You are on page 1of 21

BÀI TẬP MẪU HỌC PHẦN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

1: TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Bài 1: Đầu năm 2010, bạn gửi vào ngân hàng 150 triệu VND, hưởng lãi suất tiết kiệm 6%/năm. Biết ngân
hàng tính lãi kép (lãi gộp) hàng năm, trả lãi mỗi năm một lần vào cuối năm. Tài khoản tiết kiệm trên được duy
trì đến hết năm 2030. Giả sử bạn không hề rút tiền ra khỏi tài khoản trong suốt khoảng thời gian đó.
a. Tổng số tiền trong tài khoản ở cuối năm 2020 sẽ là bao nhiêu?
b. Nếu bạn muốn tổng số tiền trong tài khoản trở thành 300 triệu VND thì phải gửi tiền trong bao nhiêu năm?
(Số tiền gửi vào ban đầu, lãi suất và điều kiện tính lãi như trên)

c. Giả sử đến hết năm 2030, số tiền trong tài khoản là 300 triệu thì lãi suất mà bạn đã được hưởng hàng năm là
bao nhiêu? (Số tiền gửi vào ban đầu, thời gian và điều kiện tính lãi không thay đổi)
Bài 2: Đầu năm 2012, bạn gửi vào ngân hàng số tiền 200 triệu VND. Kể từ đó cho đến hết năm 2016, cứ vào
đầu mỗi năm bạn lại gửi thêm vào ngân hàng một số tiền như trên. Lãi suất mà bạn được hưởng là 8%/năm.
Hỏi đến cuối năm 2016, tổng số tiền trong tài khoản ngân hàng của bạn bằng bao nhiêu? Xét 2 trường hợp:
a. Ngân hàng tính lãi đơn.
b. Ngân hàng tính lãi kép.
Bài 3: Ngày hôm nay (01/01/2009), bạn gửi vào ngân hàng số tiền tiết kiệm là $3,000, hưởng lãi suất
8%/năm.
a. Nếu ngân hàng tính lãi kép hàng năm, đến 01/01/2012 bạn sẽ có tổng số tiền trong tài khoản tiết kiệm trên
là bao nhiêu?
b. Giả sử ngân hàng tính lãi kép hàng quý. Hỏi tương tự câu a.
c. Giả sử bạn gửi $3,000 trên làm 3 lần bằng nhau vào đầu các năm 2009, 2010 và 2011. Điều kiện tính lãi
tương tự câu a. Hỏi đến 01/01/2012 bạn sẽ có tổng số tiền trong tài khoản tiết kiệm trên là bao nhiêu?
d. Giả sử bạn gửi một số tiền làm 3 lần bằng nhau vào đầu các năm 2010, 2011 và 2012. Điều kiện tính lãi
tương tự câu a. Hỏi số tiền này phải bằng bao nhiêu để bạn có được số dư tiền mặt ngày 01/01/2012 giống như
kết quả câu a?
Bài 4: Hiện tại là ngày 01/01/2009. Mục tiêu của bạn là có được $1,000 vào ngày 01/01/2013. Lãi suất tiền
gửi ngân hàng là 8%/năm.
a. Để đạt mục tiêu trên thì ngày hôm nay bạn cần gửi vào ngân hàng số tiền là bao nhiêu?
b. Giả sử bạn gửi vào ngân hàng một số tiền như nhau vào đầu mỗi năm từ 2010 đến 2013. Điều kiện tính lãi
giống câu a. Hỏi để đạt mục tiêu như câu a thì số tiền gửi mỗi lần phải bằng bao nhiêu?

1
BÀI TẬP MẪU HỌC PHẦN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

c. Ngoài phương án đầu tư ở câu b, bạn còn có một phương án khác là gửi tiết kiệm $750 vào ngày
01/01/2010 với điều kiện tính lãi giống như trên. Hãy so sánh 2 phương án đầu tư này và cho biết phương án
nào tốt hơn.
d. Giả sử bạn đầu tư $750 vào ngày 01/01/2010. Hỏi để đạt mục tiêu như câu a thì lãi suất bạn kiếm được phải
bằng bao nhiêu?
e. Giả sử bạn chỉ có thể gửi $200 mỗi lần vào đầu các năm từ 2010 đến 2013. Hỏi để đạt mục tiêu như câu a
thì lãi suất bạn kiếm được phải bằng bao nhiêu?
f. Ngày 01/01/2010, bạn gửi tiết kiệm $400. Kể từ đó đến 01/01/2013, cứ mỗi 6 tháng bạn lại gửi vào ngân
hàng một số tiền như nhau. Giả sử ngân hàng tính lãi 8%/năm, lãi được tính gộp mỗi 6 tháng (bán niên). Hỏi
để đạt mục

tiêu như câu a thì số tiền gửi mỗi lần trên phải bằng bao nhiêu?
Bài 5: Ngày hôm nay bạn gửi vào ngân hàng số tiền 100 triệu VND, chia thành 3 tài khoản tiết kiệm với kỳ
hạn lần lượt là 1 năm, 2 năm và 3 năm, hưởng cùng một mức lãi suất và sẽ không rút tiền trước khi đến hạn.
Biết rằng khi đến hạn rút tiền, số tiền trong các tài khoản này lần lượt là 21.2 triệu VND, 33.708 triệu VND và
59.5508 triệu VND. Hỏi mức lãi suất mà bạn được hưởng là bao nhiêu?
Bài 6: Ngày hôm nay bạn gửi vào ngân hàng số tiền 100 triệu VND, chia thành 3 tài khoản tiết kiệm với kỳ
hạn lần lượt là 1 năm, 2 năm và 3 năm và sẽ không rút tiền trước khi đến hạn. Biết rằng lãi suất tiết kiệm kỳ
hạn 2 năm cao hơn lãi suất kỳ hạn 1 năm là 1 điểm phần trăm, lãi suất kỳ hạn 3 năm cao hơn lãi suất kỳ hạn 1
năm là 1,5 điểm phần trăm. Khi đến hạn rút tiền, số tiền trong các tài khoản này lần lượt là 63,90 triệu VND,
34,67 triệu VND và 12,60 triệu VND. Hỏi mức lãi suất mà bạn được hưởng trên mỗi tài khoản là bao nhiêu?

2
BÀI TẬP MẪU HỌC PHẦN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

BÀI 2: BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

Bài 1: Doanh nghiệp K có tiền bán hàng (chưa VAT) trong quý I/N là 800 triệu VND. Biết thuế suất VAT
bằng 10%; khách hàng của doanh nghiệp thanh toán ngay 70% tiền mua hàng, còn lại trả vào quý sau. Yêu
cầu: Xác định doanh thu thuần và số tiền thực thu từ bán hàng trong quý I/N của doanh nghiệp K.
Bài 2: Doanh nghiệp T có tiền bán hàng (có VAT) trong quý I/N là 924 triệu VND. Biết thuế suất VAT bằng
10%; khách hàng của doanh nghiệp thanh toán ngay 60% tiền mua hàng, còn lại trả vào quý sau. Yêu cầu:
Xác định doanh thu thuần và số tiền thực thu từ bán hàng trong quý I/N của doanh nghiệp K.
Bài 3: Doanh nghiệp K có tiền mua vật tư (chưa VAT) trong quý I/N là 500 triệu VND. Biết thuế suất VAT
bằng 10%; doanh nghiệp thanh toán ngay 90% tiền mua vật tư, còn lại trả vào quý sau. Yêu cầu: Xác định chi
phí và số tiền thực chi cho mua vật tư trong quý I/N của doanh nghiệp K.
Bài 4: Doanh nghiệp T có tiền mua vật tư (có VAT) trong quý I/N là 704 triệu VND. Biết thuế suất VAT
bằng 10%; doanh nghiệp thanh toán ngay 30% tiền mua vật tư, còn lại trả vào quý sau. Yêu cầu: Xác định chi
phí và số tiền thực chi cho mua vật tư trong quý I/N của doanh nghiệp T.
Bài 5: Doanh nghiệp A có tiền bán hàng (giá chưa thuế) trong quý I/N là 670 triệu VND, trong đó có 290
triệu VND là tiền bán hàng (giá chưa thuế) của mặt hàng chịu thuế TTĐB. Ngoài ra, doanh nghiệp có tiền
mua vật tư (giá chưa thuế) trong quý I/N là 240 triệu VND. Thuế suất thuế TTĐB là 50%, thuế TTĐB được
khấu trừ trên hóa đơn mua vật tư cả quý là 95 triệu VND. VAT được tính theo phương pháp khấu trừ, thuế
suất 10%. Yêu cầu: Tính số thuế TTĐB và VAT phải nộp trong quý I/N của doanh nghiệp A.
Bài 6: Doanh nghiệp B có tiền bán hàng (giá thanh toán) trong quý I/N là 539 triệu VND, trong đó có 150
triệu VND là tiền bán hàng (giá chưa thuế) của mặt hàng chịu thuế TTĐB. Ngoài ra, doanh nghiệp có tiền
mua vật tư (giá thanh toán) trong quý I/N là 308 triệu VND. Thuế suất thuế TTĐB là 60%, thuế TTĐB được
khấu trừ trên hóa đơn mua vật tư cả quý là 60 triệu VND. VAT được tính theo phương pháp khấu trừ, thuế
suất 10%. Yêu cầu: Tính số thuế TTĐB và VAT phải nộp trong quý I/N của doanh nghiệp B.
Bài 7: Doanh nghiệp C có tiền bán hàng (chưa VAT) trong quý I/N là 800 triệu VND, trong đó có 600 triệu
VND là tiền bán hàng (chưa VAT) của mặt hàng chịu thuế TTĐB. Ngoài ra, doanh nghiệp có tiền mua vật tư
(giá thanh toán) trong quý I/N là 550 triệu VND. Thuế suất thuế TTĐB là 50%, thuế TTĐB được khấu trừ trên
hóa đơn mua vật tư cả quý là 150 triệu VND. VAT được tính theo phương pháp khấu trừ, thuế suất 10%. Yêu
cầu: Tính số thuế TTĐB và VAT phải nộp trong quý I/N của doanh nghiệp C.
Bài 8: Doanh nghiệp D có tiền bán hàng (giá thanh toán) trong quý I/N là 1177 triệu VND, trong đó có 720
triệu VND là tiền bán hàng (chưa VAT) của mặt hàng chịu thuế TTĐB. Ngoài ra, doanh nghiệp có tiền mua
vật tư (chưa VAT) trong quý I/N là 540 triệu VND. Thuế suất thuế TTĐB là 60%, thuế TTĐB được khấu trừ
trên hóa đơn mua vật tư cả quý là 180 triệu VND. VAT được tính theo phương pháp khấu trừ, thuế suất 10%.
Yêu cầu: Tính số thuế TTĐB và VAT phải nộp trong quý I/N của doanh nghiệp D.
Bài 9: Năm 2012, công ty DT có tổng chi phí bằng 75% doanh thu, chịu thuế suất thuế thu nhập doax
nh nghiệp 25%, trả cổ tức tỷ lệ 50%. Năm 2013, doanh thu của công ty tăng gấp đôi, trong khi tổng chi phí
tăng gấp rưỡi so với năm 2012, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp không đổi, công ty trả cổ tức với tỷ lệ
60%. Hỏi: Lợi nhuận giữ lại của công ty trong năm 2013 cao hơn năm 2012 bao nhiêu phần trăm?
Bài 10: Ngày 1/1/N, doanh nghiệp X có số vốn góp 900 triệu. Doanh nghiệp đầu tư TSCĐ 600 triệu, dự trữ
vật tư hàng hóa 200 triệu, dự trữ tiền 100 triệu. Cho biết các thông tin về hoạt động kinh doanh trong quý I/N
như sau:\
3
BÀI TẬP MẪU HỌC PHẦN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

1. Tiền bán hàng theo giá chưa có VAT cả quý 800 triệu, khách hàng thanh toán ngay 80%, còn lại trả
vào quý sau.
2. Tiền mua vật tư theo giá chưa có VAT cả quý 500 triệu. Doanh nghiệp phải trả ngay 60% tiền mua
hàng, còn lại trả vào quý sau.
3. Chi phí trực tiếp (chưa kể vật tư, khấu hao) cả quý 20 triệu, trả ngay trong quý.
4. Chi phí gián tiếp (chưa kể khấu hao) cả quý 15 triệu, trả ngay trong quý.
5. Khấu hao TSCĐ cả quý 30 triệu, phân bổ 70% vào chi phí trực tiếp, còn lại vào chi phí gián tiếp.
6. Dự trữ hàng hóa cuối quý 150 triệu.
7. Doanh nghiệp phải tính và nộp VAT theo phương pháp khấu trừ, thuế suất 10% cho cả hàng hóa bán
ra và vật tư mua vào. VAT đầu ra và VAT đầu vào được tính ngay khi phát sinh doanh thu, chi phí. VAT còn
phải nộp được nộp vào quý sau. Thuế TNDN 20%, nộp vào quý sau.
Yêu cầu:
- Lập Báo cáo kết quả kinh doanh quý I/N của doanh nghiệp X.
- Lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ quý I/N của doanh nghiệp X.
- Lập Bảng cân đối kế toán đầu và cuối quý I/N của doanh nghiệp X.
Bài 11: Ngày 1/1/N, doanh nghiệp X có số vốn góp 800 triệu, vay ngắn hạn 100 triệu, vay dài hạn 300 triệu.
Doanh nghiệp đầu tư TSCĐ 600 triệu, dự trữ vật tư hàng hóa 400 triệu. Cho biết các thông tin về hoạt động
kinh doanh trong `quý I/N như sau:
1. Tiền bán hàng theo giá có VAT cả quý 550 triệu, khách hàng thanh toán ngay 80%, còn lại trả vào quý
sau.
2. Tiền mua vật tư hàng hóa theo giá chưa có VAT cả quý 400 triệu. Doanh nghiệp phải trả ngay 40%
tiền mua hàng, còn lại trả vào quý sau.
3. Chi phí trực tiếp (chưa kể vật tư, khấu hao) cả quý 25 triệu, trả ngay trong quý.
4. Chi phí gián tiếp (chưa kể khấu hao, dịch vụ mua ngoài và lãi vay) cả quý 15 triệu, trả ngay trong quý.
5. Khấu hao TSCĐ cả quý 20 triệu, phân bổ 70% vào chi phí trực tiếp, còn lại vào chi phí gián tiếp.
6. Dự trữ hàng hóa cuối quý 250 triệu.
7. Tiền dịch vụ mua ngoài (chưa có VAT) cả quý 30 triệu, trả vào quý sau.
8. Lãi vay ngắn hạn 1%/tháng, doanh nghiệp thanh toán ngay trong các tháng. Lãi vay dài hạn 12%/năm,
thanh toán làm 4 lần bằng nhau trong năm, lần đầu vào tháng 3. Gố c vay ngắn hạn trả vào cuối quý. Gốc vay
dài hạn chưa trả trong quý.
9. Doanh nghiệp phải tính và nộp VAT theo phương pháp khấu trừ, thuế sất 10% cho hàng hóa bán ra,
vật tư mua vào và dịch vụ mua ngoài. VAT đầu ra và VAT đầu vào được tính ngay khi phát sinh doanh thu,
chi phí. VAT còn phải nộp được nộp vào quý sau. Thuế TNDN 20%, nộp vào quý sau.
Yêu cầu:
- Lập Báo cáo kết quả kinh doanh quý I/N của doanh nghiệp X.
- Lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ quý I/N của doanh nghiệp X.
- Lập Bảng cân đối kế toán đầu và cuối quý I/N của doanh nghiệp X.

4
BÀI TẬP MẪU HỌC PHẦN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Bài 12: Ngày cuối năm N, Doanh nghiệp Y có số vốn góp 1100 triệu, vay ngắn hạn ngân hàng 200 triệu, vay
dài hạn ngân hàng 300 triệu. Doanh nghiệp đầu tư vào TSCĐ 850 triệu, dự trữ vật tư hàng hóa 250 triệu. Ngày
1/1/N+1, doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh. Cho biết các thông tin quý I năm N+1 như sau:
1. Tiền bán hàng có VAT mỗi tháng 550 triệu, doanh nghiệp thu được ngay 50% tiền hàng, phần còn lại
thu vào tháng sau.
2. Tiền mua vật tư, hàng hóa chưa có VAT mỗi tháng bằng 60% tiền bán hàng có VAT mỗi tháng, doanh
nghiệp trả ngay 50% tiền hàng, phần còn lại trả vào tháng sau.
3. Chi phí trực tiếp (không kể chi phí vật tư và khấu hao) mỗi tháng 10 triệu, trả ngay.
4. Chi phí gián tiếp (không kể lãi vay, khấu hao và dịch vụ mua ngoài) mỗi tháng 20 triệu, trả ngay.
5. Khấu hao cơ bản mỗi tháng 20 triệu, được phân bổ 50% vào chi phí trực tiếp, còn lại vào chi phí gián
tiếp.
6. Dự trữ vật tư hàng hóa cuối quý 200 triệu.
7. Tiền dịch vụ mua ngoài (chưa VAT) mỗi tháng 50 triệu, được trả ngay.
8. Lãi vay ngắn hạn 1%/tháng, được trả hàng tháng, bắt đầu từ tháng 1, gốc trả vào ngày cuối quý. Lãi vay
dài hạn 12%/năm, được trả thành 4 lần bằng nhau trong năm, lần đầu vào tháng 3.
,9. Doanh nghiệp tính VAT 10% cho hoạt động bán hàng, mua vật tư và dịch vụ mua ngoài theo phương
pháp khấu trừ. VAT được tính và nộp ngay trong tháng phát sinh doanh thu, chi phí. Thuế TNDN 20%, được
nộp vào cuối quý.

Yêu cầu:
- Lập Báo cáo kết quả kinh doanh quý I/N của doanh nghiệp X.
Lậ p Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hàng tháng quý I/N của doanh nghiệp X.
- Lập Bảng cân đối kế toán đầu và cuối quý I/N của doanh nghiệp X.
Bài 13: Ngày 1/1/N, Doanh nghiệp X có số vốn góp 800 triệu, vay ngắn hạn ngân hàng 200 triệu, vay dài hạn
ngân hàng 500 triệu. Doanh nghiệp đầu tư vào TSCĐ 1 tỷ, dự trữ vật tư hàng hóa 300 triệu. Cho biết các
thông tin hoạt động kinh doanh quý I/N như sau:
1. Tiền bán hàng (giá chưa thuế) mỗi tháng 700 triệu, khách hàng thanh toán ngay 80% tiền mua hàng, còn
lại trả muộn 1 tháng.
2. Tiền mua vật tư (giá chưa thuế) mỗi tháng 400 triệu, doanh nghiệp trả ngay 60% tiền mua hàng, còn lại
trả muộn 1 tháng
3. Chi phí trực tiếp (không kể chi phí vật tư và khấu hao) mỗi tháng 45 triệu, trả ngay hàng tháng.
4. Chi phí gián tiếp (không kể lãi vay, khấu hao và dịch vụ mua ngoài) mỗi tháng 25 triệu, trả ngay hàng
tháng.
5. Khấu hao TSCĐ mỗi tháng 50 triệu, được phân bổ 80% vào chi phí trực tiếp, còn lại vào chi phí gián
tiếp.
6. Dự trữ vật tư hàng hóa cuối quý 250 triệu.
7. Tiền dịch vụ mua ngoài (có VAT) mỗi tháng 22 triệu, được trả ngay hàng tháng.
5
BÀI TẬP MẪU HỌC PHẦN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

8. Lãi vay ngắn hạn 1%/tháng, được trả hàng tháng, bắt đầu từ tháng 1. Lãi vay dài hạn 12%/năm, được trả
làm 4 lần bằng nhau trong năm, lần đầu vào tháng 3. Gốc vay ngắn hạn trả vào ngày cuối quý. Gốc vay dài
hạn chưa trả trong quý.
9. Doanh nghiệp tính và nộp các loại thuế sau:
- VAT 10% cho bán hàng, mua vật tư và dịch vụ mua ngoài. VAT cpn mỗi tháng được nộp muộn 1 tháng.
- Thuế TTĐB có thuế suất 50%. Thuế TTĐB cpn mỗi tháng được nộp muộn 1 tháng. Thuế TTĐB đầu vào
được khấu trừ trên hóa đơn mua vật tư mỗi tháng bằng 120 triệu.
- Thuế TNDN 20%, nộp vào quý sau.
- Thuế khác (tính vào chi phí hoạt động kinh doanh) cả quý 15 triệu, nộp vào tháng 2.
10. Thu nhập trước thuế khác cả quý 20 triệu, thu vào tháng 3.
Yêu cầu:
- Lập Báo cáo kết quả kinh doanh quý I/N của doanh nghiệp,
- Lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hàng tháng quý I/N của doanh nghiệp,
- Lập Bảng cân đối kế toán đầu và cuối quý I/N của doanh nghiệp.

Bài 14: Ngày 1/1/N, Doanh nghiệp X có số vốn góp 875 triệu, vay ngắn hạn ngân hàng 150 triệu, vay dài hạn
ngân hàng 240 triệu. Doanh nghiệp đầu tư vào TSCĐ 920 triệu, dự trữ vật tư hàng hóa 210 triệu. Cho biết các
thông tin hoạt động kinh doanh quý I/N như sau:
1. Tiền bán hàng (giá thanh toán) mỗi tháng 319 triệu, trong đó có 160 triệu là tiền bán hàng (chưa VAT)
của mặt hàng chịu thuế TTĐB. Khách hàng thanh toán ngay 80% tiền mua hàng, còn lại trả muộn 1 tháng.
2. Tiền mua vật tư (giá chưa VAT) mỗi tháng bằng 80% tiền bán hàng chưa VAT mỗi tháng, doanh
nghiệp trả ngay 40% tiền mua hàng, còn lại trả muộn 1 tháng.
3. Chi phí trực tiếp (không kể chi phí vật tư và khấu hao) mỗi tháng 30 triệu, trả ngay hàng tháng.
4. Chi phí gián tiếp (không kể lãi vay, khấu hao và dịch vụ mua ngoài) mỗi tháng 20 triệu, trả ngay hàng
tháng.
5. Khấu hao TSCĐ mỗi tháng 18 triệu, được phân bổ 80% vào chi phí trực tiếp, còn lại vào chi phí gián
tiếp.
6. Dự trữ vật tư hàng hóa cuối quý 260 triệu.
7. Tiền dịch vụ mua ngoài (có VAT) mỗi tháng 33 triệu, được trả ngay hàng tháng.
8. Lãi vay ngắn hạn 1%/tháng, được trả hàng tháng, bắt đầu từ tháng 1. Lãi vay dài hạn 12%/năm, được trả
làm 2 lần bằng nhau trong năm, lần đầu vào tháng 6. Gốc vay ngắn hạn trả vào ngày cuối quý. Gốc vay dài
hạn chưa trả trong quý.
9. Doanh nghiệp tính và nộp các loại thuế sau:
- VAT 10% cho bán hàng, mua vật tư và dịch vụ mua ngoài. VAT cpn mỗi tháng được nộp muộn 1 tháng.
- Thuế TTĐB có thuế suất 60%. Thuế TTĐB cpn mỗi tháng được nộp muộn 1 tháng. Thuế TTĐB đầu vào
được khấu trừ trên hóa đơn mua vật tư mỗi tháng bằng 40 triệu.
- Thuế TNDN 20%, nộp vào quý sau.

6
BÀI TẬP MẪU HỌC PHẦN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

- Thuế khác (tính vào chi phí hoạt động kinh doanh) cả quý 16 triệu, nộp vào tháng 3.
10. Thu nhập trước thuế khác cả quý 28 triệu, thu vào tháng 1.
Yêu cầu:
- Lập Báo cáo kết quả kinh doanh quý I/N của doanh nghiệp,
- Lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hàng tháng quý I/N của doanh nghiệp,
- Lập Bảng cân đối kế toán đầu và cuối quý I/N của doanh nghiệp.

7
BÀI TẬP MẪU HỌC PHẦN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

BÀI 3: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Bài 1: Công ty Mai Linh có tỷ số thanh toán ngắn hạn là 1,3 và tỷ số thanh toán nhanh là 0,8. Xem xét một
cách độc lập, các hành động dưới đây ảnh hưởng như thế nào đến tỷ số thanh toán ngắn hạn và tỷ số thanh
toán nhanh của công ty?
a. Thu hồi một khoản phải thu ngắn hạn khách hàng bằng tiền gửi ngân hàng
b. Sử dụng tiền mặt tại quỹ để trả bớt các khoản phải trả nhà cung cấp ngắn hạn
c. Vay ngắn hạn bằng các giấy nợ ngắn hạn và sử dụng số tiền thu được để mua nguyên vật liệu dự trữ.
d. Phát hành cổ phiếu thường, sử dụng số tiền thu được để trả các khoản phải trả ngắn hạn.
Bài 2: BCĐKT tại thời điểm cuối năm N của công ty XY có các số liệu sau (Đơn vị: tỷ VND)
Tiền 180 Nợ ngắn hạn 450 Phải thu ngắn hạn 320
Tài sản cố định 500 VCSH 600 Hàng tồn kho ???
Đầu tư tài chính ngắn hạn 120 Nợ dài hạn 300

Biết: Trong năm N, công ty có doanh thu là 600 tỷ VND.


Tổng Tài sản tại thời điểm đầu năm N của công ty XY là 1000 tỷ VND.
Yêu cầu: Tính các số liệu sau của công ty: Hàng tồn kho, hệ số thanh toán ngắn hạn, hệ số thanh toán
nhanh (tại thời điểm cuối năm N), hiệu suất sử dụng tổng tài sản (của năm N).
Bài 3: Ngày 31/12/N, Công ty Z có số liệu trên Bảng cân đối kế toán như sau (tỷ VND):
Tài sản Nguồn vốn
Tiền ? Vay ngắn hạn ?
Khoản phải thu ngắn hạn 400 Phải trả người bán ngắn hạn 400
Hàng tồn kho ? Vay dài hạn 500
TSCĐ (GTCL) ? VCSH ?
Tổng tài sản 3000 Tổng nguồn vốn ?
Yêu cầu: Tìm các thông tin còn thiếu trên BCĐKT. Biết: Tỷ số nợ: 50%; Tỷ số khả năng thanh toán
nhanh: 0,5; Tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn là 1.1
Bài 4: Công ty X có các số liệu bình quân năm 2011 như sau:
Giá vốn hàng bán = 85% doanh thu thuần Tỷ số thanh toán ngắn hạn = 1,25 lần
Tài sản dài hạn 600 triệu VND Vòng quay hàng tồn kho = 10 vòng
Doanh thu thuần 2000 triệu VND Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = 2 lần
Lợi nhuận sau thuế 80 triệu VND Số ngày bình quân trong năm = 360 ngày
Hãy tính: Hàng tồn kho, tổng tài sản, TSNH, nợ ngắn hạn, ROA (bình quân năm 2011).
Bài 5: Công ty An Phú có tỷ số Nợ dài hạn/(Nợ dài hạn + VCSH) bằng 0,35, tỷ số thanh toán hiện hành bằng
1,3, nợ ngắn hạn $910, doanh thu thuần bằng $6430, tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu thuần bằng 9,5% và ROE
bằng 18,5%. Hãy xác định quy mô tài sản dài hạn của doanh nghiệp?

8
BÀI TẬP MẪU HỌC PHẦN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Bài 6: Tại ngày 31/12/N, công ty ABC có các số liệu sau đây:
Tiền 100 triệu USD
Đầu tư tài chính ngắn hạn 0
Tài sản dài hạn 300 triệu USD
Doanh thu năm N 1000 triệu USD
Lợi nhuận sau thuế năm N 50 triệu USD
Tỷ số thanh toán nhanh 2
Tỷ số thanh toán ngắn hạn 3
Kỳ thu tiền bình quân 39,6 ngày
ROE 12,5%
Giả định: 1 năm có 360 ngày. Số liệu trên BCĐKT ngày 31/12/N bằng số liệu bình quân năm N. Hãy tính
các số liệu sau của công ty tại ngày 31/12/N: Khoản phải thu, nợ ngắn hạn, tài sản ngắn hạn, tổng tài sản,
ROA, vốn chủ sở hữu, nợ dài hạn.
Bài 7: Ngày cuối năm N, công ty X có các thông tin trên BCĐKT như sau (Đơn vị: triệu đ)
Tài sản Nguồn vốn
Tiền mặt: ? Phải trả người bán ngắn hạn: 25000
Phải thu ngắn hạn: ? Vay ngắn hạn: ?
Hàng tồn kho: ? Nợ dài hạn: 60000
TSCĐ: ? Vốn góp: ?
LNGL: 95000
Tổng tài sản: ? Tổng nguồn vốn: 370000
Bên cạnh đó, công ty có các tỷ số tài chính năm N như sau:
Nợ / Tổng TS = 40% (Ở cuối năm N) Hệ số thanh toán nhanh = 0,8 (Ở cuối năm N)
TATO = 1,5 Vòng quay hàng tồn kho = 6
DSO = 18 ngày Lợi nhuận gộp = 20% Doanh thu thuần
Giả sử 1 năm = 360 ngày, số liệu cuối năm N bằng số liệu bình quân của năm.
Yêu cầu: Xác định những thông tin còn thiếu trên BCĐKT cuối năm N của công ty.
Bài 8: Công ty A kỳ vọng trong năm tới sẽ có lợi nhuận hoạt động là 640 triệu VND, tổng tài sản trung bình là
2 tỷ. Hiện công ty đang có hệ số nợ là 60% và chịu lãi suất vay vốn là 10%/năm. Giả sử hệ số nợ này được duy
trì không đổi trong năm tới thì ROE kỳ vọng của công ty năm tới sẽ bằng bao nhiêu? Biết công ty chịu thuế
suất thuế thu nhập doanh nghiệp bằng 20%.
Bài 9: Công ty B kỳ vọng trong năm tới sẽ có doanh thu thuần là 10,8 tỷ, tổng chi phí hoạt động là 4,4 tỷ, tổng
tài sản trung bình là 40 tỷ. Biết lãi suất vay nợ trên thị trường là 10%/năm và thuế suất thuế TNDN bằng 20%.
Hỏi nếu công ty muốn đảm bảo hệ số khả năng thanh toán lãi vay (TIE) trong năm tới không thấp hơn 4,0 thì
hệ số nợ tối đa mà công ty có thể sử dụng là bao nhiêu?
Bài 10: Công ty GC kỳ vọng trong năm tới sẽ đạt lợi nhuận sau thuế bằng 120 triệu VND, có tổng tài sản bình
quân bằng 1,5 tỷ VND và duy trì hệ số Nợ/Tổng tài sản ổn định ở mức 40%.

a. Hãy xác định ROA và ROE kỳ vọng trong năm tới của GC?

9
BÀI TẬP MẪU HỌC PHẦN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

b. Biết công ty chịu lãi suất vay nợ bằng 12%/năm và thuế thu nhập doanh nghiệp 20%. Hãy xác định EBIT
kỳ vọng năm tới của công ty?

c. Giả sử EBIT, tổng tài sản và lãi suất vay không đổi. Hỏi nếu công ty muốn duy trì TIE không thấp hơn
4,0 thì hệ số nợ tối đa mà công ty có thể sử dụng là bao nhiêu?
d. Xác định ROE kỳ vọng của công ty tương ứng với hệ số nợ tối đa xác định ở câu c?
Bài 11: Chứng minh công thức sau:

ROE = [
EBIT D
TA
+ ×
E (
EBIT
TA )
−i ¿ ×(1−t)

Trong đó:
ROE: Return on equity
EBIT: Earnings before interest and taxes (Lợi nhuận trước lãi vay và thuế)
D: Debt (Nợ)
E: Equity (VCSH)
TA: Total assets (Tổng TS)
i: interest rate (lãi suất vay nợ)
t: Corporate Income Tax Rate (thuế suất thuế TNDN)

10
BÀI TẬP MẪU HỌC PHẦN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

BÀI 4: ĐỊNH GIÁ TRÁI PHIẾU VÀ CỔ PHIẾU

Bài 1: Cho lãi suất bằng 10%/năm. Hãy xác định giá trị hiện tại và giá trị tương lai của các chuỗi niên kim
sau:
a. Niên kim cố định cuối kỳ, thời gian 20 năm, dòng tiền mỗi năm bằng 120 triệu VND.
b. Niên kim cố định đầu kỳ, thời gian 18 năm, dòng tiền mỗi năm bằng 110 triệu VND.
c. Niên kim cố định cuối kỳ, vô hạn, dòng tiền mỗi năm bằng 80 triệu VND (trường hợp này không cần xác
định giá trị tương lai).
d. Niên kim cố định đầu kỳ, vô hạn, dòng tiền mỗi năm bằng 70 triệu VND (trường hợp này không cần xác
định giá trị tương lai).
e. Niên kim cuối kỳ, tăng trưởng đều 5%/năm, thời gian 25 năm, dòng tiền năm đầu tiên bằng 20 triệu VND.
f. Niên kim đầu kỳ, tăng trưởng đều 4%/năm, thời gian 15 năm, dòng tiền năm đầu tiên bằng 18 triệu VND.
g. Niên kim cuối kỳ, vô hạn, tăng trưởng đều 3%/năm, dòng tiền năm đầu tiên bằng 22 triệu VND (trường
hợp này không cần xác định giá trị tương lai).
h. Niên kim đầu kỳ, vô hạn, tăng trưởng đều 6%/năm, dòng tiền năm đầu tiên bằng 35 triệu VN
i. D (trường hợp này không cần xác định giá trị tương lai).

Bài 2: Trái phiếu của công ty KL có mệnh giá $1000, trả lãi suất 12%/năm và có thời gian đáo hạn là 10 năm.
Hãy xác định giá trị hợp lý của trái phiếu này trong các trường hợp sau:
a. Trái phiếu trả lãi mỗi năm 1 lần. Cho tỷ lệ chiết khấu r = 10%.
b. Trái phiếu trả lãi mỗi năm 2 lần. Cho tỷ lệ chiết khấu r = 10%.

c. Trái phiếu trả lãi mỗi năm 1 lần. Cho tỷ lệ chiết khấu r = 14%.
d. Trái phiếu trả lãi mỗi năm 2 lần. Cho tỷ lệ chiết khấu r = 14%.
e. Dữ kiện tương tự câu a. Hãy xác định giá trị hợp lý của trái phiếu trên ở thời điểm 5 năm kể từ sau khi phát
hành.
f. Dữ kiện tương tự câu c. Hãy xác định giá trị hợp lý của trái phiếu trên ở thời điểm 5 năm kể từ sau khi phát
hành.
ơ

Bài 3: Trái phiếu của công ty ML có mệnh giá $1000, trả lãi suất 8%/năm và có thời gian đáo hạn là 10 năm.
Tuy nhiên trái phiếu này có thể được công ty thu hồi 5 năm sau khi phát hành nếu lãi suất trên thị trường ở
thời điểm đó có xu hướng giảm, với mức giá trả cho nhà đầu tư là $1250. Hãy xác định giá trị hợp lý của trái
phiếu này trong 2 trường hợp sau:

11
BÀI TẬP MẪU HỌC PHẦN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

a. Trái phiếu trả lãi mỗi năm 1 lần.


b. Trái phiếu trả lãi mỗi năm 2 lần.
Cho tỷ lệ chiết khấu r = 12% được áp dụng trong 2 trường hợp trên.

Bài 4: Trái phiếu của công ty P chi trả trái tức mỗi năm 1 lần vào cuối năm, có thời gian đáo hạn bằng 9 năm,
hiện được giao dịch với mức giá bằng $948. Biết rằng ở mức giá này, lợi suất tới đáo hạn (YTM) của trái
phiếu được ước tính bằng 5,9%. Hãy xác định lãi suất coupon của trái phiếu này? Kết quả bài toán sẽ thay đổi
như thế nào nếu trái tức được thanh toán mỗi năm 2 lần vào giữa năm và cuối năm?

Bài 5: Trái phiếu của công ty Q có mệnh giá bằng $1000, lãi suất coupon bằng 6%, chi trả trái tức mỗi năm 1
lần. Hiện trái phiếu này đang được mua bán với mức giá bằng $870. Biết rằng, ở mức giá này, lợi suất tới đáo
hạn của trái phiếu bằng 7,2%. Hỏi thời gian đáo hạn của trái phiếu bằng bao nhiêu năm? Kết quả bài toán sẽ
thay đổi như thế nào nếu trái tức được thanh toán mỗi năm 2 lần vào giữa năm và cuối năm?

Bài 6: Trái phiếu của VCB có mệnh giá 1 triệu VND, hiện đang được mua bán với giá bằng 87% mệnh giá.
Lãi suất coupon của trái phiếu này bằng 4,3%, được thanh toán mỗi năm 1 lần vào cuối năm. Biết trái phiếu
này có thời gian đáo hạn là 18 năm. Hãy xác định lợi suất tới đáo hạn (YTM) của trái phiếu này? Kết quả bài
toán sẽ thay đổi như thế nào nếu trái tức được thanh toán mỗi năm 2 lần vào giữa năm và cuối năm?

Bài 7: Cổ phiếu thường của doanh nghiệp SD thanh toán cổ tức cho nhà đầu tư là 1400 VND/cổ phiếu. Mức
chi trả cổ tức này được dự kiến là không thay đổi trong tương lai. Hỏi giá trị hợp lý của cổ phiếu thường SD là
bao nhiêu? Cho tỷ lệ chiết khấu r = 14,5%

Bài 8: Cổ phiếu thường của doanh nghiệp QT đã thanh toán cổ tức cho nhà đầu tư cuối năm 2015 là 1300
VND/cổ phiếu. Cổ tức thường của QT được dự kiến tăng trưởng đều qua mỗi năm với tỷ lệ tăng trưởng ổn
định ở mức 4%/năm. Hãy xác định giá trị hợp lý của cổ phiếu thường QT ở đầu năm 2016? Cho tỷ lệ chiết
khấu r = 12,3%.

Bài 9: Cổ phiếu thường của Feedback Corporation hiện đang được giao dịch với mức giá $64/cổ phiếu. Biết
rằng công ty duy trì tỷ lệ tăng trưởng cổ tức thường ổn định ở mức 4,5%/năm và lợi suất yêu cầu của các nhà
đầu tư đối với cổ phiếu này là 11%. Giả sử rằng thị trường cổ phiếu là hiệu quả và cân bằng, tức giá của các
cổ phiếu được xác định một cách hợp lý. Yêu cầu: Hãy xác định cổ tức thường mà Feedback Corporation đã
chi trả gần đây nhất.

12
BÀI TẬP MẪU HỌC PHẦN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Bài 10: Công ty JT chi trả cổ tức thường năm ngoái là $1,45/cổ phiếu. Cổ tức thường của công ty được kỳ
vọng tăng trưởng ổn định ở mức 6%/năm trong tương lai. Giả sử các nhà đầu tư yêu cầu tỷ lệ sinh lợi 11% từ
cổ phiếu của JT thì giá trị hợp lý của cổ phiếu JT ở thời điểm hiện tại, thời điểm 3 năm sau và 15 năm sau lần
lượt là bao nhiêu?

Bài 11: Công ty SeaKing dự kiến chi trả cổ tức thường cho mỗi cổ phiếu trong 4 năm tiếp theo lần lượt là $12,
$8, $7 và $2,50. Kể từ sau đó, cổ tức thường mỗi năm được kỳ vọng tăng trưởng 5%/năm. Các nhà đầu tư
mong muốn nhận được tỷ lệ sinh lợi bằng 12% từ cổ phiếu này. Hỏi giá trị hợp lý của cổ phiếu ở hiện tại bằng
bao nhiêu?

Bài 12: VSP có cổ tức thường năm 2007 là 1500 VND/cổ phiếu. Nhà quản lý tài chính của doanh nghiệp tin
rằng tỷ lệ tăng trưởng cổ tức sẽ là 30%/năm trong 3 năm tiếp theo (2008, 2009, 2010) nhờ việc sản xuất ra
những sản phẩm mới. Vào thời điểm cuối năm 2010, do dây chuyền sản xuất lạc hậu nên dòng cổ tức hàng
năm dự kiến sẽ tăng trưởng chậm lại với tốc độ 5%/năm trong những năm tiếp theo. Tỷ suất lợi nhuận yêu cầu
là 15%/năm. Hãy xác định giá trị của cổ phiếu VSP tại thời điểm đầu 2008?

Bài 13: Apocalyptica Corp. chi trả cổ tức thường $8,50/cổ phiếu. Mức chi trả này được duy trì không đổi
trong suốt 11 năm tới, tuy nhiên kể từ năm thứ 12 công ty sẽ ngừng chi trả cổ tức. Giả sử tỷ lệ sinh lợi yêu cầu
đối với cổ phiếu của công ty là 12% thì giá trị hợp lý của cổ phiếu thường của công ty ở thời điểm hiện tại là
bao nhiêu?

Bài 14: Metallica Bearings Inc. là một công ty mới khởi nghiệp. Trong 9 năm đầu tiên kể từ khi bắt đầu hoạt
động, công ty dự kiến không chi trả cổ tức do toàn bộ lợi nhuận sẽ được giữ lại để tái đầu tư. Đến năm thứ 10,
công ty sẽ chi trả cổ tức thường là $12/cổ phiếu và mỗi năm sau đó sẽ tăng mức chi trả cổ tức thường thêm
5%. Các nhà đầu tư đòi hỏi lợi suất từ cổ phiếu của công ty là 15%. Vậy giá trị hợp lý của cổ phiếu Metallica
Bearings ở hiện tại là bao nhiêu?

Bài 15: Công ty GPF đã chi trả cổ tức thường năm ngoái là $3,20/cổ phiếu. Cổ tức thường của công ty được
dự kiến tăng trưởng ổn định ở mức 5%/năm trong tương lai. Các nhà đầu tư đòi hỏi tỷ lệ sinh lợi từ cổ phiếu
này là 15% trong 3 năm tới, 13% cho 3 năm tiếp theo và 11% cho các năm sau đó. Hãy xác định giá trị hợp lý
của cổ phiếu GPF ở hiện tại?

13
BÀI TẬP MẪU HỌC PHẦN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

BÀI 5: QUẢN TRỊ NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

Bài 1: Đầu năm 2012, công ty DK huy động vốn trên thị trường với các điều kiện như sau:
- Lãi suất vay dài hạn ngân hàng là 12%/năm.
- Cổ phiếu thường của công ty được phát hành với mức giá là 24,000 VND/cổ phiếu. Cổ tức thường đã trả vào
cuối năm 2011 là 2000 VND/cổ phiếu. Chi phí phát hành mỗi cổ phiếu thường mới là 1000 VND/cổ phiếu.
Tốc độ tăng trưởng cổ tức thường dự kiến bằng 8%/năm.
- Cổ phiếu ưu tiên của công ty được phát hành với giá là 36000 VND/cổ phiếu. Chi phí phát hành mỗi cổ
phiếu ưu tiên bằng 10% giá bán. Công ty dự kiến trả cổ tức ưu tiên là 4000 VND/cổ phiếu.
Biết thuế suất thuế TNDN bằng 25%. Hãy xác định chi phí nợ, chi phí cổ phiếu thường mới và chi phí cổ
phiếu ưu tiên mới năm 2012 của công ty?
Bài 2: Năm 2017, doanh nghiệp MT huy động vốn chủ sở hữu bằng phát hành cổ phiếu thường với mức giá
25000 VND/cổ phiếu, chi phí phát hành mỗi đơn vị cổ phiếu thường bằng 10% giá bán. Năm 2015 và 2016
doanh nghiệp đã trả cổ tức thường lần lượt là 1200 VND/cổ phiếu và 1320 VND/cổ phiếu. Tỷ lệ tăng trưởng
cổ tức thường này được dự kiến duy trì ổn định qua các năm. Hãy xác định chi phí cổ phiếu thường mới năm
2017 của doanh nghiệp?
Bài 3: Cổ phiếu thường của công ty A hiện đang giao dịch ở mức giá 34000 VND/cổ phiếu. Năm ngoái công
ty trả cổ tức thường là 3750 VND/cổ phiếu và cổ tức thường của công ty được kỳ vọng tăng trưởng đều qua
các năm với tỷ lệ tăng trưởng ổn định là 5%/năm. Mặt khác, cổ phiếu của công ty có hệ số rủi ro β bằng 1,3;
lãi suất phi rủi ro và lãi suất trung bình của thị trường hiện tại lần lượt bằng 6% và 14%. Bên cạnh đó, trái
phiếu của A có mức lãi suất bằng 12% và các nhà phân tích lựa chọn phần bù rủi ro RP bằng 4% khi ước
lượng chi phí vốn của doanh nghiệp. Dựa vào các thông tin trên, hãy tính chi phí lợi nhuận không chia của
công ty A theo 3 cách khác nhau.
Bài 4: Doanh nghiệp TMZ huy động vốn chủ sở hữu bằng cách giữ lại lợi nhuận và phát hành cổ phiếu
thường mới. Cổ tức thường của TMZ được dự kiến tăng trưởng theo thời gian với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm
không đổi. Biết chi phí vốn của lợi nhuận giữ lại là 13,4%, của cổ phiếu thường mới là 15,5%. Chi phí phát
hành cổ phiếu thường bình quân bằng 20% giá bán. Hãy xác định tỷ lệ tăng trưởng cổ tức thường hàng năm
của công ty?
Bài 5: Áp dụng mô hình CAPM, hãy trả lời các câu hỏi sau:
a. Cổ phiếu X có hệ số beta bằng 1,3. Hỏi nếu lãi suất phi rủi ro trên thị trường tăng 1 điểm % và tỷ lệ sinh lợi
bình quân trên thị trường tăng 3 điểm % thì tỷ lệ sinh lợi kỳ vọng của cổ phiếu X sẽ thay đổi như thế nào?

14
BÀI TẬP MẪU HỌC PHẦN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

b. Hãy xác định hệ số beta của cổ phiếu Y biết nếu tỷ lệ sinh lợi bình quân trị thường đầu tư tăng 2%, đồng
thời lãi suất phi rủi ro giảm 1% thì tỷ lệ sinh lợi kỳ vọng của cổ phiếu Y sẽ tăng 1,25%?
c. Cổ phiếu G và H có hệ số beta lần lượt là 0,5 và 1,2. Hãy tính chênh lệch tỷ lệ sinh lợi kỳ vọng giữa 2 cổ
phiếu này biết tỷ lệ sinh lợi bình quân và lãi suất phi rủi ro trên thị trường lần lượt bằng 14% và 5%?
Bài 6: Các công ty A, B và C có các thông tin về chi phí vốn và cơ cấu vốn như sau:
Công ty Tổng vốn Nợ Lãi suất vay Chi phí VCSH Thuế suất thuế
TNDN
A $800 triệu $400 triệu 8% 14,7% 28%
B $1500 triệu $300 triệu 10% 16,4% 40%
C $2400 triệu $720 triệu 12% 18,9% 40%
Yêu cầu: Xác định WACC của các công ty trên.
Bài 7: Công ty cổ phần ABC có cơ cấu vốn mục tiêu như sau: nợ (dài hạn) 40%; vốn cổ phần ưu tiên: 10%;
vốn cổ phần thường: 50%. Các nhà đầu tư chứng khoán trên thị trường dự báo cổ tức thường trong tương lai
của công ty sẽ tăng 6%/năm. Công ty đã thanh toán cổ tức D 0 = 3000đ/cổ phiếu cho cổ đông thường. Cổ phiếu
thường của công ty đang có giá là 50000đ/cổ phiếu. Cổ phiếu ưu tiên của công ty có cổ tức là 11000đ/cổ
phiếu, có thể phát hành với giá là 100000đ/cổ phiếu, chi phí phát hành cổ phiếu ưu tiên bằng 5% giá bán. Lãi
suất vay vốn ngân hàng 8%/năm, thuế suất thuế TNDN 20%. Xác định chi phí vốn trung bình (WACC) của
công ty nếu toàn bộ vốn cổ phần thường được huy động từ lợi nhuận giữ lại.
Bài 8: Doanh nghiệp HY có thể huy động vốn bằng cách vay nợ dài hạn ngân hàng, giữ lại lợi nhuận và phát
hành cổ phiếu thường mới. Biết chi phí của mỗi loại vốn trên như sau:
- Chi phí nợ sau thuế: 9,6%
- Chi phí lợi nhuận giữ lại: 15,5%
- Chi phí cổ phiếu thường mới: 16,25%
Lợi nhuận giữ lại tối đa mà công ty có thể huy động là 3 tỷ VND. Doanh nghiệp duy trì cơ cấu vốn gồm 20%
nợ và 80% VCSH.
Yêu cầu: Tính chi phí vốn trung bình (WACC) của doanh nghiệp trong 2 trường hợp:
a. Doanh nghiệp huy động tổng vốn bằng 3 tỷ
b. Doanh nghiệp huy động tổng vốn bằng 5 tỷ.
Bài 9: Công ty Camimex hiện có tổng vốn là 120 tỷ VND, trong đó có 40 tỷ VND là nợ vay ở mức lãi suất
10%/năm, còn lại là vốn chủ sở hữu với chi phí vốn bằng 16,5%. Công ty chịu thuế TNDN 20%.
a. Xác định chi phí vốn bình quân (WACC) hiện tại của công ty.

15
BÀI TẬP MẪU HỌC PHẦN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

b. Công ty đang cân nhắc huy động thêm vốn mới với quy mô bằng 60 tỷ VND, trong đó bao
gồm 30 tỷ VND là nợ vay ở mức lãi suất 12%/năm, phần còn lại là cổ phiếu thường mới với chi phí vốn bằng
17,8%. Hãy xác định WACC của phần vốn mới này.
c. Xác định WACC của tổng vốn sau khi công ty huy động thêm vốn mới.
Bài 10: Công ty cổ phần HT có cơ cấu vốn mục tiêu gồm 50% nợ vay và 50% Vốn chủ sở hữu. Trong quá
trình hoạt động kinh doanh, nếu có nhu cầu huy động vốn phục vụ đầu tư, công ty có thể huy động vốn từ các
nguồn sau:
1. Nợ vay: Lãi suất vay vốn ngân hàng bằng 8%/năm nếu vay đến 4 triệu USD. Trên 4 triệu USD, lãi suất sẽ
là 10%
2. Vốn chủ sở hữu: Công ty có thể sử dụng lợi nhuận giữ lại, trong trường hợp số lợi nhuận giữ lại không đủ
đáp ứng nhu cầu, công ty có thể phát hành thêm cổ phiếu thường mới. Năm ngoái, công ty có lợi nhuận sau
thuế đạt 10 triệu USD, tỷ lệ chi trả cổ tức của công ty là 40%. Chi phí lợi nhuận giữ lại là 14%, chi phí cổ
phiếu thường mới là 15%.
Biết thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%.
Yêu cầu: Xác định các mức chi phí vốn cận biên (MCC) phát sinh khi công ty huy động thêm vốn mới.
Bài 11: Năm N, công ty cổ phần A xác định cơ cấu vốn tối ưu có tỷ lệ nợ/tổng vốn bằng 30%. Điều kiện huy
động vốn trên thị trường hiện tại như sau:
- Lãi suất vay ngân hàng bằng 14%/năm nếu vay đến dưới 2,4 tỷ VND. Nếu vay từ 2,4 tỷ đến dưới 3,6 tỷ
VND, lãi suất tăng thêm 2 điểm phần trăm. Từ 3,6 tỷ VND trở lên, lãi suất tăng thêm 3 điểm phần trăm.
- Cổ phiếu thường của công ty đang giao dịch ở mức giá 16000 VND/cổ phiếu. Cổ tức thường trả năm 2014 là
2100 VND/cổ phiếu. Chi phí phát hành mỗi cổ phiếu thường mới bình quân 400 VND. Tốc độ tăng trưởng cổ
tức thường dự kiến 5%/năm.
Biết thuế suất thuế TNDN là 20%. Năm N-1, công ty có lợi nhuận sau thuế là 17,5 tỷ VND, chia cổ tức 60%.
Công ty không sử dụng cổ phiếu ưu tiên để huy động vốn.
Yêu cầu:
a. Xác định chi phí các loại vốn mà công ty có thể huy động trong năm N.
b. Xác định các điểm gãy (BP) trên đồ thị chi phí vốn cận biên (MCC) của công ty?
c. Xác định các giá trị chi phí vốn cận biên (MCC) mà công ty phải chịu khi huy động thêm vốn mới?
d. Vẽ đồ thị chi phí vốn cận biên của công ty.
Bài 12: Công ty XYZ có các mức chi phí vốn cận biên như sau:
- Tổng vốn 0 – 5 tỷ VND: MCC1 = 10%
16
BÀI TẬP MẪU HỌC PHẦN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

- Tổng vốn 5 – 10 tỷ VND: MCC2 = 12%


- Tổng vốn > 10 tỷ VND: MCC3 = 15%
Mặt khác, công ty đang xem xét các dự án đầu tư với thông tin sau:

Dự án Vốn đầu tư (VND) Tỷ lệ lợi nhuận


A 2 tỷ 10,5%
B 3 tỷ 13%
C 3,5 tỷ 9%
D 4 tỷ 11,5%
Yêu cầu: Xây dựng đồ thị chi phí vốn cận biên (MCC) và đường tỷ lệ sinh lợi các cơ hội đầu tư (IOS) của
công ty. Dựa vào đồ thị, hãy cho biết doanh nghiệp nên lựa chọn đầu tư vào những dự án nào.

17
BÀI TẬP MẪU HỌC PHẦN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

BÀI 6: QUẢN TRỊ ĐẦU TƯ DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP

Bài 1: Doanh nghiệp A đang cân nhắc 3 dự án với các thông tin như sau (Đơn vị: triệu VND):
Dự án CF0 CF1 CF2 CF3 CF4 CF5
X -7000 2800 2180 2350 1410 1470
Y -7000 2400 2420 2360 1390 1640
Z -7000 2450 2400 2350 1400 1560
Căn cứ vào chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng (NPV), hãy cho biết doanh nghiệp nên lựa chọn đầu tư vào dự án
nào, xét hai trường hợp:
a. Ba dự án trên là các dự án độc lập;
b. Ba dự án trên là các dự án loại trừ.
Cho lãi suất chiết khấu bằng 10% áp dụng cho cả 3 dự án trên.
Bài 2: Tính giá trị hiện tại ròng (NPV) của các dự án đầu tư sau (Đơn vị: triệu VND):
- Dự án A: CF0 = -1000, CF1 = 500, CF2 = -200, CF3 = 400, CF4 = 550.
- Dự án B: CF0 = -1200, CF1 = 300. Kể từ năm thứ 2 trở đi, dòng tiền ròng của mỗi năm tăng thêm 50 triệu
VND so với năm ngay trước đó. N = 6 năm.
- Dự án C: CF0 = -2000, CF1 = CF2 = … = CF20 = 240.
- Dự án D: CF0 = -3500, CF1 = 400. Kể từ năm thứ 2 trở đi, dòng tiền ròng của mỗi năm tăng thêm 10% so
với năm ngay trước đó. N = 10 năm.
Cho lãi suất chiết khấu bằng 12% áp dụng cho các dự án trên. Giả sử các dự án trên là những dự án độc
lập thì doanh nghiệp nên đầu tư vào những dự án nào?
Bài 3: Doanh nghiệp HK đang xem xét một dự án đòi hỏi số vốn đầu tư ban đầu là 3 triệu USD và dự kiến tạo
ra dòng tiền đều trong 10 năm. Cho lãi suất chiết khấu bằng 16%. Hỏi để dự án có thể được chấp nhận thì
dòng tiền ròng mà dự án tạo ra trong mỗi năm tương lai tối thiểu phải bằng bao nhiêu?
Bài 4: Doanh nghiệp FT đang cân nhắc đầu tư vào một dây chuyền sản xuất với nguyên giá bằng 10 tỷ VND
và thời gian đầu tư bằng 5 năm. Dự án này được kỳ vọng sẽ tạo ra doanh thu và chi phí trong mỗi năm lần
lượt bằng 6 tỷ và 4 tỷ VND. Giả sử dây chuyền sản xuất trên được khấu hao đều trong 5 năm. Doanh nghiệp
chịu thuế TNDN 20%. Dựa vào chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng (NPV), hãy cho biết doanh nghiệp có nên đầu tư
vào dây chuyền sản xuất này hay không? Cho lãi suất chiết khấu bằng 10%.
Bài 5: Doanh nghiệp CJ đang cân nhắc một dự án với số vốn đầu tư ban đầu là 1,5 triệu USD. Dự án được kỳ
vọng tạo ra dòng tiền ròng năm đầu tiên là $97000; kể từ năm thứ hai trở đi, dòng tiền ròng mỗi năm tăng
thêm 4% so với năm ngay trước đó. Giả định dự án được duy trì mãi mãi.
a. Dựa vào phương pháp NPV, hãy cho biết doanh nghiệp có nên thực hiện dự án này hay không. Biết lãi
suất chiết khấu là 11%.
b. Để dự án hòa vốn thì tỷ lệ tăng trưởng dòng tiền ròng tương lai mỗi năm phải bằng bao nhiêu? Giả định
các yếu tố khác không đổi.
Bài 6: Công ty C đang cân nhắc 2 dự án đầu tư với các thông tin như sau (đơn vị: triệu VND):
CF0 CF1 CF2 CF3 CF4 CF5 CF6
18
BÀI TẬP MẪU HỌC PHẦN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Dự án A -2500 1250 640 550 780 340 890


Dự án B -2800 1190 830 670 750 420 960
Lãi suất chiết khấu bằng 12% được áp dụng cho cả hai dự án trên.Vận dụng chỉ tiêu chỉ số doanh lợi (PI),
hãy cho biết doanh nghiệp nên lựa chọn đầu tư vào dự án nào, xét hai trường hợp: Hai dự án trên độc lập với
nhau hoặc loại trừ nhau.
Bài 7: Doanh nghiệp X đang xem xét 2 dự án đầu tư loại trừ nhau với thông tin sau (Đơn vị: triệu VND):
Năm CF A CF B Cho tỷ lệ chiết khấu bằng 10% áp dụng cho cả 2 dự án.
0 -64000 -18000 a. Xác định chỉ số doanh lợi (PI) của 2 dự án trên.
1 31000 9700 b. Xác định giá trị hiện tại ròng (NPV) của 2 dự án trên.
2 31000 9700 c. Dựa vào kết quả câu a và b, hãy cho biết doanh nghiệp nên lựa chọn dự
3 31000 9700 án nào.

Bài 8: Doanh nghiệp B đang cân nhắc 2 dự án đầu tư với các thông tin như sau (đơn vị: triệu VND):
CF0 CF1 CF2 CF3 CF4
Dự án A -1200 650 520 340 580
Dự án B -1300 590 630 570 460
Hãy xác định tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) của 2 dự án trên. Căn cứ vào kết quả tính được, hãy cho biết
doanh nghiệp nên lựa chọn đầu tư vào dự án nào, xét hai trường hợp:
a. 2 dự án trên là các dự án độc lập;
b. 2 dự án trên là các dự án loại trừ.
Cho lãi suất chiết khấu bằng 13%.
Bài 9: Doanh nghiệp MG đang xem xét một dự án yêu cầu số vốn đầu tư ban đầu là $90000, dự kiến tạo ra
dòng tiền ròng trong 3 năm lần lượt bằng $132000, $100000 và -$150000. Hãy xác định tỷ lệ hoàn vốn nội bộ
(IRR) của dự án này. Với tỷ lệ chiết khấu mà doanh nghiệp lựa chọn bằng 15% thì có nên chấp nhận dự này
hay không?
Bài 10: Công ty KL đang xem xét 2 dự án loại trừ với các thông tin sau (Đơn vị: triệu VND):
Năm CF A CF B Cho WACC bằng 10%.
0 -500 -400 a. Xác định tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) của 2 dự án trên.
1 325 325 b. Xác định giá trị hiện tại ròng (NPV) của 2 dự án trên.
2 325 200 c. Hãy cho biết doanh nghiệp nên lựa chọn dự án nào.

Bài 11: Công ty PA đang cân nhắc 2 dự án loại trừ với các thông tin sau (Đơn vị: triệu VND):
Năm CF A CF B a. Xác định tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) của 2 dự án trên.
0 -29000 -29000 b. Xác định tỷ lệ chiết khấu khiến 2 dự án trên có giá trị hiện tại ròng (NPV)
1 14400 4300 bằng nhau.
2 12300 9800 c. Xác định khoảng giá trị của tỷ lệ chiết khấu khiến công ty lựa chọn dự
3 9200 15200 án A? Tương tự nếu doanh nghiệp lựa chọn dự án B? (Căn cứ vào chỉ
4 5100 16800 tiêu NPV)

Bài 12: Doanh nghiệp J đang cân nhắc 2 dự án với các thông tin như sau (Đơn vị: triệu VND)
CF0 CF1 CF2 CF3 CF4 CF5 CF6

19
BÀI TẬP MẪU HỌC PHẦN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Dự án A -800 270 320 260 250 420 500


Dự án B -900 310 360 290 470 520 600
Hãy xác định thời gian hoàn vốn giản đơn (PP) của 2 dự án trên. Căn cứ vào kết quả tính được, hãy
cho biết doanh nghiệp nên lựa chọn đầu tư vào dự án nào, xét hai trường hợp:
a. 2 dự án trên là các dự án độc lập;
b. 2 dự án trên là các dự án loại trừ.
Biết doanh nghiệp yêu cầu thời gian hoàn vốn của mỗi dự án không quá 4 năm.

20
BÀI TẬP MẪU HỌC PHẦN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

BÀI 7: QUẢN TRỊ TÀI SẢN NGẮN HẠN CỦA DOANH NGHIỆP

Bài 1: Doanh nghiệp ABC có nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu trong năm N là 7200 đơn vị, chi phí mỗi lần
đặt hàng là 4 triệu đồng, chi phí lưu kho trên 1 đơn vị nguyên vật liệu trong 1 năm là 1 triệu đồng. Áp dụng
mô hình EOQ để trả lời các câu hỏi sau:
a. Lượng đặt hàng tối ưu của công ty trong năm N?
b. Tổng chi phí phát sinh của hàng tồn kho trong năm ứng với lượng đặt hàng tối ưu?
c. Điểm đặt hàng mới? Biết thời gian giao hàng là 3 ngày và 1 năm có 360 ngày.
d. Kết quả của các câu trên sẽ thay đổi như thế nào nếu doanh nghiệp duy trì lượng dự trữ an toàn bằng
40 đơn vị?
Bài 2: Công ty TLC có nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu thô trong năm là 1500 đơn vị. Giá mua là 760000
đồng/đơn vị, chi phí một lần đặt hàng là 200000 đồng, chi phí lưu kho (chi phí tồn trữ) bằng 12% giá mua. Để
đảm bảo cho sự ổn định của sản xuất, công ty tiến hành duy trì 1 lượng nguyên vật liệu dự trữ an toàn là 50
đơn vị. Anh (chị) hãy áp dụng mô hình EOQ để xác định số lần đặt hàng tối ưu trong năm cho công ty.
Bài 3: Công ty dệt may An Phước hiện đang sử dụng mô hình EOQ để quản lý việc mua sắm và dự trữ loại
nguyên liệu quan trọng của công ty là sợi dệt kim. Hỏi: Tổng nhu cầu sợi dệt kim trong năm của công ty là
bao nhiêu? Biết: Mỗi lần đặt hàng, công ty đặt mua 30 tấn sợi dệt kim, tổng chi phí đặt hàng trong năm của
công ty là 360 triệu đồng, chi phí một lần đặt hàng là 12 triệu đồng.
Bài 4: Công ty May Mắn áp dụng mô hình Miller-Orr trong quản lý ngân quỹ. Theo đó, lượng tiền mặt tối
thiểu của công ty là 2000 đvtt. Phương sai của dòng tiền mặt ròng hàng ngày là 240000 đvtt 2, lãi suất là
0,8%/ngày; chi phí giao dịch cho mỗi lần mua bán chứng khoán là 4 đvtt. Hãy tính khoảng dao động tiền mặt,
lượng tiền mặt tối đa và tối ưu của công ty May Mắn? Khi số dư tiền mặt của công ty May Mắn bằng 5000
đvtt, công ty nên mua (hay bán) chứng khoán với giá trị bằng bao nhiêu (giả sử công ty có đủ điều kiện thực
hiện giao dịch)?
Bài 5: Phòng kế hoạch – tài chính của công ty may Việt Thắng sử dụng mô hình của Merton Miller và Daniel
Orr để xác định số dư tiền mặt tối ưu là 20 tỷ đồng và tối thiểu là 10 tỷ đồng. Hãy xác định số dư tiền mặt tối
đa của Việt Thắng? Khi số dư tiền mặt của công ty Việt Thắng bằng 52 tỷ đồng, công ty nên mua (hay bán)
chứng khoán với giá trị bằng bao nhiêu (giả sử công ty có đủ điều kiện thực hiện giao dịch)? Câu hỏi tương tự
với trường hợp số dư tiền mặt của công ty Việt Thắng bằng 5 tỷ đồng, 30 tỷ đồng?

21

You might also like