You are on page 1of 3

BÀI TẬP VỀ SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT

Bài 1: Trong các quá trình kể dưới đây, hãy cho biết đâu là hiện tượng hóa học,
đâu là hiện tượng vật lí. Giải thích.
a) Dây sắt cắt nhỏ từng đoạn và tán thành đinh.
b) Hòa tan axit axetic vào nước được dung dịch axit axetic loãng, dùng làm giấm
ăn.
c) Vành xe đạp bằng sắt bị phủ một lớp gỉ màu nâu đỏ.
d) Để rượu nhạt (rượu có tỉ lệ nhỏ chất rượu etylic tan trong nước) lâu ngày ngoài
không khí, rượu nhạt lên men và chuyển thành giấm chua.
e) Khi mở nút chai nước giải khát loại có gas thấy sủi bọt lên.
f) Hòa vôi sống vào nước được vôi tôi (vôi tôi là canxi hidroxit, nước vôi trong là
dung dung dịch chất này)
Bài 2: Sản xuất vôi được tiến hành qua hai công đoạn chính. Đá vôi thành phần
chính là chất canxi cacbonat được đập thành cục nhỏ tương đối đều nhau. Sau đó
đá vôi được xếp vào lo nung nóng thì thu được vôi sống_chất canxi oxit và khí
cacbon đioxit thoát ra ngoài. Hãy cho biết công đoạn nào xảy ra hiện tượng vật lí,
công đoạn nào xảy ra hiện tượng hóa học. Giải thích.
Bài 3: Vào mùa đông khi để mỡ động vật (mỡ ăn) ngoài không khí mỡ đông đặc
lại. Khi đun nấu, mỡ chảy ra thành dạng lỏng. Mỡ lỏng bay hơi, người đầu bếp nấu
ăn có dầu mỡ trên bếp, hơi mỡ tiếp xúc với nhiệt độ cao bốc cháy ngay trong chảo
đun. Em hãy có biết giai đoạn nào xảy ra hiện tượng vật lí, giai đoạn nào xảy ra
hiện tượng hóa học. Giải thích. Biết rằng mỡ cháy là phản ứng với oxi có trong
không khí và có tạo ra hơi nước và khí cacbon đioxit thoát ra ngoài.
BÀI TẬP VỀ PHẢN ỨNG HÓA HỌC
Bài 1: Nếu vô ý để giấm (giấm là dung dịch chứa axit axetic) đổ vào nền gạch đá
hoa (trong thành phần có chất canxi cacbonat) ta sẽ quan sát thấy có bọt khí sủi
lên.
a) Dấu hiệu nào cho thấy đã có phản ứng hóa học xảy ra?
b) Viết phương trình chữ của phản ứng biết rằng sản phẩm là các chất canxi axetat
và khí cacbon đioxit thoát ra ngoài.
Bài 2: Trường em đang quét vôi tường. Nước vôi có chất canxi hidroxit được quét
lên tường, sau một thời gian sẽ khô và hóa rắng (chất rắn là canxi cacbonat)
a) Dấu hiệu nào cho thấy đã có phản ứng hóa học xảy ra.
b) Biết rằng có chất khí cacbon đioxit trong không khí đã tham gia vào phản ứng
và sản phẩm có nước (chất này bay hơi). Em hãy biết phương trình chữ của phản
ứng trên.
Bài 3: Cho sơ đồ tượng trưng cho phản ứng giữa kim loại kẽm và axit clohidric
như sau

Zn
H
Cl Cl
Zn H
 Cl H
H
Cl

- Phản ứng xảy ra với bao nhiêu nguyên tử, phân tử của mỗi chất phản ứng, tạo ra
bao nhiêu phân tử.
- Trước phản ứng có chất nào, sau phản ứng có chất nào. Số nguyên tử mỗi nguyên
tố là bao nhiêu.
- Liên kết giữa những nguyên tử trong phân tử nào bị tách rời, phân tử nào được
tạo ra.
Bài 4: Cho sơ đồ phản ứng sau:
a) Cr + O2 ---> Cr2O3
b) Fe + Br2 ---> FeBr3
Lập phương trình và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử của các chất trong mỗi
phản ứng.
Bài 5: Yêu cầu như bài 4
a) K + O2 ---> K2O
b) Al + CuCl2 ---> AlCl3 + Cu
c) NaOH + Fe2(SO4)3 ---> Fe(OH)3 + Na2SO4
d) Na2SO4 + BaCl2 ---> BaSO4 + NaCl
Bài 6: Em hãy lập các phương trình hóa học sau
a) KClO3 ---> KCl + O2
b) Fe + HCl ---> FeCl2 + H2
c) K2O + H2O ---> KOH
d) NaOH + Fe2(SO4)3 ---> Fe(OH)3 + Na2SO4
Bài 7: Lập các phương trình sau và cho biết tỉ lệ số nguyên tử phân tử trong từng
phản ứng:
a) Na + H2O ---> NaOH + H2
b) Fe + O2 ---> Fe2O3
c) HCl + Ca(OH)2 ---> CaCl2 + H2O
d) Zn + H2SO4 ---> ZnSO4 + H2
e) H2 + Cl2 ---> HCl
Bài 8*: Hãy chọn hệ số và công thức hóa học phù hợp để đặt vào các dấu ? trong
các sơ đồ phản ứng sau hoàn thành phương trình hóa học.
a) ? Al(OH)3 --> ? + 3H2O
b) Fe + ? AgNO3 --> ? + 2Ag
c) ? NaOH + ? --> Fe(OH)3 + ? NaCl
d) Al + H2SO4 --> ? + ? H2

Bài 9*: Cho sơ đồ phản ứng sau:


Fe(OH)y + H2SO4 ---> Fex(SO4)y + H2O
a) Hãy biện luận thay x và y ( biết rằng x#y) bằng các số thích hợp rồi lập
phương trình hóa học trên.
b) Cho biết tỉ lệ số phân tử của 4 cặp chất tùy chọn.

You might also like