You are on page 1of 6

CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM

DẠNG 1: MUỐI NHÔM TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH BAZƠ


Yêu cầu tính lượng kết tủa thu được sau phản ứng.
- Tính số mol muối nhôm => số mol của ion Al3+..
- Tính số mol bazơ => số mol ion OH-.
n − 1
- Lập tỉ lệ mol: T = OH sau đó so sánh + Nếu T ≤ 3 => n ↓ = nOH-
nAl 3+ 3
+ Nếu 3 < T < 4 => n ↓ = 4nAl3+ - nOH-
+ Nếu T ≥ 4 => n ↓ = 0

Câu 1: Cho từ từ 0,7 mol NaOH vào dd chứa 0,1 mol Al2(SO4)3. Số mol kết tủa thu được?
A. 0,2.
B. 0,15.
C. 0,1.
D. 0,05
Câu 2: Cho V lít dd Ba(OH)2 0,5M vào 200ml dd Al(NO3)3 0,75M thu được 7,8g kết tủa. Giá trị
của V là?
A. 0,3 và 0,6 lít.
B. 0,3 và 0,7 lít.
C. 0,4 và 0,8 lít.
D. 0,3 và 0,5 lít
Câu 3: Cho dung dịch chứa 2,8 gam NaOH tác dụng với dung dịch chứa 3,42 gam Al2(SO4)3.
Sau phản ứng khối lượng kết tủa thu được là
A. 3,12 gam.
B. 2,34 gam.
C. 1,56 gam.
D. 0,78 gam.
Câu 4: Cho từ từ 400 ml dung dịch NaOH 1M vào 200 ml dung dịch AlCl3 0,6M. Tính khối lượng
kết tủa thu được.
A. 10,4 gam.
B. 9,36 gam.
C. 6,24 gam.
D. 5,32 gam.
Câu 5: Cho dung dịch chứa a mol AlCl3 tác dụng với dung dịch chứa b mol NaOH thì thu được c
mol kết tủa. Kết luận nào sau đây đúng nhất?
A. b< a.
B. b ≤ 3a.
C. b < 4a
D. b < a/2.

LÊ HƯƠNG NHI 1
CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM

Câu 6: Cho 350 ml dung dịch NaOH 2M tác dụng với 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 1M. Sau khi
phản ứng kết thúc, khối lượng kết tủa thu được là
A. 7,8 gam
B. 3,9 gam
C. 15,6 gam
D. 0 gam
Câu 7: Cho 200ml dd AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dd NaOH 0,5M; lượng kết tủa thu được là
15,6g. Giá trị lớn nhất của V là?
A. 1,2.
B. 1,8.
C. 2,4.
D. 2.
Câu 8: Cho 150ml dd KOH 1,2M tác dụng với 100ml dd AlCl3 nồng độ x mol/l, thu được dd Y
và 4,68g kết tủa. Loại bỏ, thêm tiếp 175ml dd KOH 1,2M vào Y, thu được 2,34g kết tủa. Giá trị
của x là?
A. 1,2M
B. 0,8M
C. 0,9M
D. 1M
Câu 9: Cho 400 ml dung dịch E gồm AlCl3 x mol/lít và Al2(SO4)3 y mol/lít tác dụng với 612 ml
dung dịch NaOH 1M, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 8,424 gam kết tủa. Mặt khác, khi
cho 400 ml E tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư) thì thu được 33,552 gam kết tủa. Tỉ lệ x : y là
A. 3 : 4.
B. 3 : 2.
C. 4 : 3.
D. 7 : 4.

Câu 10: Thêm m gam Kali vào 300ml dd chứa Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M thu được dung dịch
X. Cho từ từ dung dịch X vào 200ml dd Al2(SO4)3 0,1M thu được kết tủa Y. Để thu được lượng
kết tủa Y lớn nhất thì giá trị của m là?
A. 1,59g.
B. 1.17g
C. 1,71g
D. 1,95g

Câu 11: Rót 100 ml dung dịch NaOH 3,5M vào 100 ml dung dịch AlCl3 1M thu được m gam kết
tủa. Tính m?
A. 2,85 gam B. 3, 9 gam C. 2,72 gam D. 2,80 gam

LÊ HƯƠNG NHI 2
CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM

Câu 12: Cho 450 ml dung dịch KOH 2M tác dụng với 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 1M được dung
dịch X. Tính nồng độ mol/l các chất trong dung dịch X?
A. 0,9 M và 0,18M
B. 0,18 M và 0,36M
C. 0,72 M và 1,5M
D. 2,0 M và 1M
Câu 13: Dung dịch A chứa 16,8g NaOH cho tác dụng với dung dịch chứa 8g Fe2(SO4)3. Thêm
tiếp vào đó 13,68g Al2(SO4)3 thu được 500ml dung dịch B và m gam kết tủa. Tính CM các chất
trong B và m?
A. 0,1 M; 0,3M; 1,56 g
B. 0,12 M; 0,36M; 1,56 g
C. 0,2M; 0,3M; 1,5 g
D. 0,24M; 0,36M; 1,5g
Câu 14: Cho 0,5 lít dung dịch NaOH tác dụng với 300ml dung dịch Al2(SO4)3 0,2M thu được
1,56g kết tủa. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch NaOH. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
A. 0,1 M
B. 0,12 M hoặc 0,92M
C. 0,12 M
D. 0,92 M
Câu 15: Cho V lít dung dịch NaOH 0,4M tác dụng với 58,14g Al2(SO4)3 thu được 23,4g kết tủa.
Tìm giá trị lớn nhất của V?
A. 2,85 lít B. 2,65 lít
C. 2,72 lít D. 2,80 lít
Câu 16: Thêm 0,6 mol NaOH vào dd chứa x mol AlCl3 thu được 0,2 mol Al(OH)3. Thêm tiếp
0,9 mol NaOH thấy số mol của Al(OH)3 là 0,5. Thêm tiếp 1,2 mol NaOH nữa thấy số mol Al(OH)3
vẫn là 0,5 mol. Tính x?
A. 0,85 mol B. 0,8 mol
C. 0,3 mol D. 0,4 mol

Câu 17: Cho 46,95 gam hỗn hợp A gồm K và Ba tác dụng với dung dịch AlCl3 dư thu được 19,50
gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của K trong A là
A. 24,92%. B. 12,46%.
C. 75,08%. D. 87,54%.

Câu 18: Cho hỗn hợp Na, K và Ba tác dụng hết với nước, thu được dung dịch X và 6,72 lít khí H2
(đktc). Nếu cho X tác dụng hết với dung dịch Al(NO3)3 thì số gam kết tủa lớn nhất thu được là
A. 7,8 gam. B. 15,6 gam.
C. 46,8 gam. D. 3,9 gam.

LÊ HƯƠNG NHI 3
CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM

DẠNG 2: HỖN HỢP Al VÀ KLK TÁC DỤNG VỚI NƯỚC, SAU PHẢN ỨNG CÓ Al DƯ
1
Yêu cầu tính lượng nhôm phản ứng: nAl phản ứng = nkim loại kiềm = nH2
2
Câu 19: Cho hỗn hợp chứa a mol K và b mol Al vào nước dư thì thấy hỗn hợp tan hoàn toàn. Kết
luận nào sau đây đúng nhất?
A. a ≥ b.
B. a < b.
C. a < b/2.
D. a > b/2.
Câu 20: Hòa tan hỗn hợp gồm hai a mol Na và b mol Al vào lượng nước dư. Sau phản ứng kết
thúc được dung dịch X và chất rắn không tan. Kết luận nào sau đây đúng?
A. a = b
B. a < b
C. a > b
D. a ≤ b
Câu 21: Cho hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ mol tương ứng là 1:2 và nước (dư). Sau khi các phản
ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc) và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m
là?
A. 10,8g.
B. 5,4g.
C. 7,8g.
D. 43,2g.
Câu 22: Hòa tan 11,0 gam hỗn hợp gồm K và Al vào lượng nước dư thì người ta thu được 6,72 lít
khí H2 (đkc) và x gam kim loại Al. Giá trị của x bằng
A. 1,1 gam.
B. 5,2 gam.
C. 3,2 gam.
D. 2,1 gam.
Câu 23: Hòa tan hỗn hợp gồm K, Al, Ba vào nước người ta thu được 8,96 lít H2 (đktc) và 3,2 gam
kim loại Al. Khối lượng của Al trong hỗn hợp trên bằng
A. 3,2 gam. B. 5,4 gam.
C. 8,1 gam. D. 8,6 gam.
Câu 24: Cho x gam hỗn hợp gồm Na và Al vào lượng nước dư thì thu được 2,24 lít H2 (đktc) và
2,7 gam loại nhôm. Giá trị của x bằng
A. 5,2 gam. B. 4,7 gam.
C. 5,4 gam. D. 4,8 gam.
Câu 25: Cho hỗn hợp A gồm Al và Na tác dụng với H2O dư thu được 8,96 lít khí H2 (đktc) và còn
lại một lượng chất rắn không tan. Khối lượng của Na trong A là
A. 2,3 gam. B. 4,6 gam. C. 6,9 gam. D. 9,2 gam.

LÊ HƯƠNG NHI 4
CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM

DẠNG 3: HỖN HỢP Al VÀ KLK TÁC DỤNG VỚI NƯỚC VÀ TÁC DỤNG VỚI DUNG
DỊCH KIỀM
1
- Từ thí nghiệm (1) ta được nAl phản ứng = nH2 (I)
2
2
- Từ thí nghiệm (1) và (2): nAl dư = ( n2 − n1 ) (II)
3
=> nAl (ban đầu) = nAl(I) + nAl (II)
Câu 26: Cho x gam hỗn hợp gồm Na, K và Al vào nước (dư) thì thu được 4,48 lít H2. Nếu cho x
gam hỗn hợp trên vào dung dịch NaOH dư người ta thu được 7,84 lít H2. Biết các khí đo ở đktc,
khối lượng của nhôm trong hỗn hợp bằng
A. 2,7 gam.
B. 5,4 gam.
C. 1,35 gam.
D. 6,75 gam.
Câu 27: Hòa tan 9,3 gam hỗn hợp gồm K và Al vào lượng nước dư thì người ta thu được 4,48 lít
khí H2 đktc và a gam kim loại nhôm. Nếu hòa 9,3 gam hỗn hợp trên vào dung dịch Ba(OH)2 dư
thì thu được V lít H2 ở đktc. Giá trị của V bằng
A. 4,48 lít.
B. 5,6 lít.
C. 7,84 lít.
D. 8,96 lít.
Câu 28: Cho x gam hỗn hợp gồm Na và Al vào cốc nước thì người ta thu được 5,6 lít khí H2 đktc
và a gam kim loại nhôm. Nếu cho x gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch NaOH dư thì người
thu được 12,32 lít khí H2 đktc. Phần trăm khối lượng của Na trong hỗn hợp bằng:
A. 24,68%.
B. 27,56%.
C. 32,24%.
D. 17,35%.
Câu 29: Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam X vào một lượng dư nước thì thoát ra V lít khí.
Nếu cũng cho m gam X vào dung dịch NaOH dư thì được 1,75V lít khí, (biết thể tích các khí đo
trong cùng điều kiện), thành phần phần trăm theo khối lượng của Na trong X là?
A. 39,87%.
B. 77,31%.
C. 49,87%.
D. 29,87%.
Câu 30: Cho m gam hỗn hợp A gồm K và Al tác dụng với nước dư, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc).
Nếu cho m gam A tác dụng với dung dịch NaOH dư, thì thu được 7,84 lít H2 (đktc). Phần trăm
khối lượng của K trong A là
A. 83,87%. B. 16,13%. C. 41,94%. D. 58,06%.

LÊ HƯƠNG NHI 5
CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM

DẠNG 4: MUỐI ALUMINAT (AlO2-) TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH AXIT
Các phản ứng xảy ra: H+ + AlO2- + H2O ⎯⎯ → Al(OH)3 ↓ (1)
+ 3+
Al(OH)3 + 3H dư ⎯⎯→ Al + 3H2O (2)
Bước 1: So sánh nAl (OH )3 với n AlO −
2

Bước 2: Kết luận


- Nếu nAl (OH )3 = n AlO − : Hai chất phản ứng vừa đủ theo phương trình (1) => nH+ = nAl (OH )3 .
2

- Nếu nAl (OH )3 < n AlO − : Có 2 trường hợp


2

+ Trường hợp 1: AlO2- dư => nH+ = nAl (OH )3 .


+ Trường hợp 2: AlO2- hết, kết tủa sinh ra bị hòa tan 1 phần
=> nH+ = 4 n AlO − - 3 nAl (OH )3 = nAl (OH )3 + 4nAl 3+
2

Câu 31: Trộn dung dịch chứa a mol NaAlO2 với dung dịch chứa b mol HCl. Để thu được kết tủa
thì cần có tỉ lệ
A. a : b = 1 : 4. B. a : b < 1 : 4.
C. a : b = 1 : 5. D. a : b > 1 : 4.
Câu 32: Cho V ml dung dịch HCl 2M vào 300 ml dung dịch chứa NaOH 0,6M và NaAlO2 (hoặc
Na[Al(OH)4]) 1M đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 15,6 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V
để thu được lượng kết tủa trên là
A. 400.
B. 490.
C. 390.
D. 190.
Câu 33: Dung dịch X chứa a mol NaAlO2. Cho 100ml dung dịch HCl 1M vào X, thu được b gam
kết tủa. Mặt khác, nếu cho 300 ml dung dịch HCl 1M vào X thì cũng thu được b gam kết tủa. Giá
trị của a là
A. 0,10.
B. 0,25.
C. 0,20.
D. 0,15.
Câu 34: Cho 1 lít dung dịch HCl tác dụng với 500ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 1M và
NaAlO2 1,5M thu được 31,2g kết tủa. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch HCl.
A. 0,9 M hoặc 2,3M
B. 0,18 M hoặc 1,36M
C. 0, 2 M hoặc 1,5M
D. 2,0 M hoặc 1M
Câu 35: 100 ml dung dịch A chứa NaOH 0,1M và NaAlO2 0,3M .Thêm từ từ HCl 0,1M vào dung
dịch A cho đến khi kết tủa tan trở lại một phần, lọc kết tủa, nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng
không đổi thu được 1,02g chất rắn. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là:
A. 0,5 lit B. 0,6 lit C. 0,7 lit D. 0,8 lit

LÊ HƯƠNG NHI 6

You might also like