You are on page 1of 60

ĐỒ ÁN HỌC PHẦN TỰ ĐỘNG

ĐIỀU KHIỂN ÁP SUẤT ĐƯỜNG ỐNG

Người Thực hiện


Nguyễn Văn A MSSV: 0309181130

Bộ Môn Tự Động Hóa


Khoa Điện-Điện Tử
Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Cao Thắng

Tháng 11 năm 2021


ĐIỀU KHIỂN ÁP SUẤT ĐƯỜNG ỐNG

Giáo viên hướng dẫn: ………………………….

Người Thực hiện


Nguyễn Văn A
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN HỌC PHẦN TỰ ĐỘNG
Họ và tên sinh viên:

1. Nguyễn Văn A MSSV: 0309181130

Khóa: 2018 Khoa: Điện – Điện Tử


Ngành: CNKT điều khiển và tự động hóa
1. Đầu đề đồ án:

ĐIỀU KHIỂN ÁP SUẤT ĐƯỜNG ỐNG

2. Yêu cầu đồ án
Hệ thống điều khiển áp suất nước cho tòa nhà có 10 tầng, trung
bình mỗi tầng cao 3m, hệ thống có thể đáp ứng được lưu lượng là
60m3/h.
Hệ thống này có nhiệm vụ duy trì áp suất trong đường ống
khoảng từ 5 đến 7 bar bằng cách điều khiển 3 bơm chạy theo yêu
cầu bảng 1. Thông qua phần mềm giám sát yêu cầu ở bảng 2 giúp
người vận hành điều khiển và giám sát được toàn bộ hệ thống bơm.
Hệ thống bao gồm tủ điện điều khiển hệ thống bơm áp suất, giao
diện điều khiển giám sát trên máy tính, bộ điều khiển là PLC S7-
1200 có nhiệm vụ đọc cảm biến áp suất trên đường ống và xuất tín
hiệu điều khiển các máy bơm.
Lưu ý: Khi hệ thống không hoạt động, có áp suất tĩnh là 1bar.
Bảng 1: Lập trình PLC theo các yêu cầu sau:

STT Nội dung

Trạng thái ban đầu

1 Cấp nguồn, đèn báo 3 pha và đèn STOP-L sáng. Các bơm
không hoạt động.

Trường hợp không bị lỗi

2 Nhấn START, đèn RUN-L sáng, hệ thống bơm hoạt động,


đèn STOP-L tắt, chạy cả 3 Bơm theo trình tự 1>2>3, mỗi lần
chạy cách nhau 10s

3 Nếu 1bar ≤ P < 3bar thì chạy cả 3 Bơm

4 Nếu 3bar ≤ P < 5bar thì chạy Bơm 1 và Bơm 2

5 Nếu 5bar ≤ P < 7bar thì chạy Bơm 1

6 Nếu 7bar ≤ P < 9bar thì dừng cả 3 bơm

7 Nhấn STOP để quay lại trạng thái ban đầu

Trường hợp bị lỗi

Trường hợp 1 trong 3 relay nhiệt tác động thì dừng Bơm
tương ứng, đèn ERR-L và RUN-L sáng, đồng thời:
-Nếu 1bar ≤ P < 5bar thì 2 bơm còn lại chạy
8
-Nếu 5bar ≤ P < 7bar thì chạy 1 trong 2 bơm còn lại

-Nếu 7bar ≤ P < 9bar thì dừng cả 3 bơm

Trường hợp 2 trong 3 relay nhiệt tác động thì dừng Bơm
tương ứng, đèn ERR-L và RUN-L sáng, đồng thời:
9 -Nếu 1bar ≤ P < 7bar thì 1 bơm còn lại chạy

-Nếu 7bar ≤ P < 9bar thì dừng cả 3 bơm, RUN-L sáng

Trường hợp 3 relay nhiệt tác động thì dừng tất cả Bơm, đèn
10
ERR-L sáng, đèn RUN-L tắt

Trường hợp P < 1bar hoặc P ≥ 9bar thì cả 3 bơm dừng hết,
11
đèn ERR-L sáng, đèn RUN-L tắt

12 Khi hệ thống bị lỗi, phải nhấn RESET để xác nhận khắc phục
xong và xoá lỗi, kể cả khi mất điện lúc hệ thống đang báo lỗi
(phải nhớ trạng thái lỗi khi mất điện).
Sau khi nhấn RESET, hệ thống trở lại trạng thái ban đầu

Khi hệ thống đang ở trạng thái ban đầu, nếu có bất kỳ lỗi
13
nào xảy ra thì đèn ERR-L phải sáng

Trường hợp khẩn cấp EMERGENCY

14 Nhấn nút EMER hệ thống dừng hoạt động, đèn STOP-L và


ERR-L sáng, đèn RUN-L tắt
Nhả nút EMER, phải nhấn RESET thì hệ thống trở lại Trạng
15
thái ban đầu.

Bảng 2: Yêu cầu lập trình giao diện. Sử dụng WinCC RT


Professional để lập trình giao diện giám sát và điều khiển cho hệ
thống theo yêu cầu sau:

Ô số 1 Ô số 5 Ô số 9 Ô số 13

Ô số 2 Ô số 6 Ô số 10 Ô số 14

Ô số 3 Ô số 7 Ô số 11 Ô số 15

Ô số 4 Ô số 8 Ô số 12 Ô số 16

Hình 1: Cấu trúc giao diện


Hình 2: Giao diện giám sát và điều khiển hệ thống bơm áp suất

3. Nội dung các phần thuyết minh và tính toán:


- Vẽ sơ đồ nguyên lý của hệ thống
- Thực hiện bố trí, tính toán và chọn các thiết bị trong tủ điện.
- Tính toán và chọn các thiết bị trong tủ điện.
- Thực hiện bố trí thiết bị và sơ đồ đấu dây cho mô hình.
- Thiết kế chương trình điều khiển hệ thống theo yêu cầu đề bài
dùng bộ điều khiển PLC S7-1200.
- Giám sát và điều khiển hệ thống bằng phần mềm WinCC.
4. Các bản vẽ, đồ thị ( ghi rõ các loại và kích thước bản vẽ )
- Sơ đồ bố trí thiết bị và đấu dây của mô hình.
- Sơ đồ khối và giản đồ giải thuật của hệ thống.
Lời Cảm Ơn

(Viết một đoạn ngắn thể hiện những kiến thức, kỹ năng đã đạt được
thông qua đồ án này. Lời cảm ơn đối với những người đã giúp đỡ trong
quá trình làm đồ án)
Mục Lục
MỤC LỤC..................................................................................................2
DANH SÁCH CÁC HÌNH.........................................................................4
TÓM TẮT...................................................................................................7
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU.....................................................................8
1.1 Tổng quan về đề tài....................................................................8
1.2 Mục tiêu của đề tài......................................................................8
1.2.1 Ý nghĩa của đề tài..............................................................................8
1.2.2 Phương pháp thực hiện......................................................................9
1.3 Cấu trúc của quyển...................................................................10
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT.....................................................12
2.1 Bộ điều khiển PLC S7-1200.....................................................12
2.1.1 Hình dáng bên ngoài........................................................................12
2.1.2 Thông số kỹ thuật PLC S7-1200......................................................13
2.2 Cảm biến áp suất.......................................................................14
2.2.1 Định nghĩa........................................................................................14
2.2.2 Ứng dụng.........................................................................................14
2.2.3 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động.......................................................15
2.3 Máy bơm nước ly tâm...............................................................16
2.3.1 Định nghĩa........................................................................................16
2.3.2 Phân loại..........................................................................................16
2.3.3 Máy bơm ly tâm trục đứng..............................................................17
2.4 Giới thiệu phần mềm TIA Portal..............................................19
2.5 Giới thiệu phần mềm thiết kế giao diện WINCC......................19
CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ HỆ THỐNG VÀ TÍNH CHỌN THIẾT BỊ. .20
3.1 Sơ đồ khối hệ thống..................................................................20
3.1.1 Sơ đồ bố trí hệ thống cấp nước trực tiếp..........................................20
3.1.2 Sơ đồ khối hệ thống điều khiển.......................................................21
3.2 Sơ đồ đấu dây động lực và điều khiển......................................22
3.3 Tính chọn các thiết bị...............................................................25
3.3.1 Bộ điều khiển PLC S7-1200............................................................25
3.3.2 Tính chọn bơm ba pha.....................................................................25
3.3.3 Tính chọn cảm biến áp suất.............................................................26
3.3.4 Tính chọn Rơ le nhiệt......................................................................26
3.3.5 Tính chọn Contactor........................................................................27
3.3.6 Tính chọn CB...................................................................................28
3.3.7 Tính chọn dây cho mạch động lực...................................................30
3.4 Sơ đồ lắp đặt thiết bị.................................................................31
3.5 Tổng hợp các thiết bị chính trong hệ thống và giá tham khảo. .31
CHƯƠNG 4 CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU KHIỂN..................................34
4.1 Quy trình hoạt động..................................................................34
4.2 Giản đồ Grafcet........................................................................36
4.3 Chương trình điều khiển...........................................................37
4.3.1 Bảng I/O...........................................................................................37
4.3.2 Chương trình điều khiển..................................................................38
CHƯƠNG 5 THIẾT KẾ GIAO DIỆN GIÁM SÁT VÀ KẾT NỐI
GIAO DIỆN VỚI PLC.............................................................................47
5.1 Thiết kế giao diện.....................................................................47
5.1.1 Khởi tạo giao diện............................................................................47
5.1.2 Chọn đối tượng cho giao diện..........................................................47
5.1.3 Tạo thuộc tính cho đối tượng...........................................................48
5.2 Giao diện điều khiển và giám sát hệ thống...............................48
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN......................52
6.1 Kết luận....................................................................................52
6.1.1 Kết quả đạt được..............................................................................52
6.1.2 Điểm còn hạn chế............................................................................52
6.2 Hướng phát triển.......................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................53

Danh Sách Các Hình

Hình 2.1: Hình dáng bên ngoài PLC S7-1200 CPU 1214
DC/DC/DC - 6ES7 214-1AG40-0XB0...........................................11
Hình 2.2 Cảm biến áp suất đường ống............................................13
Hình 2.4: Cấu tạo cảm biến áp suất màng.......................................14
Hình 2.4: Nguyên lý hoạt động của cảm biến áp suất.....................14
Hình 2.5: Bơm ly tâm trục ngang và trục đứng...............................16
Hình 2.6: Cấu tạo máy bơm ly tâm trục đứng.................................17
Hình 2.6: Phần mềm Tia Portal V14...............................................18
Hình 3.1: Sơ đồ bố trí hệ thống cấp nước trực tiếp.........................19
Hình 3.2: Sơ đồ khối hệ thống điều khiển......................................20
Hình 3.3: Sơ đồ kết nối PLC...........................................................22
Hình 3.4: Sơ đồ kết nối contactor và đèn báo.................................23
Hình 3.5: Sơ đồ đấu dây mạch động lực.........................................23
Hình 3.6: Sơ đồ lắp đặt thiết bị điện trong tủ..................................30
Hình 5.1: Khởi tạo giao diện HMI..................................................46
Hình 5.2: Thanh công cụ................................................................47
Hình 5.3: Thay đổi kiểu xuất hiện của đối tượng............................47
Hình 5.4: Cấu trúc giao diện...........................................................48
Hình 5.5: Giao diện HMI điều khiển và giám sát hệ thống.............50
Danh Sách Các Bảng
Bảng 3.1: Các thiết bị ngõ vào........................................................21
Bảng 3.2: Các thiết bị ngõ ra..........................................................21
Bảng 3.3: Một số loại PLC S7-1200 và số lượng ngõ vào ra..........24
Bảng 3.4: Bảng tra mã Rơ le nhiệt của hãng LS.............................26
Bảng 3.5: Bảng mã Contactor 3 pha của hãng LS..........................27
Bảng 3.6: Bảng tra mã MCCB của hãng LS...................................28
Bảng 3.7: Bảng tra mã MCCB của hãng LS...................................29
Bảng 3. 8 Bảng giá các thiết bị chính trong hệ thống.....................30

Bảng 4.1: Quy trình hoạt động của hệ thống..................................33


Bảng 4.2: Bảng địa chỉ I/O.............................................................36

Bảng 5.1: Nội dung phần giao diện giám sát và điều khiển............48
Tóm Tắt

Một trong những vấn đề mà các cư dân trong một chung cư rất
quan tâm là áp lực nước sinh hoạt. Áp lực nước thường yếu vào giờ
cao điểm gây bất tiện cho các cư dân và ảnh hưởng nhiều đến cuộc
sống. Để giải quyết vấn đề này người ta sẽ sử dụng phương pháp
điều khiển áp lực nước theo thời gian vận hành. Đề tài “Điều khiển
áp suất đường ống” được nghiên cứu trong báo cáo này là một trong
những phương án xử lý vấn đề nêu trên.
Đồ án này thực hiện việc điều khiển áp suất nước trong đường
ống cung cấp nước thông qua việc điều khiển tắt/mở 03 động cơ
bơm 3 pha, để áp suất nước trong đường ống nằm trong khoảng 5
đến 7 bar, lưu lượng 60m3/h. Toàn bộ quá trình hoạt động được thể
hiện trên giao diện giám sát và điều khiển.
Đồ án gồm có các thành phần cơ bản sau:
- Tính toán chọn thiết bị và thiết kế tủ điện điều khiển
- Phương án điều khiển được thực hiện theo yêu cầu đồ
án đưa ra.
- Viết chương trình điều khiển áp suất đường ống sử
dụng bộ điều khiển PLC S7-1200
- Thiết kế giao diện điều khiển và giám sát trên máy tính
sử dụng phần mềm WinCC.
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1 Tổng quan về đề tài
Việc cấp thoát nước là vấn đề luôn được quan tâm khi xây
dựng tòa nhà. Để giải quyết vấn đề này thì có nhiều giải pháp được
đưa ra. Sau đây là hai giải pháp nhà đầu tư thường đề xuất:
Giải pháp 1 (phương pháp gián tiếp): Xây dựng bể nước trên
mái, nước được bơm từ bể nước ngầm lên bể chứa trên mái, sau đó
từ bể nước trên mái sẽ phân phối đến các đường ống cho các tầng
phía dưới, phương án này không sợ mất điện máy bơm vì bể nước
mái dự trữ được lượng nước tối thiểu 1 ngày đêm.
Giải pháp 2 (phương pháp trực tiếp): là phương án không cần
sử dụng bể nước mái, nước từ bể ngầm qua hệ thống máy bơm (có
hệ thống bình tăng áp) cấp trực tiếp cho các hộ. Phương án này
được sử dụng rất nhiều ở các nước phát triển do nguồn điện ổn định.
Nhược điểm phương án này là hệ thống bơm có công suất lớn và
phải có bình áp, phải có hệ thống điện dự phòng.
Trong đề tài này chúng ta chọn phương pháp trực tiếp với yêu
cầu như sau: điều khiển áp suất đường ống trong một chung cư
thông qua việc điều khiển 03 động cơ bơm 3 pha có bảo vệ bằng
relay nhiệt, áp suất nước trong đường ống được đo bởi một cảm
biến áp suất và tất cả được giám sát và điều khiển trên giao diện của
máy tính.
Các thông số cơ bản được miêu tả dưới đây:
- Tòa nhà 10 tầng, trung bình mỗi tầng 3m, lưu lượng 60m3/h
- 03 động cơ bơm 3 pha
- 01 cảm biến áp suất có ngõ ra 0-10VDC
- Hệ thống sử dụng lưới điện 3 pha có Ud = 380V
1.2 Mục tiêu của đề tài
1.2.1 Ý nghĩa của đề tài
Với những công trình cũ hoặc nhỏ để áp suất nước đủ sử dụng
người ta sử dụng một bồn nước để ở vị trí cao nhất của công trình,
8
sau đó bơm nước dự trữ lên trên này, tận dụng thế năng để tạo áp
lực nước cho toàn bộ công trình. Phương pháp này đơn giản và dễ
thực hiện, tuy nhiên lượng nước dự trữ trên bồn không được nhiều,
áp lực nước không đồng đều tại các thời điểm và các nơi, phải
thường xuyên vệ sinh cho bồn nước và không thể cung cấp nước
cho một lượng lớn nhu cầu sử dụng với phương pháp này.
Đề tài nghiên cứu này thực hiện một trong những phương
pháp ổn định áp suất nước trong một tòa nhà hay rộng hơn là ổn
định áp suất cho một công trình dân sinh hoặc công trình công cộng.
Giải quyết vấn đề áp suất không ổn định, cũng như đảm bảo lượng
nước lớn cho cả một công trình.
1.2.2 Phương pháp thực hiện
Nguyên tắc điều khiển của hệ thống: PLC đọc giá trị áp suất
được trả về từ cảm biến, sau đó cho phép chạy 1, 2 hoặc 3 bơm dựa
vào các mức áp suất đặt trước để áp suất nước được ổn định trong
khoảng từ 5-7 bar.
Để thực hiện được đề tài nhóm làm đồ án đã:
- Nghiên cứu kĩ và nắm rõ trình tự điều khiển từng máy bơm.
- Tìm hiểu về PLC và cảm biến áp suất.
- Tính toán và chọn thiết bị: cảm biến, PLC, Contactor,
MCCB, tủ điện,… cho phù hợp với nhu cầu sử dụng.
- Vẽ sơ đồ bố trí thiết bị và sơ đồ đấu dây.
- Vẽ lưu đồ và lập trình điều khiển trên PLC.
- Thiết kế giao diện WinCC để điều khiển và giám sát hệ
thống.
Ưu điểm:
- Áp suất nước trong đường ống ổn định trong một khoảng
cho trước
- Điều khiển linh hoạt các máy bơm.
- Bảo vệ được động cơ khi: ngắn mạch, quá tải,…
- Kết nối được tính để dễ dàng điều khiển và giám sát hệ
thống. với máy
9
1.3 Cấu trúc của quyển
Quyển đồ án này gồm:
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
Trong chương này giới thiệu về đề tài
Tổng quan về đề tài
Mục tiêu của đề tài
Cấu trúc của quyển
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Trình bày về bộ điều khiển và các phần mềm sử dụng
Bộ điều khiển PLC S7-1200
Giới thiệu phần mềm TIA Portal
Giới thiệu phần mềm thiết kế giao diện WINCC
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ SƠ ĐỒ ĐẤU DÂY VÀ TÍNH CHỌN
THIẾT BỊ
Trình bày về sơ đồ lắp đặt, sơ đồ đấu dây và tính chọn thiết bị
Các thiết bị trong hệ thống
Sơ đồ khối hệ thống
Sơ đồ lắp đặt thiết bị
Sơ đồ đấu dây động lực và điều khiển
Tính chọn các thiết bị
CHƯƠNG 4: CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU KHIỂN
Chương này gồm các phần sau:
Quy trình hoạt động
Giản đồ Grafcet
Chương trình điều khiển

10
CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ GIAO DIỆN GIÁM SÁT VÀ KẾT NỐI
GIAO DIỆN VỚI PLC
Thiết kế giao diện
Giao diện điều khiển và giám sát hệ thống
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Chương này trình bày một số kết luận sau khi thực hiện đề tài này
và đưa ra hướng phát triển cho đề tài.

11
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Bộ điều khiển PLC S7-1200
SIMATIC S7-1200 là một dòng của bộ điều khiển logic khả
trình (PLC) của hãng SIEMENS có thể kiểm soát nhiều ứng dụng tự
động hoá với quy mô nhỏ và vừa. Thiết kế nhỏ gọn, chi phí thấp, và
một tập lệnh mạnh giúp chúng ta có nhiều giải pháp hoàn hảo hơn
cho những ứng dụng sử dụng với SIMATIC S7- 1200.
Với thiết kế theo dạng module, tính năng cao, SIMATIC S7-
1200 thích hợp với nhiều ứng dụng tự động hóa khác nhau, cấp độ
từ nhỏ đến trung bình. Đặc điểm nổi bật là S7-1200 được tích hợp
sẵn cổng truyền thông Profinet (Ethernet), sử dụng chung một phần
mềm Simatic Step 7 Basic cho việc lập trình PLC và các màn hình
HMI. Điều này giúp cho việc thiết kế, lập trình, thi công hệ thống
điều khiển được nhanh chóng, đơn giản.
S7-1200 bao gồm các họ CPU 1211C, 1212C, 1214C, 1215C,
1217C. Mỗi loại CPU có đặc điểm và tính năng khác nhau, thích
hợp cho từng ứng dụng của khách hàng. Với khả năng mở rộng các
tính năng truyền thông và ngõ vào ra đa dạng, PLC Siemens thực
hiện được hầu hết các yêu cầu điều khiển thông thường.
2.1.1 Hình dáng bên ngoài

Hình 2.1: Hình dáng bên ngoài PLC S7-1200 CPU 1214
DC/DC/DC - 6ES7 214-1AG40-0XB0
12
1) Kết nối nguồn vào PLC
2) Khe cấm thẻ nhớ dưới nắp dậy
3) Kết nối dây dẫn người dùng có thể tháo rời
4) Đèn Led trạng thái cho các ngõ I/O
5) Đầu kết nối cổng PROFINET
2.1.2 Thông số kỹ thuật PLC S7-1200
PLC S7-1200 có nhiều dòng CPU khác nhau như: CPU
1211C, CPU 1212C, CPU 1214C, CPU1215C, 1217C và đồng thời
cho người dùng có nhiều sự chọn lựa với nguồn điện áp AC/DC, tín
hiệu đầu vào/ra là Relay hay DC
Mỗi loại CPU có đặc điểm và tính năng khác nhau như: bộ
nhớ, số lượng ngõ vào/ra, số module có thể mở rộng ... Tùy theo
mỗi ứng dụng mà có thể lựa chọn CPU phù hợp làm cho hệ thống
hoạt động tốt với giá thành kinh tế nhất.
Bảng 2.1: Thông tin cơ bản của CPU 1211C/ 1212C/ 1214C/1215C

Đặc điểm CPU CPU CPU CPU


1211C 1212C 1214C 1215C

Work 30KB 50KB 75KB 100KB


Bộ
Load 1MB 1MB 4MB 4MB
nhớ
Retentive 10KB 10KB 10KB 10KB

Ngõ Digital 6DI/4DO 8DI/6DO 14DI/10DO 14DI/10DO


vào/ra
2AI 2AI 2AI 2AI/2AO
(I/O) Analog

Module mở rộng Không 2 8 8

Module truyền 3 3 3 3
thông CM

13
Số cổng ethernet 1 1 1 2

Tốc độ xử lý 0.08s/lệnh 0.08s/ 0.08s/lệnh 0.08s/lệnh


phép toán lệnh
Boolean

Tốc độ xử lý 2.3s/lệnh 2.3s/lệnh 2.3s/lệnh 2.3s/lệnh


phép toán số thực

2.2 Cảm biến áp suất


2.2.1 Định nghĩa
Cảm biến áp suất là thiết bị điện tử chuyển đổi tín hiệu áp
suất sang tín hiệu điện, thường được dùng để đo áp suất hoặc các
ứng dụng có liên quan đến áp suất

Hình 2.2 Cảm biến áp suất đường ống


2.2.2 Ứng dụng
Cảm biến áp suất đường ống nước được ứng dụng phổ biến
trong việc giám sát áp suất. Trong hệ cung cấp nước, xử lý nước
thải, chữa cháy, hệ thống đường nước lạnh, đường áp gas, khí
nén… và rất nhiều ứng dụng khác nữa.
Bằng giám sát áp suất nước giúp vận hành theo yêu cầu, chức
năng của hệ thống. Cảnh báo khi có sự thay đổi áp suất nước đưa tín
hiệu về bộ điều khiển tại chỗ hoặc trung tâm để xử lý, nhằm giám
sát khắc phục sự cố sớm nhất.
14
2.2.3 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Hình 2.3: Cấu tạo cảm biến áp suất màng


Cấu tạo của cảm biến áp suất màng bao gồm:
- Phần đầu: được làm bằng thép không gỉ, tiếp xúc đều
- Bên trong: là một màng cảm biến và một bộ khuếch đại tín
hiệu điện.
Nguyên lý hoạt động:

Hình 2.4: Nguyên lý hoạt động của cảm biến áp suất

15
Giả sử khi áp suất dương (+) đưa vào thì lớp màng sẽ căng lên
từ trái sang phải, còn khi đưa vào áp suất âm (-) thì lớp màng sẽ
căng ngược lại. Tùy theo độ biến dạng của lớp màng mà bộ xử lý
bên trong sẽ biết được giá trị áp suất đang là bao nhiêu. Chính nhờ
sự thay đổi này tín hiệu sẽ được xử lý và đưa ra tín hiệu để biết áp
suất là bao nhiêu.
Lớp màng của cảm biến sẽ chứa các cảm biến rất nhỏ để phát
hiện được sự thay đổi. Khi có một lực tác động vào thì lớp màng sẽ
bị thay đổi theo chiều tương ứng với chiều của lực tác động. Sau đó
các cảm biến sẽ so sánh sự thay đổi đó với lúc ban đầu để biết được
nó đã biến dạng bao nhiêu %.
Từ đó, sẽ xuất ra tín hiệu ngõ ra tương ứng. Các tín hiệu ngõ ra
có thể là 4-20mA hoặc 0-10V tương ứng với áp suất ngõ vào.
2.3 Máy bơm nước ly tâm
2.3.1 Định nghĩa
Máy bơm ly tâm (Centrifugal pump), là một loại máy bơm
thủy lực cánh dẫn, hoạt động nhờ cánh bơm, cơ năng của máy
chuyển sang năng lượng thủy động của dòng ra. Từ đó mà nước
được dẫn vào tâm quay của cánh bơm và nhờ lực ly tâm đẩy nước ra
ngoài các mép cánh bơm.
2.3.2 Phân loại
Có nhiều cách phân loại máy bơm ly tâm:
- Dựa vào hình dạng vỏ máy bơm: bơm hình xoắn ốc (volute
pump) và bơm khuếch tán (diffuser pump)
- Dựa vào số lượng đầu hút: bơm đầu hút đơn (single suction
pump) và bơm đầu hút đôi (double suction pump)
- Ngoài ra còn có bơm đơn cấp hay còn gọi là bơm một tầng
cánh (single- stage pump) và bơm đa cấp hay còn gọi là
bơm đa tầng cánh (multi- stage pump).
- Dựa vào phương trục máy: máy trục ngang và trục đứng

16
Hình 2.5: Bơm ly tâm trục ngang và trục đứng
2.3.3 Máy bơm ly tâm trục đứng 
Máy bơm ly tâm trục đứng là loại máy bơm ly tâm đa tầng
cánh (Vertical Centrifugal pumps). Nó là dòng máy bơm có cấu tạo
thân thẳng đứng, thường hay sử dụng để bơm nước cho các tòa nhà,
hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống nước trong nhà máy cần
áp lực mạnh (máy bơm cao áp).
2.3.3.1 Cấu tạo
Về cấu tạo cơ bản thì các loại máy bơm ly tâm trục đứng sẽ
gồm có các bộ phận sau:
- Guồng máy bơm: thường làm bằng inox, một số có cấu tạo
bằng gang.
- Cốt bơm: là bộ phận nối cánh và motor.
- Cánh máy bơm: là một lớp các cánh được sắp xếp trật tự,
mỗi loại máy bơm sẽ có số lượng cánh khác nhau, kích
thước cánh khác nhau. Cánh bơm thường được làm bằng
đồng, nhựa, inox, máy bơm ly tâm trục đứng thuộc
dòng máy bơm cánh hở.
- Động cơ điện: là bộ phận giúp cho cánh bơm có thể chuyển
động và hút – đẩy nước đi.
- Đầu ra – đầu vào: được lắp đặt với đường ống dẫn bằng
PVC hoặc mặt bích (gang, inox).

17
 Rọ bơm: hay còn gọi là luppe, dùng trong trường hợp bơm
hút nước từ bể chứa.
 Giữa trục của cánh và trục motor điện có một khớp nối, khớp
nối này sẽ tiện cho việc bảo trì, thay thế trong trường hợp
motor hoặc guồng bơm bị hư hỏng.

Hình 2.6: Cấu tạo máy bơm ly tâm trục đứng


2.3.3.2 Nguyên lý hoạt động của bơm ly tâm trục đứng
Cũng tương tự như các dòng máy bơm ly tâm khác đó chính là
sử dụng lực ly tâm để làm nước chuyển động từ đầu hút đi đến đầu
xả.
Khi động cơ hoạt động, trục của động cơ sẽ ăn khớp với trục
cánh kéo theo cánh quạt của máy bơm quay. Chất lỏng cấp cho đầu
vào của máy sẽ bị hút mạnh vào trong guồng máy bơm. Chất lỏng
sẽ bị lực ly tâm đẩy, xoắn và bắn ra ngoài đầu mép cánh bơm, theo
lực ly tâm di chuyển lên trên, tới đầu ra của máy bơm và di chuyển
ra ngoài. Trong quá trình nước bị tác dụng của lực ly tâm, thì khi đó
bên trong guồng bơm sẽ có áp suất chênh lệch với áp suất bên
ngoài, từ đó mà chất lỏng tiếp tục bị hút vào bên trong guồng bơm.

18
2.4 Giới thiệu phần mềm TIA Portal
Phần mềm TIA Portal (Totally Integrated Automation Portal)
dùng để điều khiển và lập trình cho SIMATIC S7- 1200, là phần
mềm cơ sở tích hợp tất cả các phần mềm lập trình cho các hệ thống
tự động hóa và truyền động điện. Phần mềm TIA Portal có tích hợp
các sản phầm SIMATIC khác nhau trong một phần mềm như phần
mềm Step7, lập trình HMI và WinCC.

Hình 2.7: Phần mềm Tia Portal V14

2.5 Giới thiệu phần mềm thiết kế giao diện WINCC


Phần mềm WinCC (Windows Control Center) của Siemens
là một phần mềm chuyên dụng để xây dựng giao diện điều khiển
HMI (Human Machine Interface) cũng như phục vụ việc xử lý và
lưu trữ dữ liệu trong một hệ thống SCADA (Supervisory Control
And Data Aquisition).

19
CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ HỆ THỐNG VÀ TÍNH CHỌN
THIẾT BỊ
3.1 Sơ đồ khối hệ thống
3.1.1 Sơ đồ bố trí hệ thống cấp nước trực tiếp

Hình 3.8: Sơ đồ bố trí hệ thống cấp nước trực tiếp


- Bơm: gồm 3 bơm mắc song song nhau
- PS: cảm biến áp suất để nhận tín hiệu áp suất trên ống
- Bình tích áp: được sử dụng để tích áp lực và bù lại áp lực
vào hệ thống đường ống khi giảm xuống, bảo vệ cũng như
tăng tuổi thọ cho máy bơm.  
- Các Van chỉnh áp: chỉnh áp cấp cho thiết bị.
Máy bơm, bơm nước từ hầm đẩy vào bình tích áp. Cảm biến
áp suất gắn giữa bơm và bình tích áp để đưa tín hiệu về bộ điều
khiển. Nước từ bình tích áp được phân phối đến các tầng.

20
3.1.2 Sơ đồ khối hệ thống điều khiển

Hình 3.9: Sơ đồ khối hệ thống điều khiển


1. Khối PLC: Là bộ điều khiển trung tâm
2. Khối tín hiệu vào: Là các thiết bị ngõ vào PLC gồm: các nút
nhấn, tiếp điểm relay nhiệt, cảm biến áp suất
3. Khối trung gian: Là các cuộn dây relay trung gian nối với
ngõ ra của PLC làm nhiệm vụ trung gian để điều khiển cơ cấu chấp
hành
4. Khối cơ cấu chấp hành: Là các thiết bị contactor, động cơ ba
pha, đèn báo
5. Khối giao diện giám sát, điều khiển: Là giao diện giám sát
và điều khiển hệ thống dùng phần mềm Wincc
6. Khối nguồn: Cung cấp nguồn 24VDC hoặc 220VAC cho
các khối
Hệ thống điều khiển áp suất nước cho tòa nhà có thể đáp ứng
được lưu lượng là 60m3/h, có nhiệm vụ duy trì áp suất trong đường
ống khoảng từ 5 đến 7 bar bằng cách điều khiển 3 bơm chạy theo
yêu cầu của đề tài đặt ra.
Bộ điều khiển trung tâm là PLC S7-1200 có nhiệm vụ đọc
khối tín hiệu vào (gồm: nút START, STOP, EMER, RESET, 3 tiếp
21
điểm relay nhiệt và cảm biến áp suất) và xuất tín hiệu ra điều khiển
khối chấp hành (gồm: ba contactor điều khiển ba bơm và các đèn
báo: đèn báo hệ thống chạy, đèn báo dừng, đèn báo lỗi) thông qua
khối trung gian của hệ thống. Đồng thời PLC sẽ thực hiện việc kiểm
tra và xử lý các lỗi trong quá trình vận hành theo yêu cầu đề tài.
Khối giao diện giám sát và điều khiển trên máy tính thông qua
phần mềm Wincc giúp người vận hành điều khiển và giám sát được
toàn bộ hệ thống bơm.
3.2 Sơ đồ đấu dây động lực và điều khiển
Theo yêu cầu đề bài đặt ra thì khối ngõ vào và khối ngõ ra của
PLC gồm các thiết bị sau:
- Các ngõ vào:
Bảng 3.1: Các thiết bị ngõ vào
Stt Ngõ vào Địa chỉ

1 Nút START I0.0

2 Nút STOP I0.1

3 Nút EMERGENCY I0.2

4 Nút RESET I0.3

5 Rơ le nhiệt Bơm 1 I0.4

6 Rơ le nhiệt Bơm 2 I0.5

7 Rơ le nhiệt Bơm 3 I0.6

8 Cảm biến áp suất (ngõ


AI0
analog)

- Các ngõ ra
Bảng 3.2: Các thiết bị ngõ ra
Stt Ngõ ra Địa chỉ

22
1 Contactor 1 Q0.0

2 Contactor 2 Q0.1

3 Contactor 3 Q0.2

4 Đèn báo dừng Q0.3

5 Đèn báo hệ thống chạy Q0.4

6 Đèn báo lỗi Q0.5

Ngõ ra của PLC được nối kết với các cuộn dây rơ le trung gian
(khối trung gian)
Ta có sơ đồ đấu dây các thiết bị ngõ vào ra với bộ điều khiển
PLC như sau:

Hình 3.10: Sơ đồ kết nối PLC


Các tiếp điểm rơ le trung gian nối kết với các cuộn dây
contactor K và đèn báo theo sơ đồ đấu dây như sau:

23
Hình 3.11: Sơ đồ kết nối contactor và đèn báo
Các tiếp điểm chính của contactor nối kết với các động cơ ba
pha theo sơ đồ dây sau đây:

Hình 3.12: Sơ đồ đấu dây mạch động lực

24
3.3 Tính chọn các thiết bị
3.3.1 Bộ điều khiển PLC S7-1200
Tổng hợp lại hệ thống có số lượng ngõ vào ra như sau:
- 7 ngõ vào DI
- 6 ngõ ra DI
- 1 ngõ vào analog áp 0-10VDC.
Tra theo tài liệu kỹ thuật của hãng Siemens (S7-1200
Programmable controller) thì PLC S7-1200 có một số dòng với số
lượng ngõ vào ra theo bảng như sau:
Bảng 3.3: Một số loại PLC S7-1200 và số lượng ngõ vào ra
Stt PLC S7-1200 Số lượng ngõ vào ra

1 CPU1211C 6 DI, 4 DO, 2AI (10VDC)

2 CPU1212C 8 DI, 6 DO, 2AI (10VDC)

3 CPU1214C 14 DI, 10 DO, 2AI (10VDC)

CPU1212C có số lượng ngõ vào ra là:


- I/O: 8 DI 24VDC
- 6 DO (ngõ ra DC hoặc ngõ ra Relay)
- 2 AI (AI0, AI1) 10VDC
So sánh các ngõ vào, ngõ ra của hệ thống cần điều khiển và
các ngõ vào ra của PLC thì ta có thể dùng loại PLC CPU1212C là
phù hợp nhất. Ta có thể dùng các PLC loại khác có nhiều ngõ vào ra
hơn nhưng sẽ gây lãng phí.
PLC CPU1212C có các loại sau:
- CPU1212C AC/DC/Rly
- CPU1212C DC/DC/Rly
- CPU1212C DC/DC/DC
Trong đề tài này chọn PLC CPU1212C DC/DC/Rly
3.3.2 Tính chọn bơm ba pha
Tòa nhà có 10 tầng, trung bình mỗi tầng là 3m.
25
Vậy chiều cao tòa nhà là: h = 30m, ta chọn chiều cao cột áp
máy bơm  42m. (chọn chiều cao mực nước máy bơm 30% chiều
cao tòa nhà)
Lưu lượng cần cho tòa nhà là QMAX = 60m3/h, ta chọn lưu
lượng tổng 3 máy bơm  60m3/h. Vậy chọn 3 bơm giống nhau, mỗi
bơm có lưu lượng  20m3/h
Theo bảng tra chọn bơm của hãng Pentax tham khảo tại
http://pentaxitaly.com/pentax-u18v-900-9t.html

Ta chọn bơm mã U18V-900/9T có thông số sau:


P2=9HP, Q =22,8m3/h, chiều cao mực nước H=45,5m
3.3.3 Tính chọn cảm biến áp suất
Cảm biến áp suất cần đáp ứng được:
- Ngõ ra dạng áp: 0 – 10VDC
- Theo yêu cầu đề bài ổn định áp suất từ 5 đến 7bar
- Môi trường làm việc là: nước sinh hoạt
Tra mã cảm biến áp suất tham khảo tại https://sensors.vn/san-
pham/cam-bien-ap-suat/cam-bien-ap-suat-sensys-ptej0010bcmg-10-
bar-0-10v-2953.html
Ta chọn cảm biến áp suất có mã PTEJ0010BCMG (10 BAR,
0-10V) của hãng SENSYS
3.3.4 Tính chọn Rơ le nhiệt
Do các động cơ là động cơ 3 pha (U d = 380V) nên ta chọn điện
áp của khí cụ lớn hơn hoặc bằng 380V.
U kc ≥ U đm

26
Với Ukc: Điện áp của khí cụ điện
Uđm: Điện áp định mức
Vậy chọn điện áp khí cụ bằng 380V.
Dựa vào công thức dòng định mức, ta tính được dòng định
mức qua mỗi bơm:

Iđm = = 13,04 A
Dòng điện qua rơ le nhiệt:
IRN = k. Iđm
Chọn k =1,3 (k=1,2 đến 1,4)
Suy ra:
IRN = 1.3 x 13,04 = 16,95A
Theo bảng tra các mã Rơ le nhiệt của hãng LS tham khảo tại:
https://dongnguyenelectric.com/contactor-khoi-dong-tu-ls
Bảng 3.4: Bảng tra mã Rơ le nhiệt của hãng LS
Rơ le nhiệt

Mã Rơ le nhiệt Dòng điện định mức (In) A

MT-12 0,63-18A

MT-32 0,63-19A; 21,5-40A

MT-63 35-50, 45-65A

Ghi chú: MT-12: dùng cho MC-6a đến MC-18a


MT-32: dùng cho MC-9b đến MC-40a

Theo bảng tra ta có thể chọn MT-12 hoặc MT-32


3.3.5 Tính chọn Contactor
Ta có dòng định mức qua động cơ bơm đã tính là:
27
Iđm = = 13,04 A
Ta chọn contactor có: Icontactor  k Iđm (k =1,21,5)
Chọn k = 1,5
Suy ra: Icontactor  19,56 A
Theo bảng tra các mã Contactor của hãng LS tham khảo tại
https://dongnguyenelectric.com/contactor-khoi-dong-tu-ls
Bảng 3.5: Bảng mã Contactor 3 pha của hãng LS
Contactor 3 pole – AC coil

Mã Contactor Dòng điện định mức (In) A

MC-18b 18A

MC-22b 22A

MC-32a 32A

MC-40a 40A

Theo bảng 3.6 ta chọn loại contactor mã MC-22b (có thể chọn
MC-32a hoặc lớn hơn nhưng tốn chi phí cao).
Như vậy, theo tính toán ở phần 3.5.2 ta đã chọn loại rơ le nhiệt
có mã MT-12 hoặc MT-32.
Tuy nhiên theo phần ghi chú ở bảng 3.4 thì:
MT-12: dùng cho MC-6a đến MC-18a
MT-32: dùng cho MC-9b đến MC-40a
Do ta chọn Contactor mã MC-22b nên chọn lại Rơ le nhiệt là
loại MT-32.
3.3.6 Tính chọn CB
3.3.6.1 Tính chọn CB cho mỗi bơm

28
Chọn 3 CB giống nhau cho 3 bơm
Ta có dòng định mức qua động cơ bơm đã tính là:

Iđm = = 13,04 A

Chọn k =1,5 suy ra:


Itt = k. ICB = 1,5 x 13,04= 19,56A
Theo bảng tra các mã MCCB của hãng LS tham khảo tại
https://dongnguyenelectric.com/contactor-khoi-dong-tu-ls
Bảng 3.6: Bảng tra mã MCCB của hãng LS
MCCB loại khối 3 pha

Mã MCCB Dòng điện định mức (In) A

ABN53c 15, 20, 30, 40, 50A

ABN103c 15, 20, 30, 40, 50, 60, 75, 100A

Theo bảng ta chọn loại MCCB mã ABN53c – 20-30A nhưng


do đã chọn contactor MC-22b (22A) nên chọn lại MCCB có mã
ABN53c-30A.
3.3.6.2 Chọn CB tổng
Vì hệ thống có 3 bơm nên:
ICBtổng = 3.Iđm = 3 x 13,04 = 39,12A
Chọn k =1,5 suy ra:
Itt = k. ICB tổng = 1,5 x 39,12= 58,68A
Ta chọn CB tổng có: ICB tổng ≥Itt
Theo bảng tra các mã MCCB của hãng LS tham khảo tại
https://dongnguyenelectric.com/contactor-khoi-dong-tu-ls

29
Bảng 3.7: Bảng tra mã MCCB của hãng LS
MCCB loại khối 3 pha

Mã MCCB Dòng điện định mức (In) A

ABN103c 15, 20, 30, 40, 50, 60, 75, 100A

ABN203c 100, 125, 150, 175, 200, 225, 250A

Theo bảng ta chọn loại MCCB mã ABN103c – 60A.


3.3.7 Tính chọn dây cho mạch động lực
Tham khảo cách chọn dây tại: https://thuanphong.vn/huong-
dan-cach-tinh-suc-chiu-tai-cua-day-dien-cadivi
Tính chọn dây mạch động lực cho mỗi máy bơm
Cách chọn tiết diện dây được tính theo công thức:

Trong đó:
S: tiết diện dây dẫn (mm2)
J: mật độ dòng điện cho phép A/mm 2. Đối với dây đồng
thường khoản 5A/mm2
I: dòng điện chạy qua (A)
Ta có dòng định mức qua động cơ bơm đã tính là:

Iđm = = 13,04 A
Suy ra tiết diện dây cần là:

30
Theo quy cách của hãng Cadivi sản suất các dây điện có tiết
diện như sau:
Dây: 1, 1.5, 2.5, 4, 6, 10, 16mm2…
Do đó ta chọn dây có tiết diện 4mm2
3.4 Sơ đồ lắp đặt thiết bị
Các thiết bị được lắp đặt trong tủ điện như hình dưới (tham
khảo)

Hình 3.13: Sơ đồ lắp đặt thiết bị điện trong tủ

3.5 Tổng hợp các thiết bị chính trong hệ thống và giá tham khảo
Sau đây là bảng giá tham khảo các thiết bị chính trong hệ
thống:
Bảng 3. 8 Bảng giá các thiết bị chính trong hệ thống
St SL Đơn giá Tổng Tham khảo giá
Thiết bị
t (đồng) (đồng)

31
http://siemens-
PLC S7-1200 vietnam.vn/product/
1 CPU1212 1 3.500.000 3.500.000 simatic-s7-1200-cpu-
DC/DC/DC 1212c-dc-dc-dc-
6es7212-1ae40-0xb0/

https://sensors.vn/san-
Cảm biến áp pham/cam-bien-ap-
suất suat/cam-bien-ap-suat-
2 1 2.450.000 2.450.000
PTEJ0010BC sensys-ptej0010bcmg-
MG 10-bar-0-10v-
2953.html

Bơm 3 pha http://pentaxitaly.com/


380V–9HP pentax-u18v-900-
3 3 31.960.000 95.880.000 9t.html
(U18V-
900/9T)

https://
Contactor dongnguyenelectric.co
4 3 430.000 1.290.000
MC-22b m/contactor-khoi-dong-
tu-ls

https://
Rơ le nhiệt dongnguyenelectric.co
5 3 310.000 930.000
MT-32 m/contactor-khoi-dong-
tu-ls

https://
MCCB
dongnguyenelectric.co
6 ABN53c- 3 768.000 2.304.000
m/contactor-khoi-dong-
30A
tu-ls

https://
MCCB
dongnguyenelectric.co
7 ABN103c- 1 1.020.000 1.020.000
m/contactor-khoi-dong-
30A
tu-ls

https://
maybompanasonic.net/
Nút nhấn nhả
bang-gia-thiet-bi-cong-
8 Hanyoung 3 38.000 114.000 tac-nut-nhan-
CR-251-1 hanyoung.html

32
https://
Nút dừng maybompanasonic.net/
khẩn cấp bang-gia-thiet-bi-cong-
9 Hanyoung 1 41.000 41.000 tac-nut-nhan-
hanyoung.html
CR-257R

https://
maybompanasonic.net/
Đèn báo
bang-gia-thiet-bi-cong-
10 Hanyoung 3 48.000 144.000 tac-nut-nhan-
CR-252 hanyoung.html

https://hadra.com.vn/
Tủ điện bang-bao-gia-vo-tu-
10 900x600x300 1 1.040.000 1.040.000 dien-son-tinh-dien-gia-
mm tot-nhat-thi-truong-
500.html

Tổng 108.713.000

33
CHƯƠNG 4 CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU KHIỂN
4.1 Quy trình hoạt động
Hệ thống điều khiển bơm áp suất có nhiệm vụ điều khiển áp
suất trong đường ống bằng 3 bơm chạy theo yêu cầu bảng 1. Thông
qua phần mềm giám sát yêu cầu ở bảng 2 giúp người vận hành điều
khiển và giám sát được toàn bộ hệ thống bơm. Hệ thống bao gồm tủ
điện điều khiển hệ thống bơm áp suất, giao diện điều khiển giám sát
trên máy tính, bộ điều khiển là PLC S7-1200 có nhiệm vụ đọc cảm
biến áp suất trên đường ống, và xuất tín hiệu điều khiển các máy
bơm.
Lưu ý: Khi hệ thống không hoạt động, có áp suất tĩnh là 1 bar.
Hệ thống hoạt động theo quy trình bảng sau:
Bảng 4.1: Quy trình hoạt động của hệ thống
STT Nội dung

Trạng thái ban đầu

1 Cấp nguồn, đèn báo 3 pha và đèn STOP-L sáng. Các bơm
không hoạt động.

Trường hợp không bị lỗi

Nhấn START, đèn RUN-L sáng, hệ thống bơm hoạt động,


2 đèn STOP-L tắt, chạy cả 3 Bơm theo trình tự 1>2>3, mỗi
lần chạy cách nhau 10s

3 Nếu 1bar ≤ P < 3 bar thì chạy cả 3 Bơm

4 Nếu 3 bar ≤ P < 5 bar thì chạy Bơm 1 và Bơm 2

5 Nếu 5 bar ≤ P < 7 bar thì chạy Bơm 1

6 Nếu 7 bar ≤ P < 9 bar thì dừng cả 3 bơm

34
7 Nhấn STOP để quay lại trạng thái ban đầu

Trường hợp bị lỗi

Trường hợp 1 trong 3 relay nhiệt tác động thì dừng Bơm
tương ứng, đèn ERR-L và RUN-L sáng, đồng thời:
-Nếu 1 bar ≤ P < 5 bar thì 2 bơm còn lại chạy
8
-Nếu 5 bar ≤ P < 7 bar thì chạy 1 trong 2 bơm còn lại

-Nếu 7 bar ≤ P < 9 bar thì dừng cả 3 bơm

Trường hợp 2 trong 3 relay nhiệt tác động thì dừng Bơm
tương ứng, đèn ERR-L và RUN-L sáng, đồng thời:
9 -Nếu 1 bar ≤ P < 7 bar thì 1 bơm còn lại chạy

-Nếu 7 bar ≤ P < 9 bar thì dừng cả 3 bơm, RUN-L


sáng

Trường hợp 3 relay nhiệt tác động thì dừng tất cả Bơm, đèn
10
ERR-L sáng, đèn RUN-L tắt

Trường hợp P < 1bar hoặc P ≥ 9bar thì cả 3 bơm dừng hết,
11
đèn ERR-L sáng, đèn RUN-L tắt

Khi hệ thống bị lỗi, phải nhấn RESET để xác nhận khắc


phục xong và xoá lỗi, kể cả khi mất điện lúc hệ thống đang
12
báo lỗi (phải nhớ trạng thái lỗi khi mất điện).
Sau khi nhấn RESET, hệ thống trở lại trạng thái ban đầu

Khi hệ thống đang ở trạng thái ban đầu, nếu có bất kỳ lỗi
13
nào xảy ra thì đèn ERR-L phải sáng

Trường hợp khẩn cấp EMERGENCY

35
14 Nhấn nút EMER hệ thống dừng hoạt động, đèn STOP-L và
ERR-L sáng, đèn RUN-L tắt
Nhả nút EMER, phải nhấn RESET thì hệ thống trở lại
15
Trạng thái ban đầu.
4.2 Giản đồ Grafcet
- Trường hợp không bị lỗi

- Trường hợp bị lỗi

36
- Trường hợp khẩn cấp

4.3 Chương trình điều khiển


4.3.1 Bảng I/O
Bảng 4.2: Bảng địa chỉ I/O
Input signals Output signals
PLC Item Signal PLC Item Signal
Input Symbol Description Output Symbol Description

I0.0 START Nút START Q0.0 RL1 Contactor 1

37
I0.1 STOP Nút STOP Q0.1 RL2 Contactor 2
Nút
I0.2 EMER Q0.2 RL3 Contactor 3
EMERGENCY
Đèn báo
I0.3 RESET Nút RESET Q0.3 STOP-L
dừng
Relay nhiệt Đèn báo hệ
I0.4 RN1 Q0.4 RUN-L
Bơm 1 thống chạy
Relay nhiệt
I0.5 RN2 Q0.5 ERR-L Đèn báo lỗi
Bơm 2
Relay nhiệt
I0.6 RN3
Bơm 3
Cảm biến áp
AI0 AI0
suất
4.3.2 Chương trình điều khiển
Sử dụng xung clock để thực hiện việc đọc tín hiệu Analog tự
động mỗi 100ms

Thêm vào một Network gộp các ngõ vào (nút nhấn) và các nút
nhấn trên HMI thành một biến để tiện cho việc viết chương trình
điều khiển

38
Sau đó là chương trình khởi động việc chạy chu trình ở trạng
thái bình thường (bước 0 đến bước 6)

39
40
Tiếp theo viết chương trình xử lý các trường hợp lỗi (bước 7
đến 12)

41
42
43
44
Và trường hợp khẩn cấp

Sau đó viết chương trình điều khiển các ngõ ra đèn và động cơ
bơm

45
46
47
CHƯƠNG 5 THIẾT KẾ GIAO DIỆN GIÁM SÁT VÀ KẾT
NỐI GIAO DIỆN VỚI PLC
Sau khi đã lập trình chương trình điều khiển và nạp chương
trình cho PLC ta thực hiện thiết kế giao diện giám sát và điều khiển
5.1 Thiết kế giao diện
5.1.1 Khởi tạo giao diện
Chọn Add new device  HMI  SIMATIC Comfort Panel
 7” Display  TP700 Comfort  6AV2 124-0GC01-0AX0 

OK

5.1.2 Chọn đối tượng cho giao diện


Để chọn các đối tượng, thiết bị như băng tải, xy-lanh pittong ta
chọn vào Elements và chọn các Icon như sau:

48
Hình 5.15: Thanh công cụ
5.1.3 Tạo thuộc tính cho đối tượng
Đầu tiên phải thay đổi Apperance cho đối tượng bằng cách :
Chọn đối tượng→Layout→Style→Fill Style→Shaded.

Hình 5.16: Thay đổi kiểu xuất hiện của đối tượng
5.2 Giao diện điều khiển và giám sát hệ thống
Giao diện hệ thống thực hiện theo yêu cầu bảng sau:
Yêu cầu lập trình HMI. Sử dụng WinCC RT Professional
để lập trình giao diện giám sát và điều khiển cho hệ thống theo
yêu cầu sau:

49
Ô số 1 Ô số 5 Ô số 9 Ô số 13

Ô số 2 Ô số 6 Ô số 10 Ô số 14

Ô số 3 Ô số 7 Ô số 11 Ô số 15

Ô số 4 Ô số 8 Ô số 12 Ô số 16

Hình 5.17: Cấu trúc giao diện

Bảng 5.1: Nội dung phần giao diện giám sát và điều khiển
STT Nội dung
Giao diện giám sát chia đều thành 16 ô (4 hàng, 4 cột), nền
1
màu trắng như hình 4, 5
Ô thứ 1: Nút nhấn START hình chữ nhật, màu xám, có chữ
2
“START”. Hoạt động như nút nhấn START thực tế

Ô thứ 2: Nút nhấn STOP hình chữ nhật, màu xám, có chữ
3
“STOP”. Hoạt động như nút nhấn STOP thực tế

Ô thứ 3: Nút nhấn RESET hình chữ nhật, màu xám, có chữ
4
“RESET”. Hoạt động như nút nhấn RESET thực tế

Ô thứ 4: Nút nhấn giữ EMER hình chữ nhật, màu xám, có
5
chữ “EMER”. Hoạt động như nút nhấn EMER thực tế

Ô thứ 5: Khối vuông màu xám, có chữ “RN1”, khi RN1 có


6
mức logic 1 thì khối vuông chuyển thành màu đỏ

50
Ô thứ 6: Khối vuông màu xám, có chữ “RN2”, khi RN2 có
7
mức logic 1 thì khối vuông chuyển thành màu đỏ

Ô thứ 7: Khối vuông màu xám, có chữ “RN3”, khi RN3 có


8
mức logic 1 thì khối vuông chuyển thành màu đỏ

Ô thứ 8: Có 2 ô chữ nhật hiển thị giá trị ADC từ cảm biến
9
(0-27648) và giá trị áp suất [bar]

Ô thứ 9: Hình bơm như mẫu, màu xám, phía dưới có chữ
“Pump 1”
10 Khi bơm 1 hoạt động thì hình bơm chuyển thành màu xanh
dương
Khi bơm 1 quá tải thì hình bơm chuyển thành màu đỏ

Ô thứ 10: Hình bơm như mẫu, màu xám, phía dưới có chữ
“Pump 2”
11 Khi bơm 2 hoạt động thì hình bơm chuyển thành màu xanh
dương
Khi bơm 2 quá tải thì hình bơm chuyển thành màu đỏ

Ô thứ 11: Hình bơm như mẫu, màu xám, phía dưới có chữ
“Pump 3”
12 Khi bơm 3 hoạt động thì hình bơm chuyển thành màu xanh
dương
Khi bơm 3 quá tải thì hình bơm chuyển thành màu đỏ

13 Ô thứ 12: hiển thị thông báo lỗi:


-Lỗi động cơ quá tải: “Pump Error!”
-Lỗi cảm biến (P < 1bar hoặc P ≥ 9bar ): “Sensor
Error!”

51
-Không có lỗi thì không hiển thị

Ô thứ 13: Đèn STOP-L màu xám, có chữ “STOP-L”


14
Khi đèn STOP-L sáng thì chuyển thành màu xanh

Ô thứ 14: Đèn RUN-L màu xám, có chữ “RUN-L”


15
Khi đèn RUN-L sáng thì chuyển thành màu xanh

Ô thứ 15: Đèn ERR-L màu xám, có chữ “ERR-L”


16
Khi đèn ERR-L sáng thì chuyển thành màu đỏ

Ô thứ 16: Nút nhấn Exit hình chữ nhật, màu xám, có chữ
17 “EXIT”.
Khi nhấn nút EXIT này thì thoát khỏi chương trình giám sát

Hình 5.18: Giao diện HMI điều khiển và giám sát hệ thống

52
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
6.1 Kết luận
6.1.1 Kết quả đạt được
Đồ án của em đã hoàn thành đúng với tiến độ đề ra, đáp ứng
được cơ bản các yêu cầu đặt ra trong nhiệm vụ thiết kế. Trong quá
trình nghiên cứu và làm đồ án, em đã đạt một số kết quả:
- Tính toán, chọn thiết bị và thiết kế thành công tủ điện điều
khiển cho hệ thống.
- Hiểu được nguyên lí hoạt động của hệ thống. Cách vận
hành, giám sát điều khiển một hệ thống điều khiển áp suất
đường ống.
- Nắm được những kiến thức cơ bản về Wincc. Biết cách
dùng phần mềm TIA Portal + Wincc để tạo giao diện điều
khiển, giám sát hệ thống tự động cho màn hình máy tính.
6.1.2 Điểm còn hạn chế
- Do chưa có kinh nghiệm nên việc lựa chọn thiết bị cho hệ
thống và chương trình điều khiển có thể chưa được tối ưu.
6.2 Hướng phát triển
- Làm ra được một hệ thống sản xuất có sử dụng hệ thống
điều khiển áp suất như hệ thống tưới tự động, hệ thống xử
lý nước,…
- Làm ra được nhiều màn hình giao diện hơn.
- Kết nối với màn hình HMI.
- Thu thập, lưu trữ và xuất dữ liệu ra Excel, Word…

53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Giáo trình kỹ thuật lập trình PLC, Trường Cao đẳng Kỹ
thuật Cao Thắng
[2]. Siemens SIMATIC S7-1200 Manual, Siemens
[3]. Siemens SIMATIC HMI, HMI Devices TP700 Comfort,
Compact Operating Instructions, Siemens
[4]. http://pentaxitaly.com/pentax-msvc-3r-15.html
[5]. http://siemens-vietnam.vn/product/simatic-s7-1200-cpu-
1212c-dc-dc-dc-6es7212-1ae40-0xb0/

54

You might also like