You are on page 1of 25

TẬP ĐOÀN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐIỆN LỰC VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUY TRÌNH
VỆ SINH CÁCH ĐIỆN LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI ĐANG MANG ĐIỆN
BẰNG NƯỚC ÁP LỰC CAO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 195/QĐ-EVN
ngày 13 tháng 3 năm 2015 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam)

PHẦN I: QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng


1. Phạm vi điều chỉnh
Quy trình vệ sinh cách điện lưới điện phân phối đang mang điện bằng nước
áp lực cao, sau đây gọi là “Quy trình vệ sinh cách điện lưới điện phân phối hot-
line”, áp dụng khi thực hiện vệ sinh cách điện cho các thiết bị của lưới điện có cấp
điện áp đến 110kV (ngoài trời) đang mang điện.
2. Đối tượng áp dụng
a. Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
b. Các đơn vị trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
c. Các Công ty con do Tập đoàn Điện lực Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ;
d. Người đại diện phần vốn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam tại Công ty con,
Công ty liên kết.
Điều 2. Định nghĩa và các từ viết tắt
1. Vệ sinh hot-line: là vệ sinh cách điện của đường dây, cách điện của các thiết bị
ngoài trời trong trạm biến áp khi thiết bị đó đang mang điện; môi chất để vệ
sinh là nước cách điện được bắn rửa với áp lực cao, người nhân viên thực hiện
vệ sinh tiếp cận với đối tượng mang điện qua dòng nước cách điện;
2. Nước cách điện: là nước có điện trở suất cao (hoặc điện dẫn suất thấp), khi
dòng nước này tiếp xúc với nguồn điện sẽ tạo ra dòng điện rò < 1mA;
3. Điện thế đất: là điện thế ở mặt đất hoặc ở trên cột, trên sàn thao tác, trên xe
gàu,… có nối đất. Người nhân viên khi làm việc trên mặt đất hoặc trên cột,
trên sàn, trên xe,… có nối đất được xem là người nhân viên có điện thế bằng
điện thế đất;
4. Đơn vị công tác: là Tổ, Nhóm hoặc Đội công tác đã được huấn luyện, đào tạo
công việc vệ sinh hot-line;
1
5. EVN: Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
6. VSHL: Vệ sinh hot-line;
7. BHLĐ: Bảo hộ lao động;
8. ATĐ: An toàn điện;
9. FCO: Cầu chì tự rơi;
10.TBA: Trạm biến áp;
11.QLVH: Quản lý vận hành;
12.NV: Nhân viên;
13.ρn: Điện trở suất của nước, đơn vị đo [kΩ.cm];
14.κn: Điện dẫn suất của nước, đơn vị đo [μS.cm-1];
15.ESDD: là phương pháp đánh giá mức độ nhiễm bẩn của cách điện theo nồng
độ muối tương đương;
16.IEEE: Viện nghiên cứu Điện, Điện tử;
17.IEC: Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế.
Điều 3. Tất cả các loại công việc vệ sinh hot-line đều được thực hiện khi người thao
tác ở điện thế đất (trên cột, trên sàn, trên xe nâng hoặc dưới mặt đất), tiếp xúc với
phần mang điện qua dòng nước cách điện, áp lực cao.
Điều 4. Quy trình này cho phép vệ sinh hot-line các loại công việc sau
1. Vệ sinh cách điện đứng;
2. Vệ sinh chuỗi cách điện đỡ (chuỗi cách điện treo);
3. Vệ sinh chuỗi cách điện néo;
4. Vệ sinh cách điện thiết bị treo trên cột điện;
5. Vệ sinh cách điện thiết bị trong trạm biến áp (trừ tủ hợp bộ, các loại tủ
bảng khác).
Điều 5. Mỗi công việc cụ thể như Điều 4, mỗi loại thiết bị vệ sinh cần được tiến
hành theo sơ đồ công nghệ riêng và các yêu cầu đặc biệt về an toàn của nhà sản xuất
cách điện.
Điều 6. Người thực hiện vệ sinh hot-line phải bảo đảm sức khỏe theo quy định. Các
đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức đào tạo, huấn luyện chuyên môn và
cấp giấy chứng nhận cho người thực hiện công việc vệ sinh hot-line.
Điều 7. Những người thực hiện vệ sinh hot-line phải có bậc an toàn điện tối thiểu là
bậc 4 và được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cá nhân, gồm:
1. Bộ quần áo bảo hộ lao động;
2. Dây đeo an toàn;
3. Mũ bảo hộ, găng tay vải, giày vải, kính bảo hộ;
4. Găng tay cách điện - 1000 V;
2
5. Ủng cách điện - 22 kV.

3
PHẦN II
YÊU CẦU ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN KHI THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

Điều 8. Nghiêm cấm sử dụng nước chưa đạt tiêu chuẩn về cách điện để vệ sinh cách
điện hot-line;
Khi thực hiện vệ sinh hot-line, chỉ được tiến hành trong kiều kiện thời tiết bình
thường, cấm tiến hành công việc khi có gió cấp 4 trở lên. Không được làm việc khi
có mưa phùn, mưa giông, sấm sét, sương mù hoặc khi môi trường có độ ẩm không
khí > 90%. Khi đang công tác mà nhận thấy có khả năng mưa giông, sấm sét thì phải
dừng ngay công việc, rút khỏi hiện trường. Không được làm việc khi không đủ điều
kiện ánh sáng để nhìn rõ cách điện và phần mang điện.
Điều 9. Chỉ được tiến hành công việc khi đã có sự chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị đảm
bảo yêu cầu nêu trong Điều 7 và nguồn nước với điện trở suất phải đạt mức tối thiểu
tương ứng với cấp điện áp nêu trong Điều 20.
Điều 10. Với mỗi loại sơ đồ cột, mỗi cấp điện áp cần xác định chi tiết phạm vi người
nhân viên được di chuyển và làm việc trên cột. Mỗi loại sơ đồ cột này cần phải có sơ
đồ công nghệ riêng, được huấn luyện cho nhân viên trước khi thực hiện công tác.
Điều 11. Các thiết bị, phụ kiện, vật dụng bằng kim loại tham gia vào quá trình vệ
sinh hot-line trạm biến áp và đường dây 110 kV đều phải được nối đất. Khi vệ sinh
hot-line đường dây điện áp đến 35 kV không yêu cầu nối đất.
Điều 12. Ngoại trừ súng bắn nước đã được nối sẵn vào ống dẫn và nối đất đầu vòi,
nghiêm cấm sử dụng vật dụng kim loại trên cột có chiều dài > 0,5 m, vật dụng rắn
phi kim loại có chiều dài > 1 m. Khi làm việc trên cao lưu ý không để súng bắn, ống
dẫn, vật dụng khác vươn ra ngoài thân cột > 0,5 m.
Điều 13. Tất cả vật dụng làm việc trên cao đều được kéo lên bên trong lòng cột thép
bằng hệ dây thừng và puly. Dây thừng kéo đồ được bố trí thành vòng kéo vô tận,
được định vị chắc chắn hai đầu. Nhân viên di chuyển trên cột và khi chuyển các dụng
cụ hoặc chi tiết bằng kim loại lên cột phải bảo đảm không đến gần dây dẫn với khoảng
cách quy định ở bảng sau:

Cấp điện áp đường dây Khoảng cách cho phép Khoảng cách cho phép
(kV) nhỏ nhất khi di chuyển nhỏ nhất tại vùng
(m) làm việc (m)
Đến 35 2,0 2,5
110 2,5 3,0

Điều 14. Với cấp điện áp 110kV các phần thiết bị kim loại (như xe ôtô, máy bơm,
động cơ ...) phải được nối đất. Nối đất vòi phun và nối đất an toàn các thiết bị phải
4
được bắt vào 2 điểm khác nhau. Những người dưới đất tránh tiếp xúc với phần kim
loại và phải đảm bảo khoảng cách từ chỗ đứng tới phần kim loại > 3 m nếu không
phải dùng ủng cách điện hoặc đứng trên thảm cách điện. Khi tiến hành công việc gần
nơi dân cư hoặc nơi có mật độ người đông, phải có rào chắn tại nơi làm việc, trên
rào chắn treo biển báo “DỪNG LẠI! CÓ ĐIỆN NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI”,
những người không nhiệm vụ không được vào khu vực công tác.
Điều 15. Để tránh quá điện áp khí quyển cấm đến gần dây chống sét cách điện với
cột ở khoảng cách < 0,5m.
Điều 16. Nhân viên khi di chuyển và làm việc trên cao không được mang theo các
vật dụng cá nhân bằng kim loại (đồng hồ, dây chuyền, điện thoại di động,...), các vật
dụng phục vụ công tác như dây mồi, móc khoá, puly, găng tay cách điện, kính bảo
hộ,… phải được bỏ gọn vào túi đựng của cá nhân.
Điều 17. Việc vệ sinh hot-line được thực hiện theo Phiếu công tác (trong Quy trình
An toàn điện của EVN) và Phiếu thực hiện công việc (MP-02VS) do người chỉ huy
trực tiếp đơn vị vệ sinh hot-line giám sát, ghi chép. Mẫu phiếu (MP-02VS) đính kèm
phụ lục 1.

5
PHẦN III
BIỆN PHÁP TỔ CHỨC ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN
KHI TIẾN HÀNH CÔNG VIỆC

Điều 18. Những người chịu trách nhiệm an toàn vệ sinh hot-line gồm:
1. Các chức danh trong Phiếu công tác;
2. Người phê duyệt phương án công tác;
3. Người đại diện đơn vị quản lý vận hành;
- Người chỉ huy trực tiếp có thể kiêm nhiệm vụ người giám sát nhưng phải
thực hiện công việc giám sát là chính;
- Người đại diện của đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm giám sát
chung, dẫn đường, thỏa thuận hành lang, ký cho phép bắt đầu và kết thúc công
việc, ghi nhận kết quả để báo cáo lãnh đạo đơn vị.
Điều 19. Khi tiến hành vệ sinh hot-line bắt buộc phải có người chỉ huy trực tiếp.
Trách nhiệm của người chỉ huy trực tiếp
1. Người chỉ huy trực tiếp không được phép trực tiếp công tác, phạm vi chỉ
huy không được vượt quá một điểm làm việc. Người chỉ huy trực tiếp phải
thường xuyên giám sát và chỉ đạo mọi công việc của đội vệ sinh hot-line;
2. Người chỉ huy trực tiếp sau khi kiểm tra việc chuẩn bị nơi làm việc,
kiểm tra các trang thiết bị, nguồn nước,...bảo đảm đủ các điều kiện an
toàn, hướng dẫn đơn vị công tác những điều cần thiết, chịu trách nhiệm
về độ chính xác và đầy đủ khi tiến hành các biện pháp an toàn cần thiết
phù hợp với đặc điểm của vị trí công tác;
3. Trước khi bắt đầu công việc và sau khi giải lao xong người chỉ huy trực
tiếp cần nêu rõ đặc điểm của công việc sẽ tiến hành, hướng dẫn rõ các biện
pháp an toàn, giao nhiệm vụ cho từng nhân viên của đơn vị công tác trong
quá trình thực hiện công việc;
4. Khi phát sinh các vấn đề làm cản trở hoặc có khả năng mất an toàn trong
quá trình tiến hành công việc người chỉ huy trực tiếp phải ra lệnh ngừng
ngay công việc;
5. Sau khi kết thúc công việc trong ngày người chỉ huy trực tiếp khóa phiếu
thực hiện công việc (MP-02VS) có sự xác nhận của người đại diện quản lý
vận hành, Người đại diện này có trách nhiệm báo cáo kết quả cho Lãnh đạo
đơn vị và Điều độ liên quan;
6. Trước khi tiến hành công việc người chỉ huy trực tiếp cần phải kiểm tra
bằng mắt thường các chuỗi cách điện, cách điện đứng của thiết bị, nếu
cách điện có hiện tượng bị rạn nứt hoặc vỡ quá 02 bát thì không tiến
hành vệ sinh trên chuỗi cách điện đó.
Điều 20. Khoảng cách tối thiểu từ vòi phun tới phần tử mang điện, điện trở suất tối
thiểu (hoặc điện dẫn suất tối đa) của nước, áp lực nước tối thiểu tại máy bơm được
xác định theo bảng sau
6
Cấp điện áp Khoảng cách tối Điện trở suất tối Điện dẫn suất Áp lực nước tối
(kV) thiểu từ vòi thiểu của nước tối đa của nước thiểu tại máy
phun đến phần cách điện cách điện bơm
tử mang điện ρn(kΩ.cm) κn(μS.cm-1) (bar)
(m)
Đến 35 2,5 20 50 35
Trên 35 đến 3,0 40 25 45
110
1. Có thể sử dụng máy đo điện trở suất hoặc điện dẫn suất của nước, công
thức quy đổi giữa hai đại lượng: ρn= 1000/κn;
2. Máy đo điện trở suất hoặc điện dẫn suất của nước phải được định kỳ kiểm
chuẩn hàng năm tại cơ quan có chức năng;
3. Đo điện trở suất (ρn) hoặc điện dẫn suất (κn) của nước phải được tiến hành
đối chứng bằng 2 máy đo độc lập.
Điều 21. Đầu vòi phun phải được nối đất. Nối đất đầu vòi phun có thể sử dụng dây
nối đất độc lập hoặc kết hợp với vỏ bọc kim loại của ống dẫn nước. Khi bảo đảm tiêu
chuẩn điện trở suất của nước và khoảng cách tối thiểu theo từng cấp điện áp thì dòng
điện rò qua dòng nước không được vượt quá 1 mA.
Điều 22. Trước khi tiến hành công việc phải điều chỉnh ổn định tốc độ quay của máy
bơm, và chú ý đến áp lực nước đầu bơm, khi áp lực nước không đủ, không được tiến
hành công việc.
Điều 23. Khi vệ sinh hot-line các thiết bị có đường kính cách điện lớn và nhiễm bẩn
nặng phải bố trí ít nhất hai vòi phun với góc thích hợp để vệ sinh đồng thời, tránh
hiện tượng một mặt được vệ sinh, mặt đối diện bị thấm nước bẩn có thể gây phóng
điện.
Điều 24. Khi tiến hành công việc vệ sinh hot-line toàn bộ hay một số cách điện của
đường dây phải vệ sinh theo hướng từ dưới lên trên. Khi vệ sinh cách điện cột nhiều
mạch, bố trí các pha theo chiều đứng thì phải vệ sinh những pha bên dưới trước rồi
làm dần lên trên.
Điều 25. Khi tiến hành công việc, phải chú ý đến hướng gió, góc độ rửa. Bắn nước
thuận theo chiều gió. Hạn chế văng nước vào các cách điện chưa được vệ sinh. Áp
lực nước của vòi phun lớn, có thể gây thương tích cho người và làm hư hỏng bề mặt
thiết bị, vật dụng ở cự ly gần, nên nghiêm cấm việc hướng trực tiếp vòi phun vào
người, thiết bị và vật dụng khi đang bắn nước.
Điều 26. Một số lưu ý quan trọng
1. Khi vệ sinh cách điện loại composite, polymer (bao gồm cả chống sét van,
biến điện áp, biến dòng diện) cần giảm áp lực nước vòi phun (- 5 bar) so
với khi vệ sinh cách điện thủy tinh hoặc sứ gốm. Có thể giảm áp lực tiếp
xúc bằng cách tăng khoảng cách từ vòi phun đến cách điện;

7
2. Khi vệ sinh dao cách ly, cầu chì tự rơi (FCO) cần lưu ý không bắn nước
trực tiếp vào vùng có má tiếp điểm dao cách ly và ống chì tự rơi;
3. Khi vệ sinh thiết bị trong trạm biến áp không được bắn nước trực tiếp vào
các hộp đấu dây nhị thứ;
4. Khi vệ sinh những vị trí có dây đấu nối (tai lèo), dây cố định dây dẫn vào
cách điện (dây buộc cổ sứ), các đầu cáp ba pha cần phải lưu ý áp lực của tia
nước có thể làm di chuyển dây dẫn, làm ngắn khoảng cách pha – pha, pha –
đất gây nên phóng điện;
5. Khi cách điện bị nhiễm bẩn nặng (đóng rêu, bám bụi xi măng, bụi than, bụi
hóa chất,…) cần bắn nước ít nhất hai lần, mỗi lần cách nhau khoảng 5 đến
10 phút;
6. Khi đang vệ sinh thấy xuất hiện các tia lửa điện vầng quang trên cách điện
thì hướng tia nước vào điểm xuất hiện tia lửa để làm sạch và dập tắt vầng
quang.
Điều 27. Một đội công tác tối thiểu là 4 người, gồm 1 người làm việc trên cao, 3
người làm việc dưới đất. Phải phân công rõ nhiệm vụ từng người trên cao lẫn dưới
đất. Người trên cao bắn nước được trang bị dây đeo an toàn, găng tay, ủng, kính, mũ,
quần áo BHLĐ, 3 người dưới đất gồm: 1 người phụ trách phần động lực, 1 người
phụ chuyển vật dụng, 1 người chỉ huy trực tiếp (kiêm người giám sát). Khi chuẩn bị
bắn nước vệ sinh người dưới đất phải đứng cách xa phần kim loại được nối đất hoặc
đứng trên tấm thảm cách điện. Khi vệ sinh đường dây 110 kV nhiều mạch, cột cao
cần bổ sung thêm một người phụ việc trên cao.
Điều 28. Cách vệ sinh hot-line chuỗi đỡ, cách điện đứng
1. Với chuỗi đỡ đơn (hình 1), nhân viên hướng vòi súng vào bát cách điện
dưới cùng, khi bơm đã hoạt động đủ áp lực nước thì bắn nước, di chuyển
dần lên trên theo tim dọc của chuỗi cách điện, khi đến bát trên cùng thì đổi
chiều kéo nhanh xuống dưới và chấm dứt bắn tại bát dưới cùng;
2. Với chuỗi đỡ kép (hình 2), cũng thực hiện từ dưới lên trên nhưng bắn nước
dích dắc, qua lại giữa hai chuỗi.

8
Hình 1: Vệ sinh chuỗi đỡ đơn Hình 2: Vệ sinh chuỗi đỡ kép

Điều 29. Cách vệ sinh hot-line chuỗi néo


1. Với chuỗi néo đơn (hình 3), bắt đầu bắn nước từ bát cách điện ngoài cùng
(phía dây dẫn) rồi rê dần vào trong (phía thân cột), đổi hướng kéo ra ngoài
nhanh hơn và kết thúc tại vị trí bắt đầu;
2. Với chuỗi néo kép (hình 4), cũng giống như chuỗi néo đơn nhưng bắn nước
dích dắc.

Hình 3: Vệ sinh chuỗi néo đơn Hình 4: Vệ sinh chuỗi néo kép
Điều 30. Cách vệ sinh hot-line cột điện nhiều mạch
1. Vệ sinh lần lượt từ tầng dưới cùng lên tầng trên cùng; trong cùng một tầng,
một phía ưu tiên vệ sinh chuỗi đỡ trước, chuỗi néo sau;
2. Trong cùng một cột (ví dụ cột xuất tuyến) có nhiều mạch, nhiều cấp điện
áp, do hai đơn vị quản lý trở lên, khi một đơn vị tiến hành vệ sinh cách điện
thì cũng phải tuân thủ nguyên tắc vệ sinh từ pha dưới cùng lên, không nhất
thiết pha đường dây đó có cùng đơn vị quản lý vận hành hay không.
9
Điều 31. Cách vệ sinh cách điện thiết bị treo trên cột điện
Các thiết bị treo trên cột điện như máy biến áp, recloser, biến điện áp, biến
dòng điện,… nếu cách điện (busing) bố trí kiểu đứng thì vệ sinh từ dưới lên, nếu
cách điện bố trí kiểu nằm ngang thì vệ sinh từ ngoài dây dẫn vào trong, thực hiện
tuần tự từ thấp lên cao.
Điều 32. Cách vệ sinh hot-line thiết bị trong trạm biến áp
1. Quy trình này chỉ vệ sinh cách điện của các thiết bị ngoài trời, không áp
dụng cho các thiết bị trong nhà như các tủ hợp bộ, thiết bị GIS…;
2. Khi vệ sinh thiết bị trong trạm biến áp cần lưu ý hạn chế việc nước bắn
lan sang các thiết bị khác chưa được vệ sinh, dễ tạo nên ướt cách điện,
tạo dòng dẫn nước bẩn, có thể gây phóng điện. Bắn nước xuôi theo chiều
gió, các thiết bị phía trước hướng bắn nước cần vệ sinh trước. Vệ sinh
lần lượt thiết bị từ thấp lên cao; Với thiết bị có đường kính cách điện ≤ 20
cm, sử dụng một súng bắn nước, thực hiện vệ sinh từ thấp dần lên trên
(hình 5);
3. Khi cách điện bị nhiễm bẩn nặng và đường kính thiết bị > 20cm cần sử
dụng hai vòi phun đồng thời, hai vòi phun bố trí lệch nhau một góc khoảng
900, hai vòi phun do 2 nhân viên điều khiển, khi áp lực đầu vòi đủ, bắn từ
phần thấp nhất của cách điện, hai vòi rê đồng thời dần lên trên, đến điểm
trên cùng của cách điện, hai vòi cùng chuyển hướng kéo nhanh xuống phía
dưới và kết thúc tại điểm bắt đầu. Khi cách điện bị nhiễm bẩn nhẹ có thể sử
dụng một vòi phun, bắn thành hai lần ở hai góc khác nhau. Nhiễm bẩn nặng
là nhiễm bẩn cấp độ C và D theo tiêu chuẩn ESDD (ESDD là phương pháp
đánh giá mức độ nhiễm bẩn của cách điện theo nồng độ muối tương
đương), cấp C: > 0,12 ÷ 0.24 mg/cm2, cấp D: > 0,24 mg/cm2 );
4. Khi vệ sinh các chuỗi cách điện (giàn thanh cái) thực hiện như khi vệ sinh
chuỗi cách điện đường dây. Với thiết bị trên cao có thể dùng xe gàu, xe
nâng hỗ trợ đưa nhân viên bắn nước lên vị trí thích hợp. Khi vệ sinh các
chuỗi cách điện trên cao cần lưu ý các thiết bị bên dưới, nếu thiết bị bị
nhiễm bẩn thì phải vệ sinh các thiết bị này trước;
a. Với giàn cột cổng, thanh cái kết cấu thép: khi di chuyển, đưa dụng cụ
lên cao và bắn nước luôn luôn thực hiện bên trong lòng cột, lòng xà;
b. Với giàn cột cổng bằng cột bê tông ly tâm 20m: chỉ được phép trèo
lên đến độ cao không quá 4m so với mặt đất để vệ sinh cách điện;
ống dẫn nước phải cố định chắc chắn vào thân cột.

10
Hình 5: Vệ sinh thiết bị đk < 20cm Hình 6: Vệ sinh thiết bị đk > 20cm + bẩn nặng
Điều 33. Thông tin liên lạc và công tác điều độ
1. Giữa đơn vị quản lý vận hành và Đơn vị công tác hot-line luôn giữ liên lạc
bằng cử người đại diện giám sát tại hiện trường;
2. Tại nơi công tác, người chỉ huy trực tiếp dùng máy bộ đàm để ra lệnh cho
các thành viên trong Đơn vị công tác. Khi sử dụng bộ đàm, nhân viên số 2
trên cột là người mang bộ đàm 5W;
3. Vệ sinh hot-line không bắt buộc khóa chức năng tự động đóng lặp lại của
rơle bảo vệ (F79);
4. Vệ sinh hot-line không làm thay đổi hiện trạng kết lưới vận hành và chỉnh
định rơle nên không làm thủ tục giao nhận lưới với hệ thống Điều độ các
cấp nhưng Đơn vị quản lý vận hành phải thông tin cho Điều độ biết.
Điều 34. Bảo quản trang thiết bị, vật dụng, phụ kiện vệ sinh cách điện hot-line
Tất cả trang thiết bị, vật dụng, phụ kiện phục vụ vệ sinh cách điện hot-line
trước khi sử dụng phải kiểm tra kỹ độ chắc chắn về cơ học, về kết nối; các vật dụng
cách điện phải kiểm tra độ cách điện (có biên bản thí nghiệm cách điện còn hiệu lực).
Sau khi sử dụng xong phải làm vệ sinh sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng trong kho, ở nơi
khô ráo; định kỳ kiểm tra bảo dưỡng các thiết bị động lực, thiết bị xử lý nước.

11
PHẦN IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 35. Trách nhiệm thực hiện

1.Các ban chức năng thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm kiểm
tra việc thực hiện Quy trình này;

2.Các Phó Tổng Giám đốc, Trưởng Ban Tổng hợp, Trưởng Ban Kiểm soát nội
bộ Hội đồng thành viên, Chánh Văn phòng, Trưởng các Ban của Cơ quan Tập đoàn
Điện lực Việt Nam, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam,
các Công ty con do Tập đoàn Điện lực Việt Nam 100% nắm giữ vốn điều lệ, Người
đại diện theo ủy quyền phần vốn góp của Tập đoàn Điện lực Việt Nam tại các công
ty con, công ty liên kết.
Điều 36. Điều khoản thi hành

1. Quy trình này có hiệu lực kể từ ngày ký;

2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc hoặc khó khăn, các đơn vị phản
ánh kịp thời về Tập đoàn Điện lực Việt Nam để xem xét giải quyết, sửa đổi
bổ sung cho phù hợp./.

TỔNG GIÁM ĐỐC

Phạm Lê Thanh

12
PHỤ LỤC 1

Đơn vị: ………………….…..…………


MP-02VS
ĐỘI VỆ SINH HOT-LINE
Số: /
………… .…..……

PHIẾU THỰC HIỆN CÔNG VIỆC


VỆ SINH HOT-LINE

A. Nhân lực và vị trí công tác:


1. Thực hiện theo Phiếu công tác của đơn vị vận hành cấp
Số: ……………. Ngày: …………………..… Đơn vị cấp: ………………….………….……………………………....
2. Người chỉ huy trực tiếp: …………….….…..……...…………………...............………….. Bậc ATĐ ……../5
3. Người đại diện đơn vị vận hành : ……………………………..................…...…….. Bậc ATĐ ……../5
4. Phân công Nhân viên Đơn vị VSHL:

STT Họ và tên Bậc ATĐ Nhiệm vụ Ghi chú


1 /5 NV1 Bắn nước trên cao
2 /5 NV2 Phụ việc trên cao
3 /5 NV3 Phụ việc dưới đất
4 /5 NV4 Phụ trách động lực
5 /5 NV5 Chỉ huy trực tiếp

5. Địa điểm công tác (đường dây, TBA): .……………….………….….…….….


…………………………………………………………………..…..……..……….…...…………….…

6. Vị trí (cột, thiết bị): …..….… Loại cột (thiết bị): ….…...… Số chuỗi cách điện:………….…..…
B. Kiểm tra công tác chuẩn bị: (Người chỉ huy trực tiếp kiểm tra, đánh dấu)
1. Đã kiểm tra và thực hiện xong việc kết nối thiết bị:
2. Đã thực hiện xong nối đất thiết bị, súng bắn nước:
3. Đã đo điện trở suất của nước (2 thiết bị đo): 1:…..…kΩ.cm, 2:……kΩ.cm
4. Đã bắn nước thử súng dưới đất (nơi không điện):
5. Đã đo tốc độ gió và xác định hướng gió: Tốc độ gió: …….…...m/s
6. Đã xác định thứ tự pha vệ sinh ưu tiên: …….… ….....… ………

7. Đã kiểm tra đầy đủ trang bị BHLĐ cá nhân:


8. Nhân viên đủ điều kiện sức khoẻ làm việc:

13
9. Đã phổ biến chi tiết công việc trong toàn Đội VSHL:

Xác nhận công việc chuẩn bị đã hoàn tất, đủ điều kiện để vệ sinh hot-line
Chữ ký và họ tên: NV1 NV4

Người Chỉ huy trực tiếp Đại diện đơn vị QLVH

C. Kết quả công việc:


1. Bắt đầu lên cột lúc: ……………………… hoàn thành vệ sinh lúc: ………………………..……….……
2. Số chuỗi (số pha) cách điện đã vệ sinh: …………………………………………..…...………………………
3. Cách điện trước khi vệ sinh: ………….…….……….… sau khi vệ sinh: ………..………......…………
4. Tiếng kêu trước khi vệ sinh: …………………………… sau khi vệ sinh: …………………..….………
8. Những lưu ý khác (nếu có): …………………….……………………….……………………………..…..……………
.……………………………………………………………………………………………………..………………………………………...……
.……………………………………………………………………………………………………..………………………………………...……
.……………………………………………………………………………………………………..………………………………………...……
.………………………………………………………………………………………………………………..……………………………...……
Hoàn thành, khóa phiếu lúc……… ngày …….. tháng ……. năm …….……

Đại diện đơn vị QLVH Người chỉ huy trực tiếp


(Ký và ghi họ tên) (Ký và ghi họ tên)

…………………….………………………… …………………….…………………………

Ghi chú:
- Nhân viên trực tiếp bắn nước có thể từ chối thực hiện công việc nếu điều kiện sức
khoẻ không tốt hoặc xét thấy điều kiện an toàn chưa bảo đảm theo quy trình;
- Phiếu này được sử dụng cho từng vị trí công tác một, được lưu tại Đơn vị VSHL
và đơn vị QLVH ít nhất 1 năm. Người chỉ huy trực tiếp có trách nhiệm lập phiếu
và ghi chép cẩn thận.
14
PHỤ LỤC 2

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT VỆ SINH CÁCH ĐIỆN HOT-LINE


1. Công tác chuẩn bị chung
1.1. Kiểm tra mức độ nhiễm bẩn để quyết định vệ sinh hot-line:
+ Hiện nay vẫn chủ yếu là quan sát bằng mắt thường qua kiểm tra ngày (xác
định màu sắc cách điện thay đổi) và kiểm tra đêm (qua mức độ phóng điện
vầng quang, soi bằng máy corocam), nên kiểm tra đêm vào thời điểm môi
trường bất lợi nhất (vào khoảng 2h ÷ 5h sáng, có sương, độ ẩm môi trường
cao). Đây là phương pháp kinh nghiệm, được tích lũy nhiều năm, độ chính xác
tương đối;
+ Giám sát online mức độ nhiễm bẩn qua giới hạn giá trị dòng rò max để có
quyết định vệ sinh chính xác hơn (nếu cần);
1.2. Khảo sát địa hình, mặt bằng vị trí công tác: Trước khi tiến hành, Đội công
tác phải khảo sát kỹ hiện trường, bao gồm đường vào tuyến, mặt bằng vị trí,
nguồn lấy nước thô. Sau khi khảo sát Đội công tác lập phương án thực hiện và
biện pháp an toàn thích hợp;
1.3. Tiến hành xử lý nước (khử ion) để đạt chuẩn cách điện yêu cầu của cấp
điện áp và bảo đảm đủ khối lượng nước làm việc trong ngày;
1.4. Kiểm tra toàn bộ thiết bị động lực, thiết bị áp lực, trang bị BHLĐ, phụ
kiện, vật dụng; chuẩn bị đủ thiết bị đo, đủ nhiên liệu;
1.5. Tập kết xe hợp bộ (là xe tải, trên đó có lắp đặt đầu bơm, động cơ kéo, máy
phát, thiết bị xử lý nước, các phụ kiện, vật dụng, bồn nước, ...) vào vị trí, càng
gần chân cột càng tốt. Tiến hành đặt tiếp đất các thiết bị kim loại của xe
(khung xe; gầm xe…) vào tiếp đất cột điện. Nối đất súng bắn, ống dẫn vào tiếp
đất cột. Soạn phụ kiện, vật dụng, đồ nghề gần chân cột trên một tấm bạt sạch.
Tiến hành đo tốc độ gió và xác định hướng gió;
1.6. Tiến hành đo kiểm tra điện trở suất của nước, khởi động bơm để súc rửa
đường ống, vòi phun (để thải nước cũ còn tồn trong ống);
1.7. Nguyên tắc kéo vật dụng lên cao: Nhân viên trèo lên cột mang theo người
1 lô dây thừng nhỏ, dài (10 ÷ 30) mét để làm dây mồi, lô dây mồi này một đầu
cố định vào lô dây, một đầu tự do có buộc một vật nặng để thả định hướng
thẳng đứng của cột, phòng tránh trường hợp gió lớn làm bay dây vi phạm
khoảng cách an toàn. Dùng dây mồi này để kéo puly và dây thừng kéo tải lên
cao;
1.8. Phân công nhiệm vụ từng người trong nhóm công tác 4 người;
- Người Nhân viên số 1 (NV1): bắn nước vệ sinh trên cao;
- Người Nhân viên số 2 (NV2): phụ việc dưới đất;
15
- Người Nhân viên số 3 (NV3): phụ trách thiết bị động lực dưới đất;
- Người Nhân viên số 4 (NV4): là người chỉ huy trực tiếp và giám sát.
1.9 Nguyên tắc bắn nước;
Sau khi xác định trên cột đã chuẩn bị xong hệ thống bắn nước, NV1 và
NV2 đã sẵn sàng với đầy đủ trang bị BHLĐ cá nhân, người chỉ huy trực tiếp ra
lệnh khởi động máy bơm, khi tốc độ máy ổn định, kiểm tra đủ áp lực, người
chỉ huy ra lệnh cho NV1 thực hiện việc bắn rửa. Sau khi kết thúc một pha thì
dừng máy bơm, di chuyển đến pha mới thực hiện lại từ đầu.
1.10. Nguyên tắc thu dọn hiện trường sau khi hoàn thành;
Tất cả vật dụng mang lên cột đều phải được thu dọn và mang xuống đất
theo cách thức đã kéo lên (nghiêm cấm ném, thả tự do). Phân công người NV2
là người kiểm tra và xuống cột sau cùng. Khi tất cả công nhân trên cao đã
xuống đến mặt đất, thu dọn hệ thống bắn nước vào lô rồi mới tiến hành tháo
tiếp đất của hệ thống bắn nước. Thu dọn xong tất cả vật dụng lên xe xong mới
thực hiện tháo tiếp đất xe với cột.
1.11. Một số lưu ý;
- Khi vệ sinh cách điện 110 kV cột thép, cột nhiều mạch cần bố trí thêm
một nhân viên làm việc trên cao để phụ việc cho NV1, nhân viên này
cũng được trang bị và yêu cầu nắm bắt công việc như NV1;
- Khi vệ sinh cách điện phải trèo lên cột cao, nhân viên chỉ cần mang giày
vải;
- Nhân viên khi trèo lên cột đang mang điện có mang theo vật dụng, để
tránh vi phạm khoảng cách an toàn cần phải di chuyển bên trong lòng
cột, vị trí cần chuyển vào bên trong do Người chỉ huy trực tiếp quyết
định tại hiện trường;
- Thứ tự ưu tiên vệ sinh phụ thuộc vào hướng gió và nguyên tắc từ thấp
lên cao.

16
1. Vệ sinh hot-line cách điện cột đỡ đơn 110 kV bê tông ly tâm
a. Thực hiện công tác chuẩn bị chung như
trên;
b. NV1 trèo lên đến vị trí mặt bích cột, ổn
định vị trí, thả dây mồi xuống, NV2 buộc
súng bắn nước cho NV1 kéo lên;
c. NV1 chọn vị trí thích hợp để có thể bắn
nước các chuỗi cách điện;
d. NV3 chuẩn bị nguồn động lực;
e. NV4 kiểm tra lần cuối điện trở suất
nước, các tiếp đất, sự sẵn sàng của NV1;
f. NV4 ra lệnh cho NV3 khởi động bơm;
g. NV1 khi thấy áp lực nước đủ mạnh thì
tiến hành vệ sinh 2 chuỗi sứ xà dưới rồi
chuyển lên chuỗi sứ xà trên. Nếu vị trí
đứng bị vướng có thể vệ sinh từng chuỗi
một rồi cắt nước chuyển. Vệ sinh theo thứ
tự A  B  C; (hướng gió từ B  A);
h. Nếu cách điện bị nhiễm bẩn nặng có thể
bắn nước hai lần hoặc kéo dài thời gian
bắn nước một chuỗi;
i. Xong việc vệ sinh một vị trí, thực hiện
việc thu dọn và tháo tiếp đất như phần
hướng dẫn chung.

17
2. Vệ sinh hot-line cách điện cột néo 110 kV bê tông ly tâm
a. Thực hiện công tác chuẩn bị chung như
trên;
b. NV1 trèo lên đến vị trí mặt bích cột, ổn
định vị trí, thả dây mồi xuống, NV2 buộc
súng bắn nước cho NV1 kéo lên;
c. NV1 chọn vị trí thích hợp để có thể bắn
nước các chuỗi cách điện;
d. NV3 chuẩn bị nguồn động lực;
e. NV4 kiểm tra lần cuối điện trở suất
nước, các tiếp đất, sự sẵn sàng của NV1;
f. NV4 ra lệnh cho NV3 khởi động bơm;
g. NV1 khi thấy áp lực nước đủ mạnh thì
tiến hành vệ sinh các chuỗi sứ ở pha
thuận lợi, xong cắt nước, NV1 chọn lại
thế đứng để tiếp tục vệ sinh những pha
khác. Vệ sinh theo thứ tự A  B  C;
(hướng gió từ B  A);
h. Lưu ý: khi bắn chuỗi đỡ lèo tránh làm
lèo di chuyển lớn vi phạm khoảng cách an
toàn;
i. Nếu cách điện bị nhiễm bẩn nặng có thể
bắn nước hai lần hoặc kéo dài thời gian
bắn nước một chuỗi;
j. Xong việc vệ sinh một vị trí, thực hiện
việc thu dọn và tháo tiếp đất như phần
hướng dẫn chung.

18
4. Vệ sinh hot-line cách điện cột đỡ 110 kV, cột thép 1 mạch
a. Thực hiện công tác chuẩn bị chung
như trên;
b. NV1 trèo lên cột theo bulông chân
thang dọc cột đến vùng số 1, di chuyển
vào bên trong thân cột, tiếp tục trèo lên
cao theo các thanh giằng xéo, đến vùng
2 dừng lại, lựa chọn điểm đứng thích
hợp, phối hợp với NV2 bố trí hệ thống
kéo vật dụng;
c. Kéo súng bắn nước đã gắn với ống
dẫn nước và dây tiếp đất đầu vòi lên vị
trí vùng 2. Định vị cố định ống dẫn, dây
tiếp đất vào thanh cột ít nhất 2 điểm
bằng các vòng treo tự khoá;
d. NV1 chọn vị trí đứng thuận lợi trong
vùng 2, có thể quan sát chuỗi cách điện
A, kiểm tra lại các trang bị BHLĐ cá
nhân đã đầy đủ, hướng đầu súng bắn
nước vào bát sứ dưới cùng của chuỗi đỡ
pha A, báo hiệu NV4 biết mọi việc đã
sẵn sàng;
e. NV4 ra lệnh cho NV3 khởi động
nguồn động lực kéo đầu bơm, khi đủ áp
lực nước đầu vòi NV1 thực hiện bắn
nước vệ sinh, sau khi kết thúc một pha
NV4 ra lệnh dừng bơm;
f. NV1 chọn lại thế đứng, hướng súng
sang pha B, thực hiện tương tự pha A.
Xong pha B, NV1 tiếp tục di chuyển lên
vùng 3 và thực hiện pha C tương tự. Lưu
ý phải thực hiện đúng theo trình tự A 
B  C hoặc B  A  C (tùy theo
hướng gió);
g. Xong việc vệ sinh một vị trí, thực hiện
việc thu dọn và tháo tiếp đất như phần
hướng dẫn chung.

19
5. Vệ sinh hot-line cách điện cột néo 110 kV, cột thép 1 mạch
a. Thực hiện công tác chuẩn bị chung;
b. NV1 trèo lên cột theo bulông chân thang
dọc cột đến vùng số 1, di chuyển vào bên
trong thân cột, tiếp tục trèo lên cao theo các
thanh giằng xéo, đến vùng 2 dừng lại, lựa chọn
điểm đứng thích hợp, phối hợp với NVN2 bố
trí hệ thống kéo vật dụng;
c. Kéo súng bắn nước đã gắn với ống dẫn nước
và dây tiếp địa đầu vòi lên vị trí vùng 2. Định
vị cố định ống dẫn, dây tiếp đất vào thanh cột
ít nhất 2 điểm bằng các vòng treo tự khoá;
d. NV1 chọn vị trí đứng thuận lợi trong vùng
2, có thể quan sát chuỗi cách điện A, kiểm tra
lại các trang bị BHLĐ cá nhân đã đầy đủ,
hướng đầu súng bắn nước vào bát sứ dưới
cùng của chuỗi néo pha A, báo hiệu cho NV4
biết mọi việc đã sẵn sàng;
e. NV4 ra lệnh cho NV3 khởi động nguồn
động lực kéo đầu bơm, khi đủ áp lực nước đầu
vòi NV1 thực hiện bắn nước vệ sinh. Xong di
chuyển hướng đầu vòi sang chuỗi néo pha A
còn lại, thực hiện tương tự. Kết thúc pha A,
NV4 ra lệnh dừng bơm;
f. NV1 chọn lại thế đứng, hướng súng sang
pha B, thực hiện tương tự pha A. Xong pha B,
NV1 tiếp tục di chuyển lên vùng 3 và thực
hiện pha C tương tự. Lưu ý phải thực hiện
đúng theo trình tự A  B  C hoặc B  A
 C (tùy theo hướng gió)
g. Lưu ý: pha nào có chuỗi đỡ lèo thì khi vệ
sinh pha đó cần thực hiện vệ sinh chuỗi đỡ lèo
trước rồi mới tiến hành vệ sinh hai chuỗi néo
hai bên. Cách bắn nước vệ sinh chuỗi đỡ lèo
giống như chuỗi đỡ;
h. Xong việc vệ sinh một vị trí, thực hiện việc
thu dọn và tháo tiếp đất như phần hướng dẫn
chung.

20
6. Vệ sinh hot-line cách điện cột đỡ 110 kV, cột thép 2 mạch
a. Thực hiện công tác chuẩn bị chung;
b. NV1 trèo lên cột theo bulông chân thang
dọc cột đến vùng 1, di chuyển vào bên trong
thân cột, tiếp tục trèo lên cao theo các thanh
giằng xéo, đến vùng 2 dừng lại, lựa chọn
điểm đứng thích hợp, phối hợp với NV2 bố
trí hệ thống kéo vật dụng;
c. Kéo súng bắn nước đã gắn với ống dẫn
nước và dây tiếp đất đầu vòi lên vị trí vùng 2.
Định vị cố định ống dẫn, dây tiếp đất địa vào
thanh cột ít nhất 2 điểm bằng các vòng treo
tự khoá;
d. NV1 chọn vị trí đứng thuận lợi trong vùng
2, có thể quan sát chuỗi cách điện A1, kiểm
tra lại các trang bị BHLĐ cá nhân đã đầy đủ,
hướng đầu súng bắn nước vào bát sứ dưới
cùng của chuỗi đỡ pha A1, báo hiệu NV4
biết mọi việc đã sẵn sàng;
e. NV4 ra lệnh cho NV3 khởi động nguồn
động lực kéo đầu bơm, khi đủ áp lực nước
đầu vòi NV1 thực hiện bắn nước vệ sinh.
NV4 ra lệnh dừng bơm khi xong mỗi pha;
f. NV1 chọn lại thế đứng, hướng súng sang
pha A2, thực hiện tương tự pha A1. Xong
pha A2, NV1 tiếp tục di chuyển lên vùng 3
và thực hiện pha B1 và B2 tương tự. Xong
tầng 2, NV1 tiếp tục di chuyển lên vùng 4,
tầng 3, tiếp tục thực hiện pha C1 và C2 tương
tự. Lưu ý: phải thực hiện đúng theo trình tự
A1 A2  B1  B2  C1  C2;
g. Xong việc vệ sinh một vị trí, thực hiện
việc thu dọn và tháo tiếp đất như phần hướng
dẫn chung.

21
7. Vệ sinh hot-line cách điện cột néo 110 kV, cột thép 2 mạch
a. Thực hiện công tác chuẩn bị chung;
b. NV1 trèo lên cột theo bulông chân thang
dọc cột đến vùng số 1, di chuyển vào bên
trong thân cột, tiếp tục trèo lên cao theo các
thanh giằng xéo, đến vùng 2 dừng lại, lựa
chọn điểm đứng thích hợp, phối hợp với
NV2 bố trí hệ thống kéo vật dụng;
c. Kéo súng bắn nước đã gắn với ống dẫn
nước và dây tiếp đất đầu vòi lên vị trí vùng 2.
Định vị cố định ống dẫn, dây tiếp đất vào
thanh cột ít nhất 2 điểm bằng các vòng treo
tự khoá;
d. NV1 chọn vị trí đứng thuận lợi trong vùng
2, có thể quan sát chuỗi cách điện A1, kiểm
tra lại các trang bị BHLĐ cá nhân đã đầy đủ,
hướng đầu súng bắn nước vào bát sứ dưới
cùng của chuỗi đỡ pha A1, báo hiệu NV4
biết mọi việc đã sẵn sàng;
e. NV4 ra lệnh cho NV3 khởi động nguồn
động lực kéo đầu bơm, khi đủ áp lực nước
đầu vòi NV1 thực hiện bắn nước vệ sinh.
NV4 ra lệnh dừng bơm khi xong mỗi pha;
f. NV1 chọn lại thế đứng, hướng súng sang
pha A2, thực hiện tương tự pha A1. Xong
pha A2, NV1 tiếp tục di chuyển lên vùng 3
và thực hiện pha B1 và B2 tương tự. Xong
tầng 2, NV1 tiếp tục di chuyển lên vùng 4,
tầng 3, tiếp tục thực hiện pha C1 và C2 tương
tự. Lưu ý phải thực hiện đúng theo trình tự
A1 A2  B1  B2  C1  C2;
g. Lưu ý: pha nào có chuỗi đỡ lèo thì khi vệ
sinh pha đó cần thực hiện vệ sinh chuỗi đỡ
lèo trước rồi mới tiến hành vệ sinh hai chuỗi
néo hai bên. Cách bắn vệ sinh chuỗi đỡ lèo
giống như chuỗi đỡ;
h. Xong việc vệ sinh một vị trí, thực hiện
việc thu dọn và tháo tiếp đất như phần hướng
dẫn chung.
22
8. Vệ sinh hot-line cách điện đường dây 22 kV, 35 kV
a. Thực hiện công tác chuẩn bị chung như trên, ngoại trừ việc nối đất súng bắn
nước và thiết bị, cấu kiện kim loại không thực hiện (vì dòng rò qua tia nước ~
0 khi điện trở suất của nước lớn hơn 20 kΩ.cm);
b. NV1 bắn nước, NV2 phụ dưới đất, NV3 phụ trách động lực, NV4 chỉ huy
trực tiếp kiêm giám sát;
c. Phương pháp trèo cột: NV1 trèo lên cột đến vị trí thích hợp, bảo đảm khoảng
cách an toàn tối thiểu 2,5 m, ổn định vị trí, phối hợp NV2 kéo súng bắn nước
lên, khi đã sẵn sàng NV4 ra lệnh NV3 khởi động bơm, NV1 bắn nước từ dưới
lên, từ ngoài vào trong. Hạn chế của phương pháp này là bắn nước thẳng
đứng, khó bao phủ khi pha giữa bị che khuất và nước rơi xuống người NV1
làm khó quan sát;
d. Phương pháp sử dụng thang cố định đặt trên xe cơ giới: xe tiếp cận gần cột,
NV1 lên thang bảo đảm khoảng cách an toàn, ổn định vị trí, NV2 chuyển
súng bắn nước cho NV1, khi tất cả đã sẵn sàng, NV4 ra lệnh NV3 khởi động
bơm, NV1 bắn nước từ dưới lên trên, từ xa đến gần;
e. Phương pháp sử dụng xe gàu, xe nâng: xe tiếp cận gần cột, NV1 lên gàu
mang theo súng bắn nước, lái xe điều khiển xe gàu (hoặc NV1 tự hành) lên vị
trí thích hợp, bảo đảm khoảng cách an toàn, khi tất cả đã sẵn sàng, NV4 ra
lệnh NV3 khởi động bơm, NV1 bắn nước từ dưới lên trên, từ xa đến gần;
f. Khi trên cột có gắn FCO cần hạn chế bắn nước trực diện vào đầu ống chì theo
hướng mở hoặc giảm áp lực bơm. Khi trên cột có gắn các đầu cáp trần hoặc
các dây lèo cần lưu ý tránh bắn trực tiếp theo hướng có khả năng gây chập
mạch (để bảo đảm an toàn có thể giảm áp lực bơm hoặc tăng khoảng cách);
g. Nếu cách điện bị nhiễm bẩn nặng có thể bắn nước hai lần hoặc kéo dài thời
gian bắn nước một vị trí;
h. Xong việc vệ sinh một vị trí, thực hiện việc thu dọn và tháo tiếp đất như phần
hướng dẫn chung;
i. Khi vệ sinh đường dây dọc theo các đường phố, khu dân cư nên tiến hành vào
ban đêm để tránh ảnh hưởng cho sinh hoạt của người dân.

23
9. Vệ sinh hot-line thiết bị trạm biến áp

a. Thực hiện công tác chuẩn bị chung như trên, riêng súng bắn nước chuẩn bị 2
súng để vệ sinh những thiết bị có đường kính trụ cách điện lớn hơn 20 cm và
nhiễm bẩn nặng. Vệ sinh trong trạm biến áp cần phải nối đất súng bắn nước ở tất
cả cấp điện áp (22, 35, 110 kV);
b. Vệ sinh cách điện giàn thanh cái thực hiện giống như vệ sinh chuỗi néo đường
dây, NV1 trèo lên cột thép hoặc sử dụng xe, thang để nâng lên độ cao thích hợp,
bảo đảm khoảng cách an toàn tối thiểu, tiến hành bắn nước từ phía dây dẫn vào
xà;
c. Vệ sinh cách điện đứng, cách điện dao cách ly, FCO, … có đường kính < 20 cm
chỉ cần thực hiện một súng bắn nước. Nguyên tắc bắn nước từ phía dưới lên trên
và thuận theo chiều gió;
d. Vệ sinh cách điện TU, TI, máy cắt, máy biến áp, … có đường kính > 20 cm nên
sử dụng 2 súng bắn nước đồng thời, bố trí lệch nhau một góc 90 0; nếu cách điện
bị nhiễm bẩn nhẹ có thể sử dụng 1 súng bắn hai lần, hai bên. Nguyên tắc bắn
nước từ phía dưới lên trên và thuận theo chiều gió;
e. Lưu ý: tránh bắn nước trực tiếp vào các hộp đấu cáp nhị thứ, má dao cách ly, đầu
ống chì FCO hướng mở; với cách điện composite cần giảm bớt áp lực máy bơm
hoặc tăng thêm khoảng cách từ vòi phun đến cách điện.

24
25

You might also like