You are on page 1of 4

CHUYÊN ĐỀ NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM

A. Lí thuyết:
I. Hoàn thành các phản ứng hóa học:
Al + O2 → Al + NaOH + H2O →
Al + Cl2 → Al2O3 + HCl →
Al + HCl → Al2O3 + HNO3 →
Al + HNO3 loãng → Al2O3 + NaOH + H2O →
Al + H2SO4 đặc → Al2O3 →
Al + Fe2O3 → Al(OH)3 →
Al + CuO → Al(OH)3 + HCl →
Al + MgO → Al(OH)3 + NaOH →
Al + H2O →
II. Trắc nghiệm
Câu1: Al(OH)3 không tan trong dung dịch nào sau đây?
A. dd H2SO4 B. dd Ca(OH)2 C. dd KOH. D. dd NH3.
Câu2: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là
A. Có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan. B. Chỉ có kết tủa keo trắng.
C. Có kết tủa keo trắng và có khí bay lên. D. Không có kết tủa, có khí bay lên
Câu3: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là
A. Có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan. B. Chỉ có kết tủa keo trắng.
C. Có kết tủa keo trắng và có khí bay lên. D. Không có kết tủa, có khí bay lên
Câu4: Vị trí của Al trong BTH là:
A. Chu kì 3, nhóm IIIB B. Chu kì 3, nhóm IVA
C. Chu kì 3, nhóm IIIA D. Chu kì 2, nhóm IIIA
Câu5: Hệ số các chất trong phương trình phản ứng sau lần lượt là:
Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NH4NO3 + H2O lần lượt là :
A. 1, 4, 1, 1, 2 ; B. 8, 30, 8, 3 ,9; C. 8, 30, 8, 3 , 15; D. Kết quả khác
Câu6: Cho natri dư vào dd AlCl3
sẽ xảy ra hiện tượng:
A. Có kết tủa keo B. Có khí thoát ra, có kết tủa keo
C. Có khí thoát ra D. Có khí thoát ra, có kết tủa keo, sau đó dd trong suốt trở lại
Câu7: Mica có thành phần hoá học là K2O.Al2O3.6SiO2.Hàm lượng nhôm trong mika là :
A. 4,85% B. 18 % C. 9,71% D. 18,34 %
Câu8: Cho từ từ dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3, hiện tượng quan sát được là
A. Tạo kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan. B. Tạo kết tủa keo trắng và có khí bay ra.
C. Lúc đầu không hiện tượng, sau đó có kết tủa keo trắng. D. Tạo kết tủa trắng đục.
Câu9: Cặp chất nào sau đây không phản ứng với nhau :
A. Dung dịch Na2CO3 và dung dịch AlCl3 B. Al(OH)3 và dung dịch NH3.
C. Al(OH)3 và dung dịch HCl. D. AlCl3 và dung dịch NH3.
 NaOH  H2 O  CO2
Câu10: Al   X  Y  . Xác định X, Y trong dãy chuyển hóa
A. Al(OH)3 và Al B. Na[Al(OH)4] và Al(OH)3
C. Al2O3 và Al D. Na[Al(OH)4] và Al2(CO3)3
Câu11: Phèn chua được dùng trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy,chất cầm màu trong ngành nhuộm
vải, chất làm trong nước. Công thức hóa học của phèn chua là
A. Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. B. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
C. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. D. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
Câu12: Để phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là
A. giấy quỳ tím. B. Al. C. BaCO3. D. Zn.
Câu13: Cho phương trình phản ứng:
aAl +bHNO3 → cAl(NO3)3 + dNO + eH2O
Tỉ lệ a : b là
A. 1 : 3 B. 2 : 3 C. 2 : 5 D. 1 : 4
Câu14: Cho sơ đồ phản ứng
Al2(SO4)3 → X → Y→ Al
Trong sơ đồ trên, mỗi mũi tên là một phản ứng, các chất X, Y lần lượt là những chất nào sau đây?
A. NaAlO2 và Al(OH)3. B. Al(OH)3 và NaAlO2.
C. Al2O3 và Al(OH)3. D. Al(OH)3 và Al2O3.
Câu15: Nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra
hoàn toàn chỉ thu được dung dịch trong suốt. Chất tan trong dung dịch là
1
A. AlCl3 B. CuSO4 C. Fe(NO3)3 D. Ca(HCO3)2
Câu16: Phát biểu nào sau đây không đúng khi so sánh tính chất hóa học của nhôm và
crom?
A.Nhôm và crom đều bị thụ động hóa trong dung dịch H2SO4 đặc nguội.
B. Nhôm có tính khử mạnh hơn crom.
C. Nhôm và crom đều phản ứng với dung dịch HCl theo cùng tỉ lệ về số mol.
D. Nhôm và crom đều bền trong không khí và trong nước.
Câu17: Thí nghiệm nào sau đây có kết tủa sau phản ứng?
A. Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Cr(NO3)3.
B. Cho dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]).
C. Thổi CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2.
D. Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3.
Câu18: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong công nghiệp, kim loại Al được điều chế bằng phương pháp điện phân Al2O3 nóng
chảy.
B. Al(OH)3 phản ứng được với dung dịch HCl và dung dịch KOH.
C. Kim loại Al tan được trong dung dịch HNO3 đặc, nguội.
D. Trong các phản ứng hóa học, kim loại Al chỉ đóng vai trò chất khử.
B. Bài tập
Dạng 1: Nhôm và hợp chất tác dụng với axit
Câu 19: Cho 1,75 gam hỗn hợp kim loại Fe, Al, Zn tan hoàn toàn trong dung dịch HCl, thu được 1,12 lít khí H2
(đkc). Cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp muối khan là .
A. 5 gam. B. 5,3 gam. C. 5,2 gam. D. 5,5 gam.
Câu 20: Cho 4,5g bột Al tan hết trong dd HNO3 dư thì thu được hỗn hợp khí X gồm 2 lít NO, N2O ( không có sp
khử nào khác ) và một dd Y. Khối lượng muối nitrat tạo ra trong dd Y là :
A. 35,5g B. 36,5g C. 53,5g D. kết quả khác
Câu 21: Cho 2,7 gam Al vào dung dịch HCl dư, thu đựơc dung dich có khối lượng tăng hay giảm bao nhiêu gam
so với dung dịch HCl ban đầu?
A. Tăng 2,7 gam. B. Giảm 0,3 gam. C. Tăng 2,4 gam. D. Giảm 2,4 gam
CÂU 22 (CĐ 2008): Chia m gam Al thành hai phần bằng nhau:
- Phần một tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, sinh ra x mol khí H2;
- Phần hai tác dụng với lượng dư dung dịch HNO3 loãng, sinh ra y mol khí N2O (sản phẩm khử duy nhất). Quan hệ giữa x
và y là
A. x = 2y. B. y = 2x. C. x = 4y. D. x = y
CÂU 24 (ĐHA 2009): Hòa tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,344
lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 18. Cô cạn dung dịch X,
thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 97,98. B. 106,38. C. 38,34 . D. 34,08
CÂU 25 (ĐHA 2013): Hòa tan hoàn toàn m gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng, thu được 5,376 lít (đktc) hỗn hợp khí
X gồm N2, N2O và dung dịch chứa 8m gam muối. Tỉ khối của X so với H2 bằng 18. Giá trị của m là
A. 17,28 B. 19,44 C. 18,90 D. 21,60
CÂU 26(ĐHA 2009): Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10% thu
được 2,24 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là
A. 101,48 gam. B. 101,68 gam. C. 97,80 gam. D. 88,20 gam.
CÂU 27 (ĐHA 2013): Hòa tan hoàn toàn 1,805 gam hỗn hợp gồm Fe và kim loại X vào bằng dung dịch HCl, thu được
1,064 lít khí H2. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn 1,805 gam hỗn hợp trên bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 0,896
lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Biết các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Kim loại X là
A. Al. B. Cr. C. Mg. D. Zn
CÂU 28 (CĐ 2010): Cho 1,56 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 phản ứng hết với dung dịch HCl (dư), thu được V lít khí H2
(đktc) và dung dịch X. Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch X thu được kết tủa, lọc hết lượng kết tủa, nung
đến khối lượng không đổi thu được 2,04 gam chất rắn. Giá trị của V là
A. 0,672 B. 0,224 C. 0,448 D. 1,344
CÂU 29 (ĐHA 2013): Cho 25,5 gam hỗn hợp X gồm CuO và Al2O3 tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng, thu
được dung dịch chứa 57,9 gam muối. Phần trăm khối lượng của Al2O3 trong X là
A. 40% B. 60% C. 20% D. 80%
Dạng 2: Al tác dụng với dung dịch kiềm
CÂU 30 (ĐHA 2008): Hoà tan hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp gồm Al và Al4C3 vào dung dịch KOH (dư), thu được a mol
hỗn hợp khí và dung dịch X. Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch X, lượng kết tủa thu được là 46,8 gam. Giá trị của a là
A. 0,60. B. 0,55. C. 0,45. D. 0,40
Dạng 3: Tính lưỡng tính của Al(OH)3, Al2O3
CÂU 31 (ĐHA 2007): Trộn dung dịch chứa a mol AlCl3 với dung dịch chứa b mol NaOH. để thu được kết tủa thì cần có
tỉ lệ
2
A. a : b = 1 : 4. B. a : b < 1 : 4. C. a : b = 1 : 5. D. a : b > 1 : 4.
CÂU 32 (ĐHB 2007): Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M, lượng kết tủa thu
được là 15,6 gam. Giá trị lớn nhất của V là:
A. 1,2. B. 1,8. C. 2,4. D. 2
CÂU 33 (ĐHA 2008): Cho V lít dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,1 mol Al2(SO4)3 và 0,1 mol H2SO4 đến khi
phản ứng hoàn toàn, thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V để thu được lượng kết tủa trên là:
A. 0,35. B. 0,25. C. 0,45. D. 0,05
CÂU 34 (CĐ 2009): Nhỏ từ từ 0,25 lít dung dịch NaOH 1,04M vào dung dịch gồm 0,024 mol FeCl3;0,016 mol Al2(SO4)3
và 0,04 mol H2SO4 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 4,128 B. 2,568 C. 1,560 D. 5,064
CÂU 35 (ĐHA 2012): Cho 500 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào V ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M; sau khi các phản ứng
kết thúc thu được 12,045 gam kết tủa. Giá trị của V là:
A. 300. B. 75. C. 200. D. 150
CÂU 36 (ĐHB 2011): Cho 400 ml dung dịch E gồm AlCl3 x mol/lít và Al2(SO4)3 y mol/lít tác dụng với 612 ml dung dịch
NaOH 1M, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 8,424 gam kết tủa. Mặt khác, khi cho 400 ml E tác dụng với dung dịch
BaCl2 (dư) thì thu được 33,552 gam kết tủa. Tỉ lệ x : y là
A. 4 : 3 B. 3 : 4 C. 7 : 4 D. 3 : 2
CÂU 37 (CĐ 2009): Hoà tan hoàn toàn 47,4 gam phèn chua KAl(SO4)2.12H2O vào nước, thu được dung dịch X. Cho
toàn bộ X tác dụng với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 46,6 B. 54,4 C. 62,2 D. 7,8
CÂU 38 (ĐHB 2010): Cho 150 ml dung dịch KOH 1,2M tác dụng với 100 ml dung dịch AlCl3 nồng độ x mol/l, thu được
dung dịch Y và 4,68 gam kết tủa. Loại bỏ kết tủa, thêm tiếp 175 ml dung dịch KOH 1,2M vào Y, thu được 2,34 gam kết
tủa. Giá trị của x là
A. 1,2 B. 0,8 C. 0,9 D. 1,0
CÂU 39 (ĐHB 2013): Thể tích dung dịch NaOH 0,25M cần cho vào 15 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,5M để thu được lượng
kết tủa lớn nhất là
A. 210 ml. B. 60 ml. C. 90 ml. D. 180 ml.
Dạng 4: Al3+, H+ phản ứng dung dịch kiềm
Câu 40 : Cho 300 ml dung dịch NaOH 0,1M phản ứng với 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M. Sau khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn, thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 2,34. B. 1,17. C. 1,56. D. 0,78.
Dạng 5: Hỗn hợp Al và Kim loại (Na/K/ Ba/Ca) tác dụng với H2O.
Câu 41: Cho m gam hỗn hợp Al và Na vào nước dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,24 lít khí
H2(đktc) và 2,35gam chất rắn không tan. Giá trị của m là:
A. 4,35 B. 4,85 C. 6,95 D.3,7
Câu 42 : Chia hỗn hợp X gồm K, Al và Fe thành hai phần bằng nhau.
- Cho phần 1 vào dung dịch KOH (dư) thu được 0,784 lít khí H2 (đktc).
- Cho phần 2 vào một lượng dư H2O, thu được 0,448 lít khí H2 (đktc) và m gam hỗn hợp kim loại Y. Hoà tan hoàn toàn Y
vào dung dịch HCl (dư) thu được 0,56 lít khí H2 (đktc). Khối lượng (tính theo gam) của K, Al, Fe trong mỗi phần hỗn hợp
X lần lượt là:
A. 0,39; 0,54; 1,40. B. 0,78; 1,08; 0,56. C. 0,39; 0,54; 0,56. D. 0,78; 0,54; 1,12.
CÂU 43 (CĐ 2012): Hỗn hợp X gồm Na, Al và Fe (với tỉ lệ số mol giữa Na và Al tương ứng là 2 : 1).Cho X tác dụng với
H2O (dư) thu được chất rắn Y và V lít khí. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu được 0,25V lít
khí. Biết các khí đo ở cùng điều kiện, các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Tỉ lệ số mol của Fe và Al trong X tương ứng là
A. 1 : 2. B. 5 : 8. C. 5 : 16. D. 16 : 5.
CÂU 44 (ĐHA 2012): Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Na2O và Al2O3 vào nước thu được dung dịch X trong
suốt. Thêm từ từ dung dịch HCl 1M vào X, khi hết 100 ml thì bắt đầu xuất hiện kết tủa; khi hết 300 ml hoặc 700 ml thì
đều thu được a gam kết tủa. Giá trị của a và m lần lượt là
A. 15,6 và 27,7. B. 23,4 và 35,9. C. 23,4 và 56,3 . D. 15,6 và 55,4.
CÂU 45 (ĐHB 2007): Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam X vào một lượng dư nước thì thoát ra V lít khí. Nếu cũng
cho m gam X vào dung dịch NaOH (dư) thì được 1,75V lít khí.Thành phần phần trăm theo khối lượng của Na trong X là
(biết các thể tích khí đo trong cùng điều kiện)
A. 39,87%. B. 77,31%. C. 49,87%. D. 29,87%.
CÂU 46 (ĐHA 2008): Cho hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2 vào nước (dư).Sau khi các phản ứng
xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (ở đktc) và m gam chất rắn không tan.Giá trị của m là
A. 43,2 B. 5,4. C. 7,8. D. 10,08
CÂU 47 (CĐ 2009) : Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na2O và Al2O3 vào H2O thu được 200 ml dung dịch Y
chỉ chứa chất tan duy nhất có nồng độ 0,5M. Thổi khí CO2 (dư) vào Y thu được a gam kết tủa. Giá trị của m và a lần lượt
là :
A. 13,3 và 3,9 B. 8,3 và 7,2 C. 11,3 và 7,8 D. 8,2 và 7,8
CÂU 48 (ĐHA 2013): Hỗn hợp X gồm Ba và Al. Cho m gam X vào nước dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu
được 8,96 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, hòa tan hoàn toàn m gam X bằng dung dịch NaOH, thu được 15,68 lít khí H2 (đktc).
3
Giá trị của m là:
A. 29,9 B. 24,5 C. 19,1 D. 16,4
CÂU 49 (CĐ 2013): Hỗn hợp X gồm Ba, Na và Al, trong đó số mol của Al bằng 6 lần số mol của Ba .Cho m gam X vào
nước dư đến phản ứng hoàn toàn, thu được 1,792 lít khí H2 (đktc) và 0,54 gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 3,90. B. 5,27. C. 3,45. D. 3,81
Dạng 6: Bài toán phản ứng nhiệt nhôm
CÂU 50 (ĐHB 2007): Phản ứng hoá học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm?
A. Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng. B. Al tác dụng với CuO nung nóng.
C. Al tác dụng với Fe2O3 nung nóng. D. Al tác dụng với axit H2SO4 đặc, nóng
CÂU 51 (ĐHA 2012): Hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Al có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 3. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm X
(không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp gồm
A. Al, Fe, Fe3O4 và Al2O3. B. Al2O3, Fe và Fe3O4.
C. Al2O3 và Fe. D. Al, Fe và Al2O3.
CÂU 52 (CĐ 2009): : để điều chế được 78 gam Cr từ Cr2O3 (dư) bằng phương pháp nhiệt nhôm với hiệu suất của phản
ứng là 90% thì khối lượng bột nhôm cần dùng tối thiểu là
A. 81,0 gam B. 40,5 gam C. 45,0 gam D. 54 gam
CÂU 53 (ĐHB 2007): Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn,
thu được 23,3 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit HCl (dư) thoát ra V lít khí H2 (ở đktc). Giá
trị của V là
A. 7,84. B. 4,48. C. 3,36. D. 10,08
CÂU 54 (CĐ 2011): Nung hỗn hợp gồm 10,8 gam Al và 16,0 gam Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí), sau khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y. Khối lượng kim loại trong Y là:
A. 5,6 gam B. 22,4 gam C. 11,2 gam D.16,6 gam
CÂU 55 (CĐ 2012): Nung hỗn hợp bột gồm Al và Fe2O3 (trong điều kiện không có oxi), thu được hỗn hợp chất rắn X.
Chia X thành 2 phần bằng nhau:
- Cho phần 1 vào dung dịch HCl (dư) thu được 7,84 lít khí H2 (đktc);
- Cho phần 2 vào dung dịch NaOH (dư) thu được 3,36 lít khí H2 (đktc).
Biết rằng các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là
A. 42,32%. B. 46,47%. C. 66,39%. D. 33,61%.
CÂU 56 (ĐHB 2012): Nung nóng 46,6 gam hỗn hợp gồm Al và Cr2O3 (trong điều kiện không có không khí) đến khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chia hỗn hợp thu được sau phản ứng thành hai phần bằng nhau. Phần một phản ứng vừa đủ
với 300 ml dung dịch NaOH 1M (loãng). để hòa tan hết phần hai cần vừa đủ dung dịch chứa a mol HCl. Giá trị của a là
A. 0,9 B. 1,3 C. 0,5 D. 1,5
CÂU 57 (ĐHB 2011): Thực hiện các phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm m gam Al và 4,56 gam Cr2O3 (trong điều kiện
không có O2), sau khi phản ứng kết thúc, thu được hỗn hợp X. Cho toàn bộ X vào một lượng dư dung dịch HCl (loãng,
nóng), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,016 lít H2 (đktc). Còn nếu cho toàn bộ X vào một lượng dư
dung dịch NaOH (đặc, nóng), sau khi phản ứng kết thúc thì số mol NaOH đã phản ứng là:
A. 0,06 mol B. 0,14 mol C. 0,08 mol D. 0,16 mol
CÂU 58 (ĐHA 2008): Nung nóng m gam hỗn hợp Al và Fe2O3 (trong môi trường không có không khí) đến khi phản ứng
xảy ra hoàn toàn , thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y ta thành hai phần bằng nhau:
- Phần 1 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng ( dư) sinh ra 3,08 lít khí H2 ( ở đktc).
- Phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH (dư) , sinh ra 0,84 lít khí H2 ( ở đktc).
Giá trị của m là
A . 22,75 B. 21,40 C. 29,40 D. 29,43
CÂU 59 (CĐ 2008): đốt nóng một hỗn hợp gồm Al và 16 gam Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản
ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 1M sinh ra 3,36 lít H2
(ở đktc). Giá trị của V là:
A. 150. B. 100. C. 200. D. 300.
CÂU 60 (ĐHB 2009): Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 trong điều kiện không có không khí. Sau khi phản
ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được dung dịch Y, chất rắn
Z và 3,36 lít khí H2 (ở đktc). Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Y, thu được 39 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 48,3
B. 57,0 C. 45,6 D. 36,7
CÂU 61 (ĐHB 2010): Trộn 10,8g bột Al với 34,8g bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không
có không khí. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp rắn sau phản ứng bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu được 10,752 lít khí H2
(đktc). Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là:
A. 80% B. 90% C. 70% D. 60%
CÂU 62 (ĐHA 2013) : Hỗn hợp X gồm 3,92 gam Fe, 16 gam Fe2O3 và m gam Al. Nung X ở nhiệt độ cao trong điều kiện
không có không khí, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau. Phần một tác dụng với dung dịch
H2SO4 loãng (dư), thu được 4a mol khí H2. Phần hai phản ứng với dung dịch NaOH dư, thu được a mol khí H2. Biết các
phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m
là A. 5,40 B. 3,51 C. 7,02 D. 4,05

You might also like