You are on page 1of 6

BÀI THỰC HÀNH TUẦN 05

Case study: Xây dựng ứng dụng web quản lý cửa hàng bán coffee

A. LÝ THUYẾT: CÁC KÝ HIỆU DÙNG TRONG ACTIVITY DIAGRAM


1. Start

Kí hiệu:

Đặc điểm:

■ Bắt đầu của activity diagram

2. Transition

Kí hiệu:

Đặc điểm: Mô tả sự chuyển đổi trạng thái của các hoạt động

3. Activity

Kí hiệu:

Đặc điểm:

■ Mô tả hành vi của đối tượng trong quy trình


■ Tên hoạt động phải ngắn gọn, đủ nghĩa. Nên đặt là động từ và mô tả đầy đủ ý nghĩa tổng thể
của hoạt động nhất có thể.

4. Decision

Kí hiệu:
Đặc điểm: Đây là kí hiệu biểu thị nút điều kiện chuyển hướng. Tùy theo trường hợp đúng hay sai của

kết quả mà có hướng di chuyển tiếp theo tương ứng.

Decision bao gồm hai loại sau: Branch và Merge

5. Branch

Kí hiệu:

Đặc điểm:

■ Mô tả điều kiện rẽ nhánh


■ Chỉ một dòng điều khiển đi vào
■ Hai hoặc nhiều dòng điều khiển đi ra
■ Chỉ một dòng điều khiển dẫn đến kết quả
■ Mỗi dòng chứa một điều kiện (guard), guard phải liên quan đến điều kiện và loại trừ nhau

6. Merge

Kí hiệu:

Đặc điểm:

■ Có hai hoặc nhiều dòng điều khiển đi vào


■ Chỉ một dòng điều khiển đi ra

7. Synchronization bar

Kí hiệu:
Đặc điểm:

■ Khi có các trường hợp cần hội tụ đủ nhiều luồng điều khiển một lúc để gộp thành một luồng
xử lí thì cần dùng JOIN.
■ Khi cần phải tách một luồng điều khiển ra hai hoặc nhiều luồng khác biệt nhau thì cần dùng
FORK. Mỗi luồng của FORK hoàn toàn không lệ thuộc nhau.

Synchronization bar bao gồm hai loại sau: Join và Fork

8. Join

Kí hiệu:

Đặc điểm:

■ Kết hợp các dòng điều khiển song song (FORK)


■ Có hai hoặc nhiều dòng điều khiển vào
■ Chỉ có một dòng điều khiển ra, dòng điều khiển ra được tạo khi tất cả các dòng cần thiết đã
vào

9. Fork

Kí hiệu:

Đặc điểm:

■ Mô tả một dòng điều khiển được tách ra thực hiện song song
■ Chỉ có một dòng điều khiển đi vào
■ Có hai hoặc nhiều dòng điều khiển đi ra
■ Dùng FORK khi các hoạt động thực hiện không quan tâm thứ tự

10. End
Kí hiệu:

Đặc điểm:

■ Mô tả trạng thái kết thúc quy trình


■ Một activity diagram có thể có một hoặc nhiều trạng thái kết thúc

11. Swimlance
Kí hiệu

Đặc điểm:
Swimlane được dùng để xác định đối tượng nào sẽ tham gia hoạt động nào trong một quy trình

B. Yêu cầu assignment 4: sinh viên hãy thực hiện các yêu cầu sau

1. Vẽ activity diagram cho 10 Uses cases đã đặc tả trước đó


Ví dụ vẽ activity diagram của uses cases Login gồm các bước
- Bước 1: xác định các actor và system tham gia vào diagram (xem bảng activities trong
phần đặc tả trước đó)
- Bước 2: xác định các activities có trong use case (xem bảng activities đã đặc tả trước đó)
- Sử dụng các kí hiệu (liệt kê trong phần A bên trên) để mô hình hóa.
2. Phần bài làm sẽ được ghi tiếp tục vào file word của tuần trước, đặt tên NhomX (viết liền, không
dấu). Trình bày của file này như mẫu bên dưới:

THỰC HÀNH TUẦN 1


1.1 Đặc tả dự án
(Nêu Các User chính + các chức năng chính của từng user)
Ví dụ:
● Nhân viên bán hang (sale-person)
○ Giới thiệu sản phẩm cho khách hang theo nhu cầu của khách hàng
○ Tư vấn cho khách hàng về đặc điểm của sản phẩm cần mua, các sản phẩm cùng
phân nhóm với sản phẩm đang quan tâm.
○ Giải thích các ưu đãi đang có của các dòng sản phẩm chính
○ Giải thích ưu đãi dựa trên chương trình khuyến mãi của siêu thị
○ Lập đơn đặt hàng cho sản phẩm mà người dung quyết định mua
● Nhân viên thu ngân:

1.2 Cách vẽ UCD trong StarUML


Bước 1:....
Bước 2:....
THỰC HÀNH TUẦN 2
2.1 Use cases diagram tổng quát của hệ thống

2.2 Các Use cases diagram chi tiết theo các nhóm chức năng chính

THỰC HÀNH TUẦN 3


3.1 Đặc tả Use cases
UC01

UC02

3.2 Giao diện


SC01

SC02

Lưu ý:
- Mỗi tuần, các em sẽ làm tiếp vào file này, không tạo file mới.
- Trước khi nộp, chuyển định dạng sang file pdf.
- Chọn nhóm (3 bạn), cập nhật vào file DSLop (ghi số thứ tự nhóm vào cột nhóm)

You might also like