You are on page 1of 13

Câu 11 : Các nguồn tài nguyên mà con người khai thác ?

Phân tích tác động môi trường của


việc Sử dụng các nguồn tài nguyên trong xây dựng ?
Giải : giống trang 20
Câu 16 : Phân tích ý nghĩa và phạm vi ứng dụng của phương pháp thi công lắp ghép ?
Giải : Thực tế thi công các công trình có thể được tiến hành bằng 2 giải pháp tổ chức thi công
cơ bản là thi công tại công trường và thi công lắp nghép tại công trường. Thi công tại công
trường là phương pháp tổ chức thi công trong đó các hạng mục kết cấu công trình được tiến
hành mọi công đoạn thi công ngay tại công trường. Phương pháp thi công này cần phải vận
chuyển đến công trường toàn bộ các nguyên vật liệu cần thiết; cần tập trung toàn bộ các thiết
bị, máy móc; và cần khối lượng lớn nhân công. Vì vậy, nguy cơ ô nhiễm không khí, tiếng ồn
cao. Đồng thời, việc quản lý và đảm bảo chất lượng thi công khó khăn, phụ thuộc nhiều vào
điều kiện thời tiết,
Thi công lắp ghép là giải pháp thi công trong đó các hạng mục kết cấu được sản xuất trong
công xưởng. Sau đó chúng được vận chuyển đến công trường và tiến hành công đoạn lắp
nghép, hoàn thiện và hoàn chỉnh. Việc chế tạo các hạng mục kết cấu công trình trong nhà
xưởng đạt được những ưu điểm sau:
> Chuyên môn hóa và cơ giới hóa được các bước chế tạo, yêu cầu nhân công và máy móc
thiết bị thấp, nguy cơ tai nạn lao động giảm;
> Thuận tiện cho việc áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản ph
phẩm, giảm ô nhiễm môi trường và giảm giá thành
sản phẩm;
• Không sử dụng ván khuôn hoặc tốc độ luân chuyển ván khuôn nhanh nên tiến độ sản xuất,
thi công nhanh và tiết kiệm nguyên vật liệu;
Quá trình thi công không phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết;
- Giảm chiếm dụng mặt bằng thi công, hạn chế phá hủy bề mặt đất tự nhiên khu vực công
trường;
> Kiểm soát được chặt chẽ các công đoạn sản xuất nên chất lượng sản phẩm đồng đều, tỷ lệ
thải loại thấp;
> Quản lý được tiếng ồn nên hạn chế ô nhiễm tiếng ồn phát tán ra cộng dong;
» Chủ động được các công nghệ xử lý bụi và các chất thải có nguy cơ gây ô nhiễm môi
trường;
Tối ưu hóa được việc sử dụng vật liệu nên hiệu quả sử dụng vật liệu cao và tỷ lệ chất thải
thấp;
» Có khả năng tận dụng và tận dụng với hàm lượng cao các loại chất thải để sản xuất cấu kiện
mới;
> Có khả năng tái sử dụng sau khi tháo dỡ;
> Hiệu suất sử dụng năng lượng cho sản xuất cao nên tiêu tốn năng lượng thấp, một số nguồn
năng lượng còn có thể được tái sử dụng giữa các khâu trong toàn bộ dây truyền sản xuất.
Với những ưu điểm nổi bật nêu trên cộng với tiến bộ khoa học công nghệ ngày càng cao và
càng được phổ biến nên công nghệ thi công lắp nghép ngày càng được ứng dụng rộng rãi.
Câu 15 : Phân tích các yếu tố nhà bền vững
Giải : giống trang 42
Câu 14 : Anh chị hãy trình bày khái niệm và nội dung của kiến trúc công trình bền vững
Giải :Kiến trúc công trình bền vững là kiến trúc hài hòa với thiên nhiên và môi trường xung
quanh.Giữ gìn cân bằng hệ sinh thái, kiểm soát rác thải, bảo vệ thiên nhiên, tiết kiểm năng
lượng… “Đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không lấy đi khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ
tương lai.
Nội dung của kiến trúc công trình bền vững :
-Bền vững về kết cấu, vật liệu , kỹ thuật
+Mọi kiến trúc ra đời đều phục vụ cho con người. Vì vậy, sự bền vững của kiến trúc đầu tiên
chính là nghĩa đen, đơn giản nhất: công trình phải chắc chắn an toàn. Tất nhiên mỗi thể loại
công trình, tính chất công trình hay mỗi giai đoạn xây dựng có những yêu cầu mức độ bền
vững xây dựng khác nhau, nhưng đều có yêu cầu tối thiểu về độ bền vững cơ học, bền vững
kết cấu.Một ngôi nhà, một kiến trúc hay đẹp đến mấy mà bị sụp đổ thì kiến trúc đó không còn
giá trị sử dụng và cái hay, cái đẹp cũng không còn giá trị hiện hữu.
+Trong khoa học xây dựng, bốn yêu cầu đòi hỏi với công trình liên quan mật thiết với nhau là
bền vững, tiện ích và thẩm mỹ, kinh tế thì bền vững luôn đứng ở đầu.
+Bền vững về kết cấu gắn liền với bền vững vật liệu tạo nên kết cấu đó. Với kiến trúc cổ thì
đó là gỗ, gạch , đá , với kiến trúc hiện đại đó là bê tông, thép. Bên cạnh vật liệu kết cấu , thì
sự bền vững của những vật liệu tạo nên hình hài kiến trúc cũng rất quan trọng để tạo nên sự
bền vững chung của cả công trình. Tất nhiên có nhiều trường hợp, nhiều công trình vật liệu
đóng cả hai vai trò: vừa là vật liệu kết cấu chịu lực, vừa là vật liệu kiến trúc để tạo nên hình
thức, gái trị thẩm mỹ của CT.

2
+Hệ thống kỹ thuật trang thiết bị trong công trình cũng là một phần quan trọng và đòi hòi tính
bền vững. Đó là những hệ thống phổ biến như hệ thống điện, chiếu sáng, hệ thống thông tin
liên lạc, hệ thống cấp- thoát nước, hay ở mức độ cao hơn ở những kiến trúc hiện đại như hệ
thống điều hòa nhiệt độ, hệ thống thang máy , hệ thống báo chãy- chữa cháy, hệ thống giám
sát, hệ thống điều khiển thông minh… Công trình bền vững có nghĩa là những hệ thống này
cũng phải bền vững, được thiết kế và lắp đặt khoa học, hoạt động ổn định , an toàn , thuận
tiện và dễ dàng bảo trì , sửa chữa , nâng cấp thay thế hay xử lí nếu xảy ra sự cố.
-Bền vững về quy hoạch, cảnh quan, môi trường
+Một công trình tồn tại có ý nghĩa khi nó được đặt đúng nơi, đúng chỗ. CT phải làm đẹp thêm
cảnh quan, không gian và ngược lại, không gian sẽ tôn công trình đó lên.Nói theo thuật ngữ
chuyên môn CT kiến trúc phải phù hợp quy hoạch, và quy hoạch phải có giá trị, phải bền
vững. Nhiều kiến trúc đô thị đã tồn tại hàng trăm năm mà vẫn đẹp. Chúng đẹp ở tự thân nghệ
thuật kiến trúc, và đẹp vì được xây đúng chỗ, hài hòa với cảnh quan đô thị, có những điểm
nhìn đẹp. Ở Hà nội và TP HCM, rất nhiều biệt thự cũ từ thời pháp có giá trị về kiến trúc và độ
thị đã, đang bị phá dỡ để nhường chỗ cho những dự án cao ốc. Điều đó cho thấy nếu quy
hoạch không ổn định và quản lý quy hoạch- đô thị không tốt cũng ảnh hưởng tới sự bền vững
của CT
+Bền vững về môi trường có quan hệ với các vấn đề quy hoạch, cảnh quan. Yếu tố môi
trường cũng được hiểu rộng cả nghĩa tự nhiên và xã hội. Kiến trúc bền vững như thường nói
đề cập nhiều tới yêu tố môi trường tự nhiên với những tiêu chí như thân thiện với thiên nhiên,
cộng sinh cùng thiên nhiên, nhiều màu xanh tự nhiên. Bền vững về môi trường có nghĩa là
giảm thiểu thải những chất độc hại vào môi trường trong quá trình xây dựng vận hành, và cả
khi phá dỡ. tiết kiệm năng lượng cũng là một yếu tố không thể thiếu .Bên cạnh những giải
pháp kiến trúc thì việc ứng dụng công nghệ là xu hướng phát triển để khai thác những nguồn
năng lượng sạch sẵn có trong tự nhiên như năng lượng mặt trời, năng lượng gió.. hay xử lí
chất thải.
-Bền vững thẩm mỹ :
+Kiến trúc là một trong bảy môn nghệ thuật.Cho dù kiến trúc hiện đại ngày nay gần với công
nghệ - kỹ thuật hơn, thì vẫn không thể loại trừ , phủ nhận yếu tố nghệ thuật, thẩm mỹ trong
đó. Lịch sử kiến trúc nói riêng và lịch sự nghệ thuật nói chung là một dòng chảy không ngừng
, luôn có sự tiếp biến , thay đổi , phát triển, riêng kiến trúc còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố
khác như vật liệu, kỹ thuật, nhu cầu xã hội Kiến trúc bền vững có nghĩa là phải có giá trị nghệ

3
thuật theo quan điểm mỹ học nhất định. Tuy mỗi thời kỳ lịch sử, mỗi quốc gia, vùng miền có
những cách nhìn nhận khác nhau về những giá trị thẩm mỹ, trên nền tảng văn hoá, tín ngưỡng,
tôn giáo, phong tục tập quán...; song cái đẹp của nghệ thuật kiến trúc vẫn luôn có mẫu số
chung trên nền tảng mỹ học, triết học.
+ Có thể, có những thể loại kiến trúc mà người ta không xây nữa, hoặc có xây nhưng hình
thức kiến trúc không như thế nữa. Nhưng những giá trị nghệ thuật, giá trị thẩm mỹ của nó
không vì thế mà bị giảm đi, trái lại giá trị lịch sử, nghệ thuật càng được đề cao và tôn vinh.
Đương nhiên, những kiến trúc “bền vững thẩm mỹ” được ra đời bởi những kiến trúc sư tài
năng. Và sự “bền vững thẩm mỹ” cũng là lý do để kiến trúc trường tồn, dù có thể đó không
phải là kiến trúc quá bền chắc, to lớn, kỳ vĩ.
- Bền vững văn hoá
+ Công trình kiến trúc được sinh ra để phục vụ những nhu cầu thiết yếu của con người trong
cuộc sống. Nhưng kiến trúc không chỉ đơn thuần có chức năng, công năng như những đồ vật,
vật dụng khác. Sự tồn tại của kiến trúc cùng cuộc sống con người đã tạo nên những giá trị tinh
thần. Tự thân kiến trúc có giá trị thẩm mỹ, giá trị nghệ thuật đã là một phần của yếu tố ấy.
Nhưng lớn hơn, nó còn hình thành, gìn giữ những giá trị văn hoá qua năm tháng, qua những
thăng trầm lịch sử.
Kết luận:
Kiến trúc bền vững – đó là một khái niệm rộng và đa nghĩa. Nhưng cũng có thể hiểu đơn giản,
tổng quan và cu thể ở những yếu tố tạo nên sự bền vững. Vật chất nào cũng bị hủy hoại bởi
thời gian, nhưng những giá trị tinh thần thì mãi trường tồn.
Câu 12 : Thế nào là công trình xây dựng có tổng năng lượng bằng không ? Lấy một ví dụ
minh họa về một mô hình ngôi nhà đáp ứng tổng năng lượng bằng không ?
Giải :Công trình có theo hướng công trình có tổng năng lượng bằng không là một khái niệm
để chỉ một công trình xây dựng đạt được sự cân bằng giữa nhu cầu sử dụng năng lượng và
khả năng sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như mặt trời, gió,… đồng thòi các thiết bị tiêu
thụ năng lượng đều sử dụng các loại có hiệu suất cao trong những thập niên tiếp theo để giảm
thiểu đáng kể sự phụ thuộc của con người vào các nguồn năng lượng hóa thạch.
-ví dụ về một công trình có tổng năng lượng bằng không :
+ Công trình nhà ở Charlotte ở Hoa Kỳ thiết kế bởi Công ty kiến trúc Pill- Maharam. Tòa nhà
đã nhận được Chứng nhận ENERGY STAR 5 sao, Chứng nhận Vermont Builds Greener và

4
Chứng nhận LEED Platinum. Tòa nhà Charlotte là kết quả của sự phối hợp rất nhiều các
chiến lược xây dựng xanh.
Theo các kiến trúc sư, việc sử dụng vật liệu xây dựng chất lượng cao và ứng dụngcấu trúc vỏ
bọc cách điện là hai công nghệ cần thiết để đảm bảo tiết kiệm năng lượng cho một công trình.
Tòa nhà Charlotte cũng sử dụng năng lượng mặt trời thụ động, cho phép một tỷ lệ ánh sáng
mặt trời nhất định thông qua lớp kính trên tường phía đối diện để lưu giữ nhiệt. Ngoài ra, tòa
nhà sử dụng một tua-bin gió 10kWh để tạo ra điện năng sử dụng cho các hoạt động hàng ngày
từ nấu ăn đến chiếu sáng.
Câu 10 : Phân tích ý nghĩa và phạm vi ứng dụng của việc ứng dụng của việc tận dụng tro xỉ
nhiện điện trong xây dựng công trình ?
Giải : Ý nghĩa: Việc tận dụng tro xỉ nhiệt điện sẽ giúp phần nào về việc xử lý chất thải này
của các nhà máy nhiệt điện, cũng như không gây ô nhiễm môi trường, không những tiết kiệm
được chi phí xử lý mà còn thu lợi nhuận từ việc bán cho các nhà máy sản xuất vật liệu xây
dựng
Ứng dụng:
Tro xỉ là sản phẩm phế thải công nghiệp dưới dạng bụi khí thải hạt mịn thu được từ quá trình
đốt cháy nhiên liệu than đá trong các nhà máy nhiệt điện chạy than. Vì vậy dùng tro bay có
những ưu điểm sau :
-Một phần để bảo vệ môi trường sống cho mọi người.
-Nhờ độ mịn cao, độ hoạt tính lớn cộng với lượng SiO2 hoạt tính cao trong tro bay,
nên khi kết hợp với ximăng portland hay các loại chất kết dính khác sẽ tạo ra các sản phẩm bê
tông với độ bền cao.
-Có khả năng chống thấm cao, tăng độ bền với thời gian, giảm nứt nẻ.
-Giảm độ co ngót, tính bền sunfat.
-Dễ thi công.
-Giảm phân tầng tách nước.
-Giảm nhẹ tỉ trọng của bê tông một cách đáng kể,
-Làm giảm thoát nhiệt khi thủy hóa xi măng, vì vậy sử dụng rất tốt khi thì công bề tông khối
lớn.
-Sử dụng tro bay mang tính kinh tế cao cho nhà thầu,Chính vì vậy, các công trình có sử dụng
tro bay sẽ đem đến 03 lợi ích to lớn và rất thiết thực cho ngành công nghiệp xây dựng là
Chất lượng sản phẩm ưu việt hơn.

5
-Giá thành rẻ hơn
-Góp phần bảo vệ môi trường
Câu 9 : Phân tích ý nghĩa của việc sử dụng vât liệu xây dựng từ chất thải. Cho ví dụ về một
loại vật liệu xây dựng từ chất thải ?
Giải : Vật liệu thải tạo ra ngày càng nhiều ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Nguồn tạo ra
chất thải chủ yếu là từ các ngành công nghiệp; nông nghiệp; và sinh hoạt. Nếu không được
tận dụng, chất thải sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường rất lớn. Hoặc nếu không sẽ cần tốn
nhiều chi phí để trộn lấp hoặc xử lý. Vấn đề phát triển bền vững được coi là giải pháp bắt
buộc trong lộ trình của sự phát triển của từng quốc gia cũng như toàn cầu. Điều này đòi hỏi
mỗi quốc gia phải có giải pháp xử lý chất thải để hạn chế tối đa những tác dụng bất lợi đến
môi trường.
Lượng chất thải tạo ra thường tuân theo định luật bảo toàn khối lượng. Tổng lượng tài nguyên
sử dụng và năng lượng tiêu tốn để sản xuất vật liệu thường tương ứng với tổng lượng chất thải
tạo ra. Do đó, khối lượng chất thải, bao gồm cả chất thải rắn; chất thải lỏng; và chất thải khí,
phát tán hàng năm trên toàn thế giới ước tính đến hàng ngàn tỷ tấn. Phần lớn trong số đó vẫn
còn giá trị sử dụng hoặc vẫn có khả năng tái sử dụng, nhất là trong xây dựng. Dưới sức ép của
các hiệp ước RiodeJaneiro và Nghị định thư Kyoto về bảo vệ môi trường, hầu hết các nước
phát triển đã quan tâm đến vấn đề này và cho đến nay họ đã đạt được những thành tựu nhất
định trong việc giảm thiểu, sử dụng lại, tái sử dụng, và thu hồi lại được chất thải.
Ở Việt nam, lượng chất thải phát ra từ sinh hoạt, các ngành công nghiệp và nông nghiệp
đang là gánh nặng đè lên vai môi trường sống của người dân. Trong số các chất thải đó,
khoảng 14 chất thải rắn và lỏng hoàn toàn có thể tái sử dụng có hiệu quả trong lĩnh vực xây
dựng, như: chất thải phá dỡ từ các công trình xây dựng; chất thải kim loại; chất thải từ các nhà
máy nhiệt điện; chất thải từ các nhà máy luyện gang, thép; chất thải thủy tinh; chất thải lốp
xe; chất thải bao bì nhựa; chất thải từ mặt đường cũ; chất thải trong khai thác các loại cốt liệu;
chất thải vỏ trấu; dầu thải các loại; v.v...Lấy một ví dụ về chất thải rắn từ phá dỡ các công
trình xây dựng cũ. Việt nam hiện nay đang trong giai đoạn cần phá dỡ hàng loạt các công
trình cũ, hết tuổi thọ khai thác để xây dựng mới. Như vậy, lượng chất thải rắn từ chính các
công trình phá dỡ sẽ là rất lớn. Chúng hoàn toàn có thể tái sử dụng lại trong xây dựng mới,
nhất là làm cốt liệu. Nếu tận dụng triệt để chúng sẽ giảm thiểu đáng kể lượng vật liệu khai
thác từ thiên nhiên. Đồng thời giảm thiểu đáng kể năng lượng tiêu tốn cho khai thác và gia
công vật liệu thiên nhiên. Điều đó đồng nghĩa với việc tiết kiệm được nguồn tài nguyên và

6
hạn chế gây ô nhiễm. Hay nói khác đi, đó là một giải pháp để thực hiện mục tiêu sử dụng vật
liệu “xanh”.
Xây dựng là một ngành công nghiệp sử dụng khối lượng vật liệu nhiều nhất. Đây cũng là
ngành sử dụng lượng các nguồn tài nguyên thiên nhiên như cốt liệu, khoáng sản, đất, nước,
cây xanh, năng lượng, v.v.. lớn nhất để xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao
thông, v.v... Đồng thời ngành này cũng thải ra môi trường lượng lớn các chất thải như chất
thải rắn, khí gây hiệu ứng nhà kính, tiếng ồn... gây ô nhiễm môi trường. Như vậy, để góp phần
bảo vệ môi trường trường, hạn chế tàn phá thiên nhiên là điều cấp thiết. Điều này là đặc biệt
quan trọng đối với lĩnh vực xây dựng. Tận dụng chất thải trong xây dựng là một giải pháp hữu
hiệu để đạt được mục tiêu này.
Hầu hết các chất thải vẫn còn khả năng tận dụng cho một vòng đời mới trong các ứng dựng
xây dựng. Tùy theo thành phần hóa học và tính chất mà chúng có thể được tận dụng làm cốt
liệu, chất làm đầy (chèn khe), chất kết dính trong các ứng dụng xây dựng. Khi được tận dụng,
các vật liệu thải không chỉ giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, giảm giá thành sản phẩm
xây dựng do hạn chế được chi phí gia công vật liệu tự nhiên, mà điều quan trọng hơn là chúng
có thể nâng cao được chất lượng của các sản phẩm xây dựng truyền thống. Trong một số
trường hợp, việc kết hợp vật liệu thải với các vật liệu truyền thống còn có thể tạo ra các tính
chất mới của sản phẩm mà những tính chất ấy chưa có được khi dùng các vật liệu truyền
thống.
Các chất thải nêu trên có thể phân thành các nhóm vật liệu được tận dụng trong các ứng dụng
sau:
Nhóm cốt liệu: Vật liệu thải từ phá dỡ các công trình xây dựng cũ; xỉ lò cao; thủy tinh thải; xỉ
đốt rác sinh hoạt; nhựa thải và vỏ bao bì; mặt đường cũ; chất thải từ các mỏ khai thác cốt liệu;
vỏ quả cây công nghiệp.
nhu:
Đa số các chất thải trên khi được tận dụng làm cốt liệu sẽ đạt được một số ưu điểm a) có khối
lượng thể tích nhẹ hơn so với cốt liệu truyền thống (cốt liệu từ phá dỡ các công trình cũ; thủy
tinh thải; xỉ lò cao; xỉ đốt rác sinh hoạt; nhựa thải và vỏ bao bì, lốp thải; vỏ quả cây công
nghiệp; v.v.), và b) có cường độ chịu lực cao như xỉ thép, thủy tinh thải
-Nhóm vật liệu chèn khe (vật liệu làm đầy): Tro nhiệt điện; tro trấu; bụi nhà máy xi măng; xỉ
lò cao nghiền mịn; tro đốt bùn thải đô thị; tro đốt rác thải sinh hoạt. Những vật liệu thải này

7
có cỡ hạt và tính chất hoàn toàn phù hợp với các yêu cầu của vật liệu chèn khe trong các hỗn
hợp cốt liệu.
Nhóm phụ gia khoáng hoạt tính: Muội silíc; tro nhiệt điện; tro trấu; bụi nhà máy xi măng; xỉ
lò cao nghiền mịn. Các vật liệu này thể hiện hoạt tính phù hợp làm phụ gia khoáng hoạt tính
cho bê tông xi măng và bê tông asphalt. Thông qua việc sử dụng những phụ gia này mà các
tính chất của các loại bê tông được cải thiện đáng kể, hoặc đạt được các tính chất vượt trội mà
các vật liệu truyền thống chưa đạt được.
-Nhóm chất kết dính: bitum từ mặt đường cũ, dầu thực vật thải. Những chất kết dính này khi
được sử dụng và có chế độ dưỡng hộ thích hợp sẽ đạt được sản phẩm có chất lượng chấp nhận
được cho chu kỳ sử dụng mới.
-ví dụ : + Cao su phế thải
Khối lượng cao su phế thải từ săm lốp xe đang tăng thêm hàng trăm triệu chiếc mỗi năm ở
mỗi quốc gia, góp phần vào bãi rác lốp xe phế thải lên đến con số vài tỷ chiếc. Con số này
càng gia tăng theo thời gian, nhất là ở các quốc gia phát triển. Chất thải này hầu như không có
giá trị tái tạo cho các ngành công nghiệp khác ngoại trừ chúng có thể được tận dụng trong xây
dựng. Với đặc tính hóa lý đặc biệt như bao hàm tỷ lệ lớn của cao su lưu hóa, đàn hồi cao, nhẹ,
bền vững với môi trường, lốp thải cao su đã được nghiên cứu để tận dụng thành công trong
xây dựng.
+ Việc sử dụng cao su phế thải cho bê tông asphalt có thể chia làm hai công nghệ chính: công
nghệ “khổ” và công nghệ “ướt”. Với công nghệ khô, mảnh cắt cao su thải được trộn với cốt
liệu và đóng vai trò là một phần của hỗn hợp cốt liệu, và còn được gọi là “rubber-filler”. Với
công nghệ “ướt” bột cao su nghiền mịn được trộn với chất kết dính bitum và có các phản ứng
hóa học với bitum để cải thiện một số tính chất của bitum. Chất kết dính này còn được gọi là
bitum cao su.
+ Bitum được cải tiến bằng bột cao su phế thải đạt được các ưu điểm về tính nhớt, tính dẻo,
tính ổn định nhiệt độ, và tốc độ hóa già. Sản phẩm này đã được áp dụng thành công làm vật
liệu chèn khe, trám vết nứt, lớp dính bám, cũng như để chế tạo các loại bê tông asphalt từ trên
40 năm trước đây và đã được đăng ký bản quyền sáng chế ở Mỹ.
+ Ngoài ra, lốp cao su phế thải còn được gia công đến kích cỡ phù hợp và sử dụng làm vật
liệu đắp nền. Ứng dụng này vừa làm giảm nhẹ trọng lượng bản thân của nền đắp, vừa tăng
tính liên kết trong khối đắp. Và như vật vật liệu này rất có ý nghĩa trong việc xây dựng nền
đường ở những vùng đất yếu.

8
+ Tuy nhiên, khi tận dụng cao su phế thải cắt nhỏ để thay thế cốt liệu tự nhiên cho bê tông
asphalt trong công nghệ “khổ” cũng cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề sức cản lăn đối với bánh
xe. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu hàm lượng cao su thay thế cho cốt liệu tự nhiên vượt
quá 15% sẽ làm tăng sức cản lăn của mặt đường lên 2 đến 3 %. Vì vậy, việc xác định được
hàm lượng thay thế tối ưu cần được tiếp tục nghiên cứu.
Câu 8 Trình bày về một giải pháp kỹ thuật bền vững về vật liệu ?
- Một giải pháp kỹ thuật bền vững về vật liệu là:
- Xi măng sinh thái (ecology cement, eco-cement) là một khái niệm mới dùng để chỉ
các loại chất kết dính xi măng thế hệ mới tiêu thụ năng lượng thấp sử dụng
trong xây dựng. Chất kết dính này dựa trên nền của chất kết dính magiê đã được đề
cập từ khá lâu. Tuy nhiên, loại xi măng này được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nhằm
giảm thiểu năng lượng tiêu thụ cũng như khả năng tận dụng chất thải. Sản phẩm
thương mại của xi măng sinh thái được phát triển lần tiên bởi tập đoàn TecEco của Úc
vào những năm cuối của thế kỷ 20. Sau đó được mở rộng nghiên cứu và ứng dụng ở
Nhật Bản. Xi măng sinh thái có thành phần bao gồm hỗn hợp của oxít magiê hoạt tính,
xi măng Portland truyền thống, các chất kết dính puzzolan, và một số chất thải.
Quá trình sản xuất xi măng sinh thái bao gồm các bước cơ bản sau:
Bước1: Cácbonnat magiê (MgCO;) được nung trong lò ở nhiệt độ khoảng 600 đến
750°C. So với việc sản xuất xi măng Portland truyền thống cần nung đá vôi nguyên
liệu (CaCO,) đến nhiệt độ 1450oC thì nhiệt độ nung để sản xuất xi măng sinh thái thấp
hơn đáng kể. Do có nhiệt độ nung trong lò thấp hơn nên dây truyền sản xuất xi măng
sinh thái có thể sử dụng các nguồn năng lượng có hiệu suất thấp, như năng lượng gió,
mặt trời, khí gas từ chất thải. Điều này tạo điều kiện để hạn chế việc sử dụng nhiên
liệu than đá, đồng thời hạn chế sự phát thải khí CO2. Nhiệt độ nung thấp cũng tạo
thuận lợi để áp dụng các dây truyền công nghệ để thu lại khí CO2 trong quả trình nung
nguyên liệu đá magiê.
Quá trình nung MgCO3 tạo thành MgO hoạt tính theo phản ứng
MgCO3 MgO + CO2 ↑
Khí CO, phát thải trong phản ứng nung đá cácbonnát magiê có thể được thu lại để sử
dụng cho các mục đích hiệu quả khác.
Bước 2: Nghiền clinke xi măng sinh thái trong vùng nhiệt độ cao của chính lò
nung

9
đề tăng hiệu quả nghiền.
Bước 3: Bột MgO hoạt tính sau đó được bổ sung thêm hàm lượng định trước
của xi măng Portland truyền thống và các chất kết dính thứ cấp như tro bay, xỉ lò cao
nghiền mịn để có được hỗn hợp xi măng sinh thái.
quy mô lớn là nguồn nguyên liệu đá cácbonnat magiê không nhiều và phân bố không
đồng đều như đối với đá vôi.
Một trong những khó khăn để thương mại hóa xi măng sinh thái ở
Xi măng sinh thái là sản phẩm chất kết dính thân thiện với môi trường. Khi sử dụng.
MgO thủy hóa với nước trong hỗn hợp nhào trộn để tạo thành Mg(OH)2. Sauđó, các
sản phẩm tạo thành được tái cácbonnát hóa để tạo thành các khoáng vật mới và hình
thành cường độ trong môi trường kiềm thấp.
MgO+H2O
41
Mg(OH)2+ CO2→ MgCO3+ Mg(OH)2.4MgO.4CO2.4H2O
MgO + CO2 + H20→→→
MgCO3.3H2O
Do tính kiềm của MgO thấp hơn so với Cao nên xi măng sinh thái có tính kiềm thấp
hơn xi măng portland. Điều này giúp hạn chế sự phá hủy liên kết chất kết dính cốt liệu
do các phản ứng kiềm – silic. Vì vậy, bên cạnh việc sử dụng các loại cốt liệu khoáng
truyền thống thì nhiều chất thải khác nhau, như xi, tro, nhựa, giấy, mùn cưa v.v., có
thể được sử dụng làm cốt liệu và chất chèn khe trong các loại bê tông có sử dụng xi
măng sinh thái.
Một sự khác biệt nữa khi sử dụng xi măng sinh thái so với xi măng portland là mức độ
hấp thụ khí CO2 cao trong quá trình rắn chắc để tái cácbonnát hóa thành đá MgCO3
(phản ứng 2.2).
Magiê cácbonnát kết tinh dạng hình kim rỗng nên cường độ lớn.
Độ pH lâu dài của xi măng sinh thái thấp hơn xi măng Portland nên khoáng vật magiê
có tính dính tốt hơn với bề mặt các vật liệu khác.
Magiê hyđrôít cũng như các hợp chất có chứa ion magiê kém hoạt động hóa học và ít
linh động, vì vậy chúng bền vững hơn theo thời gian.
Cường độ của xi măng sinh thái tùy thuộc vào tỷ lệ giữa MgO và xi măng Portland.
Nhìn chung, tỷ lệ MgO càng nhiều thì cường độ của xi măng sinh thái càng giảm.

10
Hiện tại, các sản phẩm có yêu cầu cường độ nén đạt khoảng 15 MPa sẽ có hiệu quả
cao khi sử dụng xi măng sinh thái với hàm lượng MgO trên 50%. Khi tỷ lệ của MgO
khảng 10% trong hỗn hợp thì cường độ của xi măng sinh thái có khả năng đạt tương tự
như xi măng Portland truyền thống.
Tính trung bình nếu một ngôi nhà khi xây dựng sử dụng xi măng sinh thái sẽ tiết kiệm
được khảng trên 300 giga jun năng lượng và giảm được trên 18 tấn khí CO, phát thải
so với việc sử dụng xi măng Portland truyền thống.
Câu 7 :Nội dung đánh giá tác động môi trường của dự án xây dựng ?
-Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là quá trình nghiên cứu để xác định trước
những ảnh hưởng và hậu quả mà một dự án đầu tư có thể mang lại đối với môi trường.
Đánh giá tác động môi trường tập trung vào các vấn đề, các cạnh tranh hoặc những
hạn chế của tài nguyên thiên nhiên có thể ảnh hưởng đến tính khả thi của dự án, cùng
những tác động có lợi và bất lợi đối với con người, tài nguyên thiên nhiên và môi
trường. Trên cơ sở dự kiến những tác động, đề ra các biện pháp phòng tránh, khắc
phục hoặc hạn chế những hậu quả và tác động xấu, phù hợp với những quy định của
pháp luật.
Kết quả của việc nghiên cứu ĐTM được trình bày trong một báo cáo gọi là báo cáo
ĐTM. Báo cáo này được trình cho một cơ quan có thẩm quyền thẩm định để phê
duyệt. Chỉ sau khi ĐTM được phê duyệt thì cơ quan có thẩm quyền quyết định mới
cho phép triển khi dự án đầu tư. Trong quá trình triển khai dự án, như: thiết kế chi tiết,
thị công lắp đặt, vận hành thử, bắt đầu vận hành .v.v... các cơ quan có trách nhiệm vẫn
cần theo dõi, giám sát việc thực hiện. Khi việc thực hiện không đúng như các biện
pháp đã trình bày trong báo cáo ĐTM, hoặc những biện pháp phòng ngừa, hạn chế hậu
quả tới môi trường không đạt yêu cầu như đã đề ra thì các cơ quan có thẩm quyền
quản lý nhà nước về môi trường có thể yêu cầu các chủ dự án có biện pháp sửa chữa
bổ trường hợp không đạt yêu cầu, gây hậu quả xấu đối với con người và môi trường
thì dự án có thể bị đình chỉ hoạt động.
ĐTM là một trong các công cụ cần thiết để cơ quan ra quyết định có thể đủ căn cứ
xem xét các khía cạnh kinh tế - xã hội – môi trường một cách tổng hợp trước khi ra
quyết định, nhằm ngăn ngừa và hạn chế những hậu quả bất lợi trước mắt và lâu dài.
Xét một cách tổng thể và lâu dài, chính ĐTM giúp cho chủ các dự án, các nhà đầu tư
hoàn thành mục tiêu của dự án đầu tư một cách có kết quả hơn, do:

11
+ Nếu một dự án thiết lập phù hợp với môi trường của địa phương thì triển vọng thực
hiện đúng tiến độ và trong khuôn khổ cảu dự toán ngân sách, và cũng có khả năng
tránh được nhiều khó khăn nảy sinh trong quá trình thực hiện;
+ Khi dự án phải được dựa trên việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, mà nếu có biện
pháp bảo tồn tài nguyên, thì sẽ đảm bảo được môi trường lâu bền cho hoạt động của
dự án trong tương lai;
+ Nếu một dự án tạo được lợi nhuận, mà không gây ra những vấn đề đáng kể về mặt
môi trường, thì sẽ có khả năng tạo được sự công nhận và lòng tin đối với chủ dự án.
+ Việc xem xét vấn đề môi trường trong các dự án đầu tư, trước đây chưa được chú ý
lắm, nhưng những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn đã bắt người ta phải quan tâm. Mỹ
là nước đầu tiên đã áp dụng các biện pháp ĐTM từ năm 1970. Từ đó đến nay, ngày
càng có nhiều quốc gia áp dụng, tuy rằng về cách thức và thủ tục tiến hành không
hoàn toàn giống nhau.
Kỹ thuật môi trường: là hệ thống các giải pháp kỹ thuật – công nghệ và quản lý nhằm
bảo toàn chất lượng môi trường trong sự phát triển và tăng trưởng nhanh của sản xuất.
Nội dung của bản báo cáo ĐTM, gồm:
-Mô tả công trình;
-Xem xét các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tại khu vực công trình;
-Xác định các vấn đề về môi trường có thể xảy ra đối với công trình;
-Đánh giá các tác động chính của công trình đến môi trường khu vực xây dựng
và dự báo xu thế thay đổi của các tác động đó;
-Đề xuất các giải pháp giảm thiểu các tác động bất lợi của công trình đến môi trường
và bảo vệ môi trường khu vực hoạt động của công trình.

12
Câu 5: các nguồn tài nguyên mà con người khai thác

13

You might also like