You are on page 1of 154

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

PHẦN MỀM T2000


Biên soạn: Kiettel

TP BMT tháng 09/2011


Nội dung:

Phần I
Cài đặt phần mềm T2000.

Phần II
Khai báo trạm mới.

Phần III
Khai báo dịch vụ SDH.

Phần IV
Khai báo dịch vụ Ethernet.

Phần V
Sao lưu, phục hồi, bảo dưỡng, và một
số các vấn đề khác.
Phần I
Cài đặt phần mềm T2000
Tôi xin được hướng dẫn cách cài phần mềm T2000 V200R006.

Thư mục lưu phần mềm T2000 gồm các folder:

Trong đó Folder Disk1 chứa file cài đặt. Ta mở folder Disk1 lên:

Click đúp lên file setup.exe có biểu tượng .


Chọn Next xuất hiện hình sau:

Chọn I accept the term... rồi ấn Next.

Chọn thư mục cài đặt. Ấn Next.


Chọn chế độ cài. Chúng ta có thể cài Server và Client riêng hoặc chung cũng
được, ở đây tôi chọn cài chung. Ấn Next.

Chọn kiểu đánh dấu luồng. Nếu chọn cái trên thì theo chuẩn của Huawei,
chọn ở dưới theo chuẩn còn lại (giống Cisco). Ở đây tôi chọn theo chuẩn
Huawei. Ấn Next.
Ấn Install.

Chờ đợi…

Khi hiện ra thông báo hỏi bạn có muốn cài đặt MS SQL Server 2000 không:
Chọn Yes.

Đợi chương trình cài đặt khoảng 5 phút.

Khi cài xong hiện ra thông báo yêu cầu bạn khởi động lại máy tính.

Nếu bạn chưa muốn khởi động lại thì chọn: No, I will…
Còn nếu muốn khởi động lại máy tính thì chọn: Yes, I want…
Chọn Finish.
Sau khi máy tính khởi động lại, đợi khi xuất hiện thông báo sau:

Ấn Enter và chờ đợi. Khi cài xong bạn ra ngoài Desktop thấy 2 biểu tượng
sau:

Tiếp theo chúng ta chép file license có tên license1001106.txt (có thể có tên
khác) vào thư mục: C:\T2000\server

Mở file này lên: Chú ý tìm nội dung: MAC = 00:14:C2:D7:2E:F1

Tiếp theo ta sẽ đổi địa chỉ MAC của máy tính giống với địa chỉ MAC ở trên.
Vào Start > Control Panel

Ra hình sau:

Click đúp lên biểu tượng Network Connections.

Click đúp lên biểu tượng trên:


Copy lấy dòng chữ trong mục Connect using:
Ở đây là: “Realtek RTL8139/810x Family Fast Ethernet NIC”.

Vào Start > Run

Ra hình sau:
Điền vào regedit và ấn OK.

Click vào Edit > Find

Paste vào ô Find what nội dung ta copy lúc nãy:


Ấn Find Next. Khi chạy xong:

Ta ấn F3 để tìm tiếp. Khi tìm đến phần giống thế này thì dừng lại:
Click phải lên màn hình bên phải, chọn New > String value, điền vào là
NetworkAddress như hình sau:

Sau đó click đúp lên biểu tượng trên.

Điền vào địa chỉ MAC ở trên, chú ý là ta phải bỏ các dấu hai chấm đi.

Sau đó ta click phải vào biểu tượng dưới đây.


Chọn Disable. Sau đó click phải và chọn Enable.

Đặt địa chỉ IP cho máy tính là 129.9.x.y

0<= x <255; 0< y <=255.

Sau khi làm xong các bước trên, ta mở T2000 Server lên, đợi các tiến trình
(process) chuyển sang trạng thái Running rồi ta mở T2000 Client.

Đăng nhập T2000 Server và T2000 Client như sau:

Username là: admin


Password là: T2000
Phần II
Khai báo trạm mới
1) Tìm kiếm trạm mới

Vào File > Search for NE

- NE (Network Equipment): là thiết bị trong mạng.

Ra hình sau:

Trong phần Search Domain ta ấn chọn Add.


Trong mục đó:
- IP Address of GNE: Chúng ta tìm kiếm thiết bị dựa vào địa chỉ của
GNE. GNE (Gateway NE) là thiết bị mà ta dùng máy tính để log
(giám sát) trực tiếp. Các thiết bị còn lại trong mạng sẽ được giám sát
nhờ đi qua GNE này.
Ví dụ các thiết bị của chúng ta đi về GNE có địa chỉ 129.9.13.1 thì
chúng ta điền vào mục Search Address như sau:

- IP Address Range of GNE: tìm kiếm thiết bị trong một dãi địa chỉ
nào đó.
Địa chỉ IP ở trên là địa chỉ lớp B nên để tìm kiếm toàn bộ thiết bị ta điền
129.9.255.255 như ở trên.

- Search Address: là địa chỉ IP ứng với 2 mục ở trên.


- User Name: tên đăng nhập vào thiết bị. Thiết bị có nhiều user để truy
cập vào, ứng với mỗi user đó được cấp một số quyền nhất định.
Chúng ta thường tìm với User Name là “root” hoặc “lct” (bỏ dấu “”),
- Password: là mật khẩu để đăng nhập vào thiết bị, chúng ta điền vào
“password” (bỏ dấu “”).

Ở đây tôi chọn tìm tất cả các thiết bị nên tôi chọn mục IP Address Range of
GNE và điền vào địa chỉ IP là: 129.9.255.255.

Sau khi điền xong chúng ta ấn OK rồi ấn vào Start. Chờ khoảng 1 phút...
(nếu đã thấy được ID của thiết bị mà ta cần tìm thì ấn Stop để dừng việc tìm
kiếm lại.

Sau khi tìm kiếm chúng ta có hình sau:


Chú ý: Để có thể tạo được các thiết bị thì trước tiên ta phải tạo GNE.

Để tạo GNE chúng ta tìm trong bảng trên ở mục Created As GNE có nội
dung là Yes. Click phải và chọn Create.
Ra hình sau:

Điền vào User Name là “root” hoặc “lct”, điền vào Password là “password’
(nhớ bỏ dấu “”). Sau đó ấn OK.

Nếu chưa tạo GNE mà tiến hành tạo NE thì xuất hiện lỗi sau:
Sau khi tạo GNE, chúng ta tiến hành tạo các NE đi về GNE này. Các NE đi
về GNE này sẽ có chung một đặc điểm là: có mục GNE ID giống nhau và
giống với ID của GNE ta vừa tạo. Ta tìm và bôi đen các NE như vậy và
chọn Create.

Sau khi tạo xong chúng ta quay ra màn hình chính (Main Topology) bằng
cách đóng mục Search for NE vừa rồi đi (chương trình sẽ hiện thông báo là
một số các NE chưa được tạo, bạn có muốn đóng cửa sổ không, chọn Yes)
hoặc vào Window > Main Topology. Ta thấy các NE vừa tìm kiếm như hình
dưới:
Các NE này xếp chồng lên nhau nên ta tiến hành chỉnh sửa lại vị trí cho rõ
ràng bằng cách click trái và chuyển NE đến vị trí thích hợp.

Trong hình trên ta thấy NE có biểu tượng chính là GNE.


NE hoặc GNE mới tìm sẽ có biểu tượng .

Chú ý: Lần sau khi ta tìm kiếm NE tiếp thì xuất hiện hình sau:

Ta có thể chọn:
- Add: thêm điều kiện tìm.
- Delete: xóa điều kiện tìm.
- Modify: chỉnh sửa điều kiện tìm.
Điều kiện tìm chính là việc ta điền vào các thông số tìm như trình bày ở trên.

2) Upload dữ liệu từ NE lên Server

Vì NE mới được tạo nên ta cần đưa dữ liệu từ NE lên Server. Chọn
Configuration > Configuration Data Management như hình dưới:
Xuất hiện màn hình mới, đánh dấu vào mục root ở trên để bỏ chọn tất cả các
NE sau đó click vào các NE mà ta vừa tìm.

Click vào biểu tượng để đưa các NE sang bên phải.

Chọn tất cả các NE như trên rồi chọn Upload > OK. Chờ đợi…

Sau khi Upload xong, ta quay ra màn hình chính.


Chú ý: Khi ta Upload các NE xong, nếu NE đã được đặt tên trước đó thì sẽ
xuất hiện tên NE như trên, còn các NE nào chưa được đặt tên trước đó thì
có định dạng tên kiểu giống như NE157-… hoặc NE9-…vv.

Để đặt tên cho NE ta click phải lên NE, chọn Attribute, đặt tên trong mục
Name rồi click OK.

Để đổi ID ta click vào mục Modify NE ID.

Trong đó:
- New ID là ID mới.
- New Extended ID là ID mở rộng (ID này dùng để quản lý và mở rộng
mạng, ví dụ sau này có NE có ID giống NE cũ thì ta chỉ cần thay đổi
Extended ID là được). Ở đây chúng ta không thay đổi mục này.
Để đổi địac chỉ IP của NE chúng ta click phải lên NE, chọn NE Explorer.

Chọn mục Communication > Communication Parameters. Ra hình sau:

Đổi địa chỉ IP ở mục IP.

Chú ý: sau khi thay đổi ID hoặc IP thì ta phải xóa thiết bị đi và tìm kiếm lại
(nhớ tìm NE có ID vừa thay đổi). Để xóa NE ta click phải và chọn Delete.
Ngoài cách upload trên chúng ta còn có một số lựa chọn khác:

Sau khi tìm và tạo được NE, chúng ta click đúp lên NE.

Trong đó có:
Upload:
Để upload dữ liệu từ NE lên Server ta chọn Upload. Hiện ra thông báo:

Nghĩa là việc upload này mất thời gian lâu, bạn có muốn tiếp tục không,
click OK. Đợi chương trình chạy xong. Cách này giống với cách ở trên,
điểm khác là cách này ta chỉ upload cho một trạm tại một thời điểm.

Copy NE Data:
Nếu nhiều NE có cấu hình giống hệt nhau thì ta cỏ thể copy dữ liệu từ NE
này sang NE khác.
Chọn Copy NE Data > Next

Click chọn NE. (NE bạn đang cấu hình sẽ có dữ liệu giống với NE trong
danh sách trên). Click Start.

Bảng trên thông báo rằng dữ liệu của NE mà bạn đang cấu hình sẽ bị ghi đè
bởi dữ liệu của NE mà bạn chọn ở mục trên. Click OK.

Hiện ra thông báo nữa thông báo rằng việc này sẽ làm mất dữ liệu của
Server (NM).

Chờ đợi…

Manual Configuration:

Chọn Manual Configuration > Next. Hiện ra thông báo:


Nội dung của thông báo là: Việc này sẽ khởi tạo lại NE và xóa dữ liệu đã tồn
tại trên NE. Click OK. Một thông báo mới:

Nghĩa là việc làm này sẽ làm mất dịch vụ. Click OK. Hiện ra một bảng:

Đặt tên cho NE ở mục NE Name. Click chọn Next. Ra mục sau:
Trong đó:
- Query Physical Slot(s): Tìm các slot vật lý. Slot vật lý là slot dùng để
gắn các card vào thiết bị.
- Query Logical Slot(s): Tìm các slot logic. Slot logic có thể hiểu như
sau: ví dụ trong một card (vật lý) thì được chia thành các module như
module quang, module chuyển mạch, module điều khiển giám sát, thì
chính các module đó là slot logic.
Ta chọn Query Physical Slot(s).
Sau khi query xong ta click Next ra hình sau:

Click Finish để hoàn tất.


Chú ý: Thông thường ta thường sử dụng cách upload nhiều NE cùng lúc
(trong trường hợp tìm và tạo được nhiều NE) hoặc click đúp lên từng NE và
chọn Upload (trong trường hợp tìm được một hoặc ít NE).

3) Đồng bộ thời gian giữa NE và Server

Tiếp theo chúng ta tiến hành đồng bộ thời gian giữa NE và Server, mục đích
của việc này là để thời gian trên NE giống với thời gian của Server để các
cảnh bảo từ NE gửi về Server được chính xác. Tất nhiên thời gian của Server
phải chính xác đã.
Để đồng bộ thời gian giữa NE và Server ta có 2 cách.

a) Cách 1: Đồng bộ tất cả các NE.

Chọn Configuration > NE Time Synchronization.

Ra màn hình mới, chọn tất cả các NE hoặc một số NE mà ta cần đồng bộ
thời gian. Click vào biểu tượng để đưa các NE sang bên phải.

Chọn tất cả các NE ở trên và chọn Synchronize with NM Time.

b) Cách 2: Đồng bộ từngNE.

Click phải lên NE, chọn NE Explorer. Xuất hiện một cửa sổ mới, chọn
Configuration > NE Time Synchronization.
Click vào mục Synchronize with NM Time ra hình sau:

Click Yes.
Làm tương tự như vậy với các NE khác.

4) Khai báo thời gian giám sát cho các NE

Vẫn ở trọng mục NE Explorer ở trên ta chọn Performance > NE


Performance Monitoring Time.

Ra hình sau:
Click chọn dòng ở trên.

Enable mục Set 15 Minute Monitoring và Set 24 Minute Monitoring.

Chọn thời gian trong mục From, chú ý thời gian chọn ở đây phải chọn sau
thời gian hiện tại.

Click Apply. Làm tương tự cho các NE khác.

5) Tạo sợi quang kết nối giữa các NE.

Để có thể tạo sợi quang giữa các NE thì một số card quang đòi hỏi phải mở
port quang đó mới có thể tạo được. Cách mở port quang cũng đơn giản, chỉ
cần click phải lên port quang rồi chọn Add Port.

Có 2 cách tạo:

a) Cách 1: Tạo sợi quang thủ công.

Cách này được làm khi ta biết chính xác sợi quang đã được đấu đúng vào
port quang của các NE.

Click lên biểu tượng ở trên màn hình chính.

Click đúp vào NE nào đó. Chọn port quang kết nối mà ta đã biết trước.
Ấn OK.

Click đúp lên NE thứ 2, chọn port quang tương ứng.

Click OK để hoàn tất. Làm tương tự cho các NE khác ta có:


Click phải lên màn hình chính (không click lên NE hay sợi quang), chọn
Save View để lưu sơ đồ mạng này lại để lần sau mở T2000 lên ta không phải
chỉnh lại sơ đồ kết nối.

b) Cách 2: Tạo sợi quang tự động.

Cách này dùng để tạo sợi quang một cách tự động chính xác.

Chọn File > Search for Fiber/Cable:

Bỏ chọn root để bỏ chọn tất cả các NE, chọn từng NE mà ta đã tạo và click
vào biểu tượng (ta không thấy gì thay đổi ngoại trừ biểu tượng
biến thành ). Click Search. Sau khi tìm kiếm xong ta có:

Ở trên ta tìm được 3 sợi quang (logic) tương ứng với 6 sợi vật lý thực tế.
Chú ý mục Direction: Two-Fiber Bidirectional nghĩa là 2 sợi (1 sợi phát, 1
sợi thu). Chọn tất cả các sợi quang đó, click chọn Create Fiber/Cable.
Chú ý:
- Không nhất thiết ta phải chọn tất cả các NE mới có thể tìm đúng sợi
quang, phần mềm sẽ tự hiểu. Ví dụ để tạo sợi quang từ NE1 sang NE2
thì tôi chỉ cần chọn NE1 hoặc NE2 là đủ.
- Để xem công suất quang của 2 NE kết nối bằng sợi quang ta click
phải lên sợi quang, chọn Query Relevant Optical Power. (Nếu thiết bị
là Metro 100 thì không xem được công suất quang).

Ra một màn hình mới, chuyển qua mục Table:

Chú ý các mục: Output Power (dBm) là công suất phát và Input
Power (dBm) là công suất thu.

Click Query để xem công suất mới nhất.

Ta cũng có thể xem các luồng đi trên sợi quang bằng cách click phải
lên sợi quang chọn: Query Relevant Trails.
Chúng ta cũng có thể vẽ thêm đường kết nối từ GNE đến Server của
ta (Local NM) .

Click phải lên màn hình, chọn Create > Topology Object.

Ra hình sau:
Click chọn Link > Transmission Link > Ethernet Line.
Đặt tên cho sợi cáp này ở mục Name.
Click chọn GNE ở mục GNE (Km92).

Sau đó click OK ra được kết quả sau:

Sau khi chỉnh sửa sơ đồ mạng hợp lý ta khóa sơ đồ mạng lại để không
cho thay đổi vị trí các NE bằng cách click phải lên màn hình, chọn
Topology Lock, nếu muốn tắt chức năng này đi bằng cách chọn
Topology Unlock.

6) Khai báo clock

Có 3 nguồn đồng bộ chính:


- Nguồn đồng bộ ngoài 2 MHz hoặc 2Mbps (thường lấy từ VTN).
- Nguồn đồng bộ từ card quang.
- Nguồn đồng bộ nội.

Căn cứ vào sơ đồ mạng kết nối mà ta chọn từng nguồn đồng bộ hợp lý.

Giả sử có sơ đồ mạng như sau:


Tại NE A ta dùng nguồn đồng bộ ngoài, trong trường hợp nguồn đồng bộ
ngoài bị lỗi thì dùng thêm nguồn đồng bộ nội.
NE B dùng nguồn đồng bộ từ hai card quang (một đến từ NE A và một đến
từ NE C).
NE C dùng nguồn đồng bộ từ hai card quang (một đến từ NE A và một đến
từ NE B).

Trong trường hợp đứt quang 2 hướng thì ta chọn thêm nguồn đồng bộ cho
các NE là đồng bộ nội.

Bước 1: Khai báo clock cho NE A.

Click phải vào NE A, chọn NE Explorer.


Chọn Configuration > Clock > Clock Source Priority.

Nhìn xuống phía dưới chọn Create ra hình sau:


Đầu tiên ta add nguồn đồng bộ External Clock Source 1 hoặc 2, ấn OK.

Ta thấy xuất hiện mục:

Ta có thể thay đổi chế độ nguồn đồng bộ ngoài ở mục External Clock
Source Mode là 2Mbit/s hoặc 2Mhz. Click Apply.

Bước 2: Khai báo clock cho NE B.

Thứ tự ưu tiên của các nguồn đồng bộ của NE B.

1) Nguồn đồng bộ từ card quang kết nối sang NE A (slot 8).


2) Nguồn đồng bộ từ card quang kết nối sang NE B (slot 11).
3) Nguồn đồng bộ nội.

Vào NE Explorer > Configuration > Clock > Clock Source Priority.

Chọn Create.
Đầu tiên chọn 8-N1SL1-1(SDH-1) rồi ấn OK.
Chọn Create tiếp và chọn 11-N1SL1-1(SDH-1).

Sau khi làm xong có:

Để chỉnh thứ tự ưu tiên của các nguồn đồng bộ ta click vào từng nguồn đồng
bộ ở hình trên và nhìn xuống dưới tìm biểu tượng , click vào
biểu tượng để đưa nguồn đồng bộ đang chọn xuống mức ưu tiên
thấp hơn và chọn biểu tượng để đưa nguồn đồng bộ lên mức cao hơn.
Sau đó ấn Apply.

Bước 3: Khai báo clock cho NE C.

Thứ tự ưu tiên của các nguồn đồng bộ của NE B.

1) Nguồn đồng bộ từ card quang kết nối sang NE A (slot 11).


2) Nguồn đồng bộ từ card quang kết nối sang NE B (slot 8).
3) Nguồn đồng bộ nội.

Làm tương tự như NE B, chỉ khác là chọn thứ tự ưu tiên nguồn đồng bộ như
trên.

Sau khi cấu hình cho các NE xong ta vào Configuration > Clock View ra
hình sau:
Xuất hiện thông báo:

Click Yes.

Click phải vào màn hình chọn Synchronize NE Coordinate và tiến hành
Save View lại.

Như hình trên ta thấy:


- NE A có nguồn đồng bộ ngoài A-External 1 .
- NE A, NE B, NE C có nguồn đồng bộ nội: .
- NE B có nguồn đồng bộ ưu tiên cao nhất lấy từ NE A (sợi màu xanh
có mức 0) và có mức ưu tiên thấp hơn lấy từ NE C (mức 1).
- NE C có nguồn đồng bộ ưu tiên cao nhất lấy từ NE A (sợi màu xanh
có mức 0) và có mức ưu tiên thấp hơn lấy từ NE B (mức 1).
Phần III
Khai báo dịch vụ SDH
1) Khai báo thủ công.

Giả sử chúng ta có 3 NE (thiết bị) như hình dưới.

Yêu cầu: Khai một luồng E1 từ NE1 đến NE2.

a) Khai điểm- điểm không có bảo vệ:

Click phải lên NE1 chọn Service Configuration.


Một bảng sau hiện ra:

Nếu chỉ muốn tạo một luồng E1 từ card điện ra một card quang ta chọn
Create.
Trong đó:
- Level: có thể là VC12, VC3, VC4… Chúng ta chọn VC12 như mặc định.
- Direction: gồm Bidirectional là kết nối 2 chiều. Unidirectional là kết nối 1
chiều. Ta chọn Bidirectional.
- Source Slot: có thể chọn là card quang hoặc card điện. Ở đây tôi chọn card
2-PQ1 (card điện PQ1 ở slot thứ 2).
- Source Timeslot Range: chọn timeslot cần khai.
Chú ý: chúng ta có thể chọn trong mục này là một hoặc một dãy các
timeslot.
- Ví dụ chọn một timeslot duy nhất: 1<= timeslot <= số port tối đa của card
điện.
- Ví dụ chọn một dãy timeslot: 1-5 (chọn một dãy timeslot từ 1 đến 5). 1-5, 8-
11 (chọn môt dãy timeslot từ 1 đến 5 và từ 8 đến 11).

Trong ví dụ này tôi chọn một timeslot duy nhất là 1 để minh họa.

- Sink Slot: có thể là card quang hoặc card điện, nhưng ở đây tôi chọn card
quang 11-N1SL16-1(SDH-1) (card quang ở slot 11 của NE1 kết nối sang
NE2) vì ở trên tôi đã chọn Source Slot là card điện.

- Sink VC4: là các VC4 của card quang, card quang mà chúng ta dùng ở đây
là STM 16 nên sẽ có 16 VC4 đánh dấu từ VC4-1 đến VC4-16. Chúng ta
chọn VC4-1 hoặc VC4 bất kỳ.
- Sink Timeslot Range: chọn timeslot (luồng tổng) cần khai.
Chú ý: chúng ta có thể chọn trong mục này là một hoặc một dãy các
timeslot.
Ví dụ chọn một timeslot duy nhất: 1<= timeslot <=63.
Ví dụ chọn một dãy timeslot: 1-5 (chọn một dãy timeslot từ 1 đến 5). 1-5, 8-
11 (chọn môt dãy timeslot từ 1 đến 5 và từ 8 đến 11). Ở đây tôi chọn luồng
tổng là 1 để minh họa.

- Active Immediately: chọn Yes nếu muốn luồng hoạt động sau khi khai báo
hoặc No nếu muốn “tắt” luồng. Tôi chọn Yes.

Sau khi điền xong chúng ta được hình sau:


Click OK ta được:

Ta làm tương tự như các bước ở trên đối với NE2, nhưng chú ý:
- Chọn đúng card quang của NE2 kết nối sang NE1 trong mục Source
Slot hoặc Sink Slot.
- VC4 và VC12 của card quang này phải giống VC4 và VC12 của card
quang bên NE1.
- Không nhất thiết phải chọn luồng điện bên NE1 phải giống với bên
NE2.

Để kiểm tra xem đã khai đúng chưa chúng ta làm như sau:

Chọn Trail > SDH Trail Search.


Ấn Next > Next, nếu khai báo đúng sẽ ra hình sau:

Chúng ta thấy có 2 trail (đường) được tạo ra, một là VC4 Server Trail (ở
trên) dùng làm cầu nối để các VC12 đi qua, hai là luồng VC12 (ở dưới) mà
chúng ta vừa tạo.

Để đặt tên cho port điện của luồng vừa tạo ta click đúp vào NE1 hoặc NE2,
click đúp vào card PQ1 ở Slot 2. Click phải vào SDH_TU-1 và chọn Modify
Port Name như hình sau:

Khi xuất hiện hộp thoại này ta điền tên luồng vào mục Modify to rồi chọn
Apply.
Để xem đường đi của luồng ta click chuột phải vào PPI-1 như hình dưới:

Chọn Query Relevant Trails sẽ hiện ra một dòng của trail.

Click trái chuột lên dòng này và nhìn phía dưới sẽ thấy được đường đi của
luồng.

Để đặt tên cho đường đi của luồng ta click đúp vào luồng trên, điền vào tên
luồng ở mục Name rồi ấn OK.
Để chỉnh sửa lại luồng điện hoặc luồng tổng (quang) chúng ta click phải vào
thiết bị, chọn Service Configuration.
Click phải vào dòng mà ta muốn chỉnh sửa, chọn Deactive, sau đó ta Chọn
Delete để xóa khai báo. Chúng ta tiến hành khai lại luồng như các bước ở
trên với luồng điện và (hoặc) luồng tổng mới.
Lưu ý là nếu ta khai timeslot là một dãy ví dụ từ 1-5 thì khi vào Service
Configuration sẽ có hình sau:

Lúc này để chỉnh sửa từng luồng chúng ta click phải vào dòng trên, chọn
Expand to Bidirectional sẽ ra từng luồng riêng lẽ.

Để xem toàn bộ khai báo luồng ta vào SDH Trail > SDH Trail
Management.
Chọn Filter All ở phía dưới sẽ cho ra toàn bộ luồng mà ta khai báo như hình
dưới.
Chúng ta cũng có thể chỉnh sửa, tắt hay xóa luồng ở đây.

b) Khai báo có bảo vệ:

Nếu muốn khai báo bảo vệ (một luồng E1 từ card điện được đưa sang 2 card
quang) chúng ta chọn Create SNCP Service thay vì chọn Create như trình
bày ở mục vừa rồi.
Bước 1: Cấu hình NE1

Trong đó:

- Service Type: là kiểu dịch vụ. Ta chọn SNCP (SubNetwork Connection


Protection)
- Direction: gồm Bidirectional là kết nối 2 chiều. Unidirectional là kết nối 1
chiều. Ta chọn Bidirectional.
- Level: có thể là VC12, VC3, VC4… Chúng ta chọn VC12 như mặc định.
- Revertive Mode: Giả sử vòng ring trên bị đứt cáp từ NE1 đi NE2 thì luồng
sẽ tự động chuyển về hướng bảo vệ theo đường: NE1 – NE3 – NE2. Sau khi
hàn cáp xong thì luồng sẽ tự động chuyển về hướng chính nếu chúng ta đặt
Revertive Mode là Revertive và ngược lại nếu đặt ở chế độ Non – Revertive
thì luồng vẫn chạy ở hướng bảo vệ và sẽ có cảnh báo PS (Protect Switch).

- Source Slot: Chọn card quang trong mục Working Service để làm hướng
chính và chọn card quang trong mục Protection Service để làm hướng bảo
vệ. Ở đây tôi chọn Working Service là card quang kết nối sang NE2 và
Protection Service là card quang kết nối sang NE3.
- Source VC4: Chọn các VC4 của card quang.
Chú ý: Không nhất thiết VC4 của Working phải giống với VC4 của
Protection. Điều quan trọng là VC4 và VC12 trên một đoạn ví dụ NE1-NE2
phải giống nhau để có thể lấy ra được luồng VC12 từ VC4.

- Source Timeslot Range: chọn timeslot (luồng tổng) cần khai.


Chú ý: chúng ta có thể chọn trong mục này là một hoặc một dãy các
timeslot.
Ví dụ chọn một timeslot duy nhất: 1<= timeslot <=63.
Ví dụ chọn một dãy timeslot: 1-5 (chọn một dãy timeslot từ 1 đến 5). 1-5, 8-
11 (chọn môt dãy timeslot từ 1 đến 5 và từ 8 đến 11). Ở đây tôi chọn luồng
tổng là 1 để minh họa.

- Sink Slot: có thể là card quang hoặc card điện, nhưng ở đây tôi chọn card
quang 11-N1SL16-1(SDH-1) (card quang ở slot 11 của NE1 kết nối sang
NE2) vì ở trên tôi đã chọn Source Slot là card điện.

- Sink Timeslot Range: chọn timeslot cần khai.


Chú ý: chúng ta có thể chọn trong mục này là một hoặc một dãy các
timeslot.
- Ví dụ chọn một timeslot duy nhất: 1<= timeslot <= số port tối đa của card
điện.
- Ví dụ chọn một dãy timeslot: 1-5 (chọn một dãy timeslot từ 1 đến 5). 1-5, 8-
11 (chọn môt dãy timeslot từ 1 đến 5 và từ 8 đến 11).

Trong ví dụ này tôi chọn một timeslot duy nhất là 1 để minh họa.

Click chọn Active Immediately. Ấn OK có hình sau:


Ta thấy ở đây luồng điện từ card PQ1 được đưa sang 2 card quang.

Bước 2: Cấu hình NE2

Làm tương tự như cấu hình với NE1 nhưng chú ý card quang kết nối sang
NE1.

Bước 3: Cấu hình NE3

NE3 có nhiệm vụ đấu thẳng luồng từ NE1 đến NE2 nên chúng ta khai báo
giữa hai card quang với nhau. Chúng ta không chọn Create SNCP mà chọn
Create.

Trong hình trên tôi chọn Source Slot là 8-N1SL16-1(SDH-1) và Sink Slot là
11-N1SL16-1(SDH-1) tuy nhiên chúng ta có thể chọn Source Slot là 11-
N1SL16-1(SDH-1) và Sink Slot là 8-N1SL16-1(SDH-1).
Ấn OK được hình sau:
Ta thấy ở mục Type có ký hiệu mũi tên hai chiều có nghĩa là đấu thẳng.

Sau khi khai báo xong chúng tao tìm Trail xem có hay không như được trình
bày ở mục a.

Có 3 trail dược tạo ra trong đó 3 trail là VC4 Server Trail và 1 trail là luồng
E1 ta vừa tạo.

Để xem luồng vừa tạo có bảo vệ không ta tiến hành xem đường đi của luồng
như được trình bày ở mục trên và thấy đường đi của luồng được khai bảo vệ
như sau:

Chú ý: hướng chính có màu xanh dương và xanh lơ, hướng bảo vệ có màu
vàng và hồng.

Để chỉnh sửa luồng ta làm giống như ở mục a.

2) Khai báo tự động.

a) Khai báo không có bảo vệ.

Chọn Trail > SDH Trail Creation.


Xuất hiện mục sau:

Để sơ đồ mạng ở mục SDH Trail Creation giống với màn hình chính chúng
ta click phải lên màn hình, chọn Synchronize NE Coordinate > OK.

Sau đó click phải lên màn hình và chọn Save View để lần sau không phải
chọn đồng bộ để giống với sơ đồ ở màn hình chính nữa. (Chỉ làm như thế
này mỗi khi màn hình chính thay đổi).
Để có thể khai báo được VC12 hoặc VC3, VC4 thì trước tiên chúng ta khai
báo VC4 giữa các trạm.
Chọn Level là VC4 Server Trail. Lúc này giao diện sẽ thay đổi:

Ta lần lượt khai VC4 Server Trail từ NE1 đến NE2, NE2 đến NE3 và NE3
đến NE1.
Để khai từ NE1 đến NE2 ta click đúp vào NE1 rồi sau đó click đúp vào
NE2.

Ấn OK.
Làm tương tự với các chặng khác.
Sau khi khai xong VC4 Server Trail ta chọn Level là VC12 hoặc VC3 hoặc
VC4 để khai dịch vụ SDH. Ở đây tôi chọn ví dụ là VC12.
Click đúp vào NE1, chọn card điện và chọn port cần khai.

Tương tự với NE2. Sau khi chọn xong xuất hiện như sau:
Trong đó chú ý là Source và Sink là các điểm đầu và điểm cuối, chúng ta có
thể đổi port điện bằng cách chọn Browse.

Chúng ta có thể bỏ mục tự động tính: Auto-Calculation. Để thay đổi luồng


tổng chúng ta chọn Set Route TimeSlot như sau:

Tiếp theo trong mục Name là nơi ta đặt tên cho luồng.

Mục Copy after Creation: Nếu chọn mục này thì sau khi khai luồng này
xong chương trình sẽ tiếp tục hiện ra mục để ta tiếp tục khai luồng tiếp.
Mục bên trái và bên phải ta chọn port điện tương ứng, sau đó nhấn nút Add
rồi OK.
Để kiểm tra lại kết nối của luồng vừa khai chúng ta làm các bước như trình
bày ở mục trước.

Để xóa luồng, chúng ta mở kết nối luồng, click chọn Deactive.

rồi chọn Delete.

Click OK > OK.


Để chỉnh sửa luồng (đổi port điện, thay luồng tổng, đổi hướng) ta cũng mở
kết nối luồng lên, click trái vào luồng. Chọn Create/Modify > Modify Trail.

Xuất hiện màn hình:


Để chỉnh sửa port điện, ta chọn Browse và tìm đến card điện > port điện
muốn thay đổi.

Để chỉnh sửa luồng tuổng ta chọn Set Route Timeslot.


Nếu muốn quay lại như cũ thì ấn Reset.

Nếu thấy đúng thì ấn OK.

Chú ý: nhiều trường hợp ta muốn khai báo một luồng E1 nhưng không rớt
ra port điện mà rớt ra port quang thì port quang này phải chưa được tạo sợi
quang nối sang thiết bị khác, cách khai báo cũng tương tự rớt xuống port
điện. Ví dụ ta khai báo 1 luồng E1 từ NE1 đến NE3, trên NE1 ta rớt ra một
port điện, còn trên NE3 ta rớt ra port quang.

Trước tiên ta cần mở port quang ở NE3 (card N1SlQ1 ở slot 15 có 4 port
quang).
Để mở một port quang ta click đúp lên NE3, chọn port quang trên card
quang đó, click phải chọn Add Port.
Hiện mục sau:

Chọn OK.
Để xóa port ta click phải lên port, chọn Delete Port.

Sau khi đã mở port ta tiến hành khai báo luồng E1.

Chọn port điện ở NE1:


Chọn card quang ở NE3: Chọn card N1SLQ1.

Ta thấy port số 4 là port mà chúng ta vừa mở. Kéo xuống phía dưới, ở mục
Lower Order.
Chọn luồng quang mà ta muốn rớt, ví dụ là 1.

Một điều chú ý là khi ta dùng sợi quang nối từ port quang này sang một
thiết bị khác thì cần quan tâm đến cách đánh dấu tên của luồng quang.
Nếu nối sang thiết bị Huawei khác thì ta không quan tâm đến điều này,
nhưng nếu nối sang thiết bị như Cisco thì cần chú ý. Ví dụ Cisco dùng luồng
quang là 1-1-3 thì được đánh dấu là luồng số 3, nhưng Huawei lại đánh dấu
là luồng 43:

Cái mà chúng ta quan tâm là chỉ số: 1-1-3 phải giống nhau ở cả 2 thiết bị
mà thôi.
Sau khi chọn luồng quang, ta khai báo luồng bình thường.

b) Khai báo có bảo vệ.


Để khai báo luồng có bảo vệ ta phải khai báo bảo vệ trước. Chọn
Configuration > Protection View.

Click phải lên màn hình Protection View và chọn Synchronize NE


Coordinate, sau đó click phải lên màn hình và chọn Save View.
Click phải lên màn hình, chọn SDH Protection Subnet Creation >
PP(Uniform Route).
Xuất hiện hình sau:

Chú ý ở bên trái có mục Level là tốc độ của card quang, ở đây là card STM-
16 nên tôi chọn STM-16.

Lần lượt click đúp lên từng NE theo chiều cùng chiều kim đồng hồ hoặc
ngược chiều kim đồng hồ.
Ấn Next > Finish.

Sau khi tạo bảo vệ xong sẽ hiện ra hình sau:

Tiến hành khai báo luồng E1 như ở bước a.

Sau khi chọn xong 2 card điện ở 2 NE thì xuất hiện hình sau:
Ở đây ta thấy khi ta khai báo một luồng E1 từ NE1 sang NE2 thì phần mềm
tự động tính toán timeslot để gửi sang NE3 tạo bảo vệ.

Mở rộng:

- Để chuyển hướng cho một luồng ta tiến hành Modify trail như hình dưới.
Ra hình sau:
Bỏ chọn mục Auto-Calculation. Sau đó chọn mục Cancel Route
Restriction, xuất hiện hộp thoại sau:

Click OK.
Để chọn hướng chính từ NE1 sang NE3 rồi sang NE2 ta click trái lên đường
quang từ NE1-NE3, có thể click thêm đoạn NE3-NE2 nhưng điều này không
cần thiết vì phần mềm tự hiểu.

Chú ý: nếu ta click chọn hướng NE1-NE3 mà click chọn thêm hướng NE1-
NE2 thì sẽ bị lỗi vì không thể chọn 2 hướng chính được.

Kiểm tra xem luồng tổng có đúng không bằng cách chọn Set Route Timeslot
(chúng ta so sánh với luồng tổng cũ đang dùng ở mục Current Route).

Click Calculate Route:


Ta thấy hướng chính bây giờ là NE1-NE3-NE2. Click OK để cập nhật luồng.

- Để cho một luồng nào đó chỉ chạy theo một hướng (bỏ bảo vệ) ta làm như
sau:

Vào Configuration > Protection View.

Tiến hành xóa bảo vệ bằng cách click phải lên đường màu xanh của vòng
ring.
Trong đó chú ý:
- Delete Protection Subnet From the NE: là xóa bảo vệ khỏi thiết bị,
điều này nguy hiểm vì phần mềm sẽ gửi cấu hình mới cho NE, khi có
sự cố xãy ra như đứt cáp quang thì luồng sẽ mất ring. Chúng ta không
chọn mục này.
- Delete Protection Subnet From the NM: xóa bảo vệ khỏi phần mềm
T2000, điều này không tác động đến thiết bị thật. Chúng ta chọn mục
này. Click Yes > Continue.

Sau đó ta chỉnh sửa luồng ở mục Modify trail như đã làm ở các mục trên.

Click vào tab SNCP Setting.

Chú ý các mục:


- Delete Working: xóa đường chính (đường có màu xanh dương, xanh
lơ).
- Delete Protection: xóa đường bảo vệ (đường có màu hồng, vàng).

Lựa chọn nào là tùy thuộc vào bạn.

Mục đích của việc này:

- Thứ nhất là ta cho luồng chỉ đi theo một hướng vì hướng kia bị suy
hao hay lỗi chẳng hạn.
- Thứ hai là để xóa sợi quang. Bạn không thể click phải vào sợi quang
và Delete nó một khi sợi quang đã có luồng chạy qua. Để có thể xóa
sợi quang bằng cách này ta phải xóa hết các luồng đi qua nó.

Giả sử bạn muốn xóa sợi quang từ NE1 đến NE2 thì ta phải xóa các
hướng của các luồng đi qua sợi quang này, như ở hình trên ta thấy
luồng có hướng bảo vệ đi qua sợi quang này nên ta phải xóa hướng
bảo vệ, chọn Delete Protection. Lúc đó luồng đi như sau:

Quay ra màn hình chính (Main Topology)

Xem những luồng đi qua sợi quang NE1-NE2 bằng cách click phải
lên sợi quang, chọn Query Relevant Trails.
Chỉ còn lại duy nhất 1 VC4 Server trail như hình dưới.
Chúng ta Deactive và Delete luồng này.

Sau đó quay lại màn hình chính, click phải lên sợi quang từ NE1 sang NE2
và chọn Delete.

Click OK.
Sau khi xóa xong:

Chú ý: nếu việc xóa sợi quang bị lỗi thì nên kiểm tra xem trên sợi quang đó
còn luồng nào đi qua không.

3) Giao tiếp giữa thiết bị thật và thiết bị ảo (Virtual NE)

Phần mềm T2000 chỉ quản lý được những thiết bị được hỗ trợ. Để quản lý
các thiết bị mà nó không hỗ trợ như Cisco, OSN 500… thì chúng ta dùng
thiết bị ảo (Virtual NE).

Xin được lấy ví dụ minh họa như hình sau:


Trong đó NE1, NE2, NE3 là các thiết bị thật, VNE1, VNE2, VNE3 là các
thiết bị ảo.

Trước tiên chúng ta tạo thiết bị ảo.


Click phải lên màn hình chính, chọn Create > Topology Object

Ra hình sau, click chọn Virtual NE.

Đặt ID trùng với ID thiết bị thật, đặt tên cho thiết bị ở mục Name như hình
trên. Click OK.
Làm tương tự như vậy để tạo ra các VNE2, VNE3.

Để đổi tên thiết bị ảo, chúng ta click phải lên thiết bị, chọn NE Explorer:

Chọn NE Attribute ở mục Configuration:

Đổi tên NE ở mục Name bên phải.

Để tạo các card cho thiết bị ảo chúng ta click đúp lên một thiết bị ảo bất kỳ,
ví dụ VNE1.
Để tạo các card cho thiết bị ảo này ta click phải lên một slot bất kỳ, chọn
Add a New Board.

Ra hình sau:
Giả sử chúng ta muốn tạo card nguồn PWR, ta đặt tên là PWR ở mục Name,
ở mục Port Type chọn Other như hình dưới đây:

Click OK.

Tiếp theo ta tạo card quang. Click vào slot bất kỳ và chọn Add a New
Board, ở mục Name chọn tên card ví dụ SDH. Port Type chọn SDH Line.
Chọn Level của card là STM-1, STM-4, STM-16 hoặc STM-64 tùy theo
card thực tế của thiết bị. Ở đây tôi chọn STM-1 làm ví dụ. Chọn số port
quang ở mục Port Number, ở đây tôi chọn là 2 (VNE1 có một hướng kết nối
sang VNE3 và một hướng kết nối sang NE3 nên cần 2 port quang).

Click OK.

Tiếp theo ta tạo card điện. Giả sử đặt tên card điện này là PDH. Làm tương
tự như trên, trong đó, Name đặt là PDH, Port Type chọn là SDH Tributary,
Level chọn E1, Port Number là số port điện, ở đây tôi chọn 16 làm ví dụ.
Click OK.

Giờ ta tiến hành đưa các card này gắn vào thiết bị ảo.

Click phải lên Slot ta muốn gắn card và chọn card cần gắn. Ví dụ ta gắn card
nguồn PWR thì làm như sau:

Ta được:
Tương tự ta gắn card SDH và card PDH sẽ được:

Làm tương tự vậy cho VNE2, VNE3.

Sau khi gắn các card, chúng ta tạo sợi quang để kết nối.
Giả sử tạo sợi quang từ port 1 của card N1SLQ1 (slot 15) của NE3 sang port
1 của card SDH của VNE1. Chọn biểu tượng ở phía trên của màn hình
chính. Click đúp vào VNE1, chọn port 1 của card SDH.

Click OK.

Click đúp lên NE3, chọn card N1SLQ1 (slot 15), chọn port 1.
Click OK ra mục sau:
Click OK. Sau khi tạo sợi quang có kết nối như sau:

Làm tương tự với các thiết bị khác ta có kết nối hoàn thiện:

Chúng ta tiến hành Save View sơ đồ mạng lại.


Tiếp theo chúng ta tiến hành khai báo bảo vệ cho vòng gồm các thiết bị ảo
này (không mô tả ở đây, các bạn đọc lại ở mục trước). Kết quả được như
sau:
Bây giờ chúng ta muốn khai một luồng E1 từ VNE3 đến NE1 thì chúng ta
tiến hành khai báo luồng bình thường như được trình bày ở các mục trước,
Chúng ta có thể chọn khai thủ công, ở mục NE Explorer chọn SDH
Configuration:

Sau đó làm như tôi hướng dẫn ở các mục trước đây.
Trong phần này tôi dùng phương pháp khai tự động. Chú ý là phải khai báo
các VC4 Server Trail trước thì mới có thể khai báo được các VC12.

Trong mục khai báo chúng ta chú ý đến giao tiếp giữa vòng thật và vòng ảo.
Ở đây ta chú ý đến VC4 và VC12 từ VNE1 sang NE3, và từ VNE2 sang
NE3 phải giống với VC4 và VC12 đi ra từ card quang thực tế của thiết bị
thật và ảo. Giả sử VNE1 đưa ra port quang là VC4:1 (VC4 thứ nhất), VC12
thứ 2 thì port quang của NE3 kết nối sang VNE1 phải có VC4:1 và VC12
thứ 2.

Chúng ta có thể chỉnh luồng tổng giao tiếp giữa 2 thiết bị bằng cách chọn
Set Route Timeslot.
Sau khi đã khai báo trên thiết bị ảo, chúng ta tiến hành khai báo trên thiết bị
thật (là các thiết bị mà T2000 không hỗ trợ quản lý mà phải dùng phần mềm
khác hoặc T2000 có license hỗ trợ quản lý những thiết bị này).

Giả sử chúng ta dùng T2000 có license hỗ trợ quản lý các trạm VNE1,
VNE2, VNE3.

Chúng ta khai báo trên các thiết bị này một cách bình thường. Chúng ta tạo
ra kết nối như sau.

Trong đó VNE1, VNE2, VNE3 là các thiết bị mà T2000 với license hỗ trợ
quản lý. Chúng ta tạo ra NE0 dùng để rớt ra các luồng điện từ các VNE2,
VNE2, VNE3. Chúng ta chọn NE0 ở chế độ offline (pre-config) bằng cách
click phải lên NE0, chọn Attribute, đánh dấu vào NE Configuration.
Chú ý:

Thiết bị mà được khai báo ở chế độ offline hay pre-config thì khi tác động
lên thiết bị thì chỉ thay đổi trên phần mềm chứ không gửi cấu hình xuống
thiết bị thật. Nên khi trong quá trình khai báo luồng trong một vòng ring nếu
có một hoặc nhiều thiết bị bị mất kết nối (có thể do đứt cáp, mất nguồn) thì
ta chuyển chế độ cho thiết bị đó sang Pre-Config và khai báo bình thường,
khi thiết bị được kết nối trở lại thì ta tiến hành bỏ chọn chế độ Pre-Config,
lúc này phần mềm sẽ hỏi bạn có muốn download cấu hình từ Server xuống
thiết bị không, nếu có ta chọn Yes. Hoặc có thể download cấu hình sau, để
thực hiện việc download xin xem trong Phần V.

Tiến hành khai báo luồng E1 từ VNE1, VNE2, VNE3 đến NE0. Trong quá
trình khai báo luồng, chúng ta chú ý luồng tổng từ VNE1 đến NE0 và từ
VNE2 đến NE0, đây chính là luồng tổng giao tiếp giữa vòng thật và vòng ảo
mà ta đã nói.

Chú ý là khi giám sát vòng ảo thì chúng ta không xem được các cảnh báo
trên thiết bị ảo, nên khi mất luồng nhưng ta thấy port điện vẫn xanh hoặc khi
đứt cáp quang thì sợi quang vẫn xanh (trừ trường hợp sợi quang kết nối
giữa thiết bị ảo và thật, lúc này thiết bị thật sẽ cảnh báo đỏ, nhưng thiết bị
ảo vẫn xanh).
4) Xóa một thiết bị khỏi vòng ring hoặc chèn một thiết bị mới
vào.

a) Xóa một thiết bị ra khỏi vòng.

Để xóa một thiết bị khỏi một vòng ring chúng ta phải xóa tất cả các sợi
quang kết nối vào thiết bị. Chúng ta có thể xóa bằng cách click chuột lên sợi
quang và chọn Delete nhưng với điều kiện là không có luồng nào đi qua sợi
quang này, do đó ta phải chỉnh sửa hướng của luồng để không đi qua sợi
quang này. Vấn đề là đối với sợi quang có nhiều luồng đi qua thì làm vậy rất
lâu, chúng ta có thể xóa sợi quang bằng một cách khác.
Chọn File > Fiber/Cable Management.

Ra hình sau:
Nhìn phía bên phải, click vào sợi quang mà mình muốn xóa, ví dụ tôi muốn
xóa sợi quang từ VNE1 đi NE0. Chọn Delete Fiber/Cable > OK > Continue
ta được:

Tiếp tục xóa sợi quang từ NE0 đi VNE2 như trên. Sau đó click phải lên
NE0, chọn Delete là chúng ta có thể xóa NE0 ra khỏi vòng. Sau đó ta đấu
nối sợi quang từ VNE1 sang VNE2 để tròn vòng (với các thiết bị thật thì nên
tìm kiếm sợi quang tự động để khỏi nhầm lẫn), sau đó ta khai báo bảo vệ rồi
khai báo VC4 Server Trail từ VNE1 sang VNE2.

Chú ý: khi ta xóa sợi cáp bằng cách này thì tên của luồng sẽ không còn nữa,
chúng ta tạo lại tên luồng từ tên port điện.

b) Chèn một thiết bị vào vòng

Cách 1 (thủ công):


Sau khi đã đấu quang xong thì chúng ta tiến hành xóa sợi quang và tìm kiếm
sợi quang lại. Chú ý là nếu thiết bị ảo được chèn vào thì ta phải tạo sợi
quang thủ công, còn thiết bị thật được chèn vào thì ta tìm kiếm tự động để
bảo đảm tính chính xác.

Tiến hành khai bảo vệ, khai VC4 Server Trail bình thường, chú ý một điều
là để chèn một thiết bị (ảo hoặc thật) vào vòng thì chúng ta phải khai báo tại
thiết bị này đấu thẳng tất cả những luồng có trong vòng thật.

Cách 2: Dùng chức năng Insert Node On Fiber (chưa thử).


5) Kiểm tra luồng E1

Để kiểm tra chất lượng luồng E1 chúng ta dùng máy đo E1 hoặc chức năng
kiểm tra có sẵn trong T2000.

a) Kiểm tra dùng máy đo luồng E1

Giả sử ta đã khai báo một luồng E1 từ NE0 đến VNE3 như hình dưới:

Tại NE0 ta kết nối port điện của luồng này với máy đo E1.
Tiếp theo ta tiếp hành loop luồng để kiểm tra.

Loop là cách đấu vòng để kiểm tra.

Loop gồm loop cứng và loop mềm. Loop cứng là lấy đôi thu nối với đôi phát
của port điện. Loop mềm là loop dùng phần mềm.
Loop mềm được phân làm 2 loại là Inloop và Outloop. Inloop là loop vào
trong mạng, out loop là loop về phía ngoài mạng.
Chú ý: trong thiết bị Cisco thì LL2 là Inloop, còn LL3 là Outloop.

Để loop mềm trong T2000 chúng ta mở card điện, click phải lên port cần
loop, chọn Tributary Loopback. Giả sử tôi làm với VNE1 như hình dưới:
Trong đó: - Non-Loopback là không loop: .
- Inloop:
- Outloop:

Bây giờ bạn muốn loop về để máy đo kiểm tra thì chọn Inloop.
Nếu bạn làm với NE0 thì để loop về máy đo thì chọn Outloop.

b) Kiểm tra dùng phần mềm của T2000

Click đúp lên thiết bị thật, ở đây tôi chọn NE0, click phải lên card điện có
luồng ta cần kiểm tra, chọn PDH Configuration.
Chọn PRBS Test như hình dưới đây:

Trong mục Direction ở phía dưới ta chọn Cross. Đặt thời gian test ở mục
Duration. Sau đó ấn Start to Test.

Căn cứ vào biểu đồ mà ta đánh giá kết quả.


Phần IV
Khai báo dịch vụ Ethernet
Thiết bị NG-SDH của Huawei có hỗ trợ khai báo băng rộng đó chính là
dịch vụ Ethernet (FE hoặc GE) chạy trên SDH.

Chúng ta thường sử dụng các khai báo sau:


- EPL: Ethernet Private Line
- EVPL: Ethernet Virtual Private Line
- EPLAN: Ethernet Private LAN.

1) Dịch vụ EPL

a) Khai báo EPL


Đơn giản chỉ truyền dịch vụ Ethernet điểm-điểm.
Ví dụ minh họa:

VCTRUNK VCTRUNK 1 VCTRUNK


1 1
VCTRUNK 2
VCTRUNK VCTRUNK
Port 1 2 2 Port 1

A1 A2
Port 2 Port 2
NE1 NE2

B2
B1

MSTP Enterprise
Equipment User

- VCTRUNK là đường truyền logic nối giữa 2 thiết bị truyền dẫn.


- Port là port vật lý để kết nối tới các đầu cuối. Có port FE (port Fast
Ethernet dùng jack RJ-45) và port GE (port Gigabit Ethernet dùng đầu
kết nối quang LC).
Công ty A1 kết nối tới Port1 của NE1, NE1 có nhiệm vụ chuyển dịch vụ
Ethernet nhận được từ A1 thành dịch vụ SDH để truyền tới NE2. Tại
NE2 sẽ chuyển ngược từ SDH thành Ethernet và đưa ra A2.

Giả sử ta muốn khai báo 1 đường EPL từ NE1 đến NE2.


Trước tiên ta tạo đường TRUNK LINK để kết nối 2 NE này lại với nhau.

Ra hình sau:

Trong đó chú ý: Bandwidth là băng thông của đường truyền. Có thể chọn
số lượng VC12, VC3 hoặc VC4 tùy theo yêu cầu. Ở đây tôi chọn 1 VC12
làm ví dụ.
Tiếp đó click phải lên NE1, chọn Select Source.

Xuất hiện mục:


Chọn card Ethernet, ở dưới có VCTRUNK ta để mặc định. Ở mục Lower
Order chú ý phần Available Timeslot. Ta đưa các Timeslot này sang bên
phải bằng cách click vào biểu tượng . Ở đây tôi chỉ khai có 1
VC12 nên chỉ cần click vào biểu tượng này 1 lần.

Click OK.

Tiếp theo click phải lên NE2, chọn Select Sink. Làm tương tự như với
NE1.

Sau khi chọn xong NE2, chú ý nhìn phía dưới bên trái, đặt tên cho
TRUNK LINK rồi click chọn Active the trail sau đó ấn Apply.

Để xem các TRUNK LINK ta đã tạo, chọn Trail > Trunk Link
Management.
Sau khi tạo TRUNK LINK thành công, chúng ta tiến hành khai báo dịch vụ
EPL. Chọn Trail > Ethernet Trail Creation > EPL Creation.

Xuất hiện hình sau:


Ở mục Trunk Link Route Strategy ta chọn Use Existing Trunk Link
(dùng TRUNK LINK đã được tạo trước đó)
Click đúp vào NE1 chọn card Ethernet, chọn port điện, ở đây tôi chọn là
port 1 (Chú ý: ta cũng có thể chọn card GE). Click OK.
Làm tương tự vậy với NE2. Xuất hiện hình:
Click Next có hình sau:

Chú ý đặt tên cho dịch vụ ở mục Name và click chọn Active the trail ở
bên trái. Sau đó click Finish.
Để kiểm tra các port và VCTRUNK ta click đúp vào thiết bị, ví dụ NE1,
click phải lên card Ethernet chọn Ethernet Configuration > Ethernet
Interface Management.

Sau khi xuất hiện cửa sổ mới, ta chọn External Port

Ta thấy Port 1 đã được mở, để tắt các port này ta chọn Disable ở mục
Enabled/Disabled.

Tiếp đó ta chuyển qua mục TAG Attribute.


Chú ý:
Nếu thiết bị gắn vào port 1 này có VLAN thì ở mục TAG ta phải chọn là Tag
Aware. Nếu không có VLAN thì chọn là Access.

Sau đó lick Apply.

Chuyển qua mục Internal Port:

Ở đây có 12 VCTRUNK nhưng lúc nãy khai báo ta chỉ dùng


VCTRUNK1.
Chú ý mục TAG Attribute:

- Nếu port điện được chọn Tag Attribute là Tag Aware thì VCTRUNK
phải có Tag Attribute là Tag Aware.
- Nếu port điện có Tag Attribute là Access thì VCTRUNK có thể đặt là
Tag Aware (lúc này VCTRUNK sẽ truyền đi VLAN mặc định từ port
điện). Nếu chọn VCTRUNK có Tag Attribute là Access thì phải chỉnh
VLAN mặc định giống với VLAN mặc định của port điện.
- Trong trường hợp thiết bị gắn vào port điện của NE1 và NE2 không
có VLAN thì ta chọn Tag Attribute của port điện là Access, và chọn
Tag Attribute của TRUNK LINK của NE1 và NE2 là Tag Aware.
- Trong trường hợp NE1 có VLAN và NE2 không có VLAN thì port điện
của NE1 chọn là Tag Aware, TRUNK LINK của NE1 chọn là Tag
Aware, còn port điện của NE2 chọn là Access với VLAN mặc định
giống vơi VLAN của port điện của NE2, TRUNK LINK của NE2 chọn
là Tag Aware.
Để quản lý các dịch vụ Ethernet ta chọn Trail > Ethernet Trail
Management.

b) Xóa EPL
Để xóa dịch vụ EPL chúng ta làm theo các bước sau:
Bước 1: Tìm dịch vụ Ethernet mà ta đã khai báo.
Có 2 cách:
- Cách 1 là ta chọn Trail > Ethernet Trail Management như vừa được
trình bày ở trên và chọn dịch vụ EPL mà ta đã tạo.
- Cách 2 là ta click phải lên card Ethernet, chọn Query Ethernet Trails.

Sẽ cho ra hình như sau:

Click phải vào dòng trên chọn Query Relevant Server Trails.

Sẽ cho ta xem được TRUNK LINK của dịch vụ EPL này.

Click phải lên TRUNK LINK này cho ra như sau:

Trong đó:
- Để xem dịch vụ SDH tạo nên TRUNK LINK này ta chọn Query
Server Layer Trail.
- Để xem dịch vụ nào chạy trên TRUNK LINK này click chọn Query
client trail. Ở đây sẽ cho ra đường EPL mà ta đã tạo lúc nãy.

Bước 2:
Để xóa dịch vụ EPL trước tiên ta phải Deactive sau đó chọn Delete.
Tuy nhiên làm vậy chỉ mới xóa dịch vụ EPL còn TRUNK LINK và dịch vụ
SDH vẫn đang tồn tại.

Tiếp theo chúng ta Deactive TRUNK LINK rồi Deactive dịch vụ SDH. Sau
đó chỉ cần xóa TRUNK LINK thì dịch vụ SDH sẽ tự động xóa theo.

Chú ý: Khi tìm được một dịch vụ Ethernet chúng ta nên tìm TRUNK LINK
và dịch vụ SDH tương ứng của nó như vừa trình bày ở trên. Để xem từng
cửa sổ bạn có thể chọn Window rồi chọn từng cửa sổ.

2) Khai báo dịch vụ EVPL

Dịch vụ EVPL là dịch vụ Ethernet chia sẽ, ví dụ 2 dịch vụ Ethernet dùng


chung một TRUNK LINK, 2 dịch vụ dùng chung một PORT.
Có các trường hợp sau:
- Nhiều dịch vụ dùng chung TRUNK LINK nhưng khác port điện.
Để tách được dịch vụ thì dựa vào port và VLAN đưa vào port.
- Nhiều dịch vụ dùng chung TRUNK LINK và chung port điện thì mỗi
dịch vụ có một VLAN khác nhau để phân biệt.

Giờ tôi lấy ví dụ khai dịch vụ EVPL từ NE1 đến NE2. Có 2 thiết bị có
VLAN khác nhau gắn vào 2 port khác nhau của NE2. NE1 chỉ cần dùng 1
port chạy chung cho 2 dịch vụ.

Trước tiên ta khai báo TRUNK LINK nối từ NE1 sang NE2 như đã trình bày
trước đây.
Sau đó ta chọn Trail > Ethernet Trail Creation > EVPL Creation.

Ra hình như sau:


Ở mục Port Usage Strategy chọn là Port+VLAN, click đúp lên NE1 chọn
card Ethernet và chọn port 1, tương tự với NE2 cũng chọn port 1. Đặt
VLAN ID cho port như hình dưới đây. Chọn Trunk Link Route Strategy là
Use Existing Trunk Link (sử dụng Trunk Link đã được tạo) và chọn Trunk
Link mà ta đã tạo.

Chọn Next ra hình:

Chú ý phần TAG, tương ứng với port1 của NE1 chọn là Tag Aware, port của
NE2 cũng vậy. (Chọn port điện là Tag Aware vì có VLAN đi vào port này).
Đặt tên cho dịch vụ ở mục Name. Sau đó nhìn xuống phía dưới và chọn
Activate the trail. Sau đó ấn Finish.

Tiếp theo ta tạo tương tự nhu vừa rồi, nhưng chú ý là ta chọn port của NE1
vẫn là port 1 và chọn port của NE2 là port 2, nhớ đặt VLAN ID cho port
này như hình dưới.

Vào Trail > Ethernet Trail Management để xem dịch vụ vừa tạo.

Click lên từng dịch vụ và nhìn xuống phía dưới có:

Ta thấy NE1 chỉ dùng một port là port 1. Còn NE2 dùng 2 port là port 1 và
port 2.
3) Khai báo dịch vụ EPLAN

EPLAN cho phép kết nối nhiều NE để chia sẽ tài nguyên.

Một ví dụ thường gặp là khai báo dịch vụ FTTH mà có 2 hay nhiều thiết bị
cùng dùng chung một port tại đầu Buôn Ma Thuột.

Ở đây ta không thể dùng dịch vụ EVPL vì EVLP chỉ dùng điểm-điểm.

Sau đây tôi xin trình bày khai báo dịch vụ EPLAN từ NE2 và NE3 kết nối về
NE1.
NE1 dùng card GE, dùng port 1 để chuyển tải lưu lường của NE2 và NE3
(dịch vụ của NE2 và NE3 đi chung port 1 của NE1).
Tất nhiên ta cũng có thể chọn card FE chứ không nhất thiết phải là GE. Ta
chọn GE ở đây thì ta nối trực tiếp từ card GE của truyền dẫn xuống Switch
dưới Tổng đài.

Trước tiên khai báo TRUNK LINK từ NE1 đến NE2 và từ NE1 đến NE3.

Sau khi khai xong ta chọn Trail > Ethernet Trail Creation > EPLAN
Creation.

Một cửa sổ mới hiện ra, ta click đúp lên NE1, chọn card GE (slot 14).
Chọn Port 1 ở mục Available Timeslot/Port, sau đó click vào biểu tượng
để đưa sang mục Selected Ports. Click OK.

Tiếp theo click đúp lên NE2, và NE3, chọn card Ethernet (slot 13).
Đưa port 1 sang mục Selected Ports. Click OK.

Sau khi đã làm xong có hình sau:

Chú ý chọn hết các TRUNK LINK ở phía dưới mục Use Existing Trunk
Link như hình trên. Click Next.

Một cửa sổ mới hiện ra, chú ý mục sau:

Bây giờ chúng ta sẽ tạo VLAN cho các port. Click chọn Add.
Ta có:
- NE1 kết nối với NE2: bằng TRUNK LINK1 và port 1 của NE1,
TRUNK LINK 1 và port 1 của NE2, ta đặt VLAN là 111.
- NE1 kết nối với NE3: bằng TRUNK LINK2 và port 1 của NE1,
TRUNK LINK 1 và port 1 của NE3, ta đặt VLAN là 222.

Tạo VLAN 111:


Chọn như trên và sau đó chọn biểu tượng để đưa sang mục
Selected Mounted Ports.

Click OK.

Tiếp theo khai báo VLAN 222:

Nhìn phía dưới bên trái thấy:

Ta thấy VLAN 111 vừa được tạo ra, ta click Add để tạo VLAN 222
Chọn như hình trên và click vào biểu tượng .

Click OK. Nhìn xuống phía dưới bên trái ta thấy:

Như vậy là 2 VLAN đã được tạo. Sau đó click Next. Đặt tên cho dịch vụ là
FTTH chẳng hạn và nhớ click chọn vào Activate the trail. Sau đó ấn Finish.
Chú ý: Nếu port ở NE1 hoặc NE2 gắn vào thiết bị không có VLAN thì ta
phải chọn Tag Attribute của port là Access và đặt VLAN giống VLAN đã
khai báo. Còn phần Trunk Link chọn Tag Aware.

Ví dụ NE2 chẳng hạn.

Ở mục External Port:

Chuyển qua Internal Port.

Tại đầu BMT port và TRUNK LINK chọn Tag Attribute là Tag Aware.

Để chỉnh sửa, xóa hoặc khai thêm VLAN ta chỉ cần click đúp thiết bị, click
phải lên card Ethernet, chọn Ethernet Configuration > Ethernet Interface
Management. Nhìn xuống phía dưới và chọn mục Ethernet LAN Service.
Ra hình sau:

Để xóa VLAN ta click vào Delete.


Để xem VLAN đã khai ta chuyển qua mục VLAN Filtering.

Để thêm một VLAN mới ta chọn New.


Chọn port và Trunk Link bên trái đưa sang bên phải, điền VLAN và ấn OK.

Khi ta click vào một dịch vụ EPLAN thì ở phía dưới có các mục:

Trong đó:
- Node để ta xem các thiết bị được khai báo trong EPLAN.
- Trunk Link để xem các Trunk Link được khai báo.
- VLAN Filtering để xem các VLAN.
Phần V
Sao lưu, phục hồi, bảo dưỡng, và một
số các vấn đề khác
Việc sao lưu dữ liệu rất quan trọng và phải được làm thường xuyên, thông
thường là 1 ngày một lần, hoặc trước khi khai báo, nâng cấp phần mềm quản
lý hoặc thiết bị…

Có 2 cách sao lưu:


- Sao lưu dạng sơ đồ kết nối (Script).
- Sao lưu toàn bộ cơ sở dữ liệu (MO).

1) Sao lưu dữ liệu dạng sơ đồ kết nối (Script).

Tạo ra các file kịch bản (script).


Chọn System Administrator > Import/Export Script File.
Ta được:

Chọn Export rồi chọn Create File Directory để tạo ra thư mục lưu file.

Chúng ta nên để mặc định tên thư mục này để dễ quản lý, như trên ta thấy
thứ tự từ trái sang phải gồm năm-tháng-ngày-giờ-phút-giây. Click OK >
Apply và chờ đợi.

Sau khi tạo xong, chúng ta vào thư mục: C:\T2000\server\script\ ta thấy có
folder tên là 2011-09-13_23-33-05 mà chúng ta vừa tạo. Chúng ta nên copy
folder này và cất vào một nơi khác để dự phòng.

Giờ giả sử tôi xóa tất cả các thiết bị và sợi quang trên T2000.
Bây giờ chúng ta muốn lấy lại dữ liệu như trước đây thì ta vào System
Administrator > Import/Export Script File. Chọn Import, chọn folder mà ta
vừa tạo sau đó nhấn Apply.

Hiện ra thông báo:

Click OK.

Hiện ra thông báo tiếp:

Click OK tiếp. Chờ đợi…


Mở màn hình chính ra ta thấy sơ đồ mạng đã được tạo lại như cũ.
Chúng ta dùng kiểu sao lưu này nhanh chóng, tuy nhiên trong thực tế có một
số luồng bị mất trail. Chúng ta phải upload dữ liệu từ NE về Server lại rồi
tìm luồng (Trail > SDH Trail Search). Một điều nữa là khi nâng cấp phần
mềm T2000 thì ta dùng kiểu sao lưu này để khôi phục chứ không dùng kiểu
sao lưu toàn bộ cơ sỡ dữ liệu.

2) Sao lưu dữ toàn bộ cơ sở dữ liệu (MO).

Chọn System Administrator > NM Database Management > Backup.

Chọn folder để lưu file. Ở đây tôi chọn mặc định. Nhưng sau khi sao lưu nên
vào folder này copy qua nơi khác để dự phòng.
Chọn Backup và chờ đợi khá lâu…

Thành công.

Mở thư mục: C:\T2000\server\database\dbbackup ta thấy folder vừa tạo:


Giờ chúng ta cũng xóa tất cả các thiết bị và sợi quang trên T2000 và thử
khôi phục dữ liệu đã mất.

Để khôi phục thì trước tiên ta phải thoát T2000 Client, sau đó Shutdown
Server (chọn System > Shutdown System và chờ cho đến khi Server tự động
thoát).

Tiếp đó chúng ta vào folder: C:\T2000\server\database tìm và mở file

T2000DM có biểu tượng lên.

Click chọn T2000DBServer ở phía bên trái, hiện ra bảng sau:


Ấn OK ra:

Chọn Restore MO, hiện ra hình dưới đây:

Chọn Restore > OK.


Đợi chờ…

Sau khi chạy xong, chọn OK để hoàn tất việc khôi phục. Mở T2000 Server
lên rồi T2000 Client. Ta thấy toàn bộ dữ liệu đã được khôi phục. Lúc này
nếu ta muốn gửi cấu hình xuống thiết bị thì chọn download dữ liệu từ Server
xuống NE.

3) Xóa toàn bộ dữ liệu


Trong trường hợp chúng ta muốn xóa hết thiết bị và dữ liệu, chúng ta có thể
xóa từng thiết bị, nhưng làm vậy rất mất thời gian. Ở đây tôi xin trình bày
cách xóa dữ liệu bằng công cụ hỗ trợ của T2000.

Mở folder: C:\T2000\server\database
Click đúp lên file InitDatabase có biểu tượng: ra hình sau:

Ấn Enter. Đợi chương trình chạy:


Sau khi chạy xong:

Chương trình yêu cầu bạn chạy Server trước khi phục hồi dữ liệu MO. Ấn
phím bất kỳ để thoát chương trình này.

Chúng ta chạy T2000 Server lên, đợi các tiến trình ở trạng thái Running rồi
sau đó Shutdown System rồi tiến hành phục hồi dữ liệu MO.

Còn nếu không muốn dùng phục hồi kiểu MO thì bạn dùng kiểu Script, bạn
mở T2000 Server rồi đợi các tiến trình ở trạng thái Running, sau đó mở
T2000 Client rồi tiến hành phục hồi Script.
Còn một cách nữa để xóa toàn bộ dữ liệu đó là bạn chạy chương trình

T2000DM có biểu tượng .

Click chọn T2000DBServer ở bên trái.


Hiện ra bảng:

Ấn OK.

Chọn mục Database Maintenance. Chọn Initialize Database > OK.

Đợi chờ…
Hoàn thành:

Click OK. Sau đó làm tương tự như sau khi chạy phần mềm InitDatabase
vừa được trình bày ở trên.

4) Upload và download dữ liệu giữa Server và thiết bị.

Chú ý: phần này không áp dụng cho các thiết bị ảo và offline (pre-config).

- Khi ta muốn đưa dữ liệu từ thiết bị lên Server T2000 thì ta chọn
Upload.
- Khi muốn đưa dữ liệu từ Server T2000 xuống NE ta chọn Download.

Vào Configuration > Configuration Data Management.

Chọn thiết bị mà ta cần Upload hay Download rồi chọn biểu tượng ,
ở đây tôi chọn NE0 làm ví dụ.
Chọn Upload hay Download tùy vào mục đích của chúng ta.

Trong hình trên chú ý là để kiểm tra dữ liệu giữa thiết bị và Server có đồng
bộ không ta click chọn Consistency Check.

5) Bảo dưỡng

a) Đồng bộ thời gian giữa Server và thiết bị.

Chú ý: phần này không áp dụng cho các thiết bị ảo và offline (pre-config).

Ta cần thường xuyên đồng bộ thời gian giữa Server và thiết bị để thời gian
cảnh báo được chính xác.

Chọn Configuration > NE Time Synchronize.


Ra hình sau:

Chọn tất các NE bên trái và chọn biểu tượng để đưa các NE sang
khung chọn bên phải, ấn tổ hợp phím Ctrl+A để chọn tất cả các NE, click
phải chọn Synchronize with NM Time.

b) Kiểm tra và xác nhận cảnh báo.

Một trong những công việc được làm thường xuyên là xem cảnh báo của
thiết bị.

Để xem cảnh báo hiện tại của thiết bị chúng ta nên đồng bộ cảnh báo giữa
thiết bị và T2000 vì cảnh báo trên thiết bị lúc nào cũng xãy ra trước khi được
đưa lên T2000 Server. Click phải lên thiết bị chọn: Synchronize Current
Alarms.
Sau đó chọn Browse Current Alarms.

Để đồng bộ cảnh báo của tất cả các thiết bị ta chọn Fault > Synchronize
Networkwide Alarms.

Để xem cảnh báo của tất cả thiết bị ta chọn một trong các loại cảnh báo như
sau:

Số hiển thị ở từng mục cảnh báo là số cảnh báo đang tồn tại.

Tùy theo màu của cảnh báo mà ta biết được mức độ nghiêm trọng của cảnh
báo, ví dụ đứt cáp quang thì có cảnh báo R_LOS màu đỏ, mất luồng
T_ALOS thì có cảnh báo màu cam, nếu mất luồng ở đầu xa thì có cảnh báo
UP_E1_AIS hoặc DOWN_E1_AIS và có màu vàng.

Để xem cảnh báo ta click trái vào từng mục có màu cảnh báo.
Những cảnh báo được tô màu xanh như hình dưới đây là những cảnh báo đã
được xóa (tức không tồn tại nữa) nhưng vẫn được hiển thì ở T2000 vì chúng
ta chưa xác nhận.

Để xác nhận cảnh báo ta click chọn cảnh báo, chọn Acknowledge.

Cảnh báo sẽ được xóa khỏi mục này.

Để xem toàn bộ cảnh báo của từng thiết bị được lưu trữ trên T2000 ta click
phải vào thiết bị, chọn History Alarm on T2000. Tất nhiên trong mục này
chúng ta xem được cả những cảnh báo đã được xác nhận và xóa của thiết bị
trong mục :
Hoặc để xem cảnh báo được lưu trên thiết bị thì ta chọn History Alarm on
NE (xem hình trên).

c) Xem toàn bộ trạng thái của các thiết bị trong mạng.


Click vào biểu tượng ở góc phải phía trên chương trình T2000.

Trong đó chú ý các mục:

- Loopback Status: xem trạng thái loop của các luồng. Giả sử ta đang
loop luồng nào đó nhưng quên mất, thì vào đây ta có thể biết được.
Chúng ta có thể chọn không loop ở mục Loopback Status, rồi nhấn Apply.

- Laser Status: xem trạng thái của laser. Giả sử ta đang tắt laser của
port quang nào đó nhưng quên mất, thì vào đây chúng ta có thể xem
được.

Để xem trạng thái mới nhất ta chọn Query.

d) Tự động tắt đi một số chức năng.

Lấy ví dụ chúng ta muốn loop mềm một luồng để kiểm tra trong vòng 30
phút, nhưng theo mặc định thì T2000 sẽ tháo loop sau 5 phút.

Để tắt chức năng này hoặc thay đổi thời gian loop ta làm như sau:

Chọn Configuration > Automatic Disabling of NE Function.


Ra hình sau:

Chọn thiêt bị muốn áp dụng và đưa sang phần bên phải. Có các mục sau:

Ở đây tôi muốn loop luồng E1 với thời gian 30 phút thì tôi chọn vào mục
SDH Optical/Electrical Interface Loopback và chọn Auto Disabling
Time(min) (thời gian tắt loop: tính theo phút) là 30 phút. Sau đó ấn Apply.

Để tắt luôn chức năng này (tức là loop vô thời hạn) thì ta chọn ở mục Auto
Disabling và chọn Disable.
e) Tự động làm một số việc theo thời gian đặt sẵn

Ví dụ ta cài đặt đến 23h hàng ngày thì Server tự động sao lưu dữ liệu.

Tiến hành làm như sau: Chọn System Administrator > Schedule Task
Management.

Nếu T2000 chưa được cài đặt để tự động làm một việc nào thì sẽ hiện ra
mục sau:

Click OK. Hiện ra một bảng mới, click chọn New.


Ở mục Select task type: chọn mục mà mình cần.

Ở đây chúng ta sẽ chọn Database Backup (sao lưu MO), và Export Script
File (sao lưu Script).
Ví dụ chúng ta chọn Database Backup.
Đặt tên cho công việc ở mục Enter task name ví dụ: Tu dong sao luu MO.
Click Next có hình:

Điền vào thư mục lưu file sao lưu MO này. Sau đó click Next ta được hình:
Trong đó:
- Every Fixed Minutes: sau bao nhiêu phút thì thực hiện.
- Daily: Thực hiện hàng ngày vào một thời điểm nào đó.
- Weekly: thực hiện hàng tuần vào một thời điểm nào đó.
- Monthly: thực hiện hàng tháng vào một thời điểm nào đó.
- Running Once: thực hiện một lần vào một thời điểm nào đó rồi thôi.

Ở đây tôi chọn là Daily. Click Next.

Hàng ở trên điền vào thời gian bắt đầu có hiệu lực, tôi chọn là từ lúc này.
Hàng ở dưới điền vào thời điểm bắt đầu thực hiện công việc, tôi chọn là 23h.
Chú ý là thời gian ở đây lấy từ thời gian trên Server.
Sau đó ấn Finish để hoàn thành. Nếu thành công sẽ có hình sau:

6) Thay và reset card

a) Thay card mới:

Để thay card mới ta tiến hành tháo card cũ ra và gắn card mới vào. Trên
T2000 ta xóa card tương ứng trên NE và chờ xem có nhận thấy card mới
không (hiện ra biểu tượng card mới mờ), click phải lên Slot và chọn tên card
tương ứng.

b) Reset card:

Click phải lên card. Tùy theo loại card mà có các lựa chọn khác nhau.

Như hình ở trên thì:


- Warm Reset: Reset không gây mất dịch vụ.
- Cold Reset: Reset gây mất dịch vụ.

7) Quản lý bảo mật các NE

a) Quản lý user của các NE.

Chọn System Administration > NE Security Management > NE User


Management.
Xuất hiện một cửa sổ mới, chọn một hoặc nhiều các NE bên trái và đưa sang
bên phải như hình sau:

Ở trên ta thấy NE này có nhiều tên đăng nhập ứng với các mức phân quyền
(User Level). Chúng ta hay dùng root hoặc lct để đăng nhập, ta thấy 2 user
này ở mức quản lý hệ thống (System Level): được cấp toàn quyền.

Nhìn xuống phía dưới có mục sau:

Trong đó:
- Query: để xem thông tin hiện thời.
- Add: để thêm user mới.
- Delete: để xóa user.
- Modify: để chỉnh sửa thông tin user.
- User Additional Information: để thêm một số thông tin về user này
ví dụ: sau bao ngày thì sẽ bị khóa nếu không được sử dụng (không
đăng nhập), thời gian tồn tại của password…
- Set Password: đặt lại password cho user.
b) Quản lý đăng nhập các NE.

Chọn System Administration > NE Security Management > NE Login


Management.

Khi xuất hiện một cửa sổ mới ta chọn các NE bên trái và đưa sang bên phải
và chú ý dòng dưới đây:

Ta thấy NE này đang được login vào với tên đăng nhập là root. Trạng thái
đăng nhập (NE Login Status) là Yes (tức là đang đăng nhập).
Chú ý mục bên dưới:

Trong đó:
- Query: để xem trạng thái mới nhất.
- Login: để đăng nhập vào NE.
- Logout: để thoát ra khỏi NE.
- Switch NE User: để thay đổi tên đăng nhập, ví dụ trong trường hợp 2
máy tính cùng đăng nhập vào cùng 1 NE thì sẽ xảy ra xung đột và ta
phải chuyển sang user khác như sau. Click chọn NE ở hình:
Chọn Switch NE User ra hình sau:

Điền vào User và Password ở hình trên. Nếu tên root đã được người
khác đăng nhập vào rồi thì ta chọn tên khác ví dụ là lct chẳng hạn. Sau đó
click OK và Query để xem trạng thái user đã được đăng nhập hay chưa.

8) Quản lý bảo mật NM


Quản lý user đăng nhập T2000 Client:

Chọn System Administrator > NM Security Management > NM User


Management như hình dưới:

Xuất hiện hình sau:


Trong đó chú ý phần User gồm:
- admin: là tên đăng nhập vào máy local (Server 1).
- tdhuawei1: là tên đăng nhập từ xa vào máy Server 1.
- mdvhuawei1: là tên đăng nhập từ xa vào máy Server 1.

Click lên từng user sẽ cho thông tin ở bên phải, ví dụ click lên user
admin:

Chúng ta có thể đặt lại tên đầy đủ (Full Name) hoặc các mô tả
(Description) cho user này.

Muốn đặt password cho user này ta click phải lên user admin chọn Set
Password.

Chú ý: để đổi password của T2000 Client tại máy local, ta có thể chọn File
> Modify Password.

Mặc định sau một thời gian không được dùng thì T2000 Client sẽ tự động bị
khóa, chúng ta cũng có thể khóa T2000 Client bằng cách chọn File > Lock
Client.

9) Quản lý DCN

Dùng để quản lý và chỉnh sửa thông tin giám sát các NE trong mạng.
Chọn System Administrator > DCN Management.

Ra hình sau:

Ở mục NE chúng ta thấy các NE ở mục NE Name sẽ có các GNE tương ứng
ở mục Active GNE (GNE đang được chọn), Primary GNE (GNE1), GNE2…

Giả sử bây giờ tôi không muốn NE BanDon có Primary GNE là BMT1.3 thì
tôi click chọn mục Primary GNE1 và chọn các NE tương ứng.

Hoặc có thể chuyển NE BanDon thành GNE (nếu chúng ta login trực tiếp
vào NE BanDon bằng máy tính) bằng cách click phải lên NE ở mục NE
Name và chọn Change to GNE sau đó chọn Apply.

Ở mục GNE chúng ta thấy:

Hình trên cho ta thấy các GNE đang được tạo, click phải vào các GNE cho
ra mục sau:
Trong đó:
- Modify GNE: chỉnh sửa các thông số của GNE.
- Delete GNE: xóa GNE.
- Connect: kết nối đến GNE.
- Disconnect: ngắt kết nối đến GNE.
- Test GNE: kiểm tra GNE.

Chú ý: Giả sử chúng ta có vòng truyền dẫn với BMT3.2 và BMT3.4 2 là


GNE, ngồi tại BMT ta có thể giám sát được các NE ở trong 2 vòng này. Khi
một NE trong vòng bị lỗi không giám sát được (ví dụ là vòng 3.2) thì ta phải
xuống login trực tiếp vào trạm, giả sử máy tính chúng ta mang theo có sơ đồ
kết nối của vòng BMT3.2 thì chúng ta phải xóa GNE BMT3.2 và chuyền NE
mà ta login trực tiếp thành GNE.

Trường hợp thứ 2 là giả sử vòng BMT3.2 và BMT3.4 được nối với nhau tại
một điểm nào đó. Khi đó ta có thể chuyển các NE bên vòng BMT3.2 đi về
BMT3.4 (chỉ cần chọn Primary GNE như trình bày ở mục trên).

9) Bật tắt Laser

Một số card quang có hỗ trợ chức năng bật/tắt laser để kiểm tra.
Chúng ta thường dùng chức năng này trong trường hợp đo cáp quang, thay
vì kết nối máy đo OTDR với sợi thu (có thể gây hỏng module quang) thì
chúng ta kết nối với sợi phát (tất nhiên khi laser đang bật thì không thể đo
được). Hoặc là ta tắt laser để xác định sợi quang có được đấu nối vào thiết
bị có đúng không…

Để thực hiện chức năng này chúng ta click phải lên card quang (card có port
quang kết nối), chọn Laser Switch.
Chọn mục By Function. Ở mục Laser Switch chọn Open để mở laser hoặc
Close để tắt laser.

Chú ý: Khi tắt laser thì thì mặc định sau 5 phút thiết bị tự động bật lại, để
chỉnh thời gian ta có thể chọn ở mục Configuration > Automatic Disabling
of NE Function như được trình bày ở các mục trước.

10) Xem lại những việc đã làm trên T2000 Client

Chức năng này rất hữu dụng, dùng để xem lại những việc đã làm. Chọn
System Administrator > Operation Log.

Xuất hiện hình như sau:

Trong đó chú ý các mục:


- Operation User: dùng để tìm kiếm những việc mà user này đã làm.
- Start Time: thời gian bắt đầu.
- Last Record: thời điểm việc vừa làm.

Sau đó ấn Query sẽ cho ra những việc đã làm trên T2000 Client.


11) Tạo giám sát từ xa vào T2000 Client

Ví dụ: ngồi tại máy Server 1 ta có thể giám sát được T2000 Client ở máy
Server 2 và ngược lại. Để làm được điều này ta làm như sau:

Giả sử chúng ta đang ngồi ở máy Server 2, mở T2000 Client lên. Ra hình
sau:

Để login vào máy local thì ta chỉ cần chọn Server là local.
Để login vào Server 1 chúng ta click vào biểu tượng . Ra hình sau:

Như hình trên ta thấy dòng ở dưới chính là local (có sẵn).
Click vào New ra mục sau:

Trong đó:
- IP Address: địa chỉ IP của máy Server 1.
- Port: để mặc định.
- Mode: có thể chọn Common.
- Server Name: đặt tên cho Server ví dụ là Server1.

Xong click OK ra hình sau:

Chú ý trong mục Server giờ ta chọn là Server1 như vừa đặt.
User Name và Password là tên đăng nhập và mật khẩu mà ta đã tạo ở T2000
Client ở Server1 (ở đây user là tdhuawei1).

12) Cấu hình bảo vệ 1+1 hoặc 1:N

- Cấu hình bảo vệ 1+1: 2 card cùng chạy đồng thời, một card “active”
và một card dự phòng (standby). Khi có sự cố xảy ra trên card active
thì card dự phòng làm việc.
- Cấu hình 1:N: 1 card dự phòng, N card chạy. Khi có một trong các N
card bị sự cố thì card dự phòng sẽ chạy thay cho card bị sự cố đó.
Ví dụ có NE có cấu hình sau:

a) Cấu hình 1+1


Các card chạy cấu hình 1+1 là GXCSA, GSCC.
Để xem trạng thái của các card ta click phải vào card, chọn
Active/Standby Switching.

Ra màn hình mới click vào Query ra hình sau:

Trong đó chú ý các mục:


- Working Board: card cắm vào slot hoạt động (working).
- Protection Board: card cắm vào slot dự phòng.
- Active Board: card đang được active (hoạt động).

Để chuyển đổi card sang trạng thái hoạt động hoặc dự phòng ta click lên các
dòng ở hình trên chọn:

- Working/Protection Switching: chuyển card từ dự phòng sang hoạt


động và ngược lại. Lựa chọn này chỉ xuất hiện nếu trạng thái của các
card chưa bị chuyển đổi.
- Restore Working/Protection: chuyển trạng thái card về ban đầu. Lựa
chọn này chỉ xuất hiện khi trạng thái của các card bị chuyển đổi.

Sau khi click xuất hiện thông báo, ta chọn OK. Tiến hành Query để xem
trạng thái của card.

b) Cấu hình 1:N

Ví dụ như cấu hình của NE ở trên. Slot 01 là slot dự phòng để gắn card PQ1.
Khi 1 trong các card PQ1 bị hỏng thì card PQ1 ở slot này sẽ hoạt động thay
thế.
Để khai báo bảo vệ 1:N ta click phải vào NE, chọn NE Explorer, trong màn
hình mới hiện chọn Configuration > TPS Protection.
Nhìn xuống phía dưới bên phải chọn Create ra hình sau:

Trong hình trên ta thấy:

- Protection Board: là board standby, ở đây là 1-PQ1 (card PQ1 ở slot


01). Card này là 1 trong cấu hình 1:N.
- Available Working Boards: các card đang hoạt động, là N trong cấu
hình 1:N. Ta click đưa các card ở bên trái sang bên phải.
- Working Board List: các board được đưa từ mục Available Working
Boards sang. Chú ý ứng với mỗi card sẽ có một mức ưu tiên nhất
định. Mức ưu tiên cao nhất là Priority-1 và thấp nhất là Priority-8.
Nên trong trường hợp có nhiều card working bị hỏng thì card nào có
mức ưu tiên cao sẽ được ưu tiên bảo vệ trước.
- WTR Time (s) (Wait To Restore): thời gian phục hồi (tính bằng
giây). Ví dụ sau khi ta thay thế card bị hỏng thì sau thời gian này card
mới mới được hoạt động lại, còn card stanby sẽ tiếp tục bảo vệ cho
các card có mức ưu tiên thấp hơn bị hỏng hoặc quay lại trạng thái chờ
đợi.

Sau đó ta chọn OK.


13) Xem thông tin license (bản quyền)

Vào C:\T2000\server mở file text có tên bắt đầu bằng license…


Hoặc vào Help > About. Chuyển qua mục License Information.

Chúng ta có thể xem được các NE mà license này hỗ trợ.

14) Sửa lỗi cánh báo PS

Đối với các thiết bị Metro 100, khi khao báo luồng dùng phương pháp tự
động thì luồng không tự chuyển về hướng chính. Ví dụ khi đứt cáp quang
trên một vòng ring có thiết bị Metro 100, thì các luồng rớt xuống Metro 100
này sẽ chuyển hướng về hướng bảo vệ, nhưng sau khi hàn cáp xong thì
luồng không tự chuyển về hướng chính. Lúc đó ta thấy cảnh báo PS
(Protection Switch), tuy cảnh báo này không mất liên lạc nhưng dễ bị nhầm
lẫn với cảnh báo T_ALOS (mất luồng E1), để xóa cảnh báo này chúng ta mở
trail của luồng lên.

Click chọn Maintenance > SNC Service Control. Ra hình sau:


Ra hình sau:

Click chọn vào dòng có Metro 100. Trong mục Revertive Mode chúng ta
chọn là Revertive. Ở mục WTR Time (s) chọn thời gian để phục hồi (sau khi
hàn xong cáp thì sau khoảng thời gian này luồng sẽ chuyển về hướng chính).
Lúc này cảnh báo PS sẽ không còn nữa.

15) Xuất trail ra file excel

Đôi khi chúng ta muốn xuất danh sách kết nối của các luồng hoặc Trunk
Link, Ethernet… ra file excel để tiện theo dõi, hoặc trong trường hợp ta xóa
hoặc chỉnh sửa luồng mà quên mất kết nối ban đầu thì ta dùng file này để
xem lại kết nối cũ.

Để có thể xuất ra file excel kết nối SDH chúng ta vào Trail > SDH Trail
Management, chọn Filter All. Ra hình mới, click vào Save As ra hình sau:
Click chọn File Name ra hình dưới đây:

Chọn thư mục muốn lưu ở phần Save In. Đặt tên cho file ở mục File Name.
Chọn định dạng file (Excel Files(*.xls) ở mục File of Type. Xuất hiện hình
sau:

Click OK. Mở thư mục mà ta vừa lưu file ta thấy file đã được tạo.

You might also like