You are on page 1of 19

MỤC LỤC

I. TỔNG QUAN....................................................................................................1
1.1. Giới thiệu chung về trung tâm điều khiển tập trung..............................................1
1.2. Thành phần cơ bản Trung tâm điều khiển.............................................................1
II. GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CHO TRUNG TÂM ĐIỀU KHIỂN.................2
2.1. Các yêu cầu cơ bản...............................................................................................2
2.2. Giải pháp kỹ thuật phần cứng cho trung tâm điều khiển (OCC)...........................5
2.2.1. Chức năng của trung tâm điều khiển (OCC)..................................................5
2.2.2. Cấu trúc tổng thể hệ thống phần cứng............................................................5
2.2.3. Yêu cầu kỹ thuật các thiết bị chính................................................................7
2.3. Giải pháp kỹ thuật phần mềm cho Trung tâm điều khiển OCC..........................10
2.3.1. Yêu cầu kỹ thuật chung................................................................................10
2.3.2. Truyền thông và khả năng kết nối................................................................10
2.3.3. Tính bảo mật................................................................................................11
2.3.4. Tính sẵn sàng của hệ thống..........................................................................12
2.3.5. Chức năng của hệ thống phần mềm và quy trình giám sát điều khiển..........12
2.4. Yêu cầu về an ninh bảo mật hệ thống.................................................................18
2.4.1. Yêu cầu chung..............................................................................................18
2.4.2. Cập nhật phần mềm quét viruts....................................................................19
2.4.3. Giám sát bảo mật..........................................................................................19
2.4.4. Cơ chế xác thực người dùng.........................................................................19

i
I. TỔNG QUAN
I.1. Giới thiệu chung về trung tâm điều khiển tập trung
Trung tâm điều khiển là trung tâm được trang bị cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin,
viễn thông để có thể giám sát, thao tác từ xa các thiết bị trong một nhóm nhà máy điện,
nhóm trạm biến áp hoặc các thiết bị đóng cắt trên lưới điện theo lệnh điều độ của cấp
điều độ có quyền điều khiển đối với các thiết bị thuộc TTĐK. Quyền, trách nhiệm và
nhiệm vụ của nhân viên vận hành TTĐK được quy định chi tiết trong Thông tư
40/2014/TT-BCT Quy định quy trình điều độ HTĐ Quốc gia.

I.2. Thành phần cơ bản Trung tâm điều khiển


Trung tâm điều khiển sẽ bao gồm các thiết bị phần cứng cơ bản như Máy chủ có
chức năng thu thập, lưu trữ các dữ liệu thời gian thực bao gồm các sự kiện, tín hiệu trạng
thái, tín hiệu đo lường; Máy chủ cơ sở dữ liệu quá khứ có chức năng lưu trữ các dữ liệu
sự kiện theo thứ tự, các dữ liệu trạng thái và đo lường theo chu kỳ thời gian. Cơ sở dữ
liệu quá khứ được sử dụng để tính toán, mô phỏng và phân tích hệ thống điện; Máy chủ
ứng dụng có chức năng chạy các ứng dụng trong hệ thống EMS hoặc DMS; Máy chủ
truyền thông có chức năng kết nối Trung tâm điều khiển với các thiết bị đầu cuối
RTU/Gateway tại các nhà máy điện hoặc trạm điện; Màn hình hiển thị sơ đồ và các thông
số vận hành của hệ thống điện; Máy tính giao diện người và máy HMI có chức năng giám
sát, điều khiển thời gian thực; Thiết bị định vị GPS có chức năng hỗ trợ đồng bộ thời gian
các thiết bị trong Trung tâm điều khiển; Các thiết bị hỗ trợ về công nghệ thông tin, truyền
thông và thiết bị phụ trợ khác.

Hệ thống kênh truyền có chức năng kết nối Trung tâm điều khiển với các thiết bị
đầu cuối RTU/Gateway tại các nhà máy điện hoặc trạm điện.

1
II. GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CHO TRUNG TÂM ĐIỀU KHIỂN
II.1. Các yêu cầu cơ bản
Trung tâm OCC sẽ bao gồm phần cứng, phần mềm và thiết bị mạng đảm bảo các
yêu cầu sau:

- Năng lực xử lý: hệ thống phần mềm, phần cứng và hạ tầng kỹ thuật của hệ thống
phải đáp ứng các năng lực để giám sát và điều khiển sẵn sàng cho phép ghép nối
nhiều nhà máy.
- OCC trang bị các phần mềm, giao diện người dùng HMI có đầy đủ các chức năng
và dữ liệu cho phép điều hành viên giám sát và thao tác như đang ở tại các nhà
máy, có thể thực hiện điều hành, giám sát từ xa, vận hành nhà máy tập trung,
thống nhất, hỗ trợ nhiều thao tác cùng lúc. Tại OCC, người vận hành sẽ có đầy đủ
hình ảnh giao diện, dữ liệu từ các nhà máy giống như đang vận hành tại nhà máy
đó.
- Giao diện người dùng của Trung tâm quản lý vận hành OCC cung cấp giao diện
thực hiện các thao tác điều khiển, giám sát, báo cáo vận hành theo biểu mẫu và nội
dung quy định hiện hành.
- OCC có khả năng kết nối với các nhà máy điện được trang bị các thiết bị đầu cuối
có khả năng giao tiếp để thu thập số liệu và điều khiển thông qua các giao thức
phổ biến như IEC 60870-5-104, các giao thức khác có thể được áp dụng để phục
vụ cho việc thu thập và giám sát khác.
- Hệ thống SCADA của OCC có công cụ cho phép giám sát tình trạng hoạt động
của các hệ thống phần cứng, phần mềm, kênh truyền của hệ thống.
- Hệ thống mở: Cấu trúc hệ thống SCADA của OCC sẽ tuân thủ các yêu cầu của các
tiêu chuẩn Quốc tế hoặc các tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp.
Phần cứng được ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có sẵn trên thị trường (off-the-
shelf) và không phải là những sản phẩm đặc thù của một hãng sản xuất cụ thể nào.
Các phần mềm được lựa chọn sẽ là các hệ thống được chạy trên nền của hệ điều
hành Microsoft Windows theo phiên bản mới nhất và tương thích với các ứng

2
dụng của hệ thống. Hệ thống phần mềm phải có khả năng trao đổi dữ liệu bằng các
phương thức như OPC, DDE, ODBC hoặc các định dạng file như .csv (định dạng
file .csv (phân biệt bằng dấu phẩy)), .xml (định dạng file ngôn ngữ đánh dấu mở
rộng)... Khả năng này cho phép chủ đầu tư có thể có các lựa chọn khác nhau đối
với tất cả các module để triển khai các ứng dụng cụ thể một cách linh hoạt trong
phạm vi cấu trúc của hệ thống phần mềm được trang bị.
- Cung cấp đầy đủ chức năng giám sát, điều khiển, trợ giúp quyết định và báo cáo
cho toàn bộ người dùng liên quan đến điều khiển xa, từ cán bộ vận hành trực tiếp
đến cán bộ hoạch định chiến lược cấp cao nhất, chức năng cụ thể sẽ được để cập ở
phần yêu cầu về chức năng phần mềm của OCC.
- Tính sẵn sàng: hệ thống đảm bảo tính sẵn sàng, không tồn tại single-point-
offailure. Có sẵn các chức năng sao lưu dự phòng các thành phần thiết yếu.
- Tính mở rộng theo chức năng: hệ thống cần được thiết kế theo module, có đầy đủ
tính năng quản lý cho phép kỹ sư hệ thống thêm chức năng mới mà không phải
làm thay đổi hệ thống phần cứng và phần mềm về cơ bản, tối thiểu thời gian
downtime.
- Tính mở rộng theo quy mô: hệ thống cho phép mở rộng quy mô mà không phải
làm thay đổi hệ thống phần mềm về cơ bản, tối thiểu thời gian downtime.
- Có khả năng độc lập cao về nền tảng phần cứng, hệ thống cần phải được dễ dàng
nâng cấp hoặc thay thế hệ thống phần cứng; và các yêu cầu về phần cứng cần được
cung cấp rộng rãi trên thị trường Việt Nam.
- Hiệu năng: hệ thống được đề xuất cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về
hiệu năng của ngành, cụ thể về thời gian tối đa để thực hiện các thao tác tính từ
thời điểm bắt đầu thao tác điến lúc tất cả kết quả được trả về. thời gian khôi phục
hệ thống khi gặp các loại sự cố khác nhau ...
- Mạng máy tính: OCC sẽ xây dựng và cấu hình hệ thống mạng thỏa mãn các yêu
cầu về thu thập dữ liệu và điều khiển thời gian thực.

3
- Khả năng bảo dưỡng: Cấu trúc hệ thống SCADA sẽ hỗ trợ bảo dưỡng tại chỗ các
thành phần, mà không cần sự hỗ trợ của nhà cấp hàng đối với hoạt động vận hành
và bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ.
- Khả năng tích hợp: Hệ thống SCADA phải có khả năng tích hợp một cách linh
hoạt các thành phần mới, các giải pháp và ứng dụng nâng cao khác.
- Nguồn điện: hệ thống phải được đảm bảo yêu cầu về nguồn điện ổn định, có dự
phòng, chống được các sự cố về sốc điện, sét, thay đổi về tần số, điện áp...
- Người dùng: hệ thống cần cung cấp đầy đủ chức năng cho các đối tượng người
dùng sau đây:
o Cán bộ vận hành.
o Cán bộ bảo dưỡng.
o Kỹ sư hệ thống: hiệu chỉnh, cấu hình, bổ sung thành phần ...

II.2. Giải pháp kỹ thuật phần cứng cho trung tâm điều khiển (OCC)
II.2.1. Chức năng của trung tâm điều khiển (OCC)
- Giám sát tình trạng vận hành của các nhà máy điện thuộc quyền giám sát.
- Nhận lệnh thao tác từ các cấp điều độ và thực hiện lệnh thao tác thiết bị lưới điện
được giao quyền thao tác.
- Thu thập và xử lý thông tin vận hành, sự cố, báo cáo cơ quan điều độ các bất
thường và sự cố xảy ra.
- Thực hiện quản lý kỹ thuật, lưu hồ sơ, tài liệu vận hành thiết bị theo quy định.
- Kiểm tra và giám sát việc nhân viên vận hành - sửa chữa, xử lý các bất thường và
sự cố xảy ra trên lưới điện.

II.2.2. Cấu trúc tổng thể hệ thống phần cứng


Tại trung tâm điều khiển sẽ được trang bị những thiết bị chính như sau:
- 02 máy tính vận hành
- 01 máy tính Server
- 01 máy tính lưu trữ dữ liệu quá khứ
Mô hình cấu trúc phần cứng:

4
Hình 1: Mô hình hệ thống phần cứng tại Trung tâm điều khiển (OCC)

5
Hệ thống trung tâm: Đây là thành phần quan trọng nhất của hệ thống, toàn bộ
thông tin cần thiết cho việc giám sát và điều hành các nhà máy điện sẽ được hệ thống
trung tâm thu thập, xử lý, phân phối đến các ứng dụng cần thiết để nhân viên vận hành có
thể tương tác với toàn bộ thiết bị cần giám sát điển khiển, cũng như giao tiếp với các ứng
dụng khác. Phần cứng cũng như phần mềm của hệ thống trung tâm sẽ dựa trên các nền
tảng mở, có tính phổ biến cao, dễ thay thế mở rộng, đơn giản và quen thuộc trong quá
trình vận hành.

Hệ thống ở nhà máy điện: Các hệ thống giám sát điều khiển phần nhà máy
Gateway ở tại các nhà máy điện sẽ trao đổi dữ liệu với hệ thống OCC thông qua cơ sở dữ
liệu thời gian thực (real-time database). Mỗi hệ thống giám sát điều khiển phần nhà máy
Gateway phải có 02 cổng độc lập để kết nối lên Trung tâm điều khiển OCC. Hệ thống
camera giám sát tại nhà máy được bố trí tại các vị trí phù hợp để giám sát được toàn bộ
các thiết bị tại nhà máy, sân trạm 22/110kV cũng như trong phòng điều khiển. Camera có
chức năng xoay, phóng to để có thể theo dõi các thông số từ trung tâm điều khiển OCC
giống như theo dõi tại nhà máy. Với cách thức trao đối dữ liệu kiểu này việc giám sát
điều khiển tại OCC hoàn toàn giống như ngồi trong phòng điều khiển của các nhà máy.

Hệ thống truyền thông: Hệ thống truyền thông giữa các nhà máy điện và trung
tâm điều khiển OCC:

- Tại các máy điện cần thuê 02 kênh truyền Leased Line của các nhà mạng viễn
thông từ nhà máy đến trung tâm điều khiển OCC.

II.2.3. Yêu cầu kỹ thuật các thiết bị chính


Phần cứng của hệ thống giám sát điều khiển OCC đóng vai trò quan trọng đối với
độ ốn định và tính sẵn sàng của hệ thống, thiết kế đích cuối cùng của hệ thống phải đảm
bảo sao cho khi có bất kỳ một thành phần nào trong hệ thống hư hỏng cũng không thể
gây ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống. Hệ thống phần cứng trung tâm phải đảm bảo các
tiêu chí:

6
- Có độ tin cậy cao;
- Tính sẵn sàng cao;
- Do các hãng lớn có uy tín trên thế giới sản xuất;
- Đáp ứng các tiêu chuẩn sử dụng trong công nghiệp điện;
- Đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật hiện hành của ngành;
- Có thể mua dễ dàng trên Thị trường.

II.2.3.1.Máy tính Opreation 1&2


Trung tâm điều khiển OCC sẽ trang bị 02 máy tính Operation và màn hình phục vụ
giám sát vận hành và lưu trữ dữ liệu độc lập song song về mặt vật lý. Hệ thống có khả
năng lưu trữ được dữ liệu thời gian thực (Real-time) nhằm phục vụ cho việc phân tích dữ
liệu, lọc và thực hiện một số tính toán cơ bản. Các máy tính Operation sẽ liên kết với hệ
thống điều khiển thông qua hệ thống mạng LAN tại Trung tâm điều khiển.

Các thông số cấu hình cơ bản của máy Operation như sau:

STT Mô tả Thông số
-
1 Bộ vi xử lý

-
2 Bộ nhớ Ram

-
3 Loại ổ cứng

-
4 Nguồn

- ≥ 02 cổng LAN 100/1000 Mbps RJ45


5 Kết nối mạng

- 02 cổng Serial RS232, ≥ 04 x USB


6 Cổng ngoại vi

- 01xHDMI, 01xVGA, 01x DVI


7 Card màn hình

- 4GB
8 Kết nối màn hình

7
- Windows Server 2012 hoặc phiên bản
9 Hệ điều hành mới nhất

- Nhiệt độ tiêu chuẩn :10°C to 40°C


10 Môi trường làm việc - Độ ẩm đến 95%

II.2.3.2.Máy tính Server


Trung tâm điều khiển OCC sẽ trang bị 01 máy tính Server phục vụ cho công tác
cấu hình, bảo trì, mở rộng cơ sở dữ liệu hệ thống, thu thập dữ liệu theo thời gian thực.

Toàn bộ dữ liệu hệ thống sau khi được cấu hình, chỉnh sửa, mở rộng trên máy tính
kỹ thuật sẽ tự động cập nhật, mà không cần thao tác trên bất kỳ thành phần nào khác của
hệ thống như máy tính Operator, History

Liên kết với máy tính chủ thông qua hệ thống mạng LAN tại Trung tâm điều
khiển.

Các thông số cấu hình cơ bản của máy tính Server tương đồng với máy tính
Operation như đã đề cập.

II.2.3.3.Máy tính History.


Máy tính có khả năng lưu trữ được dữ liệu thời gian thực (Real-time) nhằm phục
vụ cho việc phân tích dữ liệu, lọc và thực hiện một số tính toán cơ bản.

Các thông số cấu hình cơ bản của máy tính History tương đồng với máy tính
Operation như đã đề cập.

II.2.3.4.Các thiết bị khác tại trung tâm.


- Ethernet Switch, Router, tủ Rack, hệ thống âm thanh, máy in, máy fax, điện thoại,
âm thanh cảnh báo.
- Firewall: Thông báo các hành động truy nhập trái phép, các hành động sẽ được ghi
lại. Ngăn chặn những truy cập trái phép.

8
II.3. Giải pháp kỹ thuật phần mềm cho Trung tâm điều khiển OCC.
II.3.1. Yêu cầu kỹ thuật chung
Hệ thống phần mềm tại Trung tâm điều khiển OCC làm nhiệm vụ thu thập, xử lý,
hiển thị dữ liệu từ các nhà máy, các trung tâm chia sẻ dữ liệu khác... nhằm phục vụ cho
công tác giám sát vận hành hệ thống điện. Hệ thống phần mềm tại Trung tâm điều khiển
được xây dựng trên cơ sở hệ điều hành MS Windows. Các module chính của hệ thống
phần mềm tại trung tâm: thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu và xây dựng giao diện vận hành
HMI phải được xây dựng trên cùng một nền tảng hệ thống phần mềm (cùng một
Flatform), nhằm đảm bảo tính thống nhất, ổn định và tin cậy. Hệ thống phần mềm phải
đảm bảo khi sự cố bất kỳ một thiết bị phần cứng nào như Main (Server), Operator
Workstation thì sẽ không làm gián đoạn quá trình vận hành cũng như mở rộng hệ thống
khi cần thiết. Phần mềm và phần cứng của hệ thống được sản xuất và phát triển theo các
tiêu chuẩn được sử dụng pho biến rộng rãi trong công nghiệp, chủ yếu là chuẩn
ANSI/IEEE, ISO và IEC. Hệ thống phần mềm được yêu cầu là một hệ thống phần mềm
độc lập, không bị phụ thuộc vào thiết bị phần cứng. Có thể hoạt động trên bất kỳ chủng
loại máy tính phần cứng thông dụng như HP, DELL, IBM, Advantech...

II.3.2. Truyền thông và khả năng kết nối


Hệ thống SCADA của OCC có khả năng kết nối trực tiếp đến các thiết bị giám sát,
điều khiển, bảo vệ khiển trong trạm thông qua các giao thức của phần mềm hỗ trợ để thu
thập dữ liệu từ trạm nâng áp 22/110kV và các nhà máy:

- IEC60870-5-104
- Modbus Serial/TCP

Máy tính Server & History của trung tâm điều khiển OCC có thể kết nối trực tiếp
với các thiết bị giám sát, điều khiển, bảo vệ của trạm biến áp 22/110kV và các thiết bị
thuộc phần nhà máy. Trung tâm điều khiển OCC có đầy đủ quyền để thu thập thông tin,
thực hiện các lệnh điều khiển từ trung tâm OCC. Để đảm bảo thuận tiện cho công tác cấu
hình chỉnh định và mở rộng hệ thống.

9
Hệ thống phần mềm SCADA hỗ trợ không giới hạn các điểm dữ liệu (datapoint)
kết nối và hỗ trợ không giới hạn:

- Đường truyền thông đến các IEDs (communication line).


- Số lượng RTU/IED kết nối vào phần mềm.
- Số lượng user đăng nhập vào hệ thống với cấp độ phân quyền khác nhau.

Hệ thống phần mềm SCADA hỗ trợ chức năng giám sát và hiển thị thông tin trao
đổi dữ liệu giữa Host (server) và các thiết bị RTU/GATEWAY tại các Trạm nâng áp
22/110kV và các nhà máy theo từng giao thức kết nối, nhằm phục vụ cho công tác thiết
lập và cấu hình hệ thống SCADA. Khi xuất hiện lỗi mất kết nối giữa host (server) với
RTU/GATEWAY tại các Trạm nâng áp 22/110kV và các nhà máy, các thiết bị trên lưới
điện ngoài tín hiệu cảnh báo mất đường truyền yêu cầu phần mềm SCADA phải có chức
năng gán cảnh báo trên giao diện HMI cho tất cả các điểm tín hiệu (status, anolog point)
của kết nối đó nhằm đảm bảo tính trực quan, dễ dàng cho vận hành viên giám sát hệ
thống. Đối với mỗi một kết nối (communication line) đến thiết bị RTU/GATEWAY,
phần mềm SCADA phải cung cấp chức năng dự phòng (1+1) khai báo thông tin kết nối
(communication port hoặc IP address) tương ứng với từng giao thức sử dụng để đảm bảo
tính dự phòng trong hệ thống.

II.3.3. Tính bảo mật


Hệ thống phần mềm đáp ứng yêu cầu về tính bảo mật đảm bảo cho công tác vận
hành hệ thống điện. Nhà thầu mô tả nội dung thực hiện theo những yêu cầu trong hệ
thống được cung cấp. Nhà cấp hàng hệ thống phải xóa hoặc ngưng hoạt động của các hệ
thống phần mềm không hỗ trợ cho công tác vận hành, bảo trì và mở rộng hệ thống trước
thời gian FAT. Phải cung cấp tài liệu hướng dẫn cho công việc này.

Những phần mềm cần được xóa hoặc ngưng hoạt động bao gồm:

- Games.
- Những drivers for network devices không cần thiết sử dụng trong hệ thống.
- Servers or client không sử dụng cho những dịch vụ Internet.

10
- Phần mềm thứ 3 như: Flash Player, PDF viewers...

Hệ thống phần mềm có chức năng thiết lập và phân quyền tài khoản cho người sử
dụng để vận hành hệ thống. Có thể ngưng hoạt động, xóa hoặc chỉnh sửa thông tin của
bất kỳ tài khoản nào của người dùng trong hệ thống. Mỗi một tài khoản đăng nhập vào hệ
thống tùy mục đích vận hành sẽ được thiết lập những chức năng sử dụng như: xác nhận/
chưa xác nhận (Acknowledge/ Unacknowledge, khóa hoặc mở khóa (Block/ Unblock),
tắt âm thanh cảnh báo (Silence Alarm), chỉnh sửa cơ sở dữ liệu hoặc sơ đồ giao diện HMI
(Edit Database hoặc Maps), tạo biểu mẫu báo cáo (Reports), thiết lập các giới hạn cho
các giá trị đo lường (Analog limits), thực hiện các ghi chú trong quá trình vận hành
(Notes), thực hiện các thao tác giả lập trạng thái tín hiệu (Manual set), thao tác điều khiển
(Control), gán nhãn cảnh báo và gỡ nhãn (Tag/Untag). Tất cả các tài khoản mặc định và
các người dùng (Guest Account) trong hệ thống cần phải được ngưng hoạt động hoặc xóa
trước thời gian FAT. Việc thiết lập mật khẩu của tài khoản đăng nhập vào hệ thống phải
cho phép thiết lập các tính năng như: độ dài mật khẩu, chu kỳ thay đổi mật khẩu, yêu cầu
thiết lập mật khẩu với nhiều định dạng (chữ hoa, thường, ký tự đặc biệt), số lần đăng
nhập sai để khóa tài khoản. Hệ thống cho phép cài đặt tính năng tự động đăng xuất tài
khoản người dùng sau một thời gian không có bất kỳ thao tác gì trong hệ thống.

II.3.4. Tính sẵn sàng của hệ thống


Tính sẵn sàng của hệ thống (System Availabitity) được cung cấp phải đáp ứng ít
nhất 98% đối với những lỗi liên quan đến Host (server), Workstation.

II.3.5. Chức năng của hệ thống phần mềm và quy trình giám sát điều khiển.
II.3.5.1.Thu thập dữ liệu.
Quá trình thu thập dữ liệu trong hệ thống được thiết lập phải đáp ứng tính dự
phòng cho từng kết nối truyền thông. Thu thập các tín hiệu đo lường, trạng thái...từ các
trạm nâng áp 22/110kV và các nhà máy theo thời gian thực. OCC sẽ thu thập toàn bộ các
tín hiệu Rơ le bảo vệ, cảnh báo từ các nhà máy điện giúp Trưởng ca OCC có thể truy xuất
đầy đủ và xử lý các thông tin trong chế độ vận hành hoặc sự cố như tại nhà máy điện.

11
II.3.5.2.Xử lý dữ liệu.
Mỗi một tín hiệu trong hệ thống sẽ được thiết lập thuộc tính của dữ liệu (Data
Quality): được hiểu là những thuộc tính được gán cho điểm tín hiệu bao gồm: tín hiệu lỗi
(Fault), thiết lập bằng tay (Manual).. .tại một thời điểm, mục đích của thông tin này hỗ trợ
cho công tác cấu hình, bảo trì hệ thống cơ sở dữ liệu. Những thuộc tính này phải được
hiển thị trên giao diện HMI, bảng biểu báo cáo tương ứng với điểm tín hiệu cụ thể để
phục vụ công tác vận hành được chính xác. Hệ thống có khả năng kiểm tra giá trị dữ liệu
đo lường ở ba mức: cảnh báo, báo động và bình thường. Tương ứng với mỗi mức cảnh
báo phải được thiết lập các giá trị: giới hạn dưới, giới hạn trên và khoảng giá trị thay đổi
(deadband).

- Để loại bỏ tín hiệu nhiễu quanh giá trị 0 (Zero), hệ thống cho phép cấu hình
khoảng giá trị “Zero clamp deadband” (Theo đơn vị kỹ thuật - Engineering value)
mà trong khoảng giá trị đó, tín hiệu được qui về giá trị 0 (Zero). Ví dụ: khi thiết
lập giá trị “Zero Clamp Deadband” bằng 4.0, thì bất kỳ tín hiệu nào có giá trị nằm
trong khoảng từ +4.0 đến -4.0 (Tính theo đơn vị kỹ thuật- Engineering Value) sẽ
được quy về giá trị 0 (Zero).
- Hệ thống hỗ trợ các công cụ để chuyển đổi các kiểu dữ liệu trạng thái thu thập từ
thiết bị hoặc chuyển đổi dữ liệu từ Trung tâm điều khiển đến các trung tâm khác
sao cho phù hợp với trạng thái dữ liệu thực tế. Kiểu dữ liệu trạng thái được hiểu
bao gồm: single bit, dual bit, inverted single bit, inverted dual bit...

II.3.5.3.Giám sát điều khiển.


- Phần mềm tại trung tâm phải hỗ trợ 02 tùy chọn về cơ chế khi gởi lệnh điều khiển
từ Trung tâm điều khiển đến đối tượng điều khiển: “Direct” và “Select before
Operate” (SBO).
- Quá trình thực hiện theo cơ chế “Select Before Operate” áp dụng cho một biến
điều khiển từ Trung tâm điều khiển (Master) đến đối tượng điều khiển (RTU)
được thực hiện theo qui trình sau:
o Master đến RTU: Lựa chọn biến điều khiển (Bước 1)

12
o RTU đến Master: Kiểm tra lại địa chỉ tín hiệu điều khiển (Bước 2)
o Master đến RTU: Xuất lệnh điều khiển (Bước 3)
o RTU đến Master: Xác nhận đã thực thi lệnh điều khiển. (Bước 4)

Nếu xuất hiện bất kỳ lỗi nào đó trong quá trình điều khiển, hệ thống phần mềm sẽ
đưa ra những cảnh báo tương ứng: Nếu bước 2 gặp lỗi mà Trung tâm không nhận được
thông tin thì hệ thống SCADA sẽ xuất hiện cảnh báo “kiểm tra thất bại” (Checkback
failure) Nếu sau Bước 4 mà trạng thái thiết bị không thay đổi tương ứng với lệnh điều
kiển sau một khoảng thời gian chờ (Control resoponse timeout) thì hệ thống sẽ xuất hiện
cảnh báo “điều khiển thất bại” (Control Failure)

- Hệ thống cho phép thiết lập yêu cầu mật khẩu khi thực hiện lệnh điều khiển. Mật
khẩu điều khiển có thể được cài đặt riêng cho từng vận hành viên để đảm bảo tính
bảo mật khi thực hiện lệnh điều khiển.
- Để đảm bảo tính trực quan, dễ hiểu trước khi vận hành thực tế hệ thống SCADA
được yêu cầu hỗ trợ khả năng thiết lập kết nối trên phần mềm ở cả 2 chế độ: kết
nối thực tế và chế độ mô phỏng.
o Chế độ kết nối thực tế: được hiểu là chế độ kết nối từ Trung tâm OCC đến
các thiết bị cần thu thập dữ liệu trạng thái, đo lường, thực hiện lệnh điều
khiển thông qua các giao thức như I, IEC 60870-5-104, Modbus,...
o Chế độ mô phỏng: được hiểu là chế độ kết nối từ Trung tâm điều khiển đến
các thiết bị cần thu thập dữ liệu trạng thái, đo lường, thực hiện lệnh điều
khiển thông qua giao thức mô phỏng (Simulation Protocol). Quá trình này
chỉ được thực thi tại phòng điều khiển trung tâm mà không tương tác đến
thiết bị ngoài thực tế.

II.3.5.4.Công cụ xây dựng cơ sở dữ liệu.


- Có giao diện cấu hình đơn giản, thân thiện, thuận tiện cho việc cấu hình xây dựng
cơ sở dữ liệu cho hệ thống.

13
- Để rút ngắn thời gian cấu hình cũng như mở rộng cơ sở dữ liệu của hệ thống, yêu
cầu trình biên tập cơ sở dữ liệu của hệ thống phần mềm được cung cấp có các đặc
điểm sau:
o Sử dụng chức năng “Nhân bản” trạm để tạo lập một trạm hay thiết bị
(Station) mới với tất cả các điểm dữ liệu tương tự như trạm hay thiết bị hiện
hữu.
o Sao chép (Copy), cắt (Cut) và dán (Paste) trong môi trường Windows.
o Sử dụng chức năng sao chép theo mẫu (Model) để tạo ra điểm dữ liệu và
các thành phần khác của cơ sở dữ liệu dựa trên một nguyên bản đã có.
o Sử dụng chức năng đổi tên trạm (Station Rename) để sao chép một phần
của một hiển thị hiện hữu (Existing Display) và gán lại tất cả các điểm tới
các điểm ở một trạm (Station) khác.
o Chỉnh sửa cơ sở dữ liệu trên MS Excel và nhập vào cơ sở dữ liệu thời gian
thực của hệ thống.
o Xóa bỏ điểm dữ liệu hiện hữu trong phạm vi một trạm hoặc thiết bị.
o Xóa bỏ hoàn toàn một trạm (Station) kể cả các điểm dữ liệu liên quan.
- Công cụ xây dựng cơ sở dữ liệu trong hệ thống phải được tách rời khỏi máy tính
chủ (Host) và được vận hành như một chương trình “khách” (Client program),
giao thiếp với một chương trình chủ (Host) thông qua hệ thống mạng LAN tại
trung tâm điều khiển.
- Mọi thay đổi hay cập nhật cơ sở dữ liệu phải được thực hiện và xác nhận khi hệ
thống đang vận hành. Không cho phép quá trình vận hành hệ thống bị gián đoạn
hay làm nhiễu bởi việc chỉnh sửa cơ sở dữ liệu và bảo trì trong bất kỳ trường hợp
nào.
- Hỗ trợ chức năng lập trình tùy biến nhằm mục đích thực hiện một số chức năng tự
động hóa trong hệ thống SCADA.

14
II.3.5.5.Công cụ xây dựng và hiển thị giao diện vận hành HMI
- Hỗ trợ xây dựng và hiến thị các thông tin về các giá trị đo lường, trạng thái của
các thiết bị trong hệ thống. Chức năng bảng thao tác điều khiển trên HMI phải hỗ
trợ thao tác 02 lần cho 01 lệnh điều khiến. (Chọn trạng thái điều khiển và gửi lệnh
điều khiến).
- Giao diện HMI có chức năng phóng to, thu nhỏ (Zoom in/Zoom out) đến bất kỳ
các vị trí tọa độ nào trên màn hình vận hành.
- Hỗ trợ thư viện các đối tượng đế xây dựng giao diện HMI.
- Giao diện HMI hỗ trợ cấu trúc nhiều lớp (Multi Layer Structure) trên cùng một
trang giao diện vận hành. Tùy vào mức độ phóng to/thu nhỏ mà các lớp sơ đồ
được hiến thị trên trang HMI.
- Chức năng xây dựng và hiển thị đồ thị trên giao diện HMI theo khoảng thời gian
đã được cài đặt trước (Time Interval).
- Chức năng gán nhãn và ghi chú thông tin vận hành trên sơ đồ vận hành HMI
(Tagging và Notes)
- Nhằm hỗ trợ cho công tác vận hành hệ thống SCADA, chức năng HMI được yêu
cầu phải hỗ trợ các trang vận hành: sơ đồ vận hành, trang hiển thị sự kiện, hiển thị
cảnh báo. Các trang vận hành này phải được tách rời nhau.
- Chức năng hiển thị thông tin vận hành trên sơ đồ HMI theo trạng thái lưới điện
như có điện, mất điện, vận hành mạch vòng, vận hành song song... (Topology
Processor).

II.3.5.6.Màn hình giám sát cảnh báo theo thời gian thực
- Hiển thị toàn bộ cảnh báo theo thời gian thực một cách trực quan, dễ dàng nhận
biết được các cảnh báo mới trong hệ thống.
- Hỗ trợ chức năng xác nhận/ chưa xác nhận/ khóa/ mở khóa đối với một cảnh báo
bất kỳ. (UnAcknowledge/Acknowledge/ Block/ UnBlock)
- Hệ thống yêu cầu số lượng các mức độ ưu tiên của tín hiệu khi hiển thị trên màn
hình cảnh báo >8 mức. Tương ứng với mỗi mức ưu tiên cho phép thiết lập một

15
mẫu thông tin hiển thị bao gồm: màu sắc khi tín hiệu chưa xác nhận/xác nhận
(UnAcknowledge/Acknowledge), âm thanh cảnh báo, nội dung cảnh báo.
- Hỗ trợ chức năng cho phép tùy chọn thay đổi nội dung hiển thị trên màn hình cảnh
báo.
- Hỗ trợ các chức năng lọc cảnh báo theo các tùy chọn các nhau: mức độ ưu tiên, tên
trạm.

II.3.5.7.Màn hình giám sát sự kiện theo thời gian thực


- Hiển thị toàn bộ sự kiện của hệ thống theo thời gian thực. Bao gồm các thông tin
về trạng thái thay đổi của tín hiệu thay đổi, quá trình thực hiện lệnh điều khiển,
thông tin đăng xuất/đăng nhập vào hệ thống.
- Nội dung sự kiện phải chứa đựng các thông tin đảm bảo cho vận hành viên dễ
dàng nhận biết hoặc truy xuất khi cần thiết.

II.3.5.8.Chức năng lưu trữ dữ liệu trong hệ thống


- Công cụ lưu trữ dữ liệu vận hành hệ thống SCADA phải được tách rời khỏi máy
tính chủ (Server & Communication) và được vận hành như một chương trình
“khách” (Client program), giao thiếp với một chương trình chủ Host (Server)
thông qua hệ thống mạng LAN tại trung tâm điều khiển.
- Hệ thống hỗ trợ công cụ tự động đồng bộ dữ liệu theo thời gian thực và lưu trữ
trên Historical Server trong cả chế độ vận hành “Hot” và “Standby”. Dữ liệu từ hệ
thống SCADA được thu thập tự động lên máy Historical Server và được lưu trữ.
Dữ liệu quá khứ phục vụ cho công tác tạo báo cáo, biểu mẫu thống kê phù hợp với
yêu cầu vận hành.

II.3.5.9.Module Quản trị dữ liệu quá khứ (HIS).


- Hệ thống cơ sở dữ liệu quá khứ (HIS) là một bộ dữ liệu về tất cả các thông tin
trong quá trình vận hành hệ thống đo đếm. HIS phải được thiết kế và xây dựng
theo cấu trúc Client/Server. HIS sẽ có khả năng lưu trữ dữ liệu về tất cả các thông
tin đưa ra từ hệ thống “real-time” và yêu cầu về đặc điểm cơ bản của hệ thống dữ

16
liệu này là dữ liệu khi đã được ghi vào thì không thể sửa đổi kể cả nhân viên quản
trị cơ sở dữ liệu.
- Tất cả các dữ liệu được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu HIS phải được gắn kèm theo
thông tin về thời gian. Các thông số dữ liệu được xử lý và lưu trữ trong cơ sở dữ
liệu của HIS sẽ bao gồm:
o Dữ liệu đo thời gian thực (U,I, P,Q, cosφ, nhiệt độ,..) có đánh dấu chất
lượng
o Dữ liệu trạng thái của thiết bị trong quá trình vận hành của các nhà máy
điện
o Dữ liệu thao tác của nhân viên vận hành
o Dữ liệu tích lũy có đánh dấu chất lượng của mỗi điểm đo được tích lũy +
Các thông tin về cảnh báo
o Dữ liệu về trình tự các sự kiện (SOE)
o Kết quả tính toán của các ứng dụng
o Thông tin nhập liệu bằng tay với thời gian tương ứng.
- Thông tin sẽ được lưu trữ một cách liên tục và cho phép người sử dụng có thể dễ
dàng truy vấn ngẫu nhiên đến bất kỳ điểm dữ liệu nào trong quá khứ. Khả năng
lưu trữ phải đảm bảo ít nhất 3 năm liên tục.
- Các cảnh báo cần thiết sẽ được đưa ra khi thiết bị lưu trữ gần đầy và cho phép
nhân viên vận hành đưa dữ liệu ra lưu trữ dưới dạng off-line bằng các phương tiện
như CD-ROM hoặc Tape.
- Hệ thống cần phải có khả năng “reload” trở lại các dữ liệu lưu trữ đã được đưa ra
bên ngoài mà không ảnh hưởng tới quá trình xử lý thu thập dữ liệu. Hệ thống bao
gồm thư mục chứa tất cả các thông tin quá khứ đã được đăng ký với nó, hoặc dưới
dạng on-line hoặc dưới dạng off-line.

II.4. Yêu cầu về an ninh bảo mật hệ thống.


II.4.1. Yêu cầu chung
Hệ thống áp dụng các giải pháp an ninh mạng như sau:

17
- Cách ly toàn mạng IP của hệ thống điều khiển với mạng Internet, mạng nội bộ.
- Các kết nối với hệ thống SCADA, TTĐĐ phải qua tường lửa.
- Không cho phép cài đặt bất cứ phần mềm nào khác vào hệ thống máy chủ, máy
tính trạm ngoài các phần mềm chuyên dùng cho Trung tâm điều khiến.
- Không cho phép nối bất cứ thiết bị nào vào máy chủ, máy tính trạm của Trung tâm
OCC như: thẻ nhớ, USB, ổ cứng di động, điện thoại, máy ảnh,...

II.4.2. Cập nhật phần mềm quét viruts


Tất cả bản cập nhật, vá lỗi hoặc nâng cấp đối với hệ điều hành hay ứng dụng phần
mềm trong hệ thống này phải được thực hiện trước khi bàn giao. Hệ thống khi bàn giao
đảm bảo đã được quét virus, phần mềm gián điệp, mã độc.

II.4.3. Giám sát bảo mật


Hệ thống phần mềm phải cung cấp tính năng ghi lại lịch sử tất cả các truy cập và
khai thác của người dùng đối với hệ thống. Ghi lại bất kì sự kiện nào xuất hiện trong hệ
thống kể cả những lần cố gắng truy cập thành công và không thành công hay những thao
tác thông thường trên hệ thống giúp việc phân tích, đánh giá các truy cơ hay thao thác
không tích cực lên hệ thống.

II.4.4. Cơ chế xác thực người dùng


Hệ thống phần mềm cung cấp tính năng xác thực người dùng truy cập hệ thống
một cách hiệu quả và an toàn tuyệt đối. Tính năng cấp quyền cho mỗi đối tượng người
dùng là linh hoạt.

18

You might also like