You are on page 1of 145

Cẩm nang

tự học 8.5 IELTS


từ A-Z
lời nói
đầu
TÔI MUỐN BỎ CUỘC...
TÔI KHÔNG CÒN ĐỘNG LỰC ĐỂ ĐI TIẾP NỮA...
TÔI BẾ TẮC VÀ KHÔNG BIẾT ĐI TIẾP NHƯ THẾ NÀO NỮA...
LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ ĐỘNG LỰC HOÀN THÀNH NHỮNG GÌ BẠN ĐÃ BẮT ĐẦU?
BAO NHIÊU LẦN BẠN BẮT ĐẦU VIỆC HỌC TIẾNG ANH RỒI NHƯNG LẠI TỪ BỎ?

Có những người thậm chí còn lựa chọn kết thúc cuộc sống khi cảm thấy bế tắc
quá, khi mà việc lìa xa cõi đời này cảm giác nhẹ nhõm và dễ dàng hơn so với
việc níu lại để sống và chìm dần rồi chết nghẹt trong những khó khăn, mặc
cảm.

Việc học tiếng Anh cũng vậy, các mối quan hệ mà bạn bắt đầu cũng vậy. Đã bao
giờ bạn thấy thực sự muốn DỪNG LẠI?

Liệu các lần đó BẠN CÓ CÁCH NÀO ĐÓ để không từ bỏ và có động lực đi tới đích
đến bạn đặt ra? Bạn có tự tin vào bản thân nhiều hơn không sau mỗi lần từ
bỏ? Chắc hẳn là không đúng không? Và vô hình dung biến niềm tin sau đây
ngày một mãnh liệt:
“ MÌNH CHẲNG LÀM ĐƯỢC GÌ CẢ, MÌNH SẼ KHÔNG LÀM ĐƯỢC VIỆC ĐÓ ĐÂU.”

BẠN CÓ MUỐN TRỞ THÀNH MỘT NGƯỜI NHƯ VẬY?


CHẮC HẲN LÀ KHÔNG ĐÚNG KHÔNG?

Mình sẽ giúp bạn tin vào bản thân hơn, và đạt được mục tiêu của bản thân.
Để thành công thì công cụ, phương pháp và kiến thức chỉ giúp bạn 20% nhỏ
nhoi thôi còn 80% là TƯ DUY ĐÚNG.

Nên mình sẽ chưa hướng dẫn các bạn phương pháp học từ vựng hay phương
pháp học tiếng Anh ngay đâu.. Chúng ta cần có TƯ DUY ĐÚNG TRƯỚC!!!

VỚI CÁC CUỐN KHÁC BẠN CÓ THỂ MỞ SANG PHẦN MÌNH THẤY HAY HOẶC CẦN
THIẾT. RIÊNG VỚI CUỐN SÁCH NÀY, BẠN NÊN ĐỌC TỪ ĐẦU.
Chương 1:
Kĩ năng vượt qua
khó khăn và
đạt mục tiêu
Thầy Kiên IELTS iFIGHT

SỨC MẠNH CỦA HÀNH ĐỘNG


Đầu tiên chúng ta cùng học về phương pháp ghi chép trong khi bạn đọc cuốn
cẩm nang này nhé.
Phương pháp có tên: Action plan. Nếu bạn sử dụng tốt phương pháp này thì mọi
mục tiêu, công việc của bạn đều được giải quyết dễ dàng hơn rất nhiều.
Bạn sẵn sàng học chứ?
Nội dung của phương pháp:
- Chia tờ giấy thành 3 cột như hình ở dưới. Lấy ngay 1 tờ ra nhé.
- Cột ngoài cùng bên trái ghi tiêu đề.
- Cột ở giữa ghi nội dung.
- Cột ngoài cùng bên phải ghi hành động.

Tiêu đề Nội dung Hành động

.............................. ................................................ ............................................


.............................. ................................................ ............................................
.............................. ................................................. ............................................
.............................. ............................................... ............................................
............................... .............................................. ............................................
.............................. ................................................. ............................................
.............................. ................................................ .............................................
.................................. ..................................... ...........................................
.............................. ................................... ..........................................

6
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

Bạn hiểu rồi chứ? Ok, cùng thực hành phương pháp này để lưu lại
những gì mình sẽ hướng dẫn các bạn trong cuốn sách này nhé.

7
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

Lấy 1 quyển sách


hoặc một tờ giấy và
kẻ như bảng ở trên
nào.

9
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

Lấy một tờ giấy và


kẻ như bảng ở trên
nào...

11
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

Lấy một tờ giấy và


kẻ như bảng ở trên
nào......

13
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

Thành thật đi,


bạn đã lấy giấy và
kẻ như bảng ở trên
chưa?

15
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

Nếu chưa lấy giấy


và kẻ như bảng ở
trên thì đừng đọc
sang bên cạnh nhé...

17
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

Này, sau bao nhiêu lần mình nhắc, thì bạn mới lấy giấy và làm
theo?
Có bạn nào đọc đến đây còn chưa làm theo không?
Nào, cùng liên hệ bài học trải nghiệm trên với cuộc sống của bạn
nhé.
Trong cuộc sống của bạn, bao nhiêu lần bạn biết việc mình làm
điều gì đó thì sẽ tốt cho cuộc sống, học tập, sức khỏe, mối quan hệ,
tài chính ... của mình, NHƯNG BẠN CHƯA LÀM?
Sự trì trệ này sẽ còn diễn ra trong cuộc sống của các bạn đến bao
giờ nữa? Bạn muốn kết thúc sự trì trệ này luôn chứ?
Nếu muốn thì hãy chắc chắn bạn có ít nhất 1 tờ giấy được kẻ như
bảng ở trên để chúng ta thực hành phương pháp này nhé.

19
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

Viết luôn tiêu đề bài


học vào nào...

Tiêu đề bài học bạn vừa học được là gì?


CÓ PHẢI LÀ “SỰ TRÌ TRỆ” KHÔNG?

Tiếp nhé....

21
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

Viết nội dung bài


học của bạn zô
nào...

Ok chưa?
Chưa xong đừng sang trang sau nhé...
Nguy hiểm lắm!!!

23
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

Viết zô ô này 5 việc


gần đây nhất bạn
biết là tốt nhưng
vẫn không làm đi
nào...

25
Thầy Kiên IELTS iFIGHT

Học Hành
Kết quả

"Hành động"của bạn


là gì???

26
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

Viết zô ô hành động những gì bạn sẽ làm để phát triển bản


thân nhé. Hãy đảm bảo hành động của bạn thật sự đơn giản để
bạn có thể làm ngay và luôn. Ví dụ như: đọc và thực hành hết
chương 1 trong sách này chẳng hạn.

Này, có ai đọc đến đây vẫn còn chưa kẻ giấy không? Thực ra
vẫn sẽ có đấy. Những bạn đọc đến đây vẫn chưa làm thường
không thật sự thiết thực với những gì mình làm, làm cho qua,
và không tuân theo luật.

Việc không làm theo luật sẽ có vấn đề rất lớn khi bạn học hoặc
làm một điều gì đó. Mỗi thứ bạn tham gia sẽ có luật chơi riêng
của nó. Với việc học ngôn ngữ là sự lặp lại và luyện tập, với tình
cảm là quan tâm và sẻ chia, với tài chính là … các con số và
cách để đạt được nó. Nếu bạn không hiểu luật hoặc không làm
theo luật của các thứ bạn tham gia, bạn sẽ bị phạt, và cái giá
của nó thì bạn biết rồi đấy. Biết địch biết ta, trăm trận trăm
thắng. Bạn cần hiểu luật chơi và làm theo nó, vậy thôi!

Bạn có muốn là người không làm theo luật và không đạt được
thứ mình mong muốn?

Nếu không thì bạn hãy lấy tờ giấy ra và bắt đầu luyện thói
quen LÀM thôi. Đừng mở sang trang khác, bạn cũng sẽ không
học được gì cả nếu bạn không LÀM.

Lấy giấy ra và kẻ bảng zô luôn chứ?

27
Thầy Kiên IELTS iFIGHT

TƯ DUY ĐÚNG DẪN ĐẾN HÀNH ĐỘNG ĐÚNG

Mình phục vụ ai mà
lại làm việc đó? Tôi
phục
vụ ai? Mình là ai mà
lại làm việc đó?
Tôi là ai?
Tại sao mình
làm việc đó?
Tại sao?

Làm như nào?


Năng lực

Làm gì?
Hành vi
Ở đâu,
khi nào?

Môi trường

THÁP TƯ DUY VÀ PHÁT TRIỂN BẢN THÂN

28
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

- Sau 2 tháng mình đã rap được một khổ hoàn chỉnh của
bài “Mockingbird”.
- 4 tháng mình đã có khả năng giao tiếp tiếng Anh hàng
ngày trôi chảy kèm theo khả năng phát âm chuẩn và nói có ngữ
điệu khá tự nhiên (theo đánh giá của một vài ông tây ở bờ hồ)
- 6 tháng mình đã có một công việc dạy tiếng Anh ở
một trung tâm tiếng Anh có tiếng ở Hà Nội (lúc đó mới là trợ
giảng thôi ^^) và lúc này mình cũng đã rap được thêm vài ba
bài nữa của Eminem rồi.

Tại sao mình có khả năng học


nhanh như vậy?

29
Thầy Kiên IELTS iFIGHT

Phần lớn các bạn hỏi mình về phương pháp học


tiếng Anh. Tức là LÀM THẾ NÀO để học tiếng Anh tốt.
Đây là tư duy tầng gì hả các bạn? Có phải tầng
“Năng lưc, khả năng, làm như nào” không?
Nhưng mình đến với tiếng Anh để trở thành một
người rap tốt các bài hát của Eminem. Vậy mình
ở tầng nào trong tháp tư duy kia rồi? Tầng “là ai”
đúng không?

Các bạn có thấy có cái dòng kẻ ở giữa tam giác tư


duy đó không? Nếu các bạn tư duy dưới dòng kẻ, đặt
câu hỏi dưới dòng kẻ thôi, thì 70% thất bại nắm
trong tay rồi.
Còn tư duy trên dòng kẻ thì sao? mình có cần quan
tâm đến làm cái gì không để giỏi tiếng Anh không?
Cứ cái gì tốt cho việc rap đó thì mình làm thôi, đơn
giản.

Nếu địa điểm đến của bạn là thành phố Hồ Chí Minh,
và bạn phải xuất phát từ Hà Nội, bạn có bao nhiêu
cách đi đến đó? Đi bộ - có 1 thiền sư đã vừa đi vừa
lậy từ Nan ra Bắc, họ vẫn đi được đó thôi, bạn mình
là Chu Đức Tấn đã đạp xe từ Hà Nội vào tp Hồ Chí
Minh, và đương nhiên nhiều nghìn phượt thủ cũng
đã đi xe máy trên quãng đường tương tự, và of
course bạn có thể đi máy bay.

30
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

Bạn thấy không, chỉ cần bạn biết bạn muốn gì thì
có rất nhiều cách để đến, nên nếu bạn muốn nó đủ
nhiều, thì có khi bạn đã đến đích rồi, không cần cách
nào quá kinh khủng cả. Người khác có tiền có thể đi
học trung tâm, tốc độ cải thiện có thể nhanh hơn
bạn, nhưng nếu bạn tự học đủ nhiều, bạn cũng sẽ
đến đích thôi.

Mình đã từng xin mẹ mình 4 triệu để đi học


tiếng Anh nhưng thay vì đi học trung tâm 1
khóa mất 4 triệu mình đã dùng nó để mua 1
chiếc smartphone thời 2012 để phục vụ việc
nghe được mọi lúc mọi nơi.
Sau đó mình có định đi học IELTS ở 1 trung tâm
không tiện kể tên vào năm 2014 thì sau buổi đầu
mình đã quyết định để số tiền đó lại để mua
một cái laptop và các cuốn sách bằng tiếng Anh
để phục vụ việc đọc sách và xem phim.

Và đương nhiên, bạn nên biết cách “Reverse en-


gineer” – đảo ngược quy trình để tìm ra điểm
bắt đầu và những gì mình cần làm để chinh
phục mục tiêu.
Quay lại ví dụ đi từ Bắc vào Nam nhé. Bạn có
các cách nào?
31
Thầy Kiên IELTS iFIGHT

Đi bộ: bạn sẽ cần biết đường đến, mất khoảng bao


lâu, sẽ nghỉ chân ở đâu, mỗi ngày đi bao nhiêu km,
và đặc biệt là trong quá trình đi bộ thì sẽ gặp phải
trở ngại gì.
Bạn sẽ cảm thấy đói, khát, và hơn hết là nản, nản
vô cùng, vậy bạn cần làm gì trong các tính huống
đó, hãy luôn hỏi người dân xem sắp tới có làng xã
nào không, khoảng bao xa, với tốc độ đi của bạn thì
có kịp đến đó để nghỉ ngơi không?

Giải quyết vấn đề đói khát, chỗ ngủ nghỉ. Khi


cảm thấy nản thì làm gì? Hãy luôn biết rằng mình
đang đi đúng hướng và nhìn vào thành tích của
từng ngày để khích lệ bản thân.
Hãy nói với bản thân rằng: “oh, hôm nay mình đi
được thêm 20km nữa rồi này, yeahhh” thay vì nhìn
vào chặng đường nghìn cây số ở trước để rồi nản.

Việc tự học tiếng Anh cũng tương tự như vậy. Of


course, bạn không cần đi bộ, với cuốn sách này mình
sẽ chỉ cách cho bạn đi nhanh hơn rất nhiều, enjoy
the ride thay vì vò đầu, bứt tai để rồi give up. Nhưng
bạn cần có tư duy đúng đã!
Quay lại với việc mình học tiếng Anh lúc đầu để các
bạn hiểu rõ hơn nhé.
32
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

QUAY LẠI VỚI VIỆC MÌNH HỌC TIẾNG ANH LÚC ĐẦU
ĐỂ CÁC BẠN HIỂU RÕ HƠN NHÉ.

Đầu tiên lúc nghe và hát theo Mình quyết định là học phát âm
cảm thấy rất khó để nghe và bắt chước tốt hơn.

Rồi đến lúc nghe vẫn chưa hiểu, Mình học từ vựng qua bài rap và
hoặc rap không trôi lắm thì vấn đọc truyện khi rảnh.
đề là do THIẾU TỪ VỰNG

Rồi đến lúc rap theo được ok Giải pháp là học lấy hơi bằng
chút thì có vấn đề là hơi chưa bụng (tự nhiên âm trầm hẳn
đủ dài hoặc không nói trôi theo xuống, nghe tây thôi rồi mà
được 1 đoạn không cần gằn giọng khi nói
tiếng Anh ^^).

Và vô hình dung tự nhiên khả năng tiếng Anh của mình cải thiện rất nhanh
trong một khoảng thời gian không dài. Mình học như không học và thực sự là
cực kì vui. Nếu bạn có lý do đủ lớn, việc bạn làm gì hay làm như nào không còn
là vấn đề nữa. Bạn sẽ tự tìm ra cách thôi, phải tin đủ nhiều ở bản thân mình
và những thứ mình đang làm!.
33
Thầy Kiên IELTS iFIGHT

VẬY BÀI HỌC Ở ĐÂY LÀ GÌ???

Viết zô tờ giấy nhé bạn? Sẽ có những bạn nghĩ rằng “ôi zào ơi, có
gì mà bài học, ai chẳng biết cái này rồi, toàn những thứ sáo rỗng”
Nhưng bạn đã và đang làm gì với những thứ bạn “BIẾT”?
Nếu bạn học với thái độ là: ôi cái này mình biết rồi, thì nó cũng
tựa như đổ thêm nước vào 1 cốc nước đầy vậy. Liệu bạn có tiếp thu
được gì không?
Anyway, tiếp nhé.

Tập trung vào ô hành động nhé, hành động là quan trọng nhất.

Viết chưa bạn???

34
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

“Tư duy dưới dòng kẻ thường sẽ không đem lại kết quả ngoài sự bế tắc,
tư duy trên dòng kẻ là những người thường sẽ đạt được mục tiêu “
Mỗi lần câu hỏi ở tầng cao hơn được giải quyết thì những câu hỏi
ở tầng dưới tự động được giải quyết.
Vd: Muốn rap học phát âm, từ vựng nghe nhiều tập bắt
chước...
CHÚ Ý: Không phải ai cũng xác định được tầng “Tôi là ai” “Sứ mệnh - Tôi phục
vụ ai”.

Các tầng dưới tự động được thay đổi để giải quyết vấn đề cho tầng cao hơn.

Vd: Sau khi có khả năng rap tốt, mình thấy có quá nhiều bạn gặp khó khăn
trong việc học tiếng Anh. Và mình quyết định đi dạy tiếng Anh.

Tức là tầng “Tôi là ai” đã được thay đổi, không còn chỉ là rapper nữa. Mà bấy
giờ là English teacher. Và đương nhiên chẳng cần phải hỏi thì mình cũng biết
phải đi học phương pháp giảng dạy và thực hành giảng dạy, thời gian dành cho
rap cũng ít đi để học những thứ khác phục vụ việc làm Giảng viên tiếng Anh
đúng không?

Và đến đầu năm 2017 thì mình xác định được tầng: Sứ mệnh – Mình phục vụ
ai”.
Sứ mệnh của mình là giúp 1 triệu người dân Việt Nam học tiếng Anh tốt hơn.
Vậy thì mỗi ngày dạy một lớp 30 học sinh sẽ không làm mình thực hiện được
sứ mệnh đó.

Và mình quyết định không chỉ làm một giảng viên tiếng Anh nữa mà sẽ “dạy
những người sẽ làm giảng viên tiếng Anh”. Dạy 100 bạn trở thành giảng viên
khác thì bằng cách nào đó mình cũng đã làm được nhanh hơn 100 lần rồi
đúng không? Ngoài ra mình cũng viết cuốn sách này để hi vọng giúp được
nhiều bạn nhất.

Và liệu mình có còn rap nhiều như ngày xưa nữa không?
Không đúng không ạ, chỉ đơn giản thôi, đó là tầng ở trên được xác định hoặc
thay đổi thì tầng ở dưới được thay đổi theo và mọi chuyện được giải quyết.
Áp dụng vào việc học tiếng Anh và cuộc sống của bạn nào...
35
Thầy Kiên IELTS iFIGHT

Tại sao bạn muốn đạt được các mục tiêu bạn đã đề ra?
Bạn đã nhìn ra mình ở 2 năm, 5 năm nữa chưa? Hãy dành
nhiều hơn thơif gian với bản thân để có câu trả lời cho phần
này, bạn sẽ hiếm khi mất động lực hoặc trì trệ. Vì con người ở 5
năm nữa của bạn có phải là ngườ như thế không?
Và bây giờ là phần bạn cần thực sự ngồi lại với bản thân…

TẠI SAO BẠN CÒN ĐANG LÀM THỨ MÀ BẠN ĐANG LÀM?
BẠN LÀ AI MÀ LẠI ĐANG LÀM NHỮNG THỨ ĐÓ?
VỚI CÁCH LÀM CŨ ĐÓ, LIỆU CÓ KẾT QUẢ MỚI KHÔNG?
Viết câu trả lời zô tờ giấy nhé ^^.

Ok, what’s next?

36
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

Viết zô giấy chưa


bạn...?

37
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

Nào! viết đi rồi học


tiếp cho hiệu quả
nào...

39
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

Xem lại ô hành động


nào bạn, tuyệt vời
chứ?

Okay, let's move on.

41
Thầy Kiên IELTS iFIGHT

kĩ năng đặt mục tiêu


Chắc hẳn nhiều lần trong đời bạn cũng đặt ra những mục tiêu cho mình như:
Giảm cân, tăng cân, điểm số ở trường, IETLS, sức khỏe hay tiền bạc… rồi đúng
không?
Nhưng bao nhiêu lần trong số các lần đó bạn đạt được mục tiêu?
Bao nhiều lần bạn từ bỏ?
Những lần từ bỏ đó lý do là gì?
Nếu có một mục tiêu không tốt, có thể cũng là một lý do lớn dẫn đến việc bạn
không đạt được mục tiêu đó.
Chúng ta cùng tìm hiểu kĩ năng ĐẶT MỤC TIÊU nhé.
Kĩ năng đặt mục tiêu SMART:

Specific: Đảm bảo tính rõ ràng (dạy vào 5h mỗi sáng)


Measureable: đo đếm được (mỗi ngày học được 20 từ vựng)
Attainable: Có thể đạt được (ngày mai không thể kiếm ngay được 1
triệu đô nên đó là mục tiêu làm bạn bỏ ngay sau khi đặt đó. Hoặc học
thuộc 1 bài rap khi bạn mới bắt đầu học tiếng Anh chẳng hạn. Notgood!)

Relevant: Có liên quan tới mục tiêu chung, tầm nhìn, sứ mệnh. (học
tiếng anh 2h mỗi ngày không phục vụ cho việc nói tiếng trung như người
bản xứ thì cũng đừng làm)

Timebound: Có thời gian, thời hạn cụ thể.

42
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

Kĩ năng đặt mục tiêu NGƯỢC:

Này, theo bạn, thì leo lên cầu thang mệt hay đi xuống thì mệt hơn?

Đây chính là nguyên lý của phương pháp đặt mục tiêu ngược.
Có nghĩa là bạn đặt mục tiêu cho 10 năm nữa sẽ nói tiếng Anh như bản xứ
chẳng hạn.
Sau đó đi xuống năm thứ 9 là biết 20.000 từ vựng và nói thật sự trôi chảy
Rồi xuống năm thứ 8 nào: biết 15.000 từ và nói thật sự tốt
Rồi xuống năm thứ 7 nào: biết 13.000 từ và đạt ielts 8.0
Rồi năm thứ 6...
Rồi năm thứ 5...
...
...
Và về đến năm thứ nhất
Rồi 6 tháng đầu
Và về đến 1 tháng đầu rồi đến hiện tại.

Nguyên tắc của phương pháp này giúp bạn thấy được đỉnh cao nhất của cầu thang
- mục tiêu trong tương lai xa nhất. Rồi làm tương tự để thấy những mục tiêu thấp
hơn.

Với cách làm thông thường thì các bạn phải đi lên cầu thang, tức là đặt mục tiêu
nhỏ thực hiện thành công mới đặt tiếp mục tiêu lớn hơn nếu không thực hiện
được mục tiêu nhỏ bế tắc và không biết làm gì.

Còn với cách này thì bạn luôn biết mình đang đi về đâu, nếu chậm mất những mục
tiêu đầu thì bạn có thể chỉnh sửa các bước sau để đạt được mục tiêu về sau này.

Với từng bậc thang cũng chia nhỏ mục tiêu hoàn toàn tương tự, từ mục tiêu năm
tới mục tiêu tháng và ngày.

Cách thực hiện mục tiêu ngày thành công thì sẽ dễ dàng tiến tới mục tiêu tuần và
thàng rồi đến năm được.
43
Thầy Kiên IELTS iFIGHT

PHẦN QUAN TRỌNG NHẤT CỦA ĐẶT MỤC TIÊU:

- Mục tiêu phải đảm bảo được 3 yếu tố sau thì việc hoàn thành mục tiêu ngày mới
dễ dàng và có động lực được:

- 3 yếu tố tối quan trọng cấu thành một mục tiêu tốt: THẤY ĐƯỢC, NGHE ĐƯỢC, CẢM
NHẬN ĐƯỢC.
+ THẤY ĐƯỢC: tưởng tượng ra viễn cảnh trong tương lai mình sẽ như nào nếu hoàn
thành được mục tiêu đó, bao nhiêu người sẽ ở bên, mình sẽ có cơ hội nói chuyện,
làm việc, làm quen với những ai, có bao nhiêu tiền, danh tiếng và gia đình hạnh
phúc ra sao...
+ NGHE ĐƯỢC: Bạn nghe được đám đông nào đang hò reo tên bạn?, bạn nghe được
những lời tán dương nào từ bạn bè, gia đình...
+ CẢM NHẬN ĐƯỢC: Bạn cảm thấy tuyệt vời ra sao khi mình đạt được mục tiêu?

- Nếu mục tiêu của bạn đảm bảo được 3 thứ trên, thì chỉ việc mỗi sáng tỉnh giấc,
dành 5p để tưởng tượng về ngôi nhà mơ ước trong tương lai đó, thành công đó, thì
động lực tự khắc tới thôi ^^.

Hãy nhắm mắt lại và tưởng tượng về future-self của các bạn khi mình đạt được
mục tiêu nhé.

44
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

BÀI HỌC Ở ĐÂY LÀ GÌ?

HÀNH ĐỘNG CỦA BẠN LÀ GÌ?

VIẾT LUÔN XUỐNG MỤC TIÊU


CỦA MÌNH CHỨ?

GREAT!!!

VIẾT XONG RỒI CHUYỂN SANG TRANG BÊN


NHÉ :p

45
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

THÀNH THẬT ĐI....

BẠN ĐÃ VIẾT MỤC TIÊU NÀO ĐÓ CỦA MÌNH


XUỐNG CHƯA?

MỤC TIÊU TRONG CUỘC SỐNG, HỌC TẬP,


TIẾNG ANH...

VÀ QUAN TRỌNG LÀ HÀNH ĐỘNG CỦA BẠN


LÀ GÌ NHÉ.

NẾU KHÔNG CÓ MỤC TIÊU TỐT THÌ ĐỌC


XUỐNG DƯỚI CŨNG KHÔNG CÓ KẾT QUẢ GÌ
ĐÂU...

VIẾT LUÔN NÀO...

47
Thầy Kiên IELTS iFIGHT

động lực
“Để có những thứ bạn chưa bao giờ có,
bạn phải làm những thứ mình chưa bao giờ làm.”
----Thomas Jeffeson----

Cụ bà Trần Ngọc Trân (Thành Đô, Trung Quốc)


năm nay 86 tuổi và đã già yếu. Tuy vậy, hàng
ngày cụ vẫn ngồi ở chân cầu Thiên Kiều để bán
những quả cầu đá bằng lông gà nhằm kiếm
tiền chữa bệnh cho con trai, chỉ chịu nghỉ ngơi
vào buổi trưa với chiếc bánh bao 2 tệ mua ở
cửa tiệm đối diện. Bà dậy từ 4h sáng để làm
cầu, 8h đi bán, 5h chiều về. Mặc dù đã già cả
và mắt kém, đến mức chảy nước mắt hoài khi
khâu cầu, nhưng bà không bao giờ than thở,
vì chỉ còn cách này mới có thể cứu đứa con bị
bệnh thận của mình.

Động lực từ đâu để bà mẹ 86 tuổi này có thể cố gắng và làm được việc đó?
Khó khăn bạn đang gặp phải có đáng để so sánh với khó khăn của cụ không? Việc
dậy từ 4h sáng đối với một vài bạn đã khó khăn lắm rồi đúng không?
Còn chưa kể đến việc tiền nong hay già cả, ốm đau. Việc con trai bị bệnh như vậy
có phải là khó khăn, vấn đề với cụ không? Hiển nhiên quá rồi đúng không ạ? Nhưng
cụ không hề coi đó là gánh nặng, mà nó lại trở thành động lực cho cụ để cố gắng
48
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

TƯ DUY ĐÚNG, TƯ DUY TÍCH CỰC SẼ MANG BẠN TỚI ĐÍCH DỄ DÀNG HƠN. VẤN
ĐỀ XẢY ĐẾN VỚI CÁC BẠN TRONG CUỘC SỐNG LẠI LÀ NHỮNG MÓN QUÀ VÔ GIÁ, ĐỂ
MỖI LẦN VƯỢT QUA NÓ, ĐẠP LÊN NÓ, BẠN LẠI TRƯỞNG THÀNH HƠN.

VẬY ĐIỀU GÌ SINH RA ĐỘNG LỰC?

- 80% động lực được sinh ra bởi NỖI ĐAU – sự KHÔNG HÀI LÒNG với CUỘC SỐNG
HIỆN TẠI.
- Nếu cụ già trong câu chuyện trên có một gia đình khá giả, con cái tình cảm, yêu
thương cụ thì liệu cụ có phải dậy từ 4h sáng để làm cầu và ngồi bán cả ngày trong
cảnh nắng mưa không có chỗ che?
- Nếu con cụ không bị bệnh thì liệu cụ có động lực để cố gắng như vậy?

Chốt nhé: Động lực chủ yếu sinh ra bởi NỖI ĐAU!
(Ghi zô giấy nhé ^^)
- 20% còn lại được sinh ra bởi TẦM NHÌN HỨA HẸN CỦA TƯƠNG LAI.
- Cụ có muốn con khỏi bệnh không?
- Cụ cố gắng có phải để chăm sóc con và được nhìn thấy con mỗi ngày?

Bài tập:
Ghi vào giấy các NỖI ĐAU của cuộc sống hiện tại.
Ghi vào giấy các ĐIỀU TỐT ĐẸP chờ đợi bạn nếu bạn hoàn thành được mục tiêu.
Vậy làm sao để có động lực và đạt mục tiêu một cách dễ dàng?

49
Thầy Kiên IELTS iFIGHT

Chúng ta cùng tìm hiểu công thức sau nhé. Đây chính là
công thức của sự thay đổi
đình đám trong những năm 80 của thế kỉ trước

VISION
RESISTANCE
Of the positive
future state To change

DISSATISFACTION FIRST STEPS


With the status quo In the direction of
the vision

R: nghĩ về những vật cản, khỏ khăn cản trở mình tiến tới mục tiêu đó
Giải quyết vật cản trước.

D: nghĩ tới những nỗi đau, những điều không hài lòng của cuộc sống hiện
tại. Đây chính là nguồn động lực lơn nhất đẩy bạn tới đích.

V: Tầm nhìn của bản thân trong tương lai nếu đạt được mục tiêu này.
Đây cũng là nguồn động lực kéo bạn tới đích. Nhưng nó sẽ không là gì cả
nếu chưa có nỗi đau đủ lớn ở thời điểm hiện tại.

F: Hành động đầu tiên cần làm là gì để tiến tới mục tiêu đó. Càng đơn
giản càng tốt.

Chốt : Muốn đạt được những thứ mình chưa bao giờ có thì phải làm những thứ
mình chưa bao giờ làm phải thay đổi để đạt được nó.

Sự thay đổi chỉ xảy ra khi và chỉ khi D.V.Fs > R.


50
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

Còn bạn nào vẫn còn cảm thấy hài lòng với cuộc sống hiện tại, chưa thấy vấn
đề trong những gì mình làm, và trong cuộc sống của mình thì KHÔNG CẦN PHẢI
THAY ĐỔI. Vì chúng ta chỉ cố gắng để tới cuộc sống mà chúng ta hài lòng thôi đúng
không?

Ngoài ra sự hài lòng với cuộc sống hiện tại cũng là một lực kéo vô cùng lớn khiến
bạn rất khó để thay đổi.

Thế nên VƯỢT KHÓ dễ hơn VƯỢT SƯỚNG rất nhiều. Bạn còn có nỗi đau ở cuộc sống
hiện tại thì CHÚC MỪNG BẠN sắp có CUỘC SỐNG TỐT ĐẸP HƠN.

Ok, bước cuối cùng mới là quan trọng nè: First step – Bước đầu tiên.

Hành động đầu tiên bạn làm là gì? Dễ thôi nhé, khó quá có khi làm cái bỏ luôn đó
^^. Ví dụ muốn giỏi tiếng anh thì cần phải học đã, thì first step là học 5p cho ngày
đầu tiên chẳng hạn, EASY đúng không. Chứ ngày đầu tiên đòi 3h liên tục thì hôm
sau kiểu gì bạn cũng bỏ, có khi làm 2 tiếng bỏ rồi ý nhỉ :v.

51
Thầy Kiên IELTS iFIGHT

SỰ BỀN BỈ
Trước giờ vào dạy, mình ngồi nghe một bạn sinh viên tên Đô đang đánh đàn và hát.
Với sự hiếu kì cùng với hứng thú với âm nhạc, mình hỏi Đô:
“EMMMMM, học đánh đành để hát như này có khó và
mất thời gian không em?
“tầm 2 tháng là đánh tạm ổn anh ạ, nhanh thì 1
tháng còn đa phần là mua đàn xong bỏ đấy“
Đô nhìn mình cười và đáp.
“Bỏ đấy là sao em?” mình giật mình, hỏi.
“Tại đau tay anh ạ” Đô tiếp tục cười và đáp.
“Cho anh mượn đánh thử cái” mình cười nhếch mép kiểu có đếu gì mà …

Cầm cây đàn, đặt lên đùi, tay trái cầm cổ cây đàn và tay phải ôm phần bụng đàn.
Mình hỏi: “Cầm như này ok chưa em?
Đô đáp: “Anh cứ ôm đàn thế nào thoải mái nhất là được”

Rồi mình được dạy về dây nào dây bass, ngón nào tay phải đánh dây 1-2-3, rồi
ngón tay trái đánh như nào…Cảm giác như vừa sờ vào lưỡi một con dao sắc, niềm
tin vô cùng mãnh liệt hiên lên lúc đó là “Đứt cmn tay rồi hay sao ý”, mồ hôi tay,
mồ hôi chân toát ra ngày một nhiều hơn, thậm chí ướt luôn cả những nơi mình sờ
lên cây đàn.

Và rồi mình đã hiểu được phần nào tại sao phần lớn những người học đàn lại bỏ
cuộc. Mình tiếp tục chơi, tiếp tục học, rồi đã tự đặt mục tiêu là trong tháng đó sẽ
luyện tập chơi đàn.

Ngày hôm sau, Đô vẫn lên trung tâm tiếng Anh của mình tự học, và mình tiếp
tục hỏi thêm về cách luyện tập cho người mới như nào. Bắt đầu từ chạy dây, đánh
những điều cơ bản bên tay phải như: bass – 3-2-1-2-3 hay bass-3-2-3-1-3-2-3…
Các đầu ngón tay bên trái dần sưng lên, cảm giác mỗi lần đánh xong một nốt mà
như có kim đâm vào đầu ngón tay vậy.
“Bao giờ đầu ngón tay anh như em này, có lớp bảo vệ như này thì đánh thỏa mái”
Đô cười và cho mình xem các đầu ngón tay đã chai.
52
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

Ngày hôm sau mình có việc bận và không thể đến trung tâm sớm và tập đàn được.
Quanh quẩn trong đầu mình là hình ảnh những vết chai trên đầu ngón tay của Đô,
mình biết rằng mình phải làm gì đó kể cả khi không có đàn ở đây. Tiện ngón cái có
móng tay, mình bấm vào các đầu ngón tay với lực mạnh tương tự khi mình bấm
các hợp âm khi đánh đàn. Vẫn cảm giác đau và toát mồ hôi tay đó, nó làm mình
cảm thấy khó chịu vô cùng. Nhưng mình vui, mình vui vì biết mình đang đi đúng
hướng, và biết rằng trải qua vài hôm như này nữa thôi mình sẽ không còn cảm giác
này khi sờ vào dây đàn nữa. Mình bấm mạnh hơn ngón cái của mình vào những
đầu ngón tay khác.

Ngày hôm sau mình được học về các hợp âm trong bài Faded ( dễ lắm, có 4 hợp âm
đơn giản thôi ). Tay vẫn đau, và nhiều khi tiếng đàn bị “tịt” vì bấm chưa đủ mạnh.
Sau khi đánh đàn xong ngồi gõ phím, viết sách như này thì sướng thôi rồi vì cảm
giác tê tê vẫn còn :v .

Cảm giác đau, khó chịu dần biến mất trong những ngày sau và thay vào đó là cảm
giác thỏa mãn khi thấy mình dần tiến bộ. Mình đánh tốt 1 hợp âm, rồi 2 hợp âm rồi
4 hợp âm trong cách ngày sau. Tiếng đàn không còn bị tịt nữa nhưng việc chuyển
hợp âm vẫn còn chưa được nhuần nhuyễn.

Sau 2 tuần, mình đánh tốt phần intro của bài Faded.
Sau 3 tuần, ngoài phần intro mình đánh tốt thêm việc đệm hát cho đoạn đầu bài
đó ( chưa biết “ quạt “ thôi ^^) .
Một buổi tối khi mình đợi học viên đến lớp, Đô thích thú bảo mình: “anh, anh thử
đánh bài “LẠC TRÔI “ đi, dễ lắm.
Mình bất ngờ quay ra đáp “LẠC TRÔI Á, anh đã bao giờ tập bài đó đâu e” .
Đô tiếp “dễ lắm anh, anh đánh được đó” và đưa cho mình xem bộ hợp âm cho bài
này.
Đô vừa hát vừa hướng dẫn cho mình cần vào chỗ nào, hợp âm ra sao. Với kĩ năng
chuyển hợp âm khi đánh bài FADED, mình không gặp quá nhiều khó khăn khi làm
quen với bài mới.

Một bài, hai bài và rồi mình thấy đánh đàn đâu còn quá khó sau hơn 3 tuần luyện
tập. Nhưng phần lớn các bạn học đàn lại bỏ cuộc giữa đường sau 1-2 tuần luyện
tập? Lý do tại sao vậy? Có phải các bạn chưa kiên trì không, chưa bền bỉ không?

53
Thầy Kiên IELTS iFIGHT

CÁCH BẠN LÀM MỘT VIỆC LÀ CÁCH BẠN LÀM MỌI VIỆC
Nếu các bạn chưa bền bỉ trong một việc thì những việc khác cũng không khác gì cả.
Bí quyết để học mọi thứ đơn giản lắm, CỨ LÀM THÔI, BỀN BỈ, KIÊN NHẪN.

“A man who is a master of patience, is master of everything”

Nếu bạn làm chủ được sự bền bỉ, kiên nhẫn, bạn làm chủ của mọi thứ khác.
Vậy bạn có muốn luyện tập sự bền bỉ không?

54
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

LẤY 1 TỜ GIẤY RA NÀO, TỜ MỤC TIÊU MÀ


BẠN ĐÃ LẬP Ở CHƯƠNG TRƯỚC THÌ CÀNG
TỐT.
Cam kết những điều sau trước khi làm nhé”
- Mình SẼ GIỮ TỜ GIẤY NÀY THẲNG TAY
- Mình SẼ KHÔNG TỪ BỎ ĐẾN KHI Mình KHÔNG CÒN KHẢ NĂNG GIỮ ĐƯỢC NỮA
- Mình SẼ NGHIÊM TÚC THỰC HÀNH BÀI TẬP LUYỆN SỰ BỀN BỈ NÀY.

Ok, chiến thôi!


- Đứng dậy tìm một chỗ đứng thoải mái và cầm tờ giấy lên nào.
- Giữ tờ giấy như bên hình bên
- Vậy thôi, GIỮ LÂU NHẤT CÓ THỂ NHÉ.
- Hãy tưởng tượng về mục tiêu bạn đã đặt ra
- Những bước bạn sẽ làm để đạt được mục tiêu đó
- Những khó khăn
- Hãy nghĩ đến cảm giác thành công, cuộc sống gia đình, bố mẹ… đây sẽ là
những thứ giúp bạn vượt qua những khó khăn.

55
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

Có ai chưa giữ tờ
giấy mà sang trang
này không?

57
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

Thôi nào, thành


thật đi, bạn đã giữ
tờ giấy chưa?

59
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

Bạn sẽ giữ được tờ giấy trong bao


lâu?
Lâu nhất có thể hay như nào?

ĐỪNG BUÔNG XUỐNG NẾU CÒN GIỮ ĐƯỢC


NỮA NHÉ!

61
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

KIỂU GÌ CŨNG CÓ BẠN LƯỚT LƯỚT KÉO KÉO


ĐỂ CHUYỂN TRANG VÀ CHƯA GIỮ TỜ GIẤY
:P.

Ai giữ được trên 1p rồi thấy nó lố bịch quá và bỏ không?


Ai giữ được 3 phút thấy đau rồi cũng bỏ không?
Ai giữ được trên 10 phút không?

63
Thầy Kiên IELTS iFIGHT

Các bạn ạ, kể cả khi các bạn đọc tới


đây rồi mình tin rằng vẫn có người
chưa làm một giây nào.

Các buổi mình đào tạo trực tiếp thì số lượng bỏ cuộc trước 10p không ít, đạt
tới 20p thậm chí là 30p thì nhiều hơn hẳn.

Tại sao vậy?


- Bạn đã nghiêm túc với bài tập này chưa?
- Bạn đã nỗ lực hết sức chưa?
- Khi bạn dừng lại, lúc đó bạn còn đủ khả năng để tiếp tục giữ không?
Đó đã là giới hạn của bạn rồi hã?
- Đó chính là cách mà bạn đang tham gia các cuộc chơi đó.

Nhớ rằng: Cách bạn làm một việc là cách bạn làm mọi việc.

Bạn bỏ cuộc trong phần thực hành đó, liệu có những việc khó khăn hơn nữa, khổ
và đau hơn nữa, thì liệu bạn có bỏ cuộc không?

Còn những bạn thậm chí còn không tham gia cuộc chơi thì chắc chắn đã là
người thua cuộc rồi, thái độ học hỏi của các bạn như này thì liệu trong các
cuộc chơi khác thái độ của bạn có khác không? Bạn có thể là người chiến thắng
không nếu vẫn giữ thái độ đó?

Hãy nhớ rằng: ngoài kia luôn có những người đã, đang, và sẽ chăm chỉ, bền bỉ,
có thái độ tốt hơn bạn nhiều.

Ok, bạn biết thế nào là bền bỉ rồi đúng không?


- Biết cách luyện rồi chứ?
- Ai chưa luyện có quay lại luyện không?
- Ai bỏ cuộc sớm có luyện lại không? Mình thách bạn giữ được tờ giấy đó trong
30 phút đó (mình đã từng cùng nhiều bạn nữ, nhỏ bé mảnh khảnh giữ được tờ
giấy đến 45p mặc dù mục tiêu ban đầu là 30p, nhưng sau đó không ai muốn
dừng lại cả, cố lên bạn)

64
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

Mỗi lần bạn đạt mục


tiêu là một lần bạn
tin bản thân mình
hơn.

65
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

Vô hình dung nó biến


kĩ năng chinh phục mục tiêu
trở nên cực kì quan trọng,
nhất là với những người chưa
tin vào bản thân,
chưa có thành tựu gì trong đời.

67
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

Hãy tìm một mục tiêu đơn giản nhất


bạn có thể làm, chinh phục nó, GHI
NHẬN nó để mỗi ngày mình tin bản
thân mình hơn.

Nếu bạn không tin bản thân mình thì


còn ai tin vào bạn nữa?

69
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

Sẽ có thời điểm chẳng ai


tin vào bạn cả và chính lúc đó,
bạn càng phải tin vào bản thân mình
nếu không bạn sẽ đánh mất
hoàn toàn cuộc đời mình,
đúng không?

71
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

BÀI TẬP:

ĐẶT LẠI MỤC TIÊU, XEM LẠI PHẦN THỜI GIAN, LIỆU MÌNH CÓ CHO MÌNH THOẢI
MÁI THỜI GIAN QUÁ KHÔNG?

HÀNH ĐỘNG LÀ GÌ?

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN RA SAO?

--- KHÔNG LẬP KẾ HOẠCH LÀ ĐÃ LẬP KẾ HOẠCH CHO THẤT BẠI---

73
Thầy Kiên IELTS iFIGHT

dừng việc biện minh lại,


bạn bận hay bạn lười?
Đó là những biểu hiện của sự lươn lẹo trong lý trí!

Một trong những cơ chế phòng vệ tâm lý mà chúng ta sử dụng nhiều nhất
hàng ngày là hợp lý hóa (rationalization), hay sự ‘lươn lẹo’ của lý trí. Nó là
kẻ thù khiến mọi nỗ lực thay đổi, học, chinh phục mục tiêu của bạn chưa được
vài ngày đã “toang rồi”.

Ví dụ, lúc đội tuyển U22 vừa mới chiến thắng, bạn
cho phép mình được vui chơi hết đêm nay, tự nhủ
rằng “mình sẽ bắt đầu học bài tử tế sau. Cả nước
đang ngập niềm vui thế này, ngồi nhà học bài thật
là có lỗi!”.

Nghe thì vô cùng thuyết phục, nhưng lại rất vô lý. Lý do thực sự hợp lý khiến
bạn không học bài được phải mang tính nhân quả như đau bụng, mất điện,
laptop hỏng, nhưng bằng cơ chế hợp lý hóa, đột nhiên việc vui chơi đêm nay
(vì niềm vui chung) bỗng trở nên chính đáng và bạn cũng bớt thấy tội lỗi vì sự
lười học của mình hơn nhiều.

Tất nhiên là chúng ta không cần phải đợi đến tận Sea Games 30 để tìm những
cái cớ cho sự trì hoãn của mình, bởi vì ngày nào cũng ta cũng cần dùng đến nó.

Một cái cớ rất thuyết phục để “lầy” là chúng ta hay đợi đến các ngày thứ 2
đầu tuần, đầu tháng, đầu năm để bắt đầu thay đổi. Đầu tuần sau sau mình sẽ
đi tập, nốt chủ nhật là mình sẽ ăn uống ‘healthy’, hết năm nay mình sẽ sống
tốt... xin hứa. Nhưng nếu bạn thừa hiểu bản thân, thì có khi đã phải 15 cái thứ
2 rồi bạn vẫn đang ở điểm xuất phát. (Bởi thế mà ở các phòng gym, ngày thứ
2 lúc nào cũng đông hơn ngày thường)

74
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

Vì thế nên thay đổi để đạt được những thứ mình


chưa có rất khó, vì lúc nào bạn cũng sẽ nghĩ ra
được những cái cớ để hợp lý cho sự lười biếng của
mình. Và việc bạn nói bạn bận cũng vậy, bạn có thể
“bận” những thứ rất không đâu như phải nghe 1
bài nhạc, xem một bộ phim nhật hay trung quốc…
Có những bạn “bận thật” như ôn thi, deadline…
thì thực ra bạn sẽ còn rất nhiều cái lần “ôn thi, deadlines” nữa. Nếu lần nào
như vậy bạn cũng gác việc học tiếng Anh lại thì bao giờ bạn sẽ chinh phục được
nó? Dù “bận thật” hay “bận – lười” thì kết quả vẫn giống nhau, bạn không đạt
được mục tiêu của mình!.

CHỐT NÈ: ĐỂ VƯỢT QUA KHÓ KHĂN VÀ ĐẠT MỤC TIÊU THÌ ĐIỀU QUAN TRỌNG
NHẤT ĐÓ CHÍNH LÀ:

1st : TƯ DUY ĐÚNG LÀ QUAN TRỌNG NHẤT


2nd: LÀM THÔI...
3rd: MỤC TIÊU TỐT
4th: GIỮ ĐỘNG LỰC
5th: RÈN SỨC BỀN
6th: NGỪNG ĐỔ LỖI

75
Thầy Kiên IELTS iFIGHT

Đọc thêm câu chuyện dưới đây để thấy việc tin vào bản thân và TƯ DUY ĐÚNG
quan trọng như nào nhé.

“Câu chuyện người nông dân và con lừa già”

Một ngày nọ có con lừa của một người nông dân


bị ngã xuống đáy giếng. Con lừa khóc lóc thảm
thương trong vài giờ đồng hồ trong khi người
chủ tìm cách giải thoát cho nó. Cuối cùng người
nông dân quyết định rằng con lừa cũng đã già
rồi và cái giếng cần phải được lấp đi, ông không
cần phải cứu con lừa nữa.

Người nông dân kêu hàng xóm của ông đến và giúp một tay. Họ cầm xẻng và
bắt đầu xúc đất đổ xuống giếng. Ban đầu, con lừa biết chuyện gì đang xảy ra
và nó lại bắt đầu khóc vì tuyệt vọng. Nhưng sau đó mọi người lại thấy ngạc
nhiên vì nó bỗng dưng trở nên im lặng.

Một lúc sau người nông dân nhìn xuống giếng và ông ta phải kinh ngạc vì
những gì xảy ra trước mắt. Với mỗi xẻng đất mà người ta hất xuống giếng,
con lừa đã làm một việc thật: nó lay người để giũ hết cho đất bùn rơi xuống
và tiếp tục bước lên trên.

Với mỗi xúc đất của người ta hất xuống giếng, con lừa lại rung mình và bước
một bước lên trên đống đất. Chỉ sau một lúc, mọi người đều kinh ngạc vì con
lừa đã lên được đến miệng giếng và vui vẻ thoát ra ngoài.

Bài học:

Cuộc sống có thể hất bùn đất lên bạn. Cách duy nhất để bước ra khỏi cái giếng
của tuyệt vọng đó là hãy rũ bỏ khó khăn và tiếp tục bước lên. Chúng ta chỉ
có thể thoát khỏi vực thẳm bằng việc đừng bao giờ từ bỏ, và không ngừng tin
vào bản thân. Sẽ có lúc bạn gặp KHÓ KHĂN và có kẻ sẵn sàng CHÔN SỐNG bạn,
nhưng không tin vào bản thân để vượt qua nghịch cảnh thì chắc chắn bạn sẽ
bị chôn vùi dưới những khó khăn đó.

76
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

BÀI TẬP:

LIỆT KÊ 3 KHÓ KHĂN TRONG CUỘC SỐNG VÀ VIỆC HỌC TIẾNG ANH.

NỖI ĐAU CỦA CHÚNG MANG ĐẾN CHO BẠN LÀ GÌ?

TẦM NHÌN CỦA TƯƠNG LAI CỦA BẠN NHƯ NÀO?

QUAN TRỌNG NHẤT LÀ “FIRST STEP” CỦA BẠN LÀ GÌ?

VIẾT ZÔ RỒI CHÚNG TA SANG CHƯƠNG MỚI NHÉ.

77
Chương II:
Giải quyết vấn đề
chung
Thầy Kiên IELTS iFIGHT

Có rất nhiều học viên và bạn bè hỏi


mình về các vấn đề rất chung mà họ
gặp phải khi học tiếng Anh.

Không có năng khiếu có học được Không đủ tài chính có học được
tiếng Anh không? không?

Không có môi trường học và luyện


tập tiếng Anh.

80
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

Phương pháp học như nào là tốt? Sợ người khác cười khi bạn nói
tiếng Anh?

Tiếng Anh KHÓ LẮM!!!

81
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

Việc đầu tiên để giải quyết vấn đề là


xác định vấn đề.

Tiếp theo chúng ta cùng giải quyết các


vấn đề nêu ở trên.

83
Thầy Kiên IELTS iFIGHT

KHÔNG CÓ NĂNG KHIẾU CÓ HỌC


ĐƯỢC TIẾNG ANH KHÔNG?

Ăn xin ở Việt Nam hay bất kì nước nào thì đa


phần là trình độ học vấn thấp, thậm chí còn
chưa biết viết , hay đọc, hay học qua trường
lớp nào , họ vẫn đang sử dụng ngôn ngữ mẹ
đẻ của họ cực kì tốt . Đương nhiên cách nói
chuyện của họ sẽ không thể văn vẻ hay từ
vựng sẽ không thể tốt để nói về chuyện chuyên
ngành với các bạn được rồi. Vậy có cần năng
khiếu để học được một ngôn ngữ không?

BẠN NÓI TIẾNG VIỆT CÓ TỐT KHÔNG?

Nếu câu trả lời là

thì bạn hoàn toàn có đủ năng lực học


được tốt tiếng Anh hay mọi ngôn ngữ
nào bạn cần rồi.

*Còn nếu ai thật sự gặp khó khăn ngay cả khi nói tiếng mẹ đẻ của mình
thì … hiếm lắm đúng không?

NĂNG KHIẾU KHÔNG LIÊN QUAN GÌ Ở ĐÂY CẢ!!!

84
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

KHÔNG ĐỦ TÀI CHÍNH CÓ HỌC


ĐƯỢC KHÔNG?

Nếu bạn có khả năng tài chính tốt, bạn có thể


dễ dàng hơn để tiếp cận bất kì thứ gì, việc học
tiếng Anh cũng vậy, bạn có thể đến các trung
tâm lớn, uy tín để học tập, sẽ có môi trường
học tập tốt, thầy cô giỏi, áp lực tài chính cũng
làm bạn chăm chỉ hơn dẫn đến tiếng Anh của
bạn cũng sẽ tốt hơn.
Nhưng việc học ngoại ngữ có thật sự cần nhiều
tiền như vậy để đi học?

BẠN CÓ BIẾT?

Mình đã tự học tiếng Anh được gần 8 năm, đi dạy cũng được sấp sỉ
đâu đó 7 năm. Và CHẢ MẤT ĐỒNG NÀO để HỌC và SỬ DỤNG TỐT tiếng
Anh cả, ngoại trừ tiền mạng với tiền điện. À, có trừ 500k tiền đặt cọc đi
học IELTS ở trung tâm nào đó không tiện kể tên, học xong một buổi là
mình quyết định tự học cho lành.

Mình có người bạn chỉ thích đọc truyện Naruto, 7 viên ngọc rồng,
Anime .… (có Hentai không nhỉ:3) cũng nói tiếng Anh cực khá, tiếng Nhật
cũng cực kì tốt luôn. Hay có thằng bạn chỉ thích hát hò, mà phát âm
tiếng Anh thì thôi rồi hay nhé, nói cũng cực kì tự nhiên.

85
Thầy Kiên IELTS iFIGHT

Mình cũng có rất nhiều học viên đã từng bỏ vài chục triệu đi học các
trung tâm lớn, mua sách hay… sau vài năm vẫn chả bập bẹ nổi vài câu,
nói một câu vài chữ cũng phải mất cả nửa phút suy nghĩ.

Bản thân mình cũng mở trung tâm tiếng Anh, nhưng vẫn khuyên học
viên tính toán sao cho hợp lý, tiết kiệm, đi học trung tâm cũng vẫn phải
tự học như bình thường, nên nếu tự học được, ở nhà cho tiết kiệm nhé :P.

TIỀN KHÔNG QUYẾT ĐỊNH VIỆC BẠN CÓ NÓI TỐT ĐƯỢC KHÔNG,
NÓ CHỈ LÀM VIỆC ĐÓ PHẦN NÀO DỄ HƠN CHÚT THÔI.

86
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

KHÔNG CÓ MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ


LUYỆN TẬP TIẾNG ANH.

Bạn đã bao giờ thấy những cô gái người Tày,


Mông, nói tiếng Anh vô cùng trôi chảy và tự
nhiên chưa?
Nó cũng cũng là điều lý giải đơn giản nhất
cho việc tại sao những vùng giao thoa văn
hóa, thường người ta có thể nói được tốt nhiều
ngôn ngữ.
Hãy tự tạo môi trường cho chính bản thân
bạn, nó sẽ không còn là vấn đề nữa.

LÀM SAO ĐỂ TẠO ĐƯỢC MÔI TRƯỜNG


TIẾNG ANH CHO CHÍNH BẢN THÂN BẠN?

STEP 1: 1. Xác định xem bạn thích cái gì?


2. Xác định xem bạn cần cái gì?

Có bao giờ ai bắt bạn làm cái gì bạn thích không?


Ai thích thời trang, kiếm kênh thời trang mà theo dõi.
Ai thích nhạc, thì có thể nghe nhạc và hát theo.
Ai thích film thì… xem film thôi.
Easy đúng hem?

LÀM LUÔN NHÉ… Bạn còn nhớ bài học về sự trì trệ không?

87
Thầy Kiên IELTS iFIGHT

STEP 2: Thay vì làm cái bạn thích, cần đó trong tiếng Việt, bạn hãy làm
nó bằng tiếng Anh.
Thay vì nghĩ bằng tiếng Việt rồi dịch sang tiếng Anh, bạn hãy thử
NGHĨ BẰNG TIẾNG ANH xem. Đó cũng là cách duy nhất có thể giúp
bạn tiến gần tới việc nói trôi chảy và phản xạ tốt tiếng Anh. Học cách
giải thích từ vựng bằng tiếng Anh nữa nè, thử học cuốn 4000 essential
words xem có mê luôn không nhé.
Tối trước khi đi ngủ thử thói quen làm “VERBAL DIARY “ – nhật kí,
nhưng mà bạn nói ý ^^ . Có thể bạn thấy hơi lố bịch, ngu ngu chút khi
tự nói với bản thân nhưng nó cũng là cách tốt để luyện tập, chả ai nghe
thấy và đánh giá gì bạn nếu bạn nói sai cả.
Chắc chắn khi mới học thì bạn nghe sẽ chưa hiểu nhiều
hoặc thậm chí là chả hiểu gì rồi!
Nhưng để sẵn sàng học nói một ngôn ngữ, theo nhiều nghiên cứu thì
bạn cần NGHE TỐI THIỂU 600 giờ, những giờ nghe mà không hiểu gì vẫn
tính nhé vì nó giúp bạn quen âm, sau này bắt chước sẽ dễ hơn. Vậy là
bạn đang đi đúng hướng rồi đúng không?

STEP 3: Tìm nơi có thể luyện tập nói.


Club tiếng Anh: Tìm các CLUB TIẾNG ANH là cách DỄ DÀNG VÀ ĐỠ TỐN
KÉM NHẤT, môi trường thân thiện này, nhiều người muốn học, và cùng
mục tiêu hoặc sở thích này, mở mang thêm quan hệ… Bạn nào mạnh
bạo có thể đi ra các địa điểm du lịch gần chỗ mình và giao lưu, thực
hành, nhưng không phải ai cũng làm được cái này, xưa mình cũng chỉ
đi ra bờ Hồ Hoàn Kiếm có vài lần thôi :P.
Học online: Nếu không sắp xếp được thời gian thì bạn có thể HỌC ON-
LINE, cũng miễn phí hoàn toàn luôn. Bạn có thể vào trang speaking24
và điền thông tin vào, đảm bảo có cả tá người muốn học chung với bạn.
Thực ra ngày xưa mình chủ yếu là mình nghe rồi nhại theo, và tự nói
với bản thân, 2 cái này ai cũng sẽ làm được.

88
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

BẠN CHƯA TỰ TIN?

Câu mình hay nghe là: TIẾNG VIỆT còn CHƯA


SÕI mà đòi nói TIẾNG ANH. Phần lớn những
người nói câu đó thì … trình độ học vấn thấp,
nhận thức cũng vậy, hay soi mói còn thành
công hay không thì bạn chắc hẳn cũng đoán
được. Bạn mới là người đang bước đi về phía
trước, còn họ thì ngồi im đó mà xỉa xói, chỉ
trích.

Bạn sợ nói sai và người khác không hiểu? Ngày bé bao nhiên lần bạn nói chữ
uuuuốp trước khi bạn nói được chữ nước? Nhiều lắm đúng không? đó là bước
đầu để nói được tốt rồi, hãy nghĩ là mình đang đi đúng hướng rồi, tiếp tục đi
là sẽ tới thôi. Mỗi lần bạn mắc một lỗi là một lần có thêm thứ để học đúng
không, mỗi lần bạn mắc lỗi là 1 lần bạn tìm ra cách nói sai của từ đó, vậy thì
dù đúng dù sai bạn vẫn là người chiến thắng đúng không? vậy thì sao lại sợ
sai?

Ngoài ra có một mẹo nhỏ cho các bạn thiếu tự tin, sử dụng phương pháp “ tự
kỉ ám thị “ – google là ra đó. Hàng ngày lặp lại những suy nghĩ như: mình nói
tiếng Anh thật sự giỏi, mình nói tiếng Anh vô cùng tự tin…Rồi thì bạn cũng tin
vào nó thật, và rồi thì bạn sẽ không còn ngại ngùng gì khi nói nữa đúng không.
Phương pháp này bạn sẽ được đọc lun ở dưới mục này đó.

89
Thầy Kiên IELTS iFIGHT

TIẾNG ANH KHÓ LẮM?

Có một cách rất hay có tên là


"TỰ KỈ ÁM THị"
– KHI BẠN LẶP LẠI GÌ ĐÓ NHIỀU LẦN THÌ BẠN SẼ TIN -

Giống như việc bạn nói dối điều gì đó nhiều lần thì rồi bạn cũng tin là nó có
thật vậy.

Cùng đọc 2 câu chuyện dưới đây để


cùng hiểu rõ hơn về nó nhé.

CÂU CHUYỆN 1: Robert Rosenthal – nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ,
đã từng làm một cuốc thí nghiệm như này: Ông chia một nhóm chuột
bạch thành hai nhóm A và B rồi nói với người nuôi dưỡng nhóm A rằng
những chú chuột này rất thông minh, đồng thời nói với người nuôi
dưỡng nhóm B rằng trí lực những chú chuột này chỉ bình thường thôi.
Mấy tháng sau, ông cho hai nhóm làm một thí nghiệm vượt qua mê
cung và phát hiện rằng nhóm A thật sự thông minh hơn nhóm B thật,
chúng có thể ra khỏi mê cung và tìm thức ăn nhanh chóng. Ông đặt câu
hỏi, liệu hiệu ứng này có thể áp dụng cho con người được không. Thế là
ông đến một trường trung học bình thường, ông vào một lớp học bất
kì và khoanh tròn vài cái tên trong danh sách và nói với giáo viên rằng,
các em này có trí tuệ rất cao, rất thông minh. Qua một thời gian, ông

90
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

trở lại trường và kỳ tích đã xảy ra: những học sinh ông chọn thực sự đã
trở thành những học sinh xuất sắc của lớp.

Chắc hẳn rất khó tin đúng không? Có một cuốn sách giải đáp về sự bí
ẩn của “ám thị” là “Người nam châm”. Cuốn sách đề ra giả thuyết rằng
mọi niềm tin của chúng ta về xã hội, bản thân như nào thì rồi nó sẽ
đều trở thành hiện thực không kể nó là niềm tin tích cực hay tiêu cực.
Nếu bạn ghét một ai đó thì sẽ chỉ nhìn thấy cái xấu của họ mà thôi,
mặc dù cái tốt của họ vẫn hiện hữu những không được “ hút” trong “từ
trường của bạn”.

CÂU CHUYỆN 2: Trong thế chiến thứ II, Mỹ do thiếu binh lính nêm đã
đưa các tù nhân ra tiền tuyến chiến đấu. Để thực hiện, chính phủ đã
phái vài chuyên gia tâm lý đến huấn luyện các tù nhân này và cùng
theo họ ra tiền tuyến.
Trong thời gian huấn luyện, các nhà tâm lý bắt mỗi tù nhân, cứ mỗi
tuần phải viết một là thư tỉ mỉ cho người thân nhất của mình. Nội dung
bức thư nói về biểu hiện của họ trong ngục tốt như nào, tự cải tạo mình
ra sao... Sau ba tháng ra tiền tuyến, nhà tâm lý lại yêu cầu họ viết thư
rằng họ đã phục tùng chỉ huy như thế nào, chiến đấu dũng cảm ra sao...
kết quả, biểu hiện của đội binh tù nhân này không hề thua kém binh
lính thực thụ.
Họ trở nên giống những gì trong thư mà họ đã viết!

Áp dụng nó vô cùng đơn giản

Mỗi lần các bạn chuẩn bị học tiếng Anh đừng quên bắt đầu bằng việc
CƯỜI THẬT TƯƠI và nói “ENGLISH IS VERY EASY”.

91
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

LÀM LUÔN NHÉ:

--- CƯỜI NÀO---


NÓI THEO MÌNH

"ENGLISH IS VERY EASYYYYYYYYYY"


"ENGLISH IS VERY EASYYYYYYYYYYYYYY"
"ENGLISH IS VERY EASYYYYYYYYYYYYYYYYY"
"ENGLISH IS VERY EASYYYYYYYYYYYYYYYYYYYYY"

TUYỆT VỜI…

Ngoài ra việc bạn kết hợp TỰ KỈ ÁM THỊ cùng với HỌC TIẾNG ANH THÔNG QUA
THỨ BẠN THÍCH thì bạn cũng sẽ sớm tin rằng tiếng Anh rất dễ.

93
Chương 3:
Phương pháp học từ
vựng hiệu quả
Thầy Kiên IELTS iFIGHT

biểu đồ "trí quên" của bạn


Biểu đồ “Quên”
Trí nhớ

1 2 3 4 5 6
Thời gian
Nhìn vào biểu đồ ta dễ dàng thấy được bạn sẽ quên nhanh như nào sau MỘT TUẦN
ĐƯỢC COI LÀ NHỚ GÌ ĐÓ đúng không?

Nhưng thậm trí nhiều bạn còn KHÔNG CÓ CÁCH ĐỂ NHỚ, ĐỂ RỒI QUÊN.
Chúng ta sẽ giải quyết 2 vấn đề:
1, Làm sao để nhớ nhanh
2, Làm sao để nhớ lâu
Ok, let’s get started…

96
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

1, LÀM SAO ĐỂ NHỚ NHANH?

Bộ não chúng ta rất khổng lồ, có khoảng 100 tỷ nơ-ron (tế bào) thần kinh.
Não bạn có khả năng hoạt động nhanh hơn một siêu máy tính – theo nghiên cứu
khoa học.

Vậy tại sao bạn lại không nhớ nhanh được?

Vì BẠN CHƯA TẬP TRUNG.


20 phút ghi nhớ toàn bộ 40 từ vựng tiếng Anh và 2 tuần sau vẫn nhớ như in, bạn có
muốn học theo phương pháp đó?

Mình hỏi thật nhé, các bạn đọc đến đây, có ai đang nghĩ về:
- Tý nữa tối lại đi học
- Sáng mai phải đi đâu đó
- Mẹ vừa nhắc làm gì ý nhỉ
- Hình như mình đang quên điều gì đó
- Hay téo nữa được đi chơi với tụi bạn, đi đâu bây giờ nhỉ, mặc gì cho ngầu đây
- Hay téo nữa ăn gì nhỉ…

Các bạn ạ, khả năng ghi nhớ của con người thực sự vô cùng khủng khiếp nhưng
chúng ta phần lớn chưa biết cách khai thác nó.

Lý do vô cùng đơn giản đó là bạn chưa rèn cho bộ não khả năng tập trung, mở đầu
của chương này mình biết thừa rằng thiều bạn đang nghĩ về rất nhiều thứ khác
trong cuộc sống xung quanh bạn, các vấn đề, các câu chuyện…

“There is no such thing as a good or bad memory.


There is just a trained and untrained memory”

Vậy làm như nào để tập trung bây giờ?


2 bài tập dễ làm và tuyệt vời nhất cho luyện sự tập trung:

97
Thầy Kiên IELTS iFIGHT

Bài tập 1: Tập sử dụng 2 bên não

Như các bạn cũng biết, não phải của chúng ta thì điều khiển nửa bên trái của cơ thể
và não trái thì điều khiển một nửa bên phải.

Bây giờ các bạn làm theo mình nhé:


- Đưa 2 nắm đấm ra nào
- Mở 2 ngón cái ra
- Mở 2 ngón út ra nào

Dễ chứ?
- Tiếp nhé (quan trọng nè ): gập gón út bên tay trái vào giữ nguyên ngón cái bên
trái và đống thời gập ngón tay cái bên tay phải vào giữ nguyên ngón út bên tay phải
nào. (khó hơn chút chưa?)
- Tiếp: Gập ngón cái bên tay trái và ngón út bên tay phải vào đồng thời mở ngón út
bên tay trái ra và ngón cái bên tay trái ra nào. (khó hơn nhiều chưa)
- Tiếp tục : Đổi liên tục các ngón tay theo hình sau nhé:

- Khó hơn rồi chứ?


- Có bị loạn tay không?
- Tập trung nhé, nhắm mắt vào và luyện tập nào
- Dễ hơn chứ?

98
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

Bài tập 2: Sử dụng 2 não.

Lấy 1 tờ giấy và 2 cái bút ra để luyện tập cùng mình được chứ?

Luôn và ngay được không bạn?

Bắt đầu nào:

Nhiệm vụ của bạn là tay trái vẽ hình tròn và tay phải vẽ hình vuông.

Đơn giản vậy thôi.

Thực hành luôn chứ bạn?

99
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

Làm xong rồi sang


trang đọc tiếp nhé.

101
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

Come on!!! Bạn đã


làm chưa?

Đừng trì trệ!

Bạn thành công chưa?


Có phải cả 2 bên đều là hình tròn hoặc hình vuông
không?
Là do bạn chưa tập trung đó.

103
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

Nhắm mắt vào nào,


làm lại thôi...

Thấy đẹp hơn rồi chứ?


Great!!!
Mỗi ngày luyện 2 bài tập này trong 5 phút, đảm bảo 1 tuần sau các bạn thấy sự
tập trung của mình tăng rõ rệt.
Bạn sẽ thấy việc đổi tay hay 1 tay vẽ hình tròn 1 tay vẽ hình vuông không hề khó
nữa, nó không phải bạn làm nhiều quen tay mà do bạn quen với việc tập trung
hơn rồi đó.
Vậy là xong việc làm sao để nhớ nhanh nhé. Sang phần tiếp theo nào…
OK, NEXT…

105
Thầy Kiên IELTS iFIGHT

2, LÀM SAO ĐỂ NHỚ LÂU

Cho mình hỏi nhé: Nếu bạn đi ra ngoài đường và nhận ra rằng quên chia khóa ở nhà
rồi thì tiếp tục bạn sẽ nghĩ tới gì?
Bạn có nghĩ tới việc ai đó sẽ lợi dụng và đột nhập rồi lấy tài sản của bạn không?
Hay bạn có nghĩ tới cảnh về nhà và không biết làm cách nào để lấy được chìa khóa
và vào nhà không?
Bộ não của các bạn có khả năng thêu dệt các câu chuyện vô cùng giỏi, lắm khi thân
thể bạn nơi đây nhưng tâm trí bạn lại đang dạo chơi ở nơi nào đó rồi.
Để tạo phấn khích cho não bộ và kích thích khả năng làm việc tối đa thì thay vì nhớ
những con số, sự kiện khô khan cần phải biết liên tưởng và suy nghĩ theo cách hóm
hỉnh, hài hước. “Nếu chúng ta dùng mắt và não để ghi nhớ thì hiệu quả sẽ cao hơn
20 lần so với việc chỉ dùng thính giác. Chính khả năng kết nối hình ảnh với hình ảnh,
liên tưởng hình ảnh này với hình ảnh khác giúp chúng ta nhớ lâu hơn.

TẠI SAO PHẢI TƯỞNG NHỮNG CÂU TRUYỆN HÓM HỈNH, BUỒN CƯỜI?

Lý do 1: Bạn thấy con chó khi gặp người lạ hoặc cách nó nhớ thứ gì đó
có phải qua thị giác không ạ? Hay là dùng mũi để ngửi? Nó sử dụng giác
quan mạnh nhất là khứu giác để học và ghi nhớ. Còn với con người thì
sao, chúng ta có gì hơn các loài vật khác? Đó chính là trí tưởng tượng.
Nếu dùng các giác quan còn lại thì bạn vẫn sẽ nhớ được thôi nhưng tại
sao không dùng thứ mình mạnh nhất để học nhỉ ?

Lý do 2: Bạn có thấy những gì ấn tượng với mình thì sẽ nhớ lâu hơn
không ạ? Đó chính là lý do đó, câu truyện càng buồn cười càng tốt. Ví
dụ như bạn học 10 từ: Lion, monkey, street, bike, beggar, fly, aircondi-
tioner, chair, singer, smile. Thì tạo thành chuỗi các hình ảnh như sau:
Bạn đang đi trên 1 chiếc xe đạp (bike) ở trên đường (street) thì thấy
một con khỉ (monkey) đang cưỡi trên con sư tử (lion) rồi thấy một người
ăn xin (beggar) đang bay (fly) trên 1 cái ghế (chair) rồi bạn đến nhà
chị bạn là một ca sĩ (singer) để tránh nóng vì nhà chị bạn có điều hòa
(airconditioner), khi bạn gặp chị bạn thì bạn cười (smile) .
Bạn thấy tưởng tượng như vậy có dễ nhớ hơn không ạ?. ^^.

106
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

Khi con người ngủ thì bộ não không ngủ mà dùng khoảng thời gian này
để sắp xếp, điều chỉnh lại thông tin. Do vậy, một giờ trước khi ngủ hãy
gợi nhớ lại những thông tin cần thiết mà mình cần ghi nhớ để não bộ có
thể sắp xếp, lưu lại sau đó. Còn trong khoảng một giờ sau khi thức dậy,
não bộ con người đã được nạp thêm năng lượng nên khả năng ghi nhớ
cũng tốt hơn. Đây là lúc chúng ta nên cung cấp cho não những thông
tin mới, não sẽ dễ dàng tiếp nhận.
ĐẢM BẢO VIỆC LẶP LẠI: Xem lại biểu đồ “Trí quên” của chúng ta nào.
Biểu đồ “Quên”
Trí nhớ

1 2 3 4 5 6
Thời gian
Bạn sẽ mất 7 ngày để quên đi 90% những gì mình học
Nhưng nếu bạn lặp đi lặp lại gì đó trong 7 ngày liên tiếp, thì bạn sẽ
phải mất tới 6 tháng để quên đi 10% những gì bạn đã học đó.
Tuyệt vời chứ?
BẠN SẼ LẶP LẠI NHỮNG GÌ MÌNH HỌC TRONG BAO LÂU?
1 NGÀY, 2 NGÀY HAY 7 NGÀY?
Đây là cách học chủ động khi bạn có những từ vựng theo chủ đề hoặc
từ vựng mục tiêu. Hãy tìm cuốn 1000 từ vựng bằng hình ảnh và Oxford
pictures dictionary (3000 từ vựng bằng hình ảnh) để học nhé.
Vô cùng quan trọng: Active recalling.
Bạn hãy thử không xem lại và tự cố gắng nhớ lại những gì mình đã học
được trong ngày hôm nay trước khi đi ngủ xem, hiệu quả sẽ nhân đôi
nếu bạn làm như vậy kèm theo Space repetition như mình nói ở trên.

107
Thầy Kiên IELTS iFIGHT

CHỐT NÈ:

- SỰ TẬP TRUNG
- LIÊN TƯỞNG, KẾT NỐI HÌNH ẢNH HÓM HỈNH, HÀI HƯỚC
- CHỦ ĐỘNG NHỚ
- LẶP LẠI

VỚI 3 BƯỚC TRÊN THÌ ĐẢM BẢO TRÍ NHỚ VÀ NĂNG LỰC HỌC TẬP CỦA CÁC BẠN
SẼ VƯỢT TRỘI HƠN HẲN ĐÓ.

MÌNH ĐÃ TỪNG HỌC 12 CHƯƠNG LÝ LỚP 12 THỜI PHỔ THÔNG BẰNG CÁCH TRÊN
TRONG 12 NGÀY.

Yep, 12 ngày.

108
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

NGOÀI RA… với tiềm năng gần như là vô hạn đó, thì Nơ-ron thần kinh phân bổ
khác nhau đối với từng người. Vì vậy có người mạnh về lĩnh vực này, có người
có thế mạnh về lĩnh vực khác.

Bạn không giỏi về lý luận nhưng bạn lại giỏi về hội họa. Hoặc có thể bạn không
giỏi về xếp hình nhưng lại giỏi về toán học.

Như bạn đã biết, bộ não chúng ta có 2 bán cầu não trái và phải. Não trái có
trách nhiệm xử lý các thông tin về ngôn ngữ, chữ viết, con số, phân tích, logic.
Não phải có trách nhiệm xử lý các thông tin về không gian, màu sắc, hình ảnh...
Thông thường các thông tin như ngôn ngữ, chữ viết, con số... ở não trái khó giữ
hơn so với các hình ảnh ở não phải. Minh chứng cho điều này là việc bạn có thể
rất khó khăn để ghi nhớ được 10 cặp số trong vòng 10 giây. Nhưng nếu cho bạn
thời gian đó để nhớ các hình ảnh thì bạn sẽ nhớ rất tốt.

Tuy nhiên từ xưa đến nay bạn chỉ quen với việc sử dụng bán cầu não trái để ghi
nhớ. Việc này không phát huy hết hiệu quả vô cùng to lớn của não phải, đồng
thời gây áp lực rất lớn đến não trái dẫn đến nhiều bạn cảm giác vô cùng áp
lực khi phải cố nhớ từ vựng khi học Tiếng Anh.

Nếu phát huy tốt não phải cùng tham gia ghi nhớ, sẽ giúp bạn có một khả năng
ghi nhớ rất nhẹ nhàng mà vẫn rất hiệu quả. Bạn sẽ nhớ từ vựng một cách tự
động mà không hề cảm thấy áp lực.
109
Thầy Kiên IELTS iFIGHT

phương pháp học từ vựng


qua việc đọc
ĐỌC tài liệu, sách, báo, truyện… tiếng Anh là cách duy nhất và tự nhiên nhất
để bạn cải thiện từ vựng của mình.

Bạn có biết? 80% từ vựng tiếng Anh là chung nhau ở mọi chủ đề?

Tức là bạn học tốt một chủ đề là “Bóng đá” chẳng hạn, thì bạn cũng đã có gần
80% từ vựng căn bản rồi. Và đến một chủ đề mới như “Thời trang” thì bạn sẽ
chỉ cần học thêm 20% từ vựng chuyên ngành nữa thôi.

Để đọc và lên từ vựng nhanh hãy làm theo các bước đơn giản sau:
(Phương pháp này sẽ phù hợp nhất với những người có mục tiêu rõ ràng và sự
bền bỉ kèm khả năng tự học cao, nếu không thì rất dễ nản và bỏ giữa chừng)

Bước 1: Bước 2:
Chọn chủ đề yêu thích (Mình Chọn tài liệu liên quan đến chủ
thích game, bóng đá và Harry đề đó. (Mình đã từng đọc rất
potter). nhiều tin tin game, tin bóng đá
và 7 quyển Harry potter bằng
tiếng Anh đó). Nếu bạn thích
đọc truyện thì bộ BOOKWORM
trong bộ tài liệu là thiên đường
của bạn luôn rồi.

110
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

Bước 3: Bước 4:
“BÌNH TĨNH, HÃY KIÊN TRÌ Gặp từ nào chưa biết
-BẠN CÒN NHỚ CHỨ?” Tra luôn, xem nghĩa, nếu
vì chắc chắn là bạn mới học thì nghĩa tiếng Việt của nó mà
để đọc hết 1 trang thì phải mất mình cũng hay dùng thì đánh
cả tiếng đồng hồ tra từ điển để dấu vào để nhớ chủ động như
hiểu hay thậm chí tra xong rồi phương pháp kể chuyện mình
những cũng chẳng hiểu. đã hướng dẫn ở trên.
Từ nào đến cả trong tiếng Việt
bạn cũng không dùng thì
ĐỪNG CỐ NHỚ làm gì.

Bước 5: TỰ SƯỚNG
– để làm phương pháp này và khi gặp khó
khăn thì thay vì nản bạn lại có động lực
hơn thì phải biết cách tự động viên bản
thân. Nếu học được từ nào hay, hãy ĐỨNG
DẬY và nói to YEAHHHHH, hoặc hãy cứ ăn
mừng theo cách của bạn. Phải ăn mừng thì
mới muốn có nhiều hơn những chiến thắng
để ăn mừng tiếp. Nên việc học những từ
vựng khác tự nhiên sẽ bớt áp lực rất nhiều.

111
Thầy Kiên IELTS iFIGHT

Bước 6: Tổng kết ngày.


Hãy lập một danh sách các từ vựng bạn gặp phải và chia ra làm 3 cột.

Cột 1: Ghi từ vựng đã biết, xem lại và vẫn còn nhớ đúng nghĩa
Cột 2: Ghi từ vựng quen mặt, nhưng không nhớ rõ nghĩa
Cột 3: Ghi từ vựng quên luôn rồi.

Với những từ vựng đó tiếp tục học bằng phương pháp TƯỞNG TƯỢNG
chủ động ở trên để nhớ nhanh hơn.

Bước 7:
Ngày hôm sau trước khi bắt đầu đọc 1 trang hay những trang tiếp
theo. Hãy xem lại 3 cột của bạn. Và xem từ vựng nào đã quên thì cho
sang cột 3, đã biết và TẠM quên nghĩa cho sang cột 2, vẫn nhớ thì
để cột 1.

Rồi tiếp tục chuỗi chu kì này.


Lợi ích của phương pháp: ĐƯỢC LÀM THỨ MÌNH THÍCH.
Và tận cùng mục tiêu của việc học tiếng Anh của bạn cũng là biến nó
thành công cụ để làm gì đó đúng hem.
Tại sao không làm để nó thành công cụ cho mình mà lại đợi giỏi tiếng
Anh rồi và mới sử dụng nó như một công cụ?

112
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

Kiến thức về sức khỏe và lối sống của


bạn để có một trí nhớ tuyệt vời hơn
Nội dung này nghe có vẻ không liên quan lắm nhưng thực ra rất liên quan đến
việc ghi nhớ từ vựng nói riêng cũng như ghi nhớ các vấn đề khác trong cuộc
sống nói chung. Về cơ bản đề có một trí nhớ tốt bạn phải có một thể lực tốt và
một bộ não tốt.

- Muốn có thể lực tốt thì bạn phải thường xuyên rèn luyện, đi bộ, chạy bộ, bơi
lội, chơi những môn thể thao bạn ưa thích... Đối với những bạn ngồi học / làm
việc nhiều thì tốt nhất nên nghỉ giải lao sau 30 phút. Thực hiện các động tác
như chống đẩy, vươn vai...kết hợp hít thở sâu.

- Chú ý tới vấn đề ăn uống đủ chất dinh dưỡng, những loại thực phẩm tốt cho
trí não như: Trứng, Cá, Bông cải xanh, Củ cải, Cà chua, Táo, Khoai lang, Chuối....
Tránh sử dụng các loại bia rượu, chất kích thích khác sẽ làm hủy hoại tế bào
não, làm tổn thương trí nhớ của bạn.

- Làm việc có kế hoạch, có kỷ luật và hết sức tập trung để hạn chế việc tiêu
hao năng lượng vô ích: ví dụ lướt facebook nhiều, chơi game, nhắn tin... hãy
dành năng lượng cho học tập để phát triển bản thân thay vì những trò vô bổ
rồi năm tháng qua đi khi nhìn lại bạn sẽ thấy rất hối tiếc.

113
Thầy Kiên IELTS iFIGHT

Hãy nhớ rằng “thời gian tập trung ở đâu, thành tựu tạo ra ở đó”.

Bạn dành thời gian cho bạn bè, nhậu nhẹt thì kết quả là bạn sẽ có nhiều bạn
nhậu và tửu lượng lên cao.

Còn bạn muốn tiếng Anh của mình tốt hơn thì… Bạn biết phải tập trung vào
gì rồi chứ?

Ngoài ra bạn cũng nên:

- Ngủ đúng giờ, tránh thức quá khuya. Thời gian ngủ nghỉ tốt nhất theo nghiên
cứu của các nhà khoa học là từ 22h - 3h. Bạn nên dậy sớm thay vì thức quá
khuya sẽ rất ảnh hưởng tới sức khỏe của cơ thể nói chung cũng như trí não nói
riêng.

- Sống hòa đồng, giàu lòng vị tha, thương yêu quý trọng mọi người. Không
ghen ghét, đố kị. Luôn xây dựng niềm tin tích cực và loại bỏ đi những niềm
tin tiêu cực trong cuộc sống để từ đó trong lòng bạn luôn cảm thấy luôn nhẹ
nhõm và không bao giờ cảm thấy stress (hại não!).

114
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

Mỗi khi quên cái gì đó,


đừng nói "QUÊN MẤT RỒI",
mà hãy nói "Mình SẼ NHỚ LẠI SAU".

LUÔN CÓ MỘT NIỀM TIN MÃNH LIỆT LÀ


"Mình CÓ TRÍ NHỚ TUYỆT VỜI"!

115
Chương Iv:
Từ điếc lên 9.0
listening
Thầy Kiên IELTS iFIGHT

đôi điều về việc học listening


Đây là kĩ năng thụ động nên chỉ có cách duy nhất là bạn tự làm nhiều thì mới lên
được nhanh, nếu lên lớp mà giáo viên bỏ băng ra bật hết nửa giờ rồi chữa hết cả giờ
ý thì bạn nên học chỗ khác!

Kĩ năng này bị ảnh hưởng bởi 2 yếu tố:

Phản xạ từ vựng Phát âm

Hãy tưởng tượng việc bạn ở ngoài Bắc vào trong Nam du lịch lần đầu vậy. Mặc dù
vẫn là tiếng Việt nhưng các bạn sẽ thấy khá ngợp khi giao tiếp với người bản xứ
trong đó đúng không? Và nếu bạn phát âm tốt, nghe quen âm các giọng mà không
có từ vựng thì sao? Bạn cũng sẽ không hiểu!

Và bạn cần phản xạ được tốt với từ vựng mình đã biết thì mới nghe tốt được. Đa
phần các bạn đạt 6.0 Reading hoàn toàn đủ từ vựng để đạt 9.0 Listening. Bạn không
tin thì hãy thử lấy 1 transcript của bài nghe ra và làm như làm Reading xem ^^.
Do đó vấn đề của nhiều bạn đó là chưa thật sự phản xạ nhanh với từ vựng mình
đã biết, nếu dừng lại khoảng 1-3 giây như phần đọc thì có khi bạn vẫn hiểu bình
thường nhưng… với 3s thì trong bài nghe người nói đã nói thêm được 1 câu nữa rồi.
Đây là lý do chính khiến bạn chưa khe được rõ. Để cải thiện và phản xạ nhanh hơn
thì việc nghe nhiều, là vô cùng cần thiết, có phụ đề càng tốt để mình chắc chắn nghe
được những gì mình đã biết. Nếu nghe không hiểu gì vẫn không sao cả vì thực ra
bạn vẫn sẽ nghe được 1 chút và phản xạ của bạn sẽ tăng dần. Đây là quãng thời
gian khá khổ cực nhưng khi bạn phản xạ nhanh với hầu hết các từ hay dùng nhất
khi nói rồi thì kết quả sẽ rất mĩ mãn.

118
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

Ngoài ra kĩ năng này cần thời gian tích lũy, bạn sẽ không thấy nó tăng đều, kiểu mỗi
ngày nghe được nhiều hơn 1 ít đâu.

35%

0% 100%

Nếu bạn ở mức beginner và mỗi câu 10 từ bạn chỉ nghe được loáng thoáng 1 từ thì
liệu bạn có hiểu gì không? Chắc chắn là không rồi, nhưng bạn cần nhiều, rất nhiều
thời gian để nghe được 2 từ trong mọi câu, nhưng… bạn vẫn sẽ chẳng hiểu được gì
mấy cả. Nhưng nếu bạn tiếp tục học và nghe được 3-4 từ trong 1 câu, khi đó bạn đã
nắm được rất nhiều nội dung mình nghe được rồi. Rồi đến khi bạn nghe được 6 từ
trong 10 từ thì gần như bạn đã hiểu nội dung mình cần nghe đến 80% rồi, nhưng
phải rất rất lâu nữa bạn mới nghe được 8 từ trong mọi câu, và nó cũng chẳng khác
mức độ hiểu của 6 từ là mấy tới khi bạn nghe được toàn bộ câu.

Đây là lý do chính khiến mọi người bỏ cuộc khi học tiếng Anh vì…

MÌNH HỌC MÃI CHẲNG THẤY CẢI THIỆN GÌ.


THỰC RA BẠN CHƯA TÍCH LŨY ĐỦ MÀ THÔI.

Kĩ năng này điểm số sẽ tăng rất nhanh, không tăng 0.5 chấm đâu. Mà khi bạn tích
lũy đủ thì sẽ tăng 1.0 đến 2.0 một lúc luôn, thích không ^^.

119
Thầy Kiên IELTS iFIGHT

Đôi điều về nghe chép chính tả


Nghe chép chính tả là cách nhanh nhất để học Listening cho beginners và low-in-
termediate (4.5). Tuy nhiên cách này cần kiên trì và hơn hết là các bạn cần biết cách
làm đúng, nếu không nó cũng sẽ không thực sự hiệu quả và nhanh chán.

Bước 1: Chọn nguồn nghe nào đó, nếu bạn đang học IELTS thì tốt nhất
là lấy section 1,2 ra ngồi nghe.
Bước 2: Học HẾT từ vựng trong transcript của bài đó.
Bước 3: Nghe chép.

Đa phần các bạn thường nhảy thẳng vào nghe chép luôn và bỏ qua bước 2 nhưng
thực sự nghe chép chính tả chỉ giúp bạn quen âm và cách nói của người bản xứ mà
thôi. Bạn học hết các từ không có nghĩa là bạn nghe hiểu hết, vì 1 câu trong tiếng
Anh sẽ được nói lướt như 1 từ vậy. Ví dụ nhé: WHAT’S your NAME? Và từ: EMployEES.
Khi nghe chép các bạn sẽ rút kinh nghiệm được cách nói này của họ và do đó cải
thiện nhanh hơn.

Để làm cách này và không thấy chán, hãy làm 30p 1 ngày thôi và tập trung vào
việc mình nghe được nhiều hơn sau mỗi bài, tiến bộ của bạn sẽ là động lực để bạn
làm tiếp.

Cách nghe chép chính tả chỉ tốt với các bạn dưới band 7.0. Vì ở 7.0 thì các bạn đã va
với đủ nhiều các giọng tiếng Anh và quen với cách nói rồi, việc duy nhất các bạn cần
làm là cải thiện từ vựng, nghe chép chính tả chỉ TỐN THỜI GIAN mà thôi.

Vậy ở band 6.5 muốn học lên band cao hơn cần làm gì khi luyện đề?

Quan trọng: ĐỪNG LÀM ĐỀ! ít nhất là đừng làm đề rồi check đáp án rồi nghe đi
nghe lại… Đây chẳng phải là cách mà nhiều người vẫn share trên các group tự học
IELTS đó sao^^?

120
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

Đa phần ở trình độ này thì việc nghe ở section 1,2


không còn vấn đề trở ngại gì rồi. Vấn đề lớn nhất của
các bạn là theo và hiểu được các bài nghe ở trong
ngữ cảnh học thuật hơn, ví dụ như 1 bài giảng về
nguồn gốc của gấu bắc cực, hay 2 sinh viên thảo luận
với nhau về cách triển khai bài luận của họ. Từ vựng
trong các bài này sẽ nhiều hơn rất rất nhiều so với
section 1,2 do đó bạn cần chắc chắn là trước khi nghe
phải đọc qua hết transcript của section 3,4.

Các bạn có thấy có cái dòng kẻ ở giữa tam giác tư duy


đó không? Nếu các bạn tư duy dưới dòng kẻ, đặt câu
hỏi dưới dòng kẻ thôi, thì 70% thất bại nắm trong Hiểu
hết từ vựng ở section 3,4 rồi thì làm gì tiếp theo? Thực
ra nếu bạn được 6.0 phần reading thì từ vựng của
bạn gần như đủ để đạt 9.0 phần listening. Thật đấy
:P. Nhưng vấn đề làm cho các bạn chưa làm được điều
đó chính là việc các bạn chưa thực sự phản xạ được
với những từ vựng mình đã biết. Khi đọc bạn có thể
dừng lại 1-2-3s gì đó để nghĩ xem từ viable chẳng
hạn có nghĩa là gì, và well, possibly là bạn nghĩ ra
được nó. Nhưng trong bài nghe thì… bạn không có
thời gian nhiều như vậy, nếu bạn dừng lại nghĩ về 1
từ nào đó trong 3s, khả năng cao là bạn sẽ miss mất
1 câu dài, và nó dẫn đến việc bạn nghe không hiểu gì
nữa và miss các câu trả lời thôi.

Sau khi bạn hiểu rồi, bật băng lên và… sau 5s or 10s
pause lại 1 cái và… nói lại những gì mình hiểu. Đây là
cách để kiểm tra xem các bạn có thật sự hiểu những
gì mình nghe không và chỉ có thực sự hiểu những gì
mình nghe các bạn mới lên đc 8.0+ cho Listening thôi.
Cách này cũng hay ở chỗ là nó sẽ giúp bạn cải thiện cả
phần speaking. Kill two birds with one stone :P.
121
Thầy Kiên IELTS iFIGHT

Beginner nên làm gì khác nữa?

Các bạn có thể nghe tắm ngôn ngữ bằng cách xem
phim, shows, nghe chuyện, bất cứ thứ gì bạn thích
bằng tiếng Anh… để dần yêu ngôn ngữ hơn và cũng
đỡ chán hơn, vì có ai thấy chán khi làm thứ mình
thích mấy đâu ^^. Các giờ nghe này sẽ giúp bạn
quen âm hơn và phát âm chuẩn hơn sau này. Và
trong thời gian mới bắt đầu, bạn nên học phát âm.
Trên youtube có cực kì nhiều các kênh dạy phát âm
của cả bản xứ và youtuber người Việt Nam, các bạn
chọn ai mà thấy vui vui khi học là được, mình luôn
khuyên mọi người xem kênh của cô Rachel.

Trong quá trình học phát âm này thì không có gì


tuyệt vời hơn việc đọc để tăng từ vựng, bạn nên đọc
những sách có audio luôn để sau khi đọc xong rồi có
thể nghe xem mình có hiểu được thêm nhiều không.
Hoặc là xem phim có phụ đề tiếng Anh, hãy đảm
bảo là xem phim LUÔN LUÔN CÓ PHỤ ĐỀ. Vì nếu bạn
không hiểu thì rất nhanh chán và thêm vào đó là
không học từ mới thì bạn sẽ không bao giờ lên được
trình độ cả. Bạn mình người Mỹ xem phim, nhất
là Sci-fi (khoa học viễn tưởng) chẳng hạn vẫn luôn
phải bật phụ đề vì vẫn có các thuật ngữ khoa học
các bạn ấy không biết. Vậy có lý do gì để tắt nó đi?
Có những bạn nói rằng nếu bật lên thì mắt mình
đọc rồi thì không tập trung nghe và không có giá
trị luyện nghe. Nhưng… mình và rất nhiều bạn giỏi
tiếng Anh mình biết vẫn học bằng cách đó nè, điểm
thi IELTS của mình phần nghe hiếm khi dưới 9.0, đủ
bằng chứng cho các bạn chưa.
122
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

Sau khi bạn làm đủ nhiều với nguồn nghe mình thích
thì bạn sẽ thấy mình có thể nghe được rất nhiều, gần
như hiểu hoàn toàn nếu có tắt phụ đề đi. Nhưng nó
sẽ không giúp bạn lên được trình độ advance hoặc thi
được IELTS điểm cao vì… bạn mới đủ từ vựng trong
1 vài chủ đề bạn yêu thích thôi. Ví dụ như vợ mình
cực kì thích các thứ liên quan đến Health and Fitness
nên thực sự từ vựng của mình về mảng này còn kém
so với vợ mình. Nhưng đương nhiên vợ mình chưa thi
được 9.0 Listening rồi vì… cô ấy chỉ thích xem mỗi
mảng đó với xem hoạt hình thôi ^^.

Do vậy với các bạn được khoảng 5.0 IELTS rồi thì việc
nghe rộng các chủ đề ra là cách duy nhất để lên được
trình cao hơn. Thử nghe những chủ đề như giáo dục,
khảo cổ, môi trường… xem, các bạn vẫn sẽ hiểu được
phần nào đó vì… 80% từ vựng của mọi lĩnh vực là
chung nhau hết mà. Tuy nhiên bạn sẽ cần học từ vựng
chuyên ngành của các chủ đề khác, quá trình này sẽ
mất thời gian nhưng mà thực sự khá nhàn do bạn
không cần phải tra GẦN NHƯ MỌI TỪ như thời đầu
nữa ^^.

123
Thầy Kiên IELTS iFIGHT

Khi nào thì làm đề IELTS?


Đừng làm đề IELTS với hi vọng bạn sẽ tăng điểm. Vì nó được thiết kế với vai trò là
giúp đánh giá trình độ của bạn, còn ngôn ngữ trong đó không đủ đề giúp bạn thật
sự tăng khả năng nghe.

Do đó, chỉ làm đề IELTS trong 2 trường hợp sau đây:


1 tháng or 2 tháng 1 lần để đo mức độ cải thiện.
15 ngày nữa sẽ thi – bạn cần làm để quen format đề và hơn hết là rèn luyện sự
tập trung trong 30p. Hãy chuẩn bị khoảng 15 cái đề và đúng 9h sáng mở băng làm
và check đáp án. Rút kinh nghiệm với các dạng… Và thực ra là, bạn chỉ cần làm theo
các bước mình nói trong phần tiếp theo thôi:

KĨ NĂNG LÀM BÀI LISTENING

Với Listening thì 20s đầu là quan trọng nhất. Strange,huh? Bạn sẽ
phải xem xem section 2,3,4 có gì để chuẩn bị chiến lược. Nếu nhiều điền
từ thì… NGON! Mà thực ra nó ngon với các bạn cần band cao thôi, còn
với các bạn cần 4.0 or 5.0 thì không nghe được là TẠCH!, không giống
multiple choice để bạn có thể khoanh bừa. Còn nếu nhiều multiple
choice, nhất là dạng chọn 1 trong 3, 2 trong 5, hay thậm chí là 5 trong 8
và cả câu hỏi lẫn đáp án nó DÀI VÃI CẢ RA, thì phải có chiến lược khác.

Với 2/5 dài, nghe take notes là dễ ăn nhất. Chìa khoá là hiểu rõ câu hỏi
và viết các thông tin trả lời cho câu đó xuống, đừng viết mọi thứ, viết
tiếng anh, tiếng việt, vẽ hay bất cứ thứ gì giúp bạn hiểu là đc, viết tắt
càng tốt. Và dùng 10 phút cuối giờ để... so xem thẳng nào giống nhất. Lý
do đó là câu dài, paraphrase nhiều, đầu nghe đến section 3 là đều nghĩ
trưa nay ăn gì thôi. K tập trung và k nhảy số mấy đâu. Với dạng 2/5
câu trả lời ngắn thì... ngồi tích câu đúng và GẠCH CÂU SAI.

Với dạng 1/3 đáp án ngắn thì như cho rồi đúng hem, đương nhiên
cũng cần hiểu hết nhé. Còn với đáp án dài thì mình dùng phần thời gian
đợi và chuyển giữa các section 1,2 để đọc và hiểu câu trả lời với câu hỏi
luôn. Nếu k kịp câu nào thì take notes. Còn nếu phân biệt được sự khác

124
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

biệt giữa các đáp án rồi thì NGON. Cứ nhắm mắt vào mà nghe là ok rồi,
mình thấy tập trung hơn nhiều khi làm cái này, nhưng nhớ là phải GIỮ
KEY WORDS trong đầu nhé.

Dạng chọn 4/6,5/8... thì mặc định là take notes, đọc xong 8 câu để chọn
đáp án có khi băng chạy hết 3 câu nữa rồi ý chứ .

Nếu trong 20s đầu xem qua các section khác và thấy section 2 có MAP,
thì cũng đừng hoảng vội. Map có 1 dạng cực kì dễ và 1 dạng thì OH, man
phải tập trung vô cùng may ra k sai. Dạng dễ là chỉ đường đi đâu đó.
Còn dạng khó là chỉ vị trí các thứ trong nhà. Với 2 dạng này thì sống
chết cũng cần nhớ được TẤT CẢ NHỮNG GÌ NGTA ĐÃ CHO ĐỂ LÀM MỐC.
Với dạng map trog nhà, nó khá khó khi rất nhiều thứ cạnh nhau và khó
để đi bút theo người đọc bài, tránh sai thì phải vô cùng tập trung k có
xác định sai bước đầu là... xong. Map chỉ đường dễ ở chỗ là chẳng may
có mất tập trung thì còn mang máng đi theo được vì làm gì có nhiều
đường mấy đâu.

Thi thoảng section 4 cũng có multiple choice nhé, k phải hoàn toàn
là điền từ. Mình dính 2 lần multiple choice dài, rất dài ở section 4 rồi.

125
Chương v:
Từ câm lên 9.0
Speaking
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

Tại sao 80% người học tiếng Anh hay 1 ngôn ngữ bất kì THẤT
BẠI trong việc biến nó thành ngôn ngữ thứ 2 của mình?

Vì các bạn
GIỎI QUÁ!
Mình không nói đùa đâu!

Các bạn quá giỏi TIẾNG VIỆT vô hình dung lại là CẢN TRỞ đến
việc thành thạo những ngôn ngữ khác. Mọi thứ trong tiếng Anh
bạn đều muốn nó mĩ miều như trong tiếng Việt của mình trong
khi lượng “Exposure” của bạn trong tiếng Anh chưa đủ nhiều để
có thể phản xạ được những thứ đó.

Dưới đây là 4 bước rèn luyện phản xạ một ngôn ngữ:

129
Thầy Kiên IELTS iFIGHT

4 bước rèn luyện phản xạ cho các bạn


mới bắt đầu
Theo các bạn, khi một cậu bé chừng 1 tuổi đến 2 tuổi, khi nó muốn uống nước. Thì
nó sẽ nói gì?


“NƯỚC”…
Chắc chắn là chữ này rồi đúng không?
Chẳng mất đến 1 hoặc 2 giây để cậu bé đó nói được chữ này.

Liệu chừng 1-2 tuổi đã nói được những câu như: Mẹ ơi, con muốn uống nước, hay “Mẹ
có thể cho con một cốc nước được không ạ?”
Chắc chắn là không rồi đúng không?

Sai lầm lớn nhất của các bạn là: CHƯA PHẢN XẠ ĐƯỢC TỪ LẺ đã HỌC NÓI CẢ CÂU
DÀI. Khiến cho thời gian suy nghĩ vô cùng nhiều, dần tạo thành thói quen DỊCH
TRƯỚC KHI NÓI.

Vậy học như nào thì đúng?

130
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

Bước 1: Với các bạn beginner hãy học phản xạ từ vựng bằng hình ảnh và hành động
trước.
Tại sao vậy?
Lúc bé bạn học những thứ như nào trước?
Có phải là hỏi bố mẹ những hình ảnh trong nhà, học những động từ đơn giản?
Đừng học những từ vựng dao to búa lớn làm gì vội.

Bước 2: Tập sử dụng tối đa khả năng ngôn ngữ ĐÃ CÓ của bản thân
Khi đứa bé trong ví dụ trên không còn là 1 đến 2 tuổi nữa mà là 2-3 tuổi. Thì chắc
chắn rằng nó có thể nói được những câu kiểu như:
Uống nước
Con uống nước
Muốn uống nước
Con muốn uống nước…
Đây là khi bạn tập nói những câu dài hơn, nhưng không chắc chắn 100% là đúng
ngữ pháp hay không nhé, biết được cấu trúc nào thì dùng.
Việc sai hay hay đúng ở bước này đều giúp bạn cực kì nhiều thứ.
Nếu bạn đúng và phản xạ tốt với câu đó và mẫu câu đó thì TUYỆT VỜI!!
Nếu bạn sai thì sao? VẪN TUYỆT VỜI vì bạn đã phản xạ được một câu nào đó GẦN
ĐÚNG với việc sử dụng từ vựng mà mình đã biết và phản xạ tốt.
Ở bước này, cố gắng sử dụng nhiều nhất các câu bạn có thể dùng với các từ bạn đã
liệt kê ở bước 1.
Sai hay đúng không sao, quan trọng là PHẢN XẠ!!!

Bước 3: Chuẩn hóa


Bạn hãy xem cách bạn sẽ dạy một đứa trẻ tập nói như nào thì rõ luôn rồi.
Khi một đứa trẻ nói “nước” thì thói quen của bạn sẽ là gì? Có phải sẽ nói những
câu như “uống nước à con”, “con muốn uống nước”, “con muốn uống nước à?”…đúng
không?
Và nó sẽ lại tự động nhắc lại những câu như “uống nước”, “con uống nước”…
Vậy để phản xạ thật sự tốt và tự nhiên thì:
Có người luyện tập cùng, chỉnh cho nhau khi phát hiện lỗi. Nếu có thể thì nên học
với người trình độ cao hơn để biết thêm những thứ như với hình ảnh như này thì từ
vựng nào hay hơn, hay dùng hơn và dễ dùng hơn…
Hoặc là nghe và BẮT CHƯỚC
Cuối cùng là: LẶP LẠI

Bước 4: Tự thực hành


Mình chia phần thực hành này thành 4 levels.
131
Thầy Kiên IELTS iFIGHT

Level 1: Tả hình ảnh, hành động bạn nhìn thấy


Đây là level thấp nhất, đơn giản nhất, nếu bạn nhìn vào ảnh sau và chưa thật sự
trôi chảy trong việc tả nó, thì đừng học những gì cao siêu vội.
Hãy bỏ vài phút ra thử luyện tập với nó nhé.

Level 2: Đưa ý kiến


Với hình ảnh như này :

Thì bạn nghĩ sao về gia đình này?


Họ có hạnh phúc không?
Cậu bé sẽ chọn bộ quần áo nào?
Bà mẹ sau khi thay đồ cho cậu nhóc sẽ làm gì tiếp?
Ông bố sẽ làm gì sau khi cởi bộ pyjamas?
Ở level này, bạn đã có khả năng đưa ra ý kiến và những câu trả lời logic cho bức
ảnh ở trên.
Nếu bạn chưa phản xạ được với những câu hỏi và đưa ra ý kiến thì bạn vẫn nên luyện
132
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

tập thật nhiều với level 1. Dần dần chỉnh sửa và tập trả lời những câu ở level 2 nhé.
Để luyện tập tốt ở level 2 này thì bạn nên có 1 partner nữa để cùng nhau hỏi đáp
và học hỏi lẫn nhau.
Sẽ cực kì thú vị nếu các bạn có những phần thách đố, phần quà cho người thắng
cuộc đó.

Level 3: Kể chuyện.
Ở level này, nếu các bạn làm tốt thì khi đó các bạn đã thật sự trôi chảy hơn rất
nhiều rồi đó.
Làm sao để luyện tập?
Hãy tập trung vào 1 chi tiết nhỏ trong bức ảnh, rồi sau đó kể những chuyện có thể
xảy ra với chi tiết đó và liên quan đến những từ vựng mục tiêu, chi tiết khác như
thế nào.
Ví dụ: Cậu bé đang nghĩ về chọn món quần áo nào để mặc. Hãy “Chém” rằng:
David will wear a t-shirt and a shorts because the weather is hot. After he’s done
getting dressed, he’s gonna have breakfast before his mother drives him to school. …
Nếu bạn trôi chảy phần này, thì đồng nghĩa vời việc bạn phản xạ cực kì nhanh với
tất cả những hình ảnh, chi tiết vừa xuất hiện trong đầu. Đây cũng là yếu tố tốt để
đo sự trôi chảy của bạn.

Last step! Dạy người khác.


Một lần dạy là một lần bạn được luyện tập lại.
Nếu bạn muốn dạy người khác có phải bạn sẽ muốn dạy đúng không?
Nếu muốn dạy đúng có phải bạn sẽ chuẩn bị thật kĩ không?
Nếu chuẩn bị kĩ và dạy đúng thì sao? Chẳng phải bạn đã thành thạo những kiến
thức, kĩ năng đó?
Nếu bạn chuẩn bị kĩ rồi mà vẫn dạy sai thì sao? Ngại chứ? Mình đảm bảo bạn sẽ
nhớ nó cả đời ý.
Nên dù đúng, dù sai, bạn vẫn là người có lợi đúng không?
Mình rất khuyến khích các bạn dạy ngay khi đang học bất cứ thứ gì, biết 1 từ dạy 1
từ, không vấn đề gì cả.

HÃY HỌC VỚI MONG MUỐN ĐỂ DẠY LẠI CHO NGƯỜI KHÁC.
Bạn học với thái độ hoàn toàn khác.

Nếu bạn làm tốt 4 bước luyện tập này, phản xạ tiếng Anh hoặc đạt 6.0-6.5 IELTS
Speaking không còn là điều gì đó quá xa xỉ nữa đâu ^^.
Bộ tranh để luyện tập theo phương pháp này cũng có ở trên bài ghim trong group
tự học iFIGHT family – chia sẻ và học tập.
133
Thầy Kiên IELTS iFIGHT

Phương pháp luyện phản xạ và trôi


chảy cho trình độ cao
PHƯƠNG PHÁP 1: TẢ TỪ

Có partner hay không thì bạn cũng có thể làm được phương pháp sau, đây là yếu
tố quyết định bạn có phản xạ tốt với từ vựng của mình không.

Bạn hãy viết xuống hoặc lấy 1 list các từ vựng mà bạn mới học được, và ngồi tả nó
bằng các từ vựng khác mà bạn đã sẵn có. Nếu bạn có khả năng tả tốt, nó gần như
đồng nghĩa với việc bạn thể hiện ý của bản thân tốt và khi đó, bạn được coi là trôi
chảy. Vì trong tiếng Việt cũng vậy thôi, nếu bạn đang nói chuyện và quên mất một
từ thì bạn sẽ làm gì? Đương nhiên không dừng lại để nghĩ xem từ đó là gì rồi đúng
không, mà các bạn sẽ nhanh chóng dùng từ khác để nói cùng một ý đó. Trong IELTS,
nếu bạn có khả năng làm việc này tốt thì bạn sẽ đạt tối thiểu 6.0 cho phần từ vựng
của bạn. Ngoài ra bạn cũng sẽ trôi chảy hơn vì không cần dừng lại để nghĩ, nó cũng
sẽ giúp bạn tăng điểm trôi chảy. Xịn không ^^. Nếu bạn tả từ được cho người khác
hiểu, có nghĩa là bạn đã hiểu tốt, nếu người khác nói được từ đó ra thì có nghĩa là
ACTIVE VOCABULARY của bạn ấy có từ đó. Phương pháp này dành cho mọi trình độ.
Để lấy từ vựng tả thì bạn có thể vào trang này nhé:
http://www.englishprofile.org/wordlists/evp

PHƯƠNG PHÁP 2: 3S3R (3 STEPS – 3 RULES)

Step 1: chọn 1 câu hỏi bất kì và trả lời


Rule 1: No preparation
Rule 2: Talk for at least 15 seconds (bạn có thể tăng cái này lên nhé)
Rule 3: No-more-than-3-second pauses, no repetition.

Với bước này, bạn sẽ biết trình độ của mình đang ở đâu và ép bản thân mình không
được phạm lỗi sẽ mất điểm hoặc của trình độ dưới đó chính là: NÓI NGẮN, NGHĨ
LÂU, LẶP BẢN THÂN NHIỀU (mô tả band 5-6 phần trôi chảy của speaking)

Step 2: Vẫn câu đó


Rule 1: 3 ideas (bạn được chuẩn bị 3 ideas, đừng viết dài đườn ra nhé)
Rule 2: talk for more than 30s (cứ double bước trước lên ^^)
134
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

Rule 3: No-more-than-3(or 2s) pauses, no repetition


Với bước này bạn sẽ giúp bản thân nói mạch lạc hơn, trôi chảy hơn ăn điểm
thêm phần Fluency.

Step 3: Vẫn câu đó


Rule 1: 6 words (từ 3 ideas ở trước bạn được chuẩn bị thêm 6 từ, nên là từ vựng hay,
mục tiêu, mà bạn muốn dùng được)
Rule 2: talk for more than 60s
Rule 3: No-more-than-3 (or 2s) pauses, no repetition
Với bước này bạn thật sự lên được trình độ khi sử dụng thêm các từ vựng tốt hơn để
thể hiện được ý của mình chuẩn hơn, trôi chảy hơn… nếu có bạn học cùng thì có thể
sửa cho nhau về grammar và pronunciation. Vậy là bạn có thể cải thiện được toàn
diện khả năng tiếng Anh của mình rồi.
Với cách này bạn có thể học đến mọi band bạn mong muốn, dùng cách này để học
với các câu hỏi dự đoán cho speaking thì… TUYỆT VỜI RỒI ĐÚNG KHÔNG ^^.

PHƯƠNG PHÁP NỐI TỪ - SUPER INTENSIVE DÀNH CHO BAND 7.0+.

Hãy lấy ra từ vựng bạn muốn sử dụng hay mới học được. Ngồi kể một câu chuyện
làm sao mà bạn phải đảm bảo tính mạch lạc và sử dụng được toàn bộ các từ mình
viết ra. Đừng cố nối nó vào, hãy đảm bảo bạn có khả năng nói cho câu chuyện mạch
lạc đã, rồi từ từ bạn sẽ nối được. Nếu bạn học một mình thì nên ghi âm lại để xem
mình có sai ngữ pháp hoặc đoạn nào nên sửa và dùng từ or cấu trúc khác không.
Còn nếu học với bạn bè thì hãy viết xuống tất cả lỗi của bạn mình rồi… thằng nào
thua thì khao 1 bữa KFC chẳng hạn. Vui lắm ^^.

135
Thầy Kiên IELTS iFIGHT

Những điều cần chú ý


khi học speaking
PHÁT ÂM VÔ CÙNG QUAN TRỌNG

- Nếu bạn biết nhiều từ hay mà phát âm không làm người khác hiểu được thì rất
phí công học.

- Hãy học chuẩn cách phát âm của các âm lẻ, nói đúng trọng âm – như này các bạn
đã đủ đạt 6.0 cho phần phát âm trong bài thi Speaking rồi. Phát âm tiếng Việt khác
tiếng Anh ở chỗ do là tiếng đơn âm tiết nên mọi thứ được phát âm rất rõ, không
giống tiếng Anh có trọng âm trong từ và trọng âm trong câu.

- Cách luyện tập nói đúng trọng âm, nghe tây luôn sau 1-2 lần luyện. Hãy mím
miệng lại và nói ừ- hứ, ứ-ừ. Thử nhé. ứ-ừ. ‘Ba-by. Bạn sẽ thấy âm ‘bi trong từ Baby
/ ‘beibi/ được nói rất lướt và… well, giống tây chưa ^^.

- Không học nối âm. Thay vào đó hãy học nói trong một hơi, và giữ âm cuối. Tự
nhiên sẽ có nối âm. Thử nhé, trong câu he’s an evil person. Nếu bạn nói đúng và giữ
âm cuối của nó thì sẽ thành như sau: He’sssssssannnevil person – tự nó sẽ nối vào
nhau thôi. Trẻ con bên nước ngoài đâu có ai được học nối âm đâu, vì đơn giản là
khi nói nhanh tự nhiên nó thành như vậy thôi. Và nối âm chỉ có khi bạn nói đã trôi
chảy, do đó thời gian học nối âm hãy dành để học từ vựng, nghe… để quen hơn và
trôi chảy hơn. Đừng học nối âm!

- Nếu bạn chỉ cần điểm Speaking cao, đừng học giọng Anh Anh hay Anh Mỹ gì cả, tốn
thời gian thôi. Hãy đảm bảo phát âm chuẩn các âm lẻ, có trọng âm, và nối âm khi
bạn đã trôi chảy, bạn hoàn toàn có thể được 7.0+, hoặc thậm chí là 8.0+. Tin mình
đi, mình dạy nhiều bạn như vậy rồi ^^.

- Còn các bạn muốn có accent để… nói cho vui, tự nhiên, tự tin, hay là đi dạy tiếng
Anh, thì hãy luyện theo cách nhại lại. Và để nhại hiệu quả thì hãy “play the charac-
ter”, kiếm một diễn viên hay bộ phim có ai có giọng mà bạn thích và nhại theo cách
họ nói thôi. Chú ý cách phát âm theo từng cung bậc cảm xúc của họ, và HÓA THÂN
THÀNH HỌ. Bạn sẽ có accent.

- Hãy đọc to rõ ràng 1 bài đọc ngắn nào đó hàng ngày khoảng 5-10 phút. Nó sẽ giúp

136
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

bạn phản xạ nhanh hơn với mặt chữ hoặc các từ bạn đã biết, bạn sẽ bất ngờ với việc
mình không thể đọc được trôi chảy ở những lần đầu đấy ;).

- 3 yếu tố giúp phát âm của bạn rõ và dễ hiểu hơn (điểm cao hơn)

DIFFERENCE
Âm cuối.

Bạn thử nói từ này trong tiếng Việt nhé: Bô – bố - bổ - bồ - bỗ - bộ. Dễ chứ? Chúng
có khác nhau không? Chắc chắn là không cái nào giống cái nào rồi.
Còn các từ sau đây thì sao? Why – white – while – wine – wife – wise – wives
Chắc chắn cũng khác nhau đúng không? Nhưng khác nhau như nào? Đúng! Chính
là âm cuối!
- Hãy tưởng tượng khi ai đó nói: Your wine is delicious. Ok đúng hem?
- Nhưng nếu phát âm thành: Your wife is delicious thì sao? Sẽ không còn OK nữa
đâu nhỉ :P.
- Vậy âm cuối của tiếng Anh có tầm quan trọng ra sao?
- NÓ NHƯ DẤU CỦA TIẾNG VIỆT VẬY.
Nói không dấu hoặc tệ hơn là sai dấu thì chắc chắn sẽ làm người nghe cực kì khó
hiểu ý bạn muốn diễn đạt là gì.

'DIFFERENCE
Trọng âm

Trọng âm trong từ:


- Tiếng việt là tiếng đơn âm tiết nên không có trọng âm trong 1 từ, 1 từ ghép có thể
có tuy nhiên chúng ta sẽ không đề cập đến nó trong bài viết này vì chúng ta đang
học tiếng Anh mà đúng hem.
Còn tiếng anh thì những từ 1 âm tiết cũng có, 2 âm tiết cũng nhiều, 3 âm tiết cũng
không ít, kể cả 4 âm tiết trở lên vẫn chẳng có gì là hiếm cả.
Vậy trọng âm trong từ có tác dụng gì?

137
Thầy Kiên IELTS iFIGHT

Nó giúp người nghe hiểu được ở đó có mấy từ. Rất ít các từ trong tiếng Anh có
2 trọng âm đứng cạnh nhau. Thế nên những trường hợp nghe được 2 trọng âm
thường người nghe sẽ hiểu đó là 2 từ.
Ví dụ như: Baby và Bay B. Bạn nói là: bây-bi thì sẽ là trường hợp 2 không cần biết
ý bạn đang muốn chuyền tải là gì.
Còn muốn nói từ thứ 1 thì bạn nên nói là: Baaay-bì.
KÉO DÀI NGUYÊN ÂM CỦA TRỌNG ÂM TRONG TỪ!, thường nói thanh ngang, ít khi nói
thanh “sắc”.
Còn âm không phải trọng âm thì thường xuống giọng, đọc nhẹ và thêm dấu huyền,
nặng. Có thể thêm dấu “sắc” trong một số ít các trường hợp tùy ngữ điệu và ý của
người nói.

Trọng âm trong câu:


- Hãy tưởng tượng khi ai đó nói 1 câu rất đơn giản là: I love you. Theo bạn sẽ có bao
nhiêu cách nói? 1, 2, hay nhiều hơn?
Nhiều! nhiều lắm!
Ví dụ: IIIIIIIIIIII love you. Sẽ có nghĩa là “A yêu em chứ k phải thắng khác đâu”
Hay: I LOOOOOOOOVe you lại có nghĩa là “ A yêu đó chứ không phải thích đâu”
Còn: I love YOOOOOOOOOOU thì sao? “a yêu e chứ k phải đứa khác đâu”
Tiếng Việt thì cần giải thích vậy đó. Còn tiếng Anh thì CHỈ CẦN TRỌNG ÂM là đã đủ
trong đại đa số các trường hợp rồi!.

Ngữ điệu
Về ngữ điệu thì khá rộng nếu nói về việc lên giọng hay xuống giọng ở đâu và nhất
là nhiều vùng miền lại có những cách lên xuống khác nhau nên chu ta bỏ qua phần
này. Mà “CẢM XÚC”mới là thứ làm người nghe hiểu bạn dễ hơn. Tại sao ư?
Nếu 1 từ được nói với những sắc thái khác nhau thì nó cũng có nghĩa hoàn toàn khác
nhau: Khi bạn nói “Good” với giọng buồn bực hay chán nản hay tức giận nó chắc
chắn sẽ không có nghĩa là “TỐT” rồi đúng không?
Cùng xem đoạn hội thoại sau nhé:
A: Hey, you wanna hang out tonight?

138
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

B: uhmm, no. (giọng tiếc nuối)


A: No? (giọng ngạc nhiên)
B: No. (giọng chắc chắn hơn)
A: Why? (giọng nài nỉ)
B: I don’t know. I gotta go
A: Alright (giọng chán nản) See ya later.
B: Later.
Vậy nếu trong những chữ “No” ở trên mà cùng nói theo 1 kiểu thì sao? CHẲNG AI
HIỂU GÌ CẢ!
Thói quen nói tiếng Việt phần nào đó ngăn cản bạn nói tiếng Anh một cách tự nhiên
vì trong tiếng Việt, dường như việc bày tỏ cảm xúc quá nhiều trong khi nói có thể bị
coi là “điệu”.
Đó chính là lý do những đứa “Điệu”, “phởn” hay “trẻ con” thì thường lại nói tiếng
Anh tự nhiên hơn.

139
Thầy Kiên IELTS iFIGHT

Bài thi IELTS Speaking có những gì?


Làm gì cho mỗi phần?
Chắc hẳn các bạn biết về những thông tin như này rồi:

- Bài thi gồm 3 phần (part 1-small talk, part 2-long speech, part 3- discussion)

- Độ dài bài thi: 11-14 phút, giám khảo không được phép dừng sớm hơn hoặc muộn
hơn.

- Phần 1 bạn sẽ được hỏi 3 topics bất kì rất liên quan đến cuộc sống của các bạn để
khởi động. Bộ câu hỏi phần này thường có 30-40 topics trong 1 quý và khi bạn tổng
hợp được nó, thì đi thi sẽ chắc chắn vào.

- Phần 2 bạn cần tả cái gì, ai đó, địa điểm, sự kiện nào đó trong khoảng 2 phút và
bạn được chuẩn bị 1 phút. Câu hỏi phần này cũng tổng hợp được và có khoảng 50
câu.

- Phần 3 sẽ gồm các câu hỏi mở rộng cho topic phần 2. Câu hỏi phần này ít tổng hợp
được vì giám khảo được quyền go off topic chứ không chỉ có theo script như phần 1
và 2.

Nhưng đây có lẽ là những thứ bạn chưa biết, và nó sẽ giúp bạn cải thiện điểm số
của mình đáng kể đó:

- Với phần 1 giám khảo thường chưa đánh giá trình độ của bạn quá nhiều, và muốn
hỏi được nhiều câu ở nhiều phần để có thể kiểm tra trình độ của bạn ở nhiều góc độ
khác nhau tốt nhất. Do đó câu trả lời của bạn không cần quá dài. Trả lời thẳng vào
vấn đề, giải thích nó chút là ok, nên dùng công thức PEECO mình giới thiệu dưới đây
để chiến tốt phần này. Ngoài ra nếu bạn bị ngắt nhiều phần này thì đa phần là do
giám khảo cảm giác bạn nói theo kiểu học thuộc và sẽ hỏi các câu “unexpected” hơn
để đảm bảo đánh giá chính xác trình độ của bạn.

- Với phần 2 bạn có thể lòng vòng kể chuyện về chủ đề mình được nhận cũng không

140
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

sao, vì ngồi tả cái gì đó trong 2 phút thì đến tiếng Việt cũng chẳng làm được đúng
không bạn. Do đó bạn có thể ghép được nhiều các topic lại với nhau và nói chung 1
bài thôi, ôn cho nhanh. Sau phần 2 này giám khảo thường đánh giá được điểm của
bạn khá tốt rồi. Bạn hoàn toàn có thể nói trong 1p30s or 1p45s và đạt điểm rất cao.
Với phần này thì phải thực sự chú ý vào ngữ pháp khi bạn sử dụng, vì đa phần câu
hỏi là trong quá khứ.

- Tuy nhiên phần 3 mới là phần chốt và bạn cần thể hiện được tốt nhất để đạt được
điểm cao. Giám khảo có 3 loại câu hỏi cho phần 3.
Nếu bạn dưới <6.5 sẽ có 1 set riêng, câu hỏi thường khá dễ chưa thật sự trừu
tượng.
Nếu bạn làm tốt các câu hỏi này thì có thể được hỏi các câu ở set 2, và câu hỏi
ở set 3 thường khó và trừu tượng cực kì.
Ví dụ như: Is socializing online a form of socialization? Hay là: if you were in the
shoes of an architect, what would you take into considerations when designing a
public building? Chẳng hạn.

- Mình có nói chuyện với nhiều giám khảo và họ đều nói rằng phần 3 là phần bạn
để lại ấn tượng cuối cùng cho họ, do đó nó ảnh hưởng đến điểm của bạn nhiều nhất.

- Mình cũng đã từng chỉ nói được 1 phút gì đó ở part 2 do chủ đề quá dị (describe a
useful math skill you learned in primary school) nhưng sau đó thì mình vẫn đạt 8.5
speaking do phần 3 chém ngon.

- Ngữ pháp như nào thì đủ đạt điểm cao? Các thì tiếp diễn sẽ được đánh giá cao
hơn, vì đa phần các bạn thi ielts chỉ dùng đc: hiện tại đơn, quá khứ đơn, tương lai
đơn… bạn nên dùng được thêm hiện tại hoàn thành, hiện tại hoàn thành tiếp diễn,
quá khứ đơn, quá khứ tiếp diễn, hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, tương lai đơn và quá
khứ hoàn thành. Cấu trúc câu điều kiện 0,1,2,3, so sánh, các mệnh đề tính từ, danh
từ, trạng từ, rút gọn. Full range band 9 rồi.

- Làm sao để không sai ngữ pháp khi nói? Bạn có thấy nói không chia động từ thì
không vấn đề gì nhưng động đến quá khứ, hiện tại hoàn thành hay đơn giản là she
với he 1 cái là bắt đầu khá dối rồi đúng không. Với việc nói đúng (hoặc không sai quá
nhiều) trong quá khứ (cái này là must với các bạn cần band 6.5+ cho speaking) thì
bạn cần phải nghe nhiều, ngấm cách nói của người bản xứ. Cách dễ nhất là nghe kể

141
Thầy Kiên IELTS iFIGHT

chuyện, ngày trước mình có nghe full bộ oxford bookworm, hiện tại có các kênh kể
chuyện trong tiếng Anh cực hay trên youtube như: my story animated hoặc actually
happened, chú ý vào cách họ chia động từ khi kể chuyện, bạn nghe đủ nhiều sẽ ngấm
và nói được theo thôi. Nói đúng ngữ pháp cũng sẽ tăng điểm Pronunciation của bạn
đó vì, s-es, ed endings cũng là các features trong speaking mà giám khảo đánh giá.

- Bạn cần dùng các modal verbs, often, tend to… để giảm tính quy chụp của mình
khi nói. Đừng nói: men are stronger than women men are often/ tend to be
stronger than women/ their female counterparts. Điều này vô cùng quan trọng
với các bạn cần band 7+. Vì từ trình độ 7.0+ (C1-C2) bạn cần thể hiện được ý một
cách tinh tế hơn, và quy chụp như ở trên làm bạn sound rất bias, và không được
well-educated cho lắm.

- Bạn cần dùng được rộng các discourse markers như : personally I think, for the
most part, as you can probably guess, you see, I guess, I believe, I reckon, absolutely,
definitely… vì nếu bạn overuse cái gì đó quá thì nó là mô tả của band 6.

- Từ vựng như nào thì đạt điểm cao? Ở band 6 bạn đã biết khá nhiều từ vựng rồi,
có khả năng nói dài nhưng chưa dùng ĐÚNG từ vựng, band 7 cần dùng đúng chỗ
hơn (không có nghĩa là từ vựng rộng hơn), band 8 cần đúng hơn nữa và band 9 thì
cần tự nhiên và bạn muốn đạt 7.0+ thì bạn cần có từ vựng về chủ đề đang được
nói đến. Nếu nói về extreme sports thì bạn cần biết về sky diving, scuba diving, life
threatening situations… chứ không cần từ gì đao to búa lớn cả. Và đa phần nó có
nghĩa rằng bạn cần có chút hiểu biết về nó, vì

TỪ VỰNG CHỈ CÓ VÀ SỬ DỤNG ĐƯỢC KHI BẠN CÓ KIẾN THỨC VỀ NÓ THÔI.

Và khi dạy học sinh từ C1 trở lên đến C2 thì những thứ các giáo viên cần dạy đó là
educated-language chứ không phải là idioms hay slang gì cả. Chỉ có 1 cách để lên
được 7.0-9.0 cho phần speaking là đọc và nghe về các chủ đề có thể sẽ thi, thật sự
enjoy nó, lấy kiến thức và từ vựng sẽ tự nhiên theo nó mà có thôi. Bạn nên tập tóm
tắt lại những gì đã đọc hoặc nghe bằng ngôn ngữ của mình, bạn sẽ thấy bạn tự
dùng được khá nhiều ngôn ngữ mới học được. Cách rất hay nữa đó là hãy nói 1 câu
với nhiều cách khác nhau và ngày một “educated” hơn.
It takes time, a lot of time indeed.

142
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

Do đó các giáo viên ở cambridge hoặc các khóa CELTA thường có câu nói đùa với
nhau đó là:
C1 or C2 levels are only for the bravehearts.

Mình có bạn bè là bản xứ người Anh và Mỹ đi thi IELTS nhiều người cũng chỉ đạt 8.0,
thậm chí có một vài bạn đạt 7.0 vì các bạn ý không có kiến thức về các chủ đề các
bạn ý bị hỏi. Bạn thử trả lời câu này trong tiếng Việt xem nhé: việc mọi người đang
giao tiếp, kết nối trên mạng xã hội có được gọi là tương tác xã hội không?

Nên chìa khóa để đạt điểm cao trong Speaking và cả Writing cũng vậy đó là:
BE EDUCATED!. There’s no shortcuts.

143
Thầy Kiên IELTS iFIGHT

Vậy công thức PEECO thần thánh


trông như nào?
Công thức trả lời hiệu cho mọi câu hỏi trong parts 1 và 3
Thực tế các bạn hay mắc lỗi rất chung đó là THIẾU Ý, hoặc KHÔNG CÓ Ý khi trả lời.
Và những bạn trả lời DÀI, thì lại bị lòng vòng, thiếu tính mạch lạc.
Không cho giám khảo đủ CƠ SỞ để chấm điểm cao cho bạn.
Công thức này sẽ giúp các bạn luyện tập tốt và tránh được mọi vấn đề như kể trên.

CÔNG THỨC

P.E.E.C.O
Đó chính là: Point – Explanations – Examples – Comparison – Opinion
Point – Trả lời vào trọng tâm của bài
Explainations – Giải thích rõ hơn ý mình muốn nói
Examples – Đưa một, hoặc vài ví dụ
Comparison – So sánh với 1 ai đó, nhóm người nào đó, thời gian nào đó
Opinion – Chốt ý kiến của mình
Ví dụ:
What do you like to do in your free time?
Phần lớn các bạn hay trả lời đơn giản là:
-I like reading books and listening to music because it can help me relax.
Câu trả lời trên không hề đưa cho giám khảo đủ cơ sở nào để đánh giá cao khả năng
tiếng Anh của bạn.

Còn câu trả lời này thì sao?


Well, you know, I gotta say that I’m quite keen on (paraphrase 1 tý) reading books
(Point). These days, I’m just up to my ears in deadlines and workload all the time
so reading is actually the best way for me to unwind after a hard day’s work
(Explanation). Take last weekend for example. I spent the whole day reading “Harry
Potter” (Example). Well, this is not the case for my friends, though. Outdoor activities
are their go-tos. (Comparison) So I guess there’s no accounting for taste (Opinion)
144
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

Thêm ví dụ cho các bạn hiểu hơn nè:


Are you a student?
I’m a senior (thì sao?) at NEU. So, you can probably guess, I got a lot on my plate
right now. Yknow, all the assignments and deadlines can really drive me crazy
(Example). Gosh, it was so much easier when I was a freshman. I even got a schol-
arship. But now I just wanna pass the exam and that’s all (compare). Having said
that, I’m somewhat used to the heavy workload, so yah (chốt lại câu trả lời, yàaaa
1 cái là xong :P). (opinion)

Bạn có thể linh hoạt việc so sánh. Bạn có thể so sánh sang người khác, thời điểm
khác. Với việc nói như này, bạn sẽ ép mình phải sử dụng từ vựng rộng hơn, hãy học
từ đồng nghĩa và trái nghĩa để làm việc này tốt hơn.

Đủ dài, mạch lạc, sử dụng được nhiều cấu trúc


--> CÓ CƠ SỞ ĐỂ CHẤM ĐIỂM CAO.

Đôi khi với những câu hỏi mà khó nghĩ ra việc giải thích tại sao mình nghĩ vậy thì
các bạn có thể bỏ qua phần Explanation và nói thẳng vào Example rồi so sánh rồi
chốt ý kiến của bản thân mình là xong.

Ví dụ như: What do you like most about your hometown?


Well, actually What I find most interesting about my hometown is that you can
pretty much try all kinds of delicacies there without breaking the bank (Point) . For
example, you only need to pay around $1 for a cup of local beer (Example). It’s
clearly something you can’t miss if you visit my hometown (Opinion)

Bạn hoàn toàn có thể kéo dài nó ra bằng cách so sánh với các thành phố khác, rằng
nó đăt đỏ ra sao, phải đi xa như nào mới có “delicacy” thật để thưởng thức.
Với kinh nghiệm nhiều lần thi đạt Speaking 8.0+ của mình thì part 1 nên giữ câu trả
lời ở 3-5 câu, chính vì vậy đôi khi bạn chỉ cần nói vào ý, giải thích rồi đưa ví dụ cũng
đủ độ dài cần thiết rồi (sử dụng P.E.E).

Vậy thì với mỗi ý trong công thức P.E.E.C.O là bạn có 1 câu rồi, thêm các từ nối, chuyển
ý nữa là độ dài và chất lượng câu trả lời của bạn luôn đảm bảo được đánh giá tốt
dựa trên khung chấm điểm của giám khảo.

145
Thầy Kiên IELTS iFIGHT

Cuối cùng là ôn bộ dự đoán đề


speaking sao cho hiệu quả?
Chắc chắn bộ đoán đề không còn gì xa lạ với các bạn ôn thi IELTS rồi đúng không,
nhưng thực sự nhiều bạn đang học nó sai cách dẫn đến việc đi thi đạt điểm không
như mong muốn mặc dù... “mình nói trôi chảy, dùng từ vựng ngon mà”

Vấn đề vô cùng lớn khi bị giám khảo nghĩ là học thuộc đó chính là : không cần
biết câu hỏi đó bạn trả lời mĩ miều đến như nào, bạn sẽ k đc tính điểm, tức là bị
bỏ qua luôn. Và dấu hiệu thường là : bạn sẽ bị ngắt ở giữa để bị hỏi sang các câu
“unexpected” hơn để được đánh giá đúng khả năng của mình.

Và thường thì các bạn chỉ học thuộc được part 1,2 thôi còn part 3 thì giám khảo được
phép go off the script để thật sự push bạn đến band điểm của bạn. Mình có trao đổi
với thầy Tony Grace - đã từng chấm thi cho BC và IDP 5 năm thì thầy có nói rằng
sau part 2 thì giám khảo có 3 loại câu hỏi, dành cho các thí sinh khác nhau. Nếu sau
part 2 và giám khảo thấy bạn ở band <6.5 thì thường bạn sẽ được nhật các câu hỏi
part 3 khá dễ, nếu bạn trả lời ok cho các câu đó thì nó sẽ giúp giám khảo confirm
lại band điểm của bạn. Nếu bạn trả thời thật sự xuất sắc thì bạn sẽ đc hỏi các câu ở
band cao hơn và đương nhiên part 3 là phần cuối cùng trong bài thi nên nó là phần
để lại ấn tượng nhất với giám khảo, và do đó bạn sẽ đc band cao mặc dù phần 1 và
2 thể hiện k đc ổn lắm. (gần đây mình có trao đổi với thầy Peter Wright với 30 năm
trong ngành giảng dạy, ôn thi và rất rất nhiều năm chấm thi thì thầy ấy cũng nói
về tầm quan trọng của part 3 so với các phần còn lại).

Một điều cần chú ý đó là là ở band 5 và 6 thường các bạn biết từ vựng khá tốt nhưng
yếu ở điểm là chưa dùng đúng ngữ cảnh. Nếu học từ vựng và k thật sự hiểu sắc thái
của nó thì rất có khả năng bạn sẽ dùng sai chỗ, bạn cảm giác rằng mình dùng đc
các từ vựng “band 7, 8, 9 “ gì gì đó nhưng thực sự nó lại làm điểm bạn k bao giờ qua
6.0 cho phần này.

Do đó, khi học các bài mẫu theo câu hỏi dự đoán, hãy tra từ điển để chắc chắn được
cách sử dụng của nó. Hãy đọc báo, (với part 1 thì wikihow có rất nhiều thứ hay) ,

146
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

xem video về chủ đề đó (youtube rất nhiều) để thực sự thấy các từ vựng như nào sẽ
đc sử dụng. Mỗi ngày các bạn nên ôn tối đa 1 topic, nhưng thực sự sâu, đừng có thói
quen ăn xổi và lựa chọn học thuộc lòng, nó sẽ hại bạn thôi. Và trước khi học sang
topic tiếp theo thì đừng quên xem lại về các topics đã học ở trước để đảm bảo học
k bị quên.

Cái công học lại những thứ mình đã học mệt hơn xem lại rất nhiều!.

Và cuối cùng là, bộ dự đoán chỉ nên là thứ giúp bạn lường trước được các câu hỏi hóc
búa và học nước rút trong thời gian cuối thôi, thời gian bạn nên dành vào việc cải
thiện trình độ thực sự của mình. Câu cuối cùng này chắc chắn k nhiều bạn thích vì...
mình không đưa cho các bạn cách để 1 tuần hay 2 tuần tăng 1.0 speaking, vì bạn k
trick được giám khảo đâu, hãy học thật.

147
Chương vi:
từ mù chữ lên 9.0
Reading
Thầy Kiên IELTS iFIGHT

Đôi điều về việc học Reading.

Có thể bạn đã biết:


Học reading là cách nhanh nhất để cải thiện từ vựng.

Hai yếu tố ảnh hướng đến kĩ năng nghe là từ vựng và phát âm, thì 2 yếu tố ảnh
hưởng đến kĩ năng đọc là:

vocabs Grammar
Từ vựng Ngữ pháp

Do đó, nếu bạn chỉ tập trung vào học từ vựng, có thể đó là lý do mà tốc độ lên điểm
của bạn còn chưa nhanh. Hãy đảm bảo nắm được hết các mệnh đề nâng cao và rút
gọn của chúng nó, bạn sẽ đọc nhanh và hiểu rõ hơn rất nhiều.

150
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

Tương tự như kĩ năng nghe, với các bạn beginners


thì hãy bắt đầu học tiếng Anh bằng việc tìm các tài
liệu phù hợp với sở thích của mình. Ngày trước mình
có dạy một bạn cùng phòng học tiếng Anh và thấy
rõ sự cải thiện của bạn ấy sau 1 tháng học. Bạn ấy
cực kì đam mê bóng đá và hàng ngày có thể đọc hết
bài báo này đến bài báo khác liên quan đến bóng đá
như: chuyển nhượng, chấn thương, dự đoán, drama
ngoài đời của cầu thủ… nhưng… đó là trong tiếng
Việt. Khi mới học tiếng Anh thì bạn ấy có khi phải
tra hàng tiếng đồng hồ để đọc hết 1 bài báo mà bạn
ý chỉ mất 5-10p đọc trong tiếng Việt. Nhưng đột phá
thấy rất rõ ràng sau khoảng 30 ngày chăm chỉ đọc
hiểu, khi mà bạn ấy đã có thể đọc về chủ đề bóng đá
mà gần như không cần tra gì cả, và nghe bình luận
bóng đá trong tiếng Anh khá rõ rồi.

Sau đó khoảng 5 tháng bạn ấy cần phải ôn thi TOEIC


và cần học vững hơn về ngữ pháp với từ vựng Busi-
ness. Chỉ mất khoảng 1 tháng ôn thi bạn ấy đã đạt
được 765 điểm TOEIC mà không cần đi học bất kì
một khóa học luyện thi nào cả.
Do đó hãy cứ thật quen với ngôn ngữ của một lĩnh
vực nào đó để nắm vững 80% từ vựng quan trọng
nhất đã, sau đó bạn cần phải mở rộng từ vựng của
mình trong nhiều lĩnh vực khác nhau nữa. Lúc này
thì cũng chỉ phải học thêm 20% từ vựng ngành
khác nữa thôi nên… khá là nhàn mà từ vựng lại
lên nhanh vì bạn có thể kết nối những thứ mới với
những gì mình đã biết nhanh hơn. Lúc đầu là khó
khăn nhất vì… bạn làm gì có gì mà kết nối đâu ^^.

151
Thầy Kiên IELTS iFIGHT

Thực sự khi học kĩ năng nghe và đọc thì bạn cần


quên việc HỌC đi, thay vào đó thì hãy enjoy những
gì mình đang làm, coi tiếng Anh là công cụ thôi để
mình có thể nghe, đọc những gì mình thích hoặc
làm những gì mình cần. Thói quen là quan trọng
nhất đối với kĩ năng này, bạn không cần chủ động
cố nhớ các thứ quá nhiều đâu, cứ đọc, cứ nghe thôi
rồi bạn sẽ nắm được những từ quan trọng nhất, hay
được lặp lại nhất.

Đến bây giờ mình vẫn đọc những truyện như Harry
Potter hoặc Sherlock Holmes, và vẫn đọc feed của
trang Humans of New York mặc dù mình không còn
từ mới khi đọc những thứ đó nữa. Đơn giản thôi,
mình có cơ hội lặp lại những từ mình đã có, nó vẫn
sẽ giúp mình phản xạ nhanh hơn với từ vựng thôi.
Mình cũng thường xuyên nghe audio books trên
Blinkist, trên app này có đủ sách về các chủ đề và
mình tin rằng bạn sẽ có hứng thú với một chủ đề
nào đó trên đó. Các sách đề được viết lại và tóm tắt
với ngôn từ không quá học thuật, việc này sẽ giúp
bạn đọc và dùng nó tốt hơn cho nói và viết sau này.
Hơn nữa, đọc sách cũng sẽ giúp bạn có thêm kiến
thức, chẳng phải là điều quá tuyệt vời sao ^^.

Mình nhắc lại nhé:


TỪ VỰNG LUÔN ĐI SAU KIẾN THỨC.
Hiểu và sử dụng được educated language mới giúp bạn đạt điểm cao
trong kì thi IELTS.

152
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

Đôi điều về việc đọc dịch


Khi đọc có nên dịch không?
Đây là câu hỏi mình gặp cực kì nhiều và câu trả lời của mình là: CÓ VÀ KHÔNG!

Có là khi bạn mới bắt đầu, và không là khi bạn có nền từ vựng căn bản ở mức tạm
ổn để hiểu trong tiếng Anh. Nếu thời gian ban đầu bạn lựa chọn tra từ điển Anh Anh
thì thực sự là đâm đầu vào tường khi mà… bạn đâu có gì để hiểu đâu.

12%

0% 100%

Còn khi bạn đạt khoảng 5.0+ rồi thì nên tra từ điển Anh Anh và không dịch sang
tiếng Việt nữa. Việc này sẽ giúp bạn bỏ dần được việc dịch từ tiếng Anh sang tiếng
Việt và ngược lại, làm bạn phản xạ tốt hơn khi nghe và nói. Đây là khi bộ Lean
vocabulary – có ở bài ghim trong group tự học IELTS iFIGHT Family - phát huy tác
dụng hiệu quả vì thiết kế của bộ sách này đã có giải nghĩa bằng tiếng Anh cho các
từ khó trong bài đọc giúp bạn phản xạ nhanh hơn với từ vựng, ngoài ra còn có từ
đồng nghĩa nữa để đảm bảo bạn quen mặt các từ đó hơn, giúp bạn làm bài reading
nhanh hơn vì bài thi Reading sẽ được giải quyết vô cùng nhanh gọn nếu bạn biết
nhiều từ đồng nghĩa.

64%

0% 100%

153
Thầy Kiên IELTS iFIGHT

Kĩ năng làm bài thi hiệu quả


Sai lầm lớn nhất khi làm bài thi Reading có lẽ là… bạn cần làm
40 câu trong 60 phút.
Ồ, chẳng phải sự thật nó là như thế sao? Nhưng thực ra nếu bạn cần đạt 5.0 thì bạn
cần làm CHÍNH XÁC 15-19 câu trong bài đọc của Academic, không phải là làm hết
40 câu. Nếu bạn làm hết 40 câu và sai xuống còn 15 câu thì cũng không khác gì các
bạn chỉ làm passage 1-2 và đúng 15 câu/ 26 câu. Do đó, hãy đọc thật sự, đừng tips
tricks gì cả, bạn hiểu bài thì bạn sẽ làm đúng thôi.

Tương tự khi làm bài kĩ năng Listening, thì trong câu hỏi của bài Reading cũng có
2 loại key words:

1 là cho bạn vị trí thông tin 2 là cho bạn biết đáp án là gì

Nhiều người chia thành key words không thể paraphrase theo năm, tháng, tên
riêng… và key words có thể paraphrase. Nhưng nó chỉ làm thêm khi làm bài thôi,
quan trọng là bạn đọc hiểu được câu hỏi và biết mình cần tìm thông tin như nào.
Đương nhiên thông tin đó đa phần sẽ được paraphrase, và bạn cần hiểu được các
paraphrase đó.

Nên bạn làm theo kiểu skim với scan sẽ chẳng giải quyết gì nhiều lắm vì nếu bạn
không hiểu thông tin mình cần tìm là gì thì bạn cũng không tìm được và nếu có tìm
được cũng không biết điền đáp án nào cả. Và nếu bạn hiểu rồi thì bạn sẽ tìm được
nó, đơn giản đúng không? Và đừng nhầm skim, scan với khả năng đọc hiểu nhanh.
Vì với đọc hiểu nhanh thì đọc xong bạn sẽ hiểu, còn với skim or scan thì… bạn sẽ
chẳng hiểu gì nhiều lắm.

154
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

Nhiều bạn sẽ nghĩ rằng đọc hiểu cả bài thì làm sao làm kịp trong 60p? mình đã
từng làm như vậy và thừa 31 phút khi thi trên máy tính lần gần đây. Thi trên giấy
mình cũng từng thừa khoảng 10-20p rất nhiều lần. Vậy việc làm kịp và đúng 40 câu
trong 60p là hoàn toàn có thể. Nhưng việc kịp hay không thì đừng tính số câu bạn
làm kịp mà số câu bạn có thể làm đúng trong 60 phút, đây mới là điểm của bạn.

VỚI TƯ DUY TIẾP CẬN BÀI ĐỌC NHƯ VẬY THÌ BẠN SẼ CÓ CÁCH
ÔN READING NHƯ SAU:

Bước 1: Vừa đọc, vừa tra để chắc chắn bạn hiểu toàn bộ những gì mình
đang đọc (lên từ vựng và ngữ pháp mới lên trình được).
Bước 2: Làm bài, đừng bấm thời gian, hãy chắc chắn là mình làm đúng.
Bước 3: Check đáp án và rút kinh nghiệm.

Hãy cố gắng làm đúng đủ số câu bạn cần, nếu bạn aim 8.0 cho nó thì
đừng làm nhanh làm gì, hãy đảm bảo là hiểu hết để làm đúng 35 or 36
câu đều đặn đã. Kể cả là nó có mất 90p-150p đi chăng nữa. Hãy tưởng
tượng bạn tiếp tục học với phương pháp này, từ vựng sẽ tăng dần lên,
thời gian tra từ vựng giảm dần xuống và tốc độ làm bài của bạn sẽ
tăng lên. Rồi sẽ đến lúc bạn làm được 8.0 trong 55 phút, và đó là thời
điểm bạn có thể đăng kí thi.

Mình biết nhiều bạn có thói quen làm đề trong 60p xong, check đáp án
rồi tra từ vựng… nhưng bạn chỉ nên làm đề dưới áp lực thời gian của
phòng thi khoảng 1 tháng 1 lần để đo được sự cải thiện thôi. Còn trình
độ của bạn mới là quan trọng, làm nhanh và chính xác mới là chìa
khóa đạt điểm cao, không phải là làm xong trong 60p.

155
Thầy Kiên IELTS iFIGHT

VÀ KĨ NĂNG LÀM BÀI VÔ CÙNG ĐƠN GIẢN:

Bước 1: Đọc tiêu đề của bài đọc.


Nó sẽ giúp bạn định hình được nội dung bài và topic của bài đó, bộ
não của bạn cũng sẽ huy động từ vựng để giải mã nó nhanh hơn.

Bước 2: Đọc câu hỏi trước


Hãy đọc 3 câu đầu của mỗi một dạng trước vì đa phần các câu trong
bài đọc sẽ sắp xếp theo thứ tự. Trừ 2 dạng là matching headings và
matching info. Lý do bạn cần đọc 3 câu đầu là vì bạn cần câu để chốt.
Nếu bạn đọc đến thông tin của câu thứ 3 trong bài đọc mà chưa làm
được câu 1 thì bạn sẽ biết được là mình đã đọc qua thông tin câu 1
và 2 rồi và khi đó bạn sẽ cần đọc kĩ lại. Nếu không có câu chốt thì có
khả năng cao bạn sẽ đọc mãi, đọc mãi đến câu 5 rồi mới đọc lại, rất
phí thời gian.

Bước 3: Đọc đoạn text bài cho


Hãy đọc 1 khổ và làm hết các câu hỏi liên quan của các dạng bài.
Đừng làm từng dạng bài trước. Và tương tự như vậy bạn đọc đến cuối
bài, hãy đảm bảo là đọc đến dấu chấm cuối cùng thì bạn cũng làm
xong hết các câu.

Với cách làm như này bạn sẽ làm chính xác hơn rất nhiều, đây mới là yếu tố
giúp bạn được điểm cao.

Ngoài ra, cách này cũng giúp bạn giải quyết các bài dạng matching nhanh hơn.
Bạn đã bao giờ làm bài matching information và đọc mãi, đọc mãi không tìm
thấy khổ nào chứa thông tin đó chưa? Nếu bạn làm theo cách này thì bạn
chẳng cần phải tìm gì cả, cứ đọc thôi, đọc xong 1 khổ, quay ra so với câu hỏi
xem liệu có chứa thông tin bạn cần không, rồi sau đó đọc tiếp. Chẳng có gì
phải quay cuồng cả.

156
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

Học sinh của mình nhờ đọc bộ Lean vocabulary và làm theo cách này nên các
điểm 7.5-9.0 Reading nhiều, rất nhiều và tất cả các bạn ấy đều nói rằng tưởng
sẽ mất thời gian hơn nhưng… hóa ra lại làm bài nhanh hơn, thần kì hem ^^.

TỔNG KẾT:
- Đừng cố làm hết 40 câu trong 60 phút nếu bạn không aim 9.0. Đương nhiên
cuối giờ bạn vẫn nên khoanh bừa những câu chưa làm kịp rồi, vì bạn không bị
trừ điểm các câu sai.
- Làm đúng mới được điểm không phải làm nhanh. Đây cũng là lời khuyên
mình dành cho tất cả các band, kể cả 8.0 muốn lên 9.0, đừng làm nhanh!
- Khi luyện đọc ở nhà, hãy đảm bảo bạn lên được trình độ, đừng bấm giờ làm
gì.
- Quên skim, với scan đi, hãy đọc từ từ, bạn sẽ làm chắc và thậm chí làm
nhanh hơn rất nhiều.
- Tài liệu cho 5.0+ là bộ Lean vocab đã được giải nghĩa bằng tiếng Anh để bạn
phản xạ nhanh hơn. Với trình độ dưới 5.0 thì nên đọc 1 loại tài liệu mà bạn
thích thôi.

157
Chương vii:
từ mù chữ lên 8.0
writing
Thầy Kiên IELTS iFIGHT

Đôi điều về Writing


Stephen King đã từng được hỏi về việc làm sao ông ấy có thể viết hay như vậy và
câu trả lời của ông ấy là: “đọc 6 tiếng 1 ngày”.

Đừng viết nhiều hơn so với những gì bạn đọc. Nếu bạn đọc 3-5-10 bài báo về envi-
ronment thì nên bắt tay vào viết 1 bài luận liên quan đến chủ đề này.

Đừng dùng đúng kiến thức, từ vựng, ngữ pháp mình đang có để viết các chủ đề IELTS
với hi vọng điểm mình sẽ cao lên. Nhưng đáng buồn thay đây lại là cách ôn của đa
phần các bạn học IELTS, các bạn cảm thấy các câu hỏi của IELTS quá hóc búa và
không có từ vựng với kiến thức để viết về nó nhưng thực ra bên phương tây học sinh
cấp 3 phải viết luận về các chủ đề tương tự rất nhiều.

Hãy chép bài mẫu, cách này sẽ giúp bạn ngấm được văn phong của bản xứ và cách
dùng từ tự nhiên hơn. Nhưng đừng cố gắng học thuộc bài mẫu vì hiếm khi đề thi
IELTS được lặp lại 100% mà thường sẽ có những thay đổi nhỏ trong đề và nó cũng
làm cách tiếp cận đề khác đi một chút. Bản thân mình đã dùng cả 2 cách ở trên
– đọc rất nhiều và mỗi ngày chép 1 bài mẫu - đề cải thiện điểm từ 7.0 lên 8.0 khi
đi thi thật. Và các bài luận mình gửi giám khảo chấm ở nhà của mình thường đạt
8.5-9.0 (các bạn sẽ thấy các bài mẫu này trong phần hướng dẫn cách viết cho các
dạng writing task 2).

160
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

Bạn cần người chữa bài!


Để cải thiện nhanh kĩ năng này bạn cần người chữa bài, chữa thật sự chi tiết và biết
bạn đang yếu gì, cần gì để cải thiện nhanh nhất. Và bạn phải luôn đảm bảo rằng
bạn sẽ
KHÔNG MẮC LẠI LỖI CŨ.

Đa phần những người làm được việc này thì phải là giáo viên kinh nghiệm, đã được
đào tạo bài bản qua cách chấm bài. Do đó những dịch vụ tốt cho chấm bài thường
không hề rẻ. Mình biết có những gói chấm bài khoảng 50k/bài và thực ra bạn chỉ
lãng phí thời gian với những dịch vụ như vậy mà thôi.

Bạn làm phép tính đơn giản này nhé:

Một giáo viên dạy IELTS kinh Chữa kĩ lưỡng 1 bài và chấm
nghiệm thường có mức lương thường mất khoảng 20-30 phút
khoảng 500k/h khi đi dạy

Vậy nếu 20k/bài hoặc 50k/bài thì


1h giáo viên đó sẽ kiếm được bao
nhiêu tiền?

161
Thầy Kiên IELTS iFIGHT

Các bài mẫu mình sử dụng trong cuốn sách này đều được chấm chi tiết bởi giám
khảo bản xứ - chi phí 1 bài chấm là 600k. Và tổng số bài mẫu trong này là 20 bài,
bạn có nhẩm được giá trị của cuốn sách bạn đang cầm trên tay chứ ^^.

Bạn cần biết khi nào mình lên đến điểm số mình mong muốn và bạn cần biết rõ
ràng mình đã làm gì và học như nào để viết bài ở band đó. Sau đó tiếp tục luyện
tập bằng chính xác cách mình đã làm ở nhiều các topic khác nhau, và khi bạn làm
đủ rộng các topic rồi thì khi đó bạn có thể đăng kí đi thi được. Nên khi học IELTS
writing thì bạn cần có quá trình chậm và quá trình nhanh, chậm là khi mình cần
biết mình phải làm gì để đạt band 6.5,7.0… cho kĩ năng này, đầu tiên dù nó có mất
3 tiếng, 5 tiếng để viết được một bài ở band mình mong muốn đi nữa, cứ tiếp tục
làm. Sau khi bạn làm như vậy đủ nhiều, thời gian sẽ giảm dần xuống 2 tiếng, 1
tiếng rồi 30-35 phút. Cách tệ nhất để luyện IELTS writing là viết 1 bài luận trong
40 phút ngay khi mới học IELTS vì bạn vẫn đang viết với nền tảng của mình, bạn đã
học thêm từ vựng, cấu trúc, cách sắp xếp nào đâu mà muốn viết được cao hơn? Do
đó có người chữa bài, đánh giá, hướng dẫn trong quá trình luyện tập sẽ giúp bạn đi
đúng hướng hơn, đỡ tốn thời gian.

Đừng post bài lên các group và hỏi các bạn đang học là bài mình được band mấy,
mình cần cải thiện gì… trừ khi bạn được các giáo viên trong group đó giúp đỡ. Và ít
khi các bạn sẽ được những người như vậy giúp đỡ mà đều là góp ý của những bạn
đang học, mỗi người nói một kiểu, bạn sẽ chỉ loạn thêm thôi. Giống như khi bạn có
bệnh, và thay vì hỏi bác sĩ thì bạn hỏi những người có bệnh khác vậy. Mỗi người chữa
một kiểu, tốt với người này, không tốt với người kia… và có khi bạn bị thêm bệnh khác
hoặc bệnh còn nặng hơn đúng không?

162
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

Vậy khi chép bài mẫu thì cần làm gì?


Bước 1: Chọn nguồn bài mẫu chất lượng.
Các bạn có thể chép các bài mẫu trên trang ieltsliz hoặc ielts-simon. Đương nhiên
đừng tin vào việc các bài đó band 9.0, nhưng những bài đó luôn đủ tốt để đạt 8.0+
và nó tốt cho đa phần các bạn đang ôn thi và mục tiêu dưới 7.0 đúng không?. Các
bạn cũng có thể sử dụng các bài mẫu của mình, vì các bài đó luôn được giám khảo
chấm rất kĩ lưỡng chứ mình không tự nhận bài của mình được bao nhiêu điểm. Mặc
dù mình đã học cách chấm điểm, có kinh nghiệm chấm hàng nghìn bài cho học sinh
và có khă năng chấm điểm khá sát với điểm thi thật của học sinh, nó vẫn rất kì cục
nếu mình tự chấm bài của mình ^^.

Bước 2: Đọc 1 lượt để ngẫm về lập luận, bố cục bài viết. Bạn cần ngẫm về việc các
câu giải thích có được sắp xếp logic không, có được nối với nhau tốt và dễ theo dõi
không và người viết đang làm gì trong các câu văn đó để đạt được điều đó.

Bước 3: Chép 1 câu, ngẫm 1 câu.


Ngẫm về cấu trúc ngữ pháp mà người viết đang sử dụng: nó là câu đơn hay câu
ghép hay câu phức, hay câu ghép phức? Nếu nó là câu phức thì mệnh đề nào đang
được sử dụng – mệnh đề danh từ, tính từ hay trạng từ? Chủ ngữ của câu là gì?
Động từ của nó là gì?
Có thêm các thành phần như can, could, may, might vào câu đó để làm gì? Những
từ như tend to/often/ tobe likely to có tác dụng gì trong câu?
Ngẫm về cách dùng từ vựng, những từ vựng nào theo chủ đề và chỉ chủ đề đó mới
sử dụng thôi? Đây là những từ giúp bạn đạt 7.0+ cho điểm từ vựng. Thật sự chú ý
vào cách dùng collocations (các từ hay đi với nhau) ví dụ như: wreak havoc on/ have
negative effects on/ lead to/ to be an ideal vehicle to do sth…
Cứ như vậy, bạn sẽ sớm cảm nhận thấy sự cải thiện của mình khi bạn bắt tay vào
viết, ideas sẽ được thể hiện xuống nhanh hơn rất nhiều và đương nhiên văn phong
cũng tự nhiên hơn .
Thi thoảng hãy chép lại 1 bài do chính mình viết, bạn sẽ nhận ra lỗi trong lập luận,
từ vựng, ngữ pháp… của mình và rút kinh nghiệm từ lỗi của mình sẽ giúp bạn cải
thiện nhanh hơn.

NOTE: Đọc sang cuốn sau để đọc thảo luận in-depth cho mọi phần của writing

163
Chương viii:
Ôn thi
cấp tốc
Thầy Kiên IELTS iFIGHT

BẠN CẦN THI IELTS CẤP TỐC TRONG KHOẢNG 1,2 OR 3


THÁNG NỮA?
Mình đã ôn cấp tốc cho rất nhiều bạn cải thiện 1.0-2.0 trong 1-3
tháng và việc cải thiện điểm số nhanh trong một khoảng thời gian
ngắn là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên bạn cần có lộ trình phù hợp với
riêngng bản thân mình

Để ôn luyện hiệu quả trong khoảng thời gian ngắn như này thì việc
biết trình độ của mình đang ở đâu, điểm mạnh, điểm yếu là gì là
điều tối quan trọng vì bạn sẽ phải bổ sung những chỗ hổng để có thể
đạt được điểm như mình mong muốn. Với 2 kĩ năng là nghe và đọc
thì bạn chỉ cần bỏ bộ cambridge IELTS ra làm thôi sẽ biết được nền
tảng của mình khá chuẩn, nhưng chỉ làm đề sẽ không có tác dụng gì
cả, mình nói ở các chương trước rồi, bạn còn nhớ chứ?.

Còn với kĩ năng nói và viết thì bạn nên đi kiểm tra thử ở trung tâm,
các giáo viên kinh nghiệm và nắm chắc band descriptor sẽ đánh giá
được giúp bạn. Và nếu họ không đánh giá được giúp bạn thì bạn
cũng không nên đi học vì… họ đâu biết bạn đang ở đâu và cần gì
đâu đúng không? Bạn có thể đặt lịch coaching với mình, sau khi
mình kiểm tra bạn sẽ biết chính xác mình đang ở đâu và cần làm
gì – chỉ mất 30p và có thể làm online, rất tiện.

Và một khi đã học cấp tốc thì bạn cần

TIN TUYỆT ĐỐI VÀ LÀM THEO NGƯỜI ĐANG HƯỚNG DẪN MÌNH

198
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

Bạn hãy tưởng tượng đến việc mình đang bị bệnh và đến bệnh viện
vậy. Nếu bác sĩ bảo bôi thuốc 1 ngày ba lần và uống thuốc sau bữa
ăn các kiểu… những vì bạn bận, bạn chỉ bôi một ngày 1 lần thôi và
có khi chẳng uống thuốc vì mình không thích uống cái gì đó đắng.
Vậy bạn có khỏi bệnh không? Nếu bạn không tin người đó, hãy tìm
người nào đó bạn có thể tuyệt đối tin tưởng và làm theo. Nếu thuốc
đắng, hãy nhìn vào việc mình không còn bị đau nữa mà tiếp tục làm
theo. Nếu thấy nghe chép chính tả hoặc nghe xong và tóm tắt lại
những gì mình nghe được mệt, hãy nhìn vào việc mình nghe rõ hơn
rất nhiều để làm theo. Và cứ như vậy, bạn sẽ tới đích sớm thôi.

Bạn nhớ ở đầu chương mình nói gì chứ?

BẠN CẦN NGƯỜI CHỮA WRITING!

Bản thân mình vẫn đang dùng dịch vụ của thầy Tony Grace – đã
từng chấm thi cho IDP và BC 5 năm, tuy nhiên phí là 600k/bài – rất
chát so với mặt bằng chung nhưng chất lượng thì các bạn hoàn
toàn có thể tin tưởng qua các bài mẫu ở trên đúng không?. Gói
chấm bài bên mình là 150k/ bài – có sửa chi tiết mọi lỗi và gợi ý
cách cải thiện cũng có thể là một lựa chọn bình dân hơn, toàn bộ
giáo viên trong đội chấm bài đều được tuyển kĩ lưỡng và được đào
tạo chấm điểm bởi ex-examiner và mình cũng thường xuyên đánh
giá bài chấm của các bạn ấy. Một lần nữa mình nhắc lại, đừng tin
các gói chấm bài 50k hoặc rẻ hơn!

199
Thầy Kiên IELTS iFIGHT

Vậy lộ trình ôn cho các band sẽ như nào?


Mình sẽ không nhắc đến việc cấp tốc từ mất gốc vì đa phần hiếm
bạn cần thi cấp tốc mà trước đó không học gì. Thường thì các bạn
cần 5.5 or 6.5 để nhập học hoặc đổi điểm, các bạn có thể theo lộ
trình trong đây nhé, rất nhiều bạn học sinh đã làm theo và thành
công, bạn chỉ cần làm theo thôi vì để đạt được đến một trình độ
nào đó, bạn cần thành thạo những kiến thức nhất định và trong đây
đã đủ cho bạn rồi.

Từ 3.5-5.5 trong 3 tháng: việc này hoàn toàn có thể làm được. Bạn
cần làm những thứ sau:

1/ Listening: trong 1,5 tháng đầu tập trung nghe chép chính tả phần
section 1+2 (tài liệu trong bài ghim). 1 tháng sau nghe chép và học
từ vựng thêm cho section 4. 15 ngày cuối làm đề.

2/ Reading: 1 tháng đầu đọc bộ 3 quyển Reading for the real world
để lấy từ vựng và kiến thức chung (mỗi ngày 2 bài, chia làm 2 thời
điểm, đừng đọc gộp vào một lần, không hiệu quả. 1,5 tháng sau
học bộ Lean vocabulary (học quyển education, health, business and
economy, technology). 15 ngày cuối làm đề.

3/ Writing: Học chắc ngữ pháp cho writing trong quyển Lean Gram-
mar (1 tháng - trong bài ghim) và học cách viết cho từng dạng
trong sách này (1 tháng). 1 tháng cuối viết đề, mỗi ngày 1 bài và
nên gửi chấm khoảng 2 bài/ tuần - có thời gian thì brainstorm
ideas cho task 2. Chép bài mẫu trên các trang mình đã suggest, mỗi
ngày 1 bài. Rất nhiều người sưu tập đề cho các năm, các bạn chỉ cần
google để writing các năm sẽ có.

4/ Speaking: Làm chắc từ vựng căn bản trong quyển Word skills
(basic) và chắc chắn phát âm của bạn rõ để nghe, chưa cần ngữ điệu
gì cả, ôn theo bộ đề câu hỏi dự đoán (xem lại cách ôn theo bộ đề dự

200
Cẩm nang tự học IELTS 8.5 từ A-Z

đoán). Với mục tiêu là 5.5 thì bạn nên tập trung vào part 1 và part
2 trong thời gian khoảng 2 tháng đầu. Với các câu hỏi part 3 thì nên
học cách đưa ra ý kiến chung chung và giải thích các ý kiến đó một
chút, đừng nói ngắn 1-2 câu là ok rồi. Hàng ngày nghe actually
happened và học từ vựng kèm theo việc kể lại nó, có thể làm thêm
verbal diary – nhật kí nói hàng ngày.

Trung bình 1 ngày sẽ mất khoảng 4-5 tiếng tập trung học. Có thời
gian nên nghe thêm film hoặc actually happened.

Từ 5.5-6.5 trong 1,5-2 tháng.

1/ Listening: đảm bảo làm chắc phần section 1 và 2 (chắc có nghĩa


là khoảng 16-20 câu cho 2 phần này). Tự nhận xét xem mình có bị
lạ âm của các giọng không, nếu có thì cần tiếp tục nghe chép chính
tả, nhưng cần bỏ cái này thật nhanh vì nếu bạn muốn lên đc 6.5
thì bạn cần mở rộng từ vựng và phản xạ tốt với chúng. Do đó hãy
nhanh chóng chuyển sang phương pháp nghe và nhắc lại cho section
4 trước. Vì phần này thường là nghe điền từ, bạn hoàn toàn có thể
đúng được 6 câu trở lên nếu có thể phản xạ được với từ vựng formal
trong cách bài nghe phần 4. Như mình hướng dẫn trong phần cách
luyện nghe, nếu bạn nghe và nhắc lại thì mất khoảng 20 phút cho
một bài nghe phần 4 và tính cả thời gian làm đề là mất khoảng 30
phút, một ngày các bạn nên làm 2 lần như vậy. Bạn cần làm đều
cách này trong 1 tháng rồi chuyển sang ôn phần section 3 trong 15
ngày và 15 ngày cuối làm đề.

2/ Reading: Tiếp tục chiến các bộ Lean vocab, mỗi ngày 2-3 bài trong
1 tháng đầu tiên, sau đó làm đề trong các bộ Lean đó. Rồi 15 ngày
cuối làm đề trong cambridge IELTS hoặc bộ Road to IELTS.

3/ Writing: Hãy đảm bảo bạn nắm chắc các thứ trong bộ Lean
Grammar, nếu không thì bạn vẫn cần học lại nó. Để lên 6.0-6.5 cho
kĩ năng này không quá khó, hãy đảm bảo chép bài mẫu mỗi ngày
201
Thầy Kiên IELTS iFIGHT

1 bài trong 1 tháng đầu tiên – như cách chép mình đã hướng dẫn. 1
tháng cuối cùng thì viết đề và gửi chữa bài, 2-3 bài/ tuần.

4/ Speaking: Để đạt 6.0+ cho Speaking thì bạn cần vững lại về cách
dùng ngữ pháp, đừng để sai quá nhiều khi nói trong quá khứ và có bị
ầm, ờ, hay dừng ở giữa để nghĩ từ - bạn có thể kiểm tra bằng cách
ghi âm lại. 1 tháng đầu tiên ôn hết part 1, mỗi ngày 1 đề, làm kĩ
như hướng dẫn. 1 tháng cuối học part 2 và các câu hỏi part 3 đi kèm
– mỗi ngày 1-2 đề và review part 1. Hãy luôn đảm bảo nghe thật sự
nhiều khi ôn Speaking, hãy nghe về các chủ đề bạn đang học ý, bạn
sẽ nói trôi hơn rất nhiều. Nên làm thêm quyển Vocab skills (Inter).

Trung bình một ngày bạn cần dành khoảng 5 tiếng.

Lộ trình: 6.5-7.0+ thường không thể học cấp tốc được và cũng rất ít
người ở >6.5 rồi cần gấp bằng IELTS 7.5,8.0+ cả, do đó hãy xem lại
cách luyện tập cho các kĩ năng để thật sự đột phá và lên được trình
độ mình mong muốn.

FINAL NOTE:

Unlike, unfollow tất cả các page or group về IELTS bạn đã từng


tham gia, các hướng dẫn trong đây là quá đủ để bạn đạt mục tiêu
của bạn, càng theo dõi và đọc các bài viết khác càng làm bạn loạn
. Toàn bộ tài liệu bạn cần đã có trong group tự học do mình hướng
dẫn, và nếu bạn cần bài mẫu về speaking và writing, trong group
cũng đã có. Việc bạn cần làm duy nhất là: Làm theo những gì mình
hướng dẫn và tận hưởng kết quả.

Lời gửi gắm cuối cùng của mình: hãy tự học tiếng Anh nếu bạn
không có nhiều tiền và không có nhiều thời gian. Bởi vì nếu bạn đi
học ở trung tâm, bạn vẫn sẽ cần tự học để đạt hiệu quả cao nếu
không thì sau khóa học 1-2 tháng bạn sẽ lại quên hết những gì đã
học thôi. Và nếu tự học được, thì bạn không cần đi học ở trung tâm.
202

You might also like