You are on page 1of 2

CÁC WEBSITE TÌM Ý TƯỞNG

1. ĐI TÌM Ý TƯỞNG Ở ĐÂU?


Một trong những bước đầu tiên để “khai thông” đầu óc tắc nghẽn là phải tìm kiếm ý
tưởng, “brainstorm idea” để cho ra 1 vấn đề đặc biệt và tìm hướng giải quyết. Thông thường
mình sẽ tìm ở Google, nói chuyện với bạn bè, lướt mạng xã hội,...và có khi kết quả mang về
là con số 0. Vậy nên thay vì ôm đầu và nhìn ngày trôi qua thẫn thờ thì mình có:
https://answerthepublic.com - website giúp bạn tìm kiếm ý tưởng từ keyword bạn nghĩ ra
trong đầu. Ví dụ bạn đang quan tâm về “phát triển cá nhân”, hãy đánh vào thanh tìm kiếm
cụm từ tiếng Anh “personal growth”. Đáp án sẽ hiện ra cả một sơ đồ tư duy bạn có thể làm gì
với cụm từ này, những chủ đề nào có thể viết blog được. Ngoài ra, bên trên còn có rất nhiều
lựa chọn như với chủ đề này theo bảng chữ cái ta sẽ có keyword gì để triển khai viết tiêu đề.
https://deckofbrilliance.com - website mang đến cho bạn 1 kho tàng ý tưởng để bạn bắt đầu
LÀM BẤT CỨ THỨ GÌ. Vì sao mình nhấn mạnh thế? Khi nhấn vào, bạn sẽ thấy có hàng loạt
hướng để bạn khai thác hoặc sáng tạo nên một chủ đề nào đó. Ví dụ, website sẽ chỉ bạn như
thế nào là kể chuyện và đưa ra những ví dụ bằng video cụ thể. Hoặc trong mục “Make the
familiar unfamiliar” (bất thường hóa những điều bình thường), trang web sẽ hướng dẫn bạn
cách để khai thác vấn đề này ra sao, làm như thế nào. Chỉ việc bắt tay làm thôi đó!
2. CÓ Ý TƯỞNG RỒI MÀ CÓ CHẮC NÓ LÀ Ý TƯỞNG HAY KHÔNG?
Không biết có ai hỏi câu này không chứ mình là có. Rất nhiều lần. Mình lo lắng mỗi
khi viết 1 chủ đề mới, tính ứng dụng ra sao, có đạt được những gì mình kỳ vọng không. Bắt
gặp mình trong tình cảnh đó, bạn cũng khuyên mình hãy tĩnh tâm và chân thành chia sẻ
những gì mình thích, mình tìm tòi được. Quá xuất chúng đôi khi lại mang đến tác dụng
ngược. Vậy nên, bạn hãy cứ “dịu dàng” với ý tưởng của chính mình, nghĩ ra được đã là một
bước nhỏ dẫn bạn đến mục đích rồi.
Còn nếu vẫn phân vân về tính hiệu quả thì chúng ta có:
https://app.buzzsumo.com/ - Một website giúp bạn biết được chủ đề mình đang nghĩ đến có
được nhiều người quan tâm hay không, họ đang tìm đọc chủ đề gì với các tiêu đề ra sao,...
Bước tìm kiếm này vô cùng hữu ích, giúp bạn tìm được nội dung đang chia sẻ đồng thời dẫn
link trực tiếp về trang chứa bài blog đó để bạn khai thác thêm nhiều nữa.
3. Ồ, MỘT Ý TƯỞNG KHÁ ỔN, GIỜ LÀM GÌ TIẾP THEO?
Viết nội dung đi chứ còn gì nữa. Nhưng viết như thế nào, làm sao để tổng hợp lại điều
mình làm và viết nên câu từ? Thông thường, mình sẽ tìm tài liệu bằng những keyword tiếng
Anh và Google trả về khá nhiều kết quả hay ho. Tiếp theo đó, mình sẽ phải cất công một
chút, để đọc, đọc và đọc. Không phải bài tiếng Anh nào cũng đem đến thông tin bạn cần, vậy
nên chắt lọc luôn là điều cần thiết.
Trong khi viết, muốn chèn những câu nói hay hoặc tìm ý tưởng diễn đạt từ đó thì chúng ta có:
https://www.scrapbook.com - ở mục More của website này bạn sẽ thấy một kho tàng các chủ
đề với rất nhiều trích dẫn hay, sẽ là khởi nguồn cho vô vàn những ý tưởng nội dung. Nhìn
trang web bắt mắt cũng sẽ là nguồn tham khảo tuyệt vời cho những bạn vừa làm thiết kế, vừa
chỉnh nội dung luôn nha.
4. VÀ VIẾT GÌ CŨNG VẬY, HÃY LUÔN ĐỌC LẠI CÁC BÀI CŨ
Một cách “ăn mày quá khứ” hiệu nghiệm lắm đó. Mình đang ấp ủ một series “Tự chỉnh
bài đã từng viết” để có thể xem lại mình sai và cần cải thiện điều gì. Giống như 1 bộ phim
mình từng xem, kỳ thủ cờ vua đó sau mỗi ván đều chơi đi chơi lại, cốt để tìm ra lỗ hổng của
mình lẫn đối thủ, kể cả khi cô ấy là nhà vô địch ngày hôm đó.
Khi đọc lại những bài từng viết, mình sẽ cảm nhận được nguồn năng lượng của bản thân,
nhận ra nếu được chọn lại, mình có viết như vậy không và có khi một cụm từ nào đó đã dùng
không hay bằng từ mình mới phát hiện chẳng hạn.

You might also like