You are on page 1of 8

1.

4 NGUYÊN LIỆU

1.4.1 Nguyên liệu tạo nên hỗn hợp cao su

 Cao su thiên nhiên

Tính chất vật lý: Tỷ trọng của cao su khô là 0,914. Cao su thiên nhiên hòa tan
trong dung môi béo và thơm, và hòa tan ít trong dung môi tạo oxy như axeton.

Chỉ số Trung bình (%) Giới hạn (%)

Độ ẩm 0.5 0.3-0.1

Chất trích ly bằng


2.5 1.5-4.5
aceton

Protein 2.5 2.0-3.0

Tro 0.3 0.2-0.6

Cao su 94.2

Bảng 1.1 Phân tích thành phần của cao su thiên nhiên

Hóa học: Cấu trúc phân tử của cao su thiên nhiên là polime của isopren, có dạng
cis 1,4 và trọng lượng phân tử lên đến 20 000.

Hình 1.1 Cấu trúc hóa học của cao su tự nhiên

Dạng isoprene cis-1,4 này tạo nên 100% các phân tử cao su thuộc loại Hevea
Brasinliensis. Chính vì cấu trúc đều đặn (không giống như polyisopren tổng hợp)
mà chất này sẽ kết tinh khi bị kéo căng, do đó cao su sống có độ bền kéo cao, rất
có lợi cho quá trình cán và hiệu suất của sản phẩm có tác động tốt.

Mỗi đơn vị C5H8 của chuỗi phân tử có một liên kết đôi (không bão hòa), điều này
làm cho cao su dễ dàng bị lưu hóa bởi lưu huỳnh và hợp chất của nó. Tuy nhiên,
điều này cũng làm cho cao su thiên nhiên trở nên dễ bị oxy hóa hơn. Xói mòn
ozon dễ dẫn đến hiện tượng lão hoá (hở mạch) nên cao su chịu nhiệt kém. Cao su
thiên nhiên dễ bị phân hủy ở 192oC.

 Cao su tổng hợp

Cao su tổng hợp còn được gọi là cao su butyl là chất đồng hợp của một lượng nhỏ
cao su isopren (khoảng 1-3%) và isobutylen hòa tan trong metyl clorua kèm theo
chất xúc tác là AlCl3.

Hình 1.2 Cấu trúc hóa học của cao su tổng hợp

Độ tinh khiết của isobutylen là rất quan trọng để thu được cao su butyl cao phân
tử. Hàm lượng n-butene phải thấp hơn 0,5% và độ tinh khiết của isoprene phải cao
hơn 95%. Trọng lượng phân tử cao của cao su butyl là 40000 – 80000 và tỷ trọng
là 0,91 bằng cách đo độ nhớt.

Tính chất: Cao su tổng hợp có đặc tính chống lão hóa rất kém, tính không bão hòa
khi được tính theo trọng lượng phân tử thì cao su tổng hợp có giá trị là 1/5000,
trong khi đó giá trị của cao su thiên nhiên là 1/68.

Do tính chất trên nên cao su tổng hợp có một số tính chất riêng:
- Tính thẩm thẩu khí rất nhỏ vì khả năng làm kín khí của cao su tổng hợp so với
cao su thiên nhiên tốt hơn 8 lần, nên khả năng thẩm thấu không khí rất khó xảy ra.
- Tính kháng nhiệt lão hóa: cao su tổng hợp sẽ tiến hành phản ứng cao su lưu hóa
với lưu huỳnh và chất xúc tác có công dụng rút ngắn thời gian lưu hóa. Sau phản
ứng lưu hóa, thì cao su tổng hợp sẽ mềm hơn, dễ gia công và bền hơn.
- Có khả năng chịu được sự tác động của ozon và thời thiết rất tốt.
- Không bị phản ứng khi tiếp xúc với nhiều loại hóa chất và không thấm nước.

Chất lưu hóa: Chất lưu hóa được dùng nhiều nhất là lưu huỳnh và hợp chất của lưu
huỳnh, do giá thành rẻ và dễ tìm được.
Các chất lưu hóa được thêm vào cao su khi tiến hành lưu hóa nhằm mục đích tạo
nên liên kết có dạng không gian ba chiều giữa các phân tử cao su giúp cho cao su
sau khi lưu hóa sẽ có khả năng chống chịu trước nhiệt độ rất cao, do phần vỏ ngoài
của lốp chịu ma sát rất cao. Loại chất lưu hóa sẽ được thay đổi tùy theo từng loại
cao su và mong muốn sử dụng. Trong đó, chất lưu hóa được lựa chọn nhiều nhất là
lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh để thực hiện phản ứng lưu hóa cao su: Có
nhiều loại lưu huỳnh được ứng dụng trong công nghiệp chế tạocao su: lưu huỳnh
hình thoi, lưu huỳnh vô định hình, lưu huỳnh kết tủa và lưu huỳnh thể keo. Tất cả
các loại lưu huỳnh này được ứng dụng trong công nghệ chế tạo cao su đều có quy
định riêng cho từng loại, lưu ý phải đặt các chỉ tiêu giá trị tối thiểu. Lưu huỳnh và
chất xúc tiến được phân bố đều khắp hỗn hợp cao su giúp cho quá trình lưu hóa
cao su được diễn ra đồng đều.

Chất xúc tiến: Để quá trình lưu hóa cao su được tiến hành nhanh hơn mà vẫn đảm
bảo chất lượng của cao su thành phẩm, người ta đã nghĩ ra biện pháp cho thêm vào
phản ứng lưu hóa một số chất hóa học, các chất hóa học này được sử dụng cho
việc xúc tiến quá trình lưu hóa cao su, nên có tên chung là chất xúc tiến. Chất xúc
tiến là một bước đột phá lớn cho công nghệ chế tạo cao su, khi có rất nhiều ưu
điểm: giảm thất thoát lượng chất lưu hóa do quá trình lưu hóa diễn ra lâu, nhiệt độ
ở mức thấp hơn khi không có chất xúc tiến, ưu điểm lớn nhất chính là rút ngắn
thời gian để diễn ra quá trình lưu hóa, đồng thời các sản phẩm tạo ra có chất lượng
cao hơn.

Một số loại hóa chất được dùng làm chất xúc tiến:
- Thiuram: đây là chất xúc tiến hoạt động mạnh nhất nên còn được gọi là siêu xúc
tiến. Thiuram còn được coi như những chất lưu hóa vì sản phẩm của nó có tính
chịu nhiệt rất cao.
- Dipheniguanidin (DPG): chất xúc tiến này có tác dụng ôn hòa.
- Chất tăng hoạt : khi lưu hóa có thể chỉ sử dụng chất này mà không cần phải sử
dụng các chất xúc tiến khác.
- Chất trợ xúc tiến : chỉ cần sử dụng ZnO, mà không cần phải dùng thêm acid
stearic, tuy nhiên nếu muốn hiệu quả lưu hóa cao hơn thì có thể thêm vào phản
ứng một lượng nhỏ (dưới 3 %).
- Xúc tiến nhanh disulfur benzothiazyl ( MBTS hay DM ): đây là một loại chất xúc
tiến nhanh, an toàn cho người sử dụng. Chất này có dạng bột trắng hơi ngả vàng,
không mùi, không vị, có tỷ trọng là 1.50 và khối lượng phân tử M = 332 đvc, điểm
nóng chảy cao, lớn hơn 170oC, không tan trong nước, dung môi. Tan một phần
nhỏ trong benzen, cloroform và dicloetan. Có thể giữ rất lâu mà không bị biến đổi
tính chất.
- Chất trợ xúc tiến: chất trợ xúc tiến được sử dụng là axit stearic có tỷ lệ khoảng 1-
4% và ZnO có tỷ lệ khoảng 3-5%.
- Chất độn : PbO , Ca(OH)2, MgO có sự tăng hoạt mạnh nên có khả năng gây ra
hiện tượng tự lưu.

Chất độn
- Thường chất độn chiếm một phần rất lớn trong cao su. Trong các sản phẩm của
cao su được tạo ra, thì chất độn chiếm khoảng 30 – 70% so với trọng lượng của
cao su nguyên chất. Ngoại trừ các sản phẩm được nhúng từ mủ latex, có trọng
lượng chất độn trong sản phẩm không được vượt quá 10%, rất ít sản phẩm từ cao
su khô được sử dụng trên thị trường mà không có chất độn bên trong hỗn hợp. Tùy
thuộc vào bản chất và mục đích sử dụng mà chất độn có thể được thêm vào từng
hỗn hợp cao su để mang lại các tính chất sau:
- Cải thiện một số tính chất sản phẩm : gia tăng độ bền, tăng cường khả năng chịu
lực kéo đứt, gia tăng ứng suất, tăng tính chịu mòn, tăng tính kháng dầu, kháng
nhiệt, giảm sự co rút của cao su sau khi trải qua lưu hóa, tăng khả năng truyền
nhiệt, có khả năng tự giải nhiệt nội sinh.
- Cải thiện quy trình chế tạo sản phẩm của cao su: Cao su sẽ dễ đúc khuôn hơn, dễ
cán tráng, dễ ép đùn…Làm cho ngoại hình của sản phẩm có độ thẩm mĩ hơn.
- Hạ giá thành sản phẩm : Vì giá của các chất độn thấp hơn so với cao su.

Phân loại và chỉ tiêu chất lượng của các loại chất độn:
- Than đen: Được dùng trong công nghiệp chế tạo cao su có nhiều loại và thường
được gọi tên theo tính năng của chúng.
MPC : than đen máng dễ thao tác, giúp cao su gia tăng độ dẻo. Than MPC thường
được sử dụng nhiều vì sản phẩm tạo ra có tính chất cơ học tốt, dễ dàng thao tác,
gia công. Thường được sử dụng để chế tạo mặt lốp, các sản phẩm kỹ nghệ, đế dày,
… được sử dụng nhiều với các loại cao su thiên nhiên, và các loại vật liệu tương tự
khác.
HAF: có khả năng kháng mài mòn cao. Loại than này có cơ tính gần giống với
than đen MPC. Dù cho tỷ trọng của than này hơn 40% trong hỗn hợp cao su thì độ
bền và độ dẻo của sản phẩm vẫn tốt hơn than CC. Than HAF thường được sử dụng
để bổ cường cho GR-S theo phương pháp lạnh, tuy nhiên than HAF cũng có khả
năng bổ cường cho tất các loại cao su khác và tính chất quan trọng nhất của than
HAF là tính kháng mài mòn cao. Các loại than HAF dần dần được sử dụng để thay
thế các loại than đen máng.
SRF: than đen lò bán bổ cường, có các tính chất:
- Các sản phẩm có giá thành thấp hơn so với thể tích của nó.
- Tính kháng dầu của sản phẩm cao do sử dụng nhiều chất độn.
- Sản phẩm có độ nảy tốt.
Than SRF thích hợp cho viêc sản xuất các sản phẩm như đệm, ống, đế giày, bọc ,
dây cáp, săm xe… than SRF cũng sử dụng nhiều trong các hỗn hợp cao su thiên
nhiên, cao su được tái sinh cũng như các loại cao su khác.
- Kaolin: Trong đất sét có rất nhiều thành phần khác nhau, tuy nhiên thành phần
chính của đất sét là alumium sillicate hay còn có tên gọi khác là kaolin
Tính chất các loại đất sét:
+ Đất sét có khối lượng riêng là : 2.6
+ Độ ẩm : trong môi trường ẩm khoảng 90% kaolin hút chừng 1.3% nước.
+ Màu sắc có một vai trò quan trọng trong việc đánh giá các sản phẩm màu sáng.
Khả năng nhuộm màu trong cao su là rất kém do chiết suất của chất độn này giống
với cao su.
Thường đất sét cứng sẽ có sức nhuộm màu tốt hơn so với đất sét mềm.

1.4.2 Vải mành

- Vải mành có vai quan trọng trong việc chế tạo các sản phẩm phục vụ cho việc
tạo nên lốp, được dùng để chế tạo thân lốp. Vải mành được tạo nên từ những sợi
polyamid, polyester,… hiện nay vải mành trên thị trường sử dụng nhiều nhất là sợi
polyamid, và sợi polyamid được sử dụng nhiều nhất là sợi nylon 6.6.
- Vải mảnh có cấu tạo gồm những sợi dọc và những sợi ngang có kích thước nhỏ
hơn sợi dọc, có nhiệm vụ kết nối và định vị cho những sợi dọc. Trong lốp, tầng vải
mành được đặt chéo nhau một góc tùy theo quy định của nhà chế tạo nhằm tạo cho
lốp có tính đàn hồi và tính mềm nhất định tùy thuộc vào từng loại lốp và mục đích
sử dụng.
- Do điều kiện làm việc của vải mành trong lốp sinh nhiệt rất cao và chịu sự va đập
thường xuyên, nên sẽ bị biến dạng nhiều lần và chịu nhiệt độ rất cao nên yêu cầu
của vải mành là độ thô của sợi mành nhỏ, có khả năng chịu mỏi cao, tính đàn hồi
lớn và ổn định, tính biến hình vĩnh cửu nhỏ, tính chịu nhiệt độ cao. Ngoài vải
mành có sợi ngang ra, thì còn có vải mành không có sợi ngang.

1.4.3 Thép sử dụng trong lốp xe

Có khoảng 1,1 ki-lo-gram thép được sử dụng để tạo nên lốp xe bao gồm cả dây
talon và thép sợi dùng để chế tạo lốp.
Bảng dưới đây là một minh họa về thành phần của thép carbon có cường độ cao,
có độ bền kéo 2750MN/m2 và một số thành phần:

STEEL BELTS BEAD WIRE

Carbon 0.67 - 0.73% 0.60% min.

Manganese 0.40 - 0.70% 0.40 - 0.70%


Silicon 0.15 - 0.03% 0.15 - 0.30%

Phosphorus 0.03% max. 0.04% max.

Sulfur 0.03% max. 0.04% max.

Copper Trace Trace

Chromium Trace Trace

Nickel Trace Trace

66% Copper 34% 98% Brass  2%


COATING
Zinc Tin

Bảng 1.2 Thành phần của thép sử dụng trong xe


Bố thép:
- Trong lốp xe radial: tính năng vượt trội của lốp Radial so với lốp Bias là nhờ vào
lớp bố thép. Lớp bố thép của lốp Radial được chế tạo từ các sợi thép được ghép
song song với nhau, trải qua quá trình ngâm tẩm cao su tương tự như lớp vải
mành.
Dây talon:
- Trong quy trình chế tạo lốp, dây thép talon chủ yếu được dùng để tạo nên vòng
talon, đây là bộ phận nằm phía dưới hai bên hông lốp, có nhiệm vụ là tăng độ bám
chắc của lốp vào vành xe và giúp định hình lốp.
- Yêu cầu của dây thép talon:
+ Bề mặt phải không bị han gỉ hoặc sờn nhám
+ Đường kính dây thép phải đều đặn và bằng nhau
+ Vòng talon phải đảm bảo sự chắc chắn và gọn gàng, bề mặt dây thép mạ
đồng phải đều đặn,…

Một số minh họa về thành phần trong đơn pha chế sản xuất lốp xe:

-Lốp xe vận tải hành khách


Cao su tổng hợp 27%
Cao su tư nhiên 14%
Carbon đen 29%
Thép 14 – 17%
Vải, chất độn, máy, antiozonants 16 – 17%
Trung bình trọng lượng New 25 lbs, Scrap 20 lbs
Bảng 1.3 Thành phần của lốp xe vận tải hành khách
- Lốp xe tải

Cao su tổng hợp 14%


Cao su tư nhiên 27%
Carbon đen 28%
Thép 14 – 15%
Vải, chất độn, máy, antiozonants 17%
Trung bình trọng lượng New 120 lbs, Scrap 100 lbs
Bảng 1.4 Thành phần của lốp xe tải

You might also like