You are on page 1of 2

Từ việc tiếp nhận các nội dung bài học, nêu quan điểm của bản thân về thành

công và hạnh phúc sẽ theo đuổi trong quá trình đi làm.


Ta có xu hướng cho rằng hạnh phúc chỉ có trong tương lai và trông chờ hạnh phúc
phía cuối con đường, như trông chờ một ốc đảo nơi sa mạc đằng xa. Ta thiếu một
vài điều kiện mà ta nghĩ là cần thiết cho hạnh phúc, vì thế ta tưởng rằng khi có
những điều kiện ấy thì sẽ có hạnh phúc.

Giả sử ta nghĩ rằng phải có một bằng cấp ta mới hạnh phúc, nên ngày đêm ta chỉ
nghĩ tới bằng cấp và làm đủ mọi cách để đoạt cho được mảnh bằng, vì ta tin rằng
mai kia khi đã có bằng cấp thì sẽ có hạnh phúc. Thực tế, ta có thể vui mừng, thỏa
mãn trong vòng vài ngày hay vài tuần sau khi có được mảnh bằng. Nhưng rồi ta
quen dần với sự kiện là đã đạt được mảnh bằng, và chỉ vài tuần sau ta đã không
còn cảm thấy hạnh phúc nữa. Ta “lờn” hạnh phúc đã có và chẳng bao lâu không
còn cảm thấy hạnh phúc nữa.

Cả những người trúng số độc đắc cũng không giữ được hạnh phúc lâu dài. Nghiên
cứu cho thấy rằng chỉ sau hai ba tháng, cảm xúc của những người trúng số sẽ trở
lại bình thường. Điều đáng chú ý là trong hai ba tháng đó, cảm xúc của những
người ấy không thực sự là hạnh phúc mà chỉ là cảm xúc mừng rỡ, suy nghĩ, tính
toán. Sau ba tháng, cảm xúc của họ sẽ trở về đúng như tình trạng trước khi trúng
số.

Bạn yêu ai đó và nghĩ rằng không thể hạnh phúc nếu không cưới được người ấy.
Sau lễ thành hôn, hạnh phúc kéo dài một thời gian, rồi tan biến. Không còn say
đắm, không còn niềm vui, và lẽ tất nhiên không còn hạnh phúc. Thực tế không như
bạn trông đợi hay mơ tưởng. Bạn có thể biết rằng những gì đạt được sẽ không kéo
dài, rằng một ngày nào đó, người kia có thể phụ bạc bạn. Bạn nghi ngờ, cảm thấy
bấp bênh, rồi sinh ra sợ hãi. Ngay khi có một chỗ làm tốt, bạn cũng không chắc sẽ
được lâu dài, bạn lo sợ bị sa thải bất cứ lúc nào. Thứ hạnh phúc không có bình an
mà còn kèm theo sợ hãi thì không phải là hạnh phúc chân thực. Suốt ngày bạn sẽ
bận tâm với những điều kiện của cái-gọi-là hạnh phúc ấy. Và vì những lo âu, bấp
bênh, bận tâm ấy, bạn không còn cảm thấy hạnh phúc và sẽ buồn chán, trầm cảm.
Ngay cả khi có đủ các điều kiện bạn tin rằng là cần thiết cho hạnh phúc, bạn vẫn
chưa thỏa mãn. Vậy thì câu hỏi đặt ra cho những ai muốn có hạnh phúc chân thực
là phải làm gì, phải trông cậy vào đâu? Câu trả lời của Bụt đơn giản nhưng rất sâu
sắc. Muốn đạt hạnh phúc lớn, muốn có hiểu biết lớn, thương yêu lớn, thì không
nên an trụ tâm mình vào bên ngoài, nghĩa là vào sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.
Không nên trụ tâm mình vào bất cứ đối tượng nào để đạt giác ngộ, thương yêu.

You might also like