You are on page 1of 163

CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG

Luận án đính kèm theo đây, với tên đề tài: “Bệnh tiểu đường trên chó tại các
quận huyện thành phố Cần Thơ” do Nghiên cứu sinh Trần Thị Thảo thực hiện
và báo cáo đã được hội đồng chấm luận án thông qua.

Ủy viên Thư ký

Phản biện 1 Phản biện 2

Cán bộ hướng dẫn Chủ tịch Hội đồng

i
LỜI CẢM TẠ
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Cần
Thơ, khoa Sau đại học, ban Chủ nhiệm khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng
dụng, bộ môn Thú Y, các Quý thầy, cô đã giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ, tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực
hiện Luận án.
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn vô cùng sâu sắc đến thầy hướng
dẫn PGS.TS. Trần Ngọc Bích đã tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ và tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu, chăm bồi kiến thức và
hoàn thành luận án. Xin cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Hữu Hưng,
Thầy Nguyễn Dương Bảo, PGS.TS. Huỳnh Kim Diệu luôn động viên, chia sẽ
những tài liệu vô cùng bổ ích cũng như cho tôi những lời khuyên, những kinh
nghiệm hết sức quí báu về mặt chuyên môn.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành các Quý thầy, cô trong hội đồng
chấm Luận án đã đóng góp cho tôi những ý kiến vô cùng quý giá để tôi có thể
hoàn thiện hơn bản Luận án của mình.
Xin chân thành cám ơn đến Ban lãnh đạo cũng như nhân viên của các
phòng mạch thú y và các hộ dân nuôi chó tại thành phố Cần Thơ đã hợp tác,
tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận án.
Xin gởi lời cám ơn chân thành đến các bạn bè, đồng nghiệp của tôi đang công
tác tại bộ môn Thú Y, cũng như bệnh xá Thú Y, trường Đại học Cần thơ đã
động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành
Luận án.
Tôi xin dành tất cả sự yêu thương và lời cám ơn tới gia đình, người thân
yêu của tôi đã luôn ủng hộ, chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống để tôi có
thể an tâm và có thêm nghị lực hoàn thành Luận án.
Xin chân thành cám ơn!
Tác giả luận án

Trần Thị Thảo

ii
TÓM TẮT
Đề tài “Bệnh tiểu đường trên chó tại các quận huyện thành phố Cần
Thơ” được thực hiện từ tháng 10/2013 đến tháng 3/2017 tại thành phố Cần
Thơ với mục tiêu chung là xác lập ngưỡng bình thường của nồng độ glucose,
HbA1c (glycohemoglobin) và insulin trong máu chó, xác định tần suất lưu
hành, đánh giá mức độ biến chứng và đánh giá hiệu quả kiểm soát đường
huyết bệnh tiểu đường trên đàn chó được nuôi dưỡng tại Thành phố Cần Thơ.
Xác định hàm lượng đường huyết, glycohemoglobin và insulin trên 480
con chó khỏe mạnh được nuôi dưỡng tại thành phố Cần Thơ để thiết lập
ngưỡng bình thường của các chỉ số này. Phân tích Nồng độ HbA1c và hoạt lực
insulin trên 20 chó tiểu đường tiền lâm sàng và 20 chó tiểu đường lâm sàng để
thiết lập ngưỡng HbA1c trên chó tiểu đường. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giá
trị trung bình của glucose trong máu ngoại vi là 84,29 mg/dL với khoảng đối
chiếu 62-108 mg/dL. Giá trị trung bình hàm lượng glucose trong huyết thanh
95,85 mg/dL với khoảng đối chiếu 70-121 mg/dL. Giá trị trung bình của
HbA1c trên chó khỏe là 4,36 % và khoảng đối chiếu 2,7-6%. Giá trị trung bình
của hoạt lực insulin trên chó khỏe mạnh là 12,56 µIU/mL và khoảng đối chiếu
là 5-20 µIU/mL. Giá trị trung bình của hàm lượng glucose, của nồng độ
HbA1c và hoạt lực insulin trên chó khỏe không phụ thuộc vào nhóm trọng
lượng, nhóm giống, giới tính và nhóm tuổi với P>0,05. Giá trị trung bình
HbA1c trên chó tiểu đường tiền lâm sàng là 5,36%, dao động trong khoảng
5,2-6,3%; trên chó tiểu đường lâm sàng có giá trị trung bình là 7,15%, dao
động trong khoảng 6,4-10%; Nồng độ HbA1c khác nhau rất có ý nghĩa thống
kê (P<0,01) giữa nhóm chó khỏe mạnh, nhóm chó tiểu đường tiền lâm sàng và
nhóm chó tiểu đường lâm sàng. HbA1c ≥6,4% là ngưỡng xác định chó mắc
bệnh tiểu đường. Điều tra 5.520 chó được nuôi dưỡng tại thành phố Cần Thơ
(TPCT). Trong đó, 2.070 con chó được điều tra tại hộ dân nuôi chó và 3.450
con chó được chủ mang đến khám và chữa trị tại 4 phòng mạch Thú y trên địa
bàn TPCT. Kết quả cho thấy, chó được nuôi dưỡng tại TPCT mắc bệnh tiểu
đường với tỷ lệ là 5,54%. Bệnh tiểu đường trên chó phụ thuộc hoàn toàn vào
nhóm giống, nhóm tuổi, nhóm trọng lượng, giới tính, phương thức nuôi, và thể
trạng cơ thể. Nhóm giống chó ngoại, giới tính cái mắc tiểu đường cao lần lượt
6,47%; 6,63%. Chó >7 năm tuổi, nhóm chó nhỏ vóc (TL<9kg), chó nuôi nhốt,
chó béo phì mắc bệnh tiểu đường cao nhất với tỷ lệ lần lượt là 11,64%; 6,49%;
7,97%; 7,54%. Chó tiểu đường tiền lâm sàng với tỷ lệ 70,92% cao hơn chó
tiểu đường lâm sàng (6,16%). Chó tiểu đường thiếu insulin chiếm tỷ lệ
58,43%, cao hơn chó tiểu đường kháng insulin (41,57%). Tất cả 89 chó tiểu
đường thiếu insulin và tiểu đường kháng insulin được chỉ định đo huyết áp

iii
bằng máy đo huyết áp cơ (Sakura - Nhật Bản); soi đáy mắt bằng đèn soi đáy
mắt Riester – Đức; Xét nghiệm sinh lý, sinh hóa nước tiểu bằng giấy thử
URS10 (Tập đoàn ACON Laboratories Inc, Mỹ), soi tươi cặn nước tiểu; Xét
nghiệm sinh lý sinh hóa máu để theo dõi những chỉ tiêu liên quan đến chức
năng thận và chức năng gan. Kết quả cho thấy, chó tiểu đường thiếu insulin và
kháng insulin xuất hiện biến chứng tăng huyết áp với tỷ lệ 40,45%, đục thủy
tinh thể 44,94%, nhiễm keton 38,20%, bệnh thận 35,96%, bệnh gan 42,7%.
Phần lớn chó tiểu đường bị thận có urê, creatinine cao trong máu, trong nước
tiểu của của chúng xuất hiện hồng cầu, bạch cầu, tế bào biểu mô, trụ hạt và trụ
sáp. Gần như 100% chó tiểu đường bị bệnh gan có hoạt lực AST và ALT cao
trong máu. Trong tổng số 60 chó tiểu đường tiền lâm sàng được chia làm 2
nhóm, mỗi nhóm 30 con. Nhóm 1 cho uống Metformin 500mg với liều khởi
điểm là 5mg/kgP, nhóm 2 cho uống Diamicron 30mg (Gliclazide) với liều
khởi điểm 3mg/1kgP. Tổng số 20 con chó tiểu đường lâm sàng được tiêm
insulin (Mixtard 30) với liều khởi điểm 0,3 UI/kgP, 2 lần/ngày mỗi lần cách
nhau 6-8 giờ. Theo dõi triệu chứng lâm sàng và kiểm tra đường huyết mỗi
ngày để có thể kịp thời hiệu chỉnh liều thuốc sử dụng trên từng cá thể. Thời
gian theo dõi điều trị là 90 ngày. Kết quả thể hiện, trong 20 trường hợp điều trị
bằng insulin có 65% kiểm soát ĐH tốt, 25% ĐH tạm ổn, 10% kiểm soát ĐH
kém. Trên chó điều trị bằng Metformin 500mg có 83,33% kiểm soát ĐH tốt,
16,66% đường huyết tạm ổn. Trên chó điều trị bằng Diamicron có 90% kiểm
soát tốt, 10% đường huyết tạm ổn.
Từ khóa: Chó tiểu đường, HbA1c, Insulin, Thành phố Cần Thơ

iv
ABSTRACT
A study “Canine diabetes in Can Tho city” was carried out from 10/2013
to 3/2017 in Can Tho city.The goal of study were setting the normal threshold
of Glucose, glycohemoglobin (HbA1c) and insulin in dogs blood, determine
endemicity, evaluate complication levels, and evaluate efficacy of treatment
regime against diabetes in dogs were surveyed in Can Tho city.
The section of this study was to determine levels of blood glucose,
glycohemoglobin and insulin on 480 healthy dogs in Can Tho city to set the
normal threshold of index. The analysis was conducted to measure the level of
HbA1c and insulin in 20 preclinical diabetes and 20 clinical one to set the
threshold of HbA1c in diabetes dogs. The results showed that the capillary
blood glucose concentration was in the range of 62-108 mg/dL with an
average of 84.29 mg/dL. The mean serum glucose concentration was 95.85
mg/dL with the range of 70-121 mg/dL. The mean HbA1c value on healthy
dogs was 4.36% and the range were 2.7-6%. The mean of insulin activity in
healthy dogs was 12.56 μIU/mL and the range of insulin was 5-20 μI/mL.
Mean values of glucose, HbA1c and insulin activity in healthy dogs were
independent of sex, age, breed and bodyweight groups (P>0.05). Average
level of HbA1c in preclincal diabetes was 5.36% (5.2 – 6.3%); in clinical one
7.15% (6.4 – 10%). There was a significant difference in HbA1c in diabetic
dogs and healthy dogs (P<0.01). Threshold of HbA1c in diabetic dogs was
HbA1c ≥6.4%. A survey on 5,520 dogs in Can Tho city was carried out in this
study. A total of 2,070 and 3,450 dogs were surveyed at household and at 4
Veterinary Clinics in Can Tho city. The results showed that prevalence of
diabetes in dogs was 5.54% in Can Tho city. Diabetes in dogs was dependent
of sex, age, breed, bodyweight, feed method and body condition groups.
Exotic group dogs and Female dogs exhibited were high diabetic ratio 6.47%
and 6.63%, respectively. Dogs with age >7-year-old , small dogs (weight <9),
captive dogs and obesity of dogs were the highest diabetic ratio such as
11.64%; 6.49%; 7.97% and 7.54%, respectively. Ratio of preclinical diabetic
dogs (70.92%) was higher clinical one (29.08%). Insulin deficiency diabetes
(IDD) in dogs (58.43%) was higher Insulin resistance diabetes (IRD)
(41.57%). A total of 89 diabetic dogs that IDD and IRD was designated for
measuring blood pressure (Sakura, Japan); retinopathy examination by
laryngoscope (Riester, Germany); testing biophysical and biochemical
parameters by URS10 kit (ACON Laboratories Inc, USA); tested sediment of
urine; biophysical and biochemical parameters in blood for evaluating
physical function of liver and kidneys. The results indicated that diabetic dogs

v
that IDD and IRD appeared 40.45% hypertension; 44.94% cataract; 38.20%
ketosis; 35.96% renal disease and 42.7% hepatitis. Most of the in the renal
disease in diabetic dogs showed urea, high creatinine in blood. 100% hepatitic
dogs showed a higher level of AST and ALT enzyme in the blood. Total of 60
preclinical diabetic dogs were divided into two groups for treatment. In Group
1, 30 dogs were orally administered Metformin 500mg with an initial dose of
5mg/kgP; in Group 2, 30 dogs were treated with Diamicron 30mg (Gliclazide)
with an initial dose of 3mg/1kgP. Total of 20 clinical diabetic dogs were
injected Mixtard 30 twice per day with 6-8 hour interval with an initial dose of
0.3 UI/kgP. Treated dogs were daily monitored for their clinical signs and
blood sugar in order to provide appropriate treatment modification. Treatment
regime lasted for 90 days. The results indicated that 20 cases treated with
insulin showed that 65% for good outcome and 25% moderate outcome and
10% bad outcome. The cases treated with 500mg Metformin, efficacy was
83.3%, 16.6% for good outcome and moderate outcome, respectively. With
dogs treated with Diamicron, efficacy was 90% with good outcome and 10%
of the moderate outcome, respectively.
Keyword: Diabetic dogs, HbA1c, Insulin, Cantho city.

vi
TRANG CAM KẾT KẾT QUẢ
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa
từng dùng để bảo vệ ở bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp
đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong
luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Cán bộ hướng dẫn Tác giả luận án

PGs.Ts. Trần Ngọc Bích Trần Thị Thảo

vii
MỤC LỤC

MỤC TRANG
CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG ............................................................................... i
LỜI CẢM TẠ............................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................... iii
ABSTRACT ................................................................................................................. v
TRANG CAM KẾT KẾT QUẢ................................................................................. vii
MỤC LỤC................................................................................................................. viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... xvi
Chương 1: GIỚI THIỆU .............................................................................................. 1
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 3
2.1 Khái niệm bệnh tiểu đường .................................................................................... 3
2.2 Lịch sử bệnh tiểu đường trên chó ........................................................................... 3
2.3 Sinh lý bệnh tiểu đường ......................................................................................... 4
2.3.1 Sự hấp thu và chuyển hóa glucose ...................................................................... 4
2.3.2 Sinh lý tụy nội tiết ............................................................................................... 5
2.3.3 Tác dụng của insulin ........................................................................................... 9
2.3.4 Rối loạn tiết insulin ........................................................................................... 11
2.4 Dịch tễ bệnh tiểu đường trên chó ......................................................................... 11
2.5 Chẩn đoán bệnh tiểu đường trên chó ................................................................... 13
2.5.1 Dấu hiệu lâm sàng ............................................................................................. 13
2.5.2 Xét nghiệm ........................................................................................................ 14
2.6 Phân loại bệnh tiểu đường trên chó ...................................................................... 18
2.6.1. Tiểu đường thiếu insulin (Insulin deficiency diabetes - IDD) ......................... 18
2.6.1.1. Khái niệm ...................................................................................................... 18
2.6.1.3. Cơ chế ........................................................................................................... 19
2.6.2 Tiểu đường kháng insulin (Insulin resistance diabetes-IRD)............................ 20
2.6.2.1. Khái niệm ...................................................................................................... 20
2.6.2.3. Cơ chế ........................................................................................................... 22
2.7 Những biến chứng của tiểu đường trên chó ......................................................... 24

viii
2.7.1 Nhiễm keton ...................................................................................................... 24
2.7.2 Đục thủy tinh thể ............................................................................................... 27
2.7.3 Bệnh lý thận tiểu đường .................................................................................... 28
2.8 Thuốc điều trị ....................................................................................................... 28
2.8.1 Thuốc uống ....................................................................................................... 29
2.9 Tiên lượng ............................................................................................................ 32
2.10 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................................ 32
2.10.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước .................................................................. 33
2.10.2.1 Đánh giá chức năng tế bào β ........................................................................ 33
2.10.2.2 Mô bệnh học................................................................................................. 33
2.10.2.3 Dấu hiệu miễn dịch ...................................................................................... 34
2.10.2.4 Gen di truyền ................................................................................................ 34
2.10.2.5 Điều trị ......................................................................................................... 35
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 37
3.1.1 Thời gian ........................................................................................................... 38
3.1.2 Địa điểm ............................................................................................................ 38
3.2 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 38
3.2.1 Giống chó .......................................................................................................... 38
3.2.2 Nhóm tuổi ......................................................................................................... 39
3.2.3 Nhóm trọng lượng cơ thể .................................................................................. 39
2.2.4 Cách chọn chó khảo sát ..................................................................................... 40
3.3 Vật liệu thí nghiệm ............................................................................................... 41
3.4 Nội dung khảo sát ................................................................................................ 41
3.4.1 Nội dung 1 ......................................................................................................... 41
3.4.2 Nội dung 2 ......................................................................................................... 43
3.4.3 Nội dung 3 ......................................................................................................... 48
3.5 Phân tích thống kê ................................................................................................ 58
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 59
4.1 Xác định hằng số sinh hóa glucose, glycohemoglobin (HbA1c) và insulin trong
máu chó khỏe......................................................................................................... 59

ix
4.1.1 Giá trị trung bình chung của hằng số sinh hóa glucose, glycohemoglobin
(HbA1c) và insulin trên chó khỏe ......................................................................... 59
4.1.2 Giá trị trung bình chung của hằng số sinh hóa glucose, insulin và HbA1c trên
chó khỏe theo nhóm giống .................................................................................... 60
4.1.3 Giá trị trung bình chung của hằng số sinh hóa glucose, glycohemoglobin
(HbA1c) và insulin trên chó khỏe theo giới tính ................................................... 61
4.1.4 Giá trị trung bình chung của hằng số sinh hóa glucose glycohemoglobin
(HbA1c) và insulin trên chó khỏe theo tuổi .......................................................... 62
4.1.5 Giá trị trung bình của glucose, HbA1c và insulin trên chó khỏe theo nhóm
trọng lượng ............................................................................................................ 64
4.1.6 Xác định giá trị sinh hóa glycohemoglobin (HbA1c) và insulin trong máu chó
tiểu đường .............................................................................................................. 65
4.1.7 So sánh giá trị trung bình của glycohemoglobin (HbA1c) trên chó khỏe và chó
tiểu đường .............................................................................................................. 68
4.2 Tình hình bệnh tiểu đường trên chó được nuôi dưỡng ở thành phố Cần Thơ
(TPCT)................................................................................................................... 70
4.2.1 Tình hình bệnh tiểu đường trên chó qua phương cách điều tra ngẫu nhiên tại hộ
dân ở 9 quận huyên của TPCT .............................................................................. 71
4.2.2 Tình hình bệnh tiểu đường trên chó qua điều tra ngẫu nhiên tại 4 phòng mạch
thuộc đại bàn TPCT ............................................................................................... 72
4.2.3 Tình hình bệnh tiểu đường trên chó theo nhóm giống ...................................... 72
4.2.4 Tình hình bệnh tiểu đường trên chó theo nhóm tuổi ......................................... 73
4.2.5 Tình hình bệnh tiểu đường trên chó theo nhóm trọng lượng ............................ 74
4.2.5 Tình hình bệnh tiểu đường trên chó theo phương thức nuôi ............................. 75
4.2.6 Tình hình bệnh tiểu đường trên chó theo giới tính............................................ 76
4.2.7 Tình hình bệnh tiểu đường trên chó theo thể trạng cơ thể ................................ 77
4.2.8 Phân loại tiểu đường trên chó ........................................................................... 82
4.2.9 Tóm lại .............................................................................................................. 86
4.3 Xác định một số biến chứng trên chó tiểu đường thiếu insulin (IDD) và kháng
insulin (IRD).......................................................................................................... 87
4.3.1 Tăng huyết áp trên chó tiểu đường.................................................................... 88
4.3.2 Đục thủy tinh thể trên chó tiểu đường............................................................... 89
4.3.3 Tiểu đường thể keton trên chó trên tiểu đường ................................................. 91
4.3.4 Bệnh thận trên chó trên tiểu đường ................................................................... 92

x
4.3.5 Bệnh gan trên chó tiểu đường ........................................................................... 99
4.3.6 Tóm lại ............................................................................................................ 104
4.4 Theo dõi hiệu quả điều trị trên chó tiểu đường trên chó .................................... 105
4.4.1 Đặc điểm chung của đối tượng tại thời điểm trước nghiên cứu ...................... 105
4.4.1.3 Kết quả điều trị tiểu đường tiền lâm sàng trên chó ...................................... 109
4.4.2 Tóm lại ........................................................................................................... 110
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.................................................................... 111
5.1 Kết luận .............................................................................................................. 111
5.2 Đề nghị ............................................................................................................... 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 113
PHỤ LỤC I .............................................................................................................. 126
PHỤ LỤC II ............................................................................................................ 141
PHỤ LỤC III .......................................................................................................... 143

xi
DANH MỤC HÌNH
Hình Tên hình Trang
2.1 Cấu tạo đại thể tuyến tụy của chó 6
2.2 Vi thể tuyến tụy của chó 7
2.3 Trình tự axit amin của proinsulin trên chó. 8
2.4 Quá trình sinh tổng hợp insulin của tế bào β trong đảo tụy 9
2.5 Tác dụng của insulin đến tế bào cơ và tế bào mở 10
2.6 Sơ đồ cơ chế triệu chứng lâm sàng của bệnh tiểu đường 14
2.7 Cơ chế tiểu đường thiếu insulin 20
2.8 Cơ chế tiểu đường kháng insulin 24
2.9 Cơ chế tiểu đường thể keton 26
2.10 Đục thủy tinh thể trên chó tiểu đường 27
2.11 Thuốc Diamicron 30 29
2.12 Thuốc metformin 500 30
2.13 Thuốc insulin 31
3.1 Sơ đồ nghiên cứu 37
3.2 Đục thủy tinh thể giai đoạn đầu 50
3.3 Đục thủy tinh thể giai đoạn sau 50
3.4 Dãy 5 mức hàm lượng đường trong nước tiểu 52
3.5 Dãy 5 mức hàm lượng keton trong nước tiểu 54
4.1 Biểu đồ tỷ lệ chó bệnh tiểu đường qua điều tra tại nhà hộ dân 71
nuôi chó trong 9 quận huyện ở TPCT
4.2 Biểu đồ tỷ lệ chó bệnh tiểu đường qua điều tra tại 4 phòng 72
mạch thú y trên địa bàn TPCT
4.3 Biểu đồ tỷ lệ bệnh tiểu đường trên chó theo thể trạng 77
4.4 Vết thương không lành sau 7 ngày phẩu thuật cắt u vú trên chó 80
tiểu đường, giới tính cái, giống Nhật, béo phì, 8 năm tuổi
4.5 Vết thương không lành sau 7 ngày phẩu thuật cắt cắt bỏ tử cung 80
của chó tiểu đường, giới tính cái, giống Chihuahua, 6 năm tuổi.
4.6 Vết thương không lành sau nhiều ngày do trầy sướt trên chó 80
tiểu đường, giới tính đực, giống Ta, 11 năm tuổi.
4.7 Chó tiểu đường, mất nước độ 12%, giới tính cái, giống Fox, 80
8 năm tuổi.
4.8 Chó tiểu đường, giới tính cái, giống Ta (Cỏ), 10 năm tuổi mất 80
nước nghiêm trọng, hôn mê, hơi thở có mùi keton
4.9 Biểu đồ nồng glucose niệu trên chó tiểu đường lâm sàng 86
4.10 Tần suất các biến chứng trên chó tiểu đường IDD và IRD 88

xii
1.11 Mắt của chó tiểu đường, giống chó Ta, giới tính đực, 10 năm 90
tuổi, bị đục thủy tinh thể (ĐTTT) ở giai đoạn đầu
4.12 Mắt của chó tiểu đường, chó cái, giống Bắc Kinh, 9 năm tuổi, 90
bị ĐTTT giai đoạn sau
4.13 Mắt của chó đực, giống Nhật, 7 năm tuổi, ĐTTT kèm Tăng 90
huyết áp và nhiễm keton
4.14 Mắt của chó cái, giống Nhật, 8 năm tuổi,ĐTTT, tăng huyết áp 90
và suy thận
4.15 Kết quả xét nghiệm keton trên chó tiểu đường 92
4.16 Biểu mô nhu mô thận và hồng cầu trong cặn nước tiểu chó tiểu 96
đường bị bệnh thận
96
4.17 Biểu mô chuyển tiếp của bể thận trong cặn nước tiểu chó tiểu
đường bị bệnh thận
96
4.18 Biểu mô bàng quang trong cặn nước tiểu chó tiểu đường bị
bệnh thận
Hồng cầu và bạch cầu trong cặn nước tiểu chó tiểu đường bị 96
4.19
bệnh thận
Trụ hạt và hạt mỡ trong cặn nước tiểu chó tiểu đường bị bệnh 96
4.20
thận
Trụ sáp trong cặn nước tiểu chó tiểu đường bị bệnh thận 96
4.20
4.22 Bạch cầu và vi khuẩn trong cặn nước tiểu trên chó tiểu đường 98
bị thận
Nhiễm trùng đường tiểu trên chó tiểu đường bị thận
4.23 98

xiii
DANH MỤC BẢNG

Bảng Tên bảng Trang


2.1 Tỷ lệ giống chó mắc bệnh tiểu đường ở Anh 12
2.2 Bảng chỉ dẫn đường huyết 15
2.3 Mối liên quan của HbA1c và bệnh tiểu đường trên người 17
3.1 Phân bố mẫu khảo sát chỉ tiêu glucose, HbA1c và insulin trên 42
chó khỏe mạnh theo nhóm giống, giới tính, trọng lượng cơ thể
và độ tuổi
3.2 Phân bố mẫu khảo sát chỉ tiêu HbA1c và insulin trên chó bệnh 43
tiểu đường
3.3 Phân bố mẫu khảo sát tại 9 quận, huyện của thành phố Cần Thơ 44
3.4 Phân bố mẫu khảo sát tại 4 phòng mạch thú y trên địa bàn thành 45
phố Cần Thơ
3.5 Bảng đánh giá lâm sàng điểm thể trạng 46
3.6 Phân loại bệnh tiểu đường trên chó theo cơ chế sinh bệnh 48
3.7 Phân loại mức độ huyết áp ở chó 49
3.8 Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh thận trên sinh lý, sinh hóa nước tiểu 51
của chó theo tiêu chuẩn của Osborne (1999)
3.9 Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh thận trên cặn nước tiểu của chó 51
theo tiêu chuẩn của Osborne (1999)
3.10 Chỉ tiêu sinh hóa máu theo dõi bệnh lý trên hệ tiết niệu của chó 51
3.11 Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh gan 53
3.12 Tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường thể keton 54
3.13 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 56
3.14 Quy trình theo dõi hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường trên chó 57
3.15 Đánh giá hiệu quả điều trị 57
4.1 Trung bình chung của hằng số sinh hóa glucose, HbA1c và 59
insulin trên chó khỏe
4.2 Trung bình chung của glucocse, HbA1c và insulin trên chó 61
khỏe theo nhóm giống
4.3 Trung bình chung của HbA1c và insulin trên chó theo giới tính 61
4.4 Giá trị trung bình hằng số glucose, HbA1c và insulin trên chó 63
khỏe theo nhóm tuổi
4.5 Trung bình nồng độ hằng số glucose, HbA1c và insulin trên chó 64
khỏe theo nhóm trọng lượng
4.6 Trung bình hằng số glucose, HbA1c và insulin trên chó tiểu 66
đường theo nhóm hàm lượng đường huyết
4.7 Giá trị trung bình của glycosylated hemoglobin (HbA1c) trên 68

xiv
chó khỏe và chó tiểu đườn
4.8 Tỷ lệ bệnh tiểu đường trên chó được nuôi dưỡng ở TPCT 70
4.9 Tỷ lệ chó tiểu bệnh tiểu đường theo nhóm giống 73
4.10 Tỷ lệ chó tiểu bệnh tiểu đường theo nhóm tuổi 73
4.11 Tỷ lệ chó tiểu bệnh tiểu đường theo nhóm trọng lượng 75
4.12 Tỷ lệ chó tiểu bệnh tiểu đường theo phương thức nuôi 75
4.13 Tỷ lệ chó tiểu bệnh tiểu đường theo giới tính 76
4.14 Tỷ lệ các triệu chứng lâm sàng trên chó tiểu đường 79
4.15 Tỷ lệ chó tiểu đường tiền lâm sàng và tiểu đương lâm sàng 82
4.16 Tỷ lệ chó tiểu tiểu đường theo cơ chế sinh bệnh 83
4.17 Tỷ lệ chỉ tiêu sinh hóa máu và trên chó tiểu đường lâm sàng 84
4.18 Tỷ lệ chó cao huyết áp trên tiểu đường thiếu insulin và kháng 88
insulin
4.19 Tỷ lệ chó đục thủy tinh thể trên tiểu đường thiếu insulin và tiểu 88
đường kháng insulin
4.20 Tỷ lệ tiểu đường thể keoton trên chó trên tiểu đường thiếu 91
insulin và tiểu đường kháng insulin
4.21 Tỷ lệ bệnh thận trên chó trên tiểu đường thiếu insulin và tiểu 92
đường kháng insulin
4.22 Tỷ lệ một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa nước tiểu trên chó bệnh 93
thận tiểu đường
4.23 Tần suất xuất hiện các loại tế bào, trụ niệu nằm ngoài mức sinh 95
lý trên chó tiểu đường thiếu insulin và tiểu đường kháng insulin
4.24 Tỷ lệ chó với bệnh lý thận tiểu đường có chỉ tiêu sinh lý, sinh 97
hóa máu nằm ngoài mức sinh lý bình thường
4.25 Tỷ lệ bệnh gan trên chó trên tiểu đường thiếu insulin và tiểu 100
đường kháng insulin
4.26 Tần suất các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu trên chó tiểu đường 101
mắc bệnh gan
4.27 Đặc điểm của chó tiểu đường lâm sàng trước điều trị 106
4.28 Hiệu quả điều trị chó tiểu đường lâm sàng 107
4.29 Nồng độ đường huyết và HbA1c thay đổi sau 90 ngày điều trị 108
4.30 Hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường tiền lâm sàng 109

xv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Nguyên chữ Nghĩa tiếng Việt


AAHA American Animal Hospital Hiệp hội bệnh viện thú y
Association Mỹ
ACVIM American College of Veterinary Nội khoa thú y – Mỹ
Internal Medicine
ADA American Diabetes Association Hiệp hội tiểu đường Mỹ
ADP Adenosine diphosphate
ATP Adenosine triphosphate
BCS Body condition score Chỉ số cơ thể
BGCS Blood Gulch Chronicles
CTLA4 cytotoxic T-lymphocyte- Tế bào lympho T gây độc
associated protein 4
CT1D Connective tissue diseasse Bệnh mô tiên kết
DLA Dog leukocyte antigen Kháng thể tự miễn trên chó
DKA Diabetic ketoacidosis Tiểu đường thể keton
DRB1 Dopamine receptor B1 Thụ thể Dopamine B1
DNA Deoxyribonucleic acid
FOXP3 Forkhead box
FFA Free fatty acid, a fatty acid Mỡ tự do
GHB Glycosylated hemoglobin Hemoglobin bị glycol hóa
HATT Huyết áp tâm thu
HbA1c Hemoglobin A1c Huyết cầu tố A1c
IDD Insulin deficiency diabetes Tiểu đường thiếu insulin
IRD Insulin resistance diabetes Tiểu đường kháng insulin
IL-1β Interleukin-1 beta
IDF International Diabetes Federation Liên đoàn bệnh tiểu đường
Quốc tế
ICA Islet cell Antibody Kháng thể tế bào đảo tụy
JVIM Journal of Veterinary Internal Tạp chí Nội khoa Thú y
Medicine
NADH Nicotinamide adenine
dinucleotide
NADP Nicotinamide adenine
dinucleotide phosphate
NIDDM Non insulin-dependent diabetes Tiểu đường không phụ
mellitus thuộc insulin
NGSP National Glycohemoglobin Chương trình chuẩn hóa
Standardization Program glycohemoglobin Quốc gia
PAI-1 Plasminogen activator inhibitor-1 Chất ức chế hoạt hóa
inhibitor-1
SNPS Single Nucleotide Polymorphism Đa hình nucleotitide đơn
TNF Tumor necrosis factor Yếu tố hoại tử khối u
TPN Triphosphopyridine nucleotide
URS 10 Urine reagient strip 10 Que thử nước tiểu 10
WHO World Organation Tổ chức y tế thế giới

xvi
Chương 1: GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Bệnh tiểu đường trên chó đã được mô tả trong y tế thú y lần đầu tiên trên
thế giới cách đây hơn 150 năm (1861) dưới dạng bệnh cảnh tiểu đường type 1,
các bác sĩ thú y chẩn đoán bệnh bằng cách nếm nước tiểu của chó bệnh và
phát hiện vị ngọt trong nước tiểu. Từ đó, các nhà khoa học đã đặt ra nhiều
nghi vấn về nguyên nhân của căn bệnh. Cho đến năm 1893, Minkowski và
Mirning đã tiến hành thí nghiệm cắt bỏ tuyến tụy của chó, tiếp tục theo dõi
lâm sàng; tác giả đã khẳng định tiểu đường trên chó có liên quan đến tuyến
tụy. Thời kỳ này cũng được mệnh danh là thời kỳ “kỷ nguyên khám phá
insulin”. Năm 1921, Banting và Best đã chiết xuất thành công insulin và được
ứng dụng rộng rãi trong việc điều trị bệnh tiểu đường trên nhân y và thú y
(Minkowski, 1929). Từ những cơ sở trên kết hợp với sự phát triển vượt bậc
của khoa học kỹ thuật công nghệ, các nhà nghiên cứu thú y đã kết luận rằng
bệnh tiểu đường trên chó là một nhóm bệnh nội tiết. Nguyên nhân của bệnh là
do thiếu hụt insulin nhiều hoặc ít thường đi kèm với tăng đề kháng insulin ở
các mức độ khác nhau làm tăng đường huyết, tăng đường niệu gây nhiều biến
chứng cấp và mãn tính (Catchpole et al., 2008; Watson, 2010; David, 2011) và
làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con thú, sức khỏe, tinh thần cũng như
kinh tế gia đình của người nuôi. Tiểu đường trên chó là một bệnh lý thường
gặp nhất trong các bệnh rối loạn chuyển hóa và gia tăng đáng kể trong thời
gian gần đây nhất là ở những quốc gia có nền công nghiệp đang phát triển
(Louis, 2012).
Cần Thơ là thành phố lớn của Miền Tây Nam bộ - trực thuộc Trung ương
đang phát triển đổi mới và đô thị hóa. Đời sống người dân ngày càng được
nâng cao, nhu cầu nuôi thú cưng giải trí cũng tăng theo và chó là loài động vật
được lựa chọn hàng đầu vì chúng có thính và khứu giác nhanh nhẹn, tinh khôn
và nhất là tính trung thành cao. Nếu trước đây người ta nuôi chó để giữ nhà,
bắt chuột thì ngày nay người xem chó như là thành viên trong gia đình, chúng
làm bạn với người già neo đơn, với trẻ em hoặc chúng được huấn luyện trở
thành chiến sĩ thực hiện các vai trò nghiệp vụ. Ngoài ra, người ta còn nuôi chó
để làm thú cảnh để kinh doanh và thể hiện đẳng cấp, phần lớn những giống
chó này được du nhập từ nước ngoài có ngoại hình và bộ lông đẹp mắt. Từ đó,
số lượng và chủng loại chó ở Cần Thơ gia tăng đáng kể. Thực tế, tổng đàn chó
của Cần Thơ từ 36.467 con trong năm 2013 tăng lên 42.084 con trong năm

1
2014 (Chi cục Thú y Cần Thơ, 2014). Song song với sự gia tăng đó thì tình
hình bệnh tật của chúng cũng có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là căn bệnh
tiểu đường trên đàn chó nuôi.
Việc quản lý cũng như phát hiện sớm và điều trị sớm bệnh tiểu đường
trên chó có vai trò đặc biệt quan trọng trong dự phòng các biến chứng nặng nề
là một việc làm hết sức cần thiết trong công tác thú y hiện nay. Tuy nhiên
chưa có môt nghiên cứu nào để đánh giá tần suất lưu hành, các yếu tố nguy cơ,
các tác hại của bệnh và những phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh tiểu đường
trên quần thể chó ở thành phố Cần Thơ. Với mong muốn thông qua nghiên
cứu này, sẽ có chiến lược tư vấn về bảo vệ sức khỏe cho đàn chó nuôi nhằm
giúp giảm thiểu số chó có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường để từng bước giảm
thiểu các biến chứng, giúp người nuôi hiểu rõ hơn về căn bệnh này, góp phần
giảm bớt “gánh nặng bệnh tật” do hậu quả của bệnh tiểu đường trên chó gây ra
cho người chăn nuôi. Từ đó, đề tài: “Bệnh tiểu đường trên chó tại các quận
huyện thành phố cần Thơ” được tiến hành.
1.2 Mục tiêu chung của đề tài
Xây dựng thang chuẩn nồng độ glucose, HbA1c (glycohemoglobin),
insulin trong máu chó, xác định tần suất lưu hành, đánh giá mức độ biến
chứng cũng như hiệu quả kiểm soát đường huyết bệnh tiểu đường trên đàn chó
được nuôi dưỡng tại Thành phố Cần Thơ.
1.3 Ý nghĩa khoa học của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án là nguồn tài liệu đầu tiên ở Việt Nam về
bệnh tiểu đường trên chó, từ đó hỗ trợ tích cực cho các nhà thú y trong công
tác chẩn đoán, tiên lượng và điều trị, đồng thời làm cơ sở khoa học cho những
nghiên cứu sau.
1.4 Điểm mới của luận án
Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu một cách cơ bản có hệ
thống bệnh tiểu đường trên chó đang được nuôi rộng rãi ở thành phố Cần Thơ.
Từ đó, xây dựng được thang chuẩn glucose, HbA1c, insulin trong máu chó,
xác định các triệu chứng lâm sàng, phân loại, xác định các biến chứng và chọn
phác đồ phù hợp điều trị chó bệnh tiểu đường.

2
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Khái niệm bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường là một hội chứng có đặc tính biểu hiện là tăng đường
huyết mãn tính do hậu quả của việc thiếu hụt hoặc mất hoàn toàn insulin hoặc
do có liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết và trong quá trình hoạt động của
insulin (WHO, 1999).
Theo AAHA (2010), bệnh tiểu đường trên chó là một nhóm các bệnh
chuyển hóa có đặc điểm là tăng đường huyết, hậu quả của sự thiếu hụt bài tiết
insulin, khiếm khuyết trong hoạt động của insulin hoặc cả hai. Tăng đường
huyết mãn tính thường kết hợp với sự hủy hoại, sự rối loạn chức năng và sự
suy yếu chức năng của nhiều cơ quan đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và
mạch máu.
Bệnh tiểu đường là một rối loạn mãn tính của quá trình chuyển hóa
carbohydrate do thiếu insulin tương đối hoặc tuyệt đối. Hầu hết các trường
hợp tự phát bệnh tiểu đường xảy ra ở chó trung niên và lớn tuổi. Tỷ lệ chó cái
mắc bệnh tiểu đường cao gấp đôi chó đực và bệnh xảy ra trên tất cả các giống
chó nhưng xảy ra thường hơn trên một số giống chó nhỏ con như: Poodles
Miniature, Dachshunds, Schnauzers và Cairn Terrier (The Merck, 2010).
2.2 Lịch sử bệnh tiểu đường trên chó
Tiểu đường tự phát trên chó đã được mô tả sớm nhất vào năm 1861.
Trong năm này có hai báo cáo, một là báo cáo của Leblanc (1861), tác giả phát
hiện 1 chó 15 tuổi, giống Petit Griffon; một báo cáo khác của Thiernesse
(1861), tác giả báo cáo một con chó giống Sighthound, 6 năm tuổi bị bệnh tiểu
đường. Trong giai đoạn này, để chẩn đoán được bệnh tiểu đường trên chó, bác
sĩ thú y đã nếm thử nước tiểu của con chó bệnh tiểu đường và phát hiện vị
ngọt. Khoảng hơn 30 năm sau, vào năm 1892, Frohner đã báo cáo có 5 trường
hợp chó mắc bệnh tiểu đường, tác giả đã ước tính tần số chó mắc bệnh tiểu
đường là 1:10.000 con chó trong bệnh viện thú y của tác giả (Fall, 2009). Một
năm sau đó, vào năm1893, hai tác giả Minkowski và Mering đã thực hiện thí
nghiệm bằng cách hủy bỏ tuyến tụy của con chó và theo dõi các biểu hiện lâm
sàng của chúng. Kết quả là cả 2 tác giả đều phát hiện ra rằng tuyến tụy có liên
quan đến bệnh tiểu đường và lúc này được mệnh danh là thời kỳ “kỷ nguyên
khám phá insulin”. Thừa kế thành tựu khoa học trên, vào năm 1921, Banting

3
và Best đã chiết xuất thành công insulin và được ứng dụng rộng rãi trong công
tác điều trị bệnh tiểu đường trong nhân y và thú y (Minkowski, 1929).
Một khoảng thời gian dài không thấy xuất hiện những báo cáo về bệnh
tiểu đường trên chó. Mãi cho đến năm 1960 thì Krook (1960) và Wilkinson
(1960) đã báo cáo về bệnh tiểu đường trên chó có nguồn gốc từ Vương Quốc
Anh và Thụy Điển, cả 2 tác giả cho rằng tiểu đường xảy ra chủ yếu ở chó lớn
tuổi và chó cái mắc bệnh tiểu đường gấp 3 lần chó đực. Campbell (1958) và
Wilkinson (1960) cũng kết luận phần lớn chó cái có đường huyết tăng cao
trong thời kỳ động dục, tác giả đề nghị thiến chó cái là biện pháp hữu hiệu
giảm tỷ lệ bệnh tiểu đường trên chó cái. Trong một nghiên cứu khác của
Wilkinson (1960), tác giả xác định có năm giống chó mắc bệnh tiểu đường với
tỷ lệ cao bao gồm Dachshund, Spaniel, Poodle, Fox Terrier và Cairn Terrier.
Tuy nhiên, vào năm 1975, Foster đã báo cáo với một kết quả đối lập, tác giả
cho rằng tỷ lệ bệnh tiểu đường trên chó hầu như không phụ thuộc vào giới
tính. Đây cũng là một vấn đề để chúng ta cần nghiên cứu và thảo luận.
Một mốc lịch sử quan trọng trong bệnh lý tiểu đường trên chó là sự khám
phá hormone progesterone gây tăng trưởng tuyến vú có liên quan đến bệnh
tiểu đường; khám phá này do Eigenmann (1983) và Selman (1994) công bố.
Kéo dài suốt một thập niên, bệnh tiểu đường trên chó được nhiều nhà khoa
học quan tâm hơn về nguyên nhân gây bệnh. Vì thế, có khá nhiều nghiên cứu
được công bố chủ yếu tập trung vào tự kháng thể DLA và công nghệ gen
(Kennedy, 2006; Short, 2007; Davison, 2008; Short, 2012).
2.3 Sinh lý bệnh tiểu đường
2.3.1 Sự hấp thu và chuyển hóa glucose
Glucose là nguồn cung cấp năng lượng cho các mô để duy trì sự sống
trên động vật. Cơ thể hấp thụ glucose theo 2 con đường, hấp thu trực tiếp từ
nguồn thức ăn được ăn vào và hấp thu gián tiếp từ các acid amin thông qua
quá trình tân tạo glucose. Lượng glucose được tiêu thụ hàng ngày chủ yếu
cung cấp cho các hoạt động của não bộ (75%) thông qua con đường hiếu khí.
Phần còn lại (25%) cung cấp cho các hoạt động của hồng cầu, cơ xương và cơ
tim. Khi lượng glucose trong máu tăng lên thì nó được tích lũy ở gan dưới
dạng glycogen và là chất dự trữ chính của đường trong máu, một phần dự trữ
trong cơ, một phần trong thận và ruột, glycogen ở cơ gấp 2 lần ở thận. Khi cơ

4
thể mệt mỏi, dấu hiệu của sự thiếu glucose, thì glycogen sẽ bị phân giải (Wood
and Trayhurn, 2003).
Sự hấp thu của glucose và galactose ở ruột non: Từ lòng ruột, glucose và
galactose được vận chuyển qua diềm bàn chải vào tế bào biểu mô theo cơ chế
vận chuyển tích cực thứ phát. Protein mang sẽ gắn một với glucose và một với
ion Na+. Chỉ khi cả glucose và ion Na+ đã được gắn vào protein mang thì
protein này mới thay đổi hình dạng để đưa cả Na+ và glucose này vào bên
trong tế bào biểu mô ruột. Năng lượng để vận chuyển (tức là năng lượng cần
cho sự thay đổi hình dạng của protein mang) là do sự chênh lệch nồng độ ion
Na+ giữa lòng ruột và tế bào biểu mô. Có nghĩa là khi Na+ khuếch tán từ lòng
ruột vào tế bào, nó sẽ kéo theo glucose đi cùng với nó. Cơ chế này được gọi là
sự đồng vận chuyển với Na+ của glucose hoặc cơ chế vận chuyển tích cực thứ
phát (Mueckler, 1994). Khi nồng độ glucose ở trong tế bào tăng cao, glucose
sẽ khuếch tán qua màng đáy bên của tế bào biểu mô để vào máu theo cơ chế
khuyếch tán thụ động qua màng kép của tế bào nhờ chất vận chuyển glucose 4
(GLUT4). GLUT4 nằm trong màng tế bào chất, khi hàm lượng glucose trong
máu tăng cao, insulin sẽ gắn vào thụ thể trên bề mặt tế bào và truyền tín hiệu
kích thích tế bào và làm tăng GLUT4 ở bề mặt tế bào, do đó làm tăng sự hấp
thu glucose (Wright, 2001). Ngoài ra glucose còn được vận chuyển và hấp thu
trong ống thận nhờ vào bơm Na+/K+ được tăng cường (facilitated). Tốc độ hấp
thu tối đa của glucose vào khoảng 120 g/giờ (Zhao and Keating, 2007).
2.3.2 Sinh lý tụy nội tiết
Tụy tạng là một tuyến nhỏ nằm ở phần lưng của xoang bụng, nằm trong
khung tá tràng, sau dạ dày, có màu vàng và mang một số điểm tương đồng với
tuyến nước bọt. Tuyến tụy của chó có hình chữ V, gồm 2 nhánh (thùy trái và
thùy phải) hợp lại làm thành một góc nhọn ở sau hạ vị. Tụy gồm có ba phần:
đầu tụy, đuôi tụy và thân tụy. Đầu tụy nằm sát đoạn tá tràng D2 và đuôi tụy
kéo dài đến sát lách. Ống tụy còn gọi là ống Wirsung là một ống nằm dọc suốt
chiều dài của tụy và dẫn lưu dịch tụy đổ vào đoạn D2 của tá tràng. Chỗ ống
tụy nối vào tá tràng gọi là bóng Vater. Ống mật chủ thường kết hợp với ống
tụy tại hoặc gần bóng Vater. Theo một số tài liệu, nơi đổ ra của ống tụy và ống
túi mật là cùng một nơi nên vị trí đó gọi là cơ vòng Oddi. Có 2 ống tụy tạng:
Ống nhỏ đổ vào tá tràng chung với ống chính dẫn mật hay gần ống chính dẫn
mật, ống lớn đổ vào tá tràng cách xa về phía sau hạ vị 3 - 5cm. Cấu tạo đại thể
tụy tạng của chó được thể hiện trong hình 2.1

5

Tá tràng
tràng

Ống tụy
Ống tụy

Thân tụy
Thân tụy

Gai
Gai tá
tá tràng
tràng nhỏ
nhỏ

Ống
Ống tụy
tụy phụ
phụ

Thùy trái
tuyến tụy

Thùy
Thùy phải
phải
tuyến
tuyến tụy
tuyến tụy
tụy

Hình 2.1: Cấu tạo đại thể tuyến tụy chó (Dirk, 2015)

Theo Dirk (2015), Tụy nội tiết nằm trong nhu mô của tụy ngoại tiết là
các nhóm nhỏ tế bào gọi là tiểu đảo tụy hay tiểu đảo Langerhans. Mỗi tuyến
tuỵ gồm từ 1-2 triệu tiểu đảo Langerhans. Mỗi tiểu đảo Langerhans chỉ có vài
nghìn tế bào. Các tiểu đảo này là phần nội tiết của tuyến tụy có chức năng tiết
các hóc môn quan trọng là insulin, glucagon, và các hóc môn khác. Các tiểu
đảo tụy chứa bốn loại tế bào chính bao gồm 20% tế bào α bài tiết glucagon
gây tăng đường huyết; Khoảng 60-70% tế bào β bài tiết insulin gây hạ đường
huyết; 5%Tế bào δ bài tiết somatostatin điều hòa bài tiết insulin và glucagon
và tế bào PP bài tiết hormon chưa rõ chức năng được gọi là polypeptid tụy.
Bốn loại tế bào này phân biệt bằng cấu tạo, hình thái và tính chất bắt màu khi
nhuộm. Tiểu đảo Langerhans thường ở gần mạch máu, đổ vào tĩnh mạch cửa.
Thần kinh tụy là một nhánh của dây thần kinh X.
Thí nghiệm cắt bỏ tuyến tuỵ, trường hợp nhược năng tuyến, gây rối loạn
chuyển hóa glucid, lipid và protein, con vật sút cân, ăn khỏe, uống khỏe
(khát), tiểu nhiều, pH giảm (ngả về acid). Đường huyết tăng cao đến 5-6%,
hàm lượng đường trong nước tiểu cũng tăng tới 20- 30g/24giờ. Glycogen dự
trữ giảm, gọi là hội chứng tiểu đường (Diabet). Chuyển hóa lipid ngưng ở các
giai đoạn trung gian (hậu quả của rối loạn chuyển hóa glucid), lipid và
cholesterol huyết tăng, xuất hiện các thể cetonic, máu nhiễm acid mạnh. Rối
loạn chuyển hóa glucid và lipid làm thiếu năng lượng cung cấp, cơ thể phải
huy động protein để bù đắp làm teo cơ, gầy, cân bằng nitơ âm. Trường hợp

6
ghép tuyến hoặc tiêm insulin ở con vật bị cắt bỏ tuyến, các hiện tượng trên
giảm và biến mất sau vài giờ (Trịnh Hữu Hằng,2007)

Nang
ngoại Tế
tiết bào
β

Đảo
tụy Tế
bào
δ

Tế
bào
α

Hình 2.2: Vi thể tuyến tụy của chó


A: Tế bào của tụy ngoại tiết; E: tế bào nội tiết của đảo langerhans (Xenoulis P., 2008)

2.3.2.1 Sinh tổng hợp insulin


Insulin được cấu tạo bởi hai chuỗi polypeptid, nối với nhau bằng cầu nối
disulfua, có 51 acid amin, trọng lượng phân tử 5.808 dalton. Khi hai chuỗi này
tách ra thì hoạt tính sẽ bị mất.
Insulin được tổng hợp từ tế bào β ở lưới nội bào tương qua 2 lần tiền
chất: Preproinsulin, đến proinsulin. Proinsulin tách thành insulin và C-peptid ở
lưới golgi (Huang, 2009). Tuy nhiên khoảng 1/6 vẫn nằm dưới dạng proinsulin
và không có hoạt tính sinh học (Daniel, 1999). Trình tự acid amin của
proinsulin khác nhau giữa các loài. Chuỗi acid amin của proinsulin trong cơ
thể chó được thể hiện trong Hình 2.2, có dấu hiệu cho thấy sự khác biệt với
trình tự của con người. Các chất chuyển hóa glucose kích thích sinh tổng hợp
insulin. Khoảng một giờ sau khi sự gia tăng glucose huyết thanh, việc sản xuất
insulin sẽ đạt tối đa, với nồng độ tăng gấp 10 đến 20 lần so với mức bình
thường (Guest, 1989).
Trong máu, insulin hoàn toàn ở dạng tự do; thời gian bán huỷ là 6 phút
và bài xuất ra khỏi máu sau 10-15 phút. Ngoại trừ lượng insulin gắn với
receptor ở tế bào đích, lượng insulin còn lại bị insulinase phân huỷ ở trong
gan, thận, cơ và các mô khác. Nồng độ insulin lúc đói ở chó là 5-20 µIU/ml
(Tobin, 1999).

7
Hình 2.3: Trình tự acid amin của proinsulin trên chó
Các acid amin đánh dấu màu đỏ khác nhau giữa chó và con người, đường thẳng chỉ ra điểm phân
chia (Kwok,1983)

2.3.2.2 Sự tiết insulin


Insulin được tiết ra ở tế bào ß của đảo tụy, sự gia tăng insulin trong máu
gồm 2 giai đoạn và cơ chế tiết insulin được thực hiện qua các bước sau:
- Glucose trong máu được vận chuyển vào tế bào ß theo cơ chế khuếch
tán thụ động, tình trạng này được tạo thuận lợi bởi chất chuyên chở GLUT2
(Rutter, 2001; Richardson, 2007)
- Dưới tác dụng của men glucokinase gây phosphoryl hóa glucose tạo
thành glucose 6-phosphat
- Glucose 6-phosphat lập tức được chuyển hóa để tạo năng lượng chuyển
ADP thành ATP khiến cho tỷ số ATP/ADP gia tăng (Clases, 2004)
- Sự gia tăng tỷ số ATP/ADP làm các kênh KATP đóng lại và gây ra sự
khử cực ở màng tế bào ß. Điều này làm cho kênh Ca2+ dạng L, phụ thuộc điện
thế mở ra cho Ca2+ đi vào tế bào làm tăng Ca2+ nội bào, gây hiện tượng phóng
thích các hạt bài tiết chứa insulin khỏi tế bào (Ronit, 2006)

8
Hình 2.4: Quá trình sinh tổng hợp insulin của tế bào β trong đảo tụy (Fall, 2009)
2.3.3 Tác dụng của insulin
Tác dụng của insulin trên các mô đích trong cơ thể như mô cơ, gan, mô
mỡ chủ yếu là điều hòa sự biến dưỡng các chất đường, chất đạm và chất béo
(Daniel, 1999).
2.3.3.1 Tác dụng trên gan
Insulin có hai tác dụng trên gan là tác dụng đồng hóa và dị hóa. Tác dụng
đồng hóa là insulin kích thích sự tổng hợp, dự trữ glycogen đồng thời ức chế
sự thoái giáng glycogen. Nó cũng ức chế quá trình tân sinh đường và kích
thích sự ly giải glucose. Tác dụng dị hóa là insulin ức chế sự ly giải glycogen,
sự sinh ceton và sự tân sinh đường (Saltiel and Kahn, 2001).
2.3.3.2 Tác dụng ở cơ
Insulin kích thích sự tổng hợp chất đạm bằng cách tăng sự chuyên chở
acid amin cũng như kích thích sự tổng hợp protein ở ribosom. Ngoài ra insulin

9
cũng kích thích sự tổng hợp glycogen để thay thế cho lượng glycogen tiêu hao
khi co cơ (Saltiel and Kahn, 2001).
2.3.5.3 Tác dụng tại mô mỡ
Insulin kích thích sự tổng hợp triglycerid trong tế bào mô mỡ bằng nhiều
cơ chế. Sơ đồ tác dụng của insulin được trình bày ở hình 2.4.

Hình 2.5: Tác dụng của insulin đến tế bào cơ và tế bào mỡ (Fall, 2009)
FFA: free fatty acids

a. Insulin cảm ứng sự sản xuất men lipoprotein lipase (men này gắn vào
nội mạc mao mạch trong mô mỡ và mạch máu) có tác dụng thủy phân
triglycerid trong các tiểu phân tử lipoprotein lưu thông (Arthur et al., 2006).
b. Tăng sự chuyển chở glucose vào tế bào mỡ, insulin cũng tăng cung
cấp alpha glycerol phosphate, chất dùng trong sự este hóa acid béo thành
triglycerid. Insulin ức chế sự thủy phân triglycerid dự trữ trong tế bào bằng
cách ức chế men lipase nhạy cảm với hormone (Vinay, 2005).

10
2.3.4 Rối loạn tiết insulin
Rối loạn tiết insulin do suy chức năng tế bào β của tuyến tụy; ở giai đoạn
đầu của sự tăng glucose trong máu thì nồng độ insulin trong máu tăng hoặc
bình thường, đến giai đoạn sau khi glucose trong máu lớn hơn 180 mg/dl (10
mmol/L) các rối loạn chức năng tiết insulin của tế bào β thể hiện rõ rệt. Khi
glucose trong máu tăng insulin được tiết ra rất chậm so với mức đường huyết.
Nếu glucose máu tiếp tục tăng, lượng insulin lúc này không những không tăng
mà sẽ giảm xuống từ từ. Tóm lại rối loạn tiết insulin có hai tính chất cơ bản:
- Chu kỳ tiết insulin bị biến mất cũng như mất đỉnh tiết sớm của insulin
- Bất thường về cấu trúc của insulin (cả về số lượng lẫn chất lượng)
Thành phần proinsulin nhiều hơn (20-40%) so với người bình thường trong
khi hoạt tính sinh học thấp hơn so với insulin (<10%) (Porte and Kahn, 1995)
2.4 Dịch tễ bệnh tiểu đường trên chó
Tiểu đường là một trong những rối loạn nội tiết phổ biến ở chó, với các
triệu chứng lâm sàng là ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và giảm cân
nhanh. Wilkinson (1960) và Mattheeuws (1984), đã ước tính có khoảng từ
0,0005% đến 1,5% chó bệnh tiểu đường trên thế giới. Guptill (2003), đã phân
tích các cơ sở dữ liệu y tế thú y (1970-1999) về bệnh tiểu đường trên chó được
điều tra tại luân Đôn của Vương quốc Anh, tác giả ghi nhận (n = 46.593) và
thấy rằng 0,32% (n = 151) bị tiểu đường. Tỷ lệ chó bệnh tiểu đường được
khám và chữa trị tại bệnh viện thú y ở Bắc Mỹ tăng từ 19 trường hợp đến 64
trường hợp trên 10.000 trong vòng 30 năm qua (Guptill, 2003). Từ đó, cho
thấy, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường đã tăng lên trên loài chó cũng như trên con
người. Ngoài ra, sự gia tăng này có thể do sự cải tiến trong chẩn đoán và quản
lý bệnh tiểu đường tại các bệnh viện thú y và các bác sĩ thú y. Những yếu tố
liên quan đến bệnh tiểu đường trên chó cũng được các nhà nghiên cứu thú y
trên thế giới quan tâm. Vào năm 1982, Marmor đã cho rằng bệnh tiểu đường
thường xảy ra ở chó từ 5 đến 12 năm tuổi, tuổi trung bình là 9 năm tuổi, có thể
nói bệnh tiểu đường trên chó là căn bệnh của chó trung niên và chó già. Tác
giả kết luận rằng bệnh tiểu đường không phổ biến ở chó con. Trong nghiên
cứu tác giả đã thể hiện trên tổng số 500 chó mắc bệnh tiểu đường thì chỉ có 9
trường hợp dưới 12 tháng tuổi. Khá nhiều tác giả cho rằng yếu tố di truyền là
một trong những yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh tiểu đường. Qua nghiên
cứu hồ sơ y tế thú y của 24 bệnh viện thú y tại Bắc Mỹ với tổng số 6.000 con

11
chó bị bệnh tiểu đường thì các giống chó có tỷ lệ mắc bệnh cao được trình bày
lần lược như sau: Miniature Schnauzer, Bichon Frise, Miniature Poodle,
Samoyed và Cairn Terrier (Guptill, 2003). Thêm vào đó, Các nhà khoa học
nước Anh cũng công bố tiểu đường trên chó liên quan đến giống (Davison,
2004). Kennedy (2003) đã chứng minh được MHC là gen liên quan đến sự di
truyền trên chó tiểu đường. Giống chó có nguy cơ bệnh tiểu đường tiểu đường
cao được trình bày trong Bảng 2.1.
Bảng 2.1: Tỷ lệ giống chó mắc bệnh tiểu đường ở Anh
Giống chó SL chó TĐ (n = 500) (%)
Samoyed 16 3%
Terrier Tây Tạng 11 2%
Cairn Terrier 15 3%
Yorkshire Terrier 31 6%
Miniature Schnauzer 7 1%
Border Terrier 9 2%
Miniature Poodle 8 2%
Border Collie 33 7%
Cavalier King Charles Spaniel 23 4%
West highland Terrier 32 6%
Cross breed 113 23%
Jack Russell Terrier 22 4%
Labrador Retriever 65 13%
Cocker Spaniel 15 3%
Springer Spaniel 7 1%
Golden Retriever 8 2%
German Shepherd Dog 4 <1%
Boxer 0 0
(Davison, 2004)

Yếu tố phái tính cũng được các nhà nghiên cứu thú y trên thế giới quan
tâm. Foster (1975) và Marmor (1982) đã cho thấy chó cái có nhiều khả năng
mắc bệnh tiểu đường nhiều hơn chó đực, và chiếm khoảng 70% các trường
hợp bệnh bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, xu hướng này là ít rõ ràng. Một nghiên
cứu khác kết luận chó cái mắc bệnh tiểu đường khoảng 53%.
Ngoài ra, yếu tố về mùa cũng liên quan đến tiểu đường trên chó
(Davison, 2004). Một số nghiên cứu đã cho thấy vào mùa đông chó mắc bệnh
tiểu đường nhiều hơn các mùa khác trong năm (Davison, 2005) trong khi các
nghiên cứu khác báo cáo tiểu đường trên chó không có khuynh hướng theo
mùa (Marmor, 1982; Guptill, 2003)

12
Những nghiên cứu tương tự trước đây cũng đã được báo cáo tại Mỹ là
bệnh tiểu đường type 1 trên chó giống như tiểu đường type 1 trên người. Một
điều đáng được quan tâm là tiểu đường trên chó và trên người xuất hiện nhiều
vào mùa thu (Atkins, 1987; Hyoty, 2002).
2.5 Chẩn đoán bệnh tiểu đường trên chó
2.5.1 Dấu hiệu lâm sàng
Một số dấu hiệu lâm sàng của bệnh tiểu đường trên chó phụ thuộc vào
thời gian mắc bệnh cũng như sự tiến triển của bệnh, tính chất và mức độ
nghiêm trọng của việc tăng đường huyết kéo dài dẫn đến rối loạn chức năng
của các nội quan khác trong cơ thể (Reusch et al., 2010; AAHA, 2010; The
Merck, 2010; Davison, 2012; Rand, 2012; Nelson, 2015).
2.5.1.1 Tiểu đường tiền lâm sàng
Trên những con chó đang ở giai đoạn đầu của của bệnh tiểu đường, xuất
hiện ở những con chó khỏe mạnh, có trọng lượng ổn định, và thường chỉ được
phát hiện sau khi xét nghiệm máu để thăm dò bệnh khác hay còn gọi là tiểu
đường tiền lâm sàng (Reusch et al., 2010; AAHA, 2010; David, 2010;
Rucinsky et al., 2010; Davison, 2012; Rand, 2012; Nelson, 2015).
2.5.1.2 Tiểu đường lâm sàng
Tiểu đường lâm sàng được chẩn đoán trên cơ sở đường niệu kéo dài và
tăng đường huyết kéo dài (ĐH >180 mg/dL). Xuất hiện triệu chứng lâm sàng
khá rõ ràng như ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, sụt cân, đôi khi xuất hiện
dấu hiệu toàn thân, bệnh do hiện tượng ketoacidosis (DKA), chẳng hạn như
chán ăn, mất nước, ói mửa, có thể hôn mê, suy nhược, thể trạng kém, đục thủy
tinh thể,... (AAHA, 2010; Reusch et al., 2010, Davison, 2012a; Rand, 2012;
Rand, 2013; Nelson, 2015; Reusch, 2015).
Đường tăng trong máu do giảm sản xuất hay giảm sử dụng insulin,
đường không vào nội bào nên tăng trong máu gây ra triệu chứng ăn nhiều,
uống nhiều, tiểu nhiều, giảm cân nhanh.
Tiểu nhiều: Ngưỡng đường của thận là 180 mg/dL. Khi đường huyết
vượt ngưỡng đường của thận, glucose sẽ bị thải ra nước tiểu, kéo theo nước
gây lợi niệu thẩm thấu.

13
Uống nhiều: Do tiểu nhiều nên mất nước điện giải gây khô niêm mạc,
giảm tiết nước bọt ảnh hưởng các tận cùng thần kinh ở niêm mạc kích thích
trung tâm khát (khát còn do giảm áp suất thẩm thấu trong máu).
Ăn nhiều: Do tế bào không sử dụng được glucose, G6P nội bào thiếu nên
tế bào luôn bị đói gây kích thích trung khu ăn.
Giảm cân nhanh: Ăn nhiều nhưng không bù được năng lượng bị mất, các
kho dự trữ glucose, lipid, protein cạn, đồng thời không có khả năng tân tạo
đường (Phạm Đình Lựu, 2015). Cơ chế các triệu chứng lâm sàng của bệnh tiểu
đường được trình bày trong Hình 2.6.

Glucid Thiếu insulin Mô mỡ


Kháng inssulin

Glucose 1. Tăng Lipid máu


Gián tổng hợp Tăng thoái hóa 2. Tăng Cholesterol
huyết He
xo
kin
ase GAN Tăng Acetyl-CoA

Tế bào
thiếu Tăng thể Tăng tổng hợp
glucose Cetonic Cholesterol

Tăng glucose
- TB huyết Toan máu XVĐM
thiếu
năng
lượng Tăng phân giải Protein
Đường Tăng áp
-TB lực thẩm
niệu
suy thấu Cân bằng N âm
kiệt

Gầy
Đói Tiểu Khát
Ăn nhiều
Uống
nhiều nhiều Nhiễm
Ănhiề nhiềuu
uu trùng

Hình 2.6: Sơ đồ cơ triệu chứng lâm sàng của bệnh tiểu đường

14
2.5.2 Xét nghiệm
2.5.2.1 Đo đường huyết
Việc chẩn đoán tiểu đường trên chó dựa trên đo glucose trong máu và
nước tiểu. Ở chó khỏe mạnh không có đường trong nước tiểu và nồng độ
glucose máu lúc đói từ 3,5-6,0 mmol/L (62-108 mg/dL) (Fall, 2009; Vetsulin,
2010; David, 2010). Sử dụng máy đo đường huyết (Glucometers) trên người
cho kết quả đường huyết chính xác trên chó và mèo. Máy đo đường huyết cho
người đã được sử dụng rất lâu trước khi các nhà nghiên cứu có ý định sản xuất
máy đo đường huyết cho vật nuôi (Brooks and Wendy, 2010). Một nghiên cứu
năm 2009 nhằm so sánh nồng độ đường trong máu của chó bằng máy đo
đường huyết được sản xuất sử dụng trong nhân y và máy đo đường huyết được
sản xuất để sử dụng trong thú y. Kết quả là nồng độ đường trong máu của chó
khác nhau không có ý nghĩa thống kê giữa 2 loại máy (Johnson, 2009).
Bảng chỉ dẫn đường huyết để chẩn đoán bệnh tiểu đường trên chó được
thiết lập thông qua việc tổng hợp mức chỉ dẫn đường huyết trên chó tiểu
đường của một số tác giả nghiên cứu thú y trên thế giới (Fall, 2009; The
Merck, 2010; Reusch et al., 2010; Davison, 2012; Rand, 2012; Rand, 2013;
Nelson, 2015) được trình bày trong Bảng 2.2.
Bảng 2.2: Bảng chỉ dẫn đường huyết
Mức đường huyết Chỉ dẫn đường huyết
Mmol/L mg/dl
ĐH <2.77 ĐH <5 Hạ đường huyết
3,44≤ ĐH ≤6 6,2≤ ĐH ≤108 Đường huyết ở mức bình thường (chó
không bị tiểu đường)
6< ĐH <10 108< ĐH <180 Tăng đường huyết nhưng chưa có triệu
chứng lâm sàng đặc trưng (ăn nhiều, uống
nhiều, sụt cân) hay còn gọi là tiểu đường
tiền lâm sàng (tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu
đường)
10≤ ĐH ≤14 180≤ ĐH ≤250 Ngưỡng thận, đường đã xuất hiện trong
nước tiểu, xuất hiện các triệu chứng lâm
sàng đặc trưng (ăn nhiều, uống nhiều, sụt
cân) có thể xuất hiện các biến chứng
ĐH ≥14 ĐH ≥250 Nhiễm keton, xuất hiện các triệu chứng
lâm sàng đặc trưng (ăn nhiều, uống nhiều,
sụt cân) xuất hiện các biến chứng

15
2.5.2.2 Định lượng glycosylated hemoglobin (HbA1c)
Glycosylated hemoglobin (HbA1c) là thuật ngữ dùng để chỉ
hemoglobin (Hb) bị glycosyl hóa (Glycosylate). Hồng cầu trong quá trình
lưu hành làm chức năng hô hấp có một tỷ lệ nhỏ Hb này sẽ gắn kết với
glucose máu để tạo nên phân tử HbA1c. Glucose có thể liên kết với Hb
trong máu ở bất kỳ thời gian nào trong suốt quá trình tồn tại của nó bởi một
phản ứng không cần enzyme. Quá trình liên kết này là không thể đảo ngược
và tỉ lệ Hb bị glycosyl hóa sẽ tăng lên theo lượng đường trong máu (Bunn
et al., 1978; Diabetes Care 2011).
HbA1c là một tiêu chí quan trọng trong chẩn đoán bệnh tiểu đường.
Trước đây HbA1c là một thông số tốt dùng để kiểm soát glucose máu chứ
không dùng để chẩn đoán bệnh. Tháng 1/2010, với sự đồng thuận của Ủy ban
các chuyên gia Quốc tế, Hiệp hội nghiên cứu tiểu đường Châu Âu, Liên đoàn
tiểu đường Quốc tế (IDF), Hiệp hội tiểu đường Mỹ (ADA) đã công bố tiêu chí
chẩn đoán mới về bệnh tiểu đường, đưa HbA1c làm một tiêu chí chẩn đoán
bệnh tiểu đường và lấy ngưỡng là ≥6,5. Trong đó xét nghiệm HbA1c phải
được thực hiện ở phòng xét nghiệm chuẩn hóa theo chương trình chuẩn hóa
glycohemoglobin Quốc gia (NGSP) (American Diabetes Association, 2011).
Thêm vào đó, HbA1c còn là chỉ tiêu hàng đầu để đánh giá hiệu quả điều
trị bệnh tiểu đường vì sự hình thành HbA1c xảy ra chậm 0,05% trong ngày và
tồn tại suốt trong đời sống hồng cầu 120 ngày, thay đổi sớm nhất trong vòng 4
tuần. Do đó, xét nghiệm HbA1c cho biết tình trạng kiểm soát glucose máu
trong 12 tuần gần nhất. Chỉ cần thay đổi chế độ ăn trong một vài ngày đã có
thể giảm glucose máu, nhưng HbA1c chỉ giảm khi tuân thủ chế độ điều trị
trong cả quá trình 12 tuần (American Diabetes Association, 2011). HbA1c giảm
1% thì giảm 43% nguy cơ gây biến chứng trên bệnh nhân tiểu đường. Nếu
HbA1c >10% glucose máu của bệnh nhân sẽ không được kiểm soát tốt (Mai
Thế Trạch, 2007). Hiện nay theo kiến nghị của Hiệp hội tiểu đường của Mỹ
(ADA), HbA1c nên đưa về ngưỡng <7% sẽ giảm được các biến chứng mạch
máu nhỏ và nếu cải thiện được HbA1c ngay sau khi chẩn đoán sẽ giảm được
biến chứng về tim mạch (ADA, 2011).
Trong thú y, xét nghiệm để xác định mức độ kiểm soát bệnh tiểu đường
là fructosamin và glycosylated hemoglobin (GHB) hay gọi HbA1c. HbA1c
được sử dụng để chẩn đoán và kiểm soát nồng độ đường máu trong một thời
gian dài. Nếu fructosamine cung cấp thông tin về kiểm soát đường huyết cho

16
một khoảng thời gian 2-4 tuần, thì HbA1c đo một khoảng thời gian 2-4 tháng
(Bates, 2003; Rucinsky, 2010). Trên thế giới các nhà khoa học đã nghiên cứu
HbA1c từ rất lâu và có nhiều mức HbA1c khác nhau. Hasegawa (1991), đã kết
luận rằng HbA1c trên chó khỏe là từ 2,6-6,4%, trên chó tiểu đường là từ 3,58-
7,41%. Một nghiên cứu khác của Davison and Catchpole (2000), tác giả đã ghi
nhận HbA1c trong khoảng 2,1-3,7% trên chó khỏe và trong khoảng 2,5-7,0%
trên chó bị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, Catchpole (2008) thì có một kết quả
khác, giá trị bình thường của HbA1c là 3,7-5,6% còn trên chó tiểu đường
trong khoảng 4,9-13%. Ngoài ra, Fleeman and Rand (2005) cho rằng định
lượng HbA1c rất có giá trị trong điều trị, mức HbA1c dưới 5% là kiểm soát
đường huyết tốt. Hơn nữa, định lượng HbA1c còn giúp bác sĩ thú y chẩn đoán
phân biệt giữa tăng đường huyết do stress và tiểu đường do thiếu hụt insulin.
Tham khảo mức HbA1c trên người giá trị HbA1c có thể giúp bác sĩ
thấy nguy cơ gây biến chứng bệnh tiểu đường như: Suy thận, giảm thị lực, và
tê chân hoặc loét bàn chân. Các mức HbA1c thấp hơn nguy cơ biến chứng của
bệnh tiểu đường cũng thấp hơn (WHO, 2007). Mối liên quan giữa giá trị
HbA1c và bệnh tiểu đường được thể hiện qua Bảng 2.3.
Bảng 2.3: Mối liên quan của HbA1c và bệnh tiểu đường trên người
Thể trạng HbA1c (%)
Bình thường <5.7
Tiền tiểu đường: tăng đường huyết nhưng chưa xuất hiện 5.7-6.4
triệu chứng lâm sàng (tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường)
Bệnh tiểu đường ≥6.5
(WHO: World Health Organization)

2.5.2.3 Định lượng insulin trong huyết thanh


Theo Nelson et al. (2004), The Merck (2010), việc đo insulin được
khuyến cáo để phát hiện mức insulin cao kết hợp với tăng đường huyết. Các
giá trị insulin cao hơn bình thường cho thấy tiểu đường thứ phát trong khi các
giá trị thấp hơn cho thấy sự thiếu hụt insulin cơ bản hoặc tiểu đường thứ phát
dẫn đến sự thiếu hụt insulin. Giá trị insulin thấp có thể xảy ra do nhiễm độc
glucose ở bệnh nhân tiểu đường thứ cấp. Hoạt lực insulin trong huyết thanh
của chó khỏe mạnh bình thường dao động trong khoảng 5-20 µIU/mL.

17
2.5.2.4 Những xét nghiệm liên quan
Xác định số lượng hồng cầu, bạch cầu, cholesterol và triglyceride, sự
thay đổi men gan SGPT, phân tích sinh lý sinh hóa nước tiểu (Reusch et al.,
2010; Rucinsky et al., 2010; Davison, 2012; Rand, 2012; Nelson, 2015).
2.6 Phân loại bệnh tiểu đường trên chó
Bệnh tiểu đường ở chó đã được phân loại tương tự như phân loại trong
nhân y hiện nay (Catchpole et al., 2005; Davison, 2012). Tuy nhiên, việc phân
loại bệnh tiểu đường cho nhân y thường phụ thuộc vào hoàn cảnh hiện tại thời
điểm chẩn đoán và thường là bệnh phụ thuộc vào mỗi cá nhân (American
Diabetes Association, 2013). Hiện nay, bệnh tiểu đường trên người được phân
thành loại 1 và loại 2 (American Diabetes Association, 2013). Loại thứ nhất do
thiếu hụt insulin hoàn toàn là do sự phá hủy hệ miễn dịch trung gian của các tế
bào β. Tuy nhiên, vẫn còn một phân nhóm nhỏ mà không có bằng chứng về tự
miễn nhiễm và được xác định bởi tự phát ở loại 2. Trong đó bao gồm khoảng
90-95% số người mắc bệnh tiểu đường có xu hướng xảy ra ở người lớn do sự
đề kháng insulin, nhưng đang được ngày càng được công nhận ở trẻ em
(Catchpole et al., 2008; American Diabetes Association, 2013).
Tài liệu mới nhất về phân loại tiểu đường trên chó đã mô tả một hệ thống
phân loại dựa trên cơ chế sinh bệnh bệnh tiểu đường trên chó được chia làm 2
loại là tiểu đường thiếu insulin và tiểu đường kháng insulin (Richard, 2005;
Catchpole et al., 2005; Catchpole et al., 2008; Davison, 2012; Nelson, 2014).
2.6.1. Tiểu đường thiếu insulin (Insulin deficiency diabetes - IDD)
2.6.1.1. Khái niệm
Bệnh tiểu đường thiếu insulin được đặc trưng bởi tăng đường huyết và
giảm insulin với nguyên nhân do thiếu hụt insulin tuyệt đối. Loại tiểu đường
này có thể do mất dần các tế bào β của đảo tụy.
2.6.1.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân gây tổn thương hư hại tế bào β vấn đề này chưa được làm
rõ trên chó mèo nhưng một số nguyên nhân sau đây có thể có liên quan.
- Chứng giảm thể tích tế bào β bẩm sinh hoặc do biến chứng: Thường
xảy ra trên chó con (dưới 12 tháng tuổi) nhưng rất hiếm gặp. Atkins (1979), đã
nghiên cứu trên bốn con chó con mắc bệnh tiểu đường bằng mô bệnh học, tác

18
giả nhận thấy tế bào β hư hại bẩm sinh. Bệnh học đặc trưng của bệnh là teo
các tế bào β tuyến tụy (Kramer, 1981). Một nghiên cứu khác chứng minh rằng
tình trạng thiếu hụt insulin có lẽ là do một đột biến nhiễm sắc thể gen lặn
(Kramer, 1988). Nghiên cứu trên 6 con chó Retriever Labrador khoảng 12
tuần tuổi (ba con chó cùng một bầy) những chó này đã xuất hiện các dấu hiệu
lâm sàng của bệnh tiểu đường, qua kiểm tra mô bệnh học mẫu sinh thiết tuyến
tụy từ một trong những con chó này đã chứng minh được có sự giảm sản của
tế bào β tuyến tụy
- Tổn thương tế bào β liên quan đến bệnh tụy ngoại tiết: Viêm tụy ở chó
chủ yếu ảnh hưởng đến các mô ngoại tiết, phản ứng viêm có thể ảnh hưởng
đến chức năng nội tiết, và các tế bào β luôn nhạy cảm với những tác hại của
chất trung gian gây viêm bao gồm IL-1β và TNF-α (Rabinovitch, 1998). Viêm
tụy mãn tính có biểu hiện dấu hiệu lâm sàng không rõ ràng và có thể khó chẩn
đoán nhưng có thể dẫn đến suy tụy ngoại tiết ở cả người và chó, làm phát sinh
bệnh tiểu đường cho động vật (Watson, 2003; Richard, 2005).
- Sự phá huỷ tế bào β qua trung gian miễn dịch
- Tự phát (Richard, 2005; Catchpole et al., 2005; Catchpole et al., 2008;
Davison, 2012; Nelson, 2014).
2.6.1.3. Cơ chế
Sự phá hủy tế bào β tụy tiết insulin qua trung gian các tế bào lympho T.
Hoạt hóa hệ thống miễn dịch qua trung gian lympho bào T trên cơ địa di
truyền nhạy cảm sẽ dẫn đến hiện tượng “viêm tiểu đảo tụy” với sự tẩm nhuận
của các tế bào lympho T CD4, CD8, lympho B và đại thực bào. Điều này gợi
ý rằng các tế bào kể trên có vai trò trong sự phá hủy tế bào β tụy (Mai Thế
Trạch và Nguyễn Thy Khuê, 2007).
Sự phá hủy tế bào β tụy là kết quả của phản ứng gián tiếp và trực tiếp của
hệ thống miễn dịch lên tế bào đích. Phản ứng trực tiếp xảy ra khi tế bào
lympho T CD8 tương tác với thành phần kháng nguyên trên bề mặt của chính
tế bào β và tiêu diệt tế bào này qua cơ chế gây độc tế bào bằng cách tiết ra các
perforin hay granzym B có vai trò ly giải các tế bào đích. Ngoài ra khả năng
tiêu diệt tế bào đích còn được sự giúp sức của tế bào tiêu diệt tự nhiên (natural
killer) và các cytokin. Interluekin-1và yếu tố hoại tử khối u alpha (TNF-α) tiết
ra chủ yếu cùng với đại thực bào cùng với interferon- γ được tiết ra từ các
lympho T hoạt hóa có thể tạo thuận lợi cho hoạt động của tế bào lympho T

19
CD8. Trong phản ứng gián tiếp, các tế bào lympho T CD4 sẽ tương tác với
một peptid liên quan đến tiểu đảo nằm trên bề mặt của tế bào trình diện kháng
nguyên và các tế bào viêm khác, các tế bào này sẽ tiết ra cytokine, oxid nitric
và các gốc tự do. Các tác nhân này sẽ phá hủy tế bào β một cách gián tiếp
(Diamond, 2004).
Hoạt tính tự miễn của các tế bào lympho T CD4 và CD8 được điều hòa
bởi tế bào lympho T điều hòa (ký hiệu Tregs). Các tế bào Tregs có vai trò hạn
chế các đáp ứng miễn dịch không mong muốn lên các tự kháng nguyên trong
cơ thể và được kiểm soát bởi gen FOXP3. Người ta ghi nhận có sự giảm sút về
số lượng và chức năng của lympho T trong bệnh tiểu đường (Landin and
Karlsson, 2002). Cơ chế tiểu đường thiếu insulin được tóm tắt trong hình 2.5

Hình 2.7: Cơ chế tiểu đường thiếu insulin


(Nguồn: Landin and Karlsson, 2002)

2.6.2 Tiểu đường kháng insulin (Insulin resistance diabetes-IRD)


2.6.2.1. Khái niệm
Bệnh tiểu đường kháng insulin được đặc trưng bởi tăng đường huyết và
tăng insulin. Loại tiểu đường này do sự đề kháng insulin và những tế bào β
hoạt động khác thường dẫn đến lượng insulin toàn phần có thể tăng, hoặc
bình thường trong khi đường huyết tăng cao. Những trường hợp đường huyết
tăng cao kéo dài của nhóm tiểu đường kháng insulin sẽ gây tổn thương hoặc
hư hại tế bào β và sự tổng hợp insulin mất đi từ từ dẫn đến thiếu insulin. Vì
vậy, theo thời gian thì sự bài tiết insulin cũng mất và tiểu đường kháng
insulin sẽ phát triển thành tiểu đường tiểu đường thiếu insulin (Richard,

20
2005; Catchpole et al., 2005; Catchpole et al., 2008; Davison, 2012; Nelson,
2014 ; Nelson, 2015).
2.6.2.2. Nguyên nhân
- Nguyên nhân do tăng hormone: Tăng hormone progesteron trong chu
kỳ động dục hay trong thai kỳ của chó cái hay còn gọi là bệnh tiểu đường thai
kỳ trên chó cái.
Hình thức phổ biến nhất của bệnh tiểu đường kháng insulin (IRD) xảy ra
trên những con chó cái đang trong chu kỳ động dục và thời kỳ mang thai, ở
giai đoạn này hoàng thể hoạt động hormone progesterone chiếm ưu thế
(dioestrus), kích thích tuyến vú sản xuất hormone tăng trưởng (GH). Hormone
này sẽ gây bất lợi chức năng hoạt động của insulin dẫn đến giảm dung nạp
glucose thường được thấy trong động vật trung niên và lớn tuổi (Eigenmann,
1983; Selman, 1984; Fall, 2009; Davison, 2012; Nelson, 2014 ).
- Nguyên nhân do các bệnh nội tiết
Sự giảm dung nạp glucose trong cơ thể do các bệnh nội tiết khác bao
gồm hyperadrenocorticism (bệnh Cushing) và Bệnh to cực (Acromegaly)
(Fall, 2009). Hess (2000), đã nghiên cứu trên 221 con chó bị bệnh tiểu
đường từ Đại học Pennsylvania của Mỹ, tác giả xác định 50 trường hợp
(22%) có bằng chứng của rối loạn chức năng vỏ thượng thận. Một nghiên
cứu của Peterson (1984), tác giả kết luận rằng trong 60 con chó đã được xác
định hyperadrenocorticism thì có 23 trường hợp là tăng đường huyết nghiêm
trọng và 5 trường hợp bị tiểu đường với tình trạng thiếu insulin tương đối
(Peterson, 1984; Nelson, 2015).
- Nguyên nhân do béo phì
Béo phì (obesity) là một kết quả của sự cân bằng năng lượng dương tính,
một trạng thái bệnh lý được đặc trưng bởi sự tích tụ mỡ nhiều quá mức cần
thiết làm ảnh hưởng đến chức năng sinh lý và tổn hại đến sức khỏe của một cá
thể mắc bệnh. Khi đó, trọng lượng cơ thể vượt quá 30% so với trọng lượng lý
tưởng (Anderson, 1973; Davison, 2012; Nelson, 2014).
Béo phì là một yếu tố tiềm năng gây bệnh tiểu đường ở chó và mèo. Béo
phì gây nên tình trạng mất nhạy cảm đối với insulin nội sinh và làm giảm đáp
ứng của mô với insulin và làm giảm sự thẩm thấu của glucose vào trong tế
bào. Tình trạng béo phì làm cho insulin kém khả năng phân giải acid béo ở tổ

21
chức mỡ dẫn đến tăng nồng độ acid béo không este hóa trong tuần hoàn. Từ
đó làm trầm trọng thêm tình trạng kháng insulin cũng như sự tổn thương các tế
bào β trong tiểu đường type 2 (Bays and Mandarino, 2004; Richard, 2005;
Hoàng Thị Bích Ngọc, 2011).
Các nghiên cứu gần đây ở Châu Âu, Úc và Mỹ cho thấy có 5-20% số chó
được chẩn đoán mắc bệnh béo phì (McGreevy et al., 2005; Colliard et al.,
2006; Lund et al., 2006). Con số này sẽ còn có thể tăng rất cao, bởi vì béo phì
là chứng rối loạn dinh dưỡng phổ biến trên chó (German, 2006). Tuy nhiên,
việc chẩn đoán chưa thật sự được hiểu và được quan tâm từ phía người chủ
cũng như từ bác sĩ thú y. Thường thì những con vật này đến bác sĩ thú y khi có
vấn đề về một bệnh khác, là lý do dẫn đến sự phát triển và trầm trọng của bệnh
(Freeman et al., 2006). Tình hình này là do thực tế chủ nuôi thường không
quan tâm đến trọng lượng trên chó của họ cho đến khi trọng lượng dư thừa tác
động xấu đến một số bệnh khác. Trái lại, họ còn cảm thấy thích thú hơn khi
chó của họ trở nên mập mạp. Béo phì ở chó là kết quả từ việc ăn uống quá
nhiều thực phẩm giàu năng lượng và kém vận động là nguyên nhân được chấp
thuận nhiều nhất (Burkholder and Toll, 2000). Các yếu tố góp phần tăng tỷ lệ
béo phì đã được xác định như tỷ lệ trao đổi chất giảm, thức ăn không cân đối
về thành phần dinh dưỡng, giới tính, tuổi, giống và tình trạng bị thiến (Edney
and Smith, 1986; Fettman et al., 1997; Davison, 2012).
2.6.2.3. Cơ chế
Sự gia tăng nồng độ acid béo tự do trong máu gây nên tình trạng đề
kháng insulin tại các mô cơ, mô mỡ thông qua cơ chế làm giảm hoạt tính của
insulin tại các tế bào này. Tại mô cơ tình trạng oxy hóa quá mức acid béo tự
do sẽ dẫn đến 3 hậu quả: (1) Tăng tích tụ Acetyl coA, một tác nhân ức chế
hoạt tính của pyruvate dehydrogenase; (2) Tăng tỷ lệ NADH/NAD làm chậm
chu trình Krebs; (3) Tích tụ citrate, chất ức chế chính của phosphofructokinase
làm tăng nồng độ gluco-6-phosphatase và giảm nồng độ hexokinase II. Kết
quả là quá trình phosphoryl hóa glucose tại tế bào cơ bị rối loạn, làm giảm sự
vận chuyển glucose vào tế bào cơ thông qua phân tử vận chuyển GLUT4.
Ngoài ra acid béo tự do còn có tác dụng trực tiếp ức chế tổng hợp glycogen
làm giảm khả năng dự trữ glucose dưới dạng glycogen tại mô cơ. Chuỗi sự
kiện ức chế vận chuyển glucose, giảm chuyển hóa glucose, giảm tổng hợp
glycogen từ glucose tại mô cơ dưới tác dụng của acid béo còn được gọi là chu

22
trình Randle. Chu trình này được xem là cơ chế chính gây ra tình trạng đề
kháng insulin tại mô cơ (Bays and Mandarino, 2004).
Acid béo tự do sẽ kích thích quá trình sản xuất glucose tại tế bào gan qua
nhiều cơ chế. Dưới tác dụng của acid béo tự do, các enzyme giới hạn và kiểm
soát quá trình tân tạo và sản xuất glucose là phosphoenolpyruvate carboxylase,
pyruvate carboxylase và glucose-6-phosphatase sẽ gia tăng nồng độ và hoạt
tính. Sự gia tăng oxy hóa acid béo tự do còn cung cấp một nguồn năng lượng
dưới dạng ATP tham gia vào quá trình thủy phân glycogen và cuối cùng các
acid béo tự do sẽ ức chế quá trình truyền tải tính hiệu của insulin tại tế bào
gan. Bên cạnh các cơ chế chính vừa nêu acid béo tự do còn làm tăng sự nhạy
cảm của tế bào gan với glucagon và tăng khả năng thu nhận các tiền chất của
quá trình tân tạo đường (Landin and Karlsson, 2002).
Không chỉ đơn thuần là nơi dự trữ acid béo tự do dưới dạng triglyceride,
các tế bào mỡ tự thân còn được xem như nhà máy sản xuất ra nhiều hormone
là các adipocytokin. Adiponenctin là loại hormone tốt làm tăng nhạy cảm với
insulin; trong khi các adipocytokin còn lại bao gồm resistin, antiot ensinogen,
PAI-1, TNF-α, Interlukin-6. Leptin và adipsin được xem là các hormone xấu
làm tăng tình trạng kháng insulin tại mô mỡ. Nhiều nghiên cứu cho thấy có
tình trạng giảm nồng độ adiponectin trên người bệnh tiểu đường và các đối
tượng thừa cân béo phì. Mức độ giảm nồng độ adiponectin tương quan rất chặt
chẽ với mức độ đề kháng insulin ở mô ngoại biên. Resistin là một hormone
mới được tìm thấy trong các tiền tế bào mỡ. Resistin được chứng minh là chất
làm tăng tình trạng kháng insulin tại tế bào gan và là một chất thúc đẩy quá
trình gây viêm gây rối loạn chức năng nội mạc (Bajaj and Suramornkul, 2004).
Tiểu đường kháng insulin còn do sự khiếm khuyết tiết insulin của tế bào
β tụy. Sự suy giảm chức năng tiết insulin của tế bào β là do giảm về khói
lượng. CÁc sản phẩm được dự trữ trong tế bào mỡ như acid béo tự do hoặc
được tiết ra từ các tế bào mỡ như adipocytokincos tác dụng bất lợi làm suy
giảm chức năng tiết insulin và thúc đẩy quá trình chết theo chương trình của tế
bào β một cách độc lập với tác động gia tăng tình trạng đề kháng insulin. Acid
béo tự do tác động lên tế bào β theo 2 pha. Đầu tiên acid béo tự do kích thích
tế bào β tiết insulin; tuy nhiên khi tế bào β tiếp xúc với môi trường tăng acid
béo tự do hay nhiễm độc mỡ kéo daif thì chức năng tiết sẽ nhanh chóng giảm
sút. Mặt khác, nồng độ acid béo tự do tăng cao trong bào tương của tế bào β sẽ
gây sản xuất oxid nitric, gây ra hiện tượng chết theo chương trình của tế bào β

23
qua trung gian stress oxy hóa. Bên cạnh đó, nồng độ acid béo tăng cao
vwowctj qua skhar năng ester hóa đồng thời gây quá tải và rối loạn chức năng
mạng lưới nội bào của tế bào β. Hiệu ứng stress của tế bào β sẽ được khởi phát
và là một tín hiệu thúc đẩy chết theo chương trình một cách nhanh chóng hơn
(Bays and Mandarino, 2004). Cơ chế tiểu đường kháng insulin được tóm tắt
trong hình 2.6

Hình 2.8: Cơ chế tiểu đường kháng insulin


(Nguồn: Landin and Karlsson, 2002)

2.7 Những biến chứng của tiểu đường trên chó


2.7.1 Nhiễm keton
Chó mắc bệnh tiểu đường phát hiện muộn hoặc không điều trị thì sẽ bị
nhiễm keton huyết hay còn gọi là tiểu đường thể keton (DKA). Cách sinh bệnh
của keton huyết trong tiểu đường thì phức tạp và luôn khó xác định. Hầu như
tất cả những chó bị DKA đều có sự thiếu hoặc hoàn toàn không có insulin.
Một số chó và mèo tiểu đường tiến triển thành DKA mặc dù đã được tiêm
insulin mỗi ngày. Nhiễm keton xuất hiện trong trường hợp insulin tăng trong

24
máu trong trường hợp tiểu đường kháng insulin (Robertson, 1992, Davison,
2012; Nelson, 2015).
Cơ chế hình thành thể keton: Khi đường không được sử dụng để tạo năng
lượng thì hầu như là năng lượng do lipid cung cấp. Mô mỡ sẽ huy động acid
béo vào máu một cách tự động, đồng thời các hormone như corticotrophin từ
tuyến yên tăng, hormone corticoid của vỏ thượng thận tăng, sự giảm tiết
insulin tuyến tụy tăng cũng làm tăng huy động acid béo từ mô mỡ, như vậy có
một lượng lớn acid béo được thoái hóa ở gan. Sau đó có sự tạo thể keton từ
gan đổ vào máu lượng nhiều để đưa tới các tế bào, nhưng tế bào lại không acid
hóa được acetyl CoA từ thể keton vì glucose không được chuyển hóa thành
acid pyruvic, sẽ không có đủ oxaloacetate để kết hợp với acetyl CoA cho ra
acid acitid vào chu trình Krebs, nên thế keton tăng trong máu đôi khi lên tới
20-30 lần so với bình thường dẫn đến tình trạng toan máu.
Trong nhóm này, một sự tương thích của việc thiếu insulin thì đang tồn
tại. Có lẽ do sự gia tăng trong hệ tuần hoàn những hormone tiểu đường
(epinephrine, glucagons, cortisol, hormone tăng trưởng) và một sự thay đổi
môi trường chuyển hóa (tăng acid béo tự do - FFAs, và amino acid, nhiễm
toan chuyển hóa), những con chó và mèo này có đề kháng insulin. Khả năng
duy trì một hằng định nội môi glucose bình thường là kết quả một cân bằng
giữa độ nhạy của cơ thể với insulin và lượng insulin được bài xuất bởi tế bào β
hoặc bởi được tiêm insulin ngoại sinh. Với sự thất bại của độ nhạy insulin, nhu
cầu insulin có thể vượt quá liều insulin được tiêm hằng ngày và điều này sẽ
dẫn tới dễ mắc phải tiến trình của DKA (Nelson, 2015).
Thiếu insulin, đề kháng insulin, và gia tăng sự tập trung ở hệ tuần hoàn
các hormone điều khiển ngược có tác động tới thúc đẩy sản sinh keton. Sự gia
tăng tổng hợp các chất thuộc thể keton (acetoacetic acid, beta oxybutiric acid
và acetone) đòi hỏi phải có 2 biến đổi chính trong chuyển hóa trung gian: (1)
Gia tăng sự huy động acid béo (FFAs) từ các triglyceride được dự trữ ở các
mô mỡ. (2) Một chuyển hướng trong chuyển hóa ở gan từ tổng hợp mỡ sang
oxy hóa mỡ và sinh ra keton (Zammit, 1994; Richard, 2005).
Insulin là chất ức chế mạnh lên sự phân giải lipid và oxy hóa acid béo.
Tương thích với sự thiếu hụt tuyệt đối insulin làm gia tăng sự phân giải lipid,
do vậy làm gia tăng lượng acid béo FFAs tới gan và gia tăng sản sinh keton.
Các chất thể keton tiếp tục sản sinh và tích lũy ở máu. Hệ thống đệm của cơ
thể trở nên quá khả năng, gây ra toan huyết chuyển hóa. Thể keton tập trung

25
nhiều ở ngoại bào (máu), chúng được lọc qua cầu thận và vượt ngưỡng để ống
thận hấp thu hoàn toàn nên được bài xuất cùng nước tiểu ra ngoài, góp phần
làm tăng áp suất thẩm thấu gây lợi niệu của tăng glucose niệu và gia tăng bài
tiết các chất hòa tan như Na+, K+, Mg2+. Thiếu insulin góp phần làm mất nước
và các điện giải qua thận. Kết quả của mất quá nhiều nước và điện giải dẫn tới
giảm thể tích máu trước tâm thu làm giảm lực bóp tâm thu, thiếu máu ở mô,
tăng nitơ huyết trước thận. Tăng glucose huyết làm tăng áp suất thẩm thấu
huyết tương, và tăng lợi tiểu thấm lọc gây mất nước và muối, xa hơn nữa nó
làm trầm trọng trên sự tăng tính thấm lọc huyết tương. Tăng tính thấm lọc
huyết tương dẫn tới sự di chuyển của nước ra ngoài tế bào, dẫn tới mất nước
nội bào. Những hậu quả nghiêm trọng của DKA bao gồm toan huyết trầm
trọng, tăng tính thấm lọc, lợi tiểu thấm lọc cưỡng bức, mất nước, mất cân bằng
điện giải, sự sống bị đe dọa (Richard, 2005).

Thiếu Hormon đối kháng Thiếu


insulin insulin
tuyệt đối tuyệt đối

Ly giải mỡ ++
Tổng Ly giải
hợp protein Tạo keton (ít
protein hoặc không)
Acid Tiền chất của tân tạo đường
béo tự
do
Tạo Sử Tân Ly giải
keton dụng tạo Glycogen
glucose đường
Dự trữ Tăng đường huyết
kiềm

Nhiễm Đường trong


keton acid nước tiểu

Mất nước và
Triacylglycero điện giải
l
Mất thể tích Giảm dịch Tăng áp lực
Tăng lipid nước nhập vào thẩm thấu máu
máu
Suy chức
năng thận
Tăng áp lực
thẩm thấu máu
Nhiễm keton acid

Hình 2.9: Cơ chế tiểu đường nhiễm keton


(Nguồn: Landin and Karlsson, 2002)

26
2.7.2 Đục thủy tinh thể
Đục thủy tinh thể là hiện tượng ống kính trong mắt (nằm phía sau mống
mắt) bị mờ đục dần (thường là những mảng trắng, mờ, đục như mây), gây nên
sự gián đoạn các sắp xếp của sợi ống kính màng thuỷ tinh thể và ngăn cản ánh
sáng đi đến võng mạc, từ đó làm giảm tầm nhìn của mắt. Nếu tình trạng đục
thủy tinh thể nhẹ bệnh sẽ không có khả năng làm xáo trộn thị giác của chó quá
nhiều, nhưng đục thủy tinh thể cần phải được theo dõi thường xuyên bởi nếu
tình trạng bệnh nặng hơn, mắt bị đục mờ dày nhiều thì bệnh có thể dẫn đến
mất thị lực và mù lòa (Richard, 2005).
Đục thủy tinh thể là một trong những biến chứng phổ biến nhất trong tiểu
đường ở chó. Nguyên nhân gây đục thủy tinh thể tiểu đường có khả năng là do
thay đổi tính thấm ở thủy tinh thể, điều này dẫn tới sự chuyển hóa glucose qua
con đường sorbitol tới sorbitol và fructose. Sorbitol và fructose không thể tự
do thấm vào màng tế bào và hoạt động như những chất hút nước cực mạnh,
gây ra sự tràn nước vào thủy tinh thể, dẫn tới sưng và làm vỡ các mô của nhãn
cầu và gây ra đục thủy tinh thể. Trên lâm sàng những chó tiến triển từ lúc nhìn
bình thường tới mù có thể nhiều ngày hoặc nhiều tháng. Kiểm soát tốt glucose
huyết sẽ làm chậm diễn tiến trên. Triệu chứng lâm sàng của chó bị đục thủy
tinh thể do tiểu đường được mô tả trong Hình 2.8.

Hình 2.10: Đục thủy tinh thể trên chó tiểu đường
(Caryn et al., 2007)

Sự đui mù có lẽ chính xác bởi sự di chuyển bất thường thủy tinh thể. Thị
lực được phục hồi ở 75-80% của những chó tiểu đường bằng cách cắt bỏ nhân
đục. Những yếu tố ảnh hưởng đến thành công của phẫu thuật bao gồm tình
trạng kiểm soát đường huyết, bệnh võng mạc kết hợp và sự tồn tại của viêm
màng bồ đào. Viêm màng bồ đào liên quan tới một sự tái hấp thu, độ chín của

27
đục thủy tinh thể phải được kiểm soát trước khi phẫu thuật. Điều trị viêm
màng bồ đào để giảm viêm và ngăn ngừa tổn hại thêm cho mắt bao gồm các
corticosteroid chữa mắt cục bộ (chẳng hạn hydrocortisone) và những chất
kháng viêm không steroid (ví dụ 0,03% flubprofen). Mặc dù không phải là các
thuốc kháng viêm tác dụng mạnh như các corticosteroid nhưng các thuốc
kháng viêm không steroid không gây trở ngại cho kiểm soát đường huyết
(Richard, 2005, Catchpole et al., 2008).
2.7.3 Bệnh lý thận tiểu đường
Bệnh thận tiểu đường thuộc nhóm biến chứng mạch máu nhỏ, tổn thương
chính nằm ở cầu thận. Những dấu hiệu bệnh sử thì phụ thuộc vào thời kỳ bệnh
và mức độ kiểm soát đường huyết bao gồm bệnh lý màng cầu thận với sự kết
hợp của nhiều quá trình sự dày lên của màng cầu thận, ống thận, xơ hóa cầu
thận. Cách sinh bệnh của bệnh lý thận tiểu đường thì chưa biết, nhưng có lẽ là
đa nhân tố.
Các biểu hiện lâm sàng phụ thuộc vào mức độ trầm trọng của xơ hóa cầu
thận và chức năng của thận để bài tiết các chất thải chuyển hóa. Lúc đầu, bệnh
lý thận tiểu đường xuất hiện như một protein niệu trầm trọng (albumin niệu
nguyên phát) là kết quả của rối loạn chức năng cầu thận. Bệnh tiến triển làm
cho khả năng lọc của cầu thận suy giảm nhanh chóng dẫn tới ure huyết, thiểu
niệu, rồi tiến triển suy thận vô niệu. Không có liệu pháp đặc hiệu với bệnh lý
thận tiểu đường ngoại trừ việc kiểm soát cẩn thận trao đổi chất của trạng thái
tiểu đường, quản lý thận trọng thuốc của suy thận và kiểm soát tăng huyết áp
hệ thống và nhất là kiểm soát tốt đường huyết. Hơn 40% chó mắc bệnh tiểu
đường có biến chứng ở thận, tăng huyết áp (cao huyết áp) làm tổn thương thận
nặng hơn (Richard, 2005).
2.8 Thuốc điều trị
Mục tiêu chính của việc điều trị bệnh tiểu đường là giảm đường huyết về
mức bình thường hoặc gần với mức bình thường có thể. Tuy nhiên cần phải
chú ý tác dụng phụ gây hạ đường huyết của liệu pháp điều trị (Bloom and
Rand, 2014). Để đạt được mục tiêu này, những trường hợp thiếu hụt insulin
tuyệt đối yêu cầu điều trị thay thế insulin hoàn toàn. Những trường hợp do đề
kháng insulin; thì ngược lại, có thể được khắc phục bằng cách thay đổi chế độ
ăn uống và vận động hoặc dùng các loại thuốc làm giảm hàm lượng đường
huyết (Qaseem, 2007).

28
Điều trị bệnh tiểu đường trên chó đạt được hiệu quả cao phụ thuộc vào
sự hiểu biết và hợp tác của chủ nuôi. Khi điều trị bằng insulin nên kiểm tra
đường huyết thường xuyên cho đến khi một liều duy trì đã được xác định và
cần được đánh giá lại 2 hoặc 3 lần trong một năm (Ettinger, 2005).
2.8.1 Thuốc uống
2.8.1.1 Thuốc tăng tiết insulin: Sulfonylureas
Sulfonylureas là tên nhóm chung để chỉ các loại thuốc gây hạ đường
huyết nhờ kích thích trực tiếp lên sự giải phóng insulin từ tuyến tụy. Tác dụng
thứ hai của phần lớn các chất sulfonylureas là làm tăng hoạt động của insulin ở
mức độ tế bào. Tác dụng phụ thường gặp là sự tăng cân và hạ đường huyết
(hypoglycemia). Các tác dụng phụ khác bao gồm rối loạn tiêu hóa như táo
bón, tiêu chảy, nôn, biếng ăn. Những dạng phổ biến của Sulfonylureas như sau
- Glibenclamide được Bayer giới thiệu ra thị trường dưới tên gọi
Euglucon. Các tên gọi khác của nó là Diabeta, Glynase và Micronase (tại Mỹ);
Daonil và Semi Daonil (tại Châu Âu). Gliclazide ở thị trường Việt Nam là
Diamicron là thuốc khá phổ biến.
Gliclazide là một sulfamide hạ đường huyết, thuốc uống điều trị bênh
đường. Phân tử gliclazide có dị vòng có chứa nitơ, giúp thuốc có những đặc
điểm khác với các sulfonylurea khác. Gliclazide làm giảm đường huyết bằng
cách kích thích sự tiết insulin từ các tế bào β của đảo Langerhans. Gliclazide
phục hồi đỉnh sớm tiết insulin, khi có hiện diện của glucose, và làm tăng tiết
insulin ở pha thứ nhì.
Sau khi uống, nồng độ trong huyết tương tăng từ từ cho đến sau 6 giờ thì
đạt nồng độ bình nguyên từ giờ thứ 6 đến giờ thứ 12. Gliclazide được hấp thu
hoàn toàn. Thức ăn không ảnh hưởng đến tốc độ cũng như nồng độ hấp thu. Tỉ
lệ gắn kết với protein huyết
tương vào khoảng 95%.
Gliclazide được chuyển hóa chủ
yếu ở gan và bài tiết chủ yếu qua
thận; chỉ dưới 1% được tìm thấy
dưới dạng không đổi trong nước
tiểu. Thời gian bán hủy của
gliclazide từ 12 đến 20 giờ.
Thuốc được cấp một lần mỗi ngày Hình 2.11: Thuốc Diamicron 30
mg

29
vào thời điểm ăn sáng, cho phép duy trì nồng độ hữu hiệu trong huyết tương
của gliclazide trong 24 giờ (Herrtage, 2009; Trần Thị Thu Hằng, 2014). Trong
nghiên cứu này sử dụng diamicron MR 30 mg do công ty Les Laboratoires
Servier của Pháp sản xuất.
2.8.1.2 Thuốc làm tăng độ nhạy insulin
Nhóm Biguanide: Chuyển hóa từ hợp chất guanidin trong hoa tử đinh
hương Pháp (Galega officinalis). Hoa đinh tử đinh hương Pháp mọc tự nhiên ở
Châu Âu và là loại thuốc truyền thống trong điều trị bệnh tiểu đường suốt
hàng thế kỷ. Ngày nay, hợp chất Metformin của biguanide được dùng rộng rãi
trong điều trị các trường hợp
tiểu đường kết hợp với thừa cân,
béo phì và rối loạn dung nạp
gluocse. Metformin hoạt động
chủ yếu bằng cách làm giảm
lượng glucose sản sinh từ tế bào
gan và tăng độ nhạy với insulin
cho tế bào cơ bắp. Điều này giúp
các tế bào có khả năng đưa
đường ra khỏi máu một cách
hiệu quả. Metformin cũng làm Hình 2.12: Thuốc metformin 500
giảm lượng glucose hấp thụ từ ruột sau bữa
mgăn (Herrtage, 2009; Trần Thị Thu
Hằng, 2014). Metformin được hấp thu nhanh chóng từ đường tiêu hóa và được
tập trung chọn lọc ở niêm mạc ruột. Metformin không gắn kết với protein
huyết tương nên được đào thải hoàn toàn qua thận và bài xuất dưới dạng
không đổi trong nước tiểu.
Thời gian bán hủy sinh học của Metformin khoảng 4 giờ và hiệu quả lâm
sàng duy trì đến 8 giờ. Tác động đạt mức tối đa khoảng 2 giờ sau khi uống.
Các triệu chứng phụ thường gặp là chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn, co thắt dạ
dày và tiêu chảy. Để giảm thiểu tình trạng trên, nên bắt đầu sử dụng với liều
lượng thấp rồi mới tăng dần qua nhiều tuần lễ. Uống Metformin trong hoặc
sau bữa ăn có thể giúp giảm các tác dụng phụ. (Herrtage, 2009; Trần Thị Thu
Hằng, 2014). Trong nghiên cứu này sử dụng metformin 500mg do công ty
Stada của Việt Nam sản xuất.

30
2.8.2. Thuốc tiêm
2.8.2.1. Các nhóm insulin
Tùy theo thời gian tác động, thời gian tồn tại và cường độ hoạt động sau
khi tiêm dưới da mà insulin thương mại được chia thành các loại như sau
- Loại có thời gian hoạt động ngắn: Tinh thể insulin kẽm đình chỉ
- Loại có thời gian hoạt động trung bình: NPH, Lente
- Loại có thời gian hoạt động dài: Ultralent, PZI
NPH và PZI insulin chứa Protein lạ (protamin) và kẽm để trì hoãn sự hấp
thu insulin và kéo dài hiệu quả insulin. Họ lent của insulin dựa trên thay đổi
lượng và kích thước tinh thể kẽm-insulin tới những thay đổi tỷ lệ của sự hấp
thu từ vị trí dưới da của sự lắng đọng. Những tinh thể lớn hơn, tỷ lệ hấp thu
chậm hơn và thời gian hoạt động kéo dài hơn. Các insulin Lent không chứa
protein lạ (protamin). Hỗn dược bền vững của NPH và Tinh thể insulin kẽm
đình chỉ-Regular (70%NPH / 30% Regular và 50%NPH / 50% Regular) thì
cũng có hiệu quả (Humutin 70/30, Mixtard HM 70/30). Các phối hợp thuốc
trên hoàn toàn có hiệu quả, gây hạ nhanh chóng sự tập trung đường huyết sau
60-90 phút chích dưới da. Thêm vào đó thì thời gian thuốc này có hiệu lực
thường ngắn khoảng ít hơn 8 giờ.
2.8.2.2. Các loại insulin
Đối với mỗi nhóm insulin, bác sĩ lâm sàng phải lựa chọn loại insulin để
điều trị. Hiện tại, các loại insulin có trên thị trường bao gồm: Insulin người tái
tổ hợp (Humalin), insulin bò/heo tái tổ hợp (PZI) và insulin heo tinh chế.
Insulin người tái tổ hợp là loại dễ kiếm và thường được sử dụng để điều trị
tiểu đường ở chó, mèo. Hầu hết
các loại insulin đều có hiệu quả
trong điều trị. Tuy nhiên, nó bị
hạn chế đối với các trường hợp có
kháng thể kháng insulin nên cần
phải có một sự thay đổi loại
insulin để điều trị. Insulin tái tổ
hợp của bò, heo dễ gây ra kháng
insulin hơn là insulin người tái tổ Hình 2.13: Thuốc insulin
hợp trong điều trị tiểu đường trên

31
chó. Để tránh những vấn đề xảy ra từ điều trị thì thời gian đầu nên điều trị
cho chó, mèo với insulin người tái tổ hợp. Đối với chó, thời kỳ đầu để
điều chỉnh đường huyết nên dùng loại isulin thời gian hoạt động trung
bình (NPH, Lente – những insulin người tái tổ hợp) Insulin được tiêm với
liều lượng như sau: chó có trọng lượng <15kg: 0,1-0,5 IU/kg, tiêm dưới da
2 lần/ngày. Những trường hợp có trọng lượng nhỏ nên pha loảng insulin
với dung dịch đẳng trương NaCl 0,9% và tính toán để có thể tích và nồng
độ cần thiết (Rucinsky, 2010; Trần Thị Thu Hằng, 2014).
Trong nghiên cứu này loại insulin được dùng để ổn định đường huyết là
insulin người tái tổ hợp, thời gian hoạt động trung bình với tên thương mại là
Mixtard 30 HM do công ty Novo Nordisk A.S của Đan Mạch sản xuất với liều
0,3 UI/kg, 2 lần/ngày, kết hợp với liệu pháp khẩu phần (Allen, 1993).
2.9 Tiên lượng
Nhìn chung, tiểu đường trên chó luôn ẩn chứa một tiên lượng lâu dài
thận trọng. Trong các nghiên cứu gần đây thì thời gian sống sót sau khi được
chẩn đoán bệnh tiểu đường là 2,7 năm. Nếu kiểm soát đường huyết tốt trong
những tháng đầu điều trị thì thời gian sống sót kéo dài hơn. Tuy nhiên, chủ
nuôi chăm sóc con vật đúng cách, bác sĩ thú y chẩn đoán bệnh chính xác và sự
hợp tác chặt chẽ giữa bác sĩ thú y và chủ nuôi trong quá trình chăm sóc cũng
như điều trị thì đời sống của chó tiểu đường có thể kéo dài tương đương với
chó bình thường.
Hiệu quả điều trị kém trong những trường hợp chó tiểu đường bị nhiễm
keton huyết trầm trọng hoặc những trường hợp bị biến chứng tiểu đường mãn
tính như viêm nhiễm hệ tiết niệu, suy thận, suy gan, cao huyết áp, đục thủy
tinh thể,… hoặc chủ nuôi không tiếp tục điều trị, thường những trường hợp
này chết sau vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng (Nelson, 2009).
2.10 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.10.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Bệnh tiểu đường trên chó được nghiên cứu trong nước còn khá hạn chế.
Hiện nay, cho đến thời điểm này, chưa tìm thấy một kết quả nghiên cứu nào về
bệnh tiểu đường trên chó ở Việt Nam được đăng tải trên tạp chí khoa học
trong và ngoài nước. Vì vậy, luận án này là công trình đầu tiên ở Việt nam
nghiên cứu về bệnh tiểu đường trên chó.

32
2.10.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Bệnh tiểu đường trên chó là bệnh chuyển hóa, đa nhân tố vì thế các nhà
khoa học trên thế giới nghiên cứu sâu về các khía cạnh của bệnh
2.10.2.1 Đánh giá chức năng tế bào β
Các nghiên cứu về sự bài tiết insulin ở chó mắc bệnh tiểu đường đã cho
những kết quả trái ngược nhau, có lẽ vì các quần thể khác nhau được thử
nghiệm và tiêu chuẩn chẩn đoán khác nhau áp dụng cho việc chẩn đoán bệnh
tiểu đường. Thật vậy, vào năm 1983, Eigenmann đã thử nghiệm 21 con chó
mắc bệnh to cực hoặc tiểu đường thứ phát do điều tri bằng progesterone. Kết
quả cho thấy, 10 trường hợp có nồng độ đường trong máu lớn hơn 10 mmol/L
(180 mg/dL) và hàm lượng insulin trong máu ở mức bình thường hoặc cao.
Điều này thể hiện 10 trường hợp này có dấu hiệu kháng insulin. Một năm sau
đó, vào năm 1984, Mattheuuws đã nghiên cứu 71 con chó bị bệnh tiểu đường
và thấy rằng 32 trong số họ không tiết insulin, có thể do hư hại tế bao β của
đảo tụy; 15 trường hợp có insulin cao trong máu nhưng insulin lại không có
tác dụng hấp thu glucose trong máu và 24 trường hợp cho thấy có sự gia tăng
đáng kể insulin trong máu khi glucose trong máu tăng cao. Trong nghiên cứu
đánh giá chức năng tế bào β cuat uyến tụy, Montgomery (1996), đã nghiên
cứu trên 42 chó bệnh tiểu đường với nồng độ đường huyết lúc đói lớn hơn
13,9 mmol/L và xuất hiên triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh tiểu
đường. Kết quả là 35/42 con chó có nồng độ insulin thấp hoặc thiếu hụt hoàn
toàn ngay cả sau khi được truyền glucagon tĩnh mạch. Tuy nhiên, 7 trong số
42 chó có tiết insulin cao hơn so với những con chó khỏe mạnh, nhưng sau khi
kích thích gucagon tỉnh mạch thì lượng insulin tiết ra thấp hơn, có thể do sức
đề kháng và tế bào β bị tổn thương và kiệt sức.
2.10.2.2 Mô bệnh học
Những phát hiện trong các mẫu sinh thiết tuyến tụy từ những con chó
mắc bệnh tiểu đường đã được báo cáo trong hai nghiên cứu của Gepts (1967)
và Ling, (1977) (n = 33, n = 30) đã cho thấy giảm đáng kể số lượng tế bào β
trong đảo tụy cùng với các dạng thoái hóa như hyaline hóa (hyalinisation)
hoặc tạo không bào (vacuolisation). Mẫu sinh thiết tuyến tụy từ những con chó
tiểu đường đã trải qua thời gian điều trị bằng progestin cũng cho thấy sự thoái
hóa và tạo không bào (vacuolisation) của các tế bào β (Eigenmann, 1983).
Viêm đảo tụy (insulitis) không được nhìn thấy trong cả 3 nghiên cứu của 3 tác

33
giả trên. Mặt khác, Alejandro (1988) báo cáo rằng 6/13 chó bị tiểu đường đã
xâm nhập lymphocytic ở tế bào β kết hợp với đảo tụy và 5/18 có dấu hiệu hư
hại tế bào ngoại tiết của tuyến tụy. Tuy nhiên những nghiên cứu này không có
nhóm đối chứng. Thêm vào đó, một số báo cáo có tính chất phổ thông đó là
một bài báo tổng quan chỉ ra rằng 1/3 trường hợp chó mắc bệnh tiểu đường có
viêm tụy (Rand, 2004; Catchpole, 2005). Thêm vào đó, một nghiên cứu khác
cho thấy viêm tụy mạn tính được phát hiện phổ biến trên chó bệnh tiểu đường
bằng cách mổ khám 200 trường hợp chó bệnh tiểu đường phát hiện 34% có
viêm tụy mãn tính (Watson, 2007). Một nghiên cứu khác về mô bệnh học
trong 12 chó con thuộc giống Greyhounds mắc bệnh tiểu đường phát hiện
viêm tụy ngoại tiết và teo tuyến tụy nội tiết (Brenner et al., 2009).
2.10.2.3 Dấu hiệu miễn dịch
Tự kháng thể chống lại acid glutamic decarboxylase 65 (GAD 65) và IA-
2, một loại protein phosphatase như tyrosine, là phổ biến trong miễn dịch qua
trung gian tế bào trong bệnh tiểu đường ở người (bệnh tiểu đường loại 1).
Alejandro (1988) đã không tìm thấy bất kỳ bằng chứng của các thành phần
autoreactive trong huyết thanh của 18 con chó bị bệnh tiểu đường. Năm 1992,
Hoenig and Dawe đã quan sát thấy một phản ứng không đặc hiệu chống lại
đảo tụy trong huyết thanh của 9 trường hợp trong số 23 con chó mới được
chẩn đoán bệnh tiểu đường trên các giống khác nhau. Thêm vào đó, một
nghiên cứu gần đây cho thấy, 5 trong số 30 con chó bị bệnh tiểu đường đã có
kháng thể GAD 65 và IA-2. Tuy nhiên, còn khá nhiều nghi ngờ về vấn đề này,
phải chăng những tự kháng thể này là kết quả của một quá trình tự miễn dịch.
Tuy nhiên, Khá nhiều nhà khoa học còn suy đắn đo để công bố vấn đề này.
Họ hỏi rằng đây là quá trình tự miễn dịch hay là kết quả quá trình đáp ứng
miễn dịch chống lại các kháng nguyên được sinh ra phá hủy tế bào β của tuyến
tụy từ một quá trình của bệnh khác dẫn đến bệnh tiểu đường trên chó
(Davison, 2008). Vì thế, kháng thể trên chó tiểu đường là một vấn đề đáng
được quan tâm hơn cho các nhà nghiên cứu khoa học về bệnh lý.
2.10.2.4 Gen di truyền
Các nhà khoa học trên thế giới cho rằng, tương đương với hệ thống
kháng nguyên bạch cầu của người (HLA) thì kháng nguyên bạch cầu của chó
là (DLA). Các locus đa hình nhất là DRB1, DQA1 và DQB1. Hiện nay 100
DRB1, 26 DQAL và 60 alen DQB1 đã chính thức được công nhận (Kennedy,
2007) và 03 haplotypes DLA được chứng minh là có liên quan với bệnh tiểu

34
đường ở chó, với tỷ lệ 1,5%-2%. Kennedy (2006) và Short (2007) đã nghiên
cứu giống chó Cavalier King Charles spaniels ở Anh, tác giả xác định được
kiểu gen nucleotid đơn nhạy cảm với bệnh tiểu đường loại 1 bao gồm cả
cytokine, insulin và immunoregulators và gen nhạy cảm nhất là interleukin-10.
Vào năm 2007, Catchpole đã cho rằng tính nhạy cảm với bệnh tiểu đường
khác biệt khá rõ ràng giữa các giống chó. Thực tế cho thấy, trong tổng số 530
con chó bị bệnh tiểu đường và hơn 1000 gen điều khiển bạch cầu kháng
nguyên, tác giả đã tìm thấy với ba haplotypes cụ thể bao gồm DLA-DRB1 *
009/001 * DQA1/DQB1 * 008. Các haplotype này phổ biến trong giống dễ
mắc bệnh tiểu đường như Samoyed, Cairn Terrier và Tibetan Terrier; nhưng
hiếm có trong giống Boxer, German Shepherd và Golden Retriever. Có bằng
chứng cho thấy alen DLA-DQA1 * 001 cũng liên quan đến tuyến giáp. Một
nghiên cứu gần đây của Short (2010), tác giả đã nghiên cứu kiểu gen CTLA4
promoter có liên quan đến bệnh tiểu đường của loài chó. Tác giả cho rằng,
bệnh tiểu đường trên chó có nhiều điểm tương đồng với bệnh tiểu đường loại 1
con người (T1D). Trong quá trình nghiên cứu, tác giả phát hiện SNPs của
CTLA4 trên một khu vực của DNA có chứa exon 1 và 1,5 kb. SNPs đã được
sử dụng trong một nghiên cứu liên kết di truyền của một nhóm chó tiểu đường,
kết quả cho thấy kiểu gen CTLA4 promoter có liên quan với bệnh tiểu đường
ở các giống chó như giống Samoyed, Miniature Schnauzer, White Terrier và
Labrador. Phân tích tổng hợp các giống chó tiểu đường cho thấy, 9 trong số 15
SNPs có liên quan với tiểu đường trên chó.
2.10.2.5 Điều trị
Hiện nay trên thế giới đã nghiên cứu thử nghiệm thành công về bệnh tiểu
đường trên chó tiểu đường lâm sàng bằng một số loại insulin. Thực tế cho
thấy, Fracassi (2012), đã tiến hành điều trị 12 chó tiểu đường bằng insulin
glargine với mục tiêu đánh giá sự an toàn và hiệu quả của insulin glargine ở
chó tiểu đường (DM). Thí nghiệm được thực hiện trong 6 tháng, tất cả chó
trong nghiên cứu được tiêm insulin glargine mỗi 12 giờ. Đánh giá hiệu quả
điều trị sau 1, 2, 4, 8, 12 và 24 tuần sau khi tiêm insulin glargin, chỉ tiêu theo
dõi bao gồm các dấu hiệu lâm sàng, các đường cong đường huyết (BGCs) và
đo nồng độ huyết thanh fructosamine. Kết quả nồng độ đường trong máu thấp
hơn đáng kể trong suốt thời gian nghiên cứu. Ở tuần thứ 24, các dấu hiệu lâm
sàng như ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều đã được cải thiện trong 91% chó
tiểu đường và hầu như không trường hợp nào xảy ra chứng hạ đường huyết.

35
Dựa trên BGCs và thuyên giảm các dấu hiệu lâm sàng để đánh giá hiệu quả
điều trị. Kết quả là 58% kiểm soát đường huyết tốt, 33% kiểm soát đường
huyết trung bình và 8% kiểm soát đường huyết kém. Tác giả kết luận insulin
glargine tiêm dưới da hai lần mỗi ngày là một phương pháp tốt và an toàn của
điều trị cho chó bệnh tiểu đường. Gần đây nhất, Hess (2013) và Drobatz
(2013) đã thí nghiệm để đánh giá hiệu quả điều trị insulin glargine trên chó
tiểu đường, tác giả đã tiến hành thí nghiệm trên 10 con chó bệnh tiểu đường
bằng cách tiêm dưới da insulin glargin hai lần mỗi ngày với liều ban đầu là 0,5
U/kg (0,23 U/lb), kết hợp với khẩu phần nhiều xơ không hòa tan, theo dõi điều
trị trong vòng 43 ngày. Tác giả kết luận rằng, insulin glargine có hiệu quả tốt
trong điều trị tiểu đường trên chó. Như vậy, insulin hiệu quả tốt trong kiểm
soát đường huyết trên chó đặc biệt loại insulin tác dụng trung bình.

36
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU
Chó được nuôi dưỡng tại hộ dân, chó được khám tại phòng mạch thú y

Định lượng ĐH mao mạch L1

ĐH bình ĐH ˃108 mg/dl


thường
Định lượng ĐH mao mạch L2

ĐH ˃108 mg/dl

Bệnh sử

Soi đáy mắt Khám lâm sàng Đo huyết áp


Đánh giá thể trạng

XN nước tiểu XN máu

Cặn Sinh lý, sinh hóa Sinh lý Sinh hóa

PHÂN LOẠI BIẾN CHỨNG

IDD IRD
THA ĐTTT THẬN GAN DKA

HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ

KIỂM SOÁT ĐH TỐT THUYÊN GIẢM KIỂM SOÁT ĐH KÉM


(Kiểm soát ĐH trung bình)
ĐH: Đường huyết, XN: Xét nghiệm, IDD: Insulin deficiency diabetes (tiểu đường thiếu insulin)
IRD: Insulin resistance diabetes (Tiểu đường kháng insulin)
THA : TĂng huyết áp, ĐTTT : Đục thủy tinh thể, DKA: (Tiểu đường thể keton)

Hình 3.1 Sơ đồ nghiên cứu

37
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.1.1 Thời gian
Đề tài được nghiên cứu và thực hiện từ tháng 10 năm 2013 đến tháng 3
năm 2017.
3.1.2 Địa điểm
3.1.2.1 Địa điểm thu thập mẫu
a. Một số hộ dân nuôi chó ở 9 quận huyện của thành phố Cần Thơ
Huyện Phong Điền, quận Cái Răng, quận Ninh Kiều, quận Bình Thủy,
quận Ô Môn, huyện Thốt Nốt, huyện Vĩnh Thạnh, huyện Cờ Đỏ và huyện
Thới Lai.
b. Bốn phòng mạch thú y trên địa bàn thành phố Cần Thơ (TPCT)
- Bệnh xá Thú Y, Trường Đại học Cần Thơ. Cổng C, khu 2, trường Đại
học Cần Thơ, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TPCT.
- Phòng mạch Thú Y, Chi cục Thú y thành phố Cần Thơ. Số 7, đường
30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TPCT.
- Phòng mạch Thú Y Liên Quận Ninh Kiều - Bình Thủy. Số 24, phường
An Hội, quận Ninh Kiều, TPCT.
- Phòng mạch Thú Y quận Thốt Nốt. Số 135, Nguyễn Thái Học, phường
Thốt Nốt, quận Thốt Nốt, TPCT.
3.1.2.2 Địa điểm phân tích mẫu
a. Phân tích nước tiểu
Bảo quản mẫu, phân tích chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa nước tiểu, soi tươi cặn
nước tiểu tại Bệnh xá Thú Y, trường Đại học Cần Thơ.
b. Phân tích máu
Phân tích chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu tại khoa Xét nghiệm, Bệnh viện
121, thành phố Cần Thơ.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
3.2.1 Giống chó
Dựa vào đặc điểm, hình dáng chó được mô tả bởi Lê Văn Thọ (2006)
hoặc hỏi chủ nuôi. Trong nghiên cứu này giống chó được chia làm hai nhóm

38
giống chính là nhóm giống chó nội và nhóm giống chó ngoại.
Nhóm giống chó nội gồm giống chó ta (chó cỏ), và giống chó Phú
Quốc. Giống chó ta khi trưởng thành có thể trọng trung bình 9,83-11,01
kg. Bộ lông thường có màu vàng, đen, trắng sữa, nâu, xám, lông vá và
lông vện. Kiểu đuôi hình vòng, dựng đứng, lưỡi kiếm hoặc vài kiểu khác.
Chó Phú Quốc thường có màu lông nâu, vàng, xám, đen, lông vện, bụng
thon. Điểm đặc biệt, trên lưng lông mọc có hình xoắn (xoáy lưng), hay lật
theo kiểu rẽ ngôi, có các đường kẻ nhạt chạy dọc thân. Chó trưởng thành
có chiều cao 60-65cm, nặng 12-25kg.
Nhóm giống chó ngoại khảo sát bao gồm những giống chó được
thích nuôi trong gia đình như chó Chihuahua, chó Bắc Kinh, chó Nhật,
Berger, Boxer, Greyhound, Doberman. Các giống chó ngoại được gom
thành một nhóm do số lượng mẫu không nhiều cho mỗi giống nên sẽ
không đầy đủ khi chia theo lứa tuổi và trọng lượng.
3.2.2 Nhóm tuổi
Trong nghiên cứu này, tuổi chó được chia làm 4 nhóm tuổi theo quá
trình phát triển của chó và dịch tễ của bệnh tiểu đường trên chó (The
Meck Manual, 2010) đơn vị tính tuổi là năm.
Nhóm I: Tuổi <1 năm tuổi.
Nhóm II: 1≤ Tuổi ≤4 năm tuổi.
Nhóm III: 4< Tuổi ≤7 năm tuổi.
Nhóm IV: Tuổi >7 năm tuổi.
3.2.3 Nhóm trọng lượng cơ thể
Nhóm trọng lượng cơ thể: Nhóm trọng lượng cơ thể chó được chia
làm 3 nhóm trọng lượng dựa theo dẫn liệu của Puppy Dog Web (2004) và
Town -Mall (2005). Đơn vị tính trọng lượng là kg.
Nhóm A: TL <9
Nhóm B: 9< TL ≤20
Nhóm C: (TL >20) (TL: Trọng lượng)

39
2.2.4 Cách chọn chó khảo sát
Nguồn chó:
- Chó được nuôi dưỡng tại các hộ dân ở TPCT.
- Chó được đem đến tiêm ngừa, khám và điều trị bệnh ở Bệnh xá Thú Y,
Đại học Cần Thơ, phòng khám Chi cục Thú Y Cần Thơ, phòng khám Liên
quận Ninh Kiều – Bình Thủy và phòng khám Thú Y quận Thốt Nốt
Chó có dáng vẻ khỏe mạnh
Chó nuôi có lông mượt, không có bệnh ngoài da, dáng vẻ khỏe mạnh,
lanh lợi, ăn uống bình thường (Huỳnh Thị Bạch Yến, 2006). Ngoài ra, để
khám lâm sàng chó khỏe mạnh, trong nghiên cứu này còn kiểm tra thân nhiệt
qua trực tràng bằng nhiệt kế thủy ngân, Thân nhiệt bình thường của chó dao
động trong khoảng 380C-390C và kiểm tra các lỗ tự nhiên như mắt, mũi, tai, cơ
quan sinh dục. Trên chó khỏe mạnh, những cơ quan này không có dấu hiệu
bệnh lý.
Chó khỏe được đưa đến Bệnh xá Thú Y và các phòng mạch thú y để tiêm
ngừa hoặc làm đẹp.
Định tuổi
Chó ở tất cả các lứa tuổi được xác định bằng phương pháp hỏi chủ nuôi
hoặc căn cứ vào sự thay đổi của răng để ước lượng tuổi của chó được mô tả
bởi Sisson (1959), Holmes and Ruffin (2000):
- Chó 4-6 tháng tuổi: Răng sữa bắt đầu rụng và thay thế dần bằng răng
vĩnh viễn
- Chó từ 7 đến 12 tháng tuổi: Răng vĩnh viễn moc đồng đều bằng nhau
- Chó từ >12 đến 24 tháng: Răng cửa có hình hoa huệ, đồng đều, màu
trắng bóng, răng bắt đầu đóng bựa khi chó được 18 tháng tuổi, phần răng cửa
hàm dưới bị mòn dần đến 24 tháng tuổi
- Chó trên 24 tháng tuổi: Răng cửa hàm dưới mòn và răng cửa hàm trên
đã bắt đầu mòn
- Chó 5 năm tuổi: Tất cả các răng cửa đều mòn (Sisson, 1959; Holmes
and Ruffin, 2000)

40
3.3 Vật liệu thí nghiệm
3.3.1 Trang thiết bị
Máy thử đường huyết mao mạch One-Touch Ulrta 2 (Mỹ), đèn soi đáy
mắt Riester (Đức), kính hiển vi quang học, máy phân tích chỉ tiêu sinh lý máu
ABX Micros 60 (pháp), máy ly tâm 4000 vòng/phút, máy chụp hình kỹ thuật
số, máy định lượng HbA1c Tosho G7 (Nhật), máy định lượng insulin và
những chỉ tiêu sinh hóa máu Cobas E-411 (Nhật), máy đo huyết áp hiệu
Sakura (Nhật).
3.3.2 Dụng cụ và hóa chất
Lọ đựng mẫu, ống thông nước tiểu, kẹp, dây cột, rọ mõm, ống nghiệm,
bơm tiêm vô trùng, găng tay y tế, nhiệt kế thủy ngân, ống nghe, lame, lamell,
bệnh án (phụ lục), dung dịch xét nghiệm HbA1c, giấy thử nước tiểu 10 thông
số ACON - URS10 (Urine Reagent strip) của Tập đoàn ACON Laboratories
Inc (Mỹ), dung dịch EDTA, cồn 70 độ, dung dịch heparin, các thuốc thử phân
tích chỉ tiêu sinh lý máu, các thuốc thử phân tích chỉ tiêu sinh hoá máu, dung
dịch xét nghiệm hoạt lực insulin.
3.4 Nội dung khảo sát
3.4.1 Nội dung 1
Xác định hằng số sinh hóa glucose, glycohemoglobin (HbA1c) và insulin
trong máu chó.
3.4.1.1 Mục tiêu
Lập thang chuẩn hằng số sinh hóa glucose, glycohemoglobin (HbA1c) và
insulin trong máu chó để ứng dụng trong công tác chẩn đoán, điều trị và tiên
lượng bệnh tiểu đường trên chó.
3.4.1.2 Phương pháp tiến hành
a. Xác định thang chuẩn hằng số sinh hóa glucose, glycohemoglobin
(HbA1c) và insulin trên chó khỏe mạnh
- Phân bố mẫu khảo sát
Nội dung được thực hiện trên 480 chó khỏe theo nhóm giống, nhóm tuổi,
nhóm trọng lượng và giới tính.
Phương pháp tiến hành gồm các bước như sau:

41
- Bước 1: Khám lâm sàng
- Bước 2: Xét nghiệm đường huyết ngoại vi bằng cách lấy 1 giọt máu ở
vành tai hoặc ngón chân (sau 8 giờ không ăn), dùng que thử One Touch Ultra
2 để xác định lượng đường huyết với phương pháp đặc hiệu dựa trên phản ứng
glucose-oxydase. Đọc kết quả sau 5 giây bằng máy đọc tự động One Touch
Ultra 2 với nguyên lý hoạt động của máy thử đường One Touch Ultra 2 như
sau: Que thử có thiết kế đặc biệt với 2 điện cực. máy chỉ đọc kết quả khi dòng
điện ở 2 điện cực là tương đương hoặc chênh lệch <10%. Hơn nữa, que thử sử
dụng hệ men glucose oxidase. Men này rất đặc hiệu với đường glucose (chỉ
phản ứng với đường glucose).
- Bước 3: Lấy ít nhất 4 ml máu ở tĩnh mạch chân trước chó khỏe mạnh
bằng bơm tiêm vô trùng (sau 8 giờ không ăn), chia làm 2 phần để phân tích.
Phần 1: Cho 2 ml máu vào ống nghiệm có chứa chất kháng đông EDTA để
định lượng HbA1c bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp (HPLC) (trên máy
Tosho G7 của Nhật.
Phần 2: Phần máu còn lại, cho vào ống nghiệm có chất kháng đông
heparin, ly tâm với tốc độ 4000 vòng/phút trong thời gian 15 phút, tách lấy
huyết tương để định lượng glucose bằng phương pháp enzyme sử dụng men
Hexokinase và định lượng hoạt lực insulin bằng phương pháp điện hóa phát
quang dựa trên nguyên lý của phản ứng miễn dịch kiểu “sandwich”. Tất cả các
xét nghiệm được thực hiện tại Khoa Xét nghiệm, Bệnh viện 121, TPCT.
Chó khỏe mạnh trong nội dung này được phân bố mẫu khảo sát trong
Bảng 3.1.
Bảng 3.1: Phân bố mẫu khảo sát chỉ tiêu glucose, HbA1c và insulin trên chó khỏe
mạnh theo nhóm giống, giới tính, trọng lượng cơ thể và độ tuổi
Nhóm giống Tổng số lượng
Yếu tố Nhóm chó khảo sát
Nội Ngoại
(con) (n=480)
Giới tính Đực 120 120 240
(con) Cái 120 120 240
Tuổi I (Tuổi <1) 60 60 120
(năm tuổi) II (1 ≤ tuổi ≤ 4) 60 60 120
III (4 < tuổi ≤ 7) 60 60 120
IV (Tuổi > 7) 60 60 120
Trọng A (TL < 9 kg) 80 80 160
lượng (kg) B (9 < TL ≤ 20) 80 80 160
D (TL >20) 80 80 160

42
b. Xác định giá trị glycosylated hemoglobin (HbA1c) và insulin trên
chó tiểu đường
- Phân bố mẫu khảo sát: Nội dung được thực hiện trên 40 chó tiểu
đường với 3 mức đường huyết theo Bảng 2.2, trang 15
- Phương pháp thực hiện
Các bước tiến hành lấy mẫu tương tự như việc lấy mẫu trên chó khỏe
mạnh. Tuy nhiên, chó tiểu đường có mức đường huyết cao hơn 108 mg/dL.
Tổng số mẫu khảo sát là 40 con được phân chia theo 3 nhóm đường huyết theo
Bảng 3.2.
Bảng 3.2: Phân bố mẫu khảo sát chỉ tiêu HbA1c và insulin trên chó bệnh tiểu đường
Nhóm đường huyết (mg/dL) Số lượng chó khảo sát (con)
108 < ĐH < 180 20
180 ≤ ĐH ≤ 250 10
ĐH ≥250 10

3.4.1.3 Chỉ tiêu theo dõi


Giá trị trung bình và trị số glucose trong máu ngoại vi và máu tĩnh mạch,
HbA1c, insulin trên khỏe mạnh.
Giá trị trung bình của glucose huyết, HbA1c, insulin trên nhóm chó khỏe
theo nhóm giống, nhóm tuổi, nhóm trọng lượng và giới tính.
Giá trị trung bình HbA1c và insulin trên nhóm chó tiểu đường với 3
mức đường huyết.
3.4.2 Nội dung 2
Tình hình bệnh tiểu đường trên chó tại thành phố Cần Thơ.
3.4.2.1 Mục tiêu
Đánh giá tần suất lưu hành của bệnh tiểu đường trên chó được nuôi
dưỡng tại thành phố Cần Thơ.
3.4.1.2 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang và phân tích
a. Phân bố mẫu khảo sát 1

Điều tra ngẫu nhiên trên chó được nuôi dưỡng tại một số hộ dân trong 9
quận, huyện của thành phố Cần Thơ.

43
Cỡ mẫu: Cỡ mẫu được ước lượng dựa theo công thức dịch tễ của
Fathman (2003).
Z 2 .P(1  P) 1,962.0,057(1  0,057) (1)
N   2.065
d2 0,012

Trong đó N: cỡ mẫu
Z: Trị số từ bảng phân phối chuẩn = 1,96
d: Sai số cho phép, chọn d = 0,01
P: Tần suất lưu hành bệnh tiểu đường tại Bệnh xá Thú Y,
trường Đại học Cần Thơ năm 2013 là 5,7% (Trần Thị Thảo và ctv, 2015).
Vậy cỡ mẫu cần cho kiểu phân bố mẫu 1 là 2.065 mẫu. Trên địa bàn
thành phố Cần Thơ có 9 quận, huyện nên tổng số mẫu được chia đều cho 9
quân huyện. Thế nên, số mẫu mỗi quận huyện cần thu thập là 229 con chó
(2.065/9), làm tròn 230 con. Phân bố mẫu được trình bày trong Bảng 3.3.
Bảng 3.3: Phân bố mẫu khảo sát tại 9 quận, huyện của thành phố Cần Thơ
Địa điểm Số lượng (con)
Huyện Phong Điền 230
Quận Cái Răng 230
Quận Ninh Kiều 230
Quận Bình Thủy 230
Quận Ô Môn 230
Huyện Thốt Nốt 230
Huyện Vĩnh Thạnh 230
Huyện Thới Lai 230
Huyện Cờ Đỏ 230
Tổng 2.070

b. Phân bố mẫu khảo sát 2

Điều tra ngẫu nhiên chó đươc khám và điều tri tại 4 phòng mạch Thú Y
trong địa bàn thành phố Cần Thơ.
Để đảm bảo độ an toàn trong quá trình lấy mẫu nhất là đảm bảo còn đủ
số lượng để phân tích và theo dõi điều trị (vì tình trạng trộm chó đang diễn ra
ngày càng phức tạp trên địa bàn thành phố Cần Thơ nói riêng, trên cả nước nói
chung) nên trong nghiên cứu này tiến hành điều tra ngẫu nhiên 3.450 con chó
được đưa đến khám và điều trị tại 4 phòng mạch thú y trên địa bàn thành phố
Cần Thơ. Phân bố mẫu được trình bày trong Bảng 3.4

44
Bảng 3.4: Phân bố mẫu khảo sát tại 4 phòng mạch thú y trên địa bàn TPCT
Địa điểm Số lượng (con)
Bệnh xá Thú Y-Đại học Cần Thơ 1.300
Phòng mạch Thú Y-Chi cục Thú Y thành phố Cần Thơ 850
Phòng mạch Thú Y liên quận Ninh Kiều-Bình Thủy 780
Phòng mạch Thú Y-Chi cục Thú Y huyện Thốt Nốt 520
Tổng 3.450

a.Yếu tố loại trừ


Những trường hợp đã được điều tra trong khảo sát 1 và chó không được
nuôi dưỡng tại thành phố Cần Thơ
Tất cả chó trong phân bố khảo sát 1 và 2 đều được kiểm tra đường
huyết (ĐH) mao mạch bằng cách lấy 1 giọt máu ở vành tai hoặc ngón chân
(sau 8 giờ không ăn), dùng que thử One Touch Ultra 2 để xác định lượng
đường huyết với phương pháp đặc hiệu dựa trên phản ứng Glucose-
oxydase, đọc kết quả sau 5 giây bằng máy tự động One Touch Ultra 2
glucose meter của Mỹ. Những trường hợp có ĐH ngoài mức sinh lý bình
thường (ĐH>108 mg/dl) được theo dõi và đo đường huyết lần 2 ngay ngày
hôm sau (sau khi đói 8 giờ), lập bệnh án theo dõi những trường hợp có ĐH
>108 mg/dl. Mẫu bệnh án được xây dựng dựa theo phiếu điều tra và bệnh
án của Dương Hoàng Huy (2013) được trình bày trong phụ lục II. Xác định
chó tiểu đường theo Bảng 2.2 trang 15.
3.4.2.4 Biến số nghiên cứu
a. Biến số độc lập
- Nhóm tuổi là biến số định tính được tính bằng năm và chia ra 4 nhóm
nhỏ (mục 3.2.2, trang 39)
- Nhóm giống là biến định tính được chia làm 2 nhóm giống bao gồm
nhóm giống chó nội và nhóm giống chó ngoại (mục 3.2.3, trang 39)
- Giới tính: Biến số định tính với 2 giá trị là đực và cái
- Phương thức nuôi: Biến định tính với 2 giá trị nuôi thả và nuôi nhốt
(1) Nuôi thả: Chó được thả vận động tự do trong khuôn viên nhà.
(2) Nuôi nhốt: Chó được nhốt trong chuồng hoặc lồng riêng
- Nhóm thể trạng chó: Biến định tính được chia làm 4 nhóm bao gồm thể
trạng bao gồm thể trạng gầy, thể trạng trung bình, thừa cân và béo phì. Đánh
giá thể trạng cơ thể chó nuôi trong nghiên cứu này được dựa theo phương

45
pháp đánh giá thông qua điểm thể trạng (Body condition score-BCS) của tác
giả Laflamme (1997) và Gossellin et al. (2007).
Bảng 3.5: Bảng đánh giá lâm sàng điểm thể trạng

Điểm Mô tả Đánh giá Hình ảnh


-Xương sườn, đốt sống thắt lưng,
xương chậu và tất cả các xương đều
1 nhô lên rõ ràng từ một khoảng cách
-Không thể thấy rõ mỡ cơ thể
-Mất rất rõ trọng lượng cơ bắp
Gầy
-Xương sườn dễ dàng sờ thấy và có
thể xác định được không có mỡ
2 -Trong đó, dễ thấy nhất là đốt sống
thắt lưng, xương chậu trở nên nổi bật
-Phần eo rõ rang
-Sờ thấy xương sườn không có mỡ bao
bọc
Bình
3 -Khi nhìn từ trên có thể thấy phần eo
thường
phía sau xương sườn, bụng thon

-Khó sờ thấy xương sườn; bọc bởi lớp


mỡ rất dầy
-Đáng chú ý lớp mỡ đọng lại trên vùng
thắt lưng và gốc đuôi Thừa
4
cân
-Không có hoặc hầu như không thể
nhìn thấy phần eo
-Nếp gấp bụng
- Không sờ thấy hoặc phải ấn rất mạnh
tay do lớp mỡ rất dầy dưới da
- Bụng căng to (do tích mỡ)
5 - Lớp mỡ tích tụ rất dày ở vùng ngực, Béo phì
cột sống, gốc đuôi, cổ, các chi
- Không thấy vùng eo và các nếp gấp
ở bụng
(Laflamme, 1997; Gossellin et al., 2007)

46
Để đánh giá béo phì và theo dõi những thay đổi trong cơ thể chó phải sử
dụng các phương pháp phù hợp. Điều này được thực hiện tốt nhất khi sử dụng
ba biếns đo là trọng lượng cơ thể, điểm thể trạng (Body condition score-BCS)
và cấu trúc cơ thể (Body composition). Phương pháp tiêu chuẩn của việc đánh
giá lâm sàng về mức độ béo phì ở chó là sử dụng hệ thống đánh giá thể trạng.
Ưu điểm của phương pháp này là nó cung cấp nhiều thông tin hơn so với việc
xác định trọng lượng cơ thể. Hệ thống này đòi hỏi mỗi chó được đánh giá bởi
một bác sĩ thú y cho cấu trúc cơ thể, mỡ được bao phủ và khả năng sờ được
hoặc không sờ được xương sườn.
Tất cả chó được phân loại bằng cách sử dụng thiết lập bảng đánh giá
gồm 9 điểm, với mức điểm 4-5 là lý tưởng, 6-7 là thừa cân và 8-9 là béo phì.
Hệ thống BCS đã được chứng minh là đáng tin cậy, tiện dụng và ít tốn kém.
Phương pháp này đòi hỏi người đánh giá phải thật tỉ mỉ và khách quan. Việc
đánh giá được tiến hành tuần tự như sau:
Bước 1: Quan sát tổng thể cấu trúc cơ thể: Tính cân đối của cơ và xương.
Bước 2: Thực hiện kiểm tra để xác định sự hiện diện của mỡ dưới da
(trong lồng ngực và cột sống, vùng mông), mỡ vùng da bụng (bằng cách xác
định sự hiện diện và mức độ các nếp gấp da bụng). Quan sát sự hiện diện hoặc
không hiện diện của vùng eo.
Bước 3: Cuối cùng, đưa ra một mức điểm phù hợp.
b. Biến phụ thuộc
Nồng độ đường huyết lúc đói >108 mg/dl.
3.4.2.5 Phân loại bệnh tiểu đường trên chó
a. Phân loại theo mức đường huyết và triệu chứng lâm sàng
- Đối tượng nghiên cứu: Tất cả chó có mức ĐH >108 mg/dL trong nội
dung 1; phân loại theo bảng chỉ dẫn đường huyết (Bảng 2.2, trang 15)
b. Phân loại theo cơ chế sinh bệnh
- Đối tượng nghiên cứu
Tất cả chó tiểu đường lâm sàng có mức ĐH ≥180 mg/dL

47
- Phương pháp tiến hành
Chó có triệu chứng lâm sàng (ĐH >180 mg/dL) được chỉ định lấy máu
để định lượng HbA1c và insulin, phân loại tiểu đường trên chó theo hệ thống
phân loại mới nhất hiện nay theo mục 2.6 trang 15. Bảng phân loại được tóm
tắt và thể hiện trong Bảng 3.6.
Bảng 3.6: Phân loại bệnh tiểu đường trên chó theo cơ chế sinh bệnh
Loại tiểu đường Lâm sàng HbA1c(*) Nồng độ insulin
(%) (µU/ml)
Thiếu insulin Xuất hiện triệu chứng lâm HbA1c >6,3 Giảm thấp đến rất
sàng đặc trưng thấp hoặc không có
Kháng insulin Xuất hiện triệu chứng lâm HbA1c >6,3 Bình thường hoặc
sàng đặc trưng cao
Triệu chứng lâm sàng đặc trưng: Ăn nhiều, tiểu nhiều, sụt cân nhanh) (*) Mức HbA1c và insulin theo
nội dung 1

3.4.1.5 Chỉ tiêu theo dõi


- Tỷ lệ chó mắc bệnh tiểu đường (%)
- Tỷ lệ chó mắc bệnh tiểu đường theo nhóm tuổi, nhóm giống, nhóm
trọng lượng và giới tính (%)
- Tỷ lệ chó mắc bệnh tiểu đường theo phương thức nuôi (%)
- Tỷ lệ chó mắc bệnh tiểu đường theo nhóm thể trạng (%)
- Tỷ lệ chó tiểu đường tiền lâm sàng (%)
- Tỷ lệ chó tiểu đường lâm sàng (%)
- Tỷ lệ chó tiểu đường thiếu insulin (%)
- Tỷ lệ chó tiểu đường kháng insulin (%)
3.4.3 Nội dung 3
Xác định những biến chứng xuất hiện trên chó tiểu đường
3.4.3.1 Mục tiêu
Đánh giá mức độ biến chứng của bệnh tiểu đường trên chó nhằm hỗ trợ
trong công tác điều trị
3.4.3.2 Đối tượng nghiên cứu: Tất cả chó tiểu đường thiếu insulin và
tiểu đường kháng insulin trong nội dung 2

48
3.4.3.3 Phương pháp tiến hành
A. Xác định biến chứng tăng huyết áp (THA) trên chó tiểu đường
Chẩn đoán tăng huyết áp trên chó tiểu đường dựa vào mức phân loại
huyết áp (mmHg) của chó theo tiêu chuẩn của ACVIM được trình bày trong
Bảng 3.7.
Bảng 3.7: Phân loại mức độ huyết áp ở chó
Phân loại Tâm thu Tâm trương Mức độ phân loại
I 130 -<150 70 -<95 Bình thường
II 150-159 95-99 Nhẹ
III 160-179 100-119 Vừa phải
IV 180 120 Nặng
ACVIM: American College of Veterinary Internal Medicine

a. Phương pháp đo huyết áp


Đo huyết áp cho chó bằng máy huyết áp SAKURA, MODEL A-500 của
Nhật theo các bước sau:
+ Cố định và cho chó nghỉ ngơi 15-20 phút
+ Bao hơi quấn phải bao quanh chu vi đuôi sao cho trọng tâm của bao
hơi nằm ngay trên động mạch đuôi để áp suất của túi hơi phân bố đều trên
động mạch. Đặt ngón tay phía bờ trên của bao huyết áp để theo dõi nhịp đập
của động mạch.
+ Bơm bao hơi nhẹ nhàng (không quá đột ngột, không quá nhanh)
+ Xả bao hơi một cách chậm rãi với tốc độ 1-3 mmHg/giây
+ Huyết áp tâm thu (HATT) là ứng với thời điểm ngón tay cảm giác
được nhịp đập đầu tiên xuất hiện (korokoff 1). Sau đó tiếp tục xả bao hơi với
tốc độ 2 mmHg/giây cho đến khi mất hẳn tiếng đập cuối cùng (korokoff cuối
cùng), đó là huyết áp tâm trương.
b. Chỉ tiêu theo dõi
+ Tỷ lệ chó tiểu đường bị cao huyết áp (%)
+ Mối liên quan của huyết áp với tiểu đường thiếu insulin và tiểu đường
kháng insulin

49
B. Xác định bệnh lý đục thủy tinh trên chó tiểu đường
Đục thủy tinh thể là một trong những biến chứng phổ biến nhất trong tiểu
đường ở chó. Khoảng 75% chó mắc bệnh tiểu đường sẽ phát triển mù đục thủy
tinh thể trong chín tháng đầu mắc bệnh tiểu đường. Trên lâm sàng những chó
tiến triển từ lúc nhìn bình thường tới mù có thể nhiều ngày hoặc nhiều tháng.
Kiểm soát tốt glucose huyết sẽ làm chậm diễn tiến trên (Catchpole, 2010).
a. Phương pháp tiến hành
Di chuyển 1 vật qua lại trước mắt chó để kiểm tra thị lực, dùng đèn soi
đáy mắt để kiểm tra mức độ đục thủy tinh thể. Tiêu chuẩn chẩn đoán theo
Caryn et al. (2007).

Hình 3.2: Đục thủy tinh thể giai đoạn đầu Hình 3.3: Đục thủy tinh thể giai đoạn sau
(Nguồn: Caryn et al., 2007)

b. Chỉ tiêu theo dõi


+ Tỷ lệ đục thủy tinh thể trên chó bệnh tiểu đường
+ Mối liên quan giữa đục thủy tinh thể trên chó tiểu đường thiếu insulin
và tiểu đường kháng insulin
C. Biến chứng trên thận của chó bị bệnh tiểu đường
a. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh thận trên chó bằng phương pháp xét
nghiệm nước tiểu
Chẩn đoán bệnh thận trên chó bằng phương pháp xét nghiệm dựa theo
theo tiêu chuẩn của Osborne (1999) được thể hiện trong Bảng 3.8 và 3.9.

50
Bảng 3.8: Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh thận trên sinh lý, sinh hóa nước tiểu của chó
Chỉ tiêu Sinh lý Bệnh thận
Tỷ trọng 1,013-1,025 Thay đổi tùy khả năng cô đặc của thận
pH 5,5-7 Thay đổi
Glucose Không Có trong trường hợp tiểu đường lâm sàng
Protein 0-25 mg/dl Bình thường hoặc cao
Albumin 2,7-4,4 g/L Bình thường hoặc cao
Hồng cầu 0-5 tế bào Bình thường, nhiều trong trường hợp xuất huyết
Bạch Cầu 0-5 tế bào Bình thường hoặc cao
Keton Không Có trong trường hợp tiểu đường lâm sàng

Bảng 3.9: Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh thận trên cặn nước tiểu của chó
Chỉ tiêu Sinh lý Bệnh ở thận
Tế bào Rất ít Nhiều tế bào nhu mô thận, nhiều tế bào bạch cầu
khi có nhiễm trùng, nhiều hồng cầu khi có xuất
huyết
Trụ niệu 1-2 trụ trong Xuất hiện trụ hạt, trụ sáp, trụ bạch cầu…
Tinh thể Rất ít Nhiều trong suy thận cấp và sỏi

b. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh thận trên bằng phương pháp xét
nghiệm máu
Chẩn đoán bệnh thận trên chó bằng xét nghiệm sinh lý, sinh hóa máu
theo tiêu chuẩn của The Meck (2010) được thể hiện trong Bảng 3.9 và 3.10.
Bảng 3.10: Chỉ tiêu sinh hóa máu để theo dõi bệnh lý trên hệ tiết niệu của chó

Chỉ tiêu Sinh lý Bệnh thận


Hồng cầu 5,5-8,5 (106/mm3) Bình thường hoặc giảm
Bạch cầu 6-17 (103/mm3) Giảm, bình thường hoặc tăng
Tiểu cầu 170-400 (109/L) Giảm hoặc bình thường
Urê 3,1 mmol/L Tăng nhẹ hoặc tăng cao
Creatinine 44,2-138,4 mmol/L Tăng cao

51
c. Phương pháp thực hiện

- Xét nghiệm nước tiểu


Nước tiểu được lấy giữa dòng bằng ống thông thông qua niệu đạo hoặc
hoặc được hứng trực tiếp lúc thú đi tiểu với lượng nước tiểu cần lấy tối thiểu
là 10 ml chia làm 2 phần để phân tích.
Phần 1: Xét nghiệm sinh lý và sinh hóa nước tiểu
Lấy khoảng 5 ml nước tiểu cho vào ống nghiệm để quan sát độ trong,
màu và mùi; sau đó nhúng băng giấy thử URS 10 vào trong lọ nước tiểu
khoảng 1 giây và ghi nhận sự biến đổi màu sắc theo thời gian, đọc kết quả trên
băng giấy bằng cách so màu trên vỏ hợp. Mẫu được phân tích ngay sau khi lấy
mẫu là tốt nhất, nếu phải bảo quản nên trữ mẫu ở môi trường 40C và phân tích
trong vòng 12 giờ sau đó. Phương pháp này được thực hiện tại Bệnh xá Thú Y
và theo dõi các chỉ tiêu trong Bảng 3.8, trang 51 (băng giấy thử URS10 của
Tập đoàn ACON Laboratories Inc).

Hình 3.4: Dãy 5 mức hàm lượng đường trong nước tiểu
(Nguồn: Casella et al., 2003)

Phần 2: Soi tươi cặn nước tiểu


Lấy 5 ml nước tiểu cho vào ống nghiệm, ly tâm trong vòng 5 phút ở tốc
độ 1000 vòng/phút, chắt lấy cặn nước tiểu, nhỏ một giọt cặn lên lame sạch,
đậy lamelle lên giọt cặn nước tiểu với mục đích bảo quản mẫu và làm tăng
tính chiết quang. Mẫu được đọc dưới kính hiển vi quang học với độ phóng đại
X40 và X100. Mẫu được phân tích mẫu ngay sau khi lấy mẫu là tốt nhất, nếu
phải bảo quản nên trữ mẫu ở môi trường 40C và phân tích trong vòng 12 giờ
sau đó. Phương pháp này được thực hiện tại Bệnh xá Thú y. Theo dõi các chỉ
tiêu trong Bảng 3.9, trang 51.

52
- Xét nghiệm máu
Máu được lấy trực tiếp từ tĩnh mạch chân trước thú sống bằng bơm tiêm
vô trùng, lượng máu cần lấy tối thiểu 4 ml và được chia làm 2 phần để phân
tích. Nên phân tích mẫu ngay sau khi lấy mẫu, nếu phải bảo quản thì phải trữ
máu ở 40C và phân tích trong vòng 12 giờ sau đó.
Phần 1: Cho khoảng 2 ml máu vào ống nghiệm chứa dung dịch kháng
đông EDTA để phân tích các chỉ tiêu sinh lý máu và định lượng HbA1c Xét
nghiệm này được thực hiện tại Khoa Xét nghiệm, bệnh viện 121 và theo dõi
những chỉ tiêu HbA1c, số lượng (SL) hồng cầu, SL bạch cầu, SL tiểu cầu.
Phần 2: Lượng máu còn lại cho vào ống nghiệm với chất kháng đông
Heparine, ly tâm 15 phút với tốc độ 3.000 vòng/phút, chắt lấy huyết tương để
phân tích mẫu tại Khoa Xét nghiệm, bệnh viện 121 và theo dõi với các chỉ tiêu
bao gồm urê, creatinine.
d. Chỉ tiêu theo dõi
+ Tỷ lệ bệnh lý thận trên chó tiểu đường (%)
+ Mối liên quan giữa bệnh lý thận và bệnh tiểu đường thiếu insulin và
tiểu đường kháng insulin trên chó
D. Biến chứng bệnh gan trên chó tiểu đường
a. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh gan trên chó bằng phương pháp xét
nghiệm máu
Chẩn đoán bệnh gan trên chó bằng phương pháp xét nghiệm máu dựa
theo tiêu chuẩn của The Merck (2010) được thể hiện trong Bảng 3.11.Bảng
3.11: Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh gan

Chỉ tiêu Sinh lý Bệnh gan


Hồng cầu 5,5-8,5 (106/mm3) Bình thường hoặc giảm
Bạch cầu 6-17 (103/mm3) Giảm, bình thường hoặc tăng
Tiểu cầu 170-400 (109/L) Giảm hoặc bình thường
SGOT 8,9-487,5 U/L Tăng nhẹ hoặc tăng
SGPT 8,2-57,3 U/L Tăng cao
Proein 55,1-75,2 mmol/L Giảm, bình thường
Albumin 25,8-39,7 g/L Giảm, bình thường

53
b. Phương pháp thực hiện

Lấy máu và làm xét nghiệm giống như phần biến chứng trên thận chó
tiểu đường ở mục c trang 48 và theo dõi các chỉ tiêu trong Bảng 3.11.
c. Chỉ tiêu theo dõi
- Tỷ lệ bệnh gan trên chó tiểu đường (%)
- Mối liên quan giữa bệnh lý trên gan và bệnh tiểu đường thiếu insulin và
tiểu đường kháng insulin trên chó
E. Tiểu đường thể keton
a. Tiêu chuẩn chẩn đoán
Tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường thể keton theo Richard (2005); Reusch
et al. (2010); Davison (2012) được trình bày trong Bảng 3.12.
Bảng 3.12: Tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường thể keton
Đường huyết Lâm sàng Keton niệu
>250 mg/dL - Mất nước nghiêm trọng Dương tính
- Bỏ ăn, nôn ói
- Thở gấp, hơi thở có mùi trái cây
- Mệt mõi, lừ đừ, đôi khi hôn mê
b. Phương pháp tiến hành
- Xét nghiệm nước tiểu
+ Cách lấy nước tiểu giống như mục c trang 48
+ Xét nghiệm hàm lượng keton trong nước tiểu bằng giấy thử nước tiểu
ACON - URS10 (Urine Reagient strip) của Tập đoàn ACON Laboratories Inc,
Mỹ. Đo hàm lượng keton trong nước tiểu với 5 mức, mỗi mức tương ứng với
hàm lượng keton khác nhau.

Hình 3.5: Dãy 5 mức hàm lượng keton trong nước tiểu
(Nguồn: Sine at al., 2012)

54
Định lượng keton bằng que thử URS 10: Nhúng que URS 10 vào lọ nước
tiểu từ 1-2 giây, đọc kết quả sau 15 giây. Nếu thời gian đọc chậm hơn có thể
cho kết quả dương tính giả. Lưu ý tiến hành định lượng keton ngay sau khi lấy
mẫu vì keton bay hơi có thể cho kết quả âm tính giả.
b. Chỉ tiêu theo dõi
+ Tỷ lệ chó tiểu đường thể keton (%)
+ Mối liên hệ chó tiểu đường thể keton với tiểu đường thiếu insulin và
kháng insulin
3.4.4 Nội dung 4
Theo dõi hiệu quả điều trị tiểu đường trên chó.
3.4.4.1 Mục tiêu
Kiểm soát đường huyết cũng như các triệu chứng lâm sàng và ngăn ngừa
sự xuất hiện của các biến chứng trên chó mắc bệnh tiểu đường.
3.4.4.2 Bố trí khảo sát
a. Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn lựa đối tượng
- Một số chó trong nội dung 2 được bố trí thí nghiệm
- Chủ nuôi đồng ý tham gia và hợp tác nghiên cứu
- Chó được nuôi dưỡng tại thành phố Cần Thơ
Trong nghiên cứu này chọn lựa được 60 trường hợp có đường huyết cao
và chưa xuất hiện triệu chứng lâm sàng và 20 trường hợp xuất hiện triệu
chứng lâm sàng rõ ràng (ăn nhiều uống nhiều tiểu nhiều và sụt cân)
Trong 60 con chó chưa xuất hiện triệu chứng được ổn định đường huyết
bằng liệu pháp uống thuốc và được chia làm 2 nhóm để theo dõi:
+ Nhóm 1: Tổng số 30 con chó cho uống Metformin 500 mg với liều
khởi điểm là 5 mg/kgP.
+ Nhóm 2: Tổng số 30 con chó cho uống Diamicron 30 mg với liều khởi
điểm 3 mg/1kgP
Trong tổng số 20 con tiểu đường có triệu chứng lâm sàng rõ ràng được
ổn định đường huyết bằng insulin ngoại sinh Mixtard 30.

55
Bố trí thí thí nghiệm theo dõi hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường trên chó
được mô tả trong Bảng 3.13.
Bảng 3.13: Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Nhóm tiểu đường SL (con) Thuốc điều trị
Lâm sàng Thiếu insulin 12 Insulin, 0,3 UI/kgP tiêm dưới da
Kháng insulin 8 trước bữa ăn, 2 lần trong ngày,
mỗi lần cách nhau 6-8 giờ
Tiền lâm sàng Nhóm 1 30 Metformin 500 mg, 5 mg/KgP
uống trước bữa ăn sáng
Nhóm 2 30 Diamicron 3 mg/KgP uống trước
bữa ăn sáng
SL: số lượng

3.4.4.3 Quy trình theo dõi hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường trên
chó
Hiệu chỉnh liều thuốc điều trị khi hàm lượng đường huyết sau 8 giờ
không ăn nằm ngoài mức sinh lý bình thường (62-108 mg/dL) trong quá
trình điều trị trên từng cá thể. Hai trường hợp phải hiệu chỉnh liều như sau
(1) Giảm liều thuốc khi ĐH <62 mg/dL, con vật có triệu chứng hạ
đường huyết (đờ đẩn, lười vận động, thở gấp, hạ nhiệt, run rẩy, đi loạng
choạng, sùi bọt mép, co giật).
(2) Tăng liều thuốc khi ĐH chưa đạt mức sinh lý bình thường hoặc
không giảm hoặc tăng hơn so với thời điểm chẩn đoán ban đầu, triệu chứng
lâm sàng chưa được cải thiện. Liều insulin mỗi lần hiệu chỉnh dao động trong
khoảng từ 0,05-0,1 UI/kgP. Liều Metformin 500 mg mỗi lần hiệu chỉnh dao
động trong khoảng từ 1-2 mg/kgP, Liều Diamicron 30 mg mỗi lần hiệu chỉnh
dao động trong khoảng từ 0,5-1 mg/kgP.
Liều ổn định là liều được chọn lựa sau khi đã hiệu chỉnh để duy trì
trong suốt thời gian điều trị. Khi sử dụng liều này, ĐH đạt ở mức sinh lý bình
thường (62-108 mg/dL) hoặc mức chấp nhận được (108 < ĐH<180 mg/dL)
và triệu chứng lâm sàng được cải thiện rõ. Quy trình theo dõi hiệu quả điều
trị bệnh tiểu đường trên chó được thể hiện qua Bảng 3.14.

56
Bảng 3.14: Quy trình theo dõi hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường trên chó
Ngày Tiểu đường lâm sàng Tiểu đường TLS
LS ĐH HbA1c Insulin LS ĐH Thuốc điều trị
N0 x x x Chẩn đoán x x Chẩn đoán
N1 x x Liều khởi điểm x x Liều khởi điểm
N2 x x Hiệu chỉnh liều x x Hiệu chỉnh liều
N3 x x Hiệu chỉnh liều x x Hiệu chỉnh liều
N7 x x Hiệu chỉnh liều x x Hiệu chỉnh liều
N14 x x Hiệu chỉnh liều x x Hiệu chỉnh liều
N21 x x Liều ổn định x x Liều ổn định
N28 x x Liều ổn định x x Liều ổn định
N35 x x Liều ổn định x x Liều ổn định
N42 x x Liều ổn định x x Liều ổn định
N49 x x Liều ổn định x x Liều ổn định
N56 x x Liều ổn định x x Liều ổn định
N63 x x Liều ổn định x x Liều ổn định
N70 x x Liều ổn định x x Liều ổn định
N77 x x Liều ổn định x x Liều ổn định
N84 x x Liều ổn định x x Liều ổn định
N90 x x x Liều ổn định x x Liều ổn định
N: Ngày; LS: Lâm sàng; ĐH: Đường huyết; TLS: Tiền lâm sàng

3.4.3.5 Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả điều trị


Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường trên chó dựa theo
tiêu chuẩn đánh giá của The Merck Manual (2010) và AAHA (2010), được thể
hiện qua Bảng 3.15.
Bảng 3.15: Đánh giá hiệu quả điều trị
Mức độ Triệu chứng LS ĐH (mg/dl) HbA1C (%)
Kiểm soát ĐH tốt Không còn triệu 62-108 <6,4
chứng
Kiểm soát trung bình Giảm hoặc không >108-180 6,4≤HbA1c≤6,6
(ĐH tạm chấp nhận còn triệu chứng
được hoặc thuyên giảm)
Kểm soát ĐH kém Không giảm >180 >6,6
(*) Theo nội dung 1; LS: Lâm sàng, ĐH: Đường huyết

- Chỉ tiêu theo dõi:


+ Tỷ lệ kiểm soát đường huyết tốt, đường huyết tạm ổn, kiểm soát đường
huyết kém trên chó mắc bệnh tiểu đường của nhóm điều trị
+ So sánh hiệu quả trên từng phác đồ điều trị

57
3.4.3.6 Phương pháp pha loãng insulin
Trong 1ml mixtard 30 có chứa 100 UI insulin. Lấy 0,05 ml hổn dịch này
bằng bơm tiêm 1ml vô trùng, sau đó lấy thêm dung dịch NaCl 0,9%cho đủ thể
tích 1ml. Vậy 0,1 ml dung dịch sau pha loảng tương đương 0,5 UI insulin.
3.5 Phân tích thống kê
- Nhập số liệu, vẽ biểu đồ bằng phần mềm Microsoft Excel 2010

- Tính X ±SD cho các chỉ tiêu glucose, HbA1c, insulin. Từ đó, xác định
các hằng số trong khoảng X ± 2SD. Khoảng X ±2SD được xem là trị số của
thú bình thường (Trần Thị Dân, 2007)
- Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố về gống, tuổi, giới tính, trọng lượng
trong các giá trị trung bình của hằng số sinh hóa glucose, HbA1c và insulin
trên chó khỏe mạnh và chó tiểu đường bằng ANOVA, sử dụng One Way
Analysis of Variance để phân tích và so sánh trong phần mềm Minitab 16.0
- Các chỉ tiêu sinh lý máu, sinh hóa máu, sinh lý, sinh hóa nước tiểu
được trình bày dưới dạng X ± SD
- Khảo sát các yếu tố liên quan đến bệnh tiểu đường bao gồm nhóm tuổi,
nhóm trọng lượng, nhóm giống và giới tính, mối liên giữa các biến chứng trên
chó tiểu đường bằng phép trắc nghiệm χ2 trong phần mềm Minitab 16.0

58
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Xác định hằng số sinh hóa glucose, glycohemoglobin (HbA1c) và
insulin trong máu chó khỏe
4.1.1 Giá trị trung bình chung của hằng số sinh hóa glucose,
glycohemoglobin (HbA1c) và insulin trên chó khỏe
Các giá trị trung bình chung của hằng số sinh hóa glucose, HbA1c và
insulin trên chó khỏe được trình bày trong Bảng 4.1.
Bảng 4.1: Trung bình chung của hằng số sinh hóa glucose, HbA1c và insulin trên chó
khỏe
Chỉ tiêu SLKS (con) Khoảng đối chiếu
Glucose* (mg/dL) 480 84,92±11,62 61,68-108,16
Glucose** (mg/dL) 480 95,85±12,94 69,97-120,88
HbA1c (%) 480 4,36±0,825 2,72-6,01
Insulin (µIU/mL) 480 12,56±3,77 5,02-20,01
(*): Gucose trong mao mạch, (**): Glucose trong huyết tương, Khoảng đối chiếu (hằng số) được tính
từ ; SLKS: Số lượng khảo sát

Bảng 4.1 thể hiện, giá trị trung bình chung của hàm lượng glucose
trong máu ngoại vi trên chó khỏe là 84,92 mg/dL dao động trong khoảng
61,68-108,16 mg/dL. Trị số glucose khá phù hợp với kết quả nghiên cứu
của Fall (2009) và The Mecrk (2010) là (62-108 mg/dL). Vì thế, trong
nghiên cứu này hằng số sinh lý của hàm lượng glucose trong máu ngoại vi
trên chó khỏe mạnh có trị số dao động trong khoảng 62-108 mg/dL.
Giá trị trung bình của hàm lượng glucose trong huyết tương trên chó
khỏe mạnh là 95,85 mg/dL, dao động trong khoảng 69,97-120,88 mg/dL.
Trị số tối thiểu của glucose cao hơn kết quả nghiên cứu của Huỳnh Thị
Bạch Yến (2006), nhưng ở trị số tối đa thì khá tương đương (39-121
mg/dL). Tuy nhiên, trị số glucose trong huyết tương khá phù hợp với trị số
glucose được công bố trong The Merck Manual (2010) và AAHA (2010)
lần lượt là 76-119 mg/dL và 70-120 mg/dL.
Giá trị trung bình của HbA1c trên chó khỏe là 4,36% và dao động
trong khoảng 2,72-6%. Kết quả này khá phù hợp với kết quả của Hasegawa
(1991), tác giả và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu vào năm 1991 bằng cách
sử dụng phương pháp HPLC (sắc ký lỏng cao áp) để đo HbA1c trên 38 con
chó bình thường với kết quả là HbA1c dao động trong khoảng (2,6-6,41%).
Kết quả này hơi khác với kết quả nghiên cứu của Catchpole et al. (2008),

59
tác giả đã thiết kế một máy (HbA1c Now) để đo nồng độ HbA1c trong máu
chó. Các mẫu máu được thu thập từ 50 con chó bình thường với kết quả cho
thấy chỉ số HbA1c trên chó bình thường dao động trong khoảng 3,7-5,6%,
trung bình 4,7%. Sự khác biệt này có thể do khác nhau phương pháp định
lượng mẫu (Đỗ Đình Hồ, 2005; John et al., 2007; Fall, 2009).
HbA1c là một thông số hàng đầu dùng để kiểm soát glucose máu và là
một tiêu chí quan trọng trong chẩn đoán bệnh tiểu đường (Catchpole et al.,
2008; Malin, 2010). Trên nhân y hiện nay chọn ngưỡng HbA1c ≥6,5%
(American Diabetes Association, 2011). Trong nghiên cứu này, kết quả kiến
nghị hằng số sinh hóa HbA1c trong máu chó khỏe mạnh có giá trị trung
bình là 4,36% với trị số dao động trong khoảng 2,7-6,0%.
Giá trị trung bình chung của hoạt lực insulin trên chó khỏe là 12,56
µIU/mL và biến động trong khoảng 5,02-20,01 µIU/mL. Trị số tối đa của
insulin thấp hơn kết quả của Malin (2010) là 5 đơn vị. Tác giả đã thu thập
mẫu huyết thanh trên những chó khỏe và định lượng insulin tại phòng thí
nghiệm bệnh viện Thú Y của Khoa Thú y, trường Đại học Nông Nghiệp
Thụy Điển (SLU) với kết quả trị số insulin trên chó khỏe nằm trong khoảng
giới hạn 5-25 µIU/mL. Tuy nhiên, nó khá phù hợp với một nghiên cứu của
Ron Hines (2013), tác giả đã tổng hợp một số bài báo từ năm 2012-2013 về
các chỉ tiêu sinh lý trên chó và mèo, các mẫu máu được lấy từ các thú cưng
khỏe mạnh và gửi đến phòng thí nghiệm quốc gia để phân tích với kết quả
là trị số insulin trên chó khỏe nằm trong khoảng 5-20 µIU/ml. Ngoài ra,
Tobin (1999) cho rằng nồng độ insulin lúc đói ở chó là 5-20 µU/ml.
4.1.2 Giá trị trung bình chung của hằng số sinh hóa glucose,
insulin và HbA1c trên chó khỏe theo nhóm giống
Các giá trị trung bình chung của hằng số sinh hóa glucose, insulin và
HbA1c trên chó khỏe theo nhóm giống chó được trình bày trong Bảng 4.2.
Từ Bảng 4.2 cho thấy, giá trị trung bình của glucose trên chó nội là
84,91 mg/dL thấp hơn trên chó ngoại (85,03 mg/dL), hai tỷ lệ này khác
nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả này cũng phù hợp với
kết quả của Malin (2010), tác giả nhận định rằng nồng độ đường trong máu
không phụ thuộc vào nhóm giống.

60
Bảng 4.2: Trung bình chung của glucocse, HbA1c và insulin trên chó khỏe theo
nhóm giống
Chỉ tiêu Nhóm giống SL khảo sát (con)
Glucose (mg/dL) Nội 240 84,91±11,87
Ngoại 240 85,03±12,07
HbA1c (%) Nội 240 4,40±0,84
Ngoại 240 4,38±0,82
Insulin (µIU/mL) Nội 240 12,53±3,64
Ngoại 240 12,61±4,06
SL: Số lượng

Giá trị trung bình của HbA1c trên nhóm giống chó nội là 4,40% cao
hơn trên nhóm giống chó ngoại 4,38%, hai tỷ lệ này khác nhau không có ý
nghĩa thống kê (P>0,05). Hiện nay chưa tìm thấy kết quả nào khác để so
sánh nồng độ HbA1c trong máu của giống chó. Tuy nhiên, HbA1c phụ
thuộc vào nồng độ glucose trong máu (Catchpole, 2008; American Diabetes
Association, 2011). HbA1c hình thành khi hemoglobin bị glycosyl hóa
(Glycosylate). Nghĩa là hồng cầu gắn vào hemoglobin không cần xúc tác
của enzyme khi hồng cầu tiếp xúc với glucose. Trong máu HbA chiếm
khoảng 97-98%, HbA2 chiếm khoảng 2,5% và HbF khoảng 0,5%. HbA gắn
với glucose tại đoạn cuối với amino acid valin của chuỗi β.
Giá trị trung bình của insulin trên nhóm giống chó nội là 12,53
µIU/mL thấp hơn giống chó ngoại (12,61 µIU/mL) và không khác biệt về
mặt thống kê (P>0,05). Kết quả này khá phù hợp với nhận định của Hine,
2013, tác giả cho rằng hoạt lực insulin trên chó khỏe mạnh hoàn toàn không
phụ thuộc vào nhóm giống.
4.1.3 Giá trị trung bình chung của hằng số sinh hóa glucose,
glycohemoglobin (HbA1c) và insulin trên chó khỏe theo giới tính
Các giá trị trung bình chung của hằng số sinh hóa glucose, HbA1c và
insulin trên chó khỏe theo giới tính được trình bày trong Bảng 4.3.
Bảng 4.3: Trung bình chung của HbA1c và insulin trên chó theo giới tính
Chỉ tiêu Giới tính SL khảo sát (con)
Glucose (mg/dL) Đực 240 83,76±11,51
Cái 240 84,16±11,01
HbA1c (%) Đực 240 4,19±0,84
Cái 240 4,35±0,82
Insulin (µIU/mL) Đực 240 12,17±4,62
Cái 240 12,97±3,65
SL: Số lượng

61
Kết quả Bảng 4.3 cho thấy, giá trị trung bình của HbA1c trên chó cái
là 4,35% cao hơn trên chó đực (4,19%). Tuy nhiên, hai giá trị khác nhau
không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả này khá phù hợp với kết quả
nghiên cứu Marca and Loste (2000), tác giả đã định lượng HbA1c trên 86
con chó khỏe mạnh và kết luận rằng HbA1c không phụ thuộc vào giới tính.
Giá trị trung bình của glucose trên chó đực là 83,76 mg/dL thấp hơn
chó cái (84,16 mg/dL) và giá trị trung bình insulin trên chó đực là 12,17
µIU/mL thấp hơn chó cái (12,97 µIU/mL). Bởi vì chó cái có những thay đổi
về kích thích tố sinh sản trong quá trình động dục có thể gây kháng insulin
tạm thời làm tăng glucose trong máu ở một giai đoạn nhất định (Vosough,
2003). Thêm vào đó, Fall (2007), cũng cho rằng mức progesterone nội sinh
trên chó cái tăng cao trong quá trình động dục có thể dẫn đến hàm lượng
hormone tăng trưởng có nguồn gốc tuyến vú tăng cao, từ đó làm tăng sự đề
kháng insulin dẫn đến tăng insulin trong máu. Về mặt sinh lý insulin là
hormone do tế bào β của tuyến tụy tiết ra chủ yếu để phản ứng với glucose,
giúp vận chuyển glucose từ thức ăn vào các tế bào dùng làm năng lượng.
Tuy nhiên sự sai khác giá trị trung bình của glucose và insulin trên chó cái
và chó đực không có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0,05). Vì vậy, hàm lượng
glucose máu, nồng độ HbA1c và hoạt lực insulin trên chó khỏe không phụ
thuộc vào giới tính. Kết quả này phù hợp với nhận định của Malin (2010),
tác giả cho rằng trên chó khỏe mạnh bình thường, hầu như giới tính không
ảnh hưởng đến sự tiết insulin.
4.1.4 Giá trị trung bình chung của hằng số sinh hóa glucose
glycohemoglobin (HbA1c) và insulin trên chó khỏe theo tuổi
Lứa tuổi là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến tình
trạng sức khỏe cũng như bệnh tật của chó. Giá trị trung bình của glucose,
HbA1c và insulin theo độ tuổi được trình bày trong Bảng 4.4.
Bảng 4.4 cho thấy, nhóm I (Tuổi <1) có giá trị trung bình glucose
83,47 mg/dL, nhóm tuổi II (1≤ Tuổi ≤4) với giá trị trung bình của glucose
là 83,25 mg/dlL, nhóm tuổi III (4< Tuổi ≤7) là 85,00 mg/dL, nhóm chó có
độ tuổi lớn, nhóm IV (>7 năm) có hàm lượng glucose trong máu cao nhất
92,05 mg/dL. Điều này có thể do quá trình tổng hợp và thoái hóa glycogen
ở gan và cơ xảy ra chậm trong nhóm chó này. Glucose vào máu qua hai cơ
chế: Hấp thu từ ruột non thông qua sự tiêu hóa thức ăn và quá trình thoái
hóa glycogen, sự đồng phân fructose, galactose và tân sinh đường từ acid

62
amin. Tiến trình hấp thu thay đổi theo mức độ hoạt động của thyroxine và
hormone ở bộ máy tiêu hóa. Tất cả các điều kiện tác động lên tiến trình tiêu
hóa của dạ dày ruột điều ảnh hưởng đến hấp thu glucose. Gan là nguồn
cung cấp chính để duy trì hàm lượng glucose trong máu. Epinephrin và
glucagon thúc đẩy phóng thích glucose từ glycogen. Glucocorticoid thúc
đẩy quá trình tân sinh glucose, đối kháng với tác động giảm glucose máu
của insulin. Tất cả các mô bào cùng sử dụng glucose đều đặn trong quá
trình tạo năng lượng, trong quá trình chuyển đổi thành sản phẩm khác
(glycogen, pentose, mỡ hay acid amin). Vì thế glucose chuyển từ dòng máu
ra được điều khiển bởi tốc độ sử dụng glucose ở mô bào vào tất cả các thời
điểm. Insulin làm tăng tốc độ sử dụng glucose bằng cách vận chuyển vào
bắp cơ hoặc mô mỡ hoặc phosphoryl hóa ở gan (Đỗ Trung Quân, 2013).
Tuy nhiên, các giá trị glucose trên chó khỏe mạnh theo nhóm tuổi khác
nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Bảng 4.4: Giá trị trung bình hằng số glucose, HbA1c và insulin trên chó khỏe theo
nhóm tuổi
Chỉ tiêu Nhóm tuổi (năm) SL khảo sát (con)
Glucose (mg/dL) I (Tuổi <1) 120 83,47±12,62
II (1≤ Tuổi ≤4) 120 83,25±11,65
III (4< Tuổi ≤7) 120 85,00±11,76
IV (Tuổi >7) 120 92,05±12,15
HbA1c (%) I (Tuổi <1) 120 4,36±1,02
II (1≤ Tuổi ≤4) 120 4,17±0,84
III (4< Tuổi ≤7) 120 4,27±0,82
IV (Tuổi > 7) 120 4,44±0,85
Insulin (µIU/mL) I (Tuổi <1) 120 13,40±3,51
II (1≤ Tuổi ≤4) 120 12,52±4,09
III (4< Tuổi ≤7) 120 12,58±3,73
IV (Tuổi >7) 120 11,80±3,95
SL: Số lượng

Giá trị trung bình HbA1c tăng dần theo độ tuổi và cao nhất ở nhóm
chó già, chó lớn hơn 7 năm tuổi (4,54±1,02). HbA1c phản ánh mức glucose
máu trong vòng trên dưới 8 tuần trước khi đo vì thế nồng độ HbA1c cao khi
lượng đường trong máu tăng cao kéo dài trong suốt khoảng thời gian 2
tháng (American Diabetes Association, 2011). Tuy nhiên, các giá trị trung
bình của HbA1c theo nhóm tuổi trên chó khác nhau không có ý nghĩa về
mặt thống kê (P>0,05). Kết quả này phù hợp với nhận định của Catchpole
et al., 2008, tác giả cho rằng HbA1c không phụ thuộc vào độ tuổi của chó.

63
Khác với giá trị của HbA1c, giá trị trung bình của hoạt lực insulin trên
chó khỏe giảm dần theo độ tuổi, cụ thể như sau nhóm chó có độ tuổi I (<1
năm tuổi) giá trị trung là 13,40 µIU/mL; nhóm chó có độ tuổi II (1≤ Tuổi
≤4) là 12,58; nhóm chó III (4< Tuổi ≤7) là 12,52 µIU/mL và nhóm chó >7
năm tuổi có giá trị insulin trung bình thấp nhất là 11,8 µIU/mL. Bởi lẽ, chó
càng già sức đề kháng càng kém dễ phát sinh bệnh nhất là sự rối loạn
chuyển hóa carbohydrate trong gan. Hơn nữa, chó càng già thì sự thoái hóa
về cấu trúc và suy giảm về chức năng của tế bào nói chung, tế bào β của
tuyến tụy nói riêng và làm giảm xuất tiết insulin, đồng thời làm giảm độ
nhạy của thụ thể tế bào đích với insulin dẫn đến suy yếu chức năng tiết
insulin vào máu (Richard et al., 2005). Tuy nhiên, sự khác biệt các giá trị
trung bình của hoạt lực insulin trên chó giữa các nhóm tuổi khác nhau
không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả này cũng khá phù hợp với
nhận định của Ron Hine (2013)
4.1.5 Giá trị trung bình của glucose, HbA1c và insulin trên chó
khỏe theo nhóm trọng lượng
Các giá trị trung bình nồng độ hằng số glucose, HbA1c và insulin trên
chó khỏe theo nhóm trọng lượng được trình bày trong Bảng 4.5.
Bảng 4.5: Trung bình nồng độ hằng số glucose, HbA1c và insulin trên chó khỏe
theo nhóm trọng lượng
Chỉ tiêu Trọng lượng (Kg) SLkhảo sát (con)
Glucose (mg/dL) A (TL <9) 160 83,95±12,45
B (9 < TL ≤ 20) 160 85,41±11,86
C (TL >20) 160 85,46±11,24
HbA1c (%) A (TL < 9) 160 4,3±0,86
B (9< TL ≤ 20) 160 4,28±0,91
C (TL >20) 160 4,44±0,84
Insulin (µIU/mL) A (TL <9) 160 12,18±4,02
B (9< TL ≤ 20) 160 12,74±4,14
C (TL >20) 160 12,79±3,6
SL: Số lượng; TL: Trọng lượng

Giá trị trung bình glucose trong nhóm trọng lượng A là 83,95 mg/dL,
nhóm B là 85,41 mg/dL, 85,46 mg/dL giá trị trung bình của glucose trên
nhóm chó có trọng lượng C. Các giá trị trung bình này khác nhau không
có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả này phù hợp với nhận định của

64
Malin (2010), tác giả cho rằng hàm lượng glucose trên máu ngoại vi của
chó không phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể chó.
Thuật ngữ HbA1c dùng để chỉ hemoglobin (Hb) bị glycosyl hóa
(Glycosylate). Hồng cầu trong quá trình lưu hành làm chức năng hô
hấp có một tỷ lệ nhỏ Hb sẽ gắn kết với glucose máu để tạo nên phân tử
HbA1c. Glucose có thể liên kết với Hb trong máu ở bất kỳ thời gian nào
trong suốt đời sống của hồng cầu (Bunn et al., 1978), quá trình liên kết
này là không thể đảo ngược và tỉ lệ HbA1c sẽ tăng lên theo lượng đường
trong máu (American Diabetes Association, 2011).
Giá trị trung bình của HbA1c trên nhóm chó có trọng lượng nhỏ,
nhóm A là 4,3 %, nhóm B là 4,28 %, nhóm C là 4,44%. Giá trị trung bình
của HbA1c giữa các nhóm trọng lượng khác nhau không có ý nghĩa thống
kê (P>0,05). Vì vậy HbA1c trên chó khỏe không phụ thuộc vào trọng
lượng của chó (Catchpole et al., 2008).
Insulin là một hormone được tiết ra ở tế bào ß của đảo tụy, khi lượng
đường trong máu tăng thì kích thích tuyến tụy tiết insulin để giúp tế bào
đích hấp thu năng lượng. Quá trình tiết của insulin diễn ra trong cơ thể rất
nhịp nhàng thông qua các chất chuyên chở GLUT2, GLUT4 và tỷ số năng
lượng ATP/ADP (Rutter, 2001; Richardson, 2007). Nồng độ insulin trung
bình trong máu khi đói là 10 µIU/mL. Thông thường, nồng độ insulin
ngoại vi tăng lên sau ăn 8-10 phút, đạt đỉnh cao sau 30-45 phút và trở về
giá trị cơ bản bình thường sau 90-120 phút (Đỗ Trung Quân, 2013).
Giá trị trung bình của insulin nhóm chó trọng lượng A là 12,18
µIU/mL, nhóm chó trọng lượng trung bình B là 12,74 µIU/mL và nhóm có
trọng lượng lớn nhóm C có giá trị trung bình của insulin là 12,79 µIU/mL.
Mẫu máu để định lượng hoạt lực insulin trên chó khỏe mạnh được lấy khi
chó bị nhịn đói (sau 8 giờ không ăn) nên giá trị trung bình của insulin giữa
3 nhóm trọng lượng chó khỏe ít thay đổi. Các giá trị này khác nhau không
có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Vì vậy, hoạt lực insulin không phụ thuộc
vào nhóm trọng lượng trên chó khỏe mạnh.
4.1.6 Xác định giá trị sinh hóa glycohemoglobin (HbA1c) và
insulin trong máu chó tiểu đường
Các giá trị sinh hóa glycosylated hemoglobin (HbA1c) và insulin
trong máu chó tiểu đường được trình bày trong Bảng 4.6.

65
Bảng 4.6: Trung bình hằng số glucose, HbA1c và insulin trên chó tiểu đường theo
nhóm hàm lượng đường huyết
Mức đường SLKS HbA1c (%) Insulin (µIU/mL)
huyết (con) ĐBĐ ĐBĐ
108 < ĐH < 180 20 5,2-6,3 5,36a±0,64 5-14 9,72b±3,53
180 ≤ ĐH ≤ 250 10 6,4-7,3 6,77b±0,59 2,4-25 13,74a±10,73
ĐH > 250 10 6,6-10 7,48b±1,18 2,01-28 12,12b±11,74
Các giá trị mang chữ cái khác nhau trong cùng một cột sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
a,b

SLKS: Số lượng khảo sát; ĐBĐ: Độ biến động

Bảng 4.6 thể hiện, giá trị trung bình của HbA1c tỷ lệ thuận với nồng
độ đường trong máu. Thực tế cho thấy, giá trị trung bình của HbA1c của 20
con chó trong nhóm đường huyết (108< ĐH <180 mg/dL) là 5,36% và dao
động trong khoảng 5,2-6,3%. Cả 20 trường hợp này chưa xuất hiện triệu
chứng lâm sàng đặc trưng của bệnh tiểu đường (tiểu đường tiền lâm sàng)
phần lớn chúng được phát hiện tiểu đường khi được chỉ định xét nghiệm
thăm dò bệnh khác. Có thể nói, những trường hợp này đang ở giai đoạn đầu
của bệnh tiểu đường nên thời gian để glucose gắn vào hemoglobin (Hb)
ngắn (Davison, 2003; Catchpole et al., 2008; Malin, 2010).
Trong nhóm đường huyết (180≤ ĐH ≤250 mg/dL), giá trị trung bình
của HbA1c là 6,77% và giá trị trung bình của HbA1c trong nhóm đường
huyết (ĐH >250 mg/dL) là 7,48%. Số chó trong 2 nhóm đường huyết này
đều xuất hiện triệu chứng lâm sàng rõ ràng nên giá trị trung bình của 2
nhóm này không thể hiện tính khác biệt với P>0,05. Tuy nhiên, chúng khác
biệt rất có ý nghĩa thống kê (P<0,01) với nhóm đường huyết (108≤ ĐH
≤180 mg/dL) - nhóm tiểu đường tiền lâm sàng. Vì vậy, nồng độ HbA1c phụ
thuộc hoàn toàn vào nồng độ đường huyết. American Diabetes Association
(2011) cũng khẳng định rằng, sự hình thành HbA1c xảy ra chậm 0,05%
trong ngày và tồn tại suốt trong đời sống hồng cầu (120 ngày), thay đổi sớm
nhất trong vòng 4 tuần, quá trình liên kết này là không thể đảo ngược và tỉ
lệ Hb bị Glycosyl hóa sẽ tăng lên theo hàm lượng đường trong máu. Kết
quả nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả của Mahaffey (1982), tác giả
tiến hành thí nghiệm tại bộ môn Nội khoa Thú Y của trường Cao đẳng
Chăn nuôi - Thú y Nippon, Tokyo, Nhật Bản. Tác giả đã đo
glycohemoglobin (HbA1c) trên 40 con chó tiểu đường của 16 phòng mạch
Thú Y trên 3 mức đường huyết khác nhau. Kết quả là giá trị trung bình của
HbA1c trong 3 nhóm tương ứng 5,62%, 6,43%, 9,63%. Giá trị HbA1c của

66
nhóm 1 khác nhau rất có ý nghĩa thống kê với nhóm 2 và 3 (P<0,05). Tác
giả khẳng định rằng HbA1c rất có giá trị trong chẩn đoán bệnh tiểu đường
và theo dõi hiệu quả điều trị của bệnh tiểu đường trên chó.
Giá trị trung bình của insulin trong nhóm đường huyết (108< ĐH
<180 mg/dL) là 9,72 µIU/mL; trong nhóm đường huyết (180≤ ĐH ≤250
mg/dL) có giá trị trung bình của insulin là 10,74 µIU/mL; trong nhóm
đường huyết (ĐH >250 mg/dL) nồng độ trung bình của insulin là 12,12%.
Điều này thể hiện giá trị trung bình của insulin trên chó tiểu đường còn nằm
trong giới hạn sinh lý insulin bình thường (5-20 µIU/mL) và tăng dần theo
nồng độ đường trong máu. Tuy nhiên sự khác biệt của giá trị này là không
có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Insulin trong nhóm chó tiểu đường tiền lâm
sàng có hoạt lực dao đông trong (5-14 µIU/mL) và còn trong giới hạn sinh
lý insulin bình thường (5-20 µIU/mL). Kết quả này khá phù hợp với nhận
định của Đỗ Trung Quân (2013), tác giả cho rằng giai đoạn đầu của bệnh
tiểu đường quá trình tiết insulin hầu như rất ít thay đổi.
Trong hai nhóm đường huyết (180≤ ĐH ≤250 mg/dL) và (ĐH >250
mg/dL) thuộc nhóm chó tiểu đường lâm sàng nên hoạt lực insulin nằm
trong khoảng dao động rất khác so với mức sinh lý bình thường (5-20
µIU/mL) và độ lệch (SD) cũng rất lớn. Nhóm đường huyết (180≤ ĐH ≤250
mg/dL) có hoạt lực insulin dao động trong khoảng 2,4-25 mg/dL và SD là
10,73 mg/dL. Nhóm đường huyết (ĐH >250 mg/dL) có hoạt lực insulin dao
động trong khoảng 2.01-28 mg/dL và SD là 11,47 mg/dL. Theo AAHA
(2010) ở mức đường huyết cao (ĐH >250 mg/dL), con thú đã xuất hiện dấu
hiệu toàn thân chẳng hạn như chán ăn, mất nước, ói mửa, có thể hôn mê,
suy nhược, thể trạng kém gây rối loạn quá trình tiết insulin. Kết quả này
khá phù hợp với Porte and Kahn (1995), tác giả cho rằng rối loạn tiết
insulin do suy chức năng tế bào β của tuyến tụy; ở giai đoạn đầu của sự
tăng glucose trong máu thì nồng độ insulin trong máu tăng hoặc bình
thường, đến giai đoạn sau khi glucose trong máu lớn hơn 180 mg/dl (10
mmol/L) các rối loạn chức năng tiết insulin của tế bào β thể hiện rõ rệt. Khi
glucose trong máu tăng insulin được tiết ra rất chậm so với mức đường
huyết. Nếu glucose máu tiếp tục tăng, lượng insulin lúc này không những
không tăng mà sẽ giảm xuống từ từ.
Trong hai nhóm đường huyết (180≤ ĐH ≤250 mg/dL) và (ĐH >250
mg/dL) xuất hiện 8 trường hợp có hoạt lực insulin rất thấp (2,1-4,8

67
µIU/mL) thấp hơn mức sinh lý bình thường (5-20 µIU/mL). Những trường
hợp này có thể do giảm tiết insulin của hư hại tế bào β ở đảo tụy; 4 trường
hợp có hoạt lực insulin ở mức sinh lý bình thường dao động trong khoảng
12-20 mg/dL; 8 trường hợp có hoạt lực insulin ở mức cao hơn mức sinh lý
bình thường dao động trong khoảng 21-28 mg/dL. Những trường hợp này
có thể do kháng insulin, lúc này tế bào β hoạt động khác thường dẫn đến
lượng insulin toàn phần có thể tăng hoặc bình thường (Richard, 2005).
4.1.7 So sánh giá trị trung bình của glycohemoglobin (HbA1c) trên
chó khỏe và chó tiểu đường
Các giá trị trung bình của glycosylated hemoglobin (HbA1c) trên chó
khỏe và chó tiểu đường được trình bày trong Bảng 4.7.
Bảng 4.7: Giá trị trung bình của glycosylated hemoglobin (HbA1c) trên chó khỏe và
chó tiểu đường
Chỉ tiêu HbA1c
Số lượng khảo sát Độ biến động
(con)
Chó khỏe 480 2,7- 6(*) 4,36a±0,83
Chó tiểu đường tiền lâm sàng 20 5,2-6,3 5,36b±0,64
Chó tiểu đường lâm sàng 20 6,4-10 7,13c±0,98
a,b,c
Các giá trị mang chữ cái khác nhau trong cùng một cột sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
(*) Hằng số

Bảng 4.7 thể hiện, giá trị trung bình của HbA1c trên chó khỏe là
4,36% và dao động trong khoảng 2,72-6%; trên chó tiểu đường tiền lâm
sàng 5,36% và dao động trong khoảng 5,2-6,3%; trên chó tiểu đường lâm
sàng 7,13% và dao động trong khoảng 6,4-10%. Những giá trị trung bình
này khác nhau rất có ý nghĩa thống kê (P<0,01). HbA1c có thể được xem
xét để sử dụng trong xét nghiệm sàng lọc cho bệnh tiểu đường ở chó và thử
nghiệm lâm sàng để theo dõi kiểm soát và đánh giá các phản ứng của động
vật mắc bệnh tiểu đường để điều trị.
Kết quả khá phù hợp với nghiên cứu của Wood and Smith (1980), tác
giả tiến hành xét nghiệm HbA1c bằng sắc ký lỏng trên 7 con chó bình
thường và 7 con chó mắc bệnh tiểu đường. Kết quả chó mắc tiểu đường có
HbA1c cao hơn so với chó khỏe (P<0,001). Một nghiên cứu của Hasegawa
(1991), tác giả cho rằng các giá trị trung bình của chỉ số HbA1c trên chó
tiểu đường cao hơn đáng kể so với những chó khỏe và khác nhau rất có ý

68
nghĩa thống kê với (P<0,01). Tác giả cho rằng ưu điểm của phương pháp
này là để chẩn đoán và theo dõi hiệu quả của liệu pháp insulin trong điều trị
bệnh tiểu đường trên chó. Elliott et al. (1997) cũng sử dụng phương pháp
HPLC để xét nghiệm HbA1C và kết luận rằng: Trung bình HbA1c trên chó
khỏe là 3,3±0,8% và trên chó tiểu đường 7,3±1,8%. Giá trị trung bình của
hai nhóm chó này khác nhau rất có ý nghĩa thống kê (P<0,01). Thêm vào
đó, Marca and Loste (2003), cũng cho rằng HbA1c phụ thuộc và nồng độ
đường huyết trên chó. Catchpole et al., (2008) đã tiến hành định lượng
HbA1c trên 112 con chó bị tiểu đường và tác giả kết luận rằng chỉ số
HbA1c trên chó tiểu đường dao động trong khoảng 4,9-13,0%, trung bình
9,3%. Tác giả cũng khẳng định HbA1c là chỉ tiêu hàng đầu để chẩn đoán và
đánh giá hiệu quả điều trị tiểu đường trên chó.
4.1.8 Tóm lại
Qua quá trình khảo sát và phân tích kết quả bước đầu cho thấy
- Hằng số nồng độ glucose trong máu mao mạch của chó khỏe mạnh là
62-108 mg/dL.
- Hằng số nồng độ glucose trong huyết tương của chó khỏe mạnh là
70-121 mg/dL.
- Hằng số nồng độ sinh hóa glycohemoglobin (HbA1c) trong máu của
chó khỏe mạnh là 2,7-6,0% và nồng độ HbA1c không phụ thuộc vào nhóm
giống, nhóm tuổi, nhóm trọng lượng và giới tính (P>0,05).
- Nồng độ HbA1c trên chó tiểu đường tiền lâm sàng dao động trong
khoảng 5,2-6,3% và trên chó tiểu đường lâm sàng là 6,4-10%
- Nồng độ HbA1c khác nhau rất có ý nghĩa thống kê (P<0,01) giữa
nhóm chó khỏe mạnh, nhóm chó tiểu đường tiền lâm sàng và nhóm chó tiểu
đường lâm sàng.
- Giá trị HbA1c trong khoảng 5,2-6,3%: tiểu đường tiền lâm sàng,
mức nguy cơ bệnh tiểu đường.
- Ngưỡng HbA1c ≥6,4%
- Hằng số hoạt lực insulin trong huyết thanh của chó khỏe là 5-20
µIU/mL
- Hoạt lực insulin trong huyết thanh chó khỏe không phụ thuộc vào
nhóm giống, nhóm tuổi, nhóm trọng lượng và giới tính (P>0,05).
- Hoạt lực insulin trên chó tiểu đường tiền lâm sàng có giá trị trung
bình dao động trong khoảng sinh lý bình thường 5-14 µIU/mL.

69
- Hoạt lực insulin trên chó tiểu đường lâm sàng dao động trong
khoảng 2,1-28 µIU/mL với độ biến động lớn.
4.2 Tình hình bệnh tiểu đường trên chó được nuôi dưỡng ở thành
phố Cần Thơ (TPCT)
Bệnh tiểu đường bao gồm một nhóm các bệnh trao đổi chất được đặc
trưng bởi sự tăng quá mức glucose máu, do khiếm khuyết trong tiết insulin,
và quá trình hoạt động của insulin, hoặc cả hai (ADA, 2013). Trong nhân y,
bệnh tiểu đường là một vấn nạn lớn về sức khoẻ cộng đồng. Trong thú y,
bệnh tiểu đường trên chó đã và đang được các nhà nghiên cứu rất quan tâm
vì chó góp phần không nhỏ vào công cuộc nghiên cứu y sinh học và những
tiến triển tự phát do rối loạn bệnh lý giống như người. Người ta dùng chó
để khảo sát bệnh mới bệnh lạ trên người nên chó ngày càng có giá trị trong
nghiên cứu (Quimby, 1994). Thực tế, năm 1893, hai tác giả Minkowski và
Mering đã dùng con chó làm động vật thí nghiệm để tìm ra nguyên nhân
của bệnh tiểu đường. Năm 1921, Banting và Best đã chiết xuất thành công
insulin và được ứng dụng rộng rãi trong việc điều trị bệnh tiểu đường trên
nhân y và thú y (Minkowski, 1929).
Tỷ lệ chó mắc bệnh tiểu đường được nuôi dưỡng tại TPCT được trình
bày trong Bảng 4.8.
Bảng 4.8: Tỷ lệ bệnh tiểu đường trên chó được nuôi dưỡng ở TPCT
Địa điểm thu thập mẫu Số lượng khảo sát Số lượng tiểu Tỷ lệ (%)
(con) đường (con)
Hộ dân 2.070 88 4,25a
Phòng mạch thú y 3.450 218 6,32b
Tổng 5.520 306 5,54
a ,b
Các giá trị mang chữ cái khác nhau trong cùng một cột sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Bảng 4.8 thể hiện, qua khảo sát 5.520 con chó được nuôi dưỡng tại 9
quận huyện của thành phố phát hiện 306 trường hợp mắc bệnh tiểu đường
chiếm 5,54%. Trong đó, điều tra ngẫu nhiên trên 2.070 con chó được nuôi
dưỡng tại nhà dân, ghi nhận được 88 trường hợp với tỷ lệ 4,25% và điều tra
trên 3.450 chó được khám và chữa trị tại 4 phòng mạch trên đia bàn TPCT
ghi nhận được 218 trường hợp chó tiểu đường chiếm 6,32% và tỷ lệ chó
mắc bệnh tiểu đường ở hai địa điểm thu thập mẫu khác nhau có ý nghĩa
thống kê (P<0,05). Bởi lẻ, những con chó được đem đến phòng mạch thú y

70
để khám và chữa trị, phần lớn chúng đều không khỏe, xuất hiện triệu chứng
lâm sàng của bênh tật trong số đó có bệnh tiểu đường.
Kết quả nghiên cứu này cao hơn kết quả của các tác giả khác như
Wilkinson (1960) và Mattheeuws (1984) đã ước tính có khoảng 1,5% chó
bệnh tiểu đường trên thế giới. Bệnh tiểu đường trên chó ở Vương quốc Anh
là 0,32% (Guptill, 2003) và 1,33% trong một nghiên cứu được tiến hành bởi
Fracassi et al., (2004) tại nước Ý. Sự khác biệt này có thể do thời gian và
địa điểm nghiên cứu khác nhau, nguồn gốc chó cũng khác nhau. Hơn nữa
những kết quả nghiên cứu trên thế giới vừa được nêu, các tác giả chỉ thống
kê trong những trường hợp chó tiểu đường có triệu chứng lâm sàng rõ ràng
của căn bệnh bao gồm chứng ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, và sụt cân
nhanh.
4.2.1 Tình hình bệnh tiểu đường trên chó qua phương cách điều tra
ngẫu nhiên tại hộ dân ở 9 quận huyên của TPCT
HUYỆN
HUYỆN VĨNH
PHONG ĐIỀN:
THẠNH: 2,61%
4,35%
HUYỆN CỞ
ĐỎ: 3,48%

QUẬN CÁI
HUYỆN: THỚI
RĂNG: 5,22%
LAI 3,04%

HUYỆN THỐT
NỐT: 3,91%
QUẬN NINH
QUẬN Ô MÔN: KIỀU: 6,52%
3,91%
QUẬN BÌNH
THỦY: 5,65%

Hình 4.1: Biểu đồ tỷ lệ chó bệnh tiểu đường theo phương cách điều tra
tại nhà hộ dân nuôi chó trong 9 quận huyện ở TPCT
Hình 4.1 thể hiện, tỷ lệ chó tiểu đường được nuôi dưỡng tại quận Ninh
Kiều chiếm tỷ lệ cao nhất 6,52%. Ninh Kiều là quận trung tâm của thành
phố Cần Thơ với tổng đàn chó của quận nhiều hơn các quận huyện khác
(6.057 con trong tổng số 42.035 con của TPCT, theo báo của Chi cục Thú
Y TPCT, 2014). Phần lớn chó nuôi ở nội ô thành phố Cần Thơ là giống nhỏ
con, giống ngoại nhập, thức ăn có dinh dưỡng cao và hạn chế vận động,

71
những yếu tố này là yếu tố nguy cơ gây rối loạn chuyển hóa và dẫn đến
bệnh tiểu đường (The Merck, 2010; AAHA, 2010).
4.2.2 Tình hình bệnh tiểu đường trên chó qua điều tra ngẫu nhiên tại
4 phòng mạch thuộc đại bàn TPCT

5,58% 6,92%

5,90 %
6,24%

Bệnh xá thú y P. mạch Chi cục thú y


P. mạch liên Q NK- BT P. mạch Thốt Nốt
P. mạch Q NK-BT: Phòng mạch liên quận Ninh Kiều-Bình Thủy

Hình 4.2: Biểu đồ tỷ lệ chó bệnh tiểu đường theo phương cách điều tra tại 4 phòng
mạch thú y trên địa bàn TPCT
Hình 4.2 cho thấy, bệnh tiểu đường trên chó được khám và chữa trị
tại Bệnh xá Thú Y, trường Đại học Cần Thơ chiếm tỷ lệ cao nhất 6,92; kế
đến là Phòng mạch Thú Y - Chi cục Thú Y Cần Thơ với tỷ lệ 6,42%; tỷ lệ
5,90% là tỷ lệ cho mắc bệnh tiểu đường được khám và chữa trị ở phòng
mạch liên quận Ninh Kiều - Bình Thủy; tỷ lệ thấp nhất là ở phòng mạch
quận Thốt Nốt. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường trên chó được điều tra tại các
phòng mạch khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Điều này thể
hiện, bệnh tiểu đường trên chó phân bố rộng rãi trên địa bàn thành phố
Cần Thơ.
4.2.3 Tình hình bệnh tiểu đường trên chó theo nhóm giống
Tình hình bệnh tiểu đường trên chó theo nhóm giống được trình bày
trong Bảng 4.9.

72
Bảng 4.9 thể hiện, nhóm giống chó ngoại mắc bệnh tiểu đường với tỷ
lệ 6,47% cao hơn nhóm giống chó nội (4,49%) và khác nhau rất có ý nghĩa
thống kê (P<0,05). Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với nhận định của
(Fall, 2009) tác giả cho rằng yếu tố di truyền lên quan với bệnh tiểu đường
trên chó, những giống chó Samoyed, Terrier Tây Tạng và Cairn Terrier có
tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường cao hơn các giống chó khác.
Bảng 4.9: Tỷ lệ chó tiểu bệnh tiểu đường theo nhóm giống
Số lượng bệnh tiểu đường
Nhóm giống Số lượng khảo sát (con) Tỷ lệ (%)
(con)
Nội 3.280 161 4,49a
Ngoại 2.240 145 6,47b
Tổng 5.520 306 5,54
a,b
Các giá trị mang chữ cái khác nhau trong cùng một hàng sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Thêm vào đó, Guptill (2003), cũng chứng minh rằng bệnh tiểu đường
trên chó phụ thuộc vào giống. Tác giả đã nghiên cứu hồ sơ y tế thú y của 24
bệnh viện Thú Y tại Bắc Mỹ với tổng số 6.000 con chó bị bệnh tiểu đường
thì các giống chó có tỷ lệ mắc bệnh cao được trình bày lần lượt như sau:
Miniature Schnauzer, Bichon Frise, Miniature Poodle, Samoyed và Cairn
Terrier. Davison et al. (2005), nghiên cứu về 253 con chó tại Anh mắc bệnh
tiểu đường bằng phương pháp chẩn đoán lâm sàng và xét nghiệm đường
huyết trong máu. Trong số 253 chó mắc bệnh tiểu đường thì hơn 50% thuộc
về các giống Labrador Retriever, Collies, Yorkshire Terrier hay những
giống chó không thuần chủng.
4.2.4 Tình hình bệnh tiểu đường trên chó theo nhóm tuổi
Tình hình bệnh tiểu đường trên chó theo nhóm tuổi trong Bảng 4.10.
Bảng 4.10: Tỷ lệ chó tiểu bệnh tiểu đường theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi (năm) Số lượng khảo Số lượng bệnh tiểu Tỷ lệ (%)
sát (con) đường (con)
I (Tuổi <1 năm 850 2 0,24a
II (1≤ Tuổi ≤4) 1988 70 3,52b
III (4< Tuổi ≤7) 1857 138 7,43c
IV (Tuổi >7) 825 96 11,64d
Tổng 5.520 306 5,54
a,b,c,d
Các giá trị mang chữ cái khác nhau trong cùng một cột sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

73
Kết quả Bảng 4.10 cho thấy, tỷ lệ bệnh tiểu đường ở chó thấp nhất ở
lứa tuổi <1 năm tuổi, điều tra 850 con chó xuất hiện 2 trường hợp có mức
đường cao (1 trường hợp có mức 120 mg/dL, 1 trường hợp 125 mg/dL). Cả
2 trường hợp điều bị tổn thương và nhiễm trùng da toàn thân do nhiễm
Demodex nên 2 trường hợp này có thể tăng đường huyết tạm thời do nhiễm
trùng vì nhiễm trùng thường có tình trạng đề kháng insulin tăng tiết
hormone làm tăng đường huyết như glucagon, adrenalin (Đỗ Trung Quân,
2013). Hơn nữa, rất hiếm tìm thấy tiểu đường trên chó con (Atkins, 1979).
Nhóm tuổi II (1≤ Tuổi ≤4) năm tuổi mắc bệnh tiểu đường với tỷ lệ 3,52%;
nhóm tuổi III (4< Tuổi ≤7) năm tuổi chiếm 7,43% và tỷ lệ cao nhất ở nhóm
tuổi IV (Tuổi >7 năm) (11,64%). Từ kết quả trên chúng tôi nhận thấy, bệnh
tiểu đường xảy ra trên chó ở mọi lứa tuổi, tăng dần theo độ tuổi và nhiều
nhất ở chó già. Tỷ lệ chó mắc bệnh tiểu đường trên chó khác nhau rất có ý
nghĩa thống kê (P<0,01). Vì thế, có thể kết luận rằng bệnh tiểu đường trên
chó phụ thuộc hoàn toàn vào độ tuổi.
Lứa tuổi là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu liên quan đến
bệnh tật đặc biệt những bệnh về nội tiết, một bệnh khá phổ biến hiện nay là
bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường thường xảy ra trên những chó ở tuổi
trung niên và tuổi già lớn hơn 7 năm tuổi, trung bình là 5 năm tuổi. Bệnh
tiểu đường không phổ biến ở chó nhỏ hơn 3 năm tuổi (Guptill et al., 2003;
Rand et al., 2004; Catchpole et al., 2005; Davison et al., 2005; Catchopole
et al., 2008; Mattin et al., 2014). Fall (2007), đã nghiên cứu bệnh tiểu
đường trên chó nuôi ở Thụy Điển, tác giả kết luận rằng tuổi trung bình phát
triển của bệnh tiểu đường trên chó là 8,6 năm. Kết quả nghiên cứu này cũng
phù hợp với nhận định của Catchopole et al. (2008), tác giả cho rằng
khoảng 70% chó trên 7 tuổi mắc bệnh tiểu đường ở thời điểm chẩn đoán và
bệnh tiểu đường hiếm khi xảy ra ở những con chó nhỏ hơn 1 năm tuổi
(Catchopole et al., 2008). Thêm vào đó, Davison (2003) cho rằng 80% chó
mắc bệnh tiểu đường ở độ tuổi chó già, bệnh tiểu đường thường xảy ra ở
chó từ 5-12 năm tuổi, tuổi trung bình là 9 năm tuổi, có thể nói bệnh tiểu
đường trên chó là căn bệnh của chó trung niên và chó già.
4.2.5 Tình hình bệnh tiểu đường trên chó theo nhóm trọng lượng
Tình hình bệnh tiểu đường trên chó theo nhóm trọng lượng được trình bày
trong Bảng 4.11.

74
Bảng 4.11: Tỷ lệ chó tiểu bệnh tiểu đường theo nhóm trọng lượng
Nhóm tuổi (năm) Số lượng khảo Số lượng bệnh tiểu Tỷ lệ (%)
sát (con) đường (con)
A (TL <9) 2.460 170 6,91a
B (9< TL ≤20) 2.416 116 4,80b
C (TL >20) 644 20 3,11b
Tổng 5.520 306 5,54
Các giá trị mang chữ cái khác nhau trong cùng một cột sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
a,b

TL: Trọng lượng

Bảng 4.11 thể hiện, chó ở nhóm trọng lượng A (TL <9), nhóm chó nhỏ
vóc xuất hiện bệnh tiểu đường với tỷ lệ cao nhất (6,91%), kế đến là tỷ lệ
của chó ở nhóm trọng trung bình (4,80%) và nhóm lớn con C (TL >20) với
tỷ lệ tiểu đường thấp nhất là 3,11%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
(P<0,05). Kết quả cho thấy, bệnh tiểu đường trên chó tỷ lệ nghịch với trọng
lượng và tỷ lệ tiểu đường trên nhóm chó nhỏ vóc khác biệt rất có ý nghĩa
thống kê với 2 nhóm trọng lượng trung bình và trọng lượng lớn. Kết quả
này khá phù hợp với nhận định của Davison (2005) và The Merck (2010),
tác giả cho rằng bệnh tiểu đường thường xảy ra trên chó nhỏ vóc.
4.2.5 Tình hình bệnh tiểu đường trên chó theo phương thức nuôi
Tình hình bệnh tiểu đường trên chó theo phương thức nuôi được trình
bày trong Bảng 4.12.
Bảng 4.12: Tỷ lệ chó tiểu bệnh tiểu đường theo phương thức nuôi
Phương thức nuôi Số lượng khảo Số lượng bệnh tiểu Tỷ lệ (%)
sát (con) đường (con)
Nuôi thả 5.156 277 5,37a
Nuôi nhốt 364 29 7,97b
Tổng 5.520 306 5,54
a,b
Các giá trị mang chữ cái khác nhau trong cùng một cột sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

(1) Phương thức nuôi thả là chó nuôi được thả vận động tự do trong
khuôn viên nhà.
(2) Phương thức nuôi nhốt là chó nuôi bị nhốt trong chuồng hoặc
trong lồng riêng hay nhốt (giữ) trong nhà hoặc bị xích (cột) thường xuyên
rất ít được vận động.
Kết quả Bảng 4.12 cho thấy, tỉ lệ chó nuôi nhốt bị mắc bệnh tiểu
đường (7,97%) cao hơn so với tỷ lệ bệnh tiểu đường trên chó nuôi thả

75
(5,37%), sự khác biệt giữa hai tỷ lệ có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Vì thế, từ
kết quả này có thể kết luận rằng: Bệnh tiểu đường trên chó phụ thuộc vào
phương thức nuôi. Một nghiên cứu ở Bồ Đào Nha cho thấy, khoảng 90,9%
chó mèo mắc bệnh tiểu đường bị nhốt trong chuồng riêng và rất ít được tiếp
cận bên ngoài.Tác giả đã tiến hành thí nghiệm bằng cách dựa vào bộ câu
hỏi điều tra và kết luận rằng, hơn 50% chó và và mèo mắc bệnh tiểu đường
bị nhốt 8 giờ trong một ngày thậm chí 14 giờ/ngày (Juliana, 2016).
4.2.6 Tình hình bệnh tiểu đường trên chó theo giới tính
Tình hình bệnh tiểu đường trên chó theo giới tính được trình bày trong
Bảng 4.13.
Bảng 4.13: Tỷ lệ chó tiểu bệnh tiểu đường theo giới tính
Giới tính Số lượng khảo Số lượng bệnh tiểu Tỷ lệ (%)
sát (con) đường (con)
Đực 2.864 130 4,54b
Cái 2.656 176 6,63a
Tổng 5.520 306 5,54
a,b
Các giá trị mang chữ cái khác nhau trong cùng một cột sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Qua Bảng 4.13 cho thấy, 176/2.656 chó cái mắc bệnh tiểu đường
chiếm tỷ lệ 6,63% cao hơn so với tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường của chó đực
(4,54%). Kết quả này phù hợp với nhận định của Richard (2005). Tác giả
cho rằng chó cái có khả năng mắc bệnh tiểu đường cao hơn chó đực, bởi vì
chó cái có những thay đổi về kích thích tố sinh dục trong quá trình mang
thai. Hơn nữa, trong giai đoạn này có thể biểu hiện tình trạng tự miễn với
kháng thể GDA (glutamic acid decarbocylase) hoặc kháng thể kháng tế bào
đảo tụy (Đỗ Trung Quân, 2013). Bệnh tiểu đường có thể xuất hiện trên cả 2
giới tính đực và cái, nhưng bệnh xảy ra trên chó cái nhiều hơn. Trong số
860 trường hợp chó tiểu đường thì có 618 (72%) xảy ra trên con cái và 242
(28%) xảy ra trên con đực (Fall, 2008). Thêm vào đó, Krook et al. (1960)
và Wilkinson (1960) đã báo cáo về bệnh tiểu đường trên chó có nguồn gốc
từ Vương quốc Anh và Thụy Điển. Cả hai tác giả đều cho rằng tiểu đường
xảy ra chủ yếu ở chó lớn tuổi và chó cái mắc bệnh tiểu đường gấp 3 lần chó
đực, phần lớn chó cái có đường huyết tăng cao trong thời kỳ động dục.
Vosough (2003) cũng lý giải cho vấn đề này là chó cái có những thay đổi
về kích thích tố sinh sản trong quá trình mang thai. Fall (2007) cũng nhận
xét, bệnh tiểu đường xảy ra ở chó cái nhiều hơn chó đực là do mối quan hệ
của hormone progesterone ở chó cái có ảnh hưởng đến sự phát triển của

76
bệnh tiểu đường. Mức progesterone nội sinh tăng cao có thể dẫn đến hàm
lượng hormone tăng trưởng có nguồn gốc tuyến vú tăng cao, từ đó làm tăng
sự đề kháng insulin dẫn đến tăng đường huyết mãn tính. Một số báo cáo
khác gần đây cho thấy 53% chó cái mắc bệnh tiểu đường (Reusch et al.,
2010; Fleeman & Rand, 2013).
Kết quả của nghiên cứu này là tỷ lệ bệnh tiểu đường trên chó cái cao
hơn có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với tỷ lệ bệnh tiểu đường trên chó đực.
Thế nên bệnh tiểu đường trên chó phụ thuộc hoàn toàn vào giới tính.
4.2.7 Tình hình bệnh tiểu đường trên chó theo thể trạng cơ thể
Tỷ lệ bệnh tiểu đường trên chó theo thể trạng cơ thể được trình bày trong
hình 4.3.

7,54a

6,16ab

5,39b 5,54

4,22b

a,b
Các giá trị mang chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Hình 4.3: Biểu đồ tỷ lệ bệnh tiểu đường trên chó theo thể trạng
Biểu đồ trên cho thấy, chó mắc bệnh tiểu đường có thể trạng gầy ốm
là 35 con với tỷ lệ 6,16%. Phần lớn trong những trường hợp này là tiểu
đường lâm sàng và đã xuất hiện biến chứng gây nôn ói, mệt mõi, ủ rũ. Chó
gầy ốm do mất nước qua chứng đa niệu và quá trình thoái biến để tạo năng

77
lượng nên các kho dự trữ glucid, lipid và proteid cạn kiệt (Davison, 2005;
The Merck, 2010).
Chó ở thể trạng trung bình (bình thường) xuất hiện bệnh tiểu đường
với tỷ lệ 4,22%, chó thừa cân xuất hiện bệnh tiểu đường chiếm tỷ lệ 5,39%.
Phần lớn những trường hợp này là chó khỏe mạnh không có thay đổi gì về
bệnh lý lâm sàng hoặc khi chúng được đem đến phòng mạch chữa trị những
bệnh khác và chỉ phát hiện bệnh sau khi được xét nghiệm đường huyết
(Fall, 2009; AAHA, 2010). Chó bị thừa cân mắc bệnh tiểu đường 5,39%
một tỷ lệ khá cao. Thừa cân là một nhân tố tiềm ẩn đe dọa sức khỏe của
con thú (Thengchaisri et al., 2014).
Tỷ lệ chó béo phì mắc bệnh tiểu đường cao nhất (7,54%) và khác biệt
thống kê với thể trạng trung bình và thừa cân với P<0,05. Béo phì (obesity)
là một trạng thái bệnh lý được đặc trưng bởi sự tích tụ mỡ nhiều quá mức
cần thiết (Anderson, 1973). Phần lớn béo phì là do yếu tố ngoại sinh bao
gồm ăn uống, vận động, sinh hoạt (90%), dưới 10% béo phì do di truyền và
chủ yếu do các bệnh lý về gene, nội tiết (Đỗ Văn Hàm và ctv., 2007). Béo
phì là một trong những yếu tố nguy cơ chính của các bệnh mãn tính không
lây như bệnh mạch vành, tăng huyết áp, tim mạch và bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường thường kết hợp với chứng béo phì làm tăng tỷ lệ bệnh tật
và tử vong (Richard, 2005; Thengchaisri et al., 2014). Tình trạng béo phì
làm cho insulin kém khả năng phân giải acid béo ở tổ chức mỡ dẫn đến tăng
nồng độ acid béo không este hóa trong tuần hoàn. Từ đó, làm trầm trọng
thêm tình trạng kháng insulin cũng như sự tổn thương các tế bào β trong
tiểu đường (Richard, 2005; Hoàng Thị Bích Ngọc, 2011). Thêm vào đó, mô
mỡ dư thừa không chỉ đơn thuần là nơi dự trữ acid béo tự do dưới dạng
triglyceride, các tế bào mỡ tự thân còn được xem như nhà máy sản xuất ra
nhiều hormone tốt (adipocytokin) làm tăng nhạy cảm với insulin; các
hormone xấu như adiponectin bao gồm resistin, antiot ensinogen, PAI-1,
TNF-α, Interleukin-6, leptin và adipsin làm tăng tình trạng kháng insulin tại
mô mỡ. Nhiều nghiên cứu cho thấy có tình trạng giảm nồng độ adiponectin
trên bệnh nhân tiểu đường type 2 và các đối tượng thừa cân béo phì khác.
Mức độ giảm nồng độ adiponectin tương quan rất chặt chẽ với mức độ đề
kháng insulin ở mô ngoại biên (Bajaj and Suramornkul, 2004).
Béo phì có thể góp phần làm kéo dài sự đề kháng insulin, khiến cho
việc điều trị những con chó quá cân bị tiểu đường trở nên khó khăn hơn.

78
Béo phì cũng là một yếu tố nguy cơ gây viêm tụy (Verkest et al., 2012).
Hơn nữa, sau nhiều năm bị kháng insulin, hàm lượng đường cao trong máu
kéo dài trên những con chó béo phì gây ra các khiếm khuyết về di truyền
của tế bào ß ở đảo tụy và hoạt động insulin. Từ đó, có thể dẫn đến bệnh tiểu
đường thiếu insulin (Gilor, 2016).
Vì vậy, béo phì là một yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường trên
chó. Miceli et al.(2012) đã báo cáo, có khoảng 38% chó béo phì được chẩn
đoán mắc bệnh tiểu đường. Gần đây có một báo cáo khác cho kết quả là
22% chó bị thừa cân và béo phì mắc bệnh tiểu đường (Juliana, 2016).
4.2.8. Các triệu chứng lâm sàng phổ biến trên chó tiểu đường
Bảng 4.14 Tỷ lệ các triệu chứng lâm sàng trên chó tiểu đường
STT Triệu chứng lâm sàng SL (con) Tỷ lệ (%)
1 Uống nhiều, ăn nhiều, tiểu nhiều, sụt cân (1) [A] 30 9,80a
2 Vết thương lâu lành và nhiễm trùng (2) [B] 8 2,61b
3 Nôn ói, mất nước trầm trọng, hôn mê (3) [C] 28 9,15a
4 Kết hợp (1) và (2) [D] 8 2,61b
5 Kết hợp (1), (2) và (3) [E] 15 4,90bc
6 Buồn, ủ rủ sau khi ăn no, thỉnh thoảng ói [F] 54 17,65d
7 Biểu hiện khác [G] 163 53,27e
TỔNG 306 100
a,bcde
Các giá trị mang chữ cái khác nhau trong cùng một cột sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,00)

Kết quả Bảng 4.14 cho thấy, triệu chứng uống nhiều, ăn nhiều, tiểu
nhiều, sụt cân nhanh chiếm tỷ lệ 9,8%, là nhóm triệu chứng lâm sàng đáng
tin cậy nhất trong chẩn đoán bệnh tiểu đường. Hầu hết những trường hợp
này đều có hàm lượng glucose huyết cao trong kết quả xét nghiệm, có nhiều
trường hợp ĐH > 600mg/dL và HbA1c luôn luôn >6,4%.
Vết thương không lành chiếm tỷ lệ 2,61%, đây là biến chứng cấp tính
của bệnh tiểu đường. và sai khác có ý nghĩa thống kê với các triệu chứng
khác (P<0,05). Do triệu chứng này chỉ gặp khi có biến chứng của bệnh tiểu
đường vì vậy thường nó là triệu chứng kết hợp (Ettinger, 2005). Chó với
đường huyết cao, nhất là ở mạch ngoại vi là cơ địa tốt cho nhiễm trùng, là
môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển. Hơn nữa Chó mắc bệnh tiểu đường
khả năng thực bào của bạch cầu giảm. Một nghiên cứu trên nhân y cho
thấy, bằng kỹ thuật đồng vị phóng xạ người ta đã ghi nhận được màng nhày

79
trên da của người tiểu đường mất 50-70% khả năng bảo vệ da nên dễ bị
viêm da và khó lành vết thương (Phạm Hoàng Phiệt, 2004).

Hình 4.4 Vết thương không lành sau 7 ngày phẩu thuật cắt u vú trên
chó tiểu đường, giới tính cái, giống Nhật, béo phì, 8 năm tuổi

Hình 4.5: Vết thương không lành sau 7 Hình 4.6: Vết thương không lành
ngày phẩu thuật cắt cắt bỏ tử cung của sau nhiều ngày do trầy sướt trên
chó tiểu đường, giới tính cái, giống chó tiểu đường, giới tính đực,
Chihuahua, 6 năm tuổi. giống Ta, 11 năm tuổi.

Hình 4.7: Chó tiểu đường, mất nước Hình 4.8: Chó tiểu đường, giới tính
độ 12%, giới tính cái, giống Fox, cái, giống Ta (Cỏ), 10 năm tuổi mất
8 năm tuổi. nước nghiêm trọng, hôn mê, hơi thở
có mùi keton
Triệu chứng nôn ói, mất nước trầm trọng, hôn mê chiếm tỷ lệ 9,15%.
Vì đường huyết tăng cao trong thời gian dài gây tăng áp suất thẩm thấu lớn
trong dịch ngoại bào điều đó dẫn đến trạng mất nước đáng kể ở tế bào đồng

80
thời gây mất đường trong nước tiểu dẫn đến lợi tiểu thẩm thấu bởi thận và
kết quả là mất nước gầy ốm. Mất nước tế bào nhiều dẫn đến trụy tim mạch
và nhiều hệ lụy bệnh tật khác (Goetz, 2007). Trong các trường hợp này đôi
khi chó thở gấp, hơi thở có mùi trái cây (mùi keton) là triệu chứng đặc
trưng của tiểu đường thể keton. Phần lớn những trường hợp này lượng
keton trong nước tiểu ở mức 80-160 mg/dL.
Cách để đánh giá sự mất nước là nhấc da vai của động vật và xem độ
đàn hồi của da. Trên con vật bình thường, khỏe mạnh, nếu da giữa hai vai
được nâng lên và trở lại vị trí bình thường ngay lập tức. Ở động vật mất
nước, có ít chất lỏng trong da và ít đàn hồi. Nếu con vật mất nươc 6-8% thì
sự đàn hồi của da chậm. Nếu vật nuôi bị mất nước 10-12%, da thực sự
trông giống như một cái lều và không trở lại vị trí bình thường và con vật
rơi vào trạng thái shock và hôn mê. Độ mất nước này là trường hợp cấp cứu
khẩn cấp. Ngoài ra, người ta còn kiểm tra niêm mạc miệng, lưỡi, lợi và mắt
của chó để đánh giá sự mất nước, chó mất nước thì niêm mạc khô đôi khi
rất đỏ (Goetz, 2007).
Buồn, ủ rủ sau khi ăn no, thỉnh thoảng ói chiếm tỷ lệ khá cao 17,65%
và khác biệt có ý nghĩa thống kê với các triệu chứng khác. Triệu chứng lâm
sàng này hay dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng của bệnh lý cơ quan khác như
bệnh lý ở gan, ở thận. Tuy nhiên, khi xét nghiệm đường huyết lúc đói thì
đường huyết ở mức cao (109-180 mg/dL). Hơn nữa, người nuôi cũng ít
quan tâm đến biểu hiện này của con vật vì thấy chúng vẫn ăn uống bình
thường. Thế nên, trong quá trình thăm khám và hỏi bệnh, bác sĩ thú y hay
bỏ qua triệu chứng này. (Juliana, 2016).
Ngoài ra, có 163 trường hợp biểu hiện khác, chiếm 53,27% và khác
biệt có rất ý nghĩa thống kê với nhóm triệu chứng khác của chó tiểu đường
với P<0,01. Những trường hợp này không có các triệu chứng lâm sàng rõ
ràng như gầy ốm, lông xơ xát, thỉnh thoảng lười ăn, thích ăn thức ăn ngọt
và tăng cân đột ngột, viêm da nhiễm trùng diện rộng….Tuy nhiên, phần lớn
những trường hợp này, xuất hiện ở những con chó khỏe mạnh, có trọng
lượng ổn định, và chỉ được phát hiện sau khi xét nghiệm máu. Vì vậy, việc
xét nghiệm đường huyết là rất quan trọng nhằm phát hiện sớm bệnh tiểu
đường.

81
4.2.9 Phân loại tiểu đường trên chó
4.2.9.1 Phân loại tiểu đường trên chó theo triệu chứng lâm sàng
Phân loại tiểu đường trên chó theo triệu chứng lâm sàng được trình
bày trong Bảng 4.15.
Bảng 4.15: Tỷ lệ chó tiểu đường tiền lâm sàng và tiểu đương lâm sàng
Phân loại Số lượng Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) (*)
Tiểu đường tiền lâm sàng 217 70,92a 3,93
Tiểu đường lâm sàng 89 29,08b 1,61
Tổng 306 100 5,54
Các giá trị mang chữ cái khác nhau trong cùng một cột sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
a,b

(*): Tỷ lệ % trên tổng số kháo sát n=5.520

Kết quả Bảng 4.15 cho thấy, chó bị bệnh tiểu đường tiền lâm sàng
chiếm tỷ lệ 70,92% trên chó bệnh mắc tiểu đường và 3,93% trên tổng số
điều tra. Như vậy, với tỷ lệ này, ước tính cho tổng đàn chó nuôi của thành
phố Cần Thơ (42.035 con, báo cáo của Chi cục Thú y, TPCT năm 2014) thì
có khoảng 1.650 con chó được nuôi dưỡng ở TPCT mắc bệnh tiểu đường
tiền lâm sàng mà chưa được biết đến, số chó ước lượng này lớn hơn ½ tổng
đàn chó nuôi ở quận Cái Răng (3.285 con). Thật sự, đây là yếu tố tiềm ẩn
của bệnh tật trên đàn chó nuôi ở thành phố, là điều đáng quan tâm cho các
người làm công tác thú y tại Cần Thơ nói riêng và cả nước nói chung. Bởi
vì, tiểu đường tiền lâm sàng là giai đoạn đầu của tiểu đường nếu không
được chẩn đoán sớm và can thiệp kịp thời sẽ gây tăng đường huyết kéo dài
dẫn đến rối loạn hấp thu và chuyển hóa đường cũng như rối loạn chức năng
các cơ quan khác trong cơ thể của con thú. Từ đó, xuất hiện những triệu
chứng lâm sàng rõ ràng như ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, sụt cân, đôi
khi xuất hiện dấu hiệu toàn thân, bệnh do hiện tượng nhiễm keton huyết
(ketoacidosis) ( AAHA, 2010). Kết quả này rất có ý nghĩa trong thực tiễn,
nghĩa là xét nghiệm đường huyết là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu để phát
hiện sớm bệnh tiểu đường trên chó từ đó có biện pháp để phòng trị bệnh kịp
thời nhằm hạn chế những biến chứng xấu ảnh hưởng đến sức khỏe của con
thú (Frases, 2005).
Bệnh tiểu đường lâm sàng chiếm tỷ lệ thấp (29,08%), so với tổng số
mẫu khảo sát là 1,61%. Kết quả này khá phù hợp với kết quả nghiên cứu
bệnh tiểu đường trên chó tại nước Ý là 1,33% (Fracassi et al., 2004).

82
Wilkinson (1960) và Mattheeuws (1984) đã ước tính có khoảng 1,5% chó
bệnh tiểu đường trên thế giới.
Bệnh tiểu đường lâm sàng là lượng đường trong máu tăng lên trên
ngưỡng thận (khoảng 180 mg / dL (10 mmol / L) và lúc này đã xuất hiện
những triệu chứng lâm sàng rõ ràng như ăn nhiều, uống nhiều tiểu nhiều,
giảm cân nhanh. Một khi đường huyết đã vượt ngưỡng thận thì ống thận
không thể tái hấp thu hết lượng đường và glucose xuất hiện trong nước
tiểu. Glucose tạo ra tác dụng lợi tiểu thẩm thấu dẫn đến tiểu nhiều dẫn đến
mất một lượng nước lớn trong ngoại bào và nội bào. Lúc này, trung khu
khát ở dưới đồi bị kích thích bằng cách uống nhiều (polydipsia) để bù đắp
lại lượng nước bị mất này. Chó tiểu đường có xu hướng giảm cân do mất
năng lượng. Mặc dù lượng đường trong máu cao nhưng những tế bào đích
vẫn đói. Lúc này trung khu đói ở vùng dưới đồi bị kích thích vẫn đến ăn
nhiều (polyphagia) để cung cấp năng lượng. Bệnh tiểu đường không được
điều trị sẽ tiến triển thành nhiễm keton huyết (ketoacidosis). Trong trường
hợp không có đủ insulin để giúp tế bào hấp thu glucose trong nguồn thức ăn
ăn vào thì cơ thể sẽ sang chuyển hóa chất béo từ mở, từ cơ đẻ cung cấp
năng lượng cho tế bào cho nên cơ thể giảm trọng lượng. Trong khi chất béo
ban đầu là nguồn năng lượng.
4.2.9.2 Phân loại tiểu đường trên chó theo cơ chế sinh bệnh
Phân loại tiểu đường trên chó theo cơ chế sinh bệnh được trình bày
trong Bảng 4.16.
Bảng 4.16: Tỷ lệ chó tiểu tiểu đường theo cơ chế sinh bệnh
Loại tiểu đường Số lượng Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) (*)
Tiểu đường thiếu insulin 52 58,43 0,94a
Tiểu đường kháng insulin 37 41,57 0,67b
Tổng 89 100 1,61
Các giá trị mang chữ cái khác nhau trong cùng một cột sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
a,b

(*): Tỷ lệ % trên tổng số kháo sát n=5.520

Bảng 4.16 cho thấy, tỷ lệ chó mắc bệnh tiểu đường thiếu insulin là
58,43% cao hơn tiểu đường kháng insulin (41,57%), sự khác biệt giữa 2 tỷ
lệ này rất có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Kết quả này phù hợp với nhận
định của Gilor (2016); Richard (2005); Catchopole et al. (2008) Davison
(2012) và Nelson (2014). Các tác giả cho rằng phần lớn bệnh tiểu đường
trên chó là thiếu hụt insulin và phải dùng insulin ngoại sinh để ổn định

83
đường huyết. Mặt khác, tăng đường huyết kéo dài (giá trị đường huyết trên
250 mg/dL) trong tiểu đường kháng insulin gây rối loạn chức năng, tổn
thương tế bào và có thể dẫn tới hư hại tế bào β vĩnh viễn do độc tính của
glucose và lúc này tiểu đường kháng insulin sẽ chuyển thành tiểu đường
thiếu insulin.
4.2.9.3 Kết quả các xét nghiệm một số chỉ tiêu sinh hóa máu trên
chó tiểu đường lâm sàng
Các kết quả xét nghiệm một số chỉ tiêu sinh hóa máu trên chó tiểu
đường lâm sàng được trình bày trong Bảng 4.17.
Bảng 4.17 thể hiện, 5 trường hợp (5,62%) chó tiểu đường lâm sàng có
giá trị trung bình của HbA1c thấp (2,76%) dao động trong khoảng (2,1-
4,5). Hầu hết những trường hợp này đang ở giai đoạn bệnh rất nặng xuất
hiện nhiều biến chứng đã bị bỏ ăn, ói, hôn mê niêm mạc tái nhợt, số lượng
hồng cầu thấp dưới mức bình thường (5,5-8,5x1012/L). Glucose gắn vào
hemoglobin không cần xúc tác của enzyme nếu số lương hồng cầu quá thấp
hoặc hồng cầu bị biến dạng (hồng cầu hình liềm) thì giá trị của HbA1c sẽ
giảm xuống thấp (American Diabetes Association, 2011).
Bảng 4.17: Tỷ lệ một số chỉ tiêu sinh hóa máu và trên chó tiểu đường lâm sàng
Chỉ tiêu Kết quả ĐBĐ Số lượng Tỷ lệ
HbA1c Thấp 2,1-4,5 2,76±2,24(*) 5 5,62
(2,72-6 %) Cao 6,4-13 7,74±1,37 84 94,38
Insulin Thấp 1,5-4 3,18±1,23 52 58,43
(*)
(5-20 µIU/mL) BT 12-20 11,3±1,38 9 10,11
Cao 21-43 31,1±11,67 28 31,46
Cholesterol BT 3,2-6,6 5,08±1,02 38 42,70
(3-6,6 mmol/L) Cao 6,8-12,1 9,03±1,73 61 68,54
Triglyceride BT 0,33-3,2 2,02±1,04 25 28,09
(0,33-3,33mmo/L) Cao 3,4-5,85 4,93±1,67 74 71,91
BT: Bình thường, (*): SE, Mức sinh lý của cholesterol và triglyceride theo The Merck, 2010

Hầu hết chó tiểu đường lâm sàng (94,38%) có HbA1c cao với giá trị
trung bình 7,74 % và dao động trong khoảng 6,4-13%. Một khi xuất hiện
triệu chứng lâm sàng rõ ràng nghĩa là đường huyết cao trong máu 1 thời
gian dài trước đó dẫn đến rối loạn các chức năng chuyển hóa và hấp thu của
cơ thể. Hơn nữa, quá trình thành HbA1 xảy ra rất chậm trong suốt đời sống

84
hồng cầu (120 ngày), số lượng HbA1c bị glycosyl hóa phụ thuộc vào nồng
độ glucose và thời gian tiếp xúc với hồng cầu, quá trình liên kết này là
không thể đảo ngược và tỉ lệ Hb bị glycosyl hóa sẽ tăng lên theo lượng
đường trong máu, giá trị HbA1c sẽ thay đổi sớm nhất sau 4 tuần tăng
glucose huyết (Bunn et al., 1978). Nếu xét nghiệm glucose huyết chỉ phản
ảnh giá trị glucose trong máu tại thời điểm xét nghiêm thì xét nghiệm
HbA1c thể hiện đường huyết cao trước đó 2 tháng. Vì thế HbA1c được
xem như giá trị kép trong cả chẩn đoán và theo dõi điều trị tiểu đường
(Catchpole et al., 2008; American Diabetes Association, 2011).
Insulin thấp chiếm 58,43% do tế bào đảo tụy tổn thương do một
nguyên nhân nào đó hoặc hư hại hoàn toàn không phóng thích đủ insulin
vào máu gây tăng đường huyết. Những trường hợp này gọi là tiểu đường
thiếu insulin (IDD) (Richard, 2005; Catchopole et al., 2008; Davison,
2012; Nelson, 2014).
Trên chó tiểu đường lâm sàng có hoạt lực insulin cao trong máu
chiếm tỷ lệ 31,46% và insulin ở mức bình thường chiếm 10,11%. Cơ thể
lúc đói với nồng độ đường huyết rất cao mặc dù hoạt lực insulin bình
thường đến cao trong máu do insulin không gắn được vào thụ thể của tế
bào đích và tế bào không hấp thu được glucose dẫn đến đói năng lượng.
Những trường hợp này gọi là tiểu đường kháng insulin (IRD) (Richard,
2005; Catchopole et al., 2008; Davison, 2012; Nelson, 2014).
Hàm lượng cholesterol và triglyceride trong máu chó tiểu đường cao
với tỷ lệ lần lược là 68,54% và 71,91%. Cholesterol và trglyceride là 2
chất béo (mỡ) hòa tan lưu thông trong máu. Chó tiểu đường không được
kiểm soát cả glucose (đường huyết) và insulin tăng cao, insulin sẽ giúp
glucose chuyển hóa thành glycogen (dạng dự trữ của glucose) và hỗ trợ
lưu glycogen trong gan. Khi gan bão hòa glycogen, glucose được dùng
thay thế để tạo ra các acid béo, giải phóng vào máu. Các acid béo này
được sử dụng để sản sinh triglyceride trong các tế bào mỡ và cuối cùng
làm tăng mỡ cơ thể. Khi không có đủ insulin, các tế bào trong cơ thể bắt
đầu chết đói. Bởi vì các tế bị bào không thể sử dụng glucose, nó bắt đầu
phân hủy chất béo làm năng lượng. Ngoài sự tích tụ glucose trong máu,
quá trình này còn tích tụ một một số chất béo nguy hiểm cho cơ thể (Phạm
Hoàng Phiệt, 2004).

85
4.2.9.4 Kết quả xét nghiệm glucose niệu trên chó tiểu đường
lâm sàng

Hình 4.9: Biểu đồ nồng glucose niệu trên chó tiểu đường lâm sàng
Hình 4.9 thể hiện, tất cả chó tiểu đường lâm sàng đều xuất hiện
đường trong nước tiểu (glucose niệu) với 4 mức cụ thể như sau, glucose ở
mức (+) lượng glucose rất thấp tương đương 100 mg/dL ở dạng vết chiếm
tỷ lệ 8,99%; (2+) xuất hiện với mức định lượng 250 mg/dL chiếm tỷ lệ
16,85%; (3+) khoảng 500 mg/dL là 33,71%; (4+) lượng đường huyết
khoảng 1.000 mg/dL, chiếm tỷ lệ 28,09% và mức đường niệu cuối cùng
(5+) tương đương 2.000 mg/dL. Trên cơ thể bình thường của người cũng
như của động vật, glucose không có trong nước tiểu. Nếu glucose có trong
nước tiểu là đường huyết cao vượt ngưỡng thận (Đỗ Trung Quân, 2013).
4.2.10 Tóm lại
- Tỷ lệ chó được nuôi dưỡng tại thành phố Cần Thơ mắc bệnh tiểu
đường là 5,54%.
+ Nhóm giống chó ngoại mắc bệnh tiểu đường với tỷ lệ 6,47% cao
hơn giống cho nội (4,49%) với P<0,05
+ Nhóm tuổi: Bệnh tiểu đường tăng dần theo tuổi, nhóm tuổi IV:
Tuổi >7 năm tuổi mắc bệnh tiểu đường nhiều nhất với tỷ lệ 11,64%
(P<0,01)

86
+ Nhóm trọng lượng: Nhóm chó nhỏ con, nhóm trọng lượng A (TL
<9) mắc bệnh tiểu đường cao nhất chiếm tỷ lệ cao nhất 6,49%, P<0,05)
+ Phương thức nuôi: Nhóm chó nuôi nhốt mắc bệnh tiểu đường nhiều
hơn với tỷ lệ 7,97% cao hơn nhóm chó nuôi thả 5,37%, P<0,05
+ Giới tính: Chó cái mắc bệnh tiểu đường nhiều hơn chó đực với tỷ
lệ là 6,63 % so với 4,54%, P<0,05
+ Thể trạng cơ thể: Chó béo phì và chó gầy ốm mắc bệnh tiểu đường
khá cao với tỷ lệ lần lượt là 7,54% và 6,16%, P<0,05
- Chó tiểu đường tiền lâm sàng với tỷ lệ 70,92% cao hơn chó tiểu
đường lâm sàng (29,08%), khác nhau rất có ý nghĩa thống kê với P<0,01.
Chó tiểu đường do thiếu insulin chiếm tỷ lệ 58,43%, cao hơn chó tiểu
đường kháng insulin (41,57%), khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
- Hầu hết chó tiểu đường lâm sàng có nồng đọ HbA1c cao trong máu
(94,38%), 5 trường hợp ngoại lệ chiếm 5,62% có nồng độ HbA1c thấp
- Hoạt lực insulin thấp trong máu chó tiểu đường lâm sàng chiếm
58,43%, hoạt lực insulin ở mức bình thường 10,11% và ở mức cao chiếm
31,46%. Phần lớn chó tiểu đường lâm sàng có hàm lượng Cholesterol và
triglyceride trong máu cao. 100% chó tiểu đường lâm sàng có glucose
trong nước tiểu. Bệnh tiểu đường trên chó phụ thuộc vào nhóm giống,
nhóm tuổi, giới tính, nhóm trọng lượng, phương thức nuôi và thể trạng của
cơ thể con thú với P<0,05.
4.3 Xác định một số biến chứng trên chó tiểu đường thiếu insulin
(IDD) và tiểu đường kháng insulin (IRD)
Số lượng và tỷ lệ biến chứng trên chó tiểu đường thiếu insulin (IDD)
và tiểu đường kháng insulin (IRD) được trình bày trong hình 4.10
- Chó tiểu đường thiếu insulin và tiểu đường kháng insulin đều biểu
hiện triệu chứng lâm sàng rõ ràng và phát hiện bệnh muộn sẽ xuất hiện
những biến chứng ảnh hưởng xấu đến hiệu quả điều trị và đời sống của
con thú (Niessen et al., 2012) .
- Hình 4.10 thể hiện, biến chứng như là tăng huyết áp xuất hiện với
tần suất 40,45%, đục thủy tinh thể 44,94%, nhiễm keton 38,20%, bệnh
thận tiểu đường 35,96% và bệnh gan trên chó tiểu đường xuất hiện với tần
suất 42,70%. Tỷ lệ các biến chứng trên chó tiểu đường khác nhau không

87
có ý nghĩa thống kê. Điều đó cho thấy xác suất để xuất hiện những biến
chứng trên chó tiểu đường IDD và IRD như nhau.

Hình 4.10: Tần suất các biến chứng trên chó tiểu đường IDD và IRD
4.3.1 Tăng huyết áp trên chó tiểu đường
Tỷ lệ chó cao huyết áp trên tiểu đường thiếu insulin và tiểu đường kháng
insulin được trình bày trong Bảng 4.18.
Bảng 4.18: Tỷ lệ chó cao huyết áp trên tiểu đường thiếu insulin và tiểu đường kháng
insulin
Loại tiểu đường Số lượng Số lượng cao Tỷ lệ (%)
(con) huyết áp (con)
Tiểu đường thiếu insulin 52 24 46,15
Tiểu đường kháng insulin 37 12 32,43
Tổng 89 36 40,45

Bảng 4.18 thể hiện, chó tiểu đường thiếu insulin bị cao huyết áp với
tỷ lệ 46,15% cao hơn chó tiểu đường kháng insulin (32,15%). Tuy nhiên,
hai tỷ lệ này khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) vì loại tiểu
đường nào cũng đều do thiếu hụt insulin đến các mô bào
Kết quả này phù hợp với nhận định của Akram et al. (2003), tác giả
cho rằng phần lớn chó tiểu đường bị tăng áp lực máu động mạch. Tăng
huyết áp là một trạng thái máu lưu thông dưới một áp suất tăng cao lâu

88
dài. Huyết áp được tạo ra bằng lực của máu tác động lên thành trong của
mạch máu khi máu được tim bơm đi khắp cơ thể. Chứng cao huyết áp trên
chó rất thầm lặng không thể hiện dấu hiệu lâm sàng rõ ràng chỉ biểu hiện
khi huyết áp tăng cao kéo dài những vùng nào có nhiều mạch máu nhỏ thì
bị tổn thương (Ron Hines, 2017).
Tăng đường huyết và insulin giảm mãn tính làm gia tăng hoạt động
tại chỗ của hệ renin-angiotensin-aldosterone (RAA), bộc lộ thụ thể
angiotensin I trong mô mạch máu, thúc đẩy phì đại thành mạch và xơ hóa.
Tăng đường huyết và tăng insulin máu, hiện tượng đề kháng insulin làm
suy yếu tín hiệu phụ thuộc PI 3-kinase chịu trách nhiệm về tác dụng
chuyển hóa nhạy của insulin. Hoạt động các mitogen kích thích tăng
trưởng theo con đường kích hoạt kinase vẫn còn tương đối được bảo vệ.
Suy giảm dung nạp glucose gây tăng gắn đường lên các protein không cần
enzyme, liên kết chéo các collagen và làm thay đổi tính chất cơ học mô kẽ
thành mạch. Gây hiện tượng cứng thành động mạch và hiện tượng này tiếp
tục tăng nặng hơn do rối loạn chức năng nội mô, do tăng cao axid béo tự
do, endothelin-l, tác động giãn mạch của insulin không đủ hoặc mức thấp
adiponectin và peptides lợi niệu dẫn đến tăng huyết áp (Cusi, 2000).
4.3.2 Đục thủy tinh thể trên chó tiểu đường
Tỷ lệ chó đục thủy tinh thể trên tiểu đường IDD và IRD được trình
bày trong Bảng 4.19.
Bảng 4.19: Tỷ lệ chó đục thủy tinh thể trên tiểu đường thiếu insulin và tiểu
đường kháng insulin
Loại tiểu đường Số lượng Số lượng đục thủy Tỷ lệ (%)
(con) tinh thể (con)
Tiểu đường thiếu insulin 52 29 55,77
Tiểu đường kháng insulin 37 11 29,73
Tổng 89 40 44,94

Bảng 4.19 cho thấy, chó tiểu đường bị đục thủy tinh thể chiếm
44,94%. Trong đó tiểu đường thiếu insulin với tỷ lệ 55,77% và chó tiểu
đường kháng insulin có tỷ lệ 29,73%. Tỷ lệ này khá cao bởi vì những
trường hợp này có đường huyết rất cao và thường phát hiện bệnh muộn.
Tuy nhiên, hai tỷ lệ này khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Kết quả nghiên cứu này thấp hơn kết quả nhận định của Caryn et al.
(2007), tác giả cho rằng đục thủy tinh thể là một sự xuất hiện thường

89
xuyên ở những con chó bệnh tiểu đường. Tăng đường huyết ở chó có thể
gây ra cả đục thủy tinh thể và bệnh võng mạc; đục thủy tinh thể có thể gây
mù lòa. Khi mức đường trong máu từ 250 mg/dL (14,0 mmol/L) trở lên có
thể gây đục thủy tinh thể ở chó. Sự hình thành đục thủy tinh thể là biến
chứng mắt phổ biến nhất và là sự xuất hiện nhất quán ở chó tiểu đường.
Đục thủy tinh thể xảy ra ở 75% số con chó trong 12 tháng đầu tiên của
bệnh. Hầu như tất cả các con chó mắc bệnh tiểu đường phát triển đục thủy
tinh thể vào một thời điểm nào đó trong suốt quá trình của bệnh. Tuy
nhiên, kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của
Salgado et al. (2000). Tác giả đã điều tra hồi cứu sự hình thành đục thủy
tinh thể ở 23 con chó tiểu đường cho thấy một số lớn bị thay đổi về mắt.
Ước tính hơn 50 % chó bị tiểu đường có nguy cơ bị đục tinh thể.

Hình 4.11: Mắt của chó tiểu đường, giống chó Hình 4.12: Mắt của chó tiểu
Ta, giới tính đực, 10 năm tuổi, bị đục thủy tinh đường, chó cái, giống Bắc
thể (ĐTTT) ở giai đoạn đầu Kinh, 9 năm tuổi, bị ĐTTT
giai đoạn sau

Hình 4.13: Mắt của chó đực, giống Hình 4.14: Mắt của chó cái,
Nhật, 7 năm tuổi, ĐTTT kèm Tăng giống Nhật, 8 năm tuổi,ĐTTT,
huyết áp và nhiễm keton tăng huyết áp và suy thận

90
4.3.3 Tiểu đường thể keton trên chó trên tiểu đường thiếu insulin và
tiểu đường kháng insulin
Tỷ lệ tiểu đường thể keton trên chó trên tiểu đường thiếu insulin và tiểu
đường kháng insulin được trình bày trong Bảng 4.20.
Bảng 4.20: Tỷ lệ tiểu đường thể keoton trên chó trên tiểu đường thiếu insulin và
kháng insulin
Loại tiểu đường Số lượng Số lượng nhiễm Tỷ lệ (%)
(con) keton (con)
Tiểu đường thiếu insulin 52 27 51,92
Tiểu đường kháng insulin 37 16 43,44
Tổng 89 43 48,31

Bảng 4.20 cho thấy, tiểu đường thể keton xuất hiện trên 52,92% chó
tiểu đường thiếu insulin và 43,44% chó tiểu đường kháng insulin. Tuy
nhiên sự khác biệt này là không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Trên tổng
số 89 chó tiểu đường lâm sàng có 43 chó có keton xuất hiện trong nước
tiểu, chiếm 48,31%. Chứng nhiễm keton là một tình trạng nguy hiểm đến
tính mạng do tiểu đường gây ra (The Merck, 2010). Khi cơ thể thiếu
insulin do hư hại tế bào β hay do đề kháng insulin, cơ thể sẽ gia tăng sự
tập trung ở hệ tuần hoàn các hormone điều khiển ngược có tác động tới
thúc đẩy sản sinh keton. Sự gia tăng tổng hợp các chất thuộc thể keton
(acetoacetic acid, beta oxybutiric acid và acetone) đòi hỏi phải có 2 biến
đổi chính trong chuyển hóa trung gian: (1) gia tăng sự huy động acid béo
(FFAs) từ các triglyceride được dự trữ ở các mô mỡ. (2) một chuyển
hướng trong chuyển hóa ở gan từ tổng hợp mỡ sang oxy hóa mỡ và sinh ra
keton (Zammit, 1994). Điều này cho thấy, đường huyết cao kéo dài làm
rối loạn hấp thu và chuyển hóa lipid ở gan và tế bào dẫn đến tăng keton
trong máu. Một nghiên cứu của Bolton et al. (2016), cho rằng bệnh tiểu
đường thể keton trên chó (DKA) là rối loạn nội tiết tương đối phổ biến và
thường kèm theo tổn thương tụy chiếm khoảng 73%.
- Kết quả xét nghiệm keton trên chó tiểu đường
Keton trong nước tiểu bao gồm acid acetoacetic, acid β-
hydroxybutyric và acetone. Những hợp chất này được tạo ra từ phân giải
lipid để cung cấp; số lượng tạo ra tăng đáng kể trong tình trạng oxid hóa
lipid để cung cấp lượng lớn năng lượng. Thể keton xuất hiện trong dịch
lọc và được tái hấp thu trong ống thận. Trong điều kiện bình thường thể

91
keton trong huyết tương rất thấp và không có trong nước tiểu. Keton bất
thường trong nước tiểu ở chứng tiểu đường thể keton (ketoacidosis).
Keton trong nước tiểu của chó tiểu đường thể keton xuất hiện 10/43
trường hợp, biểu hiện lâm sàng trên những chó này là nôn nữa, suy kiệt và
hôn mê.
-

Hình 4.15: Kết quả xét nghiệm keton trên chó tiểu đường thiếu insulin và tiểu đường
kháng insulin
4.3.4 Bệnh thận trên chó trên tiểu đường thiếu insulin và tiểu đường
kháng insulin
4.3.4.1 Tình hình bệnh thận trên chó trên tiểu đường thiếu insulin và
tiểu đường kháng insulin
Tỷ lệ bệnh thận trên chó tiểu đường thiếu insulin và tiểu đường kháng
insulin được trình bày trong Bảng 4.21.
Bảng 4.21: Tỷ lệ bệnh thận trên chó trên tiểu đường thiếu insulin và tiểu đường
kháng insulin
Loại tiểu đường Số lượng Số lượng bệnh Tỷ lệ (%)
(con) thận (con)
Tiểu đường thiếu insulin 52 20 38,46
Tiểu đường kháng insulin 37 12 32,43
Tổng 89 32 35,96

Ở chó biến chứng mạch máu nhỏ ở bệnh tiểu đường chưa được mô tả
rõ ràng. Tuy nhiên đường huyết cao lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến quá trình
lọc và chức năng tái hấp thu của thận vì vậy bệnh thận là nguy cơ lớn đối
với chó tiểu đường. Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến các động mạch của

92
cơ thể và khi thận lọc máu từ nhiều động mạch, các vấn đề về thận là một
nguy cơ đặc biệt đối với những người mắc bệnh tiểu đường (Herring et al.,
2014).
Bảng 4.21 thể hiện, chó tiểu đường bị bệnh thận chiếm tỷ lệ 35,69%
trong đó tiểu đường thiếu insulin trên chó xuất hiện với tỷ lệ 38,46% cao
hơn chó tiểu đường kháng insulin (32,43%). Kết quả này thấp hơn kết quả
nghiên cứu của Herring et al. (2014), tác giả tiến hành thí nghiệm trên 11
con chó tiểu đường trong thời gian 2 năm. Mỗi 6 tháng xét nghiệm albumin
trong nước tiểu, urê và creatinine trong máu. Kết quả là 73% chó tăng
albumin niệu và 55% tăng urê và creatinine trong máu. Bloom and Rand
(2013), cũng nhận định rằng một số yếu tố và nguy cơ thay đổi cấu trúc
thận về mô học, về xét nghiệm máu và nước tiểu của bệnh tiểu đường ở
người cũng có ở chó và mèo.
4.3.4.2 Tỷ lệ một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa nước tiểu trên chó
bệnh thận tiểu đường
Tỷ lệ một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa nước tiểu trên chó bệnh thận
tiểu đường được trình bày trong Bảng 4.22.
Bảng 4.22: Tỷ lệ một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa nước tiểu trên chó bệnh thận
tiểu đường

Chỉ tiêu và SL % trên


Kết quả Biến động X ± SE
trị số sinh lý (*) (con) chó TĐ

Tỷ trọng thấp 1,005-1,012 1,009±0,001 28 87,50


(1.013-1.025) Cao 1,03-1,05 1,039±0,004 4 12,50
Thấp <5 - 10 31,25
pH
BT 5,5-7,5 6,667±0,02 7 21,88
(5,5-7,5)
>7,5 8-8,5 8,06±0,06 15 46,88
Glucose Cao 100-2.000 650,5±263,8 32 100,00
Protein BT 0-25 8,125±2,11 5 15,63
(0-25 mg/dl) Tăng 30-2000 325,7±173,3 27 84,38
Hồng cầu BT 0-5 2,5±0,69 26 81,25
(0-5 tế bào) Tăng 6-10 7,2±0,02 6 18,75
Bạch cầu BT 0-5 2,857±0,29 17 53,13
(0-5 tế bào) Tăng 15-500 86,625±45,37 15 46,88
(*) Trị số sinh lý tham khảo từ Osborne (1999); SL: Số lượng, BT: Bình thường.

93
Kết quả Bảng 4.22 cho thấy, tỷ trọng nước tiểu thấp chiếm đa số
(87,50%). Mức tỷ trọng dao động trong khoảng (1,005-1,012). Tỷ trọng
thấp do khả năng cô đặc của ống thận kém, biểu hiện lâm sàng con vật
uống nhiều, tiểu nhiều. Khi nồng độ đường trong máu vượt ngưỡng thận
(180 mg/dL) đường sẽ thải ra nước tiểu kéo theo mất nước gây lợi tiểu
thẩm thấu. Hơn nữa, Tỷ trọng thấp có thể thận bị suy nhất là suy giảm khả
năng hấp thu và bài tiết ở ống thận. Wamsley (2007), cũng nhận định, tỷ
trọng nước tiểu <1,008 thì ống thận hư hại, không thể tạo nước tiểu cô
đặc. Đây cũng là chỉ tiêu được lựa chọn hàng đầu cho việc đánh giá bệnh
lý suy thận mãn (Dunn, 1999). Tỉ trọng >1,030 có thể chó mất máu, khát,
hay chấn thương hoặc chó bị stress.
pH nước tiểu thấp (pH <5) chiếm tỷ lệ (31,25%). Trên chó tiểu đường
pH nước tiểu giảm mạnh vì các thể keton đều là các acid mạnh (acid
acetoacetic, acid β-hydroxybutyric và acetone). Khi các thể keton tăng cao
trong máu, đào thải qua nước tiểu, làm pH nước tiểu giảm thấp hơn so với
bình thường. pH nước tiểu kiềm (pH >7,5) chiếm tỷ lệ 46,88%, giá trị trung
bình của pH là 8,06 và dao động trong khoảng 8-8,5. Nước tiểu kiềm thường
đi cùng với sự hiện diện của vi khuẩn do chó tiểu đường bị nhiễm trùng đường
tiểu. Protein niệu (tiểu đạm) có ý nghĩa rất lớn cho chẩn đoán. Protein trong
nước tiểu thường có nguồn gốc từ thận nó có thể do rò rỉ ở quản cầu hoặc do
hấp thu kém ở ống lượn gần hoặc cả hai (Jacob et al., 2005).
Trong tổng số 32 chó bệnh thận tiểu đường có đến 27 trường hợp chó với
hàm lượng protein cao trong nước tiểu chiếm 84,38%, protein trong nước tiểu
tăng với mức tăng trung bình là 325,7 mg/dl, thậm chí có những trường hợp
protein xuất hiện ở mức 2.000 mg/dl và những trường hợp này với tiên lượng
xấu, ít khả năng phục hồi. Điều này rất phù hợp với nhận định của Jacob et al.
(2005), tác giả nhận định, protein >200 mg/dl trong hội chứng thoái hóa dạng
tinh bột.
Chó bệnh thận tiểu đường xuất hiện 8 trường hợp có hồng cầu trong
nước tiểu nằm ngoài mức sinh lý, chiếm tỷ lệ 18,75%. Hồng cầu xuất hiện
trong nước tiểu có thể do tổn thương hệ tiết niệu có thể tổn thương thận hoặc
bàng quang và niệu đạo (Jacob et al., 2005).

94
Số lượng chó bệnh thận tiểu đường có bạch cầu xuất hiện nước tiểu
chiếm 46,88%. Nước tiểu bình thường số tế bào bạch nhỏ hơn 15 tế bào trong
1 μl. Khi thấy nhiều bạch cầu trong nước tiểu chứng tỏ nước tiểu có mủ và
đường tiết niệu bị nhiễm trùng. Có khoảng 15 trường hợp (46,88%) xuất hiện
nhiều bạch cầu trong nước tiểu. Những trường hợp này có thể bị viêm thận cấp
cấp, nước tiểu nhày, khó đi tiểu và sốt. Nhìn chung, sự kết hợp tiểu máu, tiểu
đạm, tiểu bạch cầu gợi ý tiên lượng nặng hơn một dấu hiệu riêng lẽ và có thể
dẫn đến suy thận mãn (Rose, 2001).
4.3.4.3 Tần suất xuất hiện các loại tế bào, trụ niệu nằm ngoài mức
sinh lý trên chó tiểu đường thiếu insulin và tiểu đường kháng insulin
Tần suất xuất hiện các loại tế bào, trụ niệu nằm ngoài mức sinh lý trên
chó tiểu đường thiếu insulin và tiểu đường kháng insulin được trình bày trong
Bảng 4.23.
Bảng 4.23: Tần suất xuất hiện các loại tế bào, trụ niệu nằm ngoài mức sinh lý
trên chó tiểu đường thiếu insulin và tiểu đường kháng insulin
Kết quả Số lượng (con) % trên chó suy thận cấp
Tế bào biểu mô 20 62,50
Tế bào hồng cầu 5 15,63
Tế bào bạch cầu 15 46,88
Trụ hạt 2 6,25
Trụ sáp 13 40,63

Bảng 4.23 thể hiện, tế bào biểu mô xuất hiện với tỷ lệ 62,50%, tế bào
hồng cầu (15,63%), tể bào bạch cầu xuất hiện 46,88 %, trụ hạt xuất hiện trong
nước tiểu của 2 trường hợp với tỷ lệ 6,25%, trụ sáp chiếm 40,63%.
Tế bào biểu mô có thể có nguồn gốc ở nhu mô thận, bể thận, niệu quản,
bàng quang và niệu đạo, có thể thấy chúng có rất ít trong nước tiểu chó khỏe
(<2 tế bào trên 1 vi trường). Trong cặn xuất hiện nhiều tế bào biểu mô chứng
tỏ vùng thận bị viêm nhiễm hay tổn thương làm bong tróc tế bào nhu mô theo
nước tiểu ra ngoài.
Tể bào hồng cầu trong cặn nước tiểu có nguồn gốc từ thận thì nước tiểu
có màu nâu đỏ toàn dòng, Kết quả tiểu máu khi có 3 tế bào hồng cầu trên một
quang trường 40X. Tiểu máu có nguồn gốc từ cầu thận thì hồng cầu biến dạng,
bờ không đều, kích thước to nhỏ khác nhau. Hồng cầu kết hợp với triệu chứng
lâm sàng đau vùng thận, bỏ ăn nôn ói, số lượng bạch cầu trong nước tiểu
tương đương hoặc nhiều hơn hồng cầu sẽ gợi ý đến nhiễm trùng đường tiểu.

95
Khi có số lượng tế bào trong cặn nước tiểu là dấu hiệu của một tổn thương,
thận nhiễm trùng, nhiễm độc hay thoái hóa. Điều này phù hợp với nhận định
của (McMichael et al., 2006).

Hình 4.16: Biểu mô nhu mô thận Hình 4.17: Biểu mô chuyển tiếp của
và hồng cầu trong cặn nước tiểu bể thận trong cặn nước tiểu chó tiểu
chó tiểu đường bị bệnh thận đường bị bệnh thận

Hình 4.18: Biểu mô bàng quang Hình 4.19: Hồng cầu và bạch cầu
trong cặn nước tiểu chó tiểu trong cặn nước tiểu chó tiểu đường
đường bị bệnh thận bị bệnh thận

Hình 4.20: Trụ hạt và hạt mỡ trong Hình 4.21: Trụ sáp trong cặn
cặn nước tiểu chó tiểu đường bị nước tiểu chó tiểu đường bị
bệnh thận bệnh thận

96
Trụ niệu là chỉ tiêu quan trọng nhất để xác lập bệnh lý suy thận. Trụ
hạt do tế bào biểu mô, tế bào máu thoái hóa kết lại với nhau mà thành
người ta có thể thấy chúng trong tất cả loại bệnh thận cấp tính. Trụ sáp là
giai đoạn thoái hóa chót của trụ hạt sau một thời gian dài nằm trong ống
thận và thấy chúng trong bệnh thận mãn, kéo dài. Đây là 2 chỉ tiêu quan
trọng để phân biệt suy thận cấp và suy thận mãn trong xét nghiệm cặn
nước tiểu.
4.3.4.4 Kết quả xét nghiệm sinh lý và sinh hóa máu trên chó bệnh
thận tiểu đường
Các kết quả xét nghiệm sinh lý và sinh hóa máu trên chó bệnh thận
tiểu đường được trình bày trong Bảng 4.24.
Bảng 4.24: Tỷ lệ chó với bệnh lý thận tiểu đường có chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu
nằm ngoài mức sinh lý bình thường
Mức sinh lý Giá trị
Chỉ tiêu X ±SE SL (con) Tỷ lệ (%)
(*) biến động
Hồng cầu
5,5-8,5 1,1-4,75 3,64±0,25 5 15,63
(x106/mm3)
Bạchcầu 17,1-64,49 42,49±14,07 15 46,88
(x103/mm3) 6-17
2,3-5 3,8±0,09 6 18,75
Urê
3,1-9,2 11,19-152 29,24±9,0 36 100
(mmol/L)
Creatinine
44,3-138,4 87-1.617 410,5±92,05 36 100
(µmol/L)
(*) Trị số sinh lý tham khảo từ The Merck Mannual (2010), SL: Số lượng

Kết quả Bảng 4.24 cho thấy, chó bệnh thận tiểu đường, tình trạng
giảm hồng cầu chiếm tỷ lệ 15,63% và 18,75% số lượng bạch cầu giảm.
Hồng cầu và bạch cầu giảm trong trường hợp chó bệnh tiểu đường lâu ngày
phát hiện muộn, con vật mất nước, gầy gạt hôn mê. Đường huyết cao lâu
ngày gây rối loạn và hư hại các chức năng của các cơ quan trong cơ thể.
Một trong những cơ quan nhạy cảm với độc tố của đường nhiều nhất phải
kể đến là thận. Thận suy nhất là suy thận mãn thì khả năng thiếu máu càng
cao vì tuyến thượng thận giảm khả năng sản xuất ra erythopoietin, chất cần
thiết trong quá trình biệt hoá hồng cầu tại tuỷ xương. Ngoài ra còn do sự ứ
đọng các chất độc mà thận chưa thải ra được gây ức chế sản sinh hồng cầu
ở tủy xương. Hơn nữa, bệnh thận với hàm lượng urê trong máu cao làm cho

97
tế bào hồng cầu kém bền vững và bị biến dạng nên tuổi thọ hồng cầu bị rút
ngắn gây ra thiếu máu (Wyss, 2000).
Khác với hồng cầu, số lượng bạch cầu tăng khá cao với giá trị trung
bình 42,49 (x103/mm3), chiếm tỷ lệ 42,31%. Bạch cầu tăng, giúp xác định
trạng thái viêm thận, khi đó lâm sàng cho thấy chó tiểu mủ, tiểu đau, sốt,
nước tiểu hôi thối, đôi khi có lẫn máu và vi khuẩn. Đường cao trong nước
tiểu là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sản phát triển, độc tố của vi
khuẩn gây ra tổn thương đường niệu làm bong tróc tế bào biểu mô, xuất
huyết cầu thận, bể thận đặc biệt ở tại ống thận. Do đó vi khuẩn là một trong
những nguyên nhân gây suy giảm chức năng thận (Đỗ Trung Quân, 2013).

Hình 4.22: Bạch cầu và vi khuẩn Hình 4.23: Mủ chảy ra âm


trong cặn nước tiểu trên chó tiểu hộ trên chó tiểu đường bị
đường bị thận thận

Định lượng urê, creatinin bằng cách hóa nghiệm máu để chẩn đoán và
tiên lượng bệnh thận trên chó tiểu đường. Urê máu là sản phẩm cuối cùng
của sự thoái biến protein. Nó được tổng hợp trong gan từ 2 phân tử
ammonia (NH3), chất này có được từ sự khử amin các acid amin có gốc
baze. Đây là cơ chế thảy ammonia, phản ứng cần năng lượng. Đường huyết
cao kéo dài, chức năng thận bị giảm, chức năng gan bị hư hại, sự phân giải
protein trong mô tăng đi đôi với việc urê tăng trong máu. Thận khoẻ mạnh
sẽ lọc hầu hết urê và các sản phẩm phế thải khác từ máu thải ra nước tiểu.
Xét nghiệm urê máu tiết lộ thông tin quan trọng về sự hoạt động của
thận và gan. Nếu xét nghiệm máu cho thấy rằng mức độ urê cao hơn bình
thường nghĩa là thận hoạt động kém. Kết quả xét nghiệm của nghiên cứu

98
cho thấy, 100% cho bệnh thận tiểu đường có hàm lượng urê máu cao với
giá trị trung bình 29,24 mmol/L, 1 trường hợp trong số chó này có mức urê
lên đến 152 mmol/L. Trường hợp này gầy ốm, suy kiệt hôn mê sâu do ngộ
độc urê và ngộ độc đường (Wyss, 2000).
Creatinine là một chất đạm được sản sinh từ cơ qua cơ chế như sau:
Creatine phosphate là chất dự trữ năng lượng trong cơ dùng để chuyển đổi
thành ATP. Qua phản ứng cắt gốc phosphate vô cơ để tạo ra creatinine.
Creatinine được hấp thu nhanh qua ống tiêu hóa và đưa trở lại tuần hoàn,
rồi được thải trừ qua thận. Ở thận, creatinine được lọc qua các cầu thận và
không được ống thận tái hấp thu. Khi cầu thận bị tổn thương (creatinine
tăng trong máu sớm hơn so với urê), phản ảnh tổn thương chức năng của
thận. Việc xét nghiệm hàm lượng chất này giúp tiên lượng bệnh tốt hơn urê.
Bởi vậy, xét nghiệm creatinine máu có độ tin cậy cao hơn so với xét
nghiệm urê. Trong tiểu đường xét nghiệm creatinine nhằm đánh giá tổn
thương thận ở bệnh nhân đái tháo đường (Wyss, 2000).
Creatinine tăng trong máu chó bệnh thận tiểu đường xuất hiện với
100% trường hợp, đôi khi creatinine tăng rất cao lên đến 1.617 (mmol/L).
Cả 2 chỉ tiêu urê và creatinine tăng do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên
nhân cơ bản là suy giảm khả năng lọc của tiểu cầu thận. Khi nồng độ urê
trong huyết thanh cao gấp 3 lần mức sinh lý thì thú bị ngộ độc, ói mữa,
hôn mê (Wyss, 2000).
4.3.5 Bệnh gan trên chó tiểu đường thiếu insulin và tiểu đường
kháng insulin
4.3.5.1 Tình hình bệnh bện gan trên chó trên tiểu đường thiếu
insulin và tiểu đường kháng insulin
Gan đóng một vai trò trung tâm và rất quan trọng trong việc điều tiết
chuyển hóa carbohydrate. Hoạt động bình thường của nó là duy trì lượng
đường trong máu và cung cấp năng lượng glucose đến các cơ quan. Tiểu
đường là một trong những nguyên nhân gây bất thường ở gan vì sự tồn
đọng glycogen ở nguyên sinh chất và nhân tế bào, sự tích tụ mỡ ở gan, sự
xơ khoảng quanh cửa là hình ảnh mô bệnh học phổ biến của bệnh tiểu
đường. Chó tiểu đường rối loạn chức năng gan do tăng chuyển hóa lipid.
Đáng chú ý là các hoạt động enzyme gan, hầu hết những con chó này có
nồng độ ALT (SGPT) tăng lên rõ rệt. Hơn nữa, động vật mắc bệnh tiểu

99
đường tăng nguy cơ viêm tụy có thể dần dần dẫn đến viêm đường mật (The
Merck, 2010).
Tỷ lệ bệnh gan trên chó trên tiểu đường thiếu insulin và tiểu đường
kháng insulin được trình bày trong Bảng 4.25.
Bảng 4.25 cho thấy, bệnh gan trên chó tiểu đường chiếm tỷ lệ 42,7%.
Trong đó, chó tiểu đường thiếu insulin mắc bệnh gan là 25 trường hợp với
tỷ lệ 44,23%, chó tiểu đường kháng insulin mắc bệnh gan 13 trường hợp
chiếm tỷ lệ 40,54%, một tỷ lệ khá cao. Bởi lẽ, gan đóng một vai trò rất quan
trọng trong việc điều tiết chuyển hóa carbohydrate, hoạt động bình thường
của gan là điều hòa lượng đường trong máu.
Bảng 4.25: Tỷ lệ bệnh gan trên chó trên tiểu đường thiếu insulin và tiểu đường
kháng insulin
Loại tiểu đường Số lượng Số lượng cao Tỷ lệ (%) (n=36)
(con) huyết áp (con)
Tiểu đường thiếu insulin 52 25 44,23
Tiểu đường kháng insulin 37 13 40,54
Tổng 89 38 42,7

Một khi đường trong nguồn thức ăn nhiều thì gan sẽ tổng hợp glucose
thành glycogen để dự trữ, nếu lượng đường trong máu thấp thì gan phân
giải glycogen thành glucose để cung cấp năng lượng cho các hoạt động của
tế bào. Glucose được đưa vào tế bào nhờ sự hỗ trợ tích cực của hormone
insulin thế nên sự thiếu hụt insulin hay sự khiếm khuyết tiết insulin trên chó
tiểu đường sẽ dẫn đến hàm lượng glucose trong máu rất cao và tế bào đói
năng lượng. Lúc này tế bào gan phải hoạt động nhiều hơn dẫn đến rối loạn
chức năng của gan, glycogen tồn đọng trong tế bào chất và nhân, mỡ tích tụ
nhiều trong tế bào và làm hư hại thế bào (The Merck, 2013). Một nghiên
cứu của Puotinen (2012), tác giả đã khảo sát trên 221 chó bị tiểu đường ở
Montana, một vùng đất ở phía tây nước Mỹ bằng phương pháp định lượng
men gan, siêu âm, và sinh thiết gan. Kết quả cho thấy, hơn 70% chó tiểu
đường đã tăng men gan, tác giả cho rằng việc tăng men gan này là tăng men
gan do biến chứng thứ phát của bệnh tiểu đường.

100
4.3.5.2 Kết quả xét nghiệm sinh lý và sinh hóa máu của chó tiểu
đường mắc bệnh gan
Ngày nay, xét nghiệm sinh hóa máu đang phát triển mạnh mẽ, giữ vai
trò đặc biệt không thể thiếu được trong chẩn đoán và tiên lượng bệnh. Thật
vậy càng ngày người ta càng thấy rõ vị trí thiết yếu của hóa nghiệm; thiếu
hóa nghiệm chẩn đoán của chúng ta trở nên mò mẫm, thiếu một chỗ dựa
vững chắc. Chẩn đoán bệnh gan trên chó bằng phương pháp xét nghiệm máu
dựa theo tiêu chuẩn của The Merck (2010) được trình bày trong Bảng 4.26.
Bảng 4.26: Tần suất các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu trên chó tiểu đường mắc bệnh gan
Mức sinh Kết Giá trị SL Tỷ lệ
Chỉ tiêu X ± SE
lý (*) quả biến động (con) (%)
Hồng cầu Thấp 1,4-5,45 2,46 ± 0,05 11 28,95
(x106/mm3) 5,5-8,5
BT 5,6-6,0 5,8 ± 0,05 27 71,05
Bạch cầu Thấp 4,7-5,9 5,1± 0,12 9 23,68
(x103/mm3) BT
6-17 6,0-16,8 9,78±1,08 19 50,00
Cao 17,5-25,8 20,02±0,32 10 26,32
AST (U/L) 8,9-48,5 Cao 65,4-119,3 97,62±4,03 38 100,00
ALT (U/L) 8,2-57,3 Cao 58,5-314,8 102,8±3,16 38 100,00
Abumin Thấp 8,6-25,4 15,78±0,19 21 55,26
25,8-39,7
g/L BT 26,2-39,7 32,3±0,26 18 47,37
Thấp 15,6-73,5 31,87±1,69 22 57,89
Protein (g/L) 53-76
BT 53-66,1 58,42±0,95 16 42,11
T. Bilirubin BT 0,9-10,2 5,7±0,15 25 65,79
0,9-10,2
(µmol/lít)) Cao 10,5-147 48,97±7,52 13 34,21
D. Bilirubin BT 0,04-4 1,56± 0,58 25 65,79
0,04-4
(µmol/lít) cao 7,4-30,4 29,4±1,54 13 34,21
I. Bilirubin 0,86- BT 0,86-10,2 7,3±1,18 25 65,79
(µmol/lít) 10,2 cao 10,3-117,2 49,38±8,25 13 34,21
(*) Trị số sinh lý tham khảo từ The Merck Mannual (2010); T. bilirubin: Bilirubin tổng số
D. bilirubin: Bilirubin trực tiếp; I. Bilirubin: Bilirubin gián tiếp, BT: Bình thường, SL: Số lượng

Bảng 4.26 thể hiện, chó tiểu đường mắc bệnh gan có số lượng hồng
cầu thấp 28,95% chó viêm gan có số lượng hồng cầu giảm thấp, giảm ở
mức trung bình 2,46 (x10 6/mm3), đặc biệt 5 trường hợp với có lượng hồng
cầu giảm trong khoảng rất thấp 1,4-3,0 (x106/mm3) so với mức sinh lý bình

101
thường 5,5-8,5 (x106/mm3). Đồng thời chó viêm gan có số lượng bạch cầu
giảm 23,68%.
Bởi lẽ, trong bệnh lý viêm gan kèm theo đường huyết cao và có thể
nhiễm keton, chó bỏ ăn, ói, kéo dài dẫn đến suy kiệt, những trường hợp này
có thể là viêm gan mãn tính tiến triển dẫn đến xơ gan gây tăng áp lực tĩnh
mạch cửa, giãn tĩnh mạch thực quản, trực tràng, cường lách thiếu máu. Hơn
nữa, gan có chức năng dự trữ máu, chuyển máu từ hệ tĩnh mạch cửa sang hệ
tuần hoàn chung và sản xuất các yếu tố đông máu như fibrinogen,
prothrombin. Khi tế bao gan bị hủy hoại thì các chức năng trên bị mất đi
dẫn đến xuất huyết, mất máu và thiếu máu. Kết quả này phù hợp với nhận
định của Harrison (1999) và Đỗ Đình Hồ (2005), các tác giả cho rằng sự
thiếu hụt hồng cầu xuất hiện trong bệnh lý viêm gan mãn hoặc xơ gan.
26,32% chó có số lượng bạch cầu tăng trong chó tiểu đường mắc bệnh
gan. Bạch cầu tăng trong các bệnh viêm do nhiễm khuẩn hay do dị ứng
(Huỳnh Thị Bạch Yến, 2006). Thật vậy, trong bảng liệt kê các nguyên nhân
gây bệnh gan của Clarence (1986), tác giả cho rằng có rất nhiều nguyên
nhân nguyên phát do vi khuẩn gây ra bệnh gan như: Actinobacillus,
Bacillus, Campylobacter, Clostridium, Corynebacterium, Escherichia,
Hemophilus, Leptospira, Listeria, Salmonella.
Trong bệnh lý viêm gan trên chó tiểu đường không chỉ thay đổi về
sinh lý máu mà sinh hóa máu cũng thay đổi rất lớn. Điều đặc biệt phải kể
đến là 100% chó với tiểu đường với bệnh lý viêm gan có hàm lượng AST
(aspartate aminotransferase) và ALT (alanine aminotransferase) tăng trong
huyết thanh. Enzyme AST (Aspartate aminotransferase) được tìm thấy
trong tế bào chất và ty thể của các tế bào gan, tế bào cơ. AST được phóng
thích khi tế bào gan bị hoại tử, thời gian bán hủy trung bình của AST trên
chó là 12 giờ. Chỉ tiêu này dùng để đánh giá sự tổn thương của gan và cơ.
AST huyết thanh tăng trong bệnh gan, bệnh ở cơ, tim, (Kramer and
Hoffmann, 1997). Trong thời gian nghiên cứu chúng tôi nhận thấy, hoạt lực
enzyme AST chỉ tăng nhẹ và tăng ở mức trung bình (97,62 U/L) và biến
động trong khoảng 65,4-119,3 U/L, tăng gấp khoảng 2 lần mức sinh lý bình
thường (8,9-48,5 U/L). Kết quả này phù hợp với nhận định của
V.Fattorusso-O.Ritter (2004), tác giả cho rằng hoạt lực enzyme AST tăng
mức vừa phải trong bệnh viêm gan, tăng cao có thể gáp 100 lần trong bệnh
nhồi máu cơ tim.

102
Cũng như AST, có hoạt lực enzyme ALT (alanine aminotransferase)
tăng cao trong huyết thanh của chó tiểu đường mắc bệnh gan chiếm 100%
và biến động trong khoảng 58,5-314,8 U/L. Chỉ số này đồng nghĩa với chó
mắc bệnh viêm gan cấp có hoạt lực enzyme ALT tăng gấp 5 lần so với mức
sinh lý bình thường. Theo Merck (2010) thì ở chó chỉ có sự thay đổi ALT
tăng trong những trường hợp bệnh gan (tổn thương gan, xơ gan, hoại tử gan
do nhiễm trùng) vì ALT là men nội sinh nên chúng chỉ thoát ra khỏi tế bào
gan và vào máu khi tế bào gan bị viêm, ứ mật hay tổn thương (hoại tử) thì
enzyme này sẽ được phóng thích vào huyết thanh với hàm lượng rất cao.
Đây là biểu hiện đặc trưng trong bệnh viêm gan trên chó, mèo và những
động vật nhỏ. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu của chúng tôi khá phù hợp với
nhận định của Huỳnh Thị Bạch Yến (2006), tác giả cho rằng, trong bệnh lý
gan cấp gây hoại tử cùng lúc nhiều tế bào gan thì ALT tăng rất nhiều có khi
gấp tăng gấp 10-30 lần hoặc hơn, AST cũng tăng nhưng ít hơn; thường thì
các men gan tăng rất sớm, từ thời kỳ nung bệnh trước khi xuất hiện vàng da
nên ngoài giá trị chẩn đoán lâm sàng còn có giá trị chẩn đoán sớm bệnh
gan.
Theo Harrison (1999), trong viêm gan cấp tính có tỷ số AST/ALT<1,
trong viêm gan mãn tỷ số AST/ALT >1. Đặc biệt, trong nghiên cứu này có
21 trường hợp tỷ số AST/ALT khoảng 1,85-2,3. Theo Hoàng Quang
(2006), thì tỷ số AST/ALT khoảng 2 được tìm thấy trong những trường hợp
tổn thương gan nặng, xơ gan hay ung thư gan. Vì vậy việc xác định hoạt lực
của enzym AST, ALT không những có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong
chẩn đoán mà còn có ý nghĩa trong việc theo dõi điều trị và tiên lượng bệnh
gan.
55,26% chó tiểu đường với bệnh lý viêm gan có hàm lượng albumin
thấp trong huyết thanh. Gan là cơ quan tổng hợp protein cần thiết cho gan
và một số lớn lượng protein khác cho cơ thể (trong số đó albumin là quan
trọng nhất). Do đó, một khi số lượng cũng như chất lượng tế bào gan bị
giảm (bệnh gan nặng) thì quá trình tổng hợp albumin cũng giảm. Trong
trường hợp báng bụng do gan thì mức độ giảm albumin sẽ nặng hơn do một
lượng lớn albumin bị mất vào dịch xoang bụng (Phạm Hoàng Phiệt, 2004).
Theo Harrison (1999), nồng độ albumin trong huyết thanh giảm thì đó là
dấu hiệu tuyệt vời để xác định mức độ tầm trọng của bệnh lý viêm gan mãn

103
tính. Đặc điểm này cũng là một trong những các yếu tố quan trọng để phân
biệt giữa bệnh lý viêm gan cấp tính và bệnh lý viêm gan mãn tính.
Trên chó tiểu đường mắc bệnh gan có hàm lượng albumin và protein ở
mức bình thường với tỷ lệ lần lượt là 47,3% và 42,11%. Vì rằng gan có khả
năng dự trữ lượng lớn protein cũng như albumin, thời gian bán hủy của
chúng khá dài (14-20 ngày) và lượng chuyển đổi hàng ngày thấp hơn 5%.
Hơn nữa, nồng độ protein trong huyết thanh bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố
ngoài gan rõ rệt nhất là tình trạng dinh dưỡng, các yếu tố của hormone và
áp lực keo huyết tương (Harrison, 1999). Tuy nhiên, trong số 38 chó mắc
bệnh gan, xuất hiện 57,89% và protein giảm trong huyết thanh, trên những
chó này do tổn thương tế bào gan lan rộng dẫn đến mất khả năng tổng hợp
cũng như dự trữ protein của gan (Dunn, 1999). Mặc khác, trên chó tiểu
đường đã xuất hiện những biến chứng trên thận, nhiễm keton thì một lượng
lớn protein bị thải ra nước tiểu theo cơ chế đa niệu thẩm thấu hoặc do suy
yếu khả năng lọc và chức năng tái hấp thu của thận.
Chó tiểu đường với bệnh lý viêm gan chiếm 34,21% có hàm lượng
blirubin tăng trong huyết thanh bao gồm bilirubin toàn phần, bilirubin gián
tiếp và bilirubin trực tiếp. Những trường hợp này do rối loạn chuyển hóa
sắc tố bilirubin tại gan và là do hoại tử tế bào gan, bởi vì khi tế bào gan bị
hoại tử nhiều, trước hết làm giảm quá trình chuyển hóa từ bilirubin gián
tiếp trong máu thành bilirubin trực tiếp trong tế bào gan nên bilirubin gián
tiếp trong máu tăng. Mặt khác, do tế bào gan bị hủy hoại nên bilirubin trực
tiếp từ trong tế bào gan thoát ra và thấm vào máu làm gia tăng lượng
bilirubin trực tiếp trong máu. Nguyễn Thế Khánh và Phạm Tử Dương
(2005); Hồ Văn Nam (2006), cũng khẳng định bilirubin trực tiếp và gián
tiếp đồng thời cùng tăng trong huyết thanh là do viêm gan và tổn thương tế
bào gan. Biểu hiện đặc trưng trên lâm sàng là vàng da, vàng niêm mạc do
các mô bị ngắm bilirubin. Hoàng Quang (2006) cũng khẳng định, cả 3 loại
bilirubin tăng trong huyết thanh thường gặp trong các trường hợp viêm gan
cấp,viêm gan mãn, xơ gan hay ung thư gan.
4.3.6 Tóm lại
Qua phân tích và chứng minh các biến chứng trên chó tiểu đường
thiếu insulin và tiểu đường kháng insulin có kết quả như sau:

104
- Chó tiểu đường thiếu insulin tăng huyết áp với tỷ lệ 46,15% cao hơn
chó tiểu đường kháng insulin (32,43%).
- Chó tiểu đường thiếu insulin bị đục tinh thể 55,77% cao hơn chó tiểu
đường kháng insulin (29,73%).
- Chó tiểu đường thiếu insulin bị nhiễm keton 51,92% cao hơn chó
tiểu đường kháng insulin (43,44%) và 100% chó bị nhiễm xeton đều có
keton dương tính trong nước tiểu theo nhiều mức độ khác nhau.
- 38,46% chó tiểu đường thiếu insulin bị bệnh thận và cao hơn chó
tiểu đường kháng insulin (32,43%), phần lớn chó tiểu đường bị thận có urê,
creatinine cao trong máu, trong nước tiểu của chó tiểu đường bị thận xuất
hiện hồng cầu, bạch cầu, tế bào biểu mô, trụ hạt và trụ sáp và 100% trong
số đó xuất hiện glucose trong nước tiểu.
- Chó tiểu đường thiếu insulin bị bệnh gan là 44,23% cao hơn chó tiểu
đường kháng insulin (40,54%), 100% chó tiểu đường bị bệnh gan có hoạt
lực AST và ALT cao trong máu.
Tỷ lệ các biến chứng xuất hiện trên chó tiểu đường IDD và IRD khác
nhau không có ý nghĩa thống kê. Từ đó có thể kết luận rằng xác suất để
xuất hiện các biến chứng trên chó tiểu đường bằng nhau.
4.4 Theo dõi hiệu quả điều trị trên chó tiểu đường trên chó
Việc điều trị chó tiểu đường không giống như điều trị các bệnh khác
trên cùng đối tượng. Bởi vì chó mắc bệnh tiểu đường đều là thú cưng,
người ta xem chó như một thành viên trong gia đình. Vì thế hiệu quả điều
trị bệnh tiểu đường trên chó phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
- Con vật: Chất lượng cuộc sống của con thú bao gồm môi trường
sống và tâm lý của con vật
- Chủ nuôi: Sự cam kết hợp tác tích cực của người nuôi với bác sĩ thú
y, tình cảm và thái độ chăm sóc của người nuôi với con vật
- Y đức và kỹ năng của bác sĩ thú y (Niessen et al., 2012)
4.4.1 Đặc điểm chung của đối tượng tại thời điểm trước nghiên cứu
Kết quả theo dõi đặc điểm chung của đối tượng tại thời điểm trước
nghiên cứu được trình bày trong Bảng 4.27.
Bảng 4.27 cho thấy, tổng số đối tượng nghiên cứu là 20 chó tiểu
đường lâm sàng, có triệu chứng lâm sàng điển hình, độ tuổi trung bình 7,5

105
năm, nồng độ glucose lúc đói trung bình 301 mg/dl, HbA1c trung bình
7,4%.
Bảng 4.27: Đặc điểm của chó tiểu đường lâm sàng trước điều trị
Chỉ tiêu (n=20)
ĐBĐ TB SE
Tuổi (năm) 5-10 7,5
Nồng độ glucose máu lúc đói (mg/dl) 196-537 301 11,59
HbA1c (%) 6,6-10 7,4 0,28
Triệu chứng lâm sàng của tiểu đường rõ ràng: Ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và
đã giảm cân
ĐBĐ: Độ biến động; TB: Trung bình

Kết quả nghiên cứu khá phù hợp với nhận định của Wingfield and Raffe
(2002), tác giả cho rằng những con chó mắc bệnh tiểu đường thường xảy ra từ
khoảng 4-14 năm tuổi và chó ở lứa tuổi trên 6 năm chiếm một tỉ lệ cao
hơn. Hầu hết các trường hợp tự phát bệnh tiểu đường xảy ra ở chó trung niên
và lớn tuổi.
HbA1c là một tiêu chí quan trọng trong chẩn đoán bệnh tiểu đường.
Trước đây HbA1c là một thông số tốt dùng để kiểm soát glucose máu chứ
không dùng để chẩn đoán bệnh. Tháng 1/2010, với sự đồng thuận của Ủy ban
các chuyên gia Quốc tế, Hiệp hội nghiên cứu bệnh tiểu đường Châu Âu, Liên
đoàn bệnh tiểu đường Quốc tế (IDF), Hiệp hội bệnh tiểu đường Mỹ (ADA) đã
công bố tiêu chí chẩn đoán mới về bệnh tiểu đường, đưa HbA1c làm một tiêu
chí chẩn đoán bệnh tiểu đường và lấy ngưỡng là ≥6,5. Trong đó xét nghiệm
HbA1c phải được thực hiện ở phòng xét nghiệm chuẩn hóa theo chương trình
chuẩn hóa glycohemoglobin Quốc gia (NGSP) (American Diabetes
Association, 2011).
4.4.2. Kết quả điều trị tiểu đường trên chó
4.4.2.1 Kết quả điều trị tiểu đường lâm sàng trên chó trên chó
Kết quả điều trị tiểu đường lâm sàng trên chó trong Bảng 4.28.
Số liệu ở Bảng 4.28 cho thấy, Tỷ lệ kiểm soát đường huyết tốt trên chó
tiểu đường thiếu insulin (66,67%) cao hơn chó tiểu đường kháng insulin
(62,5%). Tuy nhiên, 2 tỷ lệ này khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ
kiểm soát đường huyết trung bình và kiểm soát đường huyết kém của 2 loại
tiểu đường này cũng tương đương nhau. Điều này có thể nói rằng insulin
(Midtard 30) có tác dụng ổn định đường huyết tốt trên chó tiểu đường lâm

106
sàng. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Fracassi
(2012), tác giả đã tiến hành điều trị 12 chó mắc bệnh tiểu đường bằng insulin
glargine với mục tiêu đánh giá sự an toàn và hiệu quả của insulin glargine ở
chó. Thí nghiệm được thực hiện trong 6 tháng, tất cả chó trong nghiên cứu
được tiêm insulin glargine mỗi 12 giờ. Đánh giá hiệu quả điều trị sau 1, 2, 4,
8, 12 và 24 tuần sau khi tiêm insulin glargin, chỉ tiêu theo dõi bao gồm các dấu
hiệu lâm sàng và đo nồng độ fructosamine huyết thanh. Kết quả nồng độ
đường trong máu thấp hơn đáng kể trong suốt thời gian nghiên cứu. Ở tuần thứ
24, các dấu hiệu lâm sàng như ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều đã được cải
thiện trong 91% chó bị tiểu đường và hầu như không trường hợp nào xảy ra
chứng hạ đường huyết. Dựa trên BGCs (Blood Glucose Curve) và thuyên
giảm các dấu hiệu lâm sàng để đánh giá hiệu quả điều trị. Kết quả là 58%
kiểm soát đường huyết tốt, 33% kiểm soát đường huyết trung bình và 8% kiểm
soát đường huyết kém. Tác giả kết luận insulin glargine tiêm dưới da hai lần
mỗi ngày là một phương pháp tốt và an toàn của điều trị cho chó bệnh tiểu
đường. Thêm vào đó, Hess and Drobatz (2013) cũng đã thí nghiêm để đánh
giá hiệu quả điều trị insulin glargine trên chó tiểu đường, tác giả đã tiến hành
thí nghiệm trên 10 con chó bệnh tiểu đường bằng cách tiêm dưới da insulin
glargin hai lần mỗi ngày với liều ban đầu là 0,5 U/kg (0,23 U/lb), kết hợp với
khẩu phần nhiều xơ không hòa tan, theo dõi hiệu quả điều trị trong vòng 43
ngày. Tác giả kết luận rằng, insulin glargine có hiệu quả tốt trong điều trị tiểu
đường trên chó.
Bảng 4.28: Hiệu quả điều trị chó tiểu đường lâm sàng
Chỉ tiêu Tiểu đường thiếu Tiểu đường Tổng
insulin Kháng insulin
SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ
(con) (%) (con) (%) (con) (%)
Kiểm soát ĐH tốt 8 66,67 5 62,5 13 65
Kiểm soát ĐH trung 3 25,0 2 25,0 5 25
bình (tạm ổn)
Kiểm soát ĐH kém 1 16,67 1 12,5 2 10
SL: Số lượng; ĐH: Đường huyết

Kết quả điều trị trong thí nghiệm cho thấy có tới 90% chó mắc bệnh
giảm nồng độ đường huyết và các dấu hiệu lâm sàng thuyên giảm rõ rệt.
Hai trường hợp kiểm soát đường huyết kém (10%) do đã xuất hiện biến
chứng trên mạch máu nhỏ, bị đục thủy tinh thể và suy thận nên đã chết sau
30 ngày tiêm insulin điều trị. Kết quả này khá phù hợp với nhận định của

107
Nelson (2009), tác giả cho rằng, hiệu quả điều trị kém trong những trường
hợp chó tiểu đường bị nhiễm keton huyết trầm trọng hoặc những trường
hợp bị biến chứng tiểu đường mãn tính như viêm nhiễm hệ tiết niệu, suy
thận, suy gan, cao huyết áp, đục thủy tinh thể,… hoặc chủ nuôi không tiếp
tục điều trị. Thường những trường hợp này chết sau khi điều trị vài ngày,
vài tuần hoặc vài tháng.
Nồng độ đường huyết và HbA1c sau 90 ngày điều trị
Kết quả theo dõi nồng độ đường huyết và HbA1c sau 90 ngày điều trị
được thể hiện qua Bảng 4.29.
Trong quá trình theo dõi điều trị và hiệu chỉnh liều insulin đôi khi gặp
khó khăn đối với nhóm tiểu đường kháng insulin hơn so với nhóm chó tiểu
đường thiếu insulin.
Bảng 4.29: Nồng độ đường huyết và HbA1c thay đổi sau 90 ngày điều trị
Chỉ tiêu ĐH (mg/dl) HbA1c (%)
ĐBĐ X ± SE ĐBĐ X ± SE SL %
Thời gian
N0 195-406 301±98 6,6-10 7,4±0,801 20 100
N90 75-107 91±16 5,6-6,4 6±0,435 13 65
N90 126-180 153±27 6,5-6,9 6,6±0,3 5 25
N0: Ngày chẩn đoán bệnh; N90: Ngày thứ 90 điều trị bằng insulin; ĐBĐ: Độ biến động, ĐH; Đường
huyết; SL: Số lượng

Nhóm chó tiểu đường thiếu insulin thường hiệu chỉnh liều sau 7 ngày
kể từ mũi tiêm đầu tiên. Nhóm tiểu đường kháng insulin, có 4 trường hợp
phải kéo dài đến 14 ngày thì mới đạt được liều insulin ổn định. Bởi lẽ tiểu
đường kháng insulin do rất nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do béo phì, do
bệnh của tuyến nội tiết khác như tuyến yên, tuyến thượng thận. Tuy nhiên,
sau 90 ngày điều trị bệnh tiểu đường lâm sàng trên chó bằng insulin, hầu
hết nồng độ đường trong máu và HbA1c giảm dần theo thời gian điều trị.
Kết quả này chứng tỏ liệu pháp insulin là một liệu pháp tốt để kiểm soát
ĐH trên chó tiểu đường lâm sàng. (Richard (2005) và Gilor (2016) cũng
cho rằng chó tiểu đường lâm sàng điều trị bằng insulin ngay từ khi bệnh
được phát hiện là liệu pháp bắt buộc
HbA1c là chỉ tiêu hàng đầu để đánh giá hiệu quả điều trị bệnh tiểu
đường vì sự hình thành HbA1c xảy ra chậm 0,05% trong ngày và tồn tại
suốt trong đời sống hồng cầu 120 ngày, thay đổi sớm nhất trong vòng 4

108
tuần. Do đó, xét nghiệm HbA1c cho biết tình trạng kiểm soát glucose máu
trong 12 tuần gần nhất. Chỉ cần thay đổi chế độ ăn trong một vài ngày đã có
thể giảm glucose máu, nhưng HbA1c chỉ giảm khi tuân thủ chế độ điều trị
trong cả quá trình 12 tuần (American Diabetes Association, 2011). HbA1c
giảm 1% thì giảm 43% nguy cơ gây biến chứng trên bệnh nhân tiểu đường.
Nếu HbA1c >10% glucose máu sẽ không được kiểm soát tốt (Mai Thế
Trạch, 2007). Hiện nay theo kiến nghị của Hiệp hội bệnh tiểu đường của
Mỹ (ADA, 2011), HbA1c nên đưa về ngưỡng <7% sẽ giảm được các biến
chứng mạch máu nhỏ và nếu cải thiện được HbA1c ngay sau khi chẩn đoán
sẽ giảm được biến chứng về tim mạch và ngưỡng kiến nghị HbA1c< 7% để
đánh giá hiệu quả điều tri. Trong nội dung 1 của nghiên cứu này, nồng độ
HbA1c trong máu ở ngưỡng kiến nghị để đánh giá hiệu quả điều trị là
HbA1c<6,6%. Kết quả điều trị thể hiện trong bảng 4.29 cho thấy 65% chó
tiểu đường lâm sàng đã đạt được ngưỡng HbA1c kiến nghị (HbA1c<6,6%).
Thế nên, dùng insulin (Mixtard 30) trong liệu pháp ổn định đường huyết
chó tiểu đường tiền lâm sàng là một liệu pháp tốt với liệu trình 2 lần trong
ngày, mỗi lần cách nhau 6 đến 8 giờ ngay sau mỗi bữa ăn. Qua kết quả này
có thể kết luận rằng, liệu pháp insulin lý tưởng là liệu pháp bắt chước quá
trình tiết insulin nội sinh của tế bào β càng sát càng tốt. Do đó, tiêm insulin
ngay sau hai bữa ăn chính để kiểm soát tăng đường huyết sau ăn đồng thời
có thể duy trì nồng độ insulin đủ để ức chế sự phân giải lipid và sản xuất
glucose ở gan trong giai đoạn nhịn ăn.
4.4.2.2 Kết quả điều trị tiểu đường tiền lâm sàng trên chó
Kết quả ghi nhận hiệu quả điều trị tiểu đường tiền lâm sàng trên chó
được ghi nhận qua Bảng 4.30.
Bảng 4.30: Hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường tiền lâm sàng
Tên Thuốc SL điều trị KSĐH tốt ĐH tạm ổn
SL % SL %
Metformin 500 mg 30 25 83,33 5 16,66
Diamicron 30 mg 30 27 90 3 10
SL: Số lượng; KSĐH: Kiểm soát đường huyết; ĐH: Đường huyết

Diamicron 30 mg (biệt dược là Gliclazide), là một Sulfamide hạ


đường huyết, thuốc uống trị bệnh tiểu đường. Gliclazide làm giảm đường
huyết bằng cách kích thích sự tiết insulin từ các tế bào β của đảo
Langerhans. Gliclazide phục hồi đỉnh sớm tiết insulin, khi có hiện diện của

109
glucose, và làm tăng tiết insulin ở pha thứ nhì, tăng đáng kể đáp ứng tiết
insulin được quan sát sau một bữa ăn hay khi uống đường.
Sau khi uống, nồng độ thuốc trong huyết tương tăng từ từ cho đến sau
6 giờ thì đạt nồng độ bình nguyên từ giờ thứ 6 đến giờ thứ 12, ít có sự khác
biệt giữa các cá thể. Gliclazide được hấp thu hoàn toàn. Thức ăn không ảnh
hưởng đến tốc độ cũng như nồng độ hấp thu (Trần Thị Thu Hằng, 2014).
Metformin thuộc nhóm Biguanid, có cơ chế tác dụng khác với các
thuốc ổn định đường huyết nhóm Sulfamide. Metformin không kích thích
giải phóng insulin. Metformin làm giảm sự tăng đường huyết nhưng không
gây tai biến hạ đường huyết. Tác dụng của Metforrmin 500mg là ức chế
hấp thu glucose ở ruột, ức chế sự tân tạo glucose ở gan và kích thích gia
tăng sử dụng glucose ở tế bào ngoại biên (mô cơ, mỡ) (Trần Thị Thu Hằng,
2014).
Qua Bảng 4.30 cho thấy, Diamicron 30 mg kiểm soát đường tốt trên
chó tiểu đường tiền lâm sàng. Trong đó 90% trường hợp kiểm soát đường
huyết tốt, 10% kiểm soát trung bình.
Metformin 500 mg kiểm soát đường huyết tốt 83,33%, kiểm soát trung
bình 16,66 %. Như vậy, diamicron 30 và metformin 500 có hiệu quả tốt
trong điều trị bệnh tiểu đường tiền lâm sàng trên chó. Hiện nay chưa tìm
thấy nghiên cứu tương tự về vấn đề này nên thảo luận còn hạn chế. Tuy
nhiên Richard (2005) cho rằng kiểm soát đường huyết bằng thuốc viên
uống có hiệu quả cao với chó ở giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường.
4.4.3 Tóm lại
Qua quá trình điều trị và theo dõi hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường
trên chó bằng 3 loại tân dược đang được sử dụng ổn định đường huyết hiệu
quả trên nhân y hiện nay. Kết quả thể hiện như sau:
- Trong 20 trường hợp điều trị bằng insulin có 65% kiểm soát ĐH tốt,
25% ĐH tạm ổn, 10% kiểm soát ĐH kém
- Trên chó điều trị bằng Metformin 500 mg có 83,33% kiểm soát ĐH
tốt, 16,66% đường huyết tạm ổn
- Trên chó điều trị bằng Diamicron có 90% kiểm soát tốt, 10% đường
huyết tạm ổn. Vì vậy, insulin (Mixtard 30), Metformin 500 mg, Diamicron
30 mg điều trị tốt cho chó tiểu đường

110
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận
Qua quá trình khảo sát, phân tích và ứng dụng trong luận án này, kết
quả bước đầu cho thấy
(1) Hằng số của các chỉ tiêu sinh hóa trên chó khỏe như sau: Nồng độ
glucose trong máu mao mạch 62-108 mg/dL, trong huyết tương 70-121
mg/dL, glycosylated hemoglobin (HbA1c) là 2,7-6% và hoạt lực insulin là
5-20 µIU/mL. Nồng độ HbA1c trong khoảng 5,2-6,3% là chó bị tiểu đường
tiền lâm sàng, nguy cơ bệnh tiểu đường, ngưỡng HbA1c ≥6,4% chó tiểu
đường. HbA1c ≥ 6,6% đã xuất hiện biến chứng nên ngưỡng kiến nghị của
HbA1c để đánh giá hiệu quả điều trị là HbA1c<6,6%
(2) Tỷ lệ chó được nuôi dưỡng tại thành phố Cần Thơ mắc bệnh tiểu
đường là 5,54%. Trong đó, nhóm giống chó ngoại mắc bệnh nhiều hơn
nhóm giống cho nội, bệnh tăng dần theo tuổi, chó >7 năm tuổi mắc bệnh
nhiều nhất với tỷ lệ 11,64%, nhóm chó nhỏ vóc mắc bệnh cao, chó nuôi
nhốt mắc bệnh cao hơn nhóm chó nuôi thả, chó cái mắc bệnh nhiều hơn chó
đực. Chó có thể trạng béo phì mắc bệnh cao nhất với tỷ lệ 7,54% và khác có
ý nghĩa thống kê với nhóm thể trạng khác. Bệnh tiểu đường trên chó phụ
thuộc vào nhóm giống, nhóm tuổi, giới tính, nhóm trọng lượng, phương
thức nuôi và thể trạng (p<0.05). Thế nên, giống chó ngoại, chó già (>7 năm
tuổi), chó cái, nuôi nhốt, béo phì là những yếu tố nguy cơ gây bệnh tiểu
đường trên chó.
Xét nghiệm đường huyết phát hiện sớm bệnh tiểu đường trên chó.
Phần lớn chó tiểu đường do thiếu insulin. Hầu hết chó tiểu đường thiếu
insulin và kháng insulin có glucose niệu và HbA1c≥6,5%.
(3) Chó tiểu đường đã biểu hiện triệu chứng lâm sàng rõ ràng và phát
hiện bệnh muộn sẽ xuất hiện những biến chứng ảnh hưởng xấu đến hiệu
quả điều trị và đời sống của con thú. Tỷ lệ các biến chứng tăng huyết áp,
nhiễm keton, đục thủy tinh thể, bệnh thận và bệnh gan trên chó tiểu đường
khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Vì vậy, xác suất để xuất hiện những
biến chứng này trên chó tiểu đường như nhau.
(4) Tiêm insulin (Mixtard 30) dưới da cho chó tiểu đường xuất hiện
triệu chứng lâm sàng rõ ràng (ĐH >180 mg/dL) với liều khởi điểm 0,3
UI/kgP, 2 lần/ngày mỗi lần cách nhau 6-8 giờ có tác dụng kiểm soát đường

111
huyết tốt. Metformin 500mg và diamicron 30mg có tác dụng kiểm soát tốt
đường huyết trên chó tiểu đường cận lâm sàng (giai đoạn đầu của tiểu
đường). Cho uống với liều khởi điểm lần lượt như sau 5 mg/kgP và 3
mg/kgP. Chó tiểu đường xuất hiện nhiều biến chứng gần như thất bại trong
điều trị. Chủ nuôi quan tâm chăm sóc chó và hợp tác thực hiện đúng lịch
trình của bác sỹ thú y trong quá trình điều trị thì hiệu quả điều trị cao hơn.
HbA1c là một thước đo quan trọng trong chẩn đoán bệnh tiểu đường và
trong đánh giá hiệu quả điều trị. Việc theo dõi triệu chứng lâm sàng đo
đường huyết mao mạch hằng ngày tại nhà trong suốt quá trình điều trị sẽ
kịp thời hiệu chỉnh liều thuốc sử dụng trên từng cá thể, ngăn ngừa biến
chứng và kết quả điều trị tốt hơn.
5.2 Đề nghị
Ứng dụng kết quả nghiên cứu trong chẩn đoán và điều trị bệnh tiểu
đường trên chó.
Tiếp tục nghiên cứu thêm về miễn dịch tự miễn, gen và thử nghiệm
một số thảo dược đang được sử dụng rộng rãi trong nhân y để điều trị chó
bệnh tiểu đường.
Để hạn chế bệnh tiểu đường trên chó, người nuôi nên cho chó được
vận động tự do, chó từ 3 năm tuổi trở lên nên kiểm tra đường huyết định kỳ
mỗi 6 tháng 1 lần để phát hiện sớm bệnh nhằm tránh những biến chứng xấu
và giảm bớt gánh năng bệnh tật cho người chăn nuôi.

112
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tiếng Việt
Dương Hoàng Huy, 2010. Khảo sát tỷ lệ bệnh đái tháo đường type 2 tại thành phố
Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. Luận án chuyên khoa II, chuyên ngành Nội – Nội
tiết. Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh.
Đỗ Đình Hồ, 2005. Hóa sinh lâm sàng. NXB Y Học. Trang 17-40.
Đỗ Trung Quân, 2013. Bệnh nội tiết chuyển hóa. NXB Y Học. Nhà. Trang 253-263.
Đỗ Văn Hàm, Nguyễn Ngọc Anh và Nguyễn Thị Hiếu, 2007. Dinh dưỡng và
an toàn thực phẩm. NXB Y học. Trang 89-103
Fattorusso, V.O.R., 2004. Sổ tay lâm sàng chẩn đoán và điều trị tập 2. NXB Y Học
Hà Nội. Trang 413-414, 618-619, 652, 964-965.
Hoàng Quang, 2006. Hóa Sinh. NXB Quân Đội Nhân Dân Hà Nội. Trang 100-120.
Hoàng Thị Bích Ngọc, 2011. Hoá sinh bệnh đái tháo đường. Nhà xuất bản y học Hà
Nội. Trang 53-87-146.
Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên và Phạm Ngọc Thạch, 1997. Bệnh nội khoa
gia súc. NXB Nông Nghiệp Hà Nội. Trang 227-236.
Huỳnh Thị Bạch Yến, 2006. Xác định một số hằng số sinh hóa - sinh lý máu và nước
tiểu của chó. Luận án tiến sĩ nông nghiệp, chuyên nganhf bệnh lý học và chữa
bệnh vật nuôi. Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. TPHCM
Harrison, D.J., 1999. Các nguyên lý Y học nội khoa - tập 3. NXB Y Học. Trang 886,
888, 906, 940, 942.
Lê Văn Thọ, 2006. Những điều người nuôi chó cần biết. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Thành phố Hồ Chí Minh.
Mai Thế Trạch và Nguyễn Thy Khuê, 2007. “Bệnh đái tháo đường”, nội tiết đại
cương. NXB Y Học thành thố Hồ Chí Minh. Trang 373-410.
Nguyễn Thế Khánh và Phạm Tử Dương, 2005. Xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng.
NXB Y Học Hà Nội. Trang 650-691.
Phạm Hoàng Phiệt, 2004. Miễn dịch - sinh bệnh. NXB Y Học thành phố Hồ Chí
Minh. Trang 291-301.
Trần Thị Dân, Lê Thanh Hiền, 2007. Dịch tễ thú y. Nhà xuất bản Nông
Nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh
Trần Thị Thu Hằng, 2014. Dược lực học. Nhà xuất bản Phương Đông. Thành phố Hồ
Chí Minh. Trang 399-417
Trịnh Hữ Hằng, Đỗ Công Huỳnh, 2007. Sinh lý học người và động vật. Nhà xuất bản
đại học quốc gia Hà Nội. Trang 33-37

113
Trần Thị Thảo, Trần Ngọc Bích, Nguyễn Dương Bảo, Nguyễn Thoại Phương Khanh,
2015. Bước đầu nghiên cứu bệnh tiểu đường trên chó tại Bệnh xá Thú y-Đại
học Cần Thơ. Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ. 37(1). Trang 1-5.2.
Tiếng Anh
AAHA, 2010. Diabetes Management Guidelines for Dogs and Cats. Journal of the
American Animal Hospital Association. 46:215-224.
American Diabetes Association, 2011. Executive Summary: Standards of Medical
Care in Diabetes-2011. Diabetes Care. 34(1):4-10.
American Diabetes Association, 2013. Diagnosis and classification of diabetes
mellitus. Diabetes Care. 36(1):67-74.
Akram, A., M. Niazi, M. Ishaq, N. Azad, 2003. Frequency of diabetics in asteroid
hyalosis patients. J. Ayub. Med. Coll. Abbottabad. 15(3):10-1.
Akerblom, H.K., O. Vaarala, H. Hyöty, J. Ilonen, M. Knip, 2002. Environmental
factors in the etiology of type 1 diabetes. Am. J. Med. Genet. 115(1):18-29.
Alejandro, R., E.C. Feldman, F.L. Shienvold and D.H. Mintz, 1988. Advances in
canine diabetes mellitus research: Etiopathology and results of islet
transplantation. J. Am. Vet. Med. Assoc. 193(9):1050-5.
Allen, D.G., 1993. Handbook of veterinary drugs. J. B. Lippincott Company. Pp 18.
Alberti, K.G.M.M., P. Aschner, P., 1999. Definition, Diagnosis and Classification of
Diabetes Mellitus. World Health Organization (WHO). Geneva. 49pp.
Anderson, RS., 1973. Obesity in the dog and cat. Vet. Annu. 1441:182-186.
Atkins, C.E., J.R. Hill, R.K. Johnson, 1979. Diabetes mellitus in the juvenile dog: A
report of four cases. J. Am. Vet. Med. Assoc. 175:362-368.
Atkins, C.E., M.J. Macdonald, 1987. Canine diabetes mellitus has a seasonal
incidence: implications relevant to human diabetes. Diabetes. Res. 5:83-87.
Arthur, C., Guyton, J.E. Hall, 2006. Chapter 78: Insulin, Glucagon, and Diabetes. In:
Textbooks Medical Physiology (11th ed.). Philadelphia: Elsevier Saunders. Pp.
963-968.
Bajaj, M. and S. Suraamornkul, 2004. Decrease plasma adiponectin concentrations
are closely relate hepatic fat content and hepatic insulin resistence in
pioglitazone-treated type 2 diabetes patinets. J. Clin. Endocrinol. Metab.
89:2000-2006.
Bates, H.E., P.J. Bain, Krimer, P.M. Krime, S.L. Kenneth, 2003. Fructosamine
Measurement in Diabetic Dogs and Cats. College of Veterinary Medicine. The
University of Georgia. Athens.

114
Bays, H., L. Mandarino, 2004. Role of the Adipocide, Free Fatty Acids, and Ectopic
Fat in Pathogenesis of Type 2 Diabetes Mullitus: Peroxisomal Proliferator-
Acticvated receptor Agonists provide a Rational Thrapeutic Approach. The
Journal of Clinical Endocrinology and Metabolism. 89:463-478.
Bloom, C.A., J.S. Rand, 2014. Diabetes and the kidney in human and veterinary
medicine. Vet. Clin. North. Am. Small. Anim. Pract. 43(2):351-365.
Bolton, T.A., A. Cook, J.M. Steiner, G.T. Fosgate, 2016. Ancreatic Lipase
Immunoreactivity in Serum of Dogs with Diabetic Ketoacidosis. J. Vet. Intern.
Med. 30(4):958-963.
Brenner, K., K.R. Harkin, G.A. Andrews and G. Kennedy, 2009. Juvenilepancreatic
atrophy in Greyhounds: 12 cases (1995-2000). J. Vet. Intern. Med. 23(1):67-71.
Brooks, W.C., 2010. Diabetes Mellitus Center. Veterinary Partner. USA.
(http://www.veterinarypartner.com/Content.plx?P=A&C=&A=631&SourceID=).
Bruyette, D., 2001. Diabetes Mellitus: Treatment Options. World Small Animal
Veterinary Association (WSAVA). Vancouver.
Bunn, H.F., K.H. Gabbay, P.M. Gallop, 1978. The glycosulation of Hemoglobin:
Relevance to Diabetes Mellitus. Science. New. Series. 200(4337):21-27.
Burkholder, W.J., P.W. Toll, 2000. Obesity. In: Hand, M.S., C.D. Thatcher, R.L.
Reimillard, P. Roudebush, M.L. Morris, B.J. Novotny (Editors). Small animal
clinical nutrition, 4th edition. Topeka, K.S.: Mark Morris Institute: 401-430.
(http://www.vin.com/VINDBPub/SearchPB/Proceedings/PR05000/PR00105.htm)
Callejas, D., J.M. Christopher, E. Ayuso, R. Lage, I. Grifoll, C. Roca, A. Andaluz, R.
Ruiz-de Gopegui, J. Montané, S. Muñoz, T. Ferre, V. Haurigot, S. Zhou, J.
Ruberte, F. Mingozzi, K.A. High, F. Garcia and F. Bosch, 2013. Treatment of
Diabetes and Long-Term Survival after Insulin and Glucokinase Gene
Therapy. American Diabetes Association. Diabetes. 62(5):1718–1729.
Campbell, E.A., 1958. The treatment and control of diabetes in the dog. The Australian
Veterinary Journal. 34:222-225.
Louise, C., A.L. Elizabeth and C.B Jacqueline, 2012. Diabetes mellitus affects the
duration of action of vecuronium in dogs. Vet. Anaesth. Analg. 39(5):472-479.
Casella M.,G.Wess, C.E. Reusch, 2003. Home monitoring of blood glucose
concentration by owners of diabetic dogs. Journal of Small Animal Practice 7-9
Clases, B.W. and P. Maechelr, 2004. ß cell Biology of Insulin Secretion. American
Diabetes Association. Diabetologia. 35(2):41-48.
Catchpole, B., 2000. Susceptibility to canine diabetes mellitus is associated with MHC
class II polymorphisms. British Small Animal Veterinary Association

115
Congress. Sci. Proc. 593pp.
Catchpole, B., J.M. Ristic, L.M. Fleeman, L.J. Davidson, 2005. Canine diabetes mellitus:
can old dogs teach us new tricks?. American Diabetes Association.
Diabetologia. 48(10):1948-1956.
Catchpole, B., L.J. Kennedy, L.J. Davidson, W.E. Ollier, 2008. Canine diabetes
mellitus: from phenotype to genotype. The Journal of Small Animal
Practice. 49(1):4–10.
Cockram, C.S., 2000. The epidemiology of diabetes mellitus. The Asia-
Pacificregion. 6:43-52.
Colliard, L., J. Ancel, J. Benet, B.M. Paragon and G. Blanchard, 2006. Risk factors
for obesity in dogs in France. The Journal of nutrition. 136(7):1951-1954.
Cusi, K., K. Maezono, A.Osman, M. Pendergrass, M.E. Patti, T. Pratipanawatr, D.
Fronzo, C.R. Kahn, L.J Mandarino, 2000. Insulin resistance differentially
affects the PI 3-kinase and MAP kinase-mediated signaling in human muscle.
J. Clin. Invest. 105:311–320.
Daniel, S., M. Noda, S.G. Straub and G.W. Sharp, 1999. Identification of the docked
granule pool responsible for the first phase of glucose-stimulated insulin
secretion. American Diabetes Association. Diabetes. 48(9):1686-1690.
Davison, L.J., S.L. Podd, J.M.E. Ristic, M.E. Herritage, A. Parnham, B. Catchpole,
2002. Evaluation of two-point-of-care analysers for measurement of
fructosamine or hemoglobin A1c in dogs. Journal of Small Animal Practice.
43:526-532.
Davison L.J., J.M. Ristic, M.E. Herrtage, I.K. Ramsey, B. Catchpole, 2003. Anti-
insulin antibodies in dogs with naturally occurring diabetes mellitus. Vet
Immunol Immunopathol. 91(1):53-60.
Davison, L.J., M.E. Herrtage and B. Catchpole, 2005. Study of 253 dogs in the United
Kingdom with diabetes mellitus. Vet. Rec. 156(15):467-471.
Davison, L.J., S.M. Weenink, M.R. Christie, M.E. Herrtage and B. Catchpole, 2008.
Autoantibodies to GAD65 and IA-2 in canine diabetes mellitus. Vet. Immunol.
Immunopathol. 126(1-2):83-90.
Davison, L.J., 2012. Canine diabetes mellitus. In C.T. Mooney and M.E. Peterson
th
(Eds.), BSAVA Manual of Canine and Feline Endocrinology. (4 Ed.).
Gloucester, UK: British Small Animal Veterinary Association: 116-132.
Diamond, D., E. Liu, 2004. Type 1 diabetes: Recent developments. British Medical
Journal. 169:750-754.
Daneshgari, F., E.H.G. Liu, J. Reeder, 2009. Animal models of diabetic uropathy. J.
Urol. 182(6):8-13.

116
Dunn, T.J., 2006. The blood chemistry panelan art and a science. Journal of domestic
veterinary medicine. In: Dog world magazine. USA.
(http://www.thepetcenter.com/pha/cp.html)
Dunn, J., 1999. Textbook of small animal medicine. Sounder company. Pp 449-570.
Edney, A.T. and P.M. Smith., 1986. Study of obesity in dogs visiting veterinary
practices in the United Kingdom. Vet. Rec. 118:391-396.
Eigenmann, J.E., R.Y. Eigenmann, A. Rijnberk, I. van der Gaag, J. Zapf and E.R.
Froesch, 1983. Progesterone-controlled growth hormone overproduction
and naturally occurring canine diabetes and acromegaly. Acta. Endocrinol.
104(2):167-176.
Ettinger, S.J., E.C. Feldman, 2005. Diabetes mellitus. Textbook of Veterinary Internal
Medicine. 2(6):1577-1578.
Fall, T., 2007. Diabetes Mellitus in a Population of 180,000 Insured Dogs:
Incidence, Survival, and Breed Distribution. J. Vet. Intern. Med. 21:1209-
1216.
Fall, T., 2008. Glucagon stimulation test for estimating endogenous insulin
secretion in dogs. Vet. Rec. 163(9):266-270.
Fall, T., 2009. Characterisation of Diabetes Mellitus in Dogs. Doctoral Thesis.
Faculty of Veterinary Medicine and Animal Science. Acta universitatis
Agriculturae Sueciae. Swedish.
Fettman, M.J., C.A. Stanton, L.L. Banks, 1997. Effects of neutering on
bodyweight, metabolic rate and glucose tolerance of domestic cats. Res.Vet.
Sci. 62:131-136.
Fleeman, L., R. Jacqueline, 2005. Beyond Insulin Therapy: Achieving Optimal
Control in Diabetic Dogs. Centre for Companion Animal Health. School of
Veterinary Science. The University of Queensland, Brisbane. Australia.
Fleeman, L. and J. Rand, 2013. Canine diabetes mellitus. In J. Rand (Ed.),
Clinical Endocrinology of Companion Animals. Iowa. USA: Wiley-
Blackwell: 143-168.
Freeman, L.M., S.K. Abood, A.J. Fascetti, 2006. Disease prevalence among dogs and
cats in the United States and Australia and proportions of dogs and cats that
receive therapeutic diets or dietary supplements. Journal of American
Veterinary Medical Association. 229:531-534.
Foster, S.J., 1975. Diabetes mellitus a study of the disease in the dog and cat. J. Small.
Anim. Pract. 16(5):295-315.

117
Fracassi, F., M. Pietra, A. Boari and P. Famigli-Bergamini, 2004. Breed distribution
of canine diabetes mellitus in Italy. Veterinary Research Communications.
28:339-342.
Fracassi, F., F.S. Boretti, N.S. Sieber-Ruckstuhl, C.E. Reusch, 2012. Use of insulin
glargine in dogs with diabetes mellitus. Vet. Rec. 170(2):52-60.
Frohner, E., 1892. Ueber Zuckerharnruhr beim Hunde. Monatshefte fur prakt.
Thierheilkunde. 3:149-163.
Gepts, W. and D. Toussaint, 1967. Spontaneous diabetes in dogs and cats. A
pathological study. Diabetologia. 3(2):249-265.
German, A.J., 2006. The growing problem of obesity in dogs and cats. J. Nutr.
136(7):1940-1946.
Goetz, C.G., 2007. Textbook of Clinical Neurology (3nd ed). Saumders Elsevier,
USA.
Gilor, C., S.J.M. Niessen, E. Furrow, S.P. DiBartola, 2016. What’s in a Name?
Classification of Diabetes Mellitus in Veterinary Medicine and Why It Matters.
Journal of Veterinary Internal Medicine. 30:927-940.
Gossellin, J., J.A. Wren and S.J. Sunderland, 2007. Canine obesity–an
overview. Journal of veterinary pharmacology and therapeutics. 30(1):1-10.
Guptill, L., L. Glickman and N. Glickman, 2003. Time trends and risk factors for
diabetes mellitus in dogs: analysis of veterinary medical data base records (1970-
1999). Vet. J. 165(3):240-247.
Guest, P.C., C.J. Rhodes and J.C. Hutton, 1989. Regulation of the biosynthesis of
insulin- secretory-granule proteins. Co-ordinate translational control is exerted
on some, but not all, granule matrix constituents. Biochem. J. 257(2):431-437.
Hasegawa, S., T. Sako, Takemura, 1991. Glycated hemoglobin fractions in normal and
diabetic dogs measured by high perfomance liquid chromatography. Textbook of
small animal surgery. 2(2):1363-1371.
Herrtage, M., 2009. New Strategies in the Management of Canine Diabetes Mellitus.
World Small Animal Veterinary Association (WSAVA). Vancouver.
Herring, I.P., D.L. Panciera, S.R. Werre, 2014. Longitudinal prevalence of
hypertension, proteinuria, and retinopathy in dogs with spontaneous diabetes
mellitus. J. Vet. Intern. Med. 28(2):488-495.
Hess, R.S., H.M. Saunders, T.J. Van Winkle, C.R. Ward, 2000. Concurrent disorders
in dogs with diabetes mellitus: 221 cases (1993-1998). J. Am. Vet. Med. Assoc.
217:1166-1173.
Hess, R.S., K.J. Drobatz KJ, 2013, Glargine insulin for treatment of naturally
occurring diabetes mellitus in dogs. J. Am. Vet. Med. Assoc. 243(8):1154-1161.

118
Hoenig, M. and D.L. Dawe, 1992. A qualitative assay for β cell antibodies.
Preliminary results in dogs with diabetes mellitus. Vet. Immunol.
Immunopathol. 32(3-4):195-203.
Huang, Y.H., M.J. Sun, M. Jiang and B.Y. Fu, 2009. Immunohistochemical
localization of glucagon and pancreatic polypeptide on rat endocrinepancreas:
coexistence in rat islet cells. Eur. J. Histochem. 53(2):81-95.
Hyoty, H., K.W. Taylor, 2002. The role of viruses in human diabetes. Diabetologia.
45:1353-1361.
Jacob, M.P., 2005. Extracellular matrix remodeling and matrix metallo - proteinases
in the vascular wall during aging and in pathological conditions. Biomed
Pharmacother. 57:195-202.
John, W.G., A. Mosca, C. Weykamp, I. Goodall, 2007. HbA(1c) Standardization:
History. Science and Politics. The Clinical Biochemist. 28(4):163-169.
Johnson, B.M., F.M. Michael., Flatland, B. Kirk, A. Claudia, 2009. Comparison of a
human portable blood glucose meter, veterinary portable blood glucose meter,
and automated chemistry analyzer for measurement of blood glucose
concentrations in dogs. Journal of the American Veterinary Medical
Association. J. Am. Vet. Med. Assoc. 235(11):1309-1313
Juliana, R.C., 2016. Impact of Clinical Management of Canine and Feline Diabetes
Mellitus on Quality of Life of Caregiver and Patient Master of Thesis. Faculty
of Veterinary Medicine. University of Lisbon. Portugal.
Kennedy, L.J., L.J. Davison, A. Barnes, D. Isherwood, W.E. Ollier, 2008.
Canine diabetes mellitus: from phenotype to genotype. Small. Anim. Pract.
49(1):4-10.
Kennedy, L.J., L.J. Davison, A. Barnes, A.D. Short, N. Fretwell, C.A. Jones, A.C. Lee,
W.E. Ollier and B. Catchpole, 2006. Identification of susceptibility and
protective major histocompatibility complex haplotypes in canine diabetes
mellitus. Tissue. Antigens. 68(6):467-476.
Kennedy, L.J., A. Barnes, A. Short, J.J Brown, S. Lester, J. Seddon, L. Fleeman, O.
Francino, M. Brkljacic, S. Knyazev, G.M. Happ and W.E. Ollier, 2007. Canine
DLA diversity: 1. New alleles and haplotypes. Tissue. Antigens. 69(1):272-288.
Kiz Fathman, 2003. Veterinary Epidemiology. Elsevier Science. USA
Kramer, J.W., 1981. Animal model of human disease: inherited early-onset, insulin-
requiring diabetes mellitus in Keeshond dogs. Am. J. Pathol. 105:194-196.
Kramer, J.W., J.K. Klaasen, D.G. Baskin, 1988. Inheritance of diabetes mellitus in
Keeshond dogs. Am. J. Vet. Res. 49:428-431.

119
Kramer, J.W. and W.E. Hoffmann, 1997. Clinical enzymology. In Clinical
biochemistry of domestic animal. 5th edition. Academic Press. USA: 303-323.
Krook, L., S. Larsson and J.R. Rooney, 1960. The interrelationship of diabetes
mellitus, obesity, and pyometra in the dog. Am. J. Vet. Res. 21:120-127.
Kwok, S.C., S.J. Chan, D.F. Steiner, 1983. Cloning and nucleotide sequence analysis
of the dog insulin gene. Coded amino acid sequence of canine preproinsulin
predicts an additional C-peptide fragment. J. Biol. Chem. 258(4):2357-2363.
Lamp, E., B.E. LeRoy, K.S. Latimer, H. Moore, 2005. Canine malignant histiocytosis
(Canine disseminated histiocytic sarcoma). SAGE. J. 39(1): 2002-2010.
Landin, O.M., F. Karlsson, 2002, Latent autoimmune diabetes in adult. Ann. Acad.
Sci. 958:112-116.
Ling, G.V., L.J. Lowenstine, L.T. Pulley and J.J. Kaneko, 1977. Diabetes mellitus in
dogs: a review of initial evaluation, immediate and long-term management, and
outcome. J. Am. Vet. Med. Assoc. 170(5):521-530.
Lund, E.M., P.J. Armstrong, C.A. Kirk and J.S. Klausner, 2006. Prevalence and risk
factors for obesity in adult dogs from private US veterinary
practices. International Journal of Applied Research in Veterinary Medicine.
4(2):177-181.
Mahaffey, E.A., L.M. Cornelius, 1982. Glycosylated hemoglobin in diabetic and
nondiabetic dogs. J. Am. Vet. Med. Assoc. 180(6):635-637.
Malin, M., 2010. Glucose markers in healthy and diabetic bitches in different stages
of the oestral cycle. Masters of Thesis. Faculty of Veterinary Medicine and
Animal Science. Acta universitatis Agriculturae Sueciae. Swedish.
Marca, M.C, A. Loste, J.J. Ramos, 2000. Effect of acute hyperglyceaemia on the
serum Fructosamine and Blood Glycated Hemoglobin Concentrations in
Canine Samples. Veterinary Research Communications. 24:11-16.
Mattheeuws, D., R. Rottiers, J.J Kaneko and A. Vermeulen, 1984. Diabetes mellitus in
dogs: relationship of obesity to glucose tolerance and insulin response. Am. J.
Vet. Res. 45(1):98-103.
Marmor, M., P. Willeberg, L.T. Glickman, W.A. Priester, R.H. Cypess, A.I. Hurvitz,
1982. Epizootiologic patterns of diabetes mellitus in dogs. Am. J. Vet. Res.
43:465-470.
Mattin, M., D. O’Neill, D. Church, P.D. McGreevy, 2014. An epidemiological study
of diabetes mellitus in dogs attending first opinion practice in the UK.
Veterinary Record. 174: 349-355.

120
McGreevy, P.D., P.C. Thomson, C. Pride, V. Fawcett, 2005. Prevalence of obesity in
dogs examined by Australian veterinary practices and the risk factors
involved. Veterinary Record-English Edition. 156(22): 695-701.
Merck Veterinary Manual, 2010. "Diabetes Mellitus". Merck. USA.
Minkowski, O., 1989. Historical development of the theory of pancreatic diabetes
by Oscar.
Minkowski, O., 1929. Introduction & translation by Rachmiel Levine. Diabetes 38(1): 1-6.
Miceli, D.D., M.F. Gallelli, M.F.C. Blatter, 2012. Low dose of insulin detemir controls
glycaemia, insulinemia and pre - vents diabetes mellitus progression in the dog
with pituitary-depen-dent hyperadrenocorticism. Res. Vet. Sci. 93:114-120.
Montgomery, T.M., R.W. Nelson, E.C. Feldman, K. Robertson and K.S. Polonsky,
1996. Basal and glucagon-stimulated plasma C-peptide concentrations in
healthy dogs, dogs with diabetes mellitus, and dogs with hyperadrenocorticism.
J. Vet. Intern. Med. 10(3):116-22.
Monroe, W.E., 2014. Canine diabetes mellitus. In J.D. Bonagura & D.C. Twedt
(Eds.), Kirk’s Current Veterinary Therapy XV: 189-193). St. Louis, Missouri:
Elsevier Saunders.
Mueckler, M., 1994. Facilitative glucose transporters. Eur. J. Biochem. 219(3):713-725.
Nelson, R.W., 2015. Canine diabetes mellitus. In E.C. Feldman, R.W. Nelson, C.E.
Reusch & J.C.R. Scott-Moncrieff (Eds.), Canine and Feline Endocrinology.
(4th Ed.). St. Louis, Missouri: Elsevier: 213- 257.
Nelson, R.W, 2014. Endocrine Disorders: Disorders of the endocrine pancreas. In
R.W. Nelson & C.G. Couto (Eds.), Small Animal Internal Medicine. (5th Ed.).
St. Louis, Missouri. Elsevier: 713-823.
Niessen, S.J.M., S. Powney, J. Guitian, 2012. Evaluation of a quality-of-life tool for dogs
with diabetes mellitus. Journal of Veterinary Internal Medicine. 26:953-961.
Peterson, M.E., N. Altszuler and C.E. Nichols, 1984. Decreased insulin sensitivity
and glucose tolerance in spontaneous canine hyperadrenocorticism. Res. Vet.
Sci. 36(2):177-182.
Porte, D.J. and S.E. Kahn, 1995. The Key Role of Islet dysfunction in type 2
Diabetes Mullitus. Clin. Invest. Med. 18:247-254
Puppy dog web, 2014. Dog Breed Profiles (http://www.puppydogweb.com/dog breeder)
Qaseem, A., S. Vijan, V. Snow, J.T. Cross, K.B. Weiss, D.K. Owens,
2007. Glycemic control and type 2 diabetes mellitus: the optimal hemoglobin
A1c targets. A guidance statement from the American College of
Physicians. Animals of Internal Medicine. 147(6):417-422.

121
Quimby F.V., 1994. Dogs laboratory animal management. National academic Press.
Washington D.C: 5-7
Rabinovitch, A., 1998. An update on cytokines in the pathogenesis of insulin-
dependent diabetes mellitus. Diabetes Metab. Rev. 14:129-159.
Rand, J.S., L.M. Fleeman, H.A. Farrow, D.J. Appleton and R. Lederer, 2004. Canine and
feline diabetes mellitus: nature or nurture?. The Journal of Nutrition. 134: 2072- 2080.
Rand, J.S., 2012. Canine diabetes mellitus. In C.T. Mooney & M.E. Peterson (Eds.),
BSAVA Manual of Canine and Feline Endocrinology. (4th Ed.). Gloucester,
UK: British Small Animal Veterinary Association: 133-147.
Rand, J.S., 2013. Diabetic ketoacidosis and hyperosmolar hyperglycemic state in
dogs. The Veterinary Clinics of North America Small Animal Practice.
43(2): 367-379.
Reusch, C.E., J.H. Robben and H.S. Kooistra, 2010. Endocrine pancreas. In A.D.
Rijnberk & H.S. Kooistra (Eds.), Clinical Endocrinology of Dogs and Cats.
Hannover: Schlütersche: 155- 185.
Richard, W.N., 2005. Textbook of Veterinary Internal Medicine disease of dogs and
cats. Saunders company. 2:1563-1591.
Richardson, C.C., K. Hussain, P.M. Jones, S. Persaud, K. Lobner, A. Boehm, A.
Clark and M.R. Christie, 2007. Low levels of glucose transporters and K+ ATP
channels in human pancreatic cells early in development. Diabetologia.
50(5):1000-1005.
Ronit, C. and L. Luques, 2006. Ion Channel in Endocrine Pancreatic Cells and Their
Role in Diabetes. Modulator. 21:16-21.
Ron, H., 2013. Normal feline and canine blood chemistry values blood, temperature,
urine and other values for your dog and cat,
(http://www.2ndchance.info/normaldogandcatbloodvalues.htm)
Ronald, H., 2017. Your Pet's Blood Pressure Hypertension or Hypotension
(http://www.2ndchance.info/highbloodpressure.htm)
Rucinsky, R., C. Audrey, D. Diplomate, H. Steve, N. Richard, L.Z. Debra, P.
Melanie, 2010. AAHA Diabetes Management Guidelines for Dogs and Cats.
Journal of the American Animal Hospital Association. 46:215-224.
Rutter, G.A., 2001. Nutrient-secretion coupling in the pancreatic islet β-cell: recent
advances. Mol. Aspects. Med. 22(6):247-84.
Robertson, R.P., 1992. Preservation of insulin mRAN level an insulin secretion in
HIT cell by avoidance of chronic exposure to high glucose concentration. J.
Clin. Invest. 90:320.

122
Osborne, C.A. and J.B. Stevens, 1999. Urinalysis: A clinical guide to copassional
patient care. Bayer coporation and Bayer AG Leverkusen. 3:10-209.
Saltiel, A.R. and C.R. Kahn, 2001. Insulin signalling and the regulation of glucose and
lipid metabolism. Nature. 414(6865):799-806.
Schermerhorn, T., 2008. Treatment of Diabetes Mellitus in Dogs and Cats. North
American Veterinary Conference (NAVC). 35-37.
Sisson, S. (editor), J.D. Grossman, R. Getty 1959. The anatomy of the domestic
animal. W.B. Saunders Co. 2130pp.
Salgado, D., C. Reusch, B. Spiess, 2000. Diabetic cataracts: Different incidence
between dogs and cats. Schweiz. Arch. Tierheilkd. 142(6):349-353.
Schermerhorn T, 2008. Strategies for monitoring diabetes mellitus in dogs. DVM
360. http://veterinarycalendar.dvm360.com
Shauna, S.R., 2013. Preventing and Treating Canine Diabetes.
(http://thebark.com/category/author/shauna-s-roberts)
Selman, P.J., J.A. Mol, G.R. Rutteman, E. van Garderen, T.S. van den Ingh and A.
Rijnberk, 1997. Effects of progestin administration on the hypothalamic-pituitary
- adrenal axis and glucose homeostasis in dogs. J. Reprod. Fertil. 51:345-354.
Short, A.D., B. Catchpole, L.J. Kennedy, A. Barnes, N. Fretwell, C. Jones, W.
Thomson and W.E. Ollier, 2007. Analysis of candidate susceptibility genes in
canine diabetes. J. Hered. 98(5):518-525.
Short, A.D., N.M. Saleh, B. Catchpole, L.J. Kennedy, A. Barnes, C.A. Jones, N.
Fretwell, W.E. Ollier, 2010. CTLA4 promoter polymorphisms are associated
with canine diabetes mellitus. Tissue. Antigens. 75(3):242-252.
Sine C.S., P. Krimer., J. Perry and S.Kenneth S. Latimer, 2012. Urinalysis Dipstick
Interpretations. University of Georgia College of Veterinary Medicine.
http://www.vet.uga.edu/vpp/clerk/sine/index.php
Sparkes, A.H., M. Cannon, D. Church, L.Fleeman, A. Harvey, M. Hoenig, 2015.
ISFM consensus guidelines on the practical management of diabetes mellitus in
dog and cats. Journal of Feline Medicine and Surgery. 17(3):235-250.
Thengchaisri, N., W. Theerapun, S. Kaewmokul, A. Sastravaha, 2014.
Abdominal obesity is associated with heart disease in dogs. BMC
veterinary research. 10(1):1-7.
Tobin, R.L., R.W. Nelson, M.D. Lucroy, J.D. Wooldridge and E.C. Feldman, 1999.
Outcome of surgical versus medical treatment of dogs with β cell neoplasia: 39
cases (1990-1997). J. Am. Vet. Med. Assoc. 215(2):226-230.
Town-Mall, 2013. Breeder/Information by dog breed. <http://www.town-
mall.net/mall/pets/canine. html>

123
Vetsulin, 2010. Difference between Type 1 and Type 2 Diabetes. Merck Animal
Health. USA.
Verkest, K.R., J.S. Rand, L.M. Fleeman, J.M. Morton, 2012. Sponta - neously obese
dogs exhibit greater postprandial glucose, triglyc - eride, and insulin
concentrations than lean dogs. Domest. Anim. Endocrinol. 42:103-112.
Vinay, K., K.A. Abbas, N. Fausto, 2005. Chapter 24: Endocrine System. Robbins
and Cotran Pathologic Basis of disease (ed 7). Philadelphia: Elsevier Saunders.
Pp 1191-1193.
Vosough, D., 2003. Determination of rate natural blood glucose in Persian cats. In:
World Small Animal Veterinary Association World Congress Proceedings,
October, 24-27, 2003, Bangkok, Thailand: 752-754.
Wilkinson, J.S., 1960. Spontaneous Diabetes Mellitus. The Veterinary Record.
72(28):548-555.
Wood, P.A. and J.E. Smith, 1980. Glycosylated hemoglobin and canine diabetes
mellitus. Journal of the American Veterinary Medical Association.
176:1267-1268.
Wood, I.S. and P. Trayhurn, 2003. Glucose transporters (GLUT and SGLT): Expanded
families of sugar transport proteins. Br. J. Nutr. 89(1):3-9.
Wright, E.M., 2001. Renal Na (+) - glucose cotransporters. Am. J. Physiol. Renal.
Physiol. 280(1):8-10.
Williams, DA., 2000. Exocrine pancreatic disease. In: Ettinger, S.J., E.C. Feldman
(editors). Textbook of veterinary internal medicine. 5th edn. W.B. Saunders,
Philadelphia:1345-1367.
Watson, P.J., 2003. Exocrine pancreatic insufficiency as an end stage of pancreatitis
in four dogs. J. Small. Anim. Pract. 44:306-312.
Watson, P.J, A.J.S. Roulois, P.E. Johnston, H. Thompson and M.E. Herrtage, 2007.
Prevalence and breed distribution of chronic pancreatitis at post - mortem
examination in first - opinion dogs. J. Small. Anim. Pract. 48(11):609-718.
Wyss, M. and R. Kaddurah-Daouk, 2000. Creatine and creatinine metabolism.
Physiology review. 80:1107-1203.
World Health Organization Geneva, 1999. Definition, Diagnosis and Classification
of Diabetes Mellitus and its Complications: Report of a WHO Consultation.
Part 1: Diagnosis and Classification of Diabetes Mellitus. World Health Org.
Weiss, D.J., M. Blauvelt, B. Aird, 2001. Cytologic evaluation of inflammation in
canine liver aspirates. Veterinary Clinical Pathology. 30(4):193-196.
Xenoulis P., J Suchodolski, J.M. Steiner, 2008. Chronic Pancreatitis in Dogs and
Cats, Internal Medicine. Compendium 3 (3): 166-181

124
Zammit, V.A., 1994. Regulation of ketone body metabolism: A Celluar Perpective.
Diabetes. Rev. 2:132-140.
Zhao, F.Q. and A.F. Keating, 2007. Functional properties and genomics of glucose
transporters. Curr. Genomics. 8(2):113-128.

125
PHỤ LỤC I
KẾT QUẢ THỐNG KÊ
One-way ANOVA: ĐUONG HUYET versus NHÓM GIỐNG
Source DF SS MS F P
NHÓM GIỐNG 1 2 2 0.01 0.929
Error 478 105703 221
Total 479 105705
S = 14.87 R-Sq = 0.00% R-Sq(adj) = 0.00%
Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev
Level N Mean StDev +---------+---------+---------+---------
NGOAI 240 85.03 11.87 (------------------*------------------)
NOI 240 84.91 12.07 (------------------*------------------)
+---------+---------+---------+---------
83.0 84.0 85.0 86.0
Pooled StDev = 11.87

One-way ANOVA: ĐUONG HUYET versus GIOI TINH


Source DF SS MS F P
G TINH 1 1 1 0.00 0.971
Error 478 465724 974
Total 479 465725
S = 31.21 R-Sq = 0.00% R-Sq(adj) = 0.00%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
Level N Mean StDev --+---------+---------+---------+-------
CAI 240 84.16 11.01 (---------------*---------------)
DUC 240 83.76 11.51 (---------------*--------------)
--+---------+---------+---------+-------
82.5 83.0 85.5 90.0
Pooled StDev = 11.21

One-way ANOVA: DUONG HUYET versus TUOI


Source DF SS MS F P
TUOI 3 7141 2380 2.47 0.061
Error 476 458584 963
Total 479 465725
S = 31.04 R-Sq = 1.53% R-Sq(adj) = 0.91%
Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev
Level N Mean StDev -+---------+---------+---------+--------
1 120 83.47 12.62 (--------*--------)
2 120 83,25 11.65 (--------*---------)
3 120 85.00 11.76 (---------*--------)
4 120 92.05 12.15 (---------*--------)
-+---------+---------+---------+--------
78.0 84.0 90.0 96.0
Pooled StDev = 12.04

One-way ANOVA: DUONG HUYET versus TRONG LUONG


One-way ANOVA: G MM versus T LUONG
Source DF SS MS F P
T LUONG 2 227 114 0.51 0.599
Error 477 105478 221
Total 479 105705
S = 14.87 R-Sq = 0.21% R-Sq(adj) = 0.00%
Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev
Level N Mean StDev +---------+---------+---------+---------
A 150 83.95 12.45 (--------------*--------------)
B 160 85.41 11.86 (--------------*-------------)
C 170 85.46 11.24 (-------------*-------------)
+---------+---------+---------+---------
81.6 83.2 84.8 86.4
Pooled StDev = 14.87

126
One-way ANOVA: HbA1c versus NHÓM GIỐNG
Source DF SS MS F P
NHÓM GIỐNG 1 0.096 0.096 0.11 0.741
Error 478 422.487 0.884
Total 479 422.584
S = 0.9401 R-Sq = 0.02% R-Sq(adj) = 0.00%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
Level N Mean StDev ---+---------+---------+---------+------
NGOAI 240 4.3750 0.8246 (----------------*----------------)
NOI 240 4.3967 0.8356 (----------------*----------------)
---+---------+---------+---------+------
4.200 4.270 4.340 4.410
Pooled StDev = 0.8301

One-way ANOVA: HbA1c versus GIOI TINH


Source DF SS MS F P
G TINH 1 2.961 2.961 3.43 0.065
Error 478 413.241 0.865
Total 479 416.202
S = 0.9298 R-Sq = 0.71% R-Sq(adj) = 0.50%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
Level N Mean StDev ---+---------+---------+---------+------
CAI 240 4.3467 0.8214 (-----------*----------)
DUC 240 4.1896 0.8381 (-----------*-----------)
---+---------+---------+---------+------
4.10 4.20 4.30 4.40
Pooled StDev = 0.9298

One-way ANOVA: HbA1c versus TUOI


Source DF SS MS F P
TUOI 3 4.967 1.656 1.89 0.131
Error 476 417.617 0.877
Total 479 422.584
S = 0.9367 R-Sq = 1.18% R-Sq(adj) = 0.55%
Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled
StDev
Level N Mean StDev +---------+---------+---------+---------
1 120 4.3633 1.0237 (----------*---------)
2 121 4.1702 0.8379 (----------*---------)
3 118 4.2686 0.8230 (----------*---------)
4 121 4.4405 0.8530 (----------*---------)
+---------+---------+---------+---------
4.00 4.16 4.32 4.48
Pooled StDev = 0.9367

One-way ANOVA: HbA1c versus TRONG LUONG


Source DF SS MS F P
T LUONG 2 5.003 2.502 2.86 0.058
Error 477 417.580 0.875
Total 479 422.584
S = 0.9356 R-Sq = 1.18% R-Sq(adj) = 0.77%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
Level N Mean StDev -+---------+---------+---------+--------
A 150 4.3140 0.8559 (---------*---------)
B 160 4.2825 0.9117 (---------*---------)
C 170 4.4288 0.8398 (--------*---------)
-+---------+---------+---------+--------
4.05 4.30 4.40 4.50
Pooled StDev = 0.9056

127
One-way ANOVA: INSULIN versus NHÓM GIỐNG
Source DF SS MS F P
NHÓM GIỐNG 1 0.8 0.8 0.04 0.850
Error 478 10333.7 21.6
Total 479 10334.5
S = 4.650 R-Sq = 0.01% R-Sq(adj) = 0.00%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
Level N Mean StDev ---------+---------+---------+---------+
NGOAI 240 12.613 4.058 (---------------*----------------)
NOI 240 12.532 3.641 (----------------*----------------)
---------+---------+---------+---------+
12.25 12.60 12.95 13.30
Pooled StDev = 4.650

One-way ANOVA: INSULIN versus GIOI TINH


Source DF SS MS F P
G TINH 1 79.1 79.1 3.69 0.055
Error 478 10255.4 21.5
Total 479 10334.5
S = 4.632 R-Sq = 0.77% R-Sq(adj) = 0.56%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
Level N Mean StDev --------+---------+---------+---------+-
CAI 240 12.979 3.648 (-----------*----------)
DUC 240 12.167 4.616 (----------*-----------)
--------+---------+---------+---------+-
12.00 12.50 13.00 13.50
Pooled StDev = 3.932

One-way ANOVA: INSULIN versus TUOI


Source DF SS MS F P
TUOI 3 152.9 51.0 2.38 0.069
Error 476 10181.6 21.4
Total 479 10334.5
S = 4.625 R-Sq = 1.48% R-Sq(adj) = 0.86%
Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled
StDev
Level N Mean StDev +-----------+---------+---------+---------
1 120 13.400 3.511 (-------*-------)
2 120 12.587 3.727 (-------*-------)
3 120 12.522 4.088 (-------*-------)
4 120 11.802 3.946 (-------*-------)
----+---------+---------+---------+---------
11.0 12.0 13.0 14.0
Pooled StDev = 4.625

One-way ANOVA: INSULIN versus TRONG LUONG


Source DF SS MS F P
T LUONG 2 39.8 19.9 0.92 0.399
Error 477 10294.7 21.6
Total 479 10334.5
S = 4.646 R-Sq = 0.38% R-Sq(adj) = 0.00%
Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled
StDev
Level N Mean StDev +---------+---------+---------+---------
A 160 12.147 4.018 (-----------*------------)
B 160 12.743 4.136 (-----------*-----------)
C 160 12.788 3.600 (-----------*-----------)
+---------+---------+---------+---------
11.40 12.00 12.60 13.20
Pooled StDev = 4.646

128
One-way ANOVA: HbA1c versus MUC DUONG HUYET
Source DF SS MS F P
DH 2 41.133 20.566 32.96 0.000
Error 37 23.085 0.624
Total 39 64.218
S = 0.7899 R-Sq = 64.05% R-Sq(adj) = 62.11%
Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev
Level N Mean StDev +---------+---------+---------+---------
I 20 5.3600 0.6261 (---*----)
II 10 6.7700 0.5908 (------*-----)
III 10 7.4800 1.1783 (-----*------)
+---------+---------+---------+---------
4.80 5.60 6.40 7.20
Pooled StDev = 0.7899

One-way ANOVA: INSULIN versus MUC DUONG HUYET


Source DF SS MS F P
DH 2 116.2 58.1 0.88 0.424
Error 37 2445.1 66.1
Total 39 2561.2
S = 8.129 R-Sq = 4.54% R-Sq(adj) = 0.00%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
Level N Mean StDev ---+---------+---------+---------+------
I 20 9.720 3.437 (----------*---------)
II 10 13.740 10.729 (--------------*--------------)
III 10 12.120 11.473 (--------------*--------------)
---+---------+---------+---------+------
7.0 10.5 14.0 17.5
Pooled StDev = 8.129

One-way ANOVA: HbA1c versus DH

Source DF SS MS F P
DH 2 162.630 81.315 93.60 0.000
Error 517 449.149 0.869
Total 519 611.780
S = 0.9321 R-Sq = 26.58% R-Sq(adj) = 26.30%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
Level N Mean StDev --------+---------+---------+---------+-
KHOE 480 4.3598 0.8253 (*)
LS 20 7.1250 0.9776 (---*---)
TLS 20 5.3600 0.6361 (---*---)
--------+---------+---------+---------+-
5.0 6.0 7.0 8.0
Pooled StDev = 0.9321

Chi-Square Test: HỘ DÂN, PH̉ONG MACH


HỘ DÂN PHONG MẠCH Total
1 88 218 306
114.75 191.25
6.236 3.742
2 1982 3232 5214
1955.25 3258.75
0.366 0.220
Total 2070 3450 5520
Chi-Sq = 10.563, DF = 1, P-Value = 0.001

129
Chi-Square Test: I (Tuổi <1), II (1 ≤ tuổi ≤4) , III (4 < tuổi ≤7), IV (Tuổi > 7)
I II III IV Total
1 2 70 138 96 306
47.12 110.20 102.94 45.73
43.204 14.667 11.939 55.248
2 848 1918 1719 729 5214
802.88 1877.80 1754.06 779.27
2.536 0.861 0.701 3.242
Total 850 1988 1857 825 5520
Chi-Sq = 132.398, DF = 3, P-Value = 0.000

Chi-Square Test: I (Tuổi <1), II (1 ≤ tuổi ≤ 4)


I II Total
1 2 70 72
21.56 50.44
17.750 7.589
2 848 1918 2766
828.44 1937.56
0.462 0.198
Total 850 1988 2838
Chi-Sq = 25.999, DF = 1, P-Value = 0.000

Chi-Square Test: I (Tuổi <1), III (4 < tuổi ≤ 7)


I III Total
1 2 138 140
43.96 96.04
40.051 18.332
2 848 1719 2567
806.04 1760.96
2.184 1.000
Total 850 1857 2707
Chi-Sq = 61.568, DF = 1, P-Value = 0.000

Chi-Square Test: I (Tuổi <1), IV (Tuổi > 7)


I IV Total
1 2 96 98
49.73 48.27
45.812 47.200
2 848 729 1577
800.27 776.73
2.847 2.933
Total 850 825 1675
Chi-Sq = 98.792, DF = 1, P-Value = 0.000

Chi-Square Test: II (1 ≤ tuổi ≤ 4), III (4 < tuổi ≤ 7)


II III Total
1 70 138 208
107.54 100.46
13.106 14.031
2 1918 1719 3637
1880.46 1756.54
0.750 0.802
Total 1988 1857 3845
Chi-Sq = 28.689, DF = 1, P-Value = 0.000

Chi-Square Test: II (1 ≤ tuổi ≤ 4), IV (Tuổi > 7)


II IV Total
1 70 96 166
117.32 48.68
19.083 45.984
2 1918 729 2647
1870.68 776.32
1.197 2.884
Total 1988 825 2813
Chi-Sq = 69.148, DF = 1, P-Value = 0.000

130
Chi-Square Test: III (4 < tuổi ≤ 7), IV (Tuổi > 7)
III IV Total
1 138 96 234
162.02 71.98
3.561 8.016
2 1719 729 2448
1694.98 753.02
0.340 0.766
Total 1857 825 2682
Chi-Sq = 12.683, DF = 1, P-Value = 0.000

Chi-Square Test: A (TL < 9), B (9 < TL ≤ 20), C (TL >20)


A B C Total
1 170 116 20 306
136.37 133.93 35.70
8.294 2.401 6.904
2 2290 2300 624 5214
2323.63 2282.07 608.30
0.487 0.141 0.405
Total 2460 2416 644 5520

Chi-Sq = 18.632, DF = 2, P-Value = 0.000

Chi-Square Test: A (TL < 9), B (9 < TL ≤ 20)


A B Total
1 170 116 286
144.29 141.71
4.581 4.664
2 2290 2300 4590
2315.71 2274.29
0.285 0.291
Total 2460 2416 4876
Chi-Sq = 9.821, DF = 1, P-Value = 0.002

Chi-Square Test: A (TL < 9), C (TL >20)


A C Total
1 170 20 190
150.58 39.42
2.505 9.567
2 2290 624 2914
2309.42 604.58
0.163 0.624
Total 2460 644 3104
Chi-Sq = 12.859, DF = 1, P-Value = 0.000

Chi-Square Test: B (9 < TL ≤ 20), C (TL >20)


B C Total
1 116 20 136
107.38 28.62
0.692 2.597
2 2300 624 2924
2308.62 615.38
0.032 0.121
Total 2416 644 3060
Chi-Sq = 3.443, DF = 1, P-Value = 0.064

Chi-Square Test: NUOI THA, NUOI NHOT


NUOI THA NUOI NHOT Total
1 277 29 306
285.82 20.18
0.272 3.857
2 4879 335 5214
4870.18 343.82
0.016 0.226
Total 5156 364 5520
Chi-Sq = 4.371, DF = 1, P-Value = 0.037

131
Chi-Square Test: ĐỰC, CÁI
ĐỰC CÁI Total
1 130 176 306
158.77 147.23
5.212 5.620
2 2734 2480 5214
2705.23 2508.77
0.306 0.330
Total 2864 2656 5520
Chi-Sq = 11.467, DF = 1, P-Value = 0.001

Chi-Square Test: NỘI, NGOẠI


NỘI NGOẠI Total
1 161 145 306
181.83 124.17
2.385 3.493
2 3119 2095 5214
3098.17 2115.83
0.140 0.205
Total 3280 2240 5520
Chi-Sq = 6.223, DF = 1, P-Value = 0.013

Chi-Square Test: NUOI THA, NUOI NHOT


NUOI THA NUOI NHOT Total
1 277 29 306
285.82 20.18
0.272 3.857
2 4879 335 5214
4870.18 343.82
Total 5156 364 5520
Chi-Sq = 4.371, DF = 1, P-Value = 0.037

Chi-Square Test: GẦY ỐM, TRUNG BINH, THỪA CÂN, BÉO PH̀
GẦY ỐM TRUNG BINH THỪA CÂN BÉO PH̀ Total
1 35 85 89 97 306
31.49 111.76 91.47 71.29
0.392 6.406 0.067 9.273
2 533 1931 1561 1189 5214
536.51 1904.24 1558.53 1214.71
0.023 0.376 0.004 0.544
Total 568 2016 1650 1286 5520
Chi-Sq = 17.084, DF = 3, P-Value = 0.001

Chi-Square Test: GẦY ỐM, TRUNG BINH


GẦY ỐM TRUNG BINH Total
1 35 85 120
26.38 93.62
2.818 0.794
2 533 1931 2464
541.62 1922.38
0.137 0.039
Total 568 2016 2584
Chi-Sq = 3.788, DF = 1, P-Value = 0.052

Chi-Square Test: GẦY ỐM, THỪA CÂN


GẦY ỐM THỪA CÂN Total
1 35 89 124
31.75 92.25
0.332 0.114
2 533 1561 2094
536.25 1557.75
0.020 0.007
Total 568 1650 2218
Chi-Sq = 0.472, DF = 1, P-Value = 0.492

132
Chi-Square Test: GẦY ỐM, BÉO PH̀
GẦY ỐM BÉO PH̀ Total
1 35 97 132
40.44 91.56
0.732 0.323
2 533 1189 1722
527.56 1194.44
0.056 0.025
Total 568 1286 1854
Chi-Sq = 1.136, DF = 1, P-Value = 0.287

Chi-Square Test: TRUNG BINH, THỪA CÂN


TRUNG BINH THỪA CÂN Total
1 85 89 174
95.69 78.31
1.193 1.458
2 1931 1561 3492
1920.31 1571.69
0.059 0.073
Total 2016 1650 3666
Chi-Sq = 2.783, DF = 1, P-Value = 0.095

Chi-Square Test: TRUNG BINH, BÉO PH̀


TRUNG BINH BÉO PHì̀ Total
1 85 97 182
111.12 70.88
6.139 9.624
2 1931 1189 3120
1904.88 1215.12
0.358 0.561
Total 2016 1286 3302
Chi-Sq = 16.682, DF = 1, P-Value = 0.000

Chi-Square Test: THỪA CÂN, BÉO PH̀


THỪA CÂN BÉO PH̀ Total
1 89 97 186
104.53 81.47
2.307 2.960
2 1561 1189 2750
1545.47 1204.53
0.156 0.200
Total 1650 1286 2936
Chi-Sq = 5.624, DF = 1, P-Value = 0.018

Chi-Square Test: [A], [B], [C], [D], [E], [F], [G]

[A] [B] [C] [D] [E] [F] [G] Total


1 30 8 28 8 15 54 163 306
43.71 43.71 43.71 43.71 43.71 43.71 43.71
4.303 29.178 5.649 29.178 18.861 2.420 325.502
2 276 298 278 298 291 252 143 1836
262.29 262.29 262.29 262.29 262.29 262.29 262.29
0.717 4.863 0.941 4.863 3.144 0.403 54.250
Total 306 306 306 306 306 306 306 2142
Chi-Sq = 484.273, DF = 6, P-Value = 0.000

Chi-Square Test: [A], [B]


[A] [B] Total
1 30 8 38
19.00 19.00
6.368 6.368
2 276 298 574
287.00 287.00
0.422 0.422
Total 306 306 612
Chi-Sq = 13.580, DF = 1, P-Value = 0.000

133
Chi-Square Test: [A], [C]
[A] [C] Total
1 30 28 58
29.00 29.00
0.034 0.034
2 276 278 554
277.00 277.00
0.004 0.004
Total 306 306 612
Chi-Sq = 0.076, DF = 1, P-Value = 0.783

Chi-Square Test: [A], [D]

[A] [D] Total


1 30 8 38
19.00 19.00
6.368 6.368
2 276 298 574
287.00 287.00
0.422 0.422
Total 306 306 612
Chi-Sq = 13.580, DF = 1, P-Value = 0.000

Chi-Square Test: [A], [E]


[A] [E] Total
1 30 15 45
22.50 22.50
2.500 2.500
2 276 291 567
283.50 283.50
0.198 0.198
Total 306 306 612

Chi-Sq = 5.397, DF = 1, P-Value = 0.020

Chi-Square Test: [A], [F]


[A] [F] Total
1 30 54 84
42.00 42.00
3.429 3.429
2 276 252 528
264.00 264.00
0.545 0.545
Total 306 306 612

Chi-Sq = 7.948, DF = 1, P-Value = 0.005

Chi-Square Test: [A], [G]


[A] [G] Total
1 30 163 193
96.50 96.50
45.826 45.826
2 276 143 419
209.50 209.50
21.109 21.109
Total 306 306 612

Chi-Sq = 133.870, DF = 1, P-Value = 0.000

134
Chi-Square Test: [B], [C]

[B] [C] Total


1 8 28 36
18.00 18.00
5.556 5.556
2 298 278 576
288.00 288.00
0.347 0.347
Total 306 306 612
Chi-Sq = 11.806, DF = 1, P-Value = 0.001

Chi-Square Test: [B], [D]


[B] [D] Total
1 8 8 16
8.00 8.00
0.000 0.000
2 298 298 596
298.00 298.00
0.000 0.000
Total 306 306 612
Chi-Sq = 0.000, DF = 1, P-Value = 1.000

Chi-Square Test: [B], [E]


[B] [E] Total
1 8 15 23
11.50 11.50
1.065 1.065
2 298 291 589
294.50 294.50
0.042 0.042
Total 306 306 612
Chi-Sq = 2.214, DF = 1, P-Value = 0.137

Chi-Square Test: [B], [F]


[B] [F] Total
1 8 54 62
31.00 31.00
17.065 17.065
2 298 252 550
275.00 275.00
1.924 1.924
Total 306 306 612
Chi-Sq = 37.976, DF = 1, P-Value = 0.000

Chi-Square Test: [B], [G]


[B] [G] Total
1 8 163 171
85.50 85.50
70.249 70.249
2 298 143 441
220.50 220.50
27.239 27.239
Total 306 306 612
Chi-Sq = 194.976, DF = 1, P-Value = 0.000

Chi-Square Test: [C], [D]


[C] [D] Total
1 28 8 36
18.00 18.00
5.556 5.556
2 278 298 576
288.00 288.00
0.347 0.347
Total 306 306 612
Chi-Sq = 11.806, DF = 1, P-Value = 0.001

135
Chi-Square Test: [C], [E]
[C] [E] Total
1 28 15 43
21.50 21.50
1.965 1.965
2 278 291 569
284.50 284.50
0.149 0.149
Total 306 306 612
Chi-Sq = 4.227, DF = 1, P-Value = 0.040

Chi-Square Test: [C], [F]


[C] [F] Total
1 28 54 82
41.00 41.00
4.122 4.122
2 278 252 530
265.00 265.00
0.638 0.638
Total 306 306 612
Chi-Sq = 9.519, DF = 1, P-Value = 0.002

Chi-Square Test: [C], [G]


[C] [G] Total
1 28 163 191
95.50 95.50
47.709 47.709
2 278 143 421
210.50 210.50
21.645 21.645
Total 306 306 612
Chi-Sq = 138.709, DF = 1, P-Value = 0.000

Chi-Square Test: [D], [E]


[D] [E] Total
1 8 15 23
11.50 11.50
1.065 1.065
2 298 291 589
294.50 294.50
0.042 0.042
Total 306 306 612
Chi-Sq = 2.214, DF = 1, P-Value = 0.137

Chi-Square Test: [D], [F]

[D] [F] Total


1 8 54 62
31.00 31.00
17.065 17.065

2 298 252 550


275.00 275.00
1.924 1.924

Total 306 306 612

Chi-Sq = 37.976, DF = 1, P-Value = 0.000

136
Chi-Square Test: [D], [G]
[D] [G] Total
1 8 163 171
85.50 85.50
70.249 70.249
2 298 143 441
220.50 220.50
27.239 27.239
Total 306 306 612
Chi-Sq = 194.976, DF = 1, P-Value = 0.000

Chi-Square Test: [E], [F]


[E] [F] Total
1 15 54 69
34.50 34.50
11.022 11.022
2 291 252 543
271.50 271.50
1.401 1.401
Total 306 306 612
Chi-Sq = 24.845, DF = 1, P-Value = 0.000

Chi-Square Test: [E], [G]


[E] [G] Total
1 15 163 178
89.00 89.00
61.528 61.528
2 291 143 434
217.00 217.00
25.235 25.235
Total 306 306 612
Chi-Sq = 173.526, DF = 1, P-Value = 0.000

Chi-Square Test: [F], [G]


[F] [G] Total
1 54 163 217
108.50 108.50
27.376 27.376
2 252 143 395
197.50 197.50
15.039 15.039
Total 306 306 612
Chi-Sq = 84.830, DF = 1, P-Value = 0.000

Chi-Square Test: CẬN LS, LÂM SÀNG


CẬN LS LÂM SÀNG Total
1 217 89 306
153.00 153.00
26.771 26.771
2 89 217 306
153.00 153.00
26.771 26.771
Total 306 306 612
Chi-Sq = 107.085, DF = 1, P-Value = 0.000

Chi-Square Test: IDD, IRD


IDD IRD Total
1 52 37 89
44.50 44.50
1.264 1.264
2 37 52 89
44.50 44.50
1.264 1.264
Total 89 89 178
Chi-Sq = 5.056, DF = 1, P-Value = 0.025

137
Chi-Square Test: THA, ĐTTT, KETON, THAN, GAN
THA ĐTTT KT THAN GAN Total
1 36 40 34 32 38 180
36.00 36.00 36.00 36.00 36.00
0.000 0.444 0.111 0.444 0.111
2 53 49 55 57 51 265
53.00 53.00 53.00 53.00 53.00
0.000 0.302 0.075 0.302 0.075
Total 89 89 89 89 89 445
Chi-Sq = 1.866, DF = 4, P-Value = 0.760

Chi-Square Test: THA, ĐTTT


THA ĐTTT Total
1 36 40 76
38.00 38.00
0.105 0.105
2 53 49 102
51.00 51.00
0.078 0.078
Total 89 89 178
Chi-Sq = 0.367, DF = 1, P-Value = 0.544

Chi-Square Test: THA, KET ON


THA KETON Total
1 36 34 70
35.00 35.00
0.029 0.029
2 53 55 108
54.00 54.00
0.019 0.019
Total 89 89 178
Chi-Sq = 0.094, DF = 1, P-Value = 0.759

Chi-Square Test: THA, THAN


THA THAN Total
1 36 32 68
34.00 34.00
0.118 0.118
2 53 57 110
55.00 55.00
0.073 0.073
Total 89 89 178
Chi-Sq = 0.381, DF = 1, P-Value = 0.537

Chi-Square Test: THA, GAN


THA GAN Total
1 36 38 74
37.00 37.00
0.027 0.027
2 53 51 104
52.00 52.00
0.019 0.019
Total 89 89 178
Chi-Sq = 0.093, DF = 1, P-Value = 0.761

Chi-Square Test: ĐTTT, KTEON


ĐTTT KETON Total
1 40 34 74
37.00 37.00
0.243 0.243
2 49 55 104
52.00 52.00
0.173 0.173
Total 89 89 178
Chi-Sq = 0.833, DF = 1, P-Value = 0.362

138
Chi-Square Test: ĐTTT, THAN
ĐTTT THAN Total
1 40 32 72
36.00 36.00
0.444 0.444
2 49 57 106
53.00 53.00
0.302 0.302
Total 89 89 178
Chi-Sq = 1.493, DF = 1, P-Value = 0.222

Chi-Square Test: ĐTTT, GAN


ĐTTT GAN Total
1 40 38 78
39.00 39.00
0.026 0.026
2 49 51 100
50.00 50.00
0.020 0.020
Total 89 89 178
Chi-Sq = 0.091, DF = 1, P-Value = 0.763

Chi-Square Test: KETON, THAN


KETON THAN Total
1 34 32 66
33.00 33.00
0.030 0.030
2 55 57 112
56.00 56.00
0.018 0.018
Total 89 89 178
Chi-Sq = 0.096, DF = 1, P-Value = 0.756

Chi-Square Test: KETON, GAN


KETON GAN Total
1 34 38 72
36.00 36.00
0.111 0.111
2 55 51 106
53.00 53.00
0.075 0.075
Total 89 89 178
Chi-Sq = 0.373, DF = 1, P-Value = 0.541

Chi-Square Test: THAN, GAN


THAN GAN Total
1 32 38 70
35.00 35.00
0.257 0.257
2 57 51 108
54.00 54.00
0.167 0.167
Total 89 89 178
Chi-Sq = 0.848, DF = 1, P-Value = 0.357

Chi-Square Test: THA-IDD, THA-IRD


THA-IDD THA-IRD Total
1 24 12 36
21.03 14.97
0.418 0.588
2 28 25 53
30.97 22.03
0.284 0.399
Total 52 37 89
Chi-Sq = 1.690, DF = 1, P-Value = 0.194

139
Chi-Square Test: ĐTTT- IDD, ĐTTT-IRD
ĐTTT- IDD ĐTTT-IRD Total
1 29 11 40
23.37 16.63
1.356 1.906
2 23 26 49
28.63 20.37
1.107 1.556
Total 52 37 89

Chi-Sq = 5.924, DF = 1, P-Value = 0.015

Chi-Square Test: KE-IDD, KE-IRD


KE-IDD KE-IRD Total
1 27 16 43
25.12 17.88
0.140 0.197
2 25 21 46
26.88 19.12
0.131 0.184
Total 52 37 89
Chi-Sq = 0.652, DF = 1, P-Value = 0.419

Chi-Square Test: THẬN-IDD, THẬN-IRD


THẬN-IDD THẬN-IRD Total
1 20 12 32
18.70 13.30
0.091 0.128
2 32 25 57
33.30 23.70
0.051 0.072
Total 52 37 89
Chi-Sq = 0.341, DF = 1, P-Value = 0.559

Chi-Square Test: GAN- IDD, GAN- IDD


GAN- IDD GAN- IDD Total
1 25 25 50
25.00 25.00
0.000 0.000
2 27 27 54
27.00 27.00
0.000 0.000
Total 52 52 104
Chi-Sq = 0.000, DF = 1, P-Value = 1.000

Chi-Square Test: Điều trị TĐ thiếu insulin (IDD) và kháng insulin (IRD)
IDD IRD Total
1 8 5 13
7.80 5.20
0.005 0.008
2 4 3 7
4.20 2.80
0.010 0.014

Total 12 8 20

Chi-Sq = 0.037, DF = 1, P-Value = 0.848

140
PHỤ LỤC II
PHIẾU ĐIỀU TRA VÀ BỆNH ÁN

PHIẾU ĐIỀU TRA SỐ PHIẾU:


Ngày…..tháng….năm 201…
I. HÀNH CHÍNH
Tên chủ vật nuôi:…………………………………… Địa chỉ:…………………….
Điện thoại:……………
Tên chó:………… Giống:…………Giới tính…… Tuổi:………
Trọng lượng:……
Thời gian biểu hiện bệnh:……………………………………
II. THÔNG TIN CHUNG
Hoàn cảnh gia đình:  Thành thị  Nông thôn  giàu  khá  trung bình  Khác
Phương thức nuôi:  thả  nhốt  Bán thả nhốt  nhốt
Cách cho ăn:  thức ăn gia đình  hỗn hợp  thức ăn bổ sung
Số lần ăn trong ngày:  sáng  trưa  chiều  tối  liên tục
Thức ăn ngọt:……………………………………………………………………
Ăn :  ăn nhiều  ăn ít  bỏ ăn
Uống:  uống nhiều  uống ít  bình thường
Trạng thái dinh dưỡng:  BT  béo phì  gầy ốm  sụt cân….. Kg/…….. ngày
Nước tiểu:  nhiều  ít  BT * Động thái tiểu: Nhắt  bí  không
Màu sắc:  vàng  vàng đậm  đỏ  bình thường  đục  khác
Vận động:  thường xuyên  đi thể dục với chủ nằm ngủ ở nhà  thời gian vận động
III. LÂM SÀNG:
Dáng đi:  siêu vẹo  đi bàn  bt 
Mắt:  đục giác mạc  loét giác mạc  đục thủy tinh thể  bình thường  khác
Mũi:  khô  cháy nũi trong  chảy mũi đục  viêm
Da:  mất nước  BT * Lông khô  mượt  * Niêm mạc:  nhợt nhạt  bình
thường  đỏ
Các bệnh về da lông:………………………………………
Hô hấp:
Tim mạch: * Huyết áp
Tiêu hóa: nôn ói *Tình trạng phân……………số lần đi phân *Vùng bụng:
khác……………………………………………………………………………………
Thần kinh:

141
IV. CẬN LÂM SÀNG
1. Xét nghiệm nước tiểu
Chỉ tiêu Sinh lý Kết quả
Tỷ trọng 1,013-1,025
pH 5,5-7
Glucose Không
Protein 0-25 mg/dl
Albumin 2,7-4,4 g/L
Hồng cầu 0-5 tế bào
Bạch Cầu 0-5 tế bào
Keton Không
2. Xét nghiệm cặn nước tiểu
Chỉ tiêu Sinh lý Kết quả
Tế bào Rất ít
Trụ niệu 1-2 trụ trong
Tinh thể Rất ít
3. Xét nghiệm máu
Chỉ tiêu Sinh lý Kết quả
Hồng cầu 5,5-8,5 (106/mm3)
Bạch cầu 6-17 (103/mm3)
Tiểu cầu 170-400 (109/L)
Glucose 62-108 mg/dl
HbA1c
Insulin 5-20 µU/ml
Urê 3,1 mmol/L
Creatinine 44,2-138,4 mmol/L
Proein 55,1-75,2 mmol/L
Albumin 25,8-39,7 g/L
SGOT 8,9-48,5 U/L
SGPT 8,2-57,3 U/L
ALP 10-150 U/L
Cholesterol 3-6,6 mmol/L
Triglicerid 29-291 mg/dl
V. Kết luận
VI. Theo dõi hiệu quả điều trị
Ngày Thuốc điều trị Tình trạng sức khỏe Huyết áp Đường
trong quá trình điều trị (mmHg) huyết
Tên Liều

142
PHỤ LỤC III
HÌNH ẢNH DỤNG CỤ VÀ TRANG THIẾT BỊ

Hình: Máy đo đường huyết Hình: Que thử nước tiểu URS10

Hình: Kiểm tra đường huyết Hình: Kiểm tra đường huyết
ở vành tai ở ngón chân

Hình: Kiểm tra sinh lý sinh hóa nước tiểu bằng giấy thử URS 10

143
Hình: Nước tiểu trước và sau ly tâm Hình: Kiểm tra nước tiểu dưới kính hiển
vi quang học

Hình: Lấy máu xét nghiệm ở tĩnh mạch Hình: Máu trong ống nghiệm chứa
chân chất kháng đông

144
PHỤ LỤC IV
NGUYÊN LÝ PHÂN TÍCH HbA1c VÀ INSULIN
(Nguồn: Khoa xét nghiệm, Bệnh viện 121)

I. Xét nghiệm điện hóa phát quang


1. Nguyên lý
Kỹ thuật điện hóa phát quang (ECL: Electrode Chemi Luminescence) sử
dụng chất đánh dấu Ruthenium khởi phát từ điện chứ không phải từ phản ứng
hóa học, vì vậy có khả năng phát hiện chất có nồng độ thấp và cho kết quả rất
nhanh chỉ trong vòng 18-20 phút. Các kháng thể (hoặc kháng nguyên) gắn
biotin và chất đánh dấu ruthenium cùng vi hạt phủ streptavidin được ủ trong
hỗn hợp phản ứng. Khi đặt một điện thế lên điện cực buồng đo, phức hợp
ruthenium được kích hoạt và tín hiệu phát quang được hình thành. Tín hiệu
được đo và kết quả xét nghiệm được xác định qua đường chuẩn xét nghiệm đã
được thiết lập.
2. Nguyên lý phản ứng
a. Thành phần tham gia phản ứng:
Kháng thể đơn dòng đã được biotin hóa (biotin, còn được gọi là vitamin
H hay coenzyme R, là một phức hợp vitamin B hoà tan trong nước).
Kháng thể đơn dòng có gắn ruthenium (một nguyên tố hóa học, viết tắt là
Ru và số nguyên tử 44 - là một kim loại chuyển tiếp hiếm thuộc nhóm bạch
kim của bảng tuần hoàn). Ruthenium trơ với hầu hết các hóa chất.
Vi hạt điện từ được phủ bởi streptavidin (streptavidin là protein vi khuẩn
Streptomyces avidinii, có khả năng liên kết với biotin với ái lực và độ đặc hiệu
cao).
Tripropylamine (TPA) – C9H21N.
Kháng nguyên trong huyết thanh bệnh nhân.
b. Cơ chế phản ứng
Kháng nguyên của huyết thanh bệnh nhân kết hợp được với kháng thể
đơn dòng đã biotin hóa – tạo phức hợp 1.
Kháng thể đa dòng có gắn ruthenium kết hợp với phức hợp 1 (kháng
nguyên bệnh nhân đã kết hợp với kháng thể đơn dòng đã biotin hóa) – tạo
phức hợp 2.

145
Phức hợp 2 gắn được với hạt vi điện từ nhờ ái lực của biotin với
streptavidin – tạo phức hợp ruthenium.
Phức hợp ruthenium bị hút lên bề mặt điện cực nhờ các vi hạt có từ tính
với nam châm trong giếng đọc.
3. Phản ứng hóa phát quang
- Phản ứng ECL của ruthenium tris (bipyridyl)2+ và tripropylamine xảy ra
ở bề mặt của một điện cực bạch kim
- Khi điện áp tạo ra một điện trường, tripropylamine đã bị oxy hóa tại
điện cực, giải phóng một điện tử e- và các gốc tripropylamine – cation (TPA+)
trung gian một cách triệt để, tại đó tiếp tục phản ứng bằng cách giải phóng một
proton (H+) để tạo thành một gốc tự do TPA. Trong đó, phức hợp ruthenium
cũng giải phóng một electron ở bề mặt của điện cực oxy hóa để tạo thành các
cation Ru (bpy)3 3+. Cation ruthenium là thành phần phản ứng thứ hai cho các
phản ứng hóa phát quang với gốc tự do TPA (TPA•)
- (TPA•) và Ru (bpy)3 3+ phản ứng với nhau, nhờ đó Ru (bpy)3 3+ bị khử
thành Ru (bpy)3 2+ và đồng thời hình thành một trạng thái kích thích thông qua
chuyển giao năng lượng. Trạng thái kích thích này không ổn định và phân rã
phát ra một photon ở bước sóng 620 nm về trạng thái ban đầu của nó. Chu kỳ
phản ứng có thể bắt đầu một lần nữa
- Gốc Tripropylamine biến đổi thành các sản phẩm không ảnh hưởng đến
quá trình hóa phát quang. TPA được sử dụng và do đó phải có mặt với số
lượng dư thừa. Phản ứng này được điều khiển bằng cách khuếch tán TPA và
sự hiện diện phức hợp của ruthenium. TPA trong điện trường cạn kiệt, cường
độ tín hiệu (ánh sáng) đồng thời giảm chậm đến tối đa
- Trong quá trình đo, trạng thái của phức hợp ruthenium được phục hồi
liên tục. Có nghĩa là các phức hợp ruthenium có thể thực hiện phát sinh nhiều
chu kỳ ánh sáng trong quá trình đo, do đó hiển thị một hiệu ứng khuếch đại
vốn có đóng góp vào độ nhạy của kỹ thuật. Nhiều photon có thể được tạo ra từ
phức hợp kháng nguyên-kháng thể.
II. Phương pháp sắc ký lỏng cao áp
(High-performance liquid chromatography)
1. Định nghĩa
Sắc ký lỏng cao áp (High-performance liquid chromatography), đôi khi
gọi là High-pressure liquid chromatography-HPLC) là một kỹ thuật sắc ký sử
dụng để phân tách một hỗn hợp trong lĩnh vực hóa phân tích và sinh hóa với

146
mục đích xác định, định lượng và tinh khiết từng thành phân riêng lẻ của hợp
chất.
2. Nguyên tắc phân tích
Thông qua phương pháp phân tích độ chính xác cổ điển là sắc ký lỏng
trao đổi ion, nó là tiêu chuẩn vàng về phân tích HbA1c và nó là phương pháp
phân tích duy nhất để tách HbA1c trực tiếp bằng cách đo độ hấp thụ từng phần
thông qua dòng kiểm tra và có được tỷ lệ phần trăm chính xác với toàn bộ mẫu
phân tích.
Tách HbA1c chính xác với tách rửa 4-gradient: Công nghệ mới tách rửa
4-gradient có thể tách riêng biệt chính xác Glycated hemoglobin với với tách
rửa 4-gradient của việc tập trung tương ứng với mục tiêu là HbA1c của hoá
chất thay vì xét nghiệm thông thường. Quá trình tách rửa được thực hiện bởi
hỗn hợp nồng độ cao và thấp.
Tách cao bởi cột sắc ký lỏng: Tách cao bởi cột sắc ký lỏng làm bằng
nhựa cao cấp với kích thước phi 9 mm x 45 mm và trọng lượng 2,5 g là 15 đến
20 lần so với cột sắc ký nhỏ thông thường. Sắc ký cột hiệu quả cao cho 300
xét nghiệm, đảm bảo tính chính xác của kết quả kiểm tra (xét nghiệm).
Tích hợp đo quang phổ đèn LED tại 415 nm độ chính xác cao: Đo quang
phổ tại bước sóng 415 nm có đặc điểm là bước sóng chính xác, nguồn sáng ổn
định, toàn bộ cấu trúc bằng hợp kim nhôm, hiệu năng chống nhiễu cao, nhiều
ống kính tập trung, cuvette nhỏ (micro) và độ nhậy cao. Nó có thể ghi chính
xác phân tích đường cong.

Máy phân tích insulin Máy phân tích HbA1c

147

You might also like