You are on page 1of 51

GIÁO ÁN

TẬP VIẾT TIỀN TIỂU HỌC


Nội dung

ĐỊNH HƯỚNG LÝ THUYẾT 3

1.Tư duy đúng 3

2.Tọa độ đúng 5

3.Trình độ đúng 6

4.Tư thế đúng 7

5.Thái độ đúng 8

MỤC TIÊU VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN 12

TIẾT 0: CAM KẾT THỰC HIỆN 15

TIẾT 00. QUY TẮC LÀM VIỆC 19

TIẾT 1. LÀM VIỆC VỚI BẢNG CON 24

TIẾT 2. LÀM VIỆC VỚI VỞ 33

TIẾT 3. NÉT THẲNG - NÉT NGANG - NÉT XIÊN 39

TIẾT 4. NÉT MÓC DƯỚI - NÉT MÓC TRÊN - NÉT MÓC 2 ĐẦU 42

TIẾT 5. VIẾT NÉT CONG TRÁI - NÉT CONG PHẢI - NÉT CONG KÍN 44

TIẾT 6. NÉT KHUYẾT TRÊN - KHUYẾT DƯỚI - KHUYẾT KÉP 46

TIẾT 7. NÉT THẮT TRÊN - NÉT THẮT GIỮA 48

TIẾT 8. ÔN TẬP 50

Self Hiil - Giáo án tập viết nét 2


TẬP VIẾT TIỀN TIỂU HỌC

“Học viết chữ là bắt đầu học cách làm việc có tư duy” - Nguyễn Thuỳ Liên

A. ĐỊNH HƯỚNG LÝ THUYẾT

Để dạy con tập viết vừa đẹp vừa vui, ba mẹ cần nắm vững Quy tắc 5T:
Tư duy - Toạ độ - Trình độ - Tư thế - Thái độ

1.Tư duy đúng


Có 3 điều lưu ý

a. Mối quan hệ âm - chữ:


Theo logic phát triển của ngôn ngữ thì chữ là cái có sau để ghi âm. Ví
dụ: sau khi tách tiếng ba thành /bờ-a-ba/ thì bắt đầu tìm kí hiệu ghi lại âm
/bờ/ và âm /a/ → viết chữ b và a. Nên để việc học viết chữ được thuận tự nhiên
thì nên cho bé học viết chữ sau khi đã khám phá âm. Khi con phát hiện ra âm
rồi thì mới phát sinh nhu cầu cần viết âm đó lại hoặc khi con hiểu chữ từ đâu
mà ra, lý do của việc vì sao cần viết chữ thì con càng dễ có hứng thú học.

Do đó, ba mẹ không nên cho con tập viết chữ khi con chưa nhận diện
được âm đó trong lời ăn tiếng nói hàng ngày.

b. Chữ được cấu tạo bởi nét:


Ví dụ chữ a được cấu tạo bởi nét cong kín và nét móc ngược. Chữ là để
ghi âm, còn nét thì không ghi âm nào cả. Viết nét vững thì viết chữ dễ. Viết
nét chưa vững thì viết chữ sẽ xiêu vẹo.

Do đó, khi con chưa học âm mà vẫn muốn luyện viết cho con thì chỉ
nên cho con luyện viết nét và cách phân tích chữ gồm những nét nào tạo
thành, viết nét nào trước, nét nào sau.

Self Hiil - Giáo án tập viết nét 3


c. Viết đúng ngay từ đầu với tư duy khoa học thực nghiệm:
Thông thường các bé sẽ làm quen với viết chữ thông qua 2 cách.
- Cách 1: tập tô chữ theo những đường đứt nét in sẵn;
- Cách 2: thử - sai theo kiểu viết cảm tính, viết sai nhiều lần rút kinh
nghiệm thì viết đúng, viết đẹp (thường là sau vài chục sản phẩm).
Cả hai cách này thì vừa làm cho bé mau mỏi tay và dễ khó chịu mỗi khi
viết chưa đạt vừa không đảm bảo giúp bé sử dụng tư duy. Tuy trong thực tế
vẫn có bé tư chất thông minh nên tự khám phá ra tư duy viết chữ khi tập tô
nhưng kết quả đó là do tư chất của bé chứ không phải là do cách làm.

Nói một cách khác, với 2 cách trên thì viết vừa vui vừa đẹp là may mắn,
còn viết vừa xấu vừa chán là tất yếu.

Trong khi, viết khác chép ở chỗ có tư duy.

- Cách 3: Tư duy khoa học thực nghiệm là hình dung được sản phẩm và
khung các bước thực hiện trước khi làm (có tầm nhìn).

Viết với tư duy khoa học thực nghiệm sẽ bắt đầu từ việc phân tích cấu
tạo của nét hoặc chữ. Cách này có thể giúp bé viết đúng sau khi viết 1-2 sản
phẩm và viết đẹp sau 5-6 sản phẩm.

Đây là các chỉ dẫn và câu hỏi ba mẹ có thể hỏi gợi ý cho con phân tích:

+ Khi viết nét: nét này là nét [tên]→ Nét này cao mấy li, rộng mấy li? →
Điểm bắt đầu, điểm chuyển hướng, điểm kết thúc ở đâu? (hỏi về toạ độ)
+ Khi viết chữ: chữ này là chữ [tên] → Chữ này cao mấy li, rộng mấy li? →
Chữ này được tạo bởi những nét nào? → Con viết nét nào trước, nét nào
sau thì sẽ thuận tay?

Self Hiil - Giáo án tập viết nét 4


2.Tọa độ đúng

Như thế nào là chữ đẹp? - Trong viết chữ tiểu học, chữ đúng tọa độ sẽ tự
nhiên đẹp.

Toạ độ là những điểm chính của nét. Gồm có 3 loại điểm: điểm bắt đầu
- điểm chuyển hướng - điểm kết thúc.

Toạ độ được xác định bởi các đường kẻ ngang và cột dọc trong một ô vở/
bảng.

Có 2 cách đọc toạ độ.


- Cách 1: Điểm … nằm ở điểm giao nhau giữa đường kẻ… và cột dọc …
- Cách 2: Điểm … nằm trên đường kẻ …, cách cột dọc đậm … li về phía bên
phải/ trái.

Theo nhóm biên soạn, ba mẹ chọn cách 2 cho bé vì vừa ít bị nhầm vừa
có sự liên tưởng đến cách để mô tả vị trí 1 địa điểm trong cuộc sống. Ví dụ: Em
đang đứng trên đường abc cách cột điện/toà nhà xyz 3 căn nhà về phía bên
tay phải.

Để giúp bé hình thành khái niệm “toạ độ" thì ba mẹ cần hình thành từ
các khái niệm trái, phải, trên, dưới, ngang, dọc, đường kẻ ngang, cột dọc đậm,
ô li cho bé.

Giúp con hình thành các khái niệm này như thế nào?
Ở độ tuổi tiền tiểu học, con mạnh về trí khôn cảm giác vận động. Con học
hiệu quả các khái niệm thông qua sự vận động của mình, đặc biệt là đôi tay,
trước khi chuyển thành kí hiệu.

- Ví dụ 1: Hình thành khái niệm bên phải thì cho con giơ tay phải lên nói
“bên phải" → chỉ vào vị trí bên phải cái bàn/ bảng → cho con vẽ một cái
hình bên phải bảng con/ tờ giấy.

Self Hiil - Giáo án tập viết nét 5


- Ví dụ 2: Hình thành khái niệm đường kẻ ngang thì cho con quơ tay sang
ngang → miết ngón trỏ trên mặt bàn theo chiều ngang → vê theo đường
kẻ ngang trong vở → dùng bút tô theo đường kẻ ngang → chỉ vào đường
kẻ đầu tiên của 1 ô gọi ‘đường kẻ ngang 1” → chỉ đường tiếp theo gọi
“đường kẻ ngang 2”...

Mỗi lần cho con gọi tên một khái niệm mới như “đường kẻ ngang”, “cột
dọc đậm”, “li"... thì dùng 4 cấp độ đọc To-Nhỏ-Nhẩm-Thầm để con “chuyển
vào trong" đầu các khái niệm mới.

Chú ý:
- Dùng từ “CỘT dọc” thay cho “đường kẻ dọc” để bé đỡ nhầm với “đường
kẻ ngang”.
- Nếu cho con dùng bút khác màu để tự xác định điểm bắt đầu - chuyển
hướng - kết thúc của nét rồi nói và chấm toạ độ các điểm thì con sẽ
nắm bắt nhanh hơn là ba mẹ xác định sẵn cho con.

3.Trình độ đúng
Ba mẹ cần tìm hiểu trình độ của con để hướng dẫn cho vừa sức và gợi ý
đúng trình độ tiếp theo. Có 5 cấp độ trong viết chữ:

Viết được với sự trợ giúp (cầm tay)

Viết được (tự mình)

Viết đúng (tọa độ)

Viết đẹp

Viết nhanh

Nhiều ba mẹ (và cả con) có kỳ vọng con đạt trình độ viết đẹp ngay những
lần viết đầu tiên nên nảy sinh cảm giác sốt ruột, chỉ nhìn thấy chỗ con chưa được
mà không thấy chỗ con đã làm được nên làm con cũng mất tinh thần theo. Ba
mẹ hãy cảnh giác mong cầu này của mình để ghi nhận và phản hồi có tính xây
dựng cho con nhé.

Self Hiil - Giáo án tập viết nét 6


Cấu trúc phản hồi 2 thành phần: Vế 1 - điều con đã làm được, Vế 2 - điều
con cần làm tốt hơn.
VD: Ô, con đã viết được nét cong kín rồi nè, giờ con chỉ cần cho điểm kết thúc của
nét móc ở đúng toạ độ này nữa là chữ sẽ rất đẹp đó.

Với độ tuổi tiền tiểu học, một số bé có kỹ năng vận động tinh của tay
chưa cao, lực tay còn yếu thì ba mẹ để ý cho con các bài tập bổ trợ. Nếu thấy
bé khó dùng bút và vở, ba mẹ có thể lùi lại cho con dùng bảng và phấn trước.
Nếu bé vẫn khó dùng bảng và phấn, chưa quen với việc viết nét kích thước
nhỏ, ba mẹ có thể cho con quay lại bài tập nối các điểm trong bức tranh và
dùng bút chì màu để tô màu tranh sao cho không bị lem. (Tư thế tay cầm bút
sáp sẽ khác cầm bút chì, nên ba mẹ hãy cho con dùng bút chì màu để làm
quen với cách cầm bút đúng).

Nếu con đã sẵn sàng dùng bút và vở thì ba mẹ lưu ý chọn bút và vở phù
hợp với con. Thường ba mẹ có thể chọn bút chì 2B là vừa đủ (4B, 6B thì khi xoá
dễ bị đen vở). Tuỳ trẻ có thể chọn bút chì 6 cạnh để con dễ cầm nắm hơn,
hoặc có "cục" êm êm để cố định cho con dễ cầm không tuột tay. Đối với vở thì
ba mẹ nên tìm hiểu trường con sắp học dùng vở mấy ô li (thường là 4 ô li). Ba
mẹ nên chọn vở 4 ô ly 48 trang hiệu Hồng Hà vì giấy nhám ăn viết, không loá
mắt và cỡ ô li to hơn các loại vở khác.

4.Tư thế đúng

Khi con ngồi viết đúng tư thế thì viết lâu mỏi và không làm tổn hại mắt, cổ tay,
cột sống.

Tư thế đúng có thể được khái quát như sau: Tay trái giữ vở. Tay phải cầm bút.
Lưng ngồi thẳng. Đầu hơi cúi. Không tì ngực vào bàn. Hai chân song song
thả lỏng.

Self Hiil - Giáo án tập viết nét 7


Ba mẹ vừa làm mẫu vừa gọi tên tư thế, cho bé nói theo và tự điều chỉnh để bé
quen thành nếp.

Mỗi khi bé chưa đúng tư thế thì ba mẹ chỉ cần nhẹ nhàng nói “Con ơi, tư thế
đúng nào”.

5.Thái độ đúng

T cuối cùng là thái độ, tức là yếu tố giúp con yêu thích việc viết chữ. Viết cho
mình vui.

Việc tạo động lực cho con viết chữ tuỳ thuộc vào nhu cầu của bé, nên
ba mẹ cần quan sát con, hiểu xem con vướng mắc ở đâu và tìm cách để tạo
động lực cho con.

Có hai loại động lực: động lực nội tại và động lực từ bên ngoài. Trong cả
hai trường hợp thì cần ba mẹ cần phải hiểu con và tìm cách tạo động lực phù
hợp với con, tránh việc quá cứng nhắc chỉ tập trung vào động lực bên ngoài
hoặc chỉ tập trung vào động lực nội tại.

Ví dụ: nếu con chưa hứng thú thì ban đầu mẹ có thể dùng động lực bên
ngoài, treo thưởng cho con để con hào hứng viết chữ. Khi con viết được chữ
đẹp thì con sẽ nảy sinh niềm vui và ba mẹ hỏi để giúp con tự phản ánh sự tiến
bộ của mình để khơi gợi động lực nội tại cho con.

Một số cách tạo động lực cho con mà ba mẹ có thể tham khảo là:

Dùng khái niệm Siêu tập trung với con để con điều khiển Ý về với việc tập
viết.

Khen ngợi, khích lệ , khơi gợi cho con cảm giác vui sướng khi tạo ra một sản
phẩm.

Chấm “sao" trên từng chữ theo các cấp độ đúng - đẹp. Hễ con viết có nét
đúng toạ độ là được 1 sao rồi. Đúng nhiều nét thì được nhiều sao hơn.

Self Hiil - Giáo án tập viết nét 8


Không xoá sản phẩm chưa đạt mà động viên con viết tiếp để con được cơ
hội nhìn lại quá trình tiến bộ của mình và nuôi dưỡng tư duy “thất bại lần đầu
tiên cũng không sao, quan trọng là không bỏ cuộc và rút kinh nghiệm cho lần
sau”.

Nếu bé thích vẽ hơn viết chữ thì có thể thưởng bé bằng việc vẽ tranh trang
trí nét/ số/ chữ vừa học sau khi luyện viết. Sau khi trang trí thì quay clip cho bé
kể lại câu chuyện về bức tranh, cũng cơ hội cho bé sử dụng ngôn ngữ.

Cho bé làm “vở tặng mẹ” hoặc post sản phẩm của con lên facebook (chế
độ an toàn) để bé đếm likes, tim…

Một số bé chưa quen dùng vở theo tiến trình mà thường sẽ viết hết các
trang trong 1 ngày cho có cảm giác “hoàn thành” hoặc có bé cảm thấy nản vì
lâu quá vẫn chưa viết hết 1 cuốn. Nếu ba mẹ thấy con mình có xu hướng như
vậy thì nên chủ động cắt ra từng trang giấy rời. Mỗi lần phát cho con 1 tờ để
viết để con có “cảm giác hoàn thành” sau từng tiết học.

Sáng tạo trò chơi xung quanh việc viết số và chữ để bé hứng thú hơn.

Trường hợp con không muốn viết và tỏ thái độ với việc này thì mẹ cần vận
dụng các kỹ thuật lắng nghe Siêu thấu hiểu để thăm hỏi để con chia sẻ lý do,
khó khăn của con là gì để tháo gỡ. Có thể là con đang so sánh với người khác
hay là do con cảm thấy mình không làm được.

Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến động lực của con là tâm
trạng của ba mẹ khi hướng dẫn. Trẻ rất nhạy cảm với năng lượng của ba mẹ,
ba mẹ có tập trung, có thấu hiểu, không áp lực thì con mới dễ mở lòng chia sẻ
để cùng mẹ học hiệu quả.

Self Hiil - Giáo án tập viết nét 9


MỘT SỐ BĂN KHOĂN
- Hỏi: Bé tập tô chữ từ trước nên đã rất sợ viết chữ, mỗi lần nghe viết chữ là bé từ
chối và đi chơi. Mẹ nên làm gì để bé thích tập viết lại?
- Đáp: Mẹ nên tôn trọng cảm xúc của bé và vận dụng kỹ năng Lắng nghe từ chối
(trong khoá Siêu tập trung - Siêu thấu hiểu) để khơi gợi cho bé chia sẻ về rào cản,
rồi mẹ từ thực tế của bé để gợi ý cho bé biết là có một phương pháp tập viết
khác viết nhanh và vui hơn, nếu bé muốn thử thì mẹ sẽ cùng bé tập viết.

- Hỏi: Nếu con đã viết theo thói quen, không có tư duy nên viết sai và xấu thì
nên làm thế nào?
- Đáp: Không nên máy móc cho con học lại từ đầu vì có thể làm con cảm thấy
chán, mất tự tin. Mà ba mẹ hãy trò chuyện lắng nghe cảm nhận của con về
chữ viết của mình đã. Khi nào con muốn cải thiện chữ viết thì ba mẹ sẽ tìm
cách cải thiện phù hợp với tình hình cụ thể của con.

- Hỏi: Có nhất thiết cần cho con luyện viết chữ không khi mà sau này con có
thể gõ máy tính, dùng voice text?
- Đáp: Nét chữ nết người, cho con luyện viết chữ không chỉ đơn thuần là con
viết cho ra chữ mà còn giúp con sử dụng tư duy phân tích. Tư duy phân tích
và toạ độ còn có thể vận dụng sang vẽ tranh cũng như lập kế hoạch làm việc
(hình dung về kết quả và vạch ra các bước chính cần làm). Ngoài ra, hoạt
động viết chữ còn giúp rèn luyện kĩ năng vận động tinh và tính kiên nhẫn,
chu đáo tỉ mỉ.

- Hỏi: Con học trường quốc tế nên trường chỉ yêu cầu viết chữ giống chữ in là
được, vậy mẹ có cần luyện cho con viết chữ như mẫu của bộ giáo dục không?
- Đáp: Việc này tuỳ theo nhu cầu của ba mẹ và con vì sẽ khá mất thời gian để viết
một kiểu chữ mới. Ba mẹ có thể cho con xem chữ, nếu con nảy sinh sự thích thú
thì ba mẹ có thể cùng con tập viết nhé.

- Hỏi: Con đã học lớp 2 và viết chữ cỡ nhỏ rồi, nhưng con viết rất xấu. Mẹ có nên
cho viết lại chữ cỡ to không? - Đáp: Mẹ nên cho con luyện viết với chữ cỡ nhỏ và
vẫn có thể dùng phương pháp toạ độ được. Nhưng trước hết, mẹ cần đảm bảo
con cũng có nhu cầu cải thiện chữ viết mẹ nhé.

Self Hiil - Giáo án tập viết nét 10


Ba mẹ thân mến,

Phương pháp viết chữ tư duy dù chậm khi bắt đầu nhưng sau đó sẽ
cực nhanh và hiệu quả. Khi con đã biết là biết và chắc chắn không tái mù.
Ba mẹ có thể yên tâm về phương pháp khi hướng dẫn con.
Các vấn đề nảy sinh trong quá trình hướng dẫn con thường là do vấn
đề của ba mẹ: ba mẹ đòi hỏi nhiều quá ở con và ở bản thân mình, không tập
trung khi dạy con, hoặc không tìm hiểu và theo sát phương pháp.
Khi dạy con viết chữ thực chất mẹ đang hướng dẫn cho con phương
thức làm việc, hợp tác cùng người khác. Cả mẹ và con đều cần hiểu về nhau
và hiểu về mục tiêu của công việc mình đang làm, thì mới dễ dàng phối hợp
làm việc tốt với nhau. Khi con không tập trung hoặc nản chí thì đó là dấu
hiệu cho việc con đang gặp một số rào cản.
Việc quan trọng là tháo gỡ các rào cản để con thích viết chữ. Như
đã nói ở trên thì mẹ cũng cần nỗ lực học cách hợp tác với con và không dùng
quyền lực áp đặt con. Tuyệt đối không nên ép con mà con và mẹ cùng nhau
trao đổi, đàm phán, để con đưa ra sự lựa chọn vì sau đó con sẽ chịu trách
nhiệm với lựa chọn của mình. Nếu ba mẹ đã học khóa Siêu tập trung và Siêu
thấu hiểu thì hãy bình tĩnh vận dụng những gì mình học để gợi nhắc và hỗ
trợ con.
Mục đích quan trọng nhất của mẹ khi dạy con ở giai đoạn tiền tiểu học
này là chuẩn bị cho con tâm thế sẵn sàng, không sợ đi học lớp 1. Quá trình
học giai đoạn này là cơ hội để mẹ con hiểu nhau và giúp con tin là sau này
dù có khó khăn thử thách gì thì ba mẹ vẫn sẽ luôn đồng hành với mình.
Nên mỗi khi ba mẹ cảm thấy buổi học căng thẳng thì hãy nhớ lấy mục
đích ban đầu của mình là giúp con học sao cho vui, ba mẹ nhé.

Self Hiil - Giáo án tập viết nét 11


B. MỤC TIÊU VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

Tập viết là con bắt đầu chính thức bước vào giai đoạn học một cách có
phương pháp, là một bước chuyển từ học tự phát, ngẫu hứng sang học tự giác,
có kỷ luật. Tâm thế và cách nhìn của con về việc học khi tập viết có thể quyết định
luôn tâm thế và cách nhìn của con về giờ tự học các môn sau này. Vì thế ba mẹ
hãy cho con làm quen với lối học mới.

Các Tiết học đều có mục tiêu, có mở đầu, có quá trình triển khai và có kết
thúc. Điều quan trọng là con ý thức nhận việc, rồi tự mình làm, làm đúng quy
trình rồi báo cáo sản phẩm.

Mục tiêu của 10 Tiết học Viết nét đầu tiên là ba mẹ (viết tắt là BM) giúp con:
- Làm quen với lối học có thời gian biểu, có quy tắc làm việc rõ ràng.
- Biết nhận việc, hiểu rõ cách làm, tự mình làm, tự đánh giá và báo cáo sản
phẩm.
- Tác phong nhanh nhẹn, gọn gàng và có tính kỷ luật với những quy tắc
mình đã thống nhất.
- Viết đúng các nét cơ bản (không vội viết chữ khi chưa vững viết nét).
- Có thể học tập trung trong 30-35 phút.

Yêu cầu đối với BM:


- Có sự tập trung, coi giờ học với con là một công việc nghiêm túc, có tổ
chức. Không dùng điện thoại và làm việc riêng trong giờ học.
- Giao việc rõ ràng: Nói ngắn gọn - Làm (mẫu) tỉ mỉ.
- Phản hồi và khen ngợi con đúng cấu trúc và trình độ, không chê con.
- Ngay từ đầu cho con ý thức về giữ cam kết do mình đưa ra, không chiều
theo sự nhõng nhẽo, ngẫu hứng của con.
- Có sự kết nối và thấu hiểu với con. Mỗi khi phát hiện mình không có sự kết
nối với con hãy dừng lại và đưa sự tập trung của mình lại về con.

Quy tắc và quy trình làm việc của BM và con là một việc vô cùng quan
trọng để giờ học được diễn ra trôi chảy, hiệu quả cao mà không tổn hao sức lực
của cả ba mẹ và con.

Self Hiil - Giáo án tập viết nét 12


2-4 tuần học viết nét đầu tiên này là thời điểm vàng để xác lập quy tắc và
quy trình. Nếu BM không xác lập được quy tắc trong 2 tuần này với con thì việc
học sau này sẽ khá vất vả do con có sự đòi hỏi BM phải thỏa mãn các yêu cầu về
cảm xúc của mình (chán, bực, nản mỗi khi không được chơi theo ý mình).

Mỗi khi con chạy theo ý thích của mình thì BM tạm ngưng tiết học nhưng
không bỏ qua việc học, mà hãy lấy “sự cố” thành cơ hội để coaching cho con
nhận ra mình đã không tuân thủ quy tắc do chính mình đưa ra và quay lại học
nghiêm túc. Đây chính là để con học lối sống trách nhiệm và tôn trọng chính
mình.

Việc này là không dễ đối với một số BM, nhưng là việc nhất thiết cần làm
để tạo nề nếp học tập hiệu quả và một lối sống kỷ luật. Nếu ba mẹ cảm thấy
mình chưa sẵn sàng cho lối học mới này, hãy dành thời gian suy ngẫm lại: Con và
mình cần có một lối sống như thế nào?

(Trong phạm vi giáo án tập viết nét này, Self Hiil sẽ không thể gợi ý chi tiết cho BM
cách xử lý tình huống. Nếu ba mẹ quan tâm tìm hiểu thêm các phương pháp
coaching con thì hãy liên hệ Self Hiil để được tư vấn khoá thực hành phù hợp).

Bên dưới là phân bổ 10 tiết học đầu tiên. Thiết kế sẽ đưa ra mục tiêu và
khung hoạt động theo thời gian trung bình học giữa BM và con trong 30-35 phút,
BM có thể điều chỉnh thời gian theo thực tế triển khai. Có bé cần đến gấp đôi
hoặc gấp ba số tiết. Nếu con chậm thì BM có thể tăng thêm tiết và sáng tạo thêm
trò chơi ôn luyện, nhưng đừng trộn các tiết lại với nhau.

Nếu hoạt động nào BM đã dạy cho con trước đó rồi thì mình không cần
dạy lại nhưng cần ôn lại bằng cách khơi gợi con làm qua hình thức trò chơi, đố
vui, hoặc thử thách ở trình độ cao hơn. BM có thể hỏi con câu hỏi WHY (Vì sao con
chọn làm như vậy?) để con hiểu bài học sâu sắc hơn.

Self Hiil - Giáo án tập viết nét 13


PHÂN BỔ THỜI GIAN TẬP VIẾT NÉT

Tiết Nội dung Mục tiêu Trang

0 Cam kết thực hiện Khơi nhu cầu, xác lập và cam kết với thời 15
gian biểu.

00 Quy tắc làm việc Xác lập quy tắc và hệ thống kí hiệu 19

1 Làm việc với bảng Xác định toạ độ và kiểm tra vận động tinh 24
con với bảng - phấn/ bút lông

2 Làm việc với vở Xác định toạ độ và kiểm tra vận động tinh 33
với vở - bút chì (màu)

3 Nét thẳng, nét Viết nét ở bảng và vở 40


ngang, nét xiên

4 Nét móc ngược, Viết nét ở bảng và vở 43


nét móc xuôi, nét
móc hai đầu

5 Nét cong trái, nét Viết nét ở bảng và vở 44


cong phải, nét
cong kín

6 Nét khuyết trên, Viết nét ở bảng và vở 46


khuyết dưới,
khuyết kép

7 Nét thắt trên và Viết nét ở bảng và vở 48


nét thắt giữa

8 Luyện tập Ôn luyện tất cả các nét. 51

Self Hiil - Giáo án tập viết nét 14


TIẾT 0: CAM KẾT THỰC HIỆN

Ý nghĩa:
Muốn thì sẽ tìm cách, không muốn sẽ tìm lý do. Ngoài cái muốn có thể
sinh ra từ ý thích, còn có cái muốn sinh ra từ ý thức giữ cam kết.

Đương nhiên là làm sao để con thích viết chữ là một điều nhất thiết phải
làm, nhưng không vì thế mà ba mẹ chỉ hướng vào làm sao cho con thích và
nuông chiều theo ý thích của con. Vì bất kỳ công việc nào dù thích đến đâu thì
cũng có lúc không thích vì các trở ngại, khó khăn. Nếu chỉ dừng lại ở mức độ học
theo cảm hứng “hôm nào con thích thì con làm, không thích thì không làm” thì
không đáng cho ba mẹ bỏ công ra học cùng con. Tự con cũng đã học theo kiểu
ngẫu hứng vậy rồi.

Để có niềm vui trong cuộc sống đời thường thì không phải chỉ làm việc
mình thích mà còn cần có năng lực thích những gì mình làm.

Cái thích những gì mình làm đến từ đâu? - Đến từ sự tập trung.

Cái tập trung vào những gì mình đang làm đến từ đâu? - Đến từ sự lựa
chọn giữ cam kết với chính mình.

Hãy cho con học những bài học này từ việc tập viết thay vì “giảng chay” cho
con.

Mục tiêu:
- Con ý thức tập viết là để phục vụ nhu cầu của con chứ không phải của ba
mẹ.
- Con cam kết tập viết theo thời gian biểu mình đưa ra.
- Con đồng ý vai trò hướng dẫn của ba mẹ.

Chuẩn bị:
- Giấy, bút chì, bút màu để vẽ thời khóa biểu.

Self Hiil - Giáo án tập viết nét 15


VIỆC 1: Khơi nhu cầu tập viết
BM dựa vào sự thấu hiểu của mình qua việc quan sát con để kết nối những
gì con đang mong muốn với việc tập viết. Ví dụ như con mong muốn vào lớp 1
học như các anh chị lớn hay con mong muốn có thể tự mình viết được thư cho
ông già Noel và thiệp cho ba mẹ…
Trong gíao án này, Self Hiil minh hoạ cách thức khơi nhu cầu trong bối
cảnh con tập viết để có thể làm được sách để bán kiếm tiền trong dự án làm sách
giáo khoa của Self Hiil.
Bạn chọn một thời điểm phù hợp (lúc con đang không mải chơi cái gì đó
hoặc là trong giờ trò chuyện hàng ngày) để khơi gợ con.
- BM: Con đã từng muốn làm một cái gì đó để kiếm tiền mua những cái
mình thích chưa? - Bạn lắng nghe và kích thích con chia sẻ những suy
nghĩ, dự định của mình.
- BM: Self Hiil đang có một dự án rất thú vị là làm thủ công sách giáo khoa
Tiếng Việt và Toán lớp 1. Self Hiil sẽ hướng dẫn cách làm chi tiết, bạn nhỏ
nào làm theo đúng tiêu chuẩn của Self Hiil sẽ thì sẽ được Self Hiil mua lại
với giá ít nhất là 250k/ 1 cuốn. Nếu sách làm đẹp, tỉ mỉ và có video giới
thiệu thú vị sẽ có thể được mua với giá cao hơn nữa, có thể lên đến 2 triệu.
Con có muốn làm sách để bán cho Self Hiil không? Ba mẹ sẽ hỗ trợ con
làm theo hướng dẫn của Self Hiil.

Sau đó, Bạn nương theo chia sẻ của con để khích lệ hoặc tháo gỡ các băn khoăn,
rào cản của con. Sau đây là 1 số băn khoăn có thể có:
- C: sách giáo khoa là gì?
- BM: sgk là sách ghi lại quá trình mình khám phá kiến thức và mọi người
có thể đọc để khám phá theo. BM có thể lấy SGK Tiếng Việt, Toán để con
tham khảo.
- C: Mình dùng cái gì để làm sgk?
- BM: Self Hiil gợi ý mình dùng vở ô ly để các bạn nhỏ có thể dễ dàng học
viết theo.
- C: Con thấy sgk đâu có dùng vở ô ly đâu, thường sách phải được in trên
giấy trơn đẹp chứ ạ?
- BM: Con quan sát hay quá. Đa số sách đều được in trên giấy không có
dòng kẻ. Nhưng không có nghĩa là mình không được dùng vở có dòng kẻ
để làm. Con biết không, trước khi sách được máy in ra như bây giờ thì ban

Self Hiil - Giáo án tập viết nét 16


đầu những nhà khoa học cũng dùng vở để viết bằng tay một cách khéo
léo, tỉ mỉ như Self Hiil gợi ý vậy. Và những sản phẩm làm bằng tay này là
độc nhất vô nhị, không thể làm được cái y chang như vậy nên sẽ được
mua với giá cao hơn sách in. Con thấy mình mua sách in đâu có giá cao
như Self Hiil mua của mình đúng không nè?
- C: Nhưng viết sách khó lắm, con còn nhỏ xíu thì sao mà làm được?
- BM: Con yên tâm, Self Hiil có chỉ cách cho mình làm. Ba mẹ sẽ đọc hướng
dẫn của Self Hiil và hướng dẫn lại cho con. Chỉ cần con làm theo đúng y
như cách Self Hiil chỉ là sẽ làm được.

Sau khi con đồng ý làm sách bán cho Self Hiil thì bạn kết nối với việc tập viết.
- BM: Nhưng trước khi làm sách thì mình cần tập viết lại nét chữ cho thiệt
là chuẩn đã. Nên mình sẽ dành một ít thời gian để tập viết theo chuẩn
của các nhà xuất bản đã nhé.
VIỆC 2: Chọn khung thời gian và lên kế hoạch làm việc
BM cùng con thảo luận về khung thời gian và làm thời khoá biểu cho dự án:

- Self Hiil sẽ có đợt mua sách vào tháng 8. Nếu bây giờ mỗi ngày mình dành
1 tiếng để làm thì sau 6 tháng mình sẽ có 2 cuốn sách Toán - Tiếng Việt để
bán. Vậy con thấy mình làm dự án này vào lúc nào trong ngày thì phù
hợp?
- Trong từ 2-3 tuần đầu tiên mình sẽ tập viết nét. Còn các tuần sau mình sẽ
đi vào từng môn Toán - Tiếng Việt nhé.
- Con có làm vào thứ 7, chủ nhật luôn không? Hay là mình để trừ hao để bù
cho ngày mình bị ngưng vì bận hay bệnh gì đó? (Ba mẹ cần cân nhắc thời
gian của mình và bàn bạc các tình huống dự phòng với con)
- Mình làm thời khoá biểu xem có bị ảnh hưởng đến các việc khác không
nhé (BM đối chiếu với lịch sinh hoạt, học tập và làm việc của mình với con
để kiểm tra lại)

Sau đó BM cùng con làm thời khoá biểu cho cả ngày. Khi con chưa biết chữ thì có
thể gợi ý con vẽ hình để kí hiệu cho hoạt động.

VIỆC 3: Cùng nhau cam kết không bỏ cuộc

BM và con cùng cam kết hoàn thành dự án làm sách. Để ý thức rõ được dự án,

Self Hiil - Giáo án tập viết nét 17


BM hãy cùng nhau thảo luận kỹ các trường hợp có thể xảy ra và cơ chế thưởng
phạt cho việc thực hiện cam kết. Sau đây là 1 số câu hỏi gợi ý:

- Con có muốn hoàn thành dự án làm sách này đúng hạn không?
- Làm thế nào để hoàn thành dự án đúng hạn? - Làm theo TKB mình đã đề
ra.
- Con có cam kết với chính mình là sẽ làm dự án này đúng theo TKB
không?
- Nếu đến giờ làm như TKB mà mình không làm được thì sẽ như thế nào? -
Làm bù lại.
- Nếu đến giờ làm mà con không muốn làm thì con muốn BM làm gì để
giúp con giữ cam kết?
- Nếu đến giờ làm mà BM bận, không hỗ trợ con ngày hôm đó được thì
mình sẽ xử lý ntn?
- Nếu BM và con hoàn thành được dự án này đúng hạn thì mình sẽ tự
thưởng cho mình cái gì nè?
- Nếu không hoàn thành đúng hạn thì mình sẽ tự phạt mình cái gì nè?

BM và con có thể vẽ một biểu tượng gì đó hoặc quay clip rồi đập tay để ghi nhận
sự cam kết của mình nhé.

Sau này mỗi khi con không làm theo TKB, BM sẽ gợi nhắc lại việc giữ cam kết với
chính mình để con ý thức rõ về lựa chọn của mình.

VIỆC 4. WIFLE (đọc là qui-phồ)

WIFLE là một công cụ để người hướng dẫn/điều hành biết học viên/ các thành
viên khác có cảm nhận gì và có hiểu đúng những nội dung trong cuộc họp/ buổi
học hay không. BM hãy tạo thói quen WIFLE cho con từ hôm nay nhé.

- BM: Giờ mình WIFLE nha, WIFLE là viết tắt của "I feel like to express", nghĩa
là mình sẽ chia sẻ cảm nhận của mình sau buổi hôm nay, người còn lại sẽ
lắng nghe chú tâm chứ không có đánh giá, phán xét gì hết. BM sẽ WIFLE
trước làm mẫu cho con nhé!

BM và con chia sẻ cảm nhận về buổi đầu tiên.

- BM: Ba/mẹ cảm thấy… Còn con thì sao?

Self Hiil - Giáo án tập viết nét 18


TIẾT 00. QUY TẮC LÀM VIỆC

Ý nghĩa:
Để làm việc hiệu quả thì cần làm theo quy tắc (chứ không phải theo ý thích của
mình).
Đây chính là điều con cần cảm nhận và ý thức được ngay từ những buổi làm việc
đầu tiên. Nếu con ý thức và chấp nhận điều này thì giờ học của BM và con sẽ trơn
tru hơn rất nhiều. Nên BM hãy tích cực cùng con thảo luận và ghi lại các quy tắc
nhé.

Mục tiêu:
BM giúp con:
- Ý thức và đồng ý các quy tắc làm việc: Tập trung và ngồi đẹp, Làm kỹ theo
hướng dẫn, Giữ gìn đồ cẩn thận, Ghi nhớ theo 4 cấp độ, Giữ cam kết với
chính mình.
- Làm quen với khái niệm “kí hiệu" và sử dụng kí hiệu để ghi quy tắc làm
việc, tiết kiệm thời gian giao tiếp. (Kí hiệu là tiền đề để con hiểu nguyên tắc
“chữ cái là kí hiệu để ghi âm")
Chuẩn bị dụng cụ:
- 10 -15 tờ giấy A4.
- Bút chì, bút màu.

VIỆC 0. Giới thiệu tên bài mới


BM: Để làm việc vừa nhanh vừa vui vừa đẹp thì mình cần làm việc theo quy tắc.
Nên hôm nay mình sẽ thống nhất QUY TẮC LÀM VIỆC với nhau nhé. Con nhắc lại
từ QUY TẮC LÀM VIỆC nha.
C: Quy tắc làm việc.
BM: Bây giờ chúng ta vào Việc 1 - THẢO LUẬN nhé.
Nếu nhà có bảng lớn, BM hãy ghi/ dán chữ “Việc 1” bên góc trái phía trên của
bảng để khi nhìn lên bảng là BM và con có thể hình dung lại TRÌNH TỰ các việc đã
làm.

VIỆC 1. Thảo luận


BM: Theo con thì để làm việc vừa nhanh vừa vui vừa đẹp thì mình cần làm như
thế nào?

Self Hiil - Giáo án tập viết nét 19


Để con nói tự do và BM lắng nghe chủ động để khơi gợi con chia sẻ rõ hơn.

BM: Còn ba/ mẹ thì thấy cần có các nguyên tắc Tập trung và ngồi đẹp, Làm kỹ
theo hướng dẫn, Giữ gìn đồ cẩn thận, Giữ cam kết với chính mình. Con thấy
sao?

Để con nói tự do và BM lắng nghe chủ động để khơi gợi con chia sẻ rõ hơn: Như
thế nào là…? Quy tắc này giúp gì cho mình?

Riêng với Tập trung và ngồi đẹp thì ba mẹ hướng dẫn và kiểm tra cụ thể thao
tác:
BM: Tập trung là mình làm gì? → Để ý/ điều khiển bạn Ý đến chỗ mình cần tập
trung (Nếu ba mẹ chưa biết cách để hướng dẫn con thao tác tập trung thì hãy
thực hành khoá Siêu tập trung - Siêu thấu hiểu của Self Hiil nhé).

BM: Như thế nào là tập trung lắng nghe?

BM: Như thế nào là tập trung viết?

BM: Như thế nào là ngồi đẹp? Con có thể ngồi đẹp cho BM xem không?
Lắng nghe con chia sẻ, quan sát con ngồi và bày tỏ cảm xúc.
BM: Giờ BM ngồi đẹp khi viết rồi con nhận xét nhé.

BM làm mẫu cho con tư thế ngồi đẹp: Tay phải cầm viết, tay trái giữ mép vở, hai
chân thả lỏng song song xuống sàn, lưng thẳng, đầu hơi cúi.

BM: Con thấy khi ngồi đẹp thì tay phải BM làm gì?... tay trái làm gì?... hai chân
thế nào?... lưng thế nào?... đầu thế nào?

BM: Giờ BM đếm 1, 2, 3 thì mình cùng ngồi đẹp nhé.


BM vừa thực hiện vừa nói thao tác cho con nghe, khuyến khích con nói theo: Tay
phải cầm viết, tay trái giữ mép vở, hai chân thả lỏng song song xuống sàn, lưng
thẳng, đầu hơi cúi.

BM: Theo con thì ngồi đẹp có lợi gì cho mình?

Self Hiil - Giáo án tập viết nét 20


BM: Bây giờ mình chọn ra 3-4 quy tắc mình cần tuân thủ trong mọi lúc nha.
BM và con thảo luận lại và lựa chọn. Những quy tắc nào gần nhau hoặc bao hàm
nhau thì BM gợi ý con gộp lại. Mình có thể chọn cách nói ngắn gọn hơn.

BM: Ngoài ra, Self Hiil còn gợi ý quy tắc để mình ghi nhớ 1 điều mới là Nói 4 cấp
độ To - Nhỏ - Nhẩm - Thầm. Con nghe và bắt chước nhé.
Cấp độ 1 - Nói to cho cả phòng đều nghe: Giữ cam kết với chính mình. - Nghỉ, cho
con lặp lại Giữ cam kết với chính mình
Cấp độ 2 - Nói nhỏ vừa đủ cho người bên cạnh nghe: Giữ cam kết với chính mình.
- Nghỉ, cho con lặp lại Giữ cam kết với chính mình
Cấp độ 3 - Nói nhẩm mấp máy môi đủ cho mình nghe thôi: Giữ cam kết với
chính mình. - Nghỉ, cho con lặp lại Giữ cam kết với chính mình
Cấp độ 4 - Nói thầm là con nghĩ thầm trong đầu, mỗi tiếng tương ứng với 1 cái
nhịp tay (vừa nói vừa đưa 2 ngón trỏ nhịp vào nhau) và con nói to tiếng cuối
cùng: (đưa hai ngón tay trỏ nhịp vào nhau) ... mình. Nghỉ, cho con lặp lại (đưa hai
ngón tay trỏ nhịp vào nhau) ... mình

BM: Tốt lắm. Bây giờ mình thử nói 4 cấp độ các quy tắc còn lại nhé. Con chọn nói
quy tắc nào trước nè?
BM và con lần lượt nói 4 cấp độ các quy tắc và có thể nói thêm những câu làm
con vui thích như “ba/mẹ rất yêu con”...

Việc 2: Ghi lại bằng kí hiệu


BM: Nãy giờ mình đã thảo luận các quy tắc làm việc rồi, bây giờ mình sẽ sang
Việc 2 là dùng kí hiệu ghi lại dán lên tường để nhắc nhau giống như khi mình
nhìn đèn xanh đèn đỏ là mình biết nên đi tiếp hay dừng lại vậy đó.

BM: Con còn thấy kí hiệu nào xung quanh mình nữa không nè? - Để con chia sẻ
tự do.

BM và con dùng giấy A4 để thảo luận và vẽ kí hiệu cho quy tắc. BM có thể hỏi con
để con chia sẻ suy nghĩ của con khi vẽ kí hiệu. Nên bắt đầu với những quy tắc mà
con dễ làm kí hiệu nhất.

Self Hiil - Giáo án tập viết nét 21


Sau đây là 1 số kí hiệu gợi ý, BM có thể vẽ con sẽ nhìn bắt chước theo nếu con bí ý
tưởng.
- 4 cấp độ To - Nhỏ - Nhẩm - Thầm (4 hình vuông xếp hàng ngang theo thứ
tự từ lớn đến nhỏ trên bàn).

- Tập trung và ngồi đẹp:

- Làm kỹ theo hướng dẫn

- Giữ gìn đồ cẩn thận

- Giữ cam kết với chính mình (ngoéo tay)

Self Hiil - Giáo án tập viết nét 22


BM cùng con chọn icon phù hợp rồi vẽ chính thức + tô màu. Nên để mỗi kí hiệu là
1 hoặc ½ tờ A4 và chọn một nơi dễ thấy trong phòng học để dán trang trí. Sau đó
thống nhất là mỗi khi cần nhắc đến quy tắc nào thì chỉ cần chỉ thước/ gõ tay vào
kí hiệu để thực hiện.

Ghi chú:
- Nên dùng bút chì màu/ bút lông để tô màu để con quen với cầm viết chì
(không dùng bút sáp vì cách cầm bút sáp khá khác cách cầm bút chì)
- Hướng dẫn con cầm viết bằng 3 ngón (xoè bàn tay ra, cụp 2 ngón út và áp
út lại, dùng 3 ngón còn lại để cầm bút, cách ngòi khoảng 2.5 cm)
- Hướng dẫn con cách tô màu không lem và đều màu là tô theo chiều
đường viền của hình. Ví dụ hình vuông thì đưa bút theo chiều ngang/ dọc,
hình tròn thì đưa bút theo đường cong… BM có thể nhắc quy tắc “Làm kỹ
theo hướng dẫn” để con áp dụng vô việc tô kí hiệu. BM hãy xem đây là bài
tập để luyện vận động tinh cho tay của con.

VIỆC 3. Trò chơi


BM và con chơi trò Nói quy tắc rồi đập tay vào quy tắc tương ứng hoặc chỉ vào kí
hiệu để gọi tên quy tắc. Nên để cho con được cơ hội đố ba mẹ.

VIỆC 4. Tự đánh giá và WIFLE

4a. Tự đánh giá

BM: Giờ mình sẽ tự đánh giá xem mình có thực hiện tốt các quy tắc làm việc
trong buổi hôm nay không nhé. Mình có 3 mức độ là Tạm, Tốt, Rất tốt.

Rồi BM chỉ tay vào các kí hiệu các quy tắc để tự đánh giá.

4b. WIFLE

BM và con chia sẻ cảm nhận để kết nối và hiểu nhau hơn. Từ đó, BM biết được
mức độ hiệu quả của buổi học, điều gì tốt để tiếp tục duy trì, điều gì cần cải thiện
để buổi học ngày càng vui hơn hiệu quả hơn nhé.

Self Hiil - Giáo án tập viết nét 23


TIẾT 1. LÀM VIỆC VỚI BẢNG CON

Mục tiêu:
- Con gọi tên và sử dụng đúng chức năng của các đồ dùng liên quan với
bảng.
- Tập con thao tác gọn gàng, khoa học khi sử dụng đồ dùng học tập.
- Xác định đúng các vị trí trên / dưới, trái / phải trên bảng con.
- Bắt đầu con làm quen với khái niệm Ô đầu tiên, Toạ độ, đường kẻ ngang,
cột dọc đậm, li.
Chuẩn bị:
- 2 Bảng con (BM 1 bảng, con 1 bảng, chọn bảng có ô li giống như vở để con
viết chữ đúng tọa độ và dễ chuyển từ bảng sang vở), phấn/ bút lông bảng,
giẻ lau.

Hoạt động học:


VIỆC 0
BM: Hôm trước mình đã thống nhất các quy tắc làm việc với nhau và dùng KÍ
HIỆU để ghi lại. Con còn nhớ đó là những quy tắc gì không nè? - BM chỉ tay lên kí
hiệu và con đọc.

BM: Hôm nay mình sẽ học cách làm việc với 1 đồ dùng quan trọng là Bảng con.
Con nhắc lại 4 cấp độ nhé: Làm việc với bảng con.
Con (4 cấp độ): Làm việc với bảng con.

BM: Bây giờ mình vào việc 1 xác định trên dưới trái phải với bảng con nhé.

Việc 1: Xác định trên dưới trái phải với bảng con.
1a. Nhận biết đồ dùng
- Giới thiệu bảng con.
BM sắp xếp bảng, phấn/ bút lông bảng, khăn lau trước mặt.
Ghi chú: Để cho ngắn gọn thì giáo án sẽ sử dụng PHẤN thay vì BÚT LÔNG BẢNG.

BM (giơ bảng con lên, chỉ tay vào bảng con của mình): Con cầm bảng lên, chỉ tay
vào bảng và nói theo BM nhé. Đây là bảng con. (Ngừng 1 lát).

Self Hiil - Giáo án tập viết nét 24


C (chỉ tay vào bảng): Đây là bảng con.
BM: Con gọi tên cái con đang chỉ tay vào: Bảng con.
C: Bảng con.
BM: Con nhắc lại
C: Bảng con.
- Giới thiệu phấn và khăn lau.
BM: (tay phải cầm phấn, giơ lên): đây là phấn. Con dùng tay phải cầm phấn, giơ
cao lên và nói lại: tay phải cầm phấn.
C (tay phải cầm phấn, giơ lên): tay phải cầm phấn.
BM: (tay trái cầm giẻ lau, giơ lên): đây là khăn lau. Con dùng tay trái cầm khăn
lau, giơ cao lên và nói lại: tay trái cầm khăn lau.
C: (tay trái cầm giẻ, giơ lên): tay trái cầm khăn lau.
BM kiểm tra: Con nói lại nhé- tay phải cầm phấn, tay trái cầm khăn lau.
(Việc kiểm tra này giúp con ý thức được hành vi của mình)
BM: Tốt lắm. Sau này con dùng tay phải để viết và tay trái cầm khăn lau để xóa
bảng nhé.

Ghi chú: Nếu con thuận tay trái thì BM đảo tay lại.

1b: Con xác định trái phải trên dưới bảng con.
BM: Bây giờ mình dùng tay xác định trái phải trên dưới nhé.
BM: (đưa tay phải ra vẫy vẫy): Con đưa tay và nói theo BM nhé: Bên phải.
C: (đưa tay phải ra vẫy vẫy): bên phải.
BM (đưa tay trái ra vẫy vẫy): Tốt lắm. Còn bên này là bên gì?
C: (đưa tay trái ra vẫy vẫy): bên trái.
BM: (đưa cả 2 tay lên ngang trán vẫy vẫy): Phía trên
C: (đưa cả 2 tay lên ngang trán vẫy vẫy): Phía trên
BM: (đưa cả 2 tay xuống trước bụng): Còn phía này là phía gì?
C: (đưa cả 2 tay xuống trước bụng): Phía dưới
BM: Con làm tốt quá. Bây giờ mình xác định trái phải trên dưới trên bảng con.
Con chỉ và nói theo ba mẹ nha.
BM: (chỉ tay vào bảng tương ứng với lời nói): Bên trái… Bên phải… Phía trên… Phía
dưới
Con làm và nói theo.
BM: Giờ con tự chỉ tay và nói xem nha.

Self Hiil - Giáo án tập viết nét 25


Con thực hiện.

BM: Bây giờ mình chơi khó hơn xí nhé. Con tập trung nha. Ba mẹ nói vị trí, con
nhắc lại và chỉ tay nha.
BM (nương theo tốc độ của con, không khí vui nhộn): Phía trên bên phải… Phía
trên bên trái… Phía dưới bên phải… Phía dưới bên trái.

BM (hướng dẫn con dùng bảng con): Tay trái con giữ nhẹ góc bảng bên trái. Tay
phải cầm phấn. Con vẽ 1 trái tim bên trái bảng con. Con nhắc lại công việc nhé:
Vẽ một trái tim bên trái bảng con.
C: Vẽ 1 trái tim phía trên bên trái bảng con. - Vẽ.
BM: Tốt lắm. Con vẽ 1 đám mây phía trên bên phải bảng con. Nhắc lại công việc.
C: Vẽ 1 đám mây phía trên bên phải bảng con. - Vẽ
BM: Con vẽ 1 ngôi sao phía dưới bên trái bảng con.
C: Vẽ 1 ngôi sao phía dưới bên trái bảng con - Vẽ
BM: Vẽ 1 bông hoa phía dưới bên phải bảng con.
C: Vẽ 1 bông hoa phía dưới bên phải bảng con - Vẽ
BM: Wow, con tập trung quá. Giờ tay trái con cầm khăn lau xoá bảng. Con nhắc
lại công việc nhé: Xoá bảng
C: Xoá bảng.
BM quan sát và nhắc con dùng tay trái xoá bảng xong thì để khăn lau bên góc
trái.

Lưu ý: BM nên cho con vẽ những hình mà không đòi hỏi sự chuẩn xác về hình
dáng như các hình học cơ bản (vuông, tròn, tam giác,...) để sau đó con được học
cách vẽ chuẩn các hình cơ bản.

Việc 2: Xác định toạ độ


2a. Hình thành khái niệm tọa độ
BM: Nếu con muốn chỉ cho người khác nhà mình ở đâu mà con không nhớ số
nhà thì con sẽ nói ntn nè?
BM lắng nghe và nương theo con khơi gợi để con tóm tắt lại được là sẽ nói nhà
mình ở đường nào, cách một cái gì đó mấy căn nhà. Nếu nhà chung cư thì nhà
mình ở chung cư nào, lầu mấy, cách thang máy/ cầu thang mấy căn nhà về phía
phải/ trái.

Self Hiil - Giáo án tập viết nét 26


BM: Vậy là con đang mô tả TOẠ ĐỘ của căn nhà. Con nhắc lại 4 cấp độ: Toạ độ.
C (nói 4 cấp độ): Toạ độ.
BM (ba mẹ chọn 1 địa điểm abc là một địa điểm bé thường hay đi, tương đối đơn
giản): nếu con muốn chỉ đường cho ai đó đi đến chỗ abc thì con chỉ như thế nào?
BM lắng nghe chủ động để làm rõ mô tả của con. BM sẽ nghe xác nhận lại theo
cấu trúc là “con đi thẳng từ chỗ… đến chỗ… thì con quẹo trái/ phải rồi đi thêm 1
đoạn… rồi con dừng lại”. Rồi khái quát hoá lại với con:

BM: Vậy khi mô tả đường đi thì con sẽ nói điểm bắt đầu, rồi các điểm chuyển
hướng đi như quẹo trái/ phải, rồi đến điểm dừng lại phải không con?
C: (trả lời)
BM (lấy 1 nét ra di bút theo minh hoạ các điểm): Vậy thì khi viết, nét cũng có
đường đi như vậy đó con. Cũng có điểm bắt đầu, điểm chuyển hướng và điểm
dừng bút. Con lặp lại nhé: điểm bắt đầu, điểm chuyển hướng và điểm dừng bút.
C: điểm bắt đầu, điểm chuyển hướng và điểm dừng bút.
BM: Mỗi điểm đó đều có toạ độ để mình xác định. Bây giờ mình sẽ tìm cách xác
định toạ độ của các điểm khi viết nhé.

2b. Xác định đường kẻ ngang


- Khái niệm ngang
BM: con đưa tay và nói theo BM nhé → (đưa tay sang ngang và nói) Ngang →
(Lặp lại 3 lần)
C: (làm theo) Ngang - ngang - ngang
- Khái niệm hàng trên bảng
BM (chỉ tay theo hàng ngang của bảng): hàng ngang.
C: Hàng ngang
BM (chỉ vào 1 hàng ngang đầu tiên): Hàng ngang còn gọi tắt là hàng. Đây là
hàng đầu tiên hay còn gọi là hàng thứ nhất.
C (làm theo): hàng đầu tiên hay hàng thứ nhất.
BM (chỉ vào hàng tiếp theo): Đây là hàng thứ mấy?
C (chỉ tay theo): hàng thứ 2… hàng thứ 3… hàng thứ 4.
BM: Khi con đang viết ở 1 hàng và con xuống hàng tiếp theo để viết thì gọi là
Xuống hàng. Con nhắc lại: Xuống hàng.
C: Xuống hàng.

Self Hiil - Giáo án tập viết nét 27


BM: Giờ con ở hàng thứ 1 mà con xuống hàng thứ 3 để viết thì gọi là xuống cách
1 hàng.
C (chỉ tay đường 1 rồi xuống đường 3): xuống cách 1 hàng.
BM: Tốt lắm. Sau này mình viết chữ thì khi viết hết 1 hàng, mình xuống cách 1
hàng để viết tiếp con nhé.
- Khái niệm đường kẻ ngang

BM: Giờ mình xem hàng đầu tiên của bảng nha. → (chỉ tay miết theo đường kẻ
ngang đậm của hàng). Đây là đường kẻ ngang 1. (Viết số 1 ở đầu đường kẻ 1 sao
cho đường kẻ cắt ngang số 1)
C: (Chỉ tay): Đường kẻ ngang 1.
BM: Tốt lắm. Giờ BM đố con đây là đường kẻ mấy? (BM vê vào đường kẻ tiếp
theo).
C: Dạ là đường kẻ ngang 2.
BM: Tốt lắm. (Viết số 2). Con chỉ và gọi tên các đường kẻ tiếp nhé.
Con chỉ và gọi tên các đường kẻ còn lại, BM đánh số theo lời con như hình minh
hoạ.

Self Hiil - Giáo án tập viết nét 28


2c. Xác định cột dọc
- Khái niệm dọc
BM: con đưa tay và nói theo BM nhé → (đưa tay từ trên xuống và nói) Dọc → (Lặp
lại 3 lần)
C: (làm theo) Dọc - Dọc - Dọc.

- Khái niệm cột dọc đậm


BM: Giờ con chỉ tay vào các cột dọc đậm trên bảng con nha.
C: (chỉ theo các cột dọc đậm) cột dọc đậm - cột dọc đậm.

2d. Xác định ô và ô li.


- Khái niệm ô:

BM: Giờ con lấy viết đồ theo các đường dọc đậm trên bảng.
BM làm mẫu cho con làm theo
BM: Tiếp theo là đồ các đường kẻ ngang 1
BM làm mẫu cho con làm theo
BM (chỉ tay vào các ô): Đây là các ô. Con chỉ tay vào các ô và nói ô ô ô… (BM chỉ
tay vào hết các ô và nói cho con làm theo)
C: (chỉ tay) Ô - Ô - Ô
BM (gạch chéo ô đầu tiên): Đây là ô đầu tiên. Con gạch chéo ô đầu tiên.

Self Hiil - Giáo án tập viết nét 29


C (gạch chéo): Gạch chéo ô đầu tiên.
BM: Cách 1 ô, gạch chéo tiếp.
Con thực hiện cho hết hàng đầu tiên của bảng.
BM: Giờ xuống cách 1 hàng, con gạch chéo ô đầu tiên.
BM: Cách 1 ô, con gạch chéo
BM vừa nói vừa làm mẫu cho con làm theo.
BM: Sau này con sẽ viết chữ vào các ô gạch chéo nhé.
C: Viết chữ vào ô gạch chéo.
BM: Xoá bảng.
C: Xoá bảng.
- Khái niệm li.

BM: Giờ kẻ ô đầu tiên bằng cách đồ đường kẻ ngang 1, 5 và cột dọc đậm của ô
đầu tiên.
C: Vẽ ô đầu tiên
BM: Rồi con kẻ tiếp các đường kẻ ngang và cột dọc mờ của ô đầu tiên
BM thực hiện cho con làm theo.
BM: Con thấy các ô nhỏ không? Ô nhỏ đó gọi là ô li. Con nhắc lại - Ô li
C: ô li.
BM: Mỗi ô cao 1 li, rộng 1 li.
C: Mỗi ô cao 1 li, rộng 1 li.

Self Hiil - Giáo án tập viết nét 30


BM: Vậy giờ cách 1 ô, con vẽ 1 hình chữ nhật cao 1 li, rộng 2 li được không?
C: Hình chữ nhật cao 1 li, rộng 2 li.
Con thực hiện, BM cũng làm để đối chiếu.
BM: Giờ mình vẽ khó hơn 1 xíu nhé. Hình cao 2 li, rộng nửa li.
C: Hình cao 2 li, rộng nửa li.
Con thực hiện, BM cũng làm để đối chiếu.
BM: Tốt lắm. Nửa li còn gọi là rưỡi. Mình thử vẽ hình cao 3 li, rộng 2 li rưỡi nhé.
C: hình cao 3 li, rộng 2 li rưỡi
Con thực hiện, BM cũng làm để đối chiếu.
BM: Con tập trung lắm. Xoá bảng nào.
C: Xoá bảng.

2e. Xác định toạ độ


BM: Bây giờ mình sẽ chấm toạ độ các điểm nhé. Con nghe kỹ nha. Điểm có toạ
độ nằm trên đường kẻ ngang 1, cách cột dọc đậm 2 li.
C: Điểm có toạ độ nằm trên đường kẻ ngang 1, cách cột dọc đậm 2 li
Con thực hiện, BM cũng làm để đối chiếu.

Self Hiil - Giáo án tập viết nét 31


BM: Tốt quá. Giờ điểm có toạ độ trên đường kẻ ngang 3, trùng cột dọc đậm.
Con: điểm có toạ độ trên đường kẻ ngang 3, trùng cột dọc đậm
Lưu ý: Ba mẹ nói chậm và mời con lặp lại cách nói toạ độ trước khi chấm để con
tăng khả năng mô tả.

Việc 3: Trò chơi


BM linh hoạt cho con chơi trò chơi:
- Gọi tên hàng các đường kẻ ngang.
- Chấm toạ độ
- Đọc toạ độ có sẵn.
Có thể dùng các hình tượng liên quan đến các trò chơi con thích như xác định toạ
độ để nhảy dù, trồng cây, đi tìm kho báu…
Có thể nhờ con dạy lại cho ông bà, ba mẹ…

Việc 4: Tự đánh giá và WIFLE


Thực hiện như tiết 00.

Self Hiil - Giáo án tập viết nét 32


TIẾT 2. LÀM VIỆC VỚI VỞ

Mục tiêu:
- Con gọi tên và sử dụng đúng chức năng của các đồ dùng liên quan với vở.
- Xác định được toạ độ trên vở
- Rèn luyện vận động tinh với việc vẽ và tô màu hình vuông, tam giác, tròn
đúng quy tắc để sau đó con có thể viết các nét chữ với kích thước nhỏ hơn.
Chuẩn bị:
- 2 Bảng con, phấn/ bút lông bảng, khăn lau.
- Vở Hồng Hà (4 li hoặc 5 li tuỳ theo vở mà trường con học sau này sử dụng),
bút chì/ bút mực có thể xoá, gôm.
- Nếu con hiếu động, mau chán hoặc thích vẽ nguệch ngoạc thì BM có thể
cắt rời thành các tờ giấy để con có “cảm giác hoàn thành” sau mỗi tiết học.

Hoạt động học:


Việc 0
Hôm trước mình đã làm việc với bảng con và xác định toạ độ. Hôm nay mình sẽ vẽ
một số hình theo tọa độ trên bảng và vở/ giấy ô li nhé.

Việc 1: Vẽ hình trên bảng


1a. Vẽ hình vuông

BM: Bây giờ BM hướng dẫn con cách vẽ hình vuông trên bảng nhé. Con xem BM
vẽ nhé.

Self Hiil - Giáo án tập viết nét 33


BM chấm toạ độ 4 điểm và vẽ một hình vuông ở ô đầu tiên của bảng theo cách vẽ
chỉ cần 1 lần nhấc bút như minh hoạ bên dưới

BM: (vừa nói vừa 2 ngón tay cái và trỏ ướm theo lời nói): Con thấy hình xuống cao
mấy li, rộng mấy li?
C: Cao 4 li, rộng 4 li.
BM: (tay chỉ miệng nói): Mình kiểm tra lại nhé. Đếm ô li chiều cao trước nè 1-2-3-4
- đúng rồi, cao 4 li. Còn chiều rộng, 1-2-3-4, đúng rồi rộng 4 li. Vậy hình vuông cao
4 li, rộng 4 li.

Ghi chú: Cần hướng dẫn con cách kiểm tra thay vì chỉ nói đúng/ sai để con biết
cách tự kiểm tra sau này.

BM (đưa 1 viên phấn màu khác cho con): Con chấm và đọc toạ độ điểm bắt đầu,
điểm chuyển hướng và điểm kết thúc trên hình vuông BM vừa vẽ nhé. Điểm bắt
đầu nằm ở đường kẻ mấy, cách cột dọc đậm mấy li nè?
C (vừa chấm vừa đọc toạ độ, BM có thể nói mồi theo khi con ấp úng): Điểm bắt
đầu nằm trên đường kẻ 5, trùng cột dọc đậm.
BM: Tốt lắm. Còn điểm chuyển hướng thứ 1 thì sao?
C: Điểm chuyển hướng thứ 1 nằm trên đường kẻ 1, trùng cột dọc đậm.
BM: WOW. Còn điểm chuyển hướng thứ 2 thì sao?
C: Điểm chuyển hướng thứ 2 nằm trên đường kẻ 5, cách cột dọc đậm 4 li.
BM: Còn điểm dừng bút?
C: Điểm dừng bút nằm trên đường kẻ 1, cách cột dọc đậm 4 li.
BM: Con nói chính xác quá. Giờ con hãy chấm các điểm toạ độ bên bảng của
con nhé. Chấm xong rồi đợi BM chỉ cho cách vẽ hình vuông chỉ cần 1 lần nhấc
bút nha.

Self Hiil - Giáo án tập viết nét 34


Rồi BM xoá hình vuông trên bảng của mình, chấm 4 điểm toạ độ lại ở ô đầu tiên
để có thể vẽ lại cùng con.
BM: Con nhìn ba mẹ vẽ trước nha. Từ điểm bắt đầu con vẽ 1 nét thẳng xuống
điểm chuyển hướng thứ 1 rồi vẽ tiếp một nét ngang đến điểm dừng bút. Con
nhấc bút lên, từ điểm bắt đầu con vẽ một nét ngang đến điểm chuyển hướng
thứ 2 rồi vẽ tiếp một nét thẳng đến điểm dừng bút. Vậy là mình đã vẽ được hình
vuông chỉ với 1 lần nhấc bút. Giờ con vẽ hình vuông theo cách này nhé.

Ghi chú: Trong thực tế, người lớn có nhiều cách vẽ hình vuông, nhưng trẻ nhỏ
cần được học theo một quy trình thống nhất, không được tùy tiện.
Khi con vẽ xong 1 hình vuông thì dù con vẽ méo cũng không nên xoá mà nhận
xét con theo cấu trúc 2 vế và sau đó hỏi cho con tự ghi nhận sự tiến bộ như trong
phần Định hướng lý thuyết.

BM: Giờ con cách 1 ô, chấm toạ độ và vẽ 1 hình vuông nữa nhé.
C: Cách 1 ô, vẽ 1 hình vuông.
BM cũng vẽ thêm 1 hình cho con thấy.
BM: Rồi, con cách 1 ô, vẽ thêm 1 hình nữa.
Lúc này BM không cần vẽ mẫu nữa.
BM: Con xuống cách 1 hàng, vẽ thêm 1 hàng hình vuông mà không cần chấm
toạ độ nhé.
BM quan sát, khích lệ con và KHÔNG được xoá sản phẩm của con.

Sau khi con vẽ xong thì BM có thể cùng con đánh giá sản phẩm và chấm “sao” (vẽ
ngôi sao nho nhỏ trên đầu sản phẩm). Hễ con vẽ được là được 1 sao, đúng tất cả
các toạ độ là 2 sao, nét chuẩn là 3 sao, quá đẹp là 4-5 sao. Vừa đánh giá vừa lý giải
cho con để sau này con tự chấm cho mình.

Self Hiil - Giáo án tập viết nét 35


1b. Vẽ hình tam giác

BM làm quy trình tương tự như vẽ hình vuông:


- Vẽ mẫu.
- Hỏi độ cao, độ rộng.
- Mời con dùng phấn khác màu xác định toạ độ.
- Con chấm toạ độ trên bảng của con.
- Vẽ mẫu 1 lần nhấc bút
- Con vẽ hàng đầu tiên chấm toạ độ
- Con vẽ hàng thứ 2 không cần chấm toạ độ
- Nhận xét và đánh giá.

Self Hiil - Giáo án tập viết nét 36


1c. Vẽ hình tròn

Làm tương tự như hình tam giác. Nhưng với hình tròn có thể vẽ 2 cách:
- 1 đường tròn liền tay qua 4 điểm toạ độ.
- 2 nửa đường tròn ghép lại.

Self Hiil - Giáo án tập viết nét 37


Việc 2: Vẽ hình vào vở

BM: Con đã vẽ hình vuông, hình tam giác, hình tròn trên bảng tốt rồi, bây giờ
mình vẽ trên vở nhé.

- BM giới thiệu cho con vở, cách cầm bút, kiểm tra lại tư thế ngồi đẹp như
trong Định hướng lý thuyết và ngày 00.
- Cho con chấm toạ độ vẽ mỗi hình 3 lần rồi sau đó vẽ mà không cần chấm
toạ độ. Mỗi hình từ 1-2 hàng, mỗi hình cách nhau 1 ô và xuống cách 1 hàng
như cách làm trên bảng.

Việc 3: Trò chơi


Do thời gian trò chơi hơi dài nên BM có thể cho chơi trò chơi sau wifle.

Để giúp bé rèn vận động tinh của tay thì ba mẹ có thể


cho bé vẽ một bức tranh được tạo bởi các hình tròn,
vuông, tam giác theo cách vừa học rồi dùng bút chì
màu để tô sao cho đều màu và không lem ra viền
ngoài.

Cách tô là đưa hướng bút theo chiều của viền hình như
trong bài 00 đã tô kí hiệu.

Việc 4. Tự đánh giá quy tắc làm việc và WIFLE


BM làm như các tiết trước và nên duy trì như một nghi thức để cải tiến chất lượng
tiết học.

Self Hiil - Giáo án tập viết nét 38


TIẾT 3. NÉT THẲNG - NÉT NGANG - NÉT XIÊN

Mục tiêu:
- Đảm bảo con xác định đúng vị trí toạ độ các điểm trong ô li.
- Bắt đầu cho con viết nét thẳng, nét ngang, xiên trái, xiên phải

Lưu ý:
- BM nương theo tốc độ của con. Nếu con viết chậm thì có thể mỗi nét là 1
tiết.
Quy trình là làm trên bảng → vở → Tự đánh giá → WIFLE
- Để luyện tư duy khi viết nét thì cần hỏi con: kích cỡ (cao mấy li, rộng mấy li)
và 3 toạ quan trọng: điểm bắt đầu, điểm chuyển hướng và điểm kết thúc
(riêng các nét thẳng, ngang, xiên thì ko có điểm chuyển hướng).
- Không nên xoá nét viết chưa đẹp, hãy để con có cơ hội đánh giá quá trình
tiến bộ của mình.
BM xem qua các nét và cách chấm toạ độ.

Self Hiil - Giáo án tập viết nét 39


Hoạt động học:
Việc 0:
BM: Hôm trước chúng mình đã xác định toạ độ các điểm trên đường kẻ đậm,
hôm nay thử xác định toạ độ các điểm trên đường kẻ mờ nhé.
BM tuỳ tình hình cho con chơi trò xác định:
- Đường kẻ 1, 2, 3, 4, 5, cột dọc đậm.
- Toạ độ: trên đường kẻ … cách cột dọc đậm … ( Ví dụ như BM đọc cách chấm,
con chấm. BM chấm và con đọc cách chấm)
Bây giờ mình sẽ các nét cơ bản nha.

Việc 1. Viết nét thẳng


Việc 1a. Viết trên bảng
BM chấm toạ độ và viết 1 nét thẳng trên bảng của mình.
BM: Con thấy nét này có đặc điểm gì? Thẳng hay cong?
C: Dạ thẳng.
BM: Đúng rồi. Nên gọi là nét thẳng. Con nhắc lại 4 cấp độ - Nét thẳng.
C (4 cấp độ): Nét thẳng.
BM: Con thấy nét thẳng cao mấy li?
C: Cao 2 li.
BM: Mình cùng kiểm tra lại nhé. - Chỉ tay vào đếm 1-2 → đúng rồi, cao 2 li.
BM (đưa bút cho con): Con thử chấm toạ độ trên nét BM vừa viết nhé.
BM quan sát con chấm và gợi ý con đọc toạ độ. Nếu con đọc sai thì nhẹ nhàng
chỉnh lại.
BM: Điểm bắt đầu có toạ độ ntn?
C (vừa chấm vừa nói): Điểm bắt đầu trên đường kẻ 3, cách cột dọc đậm 2 li.
BM: Nét này có điểm chuyển hướng không con?
C: Dạ không.
BM: Còn toạ độ điểm dừng bút?
C (vừa chấm vừa nói): Điểm dừng bút trên đường kẻ 1, cách cột dọc đậm 2 li.
BM: Chính xác! Giờ con chấm toạ độ trên bảng của con nhé.
BM xoá bảng và chấm toạ độ để viết mẫu lại cho con.
Sau khi con chấm toạ độ xong, BM hướng dẫn cách viết.
BM: Nét này khá là dễ viết. Từ điểm bắt đầu, con viết một nét thẳng xuống đến
điểm dừng bút.

Self Hiil - Giáo án tập viết nét 40


BM quan sát con viết và khen con. Nếu con viết bị cong hoặc lẹm xuống hàng
bên dưới thì ba mẹ vẫn nhận xét theo cấu trúc 2 vế: con đã làm được gì và điều gì
cần cải thiện thêm ở lần tiếp theo.
BM: Giờ con cách 1 ô, chấm toạ độ và viết 1 nét thẳng nữa nhé.
BM cho con viết 1 hàng rồi xuống hàng viết mà không cần chấm toạ độ.
Việc 1b. Viết trên vở
BM cho con chấm toạ độ và viết 2-3 nét rồi không cần chấm toạ độ viết tiếp từ 2-3
hàng (không nên viết quá nhiều làm con mỏi tay)
BM không cần thúc con viết nhanh mà nhắc con viết từ từ, cẩn thận. BM chú ý
nhận xét theo cấu trúc 2 vế với năng lượng tích cực trên từng nét.
Sau khi con viết xong thì gợi mở con tự đánh giá quá trình và chấm sao.
Nếu con hứng thú thì có thể gợi ý con viết thêm vài hàng.

Việc 2. Viết nét ngang - nét xiên phải - nét xiên trái.
BM làm tương tự như nét thẳng:
- Viết trên bảng rồi mới viết 2-3 hàng trong vở.
- Cho con quan sát đặc điểm của nét → gọi tên → nhắc lại tên ở 4 cấp độ.
- Hỏi con về độ cao, độ rộng, toạ độ.
- Viết mẫu cho con
- Con tự viết, 2-3 nét đầu thì chấm toạ độ, sau đó không cần chấm toạ độ.
Nét ngang: rộng 2 li. Điểm bắt đầu trên đường kẻ ngang 2, cách cột dọc đậm 1 li.
Điểm dừng bút trên đường kẻ ngang 2, cách cột dọc đậm 3 li.
Nét xiên thì viết từ trên xuống, khi viết xiên về bên phải thì gọi là nét xiên phải, khi
viết xiên về bên trái thì gọi là nét xiên trái. Nét xiên cao 2 li, rộng 1 li.

Việc 3. Vẽ gạch
BM có thể cho con luyện tay với bài vẽ gạch
bằng các nét vừa học với các bút màu khác
nhau.
Nếu con mỏi tay thì cho con lắc cổ tay và vỗ
xoa bóp cánh tay.

Việc 4. Tự đánh giá và WIFLE

Self Hiil - Giáo án tập viết nét 41


TIẾT 4. NÉT MÓC DƯỚI - NÉT MÓC TRÊN - NÉT MÓC 2 ĐẦU

Tên goi khác: nét móc ngược (nét móc dưới), nét móc xuôi (nét móc trên), nét
móc 2 đầu.

VIỆC 1, 2. Viết nét


- BM làm theo quy trình giống như các nét trước.
- BM làm chậm, vừa nói vừa làm từng chút để con hình dung kỹ từng bước
thay vì chỉ nói “viết như vầy như vầy” cho con nhìn bắt chước theo.
- BM khuyến khích con nói to rõ điểm toạ độ.
- Sau khi con chấm toạ đủ toạ độ viết 2-3 nét → bỏ toạ độ điểm chuyển
hướng, viết 2-3 nét → không chấm toạ độ viết 2-3 hàng.

Self Hiil - Giáo án tập viết nét 42


Nét Cỡ Toạ độ Cách viết

Nét móc Cao 2 li BĐ: trên đường kẻ ngang 3, Từ điểm bắt đầu, con viết
dưới Rộng 1 li cách cột dọc đậm 2 li. 1 nét thẳng, gần đến
CH: trên đường kẻ ngang 1, điểm chuyển hướng, con
cách cột dọc đậm 2 li hơn 1 đưa bút hơi cong 1 xíu rồi
chút. rê bút hướng đến điểm
DB: trên đường kẻ ngang 2, dừng bút.
cách cột dọc đậm 3 li.

Nét móc Cao 2 li BĐ: trên đường kẻ ngang 2, Từ điểm bắt đầu, con rê
trên Rộng 1 li cách cột dọc đậm 1 li. một nét bút lên đến gần
CH: trên đường kẻ ngang 3, điểm chuyển hướng thì
cách cột dọc đậm gần 2 li. hơi xong một xíu rồi viết
DB: trên đường kẻ ngang 1, một nét thẳng đến điểm
cách cột dọc đậm 2 li. dừng bút.

Nét móc Cao 2 li BĐ: trên đường kẻ ngang 2, Từ điểm bắt đầu, con rê
2 đầu Rộng 2 cách cột dọc đậm nửa li. một nét bút lên phía
li rưỡi CH 1: trên đường kẻ ngang 3, trên, hơi cong 1 xíu chạm
cách cột dọc đậm gần 2 li. điểm chuyển hướng thứ
CH 2: trên đường kẻ ngang 1, 1 rồi viết một nét thẳng
cách cột dọc đậm 2 li hơn 1 xuống, đến gần đường
chút. kẻ 1 con hơi cong đến
DB: trên đường kẻ ngang 2, điểm chuyển hướng thứ
cách cột dọc đậm 3 li. 2 rồi rê bút đến điểm
dừng bút.

Việc 3. Trò chơi


BM có thể cho con giấy A4 để con vẽ bức tranh với nét to, trang trí mắt mũi quần
áo cho nét hoặc vẽ đồ vật/ con vật có bộ phận giống hình dáng của nét.

Việc 4. Tự đánh giá - WIFLE

Nét này nhìn tuy dễ nhưng khá thử thách với con nên BM chia sẻ cảm nhận khen
con nhiều nhé.

Self Hiil - Giáo án tập viết nét 43


TIẾT 5. VIẾT NÉT CONG TRÁI - NÉT CONG PHẢI - NÉT CONG
KÍN

VIỆC 1, 2. Viết nét


- BM làm theo quy trình giống các nét trước.
- Nếu con khó khăn trong các định độ rộng thì dùng thước đo mép của nét
và kẻ đường đứt nét xuống đường kẻ ngang 1 để đo độ rộng.
- Nét cong kín thì sau này dùng để ghi chữ o có móc ngoéo để nối sang các
chữ khác nên điểm bắt đầu sẽ hơi lệch về bên phải như trên hình.
- Sau khi viết 2-3 nét → cho con bỏ điểm chuyển hướng, viết 2-3 nét → bỏ
điểm kết thúc rồi viết 2-3 hàng.

Nét Cỡ Toạ độ Cách viết

Nét Cao 2 li BĐ: nằm dưới đường kẻ 3 Từ điểm bắt đầu, con rê
cong trái Rộng 1 li rưỡi
một xíu, cách cột dọc một nét cong về phía bên
đậm hơn 1 li 1 xíu. trái chạm điểm chuyển

Self Hiil - Giáo án tập viết nét 44


CH: trên đường kẻ 2, hướng, rồi con rê nét cong
trùng với cột dọc đậm. chạm đường kẻ 1 rồi rê lên
DB: giữa đường kẻ 1 và điểm dừng bút.
đường kẻ 2, cách cột dọc
đậm 1 li rưỡi

Nét Cao 2 li BĐ: Lấy cột dọc đậm bên Từ điểm bắt đầu, con rê
cong Rộng 1 li rưỡi
phải của ô làm chuẩn. một nét cong về phía bên
phải
Điểm BĐ nằm dưới phải chạm điểm chuyển
đường kẻ ngang 3 1 xíu, hướng, rồi con rê nét cong
cách cột dọc đậm hơn 1 li chạm đường kẻ 1 rồi rê lên
1 chút về phía bên trái. điểm kết thúc.
CH: trên đường kẻ 2,
trùng với cột dọc đậm.
DB: giữa đường kẻ 1 và
đường kẻ 2, cách cột dọc
đậm 1 li rưỡi về phía bên
trái.

Nét Cao 2 li BĐ: nằm dưới đường kẻ Từ điểm bắt đầu con viết
cong kín Rộng 1 li rưỡi
ngang 3 một xíu, cách cột nét cong đi qua các điểm
dọc đậm hơn 1 li 1 xíu. chuyển hướng rồi về dừng
CH 1: Trên đường kẻ 3, bút ở điểm bắt đầu.
cách cột dọc đậm gần 1 li.
CH 2: Trên đường kẻ 2
trùng đường dọc đậm.
CH 3: Trên đường kẻ 1,
cách cột dọc đậm gần 1 li.
DB: trùng điểm bắt đầu.

Việc 3. Vẽ tranh có chứa nét.


Việc 4. Tự đánh giá và WIFLE

Self Hiil - Giáo án tập viết nét 45


TIẾT 6. NÉT KHUYẾT TRÊN - KHUYẾT DƯỚI - KHUYẾT KÉP

VIỆC 1, 2. Viết nét


- BM làm theo quy trình như viết các nét trước.
- Chỉ cho con viết nét khuyết kép khi con đã viết vững nét khuyết trên và nét
khuyết dưới. Và con con phân tích nét khuyết kép gồm nét nào tạo thành?
(có thể che 1 nửa cho con dễ nhận ra) → Nét khuyết dưới và nét khuyết trên
→ chỉ cần xác định điểm nối nét.

Nét Cỡ Toạ độ Cách viết

Nét Cao 5 li BĐ: nằm trên đường ngang 2, Từ điểm bắt đầu, con
khuyết Rộng 1 li rưỡi
cách cột dọc đậm nửa li về rê một nét xiên lên
trên
phía bên trái. sang phải chạm điểm
CH 1: trên đường ngang 3, chuyển hướng thứ
trùng với cột dọc đậm. nhất, rồi con rê tiếp
CH 2: cách trên đường ngang đến gần điểm chuyển
5 nửa li, cách cột dọc đậm 1 li. hướng thứ 2 thì viết
CH 3: cách trên đường ngang hơi cong 1 xíu sang
5 1 li, cách cột dọc đậm hơn phải chạm điểm

Self Hiil - Giáo án tập viết nét 46


nửa li. chuyển hướng thứ 2,
CH 4: cách trên đường ngang rồi tiếp tục rê cong
5 nửa li, trùng cột dọc đậm. qua điểm chuyển
DB: trên đường ngang 1, hướng thứ 3, thứ 4 rồi
trùng cột dọc đậm. viết một nét thẳng
xuống điểm dừng
bút.

Nét Cao 5 li BĐ: nằm trên đường ngang 3, Từ điểm bắt đầu, con
khuyết Rộng 1 li rưỡi
trùng cột dọc đậm. viết 1 nét thẳng đi qua
dưới
CH 1: trên đường ngang 1, điểm CH 1, đến điểm
trùng với cột dọc đậm. CH 2, con rê hướng
CH 2: trên đường ngang 3 bút cong sang trái đi
phía dưới, trùng cột dọc đậm. qua điểm CH 3, 4 rồi
CH 3: trên đường ngang 4 rê một xét xiên đi qua
phía dưới, cách cột dọc đậm CH 1 đến điểm dừng
hơn nửa li. bút.
CH 4: giữa đường ngang 3 và
ngang 4 phía dưới, cách cột
dọc đậm 1 li.
DB: trên đường ngang 2, cách
cột dọc đậm nửa li.

Nét Cao 8 li BĐ: Trên đường kẻ 3, trùnh Từ điểm bắt đầu, con
khuyết Rộng 3 li
cột dọc đậm, viết nét khuyết dưới
kép
Điểm nối nét: Trên đường đến điểm nối nét, viết
ngang 2, cách cột dọc đậm tiếp nét khuyết trên
nửa li đến điểm kết thúc.
DB: Trên đường kẻ 1, cách cột
dọc đậm nửa li.

Việc 3. Vẽ tranh trang trí


Việc 4. Tự đánh giá và WIFLE

Self Hiil - Giáo án tập viết nét 47


TIẾT 7. NÉT THẮT TRÊN - NÉT THẮT GIỮA

Tên gọi khác: Nét thắt trên (nét xoắn trên), nét thắt giữa (nét xoắn giữa)

VIỆC 1, 2. Viết nét


- BM làm theo quy trình như các nét trước.
- Nét này khá khó nên cần viết trên bảng kỹ hơn trước khi viết vào vở.

Nét Cỡ Toạ độ Cách viết

Nét thắt Cao hơn 2 li BĐ: nằm trên đường kẻ 1, Từ điểm bắt đầu, con rê
trên Rộng 1 li rưỡi
trùng cột dọc đậm. một nét xiên hơi cong
CH: trên đường kẻ 3, cách đến điểm chuyển hướng
cột dọc đậm 1 li. thì con thắt một nút nhỏ
DB: dưới kẻ 3 1 xíu, cách hướng về điểm dừng bút.
cột dọc đậm 1 li rưỡi

Nét thắt Cao 2 li BĐ: trên đường kẻ 2, Từ điểm bắt đầu, rê một
giữa Rộng 2 li
trùng cột dọc đậm. nét hơi cong sang phải
rưỡi
CH 1: trên đường kẻ 3, chạm điểm chuyển

Self Hiil - Giáo án tập viết nét 48


cách cột dọc đậm 1 li. hướng thứ 1 rồi rê nét
CH 2: trên đường kẻ 2, cong xuống chạm điểm
cách cột dọc đậm hơn 1 li chuyển hướng thứ 2, thắt
1 chút. 1 nút nhỏ rồi thẳng xuống
CH 3: trên đường kẻ 1, chạm điểm rê bút hơi xiên
cách cột dọc đậm gần 2 li. đến chuyển hướng thứ 3,
DB: trên đường kẻ 2, cách rê hơi cong lên điểm kết
cột dọc đậm 2 li rưỡi. thúc.

Việc 3. Vẽ tranh

Việc 4. Tự đánh giá - WIFLE

Self Hiil - Giáo án tập viết nét 49


TIẾT 8. ÔN TẬP

Chuẩn bị: bảng chữ cái

Việc 1. Ôn lại kiến thức


BM tuỳ thực tế để thiết kế các câu hỏi dưới đây thành trò chơi.
- Để làm việc hiệu quả thì cần theo quy tắc nào?
- Trước khi viết 1 nét thì mình cần làm gì?
- Có 3 điểm toạ độ quan trọng, đó là những điểm nào?
- Có những nét cơ bản nào?
- Nét nào có móc?
- Nét nào có nút xoắn?
- Nét nào có điểm kết thúc trùng điểm bắt đầu?
Việc 2. Viết nét
BM: Vừa rồi mình đã học được những nét nào con nhỉ? Con kể tên và viết các nét
ra nhé.
BM gợi ý, hỗ trợ con liệt kê và kể tên và viết các nét đã học.
Mỗi đầu hàng là 1 nét rồi con viết hết mỗi nét 1 hàng.

Việc 3. Nhận diện nét trong chữ


3a. Tìm nét
BM: Bây giờ mình sẽ chơi trò chơi Tìm nét nhé. Đây là bảng chữ cái, con tìm xem
chữ nào có nét móc dưới?... móc trên?... lần lượt hỏi hết các nét cho con tìm.
Lưu ý: BM không gọi tên chữ cái. Vì chữ dùng để ghi lại tiếng, có tiếng rồi mới
đến chữ. Bài tập này chỉ có mục đích giúp con nhận diện các nét và bắt đầu hình
dung nét tạo nên chữ.

Self Hiil - Giáo án tập viết nét 50


3b. Tạo bởi nét gì?
BM: Bây giờ mình sẽ chơi trò chơi Nét gì nét gì nhé.
BM chỉ từng chữ cái và hỏi con: Chữ này được tạo bởi những nét gì?

Việc 4. Tự đánh giá và WIFLE


Vì đây là buổi học cuối của viết nét nên BM cùng con chia sẻ cảm nhận cả quá
trình, đặc biệt là sự tiến bộ về kỷ luật và sự tập trung của con. Cuối cùng, BM
đừng quên bàn với con xem tự thưởng cho mình cái gì nhé.

Self Hiil - Giáo án tập viết nét 51

You might also like