You are on page 1of 57

Hướng dẫn cách mô hình kết cấu khung nhôm hệ Stick và Semi

bằng phần mềm Sap2000 V14.2.2


Bước 1: Xác định kích thước ô kính theo phương đứng và ngang, vị trí bát thép và vị trí nối
giữa 2 panel để thiết lập lưới trục và gắn liên kết trong mô hình các bước tiếp theo. Xem hình
bên dưới
Bước 2: Xác định lưới trục để mô hình.
Khởi động chương trình Sap 2000 V14.2.2 bằng cách click đúp vào biểu tượng của phần mềm
và sẽ xuất hiện như hình bên dưới.

Chọn như hình và nhấn Next, Sẽ xuất hiện như hình bên dưới.
Chọn như hình và nhấn ‘Ok’, Sẽ xuất hiện như hình bên dưới.

Click vào biểu tượng này ( Hoặc Ctr + N ) để


tạo 1 mô hình mới, Sẽ xuất hiện như hình dưới.
Chọn đơn vị cho mô hình. Thường chọn theo đơn vị SI: kN, m, C với:
- kN: Đơn vị lực 1kN = 1000N ≈ 100Kg
- m: Đơn độ dài
- C: Đơn vị nhiệt celsius
Sau đó click vào “Grid only” sẽ xuất hiện mặc định như hình phía dưới.
Bây giờ, chúng ta sẽ xác định lưới trục cho mô hình như hình sau:

Số lưới trục theo phương X, x = 5 tương ứng với 4 panel

Số lưới trục theo phương Y, y = 2. Mô hình làm việc trong


mặt phẳng XZ nên phương Y chỉ nhập tối thiểu

Số lưới trục theo phương Z, z = 10 tương ứng với 9 ô kính


theo phương đứng

Nhập khoảng cách giữa 2 lưới trục liền kề, vì mặc định
Sap2000 là nhập đều nên chỉ nhập các kích thước điển hình
để ít chỉnh sửa sau này. Phương Y không dùng tới nên nhập
bất kỳ sô nào khác 0 ( nên nhập là 1 hoặc 2 ). Click Ok sẽ
xuất hiện như hình bên dưới.
Click ‘X’ để đóng cửa sổ này lại cho dễ nhìn
và sẽ xuất hiện như hình dưới.

Chỉnh sửa lưới trục: Nhấp chuột phải vào khoảng trống màn hình sẽ xuất hiện như hình sau.
Click chọn như hình trên và xuất hiện hộp thoại sau:

Click chọn như hình trên và hộp thoại sau sẽ xuất hiện.
Chỉnh lại các thông số kích thước theo hình bên dưới.
Sau khi chỉnh đúng kích thước như hình trên, click ‘Ok’ để hoàn thành chỉnh lưới trục và sẽ xuất
hiện như hình dưới. Lặp lại các bước trên để hiệu chỉnh lưới trục khi có sai xót cần chỉnh sửa.
Sau đó chọn: View  Restore full view để zoom hệ lưới về full màn hình

Kế tiếp chọn: View  Set 2D view sẽ xuất hiện như hộp thoại và chọn như hình dưới để đưa hệ
lưới về dạng 2D cho phù hợp với khung phẳng mặt dựng ví dụ.
Và như vậy đã kết thúc bước 1, Chúng ta đã có các lưới trục và chuyển sang bước kế tiếp
Chú ý: Ctr + S để lưu file, tên file phải là tiếng Việt không dấ hoặc bằng tiếng Anh.

Bước 2: Khai báo thông số vật liệu và tiết diện cần thiết trong mô hình
Đầu tiên, Click vào Define  Materials sẽ xuất hiện hình như bên dưới với 2 vật liệu mặc định
của phần mềm.

Click chọn Add New Materials để khai báo thông số vật liệu và hình dưới sẽ xuất hiện.
Nhập tên vật liệu

Chọn màu hiển thị của vật liệu

Click chọn Aluminium

Đơn vị như bước 1

Nhập trọng lượng riêng: 27kN/m3

Nhập mô đun đàn hồi: 7E7kN/m2

Nhập hệ số poisson: 0.3

Bỏ qua sác thông số không cần


thiết còn lại. Nhấn Ok để kết thúc
nhập thông số vật liệu với tên đã
chọn. Trong ví dụ này vật liệu
được đặt tên: nhôm

Nhập các thông số như hình dưới và Click ‘Ok’ để kết thúc:
Nhấn ‘Ok’ để hoàn thành việc cập nhật thông số vật liệu. Để chỉnh sửa các thông số vật liệu
click vào Define  Materials và hộp thoại xuất hiện như sau.

Chúng ta sẽ thấy hộp thoại này đã xuất hiện vật liệu đã tạo trước đó, click chọn vật liệu đó và
nhấn Modify/show material… để chỉnh sửa.
Sau khi tạo vật liệu, tiến hành khai báo thông số tiết diện thanh đứng và thanh ngang cho khung
nhôm mặt dựng. Đầu tiên, tính các thông số tiết diện với phần mềm cad ( cái này đã hướng dẫn
nên không hướng dẫn lại )

Thông số tiết diện thanh ngang

Thông số tiết diện thanh đứng

Thông số tiết diện đã xong, tiến hành khai báo tiết diện trong phần mềm Sap2000. Click vào
Define  Section Properties  Frame Sections và hộp thoại xuất hiện với vật liệu mặc định của
phần mềm như hình sau:
Click chọn Add New Property ( Xem hình trên ) để khai báo tiết diện mới và hộp thoại sau xuất
hiện:

Trong Sap2000 có rất nhiều tiết diện thông dụng nhưng chủ yếu dùng cho kết cấu thép và bê
tông, đối với tiết diện đặc biệt như profile nhôm thì không sử dụng được. Để khai báo tiết diện,
click vào vị trí đánh dấu hình trên và xuất hiện hộp thoại:
Click chọn ‘Orther’ để chuyển qua hộp thoại sau và click vào vị trí đánh dấu:

Sau khi click hộp thoại sau xuất hiện, nhấn Ok chuyển sang hộp thoại khác.
Nhập tên tiết diện

Chọn vật liệu đã tạo


trước đó ‘Nhom’

Nhập kích thước hiển


thị của tiết diện

Chọn màu hiển thị


của tiết diện

Ví dụ Chọn các thông số như hình sau:


Click vào Section propperties ( xem hình trên ) và hộp thoại mới xuất hiện.

Nhập như hình sau cho thanh đứng với thông số tiết diện như trong ví dụ này. Chú ý đơn vị được
sử dụng ở đây theo đơn vị m
Diện tích mặt cắt Moment quán tính trục Moment quán tính trục
thanh đứng ( m2 ) chính chịu lực gió ( m4 ) phụ ( m4 )

Sau khi đã nhập xong, nhấn Ok để kết thúc. Chỉnh sửa tiết diện đã nhập trước đó như sau: Click
vào Define  Section properties  Frame sections  Chọn tiết diện cần chỉnh sửa 
Modify/show property và chỉnh sửa các thông số cần thiết.

Sau khi nhập xong tiết diện thanh đứng, Làm các bước tương tự để khai báo thông số tiết diện
thanh ngang.

Với 2 tiết diện thanh ngang và đứng đã được khai báo. Tiến hành vẽ sơ đồ kết cấu khung nhôm.

Bước 3: Lập sơ đồ kết cấu khung nhôm


Đầu tiên, Click vào Draw  Chon Quick Draw Frame/Cable/Tendon như hình bên dưới.
Chọn tiết diện cần cho
thanh cần vẽ

Sau khi đã chọn tiết diện, Click chuột vào lưới trục tại vị trí thanh cần vẽ.
Tiến hành tương tự cho các thanh còn lại, Ta được như hình sau:

Để hiển thị màu cho các thanh đứng và thanh ngang để dễ quan sát, Ta làm như sau: Chọn View
 Set Display Options và sẽ xuất hiện hộp thoại nhu hình dưới:
Tick chọn rồi nhấn Ok sẽ
xuất hiện như hình bên
dưới
Kết thúc bước mô hình kết cấu khung. Kế tiếp sẽ khai báo tải trọng cho mô hình

Bước 4: Khai báo tải trọng cho sơ đồ khung.


** Đối với mặt dựng khung nhôm thì tải trọng gồm có 2 loại : Tĩnh tải và Tải trọng gió

- Tĩnh tải: Gồm trọng lượng khung nhôm ( Phần mềm sẽ tự tính với diện tích và vật liệu
của tiết diện đã nhập ), Kính ( Sẽ nhập thủ công các bước kế tiếp và trong hướng dẫn này
lấy kính 12mm cho mọi vị trí ) và các phụ kiện khác ( Bỏ qua )
- Tải trọng gió: Tính theo tiêu chuẩn ( Ví dụ: TCVN2737-1995 ) hoặc theo yêu cầu của
spec. Trong bài hướng dẫn này lấy tải trọng gió: 1.0kPa.

Tiến hành khai báo tải trọng như sau: Define  Load Patterns… và hộp thoại kế tiếp xuất
hiện với tải trọng mặc định của Sap2000
4

3
1 2

Có 2 loại tải trọng cần khai báo như đã nói ở trên, khai báo như sau:

- Tĩnh tải : (1) đặt tên cho tải trọng ‘Tinh Tai’ , (2) chọn Dead, (3) nhập 1, (4) Modify
Load Pattern
- Tải trọng gió: (1) đặt tên cho tải trọng ‘Tai Gio’ , (2) chọn Wind, (3) nhập 0, (4) Add
New Load Pattern
 Nhấn ‘Ok’ để kết thúc khai báo tải trọng. Ta được như hình sau:
Như vậy ta đã khai báo 2 tải trọng cần thiết, Kế tiếp sẽ khai báo trường hợp tải trọng như
sau: Define  Load Cases… và hộp thoại kế tiếp xuất hiện với tải trọng mặc định của
Sap2000

Click chọn MODAL  Delete Load Case  hộp thoại mới xuất hiện, chọn
Yes để xóa trường hợp tải trọng mặc định này.
2 Trường hợp tải mặc định của Sap2000 tương ứng với 2 tải trọng khai báo ở trên.
Click chọn từng trường hợp tải  Modify/Show Load Case, Hộp thoại sẽ xuất hiện
như hình dưới ( Đối với trường hợp tải ‘ DEAD’ )

Mục (1) đặt lại tên cho trường hợp tải để dễ kiểm soát, Trong hướng dấn này chọn ‘TT’ đối với
tĩnh tải và ‘TG’ đối với tải trọng gió. Các thông số còn lại như hình treeb, Click Ok để thoát và
tiếp tục chỉnh sửa cho tải trọng gió ‘TG’ và hộp thoại như thế này sẽ xuất hiện:
Nhấn ‘Ok’ để kết thúc quá trình khai báo trường hợp tải trọng và chuyển sang xác định tổ hợp
tải trọng, Tổ hợp tải trọng được xác định theo từng tiêu chuẩn cụ thể. Đối với tiêu chuẩn Anh về
kết cấu nhôm dùng trong mặt dựng, Ta có 2 tổ hợp chính:

- Tổ hợp 1: Tên ‘COMB1’ , COMB1 = TT + TG ( Kiểm tra độ võng )


- Tổ hợp 2: Tên ‘COMB2’ , COMB2 = 1.2TT + 1.2TG ( Kiểm tra cường độ )

Tiến hành khai báo tổ hợp tải như sau: Define  Load Combinations… và hộp thoại xuất
hiện như hình sau:
Hộp thoại mặc định xuất hiện như trên, Click Add New Combo… để bắt đầu khai báo tổ hợp tải
trọng. Hộp thoại xuất hiện như sau:

3
2

(1) Đặt tên cho tổ hợp tải trọng, mặc định của phần mềm ‘COMB1’
(2) Chọn trường hợp tải trọng đã khái báo trước đó
(3) Chọn hệ số trường hợp tải trọng và Click ‘Add’
(4) Tiến hành tương tự với trường hợp tải có trong tổ hợp tải còn lại và nhấn ‘OK’ để kết
thúc khai báo cho tổ hợp 1 ‘COMB1’

Tiến hành tương tự với COMB2.

Kết thúc khai báo 2 tổ hợp, Ta được hình như bên dưới, Click ‘Ok’ để kết thúc khai báo tổ hợp
tải trọng.
OK. Như vậy đã xong bước khai báo tải trọng, tổ hợp tải trọng.

Bước 5: Nhập tải trọng cho mô hình.


Với 2 tải trọng đã nói ở trên ‘Tinh Tai’ và ‘Tai Gio’, Ta tiến hành nhập tải trọng vào mô hình
như sau:

B5.1: Gán tải trọng ‘Tinh Tai’: Chỉ gán tải trọng bản thân của kính lên thanh ngang thông qua
các vị trí đặt setting block, cách tâm 2 thanh đứng thường L/4 ( L là chiều dài thanh ngang ).
Khoảng cách này thay đổi từ L/4 – L/5 sao cho đảm bảo độ võng của thanh ngang. Trong hướng
dẫn này, chọn khoảng cách L/4.

Với P được xác định bằng cách lấy khối lượng tấm kính chia đều cho 2 hoặc 3 setting block tùy
theo kích thước panel.
Ví dụ: Với kích thước ô kính 1300x1800mm, kính 12mm, khối lượng riếng của kính γ =
25kN/m3
Lực P được xác định như sau: P = 1.3*1.8*0.012*25/2 = 0.351kN, Khoảng cách L/4 = 1300/4 =
325mm
Chú ý: đổi đơn vị sang hệ kN,m
Sau khi đã tính được giá trị tải trọng và vị trí, Ta tiến hành gán tải trọng tĩnh tải vào mô hình
theo các bước sau:

Trong ví dụ này, ô được


chọn với kích thước
1300x1800mm

Click chọn thanh ngang


cần gán giống như cad

Sau khi đã chọn đối tượng, Click Assign  Frame Loads  Point ( Xem hình bên dưới ) và
hộp thoại mới sẽ xuất hiện:
1

3 3

(1) Chọn tải trọng cần nhập cho thanh, ví dụ này ‘Tinh Tai’
(2) Chọn phương tác động của tải trọng, chọn Gravity
(3) Nhập giá trị tải trọng đã tính ở phần trên, nhập 0.351kN vào 2 vị trí trên
(4) Chọn thêm tải thì tick chọn Add To Existing Loads, Thay thế tick chọn Replace Existing
Loads, xóa tải đã có trên thanh thì tick chọn Delete Existing Loads
(5) Nhấn Ok để kết thúc nhập tải trọng cho thanh ngang
Tiến hành cho các thanh ngang còn lại theo trình tự trên, Ta sẽ được như hình sau:

Kết thúc quá trình nhập tải trọng tĩnh tải ‘Tinh Tai’ cho khung, chuyển sang bước nhập tải trọng
gió

B5.2: Nhập tải trọng ‘Tai Gio’

Áp lực gió: P = 1.0kPa ( 1.0kN/m2 ), Áp lực gió sẽ tác động đều lên bề mặt từng ô kính và sẽ
truyền lên khung nhôm ( Thanh đứng, thanh ngang ) tại các cạnh kính liên kết với khung nhôm
theo 2 sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Khi kích thước ô kính theo phương đứng lớn hơn theo phương ngang ( L < H )

Sơ đồ 2: Khi kích thước ô kính theo phương đứng nhỏ hơn theo phương ngang ( L > H )

Tiến hình gán tải trọng cho khung, Trong hướng dẫn này chỉ chọn 1 ô có kích thước LxH =
1.3x1.8mm để làm ví dụ còn các ô khác làm tương tự.
2

Thông số tải trọng đối với ô này như sau: q = L/2*P = 1.3/2*1 = 0.65 ( kN/m )

** Gán tải cho thanh đứng ( 1 ): H = 1.8m theo các bước sau:

- Chọn thanh đứng


- Click Assign  Frame Loads  Distributed ( Xem hình bên dưới ) và hộp thoại mới sẽ xuất
hiện:
1

5
2

(1) Chọn tải trọng cho thanh, ví dụ này ‘Tai Gio’


(2) Chọn phương tác động của tải trọng, chọn Y
(3) Nhập thông số tải trọng và khoảng cách
(4) Chọn thêm tải thì tick chọn Add To Existing Loads, Thay thế tick chọn Replace Existing
Loads, xóa tải đã có trên thanh thì tick chọn Delete Existing Loads
(L/2)/H

(H - L/2)/H

Tải trọng gió


( kN/m )

(5) Nhấn Ok để kết thúc nhập tải trọng cho thanh đứng

Đối với thanh ngang ( 2 ) cũng làm tương tự các bước như thanh đứng, xem hình sau:

(L/2)/L

L/L

Tải trọng gió

Làm tương tự cho các ô còn lại, Ta sẽ được như hình sau:
**chú ý: Nhấn Ctr + Z để quay lại lệnh trước nếu thấy sai xót khi chưa lưu bước trước đó
Bước 6: Gán liên kết cho mô hình.
Vị trí được xác định tại tâm bát liên kết với thanh đứng và xem là liên kết khớp.

Vị trí nối thanh


đứng

Liên kết khớp

Khi đã xác định vị trí liên kết và nối, Ta tiến hành gán các liên kết cho mô hình như sau:

Bước 6.1: Chia tách thanh đứng tại vị trí nối các tầng. Trình tự như sau:
Đầu tiên, Vẽ các điểm tại vị trí nối thanh đứng. Vào Draw  Draw Special Joint, hộp thoại sẽ
xuất hiện và nhập như hình bên dưới ( -0.183 là khoảng cách từ tâm thanh ngang trước sàn và vị
trị nối thanh đứng ).
Chọn điểm tại vị trí thanh ngang giao với thanh đứng trước sàn và click, Ta sẽ được như hình
dưới:

Tiến hành vẽ các điểm tương tự, Nhấn Esc để hoàn thành, Ta sẽ được như sau:
Để chia thanh đứng thành các thanh riêng lẻ tại vị trí nối, quét chọn các thanh đứng cần chia
và các điểm vừa mới vẽ. Vào Edit  Edit Lines  Divide Frames

Hộp thoại mới xuất hiện và chọn như sau:


Click ok để kết thúc, Quét chọn lại các điểm đã vẽ trước đó và nhấn Delete để xóa các điểm đó (
Vì các điểm này chỉ để tham chiếu, Không có tác dụng và tránh chọn nhầm sau này ). Vào View
 Set Display Options và chọn như hình dưới để ẩn các điểm đó đi cho dễ nhìn.

Bước 6.2: Nối các thanh đứng theo các tầng.

Nối các đoạn thanh đứng tầng 1 lại với nhau bằng cách chọn các đoạn trong tầng 1, Vào Edit 
Edits Lines  Joint Frames và như thế các đoạn thanh đứng tầng 1 đã được nối với nhau thành
1 thanh.
Tiến hành nối các đoạn còn lại cho các tầng theo trình tự như trên.

Chú ý đoạn nhỏ vị trí này:

Sau khi đã nối thanh đứng tại các vị trí các tầng, Tiếp theo sẽ vẽ các điểm liên kết và gán liên kết
cho các điểm đó. Vẽ điểm tương tự như phần trên nhưng với vị trí khác trước ( -0.28 là khoảng
cách từ tâm thanh ngang và tâm bát )
Quét chọn các điểm liên kết đã vẽ trước đó và một số điểm liên kết khác, Vào Joint 
Restraints, hộp thoại sẽ xuất hiện và chọn như hình bên dưới.
Click ‘Ok’ để kết thúc gán liên kết, Ta sẽ được hình sau:

Tiến hành ẩn các điểm này đi cho dễ nhìn ( Làm tương tự như trước đó )
Bước 7: Khai báo liên kết giữa thanh đứng và thang ngang, Thanh đứng và thanh đứng ( Vị trí
nối giữa thanh đứng các tầng )
Click chọn tất cả thanh đứng và thanh ngang, Vào Assign  Frame  Releases /Partial Fixity
và tick chọn như sau:
Click ‘Ok’ để kết thúc lệnh.

Tiếp theo nhấn Ctr + A, Vào Assign  Frame  Automatic Frame Mesh và nhập các thông số
như hình sau:
Bước 8: Phân tích mô hình và xem một số kết quả cần thiết
Vào Analyze  Run Analysis ( hoặc nhấn F5 ) để chạy mô hình, và hộp thoại xuất hiện như
sau:

Click Run Now để bắt đầu phân tích, Kết quả mặc định của Sap2000 là Chuyển vị do tĩnh tải
(xem hình dưới)
Xem mô hình dạng 3D: Vào View  Set 3D View và hộp thoại xuất hiện, Chọn các thông số
như hình sau và nhấn Ok.

Xem chuyển vị của các trường hợp tải và tổ hợp tải trọng: Vào Display  Show Deformed
Shape và hộp thoại xuất hiện, Lựa chọn các thông số cần thiết và nhấn ‘Ok’.
Chọn trường hợp tải hay
tổ hợp tải cần xem

Chọn như trên, Ta sẽ được như hình sau:

Rê chuột vào từng vị trí trên các thanh, Ta được các chuyển vị tương ứng với từng vị trí đó

Xem kết quả nội lực ( Moment, Lực cắt, Lực dọc ) của các trường hợp tải và tổ hợp tải trọng:
Vào Display  Show Forces/Stresses  Frames/Cables và hộp thoại xuất hiện, Lựa chọn các
thông số cần thiết và nhấn ‘Ok’.
Chọn trường hợp tải
hay tổ hợp tải cần xem

Chọn loại nội lực cần


xem.

Hiển thị biểu đồ dạng


màu ( không hiển thị giá
trị )

Hiển thị biểu đồ dạng


giá trị
Ví dụ: Chọn thông số như trên ta được như hình dưới:
Để xem giá các giá trị cụ thể cho từng thanh, click chuột phải vào thanh đó. Hộp thoại sau sẽ
xuất hiện:

Chọn tải trọng


hay tổ hợp tải
cần xem

Chọn loại nội


lực cần xem

Dịch chuyển
thanh này để
xem nội lực
từng vị trí cụ
thể

Dịch chuyển
thanh này để
xem chuyển vị
hay độ võng
từng vị trí cụ
thể

Để xem các giá trị lớn nhất về nội lực, chuyển vị trên thanh, Tick chọn ‘Show Max’
Biểu đồ moment 2-2 theo giá trị

Lưu ý:

+ Đối với thanh đứng, chỉ cọn 2 thông số chính: moment 2-2 và shear 3-3
+ Đối với thanh ngang chọn 4 giá trị sau: moment 2-2, shear 3-3 và moment 3-3, shear 2-2
Bước 8: Xuất kết quả nội lực sang excel để lấy giá trị kiểm tra khả năng chịu lực ( Kiểm tra
cường độ ) cho thanh nhôm.
Chọn các thanh cần xuất kết quả nội lực  chọn như hình dưới.

Chọn tải trọng hay tổ


hợp tải cần xuất kết quả
Click ‘Select Load Cases’ và hộp thoại sau xuất hiện:

Chọn tải trọng hay tổ hợp tải trọng cần xuất kết quả và click ‘OK’. Sau đó chọn như hình dưới
để xuất kết quả là nội lực của thanh đã chọn và click ‘Ok’.

Sau khi click ‘Ok’ , Chọn File  Export Current Table  To Excel ( Xem hình dưới )
Khi đó phần mềm sẽ xuất ra 1 file exel dạng như sau:

Các giá trị nội lực đối với thanh đứng


** Đối với thanh đứng chỉ lấy giá trị lớn nhất về giá trị tuyệt đối V3, M2 để kiểm tra khả năng
chịu lực của tiết diện
** Đối với thanh ngang chỉ lấy giá trị lớn nhất về giá trị tuyệt đối của V3, M2 và V2, M3 để
kiểm tra khả năng chịu lực của tiết diện.

You might also like