You are on page 1of 25

Kiến thức content

Quy trình 4 bước viết bài.


Quy trình 4 bước viết bài.
Nếu bạn mới viết vài câu đã ngỏm hay mất quá nhiều thời gian cho 1 bài, thì chắc đang sai ở quy
trình rồi.
Áp dụng 4 bước này sẽ giúp bài của bạn nhanh hoàn thành và hay hơn trước nhiều. Đảm bảo luôn!

Bước 1. Xác định rõ bài viết về cái gì, cho ai.


Ví dụ:
Chia sẻ kinh nghiệm tán gái.
Khó khăn khi làm việc tại nhà.
Chia sẻ cách viết bài chuẩn SEO.
Càng cụ thể, càng dễ viết.
À nếu bạn chưa biết viết gì luôn. Hãy tự hỏi mấy câu này:
Mình đang viết cho ai?
Họ thích nội dung thế nào?
Họ có vấn đề gì cần giải quyết?
Tôi có kinh nghiệm cá nhân gì trong lĩnh vực này không?
Trả lời xong mấy câu này, thường thì cũng ra tầm 2-5 chủ đề. Mà nếu khó ra hoặc thấy ít quá...
Thì cứ bình tĩnh, mốt mình chia sẻ cách kiếm cả ngàn chủ đề, tha hồ viết.

Bước 2. Xác định từng mục chính trong bài. (Mục lục)
Như bài này thì mình có 4 mục chính là các bước, thì mình sẽ viết 4 cái mục chính này ra trước,
xong mới viết nội dung sau.
Chỗ này nếu bạn chưa rõ cái chủ đề đó có các ý chính nào, hãy đi tham khảo nhé, ngồi gồng không
ra đâu.
Nên chủ động Google nghiên cứu kỹ xong rồi mới viết.
Bước này rất cần, không làm thì bài sẽ dễ bị lạc: râu trên cằm mà cắm xuống mông luôn.
Nên chỉn chu xong mới tới bước sau nhá!

Bước 3. "Nhắm mắt" viết bài.


Khi viết thì mình thấy chỉ có 2 cách chính:
Viết từ suy nghĩ trong đầu.
Viết lại từ bài khác.
Hoặc dùng cả 2 cách trên.
Bạn dùng cách nào cũng được, nhưng phải nhớ rõ QUY TẮC này:
VIẾT KHÔNG NGỪNG VÀ KHÔNG ĐƯỢC SỬA.
Lý do là:
Chỉ khi đoạn ĐÃ ĐỦ Ý RỒI thì mình mới có GÓC NHÌN TỔNG QUAN, lúc đó mới nhìn rõ được câu
nào nên sửa.
Và vì "n" lý do khác như: bị ngắt dòng suy nghĩ, mất ý tưởng, mất sự tự nhiên trong lời văn. Hơi tí
khựng sao mượt mà nổi?
Nếu lúc viết bạn để ý một chút, mình tin bạn sẽ đồng ý 100% với mình Quy tắc này.
Để làm bước này tốt, lời khuyên của mình là:
Đừng nhìn lại chữ vừa viết. Hãy che phần chữ mới viết đi, hoặc nhắm luôn mắt lại. Vì không thấy
chữ vừa viết, thì sẽ không bị cay cú => sẽ không quay lại sửa.
Và nếu trong lúc viết bạn có thể bị bí từ, ngập ngùng, cần tài liệu xác minh,... thì cứ ghi luôn đang bí
từ, ngập ngùng, để sửa sau.
Cứ kệ hết, rồi viết cho tới cuối cùng!
Bước 4: Xóa, rồi thêm, rồi mới sửa
Nếu bạn làm đúng các bước. Thì bây giờ câu, từ dư thừa, lan man sẽ có nhiều, vì nghĩ gì viết vậy
mà. Nên giờ ta sẽ xóa hết mấy câu tào lao đi.
Nhìn gọn rồi thì giờ sẽ thêm vào các ý còn thiếu. Mục tiêu là làm cho đoạn văn logic, đủ ý. Câu dở-
dài chưa cần quan tâm vội.
Khi các ý đã đủ và logic thì cuối cùng mới là bước sửa. Làm câu ngắn hơn, hay hơn, dễ hiểu hơn,
hài hơn, chuẩn SEO nữa,...
Tổng kết,
Có mục tiêu và mục lục để không bị lạc. Tiếp là phải viết một mạch, không được sửa ngay. Mà để
không ham sửa thì nhắm mắt lại!

11+ LỖI PHỔ BIẾN KHI VIẾT CONTENT


11+ LỖI PHỔ BIẾN KHI VIẾT CONTENT
Muốn viết tốt thì phải đi, học, đọc, liên tục. Trong đó có học từ sai lầm, đây là cách nhanh nhất để
tiến bộ.
Còn ai làm ngành này mà ngồi đợi thầy, cô chỉ viết từng dòng, thì không bao giờ khá được.
Nên hãy lưu lại, đọc cho quen và né nhé.

1. Xào nấu ngu ngốc


Nhiều bạn xào nấu, hay viết lại rất dở. Chỉ viết để né cái Tool, để Unique rồi ném cho khách.
Ví dụ: Lâm đẹp trai, thanh lịch, tán gái giỏi.
Bạn viết lại: Lâm điển trai, lịch sự, biết tán gái.
Có thể Tool không bắt lỗi thật. Nhưng người đã đọc bài gốc chắc chắn sẽ phát hiện ra. Khi đó, bạn
là người ăn cắp.
Ít nhất thì bạn cũng phải Xào Nấu được như này:
Ví dụ 1: Chúng tôi uy tín.
Thì viết lại...
Ở cấp 1 là: Chúng tôi không bao giờ làm gì thất tín.
Ở cấp 2 là: Chúng tôi đã có mặt trên 64 tỉnh thành ở Việt Nam. (Tự người ta hiểu mình uy tín)
Ví dụ 2: Lâm đẹp trai.
Viết lại: Gái bu đầy anh Lâm. (Người ta tự hiểu là Lâm đẹp trai)
Không khó, nhưng bạn cứ tập nhiều sẽ quen.
Tối viết xong, sáng mở mắt ra, nếu bài của bạn khác bài cũ và hay hơn, thì tức là đã thành công.
(Cứ nhớ kỹ ví dụ 2 là được nhé :>)

2. Đưa quá nhiều thông điệp vào bài


Điển hình là chèn quá nhiều các tính từ như: “cực kỳ tốt, rất hiệu quả, độc đáo, hoàn hảo,...”
Ví dụ câu: "Kind viết content ĐẲNG CẤP, từng bài đều có nét ĐỘC ĐÁO riêng, mang phong cách
TINH TẾ, CHU ĐÁO, TẬN TÂM, là lựa chọn HOÀN HẢO cho doanh nghiệp trọng kinh doanh LÂU
BỀN".
Đọc ớn luôn. Chưa tới 5s sau, trong đầu khách sẽ trống rỗng, vì nhiều quá không biết nên nhớ cái
nào.
Nên mỗi bài, chọn 1 trong số các từ in hoa trên làm thông điệp chính là đủ. Rồi lặp lại thông điệp
đấy khoảng 3 lần, sao cho tinh tế, đừng sỗ sàng.
Cứ 3 lần thì nhớ, 9 lần thì khỏi quên.

3. Chưa nghiên cứu mà đã lao vào viết


Cái này gọi là GỒNG TRONG VÔ VỌNG, vì đầu có gì đâu mà viết?Để kiểm tra bạn đã nghiên cứu
ĐỦ hay CHƯA, hãy hỏi câu này: “Tôi đã nói được lưu loát vấn đề tôi định viết chưa?
Nếu nói được, viết sẽ được.
À, hỏi 1 câu trên nếu bạn định viết cho vui nhé.
Còn viết để kiếm tiền, bán hàng, hay thu lại gì đó thì phải hỏi thêm ít nhất 7 câu này:
3.1. Mục tiêu bài viết là gì?
3.2. Viết cho ai đọc?
3.3. Hình dung ra chủ đề/nội dung hay ý tưởng nào để viết bài chưa? (Bài SEO thì: Có key &
Outline chưa?)
3.4. Người đọc được lợi ích gì?
3.5. Nên viết bài này luôn, hay còn bài khác cần ưu tiên hơn?
3.6. Đã nói lưu loát cái bài định viết chưa? (Trừ khi bạn viết lại từ bài khác)
3.7. Quy trình viết thế nào cho nhanh? (Mình chia sẻ rồi á)
Trả lời được trơn tru, thì lúc này viết rất dễ.
(Tiện thì mình nhắc luôn. Để bài viết hiệu quả nhất, bạn nên nghiên cứu bằng Tool, như Ahrefs,
SEMrush. Vì nó sẽ thông kê được xu hướng người dùng, biết họ quan tâm tới vấn đề gì nhiều, vấn
đề gì ít, đối thủ ra sao,...
Từ thông số đó mình mới lên chủ đề và viết cho hợp lý. Chứ hem chọn đại được, hiệu quả sẽ không
như ý. Nếu bạn quan tâm thì kết bạn mình sẽ chia sẻ sau nhen.)

4. Gà mà còn không bám sát quy trình


Bạn nào mà viết được vài dòng, xong xóa đi, sửa lại liên hồi, hoặc viết quá lâu thì chắc chắn là GÀ.
Nên áp dụng quy trình viết để viết nhanh hơn, hay hơn. Bữa mình đăng nhóm rồi, ai chưa đọc cmt
mình gửi lại nhé.

5. Không quan tâm người đọc là ai


Mình thấy nhiều nhất là mấy bạn viết về mặt hàng sang trọng, định hướng Page phải chuyên
nghiệp. Tức là viết cho những doanh nhân, người có tiền đọc.
Mà hem hiểu sao mấy bạn dùng từ, “hí hí, làm saooooo, hỉu hem,...”. Đương nhiên mình cho toạch
hết, vì đăng lên thì còn mất thiện cảm chứ đừng nói là không hiệu quả.
Cùng một câu nói, có người này thích, người kia không. Nên mình phải biết người đọc là ai, từ đó
đáp ứng. Như thế bài viết mới duyên và hiệu quả.

6. Cố gắng tạo ra một bài hoàn hảo


Cá nhân mình rất hay mắc lỗi này, một bài viết đọc đi đọc lại gần chục lần mới xuất bản. Viết ra để
toát hết ý thì nhanh, nhưng sửa cho thì phải 98% hoàn hảo mới chịu.
Đây là điểm trừ, vì tính này nên dù mình có kỷ luật, nhưng cố lắm thì mình cũng chỉ viết được 12
bài/ngày.
Thà rằng để chất lượng xuống 80%, nhưng ra 5 bài thì tốt cho kinh doanh hơn. Có tâm quá nhiều
khi lại dở :<

7. Không đầu tư cho tiêu đề/mấy dòng đầu


“90% thời gian viết bài tôi dành để nghĩ cái tiêu đề”. Câu này của ai Kind không nhớ rõ. Nói vậy để
mấy bạn hiểu tầm quan trọng của cái tiêu đề, nó mà dở thì bài coi như bỏ vì người ta có đọc tiếp
đâu.
Nhưng câu đó cũng hơi nói quá, mấy bạn mà biết cách thì tiêu đề hay mất tầm 1 - 2 phút mà thôi, gì
mà 90% được.
(Bài trước mình có chia sẻ tài liệu làm món này, bạn chưa nhận được cmt mình gửi lại nhé)

8. Ảnh bài viết không đẹp


Lưu ý là ảnh KHÔNG ĐẸP, chứ không phải ảnh XẤU nữa rồi. Ảnh đẹp full HD, liên quan giờ làm DỄ
lắm. Nếu biết cách, chỉ cần vài phút. (Cách làm ảnh là dùng tool, bài trước mình có chia sẻ, bạn
chưa nhận được cmt mình gửi lại nhé)
À có lưu ý về ảnh đẹp, không phải cứ HD là đẹp, đôi khi ảnh mờ nhưng liên quan tới Content, hài
hước cũng là ảnh đẹp nhé. Tuỳ vào định hướng Page mình thế nào mà lên ảnh cho phù hợp nhen.

9. Chèn quá nhiều icon vào bài viết.


Bài 1 đến 2 màu thôi. Thêm icon chi chít làm gì, nhìn ớn lắm. Trẻ trâu thời này giờ cũng chả thích
mấy icon cùi bắp này nữa rồi. Hơn hết nó nhìn rất giống bài bán hàng, người dùng rất kỵ.

10. Không biết tách đoạn.


Mấy bạn phải nhớ là: Nếu không phải bài kể chuyện, không phải câu chuyện cuốn hút hay hài hước
thì Phải tách đoạn. Nếu không người đọc sợ, out liền.
Với bài bình thường, 1 đoạn chỉ cần 4 dòng thôi, thậm chí 1 dòng 1 câu cũng được, tùy trường hợp.
Và nhớ enter giữa các đoạn nhé.

11. Cố gắng viết dài


Dài ở ý thì được, ví dụ bài của mình có 10 ý, mỗi ý chỉ viết vài dòng mô tả thì sẽ nhẹ tựa lông hồng.
Đã thế người đọc còn thích vì thông tin đầy đủ mà lại ngắn gọn.
Nhưng nhiều bạn hay viết theo kiểu: Có đúng 1 ý mà viết dài bằng 10 ý, như vậy sẽ không ai đọc.
Và viết vậy tưởng dễ nhưng lại khó, vì câu từ ghê lắm mới viết nổi 1 thành 10.
Nên với các bạn viết bài: Hãy thêm ý vào bài, viết sẽ dễ hơn nhiều. Chất lượng lại cao, giá cả bài
viết lại tăng.
Và với khách thuê: Đừng tính tiền bằng số từ nữa. Như vậy chỉ làm người viết đối phó thôi. Chỉ tính
tiền theo số từ nếu bạn đã có người Nghiên Cứu & Tạo Outline sẵn. (Kỹ năng cơ bản và quan trọng
trong SEO)

8 LOẠI CẢM XÚC trong Content Marketing PHỔ BIẾN CỦA CON NGƯỜI
8 LOẠI CẢM XÚC trong Content Marketing PHỔ BIẾN CỦA CON NGƯỜI
Trả lời lại câu hỏi vì sao phải thấu hiểu cảm xúc khi làm Content? Quay trở lại nội dung của bài
trước, chúng ta viết content dù cho có hướng khách hàng làm hành vi gì thì cũng với 1 mục đích là
“tăng thu – giảm chi” cho thương hiệu của mình.
– Tăng reach
– Tăng tương tác
– Tăng nhận diện
– ….
Và “cảm xúc” là cách đơn giản nhất để nội dung được viral, hoặc ít nhất là được người ta tương tác.
Đôi khi có người hỏi Minh, mấy bài viết hài hài trên fanpage đăng để làm gì? 1 cái page về bán
tranh, bán quần áo, tự nhiên lại đăng mấy cái clip video hài hước, view thì có view đấy nhưng có
mang lại kết quả gì không?
TRẢ LỜI: Quan trọng nhất là sự viral, vậy nếu suốt ngày đăng bài chia sẻ kiến thức, đăng bài bán
hàng. Viết cho hay thật đấy, nhưng liệu có ai sẽ coi, tỉ lệ coi là bao nhiêu, và tỉ lệ chuyển đổi mua
hàng có cao không?… thì không biết được, nhưng có một yếu tố quan trọng là:
“Một khi đã có tương tác cao, thì bạn đăng những nội dung khác lên thì cũng sẽ có tương tác cao
hơn hẳn”. Khi bạn đã có 1 bài viết “cảm xúc” được hàng chục nghìn like rồi thì bạn đăng bài bán
hàng lên chắc cũng được 30-50 like, còn bình thường thì bạn đăng bài bán hàng lên chả có ma nào
like cả.
Vẫn đạt được một chút lợi ích… nhưng đó chỉ là bước đầu. HIỂU RÕ VỀ CẢM XÚC, CHÚNG TA
SẼ TẠO RA ĐƯỢC NHỮNG LOẠI CONTENT PHÙ HỢP VƠI CẢM XÚC VÀ TỪ ĐÓ CHÚNG TA
SẼ KIẾM ĐƯỢC NHIỀU TƯƠNG TÁC HƠN KHI LÀM CONTENT.
Thông thường, con người ta sẽ có 6 loại cảm xúc chính nhưng với Minh thì Minh nghĩ rằng có 8 loại
cảm xúc (cái này là quan điểm cá nhân thôi nha)
CẢM XÚC VUI VẺ
Đây là một trong những cảm xúc đầu tiên của con người, nhưng cảm xúc này nó lại hơi “tự phát” và
có thiên hướng bởi người khác tác động, nó thiên về những suy nghĩ về tương lai và bất ngờ hơn là
tự chúng ta tạo ra.
Phân tích insight khách hàng qua 24 cung bậc cảm xúc Trong Content Marketing
– Chúng ta vui khi nghĩ rằng tối nay về sẽ là một buổi tối tuyệt vời và chúng ta sẽ làm các điều abc
xyz.
– Chúng ta vui khi chúng ta nghĩ rằng chúng ta sẽ sớm đạt được một điều gì đó
– Chúng ta vui vì chúng ta đạt được một kết quả nhất định
– Chúng ta vui vì chúng ta được người khác khen
– Chúng ta vui khi nhận được 1 món quà từ người khác.
– v.v….
Đa số chúng ta rất khó để tạo ra một niềm vui cho người khác nếu như chúng ta viết 1 cái content…
nhưng đó cũng là một điều hay vì nếu nói về những cái tương lai thì chúng ta có thể viết về cả tấn
thứ trên trời dưới đất với hàng vạn ý tưởng sáng tạo.
Trong cảm xúc vui vẻ chia ra làm các cung bậc cảm xúc:
– Tự tin
– Hài lòng
– Mê mẩn
– Vui sướng
Thực sự thì nếu nói về cung bậc cảm xúc thì chắc có thể ra hàng trăm loại như hơi hơi tự tin = lạc
quan, tự tin, siêu cấp tự tin hoặc tự mãn v.v… nhưng Minh chỉ muốn kể ra một vài loại chính mà
Minh thấy có thể áp dụng nó vào việc viết Content. Trong phần 1 này thì mình sẽ học trước về các
loại cảm xúc và tự cảm nhận xem khi mình đọc 1 bài viết, nó đã cho mình các cảm xúc gì trong
những loại cảm xúc trong bài.
Content có thể triển khai
– Dạng bài đăng chào mừng các thành viên mới của Group Facebook ABC….
– Các bài viết tốt nghiệp, chụp ảnh kỷ yếu (loại này nó còn hoài niệm nữa nha, 1 dạng content có
thể có nhiều cảm xúc tùy đối tượng)
– Các dạng bài “khen” vd như khen đội ngũ làm việc tốt, hoàn thành xong các khóa học, thành quả
của học viên, …. (các dạng này phù hợp cho trainer)
– Các bài review sản phẩm (chạm đúng điểm chạm sẽ khiến khách hàng mê mẩn, chẳng hạn như
các dạng mô hình anime nè, loại này còn tạo cảm giác khao khát, đúng gu thì tim sẽ đổ)
– Các dạng bài tạo động lực
– Các dạng bài thả thính (ngắm gái đẹp, trai xinh cũng khiến tâm hồn vui vẻ, mê mẩn)
– ….
CẢM XÚC HẠNH PHÚC
Hạnh phúc là một trong những cảm xúc tích cực, nó sẽ giúp con người cảm thấy hài lòng, dễ dâng
trào cảm xúc và tạo ra hành động.
– Chúng ta hạnh phúc khi làm cho người mình yêu vui vẻ
– Chúng ta hạnh phúc khi thấy ba mẹ cười
– Chúng ta hạnh phúc khi chúng ta đạt được các giá trị tinh thần (gọi là đam mê ấy)
– Chúng ta hạnh phúc khi… có thể làm mọi điều mà chúng ta thích, thoát khỏi cuộc sống gò bó
hằng ngày.
– Chúng ta hạnh phúc khi … tâm hồn chúng ta thanh thản, hay đơn giản là cuối ngày về nhà, được
ngâm mình vào bồn tắm —> hạnh phúc
– ….
Lưu ý: sau những dòng checklist, Minh luôn để thêm 1 dòng -…, ý nghĩa của dòng này là những
checklist trên vẫn còn có nhiều checklist tiếp theo, và những checklist đó là do chúng ta tự thân vận
động và sáng tạo.
Trong những niềm hạnh phúc thì có lẻ tình yêu là một trong những thứ khiến con người hạnh phúc
nhất, tình yêu thương cha mẹ, người yêu, gia đình, con cái, đồng bạn, tri kỷ v.v…. Trong cảm xúc
hạnh phúc thì Minh chia nó ra những cung bậc:
– Ngưỡng mộ
– Thỏa mãn
– Yêu – thích
– Đồng cảm
Content có thể triển khai
– Storytelling: có 8 tỉ bộ truyện ngôn tình trên thế giới, và lượng phim nói về tình yêu cũng chiếm
hơn phân nữa các bộ phim mà chúng ta hay xem —> storytelling hoàn toàn có thể khiến con người
cảm thấy hạnh phúc… hoặc có thể là sad ending, buồn bã.
– Các dạng Video viral như các clip của Thái
– Các dạng Confession happy ending (cũng là 1 dạng storytelling)
– Các yếu tố tình yêu được chèn vào bài viết bán hàng hoặc quảng cáo (Người yêu bạn sẽ rất hạnh
phúc nếu…. không chỉ là content text, có thể chèn yếu tố hạnh phúc vào video, hình ảnh)
– Các dạng tự sự: “có ai như con bạn thân khác giới 10 năm nhà em không, suốt ngày nó cứ coi
confession trong các group sú gà đát đì gì đó rồi nó cứ trêu em… (dạng này nghe cứ như kể khổ
nhưng người khác đọc vào lại thấy khá là cute dễ thương)
– …..
CẢM XÚC NGẠC NHIÊN
Loại content này là một trong những dạng content viral khủng nhất chỉ thua mấy content drama, bóc
phốt (theo Minh thấy thì vậy), nó tạo cho người ta một cảm giác “tích cực mạnh” và thú vị tới mức họ
sẵn sàng lấy cái link gửi ngay vào inbox hoặc tag bạn bè họ vào ngay lập tức. Dạng này thì nó hơi
càn sáng tạo một chút.
Phân tích insight khách hàng qua 24 cung bậc cảm xúc Trong Content Marketing
– Chúng ta bất ngờ khi thấy một điều gì đó khác thường (ví dụ dùng máy xay sinh tố xay cái iphone,
xay cục bida – blend all”
– Chúng ta cảm thấy shock khi thấy người ta để mấy chục cái iphone lên bàn rồi lấy búa đập…
– Chúng ta cảm thấy kinh ngạc khi một người có thể đút tay vào bình nước sôi 100 độ
– Chúng ta cảm thấy thú vị khi thấy một câu nói hài hước
– …..
Trong loại cảm xúc này chia thành các dạng
– Shock
– Bất ngờ
– Kinh ngạc
– Thú vị
Với dạng này thì nó không có một dạng bài viết quy chuẩn nào cả, nó là một dạng “tố chất” – sáng
tạo và tìm ra những điều khác thường, với loại này thì Minh có thể đưa ra một vài ý tưởng như:
.
– Hãy tạo ra những thứ mà họ “không thường xuyên được thấy”: vd như sao băng (đăng ảnh thấy
sao băng đảm bảo 100 like)
– Hãy tạo ra những thứ “trái ngược với lẽ thường”, ví dụ như 1 người có thể viết được cả 2 tay
– Hãy tạo ra những thứ mà “người bình thường không thể làm được”, ví dụ như plank 30 phút liên
tục ,
– Hãy tạo ra những thứ “có số lượng lớn”, 1 cuốn ebook thì chẳng ai đọc, nhưng 1000 cuốn ebook
về 1 chủ đề thì lại cần.
– Hãy tạo ra những thứ mang lại cảm giác “đột ngột”, ví dụ như mấy clip đang xem được 2p bth tự
nhiên có con ma nhảy ra nè
– Hãy tạo ra những nội dung dạng như câu chuyện kì bí….
– Hãy tạo ra những nội dung dạng như “before – after”
– …..
CẢM XÚC HI VỌNG
Có bao giờ bạn cảm thấy khíu chọ khi phải chờ tới tuần sau bộ phim hàn quốc của mình mới ra
được thêm 2 tập không? Không biết nhân vật A có làm gì B không, không biết tập đoàn C có bị
trừng phạt khi động tới gia đình của nam chính không…. Chúng ta luôn có một cảm giác mãnh liệt
khi cảm xúc đột nhiên bị ngắt quảng, hoặc chúng ta khó chịu khi một điều gì đó tưởng chừng đã đến
nhưng lại phải chờ đợi… đó là cảm xúc “hi vọng
.
Trong cảm xúc hi vọng thì mình lại có các cung bậc như:
– Chờ đợi
– Khao khát
– Tin tưởng
– Đua đòi
Dạng này thì hơi khó đối với những người mới hoặc người chưa có độ uy tín thương hiệu cao, hoặc
là bạn phải rất uy tín, hoặc là bạn sản phẩm của bạn phải cực kì tuyệt vời… Chúng ta có thể viết
các dạng bài như:
– Dạng bài “gợi ý”: Nếu có một sản phẩm ABC mới ra mắt, giá trị cực lớn nhưng giá chỉ … thì liệu
có ai muốn trải nghiệm hay mua hông ta …
– Dạng bài mini game, tặng voucher, gift code
– Dạng bài “lợi ích”: Chỉ còn 10 slot cho lớp học content, hoàn toàn miễn phí…
– Dạng bài “serie”: truyện ma mỗi ngày, serie kiến thức, chủ đề….hoặc phốt theo serie cũng hot lắm
nha, như chuyện của MC Thanh Bạch
– Dạng bài “show hand”: các dạng bài viết khoe (nên khoe tinh vi) để tạo uy tín, feedback, sống ảo
trong không gian trong mơ, kế hoạch – plan (vẽ ra viễn cảnh)
– ….
Lưu ý lần 2: với dạng này thì chúng ta phải có chút tiếng thì nó mới ra miếng !
CẢM XÚC BUỒN BÃ
Nếu ai là fan của nổi buồn chắc chẳng còn lạ gì với những page như D a r k n e s s hay S a d n e s
s, mỗi ngày đều phải dạo vài vòng xem những bài viết trên 0 giờ 0 0 phút hay radio 0h để trải lòng
sau một ngày làm việc mệt mỏi, tối về chỉ còn nỗi cô đơn.
Nếu ai là fan của sự gặm nhấm cảm xúc buồn bã thì chắc chẳng lạ lùng gì với những bản nhạc chill
hop hay đơn giản là bài “lạ lùng” của Vũ, Em còn dùng số này không của Thái Đinh.
Chẳng có người viết truyện ngôn tình nào lại dám bảo không cần cảm xúc cũng có thể viết được,
hay chính những đoạn văn này cũng là những cảm xúc mà Minh muốn bộc lộ để nói rằng… hổng có
cảm xúc là hổng viết được chữ nào luôn á, nhất là cảm xúc buồn:
– Chúng ta vô tình đọc về một bài viết covid và hàng trăm ngàn người thất nghiệp, chúng ta buồn
cho tương lai chúng ta, tương lai đất nước.
– Chúng ta vô tình đọc tin idol của chúng ta nhập viện, chúng ta khóc huhu
– Chúng ta lướt facebook và thấy một bài viết nói về mẹ, chúng ta trải lòng và gọi điện cho mẹ liền
– Chúng ta thấy ảnh một cụ già bán vé số ngồi dưới trời mưa, chúng ta share để người nào đi
ngang qua thì giúp cụ
– …..
Hàng trăm loại content về nổi buồn được đăng hàng ngày và chúng ta cứ buồn trong vô thức và
thực hiện các hành động like share comment nhưng khoảng tầm 15s tiếp theo thì chúng ta chẳng
còn cảm thấy gì cả… vì thực chất nổi buồn được xúc tác từ các bài viết chỉ mang hàm ý điều khiển
hành động chứ không đem lại giá trị buồn lâu dài như tâm trạng (bị bồ bỏ thì buồn mấy năm chưa
hết). Trong cảm xúc buồn thì nó có các cung bậc:
.
– Đau khổ
– Trải lòng
– Thương cảm
– Mệt mỏi
Những content marketing thường triển khai với cảm xúc buồn bã
– Dạng content “câu chuyện người cùng khổ”
– Dạng content confession tâm sự (thương cảm cho câu chuyện nhưng cũng vừa gắn liền yếu tố
drama thì còn viral dữ nữa)
– Dạng content “câu nói thấm đẫm nỗi buồn”: VD: có những nỗi đau chúng ta có thể thấy và vượt
qua nó theo thời gian, có những nỗi đau nó theo chúng ta đến cả một đời (kèm theo đó là ảnh 1
chàng trai đang khóc dưới mưa, nhạc shiloh dynasty vang lên)
– Dạng content “câu chuyện thất bại” VD: đừng vì một phút lầm lỡ mà bị lừa 20tr như mình… chả
là…
– Dạng content ” điều mà mình không bao giờ với tới được”
– …..
CẢM XÚC GIẬN DỮ
Cái này là đỉnh cao của viral và hầu như nó chiếm hơn 50% các dạng content viral trên mxh
facebook mỗi ngày …. đó là các dạng bài viết Drama, tạo nên sự GIẬN DỮ.
Phân tích insight khách hàng qua 24 cung bậc cảm xúc Trong Content Marketing
Con người hầu như ai nấy đều đang không được sống một cuộc sống mà mình đang mong muốn.
Mình muốn đi du lịch, muốn ăn ngon mặc đẹp nhưng hổng có tiền, lương thì bèo bọt, phải đi làm
quanh năm suốt tháng, đi làm thì luôn phải nhìn sắc mặt người khác để làm việc, không được sống
với con người thật của mình —–> Con người luôn tìm kiếm những cảm xúc đặc biệt để giải tỏa
những stress hàng ngày… và cảm xúc tức giận, dẫn dữ là một trong những thứ “dĩ độc trị độc”, làm
thỏa mản cảm xúc của con người tốt nhất
.
– Có bao giờ bạn coi 1 clip 2 bạn trai trẻ đánh nhau ngoài đường và bạn muốn đi đấm nhau với ai
đó chưa?
– Có bao giờ bạn xem 1 clip cha mẹ đánh đập con cái và bạn phẫn nộ x100 lần chưa?
– Có bao giờ bạn thấy người ta đả kích idol mình, hoặc công kích mình bằng bàn phím và bạn cãi
nhau chí chóe với họ qua comment chưa?
– ….
.
Chúng ta đâu thể nào bộc lộ cảm xúc thật của mình ra bên ngoài… nên chúng ta chọn cách bộc lộ
những cảm xúc ấy qua nền tảng online, và đó là một trong những lý do những dạng content này
luon câu được rất nhiều share và comment. Chúng ta chia Cảm xúc này thành các trạng thái:
.
– Căm ghét
– Tức giận
– Bực mình
– Thịnh nộ
Những loại nội dung mà chúng ta thường thấy kích thích cảm xúc Giận dữ
– Dạng Content Drama: đánh ghen, bóc phốt, tâm sự loài chim biển…. Ở đây nó có 1 điểm thú vị là
có hẳn 1 loại nghề là “nghề viết chuyện Drama”. Đa số chúng ta có thể thấy ở những page tâm sự,
group tâm sự lớn như Không sợ chó, Phòng thú tội beat, Phòng bắt ma Beat, Hội hóng chuyện ….
Đa số những group này giai đoạn đầu thì không có nhiều thành viên nói ra những câu chuyện của
mình lắm, thường là 80% đều là những câu chuyện chế nội dung của đội viết content.
– Dạng Content “Ý kiến trái chiều”: những dạng content thể hiện quan điểm. Ở loại này thì có một
dạng content thú vị nữa là dạng “tự nói ra cái ngu của bản than”… Kể về một điều khá vô lý, ai cũng
thấy vô lý nhưng với mình thì nó lại đúng và cả cộng đồng lại bâu vào chửi. VD như : Vợ hay chồng,
ai rửa bát nấu cơm??? em đi làm về mệt, thằng chồng nó nấu cơm dở ăn chả chịu được, rồi bắt nó
rửa chén thì nó cũng làm vỡ….
– Dạng Content “đả kích”: hay nói đúng hơn là dạng gây War.
– Dạng Content “khoe mẽ, làm lố”… cái này thì khỏi nói, siêu ghét,…..
– ….
CẢM XÚC SỢ HÃI
Tiếp theo là một trong những dạng cảm xúc có thể gây “dư luận” khá mạnh. Ví dụ như tin covid dính
hơn 100 người ở Đà Nẵng chỉ trong 2 ngày… đùng 1 cái dấy lên nỗi sợ của toàn thể người dân Đà
Nẵng… Dĩ nhiên, chúng ta không nên dính vào nhiều cái tin tức thời sự như vậy vì nó dính tới pháp
luật. Nhưng kể chuyện ma vào buổi đêm thì hoàn toàn có thể.
– Chúng ta cảm thấy sợ vì một tin tức báo chí
– Chúng ta cảm thấy ghê tởm những hình ảnh gớm ghiếc hoặc nhưng co vật mà chúng ta không
thích
– Chúng ta cảm thấy sợ vì coi truyện ma vào lúc 10h đêm
– Chúng ta cảm thấy bất lực khi hay tin xấu từ người khác (ví dụ báo điểm thi đại học chẳng hạn,
hoặc deadline sếp giao)
– ….
Đối với loại cảm xúc này thì chúng ta có thể chia ra các cung bậc cảm xúc
– Ghê tởm
– Kinh hãi
– Khiếp sợ
– Bất lực
Có một nghịch lý, càng sợ thì chúng ta càng tò mò và muốn tìm ra kết quả, nó giống như sợ ma mà
vẫn thích coi phim ma vậy, những câu chuyện về ma quỷ, UFO, đâm chém người, những kỳ án giết
người của Trung Quốc… có hàng nghìn page dạng những câu chuyện này đăng mỗi ngày những
vẫn đạt được follow liên tục và trông ngóng hàng ngày :v: Một vài dạng content như:
– Báo chí hot trend, sự kiện
– Tin tức máu me
– Hình ảnh các con vật kì lạ, sự kiện kì lạ trong đời sống
– Các câu chuyện có thật (về cái gì thì hông biết)
– Các loại content thiên về sự ám ảnh (từ hình ảnh, tới cách kể chuyện…)
– …..
CẢM XÚC HỐI HẬN
Loại cảm xúc cuối cùng này thì nó lại đem đến một cảm giác buồn man mác (hơi giống với buồn
nhưng nó là hối hận). Chúng ta thường hối hận khi:
– Nghĩ về một chuyện gì đó mà chúng ta chưa làm được trong quá khứ và hiện tại
– Nghĩ về kết quả hiện tại (tồi tệ) do quá khứ đã không cố gắng
– Nghĩ về một hành động đã làm và đem đết kết quả tồi tệ
– Nghĩ về một câu chuyện “nếu như mình… thì ….”
Phân tích insight khách hàng qua 24 cung bậc cảm xúc Trong Content Marketing
Các cung bậc cảm xúc của “hối hận”:
– Hoài niệm
– Thất vọng
– Đố kị
– Buông xuôi
Đối với cảm xúc này thì chúng ta có thể sử dụng các loại nội dung:
– Dạng nội dung “hoài niệm”: vd: nhớ về mái trường xưa với bao nhiêu bạn bè, HCM năm đó,
– Dạng nội dung “cái kết tiêu cực”: vd: phản ảnh cuộc sống tồi tệ nếu chúng ta không làm 1 điều gì
đó
– Dạng nội dung “sẽ hối hận nếu…”
– Dạng nội dung ” nếu biết trước thì…”
– Dạng nội dung ” ước gì mình đã làm…”
.......
Nguồn: Leo Minh

CALL TO ACTION (CTA)


BẠN CÓ THỰC SỰ HIỂU VỀ CALL TO ACTION (CTA)
☀CTA là thuật ngữ viết tắt của Call to Action, cũng còn được biết là CTA button, nó được hiểu là nút
kêu gọi hành động. CTA là một chỉ dẫn cho khách hàng để tạo ra một phản ứng ngay lập tức. Sử
dụng động từ như “gọi ngay bây giờ”, “tìm hiểu thêm” hoặc “ghé thăm cửa hàng ngay hôm nay” sẽ
kích thích khách truy cập thực hiện hành động sau khi đọc hoặc xem video về sản phẩm hoặc dịch
vụ của bạn.
☀CTA thường được dân marketing sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng chung quy lại
mục tiêu chung vẫn là điều hướng người dùng tới hành động chuyển đổi. Hiện nay, có 6 dạng CTA
khá phổ biến đó là:
CTA sáng tạo: CTA này không theo quy tắc cố định mà sẽ tạo ra sự thú vị nhằm thu hút người
dùng.
CTA tạo sự tò mò: Đối với dạng này thì ban sẽ đưa giải pháp cho một vấn đề nào đó ở mức lưng
chừng, nhằm kích thích sự tò mò của người dùng click vào CTA nhằm tạo ra sự chuyển đổi.
CTA giúp giải quyết vấn đề: Dạng này CTA sẽ hứa hẹn giúp giải quyết vấn đề cho khách hàng đang
gặp phải.
CTA củng cố niềm tin: Dạng CTA này sẽ công nhận về vấn đề nào đó bằng những bằng chứng
thuyết phục, từ đó củng cố niềm tin của khách hàng.
CTA đưa ra giá trị và lợi ích: Ai ai cũng đều bị hấp dẫn trước các lợi ích, đây được xem như CTA có
khả năng có tỉ lệ chuyển đổi cao nhất.
CTA mốc thời gian: Dạng này thường thông báo cho khách hàng thời gian của chương trình khuyến
mại nhằm kích thích tiêu dùng, khiến họ phải tương tác ngay trong thời gian ngắn ngủi đó.
Thực tế chúng tôi đang áp dụng CTA như thế nào?
Hãy cùng bắt đầu với nút CTA trên landing page (Đơn giản vì đây là nơi được sử dụng CTA nhiều
nhất và đa dạng nhất).
𝟑 𝐌𝐚̂̃𝐮 𝐂𝐀𝐋𝐋 𝐓𝐎 𝐀𝐂𝐓𝐈𝐎𝐍 𝐭𝐫𝐞̂𝐧 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐋𝐚𝐧𝐝𝐢𝐧𝐠 𝐏𝐚𝐠𝐞:
Nút: Nút là một dạng kêu gọi hành động được mình sử dụng nhiều nhất khi thiết kế Landing Page
và nó tạo ra chuyển đổi tốt nhất. Đơn giản vì nút rất dễ thiết kế vì nó đã có sẵn trong các công cụ
thiết kế, chỉ cần bạn kéo thả là đã có thể tạo ra một nút Call to Action cực kì đơn giản. Mình thường
thiết kế bằng phần mềm Simple Page, để làm một cái nút chỉ mất tầm 5 phút thôi, kéo thả, chỉnh
màu, kích thước,…
Điền Form: Tương tự như nút đây là một dạng thu thập thông tin khách hàng để bạn kết nối hoặc
Remarketing tốt nhất. Điền form là một dạng Call to Action mà bắt buộc website nào cũng nên sử
dụng. Tuy nhiên để thiết kế một form trên Landing Page thì bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn là Nút.
Popup: Đây là một dạng kêu gọi hành động hay được các trang Thương Mại điện tử sử dụng nhiều.
Thường Popup được sử dụng để giới thiệu các chương trình khuyến mãi, giảm giá, ưu đãi đặc biệt
trên website. Một mẫu Pop Up nên có hình ảnh bắt mắt, đoạn mô tả hành động khiến người dùng
phải Click để truy cập đến đường dẫn mà bạn mong muốn. Tuy nhiên, nhược điểm của sử dụng
Pop Up là sẽ làm phiền đến người dùng khi họ đang đọc thông tin sản phẩm.
Một số gợi ý về content CTA
1. TẢI NGAY
Kêu gọi khách hàng dùng ngay sản phẩm, dịch vụ của bạn một cách cấp thiết.
2. BẤM VÀO ĐÂY
Kêu gọi người dùng truy cập vào đường dẫn mà bạn muốn khách hàng tìm hiểu
3. THAM GIA NGAY
Kêu gọi người dùng tham gia chương trình ưu đãi hoặc khóa học bạn đang triển khai,…
4. TẢI XUỐNG Ở ĐÂY
Kích thích khách hàng tải sản phẩm tại đây
5. BẮT ĐẦU NGAY
Dẫn dắt người dùng đi theo hành trình mà bạn đã vạch ra sẵn
6. CLICK VÀO ĐÂY ĐỂ BIẾT THÊM CHI TIẾT
Kêu gọi người dùng tìm hiểu thêm về thông tin sản phẩm, dịch vụ của bạn
7. TÔI CẦN GIÚP
Tạo Lead khách hàng từ Landing Page
8. DÙNG THỬ MIỄN PHÍ
Miễn phí là từ ngữ đắt giá nhất trong Marketing
9. CLICK ĐỂ NÓI VỚI CHUYÊN GIA
Tạo cho khách hàng sự tin tưởng khi nói chuyện với bạn trong cuộc chat
10. TẢI XUỐNG NGAY LẬP TỨC
Kêu gọi một hành động cấp thiết, cần phải thực hiện ngay lập tức
11. NHẬN NGAY BẢN CUỐI CÙNG
Khách hàng sẽ Click ngay nếu biết mình là người cuối cùng
12. HÀNH ĐỘNG NGAY
13. MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN
14. GIẢM GIÁ VẬN CHUYỂN
15. CLICK ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
16. ĐẾN GẶP CHÚNG TÔI HÔM NAY
17. ĐẶT CHỖ CỦA BẠN BÂY GIỜ
18. VÀO ĐÂY HÔM NAY
19. BẮT ĐẦU DÙNG THỬ
20. BẮT ĐẦU DÙNG THỬ MIỄN PHÍ
21. ĐỀ XUẤT ƯU ĐÃI
22. ĐẢM BẢO HÀI LÒNG TẠI ĐÂY
23. CHÚNG TÔI MUỐN NGHE TỪ BẠN
24. TÔI MUỐN NGHE Ý KIẾN CỦA BẠN
25. SỐ LƯỢNG CÓ HẠN
26. THỜI GIAN CÓ HẠN
27. GIÁ TRỊ TỐT NHẤT
28. ĐỂ BIẾT THÊM CHI TIẾT, HÃY GỌI
29. XIN ĐỪNG NGẦN NGẠI GỌI
30. CHÚNG TÔI ĐANG CHỜ CUỘC GỌI CỦA BẠN!
31. NHẬN TÀI LIỆU MIỄN PHÍ CỦA CHÚNG TÔI
32. GỬI CHO TÔI
33. THEO DÕI BẢN TIN CỦA CHÚNG TÔI
34. SỬ DỤNG NGAY HÔM NAY!
35. ĐĂNG KÝ Ở ĐÂY
36. ĐẶT HÀNG NGAY VÀ NHẬN QUÀ MIỄN PHÍ
37. HÃY CHO CHÚNG TÔI BIẾT BẠN NGHĨ GÌ?
38. LÀM BÀI KIỂM TRA CỦA CHÚNG TÔI!
39. ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN TẠI ĐÂY
40. BẮT ĐẦU TỪ HÔM NAY
41. YÊU CẦU BÁO GIÁ MIỄN PHÍ NGAY HÔM NAY
42. ĐỂ LẠI SỐ ĐIỆN THOẠI CỦA BẠN
43. LÀ NGƯỜI ĐẦU TIÊN, SỬ DỤNG NGAY!
44. LIÊN HỆ CHÚNG TÔI
45. TÔI MUỐN TƯ VẤN NGAY
46. TẢI EBOOK CỦA CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN
47. ĐĂNG KÝ

30 tuyệt chiêu viết tiêu đề hiệu quả


Tiêu đề hiệu quả là gì?
Viết tiêu đề hiệu quả chính là một mỏ neo để toàn bộ bài viết nương theo. Nó tóm tắt mọi điều ta
muốn nói, duy trì nhiệt huyết và gây tò mò cho người đọc. Ta cũng có thể thay đổi tiêu đề trong quá
trình viết, nhưng tôi luôn bắt đầu bằng một tiêu đề để toàn bộ công việc được khởi động và phát
triển tiếp.
30 Kỹ thuật viết tiêu đề sau đây đều quý hơn vàng. Nó sẽ giúp bạn viết tiêu đề dễ như ăn cháo.

Bạn sẽ cần 1 tiêu đề chính cho bài viết quảng cáo, thư hay bài viết website của bạn. Nhưng bạn
cũng sẽ cần nhiều tiêu đề phụ xuyên suốt bài viết. Các tiêu đề phụ giúp truyền tải thông điệp của
bạn, duy trì hứng thú của người đọc và xây dựng niềm khao khát của họ với sản phẩm hoặc dịch
vụ.

+ Độc giả được chia thành 3 nhóm: nhóm người đọc từng chữ một, nhóm đọc lướt và nhóm “nhảy
cóc”. Bạn cần các tiêu đề phụ là để truyền tải thông điệp đến đủ cả ba đối tượng. Do vậy, khi đã sơ
lược qua các tuyệt chiêu viết tiêu đề sau đây, bạn có thể thoải mái tạo ra thật nhiều tiêu đề cho sản
phẩm và dịch vụ của bạn. Bạn có thể sẽ cần toàn bộ ba mươi cách để viết.

+ Tiêu đề có quyền năng đưa bài viết của bạn lên thiên đường hoặc xuống địa ngục. Thiên tài viết
quảng cáo John Caples từng nói rằng “một tiêu đề hay có thể giúp tăng doanh số 19 lần cho cùng
một mẩu quảng cáo”. Còn James Webb – người có công khai phá lĩnh vực quảng cáo – thì phát
biểu rằng “một tiêu đề xuất sắc có thể mang lại số lượng phản hồi và doanh số bán hàng nhiều hơn
50%”. Quái kiệt viết quảng cáo David Ogilvy thì bảo rằng “số người chỉ đọc tiêu đề nhiều gấp năm
lần số người đọc toàn bộ bài viết”. Còn Claude Hopkins – một trong những chuyên gia viết quảng
cáo vĩ đại nhất trong lĩnh sử, với cuốn sách “Khoa học Quảng cáo“ – nhấn mạnh rằng “Chúng ta
luôn chọn những gì mình muốn đọc thông qua tiêu đề”.

+ Thông thường thì tiêu đề chính là tất cả những gì độc giả sẽ lướt qua – vâng, chỉ là lướt qua –
trước khi họ giở nhanh những nội dung còn lại. Trung bình, mỗi người thường chỉ dành “4 giây” để
đọc một trang báo! Nếu tiêu đề của bạn không thể khiến độc giả dừng lại, nghĩa là bạn vừa đánh
mất họ cũng như đánh mất một thương vụ mua bán!

👉 Dây là 30 cách viết tiêu đề chắc chắn sẽ giúp bạn sáng tạo ra những ngôn từ thôi miên hoặc cải
thiện những tiêu đề bình thường.

1. Sử dụng những từ khóa mở đầu hiệu quả:

Cuối cùng!

Xin giới thiệu!

Mới!

- Hãy lưu ý đến tính chất đưa tin và khơi gợi sự hào hứng của những từ ngữ trên. “Mới” là một từ có
khả năng thu hút mạnh. Theo nguyên tắc, bạn chỉ nên dùng từ “mới” với sản phẩm được tạo ra
hoặc cải tiến trong vòng 6 tháng trước đó. Nếu sản phẩm bạn mới phát minh thì hãy mạnh dạn cho
cả thế giới biết điều đó.

2. Giới hạn đối tượng khách hàng:


Thợ sửa ống nước!

Các bà nội trợ!

Chân bị đau?
Loại tiêu đề này sẽ giúp mời gọi đối tượng khách hàng bạn nhắm đến. Nếu đang bán một cuốn sách
dành cho luật sư, bạn có thể mở đầu bằng câu “Hãy chú ý, hỡi các luật sư!” Bằng cách này, thông
điệp của bạn sẽ được tiếp nhận bởi những khách hàng bạn cần.

3. Hứa hẹn một lợi ích


Bạn sẽ hết đau lưng trong vòng 10 phút!

Mua một tặng một!

Phương pháp mới để kiếm được việc làm chỉ trong 2 ngày!

Lọi ích chính là lý do để mọi người mua hàng. Chẳng hạn như với sản phẩm là cà phê không chứa
chất caffeine, việc không chứa caffeine chỉ là đặc tính của sản phẩm; lợi ích chính của sản phẩm
này chính là giúp bạn dễ ngủ hơn. Khi một người bị đau lưng, điều họ cần không phải là những viên
thuốc mà làm thế nào để hết đau. “Bạn sẽ hết đau lưng trong vòng 10 phút!” cho người đọc biết
rằng có một cách trị đau lưng hiệu quả. Chúng ta bán sự giảm đau chứ không bán cách phòng
ngừa. Khi bạn nói lên được điều mà khách hàng muốn hoặc cần, bạn sẽ lôi kéo được họ ngay lập
tức.

4. Viết tiêu đề dưới dạng tin sốt dẻo


Giải pháp đột phá để chống trộm ô tô

Công thức mới giúp hồi sinh mái tóc

Bảy “Bí mật thất truyền” đã được khám phá

Tin tức là món ăn tinh thần không thể thiếu của quần chúng. Hãy truyền tải sản phẩm dịch vụ của
bạn như những tin sốt dẻo và bạn sẽ gây được chú ý. Việc ra một sản phẩm mới chính là tin sốt
dẻo. Một sản phẩm cũ có công dụng mới cũng là tin sốt dẻo. Khởi đầu là một cửa hàng nhỏ lẽ
khiêm tốn, công ty hóa dược phẩm Arm Hammer đã phát triển mạnh trong nhiều thập kỷ. Họ không
ngừng nghĩ ra những cách thức mới để công chúng sử dụng các sản phẩm của họ – từ việc sử
dụng thuốc muối để đánh răng cho đến việc dùng nó để khử mùi – và chỉ một sản phẩm với công
dụng khác nhau luôn tạo thành những tin sốt dẻo.

5. Một món đồ miễn phí


Các nhà văn sẽ được miễn phí!

Miễn phí báo cáo thuế!

Cẩm nang hướng dẫn sửa ô tô miễn phí!

✍️Món đồ miễn phí của bạn phải phù hợp với nhu cầu của đối tượng khách hàng mà bạn nhắm đến.
Cũng cần nhớ rằng, món hàng đó phải thực sự miễn phí – tức là không kèm theo bất kỳ điều kiện
hay sự chèo kéo nào. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể làm một món hàng miễn phí vừa đáp
ứng nhu cầu khách hàng vừa có tác dụng phuc vụ việc quảng bá.

6. Đặt câu hỏi gây tò mò


Đâu là 7 bí quyết của thành công?
Bạn có hay mắc phải những lỗi sai này trong tiếng Anh?

Bọ lọc máy nào có thể giúp ô tô của bạn chạy tốt hơn?

Câu hỏi là một phương tiện quyền năng để mời gọi sự tương tác của người đọc. Nhưng câu hỏi
phải có tính gợi mở và hứa hẹn một lợi ích nào đó cho độc giả. Nếu bạn đặt một câu hỏi có thể dễ
dàng trả lời hoặc không, e là độc giả sẽ nhanh chóng phớt lờ câu hỏi đó. Nhưng nếu câu hỏi của
bạn có vẻ hấp dẫn, nó sẽ lôi kéo người đọc vào mẩu quảng cáo để họ tìm thấy câu trả lời. Đây là
một phương pháp tôi ưa thích để khiến cho độc giả bị hút vào bài viết của mình.

7. Mở đầu bằng một chứng thực


“Đây là thứ vũ khí mạnh nhất tôi từng được biết”

“Hai quyển sách này đã giúp tôi trở thành một trong những người giàu có nhất thế giới”

“Đây chính là lý do vì sao những chiếc xe đua của tôi luôn đánh bại những đối thủ khác”

Những dấu ngoặc kép luôn có sức hút kỳ lạ với người đọc. Nếu câu trích dẫn trong đó có nội dung
hấp dẫn như những câu trên, độc giả sẽ không thể không đọc được. Bạn có thể yêu cầu sự chứng
thực từ bất kỳ ai đã từng sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Và những tiêu đề đặt trong
ngoặc kép thường hiệu quả hơn – vì những lời thoại luôn gắn liền với cuộc sống của mọi người nên
thường gây chú ý tốt hơn.

8. Tiêu đề “Làm thế nào”


Làm thế nào để con cái nghe lời bạn

Làm thế nào để biết xe máy của bạn đang cần được bảo dưỡng

Làm thế nào để có thêm bạn bè và tạo sức ảnh hưởng đến công chúng

✍️Con người luôn khát khao thông tin, nên họ dễ dàng bị thu hút bởi những tiêu đề “Làm thế nào”
có thể giúp họ giải quyết vấn đề hoặc nhu cầu nó đó của mình. Nếu bạn đang quảng cáo máy giặt,
bạn có thể viết “Làm thế nào để chọn được một chiếc máy giặt phù hợp”. Bạn có thể làm cho mọi
tiêu đề trở nên hấp dẫn chỉ bằng cách thêm vào hai chứ “thế nào”. Ví dụ, “Tôi cắt tóc đẹp” là một
tiêu đề rất yếu ớt, nhưng “Tôi cắt tóc đẹp như thế nào” lại nghe rất thu hút.

9. Dùng câu hỏi trắc nghiệm


Bạn thông minh đến mức độ nào? Hãy trả lời bảng câu hỏi sau để biết.

IQ trong Networking của bạn bằng bao nhiêu?

Bạn có đủ những tố chất để thành công?

✍️Mọi người ai cũng thích những câu hỏi trắc nghiệm. Đặt ra một câu hỏi trong tiêu đề dưới dạng
một câu hỏi trắc nghiệm. Hiển nhiên, mẩu quảng cáo chỉ phát huy hiệu quả khi các câu hỏi có liên
quan đến những gì bạn bán. Nếu bạn đang quảng cáo cho cửa hiệu sửa xe ô tô, bạn có thể hỏi: “Ô
tô của bạn có đang thực sự chạy tốt? Hãy trả lời những câu hỏi sau để biết!” Tất cả những nỗ lực
này chỉ nhằm một mục đích là khiến cho độc giả tương tác với bạn. Bảng câu hỏi trắc nghiệm là một
cách để đạt được mục đích này.

10. Dùng từ “này’ và ‘vì sao” trong tiêu đề


Những chiếc thuyền này không bao giờ chìm

Vì sao những con chó của chúng tôi đắt hơn?

Vì sao những ván trượt tuyết này được đánh giá là “hoàn hảo”?

Khi sử dụng những từ “này” và “vì sao” trong tiêu đề, bạn đang tạo ra những lời tuyên bố gây chú ý,
khiến cho người đọc mong muốn đọc tiếp. Nếu bạn chỉ nói “Ván trượt tuyết của chúng tôi là hoàn
hảo”, sẽ có rất ít người quan tâm. Nhưng khi bạn nói “Vì sao ván trượt tuyết này của chúng tôi được
đánh giá là hoàn hảo?”, bạn đang khơi gợi sự tò mò – một trong những động lực mạnh mẽ nhất có
thể thúc đẩy con người hành động.

11. Xưng “tôi” trong tiêu đề


Họ cười cợt khi tôi ngồi vào đàn piano – cho đến khi tôi bắt đầu chơi đàn

Cuối cùng tôi đã khám phá ra bí kíp để viết hay

Dù ở nơi đâu, mỗi khi tôi quệt mũi, tôi lại kiếm ra tiền

✍️Những tiêu đề xưng ngôi thứ nhất sẽ luôn phát huy tác dụng một khi khơi gợi được trí tò mò hoặc
hứa hẹn một lợi ích đủ lớn cho người đọc. Chẳng hạn những ai muốn học chơi piano chắc chắn sẽ
bị thu hút bởi tiêu đề trong ví dụ đầu tiên (nó là một trong những tiêu đề quảng cáo thành công nhất
mọi thời đại). Việc dùng đại từ nhân xưng “bạn”, “của bạn” trong tiêu đề không phải lúc nào cũng
hiệu quả vì chúng là dấu hiệu thường thấy của quảng cáo và người đọc sẽ phòng thủ ngay. Trong
khi đó, bạn xưng “tôi”, thông điệp trong tiêu đề sẽ được truyền tải đến người đọc một cách tự nhiên
và dễ chịu hơn. Chẳng hạn ví dụ này: “Tôi muốn giúp đỡ mọi người, và đó là lý do tôi mở hãng bảo
hiểm của riêng mình!”

12. Gọi tên sản phẩm trong tiêu đề


Vitamin của Gymco đã giúp các vận động viên đạt thành tích siêu tốc như thế nào

Thang gập Fiskin đã cứu mạng chồng tôi

Thoughline đã giúp tôi khám phá bí kíp để viết hay

✍️“Làm thế nào để trị mụn cóc là một tiêu đề tốt”, nhưng “Làm thế nào mà Vitalism trị dứt mụn cóc”
còn tốt hơn. Không phải độc giả nào cũng dừng lại để đọc bài viết của bạn, nên việc đưa tên
thương hiệu vào tiêu đề giúp nó truyền tải thông tin được nhiều hơn. Nhưng đừng cố làm cho tên
thương hiệu trở thành điểm nhấn chính của tiêu đề. Thay vào đó, hãy tập trung viết tiêu đề có nội
dung thật hấp dẫn, sau đó hãy chèn tên công ty vào.

13. Dùng từ “cần gấp”


Cần gấp – Những ai đang bị căng thẳng thần kinh

Cần gấp – Những anh chàng can trường


Cần gấp – Những nhà quản lý đã sẵn sàng cho các khoản lợi nhuận bất ngờ

“Cần gấp” là một từ gây tò mò hiệu quả. Hãy dùng nó để mở tiêu đề và người đọc sẽ không ngừng
tìm hiểu vì sao bạn lại cần gấp những người căng thẳng (cho một buổi hội thảo về kỹ năng vượt qua
nỗi sợ chẳng hạn), hoặc vì sao bạn lại cần gấp những nhà quản lý (để mời họ tham gia một chương
trình học quản lý). Hãy nói chuyện trực tiếp với đối tượng độc giả bạn muốn.

14. Sử dụng từ “đột phá” trong tiêu đề


Đột phá trong hệ thống báo cháy

Tiết lộ một công thức đột phá để điều trị rụng tóc

Cần gấp – Những luật sư muốn thành công đột phá

Từ “đột phá” gắn liền với tính chất nóng hổi, sốt dẻo. Nó có ý nghĩa rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của
bạn có thể đánh bại mọi đối thủ. Bạn có thể dùng từ ngữ khác có tác dụng tương tự như “kỷ lục”,
“mang tính cách mạng”…

Xem thêm: Kỹ năng huấn luyện, nhà lãnh đạo cần phải có

15. Vận dụng chữ in hoa và chữ thường


TIÊU ĐỀ TOÀN CHỮ IN HOA RẤT KHÓ ĐỌC

Tiêu đề vừa chữ In hoa và chữ Thường dễ đọc hơn

7 Tố chất khác biệt tạo nên Nhà lãnh đạo Xuất chúng

Bạn hiểu ý tôi chứ?

Nếu độc giả phải căng mắt lên để đọc tiêu đề của bạn, họ có thể mất tập trung và không thèm đọc
nữa.

16. Vận dụng tốt số lượng từ cho phép


Nó thật tuyệt vời!

Đã bao nhiêu lần bạn tự nói với chính mình, “Chưa tôi vẫn chưa được đọc nó; tôi đã muốn đọc nó
từ rất lâu rồi!

Còn ai khác muốn sở hữu một bộ bàn ghế nội thất thật đẳng cấp?

Tieu đề có thể dài hoặc ngắn. Miễn là chúng thu hút được sự chú ý cả những đối tượng khách hàng
bạn nhắm đến, khiến họ tò mò hoặc háo hức mua hàng, thì dài ngắn không thành vấn đề. Hiển
nhiên, bạn không nên phí phạm câu chữ của mình. Nhưng bạn cũng không nên giới hạn chúng.

17. Nêu bật ưu thế


Áo sơ-mi giảm giá 50%

Ưu đãi đặc biệt khi thay nhớt xe ở đây


Đăng ký tham gia 6 tháng – Được miễn phí thêm 6 tháng

Bạn cần nhấn mạnh những ưu điểm nổi bật của sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Bạn có những
chế độ ưu đãi hay khuyến mãi gì trội hơn các đối thủ. Hãy tập trung vào những điểm đó.

18. “Còn ai khác”


Còn ai khác muốn trở thành tác giả viết sách?

Còn ai khác đã từng luôn ca bài ca “Tôi không thể”?

Còn ai khác muốn sở hữu hệ thống chống trộm hoàn hảo?

“Còn ai khác” là một cụm từ thu hút hữu hiệu. Nó có ý nghĩa rằng đã có người được sở hữu hoặc
trải nghiệm những sản phẩm hoặc dịch vụ tuyệt diệu của bạn và khẳng định rằng những độc giả
cũng sẽ có cơ hội tương tự.

KHÁM PHÁ: Quản lý thời gian hiệu quả bằng "Thời gian thực"
19. Bảo hành, bảo đảm.
Thảm chùi chân bảo đảm siêu sạch

Bảo đảm trèo đèo lội suối suôn sẻ – Bằng không chúng tôi sẽ hoàn lại tiền cho bạn!

Chúng ta đang sống trong một thời kỳ mà thật giả lẫn lộn. Lời chào hàng của bạn hãy đi kèm với
một sự bảo đảm. Nếu bạn có thể khẳng định chế độ đảm bảo hoặc bảo hành ngay trong tiêu đề, nó
sẽ thuyết phục độc giả tốt hơn và khiến họ quyết định đọc toàn bộ mẩu quảng cáo.

20. Thừa nhận một khuyết điểm


Chúng tôi chỉ là số hai. Nên chúng tôi không ngừng nỗ lực.

Đầu bếp này nấu được mọi món ngon hảo hạng trừ Salad.

✍️Độc giả sẽ tin tưởng bạn hơn khi bạn thừa nhận rằng mình không hoàn hảo. Trên thực tế đã có
quá nhiều những mẩu quảng cáo và thư chào hàng tự nhận mình có khả năng chữa bách bệnh cho
mọi vấn đề của bạn. Điều đó chẳng đáng tin chút nào. Trong khi đó, nếu bạn khiêm tốn hơn một tí,
người ta sẽ tin tưởng hơn những nội dung còn lại. Bạn chỉ có thể thu hút người khác khi họ đã thực
sự tin tưởng bạn.

21. Tập trung vào những kết quả tích cực


Làm trắng răng trong 10 ngày!

Giảm 7kg trong 30 ngày!

✍️Nếu bạn muốn bán được hàng, đừng vẽ nên một bức tranh tiêu cực cho độc giả. Con người ta
chi tiền để mua hy vọng và những giấc mơ. Bạn không bán “thuốc tiêu mỡ thừa” mà đang bán “Một
cơ thể khỏe mạnh hơn”. Đừng rao bán kem đánh răng bằng cách đe dọa người ta rằng “Răng vàng
thật xấu” mà thay vào đó, hãy nói điều họ muốn: “Một hàm răng trắng xinh!” Khách hàng bỏ tiền để
mua giải pháp chứ không phải nỗi đau. Những giải pháp của bạn cũng cần phải khả thi hoặc đáng
tin. Nếu tiêu đề của bạn nói quá sự thật, người đọc sẽ không tin. “Giảm 7kg trong 30 ngày” là một
hiệu quả có thể tin được. Nhưng “Giảm 7kg trong 1 đêm” thì đúng là chuyện không tưởng.

22. Cảnh báo độc giả


Lời cảnh báo dành cho các bác sĩ!

Cánh báo: Lũ trẻ nhà bạn có hay táy máy chiếc loa này?

Cảnh báo dành cho những người chủ doanh nghiệp nhỏ

Bạn có thể gây chú ý cho mọi người bằng cách phát đi một thông điệp cảnh báo. Các cảnh báo luôn
có tính chất hứa hẹn thông tin và khơi gợi trí tò mò.

23. Cẩn thận với sự hài hước


✍️Không phải ai cũng thích những trò cười. Một truyện cười có thể vui nhộn với người này nhưng
chưa chắc chọc cười được người kia. Và trên thực tế, không nhiều người mua hàng vì những chiêu
trò chọc cười, như một câu khẩu hiệu kinh điển của quảng cáo “Không ai mua hàng từ những thằng
hề”. Những phi vụ bán hàng bằng những chiêu trò gây cười thường thất bại là vì thế. Vì sao ư? Bạn
đang bán hàng chứ không phải làm những trò hề. Bạn muốn người ta mua hàng hay chỉ cười rồi
thôi? Nếu bạn vẫn muốn bài quảng cáo của mình trở nên hài hước, hãy cố gắng làm cho điểm nhấn
gây cười trùng khớp với thông điệp quảng cáo của bạn.

24. “Dễ như trở bàn tay”


Hư ống nước? Chuyện nhỏ!

Một mẹo cực đơn giản để chống dột mùa mưa

Con người ai cũng muốn đạt được kết quả nhanh chóng mà lại dễ dàng. Nếu bạn hoặc sản phẩm
của bạn có thể giúp cuộc sống khách hàng trở nên dễ dàng và thoải mái hơn, hãy nói thẳng điều đó.

25. Cẩn thận với nền đen chữ trắng


Bạn có thể dùng phong cách thiết kế âm bản (nền đen – chữ trắng) cho tiêu đề, nhưng đừng lạm
dụng nó trên toàn bộ mẫu quảng cáo, trang web hoặc thư chào hàng của bạn. Hình thức trình bày
kiểu âm bản có thẻ gây khó chịu cho người đọc. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ dùng nó để làm nổi tiêu đề,
nó có khả năng gây chú ý cho người đọc.

26. Cường điệu những lợi ích


Chấm dứt những tháng ngày ngủ như cá mòi! Hãy say giấc như một vị Vua!

Dùng “Gối nhạc” để say giấc cùng Neil Diamond”!

✍️Con người ta luôn thích hành động. Họ khao khát được là một phần của những cuộc chơi. Hãy
cho họ biết sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn thú vị như thế nào bằng cách nêu bật và cường điệu
những lợi ích chúng mang lại.

27. Sử dụng những khuông mẫu công thức đã được kiểm chứng và thừa nhận
HÀNG MỚI VỀ – Phương pháp thống kê mới!
LỜI KHUYÊN dành cho những người là chủ gia đình!

SỰ THẬT VỀ quy trình sửa giày

David Ogilvy, trong cuốn sách “Lời tự thú của một Nhà quảng cáo” đã liệt kê những từ khóa luôn
hiệu quả trong tiêu đề như sau:

Miễn phí

Mới

Làm thế nào

Bất ngờ

Ngay bây giờ

Xin giới thiệu

Xin ra mắt

Ở ngay đây

Hàng mời về

Quan trọng

Cải tiến

Tuyệt vời

So sánh

Sốc/giật gân

Vượt trội

Cách mạng
Đáng kinh ngạc

Kỳ diệu

Phép màu

Khuyến mãi

Nhanh chóng

Dễ dàng
Cần gấp

Thử thách

Lời khuyên dành cho …

Sự thật về …

Giảm giá

Nhanh lên nào

Cơ hội cuối cùng

Hiện tượng

Hé lộ

Thành công
Độc đáo

Hấp dẫn

Bảo đảm

Độc nhất

Đầu tiên

Tình yêu

Quyền năng

Siêu đẳng

Cuối cùng

Tuyệt vời

Số lượng có hạn

Hiện tượng

Ra mắt

Làm thế nào

28. Tiết lộ một lợi ích không ngờ


Làm thế nào để cho khán giả đứng lên tán thưởng không ngớt mỗi khi bạn cất tiếng nói

✍️Đây là tiêu đề một cuốn sách của Ted Nicolas viết về kỹ năng dành cho các diễn giả. Một trong
những lợi ích không ngờ của cuốn sách là truyền đạt bí kíp làm cho khán giả không chỉ đơn thuần
vỗ tay mà còn sao cho khán phòng phải đứng lên tán thưởng – điều mà mọi diễn giả đều khao khát.
Hãy tiết lộ cho khách hàng những lợi ích không ngờ tới từ sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Hãy tự
hỏi bản thân “Người ta sẽ được lợi ích gì khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình?”

29. Nêu những lý do


3 lý do bạn nên viết sách

5 lý do bạn nên gặp bác sĩ ngay hôm nay

7 lý do bạn nên sử dụng dịch vụ giúp việc này

✍️Những lý do sẽ giúp độc giả gắn kết với bài viết của bạn. Nếu muốn hiểu thêm vì sao, họ buộc
lòng phải đọc tiếp. Bí kíp để phương pháp này luôn phát huy tác dụng là nhằm thẳng vào đối tượng
khách hàng bạn muốn. Nếu bạn đang quảng cáo cho dịch vụ kế toán, hãy cho khách hàng những lý
do tại sao họ nên sử dụng dịch vụ kế toán của bạn. Nếu bạn đang quảng cáo cho một tiệm bánh,
hãy nêu lên những lý do vì sao bánh của bạn ngon hơn những nơi khác.

30. Thủ pháp trước – sau


Những điều nên và không nên khi chọn mua ô tô đã qua sử dụng

✍️Đây là một thủ pháp quen thuộc để chứng minh sự khác biệt trong dịch vụ của bạn. Nếu bạn đang
quảng cáo cho một dịch vụ làm vườn, bạn có thể sử dụng tiêu đề với ý nghĩa biến một khu rừng
rậm lộn xộn thành một công viên cây xanh xinh đẹp. Điều bạn làm ở đây là so sánh giữa những gì
khách hàng đang có (tức là những vấn đề của họ) với những gì bạn có thể làm cho họ (tức là những
giải pháp của bạn).

Làm thế nào để thử nghiệm tính hiệu quả của các tiêu đề
Đây là điều bạn nên làm để biết rằng tiêu đề của mình có hiệu quả – trước khi bỏ ra một khoản tiền
lớn đề đầu tư cho nó.

Hãy tự hỏi bản thân: “Tiêu đề này có thể áp vào các bài viết quảng cáo, thư chào hàng hay website
của đối thủ không?” Hãy tưởng tượng, sẽ thế nào nếu tiêu đề của bạn được đặt vào quảng cáo của
đối thủ. Liệu nó sẽ ăn khớp? Nếu nó khớp, hãy thay đổi ngay tiêu đề của bạn.

Khai thác nỗi đau


Gần đây trong việc thuyết phục khách hàng, người sales thường được huấn luyện khai thác “nỗi
đau” của khách hàng. Nghĩa là nếu bạn GIÚP khách hàng Ý THỨC nỗi đau càng lớn thì bạn càng
có cơ hội chốt được đơn.

Công thức khai thác nỗi đau được áp dụng = D x T x V

D – Dissatisfaction (sự không hài lòng với thực tại)


T – Time (Thời gian kéo dài sự chịu đựng, hệ lụy xảy ra nếu kéo dài)
V – Vision (mục tiêu nhắm tới)
Người tư vấn phải giúp khách hàng ý thức D không chỉ là không hài lòng với thực tại mà còn phải
nhân với T là ẢNH HƯỞNG XẤU THẾ NÀO NẾU TÌNH TRẠNG NÀY KÉO DÀI. Song song đó còn
giúp khách hiểu nếu xử lý kịp thời thì khách hàng sẽ hướng tới viễn cảnh tốt đẹp của V và đây cũng
phải là một lời CAM KẾT của dịch vụ bạn chứ KHÔNG PHẢI DÙNG ĐỂ ĐÁNH LỪA CẢM XÚC của
khách hàng

Hầu hếu mọi phản đối đầu tiên của khách hàng đều là GIÁ CẢ, nhưng thật chất đó là GIÁ TRỊ CẢM
NHẬN của họ nhận không tương xứng với giá cả bỏ ra. Công thức về giá ngày trước thường được
áp dụng:

Giá trị cảm nhận = (trải nghiệm + lợi ích) – (chi phí + thời gian)

GIÁ TRỊ CẢM NHẬN CÀNG LỚN GIÁ TIỀN CÀNG RẺ. Người tư vấn phải luôn nằm lòng câu nói
này và trong quá trình tư vấn cần giúp khách hàng ý thức về GIÁ TRỊ CẢM NHẬN chứ không đề cập
nhiều đến GIÁ TIỀN

Ngày nay mọi thứ đều phải chuyển thành cấp số nhân (x) và không ai bán đặc tính, lợi ích chung
chung nữa vì con người SỢ MẤT hơn là có ĐƯỢC. Nếu bạn nhặt được 500k, cái “sướng” của bạn
không thể bằng “nỗi đau” của người rơi mất 500k phải không? Vì vậy thay vì chỉ nói lợi ích, người ta
xoáy vào “nỗi đau” mạnh mẽ hơn. Cho nên công thức thuyết phục về GIÁ TRỊ CẢM NHẬN là:

Giá trị cảm nhận = (Sự không hài lòng với thực tại) x (hệ lụy kéo dài) x (mục tiêu tốt đẹp hướng đến)

Bạn giúp khách ý thức khoảng cách nỗi đau khách hàng và mục tiêu hướng đến càng lớn bao nhiêu
thì giá trị sản phẩm, dịch vụ của bạn cũng lớn mạnh theo. Mà theo công thức thì GIÁ TRỊ CẢM
NHẬN CÀNG LỚN THÌ GIÁ TIỀN CÀNG RẺ
Nỗi đau của khách hàng của bạn là gì? Bấm vào đây để điền vào

Hướng dẫn kế hoạch


Định nghĩa:
Content Strategy (Chiến lược Nội dung) là đưa ra định hướng, nguyên tắc, khuôn mẫu, cách thức,
chiến thuật để phát triển nội dung cho mục tiêu tiếp thị. Một chiến lược nội dung tốt sẽ giúp xây
dựng được khung sườn vững chắc cho cấu trúc website, tập trung vào những từ khoá tạo nên sự
khác biệt (về SEO), xác định được những loại nội dung mà website sẽ bao quát, người viết, văn
phong cũng như quy trình đăng bài, đi bài, và trên hết là đảm bảo phù hợp với nhu cầu, mong muốn
của khách hàng mục tiêu trong từng giai đoạn phát triển của webite / thương hiệu.

Làm thế nào để xác định một chiến lược Content?


Để phát triển một chiến lược nội dung, bạn cần bắt đầu với nghiên cứu. Các nghiên cứu cần thiết có
thể được chia thành ba trụ cột:

- Nghiên cứu công ty


- Nghiên cứu khách hàng
- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
- Nghiên cứu công ty
Trong giai đoạn nghiên cứu công ty, bạn cần khám phá các giá trị và thế mạnh cốt lõi của thương
hiệu. Một số câu hỏi bạn muốn trả lời là: công ty của bạn giỏi nhất ở đâu và nó đại diện cho điều gì?
Bên cạnh việc kiếm tiền, tại sao bạn kinh doanh?
Bạn cũng sẽ muốn kiểm toán nội dung bạn đã có. Là nó cung cấp so với mục tiêu của bạn?

- Nghiên cứu khách hàng


Trong giai đoạn nghiên cứu khách hàng, mục tiêu của bạn là tìm hiểu mong muốn, nhu cầu và hành
trình mua hàng của khách hàng. Bạn cũng sẽ muốn hiểu thêm về cách thức, địa điểm và thời điểm
họ tiêu thụ nội dung.

- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh


Nghiên cứu đối thủ có hai hương vị - đối thủ thương mại và đối thủ cạnh tranh nội dung.

Bạn cần hiểu giá trị thương hiệu của đối thủ thương mại, đề xuất bán hàng độc đáo và cách họ
truyền đạt chúng tới khách hàng của họ.

Bạn cũng sẽ cần phải hiểu đối thủ cạnh tranh nội dung của bạn. Đây có thể là khác nhau từ các đối
thủ thương mại của bạn.

Ví dụ, hãy tưởng tượng bạn là một công ty cá cược thể thao. Nếu bạn định tạo nội dung liên quan
đến các sự kiện thể thao bạn đang cung cấp thị trường cá cược; sau đó, bạn đang cạnh tranh
không chỉ với các công ty cá cược khác, mà tất cả những người khác tạo nội dung về các sự kiện
này.

Vì vậy, điều đó có nghĩa là bạn sẽ xem xét các trang tin tức lớn, trang tin tức thể thao, trang web
dành cho người hâm mộ, v.v. Nội dung của bạn không cần phải nổi bật so với các đối thủ thương
mại, nhưng các đối thủ nội dung này cũng vậy.

Nghiên cứu Key work


Chọn đúng từ khóa trong SEO là một yếu tố quan trọng để tối ưu website trên các công cụ tìm kiếm.
Nếu bạn nghiên cứu SEO từ khóa không được tốt, việc làm SEO sẽ gây tốn kém thời gian của bạn.
Bài viết này sẽ giải thích để bạn hiểu rõ hơn về keyword là gì? Nó ảnh hưởng như thế nào đến quá
trình leo top của bạn?

KEYWORD LÀ GÌ?
Keyword một thuật ngữ trong SEO, có nghĩa là từ khóa tìm kiếm. Là những từ khoá ngắn hoặc từ
khoá dài được mọi người tìm kiếm trên Google hoặc các công cụ tìm kiếm khác, sử dụng để tìm
kiếm một nội dung nào đó trên website của bạn.

Short Keyword - Từ khóa ngắn: độ dài từ 1 đến 3 từ


Longtail Keyword - Từ khóa dài: thường có độ dài lớn hơn hoặc bằng 3 từ

Chia theo tính chất của từ khóa:


- Từ khóa chính – Main Keyword: thường là một từ khóa ngắn hoặc ngắn hơn từ khóa phụ, thể hiện
nội dung tổng quát nhất của trang, bào hàm nội dung của các từ khóa phụ. Thông thường, từ khóa
chính của một trang là những từ có mật độ xuất hiện (keyword density) lớn nhất trên trang đó.

- Từ khóa phụ – Sub Keyword: (từ khóa thứ cấp) Thường là từ khóa dài hoặc dài hơn từ khóa
chính, thể hiện nội dung của các ý nhỏ trên trang, là mở rộng của từ khóa chính.
Tìm một chiến lược phù hợp với bạn.
Với các thành phần nghiên cứu này, bạn cần xác định khoảng cách nơi bạn sẽ định vị thương hiệu
của mình.
Không có một chiến lược nào phù hợp cho tất cả vì vậy tùy mục tiêu của bạn, bạn cần tìm cho mình
một chiến lược phù hợp

Tự hỏi bản thân những câu hỏi như:


- Khách hàng của bạn nói họ muốn và cần gì? Nội dung của bạn cung cấp?
- Các đối thủ của bạn (cả thương mại và nội dung) đã đưa ra điều này cho họ chưa?
- Nếu không, đây có phải là cơ hội để thương hiệu của bạn tỏa sáng? Và việc nắm bắt nó có phù
hợp với những gì thương hiệu của bạn đại diện?
- Luôn luôn hỏi: "việc làm này chống lại mục tiêu kinh doanh của tôi?"

Nhóm bài cho web


Bài viết 2
Bài viết blog
Nhóm bài cho fanpage
Bài viết 1
Nhóm clip video
Bài PR báo chí
Nhóm bài cảm nhận khách hàng

You might also like