You are on page 1of 11

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA NGÂN HÀNG

BÀI TẬP LỚN


Học phần: TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 2

ĐỀ TÀI: CÔNG TY DỆT MAY XUẤT KHẨU HÀ NỘI

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thanh Tùng

Sinh viên thực hiện : NHÓM 5

Lớp : FIN35A04

Hà Nội, ngày 03 tháng 10 năm 2022


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 5

STT Họ và tên Mã sinh viên

Nguyễn Minh Tuấn


1 22A4011140
(nhóm trưởng)

2 Chu Gia Toàn 22A4011083

3 Phan Thị Hạnh 22A4011207

4 Khuất Huyền Thảo My 22A4011158

5 Đinh Dịu Linh 22A4010166

6 Mai Thùy Linh 22A4010632


MỤC LỤC

I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY DỆT MAY XUẤT KHẨU HÀ NỘI ............1


1. Sơ lược về Công ty Dệt may xuất khẩu Hà Nội ............................................1
2. Tình hình tài chính hiện tại của công ty ........................................................1
II. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN CHO VAY.........................................................3
1. Phân tích và tư vấn cho doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch tài chính làm cơ
sở để xác định nhu cầu vay ..............................................................................................3
1.1. Bảng ngân sách .....................................................................................3
1.2. Phân tích dòng tiền................................................................................4
2. Thực hiện tổ chức cấp tín dụng dựa trên kế hoạch tài chính của công ty.....7
I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CÔNG TY DỆT MAY XUẤT KHẨU HÀ NỘI

1. Sơ lược về Công ty dệt may xuất khẩu Hà Nội

Công ty dệt may xuất khẩu Hà Nội bắt đầu hoạt động cách đây 3 năm, chuyên sản
xuất và kinh doanh các mặt hàng dệt may xuất khẩu như áo sơ mi, đồ Jean, áo Jacket...
Sản phẩm của công ty chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường Mỹ và châu Âu. Mặc dù tổ
chức sản xuất và tiêu thụ quanh năm, nhưng sản lượng thực sự của công ty chỉ tập trung
vào giai đoạn mùa vụ xuất khẩu bao gồm Xuân Hạ và Thu Đông. Trong mùa cao điểm,
công ty còn kinh doanh thêm các phụ phẩm trong sơ chế hàng hóa.

2. Tình hình tài chính hiện tại của công ty

Để phục vụ hoạt động kinh doanh của mình, công ty dệt may xuất khẩu vẫn duy trì
quan hệ tín dụng với Ngân hàng Keybank trong một thời gian dài. Tuy nhiên, thời gian
gần đây công ty đang gặp vấn đề về cơ cấu nguồn vốn và khả năng thanh khoản, công ty
không tự xác định và quản lý được chính nhu cầu tài trợ của mình. Công ty liên tục xin
vay thêm các khoản vay ngắn hạn.

Các hợp đồng dài hạn với đại lý lớn: Công ty mới ký kết được 3 hợp đồng xuất
khẩu lớn ra thị trường nước ngoài, 1 hợp đồng cho đối tác ở Mỹ và 2 hợp đồng cho đối
tác ở châu Âu, thời hạn của mỗi hợp đồng kéo dài trong 1 năm. Các điều kiện và điều
khoản của hợp đồng như nhau. Mỗi tháng công ty đều có đơn hàng xuất. Các tháng cao
điểm trong năm là 4 tháng 11,12 và tháng 5,6. Mỗi tháng cao điểm công ty có 9 container
hàng xuất, mỗi tháng thấp điểm còn lại số container xuất hàng chỉ là 5. Theo cam kết,
doanh thu của công ty vào các tháng cao điểm là 62 tỷ. Tại các tháng còn lại, gọi là tháng
thấp điểm, doanh thu chỉ còn 45 tỷ. Các khoản thu của công ty được thu ngay 55% và thu
trả chậm 35% sau 1 tháng, 10% còn lại sau 2 tháng.

Thu nhập bằng tiền khác: Dựa vào tài chính những năm trước đây, công ty dự tính
rằng sẽ thu thêm được 3% doanh thu mỗi tháng trong các tháng cao điểm và 1,5% trong
các tháng còn lại từ việc bán các phụ phẩm trong sơ chế hàng hóa.

1
Các loại chi phí phải chi trả:

• Chi phí lương: Vào các tháng thấp điểm kinh doanh, công ty chỉ cần 3 nhóm nhân
công cố định. Số nhân công tăng lên là 5 nhóm vào các tháng cao điểm. Ở mỗi
nhóm nhân công, đều cần 3 giám sát, 6 lái xe và 105 công nhân. Lương giám sát là
15tr/tháng. Lương lái xe là 8,5tr/tháng và lương công nhân là 6,8 tr/tháng. Tiền
lương không bao gồm các khoản chi trả BHXH và y tế, phần này tương đương với
10,5% quỹ lương. Tổng lương trong các tháng thấp điểm là 2,43 tỷ đồng/tháng,
trong tháng cao điểm là 4,05 tỷ đồng/tháng.
• Tiền thuê mặt bằng: Công ty phải trả 5850 tr/ tháng để thuê 80.000m2 đất sử dụng
phục vụ cho sản xuất và đặt văn phòng quản lý.
• Bảo hiểm xã hội: Toàn bộ tiền bảo hiểm xã hội hàng năm được công ty hạch toán
và thanh toán ngay vào tháng 1 cho cơ quan thụ hưởng. Số tiền tương ứng với
10,5% quỹ lương.
• Chi phí vốn chủ sở hữu: Hàng tháng, công ty sẽ có một phần rút vốn chiếm 0,35%
doanh thu trong tháng để chi trả thu nhập cho ban lãnh đạo công ty. Tương ứng
400 triệu trong tháng thấp điểm và 600 triệu trong tháng cao điểm.
• Ngoài ra lãi áp dụng với hạn mức tín dụng ngắn hạn (các khoản vay mới) là 7,8%.
Công ty cần duy trì số dư tiền mặt thường xuyên tương ứng khoảng 10% doanh
thu để trang trải cho các chi phí hoạt động.

2
II. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN CHO VAY

1. Phân tích và tư vấn cho doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch tài chính làm
cơ sở để xác định nhu cầu vay

1.1. Bảng ngân sách

Nhân viên tín dụng giả sử số liệu như sau:

- Dư tiền mặt đầu kì là 5 tỷ đồng.

- Chi phí đi lại: tháng cao điểm: 95 triệu đồng/tháng; tháng thấp điểm: 45 triệu
đồng/tháng.

- Chi phí pháp lý và kế toán: 300 triệu/năm, thường thanh toán vào tháng 9 hàng
năm.

- Chi phí duy trì và sữa chữa: các máy móc trang thiết bị, công cụ dụng cụ của
doanh nghiệp được thực hiện duy trì và bảo dưỡng định kỳ cuối mỗi quý vào 3 quý cuối
năm, tốn một khoản chi phí là 175 triệu đồng/lần.

- Chi trả cho các dịch vụ công và chi phí hành chính khác lần lượt là 200 triệu/năm
và 80 triệu/năm và đều được thanh toán vào tháng 11 hàng năm.

- Chi phí lương: tháng cao điểm 75 triệu, tháng thấp điểm 40 triệu

- Tiền thuế của công ty là 1.3 tỉ vào các tháng thấp điểm và 2.8 tỉ vào các tháng
cao điểm.

- Chủ sở hữu không nhận phần lợi nhuận được chia mà giữ lại để tái đầu tư.

Mỗi năm công ty chi 1 tỉ để quảng cáo, khuyến mãi và được hoạch toán vào tháng 1.

3
Trước khi đi vay:

1.2. Phân tích dòng tiền

- Theo cơ sở lũy kế, các khoản lãi (lỗ) của công ty sẽ được cộng dồn lại theo từng
tháng, sẽ được kết chuyển vào khoản mục tiền tại quỹ đầu kì của các tháng tiếp theo.

- Nhìn vào bảng ngân sách hàng tháng, có thể thấy các tháng 3,4,6,7,8,9,10,12 là
thặng dư tiền, các tháng 1,2,5,11 là thâm hụt tiền. Tuy nhiên số tiền thặng dư không đủ đề
bù đắp cho các tháng thâm hụt. Lũy kế cả năm thâm hụt 21.9472 tỉ.

- Theo bài ra, công ty cần duy trì số dư tiền mặt để trang trải cho các chi phí hoạt
động, tương ứng bằng 10% doanh thu. Tuy nhiên:

• Tháng 1, tiền mặt tại quỹ thời điểm đầu kỳ là 5 tỉ, nhưng thâm hụt 23.9487 tỉ. Nếu
không được bù đắp bằng 1 khoản vay thì số tiền này sẽ được kết chuyển sang số
dư tiền tại quỹ của tháng 2.

4
• Tháng 2, công ty tiếp tục thâm hụt tiền cộng với khoản thâm hụt từ tháng 1
chuyển sang làm cho tiền tại quỹ cuối kì ở mức -22.4052 tỉ. Số tiền này lại được
kết chuyển sang số dư tiền tại quỹ đầu tháng 3
• Tháng 3 và tháng 4, công ty đều thặng dư tiền. Tuy nhiên số tiền thặng dư của 2
tháng này không đủ đủ để trang trải chi phí hoạt động và bù đắp khoản thâm hụt ở
tiền mặt tại quỹ từ tháng 2 kết chuyển sang. Điều này dẫn tới tiền tại quỹ cuối
tháng 4 vẫn âm.
• Tháng 5, công ty thâm hụt -5.237 tỉ cộng với khoản tiền tại quỹ được kết chuyển
từ tháng 4 thì số tiền tại quỹ cuối tháng 5 vẫn là 1 con số âm.
• Tháng 6, công ty thặng dư 0.538 tỉ nhưng số tiền này vẫn chưa đủ để trang trải chi
phí hoạt động.
• Tháng 7, tháng này công ty thặng dư số tiền khá lớn 8.6935 tỉ; đủ để trang trải chi
phí hoạt động. Tuy nhiên do số tiền mặt tại quỹ được kết chuyển từ tháng trước
âm 25.0172 tỉ nên tiền mặt tại quỹ tháng 8 vẫn là con số âm.
• Từ tháng 8 đến tháng 12, công ty thặng dư 4 tháng và thâm hụt 1 tháng. Tuy
nhiên số tiền thặng dư ở các tháng cũng chưa đủ để mà trang trải chi phí hoạt
động và với việc tiền mặt tại quỹ được kết chuyển sang từ các tháng trước thì
khoản tiền mặt tại quỹ cuối tháng 12 vẫn âm 16.9472 tỉ.

=> Chung quy lại ta có thể thấy được rằng dòng tiền kinh doanh của doanh nghiệp
chưa đủ để trang trải cho các chi phí hoạt động. Doanh nghiệp cần đi vay để bù đắp các
khoản thâm hụt và sử dụng đòn bẩy tài chính từ tiền đi vay để gia tăng nguồn doanh thu.

5
Sau khi vay tiền:

Dựa vào bảng dòng tiền ta có thể thấy được tiền tại quỹ của công ty tại thời điểm
đầu năm đang âm, không đủ tiền để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì thế công ty
cần vay vốn để tiếp tục sản xuất kinh doanh.

Tháng 1:

Công ty thâm hụt 18.9487 tỉ.

Số tiền mặt cần duy trì 4.593 tỉ.

Vì số tiền tại quỹ vẫn đang thâm hụt nên công ty cần vay: 23.5417 tỉ để tiếp tục duy trì
hoạt động sản xuất kinh doanh.

6
Tháng 2:

Công ty thặng dư 1.1365 tỉ, tuy nhiên sau khi chi trả lãi vay thì số tiền thặng dư
không đủ để duy trì các hoạt động. Nên công ty tiếp tục cần vay số tiền 3.30348 tỉ. Tổng
dư nợ sau tháng 2 là 27.1512 tỉ.

Nhận thấy nếu cứ thặng dư thì lại lấy tiền đi trả gốc, lúc đó tiền mặt tại quỹ chỉ đủ
để duy trì ở mức tối thiểu nên doanh nghiệp quyết định vay ngắn hạn số tiền 27.1512 tỉ
thời hạn 9 tháng, lãi suất trả theo từng tháng. Số tiền gốc sẽ được thanh toán vào tháng 1
năm sau.

Từ tháng 3 đến tháng 12:

Doanh nghiệp liên tục thặng dư và lũy kế lại cả năm doanh nghiệp thặng dư
62.6596 tỉ đồng, có đủ khả năng để năm sau trả gốc vay.

Căn cứ vào bảng dòng tiền của công ty ta có thể thấy được công ty cần đi vay tổng
27.1512 tỉ và cần được giải ngân vào tháng 1 (bắt đầu các hợp đầu mới) và tháng 2.

2. Thực hiện tổ chức cấp tín dụng dựa trên kế hoạch tài chính của công ty

Xem xét qua bảng dòng tiền ta có thể thấy được công ty vay nhiều nhất vào tháng 1.
Điều này được lí giải bởi những nguyên do sau:

• Tháng 1 là tháng thấp điểm nên doanh thu mang lại chưa được cao. Hơn thế nữa
đây là tháng đầu tiên trong hợp đồng nên tiền mặt thu về chỉ được 55% doanh thu.
Ngoài khoản thu nhập khác trị giá 0.93 tỉ thì không có các khoản phải thu khác từ
kì trước để gia tăng số tiền hiện có.
• Khoản bảo hiểm trị giá 3.7422 tỉ, quảng cáo 1 tỉ cũng được hoạch toán ngay vào
tháng 1 cùng với khoản tiền thuê đất 5.85 tỉ chiếm 22.78% tiền thu về. Tiền
nguyên vật liệu đầu vào cũng rất cao khi chiếm tới 78% doanh thu và có thể thấy
được rằng tháng 1 có khoản chi tiền lớn nhất 49.6287 trong các tháng thấp điểm
trong khi tiền hiện có chỉ là 30.68 tỉ ( thấp nhất cả năm).

7
• Ngoài các khoản chi thì công ty cũng cần duy trì 4.593 tỉ tiền mặt để trang trải chi
phí hoạt động. Để bù đắp phần thâm hụt 18.9487 tỉ và có tiền tiếp tục hoạt động
thì công ty đã di vay 23.5417 tỉ.

You might also like