You are on page 1of 12

3.

     Nhớ (knowledge)


o    Ghi nhớ hoặc nhận biết thông tin.

o    Nhớ là cần thiết cho tất các mức độ tư duy.

o    Nhớ ở đây được hiểu là nhớ lại những kiến thức đã học một cách máy
móc và nhắc lại. 

o    Những hoạt động tương ứng với mức độ biết có thể là xác định, đặt tên,
liệt kê, đối chiếu hoặc gọi tên. 

o    Một ví dụ cho mức tư duy nhớ này là khi giáo viên yêu cầu học viên kể
tên các ngày trong tuần.

o    Các động từ tương ứng với mức độ tư duy NHỚ


liệt kê

gọi tên

định danh

giới thiệu/chỉ ra

xác định

nhận biết

nhớ lại

đối chiếu

phân loại

mô tả

định vị

phác thảo
lấy ví dụ

phân biệt quan điểm từ thực tế

Các hoạt động phù hợp mức tư duy NHỚ


Vấn đáp tái hiện

Phiếu học tập 

Các trò chơi, câu đố có hướng dẫn trước

Tra cứu thông tin  

Các bài tập đọc  

Thực hành hay luyện tập

Tìm các định nghĩa

Các trò chơi, câu đố ghi nhớ

4.     Hiểu (comprehension)


o    Hiểu là mức độ khá gần với nhớ nhưng ở đây phải có khả năng hiểu thấu
đáo ý nghĩa của kiến thức. 

o    Hiểu không đơn thuần là nhắc lại cái gì đó. Học viên phải có khả năng
diễn đạt khái niệm theo ý hiểu của họ. 

o    Những hoạt động tương ứng với mức độ hiểu có thể là diễn giải, tổng kết,
kể lại, viết lại theo cách hiểu của mình. 

o    Một ví dụ của mức độ hiểu đó là khi giáo viên yêu cầu học viên kể lại
truyện “Tấm Cám” ….

Là khả năng hiểu, diễn dịch, diễn giải, giải thích hoặc suy diễn. (Dự đoán
được kết quả hoặc hậu quả). Các hoạt động phù hợp mức tư duy HiỂU

o    Các động từ tương ứng với mức độ tư duy HIỂU


diễn giải

phân biệt

chứng tỏ

hình dung

trình bày lại 

viết lại

lấy ví dụ

tóm tắt

giải thích

diễn dịch

mô tả

so sánh

chuyển đổi

ước lượng

Các hoạt động phù hợp mức tư duy HIỂU


Sắm vai tranh luận

Dự đoán 

Đưa ra những dự đoán hay ước lượng

Cho ví dụ

Diễn giải 

 
5.     Vận dụng (application)
o    Năng lực sử dụng thông tin và chuyển đổi kiến thức từ dạng này sang
dạng khác. (Sử dụng những kiến thức đã học trong hoàn cảnh mới).

o    Vận dụng là bắt đầu của mức tư duy sáng tạo. Tức là vận dụng những gì
đã học vào đời sống hoặc một tình huống mới. 

o    Vận dụng có thể được hiểu là khả năng sử dụng kiến thức đã học trong
những tình huống cụ thể hay tình huống mới. 

o    Những hoạt động tương ứng với mức tư duy vận dụng có thể là chuẩn bị,
sản xuất, giải quyết, vận hành hoặc theo một công thức nấu ăn. 

o    Một ví dụ về hoạt động vận dụng đó là khi giáo viên đưa cho học viên
các bản hướng dẫn viết và yêu cầu “Hãy sử dụng những hướng dẫn này để
đóng một chuồng chim”.

o    Các động từ tương ứng với mức độ tư duy VẬN DỤNG
áp dụng

phân loại

sửa đổi

đưa vào thực tế

chứng minh

ước tính

vận hành

giải quyết

minh họa

t í nh toán

diễn dịch
thao tác

dự đoán

bày tỏ

Các hoạt động phù hợp mức tư duy VẬN DỤNG


Các hoạt động mô phỏng:  Sắm vai và đảo vai trò.

Sáng tác chuyện báo, quảng cáo …

Xây dựng mô hình

Phỏng vấn 

Trình bày theo nhóm hoặc theo lớp

Tiến hành các thí nghiệm 

Xây dựng các phân loại   

6.     Phân tích (analysis)


o    Ở mức độ này đòi hỏi khả năng phân loại.

o    Phân tích là khả năng phân nhỏ đối tượng thành các hợp phần cấu thành
để hiểu rõ hơn cấu trúc của nó. 

o    Các hoạt động liên quan đến mức độ phân tích có thể là vẽ biểu đồ, lập
dàn ý, phân biệt hoặc chia nhỏ các thành phần.

o    Một ví dụ của mức độ phân tích là khi giáo viên hỏi học sinh “ Nguyên
nhân của chiến tranh thế giới thứ II và ảnh hưởng của nó đến đời sống của
người dân Việt Nam? ”.

Là khả năng nhận biết chi tiết, phát hiện và phân biệt các bộ phận cấu thành
của thông tin hay tình huống.

o    Các động từ tương ứng với mức độ tư duy PHÂN TÍCH
đối chiếu

so sánh

chỉ ra sự khác biệt 

phân loại

phác thảo

liên hệ

phân tích

tổ chức

suy luận

lựa chọn

vẽ biểu đồ

phân biệt

Các hoạt động phù hợp mức tư duy PHÂN TÍCH


Tạo tiêu chí cho đánh giá (động não)

Liệt kê chất lượng đặc trưng 

Xác định vấn đề 

Phác thảo tài liệu viết  

Đưa ra các suy luận  

So sánh và đối chiếu    

7.     Tổng hợp (synthesis)


o    Ở mức độ này học viên phải sử dụng những gì đã học để tạo ra hoặc sáng
tạo một cái gì đó hoàn toàn mới. 

o    Tổng hợp liên quan đến khả năng kết hợp các phần cùng nhau để tạo một
dạng mới. 

o    Các hoạt động liên quan đến mức độ tổng hợp có thể gồm: thiết kế, đặt
kế hoạch, tạo hoặc sáng tác.

o    Một ví dụ hoạt động ở mức độ tổng hợp đó là khi giáo viên yêu cầu học
sinh sáng tác một bài thơ về tuyết trong đó bao gồm quá trình khoa học của
việc nước chuyển thành đá.

Là khả năng hợp nhất các thành phần để tạo thành một tổng thể/sự vật lớn.

Các động từ tương ứng với mức độ tư duy TỔNG HỢP


thảo luận

lập kế hoạch

so sánh

tạo mới

xây dựng 

sắp đặt

sáng tác

tổ chức

thiết kế

giả thiết

hỗ trợ

viết ra

báo cáo
hợp nhất

tuân thủ

phát triển

Các hoạt động phù hợp mức tư duy TỔNG HỢP


Đạt được một kế hoạch độc đáo

Xác định vấn đề, các mục đích, mục tiêu

Tổ chức và thực hiện một sản phẩm độc đáo

Chỉ ra làm thế nào các ý tưởng và sản phẩm có thể thay đổi  

Tìm những sự kết hợp mới    

8.     Đánh giá (evaluation)


o    Đánh giá là khả năng phán xét giá trị của đối tượng. 

o    Để sử dụng đúng mức độ này, học viên phải có khả năng giải thích tại
sao sử dụng những lập luận giá trị để bảo vệ quan điểm. 

o    Những hoạt động liên quan đến mức độ đánh giá có thể là: biện minh,
phê bình hoặc rút ra kết luận. 

o    Một ví dụ liên quan đến mức độ đánh giá là khi giáo viên hỏi học sinh tại
sao nên huỷ bỏ hình phạt tử hình hoặc tại sao không nên?

Là khả năng phán xét giá trị hoặc sử dụng thông tin theo các tiêu chí thích
hợp. (Hỗ trợ đánh giá bằng lý do/lập luận).

o    Các động từ tương ứng với mức độ tư duy ĐÁNH GIÁ
phê bình

bào chữa/thanh minh 

tranh luận
bổ trợ cho lý do/lập luận

kết luận

định lượng

xếp loại

đánh giá

lựa chọn

ước tính

phán xét

bảo vệ

định giá

Các hoạt động phù hợp mức tư duy ĐÁNH GIÁ


Đưa ra những đánh giá về bài thuyết trình và dự án của người khác  

Đánh giá các số liệu, các tiêu chí đưa ra để áp dụng

Đánh giá ý tưởng và sản phẩm của ai đó.    


Chức năng hoạch định trong quản lý
 
Họach định là gì?

Hoạch định là một quá trình ấn định những mục tiêu và xác định biện pháp tốt nhất để thực hiện
những mục tiêu đó. Nó liên hệ với những phương tiện cũng như với những mục đích. Tất cả
những người quản lý đều làm công việc hoạch định.

Tác dụng của họach định là nó giúp nhà quản lý với những lợi ích chính:

           Tư duy có hệ thống để tiên liệu các tình huống quản lý


           Phối hợp mọi nguồn lực của tổ chức hữu hiệu hơn.
           Tập trung vào các mục tiêu và chính sách của tổ chức.
           Nắm vững các nhiệm vụ cơ bản của tổ chức để phối hợp với các quản lý viên khác.
           Sẵn sàng ứng phó và đối phó với những thay đổi của môi trường bên ngoài
           Phát triển hữu hiệu các tiêu chuẩn kiểm tra.

Hoạch định có thể không chính xác nhưng vẫn có ích cho nhà quản lý vì nó gợi cho nhà quản lý
sự hướng dẫn, giảm bớt hậu quả của những biến động, giảm tối thiểu những lãng phí, lặp lại, và
đặt ra những tiêu chuẩn để kiểm soát được dễ dàng.

Mục tiêu - nền tảng của hoạch định

Mục tiêu là những mong đợi mà nhà quản lý muốn đạt được trong tương lai cho tổ chức của
mình, là phương tiện để đạt tới sứ mạng. Mục tiêu có các vai trò:

           Mặt tĩnh: làm nền tảng cho hoạch định, nhằm xây dựng hệ thống quản lý.
           Mặt động: quyết định toàn bộ diễn biến của tiến trình quản lý.

Các yêu cầu của mục tiêu

           Đảm bảo tính liên tục và kế thừa


           Phải rõ ràng bằng các chỉ tiêu định lượng là chủ yếu
           Phải tiên tiến để thể hiện được sự phấn đấu của các thành viên.
           Xác định rõ thời gian thực hiện
           Có các kết quả cụ thể.

Quản lý bằng mục tiêu (MBO)

Bốn yếu tố

           Sự cam kết của quản lý viên cao cấp


           Sự hợp tác của các thành viên để xây dựng mục tiêu chung
           Sự tự nguyện tự giác với tinh thần tự quản.
           Tổ chức kiểm soát định kỳ việc thực hiện kế hoạch

Quá trình MBO

           Đặt mục tiêu


           Hoạch định hành động
           Tự kiểm soát
           Duyệt lại theo kỳ hạn.

Các loại hoạch định

Hoạch định chiến lược

Đặc điểm:

           Thời hạn    : vài năm


           Khuôn khổ  : rộng
           Mục tiêu     : ít chi tiết

Quá trình cơ bản của hoạch định chiến lược

           Nhận thức được cơ hội


           Xác định các mục tiêu
           Phát triển các tiền đề
           Xác định các phương án lựa chọn
           Đánh giá các phương án.
           Lựa chọn phương án
           Hoạch định các kế hoạch phụ trợ
           Lượng hóa bằng hoạch định ngân quỹ

Ở các doanh nghiệp lớn, có các loại chiến lược, như: Ổn định, Phát triển, Cắt giảm để tiết kiệm,
Phối hợp các chiến lược trên.

Ở các cơ sở kinh doanh nhỏ, họach định chiến lược là những quá trình không chính thức, cách
làm đơn giản, gọn, ít tốn kém.

Hoạch định tác nghiệp

Đặc điểm

           Thời hạn: ngày, tuần, tháng


           Khuôn khổ: hẹp
           Mục tiêu: chi tiết xác định

Các kế hoạch đơn dụng

Là những phương thức hoạt động sẽ không được lập lại nguyên xi trong tương lai. Chủ yếu bao
gồm chương trình, dự án, ngân sách.

Các kế hoạch thường trực


Là các phương thức hoạt động thường xuyên lập đi lập lại trong quá trình quản lý. Chủ yếu bao
gồm chính sách, thủ tục, qui định.

Nâng cao hiệu quả của công tác hoạch định

           Hoạch định không được phó mặc số mệnh.


           Hoạch định xuất phát từ cấp cao nhất
           Hoạch định phải có tổ chức
           Hoạch định phải rõ ràng và xác định.
           Mục tiêu, tiền đề, chiến lược và sách lược phải được thông báo rõ ràng
           Người quản lý phải tham gia vào hoạch định
           Việc hoạch định phải bao gồm cả việc nhận htức và chấp thuận sự thay đổi.

You might also like