You are on page 1of 49

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ


BỘ MÔN KỸ THUẬT VIỄN THÔNG
------***------

BÀI TẬP LỚN TRUYỀN DẪN VÔ TUYẾN SỐ

Đề tài: “ TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ HSPA VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
HSPA TRÊN MẠNG DI ĐỘNG 3G ”

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Tài Văn


MSV : 191413541
Lớp : KTVT- 01
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................2

Chương I: TỔNG QUAN VỀ CÁC HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG..........3

1.1. Hệ thống thông tin di động thế hệ thứ nhất (1G).......................................3

1.2. Hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 2 (2G).............................................3

1.3. Hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 (3G).............................................4

1.5. Tổng quan về HSPA.....................................................................................4

1.5.1. Truy nhập gói tốc độ cao đường xuống (HSDPA)......................................6

1.5.2. Truy nhập gói tốc độ cao đường lên (HSUPA)...........................................7

Chương II:CÔNG NGHỆ HSPA..............................................................................8

2.1. Kiến trúc mạng.............................................................................................8

2.1.1. Kiến trúc WCDMA/UMTS R3.................................................................8

2.1.2. Kiến trúc WCDMA/UMTS R4.................................................................8

2.1.3. Kiến trúc HSPA/WCDMA R5 và R6.......................................................9

2.1.4. Kiến trúc HSPA/WCDMA R7.................................................................10

2.2. Truy nhập gói đường xuống tốc độ cao (HSDPA)......................................10

2.2.1. Nguyên lý hoạt động của HSDPA............................................................10

2.2.2. Giao diện vô tuyến của HSDPA...............................................................15

2.2.2.1. Kiến trúc giao thức của HSDPA.......................................................15

2.2.2.2. Cấu trúc kênh HSDPA......................................................................20

2.2.2.2.1. Kênh HS-SCCH............................................................................20

2.2.2.2.2. Kênh điều khiển vật lý dành riêng tốc độ cao (HS-DPCCH)....23

2.2.2.2.3. Kênh chia sẻ đường xuống tốc độ cao HS-DSCH.......................26

2.2.3. Các kỹ thuật sử dụng trong HSDPA......................................................29

2.2.3.1. Lập biểu phụ thuộc kênh.................................................................29


2.2.4. Điều chế và mã hóa thích ứng AMC......................................................31

2.2.5. HARQ với kết hợp mềm.........................................................................32

2.3. Truy nhập gói tốc độ cao đường lên (HSUPA)...........................................34

2.3.1. Các kênh vật lý và kênh truyền tải E-DCH.............................................34

2.3.2. Các kỹ thuật sử dụng trong HSUPA........................................................35

2.3.2.1. MAC-e và xử lý lớp vật lý.................................................................35

2.3.2.2. Lập biểu..............................................................................................38

2.3.2.3. HARQ với kết hợp mềm....................................................................39

Chương III: Hiện trạng triển khai HSPA tại Việt Nam.........................................42

3.1. Hiện trạng triển khai HSPA tại Việt Nam..................................................42

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................44


LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay, thông tin di động đã trở thành một ngành công nghiệp viễn thông phát
triển nhanh nhất và phục vụ con người hữu hiệu nhất. Khởi nguồn từ dịch vụ thoại đắt
tiền cho một số ít người đi xe, đến nay với sự ứng dụng ngày càng rộng rãi các thiết bị
thông tin di động thể hệ ba, thông tin di động có thể cung cấp nhiều hình loại dịch vụ
đòi hỏi tốc độ số liệu cao cho người sử dụng kể cả các chức năng camera, MP3 và
PDA. Với các dịch vụ đòi hỏi tốc độ cao ngày các trở nên phổ biến này, nhu cầu 3G
cũng như phát triển nó lên 4G ngày càng trở nên cấp thiết.

Một trong những công nghệ được coi là bước đệm để hướng tới 4G chính là công
nghệ 3,5G HSPA với hai công nghệ nền tảng HSDPA (High Speech Downlink Packet
Access: truy nhập gói đường xuống tốc độ cao) và HSUPA (High Speech Uplink
Packet Access: truy nhập gói đường lên tốc độ cao). HSDPA là một chuẩn tăng cường
của 3GPP-3G nhằm tăng dung lượng đường xuống bằng cách thay thế điều chế QPSK
trong 3G UMTS bằng 16QAM trong HSDPA. HSDPA hoạt động trên cơ sở kết hợp
ghép kênh theo thời gian (TDM) với ghép kênh theo mã và sử dụng thích ứng đường
truyền. Nó cũng đưa ra một kênh điều khiển riêng để đảm bảo tốc độ truyền dẫn số
liệu. Các kỹ thuật tương tự cũng được áp dụng cho đường lên trong chuẩn HSUPA
(High Speech Uplink Packet Access).

Trong khuôn khổ bài tập lớn này, em đi sâu tìm hiểu cấu trúc của công nghệ HSPA
và triển khai HSPA tại Việt Nam. Nội dung bài tập lớn gồm 3 chương:

- Chương I: Tổng quan về các hệ thống thông tin di động

- Chương II: Công nghệ HSPA

- Chương III: Triển khai HSPA tại Việt Nam

2
Chương I

TỔNG QUAN VỀ CÁC HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG

1.1. Hệ thống thông tin di động thế hệ thứ nhất (1G)

Công nghệ di động đầu tiên là công nghệ tương tự, là hệ thống truyền tín hiệu
tương tự, là mạng điện thoại di động đầu tiên của nhân loại, được khơi mào ở Nhật vào
năm 1979.

Hình 1.1 Tiến trình phát triển của hệ thống thông tin di động

Hầu hết hệ thống đều là hệ thống analog và yêu cầu chuyển dữ liệu chủ yếu là âm
thanh. Với các hệ thống này, cuộc gọi có thể bị nghe trộm bởi bên thứ ba. Một số
chuẩn trong hệ thống này là: NTM, AMPS, Hicap, CDPD, Mobitex, DataTac. Những
điểm yếu của thế hệ 1G là dung lượng thấp, xác suất rớt cuộc gọi cao, khả năng
chuyển cuộc gọi không tin cậy, chất lượng âm thanh kém, không có chế độ bảo mật…
do vậy hệ thống 1G không thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng .

1.2. Hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 2 (2G)

Hệ thống di động thế hệ thứ 2 sử dụng truyền vô tuyến số cho việc truyền tải.
Những hệ thống mạng 2G thì có dung lượng lớn hơn những hệ thống mạng thế hệ thứ
nhất. Một kênh tần số thì đồng thời được chia ra cho nhiều người dùng (bởi việc chia
theo mã hoặc chia theo thời gian). Sự sắp xếp có trật tự các tế bào, mỗi khu vực phục
vụ thì đựợc bao bọc bởi một tế bào lớn, những tế bào lớn và một phần của những tế
bào đã làm tăng dung lượng của hệ thống xa hơn nữa.
3
Có 4 chuẩn chính đối với hệ thống 2G: Hệ Thống Thông Tin Di Động Toàn Cầu
(GSM) và những dẫn xuất của nó; AMPS số (D-AMPS); Đa Truy Cập Phân Chia
Theo Mã IS-95; và Mạng tế bào Số Cá Nhân (PDC). GSM là chuẩn đạt được thành
công nhất và được sử dụng rộng rãi trong hệ thống 2G.

GSM là mạng điện thoại di động trong đó các máy điện thoại di động kết nối với
mạng bằng cách tìm kiếm, kết nối với các cell gần nó nhất. Các mạng di động GSM
hoạt động trên 4 băng tần: 850, 900, 1800 và 1900 Mhz. Hầu hết thì hoạt động ở băng
900 Mhz và 1800 Mhz, chỉ có vài nước ở Châu Mỹ là sử dụng băng 850 Mhz và 1900
Mhz do băng 900 Mhz và 1800 Mhz ở nơi này đã bị sử dụng trước.
GSM mới chỉ cung cấp các dịch vụ thoại và nhắn tin ngắn, trong khi nhu cầu truy
nhập Internet và các dịch vụ từ người sử dụng là rất lớn nên GSM phát triển lên 2,5G:

GSM HSCD GPRS EDGE

1.3. Hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 (3G)


Vào năm 1992, ITU công bố chuẩn IMT-2000 (International Mobile
Telecommunication -2000) cho hệ thống 3G với các ưu điểm chính được mong đợi
đem lại bởi hệ thống 3G là:

- Cung cấp dịch vụ thoại chất lượng cao.


- Các dịch vụ tin nhắn (e-mail, fax, SMS, chat, …).
- Các dịch vụ đa phương tiện (xem phim, xem truyền hình, nghe nhạc,…).
- Truy nhập Internet (duyệt Web, tải tài liệu, …).
- Sử dụng chung một công nghệ thống nhất, đảm bảo sự tương thích toàn cầu
giữa các hệ thống.
Để thoả mãn các dịch vụ đa phương tiện cũng như đảm bảo khả năng truy cập
Internet băng thông rộng, IMT-2000 hứa hẹn cung cấp băng thông 2Mbps, nhưng thực
tế triển khai chỉ ra rằng với băng thông này việc chuyển giao rất khó, vì vậy chỉ có
những người sử dụng không di động mới được đáp ứng băng thông kết nối này, còn
khi đi bộ băng thông sẽ là 384 Kbps, khi di chuyển bằng ô tô sẽ là 144Kbps. Các hệ
thống 3G điển hình là:

¬ UMTS (W-CDMA)
¬ CDMA2000
¬ TD-SCDMA

1.4. Tổng quan về HSPA


HSPA là công nghệ được phát triển trên cơ sở của mạng 3G hay còn gọi là 3G+.
Quá trình phát triển HSPA thể hiện qua quá trình phát triển các phiên bản hệ thống
3GP như ở Hình 1.2

4
Hình 1.2 Lộ trình phát triển của HSPA theo 3GPP

HSPA (High Speed Packet Access) truy nhập gói tốc độ cao bao gồm truy nhập gói
tốc độ cao đường xuống (HSDPA: High Speed Downlink Packet Access) được 3GPP
chuẩn hóa trong R5 với phiên bản tiêu chuẩn đầu tiên vào năm 2002 và truy nhập gói
đường lên tốc độ cao (HSUPA: High Speed Uplink Packet Access) được 3GPP chuẩn
hóa trong R6 vào tháng 12 năm 2004. Các mạng HSDPA đầu tiên được đưa vào
thương mại năm 2005 và HSUPA được đưa vào thương mại năm 2007.

Tốc độ số liệu đỉnh của HSDPA lúc đầu là 1,8Mbps và tăng đến 3,6 Mbps và
7,2Mbps vào năm 2006 và 2007, và đạt đến trên 14,4Mbps năm 2008. Trong giai đoạn
đầu tốc độ đỉnh HSUPA là 1-2Mbps và đạt đến 4-5,7 Mbps vào năm 2008. Phiên bản
HSPA+ đang tiếp tục được hoàn thiện và tốc độ tiếp tục được cải thiện cao hơn.

HSPA được triển khai trên WCDMA trên cùng một sóng mang hoặc sử dụng một
sóng mang khác để đạt được dung lượng cao hơn.

Mô hình triển khai HSPA với sóng mang riêng (f2) hoặc chung sóng mang (f1) với
WCDMA như hình 1.3.

HSPA chia sẻ chung hạ tầng mạng với WCDMA. Để nâng cấp WCDMA lên
HSPA chỉ cần bổ xung phần mềm và một vài phần cứng trong BSC và RNC.

5
Hình 1.3 Triển khai HSPA với sóng mang riêng (f2) hoặc chung sóng mang với
WCDMA (f1)
Lúc đầu HSPA được thiết kế cho các dịch vụ phi thời gian thực, tuy nhiên R6 và
R7 cải thiện hiệu suất của HSPA cho VoIP và các ứng dụng tương tự khác. Khác với
WCDMA trong đó tốc độ số liệu trên các giao diện như nhau (384kbps cho tốc độ cực
đại chẳng hạn), tốc độ số liệu HSPA trên các giao diện là khác nhau hình 1.4 minh họa
điều này. Tốc độ đỉnh (14,4Mbps trên hai thiết bị người sử dụng UE (UE: User
Equipment) tại thiết bị người sử dụng chỉ xảy ra trong thời điểm điều kiện kênh truyền
tốt vì thế tốc độ trung bình có thể không quá 3Mbps. Để đảm bảo truyền lưu lượng
mang tính cụm này, BTS cần có bộ đệm để lưu lại lưu lượng và bộ lập biểu để truyền
lưu lượng này trên hạ tầng mạng.

Hình 1.4 Tốc độ số liệu khác nhau trên các giao diện khác nhau.

1.4.1. Truy nhập gói tốc độ cao đường xuống (HSDPA)


Khái niệm HSDPA dựa trên một kênh truyền tải mới, kênh chia sẻ đường xuống
tốc độ cao HS-DSCH, kênh HS-DSCH được coi là sự phát triển của kênh DSCH trong
WCDMA. Kênh HS-DSCH được xếp lên, gộp chung trên các kênh vật lý để chia sẻ
giữa giữa tất cả người dùng trong một ghép kênh thời gian.

Mục tiêu của HSDPA là mở rộng giao diện vô tuyến của WCDMA, tăng cường
hiệu năng và dung lượng của WCDMA. Để đạt được điều này, HSPDA sử dụng một
số kỹ thuật như: Điều chế bậc cao, lập biểu phụ thuộc kênh và HARQ với kết hợp
mềm.

Kiến trúc HSDPA có kiến trúc như ở hình 1.5. Mỗi UE sử dụng HSDPA sẽ thu truyền
dẫn HS-DSCH từ một ô phục vụ. Ô phục vụ chịu trách nhiệm lập biểu, điều khiển tốc
độ, HARQ và các chức năng MAC-hs khác cho HSDPA. Chuyển giao mềm đường lên
được hỗ trợ trong đó truyền dẫn số liệu đường lên sẽ thu được từ nhiều ô và UE sẽ
nhận được các lệnh điều khiển công suất từ nhiều ô.

6
Hình 1.5 Kiến trúc HSDPA.

Di động từ một ô hỗ trợ HSDPA đến một ô không hỗ trợ HSDPA được xử lý dễ
dàng. Có thể đảm bảo dịch vụ không gián đoạn cho người sử dụng (mặc dù tại tốc độ
số liệu thấp hơn) bằng chuyển mạch kênh trong RNC trong đó người sử dụng được
chuyển mạch đến các kênh dành riêng (DCH) trong ô không có HSDPA. Tương tự,
một người sử dụng được trang bị đầu cuối có HSDPA có thể chuyển mạch từ kênh
riêng sang HSDPA khi người này di chuyển vào ô có hỗ trợ HSDPA.

1.4.2.Truy nhập gói tốc độ cao đường lên (HSUPA)


HSUPA được đưa vào WCDMA R6. HSUPA đảm bảo cải thiện dung lượng và
hiệu năng đường lên: Tốc độ cao hơn, trễ giảm và dung lượng hệ thống tăng. Cốt lõi
của HSUPA cũng sử dung hai công nghệ cơ sở như HSDPA là lập biểu nhanh và
HARQ kết hợp mềm. Cũng giống như HSDPA, HSUPA sử dụng khoảng thời gian
ngắn 2ms cho TTI đường lên. Các tăng cường này được thực hiện trong WCDMA
Thông qua một kênh truyền tải mới là E-DCH (Enhanced Deicated Channel: kênh
riêng tăng cường).
Giống như HSDPA một thực thể MAC mới (MAC-e) được đưa vào MS và vào
nút B. Trong nút B, MAC-e chịu trách nhiệm truyền tải các phát lại HARQ và lập
biểu, còn trong UE MAC-e chịu trách nhiệm lựa chọn tốc độ số liệu trong các giới hạn
do bộ lập biểu trong MAC-e của nút B đặt ra.

7
Hình 1.6 Kiến trúc HSUPA được lập cấu hình E-DCH
Chương II
CÔNG NGHỆ HSPA

2.1.Kiến trúc mạng

HSPA là công nghệ tăng cường cho 3G WCDMA còn được gọi là 3G+. Do đó
để thấy được kiến trúc mạng HSPA ta xét cấu trúc của nó trong các phát hành của
WCDMA.
2.1.1.Kiến trúc WCDMA/UMTS R3
WCDMA/UMTS R3 là phiên bản đầu tiên của UMTS, nó hỗ trợ cả kết nối
chuyển mạch kênh lẫn chuyển mạch gói. Trong miền CS tốc độ bít thông tin lên
đến 384 Mbps và trong miền PS là 2Mbps. Đảm bảo yêu cầu roamming giữa mạng
2G và 3G. Sử dụng lại đa phần mạng lõi của hệ thống GSM/GPRS hiện tại, giảm
thiểu chi phí đầu tư cũng chính là tiền đề cho việc đưa ra những dịch vụ tiên tiến
với giá thành rẻ đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thị trường tốt và có thể thực hiện
triển khai nhanh chóng. Có khả năng cung cấp dịch vụ truyền thống của mạng 2G
cũng như các dịch vụ tiên tiến gồm: điện thoại có hình (Hội nghị video), âm thanh
chất lượng cao và tốc độ truyền cao tại đầu cuối. Hình 2.1 mô tả cấu trúc mạng
UMTS theo Phiên bản R3.

Hình 2.1 Kiến trúc WCDMA/UMTS R3

2.1.2. Kiến trúc WCDMA/UMTS R4


Hình 2.2 cho thấy kiến trúc cơ sở của 3G WCDMA R4. Sự khác nhau cơ bản
giữa R3 và R4 là ở chỗ khi này mạng lõi là mạng phân bố và chuyển mạch mềm.
Thay cho việc có các MSC chuyển mạch kênh truyền thống như ở kiến trúc trước,
kiến trúc chuyển mạch phân bố và chuyển mạch mềm được đưa vào.

8
MSC được chia thành MSC server và cổng các phương tiện (MGW: Media
Gateway). MSC server chứa tất cả các phần mềm điều khiển cuộc gọi, quản lý di
động có ở một MSC tiêu chuẩn. Tuy nhiên nó không chứa ma trận chuyển mạch.
Ma trận chuyển mạch nằm trong MGW được MSC Server điều khiển và có thể đặt
xa MSC Server.

Hình 2.2 Kiến trúc WCDMA/UMTS R4

2.1.3.Kiến trúc HSPA/WCDMA R5 và R6


Bước phát triển tiếp theo của UMTS là đưa ra kiến trúc mạng đa phương tiện IP
(hình 2.3). Kiến trúc này được xây dựng trên các công nghệ gói và điện thoại IP
cho đồng thời các dịch vụ thời gian thực và không gian thực. Kiến trúc này thể hiện
sự thay đổi toàn bộ mô hình cuộc gọi, đó là lưu lượng thoại và số liệu được xử lý
giống nhau trên toàn bộ đường truyền từ đầu cuối của người sử dụng đến nơi nhận
cuối cùng. Trên hình 2.3 cho thấy chỉ có một giao diện Iu duy nhất mang tất cả
phương tiện. Trong mạng lõi giao diện này kết cuối tại SGSN và không có MGW
riêng.
HSPA được biết đến với việc hỗ trợ đường xuống tốc độ cao HSDPA trong R5
và HSUPA trong R6. Công nghệ này dựa trên nền tảng kiến trúc mạng WCDMA
nhằm tăng cường dung lượng mạng và giảm thời gian trễ đối với các dịch vụ tương
tác.

9
Hình 2.3 Kiến trúc HSPA/WCDMA R5 và R6

2.1.4.Kiến trúc HSPA/WCDMA R7


Từ phát hành R7 trong kiến trúc HSPA/WCDMA có một đường hầm trực tiếp
trong mạng 3G để tối ưu hóa lưu lượng cho các dịch vụ không dây băng rộng,
đường hầm trực tiếp này sẽ cung cấp một kênh dữ liệu trực tiếp từ RNC đến GGSN
trong R7, điều này giúp tăng topo mạng một cách linh hoạt và cải thiện độ trễ.

Kiến trúc HSPA với một đường hầm trực tiếp có một số lợi ích:

- Tất cả các tài nguyên truyền dẫn đều được chia sẻ điều này làm giảm đáng
kể chi phí khi các yêu cầu về phần cứng của SGSN giảm.
- Tất cả mặt phẳng truyền tải dữ liệu chỉ được điều khiển bởi GGSN và không
gắn với phân bố địa lý của các người sử dụng.
- Khả năng mở rộng mặt phẳng người sử dụng: Khi lưu lượng dữ liệu người
dùng tăng, tài nguyên truyền dẫn chỉ cần bổ xung vào GGSN.

Hình 2.4 Kiến trúc HSPA/WCDMA với 1 đường hầm trực tiếp

2.2.Truy nhập gói đường xuống tốc độ cao (HSDPA)

10
HSDPA được thiết kế để tăng thông lượng số liệu gói đường xuống bằng cách
kết hợp các công nghệ lớp vật lý: truyền dẫn kết hợp phát lại nhanh và thích ứng
nhanh được truyền theo sự điều khiển của nút B.
2.2.1.Nguyên lý hoạt động của HSDPA
HSDPA sử dụng ba kênh vật lý mới bao gồm kênh điều khiển chia sẻ tốc độ cao
HS-SCCH (High Speed-Shared Control Channel), kênh vật lý điều khiển dành
riêng tốc độ cao HS-DPCCH (High Speed-Dedicated Physical Control Channel) và
kênh vật lý chia sẻ đường xuống tốc độ cao HS-PDSCH (High Speed-Physical
Downlink Shared Channel). Trong đó, kênh HS-SCCH là kênh điều khiển đường
xuống, kênh HS-DPCCH là kênh điều khiển đường lên và kênh HS-PDSCH là
kênh mang số liệu chính được chia sẻ giữa các người dùng trên đường xuống.
Kênh truyền tải HS-DSCH sẽ được lớp MAC sắp xếp lên kênh vật lý HS-PDSCH
trước khi được phát đến người dùng. Ngoài ba kênh vật lý trên, HSDPA đòi hỏi
phải có ít nhất một kết nối DCH (gồm có DPCCH và DPDCH) hoạt động song
song. Nếu dịch vụ cung cấp cho UE chỉ bao gồm dịch vụ số liệu thì kênh DCH
mang các thông tin báo hiệu. Còn đối với trường hợp dịch vụ cho các UE có các
dịch vụ chuyển mạch kênh như thoại AMR hoặc thoại hình ảnh thì các dịch vụ này
sẽ được phụ vụ song song với HSDPA bằng các kênh DCH. Ngoài ra, trong giai
đoạn đầu khi công nghệ truy nhập gói đường lên tốc độ cao – HSUPA (High
Speed-Uplink Packet Access) chưa được chuẩn hóa bởi 3GPP thì dữ liệu đường lên
trong HSDPA phải được truyền qua kênh DCH.
HSDPA sử dụng kênh chia sẻ đường xuống HS-DSCH cho các người dùng
HSDPA trong ô. Khác với các kênh trong WCDMA, kênh HS-DSCH được trải phổ
với hệ số trải phổ cố định là SF = 16 (tức là có 16 mã định kênh HS-PDSCH),
trong đó các mã từ 1 đến 15 được sử dụng cho kênh HS-DSCH, mã còn lại được
dùng cho mục đích khác như báo hiệu điều khiển hoặc phục vụ cho các dịch vụ đa
pương tiện MBMS (Multimedia Broadcast and Multicast Services).

Hình 2.5. Các kênh cần cho hoạt động HSDPA trong R5

Các kênh HS-DSCH được chia sẻ cho từng người dùng trong các khoảng thời
gian TTI, có thể là trong một TTI hoặc một vài TTI. Một người dùng có thể được

11
cấp phát một vài mã định kênh hoặc tất cả 15 mã trong một hoặc một vài TTI liên
tiếp. Do đó có thể xem hoạt động của HSDPA dựa trên nguyên lý ghép kênh phân
chia theo mã – CDM (Code Division Multiplexing) kết hợp với ghép kênh phân
chia theo thời gian – TDM (Time Division Multiplexing). Việc cấp phát động này
được thực hiện nhờ bộ lập biểu tại Nút B. Với TTI = 2ms, đảm bảo thời gian trễ
trong HSDPA là thấp hơn rất nhiều so với WCDMA hiện tại (TTI = 10ms). Bên
cạnh đó, việc giảm TTI xuống còn 2ms giúp cho việc lập biểu ấn định kênh cho
mỗi người dùng cũng như lựa chọn phương pháp mã hóa và điều chế trở nên linh
hoạt hơn rất nhiều so với sự thay đổi nhanh của chất lượng kênh truyền.
Hoạt động của HSDPA có thể được xem như một quá trình phân tập đa người sử
dụng. Nguyên lý của việc phân tập đa người sử dụng có thể được minh họa trong
hình 2.7. Trong một ô phục vụ có nhiều người dùng, mỗi người dùng có một kênh
truyền riêng với những điều kiện về trễ truyền dẫn và ảnh hưởng Fading khác nhau.
Do đó, chất lượng kênh truyền của mỗi người dùng biến thiên theo từng thời điểm.
Hoạt động cấp phát tài nguyên mạng của bộ lập biểu tại Nút B dựa trên sự thay đổi
của chất lượng kênh truyền đến từng người dùng. Bằng các thông tin phản hồi từ
các người dùng cụ thể là các chỉ thị chất lượng kênh – CQI (Channel Quanlity
Indicator) mà bộ lập biểu sẽ quyết định tài nguyên sẽ được cấp phát cho người
dùng nào trong từng TTI. Các bản tin CQI được các thiết bị người dùng UE gửi
định kì về Nút B.

Hình 2.6 Cấu trúc thời gian và mã HS-DSCH

Do đó, tại Nút B luôn có sự đánh giá chính xác về chất lượng kênh truyền đến
các người dùng. Rõ ràng ta thấy tài nguyên mạng được tận dụng tốt hơn do tính
ngẫu nhiên của Fading ảnh hưởng đến các kênh truyền và thời điểm yêu cầu dịch
vụ từ các người dùng. Một UE chỉ được cấp phát kênh khi chất lượng kênh truyền
đến UE đó là tốt và ngược lại khi chất lượng kênh xấu thì tài nguyên sẽ được cấp
phát cho một UE có chất lượng kênh truyền tốt hơn.

12
Hình 2.7 Nguyên lý phân tập đa người dùng trong HSDPA

Để cung cấp thông tin về chất lượng kênh cho Nút B, các thiết bị đầu cuối UE
gửi các chỉ thị chất lượng kênh CQI trên kênh HS-DPCCH theo chu kì xác định.
Ngoài ra, các kênh HS-DPCCH còn mang các bản tin báo nhận ACK/NACK được
gửi về từ UE. Hình bên dưới minh họa quá trình gửi các bản tin CQI và
ACK/NACK trên kênh điều khiển đường lên HS-DPCCH theo chu kì là 10ms. Khi
người dùng không di chuyển, tức là kênh truyền không có sự thay đổi lớn, các bản
tin phản hồi này có thể được thiết lập với chu kì dài hơn như 20ms, 40ms hoặc
thậm chí 40ms.

Các chỉ thị chất lượng kênh truyền CQI còn được sử dụng cho quá trình điều
chế và mã hóa thích ứng - AMC của HSDPA. Như đã phân tích ở trên, một khi
nhận được các bản tin CQI, Nút B sẽ nhận định được chính xác về chất lượng kênh
truyền đến từng người dùng. Sự nhận định này không chỉ giúp cho Nút B quyết
định dữ liệu được gửi đến người dùng nào mà còn giúp Nút B chọn được một
phương pháp điều chế và mã hóa dữ liệu thích hợp với kênh truyền lúc đó. Các chỉ
số CQI được qui định ở 32 mức cụ thể, trong đó mỗi giá trị CQI qui định một
phương pháp điều chế và kích thước khối truyền tải tối đa trong một TTI mà UE có
thể nhận được với xác suất lỗi < 10% . Hai phương pháp điều chế được sử dụng
trong HSDPA là QPSK và 16QAM. Điều chế 16QAM được sử dụng khi kênh
truyền đạt chất lượng cao và QPSK được sử dụng trong trường kênh truyền kém
hơn.

13
Hình 2.8 Các gói tin HS-DPCCH được gửi định kỳ về Node B

ACK/NACK là các bản tin báo nhận được sử dụng trong thủ tục yêu cầu phát
lại tự động lai – HARQ giữa UE và Nút B. Khi một khối dữ liệu được gửi đến UE
trong một TTI, sau quá trình giải mã và kiểm tra CRC, nếu dữ liệu thu được là
chính xác, bản tin ACK sẽ được gửi về từ UE để báo cho Nút B biết nó đang chờ
nhận khối dữ liệu tiếp theo. Ngược lại, Nút B sẽ nhận được NACK nếu quá trình
kiểm tra CRC thất bại và quá trình phát lại dữ liệu được thực hiện tại Nút B. Kỹ
thuật yêu cầu phát lại tự động - ARQ (Automatic Repeat reQuest) đã được ứng
dụng trong UMTS WCDMA và được tiếp tục phát triển trong HSDPA. Nếu như
trước đây, phần dữ liệu bị lỗi sau khi kiểm tra CRC sẽ bị xóa đi trong khi chờ phát
lại thì HARQ thực hiện kết hợp dữ liệu phát lại và dữ liệu bị lỗi trước đó. Bằng
cách kết hợp này, tỉ lệ giải mã thành công các gói tin cao hơn rất nhiều, do đó giảm
yêu cầu phát lại đáng kể. Kênh số liệu HS-PDSCH chỉ được sử dụng khi có dữ liệu
cần phát đến UE trong khi trên kênh HS-DPCCH các chỉ thị chất lượng kênh được
gửi liên tục về Nút B.
Trước khi một khối dữ liệu được phát đến một UE theo sự điều khiển của bộ
lập biểu tại Nút B, kênh điều khiển đường xuống HS-SCCH được sử dụng để thông
báo cho UE biết là sắp có dữ được phát đến. Gói tin báo hiệu cho mỗi khối dữ liệu
được phát đến một UE trong một TTI có độ dài là 2ms (bằng độ dài một TTI kênh
HS-DSCH). Các gói tin báo hiệu cho các UE khác nhau được phân biệt bằng mã
nhận dạng thiết bị đầu cuối – UE ID (User Equipment Identifier). Một khi UE nhận
được UE ID trong trên kênh HS-SCCH, UE tiến hành lưu và giải mã phần còn lại
của gói tin báo hiệu đường xuống. Các thông tin báo hiệu trên kênh HS-SCCH bao
gồm thông tin định dạng truyền tải kênh HS-DSCH và các thông tin phục vụ cho
quá trình phát lại HARQ.

14
Hình 2.9 Quan hệ thời gian giữa các gói tin

Các thông tin định dạng truyền tải được sử dụng để xác định mã định kênh HS-
PDSCH sẽ được phát đến UE cũng như những thông tin phục vụ cho quá trình giải
điều chế tại UE. Có bốn mã định kênh HS-SCCH được sử dụng trong một ô phục
vụ HSDPA. Thiết bị người dùng UE luôn tiến hành giám sát bốn kênh HS-SCCH
này trên đường xuống.

Quan hệ thời gian giữa các gói tin phục vụ cho hoạt động của HSDPA được minh
hoạ trên hình 2.9. Các chỉ thị bản tin CQI được UE gửi về Nút B theo chu kì xác
định, thường là 10ms. Trước khi một khối dữ liệu được phát đến UE, gói tin báo
hiệu trên kênh HS-SCCH được phát đến UE có độ dài 2ms. Khối dữ liệu được phát
trên kênh HS-PDSCH đến UE trễ hơn kênh HS-SCCH là 4/3ms (2 khe thời gian
gói HS-SCCH). Sau khi nhận xong khối dữ liệu được phát trên kênh HS-PDSCH,
các bản tin báo nhận ACK/NACK được gửi về Nút B. Thời gian từ lúc nhận xong
khối dữ liệu HS-PDSCH cho đến khi các bản tin ACK/NACK được phát về Nút B
là 5ms. Khoảng thời gian này đủ cho UE tiến hành giải mã và kiểm tra CRC khối
dữ liệu vừa nhận được. Quá trình hoạt động của HSDPA đòi hỏi phải có các bộ
đệm số liệu lớn tại Nút B và thiết bị đầu cuối UE. Bộ đệm tại Nút B được sử dụng
để lưu trữ dữ liệu đang chờ được lập biểu phát đến Nút B cũng như dữ liệu phục vụ
cho quá trình phát lại HARQ. Bộ đệm tại UE cũng cần được hỗ trợ dung lượng lớn
hơn để lưu các khối dữ liệu bị lỗi để kết hợp với phần dữ liệu phát lại.
2.2.2. Giao diện vô tuyến của HSDPA

2.2.2.1. Kiến trúc giao thức của HSDPA

Kiến trúc có thể được xác định bao gồm phần người dùng, xử lý dữ liệu người
dùng và phần điều khiển. Lớp điều khiển tài nguyên vô tuyến (RRC : Radio
Resource Control) trong phần điều khiển xử lý tất cả báo hiệu liên quan đến cấu
hình các kênh, quản lý tính di động...mà người dùng không thấy được.
15
Giao thức hội tụ dữ liệu gói (PDCP : Packet Data Convergence Protocol) có
chức năng chính là nén header và không liên quan đến dịch vụ chuyển mạch kênh.
Nén header là cần thiết vì header không nén trong giao thức IP có kích thước lớn
gấp 2 tới 3 lần so với kích thước header đã nén.

Điều khiển kết nối vô tuyến (RLC: Radio Link Control) điều khiển phân mảnh
và truyền lại cho cả dữ liệu người dùng và dữ liệu điều khiển. RLC có thể hoạt
động ở 3 chế độ khác nhau là :

- Chế độ trong suốt : không có overhead được thêm vào. Chế độ này không
thích hợp khi kênh truyền tải của HSDPA và HSUPA được sử dụng.
- Chế độ không có báo nhận : không truyền lại lớp RLC. Chế độ này được
dùng với những ứng dụng cho phép sự mất gói như VoIP nhưng không cho
phép trễ
.
- Chế độ báo nhận : có truyền lại lớp RLC. Chế độ này phù hợp với những
ứng dụng yêu cầu tất cả gói tin truyền đi mà không có sự thất thoát.

Lớp điều khiển truy nhập môi trường (MAC : Medium Access Control) trong
phiên bản R99 tập trung vào phân bố kênh logic và điều khiển ưu tiên cũng như sự
lựa chọn tốc độ dữ liệu, sự lựa chọn định dạng truyền tải. Chuyển mạch kênh
truyền tải cũng là một chức năng lớp MAC.

Hình 2.10 Kiến trúc giao thức giao tiếp phiên bản R99

16
Cả HSDPA và HSUPA đều đưa ra những yếu tố mới trong kiến trúc. Hình 2.11
minh họa cho toàn bộ kiến trúc giao tiếp vô tuyến cho dữ liệu người dùng HSDPA
và HSUPA, phần tô đậm là những phần tử giao thức mới có liên quan đến dữ liệu
người dùng. Phần điều khiển báo hiệu (không có trong hình 2.10) có thể kết nối dễ
dàng tới RLC và mang báo hiệu đi cả trên DCH và trên HSDPA/HSUPA. Đối với
dữ liệu người dùng, PDCD điều khiển nén header IP. Phần tử PDCD và RLC trong
hình vẽ chỉ ra khả năng những dịch vụ có thể chạy song song.

Hình 2.11 Kiến trúc giao diện vô tuyến HSDPA và HSUPA cho dữ liệu người
dùng
Chức năng lập lịch biểu Node B là một chức năng lớp MAC và có một phần tử
giao thức mới là MAC-hs (high speed) trong Node B. Hình 2.12 minh họa một
phần của kiến trúc giao thức phần người dùng dựa theo những tính năng bổ sung
của HSDPA và vị trí của chúng trong phần tử mạng. RNC điều khiển MAC-d
(delicate) với chức năng duy nhất còn lại là chuyển mạch kênh truyền tải vì tất cả
những chức năng khác như lập biểu và xử lý ưu tiên đã được chuyển tới MAC-hs.
Cần chú ý rằng lớp trên lớp MAC (cụ thể là lớp RLC) phần lớn vẫn không thay đổi
ngoại trừ một vài sự tối ưu hóa cho các dịch vụ thời gian thực như VoIP. Ngay cả
nếu HSDPA đã có truyền lại lớp vật lý thì lớp RLC vẫn có thể điều khiển truyền lại
khi hoạt động của lớp vật lý có sự cố hay trường hợp đặc biệt là kết nối có những
sự biến đổi như cell HS-DSCH thay đổi. Đây là chế độ hoạt động có báo nhận của
RLC.

17
Hình 2.12 Kiến trúc giao thức người dùng trong HSDPA

MAC-hs là một lớp con mới được đặt trong nút B chịu trách nhiệm để lập biểu
kênh HS-DSCH, điều khiển tốc độ và hoạt động của giao thức HARQ. Để hỗ trợ
các tính năng này, lớp vật lý cũng đã được tăng cường bằng các tính năng tương
ứng chẳng hạn hỗ trợ kết hợp mềm trong HARQ. Hình 2.13 mô tả MAC-hs và quá
trình xử lý lớp vật lý.

MAC-hs bao gồm lập biểu, xử lý ưu tiên, chọn khuôn dạng truyền tải (điều
khiển tốc độ) và các bộ phận HARQ. Số liệu có dạng một khối truyền tải với kích
thước động được đưa từ MAC-hs thông qua kênh truyền tải HS-DSCH đến xử lý
lớp vật lý HS-DSCH.

18
Hình 2.13 MAC-hs và quá trình xử lý lớp vật lý

Quá trình xử lý lớp vật lý HS-DSCH như sau: 24 bit CRC được gắn vào từng khối
truyền tải. CRC được UE sử dụng để phát hiện lỗi trong khối truyền tải thu. Để giải
điều chế 16QAM (một kiểu sơ đồ điều chế được hỗ trợ bởi HS-DSCH), máy thu
cần biết được biên độ để tạo ra giá trị mềm chính xác trước khi giải mã turbo. Điều
này khác với QPSK, trong đó không cần thiết biết biên độ vì tất cả thông tin được
chứa trong pha của tín hiệu thu. Để dễ dàng đánh giá tham chuẩn biên độ, sau khi
gắn CRC các bit được ngẫu nhiên hóa. Kết quả là chuỗi ra bộ mã hóa turbo được
ngẫu nhiên hóa trước khi đưa lên điều chế 16QAM và điều này hỗ trợ cho UE để
ước tính chuẩn biên độ. Lưu ý rằng ngẫu nhiên hóa được thực hiện cho tất cả các
sơ đồ điều chế, mặc dù nói một cách chặt chẽ nó chỉ cần cho 16QAM.
Sơ đồ mã hóa căn bản trong HSDPA là mã hóa turbo tỷ lệ 1/3. Để đạt được tỷ
lệ mã hóa do quá trình điều khiển tốc độ lựa chọn, đục lỗ và lặp được sử dụng để
phối hợp số bit được mã hóa với số bit khả dụng của kênh vật lý. Cơ chế phối hợp
tốc độ cũng là một bộ phận của HARQ lớp vật lý và nó được sử dụng để tạo ra các
phiên bản dư khác nhay cho sơ đồ dư tăng. Điều này được thực hiện thông qua các
mẫu đục lỗ khác nhau, các bit khác nhau được đục lỗ cho lần lần phát đầu và các
lần phát lại.

19
Phân đoạn kênh vật lý thực hiện phân bố các bit đến các mã định kênh khác
nhau được sử dụng cho truyền dẫn sau đó là đan xen.

Sắp xếp chùm tín hiệu chỉ được sử dụng cho 16QAM.

2.2.2.2. Cấu trúc kênh HSDPA

2.2.2.2.1. Kênh HS-SCCH


Kênh HS-SCCH là một kênh vật lý chia sẻ đường xuống mang các thông tin
điều khiển cần thiết cho một UE có thể thực hiện giải trải phổ, giải điều chế và giải
mã kênh HS-DSCH. Trong mỗi 2ms (tương ứng với 1 TTI của kênh HS-DSCH),
một kênh HS-SCCH thực hiện báo hiệu cho một UE riêng biệt. Bởi vì HSDPA hỗ
trợ kênh HS-DSCH cho nhiều người dùng đồng thời theo nguyên lý ghép kênh
phân chia theo mã – CDM (Code Division Multilplexing), do đó cần đến một vài
kênh HS-SCCH trong một ô. Dựa theo các đặc tính kỹ thuật, trong một ô thường
được cấu hình với 4 kênh HS-SCCH hoạt động đồng thời và UE cũng thường được
hỗ trợ giám sát đồng thời 4 kênh HS-SCCH.

Kênh HS-SCCH được trải phổ với hệ số SF = 128 và có cấu trúc mỗi khung
con có độ dài 2ms. Một khung con HS-SCCH được chia thành 3 khe có độ dài mỗi
khe là 40 bit (tốc độ kênh HS-SCCH là 60Kbps).

Hình 2.14 Cấu trúc khung con HS-SCCH

Các trường thông tin của gói HS-SCCH mang nội dung báo hiệu điều khiển
khác nhau. Tuỳ thuộc vào tuần tự sử dụng tại đầu thu, mà chúng được sắp xếp lên
gói HS-SCCH theo thứ tự trước sau. Các thông tin cần cho mục đích giải trải phổ
và giải điều chế phải cung cấp cho UE phải đến trước khi các gói tin HS-PDSCH
đến, nên chúng phải được xếp ở đầu của gói tin. Trong khi các thông tin về kích
thước gói và thông tin HARQ liên quan cần thiết cho quá trình giải mã và kết hợp
chỉ được sử dụng khi UE nhận xong khối dữ liệu HS-DSCH trong 2ms, nên chúng
được xếp ở phần sau của gói tin HS-SCCH. Cấu trúc gói tin HS-SCCH được chia
thành hai phần. Phần một gồm 8 bit và phần hai gồm 13 bit.
Phần một bao gồm các bit báo hiệu về mã định kênh HS-PDSCH và phương
pháp điều chế được sử dụng cho kênh HS-DSCH.
20
Tập mã định kênh của HS-PDSCH ( 7 bit ): Xccs,1; Xccs,2; …; Xccs,7

Phương pháp điều chế kênh HS-DSCH là QPSK hay 16QAM ( 1 bit ): Xms,1

Phần hai bao gồm các thông tin về kích thước khối truyền tải trong TTI, chỉ số
tiến trình HARQ phục vụ cho quá trình phát lại và kết hợp dữ liệu tại UE, phiên
bản phần dư cũng như cờ chỉ thị dữ liệu mới và mã nhận dạng UE.

Thông tin kích thước của khối truyền tải trên HS-DSCH (6 bit): Xtbs,1; Xtbs,2;
X ;….; X
tbs,3 tbs,6
Chỉ số tiến trình HARQ gồm 3 bit : Xhap,1 ; Xhap,2 ; Xhap,3

Phiên bản phần dư gồm 3 bit: Xrv,1, Xrv,2, Xrv,3

Cờ chỉ thị dữ liệu mới ( 1 bit ) : Xnd,1


Mã nhận dạng thiết bị người dùng - UE ID (User Equipment Identifier) dùng
nhận dạng UE ( 16 bit ) : Xue,1; Xue,2; Xue,3;…… Xue,16

Trường chứa thông tin tập mã định kênh CCS áp dụng cho kênh HS-PDSCH
gồm 7 bit: Xccs,1; Xccs,2; …; Xccs,7 được chia làm hai phần. Phần đầu gồm ba bit
(có giá trị là A) báo hiệu cho UE biết tổng số mã định kênh được dùng cho kênh
HS-PDSCH phát đến UE và phần còn lại gồm bốn bit (có giá trị là B) được dùng
để chỉ ra vị trí bắt đầu của các mã được sử dụng trên cây mã định kênh. Có tất cả
15 mã định kênh có thể sử dụng đồng thời cho kênh HS-DSCH và vị trí của các mã
theo thứ tự từ 1 đến 16.

HSPDA sử dụng hai phương pháp điều chế là QPSK và 16QAM, do đó với một
bit Xms,1 có hai trạng thái có thể báo hiệu cho UE biết được phương pháp điều chế
nào đã được sử dụng. Nếu kênh HS-DSCH được điều chế QPSK thì Xms,1 = 0 và
nếu 16QAM được sử dụng thì Xms,1 = 1.

HSDPA sử dụng phương pháp thích ứng kênh truyền bằng mã hoá và điều chế
thích ứng – AMC, vì vậy trong một TTI, khối dữ liệu được phát đi có kích thước khác
nhau do chúng được điều chế và mã hoá bằng các phương pháp khác nhau. Ngoài ra,
số mã định kênh được ấn định cho một UE xác định trong TTI đó cũng ảnh hưởng đến
kích thước khối dữ liệu được phát. Các bit thông tin về kích thước khối truyền tải sẽ
được phát trên kênh HS-PDSCH gồm 6 bit Xtbs,1; Xtbs,2; Xtbs,3;….; Xtbs,6. Việc biết
trước kích thước khối dữ liệu sẽ được nhận giúp cho UE có thể cấu hình bộ đệm để
lưu trữ và thực hiện quá trình HARQ nếu cần thiết.

Các thông tin về loại phần dư – RV (Redundancy Version) và thông số chòm


mã điều chế 16QAM được mang trên ba bit X rv,1, Xrv,2, Xrv,3. Với ba bit mã hoá,
Xrv nhận 8 giá trị từ 0 đến 7. Các tham số loại phần dư được sử dụng để báo hiệu

21
cho UE về cách thức đục lỗ tại đầu ra của bộ mã hoá Turbo. Các thông số này cần
thiết cho quá trình giải mã Turbo và kết hợp dữ liệu của HARQ.

Cờ chỉ thị dữ liệu mới được dùng để báo cho UE biết khối dữ liệu sắp được
phát trên kênh HS-PDSCH là dữ liệu mới hay là dữ liệu được phát lại sau khi Nút
B nhận được NACK. Cờ chỉ thị dữ liệu được sử dụng với một bit X nd,1. Nếu là dữ
liệu là mới thì trạng thái của bit X nd,1 sẽ thay đổi từ 0 sang 1 (hoặc ngược lại); và
nếu dữ liệu được phát lại, bit Xnd,1 sẽ giữ nguyên trạng thái của nó trong với khung
HS-SCCH mà UE nhận trước đó.

Điều khiển công suất kênh HS-SCCH


Các gói tin HS-SCCH cần phải được nhận với độ chính xác cao tại đầu thu vì
nó quyết định đến khả năng giải mã thành công các gói tin HS-DSCH. Do đó công
suất phát kênh HS-SCCH phải đủ lớn để đảm bảo các gói tin HS-SCCH được nhận
một cách chính xác. Tuy nhiên, công suất phát HS-SCCH cũng không được quá
lớn nhằm tránh gây nhiễu giữa các ô lân cận. Do đó, cần có cơ chế điều khiển công
suất cho kênh HS-SCCH trong mỗi TTI sau cho khung HS-SCCH được phát thành
công đến UE mà vẫn đảm bảo không làm tăng nhiễu trong hệ thống. Hình 2.15
minh hoạ công suất phát kênh HS-SCCH cho mỗi UE ở các vị trí khác nhau trong
ô. Người dùng thứ nhất giả sử đang đứng tại biên của ô nên kênh HS-SCCH phát
trong TTI dành cho UE1 được phát với công suất lớn trong khi người dùng thứ ba
ở gần trạm gốc nhất nên kênh HS-HS-SCCH lúc đó được phát với công suất nhỏ
hơn. Đồng thời, ta còn thấy rõ sự khác biệt về công suất giữa kênh HS-SCCH và
kênh HS-DSCH. Đối với kênh HS-DSCH, công suất phát được giữ cố định do có
chế thích ứng kênh truyền của HSDPA không thực hiện điều khiển công suất mà
thực hiện điều khiển tốc độ.

Hình 2.15 Điều khiển công suất phát kênhHS-SCCH

Các tiêu chuẩn của 3GPP không qui định các cơ chế cho việc điều khiển công suất
kênh HS-SCCH. Do dó, các thuật toán điều khiển công suất có thể được thiết kế
bởi các nhà sản xuất. Điều khiển công suất kênh HS-SCCH có thể dựa vào bản tin
CQI hoặc dựa vào công suất phát kênh DPCCH. Công suất phát kênh HS-SCCH có

22
thể được điều chỉnh như là một hàm của các bản tin CQI nhận về từ UE. Điều này
có thể được thực hiện bằng cách thiết lập tại Nút B một tập các giá trị công suất
phát cho kênh HS-SCCH tương ứng với mỗi giá trị CQI. Dựa vào bản tin CQI nhận
về trong gói HS-DPCCH trước đó mà Nút B xác định mức công suất phát thích
hợp cho kênh HS-SCCH trong TTI tiếp theo. Thông tin thứ hai có thể được dùng
để điều khiển công suất phát kênh HS-SCCH là công suất phát kênh DPCCH ở
đường xuống. Các kênh DPCCH được điều khiển công suất vòng kín nên có thể
thiết lập công suất phát cho kênh HS-SCCH dựa theo công suất phát của kênh
DPCCH.

Hình 2.16 Sơ đồ giải thuật điều khiển công suất kênh HS-
SCCH

Quá trình thiết lập công suất phát cho kênh HS-SCCH dựa vào các chỉ thị
chất lượng kênh truyền CQI có thể được xem như quá trình điều khiển công suất
vòng trong. Ngoài ra, có thể thực hiện thêm quá trình điều khiển công suất vòng
ngoài để điều chỉnh quan hệ giữa công suất phát kênh HS-SCCH với các chỉ
số CQI. Điều chỉnh công suất vòng ngoài được thực hiện nhờ vào các bản tin
báo nhận ACK/NACK được gửi về từ UE. Dựa vào các bản tin báo nhận này, Nút
B có thể tính được một cách tương đối xác lỗi khối – BLEP (Block Error
Probability) của các khối dữ liệu gửi đến UE. Sau khi so sánh xác suất lỗi BLEP
tính được với một xác suất BLEPchuẩn , Nút B có thể tiến hành điều chỉnh quan hệ
giữa công suất phát kênh HS-SCCH với các giá trị CQI sao cho xác suất lỗi BLEP
nhận được gần với xác suất BLEPchuẩn nhất.
2.2.2.2.2. Kênh điều khiển vật lý dành riêng tốc độ cao (HS-DPCCH)

Các thông tin điều khiển đường lên được sử dụng nhằm mục đích phục vụ cho hoạt
động của cơ chế HARQ cũng như cung cấp cho Nút B thông tin điều kiện kênh
truyền. Các thông tin điều khiển này được mang trên kênh HS-DPCCH. Kênh HS-
DPCCH được trải phổ với SF = 256 và được phát song song với các kênh đường
lên khác của WCDMA R99. Với hệ số trải phổ SF = 256, kênh HS-DPCCH mang
30 bit trên mỗi khung 2ms được chia thành 3 khe thời gian. Các thông tin điều

23
khiển được mang trên kênh HS-DPCCH bao gồm các bản tin báo nhận HARQ
được mang trong khe đầu của khung và các chỉ thị chất lượng kênh truyền CQI
được mang trong 2 khe còn lại.

Hình 2.17 Cấu trúc khung HS-DPCCH

Để giảm thiểu thời gian trễ khứ hồi - RTT( Roundtrip Time) của HARQ, thời
gian phát kênh HS-DPCCH không được đồng chỉnh ở mức khe với các kênh đường
lên khác. Thay vào đó, thời gian của kênh HS-DPCCH được xác định dựa vào thời
điểm kết thúc của khối dữ liệu trên kênh HS-DSCH tương ứng như minh hoạ trên
Hình 2.18. Thời gian từ lúc kết thúc khối dữ liệu trên kênh HS-PDSCH cho đến khi
UE phát bản tin báo nhận ACK/NACK trên kênh HS-DPCCH là khoảng 7.5 khe
thời gian (khoảng 19200 chip trong 5ms). Nếu kênh HS-DPCCH được đồng chỉnh
ở mức khe thời gian với kênh đường lên DPCH sẽ làm cho thời gian trễ giữa kênh
HS-DPCCH và kênh HS-DSCH tăng lên, điều này có thể kéo dài thời gian trễ khứ
hồi RTT. Mặc dù kênh đường lên HS-DPCCH và kênh DPCH không cần thiết phải
được đồng chỉnh ở mức độ khe, nhưng thời gian trễ không được vượt quá 256 chip
nhằm đảm bảo tính trực giao ở đường lên. Do đó, thời gian phát kênh HS-DPCCH
không phải luôn luôn được phát đúng 7.5 khe thời gian sau khi nhận được gói tin
HS-DSCH mà có thể dao động trong khoảng từ 19 200 chip (7.5 khe thời gian) cho
đến 19200 + 256 chip.
Các bản tin báo nhận HARQ bao gồm một bit ACK hay NACK duy nhất dùng để
thông báo kết quả kiểm tra CRC khối dữ liệu được phát trên kênh HS-PDSCH. Bit
báo hiệu ACK có giá trị là “1” và NACK có giá trị là “0”. Bản tin báo nhận
ACK/NACK chỉ được phát khi UE nhận gói tin báo hiệu điều khiển đường xuống
HS-SCCH. Nếu không có báo hiệu điều khiển HS-SCCH được phát đến cho UE thì
sẽ không có thông tin báo nhận được phát trong trường ACK/NACK của khung

24
HS-DPCCH (phát DTX). Điều này làm giảm nhiễu đường lên vì chỉ có những UE
nào có dữ liệu được phục vụ bởi kênh HS-DSCH phát ACK/NACK ở đường lên.

Hình 2.18 Định thời kênh HS-DPCCH

Để cung cấp các thông tin về chất lượng kênh truyền cho Nút B, UE phải
tính toán giá trị CQI sẽ được gửi về cho Nút B. Chỉ thị chất lượng kênh
truyền CQI được gửi về từ UE nhận 31 giá trị từ 0 đến 30. Do đó, để thực
hiện báo hiệu 31 giá trị này cần sử dụng 5 bit để mã hoá. Sau khi được mã
hoá, giá trị trị của CQI được mang trong hai khe còn lại của khung HS-
DPCCH ở đường lên. Các chỉ thị chất lượng kênh truyền thường được thiết
lập gửi về Nút B sau mỗi 10ms. Tuy nhiên, khi chất lượng kênh truyền không
có nhiều thay đổi thì các chỉ thị này có thể được gửi về Nút B sau các chu kì
dài hơn.
Bảng 2.1 Mã hóa các bản tin báo nhận ACK/NACK

25
Hình 2.19 Quá trình mã hóa kênh HS-DPCCH

2.2.2.2.3. Kênh chia sẻ đường xuống tốc độ cao HS-DSCH

Kênh HS-DSCH là kênh truyền tải chính được sử dụng để chuyển tải dữ liệu
đến người dùng trong HSDPA. Tại lớp vật lý, kênh HS-DSCH được sắp xếp lên
kênh HS-PDSCH. So với kênh truyền tải mang dữ liệu gói DCH trong R99, HS-
DSCH có những khác biệt tương đối lớn.

Kênh HS-DSCH không được điều khiển công suất mà thay vào đó là kỹ thuật
thích ứng kênh truyền bằng cách điều khiển tốc độ thực hiện mã hoá và điều chế
thích ứng AMC. Do được thích ứng kênh truyền bằng điều chế và mã hoá thích
ứng, quá trình xử lý tín hiệu trước khi phát luôn bám sát vào những thay đổi của
điều kiện kênh truyền. Do đó, trong những điều kiện môi trường thuận lợi, phương
pháp điều chế bậc cao là 16QAM với 4 bit được mang trên mỗi kí hiệu có thể được
sử dụng. Khi chất lượng kênh truyền kém hơn, phương pháp điều chế QPSK được
lựa chọn để điều chế tín hiệu.

Việc cấp phát tài nguyên cho người dùng được thực hiện bởi bộ lập biểu của Nút B
sau mỗi TTI = 2ms dựa kênh việc báo hiệu nhanh từ UE. Trong khi đó, việc cấp
phát tài nguyên cho kênh DCH (mã định kênh và hệ số trải phổ SF) được thực hiện
bởi lớp cao hơn từ RNC và các khoảng thời gian truyền dẫn TTI cũng dài hơn với
TTI=10, 20, 40 hoặc 80ms. HSDPA cũng hoạt động truyền đa mã nhưng với hệ số
trải phổ cố định SF = 16 trong khi DCH có thể được trải phổ với SF từ 4 đến 512.

26
Kênh HS-PDSCH không được phát DTX ở mức độ khe, quá trình phát tín hiệu
sẽ được diễn ra liên tục trên toàn TTI. Ngoài ra, kênh HS-PDSCH cũng không có
chế độ nén, do đó việc mã hoá kênh có thể được thực hiện dễ dàng hơn so với kênh
DCH.

Hình 2.20 Cấu trúc khung kênh HS-DSCH

Cấu trúc khung của kênh HS-DSCH có độ dài 2ms phát trong một TTI và được
chia thành ba khe thời gian. Mỗi khe thời gian có độ dài là 2560 chip và
(M*10*2k) bit; với k = 4 và M là số bit của mỗi kí hiệu điều chế, với điều chế
QPSK thì M = 2 và với điều chế 16QAM thì M = 4.

Quá trình mã hoá kênh HS-DSCH gồm các bước được trình bày trong hình
2.21. Chức năng gán mã CRC có nhiệm vụ thêm mã CRC cho khối dữ liệu được
phát trong mỗi TTI. Trong trường hợp này, mã CRC gán cho mỗi khối dữ liệu luôn
có độ dài 24 bit. Chức năng ngẫu nhiên hoá làm cho luồng bit trước khi mã hoá
tăng thêm tính ngẫu nhiên nhằm tránh các chuỗi quá dài các bit “0” hoặc bit “1”,
điều này gây khó khăn cho việc đồng bộ tại đầu thu.

27
Hình 2.21 Quá trình mã hóa kênh HS-DSCH

Khi sử dụng điều chế 16QAM, mỗi kí hiệu điều chế sẽ có xác suất lỗi khác
nhau phụ thuộc vào vị trí của nó so với các kí hiệu khác mà cụ thể là hai trong số
bốn bit của mỗi kí hiệu điều chế sẽ có độ tin cậy cao hơn sao với hai bit còn lại.
Trong khi đó, các bit ở đầu ra của bộ mã hoá có mức độ quan trọng khác nhau nên
các bit quan trọng này sẽ được sắp xếp vào vị trí của các bit có độ tin cậy cao trước
khi được điều chế 16QAM. Tại đầu ra của bộ mã hoá Turbo gồm có các bit hệ
thống (các bit thông tin) quan trọng hơn rất nhiều so với các bit chẵn lẻ. Do đó các
bit hệ thống này được ưu tiên sắp xếp vào các vị trí thuận lợi. Quá trình sắp xếp lại
các bit này chỉ được thực hiện khi sử dụng điều chế 16QAM bởi vì các kí hiệu điều
chế của QPSK có xác suất lỗi bằng nhau do khoảng cách giữa các kí hiệu điều chế
là như nhau trên biểu đồ chòm mã.

Trước khi sắp xếp lại các bit 16QAM, quá trình đan xen được thực hiện với các
luồng bit đầu ra của bộ mã hoá. Có hai bộ đan xen được sử dụng cho kênh HS-
DSCH. Bộ đan xen đầu tiên được sử dụng cho các luồng điều chế QPSK và các bit
hệ thống của mã hoá Turbo trong trường hợp điều chế 16QAM. Bộ đan xen thứ hai
được sử dụng với các bit chẵn lẻ đầu ra của bộ mã hoá Turbo. Thực hiện đan xem
trong HSDPA đơn giản hơn rất nhiều so với WCDMA R99 vì quá trình đan xen
được thực hiện trong từng TTI riêng biệt.

28
Quá trình sắp xếp lại các bit 16QAM được thực hiện dưới sự điều khiển bởi
thông số chòm mã b. Thông số chòm mã b nhận bốn giá trị gồm {0, 1, 2, 3}. Ứng
với mỗi giá trị là một cách sắp xếp lại các bit 16QAM. Thông số chòm mã này
cũng được báo hiệu đến UE trên kênh điều khiển chia sẽ đường xuống HS-SCCH
trước khi khối dữ liệu được phát đến người dùng.

Hình 2.22 Bộ mã hóa Turbo và đục lỗ

HSDPA sử dụng mã hoá Turbo cho kênh HS-DSCH. Nguyên lý hoạt động của bộ
mã hoá Turbo được trình bày trong hình 2.22. Luồng bit đầu vào được chia thành
ba nhánh song song. Trong đó nhánh thứ nhất không được mã hoá và được gọi là
các bit hệ thống. Nhánh thứ 2 và thứ 3 được mã hoá và được gọi là các bit chẵn lẻ 1
và 2. Như vậy, ta thấy cứ mỗi bit sau khi được mã hoá Turbo sẽ được 3 bit đầu ra
nên bộ mã hoá này có tốc độ là R = 1/3. Ngoài ra, tốc độ mã hoá có thể được thay
đổi bằng cách bỏ bớt đi một số bit ở các nhánh để được tốc độ mã hoá cao hơn.
Thao tác bỏ bớt các bit này được gọi là đục lỗ. Với thao tác đục lỗ, tốc độ mã hoá
của bộ mã hoá Turbo có thể được thay đổi, như trong ví dụ minh hoạ, sau khi tiến
hành đục lỗ, tốc độ mã hoá thay đổi từ 1/3 sang 3/4. Với khả năng thay đổi được
tốc độ mã hoá đầu ra, mã hoá Turbo được sử dụng như là một phương tiện để điều
khiển tốc độ kênh trong cơ chế thích ứng kênh truyền của HSDPA. Ngoài ra, với
cùng một tốc độ mã hoá, mỗi cách đục lỗ có thể cho một luồng bit đầu ra khác
nhau. Các luồng bit đầu ra khác nhau này được gọi là các phiên bản phần dư của
mã hoá Turbo. Các bản phần dư này được sử dụng trong cơ chế HARQ của
HSDPA. Các bản phần dư khác nhau có thể được sử dụng trong các lần phát lại
nhằm mục đích tăng khả năng giải mã khối dữ liệu bị lỗi. Trong sơ đồ mã hoá trên
hình 2.22, khối mã hoá kênh thực hiện mã hoá Turbo với tốc độ 1/3 còn quá trình
đục lỗ được thực hiện tại khối chức năng HARQ thuộc MAC-hs. Khối chức năng
HARQ này thực hiện đục lỗ để phối hợp tốc độ đầu ra bộ mã Turbo.
29
Điều chế QPSK và 16QAM

Kênh HS-DSCH có thể được điều chế bằng phương pháp QPSK hoặc 16QAM.
Điều chế QPSK chỉ cho phép mỗi ký hiệu điều chế mang được hai bit thông tin
trong khi đó điều chế 16QAM mang bốn bit thông tin trên mỗi kí hiệu điều chế. Do
đó phương pháp điều chế 16QAM cho phép truyền số liệu với tốc độ cao hơn. Tuy
nhiên, dựa vào hình 2.23 ta thấy khoảng cách giữa hai ký tự điều chế 16QAM ngắn
hơn khoảng cách giữa các kí tự điều chế QPSK vì thế khả năng chịu ảnh hưởng của
nhiễu và tạp âm của QPSK tốt hơn so với 16QAM. Trong kỹ thuật điều chế và mã
hoá thích ứng của HSDPA, QPSK sẽ được chọn trong trường hợp chất lượng kênh
truyền xấu, UE ở xa Nút B và ngược lại 16QAM sẽ được chọn khi chất lượng kênh
truyền tốt hơn.

Hình 2.23 Điều chế QPSK và 16 QAM


2.2.3. Các kỹ thuật sử dụng trong HSDPA
2.2.3.1. Lập biểu phụ thuộc kênh
Lập biểu (Scheduler) là việc điều khiển việc dành kênh chia sẻ cho người sử
dụng nào tại một thời điểm cho trước. Bộ lập biểu này là một phần tử then chốt và
quyết định rất lớn đến tổng hiệu năng của hệ thống, đặc biệt khi mạng có tải cao.
Trong mỗi TTI, bộ lập biểu quyết định HS-DSCH sẽ được phát đến người (hoặc
các người) sử dụng nào kết hợp chặt chẽ với cơ chế điều khiển tốc độ (tại tốc độ số
liệu nào).

Dung lượng hệ thống có thể được tăng đáng kể khi có xét đến các điều kiện
kênh trong quyết định lập biểu: lập biểu phụ thuộc kênh. Vì trong một ô, các điều
kiện của các đường truyền vô tuyến đối với các UE khác nhau thay đổi độc lập, nên
tại từng thời điểm luôn luôn tồn tại một đường truyền vô tuyến có chất lượng kênh
gần với đỉnh của nó (hình 2.24). Vì thế có thể truyền tốc độ số liệu cao đối với
đường truyền vô tuyến này. Giải pháp này cho phép hệ thống đạt được dung lượng
cao. Độ lợi nhận được khi truyền dẫn dành cho các người sử dụng có các điều kiện
đường truyền vô tuyến thuận lợi thường được gọi là phân tập đa người sử dụng và
30
độ lợi này càng lớn khi thay đổi kênh càng lớn và số người sử dụng trong một ô
càng lớn. Vì thế trái với quan điểm truyền thống rằng phađinh nhanh là hiệu ứng
không mong muốn và rằng cần chống lại nó, bằng cách lập biểu phụ thuộc kênh
phađinh có lợi và cần khai thác nó.

Chiến lược của bộ lập biểu thực tế là khai thác các thay đổi ngắn hạn (do
phađinh đa đường) và các thay đổi nhiễu nhanh nhưng vẫn duy trì được tính công
bằng dài hạn giữa các người sử dụng. Về nguyên tắc, sự mất công bằng dài hạn
càng lớn thì dung lượng càng cao. Vì thế cần cân đối giữa tính công bằng và dung
lượng.

Hình 2.24 Lập biểu phụ thuộc kênh cho HSDPA

Ngoài các điều kiện kênh, bộ lập biểu cũng cần xét đến các điều kiện lưu lượng.
Chẳng hạn, sẽ vô nghĩa nếu lập biểu cho một người sử dụng không có số liệu đợi
truyền dẫn cho dù điều kiện kênh của người sử dụng này tốt. Ngoài ra một số dịch
vụ cần được cho mức ưu tiên cao hơn. Chẳng hạn các dịch vụ luồng đòi hỏi được
đảm bảo tốc độ số liệu tương đối không đổi dài hạn, trong khi các dịch vụ nền như
tải xuống không có yêu cầu gắt gao về tốc độ số liệu không đổi dài hạn.

Nguyên lý lập biểu của HSDPA được cho trên hình 2.25 Nút B đánh giá chất
lượng kênh của từng người sử dụng HSDPA tích cực dựa trên thông tin phản hồi
nhận được từ đường lên. Sau đó lập biểu và thích ứng đường truyền được tiến hành
theo giải thuật lập biểu và sơ đồ ưu tiên người sử dụng.

31
Hình 2.25 Nguyên lý lập biểu phụ thuộc kênh

Lượng số liệu của người dùng tại bộ đệm của Nút B cũng được xem xét khi lập
biểu, những người dùng có nhiều dữ liệu được lưu tại bộ đệm Nút B hơn sẽ được
ưu tiên lập biểu. Ngoài ra, thuộc tính HARQ cũng được quan tâm khi lập biểu, các
khối dữ liệu phát lại cần được ưu tiên phát đi trước các khối dữ liệu mới. Khả năng
hỗ trợ của thiết bị đầu cuối người dùng cũng được xem xét khi lập biểu, tài nguyên
được cấp phát cho bộ lập biểu không được vượt quá khả năng hỗ trợ của UE.
Các đặc tính hỗ trợ của UE được quan tâm đó là số mã định kênh mà UE có
khả năng xử lý tối đa, phương pháp điều chế được sử dụng và kích thước bộ đệm.

2.2.4. Điều chế và mã hóa thích ứng AMC


Kỹ thuật thích ứng kênh truyền là một trong những kỹ thuật quan trọng của
HSDPA. Hoạt động thích ứng kênh truyền được kết hợp chặt chẽ với hoạt động của
bộ lập biểu. Khi bộ lập biểu quyết định khối dữ liệu sẽ được phát đến người dùng
nào thì chức năng MAC-hs tại Nút B cũng lựa chọn một phương thức điều chế và
mã hoá thích hợp nhất cho khối dữ liệu sắp được phát. Bằng việc sử dụng phương
pháp điều chế và mã hoá thích ứng AMC, HSDPA có thể lựa chọn nhanh giữa điều
chế QPSK hoặc 16QAM đồng thời kết hợp với việc thay đổi tốc độ mã hoá Turbo
để điều chỉnh tốc độ thích hợp với chất lượng kênh truyền.

Trong thông tin di động, tỉ lệ tín trên tạp âm (SINR) của tín hiệu nhận được tại
một thiết bị người sử dụng luôn biến đổi trong khoảng từ 30 – 40dB do fading
nhanh và các đặc điểm về địa hình trong một cell. Nhằm cải thiện dung lượng của
hệ thống, tốc độ dữ liệu đỉnh, vùng phủ sóng… tín hiệu truyền tới người dùng được
xác định nhằm tính toán quá trình thay đổi chất lượng tín hiệu thông qua quá trình
xử lý liên kết thích ứng. Theo truyền thống, WCDMA ứng dụng chức năng điều

32
khiển công suất nhanh cho các liên kết thích ứng. Ngược lại, HSDPA lưu công suất
phát không đổi qua TTI đồng thời sử dụng điều chế thích ứng và mã hoá (AMC)
như một phương pháp liên kết thích ứng đan xen nhằm điều khiển công suất cải
thiện hiệu suất phổ.
Tỷ số tạp âm và nhiễu được xác định bởi công thức:
P
HS −DSCH 1
SINR = SF16 P 1−α + G−1
ovvn

Trong đó,

PHS-DSCH , Pown : công suất truyền và công suất mang node B HS-

DSCH Hằng số α =0.5, Pown = 12W, G= -3dB


Để đối phó với dải động của tỷ số tạp âm trên nhiễu Eb/No tại đầu cuối UE,
HSDPA thích ứng quá trình điều chế, tỷ lệ mã hoá và số mã hoá định kênh với các
điều kiện vô tuyến hiện thời. Sự kết hợp của hai phương pháp trên gọi là: Điều
chế và Mã hoá thích ứng – AMC

Bên cạnh QPSK, HSDPA còn kết hợp chặt chẽ với phương thức điều chế
16QAM để tăng tốc độ dữ liệu đỉnh của các người dùng được phục vụ với điều
kiện vô tuyến thích hợp. Việc hỗ trợ cho QPSK có tính chất bắt buộc đối với
thông tin di động, còn đối với 16QAM là một tuỳ chọn cho mạng và thiết bị người
dùng UE.

2.2.5. HARQ với kết hợp mềm


Kỹ thuật yêu cầu phát lại tự động lai – HARQ được sử dụng trong HSDPA nhằm
điều khiển việc phát lại các gói tin cho người dùng dựa vào các thông tin báo nhận
ACK/NACK từ người dùng. Sau khi nhận được khối dữ liệu, nếu quá trình giải mã
và kiểm tra CRC thành công, báo nhận ACK được gửi về từ UE để yêu cầu khối dữ
liệu tiếp theo được gửi đến người dùng. Trường hợp giải mã không thành công, UE
sẽ gửi NACK để yêu cầu phát lại dữ liệu. Các bản tin báo nhận ACK/NACK được
UE gửi về Nút B sau 5ms kể từ lúc UE nhận xong dữ liệu trên kênh HS-DSCH.
Các bản tin báo nhận được gửi cùng với các chỉ thị chất lượng kênh truyền CQI
trên kênh điều khiển đường lên HS-DPCCH. Các kênh truyền tải trong WCDMA
R99 đều được kết cuối tại RNC nên việc phát lại các khối dữ liệu được điều khiển
bởi SRNC quản lý kết nối của người dùng với mạng lõi UMTS. Còn trong
HSDPA, chức năng MAC-hs (MAC-high speed) được giới thiệu như là một chức
năng mới đặc trưng cho HSDPA tại Nút B thực hiện điều khiển phát lại dữ liệu
theo các yêu cầu từ UE. Với việc điều khiển được thực hiện trực tiếp tại Nút B,
khoảng thời gian trễ do phát lại giảm đi đáng kể so với R99. Dữ liệu cần phát lại
được lưu tại bộ đệm Nút B và việc phát lại được thực hiện tại Nút B đến UE. Do
không có sự can thiệp của RNC trong quá trình phát lại nên khoảng thời gian trễ từ
33
RNC đến Nút B là không có. Ngoài ra, việc thực hiện phát lại được thực hiện trực
tiếp tại Nút B, do vậy giảm được lưu lượng dành cho dữ liệu cũng như thông tin
điều khiển phát lại giữa RNC và Nút B qua giao diện Iub/Iur.

Hình 2.27 Cơ chế phát lại của R99 và HSDPA

Dữ liệu cần phát đến cho những người dùng HSDPA chuyển từ RNC đến trạm gốc
và được lưu trong các bộ đệm của Nút B ngay cả khi khối dữ liệu này đã được phát
đến UE. Dữ liệu này chỉ được xoá đi khi Nút B nhận được báo nhận ACK từ UE
báo rằng quá trình giải mã thành công. Trong trường hợp Nút B nhận được NACK,
quá trình phát lại sẽ được thực hiện. Dữ liệu được phát lại có thể giống hoặc khác
khối dữ liệu trước đó tuỳ thuộc vào giải thuật kết hợp các khối dữ liệu phát lại tại
UE. Bộ đệm tại Nút B phải đảm bảo đủ lớn đủ để lưu trữ dữ liệu phục vụ cho quá
trình phát lại của Nút B. Do điều kiện kênh truyền đến các người dùng HSDPA
trong ô là khác nhau, do đó lượng dữ liệu tồn đọng của từng người dùng tại bộ đệm
cũng sẽ khác nhau. Nhằm tránh mất dữ dữ liệu do tràn bộ đệm và cũng như đáp
ứng kịp thời luồng thông tin cần thiết để phát đến người dùng thì giữa Nút B và
RNC cần có cơ chế điều khiển luồng hợp lý.

34
Hình 2.28 Điều khiển luồng giữa RNC và Node B

2.3. Truy nhập gói tốc độ cao đường lên (HSUPA)

2.3.1. Các kênh vật lý và kênh truyền tải E-DCH

Như đã nói trong chương trước, HSUP sử dụng một kênh truyền tải đường lên
mới E-DCH, hỗ trợ các đặc tính tăng cường của các kênh vận chuyển đường lên
trong phiên bản R99. Quá trình xử lý kênh truyền tải đường lên E-DCH tương tự
như việc xử lý của kênh đường lên DCH với hai điểm khác. Một là chỉ có một kênh
truyền tải E-DCH cho mỗi UE và một điểm khác biệt có ý nghĩa quan trọng khác là
việc hỗ trợ HARQ cho E-DCH.

Quá trình xử lý kênh truyền tải thực hiện chức năng chuyển đổi các khối truyền
tải được phân phối bởi lớp MAC thành các bit truyền đi trên các kênh vật lý. Hình
2.32 minh họa tổng quát quá trình xử lý kênh truyền tải E-DCH và DCH từ lớp
MAC tới các kênh vật lý.

Một chuỗi xử lý kênh truyền trải E-DCH đơn chỉ xử lý một khối truyền tải
trong một TTI, trong khi đối với DCH thì một tập các khối truyền tải sẽ được xử lý
trong mỗi chuỗi xử lý DCH được cấu hình.

35
Hình 2.32 So sánh quá trình xử lý kênh truyền tải của HSUPA và R3DCH

Sau quá trình xử lý kênh truyền tải, E-DCH được ánh xạ tới một hoặc nhiều
kênh dữ liệu vật lý dành riêng song song E-DPDCH cho việc truyền dẫn lớp vật lý.
Điều này là hoàn toàn song song với các kênh vật lý và chuỗi xử lý DCH đường
lên, do đó cả E-DCH và DCH có thể tương thích trong cùng một UE bằng cách hạn
chế tốc độ dữ liệu DCH tối đa là 64 Kbps khi E-DCH được cấu hình.

E-DPCCH là một kênh vật lý đường lên mới tồn tại song song với E-DPDCH,
thực hiện truyền dẫn tất cả thông tin ngoài băng liên quan đến truyền dẫn E-
DPDCH.

Giống như trong đường xuống, HSUPA đưa ra ba kênh vật lý mới cung cấp
việc truyền thông tin phản hồi HARQ và lập biểu đường lên. Kênh chỉ báo HARQ
E-DCH (E-HICH) thực hiện gửi thông tin ACK/NACK về cho UE. Kênh cho phép
tương đối E-DCH (E-RGCH) phát lệnh tăng hoặc giảm công suất lập biểu. Kênh
cho phép tuyệt đối E-DCH (E-AGCH) chỉ thị giá trị lập biểu tuyệt đối cho UE.
2.3.2. Các kỹ thuật sử dụng trong HSUPA

2.3.2.1. MAC-e và xử lý lớp vật lý

Giống như HSDPA, trễ nhỏ và thích ứng nhanh là các nét quan trọng của
HSUPA. Để thực hiện điều này một thực thể mới chịu trách nhiệm lập biểu và khai
thác giao thức HARQ được đưa vào nút B, đó là MAC-e. Lớp vật lý cũng được
tăng cường để đảm bảo hỗ trợ cần thiết cho TTI ngắn và cho kết hợp mềm trong
HARQ.

36
Trong chuyển giao mềm, dữ liệu đường lên có thể được nhận từ nhiều Node B, do
đó cần thiết phải có một thực thể MAC-e trong mỗi Node B liên quan để quan lý
giao thức HARQ lai. Ngoài ra MAC-e trong ô phục vụ còn chịu trách nhiệm cho
việc quản lý hoạt động lập biểu.

Để quản lý quá trình xử lý HSUPA trong đầu cuối, cũng cần có một thực thể
MAC-e trong UE. Điều này có thể được nhìn thấy trong hình 2.39, MAC-e trong
UE bao gồm ghép kênh, lựa chọn định dạng truyền tải và phần giao thức của cơ
chế HARQ.
Hỗn hợp các dịch vụ như file đường lên đồng thời với VoIP cũng được hỗ trợ.
Vì chỉ có một kênh truyền tải E-DCH, nên số liệu từ nhiều luồng MAC-d có thể
được ghép chung thông qua ghép kênh MAC-e. Trong trường hợp này các dịch vụ
khác nhau thường được phát trên các luồng MAC-d khác nhau vì chúng có thể có
các yêu cầu chất lượng phục vụ khác nhau.

Chỉ có UE là có thông tin chính xác về tình trạng bộ đệm và công suất trong UE
tại thời điểm phát một khối truyền tải trên đường lên. Vì thế UE được phép tự động
chọn tốc độ số liệu hay nói một cách chặt chẽ là chọn E-TFC (TFC: Transport
Format Combination: Tổ hợp khuôn dạng truyền E-DCH). Tất nhiên, UE cần xem
xét các quyết định lập biểu trước khi lựa chọn khuôn dạng truyền tải; quyết định
truyền tải thể hiện giới hạn trên của tốc độ số liệu mà UE không được phép vượt
qua. Tuy nhiên cũng có thể sử dụng tốc độ số liệu thấp hơn chẳng hạn nếu công
suất truyền không đảm bao được tốc độ số liệu theo lập biểu. Lựa chọn E-TCF và
ghép kênh MAC-e sẽ được xem xét cùng với lập biểu.

37
Hình 2.39 MAC-e và xử lý lớp vật lý

Giao thức HARQ cũng tương tự được sử dụng như trong HSDPA, có nhiều quá
trình HARQ dừng và đợi hoạt động song song. Một điểm khác biệt chính là mặc dù
khi đầu cuối ở trong quá trình chuyển giao mềm với một vài Node B thì giao thức
HARQ vẫn kết thúc trong nhiều Node B.
Xử lý lớp vật lý trong HSUPA khá đơn giản và có nhiều điểm tương đồng với
việc xử lý lớp vật lý HS-DSCH. Từ MAC-e trong UE, dữ liệu qua lớp vật lý dưới
dạng một khối truyền tải trên từng TTI trên kênh E-DCH. So với chuỗi ghép kênh
và mã hóa DCH, cấu trúc của xử lý lớp vật lý E-DCH là đơn giản hơn khi chỉ có
một E-DCH duy nhất và do đó không cần ghép kênh lớp vận chuyển.
24 bit CRC được gắn vào khối truyền tải E-DCH đơn để cho phép cơ chế
HARQ trong Node B dò ra bất kỳ lỗi nào trong khối truyền tải nhận được. Giống
như HSDPA, mã hóa được sử dụng là mã Turbo với tỷ lệ mã là 1/3. HARQ cũng
được thực hiện tương tự, lặp hoặc đục lỗ các bit từ bộ mã hóa Turbo được sử dụng
để điều chỉnh số bit mã hóa từ các bit kênh. Bằng việc điều chỉnh mẫu đục lỗ, các
phiên bản phần dư khác nhau có thể được tạo ra. Phân đoạn kênh vật lý phân phối
các bit mã hóa tới các mã kênh khác nhau được sử dụng, tiếp sau đó là quá trình
đan xem và điều chế.

38
2.3.2.2. Lập biểu

Đối với HSUPA, bộ lập biểu là phần tử then chốt để điều khiển việc khi nào và
tại tốc độ số liệu nào một UE được phép phát. Đầu cuối sử dụng tốc độ càng cao thì
công suất thu từ đầu cuối tại nút B cũng phải càng cao để đảm bảo tỷ số E b/N0 cần
thiết cho giải điều chế. Bằng cách tăng công suất phát, UE có thể phát tốc độ số
liệu cao hơn. Tuy nhiên do đường lên không trực giao, nên công suất thu từ UE sẽ
gây nhiễu đối với các đầu cuối khác. Vì thế tài nguyên chia sẻ đối với HSUPA là
đại lượng công suất nhiễu cho phép trong ô. Nếu nhiễu quá cao, một số kênh truyền
dẫn trong ô, các kênh điều khiển và các truyền dẫn đường lên không được lập biểu
có thể bị thu sai. Trái lại mức nhiễu quá thấp cho thấy rằng các UE đã bị điều chỉnh
thái quá và không khai thác được hết toàn bộ dung lượng hệ thống. Vì thế HSUPA
sử dụng bộ lập biểu cho phép người sử dụng có số liệu cần phát được phép sử dụng
tốc độ số liệu cao đến mức có thể nhưng vẫn đảm bảo không vượt quá mức nhiễu
cực đại cho phép trong ô.

Khác với HSDPA, bộ lập biểu và các bộ đệm phát đều được đặt tại nút B, số
liệu cần phát được đặt tại UE đối với các đường lên. Tại cùng một thời điểm bộ lập
biểu đặt tại nút B điều phối các tích cực phát của UE trong ô. Vì thế cần có một cơ
chế để thông báo các quyết định lập biểu cho các UE và cung cấp các thông tin về
bộ đệm từ các UE đến bộ lập biểu. Chương trình khung HSUPA sử dụng các cho
phép lập biểu phát đi từ bộ lập biểu của nút B để điều khiển tích cực phát của UE
và các yêu cầu lập biểu phát đi từ UE để yêu cầu tài nguyên. Các cho phép lập biểu
điều khiển tỷ số công suất giữa E-DCH và hoa tiêu mà đầu cuối có thể sử dụng.
Dựa trên các kết quả đo đạc mức nhiễu tức thời, bộ lập biểu điều khiển cho phép
lập biểu trong từng đầu cuối để duy trì mức nhiễu trong ô tại mức quy định.

Hình 2.40 Chương trình khung lập biểu

Trong HSUPA, thông thường một người sử dụng được xử lý trong một TTI.
Đối với HSUPA, trong hầu hết các trường hợp chiến lược lập biểu đường lên đặc
thù thực hiện đồng thời cho nhiều người sử dụng. Lý do vì một đầu cuối có công
suất nhỏ hơn nhiều so với công suất Node B (một đầu cuối không thể sử dụng toàn
bộ dung lượng ô của mình).
39
Nhiễu giữa các ô cũng cần được điều khiển. Thậm chí nếu bộ lập biểu đã cho
phép một UE phát tại tốc độ số liệu cao trên cơ sở mức nhiễu nội ô được chấp
thuận, nhưng vẫn có thể gây nhiễu không được chấp thuận đối với các ô lân cận. Vì
thế trong chuyển giao mềm, ô phục vụ chịu trách nhiệm chính cho hoạt động lập
biểu, nhưng UE giám sát thông tin lập biểu từ tất cả các người sử dụng mà nó
không phục vụ hạ tốc độ số liệu E-DCH bằng cách phát đi chỉ thị quá tải trên
đường xuống. Cơ chế này đảm bảo hoạt động ổn định cho mạng.
Lập lịch nhanh cho phép nhiều kết nối rỗi tập trung lại với nhau. Một lượng lớn
khối dữ liệu gói mức cao của người dùng có thể được nhận vào hệ thống, như thế
cơ chế lập lịch có thể điều khiển trạng thái khi nhiều người dùng cần truyền tải
trong cùng 1 thời điểm. Nếu nó tạo ra một cấp độ nhiễu cao quá tầm cho phép, bộ
lập lịch có thể phản ứng lại tức thì và hạn chế mức dữ liệu họ có thể dùng. Không
có lập lịch nhanh, điều khiển nhập vào sẽ phải duy trì và dự trữ lượng dư thừa
trong hệ thống trong trường hợp nhiều người dùng cùng truyền tải.
2.3.2.3. HARQ với kết hợp mềm

Trong HSUPA, HARQ với kết hợp mềm có mục đích giống như HARQ trong
HSDPA- để bảo bảo bền vững chống lại các lỗi truyền dẫn. Tuy nhiên HARQ với
kết hợp mềm không chỉ là công cụ để đảm bảo bền vững chống lại các lỗi ngẫu
nhiên, mà nó có thể được sử dụng để tăng dung lượng. Vì các phát lại HARQ xẩy
ra nhanh, nhiều dịch vụ cho phép một hoặc hai phát lại. Cùng với kết hợp phần dư
tăng, HARQ hình thành một cơ chế điều khiển tốc độ ẩn tàng. Vì thế HARQ với
kết hợp mềm có thể được sử dụng theo một số cách:
- Để đảm bảo tính bền vững chống lại các thay đổi trong chất lượng tín hiệu
thu
- Tăng hiệu quả đường truyền bằng tìm cách cách phát lại nhiều lần chẳng
hạn ấn định số lần phát lại cực đại và khai thác điều khiển vòng ngoài dựa
trên lỗi dư sau kết hợp mềm.
Ở mức độ lớn, các yêu cầu đối với HARQ giống như trong HSDPA vì thế thiết
kế HARQ cho HSUPA khá giống thiết kế được sử dụng cho HSDPA, mặc dù vẫn
có một số điểm khác biệt chủ yếu bắt nguồn từ việc hỗ trợ chuyển giao mềm trên
đường lên.
Giống như HSDPA, HSUPA HARQ nằm cả ở lớp MAC và lớp vật lý. Việc sử
dụng song song các xử lý dừng và đợi cho HARQ đã được chứng minh là hiệu quả
đối với HSDPA và nó cũng được sử dụng cho HSUPA vì các lý do giống nhau –
phát lại nhanh và thông lượng cao cùng với chi phí cho báo hiệu ACK/NAK thấp.
Khi nhận được một khối truyền tải trong một TTI đối với một xử lý HARQ nào đó,
nút B sẽ giải mã tập bit và kết quả giải mã (ACK/NAK) được thông báo cho UE.
Để giảm thiểu chi phí cho ACK/NAK, chỉ một bit được sử dụng. Rõ ràng rằng UE
cần phải biết bit ACK/NAK thu được liên quan đến xử lý HARQ nào. Vấn đề này
đựơc giải quyết giống như trong HSDPA, nghĩa là định thời ACK/NAK được sử
40
dụng để liên kết ACK/NAK với một xử lý HARQ. Sau một khoảng thời được quy
định rõ ràng sau khi thu được khối truyền tải đường lên, nút B sẽ tạo ra ACK/NAK.
Khi nhận được NAK, UE thực hiện phát lại và nút B thực hiện kết hợp mềm với
phần dư tăng.
Quá trình xử lý phát lại (hay chính xác hơn là khi thực hiện phát lại) là một
trong các khác biệt giữa HARQ trên đường lên và đường xuống (hình 2.44). Đối
với HSDPA, các phát lại được lập biểu giống như mọi số liệu khác và nút B tự do
lập biểu phát lại cho UE tại mọi thời điểm và sử dụng một phiên bản dư theo lựa
chọn của nút B chọn. Nút B cũng có thể tiến hành các xử lý HARQ theo thứ tự bất
kỳ, nghĩa là nó có thể quyết định thực hiện các phát lại cho một xử lý này chứ
không cho xử lý khác trong cùng một UE. Kiểu khai thác này thường đựơc gọi là
HARQ không đồng bộ thích ứng. Thích ứng vì nút B có thể thay đổi khuôn dạng
truyền dẫn và không đồng bộ vì các phát lại có thể xẩy ra tại mọi thời điểm sau khi
thu được ACK/NAK.

Hình 2.44 HARQ đồng bộ và HARQ không đồng bộ

Trái lại , đối với đường lên khai thác HARQ đồng bộ không thích ứng được sử
dụng. Nhờ có hoạt động đồng bộ, các phát lại xẩy ra tại một thời điểm định trước
sau phát lần đầu, nghĩa là chúng không được lập biểu rõ ràng. Khai thác không
thích ứng nghĩa là khuôn dạng truyền dẫn và phiên bản dư sử dụng cho mỗi lần
phát lại đã biết ngay từ thời điểm phát lần đầu. Vì thế không cần lập biểu rõ ràng
cho các phát lại và cũng không cần báo hiệu về phiên bản dư mà UE sẽ sử dụng.
Đây chính là lợi điểm chính của khai thác HARQ đồng bộ - giảm thiểu chi phí cho
báo hiệu. Tất nhiên, khả năng thích ứng khuôn dạng truyền dẫn của các phát lại đối
với mọi thay đổi điều kiện kênh sẽ bị mất, nhưng vì bộ lập biểu đường lên tại nút B
có ít thông tin về trạng thái máy phát (thông tin này nằm tại UE và chỉ được cung
cấp cho nút B thông qua báo hiệu trong băng sau khi số liệu thu đã được HARQ
giải mã thành công) so với bộ lập biểu đường xuống, vì thế tổn thất này ít hơn độ
lợi nhận được từ việc giảm chi phí cho báo hiệu điều khiển đường lên.
Ngoài sự khác nhau về hoạt động đồng bộ và không đồng bộ của giao thức
HARQ, một khác biệt chính giữa HARQ đường lên và đường xuống là việc sử
41
dụng chuyển giao mềm cho đường lên. Trong chuyển giao mềm giữa các nút B,
giao thức HARQ kết cuối tại nhiều nút B tham gia vào chuyển giao mềm. Đối với
HSDPA, chỉ có một điểm kết cuối giao thức HARQ – UE. Trong HSUPA, UE thu
ACK/NAK từ tất cả các nút B tham gia vào chuyển giao mềm. Vì thế từ quan điểm
của UE, chỉ cần một trong số các nút B này thu đúng khối truyền tải là đủ và nó coi
rằng số liệu đã được truyền thành công đến mạng khi nhận được ít nhất là một
ACK từ một nút B nói trên. Quy tắc này đôi khi được gọi là ‘or-of-ACKs’ (hoặc
một trong số các ACK). Phát lại chỉ xẩy ra khi tất cả các nút B liên quan đều phát
NAK để chỉ thị là không nút nào trong số chúng có thể giải mã đựơc số liệu đã
phát.
Như đã biết từ phần trình bày HSDPA, việc sử dụng song song nhiều xử lý HARQ
không thể đảm bảo chuyển đúng trình tự và cần có một cơ chế sắp đặt lại thứ tự
(hình 2.45). Đối với HSDPA, rõ ràng rằng sắp đặt lại thứ tự được đặt tại UE. Tình
trạng truyền không theo thứ tự cũng xẩy ra đối với đường lên, vì thế trong trường
hợp này cũng cần có một cơ chế sắp đặt lại thứ tự. Tuy nhiên do hỗ trợ chuyển giao
mềm, sắp đặt lại thứ tự không thể đặt tại nút B. Số liệu được phát trong một xử lý
HARQ có thể được giải mã thành công tại một nút B, trong khi đó số liệu được
phát trong xử lý HARQ tiếp sau lại có thể được giải mã đúng trong một nút B khác.
Ngoài ra trong một số tình trạng, một số nút B liên quan lại có thể đồng thời thành
công trong giải mã cùng một khối truyền tải. Vì các lý do này, cơ chế sắp đặt lại
thứ tự cần có thể truy nhập đến các khối truyền tải được truyền đi từ tất cả các nút
B đến RNC và vì thế nó phải được đặt tại RNC. Sắp đặt lại cũng sẽ loại bỏ mọi
phát đúp các khối truyền tải được phát hiện trong nhiều nút B.

Hình 2.45 Nhiều xử lý HARQ cho HSUPA

42
Chương III

TRIỂN KHAI HSPA TẠI VIỆT NAM

3.1. Hiện trạng triển khai HSPA tại Việt Nam

Tại Việt Nam hiện đã có 7 nhà cung cấp dịch vụ di động: MobiFone, Vinaphone,
Viettel, EVN, SFone, Hanoi Telecom (HTC), Beeline (Gtel) và đã có 4 doanh nghiệp
được phép triển khai 3G là: Viettel, Vinaphone, Mobifone và liên danh giữa EVN
Telecom và Hanoi Telecom (HTC). Tất cả các nhà cung cấp dịch vụ 3G tại Việt Nam
đều xây dựng hệ thống trên cơ sở phiên bản 5 của 3GPP và cam kết tốc độ đường
xuống tối đa 7,2 Mbps (Viettel, Mobifone, EVN) và 14,4 Mbps (Vinaphone). Hệ thống
mạng của các nhà cung cấp này hiện đã phủ sóng trên toàn quốc với hệ thống mạng lõi
có dung lượng cao.

Những lợi thế để triển khai HSPA gồm:

- Để triển khai HSPA, nhà khai thác dịch vụ có thể nâng cấp hệ thống
GSM/GPRS của mình tiến tới hệ thống thông tin di động thứ 3 (3G), sau đó
nâng cấp SNC (cả phần cứng và phần mềm) để có thể sử dụng 3,5G để.
- Từ các dịch vụ số liệu tốc độ cao, nhà cung cấp dịch vụ có cơ hội tốt để khai
thác thị trường ứng dụng mới. Từ đó có thể nâng cao doanh thu và lợi nhuận.
- Với nhiều tính năng ứng dụng sẽ hấp dẫn khách hàng mới và tăng lòng trung
thành của các khách hàng cũ.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vô tuyến thông qua việc phân bố kênh linh hoạt,
hiệu quả sử dụng phổ tần rất cao.
- Cho phép sử dụng các máy đầu cuối công suất thấp.
- Cho phép cung cấp các ứng dụng khác nhau với các tốc độ truyền số liệu khác
nhau.
- Giao diện tiêu chuẩn và mở, có thể dễ dàng tích hợp với thiết bị của các nhà
cung cấp khác nhau.
Khó khăn triển khai HSPA chính là việc nâng cấp mạng lõi đảm bảo tốc độ truyền
tải các dịch vụ tốc độ cao. Tuy nhiên vấn đề này hiện nay đối với các nhà mạng không
phải là vấn đề lớn và đã sẵn sàng được đáp ứng nhờ những công nghệ truyền dẫn tốc
độ cao đã được triển khai trên các mạng đường trục.

VinaPhone là doanh nghiệp đầu tiên cung cấp dịch vụ 3G/HSPA, sau đúng một
tháng kể từ khi Bộ Thông tin và Truyền thông trao cho giấy phép. Tại thời điểm khai
trương mạng 3G, Vinaphone sẽ cung cấp ngay cho khách hàng 6 dịch vụ mới gồm:
Mobile Internet, Mobile Broadband, Video Call, Mobile Camera, Mobile TV và 3G
Portal.
Những dịch vụ này đang được đánh giá là “hot” nhất tại các thị trường đã triển khai
dịch vụ 3G. Công bố hiện "sở hữu" 30 triệu thuê bao, Vinaphone ước tính sẽ có 2 triệu

43
thuê bao chuyển sang sử dụng các dịch vụ 3G vào đầu năm 2010. Nhà mạng này cũng
tính toán, sau 7 năm đưa 3G vào hoạt động sẽ thu hồi vốn và bắt đầu sinh lãi. Mạng
Vinaphone 3G/HSPA được kết nối và tích hợp toàn diện với mạng Vinaphone hiện có
(900/1800Khz) cho phép cung cấp dịch vụ theo chuẩn 3G cho các thuê bao Vinaphone
đang hoạt động và các thuê bao hòa mạng mới. Do sử dụng cơ sở hạ tầng (nhà trạm)
nên vùng phủ sóng 3G sẽ tồn tại song song với vùng phủ sóng 2G. Công nghệ hand-
over sẽ cho phép thuê bao Vinaphone được duy trì liên lạc thông suốt khi di chuyển
giữa các vùng phủ sóng 2G và 3G.

Ngày 15-12-2009, MobiFone chính thức cung cấp các dịch vụ 3G như Mobile
Internet, Mobile TV. Đây là nhà mạng thứ 2 khai trương mạng 3G. Trong ngày khai
trương, Mobifone chính thức cung cấp 4 dịch vụ 3G gồm Video call, Mobile Internet,
Mobile TV, Fast Connect. Vào thời điểm chính thức cung cấp dịch vụ, MobiFone sẽ
hoàn thành việc lắp đặt và phát sóng 2.400 trạm BTS 3G. Trong vòng 3 năm,
MobiFone sẽ hoàn thành lắp đặt khoảng 7.700 trạm BTS 3G. Ngay thời điểm triển
khai dịch vụ, MobiFone lựa chọn công nghệ HSPA (High Speed Package Access) cho
phép khách hàng truy cập Internet, thư điện tử hay nhận các dịch vụ nội dung số với
tốc độ lên tới 7.2 Mb/giây. Ngoài ra, cổng thông tin giải trí dịch vụ Waportal 3G của
MobiFone tại địa chỉ wap.mobifone.com.vn cũng được chính thức khai trương với
nhiều dịch vụ tiện ích. Mạng 3G của MobiFone sử dụng băng tần 2.100 Mhz, được kết
nối và tích hợp toàn diện với mạng MobiFone hiện tại (công nghệ GSM 900/1800
Mhz). Ngoài ra, MobiFone còn cam kết sẽ ký thỏa thuận roaming mạng 3G của
MobiFone với ít nhất 50 mạng 3G khác trên thế giới tại thời điểm khai trương dịch vụ.
Nếu tính toán vùng phủ sóng 3G của MobiFone dựa trên mật độ dân số, tổng số dân cư
ở các quận, huyện trên cả nước được phủ sóng 3G ước đạt 52,13% dân số toàn quốc
ngay tại thời điểm chính thức cung cấp dịch vụ. MobiFone thực hiện phân chia chi tiết
các nhóm khu vực ưu tiên phủ sóng 3G làm 5 nhóm đô thị đông dân, đô thị, ngoại ô,
nông thôn, quốc lộ. Dựa vào việc phân chia này, trong năm đầu tiên, MobiFone sẽ phủ
sóng 3G hết 100% các khu vực đô thị đông dân thuộc 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Tiếp bước Mobifone, ngày 22/12/2009, Công ty Viễn thông Viettel mở rộng triển khai
kinh doanh thử nghiệm dịch vụ 3G tại 20 tỉnh/thành phố, nâng tổng số tỉnh/thành phố
có cung cấp dịch vụ 3G của Viettel lên 38 tỉnh/thành trên toàn quốc. Đến ngày
25/3/2010, Tập đoàn Viễn thông Quân đội chính thức khai trương mạng di động thế hệ
thứ 3. Dự kiến đến hết năm 2010 Viettel sẽ có hệ thống hạ tầng lên đến gần 20.000
trạm phát sóng 3G (noteB). Mặc dù cam kết với Bộ TTTT trong hồ sơ thi tuyển 3G,
thời điểm khai trương mạng Viettel sẽ có 5.000 trạm phát sóng 3G, nhưng đến nay,
Viettel đã hoàn thành 8.000 trạm, gấp hơn 1,5 lần so với cam kết. Với số lượng trạm
3G lớn nhất này, Viettel đã phủ sóng tới tận trung tâm huyện và các xã lân cận của 63
tỉnh, thành phố trên cả nước. Bên cạnh vùng phủ rộng, Viettel còn quan tâm đầu tư để
có một mạng di động 3G có tốc độ cao nhất. Viettel đã triển khai HSPA trên toàn
mạng với tốc độ tải dữ liệu trên lý thuyết lên tới 14.4 Mbps download và upload lên tới
5.7 Mbps sẵn sàng cho HSPA+ với tốc độ tải dữ liệu lên đến 21 Mbps.
44
Sáng 9/6/2010, EVN Telecom đã tổ chức lễ khai trương mạng 3G. Tại thời điểm
bắt đầu cung cấp dịch vụ, mạng di động này đã phủ sóng 3G đến 46% dân số. Tại thời
điểm khai trương dịch vụ EVNTelecom 3G cung cấp 9 dịch vụ giá trị gia tăng là:
Video Call, Mobile Broadband, Mobile Internet, Mobile TV, MMS, Mobile music, Q-
Mobile, Game download, Vclip. EVNTelecom cho biết mạng này sử dụng công nghệ
HSDPA có khả năng nâng cao tốc độ với các mức từ 1,8 - 3,6 - 7,2 và 14,4 Mbit/s, đáp
ứng tốc độ cho những ứng dụng dịch vụ dữ liệu như dịch vụ cơ bản như Q-email, dịch
vụ tương tác gồm thoại thấy hình (video call), băng rộng di động (mobile broadband),
truy cập Internet di động, tin nhắn MMS,… truy nhập máy chủ, truy tìm và phục hồi
cơ sở dữ liệu.

Hanoi Telecom là đơn vị cuối dùng được cấp phép triển khai dịch vụ 3G. Hiện tại
Hanoi Telecom vẫn chưa đưa 3G vào khai thác, tuy nhiên Hanoi Telecom vẫn cam kết
sẽ triển khai 3G theo đúng cam kết với bộ thông tin truyền thông.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
1. TS Nguyễn Phạm Anh Dũng: Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G -
Nhà xuất bản Thông tin truyền thông, 2-2010
2. TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng, Bài giảng “Thông tin di động” Học Viện Công
nghệ Bưu chính Viễn thông, 9-2010
3. Ths. Nguyễn Việt Thắng, Đề tài “Nghiên cứu so sánh Công nghệ kỹ thuật và
hiệu năng hệ thống HSPA và Mobile WiMAX nhằm đề xuất khả năng phối hợp giữa
hai hệ thống”, 11-2010
Tiếng Anh
1. Harri Holma and Antti Toskala, HSDPA/HSUPA for UMTS / High Speed
Access Mobile Communications. Wiley. 2006
Danh mục các Website tham khảo
1. http://www.tapchibcvt.gov.vn
2. http://www.vntelecom.org
3. http://www.mobifone.com.vn

45
46

You might also like