Khý Cô ®iön: B I Gi NG

You might also like

You are on page 1of 170

Bé lao ®éng th­¬ng binh vµ x· héi

Tr­êng ®¹i häc s­ ph¹m kü thuËt nam ®Þnh

Nhãm biªn so¹n:


Th.s L· V¨n tr­ëng
KS. NguyÔn H¶i Th­îng

bµi gi¶ng

KhÝ Cô ®iÖn

Nam ®Þnh 2011


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ......................................................................................4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................................. 7
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT KHÍ CỤ ĐIỆN .................................................. 9
1.1. Nam châm điện ...................................................................................................11
1.1.1. Đại cương về nam châm điện .......................................................................11
1.1.2. Mạch từ và cuộn dây nam châm điện........................................................... 12
1.1.3. Lực hút điện từ của nam châm điện ............................................................. 22
1.1.4. Ứng dụng của nam châm điện...................................................................... 24
1.2. Lực điện động trong khí cụ điện ......................................................................... 25
1.2.1. Các phương pháp tính lực điện động ........................................................... 25
1.2.2. Tính toán lực điện động ở các trường hợp thường gặp ................................28
1.3. Sự phát nóng trong khí cụ điện ...........................................................................29
1.3.1. Khái niệm chung .......................................................................................... 29
1.3.2. Các dạng tổn hao năng lượng .......................................................................31
1.3.3. Các phương pháp trao đổi nhiệt ...................................................................33
1.4. Tiếp xúc điện ......................................................................................................35
1.4.1 Khái niệm chung ...........................................................................................35
1.4.2 Điện trở tiếp xúc ............................................................................................ 36
1.4.3. Vật liệu và kết cấu tiếp điểm ........................................................................39
1.5. Hồ quang điện ..................................................................................................... 42
1.5.1. Khái niệm chung, quá trình ion hoá và khử ion trong chất khí ...................42
1.5.2. Các biện pháp dập hồ quang ........................................................................ 43
1.6. Cách điện trong khí cụ điện ................................................................................47
1.6.1. Khái niệm chung .......................................................................................... 47
1.6.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cách điện ........................................................... 47
1.6.3. Điện áp thử nghiệm của khí cụ điện ............................................................48
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 1...................................................................50
CHƯƠNG 2 KHÍ CỤ ĐIỆN HẠ ÁP ......................................................................... 52
2.1. Khí cụ điện đóng cắt bằng tay ............................................................................52
2.1.1. Công tắc (Switch).........................................................................................52
2.1.2. Nút ấn (Push Button).................................................................................... 56
2.1.3. Cầu dao (Disconnecting Switch)..................................................................57
2.1.4. Aptômat (Circuit Breaker) ...........................................................................60
2.1.4. Bộ khống chế................................................................................................66

1
2.2. Khí cụ điện đóng cắt tự động ...................................................................... 70
2.2.1. Côngtăctơ (Contactor) ................................................................................. 70
2.2.2. Khởi động từ ................................................................................................ 78
2.3. Khí cụ điện điều khiển và bảo vệ ....................................................................... 83
2.3.1. Cầu chì (Fuse) .............................................................................................. 83
2.3.2. Rơle (Relay) ................................................................................................. 87
1. Khái niệm chung ............................................................................................ 87
2. Rơle điện từ .................................................................................................... 90
3. Rơle trung gian ............................................................................................... 92
4. Rơle điều khiển ............................................................................................... 93
5. Rơle dòng điện ............................................................................................... 94
6. Rơle điện áp .................................................................................................... 96
7. Rơle tần số ...................................................................................................... 98
8. Rơle nhiệt ....................................................................................................... 99
9. Rơle thời gian ............................................................................................... 100
10. Rơle tốc độ ................................................................................................. 103
11. Rơle kỹ thuật số .......................................................................................... 104
2.4. Thiết bị cấp nguồn dự phòng ............................................................................ 119
2.4.1. Thiết bị cấp nguồn liên tục (UPS) ............................................................. 119
2.4.2. Thiết bị tự động đổi nguồn (ATS) ............................................................. 122
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 2 ................................................................ 125
CHƯƠNG 3 KHÍ CỤ ĐIỆN CAO ÁP .................................................................... 127
3.1. Máy cắt điện cao áp .......................................................................................... 127
3.1.1. Khái niệm chung ........................................................................................ 127
3.1.2. Máy cắt nhiều dầu ...................................................................................... 132
3.1.3. Máy cắt ít dầu............................................................................................. 133
3.1.4. Máy cắt không khí nén............................................................................... 135
3.1.5. Máy cắt khí SF6 ......................................................................................... 137
3.1.6. Máy cắt tự sinh khí .................................................................................... 139
3.1.7. Máy cắt chân không ................................................................................... 140
3.1.8. Nguyên lý thao tác của máy cắt ................................................................. 141
3.2. Dao cách ly (DS - Disconnecting Switch) ........................................................ 143
3.2.1. Khái niệm và công dụng ............................................................................ 143
3.2.2. Phân loại..................................................................................................... 144
3.2.3. Cấu tạo và nguyên lý làm việc ................................................................... 144
3.3. Dao ngắn mạch ................................................................................................. 146

2
3.3.1. Khái niệm và công dụng ............................................................................146
3.3.2. Cấu tạo .......................................................................................................147
3.3.3. Nguyên lý làm việc ....................................................................................147
3.4. Dao cắt phụ tải ..................................................................................................148
3.4.1. Công dụng ..................................................................................................148
3.4.2. Điều kiện lựa chọn và kiểm tra ..................................................................149
3.5. Thiết bị chống sét ..............................................................................................149
3.5.1. Khái niệm và công dụng ............................................................................149
3.5.2. Chống sét ống .............................................................................................150
3.5.3. Chống sét van .............................................................................................151
3.5.4. Chống sét van bằng ôxýt kim loại ..............................................................153
3.6. Kháng điện ........................................................................................................154
3.6.1. Khái niệm và công dụng ............................................................................154
3.6.2. Kháng điện bê tông ....................................................................................156
3.6.3. Kháng điện dầu ..........................................................................................156
CÂU HỎI CHUƠNG 3 ........................................................................................157
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 158
PHỤ LỤC ..................................................................................................................159

3
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Cấu tạo nam châm điện .................................................................................. 11
Hình 1.2 Đường cong từ hoá của vật liệu từ ................................................................. 14
Hình 1.3 Phân bố từ trường tại khe hở .......................................................................... 16
Hình 1.4 Các hình đơn giản........................................................................................... 16
Hình 1.5 Các dạng khe hở không khí trong các mạch từ .............................................. 17
Hình 1.6 Mạch từ hình xuyến........................................................................................ 19
Hình 1.7 Mạch từ xoay chiều ........................................................................................ 20
Hình 1.8 Mô hình bộ ly hợp điện từ .............................................................................. 25
Hình 1.9 Lực điện động tính theo định luật Bio - Xava - Laplace ................................ 26
Hình 1.10 Các dạng bề mặt tiếp xúc điện ..................................................................... 36
Hình 1.11 Tiếp xúc điện ở thực tế ................................................................................. 37
Hình 1.12 Quan hệ giữa lực ép tiếp điểm với Rtx.......................................................... 39
Hình 1.13 Quan hệ giữa hình dạng tiếp xúc với Rtx ...................................................... 39
Hình 1.14 Tiếp điểm công son ...................................................................................... 40
Hình 1.15 Tiếp điểm kiểu cầu ....................................................................................... 41
Hình 1.16 Tiếp điểm kiểu dao ....................................................................................... 41
Hình 1.17 Buồng dập hồ quang kiểu ziczac .................................................................. 45
Hình 1.18 Nối điện trở song song với hồ quang ........................................................... 47
Hình 2.1 Cấu tạo công tắc hộp ...................................................................................... 53
Hình 2.2 Công tắc vạn năng .......................................................................................... 53
Hình 2.3 Cấu tạo công tắc hành trình loại BK-111 ....................................................... 54
Hình 2.4 Ký hiệu một số loại công tắc .......................................................................... 54
Hình 2.5 Cấu tạo, ký hiệu và hình dáng nút ấn ............................................................. 57
Hình 2.6 Cầu dao có lưỡi dao phụ................................................................................. 59
Hình 2.7 Ký hiệu cầu dao .............................................................................................. 60
Hình 2.8 Hệ thống tiếp điểm của một kiểu Aptômat .................................................... 61
Hình 2.9 Cơ cấu truyền động của Aptômat ................................................................... 62
Hình 2.10 Sơ đồ nguyên lý làm việc của Aptômat ....................................................... 64
Hình 2.11 Ký hiệu Aptômat .......................................................................................... 64
Hình 2.12 Bộ khống chế hình trống .............................................................................. 66
Hình 2.13 Cấu tạo bộ khống chế hình cam ................................................................... 67
Hình 2.14 Sơ đồ khai triển của bộ khống chế ............................................................... 69
Hình 2.15 Ký hiệu Côngtăctơ........................................................................................ 70

4
Hình 2.16 Hình dáng một loại Côngtăctơ .....................................................................71
Hình 2.17 Kết cấu và hoạt động của Côngtăctơ ............................................................71
Hình 2.18 Mạch vòng dẫn điện của Côngtăctơ ............................................................. 72
Hình 2.19 Cơ cấu điện từ của Côngtăctơ ......................................................................73
Hình 2.20 Sơ đồ nguyên lý Côngtăctơ điện tử ..............................................................75
Hình 2.21 Côngtăctơ điều khiển bằng từ ....................................................................... 76
Hình 2.22 Côngtăctơ điều khiển bằng biến áp .............................................................. 76
Hình 2.23 Côngtăctơ điều khiển bằng quang ................................................................76
Hình 2.24 Côngtăctơ điều khiển theo điện áp đầu ra .................................................... 77
Hình 2.25 Côngtăctơ chân không kiểu VRC ................................................................. 77
Hình 2.26 Mạch điện khởi động từ đơn ........................................................................ 79
Hình 2.27 Mạch điện khởi động từ kép dùng nút bấm đơn...........................................80
Hình 2.28 Cấu tạo cầu chì vặn....................................................................................... 83
Hình 2.29 Đặc tính Ampe – giây của cầu chì ................................................................ 84
Hình 2.30 Hình ảnh cầu chì ........................................................................................... 87
Hình 2.31 Đặc tính cơ bản của rơle ............................................................................... 88
Hình 2.32 Cấu tao rơle điện từ ...................................................................................... 91
Hình 2.33 Cấu tạo rơle trung gian .................................................................................92
Hình 2.34 Hình dáng rơle trung gian 8 chân .................................................................93
Hình 2.35 Ký hiệu rơle trung gian ................................................................................. 93
Hình 2.36 Rơle RID.......................................................................................................94
Hình 2.37 Sơ đồ mạch rơle bảo vệ động cơ điện một chiều ......................................... 95
Hình 2.38 Rơle dòng khởi động động cơ ...................................................................... 95
Hình 2.39 Sơ đồ khởi động động cơ một pha bằng rơle dòng và tụ điện......................96
Hình 2.40 Sơ đồ nối dây của rơle điện áp cực đại PH-51 ............................................. 97
Hình 2.41 Sơ đồ nối dây của rơle điện áp cực đại PH-53 ............................................. 98
Hình 2.42 Cấu tạo rơle nhiệt .........................................................................................99
Hình 2.43 Ký hiệu cuộn dây và tiếp điểm của rơle thời gian ......................................101
Hình 2.44 Sơ lược kết cấu rơle thời gian kiểu điện từ ................................................102
Hình 2.45 Mạch điện rơle thời gian điện tử ................................................................102
Hình 2.46 Sơ đồ nối dây (sơ đồ chân) và biểu đồ thời gian của rơle ..........................103
Hình 2.47 Hình dáng một rơle thời gian điển hình của hãng CKC, Omron ...............103
Hình 2.48 Nguyên lý cấu tạo của rơle tốc độ ..............................................................104
Hình 2.49 Sơ đồ khối rơle số .......................................................................................106
Hình 2.50 Rơle K8AB .................................................................................................107
Hình 2.51 Sơ đồ đấu dây rơle K8AB ..........................................................................108

5
Hình 2.52 Rơle EGR ................................................................................................... 109
Hình 2.53 Sơ đồ nguyên lý .......................................................................................... 111
Hình 2.54 Sơ đồ rơle bảo vệ khoảng cách Rell511 ..................................................... 115
Hình 2.55 Sơ đồ rơle SPAE 010 ................................................................................. 118
Hình 2.56 Sơ đồ khối UPS .......................................................................................... 119
Hình 2.57 Sơ đồ mạch động lực .................................................................................. 121
Hình 2.58 Sơ đồ mạch điều khiển ............................................................................... 122
Hình 2.59 Sơ đồ cấu trúc ATS .................................................................................... 123
Hình 2.60 Khối chuyển mạch ...................................................................................... 124
Hình 3.1 Máy cắt nhiều dầu ........................................................................................ 132
Hình 3.2 Máy cắt nhiều dầu Liên Xô chế tạo ............................................................. 133
Hình 3.3 Máy cắt ít dầu ............................................................................................... 133
Hình 3.4 Dập tắt hồ quang .......................................................................................... 134
Hình 3.5 Máy cắt kiểu BMK-35.................................................................................. 134
Hình 3.6 Máy cắt không khí nén ................................................................................. 135
Hình 3.7 Dập tắt hồ quang bằng luồng khí ................................................................. 135
Hình 3.8 Máy cắt không khí ........................................................................................ 136
Hình 3.9 Dòng điện chạy qua máy cắt khí SF6.......................................................... 137
Hình 3.10 Trạng thái quá độ cắt của máy cắt khí SF6 ................................................ 138
Hình 3.11 Trạng thái cắt sinh hồ quang của máy cắt khí SF6 .................................... 138
Hình 3.12 Dập tắt hồ quang của máy cắt khí SF6 ...................................................... 138
Hình 3.13 Trạng thái cắt hoàn toàn của máy cắt khí SF6 .......................................... 138
Hình 3.14 Cấu tạo máy cắt tự sinh khí ........................................................................ 139
Hình 3.15 Mặt cắt của buồng đóng cắt chân không 12kV, 25kA ............................... 140
Hình 2.16 Mặt cắt của máy cắt chân không VBL, VD4 ............................................. 141
Hình 3.17 Nguyên lý thao tác của máy cắt ................................................................. 143
Hình 3.18 Các bộ phận của cách ly ............................................................................. 144
Hình 3.19 Dao cách ly kiểu quay ................................................................................ 145
Hình 3.20 Dao cách ly một trụ .................................................................................... 145
Hình 3.21 Cấu tạo của dao cách ly đặt trong nhà........................................................ 146
Hình 3.22 Cấu tạo dao ngắn mạch .............................................................................. 147
Hình 3.0.23 Sơ đồ nguyên lý ....................................................................................... 148
Hình 3.24 Nguyên lý cấu tạo của buồng cắt SF6 ........................................................ 148
Hình 3.25 Sơ đồ nối chống sét ống ............................................................................. 150
Hình 3.26 Cấu tạo của chống sét ống .......................................................................... 151
Hình 3.27 Chống sét van ............................................................................................. 152

6
Hình 3.28 Đặc tính vôn-ampe .....................................................................................153
Hình 3.29 Sơ đồ của kháng điện máy phát ..................................................................154
Hình 3.30 Sơ đồ điện của cuộn kháng .........................................................................155
Hình 3.31 Kháng điện bê tông .....................................................................................156
Hình 3.32 Kháng điện dầu ...........................................................................................156

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Bảng 1.1 Tham số của mạch điện và mạch từ ............................................................... 12
Bảng 1.2 Lực nâng của NCĐ theo tải............................................................................24
Bảng 1.3 Nhiệt độ cho phép của một số vật liệu làm tiếp điểm ....................................30
Bảng 1.4 Cấp cách điện và các vật liệu cách điện chủ yếu ........................................... 30
Bảng 1.5 Điện trở suất () và ứng suất biến dạng dẻo () của một số vật liệu ............. 37
Bảng 1.6 Trị số K của một số vật liệu ...........................................................................38
Bảng 1.7 Hệ số m của các hình thức tiếp xúc ...............................................................38
Bảng 1.8 Điện áp thử nghiệm của KCĐ hạ áp .............................................................. 48
Bảng 1.9 Điện áp thử nghiệm của KCĐ cao áp ở điều kiện bình thường .....................49
Bảng 2.1 Bảng số liệu công tắc một pha .......................................................................55
Bảng 2.2 Bảng nối điện của tay trang............................................................................69
Bảng 2.3 Thông số khởi động từ  ME – 200 ..............................................................81
Bảng 2.4 Một vài tham số của rơle ................................................................................90
Bảng 2.5 Bảng các thông số chính rơle K8A8 ............................................................107
Bảng 3.1 Độ lệch điện áp cho phép tương đối so với điện áp định mức.....................129
Bảng 3.2 Các điều kiện và chọn và kiểm tra máy cắt .................................................131

7
LỜI NÓI ĐẦU

Trong những năm gần đây, việc lắp đặt, sử dụng và sửa chữa các khí cụ điện
trong công nghiệp, nông nghiệp và các ngành kinh tế khác ngày càng phát triển nhanh
chóng. Số lượng khí cụ điện được sử dụng trong các ngành tăng lên không ngừng. Mặt
khác, các khí cụ điện ngày càng được cải tiến và càng hoàn thiện về phương diện kỹ
thuật nhằm đáp ứng yêu cầu của người sử dụng là an toàn, đảm bảo thao tác đúng và
tin cậy, đồng thời tuổi thọ cao.
Với một vai trò quan trọng như vậy và xuất phát từ yêu cầu, kế hoạch đào tạo
chương trình môn học “Khí cụ điện” của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam
Định. Chúng tôi đã biên soạn giáo trình “Khí cụ điện” gồm 3 chương với nội dung cơ
bản sau:
- Chương 1: Cơ sở lý thuyết khí cụ điện
- Chương 2: Khí cụ điện hạ áp
- Chương 3: Khí cụ điện cao áp
Giáo trình được biên soạn phục vụ cho công tác giảng dạy, tài liệu học tập cho
đối tượng là sinh viên đại học ngành kỹ thuật điện của trường và cũng là tài liệu tham
khảo cho sinh viên các ngành liên quan và các kỹ sư, kỹ thuật viên quan tâm nghiên
cứu khí cụ điện.
Khi biên soạn giáo trình, chúng tôi đã cố gắng cập nhật những kiến thức mới có
liên quan và phù hợp với đối tượng sử dụng cũng như cố gắng gắn những nội dung lý
thuyết với những vấn đề thực tế thường gặp trong sản xuất, đời sống để giáo trình có
tính thực tiễn cao. Sau mỗi phần đều có câu hỏi và bài tập.
Mặc dù đã cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận
được ý kiến đóng góp của người sử dụng. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về bộ môn Cơ
sở kỹ thuật điện, khoa Điện - Điện tử, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định.

Các tác giả

8
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT KHÍ CỤ ĐIỆN

Khí cụ điện (KCĐ) là những thiết bị điện dùng để điều khiển, kiểm tra, tự động
điều chỉnh, khống chế các đối tượng điện cũng như không điện và bảo vệ chúng trong
trường hợp có sự cố.
Khí cụ điện được sử dụng rộng rãi ở các nhà máy phát điện, các trạm biến áp,
trong các xí nghiệp công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, giao thông vận tải
và quốc phòng ...
Khí cụ điện thường được phân loại theo chức năng, theo nguyên lý, theo môi
trường và theo điện áp. Để thuận lợi cho nghiên cứu sử dụng và sửa chữa khí cụ điện,
người ta phân loại như sau:
 Theo chức năng gồm có:
- Khí cụ điện dùng để đóng cắt: chức năng chính của nhóm này là dùng để đóng
cắt tự động hoặc bằng tay mạch điện ở các chế độ làm việc khác nhau. Các KCĐ đóng
cắt gồm cầu dao, Aptômat, máy ngắt tự động, dao cách ly, các bộ chuyển đổi nguồn
v.v... Đặc điểm là tần số thao tác thấp (thỉnh thoảng mới phải thao tác), do đó tuổi thọ
của chúng thường không cao (đến hàng chục ngàn lần đóng cắt).
- Khí cụ điện hạn chế dòng điện - điện áp: chức năng chính là hạn chế dòng
điện, điện áp trong mạch không tăng quá cao khi bị sự cố. Kháng điện dùng để hạn chế
dòng ngắn mạch, van chống sét hạn chế điện áp.
- Khí cụ điện dùng để mở máy, điều khiển: nhóm này gồm các loại KCĐ như
các bộ mở máy, Côngtăctơ, khởi động từ, bộ khống chế, biến trở, điện trở mở máy
v.v... . Đặc điểm của nhóm này là có tần số thao tác đóng cắt cao, có thể đạt tới 1500
lần/giờ, tuổi thọ có thể đạt tới hàng triệu lần đóng cắt.
- Khí cụ điện tự động điều chỉnh, khống chế, duy trì chế độ làm việc và các
tham số của đối tượng như các bộ ổn định điện áp, ổn định tốc độ, ôn định nhiệt độ…
- Khí cụ điện dùng để kiểm tra theo dõi: nhóm này có chức năng kiểm tra, theo
dõi sự làm việc của các đối tượng và biến đổi các tín hiệu không điện thành các tín
hiệu điện. Các KCĐ nhóm này gồm các rơle, các bộ cảm biến… Đặc điểm của nhóm
này là công suất thấp, thường được nối ở mạch thứ cấp để biến đổi, truyền tín hiệu.
- Khí cụ điện biến đổi dòng điện, điện áp gồm máy biến dòng, máy biến điện
áp. Chúng có chức năng biến đổi dòng điện lớn, điện áp cao thành dòng điện và điện
áp có trị số thích hợp, an toàn cho việc đo lường, điều khiển, bảo vệ.

9
 Theo nguyên lý làm việc có các loại: nguyên lý điện cơ, điện từ, từ điện, cảm
ứng, nhiệt, có tiếp xúc, không có tiếp xúc.
 Theo loại dòng điện: khí cụ điện dùng điện một chiều và xoay chiều.
 Theo độ lớn điện áp gồm có:
- Khí cụ điện cao áp được chế tạo để dùng ở điện áp định mức từ 1000V trở lên.
KCĐ trung áp có điện áp đến 36 kV, KCĐ cao áp có điện áp từ 36kV đến 400kV và
KCĐ siêu cao áp có điện áp từ 400 kV trở lên.
- Khí cụ điện hạ áp: được chế tạo để dùng ở điện áp dưới 1000V (thường chỉ
đến 660V).
 Theo điều kiện môi trường: khí cụ điện làm việc ở vùng nhiệt đới, ở vùng có
nhiều rung động, vùng mỏ có khí nổ, ở môi trường có chất ăn mòn hoá học, loại để hở,
loại bọc kín v.v...
Khí cụ điện cần phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Khí cụ điện phải đảm bảo sử dụng lâu dài với các thông số kỹ thuật ở định
mức. Nói một cách khác dòng điện qua vật dẫn không được vượt quá trị số cho phép,
vì nếu không sẽ làm nóng khí cụ điện và chóng hỏng.
- Khí cụ điện phải ổn định nhiệt và ổn định điện động. Vật liệu phải chịu nóng
tốt và có cường độ cơ khí cao vì khi quá tải hay ngắn mạch, dòng điện lớn có thể làm
cho khí cụ điện bị hư hỏng hay biến dạng.
- Vật liệu cách điện phải tốt để khi xảy ra quá điện áp trong phạm vi cho phép,
khí cụ điện không bị chọc thủng.
- Khí cụ điện phải đảm bảo làm việc được chính xác, an toàn, song phải gọn
nhẹ, rẻ tiền, dễ gia công, dễ lắp ráp, dễ kiểm tra và sửa chữa.
- Ngoài ra khí cụ điện phải làm việc ổn định ở các điều kiện khí hậu và môi
trường yêu cầu.

10
1.1. Nam châm điện
1.1.1. Đại cương về nam châm điện
Nam châm điện (NCĐ) là loại cơ cấu điện từ biến đổi điện năng thành cơ năng.
NCĐ được dùng rộng rãi trong mọi lĩnh vực như: cơ cấu truyền động của rơle điện cơ,
Côngtăctơ, các thiết bị đóng cắt, bảo vệ, cơ cấu chấp hành của van điện từ, khớp nối,
phanh hãm, bộ ly hợp kiểu điện từ, các cần trục để nâng thép, loa điện, chuông điện...
1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc
Hình dáng, kết cấu và kích thước của NCĐ rất đa dạng tùy thuộc vào chức năng
và mục đích sử dụng. NCĐ gồm có hai bộ phận chính là cuộn dây (phần điện) và mạch
từ (phần từ).
Trong thực tế ta thường gặp hai loại sau: loại có nắp chuyển động và loại không
có nắp chuyển động.
- Loại có nắp chuyển động: Gồm có cuộn dây 1, lõi sắt từ 2 và nắp 3 (hình 1.1)
Khi đóng khoá K sẽ có dòng điện i chạy trong cuộn dây và tạo nên sức từ động
F = (iw), sinh ra từ thông 0. Từ thông này gồm 2 thành phần:  đi qua khe hở không
khí làm việc  giữa nắp và lõi sắt sẽ sinh lực hút điện từ (nhờ hiện tượng từ hoá) tác
dụng lên nắp. Khi lực này lớn hơn lực kéo của lò xo 4 thì nắp bị hút về phía lõi của
NCĐ. Một phần của từ thông tổng không đi qua khe hở không khí làm việc mà khép
kín từ thân này sang thân kia của mạch từ gọi là từ thông rò r. Khi cắt khoá K, dòng
điện trong cuộn dây i = 0 thì lực hút điện từ cũng không còn nữa, lò xo 4 sẽ đưa nắp về
vị trí ban đầu. Cữ chặn 5 để điều chỉnh khe hở không khí .
- Loại không có nắp: gồm có cuộn dây và lõi sắt từ. Đối với loại này, các vật
liệu sắt thép bị hút được xem như là nắp.

Hình 1.1 Cấu tạo nam châm điện

11
2. Phân loại
- Theo tính chất dòng điện: gồm NCĐ một chiều và NCĐ xoay chiều.
Với NCĐ xoay chiều, mạch từ được ghép bởi các lá thép kỹ thuật điện mỏng; còn ở
NCĐ một chiều mạch từ thường có dạng khối làm từ thép ít cacbon.
- Theo hình dáng : + Loại hút chập hay hút quay, nắp quay quanh 1 trục;
+ Loại hút thẳng: nắp hút thẳng về phía lõi;
+ Loại hút ống (còn gọi là loại pittông)...
- Theo cách đấu cuộn dây của NCĐ: gồm cuộn dây mắc nối tiếp với tải và cuộn
dây mắc song song với nguồn.

1.1.2. Mạch từ và cuộn dây nam châm điện

1. Đặc điểm mạch từ


Mạch từ là một trong những phần chủ yếu của các thiết bị điện từ như máy điện,
thiết bị điện và khí cụ điện. Phần lớn mạch từ làm bằng vật liệu sắt từ, nó có thể là một
mạch không phân nhánh hoặc phân nhánh.
Mạch từ có thể gồm rất nhiều đoạn có tiết diện khác nhau hoặc làm bằng các loại vật
liệu khác nhau. Thậm chí có đoạn ngắn là khe hở không khí trong mạch từ.
Vị trí cuộn dây kích thích quấn trên mạch từ không ảnh hưởng đến cường độ từ
trường (H) và hình dạng đường sức. Cường độ từ cảm (B) và cường độ từ trường (H)
trong các đoạn mạch từ (phân nhánh) sẽ khác nhau, trong một đoạn mạch từ thì B và
H là không đổi (mạch từ không phân nhánh).
2. Các tham số của mạch từ
Bảng 1.1 Tham số của mạch điện và mạch từ
MẠCH ĐIỆN MẠCH TỪ
U Điện áp U U = .R Từ áp
E Sức điện động F F = iw Sức từ động (Ampere-turns: At)
I Dòng điện m Từ thông (Weber: Wb) – Giá trị biên độ
R Điện trở R 1 l
R = (H-1) Từ trở
S
Z Tổng trở Z Z = R + jX Tổng trở từ
X Điện kháng X Từ kháng
J Mật độ dòng điện Bm Bm = m/S Cường độ từ cảm
E Điện trường (V/m) H H= F/l Cường độ từ trường

12
 Điện dẫn suất (1/m)  Hệ số từ thẩm vật liệu từ (H/m)
Với chân không  = 0 = 4.10-7H/m
G Điện dẫn (1/) G Từ dẫn (H)

B: đơn vị là Wb/m2 (weber/meter2) hoặc T (Tesla):


Một số đơn vị dẫn xuất của từ cảm:
1 Tesla = 1 weber/meter2 = 64,516 lines/square inch = 104 Gauss
H: đơn vị là At/m (ampere -turns/meter)
1 amper-turns/inch = 39,3701 ampere-turns/meter
1 oersted = 79,5775 amper-turns/meter.
3. Các định luật cơ bản về mạch từ
a. Định luật toàn dòng điện.
Tích phân đường của cường độ từ trường theo một vòng từ khép kín bằng tổng
sức từ động của vòng từ đó.

 Hdl   F
l
i (1.1)

Hay H l  F
i i j   H i li   i j .w j
Ví dụ như mạch từ hình 1.1 thì ta có:
Hl + 2H. = (iw)
trong đó: H và H là cường độ từ trường trong mạch từ có chiều dài l và tại khe hở
không khí .
b. Định luật Ôm (Ohm) của mạch từ .
Trong một đoạn mạch từ: Từ áp rơi trên một đoạn mạch từ bằng tích của từ
thông  với từ trở R của đoạn mạch từ ấy.
U μ  ΦR μ
(1.2)
Trong toàn mạch từ: Từ thông  của mạch từ khép kín bằng tích số của sức từ
động F với từ dẫn G của mạch từ.
 = (Iw).Gμ

c. Định luật Kiêckhôp 1 (Kirchhoff 1)


Trên mọi điểm của mạch từ tổng từ thông đi vào bằng tổng từ thông đi ra:

 i  0
n
(1.3)
1

13
d. Định luật Kiêckhôp 2 (Kirchhoff 2)
Với một mạch từ khép kín, tổng từ áp của các đoạn mạch từ bằng tổng sức
từ động:

  R   F
i
i i
j
j (1.4)

Ví dụ như mạch từ hình 1.1 thì ta có:


2Φ δ 2B.S
(Iw)  Φ.R μ   H.l 
Gδ Gδ
Đặc tính cơ bản nhất của vật liệu từ là đường cong từ hóa biểu diễn quan hệ
giữa B và H. Đây là quan hệ phi tuyến phức tạp mà không thể biểu diễn dưới dạng các
hàm giải tích được.
Trên hình 1.2 biểu diễn đường cong từ hoá của vật liệu từ mềm và hệ số từ
thẩm tương đối r = Fe/0. Trong vùng có trị số H lớn thì từ trở của mạch từ sẽ lớn vì
r bé (gọi là vùng bão hoà). Từ trở của mạch từ sẽ nhỏ nhất khi Fe đạt cực đại tại
Femax (điểm bão hoà). Phần phía dưới của điểm bão hoà gọi là vùng tuyến tính của
đường cong từ hoá.
(T)

(A.t/m)
Hình 1.2 Đường cong từ hoá của vật liệu từ
4. Từ dẫn của khe hở không khí
Khi điểm làm việc của mạch từ nằm trong vùng tuyến tính của đường cong từ
hoá vì độ từ thẩm Fe của sắt từ lớn nên từ trở của nó rất nhỏ. Toàn bộ từ trở của mạch
từ phụ thuộc vào từ trở của khe hở không khí.
Áp dụng định luật Ôm cho đoạn mạch từ là khe hở không khí như sau:
Φδ
Gδ  (1.5)
U μδ

14
trong đó: U là từ áp rơi trên khe hở không khí ;  là từ thông đi qua khe hở
không khí .
Nếu bỏ qua từ thông tản (phần từ thông bao bọc xung quanh khe hở ) thì có
thể coi từ trường tại khe hở là đều. Công thức (1.5) trở thành:
 B.S S
G    0 (1.6)
U  H. 
Trong đó:
G : Là từ dẫn khe hở không khí (H) hoặc Wb/A
o : Hệ số từ thẩm không khí hoặc chân không (H/m)
S : Tiết diện mạch từ mà từ thông đi qua (a x b) (m2)
Công thức (1.6) chỉ áp dụng tính cho những trường hợp khe hở không khí rất bé
và đều nhau như:
- Với cực từ hình trụ: S = d2/4, /d  0,2;
- Với cực từ hình chữ nhật: S = a.b; /a, /b  0,2.
Thực tế, khe hở không khí thường lớn và có hình dạng phức tạp nên phải xét
đến từ trường tản. Khi đó, ta tính từ dẫn khe hở không khí theo các phương pháp sau:
- Phương pháp phân chia từ trường;
- Phương pháp tính từ dẫn theo công thức kinh nghiệm;
- Phương pháp đồ thị (kết quả có độ chính xác không cao, ít được dùng).

a. Tính từ dẫn (G) bằng phương pháp phân chia từ trường


Với phương pháp này người ta thường chia từ trường ở trong khe hở không khí
làm các từ trường thành phần có dạng hình học đơn giản, sau đó đó tính từ dẫn của các
từ trường thành phần đó và cuối cùng tổng hợp các kết quả lại để tìm từ dẫn tổng của
khe hở không khí. Công thức cơ sở để tính từ dẫn của các hình đơn giản dựa vào phép
biến đổi sau:
Stb S .δ V
G = o . = o. tb 2tb = μ 0 2 (1.7)
δ tb δ tb δ tb
trong đó : Stb là mặt cắt trung bình của hình, vuông góc với đường sức từ; tb là độ dài
trung bình của đường sức từ trong hình; V là thể tích của hình.
Xét trường hợp từ dẫn của khe hở không khí giữa 2 cực từ hình chữ nhật với
kích thước a, b và khe hở không khí ; m là bề dày của từ thông tản (hình 1.3).
Phần không gian tại khe hở không khí được chia thành 17 hình đơn giản và
dùng công thức (1.7) để tính từ dẫn của các hình đó, gồm:

15
- Một hình khối chữ nhật với các cạnh a, b và chiều cao :
a.b
Go = o .



Hình 1.3 Phân bố từ trường tại khe hở


- Hai hình nửa khối trụ đặc với đường kính  chiều dài a (hình 1.4a), từ dẫn của
mỗi hình là: G1 = 0,260 .a
- Hai hình nửa khối trụ đặc với đường kính 
chiều dài b (hình 1.4a), từ dẫn của mỗi hình là:
G2 = 0,260 .b
- Hai hình nửa trụ rỗng với đường kính trong
a/
, đường kính ngoài (+2m), chiều dài a (hình
1.4b), từ dẫn của mỗi hình là:
2a
G3 = 0 , thường lấy m = (12)

 (  1)
m
- Hai hình nửa trụ rỗng với đường kính trong
, đường kính ngoài (+2m), chiều dài b (hình 1.4b), b/

từ dẫn của mỗi hình là:


2b
G4 = 0 , thường lấy m = (12)

 (  1)
m c/
- Bốn hình 1/4 cầu đặc với đường kính  (hình
1.4c), từ dẫn của mỗi hình là:
G5 = 0,0770 . 
- Bốn hình 1/4 cầu rỗng với đường kính trong 
(hình 1.4d), đường kính ngoài (+2m), từ dẫn của mỗi d/
m
hình là: G6 = 0
4
Hình 1.4 Các hình đơn giản

16
Vì tất cả các từ dẫn này song song với nhau nên từ dẫn tổng ở khe hở không khí
trong trường hợp này là tổng của 17 từ dẫn thành phần :
G = G0 +2(G1 + G2 + G3 + G4) + 4(G5 + G6) (1.8)
hoặc có thể viết:
G = G0 + Gt
G G
Đặt: t =  1 t
G 0 G 0
trong đó: Gt là từ dẫn tản ở khe hở không khí; t là hệ số từ tản của khe hở không khí.
Khi khe hở  bé, từ dẫn tản bé nên hệ số từ tản có thể bằng 1 (tức là bỏ qua từ dẫn tản).
Tính từ dẫn bằng phương pháp phân chia từ trường cho kết quả tương đối chính
xác, nhưng tốn nhiều công sức.

b. Tính từ dẫn bằng phương pháp kinh nghiệm


Dựa vào các số liệu thực nghiệm và mô hình hoá cũng như lý thuyết tương tự,
các tác giả đã đưa ra các công thức giải tích, tính toán từ dẫn ở các dạng khe hở không
khí của các mạch từ thường gặp dựa vào đặc điểm cấu tạo của mạch từ, rất tiện lợi cho
việc tính toán.

Hình 1.5 Các dạng khe hở không khí trong các mạch từ
* Trường hợp nắp mạch từ làm với trục lõi 1 góc  (hình 1.5a)
Từ dẫn trong khe hở không khí được xác định:
G = K.G0
trong đó: G0 = 0 . S

S: Tiết diện lõi từ
 : chiều dài trung bình khe hở không khí

K: hệ số điều chỉnh = 2,75. 4 


 : là góc lệch giữa nắp và lõi (tính theo radian)

17
* Trường hợp nắp và lõi song song nhau (hình 1.5b)
Ta có từ dẫn là: G = K.0. S = K.G0

Với K = 1+ 0,58 (1  m)  0,312


m.n m.n
Với m = b ; n= a
a 
* Trường hợp trụ và nắp là mặt phẳng (hình 1.5c)
G = K.0. S = K.G0

0,58 0,31
Với K = 1 + (1  1,5m ) 
m.n m.n 2
* Trường hợp trụ và nắp là 1 mặt phẳng nhưng trụ đặt ở giữa nắp
G  = K.0. S = K.G0

0,58 0,31
Với K = 1 + (1  2 m ) 
m.n m.n 2

5. Mạch từ một chiều và xoay chiều


a. Mạch từ một chiều
Trong mạch từ một chiều, dòng điện chạy trong dây quấn là dòng một chiều nên
s.t.đ và từ thông sinh ra có trị số không biến đổi theo thời gian. Do đó, không có tổn
hao do từ trễ và dòng xoáy trong mạch từ. Vật liệu dùng làm mạch từ một chiều là loại
sắt từ ít Cacbon ở thể khối, cấu tạo đơn giản, độ bền cơ học cao, không gây tiếng ồn.
Từ dẫn của mạch từ phụ thuộc vào khe hở không khí làm việc, độ từ thẩm, hình
dạng và kích thước mạch từ.
Từ thông tổng của mạch từ một chiều gồm hai phần: một phần lớn đi qua khe hở
không khí làm việc (gọi là từ thông chính ) và một phần nhỏ khép kín mạch nhưng
không đi qua khe hở không khí làm việc (gọi là từ thông rò r). Khi khe hở không khí
nhỏ thì r rất nhỏ so với  nên có thể bỏ qua và nếu mạch từ làm việc ở phần tuyến
tính của đường cong từ hoá thì từ trở của sắt từ R  0.
Tính toán mạch từ một chiều:
- Khi tính toán mạch từ không xét đến ảnh hưởng của từ thông rò tức là Фr = 0. Vì
vậy khi tính mạch từ ta chỉ tính từ thông ở khe hở không khí là chủ yếu.
- Với bài toán mạch từ có hai dạng sau:
Bài toán thuận: biết Ф, tìm sức từ động Fμ = I.W
Bài toán ngược: biết Fμ = I. W, tính Ф
Xét ví dụ có một mạch từ hình xuyến như hình 1.6:

18
Dây dẫn được quấn trải đều trên mạch từ:
l - chiều dài trung bình của mạch từ;
δ- chiều dài khe hở không khí;
w - số vòng cuộn dây;
S - tiết diện mạch từ.
1 - Cuộn dây
2 - Lõi sắt Hình 1.6 Mạch từ hình xuyến
a. Mạch từ kín; b. Mạch từ hở
- Tính với bài toán thuận: biết , tìm F = I.w.
 
Vì r = 0, nên  =  do I.w sinh ra; B B = =
S S
Theo định luật toàn dòng điện, sức từ động được tính theo công thức:
Fμ = I.w = H.l + H.
Trong đó: - H là cường độ từ trường lõi thép tìm được theo quan hệ B-H của vật
liệu từ dưới dạng đồ thị hoặc dạng bảng.
B 
- H là cường độ từ trường trong kẽ hở không khí H =  
0  0 .S
từ trị số B ta tra ra H, với S là tiết diện mạch từ.
1 Hl
Hoặc theo định luật Kiêckhôp có I.w = (Rμ + R) = (Rμ + ), với R = và
G 
S
G = 0.

- Với bài toán ngược: biết Fμ = I.w, tìm  .
Từ thông  rất khó xác định chính xác, mà người ta chỉ dùng các phương pháp xác
định gần đúng.
Từ G = 0. S và Iw = H.l + H.

B  .S
 Iw = H.l +
G
I.w B  .S
 H= 
l G  .l
Lần thứ 1: Chọn B1 = B rồi thay vào (1.22) ta tìm được H1. Mặt khác từ quan
hệ B-H ta cũng tìm được H1’ theo B1. Nếu |H1 – H1’| <  (độ chính xác) thì H1 là giá trị
cần tìm. Nếu không thì chuyển sang lần tính lặp thứ 2.
Lần thứ 2: Nếu H1 > H1’ thì chọn B2 > B1. Ngược lại thì chọn B2 < B1. Rồi tiếp
tục tính.
Lần thứ i: Nếu | Hi – Hi’| <  thì quá trình tính kết thúc. Và  = Bi.S

19
b. Mạch từ xoay chiều
Nếu dòng điện chạy trong dây quấn của NCĐ là dòng xoay chiều thì mạch từ của
nó là mạch từ xoay chiều nên sức từ động và từ thông đều biến thiên theo thời gian.
Chính vì vậy mà mạch từ của NCĐ xoay chiều được ghép từ các lá thép kỹ thuật điện
(tôn silíc) để giảm tổn hao do dòng điện xoáy và từ trễ.
Từ dẫn của mạch từ xoay chiều không những
phụ thuộc vào khe hở không khí làm việc, độ từ
thẩm của vật liệu từ, hình dạng và kích thước mạch
từ mà còn phụ thuộc vào tổn hao năng lượng trong
mạch từ (do dòng xoáy và từ trễ) và tổn hao trong
vòng ngắn mạch (vòng chống rung) ở NCĐ một
pha. Các tổn hao này còn làm xuất hiện từ kháng
X2 tạo ra sự lệch pha giữa sức từ động và từ thông.
Điều này tương tự như trong mạch điện, sự xuất Hình 1.7 Mạch từ xoay chiều
hiện của điện kháng làm chậm pha giữa điện áp và
dòng điện.

Tính toán mạch từ xoay chiều:


- Đối với mạch từ xoay chiều, định luật Kiêckhôp được viết dưới dạng phức số sau:
+ Định luật Kiêckhôp 1: Фmax = 0


n
+ Định luật Kiêckhôp 2: 2 I.w = max i .Z i
i 1

Trong đó : maxi - Từ thông cực đại của đoạn mạch từ thứ i;


Zμi - Tổng trở từ ở mạch thứ i của mạch từ Zμi = Rμi +jXμi ;
Rμi - Từ trở ở đoạn thứ i của mạch từ;
Xμi - Từ kháng ở đoạn thứ i của mạch từ.
2 H .l
Và : Zmax =
B max S
Với l, S là độ dài trung bình và tiết diện mạch từ.
Từ kháng bối dây ngắn mạch sẽ là:
..W22 2PFe
Xμ2 =  ;
R2  2max
PFe - tổng tổn hao từ trễ và dòng xoáy;  = 2f- tốc độ góc;
W2 - số vòng của vòng ngắn mạch; R2 - điện trở vòng ngắn mạch.

20
Nếu không tính tổn thất trên điện trở, đối với dòng xoay chiều người ta chứng
minh được điện áp đặt vào cuộn dây ứng với giá trị nhất định của từ thông:
U = Ulưới = 4,44.f.w.max
Do đó số vòng của cuộn dây cần quấn được tính như sau:
U
w=
4 , 44 . f .  max

6. Cuộn dây nam châm điện


Cuộn dây phải sinh ra sức từ động cần thiết cho mạch từ, mặt khác tổn hao năng
lượng trong cuộn dây phải đủ nhỏ để nhiệt độ phát nóng của nó không vượt quá nhiệt
độ cho phép của cấp cách điện được sử dụng.
Tuỳ theo cách đấu nối cuộn dây, ta có cuộn dây dòng điện (nối tiếp với phụ tải)
và cuộn dây điện áp (nối song song với nguồn). Cuộn dòng điện có số vòng dây ít,
đường kính dây lớn do phải chịu dòng điện của tải. Cuộn dây điện áp có số vòng dây
lớn, đường kính dây nhỏ.
Tuỳ theo dạng dòng điện chạy trong cuộn dây ta có cuộn dây điện 1 chiều và
cuộn dây điện xoay chiều.
Dây quấn là dây đồng có men cách điện, tiết diện tròn hoặc chữ nhật. Dây được
quấn trên khung bằng vật liệu cách điện (thường là nhựa chịu nhiệt) thành hình trụ.
Các thông số quan trọng của cuộn dây gồm có:
- Hệ số lấp đầy Klđ
SCu
Klđ = (1.9)
Scs
trong đó:
SCu = w.q là diện tích chiếm chỗ của đồng; Scs = h.c là diện tích cửa sổ mạch từ;
w là số vòng của cuộn dây;
q là tiết diện 1 vòng dây, với dây tròn thì q = d2/4;
h và c là chiều cao và bề rộng cửa sổ; với NCĐ 1 chiều thì h = (24)c, NCĐ
xoay chiều thì h = (13)c;
Thực tế thường chọn Klđ = (0,30,7)
- Điện trở 1 chiều R_
wl tb
R_  ρ (1.10)
q
trong đó:  là điện trở suất của vật liệu làm dây quấn; ltb là chiều dài trung bình của 1
vòng dây.
- Độ tăng nhiệt của bề mặt cuộn dây so với môi trường :

21
P
 =  - 0 = (1.11)
K T ST
Trong đó:  là nhiệt độ bề mặt cuộn dây; 0 là nhiệt độ môi trường; P là tổng
tổn hao trong cuộn dây;
KT là hệ số toả nhiệt bằng đối lưu và bức xạ; ST là tổng diện tích bề mặt toả
nhiệt của cuộn dây.
- Mật độ dòng điện j:
I
j (1.12)
q
trong đó: j = (24)A/mm2 ở chế độ làm việc dài hạn; j = (512)A/mm2 ở chế độ làm
việc ngắn hạn lặp lại; j = (1330)A/mm2 ở chế độ làm việc ngắn hạn.
Dòng điện chạy trong cuộn dây của NCĐ một chiều không phụ thuộc vào khe hở
không khí làm việc, còn dòng điện trong cuộn dây NCĐ xoay chiều tăng nhanh khi
khe hở không khí tăng. Do đó, nếu để nắp của NCĐ xoay chiều bị kẹt hoặc cực từ bị
bụi bẩn thì dòng điện tăng có thể làm cuộn dây bị cháy.
1.1.3. Lực hút điện từ của nam châm điện

1. Tính lực hút điện từ theo công thức Macxoen (Maxwell)

μ 0 S
1 1  2
F [(B .n)B  Bδ n]dS (1.13)
  
2
δ δ

Trong đó: Bδ là véc tơ từ cảm ở khe hở không khí tại bề mặt cực từ; n là véc tơ đơn vị
 

pháp tuyến của bề mặt cực từ; S là diện tích mặt cực từ tác dụng với từ trường.
Thông thường thì vật liệu làm mạch từ có từ thẩm lớn hơn rất nhiều của không
khí nên có thể coi Bδ // n . Và khi khe hở tương đối nhỏ thì có thể coi B = const nên
 

công thức của lực điện từ có thể rút gọn thành:


1 2
F Bδ S (1.14)
2μ 0
Lực điện từ tính theo phương pháp này thường được áp dụng khi khe hở tương
đối nhỏ và ít biến đổi. Khi khe hở không khí lớn thì lực điện từ được tính theo phương
pháp cân bằng năng lượng.
2. Tính lực điện từ theo phương pháp cân bằng năng lượng
1 dΨ di
F (i Ψ ) (1.15)
2 dδ dδ
trong đó:  = w = Li là từ thông móc vòng với cuộn dây; i là dòng điện chạy trong
cuộn dây.

22
Với NCĐ một chiều thì i = const nên:
1 dΨ 1 dG
F i  (iw) 2 (1.16)
2 dδ 2 dδ
Với NCĐ xoay chiều thì  = const nên:
1 di 1  Φ  dG
2

F  Ψ     (1.17)
2 dδ 2  G  dδ
Trong các trường hợp này ta đều phải biết biểu thức giải tích của từ dẫn G().

3. Lực điện từ của nam châm điện xoay chiều


Với NCĐ xoay chiều thì dòng điện và từ thông đều có dạng hình sin nên có thể
biểu diễn dưới dạng i = Imsint và  = msint. Do đó, theo công thức Macxoen và
phương pháp cân bằng năng lượng lực điện từ được biểu diễn thành:
1 Φ 2m
F sin 2 ωt
2μ 0 S

1  Φ  dG 2
2

Hoặc: F    m  sin ωt
2  G  dδ
Dạng chung của 2 biểu thức này là:
1 1
F = Fmsin2t = Fm  Fm cos 2 ωt (1.20)
2 2
Ta thấy số hạng thứ hai của biểu thức (1.20) biến đổi theo thời gian với tần số
(2f) gấp đôi tần số của nguồn điện (f) nên lực điện từ tổng cũng biến thiên từ Fmax = Fm
đến Fmin = 0 với tần số 2f. Do đó, nếu lực kéo của lò xo lên nắp NCĐ không đổi thì
nắp sẽ bị hút và nhả với tần số 2f. Hiện tượng này gọi là hiện tượng rung của NCĐ
xoay chiều 1 pha.
Để chống rung thì Fmin phải lớn hơn phản lực của lò xo. Muốn vậy ta phải tạo ra
2 luồng từ thông lệch pha nhau cùng chạy trong mạch từ.
Cách 1: Dây quấn của NCĐ gồm hai phần mắc song song, một phần nối trực
tiếp với nguồn, một phần nối với nguồn qua một tụ điện. Việc tính chọn hợp lý các
thông số của hai cuộn dây và tụ điện có thể tạo được hai luồng từ thông lệch pha nhau
900 điện để tạo hiệu quả chống rung tốt nhất. Tuy nhiên, cách này ít dùng vì công nghệ
phức tạp, tốn kém.
Cách 2: Người ta xẻ một rãnh chia bề mặt cực từ thành hai phần có diện tích S1
và S2 (thường S2/S1 = 1,52) (xem hình 1.7). Tại phần S2 ta đặt một cuộn dây nối ngắn
mạch (thường chỉ có một vòng) bằng đồng đỏ. Khi đó từ thông đi qua cực từ gồm hai
phần: 1 đi qua phần S1 và 2 đi qua phần S2 chậm pha so với 1 góc  do hiện tượng
cảm ứng điện từ. Góc  này phụ thuộc vào điện trở của vòng ngắn mạch và từ trở khe

23
hở không khí trong vòng ngắn mạch. Thông thường  = 500  600 nên điều kiện chống
rung lý tưởng không được thoả mãn. Mặt khác, khi khe hở không khí lớn thì hiệu quả
chống rung giảm nhanh. Đây là phương pháp đơn giản, ít tốn kém nên được sử dụng
rộng rãi.
Riêng với NCĐ xoay chiều ba pha đối xứng thì lực điện từ tổng không biến đổi
theo thời gian (F = 3/2Fm) nên không cần chống rung.
1.1.4. Ứng dụng của nam châm điện

1. Nam châm điện nâng hạ


Loại nam châm này thường được dùng trong các cơ cấu cần trục, đặc biệt trong
các nhà máy chế tạo cơ khí và luyện kim.
NCĐ có cuộn dây được quấn trên lõi sắt từ, sau đó được đổ đầy một lớp nhựa.
Mặt cực được bắt chặt vào lõi nam châm bằng các bulông. Mặt cực chính là nơi tiếp
xúc với tải trọng cần nâng. Lực nâng của NCĐ tuỳ thuộc loại tải trọng cần di chuyển.
Vật càng gọn NCĐ nâng được càng nhiều.
Bảng 1.2 Lực nâng của NCĐ theo tải
Loại tải trọng Lực nâng của NCĐ (Kg)
Thỏi đúc hay tấm đúc 16.000
Thép vụn 600
Thỏi gang 600
Thép hình 200

2. Nam châm điện phanh hãm


Loại này được dùng để hãm, dừng các bộ phận chuyển động của cần trục, trục
chính các máy công cụ... Có nhiều kết cấu thiết bị hãm, nhưng thông thường người ta
dùng NCĐ hãm kiểu phanh, kiểu băng, kiểu đĩa.
3. Bộ ly hợp điện từ
Bộ ly hợp điện từ dùng NCĐ một chiều kết hợp với các đĩa ma sát để làm
nhiệm vụ truyền chuyển động quay từ trục dẫn sang trục bị dẫn (bộ ly hợp) hoặc để
làm phanh hãm (dừng chính xác).
Bộ ly hợp điện từ được sử dụng để tự động hoá quá trình điều khiển chạy và
dừng các bộ phận cơ khí trong các máy công cụ.
Các loại ly hợp điện từ:
- Ly hợp điện từ kiểu ma sát: Trục dẫn truyền chuyển động sang trục bị dẫn do
sự lực hút điện từ giữa NCĐ với đĩa ma sát.

24
Do đó, bề mặt ma sát dễ bị mài mòn và không điều chỉnh được tốc độ quay
của trục bị dẫn.

Hình 1.8 Mô hình bộ ly hợp điện từ


- Ly hợp điện từ kiểu bám: Giữa trục dẫn và trục bị dẫn đổ đầy hỗn hợp mạt
sắt, bột than, dầu mỡ. Khi cấp điện vào NCĐ thì các mạt sắt bị dựng lên theo đường
sức bám chắc vào phần ứng và thực hiện truyền chuyển động từ trục dẫn sang trục bị
dẫn. Khi điều chỉnh độ lớn dòng điện của cuộn dây nam châm thì ta điều chỉnh được
lực bám của mạt sắt lên phần ứng, do đó có thể điều chỉnh được tốc độ quay của trục
bị dẫn đồng thời phần ứng cũng ít bị mài mòn hơn.
- Ly hợp điện từ kiểu từ trễ: Đĩa ma sát của trục bị dẫn được làm bằng vật liệu
có vòng từ trễ rộng (vật liệu từ cứng). Từ trường của NCĐ sẽ từ hoá đĩa ma sát, do
hiện tượng từ trễ làm xuất hiện lực hút điện từ tác dụng lên đĩa kéo trục bị dẫn chuyển
động cùng tốc độ với trục dẫn.
1.2. Lực điện động trong khí cụ điện
1.2.1. Các phương pháp tính lực điện động
Khi có dòng điện chạy trong các chi tiết của mạch vòng và giữa các mạch vòng
gần nhau sẽ sinh ra lực cơ khí, gọi là lực điện động (LĐĐ).
Ở chế độ dòng điện xác lập, vì dòng điện định mức có trị số không lớn nên
LĐĐ được sinh ra không đáng kể. Nhưng ở chế độ ngắn mạch, dòng điện chạy qua
phần dẫn điện của KCĐ đạt trị số rất lớn, có thể gấp hàng chục lần trị số dòng định
mức. Các dòng điện này tác dụng tương hỗ với từ trường, tạo ra các lực điện động lớn
làm hỏng hóc thiết bị điện, dây dẫn, cũng như cách điện đỡ chúng. LĐĐ đạt trị số lớn
nhất khi trị số tức thời của dòng điện đạt lớn nhất và được gọi là dòng điện xung kích.
Với điện xoay chiều, dòng điện xung kích được tính theo công thức:
Ixk = Kxk. 2 Inm (1.21)
trong đó: Kxk là hệ số xung kích của dòng điện có tính đến ảnh hưởng của dòng điện
không chu kỳ và thường lấy Kxk = 1,8; Inm là trị hiệu dụng của dòng điện ngắn mạch
xác lập.

25
Độ bền điện động của thiết bị điện là khả năng chịu được LĐĐ do dòng điện
ngắn mạch sinh ra. Việc tính toán LĐĐ thường được tiến hành theo 2 phương pháp:
theo định luật Bio -Xava-Laplace và theo phương pháp cân bằng năng lượng.
1. Phương pháp tính LĐĐ theo định luật Bio - Xava - Laplace
Theo quan điểm của phương pháp này lực điện động là kết quả tương tác lẫn
nhau của dây dẫn l mang dòng điện I và từ trường do dây dẫn khác tạo nên.
Nếu một đoạn mạch vòng nguyên tố dl1(m) có dòng điện i1(A) đi qua (hình
1.9a) được đặt trong từ trường có từ cảm B(T), thì sẽ có một lực dF(N) tác động lên
nguyên tố này:
dF  i1d l1  B  dF  i1 Bdl1sinβ (1.22)
  

trong đó:  là góc giữa B và d l1 , hướng của d l1 theo chiều của dòng điện i1.
  

Lực điện động tác động lên đoạn mạch vòng với chiều dài l1(m) bằng tổng các
lực thành phần.

F =  dF   i1 .B.sin  .dl1
l1 l1

(1.23)
0 0

i1

dl1
a/ i2 b/
Hình 1.9 Lực điện động tính theo định luật Bio - Xava - Laplace
Nếu mạch vòng nằm trong môi trường có độ từ thẩm cố định  = const, như
trong chân không hoặc không khí, việc xác định từ cảm B tương đối thuận tiện khi sử
dụng định luật Bio - Xava - Laplace. Theo định luật này cường độ từ trường dH tại
điểm M bất kỳ cách dây dẫn dl2 có dòng điện i2 chạy qua (hình 1.9b) một khoảng r,
được xác định theo công thức.
i .dl . sin 
dH = 2 2 2 (1.24)
4r
trong đó  là góc giữa vector dl2 và bán kính r.
Từ cảm ở điểm M sẽ là:
0 .i2 . sin  .dl2
dB = 0 .dH  (1.25)
4r 2
Thay 0= 4.10-7 H/m và tích phân 2 vế của (1.25), ta có:

26
i2 . sin 
B =  107 .
l2

.dl2 , (T) (1.26)


0
r2
Khi thanh dẫn dl1 mang dòng điện i1 nằm trong từ trường B của thanh dẫn dl2
mang dòng điện i2 thì lực điện động được tính bằng cách thay từ cảm B từ (1.26) vào
(1.23) ta có:
sin  .sin  .dl1 .dl 2
F = 10 i1 .i2 . 
l1 l2
7
, (N) (1.27)
0 0
r2
Từ công thức (1.27) ta nhận thấy rằng, biểu thức dưới dấu tích phân phụ thuộc
vào các kích thước, hình dáng và khoảng cách giữa hai mạch vòng, nên có thể viết:
sin  . sin  .dl1.dl2
 
l1 l2

= Kc (1.28)
0 0
r2
Kc là hệ số kết cấu của mạch vòng.
Thay (1.28) vào (1.27), ta có:
F = 107 i1.i2 .K c (N)
Hoặc F = 1,02.10 8 i1.i2 .K c , (kG) (1.29)
Hướng của lực F được xác định theo tích véctơ của i1 và B (hình 1.7a). Trong
những trường hợp đơn giản, hướng của vector từ cảm được xác định theo quy tắc vặn
nút chai (quy tắc ren thuận), còn hướng của LĐĐ theo quy tắc bàn tay trái.
2. Tính lực điện động theo phương pháp cân bằng năng lượng
Xét hệ hai vật dẫn mang hai dòng điện i1 và i2 đặt song song cách nhau một
khoảng x. Năng lượng từ trường của hệ là:
1 1
W= L1.i12  L2 .i22  M .i1.i2 (1.30)
2 2
Trong đó: L1 và L2 là điện cảm của mỗi vòng; M là hỗ cảm của 2 vòng.
Nếu hệ chỉ có 1 mạch vòng mang dòng điện i với điện cảm L thì:
1 2
W= L.i
2
W 1 2 L
F =  i (1.31)
x 2 x
Nếu hệ có hỗ cảm M và điện cảm mỗi mạch vòng
không đổi thì: W = M .i1.i2
W M
F =  i1i2 (1.32)
x x
Hướng của LĐĐ trong trường hợp này làm cho mạch vòng có xu hướng to ra để
từ thông qua nó lớn hơn.

27
1.2.2. Tính toán lực điện động ở các trường hợp thường gặp
l
1. Lực điện động ở các thanh dẫn song song
Nếu khoảng cách a giữa 2 thanh dẫn rất nhỏ so với i1 F
chiều dài l của chúng và bỏ qua tiết diện dây dẫn thì: a
F
2l
F  10 7 .i1 .i 2 (N) (1.33) i2
a
2. Lực điện động ở thanh dẫn vuông góc
Nếu a << l và coi dòng điện chỉ tập trung ở trục dây dẫn thì: i
μ a l 
F  0 .i 2 ln (N) (1.34) F
4π r a
r: bán kính dây
F
3. Lực điện động ở vòng dây và bối dây
- Vòng dây có bán kính R, bán kính dây dẫn r có dòng điện
i chạy qua (với r/R  0,25) thì thành phần LĐĐ tác dụng lên vòng R

dây theo phương hướng kính:


0
fR fR
8R
FR = i ln(  0,75) (N)
2
(1.35)
2 r
2r
Lực này phân bố đều trên toàn vòng dây và có xu hướng
kéo dãn vòng dây
2R
- LĐĐ giữa các vòng dây bán kính R1, R2 đặt song song
cách nhau một khoảng h (với h<0,4R).
Các cuộn dây của KCĐ, ngoài lực tác 2R2
dụng bên trong của mỗi vòng dây, giữa các vòng
Fx
dây cùng chiều (hoặc ngược chiều) sẽ sinh ra lực
h Fy Fy
hút F (hoặc đẩy). Lực F có thể coi như tổng của 2
F

lực thành phần Fy và Fx. Fx


2R1
- Fy: có xu hướng kéo các vòng dây lại với
nhau.
- Fx: có xu hướng kéo dãn đối với vòng dây có đường kính nhỏ và kéo nén đối
với vòng dây có đường kính lớn. Như vậy trong một vòng dây lực Fx sẽ cộng với LĐĐ
còn trong vòng khác sẽ trừ bớt đi.
R1 h
Fy  10 7 4 i1i2
h  C2
2
(1.36)
R1C
Fx  10 7 4 i1i 2
h C2
2
Trong đó: C = R2 - R1; R2 > R1

28
4. Lực điện động ở chỗ có tiết diện mạch vòng thay đổi
Khi qua chỗ biến đổi tiết diện dây dẫn, đường đi dòng điện bị biến đổi làm xuất
hiện LĐĐ có xu hướng nắn thẳng phần cong của dòng điện. Lực này có các thành
phần ngang trục F1và dọc trục F2 tác dụng lên đường dây dòng điện vẽ thành các
đường cong, lực tổng hợp là F. Thành phần dọc trục hướng theo chiều làm đứt chỗ
giao tiếp dọc theo trục dây dẫn (như hình vẽ) và hướng về
phía tiết diện lớn (có bán kính r2>r1): 2r1
 r
F2  0 i 2 ln 2 (1.37)
4 r1 B F1
Đây là trường hợp hay gặp ở chỗ tiếp xúc giữa 2 tiếp i
điểm. Khi xảy ra ngắn mạch thì LĐĐ sẽ đẩy 2 tiếp điểm ra xa F1
F2
nhau gây nên các hiện tượng phức tạp. Do đó lực ép tiếp
điểm phải tính toán lớn hơn LĐĐ. 2r2
5. Lực điện động giữa dòng điện và khối sắt từ
+ Khi dây dẫn mang dòng điện i đặt gần vật liệu sắt từ khoảng a, từ trường xung
quanh nó sẽ bị méo đi, các đường sức từ khép kín
qua khối sắt từ và sinh ra các lực kéo dây dẫn vào +
vật liệu sắt từ đó để từ thông móc vòng lớn hơn. F a

Lực điện động được tính theo công thức (coi


F a
Fe>>0):
2l 2 +
F  107 i (1.38)
a
+ Khi dây dẫn có dòng điện i đặt trong khe hở
h
rộng 0 và chiều dài h của vật liệu sắt từ có tiết diện x
không đổi hoặc thay đổi. Nếu không kể đến bão hoà,
thì LĐĐ tại vị trí x sẽ hút dây dẫn vào khối sắt từ : 0 F
l.h
Fx  2 .10  7 i2 (N) (1.39)
 0 (h  x)
Như vậy LĐĐ càng lớn khi khe càng hẹp và hồ quang càng tiến gần đến tấm thép.
1.3. Sự phát nóng trong khí cụ điện
1.3.1. Khái niệm chung
Khi làm việc, trong các bộ phận của thiết bị điện (TBĐ) như: mạch vòng dẫn
điện, mạch từ, các chi tiết bằng kim loại và cách điện đều có tổn hao năng lượng tác
dụng và biến thành nhiệt năng. Một phần của nhiệt năng này làm tăng nhiệt độ của
TBĐ, còn một phần khác toả ra môi trường xung quanh. Ở chế độ xác lập nhiệt, nhiệt

29
độ của thiết bị không tăng lên nữa mà đạt trị số ổn định, còn toàn bộ nhiệt năng tổn
hao cân bằng với nhiệt năng toả ra môi trường xung quanh.
Nếu nhiệt độ của TBĐ tăng cao thì cách điện bị già hoá nhanh và độ bền cơ của
các chi tiết bị suy giảm. Khi tăng nhiệt độ của vật liệu cách điện lên 80C so với nhiệt
độ cho phép ở chế độ dài hạn thì tuổi thọ của cách điện giảm đi 50%. Với vật liệu dẫn
điện thông dụng nhất là đồng, nếu tăng nhiệt độ từ 1000C đến 2500C thì độ bền cơ khí
giảm đi 40%. Khi bị ngắn mạch nhiệt độ các phần tử dẫn điện có thể đạt tới 200 đến
3000C, độ bền cơ của chúng giảm đi nhiều nên LĐĐ do dòng ngắn mạch sinh ra có thể
làm hỏng hóc thiết bị điện. Độ tin cậy của TBĐ phụ thuộc vào nhiệt độ phát nóng của
chúng, nhất là của các chi tiết được chế tạo bằng vật liệu cách điện. Dựa vào mức độ
chịu nhiệt của vật liệu cách điện, người ta chia chúng thành các cấp cách điện với nhiệt
độ cho phép tương ứng ở chế độ làm việc dài hạn của một số vật liệu như các bảng
dưới đây:
Bảng 1.3 Nhiệt độ cho phép của một số vật liệu làm tiếp điểm
Nhiệt độ cho
Các vật liệu làm khí cụ điện
phép (0C)
Dây nối tiếp xúc cố định.
75
Tiếp xúc hình ngón của đồng và hợp kim đồng.
Tiếp xúc trượt của đồng và hợp kim đồng.
110 Vật liệu không bọc cách điện hay để xa vật cách điện.
Vật không dẫn điện và không bọc cách điện.
120 Tiếp xúc má bạc.
Bảng 1.4 Cấp cách điện và các vật liệu cách điện chủ yếu
Cấp cách Nhiệt độ cho
Các vật liệu cách điện chủ yếu
điện phép (0C)
Giấy, vải sợi, lụa, phíp, cao su, gỗ và các vật liệu tương
Y 90 tự, không tẩm nhựa. Các loại nhựa như: nhựa polietilen,
nhựa polistirol, vinyl clorua, anilin...
Giấy, vải sợi, lụa tẩm dầu, cao su nhân tạo, nhựa
A 105
polieste, các loại sơn cách điện có dầu làm khô.
Nhựa tráng polivinylphocman, poliamit, eboxi. Giấy ép
hoặc vải có tẩm phenolfocmandehit (gọi chung là bakelit
E 120 giấy). Nhựa melaminfocmandehit có chất độn xenlulo.
Vải có tẩm poliamit. Nhựa poliamit, nhựa phênol -
phurol có độn xenlulo.

30
Nhựa polieste, amiăng, mica, thủy tinh có chất độn. Sơn
cách điện có dầu làm khô, dùng ở các bộ phận không tiếp
xúc với không khí. Sơn cách điện alkit, sơn cách điện từ
B 130 nhựa phenol. Các loại sản phẩm mica (micanit, mica
màng mỏng). Nhựa phênol-phurol có chất độn khoáng.
Nhựa eboxi, sợi thủy tinh, nhựa melamin focmandehit,
amiăng, mica,hoặc thủy tinh có chất độn.
F 155 Sợi amiăng, sợi thủy tinh không có chất kết dính
H 180 Xilicon, sợi thủy tinh, mica có chất kết dính
Mica không có chất kết dính, thủy tinh, sứ.
C Trên 180
Politetraflotilen, polimonoclortrifloetilen.
Nếu thiết bị điện có cấp cách điện tương ứng, làm việc với nhiệt độ bé hơn hoặc
bằng nhiệt độ cho phép thì tuổi thọ của chúng theo vật liệu cách điện đạt khoảng 10
đến 15 năm.
Ở chế độ làm việc dài hạn, nhiệt độ của TBĐ đạt trị số xác lập, dòng điện đi
qua TBĐ là dòng điện định mức nên nhiệt độ phát nóng của nó không vượt quá nhiệt
độ phát nóng cho phép của cấp điện tương ứng.
Ở chế độ sự cố như ngắn mạch, dòng điện rất lớn nhưng thời gian sự cố bé (do
thiết bị bảo vệ tác động) nên nhiệt độ phát nóng cho phép ở chế độ này thường cao hơn
chế độ dài hạn ví dụ với đồng nhiệt độ này cho phép lên tới 2500C.
Độ tăng nhiệt của thiết bị được tính bằng:
 =  - 0 (1.40)
trong đó:  : là độ tăng nhiệt (còn gọi là nhiệt áp hay nhiệt chênh)
: là nhiệt độ của thiết bị điện;
0: là nhiệt độ của môi trường. Với Việt Nam thì 0 = 400C
Nếu thiết bị được đặt ở môi trường có nhiệt độ cao thì độ tăng nhiệt của nó
không được lớn. Nếu nhiệt độ của môi trường thấp thì cho phép độ tăng nhiệt độ cao
hơn.
Cần lưu ý rằng nếu thiết bị điện được lắp đặt ở những nơi có nhiệt độ cao hơn
1000 mét so với mực nước biển thì phải giảm bớt công suất làm việc, vì ở độ cao lớn,
khả năng toả nhiệt của các thiết bị kém hơn.
1.3.2. Các dạng tổn hao năng lượng
Trong các TBĐ có ba dạng tổn hao năng lượng chính là: tổn hao trong các chi tiết
dẫn điện, tổn hao trong các phần tử sắt từ và tổn hao điện môi.

31
1. Tổn hao trong các chi tiết dẫn điện
Năng lượng tổn hao trong dây dẫn do dòng điện i đi qua trong thời gian t được
tính theo công thức:

W=  i 2 .Rdt
t
(1.41)
0

Điện trở dây dẫn R phụ thuộc vào điện trở suất vật liệu, kích thước dây dẫn,
ngoài ra còn phụ thuộc vào tần số của dòng điện, vị trí của dây dẫn nằm đơn độc hay
gần dây dẫn khác có dòng điện đi qua.
Nếu dây dẫn đồng chất có tiết diện S không đổi, chiều dài l, điện trở suất ,
nằm độc lập và có dòng điện một chiều đi qua thì điện trở của nó được tính theo công
thức:
l
R = ρ (1.42)
s
Khi dòng điện xoay chiều đi qua sẽ gây ra hiệu ứng mặt ngoài làm điện trở dây
dẫn tăng .
R~1 =Km.R_ (1.43)
Trong đó: R_ là điện trở một chiều; R~1 là điện trở xoay chiều khi dây dẫn nằm đơn
độc; Km: là hệ số tính đến hiệu ứng mặt ngoài, phụ thuộc vào kích thước dây dẫn, điện
trở suất của vật liệu và tần số của dòng điện.
Khi hai dây dẫn đặt gần nhau có dòng điện đi qua, từ trường của dây dẫn này
tác dụng với dòng điện của dây dẫn kia làm thay đổi sự phân bố của dòng điện trong
dây dẫn, nên điện trở của chúng thay đổi. Hiệu ứng này được gọi là hiệu ứng gần và
đặc trưng bằng hệ số gần nhau của hai dây dẫn:
R~ 2
Kg = hoặc R~2 =Kg.R~1 (1.44)
R~1
trong đó: R~2 là điện trở của dây dẫn khi nó đặt gần dây dẫn khác.
R~1: là điện trở của dây dẫn khi đặt đơn độc.
Trị số của Kg phụ thuộc vào tần số dòng điện, kích thước thanh dẫn, khoảng
cách giữa hai thanh dẫn và điện trở một chiều của nó khi hai dòng điện ngược chiều
nhau. Với hai thanh dẫn tiết diện chữ nhật đặt gần nhau, hệ số Kg có thể bé hơn 1, tức
là làm giảm tổn hao năng lượng.
Từ (1.43) và (1.44) ta nhận thấy rằng, với dòng điện xoay chiều, nếu kể cả hiệu
ứng mặt ngoài và hiệu ứng gần thì sẽ gây ra tổn hao phụ được đặc trưng bằng:
R~ 2 R~ 2 R~1
Kf = = . = Kg.Km (1.45)
R R~1 R

32
2. Tổn hao trong các phần tử sắt từ
Nếu các phần tử sắt từ nằm trong vùng từ trường biến thiên thì trong chúng sẽ
có tổn hao do từ trễ và dòng điện xoáy tạo ra và được tính theo công thức:
PFe = (T.Bm1,6+X. f.Bm2).fG (1.46)
trong đó: PFe là tổn hao sắt từ [W]; Bm là trị biên độ của từ cảm [T];f là tần số của từ
trường [Hz]; T, Xhệ số tổn hao do từ trễ và dòng xoáy, với thép mác 41  43 và
tương đương thì T = (1,92,6); X = (0,41,2)
Từ (1.46) nhận thấy rằng tổn hao sắt từ phụ thuộc vào từ cảm, tấn số, điện trở
xoáy của vật liệu. Để thuận tiện cho việc tính toán, người ta xác định suất tổn hao sắt
từ p0 cho một đơn vị khối lượng vật liệu ở tần số f và từ cảm Bm cho trước. Như vậy
tổn hao ở (1.46) sẽ được tính toán đơn giản hơn:
PFe = p0.G (1.47)
Để giảm tổn hao trong các chi tiết sắt từ dạng khối, người ta thường sử dụng
các biện pháp sau:
+ Tạo khe hở phi từ tính theo đường đi của từ thông để tăng từ trở, giảm từ
thông, tức là giảm Bm.
+ Đặt thêm vòng ngắn mạch để tăng từ kháng, giảm từ thông.
+ Với các chi tiết cho thiết bị có dòng điện lớn hơn 1000A, được chế tạo bằng
vật liệu phi từ tính như: đuyra, gang không dẫn từ…
3. Tổn hao trong vật liệu cách điện
Dưới tác dụng của điện trường biến thiên, trong vật liệu cách điện sẽ sinh ra tổn
hao điện môi: P = 2.f.U2.tg (1.48)
trong đó: P là công suất tổn hao (W); f là tần số điện trường (Hz); U là điện áp (V);
tg là tang của góc tổn hao điện môi, phụ thuộc vào điện áp.
Từ (1.48) ta nhận thấy rằng tổn hao trong chất điện môi tỉ lệ với bình phương điện
áp. Vì vậy tổn hao điện môi chỉ đáng kể khi điện áp cao, tần số lớn.
1.3.3. Các phương pháp trao đổi nhiệt
Nhiệt được truyền từ nơi có nhiệt độ cao hơn đến nơi có nhiệt độ thấp hơn theo ba
cách: dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ.
1. Dẫn nhiệt
Là quá trình truyền nhiệt giữa các phần tử có tiếp xúc trực tiếp, do chuyển động
nhiệt của các nguyên tử và phân tử cấu tạo vật chất tạo nên. Quá trình này được biểu
diễn bằng phương trình Fourier:

33

d2Q = - dS.dt (1.49)
x
trong đó: d2Q là nhiệt lượng truyền qua bề mặt dS theo hướng x bằng dẫn nhiệt;
 là hệ số dẫn nhiệt của vật liệu;  là nhiệt độ; dt là thời gian truyền nhiệt.
Thứ nguyên của các đại lượng trên như sau: d2Q [W.s=Jun];  [W/m.deg]; dS
[m2];  [deg; 0C], dt[s].

Đại lượng là gradient nhiệt độ theo hướng truyền nhiệt x, vuông góc với bề
x
mặt truyền nhiệt dS từ (1.49) suy ra :
d 2Q
= (1.50)

 .dS .dt
x
Như vậy hệ số dẫn nhiệt  là lượng nhiệt truyền qua một đơn vị diện tích dS
trong thời gian một giây với gradient nhiệt độ 10C/m. Hệ số này phụ thuộc vào cấu tạo
tinh thể của vật liệu, nhiệt độ, độ ẩm…Trong lĩnh vực TBĐ, nhiệt độ thay đổi trong
phạm vi không lớn lắm (cỡ 1000C ) nên hệ số này cũng ít thay đổi.
Dấu “–“ biểu thị nhiệt năng truyền từ nơi có nhiệt độ cao đến nơi có nhiệt độ
thấp, ngược chiều với gradient nhiệt độ.
2. Đối lưu
Là quá trình truyền nhiệt trong chất lỏng, chất khí, gắn liền với sự chuyển động
của các phần tử mang nhiệt từ nơi có nhiệt độ cao đến nơi có nhiệt độ thấp hơn. Có hai
dạng đối lưu: đối lưu tự nhiên và đối lưu cưỡng bức. Ở đối lưu tự nhiên, chuyển động
của các phần tử chất khí hay chất lỏng do chênh lệch mật độ các phần tử có nhiệt độ
cao trong môi trường tạo nên. Ở đối lưu cưỡng bức, chuyển động này là nhờ các tác
nhân như quạt gió, bơm tạo nên.
Quá trình này được biểu diễn bằng phương trình:
c = c(2 - 1)Sc (1.51)
Trong đó: c là nhiệt lượng truyền qua bề mặt đối lưu trong thời gian 1s; c là
hệ số toả nhiệt bằng đối lưu (W); 2 là nhiệt độ bề mặt toả nhiệt (0C); 1 là nhiệt độ
môi trường (0C); Sc là diện tích bề mặt toả nhiệt (m2).
Hệ số toả nhiệt bằng đối lưu c phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nhiệt độ, mật
độ, độ nhớt, vận tốc của môi trường, hình dạng bề mặt toả nhiệt, vị trí bề mặt so với
hướng chuyển động của các phần tử trong môi trường.

34
3. Bức xạ nhiệt
Là quá trình toả nhiệt của vật thể nóng ra môi trường xung quanh bằng phát xạ
sóng điện từ.
Quá trình này được biểu diễn công thức Stefan - Boltzman:
T2 4 T
r = c0 . [( )  ( 1 ) 4 ]S r (1.52)
1000 1000
trong đó: r (W) là nhiệt lượng truyền qua bề mặt bức xạ trong thời gian 1s qua bề mặt
bức xạ Sr (m2); T1, T2 là nhiệt độ của môi trường và bề mặt bức xạ; c0 = 5,7.104
W/m2.0K4 là hệ số bức xạ của vật đen tuyệt đối;  là hệ số đen của bề mặt bức xạ.
Thông thường, các quá trình toả nhiệt bằng đối lưu và bức xạ cùng song song
tồn tại qua bề mặt vật thể nên có thể sử dụng một hệ số toả nhiệt chung cho cả 2 quá
trình này là KT:
c  r 
KT =  (1.53)
(  1 ) S T  .S T
Trong đó:  = c + r là nhiệt lượng truyền bằng đối lưu và bức xạ;
ST = Sc = Sr là diện tích bề mặt toả nhiệt.
1.4. Tiếp xúc điện
1.4.1 Khái niệm chung
Dòng điện đi từ vật dẫn này qua vật dẫn khác phải đi qua chỗ tiếp xúc gọi là bề
mặt tiếp xúc điện. Các vật dẫn có bề mặt tiếp xúc gọi là tiếp điểm.
Dựa vào mối liên kết tiếp xúc, người ta chia tiếp xúc điện ra thành 3 dạng: tiếp
xúc cố định, tiếp xúc trượt và tiếp xúc đóng cắt.
- Tiếp xúc cố định là loại tiếp xúc không tháo lắp giữa hai vật dẫn, được liên kết
bằng ốc vít, bulông, đinh tán, hàn, ép, kẹp như giữa thanh cái với nhau, thanh cái với
dây dẫn, giữa dây dẫn với đầu cốt, giữa dây cáp với dây cáp điện… tiếp xúc cố định
không những chỉ đảm bảo cho điện trở tiếp xúc bé mà còn phải chịu lực, mômen khá
lớn lên chỗ tiếp xúc như chỗ nối cáp-cáp, thanh cái…
- Tiếp xúc trượt là tiếp xúc giữa vật dẫn chuyển động và vật dẫn tĩnh. Vật
chuyển động dạng quay như ở cổ góp, vành trượt các máy điện, dạng tịnh tiến (lăn)
như ở một số máy cắt điện cao áp, cầu trục, tàu điện… tiếp xúc trượt thường gắn liền
với hiện tượng phóng tia lửa điện.
- Tiếp xúc đóng cắt là tiếp xúc giữa tiếp điểm tĩnh với tiếp điểm động của các
thiết bị đóng cắt và chuyển mạch điện cơ. Ở chế độ đóng, hai tiếp điểm tiếp xúc chặt
với nhau, ở chế độ cắt chúng tách rời nhau để cắt dòng điện. Những hiện tượng vật lý
xảy ra trong quá trình đóng-cắt, chuyển mạch ở loại tiếp xúc này khá phức tạp.

35
Dựa vào hình dạng chỗ tiếp xúc, người ta chia tiếp xúc điện thành 3 loại: tiếp
xúc điểm, tiếp xúc đường, tiếp xúc mặt (hình 1.10).
Tiếp xúc điểm là tiếp xúc giữa mặt cầu với mặt phẳng, cầu-cầu, thường gặp ở
các thiết bị đóng cắt có dòng điện bé, dưới 10A. Tiếp xúc đường là tiếp xúc giữa mặt
trụ-phẳng, giữa hai mặt trụ, thường gặp ở các tiếp điểm có dòng điện trung bình cỡ vài
chục đến hàng trăm ampe. Tiếp xúc mặt là tiếp xúc giữa hai phần của mặt phẳng,
thường gặp ở các dòng điện lớn đến hàng ngàn ampe.

a/ b/ c/

BÒ mÆt tiÕp xóc


Hình 1.10 Các dạng bề mặt tiếp xúc điện
Tiếp xúc điện phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Thực hiện tiếp xúc chắc chắn, đảm bảo.
- Sức bền cơ khí cao.
- Không phát nóng quá giá trị cho phép đối với dòng điện định mức.
- Ổn định nhiệt và điện động khi có dòng ngắn mạch đi qua.
- Chịu được tác dụng của môi trường xung quanh, ít bị oxy hoá.
Ở bất kỳ dạng tiếp xúc nào muốn có tiếp xúc điện tốt, tức là điện trở tiếp xúc
bé, cần phải có lực đủ lớn tác động lên bề mặt tiếp xúc sạch, nhẵn. Lực này do bulông,
ốc vít, đinh tán, kẹp ở tiếp xúc cố định hoặc do lò xo, trọng vật… ở tiếp xúc trượt hoặc
tiếp xúc đóng cắt tạo nên.
1.4.2 Điện trở tiếp xúc
Khi hai vật dẫn rắn tiếp xúc với nhau, thực tế chỉ có một số điểm tiếp xúc.
Tại các điểm tiếp xúc này, mật độ dòng điện tăng cao, tổn hao năng lượng lớn nên
sụt áp và nhiệt độ ở tiếp xúc cao (hình 1.11a).
Xét trường hợp dòng điện đi qua chổ tiếp xúc giữa hai hình trụ với bán kính
tiếp xúc a, bé hơn nhiều so với bán kính của trụ (hình 1.11b).
Diện tích tiếp xúc được xác định theo công thức:

36
F
Stx = a2 = ; (1.54)

trong đó: F là lực ép tiếp điểm;  là ứng xuất biến dạng dẻo của vật liệu
Điện trở tiếp xúc hình thành do hiện tượng đường đi của dòng điện bị kéo dài ra
tại chỗ tiếp xúc.
Điện trở tiếp xúc được tính theo công thức:
ρ
Rtx = (1.55)
2a.n
trong đó:  là điện trở suất của vật liệu dùng làm tiếp điểm; a là bán kính chỗ tiếp xúc;
n = 1 với tiếp xúc điểm, n = 2 với tiếp xúc đường, n = 3 với tiếp xúc mặt.

2a

a/ b/
Hình 1.11 Tiếp xúc điện ở thực tế
Công thức kinh nghiệm để tính điện trở tiếp xúc chung:
K
Rtx = (1.56)
Fm
trong đó: K là hệ số phụ thuộc vào vật liệu tiếp điểm và trạng thái bề mặt của nó.
m là hệ số phụ thuộc vào kiểu tiếp xúc. Với tiếp xúc điểm m = 0,5; với tiếp xúc
đường thì m = 0,5  0,8; còn với tiếp xúc mặt thì m = 1.

Bảng 1.5 Điện trở suất () và ứng suất biến dạng dẻo () của một số vật liệu
Vật liệu tiếp xúc Ký hiệu  (.mm2/m)  (N/mm2)
Niken Ni 0,073 2210
Môlipden Mo 0,057 1660
Nhôm Al 0,02630,04 883
Platin Pt 0,105 765
Đồng mềm Cu 0,043 382
Bạc Ag 0,016 304
Thiếc Sn 0,12 44,2

37
Bảng 1.6 Trị số K của một số vật liệu
Vật liệu tiếp xúc Trị số K (N1/2/)
Đồng Đồng (0,080,14).10-2
Đồng Đồng mạ thiếc (0,070,1).10-2
Đồng Đồng loại dễ bị oxy hoá 0,740.10-2
Đồng Đồng tiếp xúc dạng ngón 0,280.10-2
Đồng Đồng tiếp xúc kiểu chổi 0,100.10-2
Bạc Bạc 0,060.10-2
Nhôm Nhôm 0,127.10-2
Nhôm Đồng thau 1,850.10-2
Nhôm Đồng 0,380.10-2
Đồng thau Đồng 0,980.10-2
Đồng thau Đồng thau 0,670.10-2
Kim loại gốm (0,20,3).10-2

Bảng 1.7 Hệ số m của các hình thức tiếp xúc


Hình thức tiếp xúc Hệ số m
Tiếp xúc đỉnh nhọn Mặt phẳng 0,5
Mặt cầu Mặt phẳng 0,5
Mặt cầu Mặt cầu 0,5
Chổi Mặt phẳng 1
Mặt phẳng Mặt phẳng 1
Tiếp xúc nhiều điểm 0,71,0
Tiếp xúc đường 0,70,8

Các yếu tố ảnh hưởng đến điện trở tiếp xúc gồm:
Độ cứng của vật liệu, điện trở suất vật liệu tiếp điểm, tình trạng bề mặt tiếp xúc,
dạng bề mặt tiếp xúc, lực ép tiếp điểm và nhiệt độ tiếp điểm. Ta sẽ lần lượt xét các yếu
tố trên.
- Nếu vật liệu tiếp điểm mềm, tức là ứng suất mềm của vật liệu càng bé thì điện
trở tiếp xúc càng bé. Vì với vật liệu mềm, cùng một lực ép tiếp điểm thì diện tích tiếp
xúc lớn hơn nên điện trở tiếp xúc nhỏ hơn. Loại vật liệu này sử dụng triệt để đối với
các bề mặt tiếp xúc cố định, có dòng điện lớn. Với các loại tiếp xúc đóng cắt, người ta

38
không sử dụng vật liệu tiếp điểm mềm vì sau mỗi lần đóng cắt, xung lực cơ khí làm
tiếp điểm biến dạng nên giảm tuổi thọ tiếp điểm.
- Điện trở tiếp xúc giảm nếu lực tác dụng lên tiếp điểm tăng vì khi đó diện tích
tiếp xúc tăng. Quan hệ giữa điện trở tiếp xúc với lực ép tiếp điểm được cho ở hình
1.12. Khi F tăng, RTX giảm dần đến một trị số nào đó thì dừng lại, vì lúc này dù lực
tăng nhưng diện tích tiếp xúc không tăng thêm được nữa.
- Điện trở tiếp xúc phụ thuộc vào dạng tiếp xúc: tiếp xúc điểm, tiếp xúc đường
hay tiếp xúc mặt, quan hệ giữa lực ép tiếp điểm và điện trở tiếp xúc của các loại tiếp
điểm khác nhau được cho ở hình 1.13.

Hình 1.12 Quan hệ giữa lực ép tiếp Hình 1.13 Quan hệ giữa hình dạng tiếp
điểm với Rtx xúc với Rtx
- Khi lực ép tiếp điểm bé, tiếp xúc điểm có điện trở tiếp xúc bé hơn, còn tiếp
xúc đường và tiếp xúc mặt có điện trở lớn hơn. Khi lực lớn thì quan hệ ngược lại.
- Nhiệt độ tiếp điểm cũng ảnh hưởng tới điện trở tiếp xúc. Độ tăng nhiệt nơi
tiếp xúc do đường đi của dòng điện bị biến dạng có thể tính theo công thức:
U 2
 tx  (1.57)
8.
trong đó: tx là độ tăng nhiệt nơi tiếp xúc ; U = I.Rtx là điện áp rơi trên tiếp xúc ;  là
hệ số dẫn nhiệt vật liệu tiếp điểm;  là điện trở suất vật liệu tiếp điểm.

1.4.3. Vật liệu và kết cấu tiếp điểm

1. Vật liệu tiếp điểm


Các yêu cầu chính đối với vật liệu tiếp điểm là: dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, không bị
tác động của môi trường như oxy hoá, ăn mòn điện hoá, điện trở tiếp điểm bé, ít bị
mòn về cơ và điện, chịu được nhiệt độ cao, trị số dòng điện, điện áp tạo hồ quang lớn,
dễ gia công, giá thành hạ.
Một số vật liệu kim loại màu thường làm tiếp điểm :
+ Đồng là kim loại màu được dùng nhiều nhất trong các thiết bị điện.
Ưu điểm chính của nó là: dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, tương đối cứng, có trị số dòng
điện, điện áp tạo hồ quang trung bình, dễ gia công, giá thành hạ.

39
Nhược điểm: nhiệt độ nóng chảy thấp, dễ bị tác động của môi trường. Đồng ít
chịu hồ quang nên không dùng để chế tạo các loại tiếp điểm thường xuyên đóng cắt
với dòng điện lớn.
+ Bạc có ưu điểm là dẫn điện, dẫn nhiệt rất tốt, khó bị tác động của môi trường,
lớp oxit bạc mỏng dễ bị phá vỡ, điện trở tiếp xúc bé.
Nhược điểm: ít chịu hồ quang, va đập nên không dùng để đóng cắt dòng điện lớn.
+ Nhôm có ưu điểm: dẫn điện dẫn nhiệt tốt, khối lượng riêng bé, nên thường
dùng làm dây dẫn điện. Người ta không dùng nhôm làm tiếp điểm đóng cắt vì lớp oxyt
nhôm có điện trở lớn nhiệt độ nóng chảy thấp.
+ Volfram: là kim loại có nhiệt độ nóng chảy khá cao, nên chịu được hồ quang.
Kim loại này khó hàn, ít bị oxy hoá, có độ cứng cao ít mòn nhưng có điện trở suất cao,
vì vậy nó thường được làm tiếp điểm hồ quang ở các thiết bị đóng cắt công suất lớn.
+ Kim loại gốm: chịu mài mòn, ít bị hàn dính và chịu hồ quang nên được sử
dụng như tiếp điểm hồ quang.
2. Kết cấu tiếp điểm
Tuỳ theo chức năng của thiết bị đóng cắt và công suất mà tiếp điểm phải chịu,
người ta sử dụng những kết cấu thích hợp của tiếp điểm:
a. Tiếp điểm kiểu công son (hình 1.14)

4 5
3
1 2
®é më

Hình 1.14 Tiếp điểm công son


1. Thanh dẫn tĩnh; 2.Tiếp điểm tĩnh;
3. Tiếp điểm động; 4. Thanh dẫn động; 5. Cữ chặn
Tiếp điểm kiểu này thường dùng cho dòng điện bé (5A), tải nhẹ (như ở rơle
trung gian). Dạng tiếp xúc không có lò xo tiếp điểm riêng mà lợi dụng tính đàn hồi của
thanh dẫn động để tạo lực ép tiếp điểm. Độ mở tiếp điểm cỡ 1 đến 3 mm cho điện áp
250vAC, không có buồng dập hồ quang.
b. Tiếp điểm kiểu cầu (hình 1.15)
Tiếp điểm kiểu cầu có đặc điểm 1 pha gổm 2 chỗ cắt nên hồ quang bị phân
đoạn, tiếp điểm động chuyển động thẳng, lò xo ép tiếp điểm dạng xoắn, hình trụ làm
việc ở chế độ nén. Loại này không có dây dẫn mềm, kết cấu đơn giản, thường được
dùng trong các Côngtăctơ, khởi động từ để điều khiển động cơ điện có dòng định mức
từ 15-800A.

40
Hình 1.15 Tiếp điểm kiểu cầu
1.Thanh dẫn tĩnh; 2.Tiếp điểm ; 3.Thanh dẫn động; 4.Lò xo tiếp điểm
c. Tiếp điểm kiểu dao (hình 1.16)
Tiếp điểm kiểu dao thường dùng cho cầu dao với dòng điện thấp (vài chục
ampe) hoặc không điện. Lực ép tiếp điểm ở đây nhờ tính đàn hồi của đồng lá tiếp điểm
tĩnh. Khi dùng với dòng điện lớn người ta dùng tấm thép lò xo dạng phẳng để tăng
cường lực ép. Mặt khác, nếu bị ngắn mạch, lực điện động sinh ra sẽ cùng chiều với lực
ép tiếp điểm, bảo đảm tiếp xúc tốt.

Hình 1.16 Tiếp điểm kiểu dao


1.Tiếp điểm tĩnh; 2.Tiếp điểm động; 3.Lò xo lá ép tiếp điểm
Ngoài ra, tuỳ theo yêu cầu đóng cắt còn có tiếp điểm kiểu ngón, tiếp điểm kiểu
nêm, tiếp điểm kiểu đối, tiếp điểm kiểu hoa huệ, kiểu thuỷ ngân... Ngày nay với sự
phát triển của công nghệ, trong các thiết bị đóng cắt dòng điện lớn, người ta dùng kết
cấu tiếp điểm có tiếp điểm làm việc và tiếp điểm hồ quang riêng biệt, tiếp điểm hồ
quang đóng trước cắt sau để chịu hồ quang, còn tiếp điểm làm việc thì đóng sau, cắt
trước.
3. Các nguyên nhân gây hư hỏng tiếp điểm và biện pháp khắc phục
a. Nguyên nhân gây hư hỏng tiếp điểm
- Ăn mòn kim loại: do trên bề mặt tiếp điểm có những lỗ nhỏ. Trong vận hành
hơi nước và các chất đọng lại gây phản ứng hóa học, bề mặt tiếp xúc bị ăn mòn làm hư
hỏng tiếp điểm.
- Ôxy hóa: do môi trường tác dụng lên bề mặt tiếp xúc tạo thành lớp ôxýt mỏng
có điện trở suất lớn dẫn tới điện trở tiếp xúc lớn.
- Điện thế hóa học của vật liệu làm tiếp điểm khác nhau nhiều.

41
- Khi vận hành khí cụ điện không được bảo quản tốt tiếp điểm bị rỉ, lò xo bị
han rỉ không duy trì đủ lực làm điện trở tiếp xúc tăng, khi có dòng điện các tiếp điểm
sẽ phát nóng có thể nóng chảy tiếp điểm.
b. Các biện pháp khắc phục
- Với những mối tiếp xúc cố định nên bôi một lớp bảo vệ.
- Khi thiết kế nên chọn vật liệu có điện thế hóa học giống nhau.
- Sử dụng các vật liệu ít bị ôxy hóa làm tiếp điểm hoặc mạ các tiếp điểm.
- Thường xuyên kiểm tra, thay thế lò xo hư hỏng, lau sạch các tiếp điểm.

1.5. Hồ quang điện


1.5.1. Khái niệm chung, quá trình ion hoá và khử ion trong chất khí

1. Khái niệm chung về hồ quang điện


Bình thường thì chất khí là môi trường cách điện rất tốt, nhưng nếu giữa 2 điện
cực có 1 điện trường đủ lớn thì chất khí có thể dẫn điện, thậm chí có thể dẫn được
dòng điện lớn. Khi sự phóng điện trong chất khí đạt mật độ dòng điện lớn (100 đến
1000A/mm2), nhiệt độ cao và kèm theo ánh sáng mạnh gọi là hồ quang điện. Đây là 1
quá trình điện - nhiệt phức tạp và có liên quan mật thiết với nhau.
Hồ quang điện được sử dụng trong quá trình hàn điện, lò hồ quang... Trong các
thiết bị điện đóng cắt thì hồ quang điện lại là điều không mong muốn nên cần giảm hồ
quang đến mức tối thiểu.
2. Quá trình ion hoá
Đây là quá trình tạo ra các điện tử tự do và các ion trong chất khí dưới tác dụng
của ánh sáng, nhiệt độ, điện trường hoặc do va đập...
Các dạng ion hoá gồm có: Tự phát xạ điện tử, phát xạ nhiệt điện tử, ion hoá do
va chạm, ion hoá do nhiệt.
Tự phát xạ điện tử xảy ra khi có 1 điện trường đủ mạnh làm cho các điện tử tự
do có đủ năng lượng để bứt ra khỏi điện cực. Do đó quá trình này phụ thuộc vào cường
độ điện trường và vật liệu làm điện cực.
Phát xạ nhiệt điện tử xảy ra khi nhiệt độ của catốt cao, các điện tử tự do ở đó có
động năng lớn và có thể thoát ra khỏi bề mặt catốt để tạo thành dòng điện. Quá trình
này phụ thuộc vào nhiệt độ và vật liệu làm điện cực.
Ion hoá do va chạm: Dưới tác dụng của điện trường lớn, các điện tử, ion tự do
sẽ chuyển động với vận tốc lớn đủ để bắn phá các phân tử trung hoà để tạo ra các ion

42
âm và dương mới. Quá trình này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cường độ điện
trường, mật độ các phần tử, lực liên kết phân tử, khối lượng phân tử...
Ion hoá do nhiệt độ cao: Khi chất khí có nhiệt độ cao làm chúng chuyển động
mạnh và dễ va chạm để tạo thành các ion mới. Quá trình này phụ thuộc vào nhiệt độ
vùng hồ quang, mật độ các phần tử khí và đặc tính chất khí.
3. Quá trình phản ion
Quá trình phản ion là quá trình làm giảm số lượng ion trong vùng hồ quang do
hiện tượng tái hợp và khuếch tán.
Tái hợp: là hiện tượng các hạt mang điện trái dấu va chạm nhau, trao đổi các
điện tử tự do cho nhau để tạo thành các phần tử trung hoà. Sự tái hợp phụ thuộc vào
đặc tính chất khí, áp suất, nhiệt dộ, mật độ các ion trong vùng hồ quang.
Khuếch tán là hiện tượng di chuyển các ion ở vùng có mật độ cao tới vùng có
mật độ thấp làm giảm số lượng ion trong vùng hồ quang. Hiện tượng khuếch tán tăng
khi bán kính thân hồ quang giảm, vận tốc và số lượng ion trong vùng hồ quang tăng.
Thực tế khi hồ quang xảy ra thì tồn tại song song 2 quá trình ion hoá và phản
ion. Quá trình ion hoá mạnh hơn thì hồ quang sẽ phát sinh và phát triển. Quá trình
phản ion mạnh hơn thì hồ quang suy giảm và tắt. Nếu 2 quá trình này cân bằng thì hồ
quang sẽ cháy ổn định.
1.5.2. Các biện pháp dập hồ quang
Yêu cầu hồ quang cần phải được dập tắt trong khu vực hạn chế với thời gian
ngắn nhất, tốc độ mở tiếp điểm phải lớn mà không làm hư hỏng các bộ phận của khí cụ
điện. Đồng thời năng lượng hồ quang phải đạt đến giá trị bé nhất, điện trở hồ quang
phải tăng nhanh và việc dập tắt cũng không được kéo theo quá điện áp nguy hiểm,
tiếng kêu phải nhỏ và ánh sáng không quá mạnh.
Để dập tắt hồ quang, ta dùng những biện pháp tăng cường quá trình phản ion ở
khu vực hồ quang:
- Tăng độ dài hồ quang;
- Dùng từ trường để tạo lực thổi hồ quang chuyển động nhanh;
- Dùng dòng khí hay dầu để thổi dập tắt hồ quang;
- Dùng khe hở hẹp để hồ quang cọ sát vào vách của khe hẹp này;
- Tạo thành chân không ở khu vực hồ quang;
- Chia hồ quang thành nhiều hồ quang ngắn nhờ các vách ngăn;
- Cho hồ quang tiếp xúc với 1 chất cách điện làm nguội.
Các nguyên tắc dập hồ quang:
- Kéo dài hồ quang;

43
- Hồ quang tự sinh năng lượng để dập tắt hoặc dùng năng lượng nguồn ngoài để
dập tắt;
- Mắc điện trở Shunt để dập tắt.
- Hồ quang được chia thành nhiều phần ngắn để dập tắt;
- Dùng tiếp điểm bắc cầu: áp dụng trong hệ thống Côngtăctơ, phân chia hồ quang
làm 2 đoạn và nhờ lực đẩy hồ quang về hai phía.
1. Kéo dài hồ quang bằng cơ khí
Khi hồ quang bị kéo dài, thân hồ quang bị nhỏ lại và dài ra, tăng bề mặt tiếp
xúc của hồ quang với môi trường, vì vậy hồ quang bị toả nhiệt và khuếch tán nhanh,
làm tăng quá trình phản ion. Muốn kéo dài hồ quang bằng cơ khí, ta phải tăng khoảng
cách của hai tiếp điểm. Biện pháp này chỉ áp dụng cho các thiết bị đóng cắt điện có
dòng điện bé và điện áp thấp (đến 250V) như ở các rơle, các thiết bị điều khiển.
Với các thiết bị đóng cắt điện áp trên 1000V, có dòng điện bé (đóng cắt dòng
không tải của máy biến áp, của đường dây), người ta cũng dùng biện pháp kéo dài hồ
quang bằng cơ khí như ở các dao cách ly cao áp.
2. Phân đoạn hồ quang
Phân đoạn hồ quang tức là chia hồ quang ra nhiều đoạn. Ở dòng điện xoay
chiều trên mỗi phân đoạn có điện áp chọc thủng khi dòng điện đi qua trị số 0 đạt cỡ
150 đến 250V. Vì vậy với tiếp điểm dạng cầu thường gặp ở dãy Côngtăctơ xoay chiều
có điện áp đến 500V. Mỗi pha được phân thành hai đoạn hồ quang, nên hồ quang dễ
dập tắt hơn.

Với điện một chiều khi phân đoạn hồ quang thì chiều dài tổng của thân hồ
quang sẽ lớn hơn rất nhiều so với trường hợp không phân đoạn do tác dụng của lực
điện động, lực khí động, cho nên hồ quang dễ dập tắt hơn.
Dập hồ quang bằng phương pháp phân đoạn được sử dụng khá rộng rãi ở các
thiết bị điện hạ áp. Ở các máy cắt điện áp cao (từ 110 kV trở lên), biện pháp phân
đoạn hồ quang cũng được sử dụng rộng rãi, từ hai đoạn (cho máy cắt 330kV) đến 4
đoạn (cho máy cắt siêu cao áp).

44
3. Thổi hồ quang bằng từ
Nguyên lý dập hồ quang này được dùng rất rộng rãi ở các thiết bị điện đóng cắt
hạ áp cho mọi cỡ dòng điện từ vài chục đến vài ngàn ampe. Với dòng điện một chiều,
vì hồ quang khó dập tắt hơn nên người ta còn dùng cuộn thổi từ nối tiếp với dòng điện
hồ quang để thổi hồ quang. Khi dòng điện cắt càng lớn, lực điện động tác động lên hồ
quang càng lớn (tỷ lệ với bình phương dòng điện), hiệu ứng thổi hồ quang càng mạnh.
Người ta còn có thể kéo dài hồ quang bằng cách thổi hồ quang vào buồng dập có
khe hở hẹp kiểu ZICZĂC (hình 1.17)

Hình 1.17 Buồng dập hồ quang kiểu ziczac


Buồng dập hồ quang có thành buồng 1 bằng vật liệu cách điện, chịu nhiệt, có cấu
tạo đặc biệt, phần dưới của buồng (mặt cắt I-I) có tiết diện rộng để tiếp điểm 2 dễ
chuyển động. Càng lên phía trên của buồng dập (mặt cắt II-II,III-III) khe hở càng hẹp
và có hình “ZICZĂC” nên hồ quang 3 phải đi theo khe này. Vì vậy quá trình phản ion
ở buồng dập xảy ra mạnh do hồ quang bị kéo dài, tiếp xúc với bề mặt của buồng dập
nên tái hợp nhanh. Loại buồng dập này thường kết hợp với cuộn dây thổi từ, dùng để
dập hồ quang điện một chiều.
4. Dập tắt hồ quang điện trong dầu biến áp.
Ở các thiết bị điện đóng cắt điện áp cao và dòng điện lớn, môi trường cháy của
hồ quang là dầu biến áp (như ở các máy cắt nhiều dầu, ít dầu). Dầu biến áp có độ bền
điện cao, dẫn nhiệt tốt. Khi hồ quang cháy trong dầu, dưới tác dụng của nhiệt lượng hồ
quang , dầu ở khu vực hồ quang bị phân tích thành hỗn hợp khí hơi có độ bền điện khá
cao nên hồ quang dễ bị dập tắt hơn. Người ta lợi dụng áp suất cao của hồn hợp khí hơi
để thổi hồ quang. Tuỳ theo hướng thổi, ta có thổi dọc và thổi ngang. Khi tiếp điểm
động rời khỏi tiếp điểm tĩnh, nhưng vẫn chưa giải phóng lỗ thổi của buồng dập, dầu bị
hồ quang phân tích thành hồn hợp khí hơi, tạo nên áp suất cao trong buồng dập hồ
quang. Khi tiếp điểm động chuyển động ra khỏi buồng dập, lỗ thổi được giải phóng, áp
xuất khí hơi lớn trong buồng dập sẽ thổi hồ quang qua các lỗ thổi này, làm hồ quang bị

45
tắt. Sau đó dầu biến áp lại tràn vào buồng dập. Nguyên lý thổi trình bày ở trên là tự
thổi. Nguyên lý này còn được áp dụng trong buồng dập hồ quang bằng vật liệu rắn tự
sinh khí.
5. Thổi hồ quang bằng khí nén
Đây là phương pháp thổi cưỡng bức. Không khí sạch, khô được nén với áp suất
cao có độ bền điện lớn. Khi hồ quang xuất hiện, người ta dùng khí nén này thổi vào hồ
quang để dập tắt nó. Với áp suất ở 10-15atm, độ bền điện đạt tới cỡ 40kV/mm, vận tốc
thổi cỡ 200m/s, tốc độ bền điện đạt (1.6-2.4kV/s) nên hiệu ứng dập hồ quang rất cao.
Nhược điểm chính của kiểu thổi này là cần thiết bị nén khí đi kèm nên khá cồng
kềnh và tốn kém.
6. Dập hồ quang trong môi trường đặc biệt
- Dập hồ quang trong khí SF6, đây là loại khí có độ bền điện cao gấp 2,5 - 3 lần
không khí ở áp suất bình thường. Khí SF6 không độc. Ngoài độ bền điện cao khí này
có tốc độ phục hồi độ bền điện rất cao nên hồ quang nhanh chóng bị dập tắt. Với các
ưu điểm đó ngày nay các thế hệ máy cắt điện áp cao, công suất lớn, loại SF6 đang dần
dần chiếm chỗ các loại máy cắt kinh điển loại dầu và khí nén.
- Dập hồ quang trong chân không. Ở môi trường chân không độ bền điện khá
cao và khả năng ion hoá gần như không tồn tại, vì vậy dập hồ quang trong chân không
có nhiều ưu việt. Nó không cần phải có chế độ bảo dưỡng. Ngày nay các máy cắt chân
không có điện áp đến 36kV và dòng điện định mức cỡ ngàn ampe được sử dụng khá
rộng rãi, vì công nghệ tạo ra buồng chân không đã đạt đến mức hoàn hảo.
7. Nối điện trở song song với hồ quang
Biện pháp này thường được dùng cho các máy cắt điện áp cao, có chỗ cắt trong
một pha từ hai chỗ trở lên hoặc tổ hợp máy cắt-dao cách ly. Nguyên lý của biện pháp
này được trình bày theo hình 1.18.
Hai tiếp điểm nối tiếp nhau và nối tiếp với phụ tải ZT, tiếp điểm 1 cắt trước, tiếp
điểm 2 cắt sau. Vì tiếp điểm 1 nối song song với điện trở Rs nên khi 1 cắt, dòng điện
hồ quang ở tiếp điểm 2 cắt, dòng cắt sẽ giảm đi nhiều nên dập hồ quang dễ hơn.
Để tăng khả năng dập hồ quang người ta thường kết hợp nhiều biện pháp dập
hồ quang trong buồng dập hồ quang.
Người ta còn gọi tên các thiết bị đóng cắt theo môi trường dập hồ quang như:
máy cắt không khí, máy cắt dầu, máy cắt tự sinh khí, máy cắt khí nén, máy cắt chân
không, máy cắt SF6.

46
Hình 1.18 Nối điện trở song song với hồ quang

1.6. Cách điện trong khí cụ điện


1.6.1. Khái niệm chung
Cách điện đóng một vai trò rất quan trọng trong KCĐ. Độ tin cậy, kích thước, khối
lượng và giá thành của KCĐ phụ thuộc vào cách điện, nhất là với các TBĐ có điện áp từ
1000V trở lên. Trong TBĐ có các loại cách điện sau: cách điện giữa các pha, cách điện giữa
pha với đất, cách điện giữa tiếp điểm động và tiếp điểm tĩnh của một pha. Vật liệu cách điện
thường dùng có 3 loại: cách điện rắn, cách điện lỏng (như dầu máy biến áp), cách điện khí
như (không khí, khí SF6, hay chân không) hoặc tổ hợp của các loại trên.
Cách điện của TBĐ phụ thuộc vào điện áp định mức của chúng. Uđm là điện áp
dây của hệ thống điện 3 pha, được tính theo trị hiệu dụng mà thiết bị điện có cấp điện
áp tương ứng phải làm việc lâu dài ở hệ thống điện đó. Với các thiết bị điện một chiều,
điện áp định mức được hiểu là điện áp nguồn cấp cho thiết bị.
Với điện áp đến 1000V: 6, 12, 24, 36, 48, 60, 110, 220, 380, 440, 660 V.
Với điện áp trên 1000V: 3, 6, 10, 15, 22, 35, 36, 75, 110, 220, 330, 500, 750 kV
Đặc trưng cho cách điện là khi có một điện áp đủ lớn đặt lên nó với thời gian xác
định , sẽ có sự phóng điện giữa hai điện cực làm cách điện bị hỏng và sẽ tạo ra cầu dẫn
điện giữa chúng. Quá trình phóng điện có thể đánh thủng chất điện môi hoặc phóng
trên bề mặt cách điện.

1.6.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cách điện


Khi làm việc, cách điện bị các tác động sau:
- Tác động của điện trường do điện áp gây lên, đó là điện áp định mức của lưới
điện, quá điện áp do thao tác và quá điện áp có nguồn gốc khí quyển. Quá điện áp do
thao tác thường xảy ra khi: một pha chạm đất; cắt tải có điện áp lớn (như cắt máy biến
áp công suất lớn không tải); cắt dòng điện 1 chiều của các thiết bị chỉnh lưu công suất
lớn; cắt tải điện dung hoặc đường dây dài không tải.

47
- Tác động nhiệt do sự thay đổi nhiệt độ của môi trường và nhiệt độ do tổn hao
công suất trong TBĐ gây lên. Với chất cách điện rắn nhiệt độ tăng sẽ làm giảm tuổi
thọ của cách điện và có thể gây rạn nứt, hỏng hóc cục bộ thiết bị. Với chất cách điện
lỏng và khí, khi nhiệt độ thay đổi trong 1 phạm vi nhất định làm nước bị bốc hơi nên
độ bền điện lại tăng.
- Tác động cơ học lên cách điện do phương pháp cố định cách điện, mối liên kết cơ
học của cách điện với các phần tử khác, lực điện động khi ngắn mạch tác động lên cách
điện… Dưới tác dụng của lực cơ học sẽ gây ra ứng suất cơ học trong cấu trúc vật liệu cách
điện làm thay đổi hằng số điện môi và độ dẫn điện của chất điện môi. Nếu dạng ứng suất
thích hợp có thể làm tăng độ bền điện. Ngược lại có thể gây yếu, phá hỏng cách điện.
- Tác động của môi trường: độ ẩm, bụi, bẩn, tác nhân hoá học, áp suất khí quyển…
Các nhân tố này chủ yếu tác động lên bề mặt của cách điện và thường làm giảm độ bền điện
bề mặt. Tuy nhiên, đôi khi lại làm tăng độ bền điện vì nó làm tẩy rửa các bụi bẩn, muối
khoáng bám trên bề mặt.

1.6.3. Điện áp thử nghiệm của khí cụ điện


Mỗi thiết bị điện đều được chế tạo để làm việc ở giá trị điện áp định mức và quá
điện áp trong những điều kiện nhất định. Điện áp lớn nhất đặt vào KCĐ ở trạng thái
khô, sạch mà không gây hư hại cho cách điện của nó gọi là điện áp thử nghiệm (tần số
50Hz thời gian 1 phút).
Để KCĐ có độ tin cậy cao thì cần khoảng cách cách điện lớn nhưng sẽ làm tăng
kích thước và khối lượng của thiết bị. Khoảng cách này phụ thuộc rất lớn vào tính chất
của vật liệu, bụi, độ ẩm, trạng thái bề mặt của cách điện.

Bảng 1.8 Điện áp thử nghiệm của KCĐ hạ áp

48
Bảng 1.9 Điện áp thử nghiệm của KCĐ cao áp ở điều kiện bình thường
Điện áp thử nghiệm 1 phút tần Điện áp thử nghiệm xung với
số công nghiệp sóng 1,4/40s
Điện áp định
Giữa 2 tiếp
mức (kV) Pha - pha và Giữa 2 tiếp điểm pha - pha 1
điểm 1 pha
pha - đất (kV) pha khi mở và pha - đất (kV)
khi mở (kV)
3 25 21 52 45
6 35 27 70 60
10 45 35 85 75
20 75 55 145 125
35 100 75 195 170
60 190 140 375 325
110 310 230 630 550
220 620 460 1210 1050

Thí dụ
Cho mạch từ như hình 1.6 có số vòng dây w = 1000vòng mang dòng điện I =
2A, đường kính trung bình mạch từ dtb = 5cm. Mạch từ có độ từ thẩm µFe = 1000µ0 và
tiết diện SFe = 50mm2.
Xác định từ thông trong mạch từ ở hình 1.6a và hình 1.6b khi khe hở  = 1mm.
Giải:
- Mạch từ hình 1.6a không có khe hở không khí nên theo định luật toàn dòng
điện ta có:
I.w = H.ltb
Với ltb = dtb và  = B.SFe = µFe.H.SFe
Nên  = µFe.I.w.SFe/(dtb)
= 1000.4.10-7.2.1000.50.10-6/(.5.10-2) = 8.10-4(Wb)
- Mạch từ hình 1.6b có khe hở không khí nên ta có:
I.w = H.ltb + H.
Vì khe hở rất nhở nên có thể coi B = B hay  = 
 
Do đó: I.w = .l tb  .
 Fe S Fe  0 S Fe
 l tb  
Nên:  = I .w.S Fe /    = 1,1.10-4 (Wb)
  Fe 0 

49
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 1

Câu hỏi
Câu 1: Quá trình hình thành lực hút điện từ trong nam châm điện. Lực điện từ
phụ thuộc vào những yếu tố nào? Giải thích các phương pháp chống rung trong nam
châm điện xoay chiều?
Câu 2: Lực điện động chỉ đáng kể khi nào? Nó phụ thuộc vào các yếu tố nào?
Câu 3: Nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào đến tuổi thọ của thiết bị điện? Các
loại tổn hao sinh ra nhiệt trong thiết bị điện?
Câu 4: Các yếu tổ ảnh hưởng đến điện trở tiếp xúc? Các loại vật liệu thường
dùng làm tiếp điểm hiện nay?
Câu 5: Nguyên nhân sinh ra hồ quang điện trong thiết bị điện? Các biện pháp
thông dụng để dập tắt hồ quang?
Câu 6: Các yếu tố ảnh hưởng đến cách điện của thiết bị điện?
Bài tập
Bài 1: Cho mạch từ 1 chiều như hình 1.1 có các thông số như sau: tiết diện cực
từ S = ab = 1215(mm2), chiều dài trung bình mạch từ ltb = 10cm, cuộn dây có số
vòng dây w = 1000 vòng, dòng điện I = 0,5A, khe hở không khí làm việc  = 1mm.
a. Tính từ dẫn tại khe hở không khí làm việc khi bỏ qua từ thông tản và khi có
kể đến từ thông tản (dùng công thức kinh nghiệm).
b. Tính từ thông trong mạch từ trong hai trường hợp của mục a. Biết mạch từ
không bão hòa, được ghép từ các lá thép kỹ thuật điện và có đường cong từ hóa như
hình 1.2.
c. Tính lực hút điện từ tác dụng lên nắp và độ cứng lớn nhất của lò xo để nắp bị
hút về lõi trong 2 trường hợp của mục a.
Hướng dẫn:
a. Dùng công thức (1.6) và áp dụng công thức kinh nghiệm cho hình 1.5c.
b. Coi đoạn từ điểm gốc đến điểm bào hòa của thép KTĐ (H = 500At.m, B =
1,5T) là thẳng để tìm quan hệ B – H.
c. Tính lực điện từ theo công thức Macxoen chú ý mạch từ có 2 khe hở không
khí làm việc và độ dãn của lò xo chính bằng .
Bài 2: Cho mạch từ như hình vẽ, gồm ba cuộn dây: Cuộn 1 có W1 = 2000vòng,
I1 = 0,5A, cuộn 2 có W2 = 400vòng; cuộn 3 có W3 = 1000vòng, I3 =0,9A. Biết tiết diện
S = 10cm2, chiều dài lõi thép l = 50cm, từ thông  = 1,5.10-3Wb. Quan hệ B(H) của
thép cho trong bảng dưới đây. Tính dòng điện I2.

50
B(T) 1,3 1,35 1,4 1,5
H(At/m) 600 900 1200 3000
Hướng dẫn: 
Áp dụng định luật toàn dòng điện với lưu ý
i1
là các s.t.đ của các cuộn dây sẽ mang dấu “+” nếu
W1
từ thông sinh ra cùng chiều với . Ngược lại là “-“
Cách tra bảng: từ  ta tìm được B. Nếu B là i2 W2 W3
các giá trị cho trong bảng thì dễ dàng tìm được H. i3
Nếu B không có trong bảng thì ta dùng phương
pháp nội suy: coi khoảng chứa giá trị của B là tuyến tính.
Bài 3:
a. Xác định hướng của lực điện động trong các trường hợp sau:
i
i i

i i
i
a/ 2 thanh dẫn song song mang
b/ 2 thanh dẫn chéo nhau
dòng điện ngược chiều

b. Tính LĐĐ sinh ra giữa 2 má dao trong tiếp điểm kiểu dao (xem hình 1.14)
khi có dòng điện Isc = 5kA chạy qua. Biết bề rộng má dao là l = 30mm và khoảng cách
giữa 2 má dao là a = 2mm.
c. Tính LĐĐ sinh ra tại mỗi vòng dây và giữa các vòng dây với nhau trong cuộn
dây dòng điện của Aptômat dòng điện cực đại (xem chương 2 mục 2.1.4) khi có dòng
điện sự cố Isc = 5kA chạy qua. Biết dây dẫn có đường kính dây d = 1mm được quấn
thành các vòng tròn có đường kính D = 15mm cách đều nhau một khoảng h = 2mm.
Hướng dẫn:
a. Xác định hướng của từ cảm do dòng điện ở thanh dẫn này sinh ra ở thanh dẫn
kia theo quy tắc vặn nút chai và hướng của lực điện từ tại đó theo quy tắc bàn tay trái.
b. LĐĐ trong trường hợp 2 thanh dẫn song song mỗi má dao cho dòng bằng
Isc/2 đi qua.
c. LĐĐ sinh ra ở vòng dây và bối dây.
Bài 4: Tính lực ép tiếp điểm cần thiết để có được điện trở tại chỗ tiếp xúc Rtx =
0,2 m. Biết tiếp điểm kiểu công son làm bằng bạc (Ag).
Kiểm tra lại kết quả theo công thức kinh nghiệm.
Hướng dẫn: Đây là dạng tiếp xúc điểm, tra bảng để tìm  và  của bạc.

51
CHƯƠNG 2

KHÍ CỤ ĐIỆN HẠ ÁP
2.1. Khí cụ điện đóng cắt bằng tay
2.1.1. Công tắc (Switch)

1. Khái niệm và công dụng


Công tắc là một loại khí cụ điện đóng cắt bằng tay kiểu hộp, dùng để đóng,
ngắt, đổi nối không thường xuyên mạch điện có công suất không lớn (dòng điện đến
400A, điện áp một chiều đến 440V và điện áp xoay chiều đến 500V .
Công tắc hộp thường được dùng làm cầu dao tổng cho cho các máy công cụ,
dùng đóng mở trực tiếp cho các động cơ điện công suất bé, hoặc dùng để đổi nối,
khống chế trong các mạch tự động. Nó cũng được dùng để mở máy, đảo chiều quay,
hoặc đổi nối dây quấn stato động cơ từ sao (Y) sang tam giác (). Công tắc hộp làm
việc chắc chắn hơn cầu dao, dập tắt hồ quang nhanh hơn vì thao tác ngắt nhanh và dứt
khoát hơn.
Công tắc vạn năng dùng để đóng ngắt, chuyển đổi mạch điện các cuộn dây hút
của côngtăctơ, khởi động từ....Nó được dùng trong các mạch điện điều khiển có điện
áp đến 440V một chiều và đến 500V xoay chiều, tần số 50Hz.
Công tắc hành trình dùng để đóng gắt mạch điện điều khiển trong truyền động
điện tự động hóa... Tuỳ thuộc vị trí cữ gạt ở các cơ cấu chuyển đổi cơ khí nhằm tự
động điều khiển hành trình làm việc hay tự động gắt điện ở cuối hành trình để đảm bảo
an toàn.
2. Phân loại và cấu tạo
a. Phân loại: Có nhiều cách để phân loại công tắc
- Theo hình dạng bên ngoài, người ta chia công tắc ra làm ba loại: Loại hở; Loại
kín; Loại bảo vệ.
- Theo công dụng, người ta chia công tắc ra làm ba loại:
+ Loại đóng ngắt trực tiếp;
+ Loại đóng cắt chuyển mạch (công tắc vạn năng);
+ Loại công tắc hành trình và cuối hành trình.
b. Cấu tạo công tắc hộp
Phần chính là các tiếp điểm tĩnh 3 gắn trên các vành nhựa bakêlit cách điện 2 có
đầu vặn vít chìa ra khỏi hộp. Các tiếp điểm động 4 gắn trên cùng trục và cách điện với
trục, nằm trong các mặt phẳng khác nhau tương ứng với các vành 2. Khi quay trục đến

52
vị trí thích hợp, sẽ có một số tiếp điểm động đến tiếp xúc với tiếp điểm tĩnh, còn số
khác rời khỏi tiếp điểm tĩnh. Chuyển dịch tiếp điểm động nhờ cơ cấu cơ khí có núm
vặn 5. Ngoài ra còn có lò xo phản kháng đặt trong vỏ 1 để tạo nên sức bật nhanh làm
cho hồ quang được dập tắt nhanh chóng.
a/ Hình dạng chung
b/ Mặt cắt (vị trí đóng)
c/ Mặt cắt (vị trí ngắt)
Cấu tạo:
1-Vỏ công tắc;
2-Vành nhựa bakêlit cách điện;
3-Tiếp điểm tĩnh
4-Tiếp điểm động;
5-Núm vặn;
6-Đệm cách điện;
7-Trục xoay

Hình 2.1 Cấu tạo công tắc hộp


Hình dạng cấu tạo công tắc hộp của Việt Nam, Liên Xô, Đức, Pháp, Mỹ, Trung
Quốc... đều tương tự như các hình vẽ trên, chỉ khác nhau ít nhiều ở hình dạng kết cấu
bên ngoài như hộp trụ tròn hay hộp trụ vuông; vỏ hộp bằng nhựa cách điện hay bằng
sắt; núm vặn hay tay gạt ...
c. Cấu tạo công tắc vạn năng
Gồm các đoạn riêng rẽ cách điện với nhau và lắp trên cùng một trục có tiết diện
vuông. Các tiếp điểm (1) và (2) sẽ đóng mở nhờ xoay vành cách điện (3) lồng trên trục
(4) khi ta vặn công tắc.

Hình 2.2 Công tắc vạn năng


a) Hình dạng chung; b) Mặt cắt ngang
Tay gạt công tắc vạn năng có thể có một số vị trí chuyển đổi trong đó các tiếp
điểm của các đoạn sẽ đóng hoặc ngắt theo yêu cầu

53
Công tắc vạn năng được chế tạo theo kiểu tay gạt có các vị trí cố định hoặc có
lò xo phản hồi về vị trí ban đầu.
d. Cấu tạo công tắc hành trình
Sơ đồ cấu tạo công tắc hành trình kiểu ấn loại BK-111 có dòng điện định mức
6A và điện áp 500V.

Hình 2.3 Cấu tạo công tắc hành trình loại BK-111
Công tắc gồm đế cách điện 1 trên đó có lắp các cặp tiếp điểm (tiếp điểm động
kiểu cầu 4 và tiếp điểm tĩnh 2). Công tắc này thường lắp ở cuối hành trình. Khi cơ cấu
điều khiển tác động lên nút 6 trục 3 sẽ đi xuống mở cặp tiếp điểm trên và đóng và
đóng cặp tiếp điểm dưới lại. Sau khi cơ cấu điều khiển nhả ra, lò xo 5 sẽ đẩy trục 3 và
tiếp điểm trở về vị trí ban đầu. Trong các công tắc này tốc độ đóng cắt của các tiếp
điểm bằng tốc độ chuyển động của trục 3 và phụ thuộc vào tốc độ chuyển động của cơ
cấu điều khiển.
3. Ký hiệu

Hình 2.4 Ký hiệu một số loại công tắc


H-a: CT hành trình; H-b: CT 1 pha 1 cực; H-c: CT 1 pha 2 cực; H-d: CT 3 cực;
H-e: CT đảo mạch; H- f: CT xoay, H-g: CT 3 pha; H-h: CT 3 pha 2 ngả

54
4. Một số yêu cầu thử công tắc
Bên cạnh các yêu cầu cơ khí, va đập, dao động... trong việc kiểm tra chất lượng
công tắc, người ta còn phải thử:
- Thử độ xuyên thủng: đặt điện áp xoay chiều 1500V trong thời gian 1 phút ở
các điểm cần cách điện giữa chúng.
- Thử điện trở cách điện: đo điện trở cách điện, điện trở này 2M.
- Thử phát nóng: cho một dòng điện bằng 125% Iđm đi qua, ở các đầu cực không
được phép có một điện áp rơi lớn hơn 50mV đối với mỗi vị trí đóng của công tắc và
không phát nóng.
- Thử công suất cắt: cho một dòng điện bằng 125% Iđm đi qua và ở điện áp bằng
điện áp định mức Uđm, công tắc phải chịu được số lần ngắt với thời gian như sau:
+ Với công tắc có I  10A , ta thử 90 lần ngắt trong 3 phút.
+ Với công tắc có I  25A , ta thử 60 lần ngắt trong 3 phút.
- Thử sức bền cơ khí: tiến hành 10.000 lần thay đổi vị trí với tần số thao tác 25
lần/ phút không có điện áp và dòng điện. Sau đó công tắc phải ở trạng thái làm việc tốt
và có thể chịu được tiêu chuẩn xuyên thủng trên.
- Thử nhiệt độ đối với các chi tiết cách điện: các chi tiết cách điện phải chịu
đựng 1000C trong thời gian 2h mà không bị biến dạng hoặc sủi nhám.
5. Một số thông số kỹ thuật
- Điện áp định mức của công tắc: Uđm  Ulưới là giá trị Umax mà vật liệu cách
điện của công tắc đảm bảo cách điện an toàn.
- Dòng điện định mức của công tắc: Iđm  Itải (là dòng điện cho phép đi qua tiếp
điểm của công tắc)
- Tuổi thọ cơ khí: số lần đóng cắt
Bảng số liệu công tắc một pha dùng trong lưới điện sinh hoạt, trong gia đình để
đóng mở đèn thường được chôn trong tường hay để trên các bảng điện.
Bảng 2.1 Bảng số liệu công tắc một pha

Phần yêu Giá trị ở


Đơn vị
Đặc tính kỹ thuật cầu đối với dòng xoay
đo
KCĐ chiều
Điện áp định mức V 250
Dòng định mức Tiếp điểm A 10
Tần số lưới điện chính Hz 50

55
Dòng điện đóng A 12,5
Dòng điện cắt A 12,5
Khả năng đóng Hệ số công suất Tiếp điểm Cos 0,3
cắt Điện áp thử chính V 242
Thời gian nghỉ giữa 2 s 2
chu kỳ
Vị trí đặt Thẳng đứng
Dây dẫn nối điện Tối thiểu
Cực chính 1,00 mm2; tối
đa 2,5mm2
Trọng lượng Kg 0,032 – 0,186

Thí dụ
Lựa chọn cầu dao đóng cắt cho tải có Iđm = 15A, Uđm = 380V.
Bài làm:
Lựa chọn cầu dao có thông số kỹ thuật đảm bảo yêu cầu sau: Uđmcd ≥ 380V;
Iđmcd ≥ 15A.
2.1.2. Nút ấn (Push Button)

1. Khái niệm và công dụng


Nút ấn còn gọi là nút điều khiển là một loại khí cụ điện dùng để đóng ngắt từ xa
các thiết bị điện từ khác nhau, các dụng cụ báo hiệu, và cũng để chuyển đổi các mạch
điện điều khiển, tín hiệu, liên động, bảo vệ ... Ở mạch điện một chiều (DC) đến 440V
và mạch xoay chiều (AC) đến 500V, tần số f = 50, 60Hz.
Nút ấn được dùng thông dụng để khởi động, dừng và đảo chiều quay động cơ
điện bằng cách đóng và ngắt các mạch cuộn dây hút của Côngtăctơ, khởi động từ mắc
ở mạch động lực của động cơ.
Nút ấn thường được đặt ở trên bảng điện điều khiển, ở tủ điện, trên hộp nút ấn.
Nút ấn thường được nghiên cứu chế tạo để làm việc trong môi trường không ẩm
ướt, không có hơi hoá chất và bụi bẩn.
Nút ấn có thể bền tới 1 triệu lần đóng không tải và 200.000 lần đóng ngắt có tải.
2. Phân loại và cấu tạo
a. Phân loại
Có nhiều cách để phân loại nút ấn:
- Theo hình dáng, người ta chia nút ấn ra làm bốn loại:
Loại hở; Loại bảo vệ; bảo vệ chống nước, chống bụi; bảo vệ chống nổ.

56
- Theo yêu cầu điều khiển, người ta chia nút ấn ra làm ba loại: loại 1 nút, 2 nút,
3 nút.
- Theo kết cấu bên trong, nút ấn có loại có đèn báo và loại không có đèn báo.
Ngoài ra còn có loại nút ấn có đèn dùng điện áp thấp để có thể theo dõi quá
trình thao tác đóng mở; loại nút ấn dùng khoá đóng mở, loại này có hai vị trí: đóng tiếp
điểm thì xoay phải, mở tiếp điểm để ngắt mạch thì xoay trái.
b. Cấu tạo
Nút ấn gồm các bộ phận chính sau: Tiếp điểm động, tiếp điểm tĩnh, lò xo, vỏ
(hình 2.5a).
c. Ký hiệu: xem hình 2.5b
d. Thông số kỹ thuật
Điện áp định mức tiếp điểm chính: Uđm > Ulưới
Dòng điện định mức tiếp điểm chính: Iđm > Itải
Tần số lưới điện: 50Hz
Tuổi thọ: số lần thao tác:  100.000 lần
Khả năng đóng và cắt (tiếp điểm chính chịu được dòng đóng cắt >1,5 Iđm

1 1

2
3
2 3

D- thường đóng; M- thường mở


1. Tiếp điểm động: 2. Tiếp điểm tĩnh; 3. Lò xo
a/ b/
Hình 2.5 Cấu tạo, ký hiệu và hình dáng nút ấn

Thí dụ
Lựa chọn nút bấm đóng cắt cho tải có Iđm = 5A, Uđm = 220V.
Bài làm:
Lựa chọn nút ấn có thông số kỹ thuật đảm bảo yêu cầu sau: Uđmcd ≥ 220V;
Iđmcd ≥ 5A.
2.1.3. Cầu dao (Disconnecting Switch)

1. Khái niệm và công dụng


Cầu dao là một loại khí cụ điện đóng ngắt bằng tay, không thường xuyên các
mạch điện có nguồn điện áp cung cấp đến 440V một chiều và 660V xoay chiều.

57
Cầu dao thường được dùng để đóng ngắt mạch điện công suất nhỏ và khi làm
việc không cần thao tác đóng ngắt nhiều lần. Nếu nguồn điện có điện áp cao hơn hoặc
mạch điện có công suất trung bình và lớn thì cầu dao chỉ được đóng ngắt ở trạng thái
không tải (none Load). Vì trong trường hợp này khi ngắt mạch hồ quang sinh ra sẽ rất
lớn, tiếp xúc sẽ bị phá huỷ trong một thời gian rất ngắn và khơi mào cho việc phát sinh
hồ quang giữa các pha, từ đó vật liệu cách điện sẽ bị hỏng, nguy hiểm cho thiết bị và
người thao tác. Cầu dao cần đảm bảo ngắt điện tin cậy các thiết bị dùng điện ra khỏi
nguồn điện áp. Do đó khoảng cách giữa tiếp xúc điện đến và đi, tức chiều dài của lưỡi
dao cần phải lớn hơn 50mm.
Tốc độ di chuyển của lưỡi dao tới má tiếp xúc càng nhanh thì tốc độ kéo dài hồ
quang càng nhanh, thời gian dập tắt hồ quang càng ngắn. Vì vậy người ta thường làm
thêm lưỡi dao phụ (đóng trước, cắt sau) có lò xo bật nhanh ở các cầu dao có dòng điện
một chiều lớn hơn 30A.
Đối với cầu dao xoay chiều có dòng điện lớn hơn 75A, hồ quang được kéo dài
do tác dụng của lực điện động và được dập tắt ở thời điểm dòng điện qua điểm không,
nên không cần kết cấu có lưỡi dao phụ.
Thông thường ở cầu dao người ta bố trí cả cầu chì để bảo vệ ngắn mạch.
2. Phân loại và cấu tạo
a. Phân loại:
Có thể phân loại cầu dao theo các yếu tố khác nhau:
- Theo kết cấu: cầu dao 1 cực, 2 cực, 3 cực. Người ta cũng chia cầu dao ra loại
có tay nắm ở giữa hay tay nắm ở bên, ngoài ra còn có cầu dao một ngả và hai ngả.
- Theo điện áp định mức Uđm : loại có Uđm= 250V và Uđm =500V.
- Theo dòng điện định mức Iđm: (15, 25, 30, 60, 75, 100, 150, 200, 300, 350,
600, 1000)A.
- Theo vật liệu cách điện, có các loại đế sứ, đế nhựa, đế bakêlit, đế đá
- Theo điều kiện bảo vệ: loại cầu dao có hộp che chắn, loại không có hộp.
- Theo yêu cầu của người sử dụng: loại có cầu chì bảo vệ, loại không có cầu chì
bảo vệ.
Ở nước ta thường sản xuất cầu dao đá loại 2 cực, 3 cực không có nắp che chắn,
có dòng điện định mức tới 600A, và có lưỡi dao phụ. Một số nhà máy sản xuất cầu dao
nắp nhựa, đế sứ hay đế nhựa, có dòng điện định mức tới 60A. Các cầu dao đều có chỗ
bắt dây chảy để bảo vệ ngắn mạch.
Ngoài ra chúng ta cũng thường sử dụng một số cầu dao hộp gang hay hộp sắt
của Trung Quốc có tay nắm thao tác ở một bên, bên trong hộp đặt cầu chì hộp sứ hoặc

58
cầu chì ống phíp, có dòng điện định mức tới 60A, 75A, 100A, 150A; điện áp định mức
500V, 1000V.
Cầu dao Liên Xô thông dụng ở nước ta là loại 3 cực có tay nắm điều khiển nằm
giữa hay một bên hoặc có tay điều khiển được nối dài ra phía trước để thao tác có
khoảng cách.
b. Cấu tạo:
Hình dáng và cấu tạo của một vài kiểu cầu dao thông dụng hình 2.6

1. Lưỡi dao chính; 2. Tiếp xúc tĩnh; 3. Lưỡi dao phụ; 4. Lò xo bật nhanh
Hình 2.6 Cầu dao có lưỡi dao phụ
3. Ký hiệu
Ký hiệu cầu dao không có cầu chì bảo vệ:

Hai cực Ba cực


Ký hiệu cầu dao có cầu chì bảo vệ:

Hai cực Ba cực

Kí hiệu cầu dao hai ngả

59
Cầu dao 1 pha 2 ngả Cầu dao 3 pha 2 ngả
Hình 2.7 Ký hiệu cầu dao
4. Các thông số kỹ thuật chọn lựa cầu dao
- Điện áp định mức tiếp điểm chính: Uđmcd > Ulưới
- Dòng điện định mức tiếp điểm chính. Iđmcd > Iđmtải
- Tần số dòng điện tiếp điểm chính 50Hz 60Hz
- Tuổi thọ cơ khí (số lần thao tác)  1000 lần đóng cắt.
- Vị trí đặt: Cầu dao thường đặt thẳng đứng, tuy nhiên đôi khi còn phụ
thuộc vào không gian đặt thiết bị.
- Dây dẫn nối tới cực chính phải phụ hợp với giá trị dòng điện định mức
cho phép đi qua các tiếp điểm chính để đảm bảo an toàn.
Thí dụ
Lựa chọn cầu dao bấm đóng cắt cho tải có Iđm = 10A, Uđm = 380V.
Bài làm:
Lựa chọn cầu dao có thông số kỹ thuật đảm bảo yêu cầu sau: Uđmcd ≥ 380V;
Iđmcd ≥ 10A.
2.1.4. Aptômat (Circuit Breaker)

1. Khái niệm và công dụng


Aptômat (còn gọi là máy cắt hạ áp) là loại khí cụ điện dùng để đóng cắt mạch
điện, bảo vệ ngắn mạch, quá tải, sụt áp... Trong các mạch điện hạ áp có điện áp định
mức đến 600V xoay chiều và 330V một chiều, có dòng điện định mức tới 6000A.
Aptômat cho phép thao tác với tần số lớn vì nó có buồng dập hồ quang. Aptômat
còn gọi là máy cắt không khí vì hồ quang được dập tắt trong không khí.
Yêu cầu với Aptômat như sau:
+ Chế độ làm việc ở định mức của Aptômat phải là chế độ làm việc dài hạn,
nghĩa là trị số dòng điện định mức chạy qua Aptômat lâu bao nhiêu cũng được. Mặt
khác mạch dòng điện của Aptômat phải chịu được dòng điện lớn (khi có ngắn mạch)
lúc các tiếp điểm của nó đã đóng hay đang đóng.

60
+ Aptômat phải ngắt được trị số dòng điện ngắn mạch lớn có thể tới vài chục kA.
Sau khi ngắt dòng điện ngắn mạch Aptômat phải làm việc tốt trở lại ở trị số dòng điện
định mức.
+ Để nâng cao tính ổn định nhiệt và điện động của các thiết bị điện, hạn chế sự
phá hoại do dòng điện ngắn mạch gây ra Aptômat phải có thời gian đóng cắt bé. Muốn
vậy thường phải kết hợp lực thao tác cơ học với thiết bị dập hồ quang bên trong của
Aptômat.
+ Để thực hiện yêu cầu thao tác bảo vệ có chọn lọc Aptômat phải có khả năng
điều chỉnh trị số dòng điện tác động và thời gian tác động.
2. Phân loại và cấu tạo
a. Phân loại:
- Theo kết cấu, người ta chia Aptômat ra 3 loại : một cực, hai cực và ba cực.
- Theo thời gian thao tác người ta chia Aptômat ra làm 2 loại: Loại tác động
tức thời (nhanh) và loại tác động không tức thời.
- Theo công dụng bảo vệ người ta chia Aptômat thành: Aptômat cực đại theo
dòng điện, cực tiểu theo dòng điện, cực tiểu theo điện áp, Aptômat dòng điện ngược...
Trong một vài trường hợp có yêu cầu bảo vệ tổng hợp (cực đại theo dòng điện,
cực tiểu theo điện áp) ta có loại Aptômat vạn năng.
- Hệ thống tiếp điểm: Aptômat thường được chế tạo có 2 cấp tiếp điểm (chính
và hồ quang), hoặc 3 cấp tiếp điểm (chính, phụ và hồ quang).
Khi đóng mạch tiếp điểm hồ quang đóng trước tiếp theo là tiếp điểm phụ và sau
cùng là tiếp điểm chính. Khi cắt mạch thì ngược lại tiếp điểm chính mở trước rồi tiếp
điểm phụ và sau cùng là tiếp điểm hồ quang.
b. Cấu tạo:

2, 3 Tiếp điểm chính


4 Tác tiếp điểm phụ
5 Tiếp điểm hồ quang
6 Buồng dập hồ quang

Hình 2.8 Hệ thống tiếp điểm của một kiểu Aptômat

61
Hồ quang chỉ cháy trên tiếp điểm hồ quang do đó bảo vệ được tiếp điểm chính
để dẫn điện. Dùng thêm tiếp điểm phụ để tránh hồ quang cháy lan vào làm hỏng tiếp
điểm chính.
Tiếp điểm thường được làm bằng hợp kim gốm chịu được hồ quang như: Ag -
W, Cu - W, Cu - Ni ...
- Buồng dập hồ quang:
Để Aptômat dập được hồ quang trong tất cả các chế độ làm việc của lưới điện
người ta thường dùng hai kiểu thiết bị dập hồ quang là: kiểu nửa kín và kiểu hở.
Kiểu nửa kín được đặt trong vỏ kín của Aptômat có lỗ thoát khí. Loại này có
dòng giới hạn cắt không quá 50 kA.
Kiểu hở được dùng khi dòng điện cắt lớn hơn 50 kA hoặc điện áp lớn hơn 1kV.
Trong buồng dập hồ quang thông thường người ta dùng những tấm thép xếp
thành lưới ngăn để phân chia hồ quang thành nhiều đoạn ngắn thuận lợi cho việc dập
tắt hồ quang.
- Cơ cấu truyền động cắt Aptômat.
Truyền động cắt Aptômat thường có 2 cách: bằng tay và bằng cơ điện (điện từ).
Điều khiển bằng tay được thực hiện với các Aptômat có dòng điện định mức
không lớn hơn 600A. Điều khiển bằng điện từ (nam châm điện) được ứng dụng ở các
Aptômat có dòng điện lớn hơn (đến 1000A).

Hình 2.9 Cơ cấu truyền động của Aptômat


Hình 2.9 trình bày cơ cấu điều khiển Aptômat cắt bằng nam châm điện có những
khớp tự do.
Khi đóng bình thường (không có sự cố), các tay đòn (2) và (3) được nối cứng vì
tâm xoay O nằm thấp hơn đường nối hai điểm O1 và O2. Giá đỡ (5) làm cho hai tay đòn
không gập lại được. Ta nói điểm O ở vị trí chết.
Khi có sự cố, phần ứng (6) của nam châm điện (7) bị hút đập vào hệ thống tay
đòn (2), (3) làm cho điểm O thoát khỏi vị trí chết. Điểm O sẽ cao hơn đường nối O1O2
lúc này tay đòn (2), (3) không được nối cứng nữa. Các tiếp điểm sẽ nhanh chóng mở ra

62
dưới tác dụng của lò xo kéo tiếp điểm (hình 2.9b). Muốn đóng Aptômat lại ta phải kéo
tay đòn (4) xuống phía dưới như (hình 2.9c) sau đó mới đóng vào được.
- Móc bảo vệ.
Aptômat tự động cắt nhờ các phần tử bảo vệ, gọi là móc bảo vệ.
+ Móc bảo vệ quá tải (còn gọi là quá dòng điện) để bảo vệ thiết bị điện khỏi bị
quá tải, đường thời gian - dòng điện của móc bảo vệ phải nằm dưới đường đặc tính của
đối tượng cần bảo vệ. Người ta thường dùng hệ thống điện từ và rơle nhiệt làm móc
bảo vệ đặt bên trong Aptômat.
Móc kiểu điện từ có cuộn dây mắc nối tiếp với mạch điện chính. Khi dòng điện
vượt quá trị số cho phép thì phần ứng bị hút và móc sẽ đập vào khớp rơi tự do, làm
tiếp điểm của Aptômat mở ra như (hình 2.9) ở trên. Điều chỉnh vít để thay đổi lực
kháng của lò xo, ta có thể điều chỉnh được giá trị dòng điện tác động. Để giữ thời gian
trong bảo vệ kiểu điện từ, người ta thêm một cơ cấu giữ thời gian (ví dụ bánh xe răng
như trong cơ cấu đồng hồ).
Móc kiểu rơle nhiệt đơn giản hơn, có kết cấu tương tự như rơle nhiệt có phần tử
đốt nóng đấu nối tiếp với mạch điện chính, tấm kim loại kép giãn nở làm nhả khớp rơi
tự do để mở tiếp điểm của Aptômat khi có quá tải. Kiểu này có nhược điểm là quán
tính nhiệt lớn nên không ngắt được dòng điện tăng vọt khi có ngắn mạch, do đó chỉ
bảo vệ được dòng điện quá tải.
Vì vậy người ta thường sử dụng tổng hợp cả móc bảo vệ kiểu điện từ và móc kiểu
rơle nhiệt trong một Aptômat. Loại này thường được dùng ở Aptômat có dòng điện
định mức đến 600A.
+ Móc bảo vệ sụt (còn gọi là bảo vệ điện áp thấp) cũng thường dùng kiểu điện từ.
Cuộn dây mắc song song với mạch điện chính.
3. Nguyên lý làm việc chung của Aptômat
Sơ đồ nguyên lý điện của Aptômat dòng điện cực đại và Aptômat điện áp thấp
được trình bày trên hình 2.10.
Hình 2.10a: Ở trạng thái thường, sau khi đóng điện, Aptômat được giữ ở trạng
thái đóng tiếp điểm nhờ móc răng 1 ăn khớp với cần răng 5 cùng một cụm với tiếp
điểm động.

63
Hình 2.10 Sơ đồ nguyên lý làm việc của Aptômat
a) Aptômat dòng điện cực đại; b) Aptômat điện áp thấp
Khi có hiện tượng quá tải hay ngắn mạch, nam châm (2) (cuộn dây, lõi từ) sẽ hút
phần ứng (4) xuống làm nhả móc (1), cầu (5) được tự do, kết quả là các tiếp điểm của
Aptômat được mở ra dưới tác dụng của lực lò xo (6), mạch điện bị ngắt.
Hình 2.10b: khi có hiện tượng sụt áp quá mức, nam châm điện (1) sẽ nhả phần
ứng (8) làm cho nhả móc (2), do đó các tiếp điểm của Aptômat cũng được mở ra, cần
(5) di chuyển sang trái nhờ lực lò xo (4), mạch điện bị cắt.
Trong Aptômat, cụm nam châm 2 - 4 (hình 2.10a) được gọi là móc bảo vệ quá
tải, ngắn mạch. Cụm nam châm 2 - 8 (hình 2.10b) được gọi là móc bảo vệ sụt áp hay
mất điện áp.
4. Ký hiệu

Hình 2.11 Ký hiệu Aptômat


a) Aptômat 1 pha 1cực;
b) Aptômat 1 pha 1cực;
c) Aptômat 3 pha

5. Một số thông số kỹ thuật và cách lựa chọn


a. Thông số kỹ thuật của Aptômat: phụ thuộc một số yếu tố sau:
Điện áp định mức của tiếp điểm chính Uđm tđchính ;
Dòng điện định mức tiếp điểm chính Iđm tđchính ;
Tần số lưới điện tiếp điểm chính f ;

64
Điện áp định mức của tiếp điểm phụ Uđm tđphụ ;
Dòng điện định mức tiếp điểm phụ Iđm tđphụ .
Tuỳ theo từng loại Aptômat có các số liệu kỹ thuật cụ thể khác nhau (chọn loại
nào thì tra trong sổ tay các thông số của loại đó).
b. Cách lựa chọn:
Lựa chọn Aptômat chủ yếu dựa vào các thông số sau:
- Dòng điện tính toán đi trong mạch;
- Dòng điện quá tải;
- Tính thao tác có chọn lọc.
Ngoài ra lựa chọn Aptômat còn phải căn cứ vào đặc tính làm việc của phụ tải là
Aptômat không được phép cắt khi có quá tải ngắn hạn, thường xảy ra trong điều kiện
làm việc bình thường như dòng điện khi mở máy động cơ điện, dòng điện cực đại
trong các phụ tải công nghệ.
Yêu cầu chung là dòng điện định mức của các phần tử bảo vệ không được nhỏ
hơn dòng điện tính toán Itt của mạch điện: Iaptômát  Itt
Tuỳ theo đặc tính và điều kiện làm việc cụ thể của phụ tải, người ta hướng dẫn
lựa chọn dòng điện định mức của móc bảo vệ bằng 125%, 150% hay lớn hơn nữa so
với dòng điện tính toán mạch.
Sau cùng ta chọn Aptômat theo các số liệu kỹ thuật đã cho của nhà chế tạo.
Thí dụ
Lựa chọn aptômat để bảo vệ động cơ không đồng bộ rôto dây quấn và dùng
biến trở khởi động, có công suất 60kW, điện áp 380/220V, cosφ = 0,8. Dòng điện khởi
động của động cơ Ikđ = 3 Iđm.
Bài làm:
- Dòng điện định mức của động cơ:
60000
Iđm = = 114A
(1,73.380.0,8)
- Dòng điện khởi động:
Ikđ = 2,5.Iđm = 3.114 = 342 A
- Vậy lựa chọn aptômat có thông số kỹ thuật đảm bảo yêu cầu sau:
Uđmcd ≥ 380V; Iđmatm ≥ 342 A.

65
2.1.5. Bộ khống chế

1. Khái niệm và công dụng


Bộ khống chế là khí cụ điện dùng để chuyển đổi mạch điện bằng tay gạt hay vô
lăng quay, điều khiển trực tiếp hay gián tiếp từ xa, thực hiện các chuyển đổi mạch điện
phức tạp để điều khiển khởi động, điều chỉnh tốc độ, đảo chiều, hãm điện v.v... các
máy điện và thiết bị điện.
Bộ khống chế động lực (tay trang) được dùng để điều khiển trực tiếp các động
cơ điện công suất bé và trung bình ở các chế độ làm việc khác nhau nhằm đơn giản
hoá thao tác cho người vận hành (thợ lái tàu điện, lái cần trục, đứng máy đặc biệt...).
Bộ khống chế chỉ huy được dùng để điều khiển gián tiếp các động cơ điện công suất
lớn, chuyển đổi mạch điện điều khiển các cuộn dây hút của Côngtăctơ, khởi động từ. Đôi
khi nó cũng được dùng để đóng ngắt trực tiếp các động cơ điện công suất bé, nam châm
điện và các thiết bị điện khác. Bộ khống chế chỉ huy có thể được truyền động bằng tay hoặc
bằng động cơ chấp hành.
Bộ khống chế động lực còn được dùng để thay đổi trị số điện trở đấu trong các
mạch điện.
Về nguyên lý, bộ khống chế chỉ huy không khác gì bộ khống chế động lực, mà
nó chỉ có hệ thống tiếp điểm bé, nhẹ, nhỏ hơn và sử dụng ở mạch điều khiển.
2. Phân loại và cấu tạo
a. Phân loại
- Theo kết cấu người ta chia bộ khống chế ra làm bộ khống chế hình trống và bộ
khống chế hình cam.
- Theo nguyên lý sử dụng, người ta chia bộ khống chế làm bộ khống chế điện
xoay chiều và bộ khống chế điện một chiều.
b. Cấu tạo

Hình 2.12 Bộ khống chế hình trống


a. Hình dạng chung
b. Bộ phận chính bên trong
1. Trục quay
2. Vành trượt bằng đồng
3. Các tiếp xúc tĩnh
4. Trục cố định

66
Hình dạng chung của một bộ khống chế hình trống được trình bày trên hình 2-
12. Trên trục 1 đã bọc cách điện người ta bắt chặt các đoạn vành trượt bằng đồng 2 có
cung dài làm việc khác nhau. Các đoạn này được dùng làm các vành tiếp xúc động sắp
xếp ở các góc độ khác nhau. Một vài đoạn vành được nối điện với nhau sẵn ở bên
trong. Các tiếp xúc tĩnh 3 có lò xo đàn hồi (còn được gọi là chổi tiếp xúc) kẹp chặt trên
một cán cố định đã bọc cách điện 4 mỗi chổi tiếp xúc tương ứng với một đoạn vành
trượt ở bộ phận quay. Các chổi tiếp xúc có vành cách điện với nhau và được nối trực
tiếp với mạch điện bên ngoài. Khi quay trục 1 các đoạn vành trượt 2 tiếp xúc mặt với
các chổi tiếp xúc 3 và do đó thực hiện được các chuyển đổi mạch cần thiết trong mạch
điều khiển.

Hình 2.13 Cấu tạo bộ khống chế


hình cam

1. Trục quay
2. Hình cam
3. Trục nhỏ có vấu
4. Các tiếp điểm tĩnh
5. Các tiếp điểm động
6. Lò xo đàn hồi

Hình dạng chung của một bộ khống chế hình cam được trình bày như hình 2.13.
Trên trục quay 1 người ta bắt chặt hình cam 2. Một trục nhỏ có vấu 3 có lò xo đàn hồi
6 luôn luôn đẩy trục vấu 3 tỳ hình cam. Các tiếp điểm động 5 bắt chặt trên giá tay gạt,
trục một quay, làm xoay hình cam 2, do đó trục nhỏ có vấu 3 sẽ khớp vào phần lõm
hay phần lồi của hình cam, làm đóng hoặc mở các bộ tiếp điểm 4 và 5.
3. Một số thông số kỹ thuật, cách lựa chọn sử dụng bộ khống chế
a. Một số thông số kỹ thuật của bộ khống chế
Nói chung tần số thao tác của bộ khống chế hình trống bé, bởi vì tiếp điểm
động và tĩnh có hình dạng tiếp xúc trượt dễ bị mài mòn. Bộ khống chế hình cam có tần
số thao tác lớn hơn (hơn 1000lần/h), khống chế được động cơ điện xoay chiều và một
chiều công suất lớn (tới 200kW) tiếp điểm động và tiếp điểm tĩnh tiếp xúc theo dạng
lăn, vì vậy được dùng rộng rãi. Ở các bộ khống chế công suất lớn, mỗi cặp tiếp điểm
còn có một hộp dập hồ quang.
Các số liệu định mức của bộ khống chế động lực đối với các kiểu trên cho ở hệ
số thông điện TĐ% = 40% và tần số thao tác không lớn hơn 600 lần/h. Các bộ khống

67
chế động lực để điều khiển động cơ điện xoay chiều 3 pha rôto dây quấn có công suất
tới 100kW (ở 380V), động cơ điện một chiều có công suất tới 80kW (ở 440V), có
trọng lượng xấp xỉ 90kg. Các bộ khống chế cỡ bé dùng để điều khiển động cơ điện
xoay chiều công suất 11  30kW cũng có trọng lượng tới 30kg.
Bộ khống chế chỉ huy được sản xuất ứng với điện áp đến 500V, các tiếp điểm
có dòng điện làm việc liên tục đến 10A; dòng điện ngắt một chiều ở phụ tải điện cảm
đến 1,5 A ở điện áp 220V.
b. Cách lựa chọn bộ khống chế.
Để lựa chọn bộ khống chế, người ta căn cứ:
- Dòng điện cho phép đi qua tiếp điểm ở chế độ làm việc liên tục và ở chế độ
ngắn hạn lặp lại (tần số thao tác trong một giờ).
- Điện áp định mức của nguồn cung cấp.
Khi chọn dòng điện I đi qua tiếp điểm, phải căn cứ vào công suất định mức Pđm
của động cơ điện. Người ta tính I theo công thức sau:
P® m
* Đối với bộ khống chế điện một chiều: I = 1,2 103 (A)
U
Pđm - công suất định mức của động cơ điện một chiều, kW.
U - điện áp nguồn cung cấp, V.
Pđm
* Đối với bộ khống chế điện xoay chiều:I = 1,3 103 (A)
3U
Pđm - công suất định mức của động cơ điện xoay chiều, kW.
Dòng điện định mức của bộ khống chế hình trống có các cấp 25, 40, 50, 100,
150, 300A khi làm việc liên tục dài hạn. Còn khi làm việc ngắn hạn lặp lại thì dòng
điện định mức có thể chọn cao hơn.
Khi tăng tần số thao tác ta phải chọn dung lượng bộ khống chế lớn hơn.
Khi điện áp nguồn thay đổi, dung lượng bộ khống chế cũng phải sử dụng thay
đổi theo, chẳng hạn một bộ khống chế có dung lượng 100kW ở điện áp 380V khi sử
dụng ở điện áp 220V thì chỉ được dùng tới công suất 60kW.
c. Sử dụng bộ khống chế
Để hiểu rõ cách làm việc của bộ khống chế sau đây trình bày sơ đồ triển khai
với năm vị trí hành trình tiến và năm vị trí hành trình lùi (hình 2.14):
Đối với hành trình tiến: quay tay trang vào vị trí 1, chúng ta đã nối điện giữa
cực i với j và m với n, điều này được duy trì ở các vị trí khác (2,3,4,5) của tay trang.
Quay tay trang vào vị trí tiếp theo 2, cực a nối điện với cực b.
Quay tay trang vào vị trí tiếp theo 3, các cực a,b,c,d nối điện với nhau, cuối
cùng tay trang tiến vào vị trí 5, các cực a, b, c, d, e, f, g nối điện với nhau.

68
Đối với hành trình lùi:
Các cực từ a đến g được thực hiện nối điện giống như trên; song chỉ khác là, ở
vị trí 1 của hành trình lùi chúng ta thực hiện nối điện giữa cực i với h và cực l với m và
được duy trì ở suốt các vị trí 2, 3, 4, 5 của hành trình lùi.
Đôi khi người ta còn biểu diễn nối điện như trên dưới dạng một bảng gọi là
bảng nối điện của tay trang (bảng 2.2). Ở bảng này, dấu "*" thể hiện nối điện.

Hình 2.14 Sơ đồ khai triển của bộ khống chế

Bảng 2.2 Bảng nối điện của tay trang


Vị trí tay
Hành trình lùi Hành trình tiến
trang 0
Tiếp điểm 5 4 3 2 1 1 2 3 4 5
i-j - - - - - - * * * * *
m-n - - - - - - * * * * *
i-h * * * * * - - - - - -
l-m * * * * * - - - - - -
a-b * * * * - - - * * * *
a-c * * * - - - - - * * *
a-d * * - - - - - - - * *
a-b-c-d-e-
* - - - - - - - - - *
f-g

69
2.2. Khí cụ điện đóng cắt tự động
2.2.1. Côngtăctơ (Contactor)

1. Khái niệm và công dụng


Côngtăctơ là một loại khí cụ điện dùng để đóng, cắt thường xuyên các mạch điện
động lực, từ xa, bằng tay hay tự động. Việc đóng cắt Côngtăctơ có tiếp điểm có thể
được thực hiện bằng nam châm điện, thủy lực hay khí nén. Thông thường ta gặp loại
đóng cắt bằng nam châm điện.
Côngtăctơ có hai vị trí: đóng - cắt, được chế tạo có số lần đóng - cắt lớn, tần số
đóng có thể đến 1500 lần trong một giờ.
2. Phân loại và ký hiệu
a. Phân loại: Côngtăctơ hạ áp thường dùng là kiểu không khí, được phân ra
nhiều loại như sau:
+ Theo nguyên lý truyền động, ta có Côngtăctơ kiểu điện từ (truyền điện bằng
lực hút điện từ), kiểu hơi ép, kiểu thuỷ lực. Hiện nay ta thường gặp Côngtăctơ kiểu
điện từ.
+ Theo dạng dòng điện có: Côngtăctơ điện một chiều (DC) và Côngtăctơ điện
xoay chiều (AC).
+ Theo nguyên lý làm việc gồm: Côngtăctơ có tiếp xúc và không tiếp xúc.
+ Theo vị trí lắp đặt, người ta phân ra Côngtăctơ dùng ở nơi hạn chế chiều cao
(ví dụ ở bảng điện gầm xe) và ở nơi hạn chế chiều rộng (như ở trong buồng tàu điện).
b. Kí hiệu:

Hình 2.15 Ký hiệu Côngtăctơ


a1)Tiếp điểm thường mở mạch động lực (NO); a2) Tiếp điểm thường mở
mạch điều khiển (NO); b) Tiếp điểm thường đóng (NC); c) Cuộn dây
3. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của Côngtăctơ điện từ
a. Cấu tạo:
Côngtăctơ kiểu điện từ có các bộ phận chính như sau: Hệ thống mạch vòng dẫn
điện, hệ thống dập hồ quang, cơ cấu điện từ (mạch từ, cuộn dây hút), hệ thống tiếp
điểm phụ, vỏ và các chi tiết cách điện.

70
Hình 2.16 Hình dáng một loại Côngtăctơ
1, 2. Đầu nối dây tiếp điểm mạch điều khiển; 3. Đầu nối dây tiếp điểm mạch động lực
* Hệ thống mạch vòng dẫn điện của Côngtăctơ
Mạch vòng dẫn điện của Côngtăctơ do các bộ phận khác nhau về hình dáng.
Các tiếp điểm của Côngtăctơ phải chịu được độ mài mòn về điện và cơ trong các chế
độ làm việc nặng nề và có tần số thao tác lớn. Để đáp ứng yêu cầu đó tức là giảm độ
mài mòn và điện trở tiếp xúc, người ta chế tạo để các tiếp điểm có tiếp xúc đường.

Hình 2.17 Kết cấu và hoạt động của Côngtăctơ


1, 3. Tiếp điểm; 2. Đầu nối; 4. Lõi thép động; 5. Cuộn dây; 6. Lõi thép tĩnh; 7. Đế
Ở Côngtăctơ, tiếp điểm thường dùng có dạng hình ngón và dạng bắc cầu.

71
Hình 2.18 Mạch vòng dẫn điện của Côngtăctơ
1, 3. Tiếp điểm; 2. Đầu nối
* Hệ thống dập hồ quang
- Hệ thống dập hồ quang ở Côngtăctơ điện một chiều:
Trong Côngtăctơ điện một chiều người ta thường dùng cuộn thổi từ tạo ra từ
trường, tác dụng lên dòng điện hồ quang, sinh ra lực điện động kéo rài hồ quang và
đẩy hồ quang vào buồng dập hồ quang.
Cuộn thổi từ thường được mắc nối tiếp với tiếp điểm. Khi dòng điện cắt càng lớn
lực điện động sinh ra do cuộn thổi từ với dòng điện hồ quang càng lớn, hồ quang càng
được đẩy sâu vào trong buồng dập hồ quang. Buồng dập hồ quang được chế tạo bằng
các tấm thép non tạo thành dàn dập hồ quang hay kiểu buồng dập hồ quang có khe hở
hẹp với hình dáng quanh co zích zắc.
- Hệ thống dập hồ quang ở Côngtăctơ điện xoay chiều.
Các Côngtăctơ điện xoay chiều thông dụng trong công nghiệp thường chế tạo
có hai đoạn ngắt mạch trên cùng một pha. Sử dụng tiếp điểm bắc cầu đặt trong một
hộp kín để dập hồ quang.
Để nâng cao độ tin cậy dập tắt hồ quang và để giảm độ hư mòn tiếp điểm
thường bổ sung các biện pháp sau:
+ Dập hồ quang bằng thổi từ nhờ một cuộn dây đấu nối tiếp và hộp dập hồ
quang có khe hở hẹp.
Hồ quang được thổi vào khe hở hẹp cọ sát vào vách và bị dập tắt. Hồ quang
càng được kéo dài, tốc độ càng lớn thì hồ quang càng dễ bị dập tắt. Vì thế trong khe hở
hẹp, người ta còn bố trí thêm những tấm ngăn song song để hồ quang càng được kéo
dài qua đoạn đường quanh co zích zắc. Các tấm ngăn này thường làm bằng samốt,
stêatit ép hoặc abôximăng.
+ Chia hồ quang thành nhiều hồ quang ngắn
Hộp dập hồ quang gồm nhiều tấm thép hoặc đồng đặt song song nhau. Khi hồ
quang bị kéo vào buồng ngăn sẽ chia thành nhiều hồ quang ngắn có chiều dài khoảng

72
2 –3 mm. Những đoạn hồ quang ngắn này độc lập với nhau và không cùng tốc độ dịch
chuyển. Do đó thời gian tồn tại của hồ quang là ngắn nhất.
* Cơ cấu điện từ

Hình 2.19 Cơ cấu điện từ của Côngtăctơ


1. Nắp; 2. Cuộn dây; 3. Lõi thép; 4. Đế
Mạch từ:
Là các lõi thép có hình dạng chữ ш hay chữ . Nó gồm các lá tôn silic, có
chiều dầy 0,35mm hoặc 0,5mm, ghép lại để tránh tổn hao dòng điện xoáy.
Mạch từ thường chia làm hai phần: Một phần được kẹp chặt cố định (phần
tĩnh), phần còn lại là nắp (còn gọi là phần ứng hay phần động) được nối với hệ thống
tiếp điểm (tiếp điểm động) qua hệ thống tay đòn.
- Cuộn dây hút:
Cuộn dây có điện trở rất bé so với điện kháng. Dòng điện trong cuộn dây phụ
thuộc vào khe hở không khí giữa nắp và lõi thép cố định. Nếu khe hở lớn ( lớn) thì
dòng điện qua cuộn dây lớn, do đó không được phép cho điện áp vào cuộn dây khi nắp
mạch từ bị kẹt không hút xuống được.
Các cuộn dây của phần lớn các Côngtăctơ được tính toán sao cho được phép
đóng ngắt tới 600 lần trong một giờ, ứng với hệ số thông điện TĐ = 40%.
Cuộn dây của Côngtăctơ điện xoay chiều cũng có thể được cung cấp từ lưới
điện một chiều. Cuộn dây có thể làm việc tin cậy (hút phần ứng) khi điện áp cung cấp
cho nó nằm trong phạm vi 85  110 % Uđm. Nếu ta gọi tỷ số giữa trị số điện áp nhả và
điện áp hút của cuộn dây là hệ số trở về, thì hệ số này có thể đạt tới (0,6  0,7). Điều
đó có nghĩa là khi điện áp cuộn dây sụt xuống còn (0,60,7) trị số điện áp hút thì nắp
bị nhả và ngắt mạch điện.
- Cơ cấu truyền động: Phải có kết cấu sao cho giảm được thời gian thao tác
đóng ngắt tiếp điểm, nâng cao lực ép các tiếp điểm và giảm được tiếng kêu va đập.
+ Nắp chuyển động xoay quanh bản lề, tiếp điểm chuyển động thẳng có tay đòn
truyền chuyển động.

73
+ Nắp và tiếp điểm chuyển động thẳng theo hai phương vuông góc với nhau.
+ Nắp chuyển động thẳng, tiếp điểm chuyển động xoay quanh bản lề.
+ Nắp và tiếp điểm đều chuyển động xoay quanh bản lề có một hệ thống tay
đòn chung, trường hợp này lực ép trên tiếp điểm lớn.
b. Nguyên lý làm việc của Côngtăctơ điện từ
Sự làm việc của Côngtăctơ điện từ dựa trên nguyên tắc lực điện từ, khi ta cung
cấp một điện áp U = (85  100)% Uđm vào cuộn dây, nó sẽ sinh ra từ trường, từ trường
này sẽ tạo ra lực từ có lực lớn hơn lực kéo lò xo của hệ thống truyền động. Nó sẽ hút
lõi sắt phần động để khép kín mạch từ. Hệ thống tiếp điểm sẽ thay đổi trạng thái. Nếu
như ở điều kiện bình thường (khi cuộn dây chưa có điện), tiếp điểm là đóng thì khi
cho điện vào cuộn dây, tiếp điểm sẽ mở ra. Ngược lại, nếu như ở điều kiện bình
thường (khi cuộn dây chưa có điện), tiếp điểm là mở thì khi cho điện vào cuộn dây,
tiếp điểm sẽ đóng lại.
4. Côngtăctơ điện tử
a. Khái niệm chung
Côngtăctơ điện tử (Côngtăctơ không tiếp xúc) thực hiện đóng cắt mạch điện
bằng các van bán dẫn (thyristor, triac), loại 1 cực hay 3 cực. Các tiếp điểm phụ có thể
là các van bán dẫn hay các rơle có tiếp điểm.
Ưu điểm chính của Côngtăctơ điện tử là có thể làm việc với tần số đóng cắt lớn,
thời gian đóng cắt nhỏ, tuổi thọ cao do không có đóng cắt cơ khí, không gây ra hồ
quang khi đóng cắt và đặc biệt không gây ra tiếng ồn.
Loại một cực được chế tạo với:
- Điện áp định mức Uđm=240V, 50/60Hz;
- Dòng điện định mức: 10, 20, 30, 40, 50, 70, 100, 150, 200A;
- Điện áp điều khiển: 100-120V hay 200-240 V xoay chiều. Thời gian tác động
ttđ ≤ 30 ms.
Loại ba cực thường được chế tạo với:
- Điện áp pha định mức Ufđm = 240V;
- Dòng điện định mức: 3, 8, 20, 30, 40, 50, 80, 120A;
- Điện áp điều khiển có: 110V, 220 V xoay chiều hoặc 12V, 24V một chiều.
Tiếp điểm phụ: Loại đóng cắt dòng xoay chiều có thể được cấu tạo bằng triac
(50 mA, 240V xoay chiều) hay thyristor (0,2 A, 240 V xoay chiều).
Loại đóng cắt dòng một chiều dùng transitor (0,2 A, 24 V một chiều)
Thời gian tác động ttđ ≤ 30 ms.

74
+ Điều khiển bằng từ:

Hình 2.21 Côngtăctơ điều khiển bằng từ


Tín hiệu điều khiển (Control Signal) được đưa vào cuộn dây qua bộ khuếch đại
(Optional Preamplifier), tạo từ trường hút tiếp điểm có thể dẫn từ (Reed Relay) làm
mạch Trigger hoạt động, mở Triac đưa dòng chạy qua tải (Load).

+ Điều khiển bằng biến áp:

Hình 2.22 Côngtăctơ điều khiển bằng biến áp


Tín hiệu điều khiển qua khối chuyển đổi DC-AC (DC-AC Converter) để sang
điện áp AC, điện áp này qua biến áp (Isolating Transformer) tạo dòng làm mạch
Trigger hoạt động để mở cho Triac cho dòng tải chạy qua.
+ Điều khiển bằng quang

Hình 2.23 Côngtăctơ điều khiển bằng quang


Tín hiệu điều khiển đưa vào, làm cho LED phát quang, khi transistor quang
(Photo Transistor) thu được ánh sáng thì transistor mở, cho dòng chạy qua mạch
Trigger và mạch Trigger này làm nhiệm vụ mở Triac cho dòng tải chạy qua.

76
- Theo kiểu điện áp đầu ra
+ Đầu ra DC + Đầu ra AC

Hình 2.24 Côngtăctơ điều khiển theo điện áp đầu ra

5. Côngtăctơ chân không


Côngtăctơ chân không đặc biệt thích hợp với công việc đóng mở các động cơ
cần đóng mở thường xuyên, ví dụ các động cơ trung áp cho máy bơm, bộ bù, tụ điện
hoặc quạt. Bảo vệ chống ngắn mạch đường dây cung cấp cho động cơ bằng cầu chì
hạn chế dòng, năng lực cắt cao, ví dụ kiểu CMF hoặc bằng máy cắt, ví dụ kiểu HB.
Côngtăctơ chân không có tuổi thọ 1x106 chu kỳ đóng cắt và có thể làm việc với
tần số đóng cắt 1200 đóng/cắt một giờ.
Côngtăctơ chân không kiểu VRC trên hình 2.25

Hình 2.25 Côngtăctơ chân không kiểu VRC


1. Đầu nối; 2. Buồng đóng cắt chân không; 3. Cuộn dây côngtăctơ; 4. Tiếp điểm phụ
Các tính năng của côngtăctơ chân không kiểu VRC như sau:
Điện áp định mức(kV) 3,6 7,2 12
Dòng điện định mức(A) 450 450 250
Cho động cơ đến kW 1500 2000 4000
Cho tụ điện đến kVAR 2000 4000 4000

77
6. Các tham số chủ yếu của Côngtăctơ
Điện áp định mức Uđm: là điện áp của mạch điện tương ứng mà tiếp điểm chính
phải đóng cắt. Điện áp định mức có các cấp 110V, 220V, 440V một chiều và 127V,
220V, 380V, 500V xoay chiều.
Dòng điện định mức Iđm là dòng điện định mức phải đi qua tiếp điểm chính của
Côngtăctơ trong chế độ làm việc gián đoạn lâu dài. Dòng điện định mức của
Côngtăctơ hạ áp thông dụng có các cấp: 10, 20, 25, 40, 60, 75, 100, 150, 250, 300,
600, 800 A.
Khả năng đóng và khả năng cắt: đó chính là dòng điện cho phép đi qua tiếp
điểm chính khi cắt hoặc khi đóng mạch.
Tuổi thọ của Côngtăctơ: Tuổi thọ của Côngtăctơ được tính bằng số lần đóng
mở, sau số lần đóng mở ấy Côngtăctơ sẽ hỏng không dùng được nữa. Sự hư hỏng của
nó có thể là do mất độ bền cơ khí hay độ bền điện.
Ngoài ra còn có các tham số như: Tần số đóng cắt; tính ổn định lực điện động;
tính ổn định nhiệt; số cực; số cặp tiếp điểm phụ; điện áp cuộn dây.
2.2.2. Khởi động từ

1. Khái niệm và công dụng


Khởi động từ là một loại khí cụ điện dùng để điều khiển từ xa việc đóng, cắt,
đảo chiều quay và bảo vệ quá tải các động cơ điện không đồng bộ xoay chiều ba pha
rô to lồng sóc.
Khởi động từ có một Côngtăctơ và một rơle nhiệt gọi là khởi động từ đơn,
thường dùng để điều khiển đóng cắt động cơ điện.
Khởi động từ có hai Côngtăctơ và một rơle nhiệt gọi là khởi động từ kép, dùng
để điều khiển đảo chiều quay động cơ điện.
2. Các yêu cầu kỹ thuật chủ yếu
Động cơ điện không đồng bộ ba pha có thể làm việc liên tục được hay không
tùy thuộc đáng kể vào định mức tin cậy của khởi động từ.
Do đó khởi động từ cần phải thỏa mãn các yêu cầu sau đây:
- Tiếp điểm phải chịu được độ mài mòn, va đập;
- Khả năng đóng cắt cao;
- Thao tác đóng, cắt dứt khoát;
- Tiêu thụ công suất nhỏ nhất;
- Bảo vệ tin cậy động cơ điện khỏi bị quá tải lâu dài;
- Chịu được dòng khởi động của động cơ lớn từ 5÷7 dòng định mức .

78
3.Nguyên lý làm việc của khởi động từ
a. Khởi động từ đơn : Điều khiển, vận hành từ xa động cơ điện không đồng bộ
xoay chiều ba pha quay theo 1chiều.

Hình 2.26 Mạch điện khởi động từ đơn

Các thiết bị trong mạch điện:


- Aptômat 3 pha (AP1), 1pha (AP2)
- Côngtăctơ: K
- Rơle nhiệt: RN
- Nút bấm mở máy: M, nút bấm dừng máy: D
- Động cơ xoay chiều không đồng bộ 3 pha rôto lồng sóc: M
Nguyên lý hoạt động:
- Mở máy: Đóng Aptômat AP1, AP2 cấp nguồn cho mạch động lực và mạch
điều khiển.
Bấm nút bấm M, Côngtăctơ K có điện tác động và tự duy trì bằng tiếp điểm
K(3- 5), các tiếp điểm thường mở của Côngtăctơ K(A1-A2, B1-B2,C1-C2) ở mạch
động lực đóng lại, cấp nguồn cho động cơ M làm việc, kết thúc quá trình mở máy.
- Dừng máy: Để dừng máy bấm nút bấm dừng D, Côngtăctơ K mất điện, mở
các tiếp điểm Côngtăctơ K ở mạch động lực ngắt nguồn cấp cho động cơ M, động cơ
M dừng.
Ngắt Aptômat AP1, AP2 ngắt nguồn cấp cho mạch động lực và điều khiển
Các khâu liên động và bảo vệ:
- Bảo vệ ngắn mạch cho mạch động lực và mạch điều khiển bằng AP1, AP2.
- Bảo vệ quá tải cho động cơ M bằng rơle nhiệt RN, khi xảy ra quá tải rơle nhiệt
RN tác động, tiếp điểm RN(2-N) ở mạch điều khiển mở ra ngắt nguồn cấp cho

79
Côngtăctơ K, mở các tiếp điểm ở mạch động lực của Côngtăctơ K ngắt nguồn cấp cho
động cơ M, động cơ dừng.
- Bảo vệ cực tiểu, bảo vệ điểm không bằng tiếp điểm Côngtăctơ K (3-5).
b. Khởi động từ kép: điều khiển, vận hành từ xa động cơ điện không đồng bộ xoay
chiều pha chạy và đảo chiều quay .

Hình 2.27 Mạch điện khởi động từ kép dùng nút bấm đơn
Các thiết bị trong mạch điện:
- RN : Rơle nhiệt
- KT : Côngtăctơ điều khiển động cơ quay thuận
- KN : Côngtăctơ điều khiển động cơ quay ngược
- AP1 : Aptômat 3 pha, đóng-cắt nguồn điện mach động lực
- AP2 : Aptômat 1 pha, đóng-cắt nguồn mạch điều khiển
- D, MT, MN : Nút bấm dừng, điều khiển động cơ quay thuận, ngược
- M : Động cơ xoay chiều không đồng bộ ba pha rôto lồng sóc
Nguyên lý hoạt động:
- Mở máy: Đóng AP1, AP2: Cấp nguồn cho mạch động lực và điều khiển
- Quay thuận: Ấn nút MT(3-5), Côngtăctơ KT có điện, tác động và tự duy trì
bằng tiếp điểm KT(3-5), các tiếp điểm ở mạch động lực KT(A1-A2; B1-B2; C1-C2)
đóng lại cấp nguồn cho động cơ M quay theo chiều thuận.
- Quay ngược: Muốn đảo chiều quay động cơ ta ấn nút D(1-3) ngắt điện cấp
cho Côngtăctơ KT mất điện. Ấn nút MN(3-9), Côngtăctơ KN có điện, tác động và tự
duy trì bằng tiếp điểm KN(3-9), các tiếp điểm ở mạch động lực KN(A1-C2; B1-B2;
C1-A2) đóng lại cấp nguồn cho động cơ M quay theo chiều ngược.

80
Dừng máy: Ấn nút D(1-3) ngắt điện cấp cho Côngtăctơ KT (hoặc KN) để cắt
nguồn cấp cho động cơ. Ngắt Aptômat AP1, AP2 ngắt nguồn cấp cho mạch động lực
và điều khiển.
Các khâu liên động và bảo vệ:
- Bảo vệ ngắn mạch động lực và điều khiển bằng AP1, AP2.
- Bảo vệ quá tải cho động cơ bằng rơle nhiệt RN.
- Bảo vệ tránh làm việc đồng thời khi đảo chiều quay bằng các tiếp điểm
thường kín của các Côngtăctơ KT(9-11), KN(5-7).
- Bảo vệ cực tiểu bảo vệ điểm 0 (không tự mở máy) bằng các tiếp điểm của
các Côngtăctơ KT(3-5), KN(3-9).
4. Cách lựa chọn khởi động từ
Hiện nay động cơ không đồng bộ ba pha rôto lồng sóc có công suất từ 0,6 đến
100 kW ở nước ta thông dụng hơn cả. Để điều khiển vận hành chúng, người ta thường
dùng khởi động từ. Do đó, để thuận tiện cho việc lựa chọn khởi động từ, nhà sản xuất
thường không những chỉ cho dòng điện định mức của khởi động từ mà còn cho cả
công suất của động cơ điện (mà khởi động từ có thể phục vụ được) ứng với các điện áp
khác nhau. Đôi khi còn hướng dẫn cả công suất lớn nhất và công suất nhỏ nhất của
động cơ điện mà công suất có thể làm việc được ở các điện áp định mức khác nhau.
Ví dụ: Khởi động từ loại  ME – 200 của Liên Xô có dòng điện định mức là 25 A
(hoặc 23A) được hướng dẫn để lắp đặt vận hành cho các động cơ điện không đồng bộ
có công suất phù hợp với bảng dưới đây:
Bảng 2.3 Thông số khởi động từ  ME – 200
Điện áp định mức của động cơ cần
110 127 220 230 240 380 400 415 440 500
điều khiển, V
Công suất cực đại của động cơ điều
2,2 3 5,5 5,5 5,5 10 10 10 10 10
khiển được, kW
Công suất tối tiểu hướng dẫn để
0,3 0,4 1,1 1,1 1,1 2,2 2,2 2,2 3,0 4,0
điều khiển động cơ, kW
Theo bảng trên ta thấy điện áp lưới tăng, công suất của động cơ điều khiển
được cũng tăng. Đó là do dòng điện ngắt của khởi động từ giảm tương đối ít so với
mức độ tăng điện áp, công suất của động cơ điện làm việc với khởi động từ đã cho
tăng theo với mức độ tăng của điện áp định mức. Điện áp làm việc lớn nhất là 500 V.
Cũng có thể căn cứ theo tỉ số dòng điện định mức của động cơ điện trong các
chế độ làm việc liên tục hay ngắn hạn lặp lại... mà lựa chọn khởi động từ. Điều kiện

81
chọn là dòng điện làm việc của động cơ đi qua các tiếp điểm chính không vượt quá
dòng điện định mức của khởi động từ (ghi trên nhãn).
Khi lựa chọn khởi động từ đảo chiều để hãm động cơ điện theo chế độ hãm
ngược thì công suất của khởi động từ để điều khiển động cơ phải chọn bé hơn từ 1,5
đến 3 lần trị số cho trong bảng 2.3. Đó là do trong chế độ này, khởi động từ phải làm
việc không có liên động cơ khí. Khi đó phải thực hiện khoá liên động điện thông qua
các tiếp điểm thường đóng của các khởi động từ này.
Để khởi động từ làm việc tin cậy, khi lắp đặt cần phải bắt chặt cứng khởi động
từ trên một mặt phẳng đứng (độ nghiêng cho phép so với trục thẳng đứng là ± 50),
không cho phép bôi mỡ vào các tiếp điểm và các bộ phận động. Sau khi lắp đặt khởi
động từ và trước khi vận hành, phải kiểm tra xem xét:
- Cho các bộ phận động chuyển động bằng tay không bị kẹt, không vướng;
- Điện áp điều khiển phải phù hợp với điện áp của cuộn dây;
- Các tiếp điểm phải tiếp xúc đều và tốt;
- Các dây đấu điện phải theo đúng sơ đồ điều khiển;
- Rơle nhiệt (nếu có) phải đặt ở nấc dòng điện phù hợp.

Thí dụ
Chọn khởi động từ cho động cơ có công suất 10kW, điện áp Uđm = 380V, dòng
điện Iđm = 19,4A. Điều kiện đảo chiều quay có bảo vệ quá tải. Môi trường làm việc khô
ráo, ít người qua lại.
Bài làm:
- Biết Pđm = 10kW, căn cứ vào bảng 8 phần phụ lục, ta chọn loại khởi động từ
ПME cỡ II (chữ số thứ nhất: 2).
- Môi trường khô ráo, ít người qua lại và không câng bảo vệ nên chọn loại hở
(chữ số thứ hai: 1).
- Điều kiện làm việc không đảo chiều quay, có kèm rơle nhiệt nên ta lấy chữ
số thứ ba: 2.
Vậy chọn loại khởi động từ: ПME-212.

82
2.3. Khí cụ điện điều khiển và bảo vệ
2.3.1. Cầu chì (Fuse)

1. Khái niệm và công dụng


Cầu chì là KCĐ bảo vệ mạch điện, nó tự động cắt mạch điện khi có sự cố quá
tải, ngắn mạch. Cầu chì có đặc điểm là đơn giản, kích thước nhỏ, khả năng cắt lớn và
giá thành hạ nên ngày này nó vẫn được sử dụng rỗng rãi.
Các phần tử cơ bản của cầu chì là dây chảy dùng để cắt mạch điện cần bảo vệ
và thiết bị dập hồ quang sau khi dây chảy đứt. Yêu cầu đối với cầu chì như sau:
- Đặc tính ampe-giây của cầu chì cần phải thấp hơn đặc tính của thiết bị cần được
bảo vệ;
- Khi có ngắn mạch cầu chì phải làm việc có sự chọn lọc theo trình tự;
- Đặc tính làm việc của cầu chì phải làm việc ổn định;
- Công suất của thiết bị bảo vệ càng tăng, cầu chì phải có khả năng cắt càng cao;
- Việc thay thế dây chảy cầu chì phải dễ dàng và tốn ít thời gian.
2. Phân loại và ký hiệu
a. Phân loại
Dựa vào kết cấu có thể chia cầu chì hạ áp thành các loại sau:
+ Loại hở (dây chảy được bắt vào đầu cực đặt trên bản cách điện bằng đá);
+ Loại vặn (dùng trong các mạch điện máy công cụ);
+ Loại hộp còn gọi là cầu chì hộp (dùng trong các hệ thống chiếu sáng);
+ Loại kín không có chất nhồi;
+ Loại kín có chất nhồi.
b. Ký hiệu:

Đầu nối dây


3. Cấu tạo và nguyên lý làm việc Bộ phận chảy
a. Cấu tạo
Cầu chì loại vặn thường có Núm vặn
Lõi cầu chì
dạng như hình 2.28
Kính trong

Bộ phận nêm

Hình 2.28 Cấu tạo cầu chì vặn

83
b. Nguyên lý làm việc
Khi mạch điện có hiện tượng ngắn mạch thì dòng điện qua dây chảy cầu chì
tăng lên, nhiệt độ phát ra trên dây chảy rất lớn (đến mức làm nóng chảy dây chì) làm
dây chì bị nóng chảy và bị đứt, cắt điện không cấp cho mạch điện, bảo vệ đường dây
không bị dòng ngắn mạch chạy qua.
- Đặc tính cơ bản của cầu chì là sự phụ thuộc của thời gian chảy đứt với dòng
điện chạy qua (đặc tính ampe-giây). Để có tác dụng bảo vệ, đường ampe-giây của cầu
chì (đường 1, hình 2.29) tại mọi điểm đều phải thấp hơn đường đặc tính của đối tượng
được bảo vệ (đường 2). Đường đặc tính thực tế của cầu chì được biểu thị bằng đường
cong 3. Trong miền quá tải lớn (vùng B), cầu chì bảo vệ được đối tượng. Trong miền
quá tải nhỏ (vùng A), cầu chì không bảo vệ được đối tượng. Trong thực tế khi quá tải
không lớn (1,52)Iđm, sự phát nóng của cầu chì diễn ra chậm và phần lớn nhiệt lượng
đều toả ra môi trường xung quanh. Do đó cầu chì không bảo vệ được quá tải nhỏ.

Hình 2.29 Đặc tính Ampe – giây của cầu chì


Trị số dòng điện mà dây chảy cầu chì bị đứt khi đạt tới nhiệt độ giới hạn, được
gọi là dòng điện giới hạn Igh. Để dây chảy cầu chì không chảy đứt ở dòng điện làm
việc định mức Iđm, cần đảm bảo điều kiện: Igh>Iđm.
Mặt khác, để bảo vệ tốt và nhạy, dòng điện giới hạn lại phải không lớn hơn
dòng điện định mức nhiều. Do đó, thường cho theo kinh nghiệm: Igh/Iđm = 1,6  2 đối
với đồng, Igh/Iđm = 1,25  1,45 đối với chì; Igh/Iđm = 1,15 đối với hợp kim chì thiếc.
Dòng điện định mức của cầu chì được lực chọn sao cho khi chạy liên tục qua dây
chảy, chỗ phát nóng lớn nhất của dây chảy không làm cho kim loại bị ôxy hoá quá
mức và biến đổi đặc tính bảo vệ; đồng thời nhiệt phát ra ở bộ phận bên ngoài của cầu
chì cũng không vượt quá trị số ổn định.
Ở dòng điện gần dòng điện giới hạn, nhiệt độ của dây chảy yêu cầu cần phải
gần tới nhiệt độ chảy lỏng. Bởi vậy nếu nhiệt độ chảy lỏng cao, các chi tiết của cầu chì

84
đều bị phát nóng tới nhiệt độ cao. Do đó người ta dùng nhiều biện pháp hạ thấp phát
nóng như giảm thời gian chảy lỏng, hạ thấp nhiệt độ dây chảy bằng cách sử dụng kim
loại có nhiệt độ chảy thấp như chì, kẽm, hợp kim chì-thiếc v.v... đối với cầu chì hạ thế.
Khi có quá tải lớn (dòng điện đi qua dây chảy lớn gấp 34 lần dòng định mức)
thì quá trình phát nóng thực tế sẽ đoạn nhiệt, nghĩa là tất cả nhiệt lượng dây chảy sinh
ra sẽ phát nóng cục bộ cầu chì. Kết quả làm cho dây chảy cầu chì phát nóng lên đến
nhiệt độ chảy, sau đó chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng, tức là chảy đứt cầu
chì. Khi chảy hơi kim loại bị ion hoá vì nhiệt độ cao của hồ quang. Thể tích dây chảy
càng lớn số lượng hơi kim loại trong hồ quang càng tăng, càng khó dập tắt hồ quang.
Do đó trong cầu chì hạ thế, người ta thường giảm thể tích dây bằng cách chế tạo các
dây chảy có một số đoạn hẹp. Trong các đoạn hẹp này, mật độ dòng điện và nhiệt độ
tăng cao làm dây chảy nóng chảy nhanh và dưới tác dụng lực điện động cắt đứt nhanh
dây chảy, tương tự như lực điện động trong các tiếp điểm có ngắn mạch.
Sự có mặt các đoạn hẹp trong dây chảy còn làm giảm đột ngột thời gian từ lúc
xuất hiện ngắn mạch đến lúc xuất hiện hồ quang. Phối hợp với các thiết bị dập tắt hồ
quang đặc biệt, người ta đã đạt được thời gian dập tắt hồ quang ngắn đến vài phần
nghìn giây.
4. Cách lựa chọn cầu chì
a. Trong lưới điện ánh sáng sinh hoạt
Cầu chì được chọn theo 2 điều kiện sau:
UđmCC  UđmLD
Iđm  Itt
trong đó: + UđmCC : điện áp định mức của cầu chì.
+ Iđm : dòng định mức của dây chảy (A), nhà chế tạo cho theo các bảng.
+ Itt: dòng điện tính toán là dòng lâu dài lớn nhất chạy qua dây chảy cầu chì (A).
Với thiết bị một pha (ví dụ các thiết bị điện gia dụng), dòng tính toán chính là
dòng định mức của thiết bị điện:
Pdm
Itt = Iđmtb =
U dm * cos 
Trong đó: + Iđmtb: dòng định mức của thiết bị (A)
+ Udm: điện áp pha định mức bằng 220V
+ cos: Hệ số công suất thiết bị điện
Với đèn sợi đốt, bàn là, bếp điện, bình nóng lạnh: cos = 1
Với quạt, đèn tuýp, điều hoà, tủ lạnh, máy giặt: cos = 0,8
Khi cầu chì bảo vệ lưới ba pha, dòng tính toán xác định như sau:

85
Pdm
I tt 
3 * U dm * cos 
Trong đó: + Udm: điện áp dây định mức của lưới điện bằng 380V
+ Cos: lấy theo thực tế
b. Cầu chì bảo vệ một động cơ:
Cầu chì bảo vệ một động cơ chọn theo hai điều kiện sau:
I dm  I tt  K t *I dmD
I mm K mm * I dmD
I dm  
 
Kt: hệ số tải của động cơ, nếu không biết lấy Kt = 1, khi đó:
I dm  I dmD
IdmD: dòng định mức của động cơ xác định theo công thức:
PdmD
I dmD 
3 * U dm * cos  dm *
Trong đó:
- Uđm= 380V là điện áp định mức lưới hạ áp của mạng 3 pha 380V
- Cos: hệ số công suất định mức của động cơ nhà chế tạo cho thường bằng 0,8
- : hiệu suất của động cơ, nếu không biết lấy  = 0,9
- Kmm: hệ số của động cơ nhà chế tạo cho, thường Kmm= (4 7)
-  : hệ số lấy như sau:
Với động cơ mở máy nhẹ hoặc mở máy không tải (máy bơm, máy cắt gọt kim
loại) lấy  = 2,5
Với động cơ mở máy nặng hoặc mở máy có tải (cần cẩu, cần trục, máy nâng) lấy
 = 1,6.
c. Cầu chì bảo vệ 2, 3 động cơ:
Trong thực tế, cụm hai, ba động cơ nhỏ hoặc cụm động cơ lớn cùng một, hai
động cơ nhỏ ở gần có khi được cấp điện chung bằng một cầu chì. Trường hợp này cầu
chì cũng được chọn theo hai điều kiện sau:

I dm   K ti * I dmtbi
n

I mm max   K ti * I dmtbi
n 1

I dm  1


: lấy theo tính chất của động cơ mở máy.

86
Hình 2.30 Hình ảnh cầu chì
Thí dụ
Chọn cầu chì để bảo vệ cho động cơ điện không đồng bộ ba pha có thông số
sau: Pđm= 75W, Uđm = 380V, Cosφ=0.85, Kmm=4, Kt = 0,8;  = 0,9.
Bài làm:
- Điều kiện chọn lựa cầu chì: Icc  Itt ; Icc  Imm/; UđmCC  Uđmlđ
Pđm 75
- Dòng điện định mức động cơ: IđmĐ = 
3U đm . cos . 1,73.380.0,85.0,9
= 14, 9A
- Dòng điện tính toán: Itt = kt . IđmĐ = 0,8.14,9 = 11,9 A
- Tính: Imm /  = kmm.IđmĐ/α = 4.14,9/1,6 = 37,25A
Vậy chọn cầu chì có: Icc  37,25A; UđmCC  380V.

2.3.2. Rơle (Relay)

1. Khái niệm chung


Rơle là một loại khí cụ điện tự động đóng cắt mạch điện điều khiển, bảo vệ và
điều khiển sự làm việc của mạch điện.
Mức độ tự động hoá càng cao thì yêu cầu về số lượng, chất lượng, chủng loại
rơle càng lớn. Với sự tiến bộ của nền khoa học kỹ thuật hiện nay, nhất là của nền công
nghiệp điện tử và bán dẫn, hệ thống rơle không tiếp điểm xuất hiện càng nhiều, đã mở
ra khả năng thực hiện tự động hoá càng thuận lợi do khối lượng hệ thống giảm, chức
năng mở rộng, độ tin cậy tăng cao.
a. Các bộ phận của rơle:
Rơle gồm các bộ phận chính có chức năng khác nhau:
- Bộ phận thu: tiếp nhận những đại lượng vào và biến đổi thành những đại lượng
vật lý cần thiết cho rơle hoạt động.

87
- Bộ phận trung gian so sánh những đại lượng đã được biến đổi với đại lượng
mẫu (chuẩn). Theo kết quả so sánh nếu đạt được giá trị tác động thì truyền tín hiệu đến
bộ phận chấp hành.
- Bộ phận chấp hành: phát tín hiệu ra cho mạch điều khiển nối sau rơle.
b. Phân loại:
Có nhiều cách để phân loại rơle, thông dụng nhất là phân loại rơle theo nguyên
lý làm việc, theo đại lượng điện điều khiển rơle, theo dạng dòng điện và theo phạm vi
giá trị cùng chiều của đại lượng điều khiển rơle:
- Phân loại theo nguyên lý làm việc: rơle điện từ, rơle điện động, rơle từ điện,
rơle cảm ứng nhiệt, rơle điện tử, rơle bán dẫn,....
- Phân loại theo đại lượng vào: rơle dòng điện, rơle điện áp, rơle công suất, rơle
tổng trở, rơle tần số, rơle góc pha ....
- Phân loại theo dạng dòng điện sẽ có: rơle điện một chiều, rơle điện xoay chiều.
- Phân loại theo giá trị và chiều của đại lượng sẽ có: rơle cực đại, rơle cực tiểu,
rơle sai lệch, rơle hướng,...
c. Đặc tính cơ bản và tham số của rơle
+ Đặc tính rơle: Đường biểu diễn quan hệ giữa đại lượng đầu vào x và đầu ra y
của rơle gọi là đặc tính “vào – ra” và được coi là đặc tính cơ bản của rơle.
Đặc điểm của đặc tính:
- Khi x thay đổi từ 0 đến xtđ thì y = 0 (với loại có tiếp điểm); y = ymin (loại
không có tiếp điểm).
- Khi x = xtđ thì y tăng đột ngột đến ymax. Sau đó x tiếp tục tăng tới xlv thì y =
ymax đây là quá trình rơle đóng hay đã tác động.
- Ngược lại khi x giảm từ xlv đến xnh thì y không đổi
- Khi x = xnh, y giảm đột ngột từ ymax về 0 (hoặc ymin) và không đổi mặc dù x
tiếp tục giảm về 0 là quá trình rơle nhả.

Hình 2.31 Đặc tính cơ bản của rơle

88
- Đại lượng đầu vào ứng với lúc rơle tác động gọi là giá trị tác động xtđ ứng với
lúc rơle nhả gọi là xnh
xnh
+ Hệ số nhả: K nh  còn được gọi là hệ số trở về, Knh luôn nhỏ hơn 1
xtd
- Khi Knh lớn x = xtđ - xnh nhỏ đặc tính rơle có dạng “gầy” thích hợp cho rơle
có tính chọn lọc, sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ hệ thống điện.
- Khi Knh nhỏ x = xtđ - xnh lớn đặc tính rơle có dạng “béo” thích hợp cho rơle
điều khiển và tự động trong truyền động điện và tự động hoá.
xlv
+ Hệ số dự trữ: K dt  với xlv giá trị làm việc dài hạn của đại lượng đầu vào.
xtd
Kdt luôn lớn hơn 1. Khi Kdt lớn rơle làm việc càng đảm bảo tin cậy
Pdk
+ Hệ số điều khiển: K dk  với Pđk công suất cực đại trên tải của mạch làm
Ptd
việc gọi là công suất điều khiển; Ptđ là công suất đầu vào cần thiết cho rơle tác động
gọi là công suất tác động.
Ví dụ với rơle điện từ Ptđ là công suất cần thiết cung cấp cho cuộn dây để nam
châm điện hút.
+ Thời gian tác động ttđ: Khoảng thời gian từ thời điểm đặt tín hiệu vào x đến
thời điểm đại lượng đầu ra y đạt giá trị cực đại gọi là thời gian tác động của rơle. Thời
gian tác động phụ thuộc kết cấu, thông số của đại lượng và hệ số dự trữ.
Đối với rơle có tiếp điểm, thời gian tác động gồm t1 là thời gian khởi động (là
khoảng thời gian từ thời điểm xuất hiện tín hiệu vào x đến thời điểm nắp từ bắt đầu
chuyển động) và t2 là khoảng thời gian từ khi nắp bắt đầu chuyển động đến khi kết
thúc chuyển động và có tín hiệu ở đầu ra y.
ttđ = t1 + t2
+ Thời gian nhả tnh: là khoảng thời gian từ thời điểm ngắt tín hiệu vào x đến khi
đại lượng ra đạt giá trị 0 hoặc cực tiểu. Trong rơle có tiếp điểm tnh = tn + thq (với tn là
khoảng thời gian từ thời điểm tín hiệu vào x đến lúc tiếp điểm bắt đầu mở và thq là thời
gian cháy của hồ quang, từ khi tiếp điểm bắt đầu mở đến khi hồ quang được dập tắt).
+ Tần số thao tác: Số chu kỳ tác động và nhả của rơle trong một đơn vị thời
gian gọi là tần số thao tác f của rơle và được xác định:
1
f  với tng thời gian nghỉ
t td
 t lv  t nh  t ng

+ Thời gian tác động ttđ - Không quán tính có ttđ < 10-3s
- Tác động nhanh có ttđ < 5.10-2s

89
- Bình thường có ttđ = (5-15). 10-2s
- Tác động chậm ttđ =0,15 – 1s
- Rơle thời gian ttđ >1s

Bảng 2.4 Một vài tham số của rơle


Loại rơle Ptđ (W) Pđk(W) Kđk ttđ.10-3 (s)
Rơle điện từ 10-1 ...103 10....104 5.....100 1....200
Rơle từ điện 10 ....10
-9 -4
0,1....2 10 ....10
4 8
10....500

d. Yêu cầu đối với rơle


- Rơle còn có một số yêu cầu riêng về tính năng làm việc, phụ thuộc vào mục
đích sử dụng.
Ví dụ đối với rơle bảo vệ hệ thống điện cần yêu cầu: bảo vệ chọn lọc, tác động
nhanh, độ nhạy và độ tin cậy cao
+ Bảo vệ chọn lọc là khả năng rơle chỉ cắt đúng phần lưới điện bị sự cố do rơle
đó bảo vệ không bị tác động vượt cấp hoặc tác động sai.
+ Tác động nhanh làm giảm rất nhiều hậu qủa xấu do sự cố gây ra đối với lưới
điện đảm bảo lưới điện vận hành an toàn.
+ Độ nhậy của rơle cao thì vùng dự phòng chỉ cần để nhỏ. Phải có độ tin cậy
cao để tránh làm việc lệch lạc có thể dẫn đến sự cố trầm trọng ảnh hưởng đến việc
truyền tải và cung cấp điện.
- Rơle bảo vệ hệ thống điện thường được đặt trong nhà làm việc trong điều kiện
nhẹ không va đập, rung động, không có bụi và khí ăn mòn, gây rỉ... Hệ thống điện
thường ít sự cố tần suất tác động của rơle thấp không yêu cầu có độ chống mòn cao khi
làm việc nhiều.
- Các loại rơle dùng trong tự động hoá và bảo vệ các quá trình truyền động
thường đòi hỏi các yêu cầu cao hơn: chịu rung động, va đập, bụi bặm chế độ đóng ngắt
nặng nề (1000 - 1200lần/h) nên yêu cầu chống mòn cao, tuổi thọ lớn thường đạt (1-
10).106 lần đóng ngắt. Để đảm bảo quá trình tự động điều khiển được thực hiện tốt yêu
cầu về độ tin cậy đối với các loại rơle cùng cần rất cao.
2. Rơle điện từ
a. Khái niệm và công dụng:
Rơle điện từ làm việc dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Nếu đặt một vật
bằng vật liệu sắt từ (gọi là phần ứng hay nắp từ) trong từ trường do cuộn dây có dòng

90
điện chảy qua sinh ra. Từ trường này sẽ tác động lên nắp từ một lực (hoặc mômen) làm
nắp chuyển động.
b. Cấu tạo và nguyên lý làm việc
Cấu tạo cơ bản:
Rơle kiểu điện từ có cấu tạo cơ bản gồm các phần chủ yếu như hình 2.32.
+ Phần mạch từ (lõi sắt):
Phần cố định 1 (phần tĩnh). Để chống rung (với NCĐ xoay chiều), trên lõi sắt phần
tĩnh có vòng ngắn mạch.
Phần nắp từ 2 (phần động) được gắn với lò xo nhả 4.
+ Cuộn dây nam châm 3 được cấp nguồn điện 1 chiều hoặc xoay chiều.
+ Phần tiếp xúc (hệ thống tiếp điểm): Tiếp điểm thường đóng và tiếp điểm
thường mở.

Hình 2.32 Cấu tao rơle điện từ


Tiếp điểm thường đóng: là loại tiếp điểm ở trạng thái kín mạch (có liên lạc về
điện với nhau), khi cuộn dây nam châm trong rơle ở trạng thái nghỉ (không được cung
cấp điện).
Tiếp điểm thường mở: là loại tiếp điểm ở trạng thái hở mạch (không liên lạc về
điện với nhau), khi cuộn dây nam châm trong rơle ở trạng thái nghỉ (không được cung
cấp điện).
- Nguyên lý làm việc:
Sự làm việc của rơle điện từ dựa trên nguyên tắc lực điện từ (lý luận tương tự
nguyên lý nam châm điện):
- Khi cuộn dây hút 3 có điện sẽ sinh ra từ trường, lực từ sẽ hút nắp từ 2 để khép
kín mạch từ. Hệ thống tiếp điểm sẽ thay đổi trạng thái, tiếp điểm thường đóng sẽ mở
ra và tiếp điểm thường mở sẽ đóng lại.
- Khi cuộn dây hút 3 mất điện, lò xo phản hồi 4 sẽ kéo nắp từ 2 về vị trí ban đầu,
trả các tiếp xúc về vị trí ban đầu chuẩn bị cho lần làm việc tiếp theo.

91
c. Ký hiệu và thông số kỹ thuật
- Ký hiệu:

Cuộn dây Tiếp điểm thường mở Tiếp điểm thường đóng

- Thông số kỹ thuật:
I trëvÒ
+ Hệ số trở về Ktrở về=
I t¸cdéng
Ktrở về càng gần 1 thì rơle làm việc càng chính xác.
Pdk
+ Hệ số điều khiển Kđk = , trong đó: Ptđ là công suất tác động và Kđk càng
Ptd
lớn thì rơle càng nhạy.
3. Rơle trung gian
a. Khái niệm và công dụng
Rơle trung gian được sử dụng rất nhiều trong các sơ đồ bảo vệ hệ thống điện và
các sơ đồ điều khiển tự động. Do có số lượng tiếp điểm lớn, từ 4 đến 6 tiếp điểm, vừa
có thường đóng vừa có tiếp điểm thường mở, nên rơle trung gian dùng để truyền tín
hiệu khi khả năng đóng, cắt và số lượng tiếp điểm của rơle chính không đủ hoặc để
chia tín hiệu từ một rơle chính đến nhiều bộ phận khác của sơ đồ mạch điều khiển.
Trong các bảng mạch điều khiển dùng các linh kiện điện tử, rơle trung gian thường
được dùng làm phần tử đầu ra để truyền tín hiệu cho bộ phận mạch phía sau đồng thời
cách ly được điện áp khác nhau giữa phần điều khiển và phần chấp hành.

Hình 2.33 Cấu tạo rơle trung gian

92
b. Cấu tạo và nguyên lý làm việc
- Cấu tạo của rơle trung gian.
Nó gồm có lõi thép 1, cuộn dây 2, phần động (phần ứng) 3 và hệ thống tiếp điểm 4.
Khi dòng điện chạy qua, cuộn dây sẽ hút phần ứng và đóng hoặc mở tiếp điểm.
Đặc điểm của rơle trung gian là không có cơ cấu điều chỉnh điện áp tác động, yêu cầu
phải tác động tốt khi điện áp đặt vào cuộn dây dao động trong phạm vi 15% Uđm.
- Nguyên lý làm việc:
Nguyên lý hoạt động của rơle trung gian tương tự như nguyên lý hoạt động của rơle
điện từ. Khi cấp điện áp bằng giá trị điện áp định mức vào hai đầu cuộn dây của rơle trung
gian sẽ xuất hiện lực điện từ hút mạch từ kín lại. Hệ thống tiếp điểm chuyển đổi trạng thái và
duy trì trạng thái này (thường mở đóng lại, thường đóng mở ra). Khi ngừng cấp nguồn, mạch
từ mở ra hệ thống tiếp điểm trở về trạng thái ban đầu.
Đặc điểm của rơle trung gian là không có cơ cấu điều chỉnh điện áp tác động, yêu cầu
phải tác động tốt khi điện áp đặt vào cuộn dây dao động trong phạm vi 15%Uđm.
c. Phân loại và ký hiệu
- Phân loại::
+ Rơle trung gian dùng trong điều khiển, bảo vệ hệ thống điện gồm: Rơle trung gian
một chiều, rơle trung gian xoay chiều, rơle trung gian tác động nhanh, rơle trung gian tác
động chậm.
+ Rơle trung gian dùng trong tự động điều khiển và thông tin liên lạc.
- Ký hiệu:
Các rơle trung gian khi được lắp ghép trong tủ điều khiển thường được lắp trên các đế
chân ra. Tuỳ theo số lượng chân ta có các kiểu khác nhau: Đế 8 chân hoặc 11, 14 chân.

Hình 2.34 Hình dáng rơle trung Hình 2.35 Ký hiệu rơle trung gian
gian 8 chân a) NO - thường mở; b) NC - thường đóng; c) Cuộn dây
4. Rơle điều khiển
Rơle điều khiển, còn gọi là rơle RID hay công tắc TRON có chức năng như rơle
trung gian, nhưng có kích thước nhỏ hơn, tần số thao tác lớn, hệ số nhả cao.

93
Trong ống thuỷ tinh 1(dài 25 đến 30 mm, đường kính 6 mm) được đặt hai thanh
dẫn 2 bằng thép lò xo có mạ đồng hoặc bạc, đảm bảo dẫn từ và đẫn điện tốt. Trên đầu
mỗi thanh có gắn tiếp điểm bằng platin. Trong ống 1 có nạp khí trơ hoắc rút chân
không, mục đích để tránh hồ quang phát sinh khi rơle đóng, ngắt mạch. Ống thuỷ tinh
trên được đặt trong lòng cuộn dây 3. Khi cấp điện cho cuộn dây 3, dòng điện trong
cuộn dây 3 sinh ra từ thông khép mạch qua hai thanh dẫn 2, do đó xuất hiện lực hút
điện từ làm 2 thanh dẫn hút nhau, hệ tiếp điểm đóng lại. Nếu ngắt điện cuộn dây, từ
thông sẽ không còn, lực đàn hồi của 2 thanh dẫn làm hệ tiếp điểm mở ra.
Loại rơle này có ưu điểm là môi trường làm việc của tiếp điểm gần như lý
tưởng (chân không hoặc khí trơ) nên tiếp điểm không bị oxy hoá, khi đóng cắt không
có hồ quang, vì vậy tuổi thọ của nó đạt tới 109 lần tác động. Kích thước, trọng lượng
thanh dẫn và tiếp điểm nhỏ, khe hở độ mở tiếp điểm bé, nên thời gian tác động của
rơle rất nhỏ (0,4-2).10-3 giây. Có thể làm việc với tần số thao tác lớn từ 400 đến 2000
lần đóng cắt trong 1 giây. Khả năng ngắt của rơle lớn từ 1 đến 5A. Từ trường cần thiết
cho điều khiển bé, sức từ động của cuộn dây từ 20 đến 200 ampe vòng.
Trên cơ sở của rơle này, người ta đã chế tạo nhiều dạng rơle khác nhau như:
Rơle có tiếp điểm thuỷ ngân; Rơle có tiếp điểm hình cầu; Rơle phân cực; Rơle nhớ.

1: Ống thuỷ tinh


2: Tiếp điểm
3: Cuộn dây điều khiển

Hình 2.36 Rơle RID


5. Rơle dòng điện
a. Khái niệm và công dụng:
Rơle dòng điện (Ri) có đại lượng vào là trị số dòng điện của mạch điện phụ tải
(mạch động lực). Rơle tác động hút khi dòng điện qua cuộn dây rơle đạt trị số dòng tác
động Itđ. Khi đó các tiếp điểm thường đóng của rơle sẽ mở ra và các tiếp điểm thường
mở sẽ đóng lại. Như vậy cuộn dây của rơle được mắc nối tiếp với mạch điện phụ tải.
Sức từ động do cuộn dây rơle sinh ra trong mạch từ nam châm điện: F = I.w phụ thuộc
vào dòng điện mạch phụ tải.
Rơle dòng điện được sử dụng rộng rãi trong các sơ đồ bảo vệ quá dòng (do quá
tải, ngắn mạch...), và tự động điều khiển (mở máy động cơ điện, chuyển đổi mạch
điện...) trong hệ thống điện và truyền động điện.

94
Ký hiệu rơle dòng điện: Ri

b. Rơle dòng điện bảo vệ truyền động điện


Trên hình 2.37 trình bày sơ đồ đơn giản bảo vệ động cơ điện 1 chiều trong
truyền động điện, bảo vệ ngắn mạch bằng rơle dòng điện cực đại.
Khi rôto bị sự cố ngắn mạch, dòng điện qua phần ứng (rôto) tăng cao, rơle dòng
cực đại Ri tác động ngay, tiếp điểm thường đóng của rơle Ri được mở ra, mạch cấp
điện cho cuộn dây Côngtăctơ K bị cắt, tiếp điểm K thường mở mở ra ngắt rôto ra khỏi
lưới điện.
Sau khi ngắt sự cố, tiếp điểm
rơle Ri trở về trạng thái thường đóng,
K
nhưng Côngtăctơ K không được cấp
Ri
1

điện lại vì tiếp điểm phụ duy trì K3-5 đã


CD
K
M
ở trạng thái thường mở. D
3 5 2 Ri

Đặc điểm của sơ đồ này là rơle K

Ri tự trở về trạng thái ban đầu khi dòng


Hình 2.37 Sơ đồ mạch rơle bảo vệ động cơ
điện qua cuộn dây rơle không còn, do
điện một chiều
đó không yêu cầu rơle có hệ số nhả cao.
c. Rơle dòng điện khởi động động cơ không đồng bộ một pha
Rơle dòng điện dùng để khởi
động động cơ không đồng bộ một
pha có cấu tạo như hình 2.38.
Hệ thống tiếp điểm của rơle có
dòng định mức 5A kiểu bắc cầu
Phần nam châm điện kiểu hút
ống dây, không có mạch từ bằng thép
dẫn từ như các loại rơle khác. Phần
động của NCĐ là một lõi sắt hình trụ,
Hình 2.38 Rơle dòng khởi động động cơ
trên đó có mang giá tiếp điểm động,
1.Nắp; 2.Tiếp điểm tĩnh; 3. Tiếp điểm động;
lò xo tiếp điểm. Trọng lượng phần
4.Cuộn dây; 5. Lò xo tiếp điểm; 6. Giá tiếp
động này tạo ra lực nhả của rơle. Lực
điểm; 7. Lõi sắt
nhả có trị số không đổi theo hành
trình của lõi sắt.

95
Với đặc điểm kết cấu như vậy nam châm điện có hệ số nhả cao (đến 0,9), nên
thích hợp và tin cậy khi khởi động động cơ một pha.
Sơ đồ nối rơle trong mạch khởi động động cơ 1 pha như hình 2.39:

Hình 2.39 Sơ đồ khởi động động cơ một pha bằng rơle dòng và tụ điện

Động cơ không đồng bộ một pha kiểu khởi động bằng điện trở hoặc bằng tụ
điện có hai cuộn dây, một cuộn dây chính Wc được cấp điện liên tục trong khi động cơ
làm việc nên còn gọi là cuộn làm việc và một cuộn dây phụ Wp được cấp điện khi khởi
động (mở máy) động cơ và ngừng cấp điện khi động cơ đã làm việc ổn định, nên còn
gọi là cuộn khởi động.
Nguyên lý: Đóng khoá K để cấp cho mạch động cơ. Ban đầu, do tốc độ động cơ
bằng 0, rôto đứng yên. Dòng trong cuộn dây chính Wc tăng cao, (bằng 5-7 lần dòng
định mức của động cơ), sức từ động I.w do cuộn dây rơle tạo ra sẽ lớn, lực hút lõi sắt
phần động của nam châm điện tăng cao, làm lõi sắt chuyển động lên phía trên, đóng
tiếp điểm của rơle lại, mạch cuộn phụ được cấp điện. Cả hai cuộn dây chính và phụ sẽ
tạo ra mômen mở máy lớn, làm quay và tăng tốc độ của rôto rất nhanh lên tốc độ định
mức. Khi tốc độ động cơ tăng lên thì dòng mở máy động cơ giảm theo, đến khi tốc độ
đạt khoảng 75% tốc độ định mức thì dòng điện giảm đến giá trị nhả của rơle, lõi sắt bị
rơi xuống, tiếp điểm mở ra, ngắt điện của mạch cuộn dây phụ. Động cơ tiếp tục tăng
tốc độ đến trị số định mức và hoàn thành quá trình khởi động.

6. Rơle điện áp
a. Khái niệm và công dụng
Rơle điện áp (RU) dùng để bảo vệ mạch khi điện áp đặt vào rơle cao hơn hoặc
thấp hơn điện áp chỉnh định.
Cuộn dây hút quấn bằng dây có đường kính nhỏ, nhiều vòng mắc song
song với mạch điện cần bảo vệ.
Theo nhiệm vụ bảo vệ, rơle điện áp được chia thành hai loại:

96
- Rơle điện áp cực đại: Lúc bình thường rơle không tác động, khi điện áp tăng
quá mức quy định thì rơle tác động, tự động mở cặp tiếp điểm để đóng cắt điện cho
mạch điện.
- Rơle điện áp cực tiểu: ở điện áp bình thường rơle tác động, khi điện áp hạ
xuống dưới mức quy định thì rơle tự động đóng hoặc mở các tiếp điểm của nó, mạch
điện được bảo vệ.
Kí hiệu rơle điện áp: RU

Cuộn dây Tiếp điểm


b. Rơle điện áp cực đại một chiều
Rơle điện áp cực đại loại PH-51 dùng trong các sơ đồ bảo vệ và tự động, làm
phần tử có phản ứng với sự xuất hiện hoặc sự tăng cao điện áp trong mạch một chiều.
Rơle thường được đặt trong sơ đồ kiểm tra cách điện của mạch một chiều. Rơle này có
cuộn dây được tính để mắc vào nguồn điện một chiều; không có bộ phận cản dịu giảm
rung động cho bộ phận động của rơle, để giảm ảnh hưởng từ dư phần ứng (nắp) của
rơle được làm bằng thép pecmaloi.
Rơle được chế tạo ở ba cấp điện áp định mức. Mỗi cỡ lại thay đổi điện áp ở hai
cấp bằng cách đổi nối hai cuộn dây theo sơ đồ song song hoặc nối tiếp.

Hình 2.40 Sơ đồ nối dây của rơle điện áp cực đại PH-51
b. Rơle điện áp cực đại xoay chiều
Rơle điện áp cực đại dùng để bảo vệ khi có sự tăng cao điện áp trong mạch
xoay chiều thuộc sơ đồ bảo vệ rơle và sơ đồ tự động điều khiển hệ thống điện. Rơle có
cấu tạo tương tự rơle dòng điện cực đại nhưng không có bộ phận cản dịu, chống rung.
Để giảm công suất tiêu thụ và chống rung cho phần động của rơle, hai cuộn dây của

97
rơle được nối theo sơ đồ nối tiếp và được cấp điện từ nguồn qua cầu chỉnh lưu hai nửa
chu kỳ của các điện trở R1, R2 như sơ đồ hình 2.41a.
Hình b nối thêm tụ C để đảm bảo an toàn cho điốt không bị đánh thủng

Hình 2.41 Sơ đồ nối dây của rơle điện áp cực đại PH-53
d. Rơle điện áp cực tiểu
Rơle điện áp cực tiểu được dùng trong sơ đồ bảo vệ và tự động điều khiển lưới
điện khi có sự cố giảm điện áp trong mạch xoay chiều. Khác với điện áp cực đại, ở loại
rơle này điện áp tác động của rơle là điện áp tại đó rơle chuyển sang trạng thái nhả,
tiếp điểm thường mở đóng lại. Điện áp phục hồi là điện áp tại đó phần cứng của rơle
được hút về phía cực từ nam châm điện, tiếp điểm thường mở mở ra.
Sơ đồ nối trong và cấu tạo của rơle tương tự loại rơle điện áp cực đại, chỉ khác
là phải điều chỉnh lại rơle và thay thang chia độ mới, phù hợp với chức năng bảo vệ
điện áp cực tiểu.
7. Rơle tần số
Rơle tần số dùng để kiểm tra, khống chế tần số của lưới điện. Rơle làm việc
dưới tác dụng của hiệu số tần số và tự động ngắt khi tần số giảm dưới trị số cho phép
(rơle tần số giảm) hoặc khi tần số tăng vượt quá trị số cho phép (rơle tần số tăng).
Hai cuộn dây của rơle được mắc vào 2 mạch R1L1C và R2L2 như hình vẽ:
Với điện áp U đặt vào hai đầu AB, dòng điện trong hai nhánh sẽ bằng :
.
. L1
.
. C R1
. U . U
I1  I2  I1
R2  jL2
1 A
R1  j(L1  ) L2
C B
I2 R2

98
Góc lệch pha giữa I1 , I 2 và U là 1 và 2
. . .

Khi mạch từ chưa bão hoà, dòng điện trong cuộn dây và từ thông trong khe hở
không khí trùng pha nhau, mômen quay sinh ra có thể biểu thị qua công thức: M =
kI1I2sin = f() với  = 1 - 2.
Mômen này phụ thuộc vào tần số của điện áp u. Bằng cách chọn các thông số
của mạch điện R1, L1, C và R2, L2 ta có thể có được các trị số dòng điện I1, I2 và góc pha
 sao cho khi tần số sai lệch khỏi tần số chỉnh định thì mômen quay là lớn nhất và rơle
sẽ tác động. Độ nhạy của rơle càng cao khi góc  càng nhỏ. Nếu góc  = 900, độ nhạy
của rơle, khi tần số thay đổi sẽ nhỏ nhất, vì khi đó góc lệch pha giữa các dòng điện ít
thay đổi theo tần số. Do vậy góc làm việc  phải nằm trong khoảng từ 0 đến 900.

8. Rơle nhiệt
a. Khái niệm và công dụng
Rơle nhiệt là một loại khí cụ điện để bảo vệ động cơ và mạch điện khỏi bị quá
tải, thường kết hợp với Côngtăctơ. Nó được dùng ở điện áp xoay chiều đến 500V, tần
số 50Hz. Một số kết cấu mới của rơle nhiệt có dòng điện định mức đến 150A, có thể
dùng ở lưới điện một chiều có điện áp đến 440V.
Rơle nhiệt được đặt trong tủ điện, trên bảng điện, trước hoặc sau bộ phận bắt
dây dẫn. Rơle nhiệt không tác động tức thời theo trị số dòng điện vì nó có quán tính
nhiệt lớn, phải có thời gian để phát nóng. Do đó nó chỉ tác động sau vài giây đến vài
phút khi bắt đầu có sự cố. Vì vậy nó không thể dùng để bảo vệ ngắn mạch, ta phải
dùng kèm cầu chì hoặc Aptômat để bảo vệ ngắn mạch.
b. Cấu tạo và nguyên lý làm việc
- Cấu tạo:
1. Phần tử phát nóng
3. Vít bắt dây mạch động lực
2. Phiến kim loại kép (bimêtan)
4 và 7. Trục quay
5. Giá nhựa cách điện
6. Vít điều chỉnh trị số dòng bảo vệ
8. Lò xo
9. Đòn bẩy
10. Nút ấn phục hồi
11. Tiếp điểm động
12. Tiếp điểm tĩnh
Hình 2.42 Cấu tạo rơle nhiệt

99
+ Phiến kim loại kép gồm có 2 tấm kim loại: Tấm kim loại có hệ số giãn nở dài
bé và tấm kim loại có hệ số giãn nở dài lớn.
Nguyên lý làm việc:
Nguyên lý chung của rơle nhiệt là dựa trên cơ sở tác dụng nhiệt của dòng điện.
Khi bị đốt nóng, phiến kim loại kép uốn cong về phía tấm kim loại có hệ số giãn nở
dài bé. Phần tử đốt nóng được đặt bao quanh phiến kim loại kép, đấu với mạch động
lực qua vít (3).
Khi có quá tải, dòng điện chạy trong phần tử đốt nóng tăng lên làm cong phiến
kim loại kép, ấn vào vít 6 làm xoay giá 5 để mở ngàm đòn bẩy (9), đòn bẩy (9) xoay
quanh trục (7) nhờ lò xo (8) làm tiếp điểm (11) và (12) mở ra cắt điện ở mạch điều
khiển dẫn đến mạch động lực tắt điện và thiết bị được bảo vệ. Muốn tác động lại phải
cho toả nhiệt hết ở phần tử 1 và phần tử 3 sau đó ấn nút (10).
c. Phân loại và thông số kỹ thuật.
- Phân loại:
Theo kết cấu rơle nhiệt chia ra làm hai loại: loại hở và loại kín
Theo phương thức đốt nóng rơle nhiệt chia ra làm ba loại: Đốt nóng trực tiếp,
đốt nóng gián tiếp và đốt nóng hỗn hợp.
Theo yêu cầu người sử dụng rơle nhiệt chia ra làm hai loại: một cực và hai cực.
- Các thông số kỹ thuật bao gồm: Kiểu rơle nhiệt; kết cấu; số tiếp điểm: thường
đóng, thường mở; số phần tử đốt nóng; thời gian tác động; trọng lượng, kích thước.
d. Cách lựa chọn:
Đặc tính cơ bản của rơle nhiệt là quan hệ giữa thời gian tác động và dòng
điện chạy qua phụ tải (còn gọi là đặc tính ampe – giây). Mặt khác, với mỗi phụ tải
có đặc tính thời gian dòng điện tương ứng. Lựa chọn đúng đắn rơle nhiệt là sao cho
đặc tính ampe – giây của rơle luôn nằm dưới đường đặc tính ampe – giây của đối
tượng và càng gần với đặc tính của đối tượng càng tốt. Chọn thấp quá sẽ không tận
dụng hết công suất của thiết bị, chọn cao quá sẽ làm giảm tuổi thọ của thiết bị.
Trong thực tế sử dụng, cách lựa chọn phù hợp là chọn dòng định mức của
rơle bằng dòng định mức của động cơ điện cần được bảo vệ, và rơle sẽ tác động ở
giá trị (1,2 -1,3)Iđm. Tùy thuộc vào chế độ làm việc của phụ tải là liên tục hay ngắn
hạn mà xét đến hằng số thời gian phát nóng của rơle khi có quá tải liên tục hay
ngắn hạn. Ngoài ra, nhiệt độ của môi trường công tác cũng ảnh hưởng tới tới dòng
tác động vì vậy khi nhiệt độ môi trường thay đổi cần điều chỉnh lại dòng tác động.
9. Rơle thời gian
a. Khái niệm và công dụng

100
Rơle thời gian là khí cụ điện tạo thời gian mở chậm hoặc đóng chậm của hệ
thống tiếp điểm so với thời điểm đưa tín hiệu tác động vào rơle.
Rơle thời gian được dùng để giới hạn thời gian quá tải, tự động mở máy qua
điện trở phụ các động cơ điện; khống chế thời gian hãm của các mạch điều khiển;
đóng cắt tuần tự các mạch điện phụ tải…
Yêu cầu kỹ thuật:
- Duy trì thời gian ổn định, chính xác, không phụ thuộc vào dao động điện áp
nguồn cung cấp, tần số, nhiệt độ và các điều kiện môi trường;
- Dòng điện qua hệ thống tiếp điểm đủ lớn; công suất tiêu thụ nhỏ; kết cấu, sử
dụng đơn giản.
Cấu trúc chung của rơle thời gian gồm:

Tín hiệu vào Khối nhận Khối tạo Khối chấp Tín hiệu ra
tín hiệu thời gian hành
trễ

- Khối nhận tín hiệu: Có chức năng nhận tín hiệu vào là năng lượng điện, biến
đổi thành năng lượng thích hợp cho bộ phận tạo thời gian hoạt động. Khối nhận tín
hiệu có thể là nam châm điện, động cơ điện, bộ biến đổi điện: biến áp, chỉnh lưu . . .
- Khối tạo thời gian trễ: Có chức năng kéo dài thời gian trễ của rơle. Bộ phận
này làm việc theo nhiều nguyên lý khác nhau như: Điện tử, cơ khí, khí nén, thuỷ lực,
điện từ.
- Khối chấp hành: Khi khối tạo trễ thực hiện xong, khối chấp hành sẽ thay đổi
trạng thái mở, đóng các tiếp điểm.
Ngoài ra còn có các bộ phận điều chỉnh thời gian tác động, báo hiệu trạng thái
tác động, hiển thị thời gian tác động ở dạng kim chỉ hay chữ số.
Phân loại: Căn cứ vào bộ tạo thời gian trễ có:
Rơle thời gian điện tử; Rơle thời gian điện từ; Rơle thời gian kiểu thuỷ lực;
Rơle thời gian kiểu đồng hồ.
Ký hiệu rơle thời gian trong sơ đồ mạch điện

a) b) c) d)
Hình 2.43 Ký hiệu cuộn dây và tiếp điểm của rơle thời gian
a) Cuộn dây; b) Tiếp điểm thường mở đóng chậm; c) Tiếp điểm thường đóng mở
chậm; d) Tiếp điểm kép (thướng đóng mở chậm, thường mở đóng chậm)

101
b. Rơle thời gian kiểu điện từ:
- Cấu tạo:

1. Ống lót đồng


2. Lõi thép chữ U
3. Lò xo
4. Vít điều chỉnh thời gian
5. Phần ứng
6. Vòng đệm
7. Cuộn dây
8. Tiếp điểm

Hình 2.44 Sơ lược kết cấu rơle thời gian kiểu điện từ
- Nguyên lý làm việc: Khi cho dòng điện đi qua cuộn dây (7), lõi thép 2 sẽ hút
phần ứng (5) làm cho tiếp điểm (8) thay đổi trạng thái. Nếu cắt dòng điện, phần ứng
(5) không nhả ra ngay vì khi từ thông giảm, ống lót đồng (1) sẽ sinh ra một suất điện
động tự cảm có tác dụng chống lại sự giảm của từ thông từ thông (do đó vẫn có lực
hút). Sau một thời gian (tính từ lúc cắt điện) phần ứng (5) mới được nhả ra làm cho
tiếp điểm (8) thay đổi và trở về trạng thái thường.
c. Rơle thời gian điện tử
+ Sơ đồ mạch điện (hình 2.49)
+ Giới thiệu thiết bị:
OPAMP 741 làm nhiệm vụ so
sánh, tín hiệu đầu ra so với đầu vào ở mức
cao.
R1, VR1, C1: khâu tạo hàm thời
gian.
Transistor Q: đóng mở cho rơle
RL-DC tác động.
Điện trở R2 = R3 tạo cầu phân áp.

Hình 2.45 Mạch điện rơle thời gian điện tử


RL-DC: rơle điện từ một chiều 12V có tiếp điểm (thường đóng - NC; thường
mở - NO) cho phép đóng ngắt dòng tới 5A..
+ Nguyên lý làm việc:
Giả sử tại thời điểm ban đầu tụ C có điện áp bằng 0V, đầu ra OPAMP mức cao,
Transitor Q khoá, đầu ra giữ nguyên trạng thái.

102
Cấp nguồn 220V cho mạch điện, tại A có nguồn +12 V, tại B có UB = 1/2UA=
6V. Đầu ra của UA 741 mang dấu “+”, Q khoá, rơle không tác động. Tụ C bắt đầu nạp
điện, khi điện áp trên tụ C lớn hơn điện áp tại điểm B thì OPAMP lật trạng thái, đầu ra
mang dấu “–“ làm cho Q dẫn, khi Q mở bão hoà thì điện áp 12VDC đặt hoàn toàn vào
2 đầu cuộn dây rơle RL-DC làm cho rơle tác động thay đổi trạng thái tiếp điểm NC-
NO.

Hình 2.46 Sơ đồ nối dây (sơ đồ chân) và biểu đồ thời gian của rơle

Hình 2.47 Hình dáng một rơle thời gian điển hình của hãng CKC, Omron
10. Rơle tốc độ
a. Khái niệm và công dụng
Đại lượng đầu vào của rơle này là tốc độ quay của thiết bị làm việc. Đại lượng
đầu ra là trạng thái đóng, mở của tiếp điểm. Khi tốc độ quay vượt quá trị số đã định,
rơle sẽ tác động. Có nhiều loại rơle tốc độ làm việc theo những nguyên lý khác nhau.
Phân loại: Rơle tốc độ kiểu ly tâm; rơle tốc độ kiểu cảm ứng; rơle tốc độ kiểu
máy phát.
b. Rơle tốc độ kiểu li tâm
- Cấu tạo: Rơle tốc độ được dùng nhiều nhất trong mạch điện hãm ngược của
các động cơ không đồng bộ, cấu tạo như hình 2.48.

103
1. Trục Rơle
2. Nam châm vĩnh cửu
3. Ống trụ quay tự do.
4. Thanh dẫn.
5. Cần đẩy.
6.7. Tiếp điểm tĩnh
8.9. Thanh thép đàn hồi
10. Tay gạt

Hình 2.48 Nguyên lý cấu tạo của rơle tốc độ


Trục (1) của rơle tốc độ được nối đồng trục với rôto của động cơ hoặc với máy
cần khống chế. Trên trục (1) có lắp nam châm vĩnh cửu 2 làm bằng hợp kim Fe - Ni có
dạng hình trụ tròn. Bên ngoài nam châm có trụ quay tự do (3) làm bằng những lá thép
KTĐ mỏng ghép lại, mặt trong trụ có xẻ rãnh và đặt các thanh dẫn (4) ghép mạch với
nhau giống như rôto lồng sóc. Trụ có thể quay tự do.
- Nguyên lý làm việc:
Khi động cơ điện hoặc máy quay, trục (1) quay theo làm quay nam châm (2), từ
trường nam châm cắt thanh dẫn (4) cảm ứng ra sức điện động và dòng điện cảm ứng ở
lồng sóc, sinh ra momen làm trụ (3) quay theo chiều quay của động cơ. Khi trụ (3)
quay, cần đẩy (5) tùy theo hướng quay của rôto động cơ điện mà đóng (hoặc mở) hệ
thống tiếp điểm (6) và (7) thông qua thanh thép đàn hồi (8) và (9).
Khi tốc độ động cơ giảm xuống gần bằng không, sức điện động cảm ứng giảm
tới mức làm mômen không đủ để cần (5) đẩy được các thanh thép (8) và (9) nữa. Hệ
thống tiếp điểm trở về vị trí bình thường.
11. Rơle kỹ thuật số
a. Khái niệm và công dụng
Rơle kỹ thuật số là loại rơle trong đó việc xử lý các đại lượng tín hiệu làm việc
trên các bộ phận chức năng của rơle được thực hiện theo kỹ thuật số (Digital) hay kỹ
thuật logic (Numeric).
Về cấu tạo được xây dựng từ các linh kiện bán dẫn, chủ yếu là vi mạch số (vi
mạch logic) nên đôi khi gọi là rơle bán dẫn (Solid statar) kỹ thuật số.
Người ta đã tạo ra được những rơle số có các tính năng làm việc ngày một đa
dạng và phức tạp hơn có ưu điểm vượt trội so với các rơle kiểu khác như rơle điện cơ,
rơle nhiệt. Cho nên, rơle số được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu khoa học, trong

104
các ngành sản xuất. Nó là thành quả của tiến bộ khoa học kỹ thuật tổng hợp của các
ngành công nghệ vật liệu, kỹ thuật điện, điện tử, tin học.
b. Phân loại
Theo chức năng sử dụng: rơle bảo vệ và rơle điều khiển
Theo khả năng xử lý thông tin: rơle có bộ vi xử lý và rơle không có bộ vi xử lý
Theo đại lượng đầu vào:
- Rơle một đại lượng: rơle dòng, rơle áp, rơle nhiệt độ...
- Rơle hai đại lượng: Rơle công suất, rơle hệ số công suất có đại lượng vào là
dòng và áp.
- Theo loại điện sử dụng: Rơle điện một chiều, rơle điện xoay chiều
c. Ưu nhược điểm của rơle số
Rơle số có những ưu điểm:
- Rơle số có độ tin cậy cao.
- Rơle số có độ nhạy, độ chính xác cao.
- Thời gian tác động nhanh do rơle số không có phần động không có quán tính
cơ, quán tính điện nhỏ.
- Kích thước trọng lượng và không gian lắp đặt nhỏ.
- Các thông số làm việc được hiển thị rõ ràng đầy đủ có khả năng tự kiểm tra
bản thân thiết bị.
- Có chức năng ghi nhớ lưu trữ các số liệu và tình trạng hoạt động của thiết bị
công tác thuận tiện cho người sử dụng trong vận hành, quản lý sửa chữa thiết bị.
- Có khả năng kết nối với máy tính sử dụng chương trình phần mềm giúp rơle
số có chức năng và đặc tính làm việc phức tạp, đa dạng đáp ứng nhu cầu phát triển
ngày một hiện đại của các quá trình công nghệ sản xuất.
Rơle số có những nhược điểm:
- Yêu cầu vận hành, sửa chữa có trình độ cao.
- Giá thành cao, đầu tư lớn.
- Phải có thiết bị dự phòng cao các rơle điện cơ.
- Phụ thuộc nhiều vào bên cung cấp hàng trong sửa chữa nâng cấp thiết bị.
- Chất lượng làm việc chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường lắp đặt nhất là độ
ẩm, nhiệt độ. Ở Việt Nam cần phải trang bị máy điều hoà không khí cho phòng đặt
thiết bị có sử dụng linh kiện bán dẫn.
- Dòng tải đầu ra của rơle số có bộ phận đầu ra bằng dụng cụ bán dẫn còn nhỏ
(300mA ứng với Ulv =24VDC). Để tăng dòng tải người ta sử dụng bộ phận đầu ra
bằng rơle điện từ có dòng tải từ 2A đến 10A điện áp 250V AC, đồng thời rơle điện từ
còn cho phép cách ly về điện giữa rơle số và phần mạch tải sau rơle.

105
d. Các khối cấu tạo của rơle số
- Sơ đồ khối:

Hình 2.49 Sơ đồ khối rơle số

- Nhiệm vụ các khối:


+ Khối đầu vào: gồm có đầu vào số nhận tín hiệu số từ các rơle phía trước đưa
tới đầu vào tương tự nhận tín hiệu tương tự từ các phần tử đo lường, kiểm tra thông số
trạng thái của dối tượng được điều khiển hoặc bảo vệ. Các đại lượng này được biến đổi
(lọc, khuếch đại) phù hợp với đầu vào của bộ phận chuyển đổi tín hiệu tương tự thành
số (chuyển đổi A/D).
+ Khối vi xử lý: khối này ghi nhớ nội dung các thông số, chức năng chương
trình làm việc của rơle được đặt vào ban đầu. Thực tế các tính toán logic, so sánh tín
hiệu vào với nội dung đã được nhớ. Khi kết quả đạt đến ngưỡng đã định sẽ phát tín
hiệu trên đầu ra rơle và hiển thị nội dung trên khối giao diện. Bộ VXL được trang bị
các phần tử tính toán logic cơ bản như: AND, OR, NOT… các hàm đặc biệt ON-
DELAY (đóng trễ), OFF-DELAY (ngắt trễ), đếm, chốt, phát xung nhịp .. các bộ nhớ
ROM, RAM, EPROM… số lượng các phần tử càng nhiều năng lực làm việc (chức
năng miền thông số…) của rơle càng lớn. Năng lực làm việc này được modul hoá theo
phạm vi sử dụng rơle (ví dụ rơle bảo vệ hệ thống điện, bảo vệ thiết bị điện: động cơ
điện, máy phát điện, rơle điều khiển quá trình công nghệ).
+ Khối đầu ra: là nơi chuyển tín hiệu phát ra của rơle đến thiết bị nối phía sau rơle.
Khối này thường là các phần tử logic đóng ngắt mạch bằng tranzitor hoặc rơle điện từ công
suất tiêu thụ nhỏ.
+ Khối giao diện sử dụng: gồm bàn phím, nút ấn, gạt xoay… để người sử dụng
rơle thao tác thực hiện điều chỉnh thông số và nội dung chương trình làm việc của rơle.
Bộ phận chỉ thị của rơle trên giao diện giúp cho người sử dụng nắm được các thông tin

106
liên quan đến các thông số nội dung chức năng chương trình được đặt sẵn và các thông
tin tức thời về trạng thái của thiết bị công tác. Các phần tử chỉ thị là đèn LED sáng- tối
theo quy luật đã được mã hoá sẵn hoặc màn hình tinh thể lỏng LCD hay chuông cảnh báo.
Khối giao diện là nơi và phương tiện để người sử dụng rơle thiết bị trao đổi thông tin, hiểu
biết và làm việc với nhau.
+ Khối nguồn cung cấp: nhận nguồn cung cấp từ ngoài là điện lưới công nghiệp
hoặc điện một chiều, biến đổi và ổn định thành các loại điện phù hợp các cho các khối của
rơle hoạt động.
- Ngoài ra rơle còn có các bộ phận để nối mạch cung cấp và thu nhận thông tin
làm việc với các thiết bị xử lý tín hiệu hoặc có các chức năng khác hoặc để rơle có thể
làm việc với sự trợ giúp của máy tính và các chương trình phần mềm khác. Đặc điểm
này làm cho việc khai thác các chức năng làm việc của rơle được mở rộng và nâng cao
tối đa.
e. Một số loại rơle số
* Rơle bảo vệ quá áp, sụt áp, mất pha, ngược pha
Để bảo vệ các thiết bị điện không bị làm việc ở các chế độ không bình thường
của hệ thống cung cấp điện (quá áp, sụt áp, mất pha, ngược pha) người ta dùng rơle
K8AB (hình 2.50).
Chức năng của rơle: Rơle ba pha bảo vệ Vị trí đấu dây
mất pha và thứ tự pha, giám sát giới hạn
đồng thời ngưỡng trên và ngưỡng dưới.
Chỉnh định
Các thông số chính của rơle cho trong
quá điện áp
bảng dưới. Đèn báo
Chỉnh định
sụt áp
Đèn báo sự Chỉnh định
thời gian cắt

Hình 2.50 Rơle K8AB Vị trí đấu dây

Bảng 2.5 Bảng các thông số chính rơle K8AB


TT Thông số Giá trị
1 Điện áp định mức: 380V 380V
2 Tải định mức 45VA
3 Dải điện áp cài đặt bảo vệ -30% đến 25%
4 Chế độ reset Tự động reset

107
5 Thời gian tác động 0,1s- 30s
6 Thời gian khóa cài đặt 1s- 5s
7 Đèn báo Xanh- Nguồn (PWR); Vàng- rơle đầu ra; Đỏ-
quá áp, sụt áp
8 Rơle đầu ra 02
9 Thông số rơle
- Tải định mức 6A/250VAC
6A/30VDC
- Tiếp điểm Điện áp max: 250VAC
Dòng điện max: 6A
Công suất khả dụng: 1500VA
Số lần đóng cắt: 50000 lần
10 Nhiệt độ làm việc -200C đến 600C
11 Tần số 45- 65 Hz
12 Chức năng
- Bảo vệ mất pha Có
- Bảo vệ thứ tự pha Có
- Bảo vệ không đối xứng Có
- Quá áp, sụt áp Có
- Sơ đồ đấu dây như hình 2.51
- Nguyên lý hoạt động: Khi rơle được cấp nguồn (Voltage input) và nguồn hoạt
động bình thường các tiếp điểm 11-14, 21- 24 kín. Khi có sự cố bất thường (quá áp -
Overvoltage, sụt áp - Undervoltage, mất pha – Phase loss, ngược pha – Reversed
phase) các tiếp điểm 11-14, 21-24 mở ra, các tiếp điểm 11- 12, 21- 22 đóng lại.

Hình 2.51 Sơ đồ đấu dây rơle K8AB

108
* Rơle bảo vệ chạm đất (EGR)
Rơle bảo vệ chạm đất EGR
được thiết kế để điều khiển tự động
cắt điện bảo vệ người và thiết bị
trong lưới 380V trung tính tiếp đất
khi xảy ra rò điện (người chạm vào
dây dẫn điện, rò điện ra vỏ thiết bị)
hoặc suy giảm cách điện trên lưới.
(Control power – Nguồn; Output -
tải (95-96 NC, 95-98 NO); ZCT
Input – từ biến dòng; Delay time –
đặt thời gian; Current – đặt dòng) Hình 2.52 Rơle EGR
Đặc tính kĩ thuật chính:
Ngưỡng dòng cắt bảo vệ (dải điều chỉnh): 50 – 1000mA
Thời gian tác động: 0,1 – 2s
Dòng định mức qua tiếp điểm rơle: 3A / 250V
Điện áp nguồn nuôi rơle: 110 / 220VAC
Áp dụng cho bảo vệ chạm đấ t cho các phu ̣ tải xoay chiề u 1 pha hoặc 3 pha, cảm
biế n qua biến dòng thứ tự không.
Đặc tính kỹ thuật biến dòng thứ tự không:
- Dòng thứ tự không sơ cấp tối đa: 500mA
- Dòng thứ tự không thứ cấp tối đa: 10mA
- Sai số: dòng điện 10%; thời gian 15%
- Điện áp làm việc định mức của lưới: 600V
- Đường kính trong: 80mm
- Nguyên lý hoạt động của mạch điện
Ở điều kiện làm việc bình thường các tiếp điểm thường mở của rơle ở trạng thái
kín, cuộn dây K của Côngtăctơ được cấp điện hút tiếp điểm mạch động lực cấp nguồn
cho tải hoạt động.
Trường hợp sự cố chạm đất xảy ra rơle chạm đất EGR sẽ hoạt động nếu dòng rò
trong phạm vi cài đặt của rơle. Khi đó tiếp điểm 95- 98 mở ra cắt điện cuộn dây K mở
các tiếp điểm động lực cắt nguồn mạch điện ra tải.
- Phối hợp bảo vệ
+ Sơ đồ nguyên lý trên hình 2.53
+ Nguyên lý hoạt động của mạch điện

109
Ở điều kiện làm việc bình thường các tiếp điểm thường mở của rơle ở trạng thái
kín, cuộn dây K của Côngtăctơ được cấp điện hút tiếp điểm mạch động lực cấp nguồn
cho tải hoạt động.
Trường hợp mất pha hoặc điện áp giảm xuống quá ngưỡng chỉnh định của rơle,
sau thời gian cài đặt tiếp điểm 21- 24 mở ra cắt điện cuộn dây Côngtăctơ K. Các tiếp
điểm mạch động lực của Côngtăctơ mở ra cắt điện tải ngừng hoạt động.
Trường hợp điện áp tăng cao quá ngưỡng chỉnh định, sau thời gian cài đặt tiếp
điểm 11- 14 mở ra cắt điện cuộn dây Côngtăctơ K. Các tiếp điểm mạch động lực của
Côngtăctơ mở ra cắt điện ra tải.
Trường hợp sự cố chạm đất xảy ra rơle chạm đất EGR sẽ hoạt động nếu dòng rò
trong phạm vi cài đặt của rơle. Khi đó tiếp điểm 95- 98 mở ra cắt điện cuộn dây K mở
các tiếp điểm động lực cắt nguồn mạch điện ra tải.
Mỗi trường hợp sự cố sẽ được báo bằng một đèn báo tương ứng màu đỏ. Ở
trạng thái làm việc bình thường đèn xanh sẽ sáng.

110
Hình 2.53 Sơ đồ nguyên lý
* Rơle bảo vệ khoảng cách Rell51
Rơle số Rell 511 là một thiết bị bảo vệ đường dây đa năng có thể sử dụng trên
các đường dây trên không tải và đường dây phân phối và cáp ngầm. Nó đại diện cho
các đơn vị cơ bản của thiết bị đầu cuối bảo vệ đường dây truyền tải và phân phối.
Rơle Rell 511 có màn hình giao diện ở mặt trước. Nó có 3 đèn led, một màn
hình tinh thể lỏng và sáu bàn phím bấm, ngoài ra còn có một cáp quang để kết nối với
máy tính.
Các đèn led cho ta biết những thông tin về tình trạng của rơle tùy theo sự phát
sáng hay nhấp nháy của đèn led.
- Đèn led xanh sáng liên tục: Rơle đang vận hành bình thường .
- Đèn led xanh nhấp nháy: Rơle bị hư hỏng bên trong và bị khóa toàn bộ hoặc
một phần các chức năng tùy thuộc vào mức độ hư hỏng.
- Đèn vàng sáng liên tục: Rơle đã ghi được và lưu một hay một vài sự cố.

111
- Đèn vàng nhấp nháy: Rơle đang ở chế độ thử
- Đèn đỏ sáng liên tục: Rơle tác động và đang đưa ra lệnh cắt.
- Đèn đỏ nhấp nháy: Rơle đang thay đổi cấu hình.
Màn hình tinh thể lỏng sẽ cho ta biết các thông tin cụ thể hơn. Bình thường thì
màn hình tối. Nếu ấn bất kỳ phím nào thì màn hình sẽ sáng lên. Nếu có sự cố rơle sẽ
phát hiện ra ghi lại đồng thời cuối màn hình báo các số liệu ghi được của hai sự cố gần
nhất. Nó sẽ báo hiệu khởi động, ngày tháng, thời gian và khoảng cách tới điểm sự cố
cho đến khi có người xác nhận.
Những chức năng cơ bản:
- Bảo vệ khoảng cách
- Bảo vệ quá dòng
- Bảo vệ quá áp và kém áp
- Tự động đóng lại ba pha
- Bảo vệ chống hư hỏng máy cắt
- Tự động đóng vào điểm sự cố.
+ Bảo vệ khoảng cách
Chức năng bảo vệ khoảng cách là chức năng bảo vệ phổ biến ở hệ thống truyền
tải và phân phối.
Trong hệ thống điện bảo vệ khoảng cách là bảo vệ có tính chọn lọc và độ nhạy
cao. Điều này dẫn đến nó có thể làm bảo vệ chính cho các bảo vệ khác.Yêu cầu cơ bản
của bảo vệ đường dây là tốc độ, độ nhạy, tính chọn lọc. Thêm vào đó nó thể làm việc
trong hệ thống có các loại rơle khác: Rơle điện từ, rơle cơ khí... Tính thuận tiện của nó
làm cho nó trở nên rất quan trọng đặc biệt khi sử dụng trong hệ thống có các đường
dây nhiều mạch vận hành song song, các đường dây có nhiều nguồn cung cấp.
+ Bảo vệ quá dòng: Chức năng bảo vệ quá dòng có hướng làm bảo vệ dự phòng
cho các chức năng bảo vệ chính.
+ Bảo vệ quá áp và kém áp: Việc áp dụng chức năng bảo vệ quá áp và kém áp
rất khác nhau ở hệ thống lưới phân phối, trạm truyền tải và đường dây truyền tải.
Mục đích thứ nhất của bảo vệ quá điện áp để ngăn ngừa hư hỏng của các vật
liệu cách điện khác nhau trong hệ thống.
Nhiệm vụ thứ hai để bảo vệ thiết bị và cách điện bên trong khi cú quá điện áp
cao, để nâng cao tuổi thọ làm việc của thiết bị.
Bảo vệ kém áp ngăn ngừa các phần tử nhạy cảm, trong nhiều trường hợp các
thiết bị điện khi điện áp thấp gây nên quá nhiệt làm giảm tuổi thọ của thiết bị hoặc ảnh
hưởng đến việc điều khiển tại chỗ hoặc từ xa của hệ thống.
+ Tự động đóng lại ba pha

112
Tự động đóng lại (AR) là phương pháp khôi phục sự làm việc của đường dây
sau sự cố thoáng qua. Các sự cố đường dây phần lớn gây nên hồ quang điện, khi
đường dây được cắt ra bởi thiết bị bảo vệ, nhiều trường hợp hồ quang tự dập tắt và
đường dây có thể khôi phục trở lại (tự động đóng lại thành công). Đối với các máy cắt
đường dây riêng rẽ và thiết bị tự động đóng lại, chức năng ‘Tự động đóng lại có thời
gian’ (Auto Reclose open time) được sử dụng.
Chức năng tự động đóng lại có thể thực hiện 1, 2, 3, 4 lần đóng lại 3 pha. Thời
gian cắt tự động đóng lại đầu tiên có thể đặt trong khoảng 0.2-60s để đưa ra hoặc “Tự
động đóng lại nhanh - High speed auto reclosing (HSAR)” hoặc “Tự động đóng lại có
thời gian trễ -Delayed auto reclosing (DAR)”. Tự động đóng lại có thể thực hiện có
hoặc không có chức năng kiểm tra đồng bộ (SC) và kiểm tra thời gian chết (EC).
+ Tự động đóng vào điểm sự cố:
Với chức năng đóng vào điểm sự cố, khi sự cố còn tồn tại ở trên đuờng dây,
đường dây đang mang điện có thể cắt nhanh đuợc máy cắt. Việc cắt máy cắt khi đóng
vào điểm sự cố là chức năng không hướng để bảo vệ mạch cắt khi có sự cố 3 pha gần
và đường dây có đặt máy biến điện áp. Việc cắt không huớng cũng có thể giải trừ
nhanh sự cố ở thanh cái khi thanh cái được cấp điện từ đường dây.
Chức năng đóng vào điểm sự cố có thể được thực hiện từ bên ngoài hoặc tự
động từ bên trong. Chức năng tức thời tác động với thời gian 1s sau khi đóng máy cắt
đuờng dây.
Việc thực hiện từ bên ngoài nhờ một đầu vào (IMP-BC), nó được đặt giá trị cao
để thực hiện và giá trị thấp khi máy cắt đã đóng. Điều này được thực hiện bằng việc
đóng máy cắt.
Việc thực hiện tự động từ bên trong bằng cách điều khiển các dòng điện và các
điện áp pha. Chức năng đóng vào điểm sự cố được thực hiện khi điện áp pha thấp và
dòng điện pha tương ứng nhỏ hơn 10% dòng định mức (Ir), với thời gian tối thiểu lμs
đến 200 ms.
Việc thực hiện chức năng tự động đóng vào điểm sự cố có thể được sử dụng khi
trên đường dây có đặt máy biến dòng.
Thông số kỹ thuật
- Dòng điện I = 1 đến 5A
- Tần số: 50/60 Hz
- Điện áp cung cấp một chiều
- Điện áp định mức: 24/48V, 60/110/125V, 220/250V
- Giới hạn cho phép: 19  56 V, 48144V, 176288V
- Nhiệt độ môi trường: 200C

113
- Dao động điện áp DC: max >2%.
- Dung lượng cắt DC với L/R<40ms: 48V/1A, 110V/0.4A, 22V/0.2A,
250V/0.15A
- Tải điện dung max: 10nF
Bảo vệ khoảng cách
- Thời gian làm việc: 32ms
- Dòng điện làm việc min: 0.2I
- Tỷ số đặt: 105%
- Thời gian đặt: 40ms
- Loại cắt: ba pha hoặc một pha
- Số vùng tổng trở: 5
- Giới hạn đặt tổng trở ở I = 1A:(0.1-150) ohm, bước 0.01
- Vùng điện kháng (0.1-1200)ohm, bước 0.01
- Điện kháng thứ tự thuận X1(0.1-150)ohm, bước 0.01
- Điện kháng thứ tự không Xo (0.1-1200)ohm, bước 0.01
- Vùng điện trở đường dây (0.1-150)ohm, bước 0.01
- Vùng hạn đặt thời gian của các vùng tổng trở: (0-10)s, bước 1ms
- Sai số tĩnh 0o và 85o C và (0.1-1.1)U và (0.5-30)I: 5%
Tự động đóng lại ba pha
- Số lần tự động đóng lại: 1-4
- Số chương trình đặt AR: 4
Thời gian cắt AR
- Lần 1-t1:(0.2-60)s, bước 0.01s
- Lần 2-t2 :( 1.0-300)s, bước 1s
- Lần 3-t3 :( 1.0-300)s, bước 1s
- Lần 4-t4:( 1.0-300)s, bước 1s
- Thời gian khôi phục: (10-300)s, bước 1s
- Cấm đóng lại: (5-30)s, bước 1s
- Thời gian xung thao tác: (0.1-1.0)s, bước 0.01s
- Giới hạn thời gian SC/DC: (0.5-5.0)s, bước 0.1s
- Thời gian máy cắt đóng trước khi khởi động: 5s
- Thời gian đặt lại sau khi AR khởi động: (0.2-1.0)s, bước 0.1
Bảo vệ quá áp, thấp áp
- Điện áp làm việc:
+ Bảo vệ thấp áp: (20-80)% Ur, bước 1%
+ Bảo vệ quá áp: (80-200)% Ur, bước 1%

114
- Thời gian trễ
+ Bảo vệ thấp áp: (0-5)s bước 0.1 s
+ Bảo vệ quá áp: (0-5)s bước 0.1 s
Tự động đóng vào điểm sự cố
- Kiểm tra điện áp: (20-80)% Ur, bước 1%
- Kiểm tra dòng điện: <10%Ir, 0.2 s
Nguyên lý hoạt động

Hình 2.54 Sơ đồ rơle bảo vệ khoảng cách Rell511

- ADM: khối chuyển đổi tương tự số


- TRM: Tín hiệu vào
- A/D: bộ chuyển đổi tương tự số
- SPM: Xử lý tín hiệu
- MPM: khối xử lý chính
- BIO: khối vào ra I/O.
Nguồn tín hiệu điều khiển được lấy từ BI, BU được đưa đến rơle. Sau đó
được đưa đến bộ lọc và khuyếch đại để chuyển thành đại lượng phù hợp (khối TRM),
rồi sau đó được đưa vào đầu vào của bộ chuyển đổi tương tự số (A/D). Rồi lại được
đưa vào khối xử lý (SPM, MPM) để xử lý tín hiệu. Tại đây các tín hiệu này sẽ được so
sánh với các thông số cái đặt sẵn trong rơle.
Khối xử lý sẽ thực hiện những thao tác sau:
- Phân tích tần số các đại lượng đo;
- Kiểm soát các giá trị giới hạn và thứ tự thời gian;
- Đưa ra các lệnh cắt;

115
- Lưu giữ và đưa các thông số sự cố phục vụ cho việc tính toán và phân tích
sự cố.
Có hệ thống đèn led để báo hiệu tình trạng làm việc.
Các khối chức năng của rơle được cung cấp bởi nguồn điện áp một chiều .
* Rơle bảo vệ so lệch SPAE 010
Rơle số SPAE 010 được dùng để bảo vệ so lệch trở kháng cao cho thanh cái.
Bảo vệ so lệch trở kháng cao là loại ổn định tất cả các loại hỏng hóc bên ngoài
vùng bảo vệ. Sự ổn định có được do điện trở trong mạch vi sai. Rơle so lệch trở kháng
cao được mắc song song với điện trở có trị số khá lớn. Khi xảy ra ngắn mạch trong
vùng bảo vệ toàn bộ dòng ngắn mạch sẽ chạy qua điện trở R nên điện áp đặt trên rơle
sẽ tác động.
Rơle SPAE 010 bao gồm các chức năng sau :
- Bảo vệ gồm so lệch trở kháng cao
- Bảo vệ chống chạm đất
Thông số kỹ thuật
- Đầu vào kích thích
+ Số lượng thiết bị đầu cuối: 40-41, 40-42, 40-43
+ Điện áp danh định: 50V, 100V, 200V.
- Khả năng chịu nhiệt:
+ Liên tục: 1.3xUn
+Trong vòng 1s: 10xUn
- Tần số định mức: 50/60HZ
- Những đặc điểm bảo vệ:
+ Dải điện áp điều chỉnh: 0.4..1.2xUn
+ Dòng điện làm việc: 9…27mA
- Giá trị danh định của đầu ra:
+ Tác động ngắt, số lượng thiết bị cuối: 65-66, 74-75
+ Điện áp định mức: 250VAC hoặc DC
+ Vật liệu tiếp xúc: Ag, Ni
- Bộ nguồn phụ :
+ Điện áp nguồn: 80..265VAC hoặc DC
+ Công suất tiêu thụ: khoảng 5W
- Thử chịu nhiễu quá trình chuyển tiếp nhanh IEC60255-22-4 và 651000-4-4
- Tất cả các cổng: 2KV
- Điều kiện môi trường:
+ Dải nhiệt độ làm việc định mức :-10…+50o C

116
+ Dải nhiệt độ bảo quản :+40…+70o C
+ Ảnh hưởng của nhiệt độ trên giá trị làm việc đến rơle trong dải nhiệt độ làm
việc định mức: <0.2%/o C
- Thử nghiệm chu trình nóng ẩm IEC 60068-2-30: +25….55oC
- Cấp bảo vệ bằng vỏ ngoài của vỏ rơle: IP54
- Khối lượng của rơle được trang bị đầy đủ: 2kg.
Nguyên lý hoạt động
- Các thiết bị đầu cuối của rơle chức năng sau đây :
40-41: Điện áp đo được khi mà khoảng điều chỉnh là 0.4..1.2x50V
40-42: Điện áp đo được khi khoảng điều chỉnh là 0.4..2.2x100V
40-43: Điện áp đo được khi khoảng điều chỉnh là 0.4…1.2x200V
61-62: Bộ nguồn phụ. Cực dương của nguồn được nối với đầu 61
63: Tiếp đất bảo vệ
65-66: Tiếp xúc ngắt 1
74-75: Tiếp xúc ngắt 2
67-68-69: Báo động sự tiếp xúc
70-71-72: Báo động sự tiếp xúc gây ra lỗi bên trong rơle
R31-R32: Điện trở ổn định
Ru: Điện trở phụ thuộc vào đầu vào điện áp
Umax: Điện áp nguồn phụ có dải từ 80..256VAC
OK: Đèn màu xanh
U>: Đèn màu đỏ
A/D: Bộ chuyển đổi tương ứng sang số
Tín hiệu đầu vào được lấy từ BI. Sau đó được đưa tới bộ lọc và bộ lọc khuếch
đại để chuyển thành đại lượng phù hợp với đầu vào của bộ chuyển tương tự A/D. Rồi
sau đó tín hiệu được đưa đến bộ vi xử lý µp. Lúc này bộ vi xử lý đã được lập trình sẵn
sàng với các giá trị đặt trước trong bộ nhớ. Các tín hiệu ra được khuếch đại để đưa tới
mạch điều khiển qua các tiếp điểm để dẫn đến mạch cắt (trip) của các máy cắt.
Gồm có hai đèn ở hai mặt rơle (Đèn màu đỏ U>) thông báo trạng thái làm việc
có sự cố và đèn màu xanh sáng (OK), hệ thống hoạt động bình thường .
Ngoài ra rơle còn có nguồn điện áp phụ Uaux để cung cấp điện áp cho rơle.
Khi dòng điện IA, IB, IC phía 22KV vượt qua dòng định mức cho phép thì sau
một thời gian t, rơle tác động cắt MC. Cô lập MC ra khỏi lưới.

117
Hình 2.55 Sơ đồ rơle SPAE 010

118
2.4. Thiết bị cấp nguồn dự phòng
2.4.1. Thiết bị cấp nguồn liên tục (UPS)
Thiết bị cấp nguồn liên tục UPS (Uninterrupting Power Supply) dùng cho các
hộ tiêu thụ đặc biệt, cần nguồn liên tục như các thiết bị cấp cứu ngành y tế, máy tính
cá nhân, các trung tâm điện toán, hệ thống SCADA (Supervisory Control And Data
Acquistion – hệ thống kiểm tra điều khiển và thu thập số liệu)... UPS được chế tạo với
dãy công suất vài trăm oát đến hàng ngàn trăm ngàn oát, đáp ứng cho các phụ tải công
suất khác nhau. Nguồn cấp thường xuyên cho phụ tải là lưới điện có nguồn cấp dự
phòng là UPS. Khi lưới có sự cố, UPS sẽ lập tức cấp nguồn cho tải. Công suất của
UPS do dung lượng của nguồn dự phòng (thường là acqui) và công suất của các bộ
biến đổi quyết định. Vì vậy thời gian cấp nguồn của UPS thường không dài và phụ
thuộc vào dung lượng acqui. Nếu điện lưới bị sự cố lâu dài thì sau một thời gian làm
việc (tùy thuộc vào công suất phụ tải), UPS phải dừng làm việc.
Tùy theo chế độ làm việc acqui, UPS được chia làm hai loại: loại có chuyển
mạch và loại làm việc liên tục (không có chuyển mạch). Sơ đồ khối của hai loại được
trình bày ở hình 2.56.

Hình 2.56 Sơ đồ khối UPS


a. Loại có chuyển mạch; b. Loại không có chuyển mạch
AQ-khối acqui; CL-khối chỉnh lưu; NL-khối nghịch lưu; CM-khối chuyển mạch
Ở UPS có chuyển mạch, acqui được nạp qua chỉnh lưu và ở trạng thái chờ vì
lúc này chuyển mạch đang nối tải với lưới. Khi mất điện lưới, chuyển mạch tự động
chuyển tải về acqui. Điện một chiều từ acqui qua bộ nghịch lưu, biến đổi thành điện
xoay chiều với điện áp và tần số phù hợp với tải. Với công suất thấp, khối chuyển

119
mạch là rơle điện cơ, còn ở công suất lớn hơn, chuyển mạch bằng van bán dẫn, làm
việc ở chế độ đóng-cắt. Đặc điểm chính của loại UPS này là cấu tạo đơn giản, điện áp
ra chưa thật chuẩn vì thiếu bộ lọc, thời gian tác động còn chậm vì phải qua bộ chuyển
mạch. Vì vậy nó thường được chế tạo đến công suất cỡ ngàn oát.
Ở loại UPS không có chuyển mạch (hình 2.56b) điện lưới xoay chiều được bộ
chỉnh lưu chỉnh thành dòng một chiều, vừa nạp accui, vừa cấp cho tải qua bộ nghịch
lưu và bộ lọc. Khi lưới có sự cố, nguồn cung cấp được lấy từ acqui qua bộ nghịch lưu
và bộ lọc. Loại nguồn này có cấu trúc phức tạp hơn nhưng có nhiều ưu điểm hơn. Với
sự tiến bộ của kỹ thuậ điện tử và điều khiển, loại UPS này được sử dụng rộng rãi trong
các hệ cấp nguồn đòi hỏi chất lượng cao.
Cần lưu ý rằng khối acqui đóng một vai trò rất quan trọng trong thiết bị UPS và
nó là khâu dễ hỏng hóc. Do vậy công tác chăm sóc acqui phải được thực hiện theo một
chế độ nghiêm ngặt. Acqui thường được nạp theo điện áp và có hạn chế dòng điện.
Nếu thời gian chờ của acqui qua lâu (nạp no nhưng không phóng) cũng làm suy giảm
dung lượng acquy và giảm tuổi thọ của chúng. Mặt khác, môi trường làm việc của
acqui khá độc hại, dễ ăn mòn kim loại, có chất độc đối với con người. Vì vậy, vấn đề
thông gió, chống ăn mòn cho các phần kim loại gần acqui cũng được lưu ý.
- Sơ đồ mạch động lực trên hình 2.57
- Sơ đồ mạch điều khiển trên hình 2.58
- Giới thiệu các thiết bị trên sơ đồ :
Aptômat 1 (CB1) đóng cắt và bảo vệ mạch điện khi tải đang hoạt động với
nguồn chính;
Aptômat 2 (CB2) đóng cắt và bảo vệ mạch điện khi tải đang hoạt động với
nguồn dự phòng;
Côngtăctơ K1 điều khiển đóng cắt mạch điện nguồn chính;
Côngtăctơ K2 điều khiển đóng cắt mạch điện nguồn dự phòng;
Rơle điện áp RU kiểm tra điện áp nguồn điện chính.
- Thuyết minh hoạt động của sơ đồ
UPS có tác động duy trì hoạt động của mạch điều khiển khi mà nguồn điện
chính mất điện.
Hai cầu chì đặt trước và sau UPS có tác dụng bảo vệ cho UPS và bảo vệ mạch
điều khiển.

120
Hình 2.57 Sơ đồ mạch động lực
Hai Côngtăctơ ba pha có khóa liên động, đảm bảo chỉ một trong hai Côngtăctơ
được hoạt động.
Ở chế độ Manual (điều khiển bằng tay): Muốn nối tải với nguồn điện chính ta
ấn M1 cấp nguồn cho cuộn dây Côngtăctơ K1. K1 có điện đóng tiếp điểm mạch động
lực nối tải với nguồn điện chính. Tiếp điểm thường mở K1 có vai trò duy trì cấp điện
cho cuộn dây Côngtăctơ K1. Khi nguồn điện chính mất điện, lúc này nguồn dự phòng
đang có điện. Muốn tải hoạt động với nguồn dự phòng ta ấn M2 cấp nguồn cho cuộn
dây Côngtăctơ K2, nối mạch động lực với nguồn dự phòng cấp điện cho tải hoạt động.
Khi lưới có điện trở lại thì ấn nút D2 để cắt nguồn phụ, ấn M1 để đóng lại lưới điện
vào tải. Lúc đó đèn Đ2 tắt và đèn Đ1 sáng báo hiệu mạch điện đang hoạt động với
nguồn chính.
Ở chế độ Auto (tự động): Khi nguồn điện chính có điện, rơle điện áp RU được
cấp nguồn, tiếp điểm 95- 98 đóng lại cấp nguồn cho cuộn dây Côngtăctơ K1; tiếp điểm
95- 96 mở ra ngăn không cho Côngtăctơ K2 làm việc. Cuộn dây K1 có điện đóng tiếp
điểm K1 mạch động lực cho tải hoạt động với nguồn mạch chính. Khi nguồn chính
mất điện, tiếp điểm 95- 96 của rơle điện áp đóng lại nối nguồn cho cuộn dây K2. K2
có điện nối cấp nguồn cho mạch tải hoạt động với nguồn dự phòng.
Khi nguồn chính có điện trở lại, tiếp điểm thường đóng 95- 96 mở ra cắt nguồn
điện cuộn dây Côngtăctơ K2 loại tải ra khỏi nguồn dự phòng, đồng thời tiếp điểm
thường mở 95- 98 đóng lại cấp điện cho cuộn dây Côngtăctơ K1 đóng tiếp điểm động
lực nối tải với nguồn chính.

121
Hình 2.58 Sơ đồ mạch điều khiển
2.4.2. Thiết bị tự động đổi nguồn (ATS)

1. Đại cương về thiết bị tự động chuyển nguồn (ATS)


Thiết bị tự động chuyển nguồn, còn gọi là ATS (Automatic Transfer Switch)
dung để tự động chuyển tải từ nguồn chinh sang nguồn dự phòng khi nguồn chính có
sự cố. Khái niệm “nguồn bị sự cố” bao gồm: mất nguồn, mất pha, ngược thứ tự pha,
điện áp cao hơn hoặc thấp hơn trị số cần thiết. Nếu nguồn dự phòng là lưới điện, lấy từ
một đường dây cung cấp khác thì ta có ATS lưới-lưới. Trong trường hợp nguồn dự
phòng là máy phát diezel, ta có ATS lưới-máy phát. Sơ đồ cấu trúc của hai loại ATS
trên được trình bày ở hình 2.59.
Các bộ so sánh (SS) có chức năng theo dõi, giám sát các thông số của nguồn
cung cấp và so sánh chúng với trị số đặt.
Nếu chất lượng của nguồn điện không đạt, bộ so sánh sẽ phát tín hiệu cho bộ
điều khiển, và bộ điều khiển sẽ tác động tới bộ chuyển mạch, chuyển tải từ nguồn
chính sang nguồn dự phòng.

122
Hình 2.59 Sơ đồ cấu trúc ATS
a. ATS lưới-lưới; b. ATS lưới- máy phát
I, II-Nguồn cung cấp; MBA-Máy biến áp; G-Máy phát điện; AP1, AP2-Aptômat; ĐK-
Khối điều khiển; SS1, SS2-khối so sánh; KĐ-khối khởi động diezel; DZ-máy diezel;
CM-chuyển mạch.
Với ATS lưới-máy phát, quá trình xảy ra phức tạp hơn ở loại ATS lưới-lưới vì
có thêm bộ phận khởi động diezel. Khi tín hiệu từ nguồn chính báo chất lượng điện
không đủ, bộ điều khiển truyền tín hiệu cho bộ khởi động diezel, máy nổ được khởi
động, điện áp máy phát được thành lập.
Nếu chất lượng điện áp máy phát đảm bảo, bộ SS2 cấp tín hiệu cho bộ ĐK và
chuyển mạch CM tác động, chuyển tải từ lưới I sang máy phát. Từ thời điểm lưới được
được phục hồi ổn định, sau một quãng thời gian (cỡ 5 đến 30 phút), bộ điều khiển lại
tác động lên bộ chuyển mạch, tải lại được chuyển đổi và nguồn cung cấp chính. Từ
thời điểm chuyển tải, máy phát chạy không tải một thời gian để làm mát (3 đến 10
phút) rồi sau đó tự tắt.
Bộ khởi động diezel có đặc điểm như sau: Nếu khởi động một lần thành công,
nó lại trở về trạng thái chờ ban đầu. Nếu khởi động không thành công lại có tín hiệu
khởi động lại. Nếu khởi động ba lần không thành công, thiết bị sẽ tự động khóa lại,
không khởi động nữa.
Các mạch so sánh, điều khiển, khởi động có cấu trúc từ các linh kiện rời hoặc
tích hợp dạng IC số với các đầu ra là rơle điện cơ, có các tín hiệu báo trạng thái.

123
2. Khối chuyển mạch ATS
Khối chuyển mạch của ATS có nhiệm vụ chuyển tải từ nguồn này qua nguồn
kia theo tín hiệu của mạch điều khiển (chế độ tự động) hoặc theo ý muốn của người
vận hành (thao tác bằng tay). Yêu cầu của khối này là phải có công suất chuyển mạch
lớn, thời gan chuyển mạch nhanh, độ tin cậy cao, gọn nhẹ, dễ bảo quản.
Khối chuyển mạch thường được thực hiện theo ba nguyên lý chính: bằng hai
Côngtăctơ, kiểu Aptômat loại hộp kín và kiểu bập bênh mà nguyên lý làm việc của
chúng được mô tả ở hình 2.60.
Với ATS lưới-lưới, phần chuyển mạch thường có ba cực, chỉ chuyển mạch
phần có điện áp (ba pha), còn trung tính chung cho cả hai nguồn. Với ATS lưới-máy
phát, ATS thường có bốn cực, chuyển mạch cả trung tính.
Chuyển mạch kiểu Côngtăctơ gồm hai Côngtăctơ đấu liên động, cái này đóng
thì cái kia cắt. Ưu điểm chính của loại này là kết cấu đơn giản, dễ điều khiển. Hạn chế
của loại này là cần dòng điện trong cuộn dây của nam châm điện để duy trì trạng thái
đóng. Kiểu chuyển mạch dung Côngtăctơ chỉ chế tạo cho dòng định mức đến 800A.

Hình 2.60 Khối chuyển mạch


a. Kiểu Côngtăctơ; b. Kiểu Aptômat; c. Kiểu bập bênh
Chuyển mạch kiểu Aptômat gồm hai Aptômat đấu ngược nhau, được nối liên
động cơ khí với nhau qua tay gat. Việc chuyển mạch được thực hiện nhờ động cơ chấp
hành một pha, qua hộp giảm tốc và hệ thống tay biên, biến chuyển động quay của
động cơ thành chuyển động thẳng của tay gạt. Loại này có bộ truyền động phức tạp,
thời gian tác động chậm. Ưu điểm chính của loại này là không cần nguồn duy trì trạng
thái đóng, công suất nguồn thao tác nhỏ, khả năng đóng cắt tốt. Loại này thường được
chế tạo với dòng điện định mức đến 1600A.

124
Chuyển mạch kiểu bập bênh có nguyên lý như cầu dao đảo chiều, với hai tiếp
điểm tĩnh hai bên, tiếp điểm động kiều bập bênh được gắn với trục truyền động. Hai
nguồn điện được đưa vào hai tiếp điểm tĩnh, còn điện đưa vào tải lấy ra ở tiếp điểm
động. Kết cấu kiểu này tương đối gọn, nhẹ, tác động nhanh, điều khiển đơn giản.
Nhược điểm của loại này là cần nguồn điều khiển có công suất tương đối lớn, tuổi thọ
thấp. Loại này thường được chế tạo với mọi cấp dòng điện, từ 400A đến 4000A.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 2

Câu hỏi
1. Nêu công dụng, phân loại, cấu tạo, ký hiệu, cách lựa chọn công tắc.
2. Nêu công dụng, phân loại, cấu tạo, ký hiệu, cách lựa chọn cầu dao.
3. Nêu công dụng, phân loại, cấu tạo, ký hiệu, cách lựa chọn nút ấn.
4. Nêu công dụng, phân loại, cấu tạo, ký hiệu, cách lựa chọn Aptômat.
5. Nêu công dụng, phân loại, cấu tạo, ký hiệu, cách lựa chọn Côngtăctơ điện từ
6. Nêu công dụng, nguyên lý cấu tạo, phân loại Côngtăctơ điện tử.
7. Nêu công dụng, thông số kỹ thuật, cách lựa chọn khởi động từ.
8. Trình bày kết cấu, nguyên lý hoạt động của khởi động từ đơn.
9. Trình bày kết cấu, nguyên lý hoạt động của khởi động từ kép.
10. Nêu công dụng, phân loại, cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ký hiệu, cách lựa
chọn cầu chì.
11. Nêu công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ký hiệu, thông số kỹ thuật
rơle điện từ.
12. Nêu công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ký hiệu, thông số kỹ thuật
rơle trung gian.
13. Nêu công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động rơle RID.
14. Nêu công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ký hiệu rơle dòng điện khởi
động động cơ điện một pha.
15. Trình bày nguyên lý hoạt động mạch điện bảo vệ động cơ điện một chiều.
16. Nêu công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ký hiệu, thông số kỹ thuật
rơle điện áp.
17. Nêu công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ký hiệu, thông số kỹ thuật,
cách lựa chọn rơle nhiệt.
18. Nêu công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ký hiệu, thông số kỹ thuật
rơle thời gian.
19. Nêu công dụng, cấu tạo, phân loại, nguyên lý hoạt động rơle tốc độ.
20. Nêu công dụng, ưu nhược điểm, các khối cấu tạo rơle kỹ thuật số.

125
21. Trình bày tác dụng, chức năng các chân, cách đấu rơ le bảo vệ quá áp, sụt
áp, mất pha, ngược pha K8AB.
22. Trình bày tác dụng, chức năng các chân, cách đấu rơ le bảo vệ chạm đất, rò
điện EGR.
Bài tập
1. Cách chọn cầu dao
Bài tập 1: Chọn cầu dao để đóng cắt cho cho động cơ điện ba pha có thông số
sau: Pđm= 750W, Uđm = 380V, Cosφ = 0.8, Kmm = 3
Bài tập 2: Chọn cầu dao để đóng cắt cho mạch điện gồm các thiết bị sau:
- 10 bộ đèn, bỗi bộ có công suất: 40W, Uđm = 220V, Cosφ = 0,8
- 10 quạt điện, mỗi quạt có công suất: 60W, Uđm = 220V, Cosφ=0,9
2. Cách chọn Aptômat
Bài tập 1: Chọn Aptômat để bảo vệ cho cho động cơ điện ba pha có thông số
sau: Pđm= 750W, Uđm = 380V, Cosφ=0,8; Kmm=3
Bài tập 2: Chọn Aptômat để bảo vệ cho mạch điện gồm các thiết bị sau:
- 10 bộ đèn, bỗi bộ có công suất: 40W, Uđm = 220V, Cosφ = 0,8
- 10 quạt điện, mỗi quạt có công suất: 60W, Uđm = 220V, Cosφ = 0,9
Bài tập 3: Chọn Aptômat để bảo vệ cho cho động cơ điện ba pha có thông số
sau: Pđm= 100W, điện áp 380/220V, Cosφ = 0,85, Ikđ = 2,5Iđm
Bài tập 4: Chọn Aptômat dùng để đóng cắt cho mạch điện gồm các thiết bị sau:
+ 6 bóng đèn mỗi bóng có thông số: Pđm = 60W; Uđm = 220V; cos = 0,9
+ 6 quạt trần, mỗi quạt có thông số: Pđm = 100W; Uđm =220V; cos = 0,9
3. Cách chọn Côngtăctơ
Bài tập: Chọn Côngtăctơ theo tải là động cơ điện không đồng bộ ba pha rô to
lồng sóc có thông số sau: Pđm = 10kW, Uđm = 380V, Cosφ=0.75, Kmm = 4, η = 0,8
4. Cách chọn khởi động từ
Bài tập: Chọn khởi động từ cho động cơ điện ba pha có thông số sau: Pđm=
10kW, Uđm = 380V, Cosφ = 0,8; Kmm = 3, Iđm = 19,4A. Điều kiện làm việc không đảo
chiều quay, có bảo vệ quá tải.
5. Cách chọn cầu chì
Bài tập 1: Chọn cầu chì để bảo vệ cho động cơ điện ba pha có thông số sau:
Pđm= 750W, Uđm = 380V, Cosφ = 0,8; Kmm = 3, Kt = 0,8;  = 0,9.
Bài tập 2: Chọn cầu chì để bảo vệ cho mạch điện gồm các thiết bị sau:
- 10 bộ đèn, bỗi bộ có công suất: 40W, Uđm = 220V, Cosφ = 0,8
- 10 quạt điện, mỗi quạt có công suất: 60W, Uđm = 220V, Cosφ = 0,9

126
CHƯƠNG 3

KHÍ CỤ ĐIỆN CAO ÁP


3.1. Máy cắt điện cao áp
3.1.1. Khái niệm chung

1. Nhiệm vụ
Máy cắt điện cao áp (còn gọi là máy cắt cao áp) là thiết bị điện dùng để đóng,
cắt mạch điện có điện áp từ 1000V trở lên ở mọi chế độ vận hành: chế độ không tải,
chế độ tải định mức, chế độ sự cố, trong đó chế độ đóng cắt dòng điện ngắn mạch là
chế độ nặng nề nhất.
Các thông số chính của máy cắt gồm: điện áp định mức, dòng điện định mức,
dòng điện ổn định nhiệt ứng với thời gian tương ứng, dòng điện ổn định điện động,
dòng điện cắt định mức, công suất cắt định mức, thời gian đóng, thời gian cắt.
- Điện áp định mức (Uđm) là điện áp dây đặt lên thiết bị với thời gian làm việc
dài hạn mà cách điện của máy cắt không bị hỏng hóc, tính theo trị hiệu dụng.
- Dòng điện định mức (Iđm) là trị số hiệu dụng của dòng điện chạy qua máy cắt
trong thời gian làm việc dài hạn mà máy cắt không bị hỏng hóc. Việc tính toán dòng
điện định mức dựa vào bài toán cân bằng nhiệt của mạch vòng dẫn điện ở chế độ xác
lập nhiệt.
- Dòng điện ổn định nhiệt với thời gian tương ứng là trị số hiệu dụng của dòng
điện ngắn mạch, chạy trong thiết bị với thời gian cho trước mà nhiệt độ của mạch vòng
dẫn điện không vượt quá nhiệt độ cho phép ở chế độ làm việc ngắn hạn. Việc xác định
dòng điện ổn định nhiệt gắn liền với bài toán cân bằng nhiệt của mạch vòng dẫn điện ở
chế độ quá độ: I2nm.tnm = const (3.1)
Dòng điện ổn định điện động (còn gọi là dòng xung kích) là trị số lớn nhất của
dòng điện mà lực điện động do nó sinh ra không làm hỏng hóc thiết bị điện:
Ixk = 1,8 2 Inm (3.2)
trong đó: Ixk là dòng xung kích; Inm là dòng ngắn mạch.
Nếu máy cắt đóng khi lưới bị ngắn mạch thì dòng điện đóng chính là dòng xung
kích. Dòng điện cắt định mức là dòng điện ngắn mạch mà máy cắt có khả năng cắt
được với thời gian cắt đã cho.
- Công suất cắt định mức của máy cắt ba pha (còn gọi là dung lượng cắt) được
tính theo công thức:
Scđm = 3 UđmIđm (3.3)

127
trong đó: Uđm là điện áp định mức của lưới điện; Iđm là dòng điện cắt định mức.
Thời gian đóng là quãng thời gian từ khi có tín hiệu “đóng” được đưa vào máy
cắt đến khi máy cắt đóng hoàn toàn. Thời gian này phụ thuộc vào đặc tính của cơ cấu
truyền động và hành trình của tiếp điểm động.
Thời gian cắt của máy cắt là quãng thời gian từ khi có tín hiệu cắt đến khi hồ
quang bị dập tắt hoàn toàn. Thời gian này phụ thuộc vào đặc tính của cơ cấu cắt
(thường là lò xo được tích năng lượng trong quá trình đóng) và thời gian cháy của hồ
quang, được tính toán cho hồ quang cháy của dòng cắt định mức.
Các yêu cầu chính đối với máy cắt là: độ tin cậy cao cho mọi chế độ làm việc,
quá điện áp khi cắt thấp, thời gian đóng và thời gian cắt nhanh, không gây ảnh hưởng
tới môi trường, dễ bảo dưỡng, kiểm tra, thay thế, kích thước nhỏ, gọn, tuổi thọ cao, có
thể dùng cho chế độ đóng lập lại với chu trình :
Cắt – 180s - Đóng Cắt – 180s - Đóng cắt
180s là thời gian giữa 2 lần thao tác, còn đóng cắt là máy cắt đóng dòng điện
ngắn mạch, sau đó lại cắt ra.
2. Phân loại
- Dựa theo môi trường dập hồ quang, máy cắt được chia ra các loại: Máy cắt
nhiều dầu, máy cắt ít dầu, máy cắt không khí, máy cắt chân không, máy cắt tự sinh
khí, máy cắt khí SF6.
- Theo môi trường làm việc, máy cắt được phân loại thành loại: máy lắp đặt
trong nhà và loại lắp đặt ngoài trời.
- Theo kết cấu ta có máy cắt rời và máy cắt hợp bộ. Máy cắt rời dễ sử dụng đơn
lẻ, còn máy cắt hợp bộ thường được ghép nối với tổ hợp các thiết bị khác như dao cách
ly, các thiết bị điều khiển, đo lường, bảo vệ và còn gọi là trạm đóng cắt hợp bộ.
3. Các điều kiện lựa chọn khí cụ điện cao áp
Trong điều kiện vận hành các khí cụ điện, sứ cách điện và các bộ phận dẫn điện
khác có thể ở một trong ba chế độ cơ bản sau:
Chế độ làm việc lâu dài;
Chế độ quá tải (đối với một số thiết bị điện có thể cho phép quá tải đến 1,3 1,4
so với định mức);
Chế độ ngắn mạch;
Ngoài ra còn có thể nằm trong chế độ làm việc không đối xứng.
Trong chế độ làm việc lâu dài, các khí cụ điện, sứ cách điện và các bộ phận dẫn
điện khác sẽ làm việc tin cậy nếu chúng được chọn theo đúng điện áp và dòng điện
định mức.

128
Trong chế độ quá tải, dòng điện qua khí cụ điện và các bộ phận dẫn điện khác
sẽ lớn hơn so với dòng điện định mức. Sự làm việc tin cậy của các phần tử trên được
đảm bảo bằng cách quy định giá trị và thời gian điện áp hay dòng điện tăng cao không
vượt quá giới hạn cho phép.
Trong tình trạng ngắn mạch, các KCĐ, sứ cách điện và các bộ phận dẫn điện
khác vẫn đảm bảo sự làm việc tin cậy nếu quá trình lựa chọn chúng có các thông số
theo đúng điều kiện ổn định điện động và ổn định nhiệt. Dĩ nhiên, khi xảy ra ngắn
mạch, để hạn chế tác hại của nó cần phải nhanh chóng loại bỏ bộ phận hư hỏng ra khỏi
mạng điện.
Đối với máy cắt điện, máy cắt phụ tải và cầu chì khi lựa chọn còn thêm điều
kiện khả năng cắt của chúng.
Ngoài ra còn phải chú ý đến vị trí đặt thiết bị, nhiệt độ môi trường xung quanh,
mức độ ẩm ướt, mức độ nhiễm bẩn và chiều cao lắp đặt thiết bị so với mặt biển.
Khi thành lập sơ đồ thay thế để tính dòng điện ngắn mạch nhằm lực chọn các
khí cụ cụ điện và các bộ phận dẫn điện khác, ta cần xác định điểm ngắn mạch tính toán
ứng với tình trạng làm việc nguy hiểm nhất (phù hợp với điều kiện làm việc thực tế).
Việc lựa chọn các khí cụ điện và các bộ phận dẫn điện khác phải thoả mãn yêu
cầu hợp lý về kinh tế và kỹ thuật.
a. Chọn theo điều kiện làm việc lâu dài
- Chọn theo điện áp định mức: Điện áp định mức của khí cụ điện được ghi trên
nhãn hay ghi trong lý lịch máy, phù hợp với độ cách điện của nó. Ngoài ra khi thiết kế
chế tạo các khí cụ điện đều có dự trữ độ bền về điện nên cho phép chúng làm việc lâu
dài không hạn chế với điện áp cao hơn định mức 1015% và gọi là điện áp làm việc
cực đại của khí cụ điện. Do vậy, khi chọn KCĐ phải thoả mãn điều kiện điện áp sau:
UđmKCĐ + UđmKCĐUđm.mạng+Uđm.mạng (3.4)
Ở đây: UđmKCĐ - điện áp định mức của khí cụ điện
UđmKCĐ - Độ tăng điện áp cho phép của khí cụ điện.
Uđm.mạng - Điện áp định mức của mạng điện nơi thiết bị và khí cụ điện làm việc.
Uđm.mạng - Độ lệch điện áp có thể của mạng, so với điện áp định mức trong
điều kiện vận hành.
Bảng 3.1 độ lệch điện áp cho phép tương đối so với điện áp định mức
Cáp điện lực : 1,1 Uđm Dao cách ly : 1,15Uđm Máy biến dòng điện: 1,1Uđm
Cái chống sét : 1,25 Uđm Máy cắt điện : 1,15Uđm Máy biến điện áp : 1,1Uđm
Sứ cách điện : 1,15 Uđm Kháng điện : 1,15Uđm Cầu chì : 1,1Uđm

129
Các trị số điện áp cho phép nói trên tương ứng với điều kiện các thiết bị, khí cụ
điện lắp đặt ở độ cao bé hơn 1000m so với mặt biển. Nếu độ cao lắp đặt các thiết bị và
khí cụ điện lớn hơn 1000m so với mặt biển thì điện áp cho phép phải được giảm xuống
và không được vượt quá điện áp định mức.
- Chọn theo dòng điện định mức: Dòng điện định mức của khí cụ điện IđmKCĐ
do nhà máy chế tạo cho sẵn và chính là dòng điện đi qua khí cụ điện trong thời gian
không hạn chế với nhiệt độ môi trường xung quanh là định mức. Chọn khí cụ điện
theo dòng điện định mức sẽ đảm bảo cho các bộ phận của nó không bị đốt nóng nguy
hiểm trong tình trạng làm việc lâu dài định mức.
Khi chọn thiết bị khí cụ điện, ta phải đảm bảo cho dòng điện định mức của nó
lớn hơn hay bằng dòng điện làm việc cực đại của mạch điện Ilvmax, tức là:
IđmKCĐ  Ilvmax (3.5)
Dòng điện làm việc cực đại của mạch tính như sau:
- Lúc cắt một trong hai đường dây làm việc song song, đường dây còn lại phải
gánh toàn bộ phụ tải.
- Đối với mạch máy biến áp: ta tính khi máy biến áp sử dụng khả năng quá tải
của nó.
- Đối với đường dây cáp không có dự trữ: tính khi sử dụng khả năng quá tải của
nó.
- Đối với thanh góp nhà máy điện, trạm biến áp, các thanh dẫn mạch phân đoạn
và các mạch nối khí cụ điện: tính trong điều kiện chế độ vận hành là xấu nhất.
- Đối với máy phát điện: tính bằng 1,05 lần dòng điện định mức của nó, vì máy
phát điện chỉ cho phép quá tải về dòng điện đến 5%.
Các khí cụ điện được chế tạo với nhiệt độ định mức của môi trường xung quanh
là +350C. Nếu nhiệt độ môi trường xung quanh xq khác với nhiệt độ định mức thì phải
hiệu chỉnh dòng điện cho phép của khí cụ điện, cụ thể:
 cp -  xq
+ Nếu xq >350C thì: I'cp=IđmKCĐ (3.6)
 cp - 35
Ở đây: xq - là nhiệt độ cho phép nhỏ nhất đối với các phần tử riêng lẻ của khí cụ điện.
+ Nếu xq < 350C thì dòng điện I'cp có thể tăng lên 0,005 IđmKCĐ mỗi khi nhiệt độ
giảm xuống 10C so với +350C, nhưng tất cả không được vượt quá 0,20 IđmKCĐ.
b. Các điều kiện kiểm tra khí cụ điện, sứ cách điện và các bộ phận dẫn điện
theo dòng điện ngắn mạch.
- Kiểm tra ổn định lực điện động:Đối với mạng điện có điện áp U = 135KV
điểm trung tính không nối đất, dòng điện ngắn mạch lớn nhất là dòng điện ngắn mạch

130
3 pha. Do vậy ta lấy dòng điện đó để kiểm tra ổn định lực điện động của các thiết bị.
Đối với mạng điện có điện áp U  110KV, điểm trung tính trực tiếp nối đất, dòng điện
ngắn mạch lớn nhất có thể là dòng điện ngắn mạch một pha hoặc ba pha. Khi kiểm tra
các thiết bị của mạng này về phương diện ổn định lực điện động, ta phải chọn dòng
ngắn mạch lớn nhất trong số hai dòng ngắn mạch đó:
Điều kiện kiểm tra ổn định động của khí cụ điện là:
imax  ixk (3.7)
hay Imax  Ixk
Ở đây : imax, Imax - trị số biên độ và trị số hiệu dụng của dòng điện cực đại cho phép,
đặc trưng ổn định động cao của khí cụ điện.
ixk , Ixk - trị số biên độ và trị số hiệu dụng của dòng điện ngắn mạch xung kích.
Như vậy, khả năng ổn định động (nói một cách khác, đó là khả năng chống lại
tác dụng của lực điện động) của khí cụ điện được đặc trưng bởi dòng điện ổn định
động định mức iđm.đ. Dòng điện này chính là dòng điện cực đại có thể chạy qua KCĐ
mà lực điện động do nó sinh ra không thể phá hoại KCĐ được:
Từ điều kiện (3.7) ta được: imax= iđm.đ  ixk (3.8)
- Kiểm tra ổn định nhiệt:Dây dẫn và khí cụ điện khi có dòng điện đi qua sẽ bị
nóng lên vì có các tổn thất công suất. Các tổn thất này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như
điện áp, tần số v.v... nhưng chủ yếu phụ thuộc vào bình phương dòng điện.
Khi nhiệt độ của KCĐ và dây dẫn cao quá sẽ làm cho chúng bị hư hỏng hay
giảm thời gian phục vụ. Do đó cần phải quy định nhiệt độ cho phép của chúng khi làm
việc bình thường cũng như khi ngắn mạch.
Bảng 3.2 Các điều kiện và chọn và kiểm tra máy cắt
Công thức để chọn và
TT Đại lượng lựa chọn và kiểm tra Ký hiệu
kiểm tra
1 Điện áp định mức, KV Uđm mcđ Uđm mcđ  Uđm mạng
2 Dòng điện định mức, A Iđm mcđ Iđm mcđ  Ilv max
3 Dòng điện ổn định lực điện động, KA imax hay iđmđ imax  ixk
Dòng điện ổn định nhiệt trong thời t gt
4 Iôđn Iôđn  I
gian tôđn, A t «® n

5 Công suất cắt định mức, MVA Sđm cắt Sđm cắt  Sn(tn)

131
3.1.2. Máy cắt nhiều dầu
Nguyên tắc hoạt động của máy cắt điện nhiều dầu là dập tắt hồ quang trong môi
trường chất lỏng. Dầu thường dùng là dầu biến áp. Khi hồ quang sinh ra, do nhiệt độ
cao nên dầu ở đó bị bốc hơi và sôi nên mạnh, tạo ra áp suất lớn, áp lực khí dầu lớn,
làm cho dầu bị xáo trộn mạnh do đó hồ quang bị làm nguội và dập tắt.
1. Cấu tạo
9 6
5
9 1. Tiếp điểm động
2. Tiếp điểm tĩnh
4 3. Thùng dầu
7 4. Ống thoát khí
2 5. Cơ cấu truyền động
8
1
6. Lò xo truyền động
3
7. Ống chỉ mức dầu
8. Van tháo dầu ra
9. Sứ cao áp

Hình 3.1 Máy cắt nhiều dầu


- Dầu máy biến áp được chứa trong thùng (3) làm nhiệm vụ cách điện giữa các
bộ phận dẫn điện và dập hồ quang.
- Ống thoát khí (4) mục đích giúp thoát khí nếu có hiện tượng dầu sôi.
- Ống (7) báo mức dầu trong thùng, nếu thấp hơn mức cho phép thì phải cấp
thêm dầu mới được phép cho máy cắt làm việc.
2. Nguyên lý hoạt động
Giả sử muốn đóng điện cho phụ tải, điều khiển để tiếp điểm động (1) tiếp xúc
với tiếp điểm tĩnh (2), khi đó phụ tải được cấp điện và dòng điện đi từ cột sứ này sang
cột sứ kia.
Muốn cắt điện ra khỏi hệ thống, ta điều khiển bộ truyền động tự động qua thanh
truyền 5, 6 điều khiển tiếp điểm động (1) rời khỏi tiếp điểm tĩnh (2), cắt lưới điện khỏi
tải. Khi đó sinh ra hồ quang rất lớn giữa hai tiếp điểm (tới hàng ngàn ampe) làm cho
nhiệt độ tăng và dầu sôi làm sáo trộn dầu trong thùng. Do vậy tia hồ quang bị đảo lộn
và bị kéo dài ra và dễ đứt, làm cho hồ quang nhanh chóng bị dập tắt.
3. Ưu nhược điểm và ứng dụng
Máy cắt nhiều dầu dùng để đóng cắt ở dạng điện áp cao, có Ul  35kV. Dùng
trong các trạm biến áp trung gian và các trạm biến áp khu vực.
Máy cắt của máy cắt nhiều dầu là kích thước, trọng lượng, cần phải làm sạch

132
dầu, bảo dưỡng, sửa chữa phúc tạp và dễ gây ra cháy nổ.
Hình 3.2. Máy cắt nhiều dầu 110kV, dòng điện định mức 2000A, công suất cắt
8000MVA do Liên Xô (cũ) chế tạo

1 : Vỏ thùng
2 : Cơ cấu hầm dầu
3 : Cách điện vỏ thùng
4 : Tiếp điểm động
5 : Thanh truyền động
6 : Buồng dập hồ quang
7 : Ống dẫn hướng
8 : Sứ xuyên
9 : Máy biến dòng điện

Hình 3.2 Máy cắt nhiều dầu Liên Xô chế tạo

3.1.3. Máy cắt ít dầu


Máy cắt ít dầu ra đời sau máy cắt nhiều dầu, với mục đích giảm kích thước và
trọng lượng, cách điện dầu được thay bằng cách điện rắn. Trong máy cắt ít dầu, dầu
chỉ dùng để dập hồ quang, không làm nhiệm vụ cách điện như ở máy cắt nhiều dầu.
Thân máy kiểu treo gắn trên sứ cách điện cả ba pha trên cùng một khung đỡ,
mỗi pha (cực) có một chỗ cắt với buồng dập tắt hồ quang riêng
1. Cấu tạo

1. Buồng dập hồ quang.


2. Tiếp điểm tĩnh.
3. Tiếp điểm động.
4. Thanh truyền động.
5. Dây dẫn mềm.

Hình 3.3 Máy cắt ít dầu


2. Nguyên lý hoạt động
Để đóng cắt điện nhờ thanh truyền động 4. Khi đưa thanh truyền 4 lên trên tiếp
điểm động 3 tiếp xúc với tiếp điểm tĩnh 2 cấp điện cho tải. Khi đưa thanh truyền 4
xuống dưới tiếp điểm động 3 rời khỏi tiếp điểm tĩnh 2 cắt điện ra khỏi tải.

133
Dập hồ quang: khi cắt mạch điện, hồ quang đốt nóng dầu, sinh ra khí áp suất
lớn vì buồng dập hồ quang bị bít kín. Khi tiếp điểm động di chuyển lên sẽ mở khe
ngang và buồng hơi áp suất cao sẽ phụt ra, hồ quang bị kéo dài và tắt.

Hình 3.4 Dập tắt hồ quang


3. Ưu nhược điểm và ứng dụng
Máy cắt ít dấu có cấu tạo đơn giản, giá thành hạ nó chỉ làm việc với điện áp từ
6-10kV, cũng có một số máy chế tạo làm việc với điện áp tới 20kV.
Khi mạch được đóng thì tiếp điểm số 1 có điện, rất nguy hiểm vì vậy vỏ máy
cắt ít dầu thường được sơn màu đỏ và thường kèm kí hiệu nguy hiểm.
Ưu điểm chính của máy cắt ít dầu là kích thước nhỏ gọn, khối lượng dầu không
đáng kể. Nhược điểm của máy cắt nà là công suất bé hơn loại nhiều dầu. Mặt khác vì
lượng dầu ít nên dầu mau bị bẩn, chất lượng giảm nhanh, phải thay dầu. Ở máy này
không có thiết bị hâm nóng dầu, vì vậy không thể lắp đặt ở nơi có nhiệt độ thấp.
Ngày nay số lượng máy cắt ít dầu ít dần, vì nó không cạnh tranh được những
máy cắt tiên tiến khác.
Hình 3.5. Kích cỡ và kết cấu của máy cắt kiểu BMK -35 (máy cắt ít dầu kiểu
cột, 35kV) với các thông số: Uđm= 35kV, Iđm=1000A, Icđm= 16,4kV, Pcđm = 1000MVA.

Hình 3.5 Máy cắt kiểu BMK-35


1 : Trục truyền động
2 : Tiếp điểm động
3 : Thanh truyền
4 : Con lăn
5 : Ống cách điện
6 : Sứ trên
7 : Sứ dưới

134
3.1.4. Máy cắt không khí nén
Không khí khô, sạch được nén với áp suất cao (từ 20 đến 40 at) dùng để thổi hồ
quang và để thao tác cắt máy vì vậy máy cắt này được gọi là máy cắt không khí hay
máy cắt không khí nén. Cách điện và buồng dập hồ quang ở đây là cách điện rắn hoặc
sứ. Buồng dập hồ quang có hai loại: Loại thổi ngang và loại thổi dọc.
Nguyên lý kết cấu của máy cắt không khí đa dạng, phụ thuộc vào điện áp, dòng
điện định mức, vào phương thức truyền không khí nén vào bình cắt và trạng thái của
tiếp điểm sau khi cắt.
1. Cấu tạo
1. Tiếp xúc tĩnh
2. Tiếp xúc động
3. Buồng dập hồ quang
4. Pít tông
5. Xi lanh
6. Cực bắt dây ra tải
7. Tiếp xúc lăn
8. Cực bắt dây tới nguồn
9. Lỗ van xả khí
10. Nắp quy lát
K1 van cắt, K2 van đóng
Hình 3.6 Máy cắt không khí nén
2. Nguyên lý làm việc
Ở loại máy cắt này điều khiển truyền động và dập tắt hồ quang điện dùng không
khí đã sấy khô lọc sạch nén ở áp suất cao tới 20 at. Do không cần thời gian tạo ra sản
phẩm khí như ở các loại máy cắt dầu nên quá trình dập hò quang rất nhanh. Thời gian
cắt khoảng 0,17, công suất cắt có thể đạt tới
15000MVA.
Nếu máy cắt ở vị trí đóng thì van K2 mở, van K1
đóng, tiếp xúc động 2 đóng chặt vào tiếp xúc tĩnh 1, đèn
tín hiệu báo màu đỏ, dòng điện từ nguồn qua cực bắt
dây 6 ra tải. Khi có tín hiệu cắt từ rơle hoặc khoá điều
khiển, van K1 sẽ mở khí nén áp suất cao vào ngăn trên
của xilanh đẩy pittông 4 chuyển động xuống phía dưới
kéo tiếp xúc động 2 rời khỏi tiếp xúc tĩnh 1.
Hình 3.7 Dập tắt hồ quang bằng luồng khí

135
Hồ quang phát sinh giữa hai đầu tiếp xúc động và tĩnh được khí nén áp suất cao
thổi trực tiếp dập tắt, sản phẩm khí cháy thoát ra ngoài qua lỗ 9. Khi đóng máy cắt, van
K2 mở khí nén áp suất cao vào ngăn xilanh đẩy pitông 4 chuyển động lên trên đa tiếp
xúc động đóng chặt vào tiếp xúc tĩnh.
Hồ quang bị buồng khí áp suất cao thổi, bị kéo dài và tắt như hình 3.7.
3. Ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng
Loại máy cắt này có thời gian cắt nhanh, công suất cắt lớn, có thể đạt đến dòng
cắt 100 kA, không sợ nổ như máy cắt dầu. Nhưng nhược điểm cơ bản cấu tạo cồng
kềnh vì phải có thêm hệ thống sấy, lọc và nén khí, nên mặt bằng lắp đặt đòi hỏi phải
đủ lớn. Vì vậy chỉ nên dùng cho những trạm có số lượng máy cắt lớn.
Khi đóng cắt vẫn gây tiếng ồn lớn, giá thành còn cao. Loại máy cắt này chỉ
thích hợp lắp đặt ở những trạm hoặc nhà máy điện có nhiều máy cắt không khí giống
nhau dùng chung một hệ thống lọc, sấy và nén khí, mới có hiệu quả kinh tế, do đó loại
máy cắt này có phạm vi sử dụng chưa rộng rãi.
Trên hình 3.8a trình bày kích cỡ và thông số của máy cắt không khí loại có
dao cách ly bên trong kiểu BBH có : Uđm = 330kV; Iđm = 2000A; Icđm = 26,2kA. Phần
máy cắt có 8 bình cắt nối tiếp nhau, phần dao cách ly có 3 bình có tụ và 4 bình không
có tụ (để cắt sau cùng). áp suất khí nén 20at.
1: Bình chứa không khí nén; 2: Sứ cách điện-ống dẫn; 3-Bình chứa cho dao cách
ly; 4-Bình cắt của máy cắt; 5-Điện trở hạn chế dòng điện; 6-Van xả khí; 7-Dao cách
ly; 8-Tụ điện; 9-Van xả

a) b)
Hình 3.8 Máy cắt không khí

136
Trên hình 3.8b trình bày kích cỡ và thông số của máy cắt không khí loại có bình
cắt (buồng dập hồ quang) nằm trong bình chứa khí nén. Một pha của máy cắt không
khí kiểu BBБ: Uđm = 110kV; Iđm = 2000A; Icđm = 32,2kA; Pđm = 6000MVA; áp suất khí
nén cỡ 20 at.
3.1.5. Máy cắt khí SF6
Để tăng hiệu ứng dập hồ quang trong môi trường không khí và giảm kích thước
cách điện, người ta sử dụng khí SF6. Loại khí này có những đặc điểm sau:
- Ở áp suất bình thường, độ bền điện của SF6 gấp 2,5 lần so với không khí, còn
khi áp suất 2at độ bền điện của khí này tương đương dầu biến áp.
- Hệ số dẫn nhiệt của SF6 cao, gấp 4 lần không khí, vì vậy có thể tăng mật độ
dòng điện trong mạch vòng dẫn điện, giảm khối lượng đồng.
- Khả năng dập hồ quang của buồng dập kiểu thổi dọc khí SF6 lớn gấp 5 lần so
với không khí, vì vậy giảm được thời gian cháy của hồ quang, tăng khả năng cắt, tăng
tuổi thọ tiếp điểm.
- SF6 là loại khí trơ, không phản ứng với ôxy, hydrô, ít bị phân tích thành các
khí thành phần.
Trong máy cắt SF6, hồ quang sẽ nhanh chóng bị dập tắt nếu có thổi hồ quang.
Trên cơ sở đó, hai biện pháp được áp dụng là: thổi từ và tự thổi kiểu khí nén (dùng
xilanh hoặc pittông), trong đó nguyên lý tự thổi dùng pittông-xilanh được sử dụng
rộng rãi hơn và hiệu quả hơn.
1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc
Trạng thái đóng; Dòng điện đi từ tiếp điểm tĩnh 1, 4 sang tiếp điểm động 5, 6
đến đầu nối 10 (Hình 3.9).

Hình 3.9 Dòng điện chạy qua máy cắt khí SF6
1. Tiếp điểm tĩnh; 2. Vỏ; 3. Giá đỡ tiếp điểm; 4. Tiếp điểm tĩnh chịu hồ quang; 5.
Tiếp điểm động; 6. Tiếp điểm động chịu hồ quang; 7.Van xả; 8. Buồng chứa khí nén
SF6; 9. Van hút; 10. Đầu nối

137
Trạng thái quá độ cắt: khi tiếp điểm động 5 rời tiếp điểm tĩnh 1 dòng điện chuyển
qua tiếp điểm chịu hồ quang 4, 6 (hình 3.10).

Hình 3.10 Trạng thái quá độ cắt của máy cắt khí SF6
Trạng thái cắt sinh hồ quang: khi tiếp điểm chịu hồ quang 6 rời tiếp điểm 4 hồ
quang 11 sinh ra với năng lượng lớn phân tích khí SF6, van 7 và 9 đóng (hình 3.11)

Hình 3.11 Trạng thái cắt sinh hồ quang của máy cắt khí SF6
Dập hồ quang: khi giá đỡ 3 rời khỏi tiếp điểm 4, luồng hơi áp suất cao phun ra
và dập tắt hồ quang (hình 3.12).

Hình 3.12 Dập tắt hồ quang của máy cắt khí SF6
Trạng thái cắt hoàn toàn.(hình 3.13), van 7, 9 mở để khí SF6 tràn vào buồng 8

Hình 3.13 Trạng thái cắt hoàn toàn của máy cắt khí SF6

138
2. Ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng
Nhược điểm chính của loại khí này là nhiệt độ hoá lỏng thấp. Vì vậy loại này
chỉ dùng ở áp suất không cao để tránh phải dùng thiết bị hâm nóng. Mặt khác khí này
chỉ có chất lượng tốt khi không có tạp chất.
Máy cắt SF6 được thiết kế, chế tạo cho mọi cấp điện áp cao từ 3KV đến 800KV
bởi tính năng ưu việt của nó: Khả năng cắt lớn, kích thước nhỏ gọn, độ an toàn và tin
cậy cao, tuổi thọ cao, chi phí bảo dưỡng thấp.
3.1.6. Máy cắt tự sinh khí
Ở máy cắt tự sinh khí, hồ quang được dập tắt bằng hổn hợp khí do vật liệu rắn
của buồng dập hồ quang sinh ra dưới tác động của nhiệt độ cao.
1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

1. Tiếp điểm làm việc tĩnh


2. Đế
3. Trục quay
4. Tiếp điểm hồ quang động
5. Buồng dập hồ quang cố định
6. Lò xo
7. Tiếp điểm hồ quang tĩnh
8. Cách điện tự sinh khí

Hình 3.14 Cấu tạo máy cắt tự sinh khí


Toàn bộ máy cắt được lắp trên khung thép. Trục truyền động 3 nối với phần
động của máy cắt (tiếp điểm làm việc 1 và tiếp điểm hồ quang 4) bằng các thanh cách
điện. Khi cắt, các tiếp điểm làm việc 1-2 cắt trước, còn tiếp điểm hồ quang 4-7 cắt sau.
Hồ quang sinh ra làm tấm vật liệu tự sinh khí 8 bay hơi, tạo áp suất lớn trong buồng
dập 5 để dập hồ quang.
Loại máy cắt tự sinh khí có năng lực dập hồ quang không lớn, nên thường sử
dụng kèm cầu chì để làm máy cắt phụ tải với điện áp định mức đến vài trăm ampe.
Việc truyền động đóng-cắt được thực hiện bằng tay hoặc bằng điện tử.
2. Ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng
Ưu điểm chính của máy cắt loại này là giá thành hạ, kết cấu đơn giản, không
cần cầu dao cách ly.

139
Nhược điểm chính là tuổi thọ thấp (đến 100 lần cắt tải định mức), dễ gây ra
cháy, nổ, vì vậy được dùng cho hệ thống công suất bé.
3.1.7. Máy cắt chân không
Ở máy cắt chân không, áp suất trong buồng dập rất thấp, dưới 10-4 Pa (hoặc
10-9 bar), do đó mật độ không khí rất thấp: hành trình tự do của điện tử đạt 50 mét, còn
hành trình tự do của điện tử đạt tới 300 mét, cho nên độ bền điện trong chân không khá
cao, hồ quang dễ bị dập tắt và khó có điện kiện cháy lặp lại sau khi dòng điện đi qua trị
số 0. Ở áp suất 10-4 Pa, độ bền điện đạt tới 100kV/mm. Vì vậy với điện áp cấp trung áp
(đến 35kV), độ mở của tiếp điểm của buồng cắt chân không khoảng 6 đến 25 mm.
1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của buồng cắt chân không.
Bên trong buồng cách điện bằng vật liệu cách điện dạng composit được đặt hệ
thống tiếp điểm 3 dạng tiếp xúc mặt, với thanh dẫn tĩnh 4 và thanh dẫn động 5, chuyển
động tịnh tiến, theo cơ cấu dẫn hướng 8, lắp chặt với đáy dưới 2. Ống xếp kim loại 6
có đầu trên hàn với thanh dẫn động, đầu dưới hàn với tấm đáy 2, mục đích đảm bảo
chân không cho bình cắt dù cho tiếp điểm động chuyển động nhiều lần. Với công nghệ
hiện đại, buồng chân không có tuổi thọ đến 30.000 lần thao tác. Ống kim loại 7 đóng
vai trò màn chắn, ngăn không cho hơi kim loại bám vào bề mặt bên trong của ống cách
điện, làm suy giảm cách điện.

Hình 3.15 Mặt cắt của buồng đóng cắt chân không 12kV, 25kA
Khi cắt, tiếp điểm động tách khỏi tiếp điểm tĩnh, hồ quang xuất hiện trên bề mặt
tiếp xúc 3 là kim loại bị nóng chảy và bay hơi. Hồ quang sẽ bị dập tắt khi dòng điện đi
qua trị số không. Để tăng khả năng cắt và giảm hao mòn tiếp điểm do hồ quang sinh

140
ra, người ta sử dụng cấu tạo đặc biệt của tiếp điểm để tạo ra lực điện động của dòng
điện, thổi hồ quang ra phía ngoài mặt tiếp xúc.

Hình 2.16 Mặt cắt của máy cắt chân không VBL, VD4
1. Đầu trên; 2. Buồng đóng cắt chân không; 3. Đầu dưới; 4. Lò xo tiếp điểm; 5. Thanh
cách điện; 6. Lò xo nhảy; 7. Cơ cấu thao tác lò xo xoắn
2. Ưu nhược điểm và phạm vi điều chỉnh
Ưu điểm chính của máy cắt chân không là kích thước nhỏ, gọn, không gây ra
cháy, nổ, tuổi thọ cao khi cắt dòng định mức (đến 10.000 lần đóng cắt), gần như không
cần bảo dưỡng định kỳ, vì vậy loại máy cắt này được dùng khá rộng rãi ở lưới điện
trung áp, với dòng điện định mức đến 3000A, chủ yếu dùng lắp đặt trong nhà. Dòng
điện cắt đến 50kA, thời gian cháy của hồ quang cỡ 15 ms.

3.1.8. Nguyên lý thao tác của máy cắt


Như ta dã biết, máy cắt là thiết bị dùng để đóng cắt mạch điện ở mọi chế độ làm
việc: không tải, có tải và có sự cố. Ở chế độ sự cố, máy cắt tự động đóng cắt mạch
điện nên nó thuộc nhóm khí cụ bảo vệ mạng điện. Sư cố nặng nề nhất là ngắn mạch.
Các bộ phận chủ yếu của máy cắt là buồng cắt và cơ cấu truyền động, được kết
nối cơ khí với nhau. Tùy theo môi trường dập hồ quang, ta có các loại máy cắt điện từ,
máy cắt tự sinh khí, máy cắt dầu, máy cắt không khí nén, máy cắt khí SF6 và máy cắt
chân không.

141
Theo nguyên lý làm việc của cơ cấu truyền động, ta có các kiểu truyền động
bằng lò xo, bằng nam châm điện, bằng khí nén bằng thủy lực, trong đó kiểu truyền
động bằng lò xo là được sử dụng nhiều nhất. Trước khi đóng, năng lượng được tích
lũy trong bộ truyền động với một thế năng đủ lớn. Khi có tín hiệu “đóng” thế năng này
được giải phóng và biến thành động năng làm đóng tiếp điểm động và tiếp điểm tĩnh.
Trong quá trình đóng, một phần năng lượng “đóng” được nạp năng lượng cho cơ cấu
“cắt” để chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình cắt.
Ở bộ truyền động kiếu lò xo, việc tính năng lượng cho lò xo “đóng” được thực
hiện bằng động cơ điện chấp hành qua hộp giảm tốc hoặc bằng tay qua cần thao tác.
Khi năng lượng được tích lũy đủ, động cơ điện dừng làm việc nhờ công tắc hành trình.
Muốn đóng máy cắt chỉ việc nhả chốt hẵm lò xo đóng, năng lượng qua nó sẽ được
truyền qua hệ thống thanh truyền để đóng tiếp điểm động vào tiếp điểm tĩnh. Việc nhả
chốt hãm lò xo đóng có thể thực hiện tại chỗ bằng nút ấn “ON” hoặc từ xa bằng “nam
châm điện đóng”.
Trong quá trình đóng, lò xo cắt được nạp năng lượng và được tích lại dưới dạng
thế năng nhờ chốt hãm lò xo cắt, sẵn sàng cho thao tác cắt. Sau khi đóng xong, lò xo
đóng xả hết năng lượng, động cơ điện lại được cấp điện để tích năng lượng cho lò xo
đóng cho lần đóng sau.
Thao tác “cắt” (OFF) của máy cắt được thực hiện nhờ giải phóng năng lượng
tích trong lò xo bằng cách nhả chốt hãm lò xo cắt. Chốt hãm này có thể nhả bằng tay
qua nút ấn (OFF) hoặc từ xa bằng nam châm điện cắt có cuộn dây điện áp được cấp
nguồn từ nguồn điều khiển. Ngoài ra, còn có cuộn cắt thứ hai, dạng cuộn dây dòng
điện, cấp nguồn từ máy biến dòng để cắt nhanh khi ngắn mạch.
Các tín hiệu cắt sự cố được lấy từ các rơle bảo vệ như rơle quá dòng, rơle chạm
đất, rơle so lệch, rơle hơi của máy biến áp… Với các máy cắt bảo vệ đường dây truyền
tải, thường có chức năng đóng lặp lại để tăng độ tin cậy cung cấp điện đối với các sự
cố thoáng qua như sét đánh, phóng điện qua sứ do bề mặt bẩn…
Chế độ đóng lặp lại của máy cắt hiện đại theo chu trình: cắt -0.3s –Đóng cắt -
180s- Đóng cắt.
Mạch điện nguyên lý thao tác máy cắt 3.19.
Khi ấn công tắc (ON) cuộn dây đóng Đ nối tiếp điểm thường kín của máy cắt
và tiếp điểm thường kín của rơle trung gian RA được cấp nguồn, nhả chốt của lò xo
đóng làm tiếp điểm động đóng vào tiếp điểm tĩnh, máy cắt ở trạng thái đóng.
Muốn cắt máy cắt, ấn nút (OFF) cuộn dây cắt C2 được nối tiếp với tiếp điểm
phụ thường hở của máy cắt có điện (vì lúc này máy cắt đang ở trạng thái đóng nên tiếp
điểm thường mở ở trạng thái thông mạch), chốt hãm lò xo cắt được giải phóng, máy

142
cắt được cắt. Nếu trong quá trình làm việc sảy ra sự cố, các rơle R1, R2… sẽ tác động,
cấp nguồn cho cuộn dây rơle trung gian RA, làm các tiếp điểm thường mở của rơle RA
tác động, cấp nguồn cho cuộn cắt C2, máy cắt được cắt điện. Trong trường hợp ngắn
mạch, dòng ngắn mạch đủ lớn nên thứ cấp của BI cấp đủ năng lượng cho cuộn cắt C1,
cắt nhanh máy cắt.
Nếu cắt sự cố, cuộn dây RA có điện làm tiếp điểm thường kín của RA nối tiếp
với cuộn Đ hở, nên không đóng được máy cắt. Sau khi giải trừ sự cố, phải ấn nút
“phục hồi” thường kín để cắt điện cuộn RA đưa mạch điều khiển về vị trí ban đầu cho
sẵn sàng đóng.

Hình 3.17 Nguyên lý thao tác của máy cắt

3.2. Dao cách ly (DS - Disconnecting Switch)


3.2.1. Khái niệm và công dụng
Dao cách ly là KCĐ dùng để đóng cắt mạch điện cao áp không có dòng điện
hoặc dòng điện nhỏ hơn dòng định mức nhiều lần và tạo nên khoảng cách an toàn, có
thể nhìn thấy được giữa bộ phận đang mang dòng điện và bộ phận cách điện, mục đích
đảm bảo an toàn. Do đó ở những nơi cần sửa chữa luôn, người ta đặt thêm cầu dao
cách ly ngoài các thiết bị đóng ngắt.
Dao cách ly có thể đóng cắt dòng điện dung của đường dây hoặc cáp không tải,
dòng điện không tải của máy biến áp. Trong lưới điện dao cách ly thường được lắp đặt
trước thiết bị bảo vệ như cầu chì, máy cắt. Ở một số dao cách ly thường có dao nối đất

143
đi kèm. Các bộ phận truyền động của dao cách ly thường được thao tác bằng tay hoặc
bằng điện cơ (động cơ điện).
Do dao cách ly không có bộ phận dập hồ quang nên không thể cắt được dòng
điện lớn. Khi đóng ngắt dao cách ly ta phải ngắt hết tải ra khỏi mạch trước khi đóng
ngắt dao cách ly (đóng ngắt ở trạng thái không tải).
Các tiếp điểm cần phải làm việc đảm bảo khi có dòng điện định mức lâu dài
chạy qua và có khả năng làm việc tốt ở nơi có điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt.
Các tiếp điểm và các phần có dòng điện chạy qua phải đảm bảo ổn định động
và ổn định nhiệt.
Dao cách ly và bộ truyền động phải đảm bảo tin cậy, cần giữ vững ở vị trí đóng
khi có dòng điện ngắn mạch chạy qua, khi ở vị trí cắt cần phải cố định chắc chắn.
3.2.2. Phân loại
- Theo kết cấu ta có dao cách ly một pha, dao cách ly 3 pha;
- Theo môi trường lắp đặt ta có loại lắp đặt trong nhà và loại lắp đặt ngoài trời;
- Theo kiểu truyền động của tiếp điểm, ta có dao cách ly kiểu chém, kiểu tru
quay, kiểu treo, kiểu khung truyền.
3.2.3. Cấu tạo và nguyên lý làm việc

Hình 3.18 Các bộ phận của cách ly


1- Sứ cách điện ; 2- lưỡi dao; 3- Ngàm cố định; 4- Dây dẫn; 5- Hệ thống truyền động

Dao cách ly gần giống như cầu dao hạ thế nhưng vì dao cách ly làm việc ở điện
áp cao nên các phụ kiện thường lớn hơn.
Dao cách ly làm nhiệm vụ đóng và cắt mạch điện khi không có dòng điện.
Công dụng của nó là cách ly các bộ phận mạch điện khỏi các phần có điện để tiến
hành sửa chữa. Dao cách ly không có bộ phận dập hồ quang.

144
Thao tác dao cách ly bằng sào cách điện hoặc bằng bộ truyền động nối đến trục
truyền động. Đóng cắt dao cách ly có thể thực hiện bằng tay, bằng động cơ hoặc có
loại trang bị khác.
Để đóng cắt dao cách ly ta tác động vào hệ thống truyền động 5, làm cho lưỡi
dao 2 và ngàm cố định 3 tiếp xúc (đóng) hoặc rời ra khỏi nhau (ngắt).
Dao cách ly kiểu quay (hình 3.22) chủ yếu sử dụng trong các trạm biến áp
nhỏ hoặc các trạm biến áp lớn ngoài trời như trạm đường dây đến hoặc dao cách ly
phân đoạn. Cầu dao nối đất có thể được lắp ở bất kỳ phía nào.

Hình 3.19 Dao cách ly kiểu quay


Dao cách ly một trụ (hình 3.23) dùng trong các trạm cao áp và khi có nhiều
thanh góp. Loại dao cách ly này đòi hỏi diện tích mặt bằng nhỏ hơn so với các loại dao
cách li khác. Do vậy chúng được sử dụng rộng rãi giúp làm gọn hơn sơ đồ trạm. Vị trí
đóng ngắt được thể hiện rõ ràng theo khoảng cách cách điện thẳng đứng.

Hình 3.20 Dao cách ly một trụ

145
1 : Lưỡi dao tiếp xúc tĩnh
2 : Lưỡi dao tiếp xúc động
3 : dây dẫn mềm
4 : Cực bắt dây nối tải
5 : Sứ đỡ lưỡi dao
6 : Thanh truyền động
7 : Giá đỡ
8 : Cực bắt dây nối đất an toàn
9 : Trục quay
10 : Cực bắt dây nối nguồn

Hình 3.21 Cấu tạo của dao cách ly đặt trong nhà

Khi quay trục truyền 9, cả hai sứ trụ cùng quay ngược chiều nhau nhờ thanh
nối 6. Cụm đầu nối 4 quay tự do so với trục của sứ trụ. Loại kết cấu này khá đơn giản,
chắc chắn nên được chế tạo cho dao cách ly đến điện áp 750 kV. Tuy vậy, kiểu dao
cách ly quay ngang chiếm diện tích mặt bằng lớn.
Cách lựa chọn cầu dao cách ly:
Dao cách ly được lựa chọn theo các điều kiện định mức và được kiểm tra theo
điều kiện ổn định lực điện động và ổn định nhiệt:
- Điện áp định mức (kV): UđmDCL  Uđm mang
- Dòng điện định mức (A): Iđm DCL  Ilv max
- Dòng điện ổn định lực điện động i max: i max  I xk
t gh
- Dòng điện ổn định nhiệt trong thời gian t ôđn: todn  I
todn

3.3. Dao ngắn mạch


3.3.1. Khái niệm và công dụng
Dao ngắn mạch là khí cụ điện cao áp được sử dụng để tạo ra điểm ngắn mạch
nhân tạo, trong trường hợp ngắn mạch ở máy biến áp, dòng điện không đủ lớn cho rơle
bảo vệ đầu đường dây tác động. Ngày nay trong các trạm biến áp cao áp người ta
không dùng máy cắt cao áp mà thay thế chúng bằng dao ngắn mạch để giảm bớt chi
phí nhưng vẫn đảm bảo độ tin cậy

146
3.3.2. Cấu tạo

1. Cực bắt dây nối nguồn


2. Sứ đỡ cách điện
3. Giá đỡ
4. Bộ truyền động
5. Dây nối đất
6. Trục quay
7. Lưỡi dao tiếp xúc động
8. Cực bắt dây nối tải
9. Lưỡi dao tiếp xúc tĩnh
Hình 3.22 Cấu tạo dao ngắn mạch
3.3.3. Nguyên lý làm việc
Phía sơ cấp máy biến áp 110/35kV như hình 3.23, tại vị trí của dao ngắn mạch
KZ lẽ ra là trang bị máy cắt. Nhưng nếu dùng máy cắt thì giá thành xây dựng tăng. Để
tiết kiệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản mà vẫn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, người ta cho
phép dùng dao ngắn mạch phía cao áp máy biến áp cấp điện cho phụ tải loại 2 và 3.
Giả sử khi xảy ra ngắn mạch ở máy biến áp thì trị số dòng ngắn mạch sẽ chạy
qua là:
U
IN  (3.9)
( Z d  Z BA )
Với đường dây dài Zd lớn nên hệ thống rơle bảo vệ đầu đường dây không khởi
động điều khiển máy cắt MC1 được, vì vậy phải lắp đặt dao ngắn mạch KZ phía sơ cấp
máy biến áp.
Khi có ngắn mạch xảy ra ở máy biến áp thì hệ thống rơle 2 sẽ khởi động điều
khiển đóng dao ngắn mạch KZ gây ra ngắn mạch nhân tạo xếp chồng làm tăng trị số
dòng điện ngắn mạch trên đường dây, vì vậy hệ thống rơle 1 sẽ khởi động được, điều
khiển cắt MC1 đầu đường dây, loại máy biến áp ngắn mạch ra khỏi hệ thống điện.
Với lưới điện cao áp có trung tính nối đất (thường từ 110kV) trở lên, dòng ngắn
mạch lớn tạo bởi ngắn mạch một pha, đủ để máy cắt đầu nguồn tác động. Với lưới
điện có trung tính cách ly hoặc có điện trở nối đất lớn, trị số của dòng ngắn mạch một
pha bé (thường bé hơn nhiều lần dòng định mức), không đủ để máy cắt tác động.
Trong trường hợp này người ta phải dung phương pháp ngắn mạch nhân tạo hai pha,
tức là dung hai dao ngắn mạch nối phần tiếp điểm động với nhau. Tuổi thọ của dao
ngắn mạch có thể đạt đến 2000 lần thao tác.

147
Hình 3.24 Nguyên lý cấu tạo của buồng
cắt SF6
1-Vỏ cách điện; 2-Tiếp điểm tĩnh; 3-
Tiếp điểm động; 4-Ống xi phông; 5-
Thanh nối với cơ cấu truyền động
Hình 3.0.23 Sơ đồ nguyên lý

Nhược điểm chính của dao ngắn mạch là chịu tác động của môi trường, vì vậy
cần phải bảo dưỡng tiếp điểm. Mặt khác vì cách điện là không khí nên khoảng cách
cách điện lớn dẫn đến thời gian tác động chậm (khoảng 0,5 đến 1 giây).
Với hệ thống năng lượng hiện đại, yêu cầu thời gian tác động ngắn, khoảng 0,08
đến 0,12 giây. Dao ngắn mạch loại chân không và khí SF6 đáp ứng được yêu cầu này,
trong đó loại SF6 ưu điểm hơn. Trong hình 3.24 trình bày nguyên lý cấu tạo của buồng
cắt SF6 của dao ngắn mạch. Ở cấp điện áp 110kV, khoảng cách giữa hai tiếp điểm vào
khoảng 85 đến 100 mm, áp suất SF6 cỡ 3 at, nên thời gian tác động có thể giảm 5 đến
6 lần.
3.4. Dao cắt phụ tải
3.4.1. Công dụng
Dao cắt phụ tải là khí cụ điện dùng để đóng cắt dòng điện phụ tải. Dao cắt phụ
tải có cấu tạo gọn nhẹ, rẻ, vận hành đơn giản. Nó gồm hai bộ phận cấu thành: bộ phận
đóng cắt điều khiển bằng tay và cầu chì.

148
Nguyên tắc dập hồ quang ở dao cắt phụ tải là dùng khí, hơi sinh ra trong buồng
dập hồ quang để làm nguội và thổi tắt hồ quang. Dao cắt phụ tải chỉ đóng cắt được
dòng điện phụ tải, chứ không cắt được dòng điện ngắn mạch. Để cắt được dòng điện
ngắn mạch trong dao cắt phụ tải người ta dùng cầu chì.
3.4.2. Điều kiện lựa chọn và kiểm tra

Công thức để chọn và


TT Đại lượng lựa chọn và kiểm tra
kiểm tra
1 Điện áp định mức, Uđm DCPT ; KV Uđm DCPT  Uđm mạng
2 Dòng điện định mức, Iđm DCPT;A Iđm DCPT  Ilv max
3 imax  ixk
Dòng điện ổn định lực điện động, imax
hay Imax  Ix kích
(hay iđm.đ); KA

4 Dòng điện ổn định nhiệt ứng với thời t gt


Iôđn  I
gian ổn định nhiệt tôđn, ;A Iôđn t «® n
5 Dòng điện định mức của cầu chì; (A) Iđm CC Ilvmax
6 Công xuất cắt định mức, MVA Sđm cắt  S''
với S'' là giá trị công suất khi ngắn mạch = 3 Uđm.mạngI'' ; với I'' là giá trị hiệu dụng
ban đầu của thành phần chu kỳ dòng điện ngắn mạch.
3.5. Thiết bị chống sét
3.5.1. Khái niệm và công dụng
Thiết bị chống sét là khí cụ điện dùng để bảo vệ các thiết bị điện, tránh được
hỏng hóc cách điện do quá điện áp cao từ khí quyển (thường là do sét) tác động vào.
Muốn dẫn được xung điện cao do sét gây nên xuống đất, một đầu của thiết bị chống
sét được nối với đường dây, đầu kia nối đất. Vì vậy ở điện áp định mức, không có
dòng điện đi qua thiết bị chống sét. Khi có điện áp cao, thiết bị chống sét phải nhanh
chóng dẫn điện áp này xuống đất, để điện áp cao không chạy vào thiết bị, sau đó phải
ngăn được dòng điện do điện áp định mức chạy xuống đất. Các yêu cầu chính đối với
thiết bị chống sét gồm:
- Đặc tính bảo vệ của thiết bị chống sét phải nằm dưới đặc tính bảo vệ của cách
điện được dùng trong thiết bị bảo vệ;
- Thiết bị chống sét không được tác động nhầm khi có quá điện áp nội bộ;

149
- Điện áp dư sau khi chống sét tác động phải thấp, không gây nguy hiểm cho
cách điện của thiết bị bảo vệ;
- Có tuổi thọ (số lần thao tác) cao.
Dựa vào nguyên lý làm việc, ta có chống sét ống, chống sét van
và chống sét ôxyt kim loại.
Khi lựa chọn chống sét, cần chú ý các thông số sau:
- Điện áp định mức của chống sét phải bằng điện áp của lưới;
- Chống sét một chiều và chống sét xoay chiều;
- Dòng điện ngắn mạch của lưới tại điểm đặt chống sét phải nhỏ hơn dòng ngắn
mạch mà chống sét có thể chịu nổi.
3.5.2. Chống sét ống

1. Khái niệm và công dụng


Là một khí cụ điện cao áp được sử dụng để bảo vệ chống quá áp do sét đánh
vào đường dây tải điện trung thế cấp điện áp từ 3-35kV.
Ngoài ra chống sét ống còn được chế tạo đến cấp điện áp 100kV để sử dụng
chống sét tăng cường cho trạm biến áp hoặc nhà máy điện có cấp điện áp tương ứng, ở
những vùng thường có mật độ sét lớn, nhằm mục đích giảm biên độ sóng sét lan
truyền trên đường dây vào trạm biến áp hoặc nhà máy điện, để hạn chế tình trạng làm
việc quá tải cho chống sét van.
Sơ đồ nối chống sét ống trên đường dây cách nhà máy điện và trạm biến áp từ
(100-300)m như hình 3.25.

Hình 3.25 Sơ đồ nối chống sét ống

150
2. Đặc điểm cấu tạo
Cấu tạo của một chống sét ống được cho như hình 3.26. Vỏ ống 3 hình trụ,
bằng vật liệu cách điện loại tự sinh khí (fibrôbakelit, vinylplast), bên trong có đặt điện
cực kim loại 4, một đầu được nối với mũ kim loại 9. Điện cực thứ hai là xuyến 6, gắn
với ống lim loại 7, bulông 5 để bắt chặt ống chống sét vào xà nối đất. Cuối ống 7 có
tấm chắn 8, tạo nên buồng dãn khí. Khoảng cách phóng điện chính l1 nối tiếp với
khoảng cách phụ l2. Khoảng cách phụ l2 ngăn chặn dòng điện rò trên bề mặt của thu lôi
và để thay đổi điện áp phóng điện.
3. Nguyên lý làm việc
Khi xảy ra quá điện áp, quá trình phóng điện nối tiếp qua hai khe hở l1 và l2. Kế
tiếp dòng điện xung (do quá điện áp khí quyển) là dòng điện xoay chiều (do điện áp
xoay chiều của lưới) chạy xuống đất.

Hình 3.26 Cấu tạo của chống sét ống


Dưới tác dụng của hồ quang tại l1, vỏ ống bằng vật liệu tự sinh khí sẽ bay hơi,
tạo nên hỗn hợp khí áp suất cao, thổi hồ quang vào tấm chắn 8. Hồ quang sẽ bị dập tắt
khi dòng điện khi dòng điện xoay chiều đi qua số 0. Lúc này hỗn hợp khí nóng bị ion
hóa thải ra ngoài tương đối lớn. Vì vậy khi lắp đặt chống sét ống, phải lưu ý hướng khí
thoát để khởi gây ra ngắn mạch ở các chỗ xung quanh.
Tuy chống sét ống có cấu tạo đơn giản, giá thành hạ nhưng khả năng cắt bị hạn
chế (đến 20 kA), vì vậy nó chỉ được dùng để bảo vệ đường dây công suất thấp và
không có dây chống sét.
3.5.3. Chống sét van

1. Công dụng
Chống sét van là một loại thiết bị điện cao áp được sử dụng để
bảo vệ chống sét xâm nhập từ đường dây vào trạm biến áp hoặc nhà
máy điện, chống quá điện áp cho trạm biến áp và nhà máy điện.
Ký hiệu chống sét van như hình vẽ

151
2. Đặc điểm cấu tạo
Loại chống sét van có khe hở dập hồ quang như hình 3.27.
Điện trở vilít được chế tạo từ bột kim cương hoặc graphit đúc thành hình trụ có
bề dày từ 20-30 mm, đường kính từ 75-100 mm chịu được dòng điện cường độ từ 30-
40 kA chạy qua mà không bị hỏng.
Điện trở vilít là loại điện trở phi tuyến có đường đặc tính như hình vẽ.

1. Đầu cực bắt dây ra


2. nắp và đệm trên
3. Lò xo
4. Khe hở dập hồ quang
5. Điện trở vilit
6. Vỏ sứ
7. Nắp và đệm dới
8. Bulông bắt dây nối đất
9. Vít bắt xà

Hình 3.27 Chống sét van


3. Nguyên lý làm việc
Khi có sét đánh trên trên đường dây
hoặc cảm ứng vào đường dây tải điện, thì
dòng điện sét sẽ lan truyền trên đường dây
dưới dạng sóng chạy. Sóng sét là loại sóng
xung cao tần, độ dốc lớn tốc độ biến thiên
nhanh, khi xâm nhập vào thanh góp của
nhà máy điện hoặc trạm biến áp thì điện áp
đặt vào máy biến áp và chống sét van sẽ là
điện áp sét có trị số rất lớn (nếu không có
chống sét van bảo vệ thì máy biến áp sẽ bị hư hỏng). Khi điện áp đặt vào điện trở vilít
là điện áp sét thì điện trở vilít tự động giảm về không. Cho nên dòng điện sét được tháo
qua van chống sét xuống hệ thống nối đất. Khi đó xem như chống sét van trở thành một
dây dẫn nối đất, đấu song song với máy biến áp, vì vậy triệt tiêu được điện áp dư trên
máy biến áp bảo vệ an toàn cho máy biến áp. Sau khi dòng điện sét được tháo xuống
đất, điện áp đặt vào van chống sét giảm dần về gần điện áp lưới, do đó điện trở vilít lại
tự động tăng dần trị số, làm cho dòng điện phóng qua các khe hở dập hồ quang giảm
xuống rất nhỏ, vì vậy hồ quang nhanh chóng bị dập tắt hoàn toàn trong các khe hẹp.

152
Khi điện áp đặt vào chống sét van giảm dần về bằng điện áp lưới thì điện trở
vilít tăng lên trị số vô cùng lớn, ngăn không cho dòng điện tải tháo xuống đất. Vì vậy
chống sét van có tính lựa chọn tháo dòng điện sét xuống đất, ngăn không cho dòng điện
tải xuống đất, nên còn được gọi là van thu sét. Khi lắp đặt chống sét van không được để
hơi nước lọt vào trong làm thay đổi đặc tính của điện trở vilít sẽ mất tác dụng chống
sét.
3.5.4. Chống sét van bằng ôxýt kim loại
Với sự phát triển của công nghệ, chống sét van có khe hở phóng điện và các
tấm điện trở phi tuyến SiC và phát triển thêm phần thổi từ được thay thế dần bằng loại
mới, không có khe hở phóng điện. Bộ phận chủ yếu của chống sét van kiểu mới là
chồng điện trở phi tuyến ôxýt kim loại, có đặc tính vôn-ampe cho ở hình 3.28, có khả
năng hấp thụ năng lượng cao. Van chống sét ôxýt kim loại không “phóng điện” nên
không dùng khái niệm “điện áp phóng điện”.
Khi điện áp tăng cao quá điểm tới hạn (điểm nhọn B), điện trở của chồng ôxýt
kim loại giảm đột ngột, dẫn dòng điện xung xuống đất. Với điện áp xoay chiều có giá
trị thấp hơn điện áp xung, điện trở của chồng ôxýt kim loại phục hồi trị số rất lớn nên
dòng xoay chiều gần như không đáng kể.

Hình 3.28 Đặc tính vôn-ampe


a-Vùng tuyến tính; b-Vùng phi tuyến; c-Vùng tuyến tính trên
B- Điểm nhọn; A- Điểm làm việc

153
3.6. Kháng điện
3.6.1. Khái niệm và công dụng

1. Công dụng
Kháng điện là một cuộn dây điện cảm không có lõi thép có điện kháng rất lớn
so với điện trở, dùng để hạn chế dòng điện ngắn mạch hoặc hạn chế dòng điện khởi
động của động cơ trong các mạch công suất lớn.
Ở kháng điện, điện trở của cuộn dây rất bé so với điện cảm của nó (R<<XL) nên
coi đó làm phần tử thuần kháng.
Ngoài ra kháng điện đường dây còn có tác dụng nâng cao điện áp dư trên thanh
góp khi ngắn mạch trên đường dây.
Để đảm bảo kháng điện không đổi (không phụ thuộc vào dòng điện đi qua nó),
kháng điện thường được chế tạo không có lõi thép, vì thế lượng kim loại màu ở đây
lớn hơn nhiều so với cuộn kháng có lõi thép.
2. Yêu cầu chung đối với kháng điện
- Ở chế độ định mức, sụt áp trên kháng điện không đáng kể và nhiệt độ phát
nóng của cuộn dây không vượt quá trị số cho phép của cấp cách điện;
- Ở chế độ ngắn mạch, kháng điện phải có đủ độ bền nhiệt, độ bền điện động và
phải hạn chế được dòng ngắn mạch đến mức cần thiết.
3. Phân loại kháng điện
- Theo vị trí đặt: Kháng điện phân đoạn và kháng điện đường dây
- Theo kết cấu, ta có kháng điện đơn và kháng điện kép
- Theo môi trường cách điện, ta có cuộn kháng bê tông (với môi trường cách
điện là không khí, còn bê tông để cố định kết cấu của cuộn kháng) và cuộn kháng dầu
(môi trường cách điện là dầu biến áp).
F
4. Các tham số
- Điện áp định mức: Uđm MC
- Dòng điện định mức: Iđm
- Điện kháng: XK%
- Dòng điện ổn định động: Iôđđm KĐ
- Dòng điện ổn định nhiệt: Iôđnh
N

Hình 3.29 Sơ đồ của kháng điện máy phát


F-máy phát; MC-máy cắt; KĐ-kháng điện, N-điểm ngắn mạch

154
5. Điều kiện chọn
- UđmK  Uđm mạng ;
- IđmK  Icb ;
- Chọn XK% ;
Sơ đồ điện của kháng điện máy phát được trình bày trên hình 3.29.
Sau khi chọn điện kháng theo điện áp, dòng điện định mức, cần xác định giá trị
điện kháng của nó. Điện kháng này chọn phối hợp với máy cắt điện đã đặt trong mạch
của nó, nghĩa là xuất phát từ điều kiện ngắn mạch sau điện kháng; dòng điện siêu quá
độ không vượt quá dòng điện cắt định mức của máy cắt điện.
Khi ngắn mạch tại điểm N, điện kháng tổng từ nguồn đến điểm ngắn mạch là:

X  X
I cb
 Xk  (4.0)
I cMCĐ
ht

Trong đó: + Xht: là điện kháng hệ thống;


+ Icb: dòng điện cơ bản;
+ IcMCĐ: dòng điện cắt của máy cắt điện;
+ Xk: điện kháng của kháng điện cần tìm
I dmK .U dmm ¹ ng
Xk = (X-Xht) (4.1)
I cb .U dmK
Trong đó: + IđmK: dòng điện định mức của điện kháng;
+ UđmK: điện áp định mức của điện kháng;
+ Uđm.mạng: điện áp trung bình định mức tại nới đặt điện kháng.
Từ đây ta tra bảng chọn điện kháng tiêu chuẩn có giá trị lớn hơn hoặc bằng điện kháng
tính toán.

B1 B2

MC3 MC1 K1 MC2 K2


MC4

KI MC6
MC5 KII KIII MC7

~ ~ ~
F1 F2 F3

Hình 3.30 Sơ đồ điện của cuộn kháng


KI và KIII kháng điện đơn; KII-kháng điện kép
MC-máy cắt; F-máy phát; B-máy biến điện áp
155
- Cuối cùng, kháng điện được xem là đảm bảo ổn định nếu thỏa mãn điều kiện:
+ Ổn định động:
iôđđ  ixk
Trong đó: iôđđ: là dòng điện ổn định động của kháng điện, là dòng lớn nhất có thể đi
qua kháng điện mà không gây ra bất kỳ một sự biến dạng nào của cuộn dây.
ixk : là dòng điện xung kích
+ Ổn định nhiệt:
Iôđn. t « dn  I  . t gt
Mức ổn định nhiệt của điện kháng rất cao, việc kiểm tra ổn định nhiệt của kháng
điện chỉ cần áp dụng cho loại kháng điện có điện kháng nhỏ và thời gian tồn tại ngắn
mạch lớn.
Sơ đồ điện của cuộn kháng như hình 3.30.
3.6.2. Kháng điện bê tông
Kháng điện bê tông với môi trường cách điện là không khí, còn bê tông để cố
định kết cấu của cuộn kháng.
Kháng điện bê tông thường được chế tạo cho cấp điện áp đến 36kV.
Cấu tạo của kháng điện bê tông 3 pha như 3.31.
3.6.3. Kháng điện dầu
Kháng điện dầu với môi trường cách điện là dầu biến áp. Kháng điện dầu thường
được chế tạo cho cấp điện áp cao hơn kháng điện bê tông.
Cấu tạo của kháng điện dầu như hình 3.32.

1. Dây quấn
1: Vỏ thùng
2. Bê tông cách điện
2: Cuộn dây
3. Sứ đỡ
3: Màn chắn
4. Sứ cách điện
4: Cách điện

Hình 3.31 Kháng điện bê tông Hình 3.32 Kháng điện dầu

156
CÂU HỎI CHUƠNG 3
1. Hãy cho biết khái niệm, phân loại và cách lựa chọn máy cắt?
2. Hãy trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ưu nhược điểm của máy cắt ít dầu?
3. Hãy trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ưu nhược điểm của máy cắt nhiều
dầu?
4. Hãy trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ưu nhược điểm của máy cắt khí
SF6?
5. Hãy trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ưu nhược điểm của máy cắt khí
SF6?
6. Hãy trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ưu nhược điểm của máy cắt không
khí nén?
7. Hãy cho biết khái niệm, phân loại và cách lựa chọn dao cách ly?
8. Hãy cho biết khái niệm, phân loại và cách lựa chọn dao cắt phụ tải?
9. Hãy trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động dao cách ly?
10. Hãy cho biết khái niệm, phân loại và cách lựa chọn kháng điện?
11. Hãy cho biết khái niệm, phân loại và cách lựa chọn chống sét?
12. Hãy trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động chống sét van?

157
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Văn Chới, Bùi Tín Hữu, Nguyễn Tiến Tôn; Khí cụ điện; Nhà xuất bản
khoa học kỹ thuật - 2002
2. Nguyễn Xuân Phú, Tô Đằng; Khí cụ điện-Kết cấu sử dụng và sửa chữa; Nhà
xuất bản khoa học kỹ thuật - 2001
3. Lê Văn Doanh (người dịch); Cẩm nang thiết bị đóng cắt; Nhà xuất bản khoa
học kỹ thuật-1998.
4. Trần Đình Long; Bảo vệ các hệ thống điện; Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật-
2000.
5. Lê Văn Doanh, Phạm Văn Chới; Bảo dưỡng, thử nghiệm thiết bị điện; Nhà
xuất bản khoa học kỹ thuật-1999.

158
PHỤ LỤC
1. Các ký hiệu thường gặp trong bản vẽ
Tên thiết bị
. Kí hiệu Tên thiết bị Kí hiệu

Cầu chì Tiếp điểm chính của


Côngtăctơ
Cuộn hút
Aptômat một pha, Côngtăctơ, Rơle
hai pha, ba pha
Cuộn hút rơle
Nút bấm thường mở thời gian ( Trễ thời
điểm có điện)

Cuộn hút Rơle


Nút bấm thường thời gian ( Trễ thời
đóng điểm mất điện)
Tiếp điểm thường Tiếp điểm thường
đóng mở đóng chậm

Tiếp điểm thường Tiếp điểm thường


mở đóng mở chậm

Ổ cắm ba pha
Công tắc hành trình

Cuộn kháng Máy biến áp tự ngấu

Động cơ xoay chiều Động cơ xoay chiều


KĐB ba pha rôto 3 pha hai cấp tốc độ
dây quấn
Động cơ xoay chiều
KĐB ba pha rôto
lồng sóc Đèn tín hiệu

Tiếp điểm thường


đóng tác động bởi Động cơ một chiều
hiệu ứng nhiệt

159
Cuộn hút Rơle thời
Nút bấm kép( liên gian ( trễ thời điểm
động ) mất điện và có điện)
Máy cắt điện Cầu dao nối đất

Cầu dao cách ly Cầu chì

Máy cắt hợp bộ Chống sét van

Biến dòng điện Biến điện áp 2 cuộn


dây

Biến điện áp 3 cuộn


dây

Dạng kí hiệu khác

Tiếp điểm thường


Tiếp điểm thường đóng
mở
Nút bấm thường mở Nút bấm thường
đóng
Tiếp điểm thường Tiếp điểm thường
mở tác động bởi mở đóng chậm
hiệu ứng nhiệt( trực
tiếp
Công tắc ba pha Tiếp điểm thường
mở đóng mở chậm
Công tắc xoay Tiếp điểm thường
thường mở đóng mở đóng chậm

160
Công tắc xoay Tiếp điểm thường
thường đóng đóng tác động bởi
hiệu ứng nhiệt( trực
tiếp)
Tiếp điểm thường Tiếp điểm thường
đóng mở chậm mở tác động bởi
hiệu ứng nhiệt( trực
tiếp

2. Thông số kỹ thuật của một loại cầu dao


Phần yêu cầu đối với
Đặc tính kỹ thuật Đơn vị đo Giá trị ở dòng xoay chiều
KCĐ
Điện áp định mức Tiếp điểm chính V 1000
Dòng điện định mức Tiếp điểm chính A 200/350/600/1000
Tần số dòng điện Tiếp điểm chính Hz 50, 60
Tuổi thọ cơ khí Tổng hợp Thao tác 1000
Vị trí đặt Tổng hợp Thẳng đứng
Trọng lượng Kg 15 đến 18

3. Thông số kỹ thuật công tắc xoay Trung Quốc


Kiểu Dòng điện định mức Điện áp định mức
HZ1-25/E16TH 25A 250V
15A 500V
HZ1-100/3 TH 100A 250V
60A 500V

4. Thông số kỹ thuật của loại nút bấm tự giữ


Phần yêu cầu đối với Đơn Giá trị
Đặc tính kỹ thuật
KCĐ vị đo Dòng xoay chiều Dòng một chiều
Điện áp định mức Tiếp điểm chính V 380 220
Dòng điện định Tiếp điểm chính A 2 0,25
mức
Tần số dòng điện Tiếp điểm chính Hz 50
Tuổi thọ cơ khí Tổng hợp Thao 100.000 100.000
tác
Vị trí đặt Tổng hợp Bất kỳ Bất kỳ
Dây dẫn nối Cực chính Tối thiểu 1mm2 Tối đa 2,5mm2
Trọng lượng Cực chính Kg 0,15 0,15

161
5. Thông số kỹ thuật của bộ khống chế xoay chiều 500V loại 465
Phần yêu cầu đối với
Đặc tính kỹ thuật Đơn vị đo Giá trị ở dòng xoay chiều
KCĐ
Điện áp định mức Tổng hợp V 500
Dòng điện định mức Tổng hợp A 10
Tần số dòng điện Hz 50, 60
Tuổi thọ cơ khí Tổng hợp Thao tác 100.000
Khả Dòng điện đóng Tiếp điểm chính A 12,5
năng Dòng điện cắt A 12,5
cắt Hệ số công suất Cosφ 0,8
Điện áp làm việc V 550
Tấn số đóng điện Vòng/giờ 30
Thời gian đóng
Vị trí đặt Cực chính Thẳng đứng
Dây dẫn nối Tối thiểu 1,5 mm2, tối đa 2,5
mm2
Số lượng vị trí 6 bên trái+0+6 bên phải
Loại 465

6. Thông số kỹ thuật của cầu chì MPR-315


Phần yêu cầu đối
Đặc tính kỹ thuật Đơn vị đo Giá trị ở dòng xoay chiều
với KCĐ
Điện áp định mức Tiếp điểm chính V 500
Dòng điện định mức Tiếp điểm chính A 100; 125; 160; 200; 250;
315;
Tần số lưới điện Tiếp điểm chính Hz 50
Khả Dòng điện đóng A
năng Dòng điện cắt A 25.000
đóng cắt Hệ số công suất Cosφ 0,3
điện Điện áp thử V 550
Vị trí đặt Thẳng đứng
Trọng lượng kg 0,5
Mã số 2340

7. Thông số kỹ thuật của Aptômat OPTIML 25


Đặc tính kỹ thuật Giá trị ở dòng xoay chiều
Điện áp cách điện định mức GK2: CF 750V theo IEC-158
Dòng điện định mức nhiệt Cỡ từ 0,4; 0,63; 1; 1,6; 2,5; 4; 6; 8; 10; 13; 18; 25A

162
Tần số sử dụng định mức 50, 60 Hz
Tuổi thọ cơ khí 20.000 lần thao tác đóng cắt
Tần số thao tác tối đa 40 lần thao tác/giờ
Khả năng cắt: loại đơn và loại Tùy loại có từ 6kA hiệu dụng đến 100kA hiệu dụng
kết hợp với rơle nhiệt
8. Aptômat hạ áp loại AE.SS của hãng Mitsubishi-Nhật
Loại Loại S
Loại AE630-SS AE1000-SS AE1250-SS AE1600-SS AE2000-SS AE2500-SS
Cỡ , A 630 1000 1250 1600 2000 2500
Điện áp cách điện 1000 1000 1000 1000 1000 1000
định mức, vAC
Điện áp tác động 690 690 690 690 690 690
định mức, vAC
Số luợng cực(P) 3 4 3 4 3 4 3 4 3 4 3 4
Dòng Dùng 315-378- 500-600-700- 625-750-875- 800-960-1120- 1000-1200- 1250-1500-
441-504- 800-900-1000 1000-1125- 1280-1440- 1400-1600- 1750-2000-
điện tổng
567-630- 1250 1600-800-960- 1800-2400-800- 2250-2500
định hợp(có 250-300- 1120-1280- 960-1120-1280-
mức(I- thể điều 350-400- 1440 1440-1600-625-
450-500- 750-875-1000-
N), A chỉnh
157-189- 1125-1250
được 220-252-
khung 284-315

dòng
điện)
Dùng 315<IN≤630 500≤IN≤1000 625≤IN≤1250 800≤IN≤1600 1000<IN≤2000 1250≤IN≤2500
200<IN≤315 625≤IN≤1000
bảo vệ
máy
điện
Dòng điện định 630 1000 1250 1600 2000 2500
mức của cực trung
hòa

Loại Loại S
Loại AE3200 AE4000 AE5000 AE1000 AE1250
Cỡ , A 3200 4000 5000 1000 1250
Điện áp cách điện định 1000 660 660 660 660
mức, vAC
Điện áp tác động định 690 660 660 660 660

163
mức, vAC
Số luợng cực(P) 3 4 3 4 3 3 4 3 4 3
Dòng Dùng tổng 1600-1920- 2400-3200- 3000-4000- 600-800- 750-1000-
điện định hợp(có thể 2240-2560- 4000-1200- 5000 1000-300- 1250
mức(IN), điều chỉnh 2880-3200- 1600-2000 400-500-
A được khung 1600-1920- 120-160-200
2240-2560-
dòng điện)
2880
Dùng bảo 160≤IN≤3200 2400≤IN≤4000 3000≤IN≤5000 250≤IN≤1000 320≤IN≤1250
vệ máy
điện
Dòng điện định mức 630 3200 2500 2500 1250
của cực trung hòa

9. Bảng thông số kỹ thuật khởi động từ ПME


Công suất lớn
Chỉ Cỡ Chỉ Chỉ
Khởi nhất của động Cấu tạo
số khởi số số
động cơ ứng với của khởi Yêu cầu làm việc
thứ động thứ thứ
từ 380V, 50Hz động từ
nhất từ hai ba
(kW)
0 0 1,1 1 Hở 1 Không Không kèm
đảo chiều rơle nhiệt
1 I 4,0 2 Bảo vệ 2 kèm rơle
nhiệt
ПME 2 II 10,0 3 Bảo vệ 3 Không kèm
chống bụi Đảo chiều rơle nhiệt
nước

4 kèm rơle
nhiệt

10. Thông số kỹ thuật của khởi động từ


Dòng điện định mức Công suất động Trọng
Kích thước, mm (*)
Kiểu Cỡ qua tiếp điểm chính, A cơ ở điện áp lượng (*)
Kiểu hở Có hộp che 380v, kw A B C kg
A300 III 40 40 17
A400 IV 60 60 28 440/440 225/385 157/157 8,3/16,2
A500 V 100 100 55 532/532 242/432 178/195 14,4/24,4
A600 VI 150 150 75 632/632 272/477 203/210 20,2/32,2

164
11. Côngtăcto loại SK..; SD-K..
Dòng điện tác
Dung lương động cơ 3 pha
động cơ định Tên kiểu Tiếp điểm phụ
định mức AC2, AC3
mức AC3
220- 380- 220- 380- 500V 660V Dòng tác AC Dòng tác DC Thường Thường
240V 440V 240V 440V (kW) (kW) mở đóng
(A) (A) (kW) (kW)
11 9 2,5 4 4 4 S-K10 - 1 -
S_K10CX
S-K1001 - - 1
S_K1001CX
13 12 3,5 5,5 5,5 5,5 S-K11 SD-K11 1 -
S_K11CX SD_K11CX
S-K1101 SD-K1101 - 1
S_K1101CX SD_K1101CX
13 12 3,5 5,5 5,5 5,5 S-K12 SD-K12 1 1
S_K12CX SD_K12CX
S-K1220 SD-K1220 2 -
S_K1220CX SD_K1220CX
18 16 4,5 7,5 7,5 7,5 S-K18(CX) - - -
22 17 5,5 7,5 7,5 7,5 S-K19 1 1
S-K1920 - 2 -
22 22 5,5 11 11 7,5 S-K21 SD-K21 2 2
180 180 55 90 110 110 S-K180 - 2 2
300 300 90 160 160 200 S-K300 SD-K300 2 2
800 800 220 440 500 500 S-K800 SD-K800 2 2
12. Khởi động từ động cơ loại MSO-K.., không đảo chiều quay
Dòng điện tác Dung lương động cơ 3 pha định Tên kiểu Tiếp điểm
động cơ định mức AC2, AC3 phụ
mức AC3
220- 380- 220- 380- 500V 660V Loại bảo vệ sự cố Loại 3 Loại 2 sợi Thư Thườ
240V 440V 240V 440V (kW) (kW) pha sợi nung nung ờng ng
(A) (A) (kW) (kW) mở đóng
11 9 2,5 4 4 4 MSO-K10-KP MSO- MO-K10 1 -
MSO-K10- K10-TP
KPCX1 MSO-
K10-
TPCX1
13 12 3,5 5,5 5,5 5,5 MSO-K11-KP MSO- MSO-K11 1 -
MSO-K11- K11-TP
KPCX1 MSO-

165
K11-
TPCX1

13 12 3,5 5,5 5,5 5,5 MSO-K12-KP MSO- MSO-K12 1 1


MSO-K12- K12-TP
KPCX1 MSO-
K12-
TPCX1

18 16 4,5 7,5 7,5 7,5 MSO-K18-KP MSO- MSO-K18 - -


MSO-K18- K18-TP
KPCX 1
MSO-
K18-
TPCX1

22 17 5,5 7,5 7,5 7,5 MSO-K20KP - MSO-K20 1 1

180 180 55 90 110 110 MSO-K180KP - MSO-K180 2 2

300 300 90 160 160 200 MSO-K300KP - MSO-K300 2 2

13. Khởi động từ động cơ loại MSO-K.., có đảo chiều quay


Dòng điện tác Dung lương động cơ 3 pha định Tên kiểu Tiếp điểm phụ
động cơ định mức AC2, AC3
mức AC3
220- 380- 220- 380- 500V 660V Loại bảo vệ sự cố Loại 3 sợi Loại 2 Thường Thường
mở đóng
240V 440V 240V 440V (kW) (kW) pha nung sợi
(A) (A) (kW) (kW) nung
11 9 2,5 4 4 - MSO-KR11KP MSO-KR11TP MSO- 4 -
MSO-KR11KPCX1 MSO- KR11
KR11TPCX1

18 16 4,5 7,5 7,5 7,5 MSO-2xK18KP2 MSO-K18TP2 MSO- 4 2


MSO- MSO- 2xK18 2

2xK18KPCX1,2 2xK18TPCX1,2
MSO-2xK1844KP MSO-
MSO- 2xK1844TP
2xK1844KPCX1 MSO-
2xK1844TPCX1
22 17 5,5 7,5 7,5 7,5 MSO-2xK19KP MSO- MSO- 2 -
2xK19TP 2xK19
180 180 55 90 110 110 MSO-2xK180KP - MSO- 6 4
2xK180
300 300 90 160 160 200 MSO-2xK300KP - MSO- 6 4
2xK300

166
14. Bảng thông số kỹ thuật của máy cắt GL107
Điện áp Điện áp
Mô tả
24- 36kV 25,8- 38kV
Điện áp thử tần số công nghiệp 1 phút pha- pha; 70kV 80kV
pha- đất
Điện áp phóng điện xung 1,2/50s khô, pha- pha; 170kV 200kV
pha- đất
Tần số định mức 50/60Hz 60Hz
Dòng điện định mức 800/1250/1600A 1200A
Dòng ngắn mạch định mức 25kA 25kA
Dòng ngắn mạch xung kích 62,5/67,5kA 67,5kA
Dòng ổn định nhiệt 3s 25kA 25kA
Dòng xung kích cho phép 62,5/67,5kA 67,5kA
Dòng điện dung đường dây cho phép 10A 5A
Dòng điện dung cáp cho phép 50A 100A
Thời gian cắt 50ms 50ms
Thời gian thao tác 35ms 35ms
Thời gian đóng 75ms 75ms
Khoảng cách pha- đất 742mm 742mm
Trọng lượng 360kg 360kg

15. Bảng thông số một số loại dao cách ly trung thế


Điện áp định mức Ur(kV) 12 17.5 24 36
Điện áp thử tần số công nghiệp
- Pha- Pha Ud(kV) 28 38 50 70
- Pha- đất Ud(kV) 32 45 60 80
Điện áp phóng điện xung
- Pha- Pha Up(kV) 75 95 125 170
- Pha- đất Up(kV) 85 110 145 195
Dòng điện định mức Ir(A) 4000
Dòng ngắn mạch định mức Ik(kA) 50kA/3s
Giới hạn chịu dòng ngắn mạch Ip(kA) 125

167
16. Các trị số tiêu chuẩn cho dao cách ly, cầu dao, máy cắt và cầu dao nối đất theo IEC 694
và DIN VDE 0670, phần 100
Điện áp Điện áp chịu tần số nguồn Điện áp chịu xung sét định mức 1,2/50 μs (trị
định mức định mức 50/60 Hz/phút số đỉnh)
[kV] [kV] [kV]
1 2 3 4 5
Bảng Bảng 2 Bảng 1 Bảng 2
1
3,6 10 12 20 40 23 46
7,2 12 23 40 60 46 70
12 28 32 60 75 70 85
17,5 38 45 75 95 85 110
24 50 60 95 125 110 145
36 70 80 145 170 166 195
52 95 110 - 250 - 290
72,5 140 160 - 325 - 375
17. Bảng các trị số định mức phối hợp của máy cắt (theo IEC và DIN VDE)
Điện áp Dòng điện ngắn Dòng điện định mức
định mức mạch định mức
[kV] [kA] [A]
1 2 3 4 5 6 7 8
123 12,5 800 1250
20 1250 1600 2000
25 1250 1600 2000
40 1600 2000
145 12,5 800 1250
20 1250 1600 2000
25 1250 1600 2000
31,5 1250 1600 2000 3150
40 1600 2000 3150
50 2000 3150
170 12,5 800 1250
20 1250 1600 2000
31,5 1600 2000 3150
40 1600 2000 3150
50 1600 2000 3150
245 20 1250 1600 2000
31,5 1250 1600 2000
40 1600 2000 3150
50 2000 3150
300 16 1250 1600 2000
20 1250 1600 2000
31,5 1600 2000 3150
50 2000 3150

168
362 20 2000
31,5 2000
50 1600 2000 3150
420 20 1600 2000
31,5 1600 2000
40 1600 2000 3150
50 2000 3150 4000
525 40 2000 3150
765 40 2000 3150

18. Bảng các trị số định mức phối hợp của máy cắt theo ANSI C37.06-1979
Điện áp Điện áp định Dòng điện cắt ngắn Dòng điện định mức
định mức mức max mạch định mức
[kV] [kV] [kA] [A]
1 2 3 4 5 6 7
34 38 22 1200
69 72,5 37 2000
115 121 20 1200
40 1600 2000 3000
63 3000
138 145 20 1200
40 1600 2000 3000
63 2000 3000
80 3000
161 169 16 1200
31,5 1600 2000 3000
40 2000 3000
50 3000
230 245 362 40 2000 3000
2000 3000
3000
345 362 40 2000 3000
500 550 40 2000 3000
700 765 40 2000 3000

19. Công suất định mức và tải định mức của máy biến dòng
Công suất định mức, VA 5 10 15 30 60
Tải định mức ở 5 A tính 0,2 0,4 0,6 1,2 2,4
bằng Ω
Tải định mức ở 1 A tính 5 10 15 30 60
bằng Ω

169

You might also like