You are on page 1of 10

Đề cương gtri cute soạn

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2


MÔN: Sinh học
A. LÝ THUYẾT – theo ma trận:
Bài 1: Trao đổi nước và muối khoáng ở thực vật.
1.1 Trao đổi nước:
 Nhận biết: < 2 câu trắc nghiệm >
1. Trình bày được cơ quan hấp thụ nước của cây.
- Thực vật thủy sinh hấp thụ nước từ môi trường xung quanh qua bề mặt các tế bào biểu bì của cây.
- Thực vật cạn:
+ Cơ quan hấp thụ nước ở cây: rễ
+ TB hấp thụ nước: lông hút
o Thành tế bào mỏng, không có lớp cutin bề mặt
o Chỉ có một không bào trung tâm lớn
 Duy trì áp suất thẩm thấu cao.
o Có nhiều ti thể  Hô hấp mạnh  Tạo áp suất thẩm thấu.
 Cơ chế để dòng nước một chiều từ đất vào rễ lên thân:
- Hiện tượng: rỉ nhựa, ứ giọt.
2. Trình bày được đặc điểm của các con đường thoát hơi nước qua lá.
Có 2 con đường chính:
- Qua tầng cutin trên biểu bì lá:
+ Lớp cutin càng dày thoát hơi nước càng giảm và ngược lại.
+ Không được điều chỉnh, lá non thoát nước nhiều hơn lá già.
- Qua khí khổng:
+ Là chủ yếu, do đó sự điều tiết độ mở của khí khổng là quan trọng nhất.
+ Độ mở của khí khổng phụ thuộc vào hàm lượng nước trong các tế bào khí khổng gọi là tế bào hạt đậu.
+ Được điều chỉnh, là con đường thoát hơi nước chủ yếu của lá
3. Con đường di chuyển của nước và các ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ:
Theo 2 con đường: Gian bào và tế bào chất.
 Thông hiểu: < 1 câu trắc nghiệm >
1. Phân biệt được đặc điểm các con đường xâm nhập của nước và các ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của
rễ.
Đề cương gtri cute soạn

Vị trí và vai trò của vòng đai Caspari


- Vị trí: Nằm ở phần nội bì của rễ.
- Vai trò: Kiểm soát các chất đi vào trung trụ, điều hoà vận tốc hút nước của rễ
2. Trình bày được vai trò của quá trình thoát hơi nước qua lá đối với thực vật
- Thoát hơi nước là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ, có vai trò giúp vận chuyển nước và các ion khoáng từ
rễ lên lá và đến các bộ phận khác ở trên mặt đất của cây.
- Thoát hơi nước có tác dụng hạ nhiệt độ của lá.
- Thoát hơi nước giúp cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá cần cho quang hợp.
? Tại sao nói thoát hơi nước là tai họa tất yếu? Tự ôn i do họ nghĩ ko ra trắc nghiệm ^^

3. Phân biệt được sự hấp thụ các ion khoáng theo cơ chế thụ động và chủ động.
Chất vận Cơ chất Nguyên lí Đối tượng
chuyển
Hấp thụ Nước Thụ động: Đi từ nơi có thế nuốc cao Khuếch tán Nước
nước đến nơn có thế nước thấp

Hấp thụ Muối khoáng + Thụ động: Đi từ nơi có thế nuốc cao + Khuếch tán + Chất khoáng
muối đến nơn có thế nước thấp. + Ngược lại nguyên bất kì
khoáng + Chủ động: Đi từ nơi có nồng độ ion lí khuếch tán + Chất khoáng
cao đến nơi có nồng độ ion thấp. cần thiết cho cât
1.2. Trao đổi muối khoáng và dinh dưỡng
 Nhận biết: < 2 câu trắc nghiệm >
1. Trình bày được vai trò chủ yếu của các nguyên tố khoáng đại lượng và vi lượng
* Vai trò của các nguyên tố đại lượng:
Các nguyên tố đại lượng thường đóng vai trò cấu trúc trong tế bào, là thành phần của các đại phân tử trong tế
bào (protein, lipit, axit nucleic,…).Các nguyên tố đại lượng còn ảnh hưởng đến tính chất của hệ thống keo trong
chất nguyên sinh như: diện tích bề mặt, độ ngậm nước, độ nhớt và độ bền vững của hệ thống keo.
* Vai trò của các nguyên tố vi lượng
Các nguyên tố vi lượng thường là thành phần không thể thiếu được ở hầu hết các enzim. Chúng hoạt hóa cho
các enzim trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Các nguyên tố vi lượng còn liên kết với các chất hữu cơ tạo
thành hợp chất hữu cơ – kim loại (hợp chất cơ kim). Những hợp chất này có vai trò hết sức quan trọng trong các
quá trình trao đổi chất. Ví dụ: Cu trong xitocrom, Fe trong EDTA, Có trong vitamin B12…
2. Kể tên được các nguồn cung cấp nitơ cho cây
- Nguồn vật lí – hóa học: tia lửa điện
Đề cương gtri cute soạn
- Vi khuẩn cố định đạm
- Vi khuẩn phân hủy
- Nguồn nitơ do con người trả lại.

3. Gọi tên dạng nitơ cây hấp thụ được


- Các dạng nitơ có trong đất là nitơ vô cơ trong các muối khoáng và nitơ hữu cơ trong xác sinh vật (vi sinh
vật, thực vật, động vật).
- Dạng nitơ cây hấp thụ được: dạng nitơ khoáng NH4+ và NO3
4. Kể tên một số cây họ đậu thường gặp được sử dụng để cải tạo đất
- Cây lạc dại
- Cây muồng vàng
- Cây đậu săng
- Cây đậu xanh
- Cây lục lạc sợi
 Thông hiểu: < 1 câu trắc nghiệm >
1. Trình bày được vai trò của nitơ, sự chuyển hoá nitơ trong đất và đồng hóa nitơ tự do (N2) trong
không khí.
- Vai trò của nitơ:
+ Nitơ tạo thành axit amin  NH2  axit amin  protein
+ Nitơ còn là thành phần của axit nu, các sắc tố quang hợp, các hợp chất dự trữ, nhượng như ADP, ATP, các
điều hòa sinh trưởng,…
 Vai trò cấu trúc và chức năng.
2. Giải thích được vì sao chỉ có một số vi sinh vật có khả năng cố định nitơ phân tử (N2) thành dạng mà
cây lấy được.
Cây sử dụng Nitơ ở dạng NH4+ và NO3-. Mà Nitơ trong khí quyển tồn tại dưới dạng N2 có cấu trúc liên kết bền
(liên kết 3). Để cố định và khử được cần phải có enzim nitrogenaz và lực khử mạnh. Chỉ có một số vi sinh vật
mới chứa enzim này (Azotobacter, Clostridium, Anabaena, Nostoc...). Vì vậy, chỉ có một số vi sinh vật mới có
khả năng cố định nitơ phân tử thành dạng mà cây lấy được.
Bài 2: Quang hợp
2.1. Khái quát về quang hợp ở thực vật
 Nhận biết: < 2 câu trắc nghiệm >
1. Trình bày được vai trò quang hợp ở thực vật.
Quá trình quang hợp đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của các sinh vật trên trái đất. Toàn bộ sự sống trên
hành tinh đều phụ thuộc vào quá trình quang hợp. Quang hợp bao gồm các vai trò sau:
- Tổng hợp chất hữu cơ: Sản phẩm của quang hợp là tạo ra nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho mọi sinh vật, là
nguyên liệu cho công nghiệp, ngoài ra làm ra thuộc chữa bệnh cho con người.
- Tích lũy năng lượng: Năng lượng trong ánh sáng mặt trời khi được hấp thụ và chuyển hóa thành hóa năng
trong các liên kết hóa học. Đây là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho mọi hoạt động sống của các sinh vật.
Đề cương gtri cute soạn
- Giữ trong sạch bầu khí quyển: Quá trình quang hợp của cây xanh khi hấp thụ khí CO2 và giải phóng O2 giúp
điều hoà không khí, giảm hiệu ứng nhà kính, ngoài ra đem lại không khí trong lành cho Trái Đất và cung cấp
dưỡng khí cho các sinh vật khác.
2. Gọi được tên các cơ quan, bào quan, hệ sắc tố quang hợp ở thực vật
- Bào quan quang hợp: lục lạp
- Cơ quan quang hợp: Lá
- Hệ sắc tố quang hợp:
+ Nhóm sắc tố chính: Diệp lục
+ Nhóm sắc tố phụ: Carôtênôin
 Thông hiểu: < 2 câu trắc nghiệm >
1. Phân tích được vai trò của các sắc tố quang hợp ở thực vật
- Sắc tố diệp lục (Clorophyl): có vai trò quan trọng nhất đối với quang hợp, vì sắc tố này có khả năng hấp thụ
năng lượng ánh sáng mặt trời và biến năng lượng ấy thành dạng năng lượng hóa học.
- Sắc tố vàng (Carotenoid):
+ Lọc ánh sáng, bảo vệ clorophyl.
+ Tham gia vào quá trình quang phân li nước và thải O2.
+ Tham gia quá trình quang hợp bằng cách tiếp nhận năng lượng ánh sáng mặt trời và truyền cho clorophyl và
nó có mặt trong hệ thống quang hóa II.
- Sắc tố xanh (phicobilin): lượng tử ánh sáng do phicobilin hấp thụ sẽ được chuyển đến clorophyl để sử dụng
cho quang hợp với hiệu suất cao.
2. Trình bày được sơ đồ hấp thụ và truyền năng lượng của hệ sắc tố quang hợp trong quá trình quang
hợp
- Hệ sắc tố quang hợp gồm 3 nhóm sắc tố: diệp lục (chlorophyl), carôtenôit, phicôbilin.
o Diệp lục hấp thụ mạnh ánh sáng xanh lam (430 nm) và đỏ (662 nm). Diệp lục gồm có 2 nhóm: Diệp lục
a và Diệp lục b. Diệp lục a hấp thụ năng lượng ánh sáng chuyển thành năng lượng trong ATP và
NADPH.
o Carôtenôit gồm có caroten và xantophyl. Các sắc tố phụ hấp thụ và truyền năng lượng cho diệp lục a.
Caroten hấp thụ ánh sáng có bước sóng từ 446-476 nm, xantophyl hấp thụ ánh sáng có bước sóng từ
451-481 nm.
o Phicobilin là nhóm sắc tố quan trọng đối với tảo và thực vật thủy sinh. Phicobilin hấp thụ ánh sáng trong
vùng lục (550 nm) và vàng (612 nm).
- Sơ đồ truyền năng lượng:
Carotenoit → Diệp lục b → diệp lục a → Diệp lục a tại trung tâm phản ứng
2.2. Quang hợp ở các nhóm thực vật.
 Nhận biết: < 2 câu trắc nghiệm >
1. Kể tên được các pha trong quang hợp
 2 pha: pha sáng và pha tối
2. Liệt kê các sản phẩm cuối cùng của pha sáng, pha tối trong quang hợp ở thực vật.
- Pha sáng: năng lượng trong các phân tử ATP và NADPH (nicôtinamit ađênin đinuclêôtit phôtphat).
- Pha tối: cacbohidrat
3. Trình bày được điều kiện sống của thực vật C3, C4, CAM.
- TVC3: điều kiện khí ôn hòa: cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ CO2, O2 bình thường.
- TVC4: nóng ẩm kéo dài: ánh sáng, nhiệt độ cao, nồng độ CO2 giảm, O2 tăng.
- TVCAM: khô hạn kéo dài.
 Thông hiểu: < 2 câu trắc nghiệm >
1. Phân biệt được quá trình quang hợp ở 3 nhóm thực vật C3, C4 và CAM.
Đề cương gtri cute soạn

* TVC3 có hô hấp sáng, hai loại còn lại thì không.


2. Trình bày được vai trò của pha sáng đối với pha tối quang hợp.
Cung cấp ATP và NADPH cho pha tối để tổng hợp chất hữu cơ
2.3. Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp và quang hợp với năng suất
 Nhận biết: < 3 câu trắc nghiệm >
1. Liệt kê các các nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến quang hợp.
- Nồng độ CO2
- Cường độ, thành phần quang phổ ánh sáng
- Nhiệt độ
- Nước
- Dinh dưỡng khoáng
2. Trình bày được khái niệm điểm bù và điểm bão hòa ánh sáng, điểm bù và điểm bão hòa CO2.
+ Điểm bù ánh sáng: cường độ ánh sáng để cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau.
+ Điểm bão hòa ánh sáng: cường độ ánh sáng làm cho cường độ quang hợp đạt cực đại.
+ Điểm bù CO2: nồng độ CO2 trong không khí khiến cho cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp
+ Điểm bão hòa CO2: nồng độ CO2 làm cho cường độ quang hợp đạt giá trị tối đa
3.Trình bày được tác động của các vùng quang phổ ánh sáng đến quang hợp.
- Cường độ ánh sáng ảnh hưởng đến cường độ quang hợp theo nồng độ CO2
 Khi nồng độ CO2 thấp, tăng cường độ ánh sáng, cường độ quang hợp tăng không nhiều.
 Khi nồng độ CO2 tăng lên thì tăng cường độ ánh sáng, cường độ quang hợp tăng lên rất mạnh
 Tại trị số nồng độ CO2 thích hợp, Khi cường độ ánh sáng đã vượt qua điểm bù. Cường độ quang hợp tăng
tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng cho đến điểm bão hòa ánh sáng. Sau đó, cường độ quang hợp không tăng
cho dù cường độ ánh sáng có tăng.
- Các tia sáng có độ dài bước sóng khác nhau ảnh hưởng không giống nhau đến cường độ quang hợp. Trong
vùng ánh sáng khả kiến, quang hợp diễn ra mạnh ở vùng tia đỏ và tia xanh tím, diễn ra kém ở vùng vàng lục.
4. Trình bày được vai trò của quang hợp trong việc quyết định năng suất cây trồng.
Đề cương gtri cute soạn
- Quang hợp quyết định khoảng 90 – 95% năng suất cây trồng, khoảng 5 – 10% là các chất dinh dưỡng khoáng
- Chúng ta có thể tăng năng suất cây trồng thông qua việc điều khiển quang hợp. Cụ thể là :
+ Tăng diện tích lá, tăng cường độ quang hợp và tăng hiệu quất quang hợp của cây trồng bằng cách áp dụng
các biện pháp kĩ thuật như chăm sóc, bón phân, cung cấp nước hợp lí tuỳ thuộc vào giống và loài cây trồng.
+ Tuyển chọn và tạo giống mới có cường độ, hiệu suất quang hợp cao.
+ Bón phân, tưới tiêu hợp lí.
 Thông hiểu: < 1 câu trắc nghiệm >
1. Trình bày được sự ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến quang hợp.
Phần dưới trình bày ảnh hưởng của 5 nhân tố ngoại cảnh: cường độ ánh sáng, nộng độ CO2, nước, nhiệt độ và
các nguyên tố khoáng đến quang hợp:
o Cường độ ánh sáng tỉ lệ thuận với cường độ quang hợp cho tới điểm bão hoà ánh sáng (trị số ánh sáng
mà từ đó cường độ quang hợp không tăng thêm dù cho cường độ ánh sáng tiếp tục tăng). Thông thường,
quang hợp đạt giá trị cực đại tại các miền tia đỏ và tia xanh tím.
o Nồng độ CO2 tỉ lệ thuận với cường độ quang hợp cho tới điểm bão hoà ánh sáng (trị số CO2 mà từ đó
cường độ quang hợp không tăng thêm dù cho nồng độ CO2 tiếp tục tăng).
o Nước là yếu tố đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình quang hợp. Chúng là nguyên liệu, là
môi trường của quang hợp, đồng thời nước tham gia vào quá trình điều tiết khí khổng, điều hoà nhiệt độ
bề mặt của lá, tạo điều kiện thuận lợi cho quang hợp xảy ra.
o Nhiệt độ ảnh hưởng không giống nhau lên mỗi loài thực vật. Đối với đa số các loài cây, quang hợp tăng
theo nhiệt độ đến giá trị tối ưu (tuỳ loài) và trên ngưỡng đó, quang hợp sẽ giảm.
o Các nguyên tố khoáng tham gia cấu thành nên enzim quang hợp, diệp lục, đóng vai trò quan trọng
trong điều tiết độ mở khí khổng hay sự quang phân li nước. Do đó, có thể nói nguyên tố khoáng ảnh
hưởng đến nhiều mặt của quang hợp.
Mỗi nhân tố ngoại cảnh đều tác động đồng thời và không giống nhau lên từng loài thực vật. Bởi vậy, để tạo điều
kiện cho cường độ quang hợp của cây trồng đạt giá trị cực đại, chúng ta cần phải đảm bảo dung hoà được tất cả
các giá trị cực thuận của những nhân tố trên.
Bài 3: Hô hấp ở thực vật
 Nhận biết: < 1 câu trắc nghiệm >
1. Liệt kê được các nguyên liệu và sản phẩm cuối cùng của quá trình hô hấp hiếu khí.
- Nguyên liệu:phân tử Glucozo, O2
- Sản phẩm: CO2 và H2O và ATP.
2. Trình bày được vai trò của hô hấp
- Năng lượng nhiệt thải ra để duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống của cơ thể thực vật.
- Năng lượng hô hấp tích lũy trong phân tử ATP được sử dụng cho các hoạt động sống của cây như vận chuyển
vật chất trong cây, sinh trưởng, tổng hợp các chất hữu cơ (prôtêin, axit nuclêic,…), sửa chữa những hư hại của
tế bào…
- Hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cơ thể
- Là nguyên liệu của các quá trình tổng hợp chất trong cơ thể.
3. Kể được tên các con đường hô hấp ở thực vật.
- Phân giải kị khí (trong tế bào chất)
- Phân giải hiếu khí (trong tế bào chất, ti thể)
 Thông hiểu: < 1 câu trắc nghiệm >
1. Xác định mức năng lượng tạo ra trong hô hấp
- Mức năng lượng tạo ra trong hô hấp hiếu khí: 38 ATP
- Mức năng lượng tạo ra trong hô hấp kị khí: 2 ATP
2. Phân biệt được hô hấp hiếu khí và quá trình lên men ở thực vật.
Hô hấp hiếu khí Lên men

- Cần O2 - Không cần O2


Đề cương gtri cute soạn

- Xảy ra ở tế bào chất và ti thể - Xảy ra ở tế bào chất

- Có chuỗi truyền electron - Không có

- Sản phẩm cuối: hợp chất vô cơ CO2 và H2O - Sản phẩm cuối cùng là hợp chất hữu cơ: axit
lactic, rượu

- Tạo nhiều năng lượng hơn (36ATP) - Ít năng lượng hơn (2ATP)
 Vận dụng: < 1 câu trắc nghiệm >
1. Vận dụng hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường đến hô hấp ở thực vật trong việc bảo quản nông sản
Dựa vào kiến thức về hô hấp và mối quan hệ giữa hô hấp và môi trường người ta đã áp dụng các biện pháp bảo
quản nhằm ngăn chặn các yếu tố bất lợi cho hoạt động hô hấp cụ thể:
+ Làm giảm lượng nước: phơi khô, sấy khô. VD: Trước khi đưa hạt vào kho, hạt được phơi khô với độ ẩm
khoảng 13 – 16°C tùy theo từng loại hạt.
+ Làm giảm nhiệt độ: để nông sản nơi thoáng mát, bảo quản trong tủ lạnh kho lạnh. VD: khoai tây ở 4°C, cải
bắp ở 1°C, cam chanh ở 6°C, các loại rau khác là 3 – 7°C.
+ Tăng nồng độ CO2 gây ức chế quang hợp: bơm CO2 vào buồng, kho bảo quản
2. Vận dụng hiểu biết về các con đường hô hấp ở thực vật vào thực tiễn trồng trọt.
– Mối liên quan chặt chẽ giữa quá trình hô hấp với quá trình dinh dưỡng khoáng và trao đổi nitơ:
+ Hô hấp giải phóng năng lượng dưới dạng ATP, tạo ra các hợp chất trung gian như các axit hữu cơ.
+ ATP và các hợp chất này đều liên quan chặt chẽ với quá trình hấp thụ khoáng và nitơ, quá trình sử dụng các
chất khoáng và quá trình biến đổi nitơ trong cây.
– Ứng dụng thực tiễn:
+ Khi trồng cây, người ta phải xới đất, làm cỏ sục bùn với mục đích tạo điều kiện cho rễ cây hô hấp hiếu khí.
+ Hiện nay người ta ứng dụng phương pháp trồng cây không cần đất: trồng cây trong dung dịch (Thuỷ canh),
trồng cây trong không khí (Khí canh) để tạo điều kiện tối ưu cho hô hấp hiếu khí của bộ rễ.
Bài 4: Tiêu hóa ở động vật
 Nhận biết: < 4 câu trắc nghiệm >
1. Trình bày được khái niệm tiêu hoá ở động vật.
- Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất hữu cơ phức tạp thành các chất hữu cơ dễ tiếp thu, đơn giản cung cấp
cho các tế bào.
2. Kể tên được các hình thức tiêu hóa ở động vật.
- Tiêu hóa ở động vật gồm: tiêu hóa nội bào (không bào tiêu hóa) và tiêu hóa ngoại bào (túi tiêu hóa, ống tiêu
hóa).
3. Trình bày được đặc điểm tiêu hoá của các nhóm động vật.
- Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa: quá trình tiêu hóa chủ yếu là tiêu hóa nội bào.
- Ở động vật có túi tiêu hóa: quá trình tiêu hóa chủ yếu là tiêu hóa ngoại bào nhờ các tuyến tiết dịch tiêu hóa có
chứa các enzim.
- Ở động vật đã hình thành ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa: quá trình tiêu hóa diễn ra trong ống tiêu hóa với
sự tham gia của các enzim chủ yếu là tiêu hóa ngoại bào.
4. Kể tên được các quá trình biến đổi thức ăn trong tiêu hóa ở người.
- Biến đổi thức ăn ở khoang miệng.
- Biến đổi thức ăn ở dạ dày.
- Biến đổi thức ăn ở ruột non.
5. Kể tên được các cơ quan tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa trong hệ tiêu hóa ở người.
- Kể tên các bộ phận của ống tiêu hóa của người: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già.
Đề cương gtri cute soạn

- Ống tiêu hóa của một số động vật như giun đất, châu chấu, chim có bộ phận khác với ống tiêu hóa của người
là: diều, dạ dày cơ (ở chim).
+ Diều là một phần của thực quản biến đổi thành là nơi chứa thức ăn và tiết ra các dịch làm mềm thức ăn.
+ Dạ dày cơ của chim rất khỏe rất khỏe có chức năng nghiền nát thức ăn dạng hạt.
 Thông hiểu: < 4 câu trắc nghiệm >
1. Trình bày được quá trình tiêu hoá ở các nhóm động vật.
 Tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa:
- Động vật chưa có cơ quan tiêu hóa là động vật đơn bào: trùng roi, trùng giày, amip…
- Tiêu hóa thức ăn ở động vật đơn bào diễn ra bên trong tế bào gọi là tiêu hóa nội bào.
- Quá trình tiêu hóa nội bào gồm các giai đoạn: Hình thành không bào tiêu hóa → Các enzim từ lizôxôm vào
không bào tiêu hóa → thức ăn được thủy phân thành các chất dinh dưỡng đơn giản → chất dinh dưỡng đơn giản
được hấp thu vào tế bào chất.
 Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa:
- Các loài ruột khoang và giun dẹp có túi tiêu hóa.
- Túi tiêu hóa hình túi và được hình thành từ nhiều tế bào. Túi tiêu hóa có một lỗ thông duy nhất vừa làm chức
năng của miệng vừa làm chức năng của hậu môn.
- Trong túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa nội bào và ngoại bào. Nhờ các tế bào thành túi tiêu hóa tiết ra các
enzim để tiêu hóa hóa học thức ăn. Sau đó, thức ăn đang tiêu hóa dang dở sẽ được tiếp tục tiêu hóa nội bào
trong tế bào của thành túi tiêu hóa.
 Tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa:
- Tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa gặp ở động vật có xương sống và một số động vật không xương sống.
- Ống tiêu hóa gồm nhiều bộ phận với các chức năng khác nhau: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột, hậu môn.
- Trong ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ hoạt động cơ học của ống tiêu hóa (tiêu hóa cơ học)
và nhờ tác dụng của dịch tiêu hóa (tiêu hóa hóa học) để trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp
thụ vào máu.
- Các chất không được tiêu hóa trong ống tiêu hóa sẽ tạo thành phân và thải ra ngoài.
2. Phân biệt được các hình thức tiêu hóa ở các nhóm động vật.
- Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá thì thức ăn được tiêu hoá nội bào nhờ hoạt động của enzim thuỷ phân
có trong bào quan lizôxôm.
- Ở động vật có túi tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá theo cả hình thức ngoại bào (nhờ enzim thuỷ phân chất
dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi) và tiêu hoá nội bào.
- Ở động vật có ống tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá ngoại bào. Thức ăn sẽ được biến đổi cơ học và hoá học
thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu. Những chất không được tiêu hoá sẽ tích tụ
thành phân và được thải ra ngoài.
3. Phân tích được các đặc điểm thích nghi trong cấu tạo và chức năng của các cơ quan tiêu hoá ở các
nhóm động vật khác nhau.
Đề cương gtri cute soạn

STT Tên bộ phận Thú ăn thịt Thú ăn thực vật

1 Răng - Răng cửa: nhọn, hình nêm có - Tấm sừng: cứng, giúp răng hàm dưới tì
chức năng gặm và lấy thịt ra vào để giữ cỏ.
khỏi xương. - Răng cửa và răng nanh: giống nhau,
- Răng nanh: nhọn, dài có chức không sắc; có chức năng giữ và giật cỏ.
năng cắm chặt vào con mồi và - Răng trước hàm và răng hàm: có nhiều
giữ con mồi. gờ cứng giúp nghiền nát cỏ.
- Răng trước hàm và răng ăn
thịt: lớn, sắc và có nhiều mấu có
chức năng cắt nhỏ thịt để dễ
nuốt.
- Răng hàm: nhỏ, ít sử dụng.

2 Dạ dày Đơn, to có chức năng chứa thức - Động vật ăn thực vật nhai lại có 4 ngăn:
ăn và thức ăn được tiêu hóa cơ dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế.
học và hóa học.     + Dạ cỏ: chứa, làm mềm, lên men thức
ăn và tiêu hóa sinh học nhờ các VSV.
    + Dạ tổ ong: đưa thức ăn lên miệng
nhai lại.
    + Dạ lá sách: hấp thụ bớt nước.
    + Dạ múi khế: tiết enzim pepsin + HCl
tiêu hóa protein có ở VSV và cỏ.
- Động vật ăn cỏ khác có dạ dày đơn, to;
chứa thức ăn, tiêu hóa cơ học và hóa học.

3 Ruột non Ngắn, có chức năng tiêu hóa và Dài, có chức năng tiêu hóa và hấp thụ thức
hấp thụ thức ăn. ăn.

4 Manh tràng Nhỏ, hầu như không có tác dụng. Phát triển, có vi sinh vật sống cộng sinh;
có chức chức năng tiêu hóa xenlulozo và
các chất trong cỏ.

4. Trình bày được vai trò của các tuyến tiêu hóa trong quá trình tiêu hóa ở người.
- Tuyến tiêu hóa: Tiết ra enzim amilaza, chuyển hóa hồ tinh bột thành mantozo, tiết ra lizozim có tác dụng
kháng khuẩn.
- Tuyến vị ở dạ dày: Tiết ra enzim pepsin, chuyển hóa protein thành các chuỗi peptit ngắn.
- Tuyến tụy: Tiết ra đầy đủ các enzim tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp
thụ, tạo môi trường kiềm cho các enzim hoạt động, tham gia vào cơ chế đóng mở môn vị.
- Tuyến ruột non: Tiết ra đầy đủ các enzim tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể
hấp thụ
- Tuyến mạch: Có tác dụng nhũ tương hóa lipid, tăng hiệu quả tiêu hóa và hấp thụ lipid và các vitamin.
- Tác dụng kiềm: Tham gia vào cơ chế đóng mở môn vị.

5. Vận dụng hiểu biết về tiêu hóa ở động vật vào việc bảo vệ sức khỏe của con người
- Ăn chín uống sôi.
- Ăn chậm nhai kĩ.
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lí.
- Không dùng thực phẩm đóng hộp: Nhiều cacbondidrat tinh chế, chất béo bão hòa và phụ gia chứa trong
thực phẩm đóng hộp có liên quan đến việc tăng nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa.
Đề cương gtri cute soạn
- Bổ sung nhiều chất xơ.
- Ăn những chất béo lành mạnh: Chất béo lành mạnh vừa giúp cảm thấy dễ tiêu hóa hơn sau bữa ăn, vừa cải
thiện được khả năng hấp thụ một số chất dinh dưỡng hòa tan trong chất béo.
- Cung cấp đủ lượng nước cần thiết: mất nước  táo bón.
- Giữ tinh thần thoải mái:
- Tập trung khi ăn: khi không chú ý vào bữa ăn  rất dễ ăn quá nhiều và nhanh  đầy hơi hoặc khó tiêu.
- Tích cực vận động thể chất.
- Chậm lại và lắng nghe cơ thể.
- Từ bỏ thói quen xấu: hút thuốc, uống rượu, ăn khuya,...
- Hỗ trợ ruột bằng các chất dinh dưỡng: men sinh probiotic, glutamine và kẽm.

B. CÂU HỎI THÊM: Tự soạn


1. Nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích.
1. Pha tối không cần ánh sáng nhưng lại phụ thuộc vào pha sáng?
Đúng. Vì pha sáng diễn ra trong tối nhưng nguyên liệu của pha tối được cung cấp bởi sản phẩm của pha sáng là
ATP, NADPH.
2.Về mặt năng lượng, quang hợp là qtrinh biến đổi hoá năng từ chất hữu cơ sang hoá năng trong ATP.
Sai. Năng lượng từ ánh sáng mặt trời đến lục lạp, chuyển hóa thành năng lượng hóa học tích lũy trong chất hữu
cơ ở lá cây.
3.Trong qtrinh bảo quản nông sản, nếu hô hấp xảy ra mạnh sẽ làm giảm chất lượng nông sản.
Đúng. Vì nếu O2 trong không khí giảm xuống dưới 10% thi hô hấp sẽ bị ảnh hưởng. Nếu giảng xuống dưới 5%
thì cây sẽ chuyển sang phân giải kị khí và bất lợi cho cây trồng  giảm chất lượng nông sản.
4.Muốn bảo quản hạt giống, cần bảo quản ở tủ lạnh, nhiệt độ 0 độ C
Sai. Vì nếu bảo quản quá lạnh thì giảm khả năng nảy mầm.
5. Để bảo quản cây (rau cảu, rau muống, dền) thì nên để vào tủ lạnh 4 – 8 độ C
Đúng. Vì rau chỉ bảo quản ở nhiệt độ đó, nếu để lạnh quá thì sẽ bị phá vỡ cấu trúc tế bào.
6.Nên bảo quản hạt bằng cách giảm nồng độ khí O2, tăng nồng độ khí CO2
Sai. Chỉ tăng nồng độ CO2 , không giảm nồng độ O2.

You might also like