You are on page 1of 25

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ...........................................................................................................4


I. Các kỹ năng nền tảng ......................................................................................5
1.1. Đọc hiểu – Reading Comprehension ............................................................................ 5
a. Các phương pháp luyện: .............................................................................................. 5
b. Tài liệu luyện tập: ......................................................................................................... 6
1.2. Scanning .......................................................................................................................... 7
a. Scanning để làm gì? ..................................................................................................... 7
b. Các cách scanning khác nhau? .................................................................................... 7
1.3. Skimming ..........................................................................................................8
1.4. Đọc nhanh - Speed reading .............................................................................9
II. Chiến lược học ................................................................................................12
III. Từ vựng ...........................................................................................................16
3.1. Từ vựng theo chủ đề..................................................................................................... 16
3.2. Từ đồng nghĩa và paraphrasing.................................................................................. 17
IV. Chú ý trong phòng thi: ..................................................................................19
V. Một số mẹo cơ bản .........................................................................................21
5.1. Mẹo làm bài nhanh: ..................................................................................................... 21
5.2. Thứ tự trả lời các dạng câu hỏi:.................................................................................. 21
5.3. Cách đoán nghĩa của từ mới........................................................................................ 22
VI. Download tài liệu chuẩn ................................................................................22
Tìm tác giả ở đâu?
Website : www.xuanphiielts.com
Trang facebook cá nhân : https://www.facebook.com/phamxuan.phi
Email : xuanphi87@gmail.com
Phone : 0916 300 750
LỜI MỞ ĐẦU

Kỳ thi IELTS là kỳ thi đánh giá năng lực sử dụng tiếng anh của thí sinh trong môi trường
học thuật. Thí sinh sẽ phải hoàn thành 4 bài thi bao gồm Listening, Reading, Writing và
Speaking. Tuy nhiên, không ít các bạn thí sinh gặp khó khăn trong phần thi Reading.
Để hỗ trợ các bạn nâng band điểm hai phần thi Reading, IELTS Xuân Phi xin hân hạnh gửi
tặng đến các bạn quyển sách IELTS Reading Handbook, do thầy Phạm Xuân Phi và Phòng
học thuật IELTS Xuân Phi thực hiện. Quyển sách này không chỉ giới thiệu đến các bạn
những kỹ năng cơ bản để xây dựng một nền tảng thật tốt mà còn giới thiệu các chiến lược
học và mẹo nhỏ để giúp các bạn vượt qua phần thi Reading với kết quả mong muốn.
Tài liệu này hứa hẹn sẽ giúp các bạn trang bị cho mình những tri thức và kỹ năng cần thiết
để vượt qua nỗi sợ gặp đề khó và trở nên tự tin hơn khi tham dự kỳ thi IELTS.
Hy vọng rằng tài liệu này sẽ hỗ trợ các bạn vượt qua kỳ thi IELTS và đạt điểm số mong
muốn.

Chúc các bạn thành công!


I. Các kỹ năng nền tảng

1.1. Đọc hiểu – Reading Comprehension

Bạn có bao giờ thấy mình đọc một bài báo, một đoạn văn bằng tiếng Anh hay tiếng Việt
mà sau khi đọc xong thấy không có gì đọng lại trong đầu? Bạn không thể hiểu được ý
người viết muốn truyền tải trong cả đoạn? Đó là do gần như bạn mới chỉ dừng ở việc
“nhìn chữ”, đưa mắt qua các từ mà đầu óc thực ra chưa có sự phân tích, tổng hợp, tư duy,
nói cách khác, bạn chưa thực sự “hiểu”. Reading nghĩa là Đọc, còn Reading
Comprehension mới có nghĩa là Đọc và Hiểu.
Khi làm bài IELTS, có nhiều học viên thắc mắc tại sao đoạn văn không có từ mới, không
có cấu trúc lạ mà đọc rồi vẫn không hiểu và không thể tìm được câu trả lời dù biết chắc
nó chỉ ở đâu đó trong đoạn đó. Lý do chính là chưa có độ “Hiểu” như nói ở trên.
Comprehension – “Đọc và Hiểu” chính là cái gốc của Reading. Cây muốn vững phải có
bộ gốc tốt, muốn điểm cao, muốn bứt tốc, muốn học nhanh thì phải có kỹ năng nền tảng
tốt.
Tuy nhiên, một thực tế là các bạn sinh viên chúng ta thường lười đọc sách, đọc ít sách.
Khi đọc thì đa phần là các cuốn giáo trình bắt buộc, đọc rồi học thuộc một số đoạn trong
đó để đi thi. Bởi vậy nên, tư duy phản biện, tư duy phân tích trong quá trình đọc đều kém.
Đó là một thực tế, một sự thật, một thiếu sót nguy hiểm mà bản thân mình cho đến tận
khi sang UK học mới cảm nhận được. Ngay lập tức, mình đã luyện tập bằng mấy phương
pháp dưới đây.

a. Các phương pháp luyện:

- Đọc và tóm tắt:

Sau khi đọc xong, mình hay tập tóm tắt lại các nội dung mình vừa đọc. Mình viết một
đoạn tối đa 250 từ để tóm tắt 1-2 trang giấy và chỉ 1-2 câu để tóm lược nội dung cho một
đoạn văn. Tập như vậy bạn sẽ buộc phải nghiên cứu đâu là trọng tâm chính, ý chính mà
tác giả muốn truyền đạt, cũng có nghĩa đã nắm được sâu hơn về bài viết.
- Xác định cấu trúc:

Hãy thử vẽ một tấm bản đồ thể hiện cấu trúc của cả bài viết, cách người viết sắp xếp và
trình bày các ý; Tìm hiểu cách họ chứng minh, bảo vệ hay phản bác luận điểm. Thấy được
cấu trúc rõ ràng sẽ giúp bạn ghép nối được mảng nội dung, thấy được vai trò, vị trí của
nó trong cả một tổng thể lớn.
- Tự đặt câu hỏi:
Trước và sau khi đọc, mình cố gắng tự đưa ra những câu hỏi để định hướng quá trình đọc
thông tin cũng như tự khuyến khích bản thân đào sâu thêm những câu, những ý thú vị
trong bài. Một số câu hỏi thường được sử dụng:
• What is the meaning of …?
• Why is … important?
• What is the difference between …?
• Explain why ….
• Explain how …

Nếu có người cùng đọc một tài liệu với bạn, hãy cùng thảo luận những câu hỏi này sau
khi đọc để làm rõ những phần mình chưa thực sự hiểu.

b. Tài liệu luyện tập:


Bạn có thể lựa chọn bất kỳ tài liệu gì bằng tiếng Anh hay tiếng Việt để luyện tập kỹ năng
trên. Tuy nhiên, với người học IELTS thì chắc chắn luyện tập đọc tiếng Anh ngay từ đầu
sẽ giúp bạn vừa nâng cao khả năng đọc hiểu, vừa xây dựng được vốn từ vựng và ngữ pháp
của mình.
Hãy bắt đầu với lĩnh vực bạn quan tâm, cảm thấy hứng thú. Hãy thử một trong các nguồn
sau:
Tuổi trẻ Online: www.tuoitrenews.vn/
Vietnam News: www.vietnamnews.vn/
Trang thông tin tổng hợp BBC: www.bbc.com
Trang thông tin tổng hợp CNN: www.cnn.com
Công nghệ: www.cnet.com/ , www.pcworld.com/ , www.geek.com/
Khởi nghiệp: www.entrepreneur.com/ , www.inc.com/
Thể thao: www.espn.go.com/ , www.goal.com/
Tài chính – Kinh doanh: www.wsj.com/ , www.hbr.org/ , www.economist.com/,
www.forbes.com/
Để thuận tiện hơn, nếu có smartphone bạn hãy cài các ứng dụng đọc báo như Newsblur,
Feedly, Flipboard … Các chức năng đọc, lọc, ghim, sắp xếp các bài báo, bài chia sẻ sẽ
giúp bạn đỡ mất thời gian tìm kiếm và có trải nghiệm đọc tốt hơn. Cá nhân mình dùng
Feedly thấy rất hài lòng!
1.2. Scanning

a. Scanning để làm gì?


Scanning chính là kỹ năng khi bạn xác định vị trí của từ khóa(key words) trong bài đọc.
Hai yêu cầu quan trọng khi scanning là Nhanh – Không bỏ sót. Rất tệ hại nếu bạn không
tìm được chỗ có câu trả lời, mất thời gian dò đi dò lại cả bài. Bạn cần Nhanh bởi đây là
việc chiếm tỉ trọng thời gian lớn trong quá trình làm bài, câu nào, dạng bài nào của
IELTS Reading cũng đều phải sử dụng kỹ năng scan cả. Vậy nên, thao tác thành thạo sẽ
giúp bạn tiết kiệm được thời gian quý giá vào các công việc khác. Yêu cầu trên làm nảy
sinh câu hỏi là làm thế nào để scanning. Để nhanh thì bạn phải TRÁNH việc đọc và
hiểu, thay vào đó, phải lướt qua các câu, các dòng một cách nhanh chóng nhưng không
bỏ qua BẤT KỲ MỘT TỪ NÀO. Mục tiếp theo sẽ trình bày về cách thực hiện scanning
hiệu quả.

b. Các cách scanning khác nhau?


Hai yêu cầu trên sẽ đạt được khi bạn thực hiện các mẹo sau đây:
- Mẹo thứ nhất:

Sử dụng bút chì để dẫn mắt. Đối diện với cả một trang giấy toàn chữ dưới áp lực thời
gian, mắt bạn sẽ có xu hướng mất ổn định, nhảy lung tung, khó tập trung khi bạn lướt
nhanh qua các hàng chữ. Vậy nên, hãy sử dụng bút chì làm để dẫn mắt qua từng dòng
chữ. Ngoài việc giữ ổn định, không bị bỏ sót từ, việc di bút chì giúp bạn có thể scan
nhanh hơn chỉ đơn giản bằng việc tăng tốc độ lia bút mà không quá lo việc bị bỏ sót từ
khóa.
- Mẹo thứ hai:

Đọc ngược theo dòng. Dù bạn muốn hay không, khi mắt bạn nhìn vào những hàng chữ
có nghĩa, não bạn sẽ tự động dịch nghĩa của cả câu hay các cụm từ. Vậy để scan với tốc
độ cao hơn, bạn phải loại bỏ cơ hội dịch nghĩa của não bằng cách đọc ngược từ phải qua
trái. Hãy xem xét câu sau:
“Cristiano Ronaldo is the Champions League's all-time top scorer with 88 goals”
Khi đọc từ phải qua trái, nó sẽ là:
“goals 88 with scorer top all-time League's Champions the is Ronaldo Cristiano”
Câu thứ hai theo thứ tự như vậy có mang bất kỳ một nghĩa gì? Chắc chắn là không.
Không có nghĩa sẽ không phải nghĩ, và khi không nghĩ bạn sẽ lướt nhanh hơn. Đơn giản
là như vậy.
Với đoạn văn, bạn có thể lựa chọn một trong ba kiểu scan dưới đây (mũi tên chỉ chiều
hướng scan)
Cách 1: Scan zig zag trái qua phải, rồi phải qua trái
It’s an eye-catching sight that has been captured by photographers and camera crews time
and again; a military jet sweeps in low and fast, travelling at hundreds of miles an hour.
As it picks up speed, it’s begins to be surrounded by a giant cone of vapour, a cloud that
seems to erupt around the aircraft. That, we’re often told in excitable captions, is a sonic
boom.
Nào hãy thử đưa mắt và tìm chữ “crews” nhé.
Cách 2: Scan tất cả từ phải qua trái
It’s an eye-catching sight that has been captured by photographers and camera crews time
and again; a military jet sweeps in low and fast, travelling at hundreds of miles an hour.
As it picks up speed, it’s begins to be surrounded by a giant cone of vapour, a cloud that
seems to erupt around the aircraft. That, we’re often told in excitable captions, is a sonic
boom.
Giờ hãy thử scan nhanh và tìm chữ “vapour”.
Cách 3: Scan zig zag từ dưới lên trên (hoặc từ trên xuống dưới)
It’s an eye-catching sight that has been captured by photographers and camera crews time
and again; a military jet sweeps in low and fast, travelling at hundreds of miles an hour.
As it picks up speed, it’s begins to be surrounded by a giant cone of vapour, a cloud that
seems to erupt around the aircraft. That, we’re often told in excitable captions, is a sonic
boom.
Khó hơn một chút, hãy scan và tìm từ đồng nghĩa với từ “airplane”.
Trong số học sinh của mình, khoảng 60% chọn cách 1, 30% chọn cách 2 và 10% chọn
cách số 3. Chỉ sử dụng một trong 3 phương pháp, tốc độ scan của các bạn đã tăng gấp 2-
3 lần!

1.3. Skimming

Skimming chính là đọc lướt và nắm ý chính của từng đoạn hay cả một passage mà không
để ý tới chi tiết. Ví dụ, một đoạn văn chứng minh một luận điểm sau đó đưa ra ba dẫn
chứng I, II, III để chứng minh cho luận điểm đó. Khi skim, bạn không cần thiết nhớ và
hiểu được hết ba dẫn chứng, ý nghĩa, mối liên quan hay quan hệ giữa chúng mà chỉ cần
(1) nắm được quan điểm chính và (2) nhớ tên của 3 dẫn chứng đó.
Khi skim, chúng ta cần chú ý vào các từ quan trọng của câu/ của đoạn. Từ trọng tâm
thường là các từ dài, danh từ và động từ (chứ không phải những từ mang vai trò ngữ pháp
– Structure words – như “of”, “the”, “a”, “an”…). Các “Organising words” – những từ
thể hiện cấu trúc của đoạn hay bài đọc – như “Reason”, “Example”, “Response”,
“Answer”. Đồng thời, cần chú ý hơn tới:
Topic sentence: Dừng lâu hơn ở câu chủ đề (thường là câu đầu tiên) của mỗi đoạn,
mỗi paragraph.
Tiêu đề: Tiêu đề bài là những chữ cô đọng nhất thể hiện nội dung của cả bài đọc.
Một số bài còn có những dòng chữ nhỏ nhỏ chính là Tiêu đề phụ. Bạn có thể đọc lướt cả
bài nhưng chú ý đọc kỹ những chữ, những dòng tiêu đề đó.

1.4. Đọc nhanh - Speed reading

Tốc độ đọc bình thường của bạn khoảng 200 từ/ phút. Với cùng một mức độ hiểu như
nhau, luyện tập “Speed reading” sẽ giúp bạn đọc nhanh gấp 5 - 6 lần, hay nói cách khác,
bạn sẽ có cảm giác như bài đọc hay cả cuốn sách ngắn đi 5 lần vậy! Nghe khó tin nhưng
sự thực bạn còn có thể tập lên được nhanh hơn như thế. Nếu bạn nào chuẩn bị đi du học
thì đây là một kỹ năng không thể bỏ qua. Hãy tưởng tượng trong vòng hai tuần bạn phải
tham khảo 20 - 30 bài báo và đầu sách khác nhau để viết được một bài luận 3000 từ, nếu
cứ lò dò từng chữ bạn có thể hoàn thành khối lượng như trên? Không đọc kịp thì không
thể có chuyện viết tốt được!
Đối với IELTS Reading, đọc tốc độ sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian quý
giá, xử lý các câu hỏi nhanh, gọn và tự tin. Học viên ai cũng sợ độ dài bài đọc của IELTS,
nhưng khi có khả năng đọc tốc độ rồi thì đó không còn là vấn đề lớn nữa.
Mình sử dụng cả website và app điện thoại để tập:
i. www.spreeder.com cung cấp cả một phần mềm luyện tập Speed Reading, tuy nhiên,
mình chỉ dùng phần free của nó ở ngay trang chủ.
Bước 1: Bạn copy một đoạn text mong muốn đọc, sau đó ấn “Spreed!” để bắt đầu
sang phần luyện tập.
Bước 2: Hãy lựa chọn tốc độ (Word per minute), Số lượng từ trên mỗi lần hiện
(Chunk size) phù hợp với trình độ của bạn và tăng dần lên.

Bước 3: Tập đọc, ghi nhớ và tăng dần tốc độ.


ii. App “Speed Reading”:

Đây là ứng dụng rất hay tổng hợp các kỹ năng cơ bản để có được khả năng đọc nhanh.
Từ Vision Span (Mở rộng tầm mắt), Attention (Nâng cao khả năng tập trung), cho đến
Regression Removal (Loại bỏ thói quen ngập ngừng khi đọc) đều có trong app này.
Hình ảnh của app trên Android Market:
iii. App “Elevate”

Đây là một trong 10 ứng dụng hay nhất 2014 được Apple lựa chọn. Khi sử dụng (thực
chất là chơi) ứng dụng, có rất nhiều phần liên quan đến khả năng ngôn ngữ, tư duy, tập
trung và cả đọc hiểu. Phần kỹ năng Speed reading giúp bạn nâng cao khả năng xử lý thông
tin ở tốc độ cao, đồng thời là khả năng ghi nhớ các thông tin chính trong phần đọc.
Hình ảnh của app trên Store và Android Market:
II. Chiến lược học

Phần này sẽ cung cấp cho các bạn một lộ trình kèm chiến thuật ôn luyện hợp lý, chi tiết
theo từng bước, từng giai đoạn. Dù bạn mới học hay sắp thi, đều nên tham khảo lộ trình
này. Toàn bộ quá trình từ khi bắt đầu đến lúc đi thi được mình chia ra làm 5 giai đoạn:
Know-how, Practice Easy, Practice Real Test, Practice Challenging Test và Practice
Real Test.
Giai đoạn Nội dung Thời gian
“Know-how” có nghĩa bạn biết cách ôn luyện Reading hiệu quả nhất, học cái gì, học ở đâu,
học như thế nào… Đồng thời, cũng là việc nắm vững chiến thuật làm bài, các kỹ năng thiết
yếu để sau đó chỉ chuyên tâm vào mãi giũa, ôn luyện. Đa phần các bạn rất loay hoay trong
cả hai việc này. Các bạn không biết được mình nên học cái gì, làm cái gì, sử dụng tài liệu
nào... Tâm lý bạn luôn trong trạng thái lo lắng, bất an, không ổn định. Thấy ai chia sẻ sách
gì, tài liệu gì, tips gì cũng tải về, đọc được vài lần lại chán, lại bỏ, lại quay cuồng tải tài liệu
khác, tips khác, và đương nhiên, không tập trung thì sao có thể tiến bộ???
Know-how 1 ngày
Để nắm được (1) lộ trình học và (2) chiến thuật làm bài các bạn thường mất cả tháng, vài
tháng nhưng mình chỉ cần 1 ngày để chỉ cho các bạn tất cả những cái đó. Một ngày, 7 giờ
học với chi phí cực tiết kiệm. Sự tự tin, tinh thần ổn định và kết quả tiến bộ vượt bậc là
những gì bạn sẽ thu được sau khóa học. Rất nhiều bạn đã học và thành công ngoài cả mong
đợi. Nếu bạn cũng muốn như vậy, hãy vào fanpage Xuân Phi IELTS hoặc page cá nhân
mình để tìm hiểu. Link

Một sai lầm rất phổ biến của các bạn mới học đó là bập vào làm đề Cambridge luôn. Hệ
quả là các bạn thấy đề quá khó, nhiều từ mới, nhiều chỗ lừa, nhiều cách ra câu hỏi lắt léo,
làm không kịp giờ… và các bạn nản! Các bạn thấy sợ Reading luôn, thấy sợ phải đọc, thấy
sợ phải nhìn các câu hỏi. Thực ra rất dễ hiểu, là một người mới bắt đầu làm sao bạn đã thành
thạo ngay được cách làm bài, cách xử lý các dạng câu hỏi, việc làm bài điểm thấp gần như
là đương nhiên.
Thêm nữa, toàn bộ các quyển Cam chỉ có đáp án chứ không có giải thích hay hướng dẫn
Practice Easy nên khi làm sai bạn không biết tại sao bạn sai và bạn … nản tập 2. 2-3 tuần
Học ôn thi cũng giống như chạy marathon vậy. Bắt đầu thật nhỏ và nhẹ, sau đó tăng tốc dần
dần, cuối cùng là bứt tốc để về đích. Hùng hục lúc đầu thì cũng sẽ sớm bỏ cuộc!
Vậy nên, bạn phải bắt đầu với các cuốn (1) đề tương đối dễ (2) đáp án có kèm giải thích.
Bắt đầu nhẹ nhàng sẽ giúp bạn tự tin và xây dựng được kỹ năng làm bài của mình. Mỗi khi
làm bài sai, bạn cũng có chỗ để bấu víu, tìm hiểu nguyên nhân tại sao để tiến bộ.
Các cuốn sách được mình khuyên dùng:
1. IELTS Reading Practice Tests (Mc Cartesr and Ash)
Giai đoạn Nội dung Thời gian
2. Improve your Reading (Sam McCarter & Norman Whitby)
3. Essential for IELTS Reading (Hu Min & John A Gordon)
(Link tải sách xem tại phần Popular Downloads)
Đây là giai đoạn tăng tốc sau khi đã có kỹ năng cơ bản về cách làm bài. Bạn tập trung bổ
sung, vun đắp các kỹ năng hay dạng bài mình còn yếu. Đặc biệt, hãy ghi nhớ thật kỹ lời
khuyên của mình: “Train yourself, don’t test yourself”. Mục đích cuối cùng của quá trình
luyện tập là nâng cao khả năng, kỹ năng, kiến thức của bản thân chứ không chỉ chăm chăm
xem mình được bao nhiêu điểm, bao nhiêu câu đúng.
Thay vì lần nào cũng hùng hục mang Full test ra luyện tập đến đau đầu, chóng mặt rồi lên
giường đi ngủ, hãy làm nó mỗi 2 đến 3 tuần. Còn lại, hãy luyện tập nhỏ khoảng 1-2 passage
mỗi lần. Không chỉ kiểm tra đúng sai rồi để đấy, quan trọng là tìm hiểu kỹ tại sao mình lại
sai, có từ mới nào mình chưa biết, có cách ra đề, cách lừa nào mới lạ lần đầu mới gặp và tự
rút ra kinh nghiệm. Đó mới là cách mở rộng kiến thức, gọt sắc kỹ năng của bản thân.
Một cách rất tốt nữa để cải thiện điểm số đó là tập trung vào các dạng câu hỏi bạn hay sai.
Practice
Thay vì luyện tập dàn trải, luyện tập có trọng tâm sẽ giúp bạn đánh đúng vào điểm yếu của 3 – 8 tuần
Real Test
mình, xây dựng đúng kỹ năng mình còn thiếu. Cho mỗi dạng câu hỏi, đề IELTS Reading
có các bẫy riêng mà nếu bạn tập đủ sâu sẽ nhận ra được, từ đó mà không bị sai về sau.
Ngoài việc luyện từng dạng, trọng tâm thứ hai của quá trình luyện tập này là Vocabulary –
Từ vựng. Khi đã có đủ các kỹ năng, chiến thuật làm bài tốt thì cái giúp bạn lên điểm tiếp
theo chính là Từ vựng Reading. Lưu ý, cách học từ vựng của Reading khác với Listening,
Speaking, Writing mà mình sẽ được trình bày ở phần tiếp theo của cuốn sách này.
Các cuốn sách được mình khuyên dùng:
1. Trọn bộ Cambridge (5-10)
2. Bộ Official Guide to IELTS
3. Bộ Official Practice Test Materials
4. Test Plus 3
Giai đoạn Nội dung Thời gian
Gần cuối giai đoạn ôn thi, bạn cần phải có một sự bứt tốc để về đích, bạn cần thử thách để
mở rộng giới hạn của bản thân. Đây là lúc để thực hành những đề khó hơn đề của Cambridge
(nhưng phải có cách ra đề tương tự). Sau khi làm những đề thử thách này, quay lại IELTS
Cambridge sẽ thấy nhẹ nhàng hơn, đơn giản hơn. Đặc biệt, tốc độ làm của bạn thường sẽ
Practice
tăng đáng kể sau quá trình này. 1 – 2 tuần
Challenging Test
Với Test Plus 1, bạn nào làm đúng khoảng 30+/40 câu thì đi sẽ cầm chắc 8.0+
Các cuốn sách được mình khuyên dùng:
1. Test Plus 1 + 2
2. Complete IELTS (6.5 – 7.5)

Pracitce Trước khi đi thi khoảng 1-2 tuần, sau khi đã luyện vài Challenging Test bạn nên quay lại
1 tuần
Real Test làm một vài đề Cambridge để lấy lại “cảm giác”, thói quen tư duy của đề chuẩn IELTS.
III. Từ vựng

Sau khi đã thực hiện các kỹ năng Skim, Scan để tìm ra từ chìa khóa và khu vực chứa câu trả
lời. Việc cuối cùng, mang tính quyết định, đó là đọc xung quanh đoạn và tìm câu trả lời. Đây
là lúc bạn cần vận dụng vốn từ của mình để đào sâu, hiểu kỹ nội dung của từng đoạn hay
từng câu, từng từ. Trong giai đoạn này, từ vựng đóng vai trò quyết định.
Một điểm cần chú ý trước tiên là mục tiêu của việc học từ vựng trong Reading khác với
Speaking và Writing. Về mức độ học sâu, đối với hai kỹ năng sau, mỗi từ học được bạn phải
đảm bảo có thể đọc được hay viết được nó một cách chính xác, không sai phát âm hay chính
tả. Bởi vậy nên học từ nào phải chắc từ đó, không được học nửa vời. Với Reading, bạn không
cần quá chú tâm vào việc phải viết được hay nói được, không cần cố thuộc chính tả hay cả
tra phiên âm các từ dài và khó, mà chỉ cần nhớ nghĩa của chúng hoặc thậm chí nhớ mang
máng ở mức dựa vào ngữ cảnh có thể suy luận được. Tuy nhiên, về số lượng thì Reading lại
có yêu cầu cao hơn. Bạn có thể thấy các giáo viên hay cung cấp list từ vựng cho Speaking
và Writing chính bởi vì số từ không quá lớn, chỉ vài trăm từ. Nhưng với Reading thì bạn
buộc phải mở rộng hơn rất nhiều, phải nắm được từ vựng ở nhiều chủ đề hơn, nhận biệt được
nhiều từ đồng nghĩa, trái nghĩa cho mỗi từ… Tóm lại, với Reading thì số lượng còn quan
trọng hơn cả chất lượng. Hãy nắm rõ điều này để tập trung thời gian, sức lực rất hạn chế của
mình vào cái quan trọng và thiết yếu nhất. (Xem cách học từ vựng Speaking tại cuốn
Speaking Handbook tại đây)
Đối với IELTS Reading, có hai thứ giúp bạn nâng Band score của mình nhanh nhất đó là (1)
Từ vựng và (2) Chiến thuật làm bài hợp lý được dạy trong lớp 1 ngày của mình.

3.1. Từ vựng theo chủ đề


Đề thi IELTS Reading gần như không có giới hạn về chủ đề. Bạn có thể gặp bất kỳ chủ đề
nào từ Khoa học – công nghệ, Lịch sử, Văn hóa, Du lịch, Kinh tế, Chính trị, Môi trường …
Khi bài đọc vào chủ đề bạn có vốn từ tốt thì thường bạn sẽ đọc nhanh hơn, hiệu nội dung
sâu hơn và làm tốt hơn. Ngược lại, quá nhiều từ mới sẽ làm bạn rối, đọc không hiểu được
nội dung để chọn. Vậy nên, kho từ vựng của bạn nên chứa các từ cho nhiều lĩnh vực khác
nhau, ít nhất là ở mức độ cơ bản.
Sau mỗi lần luyện tập, bạn nên chọn 1-2 passage mà bạn thấy có nhiều từ mới nhất với mình,
nhặt các từ trong đó để đưa vào bộ nhớ. Mỗi bài thường sẽ có rất nhiều từ mới, hãy lọc các
từ bạn nghĩ sẽ xuất hiện nhiều trong Reading và các từ cơ bản của lĩnh vực được nhắc đến.
Chẳng hạn với Lịch sử, một số từ không thể bỏ qua như: Ancient, Carving, Direct Evidence,
Discursive Note, Document Label, Independent Source, Inference, Historic, Historical …
Học một lần không thể nhớ được luôn, vậy nên bạn cần lập một cuốn “Sổ từ vựng” hay
“Vocabulary List” để tiện cho việc ôn lại. Với cuốn sổ này, bạn hãy chia nó thành các chủ
đề khác nhau và liên tục bổ sung từ mới cho nó. Cá nhân mình chia làm 6 lĩnh vực: Văn hóa,
Lịch sử, Khoa học xã hội, Khoa học tự nhiên, Kinh tế, và Môi trường.
3.2. Từ đồng nghĩa và paraphrasing

Tư duy trong làm bài reading là tư duy về các từ, cụm từ có ý tương đồng. Cùng một ý nhưng
trong bài đọc và trong câu hỏi sẽ có các cách diễn đạt khác nhau, nếu bạn tìm ra được sự
tương đồng đó thì sẽ trả lời được câu hỏi và trả lời rất tự tin. Vậy nên, sẽ rất tốt nếu bạn xây
dựng được vốn từ vựng của mình theo đúng tư duy như vậy. Hãy xây dựng qua hai việc:
- Học từ đồng nghĩa:

Thay vì chỉ học các từ rời và “bỏ rơi” nó chơ vơ, vẫn trong quyển Sổ từ vựng của mình, bạn
hãy tìm thêm các từ đồng nghĩa và gần nghĩa với nó và trình bày theo dạng “spidergram”.
Đặt “từ gốc” vào giữa sau đó sẽ các nhánh sang các hướng là các từ đồng nghĩa với “từ gốc”.
Ví dụ như trong hình:

operating effective

lively alive

ACTIVE
functioning

aggressive
Khi tra từ điển, những từ càng ở cuối trong danh sách synonyms sẽ có nghĩa càng xa với từ
enthusiastic
energetic
gốc, bởi vậy bạn cũng chỉ nên học 3-5 từ đầu cho từng nghĩa khác nhau của “từ gốc”.
Từ điển:
www.thesaurus.com/browse/active
Cambridge Advanced Learners Dictionary hoặc
Babylon Dictionary và cài thêm “add-on”
- Học cách Paraphrase:

Mình đã làm theo hướng dẫn của thày Simon và thấy rất hiệu quả. Mỗi khi làm bài xong,
mình tìm hiểu kỹ cả câu đúng và câu sai để xem cách diễn đạt cùng một ý trong bài và câu
hỏi có gì giống và khác nhau. Sẽ có những cụm từ trong câu hỏi mang tính tương đồng hoặc
chứa “ám hiệu” giúp chỉ ra đâu là câu trả lời. Có khi, đó là những từ đồng nghĩa như bên
trên hoặc không phải là từ đồng nghĩa nhưng cùng diễn đạt chung một ý. Mình lọc cũng cụm
như vậy và đưa nó vào một bảng có hai cột “Text” và “Question”. Cột “Text” ghi các cụm
từ trong bài đọc và cột “Question” để điền các cụm từ tương ứng lấy trong câu hỏi. Đây cũng
là cách tủ của thầy Simon khi hướng dẫn Reading. Mình lấy ví dụ trên website của thầy.
Cách làm nghe có vẻ đơn giản nhưng lại rất hiệu quả. Dần dần, khi làm bài đọc mình sẽ có
cảm giác “bắt bài” được người ra đề ngay khi đọc câu hỏi, tư duy làm bài trở nên mạch lạc,
rõ ràng và đương nhiên điểm cao hơn.
IV. Chú ý trong phòng thi:
- Bút chì làm bài sẽ được phát sẵn trong phòng thi. Bạn cũng được mang bút chì và tẩy
của chính mình vào phòng thi. Nếu bút chì bị cùn, đừng mất thời gian gọt bút mà hãy
giơ tay để xin thêm bút mới.
- Giữ nguyên trạng tờ câu hỏi: Bạn có thể nháp, viết vào trong tờ câu hỏi, tuy nhiên chú ý
là không được xé rời các tờ giấy thi. Nếu bị phát hiện làm như vậy bạn sẽ bị đình chỉ và
hủy kết quả thi.
- Giữa Listening, Reading và Writing không có thời gian nghỉ giải lao nên chú ý uống ít
nước vào buổi sáng. Nếu có nhu cầu thì nên giải quyết trước khi vào phòng thi, đừng để
đang làm bài thì tâm trí lại sao nhãng sang việc khác.
- Chú ý đến thời gian làm bài: Không nên quá vội vàng hay nhởn nhơ. Lưu ý, ba passage
có độ khó tăng dần nên nếu thấy passage 1 làm hơn 10’ đã xong thì cũng chủ quan.
- Trong phòng sẽ có đồng hồ treo tường lớn để nhìn giờ.
- Ổn định tinh thần: Luôn lưu ý giữ bình tĩnh trong suốt quá trình làm bài. Nếu bạn thấy
lo lắng, hay quá căng thẳng hãy dừng làm và hít vài hơi thật sâu. Đầu óc sáng suốt, bình
tĩnh sẽ giúp bạn xử lý bài làm tốt hơn. Nhiều bạn trong phòng thi còn suy nghĩ tiếc nuối
không ôn chỗ nọ chỗ kia, trót lười biếng, không chăm chỉ… Những cái đó hãy để sau
khi thi. Trong giờ làm bài thì chỉ tập trung làm bài, mọi thứ khác hãy chờ thi xong!
- Kiểm tra lại chính tả sau khi đã điền đáp án và với IELTS Reading, không có dạng nào
buộc bạn phải thay đổi dạng của từ, chia động từ… để thành phương án đúng. Hãy sao
chép đúng như trong bài đọc để điền vào.
- Các phương án Yes/ No/ Not Given hay True/ False/ Not Given đều nên được viết đầy
đủ cả từ, không viết tắt vào trong tờ phiếu trả lời. Học sinh của mình thi tại IDP, viết tắt
từ đầu đến cuối vẫn được 8.5 nhưng suốt 2 tuần trước đó thì ăn ngủ không yên, đêm đêm
mơ thấy ác mộng. Đáp án trong các quyển Cam đều ghi đầy đủ True/ False hay Not
Given, bạn cũng nên làm thế.
- Cuối phần thi Reading, sẽ không có thời gian “transfer” câu trả lời vào “answer sheet”
nên lời khuyên là các bạn làm được nhóm câu nào hãy viết luôn vào phiếu trả lời, đừng
để đến cuối.
- Nếu làm sai câu nào, muốn thay đổi phương án bạn có thể tẩy đi hoặc gạch ngang qua
đáp án sai và viết đáp án mới bên cạnh.
- Đừng bao giờ bỏ trống một câu nào trong phiếu trả lời, nếu không làm được hãy đoán
một đáp án khả dĩ nhất. Thêm một câu là có khi là đã thêm được nửa chấm.
Ảnh. Trong phòng thi IELTS
V. Một số mẹo cơ bản

5.1. Mẹo làm bài nhanh:


Rất nhiều bạn đau đầu với Reading vì thấy bài đọc dài, nhiều chữ, làm không kịp. Không chỉ
vì từ vựng khó mà còn do không biết cách làm nên mất nhiều thời gian vào những việc không
đáng. Dưới đây là 5 lời khuyên của mình giúp bạn tăng tốc trong quá trình làm:
- Dễ trước, khó sau: Những câu mình scan mãi không thấy keywords trong bài hoặc
đã thấy key words, đọc xung quanh 3-4 lần mà không tìm được đáp án được xác định là
những câu khó. Rất dứt khoát, mình sẽ bỏ qua để làm sau bởi (1) thường câu khó mình sẽ
làm sai, (2) sau khi làm các câu khác, mình đã hiểu thêm được nội dung của bài và có thể
giải quyết được nó. Mình thấy, thường các câu có số hay tên riêng là những câu tương đối
dễ và làm được nhanh, còn dạng Indentifying information (đoạn văn nào chứa thông tin) thì
mình để cuối.
- 1’ nắm ý toàn bài: Trước khi đọc câu hỏi, mình dành 40’’ đọc qua Passage 1 và 1’
cho mỗi passage 2 và 3 để nắm được nội dung chính và cấu trúc của bài. Từ đó, việc định vị
đoạn chứa thông tin cần tìm (scan key words) nhanh hơn rất nhiều. Thay vì lúc nào cũng
phải scan từ đầu, mình chỉ cần scan đoạn có thông tin liên quan là đủ. Những bạn nào đã
skim nhanh toàn bài sớm cũng sẽ thấy dạng Summary hay T/F/NG làm rất nhanh, thậm chí
là suy luận được mà không cần đọc thêm nhiều. 1’ skim sẽ tiết kiệm nhiều phút về sau. Tuy
nhiên, cách này chỉ áp dụng cho các bạn từ vựng khá, ở mức điểm khoảng 7.5 trở lên.
- Scan gộp: Đại đa phần các dạng bài trong Reading có các câu trả lời xuất hiện theo
thứ tự của các câu hỏi. Vậy nên, để tiết kiệm thời gian bạn hãy gạch chân key words và scan
cho 2-3 câu cùng một lúc. Nếu không thấy câu 1 mà thấy câu 2 trước thì có nghĩa câu 1 sẽ ở
trước đó. Cách này giúp bạn định vị nhanh vị trí câu trả lời, tránh trường hợp scan cả bài mà
không thu được gì rất tốn thời gian!
- Kỹ năng scanning: Đã trình bày ở Phần I.
- Kỹ năng đọc tốc độ Speed reading: Đã trình bày ở Phần I.

5.2. Thứ tự trả lời các dạng câu hỏi:


Reading IELTS có tất cả hơn 10 dạng câu hỏi khác nhau. Mỗi passage có thể chứa 2-3 dạng
câu hỏi. Làm tất cả 40 câu hỏi theo đúng thứ tự hay chọn dạng làm trước, dạng làm sau là
tùy cách làm, tùy sở trường của các bạn. Mình có hai gợi ý để các bạn cân nhắc:
- Làm dạng “Identifying information” cuối cùng. Đây là dạng bài duy nhất mình khuyên các
bạn nên chủ động làm cuối, mặc dù nó toàn xuất hiện ở đầu mỗi passage. “Identifying
information” yêu cầu các bạn tìm xem đoạn văn nào chứa các thông tin cụ thể trong câu hỏi.
Nếu làm đầu tiên, bạn sẽ mất công skim từng đoạn, đọc rồi so sánh. Nếu làm nó cuối cùng,
bởi bạn đã nghiền ngẫm cả bài khi làm các dạng khác, quá trình tìm kiếm thông tin sẽ nhanh
hơn và chính xác hơn. Thường sau khi đọc câu hỏi, gạch chân keywords bạn đã có thể tương
đối nắm được thông tin ở đoạn nào, chỉ cần đọc và kiểm tra lại.
- Làm các dạng bạn hay sai nhiều sau cùng. Gợi ý này hữu dụng với các bạn ở mức trình độ
thấp dưới 6.5. Tương tự việc chọn câu dễ làm trước, câu khó làm sau. Trong phòng thi bạn
hãy ưu tiên các dạng bài mình tự tin hơn (trong cùng một passage) để làm trước. Sau đó mới
quay lại các dạng khác khó hơn. Bạn vừa tiết kiệm được thời gian, lại vừa ăn chắc được các
câu dễ ăn điểm.

5.3. Cách đoán nghĩa của từ mới


Khi làm bài, ít ai lại không gặp phải bất kỳ một từ mới nào và khả năng xử lý được các từ
mới trong bài cũng quyết định nhiều đến điểm số của bạn. Mỗi khi đối mặt với một từ mới
bạn hãy thử đoán nghĩa dựa vào:
- Ngữ cảnh của đoạn: Mỗi từ là một mắt xích tạo ra nghĩa của câu và đoạn. Bằng cách dựa
vào nghĩa của các từ, cụm, câu xung quanh, bạn hoàn toàn có thể đoán được nghĩa của
từ cần tìm.
- Cấu tạo của từ: Bằng cách xem xét các tiền tố (prefixes), hậu tố (suffixes) và từ gốc (root
word) để đoán nghĩa của từ. Xem thêm về tiền tố và hậu tố tại đây
- Dựa vào từ loại: Có những trường hợp, bạn dùng hết các cách mà không thể nhận ra
được nghĩa tương đối của một từ. Khi đó, chỉ còn cách dựa vào từ loại của từ đó để dự
đoán đó là từ chỉ hành động, tính chất hay sự vật… Phương pháp này rất hiệu quả với
các dạng Short Answer Question, Sentence completion, Summary without box khi bạn
cần chọn ra một từ để trả lời và dạng của từ đó đã được xác định bởi các từ xung quanh
nó.

(Theo từng dạng câu hỏi còn có rất nhiều Tips khác mà mình sẽ chia sẻ trên lớp)

VI. Download tài liệu chuẩn

1. IELTS Cambridge Test 1-9:

http://www.mediafire.com/download/yqyspew3m5bhl0e/IELTS_1-9.rar
Link torrent: http://www.torrents.net/down/5413621.torrent
Pass: http://bbc.edu.vn/ hoặc: http://bbc.edu.vn
2. Update Cambridge 10 official:

http://www.fshare.vn/file/L11SNKOEMPCD
http://www.mediafire.com/download/dgse3hyk6o6xlil/Cam_10.rar
3. Update Cambridge 11 official:

http://www.mediafire.com/file/492e4eaimyzwjte/Cambridge+IELTS+11.pdf
4. IELTS Reading Tests:
http://up.4share.vn/f/685a5e505e585159/I Password: ebooktienganh.com
5. IELTS Complete:

Complete IELTS Bands 4-5.5


http://www.mediafire.com/download/7wvae458469r555/oxford.edu.vn-
Complete_IELTS_Band_4-5.5.rar#sthash.LojaqwBX.dpuf
Complete IELTS 5.5-6.5
http://www.mediafire.com/download/17pe76cu02aek9s/oxford.edu.vn-
CompleteIELTS_Band5.5-6.5.rar#sthash.LojaqwBX.dpuf
Complete IELTS 6.5 – 7.5
http://www.mediafire.com/download/ntddcbuz4xeaehw/oxford.edu.vn-
_CompleteIELTS_6.5-7.5.rar#sthash.LojaqwBX.dpuf
6. IELTS Test plus:

Practice test Plus 1


http://www.mediafire.com/view/ggjcyqo2ddx659q/[MrBi]-
IELTS_Practice_Tests_Plus_1.pdf
https://drive.google.com/file/d/0B3eVfiRnGwkESHVSQnk4T3FMS1k/view
Practice test Plus 2
http://www.mediafire.com/view/ks2k61f7cj03ezl/[MrBi]-
IELTS_Practice_Tests_Plus_2.pdf
Practice test Plus 3
http://www.mediafire.com/download/bu2y08m14csccc3/Test+plus+3.pdf
7. Essential for IELTS Reading:

https://drive.google.com/file/d/0BzKndEZs0sQqbkh5T21xSEFLUFE/view
8. A book for IELTS:

http://www.mediafire.com/download/a25ov6qmdiux91f/A+Book+for+IELTS.pdf
9. IELTS Test Builder:

IELTS Test Builder 1


http://www.mediafire.com/download/4c44dd9f778ctbi/IELTS+Test+Builder.pdf
IELTS test builder 2
http://www.mediafire.com/download/lm1rbi4pktvzdqi/IELTS_buildertest2_Book_2.rar
10. Official Practice Test Materials:

Official Practice Test Materials 1


http://www.mediafire.com/download/kt77pcagd5sm65z/Official_IELTS_Practice_Mate
rials_1.rar
Official Practice Test Materials 2
http://www.mediafire.com/download/u0d9t9q29i0i3tq/Official+IELTS+Practice+Materi
als+2.rar
11. Official Cambridge Guide to IELTS:

http://www.mediafire.com/download/s5ul0at8p877l8u/Official+Cambridge+Guide+to+I
ELTS.rar

You might also like