You are on page 1of 4

Môn: Yếu tố con người

1. Yếu tố con người là gi?


Yếu tố con người là tất cả những gì về con người trong cuộc sống và trong các tình
huống công việc, về mối quan hệ với máy móc, với các phương thức và với môi
trường, và về mối quan hệ giữa các yếu tố này với con người.

Nó còn liên quan đến khả năng của con người trong một hệ thống hàng không: sự
khác biệt văn hoá, sức khoẻ, tính cách, khả năng, thái độ, sự căng thẳng, chính trị, thời
gian trong ngày.

2. Những môn học của Yếu tố con người là gi?

Yếu tố con người thực chất là một bộ môn bao gồm nhiều lĩnh vực:

 Tâm lý học
 Giải phẫu học
 Nhân trắc học & cơ sinh học
 Sinh học & sinh học niên đại

=> Yếu tố con người về bản chất là thực tế, nó có tính định hướng các vấn đề hơn là
lấy các chuyên ngành làm trung tâm.

3. Hãy cho biết Mô hình xử lý thông tin dữ liệu?

Mô hình xử lý thông tin dữ liệu gồm 4 thành phần: Giác quan (Sensing), Sự nhận thức
(Perception), Lên kế hoạch (Planning), Thể hiện (Execution).

 Giác quan (Sensing) ảnh hưởng trực tiếp tới sự chú ý của Kiểm soát viên, tới
cách Kiểm soát viên nhìn nhận 1 vấn đề như xúc giác, thị giác, vị giác, khứu
giác, thính giác.
 Sự nhận thức (Perception) là giai đoạn khi các giác quan truyền thông tin tới
não bộ để Kiểm soát viên nắm được thông tin, nhận thức được vấn đề nào đang
xảy ra.
 Lên kế hoạch (Planning) là sau khi não bộ nhận thức, tiếp nhận được thông
tin, nó sẽ ngay lập tức đưa ra các kế hoạch, dự định để xử lý vấn đề đó. Các kế
hoạch đôi lúc rất hiệu quả, đôi lúc lại không.
 Thể hiện (Execution) là khi não bộ đã lên kế hoạch xong, nó sẽ thôi thúc Kiểm
soát viên đưa ra hành động thực hiện, đưa ra huấn lệnh cho tàu bay.
4. Hãy cho biết Mô hình đổ sai sót và Đào tạo?

Đổ sai sót là phản ứng tự nhiên của con người khi phạm lỗi, không nhận lỗi sai về
mình mà thay vào đó lại đi tìm kiếm 1 người để đổ lỗi, đặc biệt là những người liên
quan nhất tới sự kiện đó.

Đào tạo khi:

 Một người hoặc nhiều người (thường là Kiểm soát viên hay Phi công) đã mắc
lỗi, sẽ bị giới hạn thực hiện một phần, một quá trình trong công việc.
 Kiểm soát viên không nhận ra lỗi sai dẫn đến sai lầm ngày một tiếp diễn.
 Kiểm soát viên mắc lỗi để xảy ra va chạm, nhưng lại giữ im lặng về các va
chạm đó.
 Kiểm soát viên để xảy ra lỗi nhưng không giải quyết các vấn đề cơ bản trước
mắt, thay vào đó lại tập trung vào tự khiển trách bản thân, lo lắng, tìm cách đổ
lỗi.

5. Mô hình “Nguyên Nhân” là gì?

Mô hình nguyên nhân là 1 hệ thống tiếp cận, miêu tả một hoặc một chuỗi các sự kiện
dẫn đến hành động không an toàn của con người (Kiểm soát viên), để xảy ra va chạm.

Hiếm khi nào chỉ có 1 nguyên nhân duy nhất.

Có 5 lớp của mô hình Nguyên nhân:

 Người đưa ra quyết định (Decision Makers) – Quyết định sai lầm (thất bại
tiểm ẩn).
 Quản lý theo dây chuyển (Line Management) – Sự thiếu sót (thất bại tiểm
ẩn).
 Điều kiện tiên quyết (Preconditions) – Tiền chất tâm lý (thất bại tiểm ẩn).
 Hoạt động sản xuất (Productive Activities) – Các hành vi không an toàn
(thất bại chủ động/ tiềm ẩn).
 Lớp bảo vệ (Defences) – Không đầy đủ (thất bại chủ động/ tiềm ẩn).

=> Các lớp của mô hình Nguyên nhânh liên quan đến nhanu và bảo vệ cho nhau. Lớp
sau bảo vệ lớp trước.
6. Hãy cho biết Lớp bảo vệ - không đầy đủ như thế nào trong mô hình
“nguyên nhân”?

Lớp bảo vệ - không đầy trong mô hình “Nguyên nhân” đủ là những hệ thống hoặc quy
trình đã được thiết lập để đảm bảo an toàn cho hệ thống nhưng vẫn không đủ để ngăn
sự cố xảy ra.

Lớp bảo vệ được thiết kế để bắt lỗi, và ngăn chúng nối tiếp nhau trở thành sự cố hoặc
tai nạn. Lớp bảo vệ bao gồm: nhận thức, hiểu biết, cảnh báo, hướng dẫn, phục hồi,
ngăn chặn, thoát và giải cứu.

Lớp bảo vệ cứng bao gồm các thiết bị kỹ thuật như: tính năng an toàn kỹ thuật tự
động, hàng rào vật lý, báo động, khoá liên động, chìa khoá, thiết bị bảo vệ cá nhân và
thử nghiệm.

Lớp bảo vệ mềm chủ yếu dựa vào giấy tờ và con người: luật pháp, giám sát theo quy
định, quy tắc & thủ tục, đào tạo, các cuộc diễn tập, họp giao ban, kiểm soát hành
chính (giấy phép làm việc, cấp phép, chứng nhận) và các nhà điều hành tuyến đầu, đặc
biệt là trong các hệ thống kiểm soát tự động hoá cao.

7. Hãy cho biết Hoạt động sản xuất - các hành vi không an toàn trong mô
hình “Nguyên nhân”?

Các hành vi không an toàn trong mô hình “Nguyên nhân” là các quyết định và hành
động của con người có thể liên quan đến một sự cố có tổ chức.Con người dễ mắc lỗi
và vi phạm khi thực hiện các hoạt động tỏng công việc.

Những hành vi không an toàn có khả năng gây ảnh hưởng trực triếp đến sự an toàn
của hệ thống. Do những tác động bất lợi xảy ra đột ngột, những hành vi này được gọi
là lỗi hoạt động.

Một số hành vi được coi là không an toàn ở Kiểm soát viên:

 Mất tập trung


 Đãng trí
 Lúng túng về kỹ năng kiểm soát
 Vi phạm quy trình quản lý
 Căng thẳng, mệt mỏi
8. Hãy cho biết Điều kiện tiên quyết - tiền chất tâm lý của các hành vi không
an toàn trong mô hình “Nguyên nhân”?

You might also like