You are on page 1of 5

CHUYÊN ĐỀ 2: CÔNG THỨC HÓA HỌC

A. Kiến thức trọng tâm


1. Công thức hóa học của đơn chất: Ax
- Với kim loại và một số phi kim ở trạng thái rắn: x = 1. VD: Cu, Ag, Fe, Ca…
- Với các phi kim ở trạng thái khí, thường: x = 2. VD: O2; Cl2; H2; N2…
2. Công thức hóa học của hợp chất: AxByCzDt…
Ví dụ: CTHH của nước: H2O
          CTHH của axit sunfuric: H2SO4
3. Ý nghĩa của CTHH:
- Nguyên tố nào tạo ra chất.
- Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 phân tử chất.
- Phân tử khối của chất
*Một số điểm cần lưu ý:
+ O2 chỉ 1 phân tử oxi gồm 2 nguyên tử oxi khác với 2O chỉ 2 nguyên tử oxi
+ 2O2 chỉ 2 phân tử oxi với mỗi phân tử gồm 2 nguyên tử oxi
+ SO2 chỉ 1 phân tử khí sunfurơ
4. Qui tắc về hóa trị: “Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của
chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia”
a b
AxBy => a.x = b.y.
B. Các dạng bài tập
Dạng 1: CTHH cho biết gì:
- Nguyên tố nào tạo ra chất.
- Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 phân tử chất.
- Phân tử khối của chất
Bài tập: cho CTHH của các chất sau, hãy nêu những gì biết được về mỗi chất:
a) Khí hidro sunfua H2 S
b) Nhôm hidroxit Al(OH)3
c) Canxi Oxit CaO
d) Axit sunfuric H2SO4
Hướng dẫn:
a) H2S
- Do 2 nguyên tố là hidro và lưu huỳnh tạo nên
- Phân tử gồm 2H và S liên kết với nhau
- Phân tử khối = 2H + S = 2.1 + 32 = 34
b,c,d: tương tự
Dạng 2: Viết , tìm CTHH của chất
Bài tập 1: Viết CTHH của các chất, biết:
a) Nước oxi già gồm 2H liên kết với 2O
b) Kim loại magie gồm các nguyên tử magie liên kết với nhau.
c) Than chì do nguyên tử cacbon cấu tạo nên.
d) Vôi sống do 1Ca liên kết với 1O.
e) Khí ozon do 3O liên kết với nhau.
Hướng dẫn:
a) Nước oxi già: H2O2
b) Kim loại magie: Mg
c) Than chì: C
d) Vôi sống: CaO
e) Khí ozon: O3
Bài tập 2 Một hợp chất có phân tử gồm 2 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 1 nguyên tử O và nặng hơn
phân tử hiđro 47 lần.
Cho biết tên , kí hiệu hóa học nguyên tố X, CTHH của hợp chất
Hướng dẫn:
- Tìm PTK của hợp chất: PTKhợp chất = 47.H2 = 47.2= 94
- Gọi CTHH của hợp chất có dạng : X2O
- Ta có 2. Mx +16 =94→Mx= 39 nên X là Kali (K)
- CTHH của hợp chất là K2O
Dạng 3: Lập công thức hóa học (CTHH) của hợp chất khi biết hóa trị
- Viết CT dạng chung: AxBy.
- Áp dụng qui tắc hóa trị: x.a = y.b
- Rút ra tỉ lệ: x/y = b/a = b’/a’ (tối giản)
- Viết CTHH.
Bài tập: Lập CTHH cho các hợp chất:
a. Al và O
b. Ca và (OH)
c. NH4 và NO3.
Giải:
III II
a. CT dạng chung: AlxOy.
- Áp dụng qui tắc về hóa trị: x.III = y.II
x II
- Rút ra tỉ lệ: y = III => x = 2; y = 3
- CTHH: Al2O3
b,c : tương tự
* Cách làm khác:
ab
- Viết CT dạng chung: AxBy.
- Tìm bội số chung nhỏ nhất của 2 hóa trị (a,b) = c
- Tìm: x = c: a ; y = c:b
- Viết CTHH.
Ví dụ minh họa: Lập CTHH cho hợp chất: Al và O
Giải:
III II
- CT dạng chung: AlxOy.
- BSCNN (3,2) = 6
- x = 6: 3 = 2; y = 6 : 2 =3
- CTHH: Al2O3
Lưu ý:(Lập nhanh một CTHH)
- Khi a = 1 hoặc b = 1 hoặc a = b = 1 => x = b ; y = a.
- Khi a, b không phải là bội số của nhau (a không chia hết cho b và ngược lại) thì x = b; y = a.
VD: Trong ví dụ trên 2 và 3 không phải là bội số của nhau => x = 2; y = 3 => CTHH: Al2O3.
Dạng 4: Tìm hóa trị của 1 nguyên tố khi biết CTHH
* Phương pháp giải:
- Gọi a là hóa trị của nguyên tố cần tìm.
- Áp dụng qui tắc về hóa trị để lập đẳng thức.
Giải đẳng thức trên -> Tìm n.
* Bài tập: Hãy tính hóa trị của C trong các hợp chất:
a. CO b. H2CO3
Giải:
a. – Gọi a là hóa trị của C trong hợp chất CO.
- Áp dụng QTHT: a.1 = II. 1 => A = 2.
- Vậy trong hợp chất CO, cacbon có hóa trị II.
b. Gọi b là hóa trị C trong hợp chất H2CO3
- Ta có: b = 3.II - 2.I = 4
- Vậy trong h/c H2CO3, cacbon có hóa trị IV.
C Bài tập tự luyện
Bài 1: cho CTHH của các chất sau, hãy nêu những gì biết được về mỗi chất:
a) Axit nitric HNO3
b) Liti hidroxit LiOH
c) Magie cacbonat MgCO3
d) Kali oxit K2O
e) Điphotpho penta oxit P2O5
Bài 2: Viết CTHH của các hợp chất sau
a) Mangan ddioxxit biết trong phân tử có 1Mn và 2O
b) Bari Clorua biết trong phân tử có 1 Ba và 2Cl
c) Khí Nito
d) Khí amoni do 1N liên kết với 3H
e) Nhôm sunfat biết trong phân tử có 2Al và 3 nhóm SO4 liên kết với nhau.
f) Axit photphoric biết trong phân tử có 3H, P, 4O liên kết với nhau.
Bài 3: Một hợp chất có phân tử gồm một nguyên tử của nguyên tố X liên kết với 2 nguyên tử oxi và nặng
bằng khối lượng của 1 nguyên tử đồng.
a) Tính nguyên tử khối của X
b) Cho biết tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố X
c) Viết CTHH hợp chất của nguyên tố X vừa tìm được
Bài 4: 1 hợp chất gồm 2 nguyên tử của nguyên tố hóa X liên kết với 3 nguyên tử O và có khối lượng gấp 5
lần phân tử Oxi.
a) Tính phân tử khối của hợp chất
b) Cho biết tên nguyên tố X, kí hiệu Và CTHH của hợp chất
Bài 5: Lập CTHH cho các hợp chất:
a. Cu(II) và Cl b. Al và (NO3) c. Ca và (PO4)
d. ( NH4) và (SO4) e. Mg và O g. Fe(III) và (SO4).
Bài 6: Lập CTHH giữa sắt có hóa trị tương ứng trong công thức FeCl2 với nhóm (OH).
Bài 7: Lập CTHH cho các hợp chất:
1. Al và (PO4) 2. Na và (SO4) 3. Fe (II) và Cl 4. K và (SO3)
5. Na và Cl 6. Na và (PO4) 7. Mg và (CO3) 8. Hg và (NO3)
9. Zn và Br 10.Ba và (HCO3) 11.K và (H2PO4) 12.Na và (HSO4)
Bài 8: Hãy tính hóa trị của N trong các hợp chất sau: N2O ;NO ; N2O3;NO2 ;N2O5 ; NH3; HNO3 .
Bài 9: Biết hóa trị của K(I); H(I) ; Ca(II).Tính hóa trị của các nhóm nguyên tử (SO4); (H2PO4) ; (PO4) ;
(CrO4) ; (CO3) trong các hợp chất sau :H2CrO4 ; Ca(H2PO4)2 ; K3PO4 ; K2CO3 ; H2SO4 ; CaCO3 .
Bài 10: Trong các hợp chất của sắt :FeO ; Fe2O3 ; Fe3O4 ; Fe(OH)3 ; FeCl2 thì sắt có hóa trị là bao nhiêu ?
Bài 11: Tìm hóa trị của S trong các hợp chất sau: H2S; SO2; SO3; H2SO3; H2SO4?
Bài 12: Xác định hóa trị các nguyên tố trong các hợp chất sau, biết hóa trị của O là II.
1. CO2 2. SO2 3. P2O5 4. N2O5 5.Na2O6.CaO 7.SO3
8.Fe2O3 9.CuO 10.Cr2O3 11.MnO2 12.Cu2O 13.HgO 14.NO2
15.FeO 16.PbO 17.MgO 18.NO 19.ZnO 20.Fe3O4 21.BaO
22.Al2O3 23.N2O 24.CO 25.K2O26.Li2O 27.N2O3 28.MnO
29.Hg2O 30.P2O3 31.Mn2O7 32.SnO2 33.Cl2O7 34.ZnO 35.SiO2
MỘT SỐ KIẾN THỨC PHẢI THUỘC LÒNG
1. Kí hiệu hóa học các nguyên tố.
* Bảng KHHH một số NTHH thường gặp
Bảng 1.1: Một số nguyên tố thường gặp

STT Tên nguyên tố Kí hiệu hóa học Nguyên tử khối Hóa trị
1 Hidro H 1 I
2 Heli He 4
3 Liti Li 7 I
4 Cacbon C 12 II, IV
5 Nitơ N 14 I, II, III, IV, V
6 Oxi O 16 II
7 Flo F 19 I
8 Natri Na 23 I
9 Magie Mg 24 II
10 Nhôm Al 27 III
11 Silic Si 28 IV
12 Phôtpho P 31 III, V
13 Lưu huỳnh S 32 II, IV, VI
14 Clo Cl 35,5 I, VII
15 Kali K 39 I
16 Canxi Ca 40 II
17 Crom Cr 52 II, III, …
18 Mangan Mn 55 II, IV, VII
19 Sắt Fe 56 II, III
20 Niken Ni 59 II
21 Đồng Cu 64 I ,II
22 Kẽm Zn 65 II
23 Brom Br 80 I, VII
24 Bạc Ag 108 I
25 Iot I 126 I
26 Bari Ba 137 II
27 Wonfram W 184 II
28 Platin (bạch kim) Pt 195
29 Vàng Au 197
30 Thủy ngân Hg 201 II
31 Chì Pb 207 II, IV
32 Uranium U 238

Bảng 1.2: Một số nhóm nguyên tố thường gặp:


Tên nhóm Kí kiệu Hóa trị Phân tử khối
Hidroxit OH I 17
Nitrat NO3 I 62
Amoni NH4 I 18
Sunfat SO4 II 96
Cacbonat CO3 II 60
Sunfit SO3 II 80
Photphat PO4 III 95
2. Bài ca hóa trị
Ka li, I ốt, Hiđrô
Natri với Bạc, Clo một loài
Là hoá trị (I) một em ơi,
Nhớ ghi cho rõ kẻo rồi phân vân.
***
Ma giê, Kẽm với Thuỷ ngân
Ô xi, đồng, thiếc cũng gần Ba ri,
Cuối cùng thêm chú Can xi
Hoá trị hai (II) đó có gì khó khăn.
***
Bo, Nhôm hoá trị ba (III) lần,
In sâu vào trí khi cần nhớ ngay.
Các bon, Silíc này đây,
Hoá trị bốn (IV) đó có ngày nào quên.
***
Sắt kia kể cũng quen tên,
Hai (II), ba (III) lên xuống nhớ liền ngay thôi.
Ni tơ rắc rối nhất đời,
Một (I), hai (II), ba (III), bốn (IV), khi thời lên năm (V).
***
Lưu huỳnh lắm lúc chơi khăm,
Xuống hai (II) lên sáu (VI) khi nằm thứ tư (IV).
Phốt pho nói đến không dư,
Nếu ai có hỏi thì ừ ba (III), năm (V).
***
Em ơi cố gắng học chăm,
Bài ca hóa trị suốt năm cần dùng!

You might also like