You are on page 1of 2

Thông báo môn học: Thiết kế hệ thống và vi mạch tích hợp

1. Báo cáo bài tập

Mỗi sinh viên thực hiện 02 bài tập, không thực hiện theo nhóm, sinh viên báo cáo bài tập .
Nội dung thực hiện:

Mỗi sinh viên thực hiện 02 bài tập trong 03 bài tập bên dưới. Sinh viên thiết kế và mô phỏng sử dụng
phần mềm ISE của Xilinx. Kết quả mô phỏng dưới dạng waveform phải thể hiện đầy đủ chức năng của
hệ thống.

Thực hiện: Sinh viên in toàn bộ thiết kế, code, kết quả mô phỏng ra giấy A4, đóng thành cuốn, mang
theo khi báo cáo bài tập. Nội dung phải đầy đủ: Sơ đồ khối hệ thống, mô tả chức năng các khối, code
HDL cho từng khối, kế quả mô phỏng phải có phân tích.

Những báo cáo có nội dung giống nhau; giống phân tích, thiết kế, code, đều bị 0 điểm. Sinh viên bảo
mật nội dung thực hiện và tự chịu trách nhiệm.

2. Bài tập

1. Thiết kế hệ thống tạo ra số ngẫu nhiên có giá trị từ 0 đến 99 hiển thị trên 2 led 7 đoạn Anode
chung. Hệ thống sử dụng nguồn xung có tần số 50 Mhz
- Nhấn nút Start, hệ thống sẽ tạo ra một số ngẫu nhiên hiển thị trên 2 led 7 đoạn sau khi nút nhấn
Start được thả ra.
- Nhấn nút Reset, xoá bộ đếm hiển thị trên 2 led 7 đoạn về 00.

2. Thiết kế hệ thống điều khiển trò chơi như sau: Hệ thống có 3 nút nhấn (BtnA, BtnB, Clear, tích
cực mức thấp), 2 led 7 đoạn anode chung (đặt tên LedA, LedB).
- Khi mới cấp nguồn, hệ thống hiển thị 0 và 0 ở LedA và LedB
- Nếu nhấn BtnA thì LedA tăng lên 1 đơn vị, trong thời gian BtnA còn ở mức thấp thì BtnB không
có tác dụng
- Ngược lại nhấn BtnB thì LedB tăng lên 1 đơn vị, trong thời gian BtnB còn ở mức thấp thì BtnA
không có tác dụng

Số hiệu: BM1/QT-K.ĐĐT-RĐTV/00 Ngày hiệu lực: 22/09/2008 Trang: 1


3. Thiết kế mạch điều khiển động cơ như sau:
- Động cơ được điều khiển thông qua mạch cầu H với 2 tín hiệu điều khiển M1, M0 (00: dừng, 01
chạy thuận, 10 chạy nghịch)
- 1 Led 7 đoạn anode chung hiển thị giá trị 0 khi động cơ dừng, 1 khi chạy thuận và 2 khi chạy
nghịch.
- 1 nút nhấn được đặt tên Run: khi nhấn thì lần lượt chuyển trạng thái của động cơ từ dừng, chạy
thuận, chạy nghịch, dừng …
- Sử dụng máy trạng thái (FSM) để thiết kế, không cần thiết kế mạch chống dội phím nhấn, giả sử
mỗi lần nhấn phím sẽ tạo được xung vuông có độ rộng 10 ms.

Phương pháp thực hiện bài tập


1. Sinh viên thực hiện bài tập số 03 và chọn 1 trong 2 bài (bài 1 hoặc bài 2) để thực hiện.
2. Hệ thống phải được thiết kế theo module, Module Top sẽ được đặt tên theo tên sinh viên, các
module bên trong đặt tên theo chức năng, sinh viên phải trình bày sơ đồ khối module trong báo
cáo, giải thích chức năng từng khối, kết quả mô phỏng phải thể hiện đầy đủ, minh chứng được
hoạt động của hệ thống.

Số hiệu: BM1/QT-K.ĐĐT-RĐTV/00 Ngày hiệu lực: 22/09/2008 Trang: 2

You might also like