You are on page 1of 7

Chương 4

CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN


TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Nội dung chương 4 trình bày hai chủ đề: i) Quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền
trong nền kinh tế thị trường; ii) Độc quyền, độc quyền nhà nước trong nền kinh tế
thị trường. Hai nội dung này sẽ được trình bày để hiểu tính quy luật: cạnh tranh
dẫn đến một trình phát triển nhất định tất yếu sẽ dẫn tới sự hình thành các tổ chức
độc quyền.
4.1 QUAN HỆ GIỮA CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH
TẾ THỊ TRƯỜNG
Nghiên cứu chủ nghĩa tư bản, C. Mác và Ph. Ăgghen đã dự báo rằng: tự do cạnh
tranh sẽ dẫn đến tích tụ và tập trung sản xuất, tích tụ và tập trung sản xuất phát
triển đến mức độ nào sẽ dẫn đến độc quyền.
Theo Lênin: Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, nắm trong tay
phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa, có khả năng định ra giá
cả độc quyền nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao.
Mối quan hệ giữa cạnh tranh giữa cạnh tranh và độc quyền
Độc quyền sinh ra từ tự do cạnh tranh nhưng không thủ tiêu cạnh tranh mà làm cho
cạnh tranh thêm đa dạng, thêm đa dạng và gay gắt hơn.
Một là, cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các doanh nghiệp ngoài độc
quyền.
Hai là, cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau.
Ba là, cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền.
4.2 ĐỘC QUYỀN VÀ ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG
4.2.1 Lý luận của V.I. Lênin về độc quyền trong nền kinh tế thị trường
4.2.1.1 Nguyên nhân hình thành và tác động của độc quyền
* Nguyên nhân hình thành độc quyền
Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX trong nền kinh tế thị trường các nước tư bản
chủ nghĩa đã xuất hiện các tổ chức độc quyền.
Độc quyền xuất hiện do những nguyên nhân chủ yếu sau:
Một là, sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác động của tiến bộ khoa học kỹ
thuật đòi hỏi doanh nghiệp phải ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất
kinh doanh.
Hai là, thành tựu của khoa học kỹ thuật đã làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới đòi
hỏi doanh nghiệp phải mở rộng quy mô sản xuất.
Ba là, tác động của các quy luật kinh tế thị trường như: quy luật giá trị thặng dư,
quy luật tích lũy… làm biến đổi cơ cấu kinh tế của xã hội theo hướng tập trung sản
xuất với quy mô lớn.
Bốn là, cạnh tranh gay gắt làm cho nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ phá sản, để tiếp
tục phát triển các doanh nghiệp còn lại tìm cách tập trung, liên kết, sát nhập với
nhau trở thành các doanh nghiệp quy mô lớn.
Năm là, khủng hoảng kinh tế năm 1873 làm phá sản hàng loạt các doanh nghiệp
vừa và nhỏ, doanh nghiệp lớn muốn tiếp tục tồn tại và phát triển đã đẩy nhanh quá
trình tập trung sản xuất hình thành doanh nghiệp quy mô lớn.
Sáu là, tín dụng tư bản chủ nghĩa phát triển là đòn bẫy quan trọng để tập trung sản
xuất và phát triển các công ty cổ phần tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức độc
quyền.
* Khi nền kinh tế xuất hiện tình trạng độc quyền thì gắn với đó là lợi nhuận độc
quyền được hình thành.
- Lợi nhuận độc quyền: Là lợi nhuận thu được cao hơn lợi nhuận bình quân, do sự
thống trị của các tổ chức độc quyền đem lại.
- Giá cả độc quyền: Là giá cả do các tổ chức độc quyền áp đặt trong mua và bán
hàng hóa.
Giá cả độc quyền = Chi phí sản xuất (k) + Lợi nhuận độc quyền cao ( P )
ĐQ
Giá cả độc quyền không thoát ly và không phủ định cơ sở của nó là giá trị. Giá cả
thị trường giai đoạn này xoay quanh giá cả độc quyền
* Tác động của độc quyền đối với nền kinh tế:
- Những tác động tích cực:
+ Tạo khả năng nghiên cứu, thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật.
+ Tăng năng suất lao động, năng lực cạnh tranh.
+ Thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng sản xuất lớn, hiện đại.
- Những tác động tiêu cực:
+ Gây ra cạnh tranh không hoàn hảo.
+ Kìm hãm tiến bộ kỹ thuật, theo đó kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội.
+ Chi phối các quan hệ kinh tế - xã hội, làm tăng phân hóa giàu nghèo.
4.2.1.2 Những đặc điểm của độc quyền trong chủ nghĩa tư bản
* Đặc điểm thứ nhất: Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền
- Sự phát triển rất lớn của công nghiệp và quá trình tập trung cực kỳ nhanh chóng
của sản xuất vào trong các xí nghiệp ngày càng to lớn, là một trong những đặc
điểm tiêu biểu nhất của các tổ chức độc quyền.
- Khi mới bắt đầu các tổ chức độc quyền hình thành theo liên ngang, nhưng về sau
các tổ chức độc quyền phát triển theo liên kết dọc, mở rộng nhiều ngành khác
nhau.
- Xét về tiến trình phát triển thì các tổ chức độc quyền cơ bản từ thấp đến cao, bao
gồm các hình thức sau:
+ Cartel ( Các-ten),
+ Syndicate ( Xanh-đi-ca),
+ Trust (Tờ-rớt),
+ Consortium (Công-xooc-xi-um).
Hiện nay, đặc điểm tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền có những biểu
hiện mới, đó là sự xuất hiện các công ty độc quyền xuyên quốc gia bên cạnh sự
phát triển của các xí nghiệp vừa và nhỏ.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa học và công nghệ nên diễn ra
quá trình hình thành những liên kết giữa các tổ chức độc quyền theo cả hai chiều
ngang và dọc, cả trong và ngoài nước. Từ đó, những hình thức tổ chức độc quyền
mới ra đời, đó là:
+ Concern ( Consơn),
+ Conglomerate ( Công-gơ-lô-mê-rết).
* Đặc điểm thứ hai: Tư bản tài chính và hệ thống tài phiệt chi phối sâu sắc
nền kinh tế
- Bên cạnh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất trong công nghiệp thì trong lĩnh
vực ngân hàng cũng diễn ra quá trình tích tụ và tập trung tư bản trong ngân hàng ,
dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền ngân hàng.
- Do quá trình cạnh tranh nên các ngân hành vừa và nhỏ bị thôn tính, dẫn đến hình
thành các ngân hàng lớn. Và các ngân hàng nhỏ không đủ tiềm lực và uy tín phục
vụ cho công việc kinh doanh, để có thể tiếp tục tồn tại trên thị trường buộc các
ngân hàng vừa và nhỏ phải sát nhập vào các ngân hàng lớn hoặc là sẽ bị phá sản.
Quá trình này đã dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền ngân hàng.
- Các tổ chức độc quyền ngân hàng cho các tổ chức độc quyền công nghiệp vay và
nhận tiền gửi, lợi ích của hai bên gắn chặt vào nhau và tìm cách thâm nhập vào
nhau. Từ đó hình thành một loại hình tư bản mới gọi là tư bản tài chính.
V.I.Lênin viết: “Tư bản tài chính là kết quả của sự hợp nhất giữa tư bản ngân hàng
của một số ít ngân hàng độc quyền lớn nhất, với tư bản của liên minh độc quyền
nhà công nghiệp.”
- Tư bản tài chính phát triển đến giai đoạn hình thành các nhóm độc quyền chi phối
toàn bộ đời sống kinh tế và chính trị của xã hội, gọi là tài phiệt ( hay bọn đầu sỏ tài
chính, trùm tài chính). Các tài phiệt thực hiện sự thống trị của mình thông qua “
chế độ tham dự”.
- Từ cuối thế kỷ XX đến nay, tư bản tài chính đã có sự thay đổi và những biểu hiện
mới, đó là: Phạm vi liên kết và xâm nhập vào nhau được mở rộng ra nhiều ngành
dưới hình thức một tổ hợp đa dạng kiểu: công – nông – thương – tín – dịch vụ hay
công nghiệp – quân sự - dịch vụ quốc phòng,…
- "Chế độ tham dự" được bổ sung thêm bằng "chế độ uỷ nhiệm”.
- Sự xuất hiện của các tập đoàn tài chính quốc tế và các trung tâm tài chính thế
giới.
* Đặc điểm thứ ba: Xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến
- Do tình trạng “thừa tư bản” tương đối, các nhà tư bản cần tìm nơi đầu tư có nhiều
lợi nhuận hơn. Xuất khẩu tư bản ra nước ngoài để nâng cao tỷ suất lợi nhuận và
khối lượng lợi nhuận.
- Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài nhắm mục đích thu về giá trị
thặng dư và các nguồn lợi nhuận khác từ các nước nhập khẩu tư bản.
- Xuất khẩu tư bản được thực hiện dưới hai hình thức cơ bản: đầu tư trực tiếp và
đầu tư gián tiếp.
- Chủ thể xuất khẩu tư, thì có chủ thể xuất khẩu là tư bản tư nhân và chủ thể xuất
khẩu là tư bản nhà nước.
- Hiện nay, xuất khẩu tư bản có những biểu hiện mới so với giai đoạn cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX:
+ Thứ nhất: Dòng đầu tư tư bản vào các nước kém phát triển đang giảm mà dịch
chuyển sang đầu tư tư bản qua lại giữa các nước tư bản phát triển. Nguyên nhân là
do xuất hiện nhiều ngành nghề mới, yêu cầu năng suất lao suất lao động cao và kết
cấu hạ tầng hiện đại, nhưng các nước kém phát triển không đáp ứng được.
+ Thứ hai: Chủ thể xuất khẩu có sự thay đổi lớn, trong đó vai trò của các công ty
xuyên quốc gia (TNCs) ngày càng quan trọng.
+ Thứ ba: Hình thức xuất khẩu đa dạng.
+ Thứ tư: Sự áp đặt mang tính chất thực dân như trước đây được loại bỏ dần và
nguyên tắc cùng có lợi trong đầu tư được đề cao.
* Đặc điểm thứ tư: Sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tập đoàn tư bản
độc quyền
Do quá trình tích tụ và tập trung tư bản phát triển, việc xuất khẩu tư bản tăng lên về
quy mô và mở rộng phạm vi, từ đây đã dẫn đến sự phân chia lĩnh vực đầu tư tư
bản, phân chia thị trường thế giới.
* Đặc điểm thứ năm: Sự phân chia thế giới về địa lý giữa các cường quốc tư
bản
- Lợi ích của việc xuất khẩu tư bản thúc đẩy các cường quốc xâm chiếm thuộc địa
vì trên thị trường thuộc địa dễ dàng loại trừ các đối thủ cạnh tranh , dễ dàng nắm
độc quyền nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.
- Do sự phát triển không đồng đều giữa các cường quốc tư bản, các đế quốc ra đời
muộn hơn lại có kinh tế phát triển mạnh nên tất yếu dẫn đến chiến tranh đòi phân
chia lại lãnh thổ thế giới và thị trường thế giới. -> Đây là nguyên nhân gây ra các
cuộc chiến tranh thế giới lần I và thứ II.
Tóm lại: Phân tích năm đặc điểm kinh tế cơ bản của các tổ chức tư bản độc quyền,
thấy được mối quan hệ chặt chẽ với nhau và nói lên bản chất thống trị của tư bản
độc quyền.
- Các tổ chức độc quyền phát triển đến giai đoạn nhất định sẽ bộc lộ nhiều hạn chế
bắt buộc phải điều chỉnh, những điều chỉnh đó đã thúc đẩy cho chủ nghĩa tư bản
độc quyền nhà nước ra đời.
4.2.2 Lý luận của V.I. Lênin về độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản
4.2.2.1 Nguyên nhân ra đời và phát triển của độc quyền nhà nước trong chủ
nghĩa tư bản
- Giữa thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước trở nên phổ biến và là một
đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa tư bản hiện đại.
- Xét ở góc độ kinh tế thì chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước thể hiện một trình
độ phát triển mới, trong đó độc quyền phát triển ở trình độ cao hơn – đó là độc
quyền nhà nước.
- Nguyên nhân làm xuất hiện độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản như sau:
+ Một là: Tích tụ và tập trung tư bản càng lớn thì tích tụ và tập trung sản xuất càng
cao, hình thành cơ cấu kinh tế to lớn đòi hỏi phải có sự điều tiết xã hội đối với sản
xuất và phân phối từ một trung tâm.
+ Hai là: Do phân công lao động xã hội phát triển làm xuất hiện một số ngành nghề
mới, nhưng tổ chức độc quyền tư nhân không thể hoặc không muốn tham gia. Vì
vậy, cần có vai trò của nhà nước đứng ra đảm nhận để phát triển kinh doanh những
ngành nghề này.
+ Ba là: Mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt thêm, nên nhà nước cần thông qua
vai trò của nhà nước để xoa dịu những mâu thuẫn này.
+ Bốn là: Xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay tạo ra mâu
thuẫn giữa các tập đoàn tư bản vì vậy để giải tỏa mâu thuẫn này và tạo điều kiện
cho các tổ chức độc quyền có thể bành trướng thế lực kinh tế sang các quốc gia
khác thì nhà nước tư sản phải can thiệp vào để thực hiện chức năng mở đường.
4.2.2.2 Bản chất của độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản
- Là sự kết hợp giữa sức mạnh của tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh của
nhà nước tư sản để trở thành một thiết chế thống nhất nhằm phục vụ lợi ích cho các
tổ chức độc quyền và lợi ích của nhà nước tư sản.
- Là sự can thiệp, điều chỉnh, kiểm soát của nhà nước đối với quá trình tái sản xuất
xã hội tư bản chủ nghĩa. Nhằm đảm bảo lợi nhuận độc quyền cao cho các tổ chức
độc quyền tư nhân, làm dịu những mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản.
4.2.2.3 Những biểu hiện chủ yếu của độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư
bản
- Một là, sự kết hợp về mặt nhân sự hay con người giữa các tổ chức độc quyền tư
nhân với nhà nước tư sản.
- Hai là, sự hình thành sở hữu tư sản thông qua các con đường: Xây dựng các
doanh nghiệp nhà nước bằng vốn từ ngân sách, thông qua việc quốc hữu hóa hoặc
mua lại các DN của các nhà tư bản độc quyền tư nhân với giá ưu đãi để chuyển
thành quyền sở hữu nhà nước. Nhà nước tư sản mua cổ phần của các doanh nghiệp
tư nhân hay tham gia thành cổ đông. Mở rộng các doanh nghiệp nhà nước bằng
vốn tích lũy của nhà nước.
- Ba là, sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản trong CNTB ĐQNN thể hiện thông
qua bộ máy nhà nước, thông qua các công cụ quản lý của nhà nước.
4.2.2.4 Vai trò lịch sử của chủ nghĩa tư bản
* Vai trò tích cực của chủ nghĩa tư bản
- Thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất
- Chuyển nền sản xuất nhỏ thành nền sản xuất lớn hiện đại
- Thực hiện xã hội hóa sản xuất
* Những giới hạn phát triển của chủ nghĩa tư bản
- Mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa trước hết tập trung chủ yếu vì lợi ích
của thiểu số giai cấp tư sản, không phải vì lợi ích của đại đa số quần chúng nhân
dân lao động một cách tự giác.
- Chủ nghĩa tư bản là một trong những nguyên nhân châm ngòi của hầu hết các
cuộc chiến tranh trên thế giới.
- Sự phân hóa giàu nghèo ở chính ngay trong lòng các nước tư bản và có xu hướng
ngày càng sâu sắc.

You might also like