3 lấy điểm số 2. Trên đường kẻ ngang 1 tại điểm giữa đường kẻ dọc
2,3 lấy điểm số 3. Trên đường kẻ ngang 3 tại điểm giữa đường kẻ dọc 3,4 lấy
điểm 4. Tại góc giao giữa đường kẻ dọc 3 và ngang 2 lấy điểm 5. Trên đường
kẻ ngang 1 tại điểm giữa đường kẻ dọc 3,4 lấy điểm
6. Tại góc giao giữa đường kẻ dọc 4 và ngang 2 lấy điểm 7
+ Ta bắt đầu nối các điểm với nhau như sau: Nối điểm 1,2,3 tạo thành số 1,
nhấc bút nối điểm 4,5,6,7 tạo thành số 0 thì dừng bút.
- HS tập viết bảng con.
- GV hướng dẫn HS viết vở
- Nhận xét, khen ngợi HS.
            
BUỔI 19 : TIẾNG VIỆT
LÀM QUEN CHỮ Ô – TẬP VIẾT CHỮ Ô
1.Làm quen với chữ Ô
- Giới thiệu chữ ô
-Cô phát âm chữ ô 3 lần, cho trẻ phát âm lại theo cô theo hình thức cả lớp, bạn
trai, bạn gái, cá nhân.
- Cô phân tích cấu tạo chữ o in thường gồm 1 nét cong kín
- Cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ ô
- Cô đọc mẫu bài luyện đọc trong vở luyện đọc và cho trẻ đọc theo với các hình
thức khác nhau.
- Hướng dẫn trẻ làm nhanh bài tập trong vở luyện đọc.
3. Hướng dẫn viết chữ ô
- Cấu tạo: Chữ ô cao 2 ly, rộng 1,5 ly. Gồm 1 nét cong
kín như chữ o, có thêm dấu mũ (^)
- Cách viết: Đặt bút dưới đường kẻ ngang 3 một
chút,viết nét cong kín từ phải sang trái, dừng bút ở
điểm xuất phát. Sau đó lia bút lên trên rồi viết 1 nét
phải ngắn nối liền với 1 nét xiên trái ngắn. Hai chân
dấu mũ không chạm đầu chữ o, đỉnh của dấu mũ nằm ở
trung điểm hai đường kẻ ngang 3 và 4.

7. HS tập viết bảng con.


- GV quan sát, sửa lỗi cho HS
8. HS tập viết vở tập viết hoặc vở ô ly.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
9. Nhận xét, khen ngợi HS.
10. Giao về nhà viết bài

TOÁN
ÔN SỐ LƯỢNG TỪ 1 ĐẾN 10
1. Ôn số lượng trong phạm vi 10
-Trò chơi”Ong tìm số” : Cô úp các thẻ số từ 0 – 10 lên bàn, sau đó lần lượt
gọi trẻ lên chọn thẻ số. Trẻ chọn thẻ số nào thì giơ lên và đọc to số đó.
2. GV cho HS viết lại vào bảng con
- Cô đọc số nào trẻ viết số đó thật nhanh và giơ lên cô kiểm tra.
3. Hướng dẫn HS viết vở
4. Nhận xét, khen ngợi trẻ
           

BUỔI 20 : TIẾNG VIỆT


LÀM QUEN CHỮ Ơ – TẬP VIẾT CHỮ Ơ
1. Làm quen với chữ ơ
- Giới thiệu chữ ơ
- Cô phát âm chữ ơ 3 lần, cho trẻ phát âm lại theo cô theo hình thức cả lớp,
bạn trai, bạn gái, cá nhân.
- Cô hỏi trẻ cấu tạo chữ ơ in thường khác gì chữ cái o, ô đã học ( gồm 1 nét
cong kín và 1 cái râu bên phải ở phía trên)
- Cô nhắc lại cấu tạo chữ ơ
- Cô đọc mẫu bài luyện đọc trong vở luyện đọc và cho trẻ đọc theo với các hình
thức khác nhau.
- Hướng dẫn trẻ làm nhanh bài tập trong vở luyện đọc.
2. Hướng dẫn viết chữ ơ
- Cấu tạo: Chữ ơ cao 2 ly, rộng 1,5 ly. Gồm 1 nét cong
kín và nét râu
- Cách viết:
+ Nét cong kín: Đặt bút dưới đường kẻ ngang 3 một
chút,viết nét cong kín từ phải sang trái, dừng bút ở
điểm xuất phát.
+ Nét râu: Đặt bút trên đường kẻ ngang 3 một chút,
viết nét cong nhỏ từ trên xuống (nét râu) bên phải chữ
o, dừng bút tại điêm đầu tiên viết nét cong kín.
3. HS tập viết bảng con.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS
4. HS tập viết vở tập viết hoặc vở ô ly.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
5. Nhận xét, khen ngợi HS.
6. Giao về nhà viết bài

TOÁN
NHIỀU HƠN, ÍT HƠN, BẰNG NHAU
1. Kiến thức cần nhớ
- Cho trẻ quan sát tranh thỏ và cà rốt trong vở bài tập toán
+ Tranh 1: Các con đếm xem có bao nhiêu con thỏ? bao nhiêu củ cà rốt? (có 3
con thỏ, 3 củ cà rốt). Vậy số thỏ với số cà rốt đều bằng mấy? ( Bằng 3). À số
thỏ và số cà rốt đều bằng 3 vậy là số thỏ và số cà rốt nhiều bằng nhau đúng
không nào?
=> Khi 2 nhóm có số lượng như nhau ta gọi là bằng nhau
+ Tranh 2: Thế còn tranh này, số thỏ bằng bao nhiêu, số cà rốt bằng bao nhiêu?
(thỏ bằng 4, cà rốt bằng 3). Các con lấy bút chỉ nối cho cô con thỏ với củ cà rốt
nào? Vậy có con thỏ không có cà rốt đúng không?.Vậy số thỏ như thế nào so
với số cà rốt? (số thỏ nhiều hơn số cà rốt) Nhiều hơn là mấy? (nhiều hơn là 1).
Thế số cà rốt như thế nào so với số thỏ? (số cà rốt ít hơn số thỏ) Ít hơn là mấy?
(ít hơn là 1)
=> Khi nhóm 1 có số lượng dư ra so với nhóm 2 ta gọi là nhiều hơn, còn khi
nhóm 1 bị thiếu so với nhóm 2 ta gọi là ít hơn.
- Cô có thể lấy ví dụ đồ dùng trong lớp để trẻ so sánh.
- GV Thiết kế bài tập in cho hs
- Nhận xét, khen ngợi trẻ
            
BUỔI 21 : TIẾNG VIỆT
LÀM QUEN CHỮ C – TẬP VIẾT CHỮ C
1. Làm quen với chữ c
- Giới thiệu chữ c
- Cô phát âm chữ c 3 lần, cho trẻ phát âm lại theo cô theo hình thức cả lớp,
bạn trai, bạn gái, cá nhân.
- Cô phân tích cấu tạo chữ c in thường gồm 1 nét cong trái
- Cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ c
- Cô đọc mẫu bài luyện đọc trong vở luyện đọc và cho trẻ đọc theo với các hình
thức khác nhau.
- Hướng dẫn trẻ làm nhanh bài tập trong vở luyện đọc.
2. Hướng dẫn viết chữ c
- Cấu tạo: Chữ c cao 2 ly, rộng 1,5 ly. Có 1 nét cong
trái.
- Cách viết: Đặt bút dưới đường kẻ ngang 3 một
chút,viết nét cong trái, đến khoảng giữa ô ly của đường
kẻ ngang 1 và đường kẻ ngang 2 thì dừng lại.

3. HS tập viết bảng con.


- GV quan sát, sửa lỗi cho HS
4. HS tập viết vở tập viết hoặc vở ô ly.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
5. Nhận xét, khen ngợi HS.
6. Giao về nhà viết bài

TOÁN
BẰNG NHAU, DẤU BẰNG

1. Khái niệm lớn bằng nhau.


- Buổi hôm trước các con đã cùng tìm hiểu thế nào là bằng nhau rồi đúng
không? Bằng nhau tức là 2 nhóm có số lượng bằng nhau.
- Cho trẻ quan sát hình vẽ trong vở bài tập toán
+ Quan sát tranh hoa tulip và hỏi trẻ:
Hình thứ 1 có mấy bông hoa tulip? (1) Vậy chúng ta điền số
mấy? (số 1) Hình thứ 2 có mấy bông hoa tulip? (1) Vậy chúng
ta điền số mấy? (số 1)
Các con thấy 2 hình có số lượng như nào với nhau? (bằng nhau) À 2 hình
có số lượng bằng nhau vậy số 1 ở hình 1 như thế nào với số 1 ở hình 2?
( Bằng nhau). Đúng rồi số lượng bằng nhau nên số biểu thị cho số hoa cũng
bằng nhau, vậy 1 = 1.
Tương tự như vậy chúng mình quan sát tranh cái lá và nhận xét giúp cô? ( cô
gợi mở để trẻ nói được 3=3)
2. Giới thiệu dấu “=”.
- GV treo mẫu dấu “=” lên bảng.
- HS quan sát, nhận xét.
+ Dấu “=” được tạo bởi những nét nào? (là 2 nét ngang)
- GV hướng dẫn cách viết dấu “=”.
+ Hướng dẫn lấy tọa độ trên bảng con: Trên đường kẻ dọc 2 và ngang 2 lấy
điểm 1. Trên đường kẻ dọc 4 và ngang 2 lấy điểm 2. Trên đường kẻ dọc 2 và
ngang 1 lấy điểm 3. Trên đường kẻ dọc 4 và ngang 1 lấy điểm 4.
+ Ta bắt đầu nối các điểm với nhau như sau: Nối điểm 1 và 2 rồi nhấc bút nối
điểm 3 và 4.
- Cho trẻ viết bảng con.
- GV Thiết kế bài tập in cho hs

3. Nhận xét, khen ngợi trẻ


               

BUỔI 22 : TIẾNG VIỆT


LÀM QUEN CHỮ X – TẬP VIẾT CHỮ X
1. Làm quen với chữ x
- Giới thiệu chữ x
- Cô phát âm chữ x 3 lần, cho trẻ phát âm lại theo cô theo hình thức cả lớp,
bạn trai, bạn gái, cá nhân.
- Cô phân tích cấu tạo chữ x in thường gồm 1 nét xiên trái và 1 nét xiên phải
gặp nhau ở điểm giữa
- Cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ x
- Cô đọc mẫu bài luyện đọc trong vở luyện đọc và cho trẻ đọc theo với các hình
thức khác nhau.
- Hướng dẫn trẻ làm nhanh bài tập trong vở luyện đọc.
2. Hướng dẫn viết chữ x
- Cấu tạo: Chữ x cao 2 ly, rộng 3
ly. Gồm 2 nét: 1 nét cong phải và 1
nét cong trái lưng chạm vào nhau.
- Cách viết:
+ Nét cong phải: Đặt bút dưới
đường kẻ ngang 3 một chút,viết nét
cong phải, đến khoảng giữa ô ly
của đường kẻ ngang 1 và đường kẻ
ngang 2 thì dừng lại.
+ Nét cong trái: Từ điểm dừng bút
của nét cong hở trái, lia bút sang
phải đến dưới đường kẻ ngang 3
một chút, viết nét cong trái cân đối
với nét cong phải, đến khoảng giữa
ô ly của đường kẻ ngang 1 và
đường kẻ ngang 2 thì dừng lại.
* Chú ý: Hai nét cong phải và
cong trái chạm lưng vào nhau,
tạo ra 2 phần đối xứng.

3. HS tập viết bảng con.


- GV quan sát, sửa lỗi cho HS
4. HS tập viết vở tập viết hoặc vở ô l.y
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
5. Nhận xét, khen ngợi HS.
6. Giao về nhà viết bài

TOÁN
LỚN HƠN, DẤU >
1. Khái niệm lớn hơn.
- Các con hãy lắng nghe cô kể 1 câu chuyện nhé: “Có 1 con cá sấu đang bơi
dưới ao, nó đói mấy ngày hôm nay rồi, mồm nó lúc nào cũng mở to để tìm con
mồi. Tuy nhiên con cá sấu này rất kén ăn, nó chỉ ăn những cái gì to hơn, lớn
hơn. Những số nào to hơn, lớn hơn là nó ngoạm ăn luôn. Chúng mình nhớ nhé,
các sấu há miệng ăn những số nào to hơn, lớn hơn thôi nhé.
- Bây giờ chúng mình cùng quan sát bức tranh trong vở bài tập toán
+ Tranh 1:
Hình 1 các con đếm xem có mấy con hổ? (3) - có 3 con hổ cô điền số mấy ở
dưới (số 3) Hình 2 có mấy con voi? (2) – có 2 con voi thì đièn số mấy? (số2)
Vậy 3 con hổ như thế nào so với 2 con voi? (Nhiều hơn)
À đúng rồi 3 con hổ nhiều hơn 2 con voi vì thế cô sẽ vẽ miệng con cá sâu há
mồm về bên 3 con hổ, vì các sâu chỉ ăn những số to hơn, nhiều hơn, lớn hơn
thôi đúng không nào.
+ Tranh 2:
Tương tự như vậy ai có thể nói cho cô tranh 2 có bao nhiêu con sư tử và bao
nhiêu con hà mã không?
Đúng rồi có 5 con sư tử và 4 con hà mã, cô điền số tương ứng với bức tranh.
Vậy 5 con sư tử như nào so với 4 con hà mã? (nhiều hơn). Chúng mình sẽ vẽ
miệng con cá sấu quay về đâu nào? (quay về 5 con sư tử)
Vậy các con quan sát cả 2 bức tranh miệng cá sấu quay về số 3 và số 5, cô
gọi là 3 lớn hơn 2 và 5 lớn hơn 4. Miệng cá sấu ở đây cô gọi là dấu lớn (>)
2. Giới thiệu dấu “>”.
- GV treo mẫu dấu “>” lên bảng.
- HS quan sát, nhận xét.
+ Dấu “>” được tạo bởi những nét nào? (là 1 nét xiên trái nối liền với 1 nét xiên
phải).
- GV hướng dẫn cách viết dấu “>”.
+ Hướng dẫn lấy tọa độ trên bảng con: Trên đường kẻ dọc 2 và ngang 3 lấy
điểm 1. Trên đường kẻ dọc 4 và ngang 2 lấy điểm 2. Trên đường kẻ dọc 2 và
ngang 1 lấy điểm 3.
+ Ta bắt đầu nối các điểm với nhau như sau: Từ điểm 1 viết nét xiên trái tới
điểm 2 sau đó viết nối tiếp nét xiên phải tới điểm 3 thì dừng bút. Các con lưu
ý dấu lớn khi viết mũi nhọn nằm ở bên phải nhé.
- Cho trẻ viết bảng con.
- GV Thiết kế bài tập in cho hs
3. Nhận xét, khen ngợi trẻ
             

BUỔI 23 : TIẾNG VIỆT


LÀM QUEN CHỮ E – TẬP VIẾT CHỮ E
1. Làm quen với chữ e
- Giới thiệu chữ e

- Cô phát âm chữ e 3 lần, cho trẻ phát âm lại theo cô theo hình thức cả lớp,
bạn trai, bạn gái, cá nhân.
- Cô phân tích cấu tạo chữ e in thường gồm 1 nét ngang ngắn và 1 nét cong trái
- Cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ e
- Cô đọc mẫu bài luyện đọc trong vở luyện đọc và cho trẻ đọc theo với các hình
thức khác nhau.
- Hướng dẫn trẻ làm nhanh bài tập trong vở luyện đọc.
2. Hướng dẫn viết chữ e
- Cấu tạo: Chữ e cao 2 ly, rộng hơn 1,5 ly. Nét chữ e là
sự kết hợp của nét cong trái và cong phải nối liền nhau,
tạo thành vòng khuyết ở đầu chữ.
- Cách viết: Đặt bút trên đường kẻ ngang 1 một chút,
viết nét cong phải đến đường kẻ ngang 3. Sau đó
chuyển hướng viết nét cong trái tạo vòng khuyến ở đầu
chữ. Dừng bút ở giữa ô ly của đường kẻ ngang 1 và 2.
* Chú ý: Vòng khuyết không to quá hoặc nhỏ quá.
3. HS tập viết bảng con.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS
4. HS tập viết vở tập viết hoặc vở ô ly.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
5. Nhận xét, khen ngợi HS.
6. Giao về nhà viết bài

TOÁN
BÉ HƠN, DẤU <
1. Khái niệm lớn hơn.
- Hôm qua chúng mình được làm quen với dấu lớn và câu chuyện cá sấu
tham ăn, ai có thể nói cho cô và các bạn xem con cá sấu ăn những số như thế
nào? (ăn số lớn hơn, to hơn, nhiều hơn)
- Đúng rồi vậy bây giờ chúng mình cùng quan sát vở bài tập và nói cho cô tranh
1 có mấy bông hoa vàng,mấy bông hoa hồng? (3 bông và, 4 bông hông). Vậy số
hoa nào nhiều hơn? (hoa hồng), miệng cá sấu há về bên nào? (bên hoa hồng) À
đúng rồi miệng cá sấu há về bên hoa hồng vì số lượng hoa hồng nhiều hơn, như
vậy 4 lớn hơn 3. Hay cô nói cách khác là 3 bé hơn 4
- Tương tự như vậy chúng mình cùng so sánh ở tranh 2 (cô cho hs so sánh và
kết luận 4 bé hơn 5)
Bé hơn cô gọi là dấu bé
2. Giới thiệu dấu “<”.
- GV treo mẫu dấu “<” lên bảng.
- HS quan sát, nhận xét.
+ Dấu “<” được tạo bởi những nét nào? (là 1 nét xiên phải nối liền với 1
nét xiên trái ngược lại với dấu lớn đúng không các con).
- GV hướng dẫn cách viết dấu “<”.
+ Hướng dẫn lấy tọa độ trên bảng con: Trên đường kẻ dọc 4 và ngang 3 lấy
điểm 1. Trên đường kẻ dọc 2và ngang 2 lấy điểm 2. Trên đường kẻ dọc 4 và
ngang 1 lấy điểm 3.
+ Ta bắt đầu nối các điểm với nhau như sau: Từ điểm 1 viết nét xiên phải tới
điểm 2 sau đó viết nối tiếp nét xiên trái tới điểm 3 thì dừng bút. Các con lưu ý
dấu bé khi viết mũi nhọn nằm ở bên trái nhé.
- Cho trẻ viết bảng con.
- GV Thiết kế bài tập in cho hs
3. Nhận xét, khen ngợi trẻ
            

BUỔI 24 : TIẾNG VIỆT


LÀM QUEN CHỮ Ê – TẬP VIẾT CHỮ Ê
1. Làm quen với chữ ê
- Giới thiệu chữ ê
- Cô phát âm chữ ê 3 lần, cho trẻ phát âm lại theo cô theo hình thức cả lớp,
bạn trai, bạn gái, cá nhân.
- Cô phân tích cấu tạo chữ ê in thường gồm 1 nét ngang ngắn và 1 nét cong
trái, thêm 1 cái mũ trên đầu
- Cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ ê
- Cô đọc mẫu bài luyện đọc trong vở luyện đọc và cho trẻ đọc theo với các hình
thức khác nhau.
- Hướng dẫn trẻ làm nhanh bài tập trong vở luyện đọc.
2. Hướng dẫn viết chữ ê
- Cấu tạo: Chữ ê cao 2 ly, rộng hơn 1,5 ly. Nét chữ ê là
sự kết hợp của nét cong trái và cong phải nối liền nhau,
tạo thành vòng khuyết ở đầu chữ. Và có 1 dấu mũ trên
đầu.
- Cách viết: Đặt bút trên đường kẻ ngang 1 một chút,
viết nét cong phải đến đường kẻ ngang 3. Sau đó
chuyển hướng viết nét cong trái tạo vòng khuyến ở đầu
chữ. Dừng bút ở giữa ô ly của đường kẻ ngang 1 và 2.
Từ điểm dừng bút của nét chữ e, lia bút lên đầu chữ e
để viết dấu mũ (ở khoảng giữa đường kẻ ngang 3 và 4)
tương tự cách viết dấu mũ của chữ ô.
* Chú ý: Vòng khuyết không to quá hoặc nhỏ quá.
3. HS tập viết bảng con.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS
4. HS tập viết vở tập viết hoặc vở ô ly.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
5. Nhận xét, khen ngợi HS.
6. Giao về nhà viết bài

LUYỆN TẬP
ÔN DẤU < ; > ; =.

1. Ôn dấu >, <, =


- GV cho trẻ ôn lại dấu >, <, =
- GV cho HS viết lại vào bảng con
- Hướng dẫn trẻ làm bài tập trong vở BT toán
- Nhận xét, khen ngợi trẻ
            

BUỔI 25 : TIẾNG VIỆT


LÀM QUEN CHỮ A – TẬP VIẾT CHỮ A
1. Làm quen với chữ a
- Giới thiệu chữ a
- Cô phát âm chữ a 3 lần, cho trẻ phát âm lại theo cô theo hình thức cả lớp,
bạn trai, bạn gái, cá nhân.
- Cô phân tích cấu tạo chữ a in thường gồm 1 nét cong kín và 1 nét sổ thẳng bên
phải
- Cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ a
- Cô đọc mẫu bài luyện đọc trong vở luyện đọc và cho trẻ đọc theo với các hình
thức khác nhau.
- Hướng dẫn trẻ làm nhanh bài tập trong vở luyện đọc.
2. Hướng dẫn viết chữ a
- Cấu tạo: Chữ a cao 2 ly, rộng 2,5 ly. Gồm 2 nét: nét
cong kín và nét móc ngược ở bên phải.
- Cách viết:
+ Nét cong kín: Đặt bút dưới đường kẻ ngang 3 một
chút, viết nét cong kín từ phải sang trái, dừng bút ở
điểm xuất phát.
+ Nét móc ngược: Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút
lên đường kẻ ngang 3 viết nét móc ngược ở bên phải,
sát nét móc cong kín, đến góc đường kẻ ngang 2 thì
dừng lại.
3. HS tập viết bảng con.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS
4. HS tập viết vở tập viết hoặc vở ô ly.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
5. Nhận xét, khen ngợi HS.
6. Giao về nhà viết bài

TOÁN
GỘP TRONG PHẠM VI 10
1. Kiến thức cần nhớ
- Cho trẻ ôn lại các số từ 1 -10 qua thẻ số hoặc qua màn hình máy tính
- Quan sát tranh trong vở bài tập toán
+ Các con đếm xem bạn Mai có mấy con cá? (3 con)
+ Bạn Nam có mấy con cá? (2 con)
+ Bây giờ nếu cô đổ bể cá của bạn Mai và bạn Nam vào chung 1 bể thì theo các
con sẽ có mấy con cá? Chúng mình cùng đếm số cá nào?( 5 con cá, trẻ đếm)
=> Như vậy 3 con cá và 2 con cá ta được 5 con cá hay nói cách khác gộp 3
con cá với 2 con cá ta được 5 con cá.
2. GV Thiết kế bài tập in cho hs
3. Nhận xét, khen ngợi trẻ
            

BUỔI 26 : TIẾNG VIỆT


LÀM QUEN CHỮ Ă – TẬP VIẾT CHỮ Ă
1. Làm quen với chữ ă
- Giới thiệu chữ ă
- Cô phát âm chữ ă 3 lần, cho trẻ phát âm lại theo cô theo hình thức cả lớp,
bạn trai, bạn gái, cá nhân.
- Cô phân tích cấu tạo chữ ă in thường gồm 1 nét cong kín và 1 nét sổ thẳng bên
phải và 1 dấu mũ hình vòng cung ở phía trên.
- Cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ ă
- Cô cho trẻ quan sát các băng từ, hình ảnh có chữ ă để trẻ nhận ra chữ ă có
trong các tiếng
2. Hướng dẫn viết chữ ă

- Cấu tạo: Chữ ă cao 2 ly, rộng 2,5


ly. Gồm 3 nét: nét cong kín, nét
móc ngược ở bên phải và mũ là nét
cong nhỏ hình vòng cung
- Cách viết:
+ Nét cong kín: Đặt bút dưới đường
kẻ ngang 3 một chút, viết nét cong
kín từ phải sang trái, dừng bút ở điểm
xuất phát.
+ Nét móc ngược: Từ điểm dừng bút
của nét 1, lia bút lên đường kẻ ngang
3 viết nét móc ngược ở bên phải, sát
nét móc cong kín, đến góc đường kẻ
ngang 2 thì dừng lại.
+ Mũ (nét cong nhỏ hình vòng
cung): Từ điểm dừng bút của nét 2,
lia bút lên trên viết 1 nét cong dưới
hình vòng cung trên đầu chữ a vào
khoảng giữa đường kẻ ngang 3 và 4
thì dừng bút.

3. HS tập viết bảng con.


- GV quan sát, sửa lỗi cho HS
4. HS tập viết vở tập viết hoặc vở ô ly.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
5. Nhận xét, khen ngợi HS.
6. Giao về nhà viết bài
TOÁN
TÁCH TRONG PHẠM VI 10
1. Kiến thức cần nhớ
- Quan sát tranh trong vở bài tập toán
+ Các con đếm xem có bao nhiêu bông hoa? (5 bông)
+ Trong đó có bao bông màu đỏ, bao bông màu cam? (3 bông đỏ, 2 bông cam)
=> Ta có 5 bông hoa gồm 3 bông màu đỏ và 2 bông màu cam. Như vậy 5 gồm
3 và 2 hay 5 gồm 2 và 3 đều giống nhau nhé các con
+ Tiếp tục quan sát xem có bao bông hoa to, bao bông hoa nhỏ? (1 bông to, 4
bông nhỏ)
=> Ta có 5 bông hoa gồm 1 bông hoa to và 4 bông hoa nhỏ. Như vậy 5 gồm 1
và 4 hay 5 gồm 4 và 1
- Vậy tách 5 thành 2 phần ta có 2 cách:
+ Cách 1: 5 gồm 3 và 2 hoặc 5 gồm 2 và 3
+ Cách 2: 5 gồm 1 và 4 hoặc 5 gồm 4 và 1
2. GV Thiết kế bài tập in cho hs
3. Nhận xét, khen ngợi trẻ
            
BUỔI 27 : TIẾNG VIỆT
LÀM QUEN CHỮ Â – TẬP VIẾT CHỮ Â
1. Làm quen với chữ â
- Giới thiệu chữ â
- Cô phát âm chữ â 3 lần, cho trẻ phát âm lại theo cô theo hình thức cả lớp,
bạn trai, bạn gái, cá nhân.
- Cô phân tích cấu tạo chữ â in thường gồm 1 nét cong kín và 1 nét sổ thẳng bên
phải và 1 dấu mũ ở phía trên.
- Cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ â
- Cô cho trẻ quan sát các băng từ, hình ảnh có chữ ă để trẻ nhận ra chữ â có
trong các tiếng
2. Hướng dẫn viết chữ â
- Cấu tạo: Chữ â cao 2 ly, rộng 2,5 ly. Gồm 3 nét: nét
cong kín, nét móc ngược ở bên phải và mũ là nét xiên
phải ngắn nối liền với nét xiên trái ngắn.
- Cách viết:
+ Nét cong kín: Đặt bút dưới đường kẻ ngang 3 một
chút, viết nét cong kín từ phải sang trái, dừng bút ở
điểm xuất phát.
+ Nét móc ngược: Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút
lên đường kẻ ngang 3 viết nét móc ngược ở bên phải,
sát nét móc cong kín, đến góc đường kẻ ngang 2 thì
dừng lại.
+ Mũ: Từ điểm dừng bút của nét 2, lia bút lên trên viết
1 nét xiên phải ngắn nối liền với 1 nét xiên trái ngắn
trên đầu chữ a vào khoảng giữa đường kẻ ngang 3 và 4
thì dừng bút.

3. HS tập viết bảng con.


- GV quan sát, sửa lỗi cho HS
4. HS tập viết vở tập viết hoặc vở ô l.y
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
5. Nhận xét, khen ngợi HS.
6. Giao về nhà viết bài
TOÁN
PHÉP CỘNG, DẤU +
PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 2

1. Giới thiệu phép cộng, hướng dẫn viết dấu +


- Quan sát tranh trong vở BT toán
+ Cô có 1 con rùa, thêm 1 con rùa nữa thì được mấy con rùa? (2 con rùa).
Ta có phép cộng 1 + 1 = 2
Các con ạ, phép cộng biểu thị cho việc thêm vào, gộp vào.
- Cô giới thiệu dấu +
2. Hướng dẫn viết dấu +
- Hướng dẫn xác định toạ độ trên bảng con: Trên đường kẻ dọc 2 và ngang 2
lấy điểm 1. Trên đường kẻ dọc 4 và ngang 2 lấy điểm 2. Trên đường kẻ dọc 3
và ngang 3 lấy điểm 3. Trên đường kẻ dọc 3 và ngang 1 lấy điểm 4.
- Ta nối các điểm như sau: Từ điểm 1 viết nét ngang sang điểm 2 sau đó nhấc
bút nối từ điểm 3 xuống 4 bằng 1 nét sổ thẳng.
- Cho trẻ viết bảng con.
3. Cho trẻ viết dấu cộng trong vở BT và làm bài tập ở dưới
4. Phép cộng trong phạm vi 2.
- GV cho hs quan sát bt toán: Buổi trước chúng mình đã được học gộp trong phạm
vi 10
+ Nhìn vào hình thứ 1 ai nói cho cô cách gộp như nào? (0 và 2 được 2 hoặc 2
và 0 được 2)
+ Nhìn vào hình thứ 2 có cách gộp như nào? (1 và 1 được 2)
- Đúng rồi các con ạ, với hình thứ 1 cô có phép cộng như sau:
0+2=2 hay 2+0=2. Để biết vì sao có kết quả bằng 2, các con cùng quan sát cô
hướng dẫn như sau:
+ Bất kì số nào cộng với 0 cũng bằng chính số đó vì vậy 2+0 sẽ bằng chính số
đó là số 2, hoặc 0+2 cũng giống như 2+0, các con nhớ chưa nào
- Với hình thứ 2 có phép cộng: 1+1, để làm được kết quả cô có 2 cách như sau:
+ Cách 1: các con quan sát trong 2 số, với cách cộng 2 số giống nhau ta giơ
ngón tay trái số thứ 1 là 1 ngón. Dùng tay phải chỉ vào số thứ 2 đọc to 1 sau đó
di chuyển tay đếm tiếp lên ngón tay vừa giơ bên tay trái là 2 (số 2 đứng sau số
1). Vậy số nói sau cùng chính là kết quả của phép tính 1+1
+ Cách 2: cô sử dụng tia số, cô vẽ tia số từ 1 đến 10 như hình dưới này

1+1: ta dùng tay chỉ vào số 1 sau đó đếm tiếp 1 vạch nữa rơi vào số 2 vậy kết quả
bằng 2.
5. GV Thiết kế bài tập in cho hs
6. Nhận xét, khen ngợi trẻ
            

BUỔI 28 : TIẾNG VIỆT


LÀM QUEN CHỮ D – TẬP VIẾT CHỮ D
1. Làm quen với chữ d
- Giới thiệu chữ d
- Cô phát âm chữ d 3 lần, cho trẻ phát âm lại theo cô theo hình thức cả lớp,
bạn trai, bạn gái, cá nhân.
- Cô phân tích cấu tạo chữ d in thường gồm 1 nét cong kín và 1 nét sổ thẳng
dài bên phải ở phía trên.
- Cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ d
- Cô đọc mẫu bài luyện đọc trong vở luyện đọc và cho trẻ đọc theo với các hình
thức khác nhau.
- Hướng dẫn trẻ làm nhanh bài tập trong vở luyện đọc.
2. Hướng dẫn viết chữ d
- Cấu tạo: Chữ d cao 4 ly, rộng 2,5
ly. Gồm 2 nét: nét cong kín và nét
móc ngược dài ở bên phải.
- Cách viết:
+ Nét cong kín: Đặt bút dưới đường
kẻ ngang 3 một chút, viết nét cong
kín từ phải sang trái, dừng bút ở điểm
xuất phát.
+ Nét móc ngược dài: Từ điểm dừng
bút của nét 1, lia bút lên đường kẻ
ngang 5 viết nét móc ngược dài ở bên
phải, sát nét móc cong kín, đến góc
đường kẻ ngang 2 thì dừng lại.

3. HS tập viết bảng con.


- GV quan sát, sửa lỗi cho HS
4. HS tập viết vở tập viết hoặc vở ô ly.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
5. Nhận xét, khen ngợi HS.
6. Giao về nhà viết bài

TOÁN
PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 3
1. Ôn tập phép cộng trong phạm vi 2
- HS thực hiện lại các phép tính trong phạm vi 2.
- GV nhắc lại kiến thức, khen ngợi HS
2. Phép cộng trong phạm vi 3.
GV hướng dẫn HS thực hiện phép cộng.
+ Cách 1: Cho trẻ nhắc lại gộp số lượng trong phạm vi 3
- 0 và 3 được 3 nên 0+3 hay 3+0 đều bằng 3
- 1 và 2 được 3 nên 1+2 hay 2+1 đều bằng 3
+ Cách 2:
- Với phép cộng với 0 thì các con còn nhớ cô đã nói như nào khi các số cộng
với 0 không nhỉ? (bất kì số nào cộng với 0 đều bằng chính số đó)
- Với phép tính 1+2 hay 2+1 ta làm như sau: ta xem trong 2 số 1 và 2 số nào bé
hơn? (số 1), vậy số 1 thì con giơ 1 ngón tay ra. Còn lại số nào (số2), vậy con
dùng tay phải chỉ vào số 2 đọc to 2 sau đó đếm tiếp số trên ngón tay là 3 (số 3
đứng sau số 2)
+ Cách 3: vẽ tia số

1+2: ta dùng tay chỉ vào số 1 sau đó đếm tiếp 2 vạch nữa rơi vào số 3 vậy kết
quả bằng 3. 2+1: ta dùng tay chỉ vào số 2 sau đó đếm tiếp 1 vạch nữa rơi vào số
3 vậy kết quả bằng 3.
3. GV Thiết kế bài tập in cho hs
4. Nhận xét, khen ngợi trẻ
            

BUỔI 29 : TIẾNG VIỆT


LÀM QUEN CHỮ Đ – TẬP VIẾT CHỮ Đ
1. Làm quen với chữ đ
- Giới thiệu chữ đ
- Cô phát âm chữ đ 3 lần, cho trẻ phát âm lại theo cô theo hình thức cả lớp,
bạn trai, bạn gái, cá nhân.
- Cô phân tích cấu tạo chữ đ in thường gồm 1 nét cong kín và 1 nét sổ thẳng
dài bên phải ở phía trên và 1 nét ngang ngắn.
- Cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ đ
- Cô đọc mẫu bài luyện đọc trong vở luyện đọc và cho trẻ đọc theo với các hình
thức khác nhau.
- Hướng dẫn trẻ làm nhanh bài tập trong vở luyện đọc.
2. Hướng dẫn viết chữ đ
- Cấu tạo: Chữ đ cao 4 ly, rộng 2,5 ly. Gồm 3 nét: nét
cong kín, nét móc ngược dài ở bên phải và nét ngang
ngắn.
- Cách viết:
+ Nét cong kín: Đặt bút dưới đường kẻ ngang 3 một
chút, viết nét cong kín từ phải sang trái, dừng bút ở
điểm xuất phát.
+ Nét móc ngược dài: Từ điểm dừng bút của nét 1, lia
bút lên đường kẻ ngang 5 viết nét móc ngược dài ở bên
phải, sát nét móc cong kín, đến góc đường kẻ ngang 2
thì dừng lại.
+ Nét ngang ngắn: Từ điểm dừng bút của nét 2 tai lia
bút lên dòng kẻ ngang 4 tại điểm giữa đường kẻ dọc 2
và 3, viết 1 nét ngang ngắn từ trái sang phải, dừng bút
tại điểm giữa đường kẻ dọc 3 và 4.
3. HS tập viết bảng con.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS
4. HS tập viết vở tập viết hoặc vở ô ly.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
5. Nhận xét, khen ngợi HS.
6. Giao về nhà viết bài

TOÁN
PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 4
1. Ôn tập phép cộng trong phạm vi 3
- HS thực hiện lại các phép tính trong phạm vi 3.
- GV nhắc lại kiến thức, khen ngợi HS
2. Phép cộng trong phạm vi 3.
GV hướng dẫn HS thực hiện phép cộng.
+ Cách 1: Cho trẻ nhắc lại gộp số lượng trong phạm vi 4
- 0 và 4 được 4 nên 0+4 hay 4+0 đều bằng 4
- 1 và 3 được 4 nên 1+3 hay 3+1 đều bằng 4
- 2 và 2 được 4 nên 2+2 bằng 4
+ Cách 2:
- Cho trẻ nhắc lại cách khi cộng với số 0
- Với phép tính 1+3 hay 3+1 ta làm như sau: ta xem trong 2 số 1 và 3 số nào bé
hơn? (số 1), vậy số 1 thì con giơ 1 ngón tay ra. Còn lại số nào (số3), vậy con
dùng tay phải chỉ vào số 3 đọc to 3 sau đó đếm tiếp số trên ngón tay là 4 (số 4
đứng sau số 3)
- Với phép tính 2+2 ta làm như sau: 2 số bằng nhau vậy ta sẽ giơ ngón tay biểu
thị số lượng số thứ nhất(2 ngón tay), sau đó dùng tay phải chỉ vào số còn lại thứ
2 là số 2 đọc to 2 sau đó đếm tiếp số trên ngón tay là 3,4 (theo cách đếm tiếp).
Vậy kết quả cuối cùng bằng 4.
+ Cách 3: vẽ tia số

1+3: ta dùng tay chỉ vào số 1 sau đó đếm tiếp 3 vạch nữa rơi vào số 4 vậy kết
quả bằng 4. 3+1: ta dùng tay chỉ vào số 3 sau đó đếm tiếp 1 vạch nữa rơi vào số
4 vậy kết quả bằng 4. 2+2: ta dùng tay chỉ vào số 2 sau đó đếm tiếp 2 vạch nữa
rơi vào số 4 vậy kết quả bằng 4.
3. GV Thiết kế bài tập in cho hs
4. Nhận xét, khen ngợi trẻ
             
BUỔI 30: TIẾNG VIỆT
LÀM QUEN CHỮ Q – TẬP VIẾT CHỮ Q
1. Làm quen với chữ q
- Giới thiệu chữ q
- Cô phát âm chữ q 3 lần, cho trẻ phát âm lại theo cô theo hình thức cả lớp,
bạn trai, bạn gái, cá nhân.
- Cô phân tích cấu tạo chữ q in thường gồm 1 nét cong kín và 1 nét sổ thẳng
dài bên phải ở phía dưới
- Cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ q
- Cho chơi xếp hột hạt tạo chữ q và 1 số chữ in thường mà trẻ đã học(mua cúc
hoặc cho trẻ xếp hạt đỗ).
2. Hướng dẫn viết chữ q
- Cấu tạo: Chữ q cao 4 ly, rộng 1,5
ly. Gồm 2 nét: nét cong kín và nét
sổ thẳng dài bên phải. (có thể cho
trẻ tưởng tượng xác định bằng cao 2
tầng và có 2 tầng hầm)
- Cách viết:
+ Nét cong kín: Đặt bút dưới đường
kẻ ngang 3 một chút, viết nét cong
kín từ phải sang trái, dừng bút ở điểm
xuất phát.
+ Nét sổ thẳng dài: Từ điểm dừng
bút của nét 1, chuyển hướng lên
đường kẻ ngang 3 viết nét sổ thẳng
dài kéo từ trên xuống dưới, dừng bút
tại đường kẻ ngang 3 dưới (viết nét
sổ thẳng dài trùng với đường kẻ dọc
3).

3. HS tập viết bảng con.


- GV quan sát, sửa lỗi cho HS
4. HS tập viết vở tập viết hoặc vở ô ly.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
5. Nhận xét, khen ngợi HS.
6. Giao về nhà viết bài
TOÁN
PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 5
1. Ôn tập phép cộng trong phạm vi 4
- HS thực hiện lại các phép tính trong phạm vi 4.
- GV nhắc lại kiến thức, khen ngợi HS
2. Phép cộng trong phạm vi 5.
GV hướng dẫn HS thực hiện phép cộng.
+ Cách 1: Cho trẻ nhắc lại gộp số lượng trong phạm vi 5
- 0 và 5 được 5 nên 0+5 hay 5+0 đều bằng 5
- 1 và 4 được 5 nên 1+4 hay 4+1 đều bằng 5
- 2 và 3 được 5 nên 2+3 hay 3+2 đều bằng 5
+ Cách 2:
- Cho trẻ nhắc lại cách khi cộng với số 0
- Với phép tính 1+4 hay 4+1 nhắc trẻ số nào bé hơn giơ ngón tay, đọc to số
còn lại và đếm tiếp số trên ngón tay (4 rồi đến 5)
- Với phép tính 2+3 hay 3+2 nhắc trẻ số nào bé hơn giơ ngón tay, đọc to số
còn lại và đếm tiếp số trên ngón tay (3 rồi đến 4,5)
+ Cách 3: vẽ tia số

1+4: ta dùng tay chỉ vào số 1 sau đó đếm tiếp 4 vạch nữa rơi vào số 5 vậy kết
quả bằng 5. 4+1: ta dùng tay chỉ vào số 4 sau đó đếm tiếp 1 vạch nữa rơi vào số
5 vậy kết quả bằng 5. 2+3: ta dùng tay chỉ vào số 2 sau đó đếm tiếp 3 vạch nữa
rơi vào số 5 vậy kết quả bằng 5. 3+2: ta dùng tay chỉ vào số 3 sau đó đếm tiếp 2
vạch nữa rơi vào số 5 vậy kết quả bằng 5
3. GV Thiết kế bài tập in cho hs
4. Nhận xét, khen ngợi trẻ
              
BUỔI 31 : TIẾNG VIỆT
LÀM QUEN CHỮ Qu – TẬP VIẾT CHỮ Qu
1. Làm quen với chữ qu
- Giới thiệu chữ qu
- Cô phát âm chữ qu 3 lần, cho trẻ phát âm lại theo cô theo hình thức cả lớp,
bạn trai, bạn gái, cá nhân.
- Cô phân tích cấu tạo chữ qu in thường gồm chữ q và chữ u ghép với nhau
- Cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ qu
- Cô đọc mẫu bài luyện đọc trong vở luyện đọc và cho trẻ đọc theo với các hình
thức khác nhau.
- Hướng dẫn trẻ làm nhanh bài tập trong vở luyện đọc.
2. Hướng dẫn viết chữ qu
- Cấu tạo: Chữ qu cao 4 ly, rộng 4,5 ly. Gồm 2 chữ q
và u ghép lại
- Cách viết:
Đặt bút dưới đường kẻ ngang 3 một chút, viết nét cong
kín từ phải sang trái, dừng bút ở điểm xuất phát. Sau đó
chuyển hướng lên đường kẻ ngang 3 viết nét sổ thẳng
dài kéo từ trên xuống dưới, dừng bút tại đường kẻ
ngang 3 dưới (viết nét sổ thẳng dài trùng với đường kẻ
dọc 3). Lia bút lên trên đường kẻ ngang 2 viết nét hất
đến đường kẻ ngang 3 tại điểm giữa đường kẻ dọc 3,4.
Tiếp tục đưa bút xuống viết nét móc ngược đến điểm
giao giữa đường kẻ ngang 2 và dọc 5 thì tiếp tục nhấc
bút lên điểm giao giữa đường kẻ ngang 3 và 5 viết tiếp
1 nét móc ngược nữa, dừng bút tại điểm giao nhau giữa
đường kẻ ngang 2 và dọc 6.
3. HS tập viết bảng con.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS
4. HS tập viết vở tập viết hoặc vở ô ly.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
5. Nhận xét, khen ngợi HS.
6. Giao về nhà viết bài

TOÁN
LUYỆN TẬP PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI TỪ 1 ĐẾN 5
1. Ôn tập phép cộng trong phạm vi từ 1 đến 5
- HS thực hiện lại các phép tính bất kì mà cô cho. Trong quá trình trẻ làm cô
hỏi trẻ cách làm.
- GV nhắc lại kiến thức, khen ngợi HS
- GV Thiết kế bài tập in cho hs
2. Nhận xét, khen ngợi trẻ
            

BUỔI 32 : TIẾNG VIỆT


LÀM QUEN CHỮ L – TẬP VIẾT CHỮ L
1. Làm quen với chữ l
- Giới thiệu chữ l
- Cô phát âm chữ l 3 lần, cho trẻ phát âm lại theo cô theo hình thức cả lớp,
bạn trai, bạn gái, cá nhân.
- Cô phân tích cấu tạo chữ l in thường gồm 1 nét sổ thẳng dài
- Cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ l
- Cô đọc mẫu bài luyện đọc trong vở luyện đọc và cho trẻ đọc theo với các hình
thức khác nhau.
- Hướng dẫn trẻ làm nhanh bài tập trong vở luyện đọc.
Hướng dẫn viết chữ l

- Cấu tạo: Chữ l cao 5 ly, rộng 2 ly. Gồm nét khuyết
trên nối liền với nét móc ngược.
- Cách viết:
+ Nét khuyết trên: Điểm đặt bút trên đường kẻ ngang 2
và ở giữa 2 đường kẻ dọc 1 và 2. Đưa bút lượn lên phía
trên và lượn cong sang trái sát đường kẻ ngang 6 rồi
kéo thẳng xuống (trùng với đường kẻ dọc 2) tới gần tới
đường kẻ ngang 1
+ Nét móc ngược: Từ điểm dừng bút của nét 1 ta lượn
cong viết nét móc ngược, dừng bút nằm trêm đường kẻ
ngang 2 và khoảng giữa 2 đường kẻ dọc 3,4.
2. HS tập viết bảng con.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS
3. HS tập viết vở tập viết hoặc vở ô ly.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
4. Nhận xét, khen ngợi HS.
5. Giao về nhà viết bài

TOÁN
PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 6
. Phép cộng trong phạm vi 6.
GV hướng dẫn HS thực hiện phép cộng.
+ Cách 1: Cho trẻ nhắc lại gộp số lượng trong phạm vi 6
- 0 và 6 được 6 nên 0+6 hay 6+0 đều bằng 6
- 1 và 5 được 6 nên 1+5 hay 5+1 đều bằng 6
- 2 và 4 được 6 nên 2+4 hay 4+2 đều bằng 6
- 3 và 3 được 6 nên 3+3 bằng 6
+ Cách 2:
- Cho trẻ nhắc lại cách khi cộng với số 0
- Với phép tính 1+5 hay 5+1 nhắc trẻ số nào bé hơn giơ ngón tay, đọc to số
còn lại và đếm tiếp số trên ngón tay (5 rồi đến 6)
- Với phép tính 2+4 hay 4+2 nhắc trẻ số nào bé hơn giơ ngón tay, đọc to số
còn lại và đếm tiếp số trên ngón tay (4 rồi đến 5,6)
- Với phép tính 3+3 ta làm như sau: 2 số bằng nhau vậy ta sẽ giơ ngón tay biểu
thị số lượng số thứ nhất(3 ngón tay), sau đó dùng tay phải chỉ vào số còn lại thứ
2 là số 3 đọc to 3 sau đó đếm tiếp số trên ngón tay là 4,5,6 (theo cách đếm tiếp).
Vậy kết quả cuối cùng bằng 6.
+ Cách 3: vẽ tia số

1+5: ta dùng tay chỉ vào số 1 sau đó đếm tiếp 5 vạch nữa rơi vào số 6 vậy kết
quả bằng 6. 5+1: ta dùng tay chỉ vào số 5 sau đó đếm tiếp 1 vạch nữa rơi vào số
6 vậy kết quả bằng 6. 2+4: ta dùng tay chỉ vào số 2 sau đó đếm tiếp 4 vạch nữa
rơi vào số 6 vậy kết quả bằng 6. 4+2: ta dùng tay chỉ vào số 4 sau đó đếm tiếp 2
vạch nữa rơi vào số 6 vậy kết quả bằng 6 3+3: ta dùng tay chỉ vào số 3 sau đó
đếm tiếp 3 vạch nữa rơi vào số 6 vậy kết quả bằng 6
3. GV Thiết kế bài tập in cho hs
4. Nhận xét, khen ngợi trẻ
             
BUỔI 33 : TIẾNG VIỆT
LÀM QUEN CHỮ B – TẬP VIẾT CHỮ B
1. Làm quen với chữ b
- Giới thiệu chữ b
- Cô phát âm chữ b 3 lần, cho trẻ phát âm lại theo cô theo hình thức cả lớp,
bạn trai, bạn gái, cá nhân.
- Cô phân tích cấu tạo chữ b in thường gồm 1 nét sổ thẳng dài bên trái và 1 nét
cong kín
- Cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ b
- Cô đọc mẫu bài luyện đọc trong vở luyện đọc và cho trẻ đọc theo với các hình
thức khác nhau.
- Hướng dẫn trẻ làm nhanh bài tập trong vở luyện đọc.
2. Hướng dẫn viết chữ b
- Cấu tạo: Chữ b cao 5 ly, rộng 2,5
ly. Gồm nét khuyết trên nối liền với
nét thắt trên.
- Cách viết:
+ Nét khuyết trên: Điểm đặt bút trên
đường kẻ ngang 2 và ở giữa 2 đường
kẻ dọc 1 và 2. Đưa bút lượn lên phía
trên và lượn cong sang trái sát
đường kẻ ngang 6 rồi kéo thẳng
xuống (trùng với đường kẻ dọc 2)
tới gần tới đường kẻ ngang 1
Nét thắt trên: Từ điểm dừng bút của
nét 1 ta lượn cong viết nét thắt trên
(đưa bút lượn cong lên đến đường kẻ
ngang 3 thì vòng xoắn sang trái rồi
kéo sang phải). Dừng bút gần sát
đường kẻ dọc 4 và dưới đường kẻ
ngang 3 một chút.

3. HS tập viết bảng con.


- GV quan sát, sửa lỗi cho HS
4. HS tập viết vở tập viết hoặc vở ô ly.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
5. Nhận xét, khen ngợi HS.
6. Giao về nhà viết bài
TOÁN
PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 7
1. Ôn tập phép cộng trong phạm vi 6
- HS thực hiện lại các phép tính trong phạm vi 6.
- GV nhắc lại kiến thức, khen ngợi HS
2. Phép cộng trong phạm vi 7.
GV hướng dẫn HS thực hiện phép cộng.
+ Cách 1: Cho trẻ nhắc lại gộp số lượng trong phạm vi 7
- 0 và 7 được 7 nên 0+7 hay 7+0 đều bằng 7
- 1 và 6 được 7 nên 1+6 hay 6+1 đều bằng 7
- 2 và 5 được 7 nên 2+5 hay 5+2 đều bằng 7
- 3 và 4 được 7 nên 3+4 hay 4+3 đều bằng 7
+ Cách 2:
- Cho trẻ nhắc lại cách khi cộng với số 0
- Với phép tính 1+6 hay 6+1 nhắc trẻ số nào bé hơn giơ ngón tay, đọc to số
còn lại và đếm tiếp số trên ngón tay (6 rồi đến 7)
- Với phép tính 2+5 hay 5+2 nhắc trẻ số nào bé hơn giơ ngón tay, đọc to số
còn lại và đếm tiếp số trên ngón tay (5 rồi đến 6,7)
- Với phép tính 3+4 hay 4+3 nhắc trẻ số nào bé hơn giơ ngón tay, đọc to số
còn lại và đếm tiếp số trên ngón tay (4 rồi đến 5,6,7)
+ Cách 3: vẽ tia số

1+6: ta dùng tay chỉ vào số 1 sau đó đếm tiếp 6 vạch nữa rơi vào số 7 vậy kết
quả bằng 7. 6+1: ta dùng tay chỉ vào số 6 sau đó đếm tiếp 1 vạch nữa rơi vào số
7 vậy kết quả bằng 7. 2+5: ta dùng tay chỉ vào số 2 sau đó đếm tiếp 5 vạch nữa
rơi vào số 7 vậy kết quả bằng 7. 5+2: ta dùng tay chỉ vào số 5 sau đó đếm tiếp 2
vạch nữa rơi vào số 7 vậy kết quả bằng 7 3+4: ta dùng tay chỉ vào số 3 sau đó
đếm tiếp 4 vạch nữa rơi vào số 7 vậy kết quả bằng 7 4+3: ta dùng tay chỉ vào số
4 sau đó đếm tiếp 3 vạch nữa rơi vào số 7 vậy kết quả bằng 7
3. GV Thiết kế bài tập in cho hs
4. Nhận xét, khen ngợi trẻ
            
BUỔI 34 : TIẾNG VIỆT
LÀM QUEN CHỮ H – TẬP VIẾT CHỮ H
1. Làm quen với chữ h
- Giới thiệu chữ h
- Cô phát âm chữ h 3 lần, cho trẻ phát âm lại theo cô theo hình thức cả lớp,
bạn trai, bạn gái, cá nhân.
- Cô phân tích cấu tạo chữ h in thường gồm 1 nét sổ thẳng dài và 1 nét móc xuôi
- Cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ h
- Cô đọc mẫu bài luyện đọc trong vở luyện đọc và cho trẻ đọc theo với các hình
thức khác nhau.
- Hướng dẫn trẻ làm nhanh bài tập trong vở luyện đọc.
2. Hướng dẫn viết chữ h
- Cấu tạo: Chữ h cao 5 ly, rộng 3 ly. Gồm nét khuyết
trên và nét móc hai đầu.
- Cách viết:
+ Nét khuyết trên: Điểm đặt bút trên đường kẻ ngang 2
và ở giữa 2 đường kẻ dọc 1 và 2. Đưa bút lên phía trên
và lượn cong sang trái sát đường kẻ ngang 6 rồi kéo
thẳng xuống (trùng với đường kẻ dọc 2) tới đường kẻ
ngang 1 thì dừng lại.
+ Nét móc hai đầu: Từ điểm dừng bút của nét 1, rê bút
lên trên đường kẻ ngang 2 viết tiếp nét móc hai đầu
chạm đường kẻ ngang 3 và dừng bút ở trên đường kẻ
ngang 2 tại điểm giữa đường kẻ dọc 4 và 5.
3. HS tập viết bảng con.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS
4. HS tập viết vở tập viết hoặc vở ô ly.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
5. Nhận xét, khen ngợi HS.
6. Giao về nhà viết bài

TOÁN
PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 8
1. Ôn tập phép cộng trong phạm vi 7
- HS thực hiện lại các phép tính trong phạm vi 7.
- GV nhắc lại kiến thức, khen ngợi HS
2. Phép cộng trong phạm vi 8.
GV hướng dẫn HS thực hiện phép cộng.
+ Cách 1: Cho trẻ nhắc lại gộp số lượng trong phạm vi 8
- 0 và 8 được 8 nên 0+8 hay 8+0 đều bằng 8
- 1 và 7 được 8 nên 1+7 hay 7+1 đều bằng 8
- 2 và 6 được 8 nên 2+6 hay 6+2 đều bằng 8
- 3 và 5 được 5 nên 3+5 hay 5+3 đều bằng 8
- 4 và 4 được 8 nên 4+4 bằng 8
+ Cách 2:
- Cho trẻ nhắc lại cách khi cộng với số 0
- Với phép tính 1+7 hay 7+1 nhắc trẻ số nào bé hơn giơ ngón tay, đọc to số
còn lại và đếm tiếp số trên ngón tay (7 rồi đến 8)
- Với phép tính 2+6 hay 6+2 nhắc trẻ số nào bé hơn giơ ngón tay, đọc to số
còn lại và đếm tiếp số trên ngón tay (6 rồi đến 7,8)
- Với phép tính 3+5 hay 5+3 nhắc trẻ số nào bé hơn giơ ngón tay, đọc to số
còn lại và đếm tiếp số trên ngón tay (5 rồi đến 6,7,8)
- Với phép tính 4+4 ta làm như sau: 2 số bằng nhau vậy ta sẽ giơ ngón tay biểu
thị số lượng số thứ nhất(4 ngón tay), sau đó dùng tay phải chỉ vào số còn lại thứ
2 là số 4 đọc to 4 sau đó đếm tiếp số trên ngón tay là 5,6,7,8 (theo cách đếm
tiếp). Vậy kết quả cuối cùng bằng 8.
+ Cách 3: vẽ tia số

1+7: ta dùng tay chỉ vào số 1 sau đó đếm tiếp 7 vạch nữa rơi vào số 8 vậy kết
quả bằng 8. 7+1: ta dùng tay chỉ vào số 7 sau đó đếm tiếp 1 vạch nữa rơi vào số
8 vậy kết quả bằng 8 2+6: ta dùng tay chỉ vào số 2 sau đó đếm tiếp 6 vạch nữa
rơi vào số 8 vậy kết quả bằng 8. 6+2: ta dùng tay chỉ vào số 6 sau đó đếm tiếp 2
vạch nữa rơi vào số 8 vậy kết quả bằng 8 3+5: ta dùng tay chỉ vào số 3 sau đó
đếm tiếp 5 vạch nữa rơi vào số 8 vậy kết quả bằng 8 5+3: ta dùng tay chỉ vào số
5 sau đó đếm tiếp 3 vạch nữa rơi vào số 8 vậy kết quả bằng 8 4+4: ta dùng tay
chỉ vào số 4 sau đó đếm tiếp 4 vạch nữa rơi vào số 8 vậy kết quả bằng 8
3. GV Thiết kế bài tập in cho hs
4. Nhận xét, khen ngợi trẻ
             

BUỔI 35 : TIẾNG VIỆT


LÀM QUEN CHỮ Th – TẬP VIẾT CHỮ Th
1. Làm quen với chữ th
- Giới thiệu chữ th
- Cô phát âm chữ th 3 lần, cho trẻ phát âm lại theo cô theo hình thức cả lớp,
bạn trai, bạn gái, cá nhân.
- Cô phân tích cấu tạo chữ th in thường gồm chữ t đứng trước ghép với chữ h
đứng sau
- Cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ th
- Cô đọc mẫu bài luyện đọc trong vở luyện đọc và cho trẻ đọc theo với các hình
thức khác nhau.
- Hướng dẫn trẻ làm nhanh bài tập trong vở luyện đọc.
2. Hướng dẫn viết chữ th
- Cấu tạo: Chữ th cao 5 ly, rộng 4,5 ly. Gồm chữ t và h
ghép lại với nhau.
- Cách viết: Điểm đặt bút trên đường kẻ ngang 2 tại
góc giao giữa 2 đường kẻ ngang 2 và dọc 1. Đưa bút
lên viết nét hất đến đường kẻ ngang 3, sau đó nhấc bút
len đường kẻ ngang 4 tại điểm giữa đường kẻ dọc 1 và
2 kéo thẳng từ trên xuống viết nét móc ngược dài đi
qua góc của đường kẻ dọc 3 và ngang 3 sau đó viết nối
tiếp nét khuyết trên của chữ h đi qua góc đường kẻ
ngang 5 và dọc 4 rồi vòng xuống trùng với đường kẻ
dọc 3. Di bút lên đường kẻ ngang 2 viết nét móc 2 đầu.
Dừng bút trên đường kẻ ngang 2 tại điểm giữa đường
kẻ dọc 5 và 6.
3. HS tập viết bảng con.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS
4. HS tập viết vở tập viết hoặc vở ô ly.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
5. Nhận xét, khen ngợi HS.
Giao về nhà viết bài

TOÁN
PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 9
1. Ôn tập phép cộng trong phạm vi 8
- HS thực hiện lại các phép tính trong phạm vi 8.
- GV nhắc lại kiến thức, khen ngợi HS
2. Phép cộng trong phạm vi 9.
GV hướng dẫn HS thực hiện phép cộng.
+ Cách 1: Cho trẻ nhắc lại gộp số lượng trong phạm vi 9
- 0 và 9 được 9 nên 0+9 hay 9+0 đều bằng 9
- 1 và 8 được 9 nên 1+8 hay 8+1 đều bằng 9
- 2 và 7 được 9 nên 2+7 hay 7+2 đều bằng 9
- 3 và 6 được 9 nên 3+6 hay 6+3 đều bằng 9
- 4 và 5 được 9 nên 4+5 hay 5+4 đều bằng 9
+ Cách 2:
- Cho trẻ nhắc lại cách khi cộng với số 0
- Với phép tính 1+8 hay 8+1 nhắc trẻ số nào bé hơn giơ ngón tay, đọc to số
còn lại và đếm tiếp số trên ngón tay (8 rồi đến 9)
- Với phép tính 2+7 hay 7+2 nhắc trẻ số nào bé hơn giơ ngón tay, đọc to số
còn lại và đếm tiếp số trên ngón tay (7 rồi đến 8,9)
- Với phép tính 3+6 hay 6+3 nhắc trẻ số nào bé hơn giơ ngón tay, đọc to số
còn lại và đếm tiếp số trên ngón tay (6 rồi đến 7,8,9)
- Với phép tính 4+5 hay 5+4 nhắc trẻ số nào bé hơn giơ ngón tay, đọc to số
còn lại và đếm tiếp số trên ngón tay (5 rồi đến 6,7,8,9)
+ Cách 3: vẽ tia số

1+8: ta dùng tay chỉ vào số 1 sau đó đếm tiếp 8 vạch nữa rơi vào số 9 vậy kết
quả bằng 9. 8+1: ta dùng tay chỉ vào số 8 sau đó đếm tiếp 1 vạch nữa rơi vào số
9 vậy kết quả bằng 9 2+7: ta dùng tay chỉ vào số 2 sau đó đếm tiếp 7 vạch nữa
rơi vào số 9 vậy kết quả bằng 9. 7+2: ta dùng tay chỉ vào số 7 sau đó đếm tiếp 2
vạch nữa rơi vào số 9 vậy kết quả bằng 9 3+6: ta dùng tay chỉ vào số 3 sau đó
đếm tiếp 6 vạch nữa rơi vào số 9 vậy kết quả bằng 9 6+3: ta dùng tay chỉ vào số
6 sau đó đếm tiếp 3 vạch nữa rơi vào số 9 vậy kết quả bằng 9 4+5: ta dùng tay
chỉ vào số 4 sau đó đếm tiếp 5 vạch nữa rơi vào số 9 vậy kết quả bằng 9 5+4: ta
dùng tay chỉ vào số 5 sau đó đếm tiếp 4 vạch nữa rơi vào số 9 vậy kết quả bằng
9
3. GV Thiết kế bài tập in cho hs
4. Nhận xét, khen ngợi trẻ
            

BUỔI 36: TIẾNG VIỆT


LÀM QUEN CHỮ Nh – TẬP VIẾT CHỮ Nh
1. Làm quen với chữ nh
- Giới thiệu chữ nh
- Cô phát âm chữ nh 3 lần, cho trẻ phát âm lại theo cô theo hình thức cả lớp,
bạn trai, bạn gái, cá nhân.
- Cô phân tích cấu tạo chữ nh in thường gồm chữ n đứng trước, chữ h đứng sau
- Cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ nh
- Cô đọc mẫu bài luyện đọc trong vở luyện đọc và cho trẻ đọc theo với các hình
thức khác nhau.
- Hướng dẫn trẻ làm nhanh bài tập trong vở luyện đọc.
2. Hướng dẫn viết chữ nh
- Cấu tạo: Chữ nh cao 5 ly, rộng
6,5 ly. Gồm chữ n và h ghép lại với
nhau.
Cách viết: Điểm đặt bút trên
đường kẻ dọc 1 tại điểm giữa
đường kẻ ngang 2 và 3. Đưa bút
sang phải viết nét móc xuôi sau đó
rê bút lên đường kẻ ngang 2 viết
nét móc hai đầu đi qua góc của
đường kẻ dọc 5 và ngang 3 sau đó
viết nối tiếp nét khuyết trên của
chữ h đi qua góc đường kẻ ngang 5
và dọc 6 rồi vòng xuống trùng với
đường kẻ dọc 5. Di bút lên đường
kẻ ngang 2 viết nét móc 2 đầu.
Dừng bút trên đường kẻ ngang 2
tại điểm giữa đường kẻ dọc 7 và 8

3. HS tập viết bảng con.


- GV quan sát, sửa lỗi cho HS
4. HS tập viết vở tập viết hoặc vở ô ly.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
5. Nhận xét, khen ngợi HS.
6. Giao về nhà viết bài

TOÁN
PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 10
1. Ôn tập phép cộng trong phạm vi 9
- HS thực hiện lại các phép tính trong phạm vi 9.
- GV nhắc lại kiến thức, khen ngợi HS
2. Phép cộng trong phạm vi 10.
GV hướng dẫn HS thực hiện phép cộng.
+ Cách 1: Cho trẻ nhắc lại gộp số lượng trong phạm vi 10
- 0 và 10 được 10 nên 0+10 hay 10+0 đều bằng 10
- 1 và 9 được 10 nên 1+9 hay 9+1 đều bằng 10
- 2 và 8 được 10 nên 2+8 hay 8+2 đều bằng 10
- 3 và 7 được 10 nên 3+7 hay 7+3 đều bằng 10
- 4 và 6 được 10 nên 4+6 hay 6+4 đều bằng 10
- 5 và 5 được 10 nên 5+5 bằng 10
+ Cách 2:
- Cho trẻ nhắc lại cách khi cộng với số 0
- Với phép tính 1+9 hay 9+1 nhắc trẻ số nào bé hơn giơ ngón tay, đọc to số
còn lại và đếm tiếp số trên ngón tay (9 rồi đến 10)
- Với phép tính 2+8 hay 8+2 nhắc trẻ số nào bé hơn giơ ngón tay, đọc to số
còn lại và đếm tiếp số trên ngón tay (8 rồi đến 9,10)
- Với phép tính 3+7 hay 7+3 nhắc trẻ số nào bé hơn giơ ngón tay, đọc to số
còn lại và đếm tiếp số trên ngón tay (7 rồi đến 8,9,10)
- Với phép tính 4+6 hay 6+4 nhắc trẻ số nào bé hơn giơ ngón tay, đọc to số
còn lại và đếm tiếp số trên ngón tay (6 rồi đến 7,8,9,10)
- Với phép tính 5+5 ta làm như sau: 2 số bằng nhau vậy ta sẽ giơ ngón tay biểu
thị số lượng số thứ nhất(5 ngón tay), sau đó dùng tay phải chỉ vào số còn lại thứ
2 là số 5 đọc to 5 sau đó đếm tiếp số trên ngón tay là 6,7,,9,108 (theo cách đếm
tiếp). Vậy kết quả cuối cùng bằng 10.
+ Cách 3: vẽ tia số

1+9: ta chỉ vào số 1 sau đó đếm tiếp 9 vạch nữa rơi vào số 10 vậy kết
quả bằng 10. 9+1: ta chỉ vào số 9 sau đó đếm tiếp 1 vạch nữa rơi vào số
10 vậy kết quả bằng 10 2+8: ta chỉ vào số 2 sau đó đếm tiếp 8 vạch nữa
rơi vào số 10 vậy kết quả bằng 10 8+2: ta chỉ vào số 8 sau đó đếm tiếp 2
vạch nữa rơi vào số 10 vậy kết quả bằng 10 3+7: ta chỉ vào số 3 sau đó
đếm tiếp 5 vạch nữa rơi vào số 10 vậy kết quả bằng 10 7+3: ta chỉ vào số
5 sau đó đếm tiếp 3 vạch nữa rơi vào số 10 vậy kết quả bằng 10 4+6: ta
chỉ vào số 4 sau đó đếm tiếp 4 vạch nữa rơi vào số 10 vậy kết quả bằng
10 6+4: ta chỉ vào số 6 sau đó đếm tiếp 4 vạch nữa rơi vào số 10 vậy kết
quả bằng 10 5+5: ta chỉ vào số 5 sau đó đếm tiếp 5 vạch nữa rơi vào số
10 vậy kết quả bằng 10
3. GV Thiết kế bài tập in cho hs
4. Nhận xét, khen ngợi trẻ
            
BUỔI 37 : TIẾNG VIỆT
LÀM QUEN CHỮ Ch – TẬP VIẾT CHỮ Ch
1. Làm quen với chữ ch
- Giới thiệu chữ ch
- Cô phát âm chữ ch 3 lần, cho trẻ phát âm lại theo cô theo hình thức cả lớp,
bạn trai, bạn gái, cá nhân.
- Cô phân tích cấu tạo chữ ch in thường gồm chữ c đứng trước, chữ h đứng sau
- Cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ nh
- Cô đọc mẫu bài luyện đọc trong vở luyện đọc và cho trẻ đọc theo với các hình
thức khác nhau.
- Hướng dẫn trẻ làm nhanh bài tập trong vở luyện đọc.
2. Hướng dẫn viết chữ ch
- Cấu tạo: Chữ ch cao 5 ly, rộng 5 ly. Gồm chữ c và h
ghép lại với nhau.
- Cách viết: Điểm đặt bút trên đường kẻ dọc 3 dưới
đường kẻ ngang 3 một chút. Đưa bút vòng sang trái viết
nét cong trái đi qua góc của đường kẻ dọc 4 và ngang 3
sau đó viết nối tiếp nét khuyết trên của chữ h đi qua
góc đường kẻ ngang 5 và dọc 5 rồi vòng xuống trùng
với đường kẻ dọc 4. Di bút lên đường kẻ ngang 2 viết
nét móc 2 đầu. Dừng bút trên đường kẻ ngang 2 tại
điểm giữa đường kẻ dọc 6 và 7
3. HS tập viết bảng con.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS
4. HS tập viết vở tập viết hoặc vở ô ly.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
5. Nhận xét, khen ngợi HS.
6. Giao về nhà viết bài

TOÁN
LUYỆN TẬP PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI TỪ 6 ĐẾN 10
1. Ôn tập phép cộng trong phạm vi từ 6 đến 10
- HS thực hiện lại các phép tính bất kì mà cô cho. Trong quá trình trẻ làm cô
hỏi trẻ cách làm.
- GV nhắc lại kiến thức, khen ngợi HS
- GV Thiết kế bài tập in cho hs
2. Nhận xét, khen ngợi trẻ
            
BUỔI 38 : TIẾNG VIỆT
LÀM QUEN CHỮ Ph – TẬP VIẾT CHỮ Ph

1. Làm quen với chữ ph


- Giới thiệu chữ ph
- Cô phát âm chữ ph 3 lần, cho trẻ phát âm lại theo cô theo hình thức cả lớp,
bạn trai, bạn gái, cá nhân.
- Cô phân tích cấu tạo chữ ph in thường gồm chữ p đứng trước, chữ h đứng sau
- Cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ ph
- Cô đọc mẫu bài luyện đọc trong vở luyện đọc và cho trẻ đọc theo với các hình
thức khác nhau.
- Hướng dẫn trẻ làm nhanh bài tập trong vở luyện đọc.
2. Hướng dẫn viết chữ ph
- Cấu tạo: Chữ ph cao 7 ly, rộng 6 ly. Gồm chữ p và h
ghép lại với nhau.
- Cách viết: Điểm đặt bút trên đường kẻ ngang 2 tại
điểm giữa đường kẻ dọc 1 và 2. Đưa bút lên viết nét hất
lên đường kẻ ngang 3 sau đó kéo thẳng xuống viết nét
sổ thẳng trùng với đường kẻ dọc 2 đến đưởng kẻ ngang
3 dưới thì nhấc bút lên đường kẻ ngang 2 viết nét móc
hai đầu đi qua góc của đường kẻ dọc 5 và ngang 3 sau
đó viết nối tiếp nét khuyết trên của chữ h đi qua góc
đường kẻ ngang 5 và dọc 6 rồi vòng xuống trùng với
đường kẻ dọc 5. Di bút lên đường kẻ ngang 2 viết nét
móc 2 đầu. Dừng bút trên đường kẻ ngang 2 tại điểm
giữa đường kẻ dọc 7 và 8
3. HS tập viết bảng con.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS
4. HS tập viết vở tập viết hoặc vở ô ly.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
5. Nhận xét, khen ngợi HS.
6. Giao về nhà viết bài

TOÁN
KHỐI HỘP CHỮ NHẬT, KHỐI LẬP PHƯƠNG
1. Ôn lại hình chữ nhật, hình vuông
- Cô giơ 2 hình lên hỏi trẻ hình gì? Nhắc lại đặc điểm của hình
2. Giới thiệu khối hộp chữ nhật.
- GV treo mẫu khối hộp chữ nhật lên bảng hoặc cho trẻ quan sát hình qua màn
hình máy vi tính
- HS quan sát, nhận xét.
+ Các con thấy khối hộp chữ nhật có mấy mặt?(6 mặt)
+ Các mặt là hình gì? (6 mặt là đều là hình chữ nhật hoặc có khối 4 mặt là hình
chữ nhật, 2 mặt là hình vuông)
- Gv cho trẻ quan sát 1 số đồ vật có dạng khối hộp chữ nhật.
3. Giới thiệu khối lập phương.
- GV treo mẫu hộp lập phương lên bảng hoặc cho trẻ quan sát hình qua màn
hình máy vi tính
- HS quan sát, nhận xét.
+ Các con thấy khối lập phương có mấy mặt?(6 mặt)
+ Các mặt là hình gì?(6 mặt là đều là hình vuông)
- Gv cho trẻ quan sát 1 số đồ vật có dạng khối lập phương
- GV Thiết kế bài tập in cho hs
3. Nhận xét, khen ngợi HS.
            
BUỔI 39: TIẾNG VIỆT
LÀM QUEN CHỮ K – TẬP VIẾT CHỮ K
1. Làm quen với chữ k
- Giới thiệu chữ k
- Cô phát âm chữ k 3 lần, cho trẻ phát âm lại theo cô theo hình thức cả lớp,
bạn trai, bạn gái, cá nhân.
- Cô phân tích cấu tạo chữ k in thường gồm 1 nét sổ thẳng, 1 nét xiên phải và
1 nét xiên trái
- Cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ k
- Cô đọc mẫu bài luyện đọc trong vở luyện đọc và cho trẻ đọc theo với các hình
thức khác nhau. Nhắc trẻ k chỉ đi với nguyên âm i, e, ê.
- Hướng dẫn trẻ làm nhanh bài tập trong vở luyện đọc.
2. Hướng dẫn viết chữ k
- Cấu tạo: Chữ k cao 5 ly, rộng 3 ly. Gồm nét khuyết
trên và nét thắt giữa.
- Cách viết:
+ Nét khuyết trên: Điểm đặt bút trên đường kẻ ngang 2
và ở giữa 2 đường kẻ dọc 1 và 2. Đưa bút lên phía trên
và lượn cong sang trái sát đường kẻ ngang 6 rồi kéo
thẳng xuống (trùng với đường kẻ dọc 2) tới đường kẻ
ngang 1 thì dừng lại.
+ Nét thắt giữa: Từ điểm dừng bút của nét 1, rê bút lên
trên đường kẻ ngang 2 viết tiếp nét thắt giữa chạm
đường kẻ ngang 3 và xoắn 1 nét xoắn nhỏ tại góc giao
giữa đường kẻ ngang 2 và đường kẻ dọc 3 rồi hất lên
dừng bút trên đường kẻ ngang 2 ở giữa đường kẻ dọc
4,5.
3. HS tập viết bảng con.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS
4. HS tập viết vở tập viết hoặc vở ô ly.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
5. Nhận xét, khen ngợi HS.
6. Giao về nhà viết bài

TOÁN
PHÉP TRỪ, DẤU –
PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 2
1. Giới thiệu phép trừ, hướng dẫn viết dấu -
- Quan sát tranh trong vở BT toán
+ Cô có mấy hộp quà? (2 hộp quà) Cô gạch bớt bỏ đi 1 hộp quà vậy còn
mấy hộp qùa không gạch? (1). Ta có phép trừ 2 - 1 = 1
Các con ạ, phép trừ biểu thị cho việc bỏ bớt, chia bớt, mất đi...
- Cô giới thiệu dấu -
2. Hướng dẫn viết dấu -
- Hướng dẫn xác định toạ độ trên bảng con: Trên đường kẻ dọc 2 và ngang 2
lấy điểm 1. Trên đường kẻ dọc 4 và ngang 2 lấy điểm 2.
- Ta nối các điểm như sau: Từ điểm 1 viết nét ngang sang điểm 2 ta được dấu trừ
- Cho trẻ viết bảng con.
3. Cho trẻ viết dấu trừ trong vở BT và làm bài tập ở dưới
4. Phép trừ trong phạm vi 2.
- Phép cộng thì biểu thị việc thêm vào, gộp vào nhưng phép trừ biểu thị cho
việc tách ra, chia ra. Trong các giờ học trước cô và các con đã được học tách
gộp các số trong phạm vi 10 rồi đúng không nào. Hôm nay chúng mình cùng
học cách tìm kết quả cho phép trừ nhé.
+ Nhìn vào hình thứ 1 ai nói cho cô 2 được tách gồm số mấy và số mấy? (2 gồm 0
và 2)
+ Nhìn vào hình thứ 2 có cách tách như nào? (2 gồm 1 và 1)
- Đúng rồi các con ạ, với hình thứ 1 cô có phép trừ như sau:
2-0 =2 và 2-2=0. Để biết vì sao có kết quả như vậy, các con cùng quan sát cô
hướng dẫn:
+ Tương tự phép cộng thì số 0 trong phép trừ cũng vậy: Bất kì số nào trừ đi 0
cũng bằng chính số đó vì vậy 2-0 sẽ bằng chính số đó là số 2 các con nhớ chưa
nào
+ Với phép tính 2 số giống nhau trừ cho nhau thì kết quả đều bằng 0, ở đây
2 số giống nhau là số 2 trừ đi nhau vậy kết quả bằng 0. Vậy 2-2=0
- Với phép tính thứ 2: 2-1, để làm được kết quả cô có 2 cách như sau:
+ Cách 1: Tương tự phép cộng ta cũng xác định số bé trong 2 số sau đó ta
giơ ngón tay trái biểu thị số bé ra (số1), tay phải chỉ vào số còn lại trong vở
và đọc (số2) rồi cụp dần ngón tay và đếm lùi về phía trước (2,1) vậy kết quả
trong phép trừ 2-1=1 .
+ Cách 2: cô sử dụng tia số, cô vẽ tia số từ 1 đến 10 như hình dưới này

2-1 : ta dùng tay chỉ vào số 2 sau đó đếm lùi về phía bên trái 1 vạch nữa rơi
vào số 1 vậy kết quả bằng 1.
5. Hướng dẫn trẻ làm bài tập trong vở BT toán
6. Nhận xét, khen ngợi trẻ
            

BUỔI 40 : TIẾNG VIỆT


LÀM QUEN CHỮ Kh – TẬP VIẾT CHỮ Kh
1. Làm quen với chữ kh
- Giới thiệu chữ kh
- Cô phát âm chữ kh 3 lần, cho trẻ phát âm lại theo cô theo hình thức cả lớp,
bạn trai, bạn gái, cá nhân.
- Cô phân tích cấu tạo chữ kh in thường gồm chữ k đứng trước, chữ h đứng sau.
- Cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ kh
- Cô đọc mẫu bài luyện đọc trong vở luyện đọc và cho trẻ đọc theo với các hình
thức khác nhau.
- Hướng dẫn trẻ làm nhanh bài tập trong vở luyện đọc.
2. Hướng dẫn viết chữ kh
- Cấu tạo: Chữ kh cao 5 ly, rộng 6
ly. Gồm chữ k và h ghép lại với
nhau.
Cách viết: Điểm đặt bút trên
đường kẻ ngang 2 và ở giữa 2
đường kẻ dọc 1 và 2. Đưa bút lên
phía trên và lượn cong sang trái sát
đường kẻ ngang 6 rồi kéo thẳng
xuống (trùng với đường kẻ dọc 2)
tới đường kẻ ngang 1 thì dừng lại.
Sau đó rê bút lên trên đường kẻ
ngang 2 viết tiếp nét thắt giữa
chạm đường kẻ ngang 3 và xoắn 1
nét xoắn nhỏ tại góc giao giữa
đường kẻ ngang 2 và đường kẻ dọc
3 rồi hất lên đi qua góc giữa đường
kẻ ngang 3 và dọc 5. Ta viết nối
tiếp nét khuyết trên của chữ h đi
qua góc đường kẻ ngang 5 và dọc 6
rồi vòng xuống trùng với đường kẻ
dọc 5. Di bút lên đường kẻ ngang 2
viết nét móc 2 đầu. Dừng bút trên
đường kẻ ngang 2 tại điểm giữa
đường kẻ dọc 7 và 8

3. HS tập viết bảng con.


- GV quan sát, sửa lỗi cho HS
4. HS tập viết vở tập viết hoặc vở ô ly.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
5. Nhận xét, khen ngợi HS.
6. Giao về nhà viết bài

TOÁN
PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 3
1. Ôn tập phép trừ trong phạm vi 2
- HS thực hiện lại các phép tính trong phạm vi 2.
- GV nhắc lại kiến thức, khen ngợi HS
2. Phép trừ trong phạm vi 3.
GV hướng dẫn HS thực hiện phép trừ.
+ Cách 1: Cho trẻ nhắc lại tách số lượng trong phạm vi 3
- 3 gồm 0 và 3 hay 3 và 0, nhắc lại cho trẻ nhớ:
+ Bất kì số nào trừ đi 0 cũng bằng chính số đó nên 3-0=3
+ 2 số giống nhau trừ đi nhau đều bằng 0 nên 3-3=0
- 3 gồm 1 và 2 hay 2 và 1 nên 3-1=2, 3-2=1
+ Cách 2:
- Với phép tính 3-1 ta làm như sau: ta xem trong 2 số 3 và 1 số nào bé hơn? (số
1), vậy số 1 thì con giơ 1 ngón tay ra. Còn lại số nào (số3), vậy con dùng tay
phải chỉ vào số 3 đọc to 3 sau đó cụp dần ngón tay và đếm lùi số trên ngón tay
là 3 rồi đến 2 (số 2 đứng trước số 3)
- Với phép tính 3-2 ta cũng làm tương tự: số bé hơn giơ ngón tay, còn lại số lớn
hơn ta đọc to rồi cụp ngón tay và đếm lùi số ngón tay bên tay trái (3 rồi cụp
ngón tay đếm lùi 2,1 vậy kết quả bằng 1)
+ Cách 3: vẽ tia số

3-1: ta dùng tay chỉ vào số 3 sau đó đếm lùi 1 vạch nữa rơi vào số 2 vậy kết
quả bằng 2. 3-2: ta dùng tay chỉ vào số 3 sau đó đếm lùi 2 vạch nữa rơi vào số
1 vậy kết quả bằng 1
3. GV Thiết kế bài tập in cho hs
4. Nhận xét, khen ngợi trẻ
            

BUỔI 41 : TIẾNG VIỆT


LÀM QUEN CHỮ Y – TẬP VIẾT CHỮ Y
1. Làm quen với chữ y
- Giới thiệu chữ
- Cô phát âm chữ y 3 lần, cho trẻ phát âm lại theo cô theo hình thức cả lớp,
bạn trai, bạn gái, cá nhân.
- Cô phân tích cấu tạo chữ y in thường gồm 1 nét xiên trái ngắn và 1 nét xiên phải
dài
- Cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ y
- Cô đọc mẫu bài luyện đọc trong vở luyện đọc và cho trẻ đọc theo với các hình
thức khác nhau.
- Hướng dẫn trẻ làm nhanh bài tập trong vở luyện đọc.
2. Hướng dẫn viết chữ y
- Cấu tạo: Chữ y cao 5 ly, rộng 2,5 ly. Gồm 3 nét: nét
hất, nét móc ngược và nét khuyết dưới.
- Cách viết:
+ Nét hất: Đặt bút trên đường kẻ ngang 2, viết nét hất
tới đường kẻ ngang 3 thì dừng lại.
+ Nét móc ngược: Từ điểm dừng bút của nét 1 rê bút
lên đường kẻ ngang 3 ở trên viết nét móc ngược tới
đường kẻ ngang 2 tại góc giao với đường kẻ dọc 4 thì
dừng.
+ Nét khuyết dưới: Từ điểm dừng bút của nét 2, rê bút
lên đường kẻ ngang 3 ở trên, viết tiếp nét khuyết dưới
trùng với đường kẻ dọc 4, tới gần đường kẻ ngang 2 ở
dưới thì lượn cong sang trái rồi kéo lên đi qua góc giao
giữa 2 đường kẻ ngang 1 và dọc 4. Dừng bút trên
đường kẻ ngang 2 tại điểm giữa đường kẻ dọc 4 và 5.
3. HS tập viết bảng con.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS
4. HS tập viết vở tập viết hoặc vở ô ly.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
5. Nhận xét, khen ngợi HS.
6. Giao về nhà viết bài

TOÁN
PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 4
1. Ôn tập phép trừ trong phạm vi 3
- HS thực hiện lại các phép tính trong phạm vi 3.
- GV nhắc lại kiến thức, khen ngợi HS
Phép trừ trong phạm vi 4
GV hướng dẫn HS thực hiện phép trừ.
Cách 1: Cho trẻ nhắc lại tách số lượng trong phạm vi 4
- 4 gồm 0 và 4 hay 4 và 0
+ Bất kì số nào trừ đi 0 cũng bằng chính số đó nên 4-0=4
+ 2 số giống nhau trừ đi nhau đều bằng 0 nên 4-4=0
- 4 gồm 1 và 3 hay 3 và 1 nên 4-1=3, 4-3=1
- 4 gồm 2 và 2 nên 4-2=2
+ Cách 2:
- Với phép tính 4-1 ta làm tương tự với cách trừ mà buổi trước cô đã dạy: số bé
hơn giơ ngón tay, còn lại số lớn hơn ta đọc to rồi cụp ngón tay và đếm lùi số
ngón tay bên tay trái (4 rồi cụp 1 vậy kết quả bằng 3)
- Với phép tính 4-3 ta cũng làm tương tự: 4 rồi cụp ngón tay đếm lùi 3,2,1
vậy kết quả bằng 1)
- Với phép tính 4-2 ta cũng làm tương tự: 4 rồi cụp ngón tay đếm lùi 3,2 vậy kết
quả bằng 2)
+ Cách 3: vẽ tia số

4-1: ta dùng tay chỉ vào số 4 sau đó đếm lùi 1 vạch nữa rơi vào số 3 vậy kết
quả bằng 3. 4-3: ta dùng tay chỉ vào số 4 sau đó đếm lùi 3 vạch nữa rơi vào số
1 vậy kết quả bằng 1 4-2: ta dùng tay chỉ vào số 4 sau đó đếm lùi 2 vạch nữa
rơi vào số 2 vậy kết quả bằng 2
2. GV Thiết kế bài tập in cho hs
3. Nhận xét, khen ngợi trẻ
            

BUỔI 42 : TIẾNG VIỆT


LÀM QUEN CHỮ G – TẬP VIẾT CHỮ G
1. Làm quen với chữ g
- Giới thiệu chữ g
- Cô phát âm chữ g 3 lần, cho trẻ phát âm lại theo cô theo hình thức cả lớp,
bạn trai, bạn gái, cá nhân.
- Cô phân tích cấu tạo chữ g in thường gồm 1 nét cong kín và 1 nét móc ngược về
bên trái
- Cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ g
- Cô đọc mẫu bài luyện đọc trong vở luyện đọc và cho trẻ đọc theo với các hình
thức khác nhau.
- Hướng dẫn trẻ làm nhanh bài tập trong vở luyện đọc.
2. Hướng dẫn viết chữ g
- Cấu tạo: Chữ g cao 5 ly, rộng 2 ly. Gồm 2 nét: nét
cong kín và nét khuyết dưới.
- Cách viết:
+ Nét cong kín: Đặt bút dưới đường kẻ ngang 3 một
chút (đường kẻ phía trên), viết nét cong kín từ phải
sang trái, dừng bút ở điểm xuất phát.
+ Nét khuyết dưới: Từ điểm dừng bút của nét 1, rê bút
lên đường kẻ ngang 3 ở trên, viết tiếp nét khuyết dưới
trùng với đường kẻ dọc 3, tới gần đường kẻ ngang 2 ở
dưới thì lượn cong sang trái rồi kéo lên đi qua góc giao
giữa 2 đường kẻ ngang 1 và dọc 3. Dừng bút trên
đường kẻ ngang 2 tại điểm giữa đường kẻ dọc 3 và 4.
3. HS tập viết bảng con.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS
4. HS tập viết vở tập viết hoặc vở ô ly.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
5. Nhận xét, khen ngợi HS.
6. Giao về nhà viết bài

TOÁN
PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 5
1. Ôn tập phép trừ trong phạm vi 4
- HS thực hiện lại các phép tính trong phạm vi 4.
- GV nhắc lại kiến thức, khen ngợi HS
2. Phép trừ trong phạm vi 5.
GV hướng dẫn HS thực hiện phép trừ.
+ Cách 1: Cho trẻ nhắc lại tách số lượng trong phạm vi 5
- 5 gồm 0 và 5 hay 5 và 0
+ Bất kì số nào trừ đi 0 cũng bằng chính số đó nên 5-0=5
+ 2 số giống nhau trừ đi nhau đều bằng 0 nên 5-5=0
- 5 gồm 1 và 4 hay 4 và 1 nên 5-1=4, 5-4=1
- 5 gồm 2 và 3 hay 3 và 2 nên 5-2=3, 5-3=2
+ Cách 2:
- Với phép tính 5-1 ta làm tương tự với cách trừ mà buổi trước cô đã dạy: số bé
hơn giơ ngón tay, còn lại số lớn hơn ta đọc to rồi cụp ngón tay và đếm lùi số
ngón tay bên tay trái (5 rồi cụp 1 vậy kết quả bằng 4)
- Với phép tính 5-4 ta cũng làm tương tự: 5 rồi cụp ngón tay đếm lùi 4,3,2,1
vậy kết quả bằng 1)
- Với phép tính 5-2 ta cũng làm tương tự: 5 rồi cụp ngón tay đếm lùi 4,3 vậy kết
quả bằng 3)
- Với phép tính 5-3 ta cũng làm tương tự: 5 rồi cụp ngón tay đếm lùi 4,3,2
vậy kết quả bằng 2)
+ Cách 3: vẽ tia số

5-1: ta dùng tay chỉ vào số 5 sau đó đếm lùi 1 vạch nữa rơi vào số 4 vậy kết
quả bằng 4. 5-4: ta dùng tay chỉ vào số 5 sau đó đếm lùi 4 vạch nữa rơi vào số
1 vậy kết quả bằng 1 5-2: ta dùng tay chỉ vào số 5 sau đó đếm lùi 2 vạch nữa
rơi vào số 3 vậy kết quả bằng 3 5-3: ta dùng tay chỉ vào số 5 sau đó đếm lùi 3
vạch nữa rơi vào số 2 vậy kết quả bằng 2
3. GV Thiết kế bài tập in cho hs
4. Nhận xét, khen ngợi trẻ
             

BUỔI 43 : TIẾNG VIỆT


LÀM QUEN CHỮ Gh – TẬP VIẾT CHỮ Gh
1. Làm quen với chữ gh
- Giới thiệu chữ gh
- Cô phát âm chữ gh 3 lần, cho trẻ phát âm lại theo cô theo hình thức cả lớp,
bạn trai, bạn gái, cá nhân.
- Cô phân tích cấu tạo chữ gh in thường gồm chữ g đứng trước chữ h đứng sau
- Cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ gh
- Cô đọc mẫu bài luyện đọc trong vở luyện đọc và cho trẻ đọc theo với các hình
thức khác nhau. Nhắc trẻ gh chỉ đi với nguyên âm i, e, ê
- Hướng dẫn trẻ làm nhanh bài tập trong vở luyện đọc.
2. Hướng dẫn viết chữ gh
- Cấu tạo: Chữ gh cao 8 ly, rộng 5 ly. Gồm chữ g và h
ghép lại với nhau.
- Cách viết: Đặt bút dưới đường kẻ ngang 3 một chút
(đường kẻ phía trên), viết nét cong kín từ phải sang trái,
dừng bút ở điểm xuất phát. Sau đó rê bút lên đường kẻ
ngang 3 ở trên, viết tiếp nét khuyết dưới trùng với
đường kẻ dọc 3, tới gần đường kẻ ngang 2 ở dưới thì
lượn cong sang trái rồi kéo lên đi qua góc giao giữa 2
đường kẻ ngang 1 và dọc 3. Đi tiếp qua góc giữa đường
kẻ ngang 3 và dọc 4. Ta viết nối tiếp nét khuyết trên
của chữ h đi qua góc đường kẻ ngang 5 và dọc 5 rồi
vòng xuống trùng với đường kẻ dọc 4. Di bút lên
đường kẻ ngang 2 viết nét móc 2 đầu. Dừng bút trên
đường kẻ ngang 2 tại điểm giữa đường kẻ dọc 6 và 7

3. HS tập viết bảng con.


- GV quan sát, sửa lỗi cho HS
4. HS tập viết vở tập viết hoặc vở ô ly.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
5. Nhận xét, khen ngợi HS.
6. Giao về nhà viết bài

TOÁN
LUYỆN TẬP PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI TỪ 1 - 5
1. Ôn tập phép trừ trong phạm vi từ 1 đến 5
- HS thực hiện lại các phép tính bất kì mà cô cho. Trong quá trình trẻ làm cô
hỏi trẻ cách làm.
- GV nhắc lại kiến thức, khen ngợi HS
- GV Thiết kế bài tập in cho hs
2. Nhận xét, khen ngợi trẻ
            

BUỔI 44: TIẾNG VIỆT


LÀM QUEN CHỮ Gi – TẬP VIẾT CHỮ Gi
1. Làm quen với chữ gi
- Giới thiệu chữ gi
- Cô phát âm chữ gi 3 lần, cho trẻ phát âm lại theo cô theo hình thức cả lớp,
bạn trai, bạn gái, cá nhân.
- Cô phân tích cấu tạo chữ gi in thường gồm chữ g đứng trước, chữ i đứng sau
- Cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ gi
- Cô đọc mẫu bài luyện đọc trong vở luyện đọc và cho trẻ đọc theo với các hình
thức khác nhau.
- Hướng dẫn trẻ làm nhanh bài tập trong vở luyện đọc.
Hướng dẫn viết chữ gi
- Cấu tạo: Chữ gi cao 5 ly, rộng 3,5 ly. Gồm chữ g và i
ghép lại với nhau.
- Cách viết: Đặt bút dưới đường kẻ ngang 3 một chút
(đường kẻ phía trên), viết nét cong kín từ phải sang trái,
dừng bút ở điểm xuất phát. Sau đó rê bút lên đường kẻ
ngang 3 ở trên, viết tiếp nét khuyết dưới trùng với
đường kẻ dọc 3, tới gần đường kẻ ngang 2 ở dưới thì
lượn cong sang trái rồi kéo lên đi qua góc giao giữa 2
đường kẻ ngang 1 và dọc 3. Đi tiếp viết nét hất điểm
giao giữa đường kẻ ngang 3 và dọc 4 rồi kéo 1 thẳng
xuống dưới trùng với đường kẻ dọc 4 viết nét móc
ngược. Dừng bút tại góc giữa đường kẻ ngang 2 và dọc
5.
2. HS tập viết bảng con.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS
3. HS tập viết vở tập viết hoặc vở ô ly.
4. GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
5. Nhận xét, khen ngợi HS.
6. Giao về nhà viết bài

TOÁN
PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 6
1.Phép trừ trong phạm vi 6.
GV hướng dẫn HS thực hiện phép trừ.
+ Cách 1: Cho trẻ nhắc lại tách số lượng trong phạm vi 6
- 6 gồm 0 và 6 hay 6 và 0
+ Bất kì số nào trừ đi 0 cũng bằng chính số đó nên 6-0=6
+ 2 số giống nhau trừ đi nhau đều bằng 0 nên 6-6=0
- 6 gồm 1 và 5 hay 5 và 1 nên 6-1=5, 6-5=1
- 6 gồm 2 và 4 hay 4 và 2 nên 6-2=4, 6-4=2
- 6 gồm 3 và nên 6-3=3
+ Cách 2:
- Với phép tính 6-1 ta làm tương tự với cách trừ mà buổi trước cô đã dạy: số bé
hơn giơ ngón tay, còn lại số lớn hơn ta đọc to rồi cụp ngón tay và đếm lùi số
ngón tay bên tay trái (6 rồi cụp 1 vậy kết quả bằng 5)
- Với phép tính 6-5 ta cũng làm tương tự: 6 rồi cụp ngón tay đếm lùi 5,4,3,2,1
vậy kết quả bằng 1)
- Với phép tính 6-2 ta cũng làm tương tự: 6 rồi cụp ngón tay đếm lùi 5, 4
vậy kết quả bằng 4)
- Với phép tính 6-4 ta cũng làm tương tự: 6 rồi cụp ngón tay đếm lùi 5,4,3,2
vậy kết quả bằng 2)
- Với phép tính 6-3 ta cũng làm tương tự: 6 rồi cụp ngón tay đếm lùi 5,4,3
vậy kết quả bằng 3)
+ Cách 3: vẽ tia số

6-1 : ta dùng tay chỉ vào số 6 sau đó đếm lùi 1 vạch nữa rơi vào số 5 vậy kết
quả bằng 5. 6-5: ta dùng tay chỉ vào số 6 sau đó đếm lùi 5 vạch nữa rơi vào số
1 vậy kết quả bằng 1 6-2: ta dùng tay chỉ vào số 6 sau đó đếm lùi 2 vạch nữa
rơi vào số 4 vậy kết quả bằng 4 6-4: ta dùng tay chỉ vào số 6 sau đó đếm lùi 4
vạch nữa rơi vào số 2 vậy kết quả bằng 2 6-3: ta dùng tay chỉ vào số 6 sau đó
đếm lùi 3 vạch nữa rơi vào số 3 vậy kết quả bằng 3
3. Hướng dẫn trẻ làm bài tập trong vở BT toán
4. Nhận xét, khen ngợi trẻ
             

BUỔI 45: TIẾNG VIỆT


LÀM QUEN CHỮ Ng – TẬP VIẾT CHỮ Ng
1. Làm quen với chữ ng
- Giới thiệu chữ ng
- Cô phát âm chữ ng 3 lần, cho trẻ phát âm lại theo cô theo hình thức cả lớp,
bạn trai, bạn gái, cá nhân.
- Cô phân tích cấu tạo chữ ng in thường gồm chữ n đứng trước, chữ g đứng sau
- Cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ ng
- Cô đọc mẫu bài luyện đọc trong vở luyện đọc và cho trẻ đọc theo với các hình
thức khác nhau.
- Hướng dẫn trẻ làm nhanh bài tập trong vở luyện đọc.
2. Hướng dẫn viết chữ ng
- Cấu tạo: Chữ ng cao 5 ly, rộng 5,5 ly. Gồm chữ n và
g ghép lại với nhau.
- Cách viết: Đặt bút trên đường kẻ dọc 1 giữa đường
kẻ ngang 2 và 3 viết nét móc xuôi chạm đường kẻ
ngang 3, dừng bút ở đường kẻ ngang1. Tiếp tục rê bút
lên gần đường kẻ ngang 2 để viết tiếp nét móc hai đầu,
dừng bút ở đường kẻ ngang 2 tại điểm giữa đường kẻ
dọc 4 và 5. Sau đó nhấc bút dưới đường kẻ ngang 3
một chút (đường kẻ phía trên), viết nét cong kín từ phải
sang trái, dừng bút ở điểm xuất phát rồi rê bút lên
đường kẻ ngang 3 ở trên, viết tiếp nét khuyết dưới
trùng với đường kẻ dọc 6, tới gần đường kẻ ngang 2 ở
dưới thì lượn cong sang trái rồi kéo lên đi qua góc giao
giữa 2 đường kẻ ngang 1 và dọc 3. Dừng bút trên
đường kẻ ngang 2 tại điểm giữa đường kẻ dọc 6 và 7.

3. HS tập viết bảng con.


- GV quan sát, sửa lỗi cho HS
4. HS tập viết vở tập viết hoặc vở ô ly.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
5. Nhận xét, khen ngợi HS.
6. Giao về nhà viết bài

TOÁN
PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 7
1. Ôn tập phép trừ trong phạm vi 6
- HS thực hiện lại các phép tính trong phạm vi 6.
- GV nhắc lại kiến thức, khen ngợi HS
2. Phép trừ trong phạm vi 7.
GV hướng dẫn HS thực hiện phép trừ.
+ Cách 1: Cho trẻ nhắc lại tách số lượng trong phạm vi 7
- 7 gồm 0 và 7 hay 7 và 0
+ Bất kì số nào trừ đi 0 cũng bằng chính số đó nên 7-0=7
2 số giống nhau trừ đi nhau đều bằng 0 nên 7-7=0
- 7 gồm 1 và 6 hay 6 và 1 nên 7-1=6, 7-6=1
- 7 gồm 2 và 5 hay 5 và 2 nên 7-2=5, 7-5=2
- 7 gồm 3 và 4 hay 4 và 3 nên 7-3=4, 7-4=3
+ Cách 2:
- Với phép tính 7-1 ta làm tương tự với cách trừ mà buổi trước cô đã dạy: số bé
hơn giơ ngón tay, còn lại số lớn hơn ta đọc to rồi cụp ngón tay và đếm lùi số
ngón tay bên tay trái (7 rồi cụp 1 vậy kết quả bằng 6)
- Với phép tính 7-6 ta cũng làm tương tự: 7 rồi cụp ngón tay đếm lùi
6,54,3,2,1 vậy kết quả bằng 1)
- Với phép tính 7-2 ta cũng làm tương tự: 7 rồi cụp ngón tay đếm lùi 6,5 vậy kết
quả bằng 5)
- Với phép tính 7-5 ta cũng làm tương tự: 7 rồi cụp ngón tay đếm lùi 6,5,4,3,2
vậy kết quả bằng 2)
- Với phép tính 7-3 ta cũng làm tương tự: 7 rồi cụp ngón tay đếm lùi 6,5,4
vậy kết quả bằng 4)
- Với phép tính 7-4 ta cũng làm tương tự: 7 rồi cụp ngón tay đếm lùi 6,5,4,3
vậy kết quả bằng 3)
+ Cách 3: vẽ tia số

7-1: ta dùng tay chỉ vào số 7 sau đó đếm lùi 1 vạch nữa rơi vào số 6 vậy kết
quả bằng 6. 7-6: ta dùng tay chỉ vào số 7 sau đó đếm lùi 6 vạch nữa rơi vào số
1 vậy kết quả bằng 1 7-2: ta dùng tay chỉ vào số 7 sau đó đếm lùi 2 vạch nữa
rơi vào số 5 vậy kết quả bằng 2 7-5: ta dùng tay chỉ vào số 7 sau đó đếm lùi 5
vạch nữa rơi vào số 2 vậy kết quả bằng 2 7-3: ta dùng tay chỉ vào số 7 sau đó
đếm lùi 3 vạch nữa rơi vào số 4 vậy kết quả bằng 4 7-4: ta dùng tay chỉ vào số
7 sau đó đếm lùi 4 vạch nữa rơi vào số 3 vậy kết quả bằng 3
3. GV Thiết kế bài tập in cho hs
4. Nhận xét, khen ngợi trẻ
            
BUỔI 46 : TIẾNG VIỆT
LÀM QUEN CHỮ Ngh – TẬP VIẾT CHỮ Ngh
1. Làm quen với chữ ngh
- Giới thiệu chữ ngh
- Cô phát âm chữ ngh 3 lần, cho trẻ phát âm lại theo cô theo hình thức cả
lớp, bạn trai, bạn gái, cá nhân.
- Cô phân tích cấu tạo chữ ngh in thường gồm chữ n đứng trước, chữ g đứng
giữa và chữ h đứng sau cùng
- Cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ ngh
- Cô đọc mẫu bài luyện đọc trong vở luyện đọc và cho trẻ đọc theo với các hình
thức khác nhau.
- Hướng dẫn trẻ làm nhanh bài tập trong vở luyện đọc.
2. Hướng dẫn viết chữ ngh
- Cấu tạo: Chữ ng cao 8 ly, rộng 8,5 ly. Gồm chữ n,
chữ g và chữ h ghép lại với nhau.
- Cách viết: Đặt bút trên đường kẻ dọc 1 giữa đường
kẻ ngang 2 và 3 viết nét móc xuôi chạm đường kẻ
ngang 3, dừng bút ở đường kẻ ngang1. Tiếp tục rê bút
lên gần đường kẻ ngang 2 để viết tiếp nét móc hai đầu,
dừng bút ở đường kẻ ngang 2 tại điểm giữa đường kẻ
dọc 4 và 5. Sau đó nhấc bút dưới đường kẻ ngang 3
một chút (đường kẻ phía trên), viết nét cong kín từ phải
sang trái, dừng bút ở điểm xuất phát rồi rê bút lên
đường kẻ ngang 3 ở trên, viết tiếp nét khuyết dưới
trùng với đường kẻ dọc 6, tới gần đường kẻ ngang 2 ở
dưới thì lượn cong sang trái rồi kéo lên đi qua góc giao
giữa 2 đường kẻ ngang 1 và dọc 3. Đi tiếp qua góc giữa
đường kẻ ngang 3 và dọc 7. Ta viết nối tiếp nét khuyết
trên của chữ h đi qua góc đường kẻ ngang 5 và dọc 8
rồi vòng xuống trùng với đường kẻ dọc 7. Di bút lên
đường kẻ ngang 2 viết nét móc 2 đầu. Dừng bút trên
đường kẻ ngang 2 tại điểm giữa đường kẻ dọc 9 và 10.
3. HS tập viết bảng con.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS
4. HS tập viết vở tập viết hoặc vở ô ly.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
5. Nhận xét, khen ngợi HS.
6. Giao về nhà viết bài.
TOÁN
PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 8

1. Ôn tập phép trừ trong phạm vi 7


- HS thực hiện lại các phép tính trong phạm vi 7.
- GV nhắc lại kiến thức, khen ngợi HS
2. Phép trừ trong phạm vi 8.
GV hướng dẫn HS thực hiện phép trừ.
+ Cách 1: Cho trẻ nhắc lại tách số lượng trong phạm vi 8
- 8 gồm 0 và 8 hay 8 và 0
+ Bất kì số nào trừ đi 0 cũng bằng chính số đó nên 8-0=8
+ 2 số giống nhau trừ đi nhau đều bằng 0 nên 8-8=0
- 8 gồm 1 và 7 hay 7 và 1 nên 8-1=7, 8-7=1
- 8 gồm 2 và 6 hay 6 và 2 nên 8-2=6, 8-6=2
- 8 gồm 3 và 5 hay 5 và 3 nên 8-3=5, 8-5=3
- 8 gồm 4 và 4 nên 8-4=4
+ Cách 2:
- Với phép tính 8-1 ta làm tương tự với cách trừ mà buổi trước cô đã dạy: số bé
hơn giơ ngón tay, còn lại số lớn hơn ta đọc to rồi cụp ngón tay và đếm lùi số
ngón tay bên tay trái (8 rồi cụp 1 vậy kết quả bằng 7)
- Với phép tính 8-7 ta cũng làm tương tự: 8 rồi cụp ngón tay đếm lùi
7,6,54,3,2,1 vậy kết quả bằng 1)
- Với phép tính 8-2 ta cũng làm tương tự: 8 rồi cụp ngón tay đếm lùi 7,6 vậy kết
quả bằng 6)
- Với phép tính 8-6 ta cũng làm tương tự: 8 rồi cụp ngón tay đếm lùi
7,6,5,4,3,2 vậy kết quả bằng 2)
- Với phép tính 8-3 ta cũng làm tương tự: 8 rồi cụp ngón tay đếm lùi
7,6,5vậy kết quả bằng 5)
- Với phép tính 8-5 ta cũng làm tương tự: 8 rồi cụp ngón tay đếm lùi 7,6,5,4,3
vậy kết quả bằng 3)
- Với phép tính 8-4 ta cũng làm tương tự: 8 rồi cụp ngón tay đếm lùi 7,6,5,4
vậy kết quả bằng 4)
+ Cách 3: vẽ tia số

8-1: ta dùng tay chỉ vào số 8 sau đó đếm lùi 1 vạch nữa rơi vào số 7 vậy kết
quả bằng 6. 8-7: ta dùng tay chỉ vào số 8 sau đó đếm lùi 7 vạch nữa rơi vào số
1 vậy kết quả bằng 1 8-2: ta dùng tay chỉ vào số 8 sau đó đếm lùi 2 vạch nữa
rơi vào số 6 vậy kết quả bằng 6 8-6: ta dùng tay chỉ vào số 8 sau đó đếm lùi 6
vạch nữa rơi vào số 2 vậy kết quả bằng 2 8-3: ta dùng tay chỉ vào số 8 sau đó
đếm lùi 3 vạch nữa rơi vào số 5 vậy kết quả bằng 5 8-5: ta dùng tay chỉ vào số
8 sau đó đếm lùi 5 vạch nữa rơi vào số 3 vậy kết quả bằng 3 8-4: ta dùng tay
chỉ vào số 8 sau đó đếm lùi 4 vạch nữa rơi vào số 4 vậy kết quả bằng 4
3. GV Thiết kế bài tập in cho hs
4. Nhận xét, khen ngợi trẻ
            

BUỔI 47 : TIẾNG VIỆT


ÔN 29 CHỮ CÁI VÀ 11 ÂM GHÉP
LUYỆN VIẾT VỞ Ô LY
1. Ôn lại 29 chữ cái đã học và 11 âm ghép
- Cô cho trẻ chơi ong tìm chữ: cô úp các thẻ chữ trên bàn sau đó trẻ sẽ chọn thẻ
chữ, chọn thẻ chữ nào giơ lên đọc to chữ đó.
- Cô viết 1 số từ, câu lên bảng,cho trẻ luyện đọc.
2. Luyện viết vở ô ly
3. Cô viết mẫu sẵn những tiếng từ đơn giản vào vở ôly của trẻ, sau đó hướng
dẫn trẻ cách viết
Ví dụ: tí ti, su su,củ từ...
4. Cho trẻ viết bảng con trước
5. Cho trẻ viết vào vở ôly

TOÁN
PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 9
1. Ôn tập phép trừ trong phạm vi 8
- HS thực hiện lại các phép tính trong phạm vi 8.
- GV nhắc lại kiến thức, khen ngợi HS
2. Phép trừ trong phạm vi 9.
GV hướng dẫn HS thực hiện phép trừ.
+ Cách 1: Cho trẻ nhắc lại tách số lượng trong phạm vi 9
- 9 gồm 0 và 9 hay 9 và 0
+ Bất kì số nào trừ đi 0 cũng bằng chính số đó nên 9-0=9
+ 2 số giống nhau trừ đi nhau đều bằng 0 nên 9-9=0
- 9 gồm 1 và 8 hay 8 và 1 nên 9-1=8, 9-8=1
- 9 gồm 2 và 7 hay 7 và 2 nên 9-2=7, 9-7=2
- 9 gồm 3 và 6 hay 6 và 3 nên 9-3=6, 9-6=3
- 9 gồm 4 và 5 hay 5 và 4 nên 9-4=5, 9-5=4
+ Cách 2:
- Với phép tính 9-1 ta làm tương tự với cách trừ mà buổi trước cô đã dạy: số bé
hơn giơ ngón tay, còn lại số lớn hơn ta đọc to rồi cụp ngón tay và đếm lùi số
ngón tay bên tay trái (9 rồi cụp 1 vậy kết quả bằng 8)
- Với phép tính 9-8 ta cũng làm tương tự: 9 rồi cụp ngón tay đếm lùi
8,7,6,54,3,2,1 vậy kết quả bằng 1)
- Với phép tính 9-2 ta cũng làm tương tự: 9 rồi cụp ngón tay đếm lùi 8,7 vậy kết
quả bằng 7)
- Với phép tính 9-7 ta cũng làm tương tự: 9 rồi cụp ngón tay đếm lùi
8,7,6,5,4,3,2 vậy kết quả bằng 2)
- Với phép tính 9-3 ta cũng làm tương tự: 9 rồi cụp ngón tay đếm lùi
8,7,6vậy kết quả bằng 6)
- Với phép tính 9-6 ta cũng làm tương tự: 9 rồi cụp ngón tay đếm lùi
8,7,6,5,4,3 vậy kết quả bằng 3)
- Với phép tính 9-4 ta cũng làm tương tự: 9 rồi cụp ngón tay đếm lùi 8,7,6,5
vậy kết quả bằng 5)
- Với phép tính 9-5 ta cũng làm tương tự: 9 rồi cụp ngón tay đếm lùi 8,7,6,5,4
vậy kết quả bằng 4)
+ Cách 3: vẽ tia số

9-1: ta dùng tay chỉ vào số 9 sau đó đếm lùi 1 vạch nữa rơi vào số 8 vậy kết
quả bằng 8. 9-8: ta dùng tay chỉ vào số 9 sau đó đếm lùi 8 vạch nữa rơi vào số
1 vậy kết quả bằng 1 9-2: ta dùng tay chỉ vào số 9 sau đó đếm lùi 2 vạch nữa
rơi vào số 7 vậy kết quả bằng 7 9-7: ta dùng tay chỉ vào số 9 sau đó đếm lùi 7
vạch nữa rơi vào số 2 vậy kết quả bằng 2 9-3: ta dùng tay chỉ vào số 9 sau đó
đếm lùi 3 vạch nữa rơi vào số 6 vậy kết quả bằng 6 9-6: ta dùng tay chỉ vào số
9 sau đó đếm lùi 6 vạch nữa rơi vào số 3 vậy kết quả bằng 3 9-4: ta dùng tay
chỉ vào số 9 sau đó đếm lùi 4 vạch nữa rơi vào số 5 vậy kết quả bằng 5 9-5: ta
dùng tay chỉ vào số 9 sau đó đếm lùi 5 vạch nữa rơi vào số 4 vậy kết quả bằng
4
3. Hướng dẫn trẻ làm bài tập trong vở BT toán
4. Nhận xét, khen ngợi trẻ
            
BUỔI 48 : TIẾNG VIỆT
ÔN 29 CHỮ CÁI VÀ 11 ÂM GHÉP
LUYỆN VIẾT VỞ Ô LY
1. Ôn lại 29 chữ cái đã học và 11 âm ghép
- Cô cho trẻ ôn lại bảng chữ cái
- Cô viết 1 số từ, câu lên bảng,cho trẻ luyện đọc.
2. Luyện viết vở ô ly
- Cho trẻ viết bảng con trước
- Cho trẻ viết vào vở ôly

TOÁN
PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10

1. Ôn tập phép trừ trong phạm vi 9


- HS thực hiện lại các phép tính trong phạm vi 9.
- GV nhắc lại kiến thức, khen ngợi HS
2. Phép trừ trong phạm vi 10.
GV hướng dẫn HS thực hiện phép trừ.
+ Cách 1: Cho trẻ nhắc lại tách số lượng trong phạm vi 10
- 10 gồm 0 và 10 hay 10 và 0
+ Bất kì số nào trừ đi 0 cũng bằng chính số đó nên 10-0=10
+ 2 số giống nhau trừ đi nhau đều bằng 0 nên 10-10=0
- 10 gồm 1 và 9 hay 9 và 1 nên 10-1=9, 10-9=1
- 10 gồm 2 và 8 hay 8 và 2 nên 10-2=8, 10-8=2
- 10 gồm 3 và 7 hay 7 và 3 nên 10-3=7, 10-7=3
- 10 gồm 4 và 6 hay 6 và 4 nên 10-4=6, 10-6=4
- 10 gồm 5 và 5 nên 10-5=5
+ Cách 2:
- Với phép tính 10-1 ta làm tương tự với cách trừ mà buổi trước cô đã dạy: số
bé hơn giơ ngón tay, còn lại số lớn hơn ta đọc to rồi cụp ngón tay và đếm lùi số
ngón tay bên tay trái (10 rồi cụp 1 vậy kết quả bằng 9)
- Với phép tính 10-9 ta cũng làm tương tự: 10 rồi cụp ngón tay đếm lùi
9,8,7,6,54,3,2,1 vậy kết quả bằng 1)
- Với phép tính 10-2 ta cũng làm tương tự: 10 rồi cụp ngón tay đếm lùi 9,8
vậy kết quả bằng 8)
- Với phép tính 10-8 ta cũng làm tương tự: 10 rồi cụp ngón tay đếm lùi
9,8,7,6,5,4,3,2 vậy kết quả bằng 2)
- Với phép tính 10-3 ta cũng làm tương tự: 10 rồi cụp ngón tay đếm lùi 9,8,7
vậy kết quả bằng 7)
- Với phép tính 10-7 ta cũng làm tương tự: 10 rồi cụp ngón tay đếm lùi
9,8,7,6,5,4,3 vậy kết quả bằng 3)
- Với phép tính 10-4 ta cũng làm tương tự: 10 rồi cụp ngón tay đếm lùi
9,8,7,6 vậy kết quả bằng 6)
- Với phép tính 10-6 ta cũng làm tương tự: 10 rồi cụp ngón tay đếm lùi
9,8,7,6,5,4 vậy kết quả bằng 4)
- Với phép tính 10-5 ta cũng làm tương tự: 10 rồi cụp ngón tay đếm lùi
9,8,7,6,5 vậy kết quả bằng 5)
+ Cách 3: vẽ tia số

10-1: ta dùng tay chỉ vào số 10 sau đó đếm lùi 1 vạch nữa rơi vào số 9 vậy kết
quả bằng 9 10-9: ta dùng tay chỉ vào số 10 sau đó đếm lùi 9 vạch nữa rơi vào số
1 vậy kết quả bằng 1 10-2: ta dùng tay chỉ vào số 10 sau đó đếm lùi 2 vạch nữa
rơi vào số 8 vậy kết quả bằng 8 10-8: ta dùng tay chỉ vào số 10 sau đó đếm lùi 8
vạch nữa rơi vào số 2 vậy kết quả bằng 2 10-3: ta dùng tay chỉ vào số 10 sau đó
đếm lùi 3 vạch nữa rơi vào số 7 vậy kết quả bằng 7 10-7: ta dùng tay chỉ vào số
10 sau đó đếm lùi 7 vạch nữa rơi vào số 3 vậy kết quả bằng 3 10-4: ta dùng tay
chỉ vào số 10 sau đó đếm lùi 4 vạch nữa rơi vào số 6 vậy kết quả bằng 6 10-6:
ta dùng tay chỉ vào số 10 sau đó đếm lùi 6 vạch nữa rơi vào số 4 vậy kết quả
bằng 4 10-5: ta dùng tay chỉ vào số 10 sau đó đếm lùi 5 vạch nữa rơi vào số 5
vậy kết quả bằng 5
3. Hướng dẫn trẻ làm bài tập trong vở BT toán
4. Nhận xét, khen ngợi trẻ
              

BUỔI 49 : TIẾNG VIỆT


ÔN 29 CHỮ CÁI VÀ 11 ÂM GHÉP
LUYỆN VIẾT VỞ Ô LY
1. Ôn lại 29 chữ cái đã học và 11 âm ghép
- Cô cho trẻ ôn lại bảng chữ cái
- Cô viết 1 số từ, câu lên bảng,cho trẻ luyện đọc.
2. Luyện viết vở ô ly
- Cho trẻ viết bảng con trước
- Cho trẻ viết vào vở ôly

TOÁN
LUYỆN TẬP PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI TỪ 6 - 10
1. Ôn tập phép trừ trong phạm vi từ 6 đến 10
- HS thực hiện lại các phép tính bất kì mà cô cho. Trong quá trình trẻ làm cô
hỏi trẻ cách làm.
- GV nhắc lại kiến thức, khen ngợi HS
- GV Thiết kế bài tập in cho hs
2. Nhận xét, khen ngợi trẻ
            

You might also like